Ứng cử viên tổng thống John McCain và Kim Âu Hà văn Sơn,
CHƯA QUÊN QÚA KHỨ
Khi tôi ngồi gơ những ḍng chữ này vào máy là lúc trí nhớ đang dẫn tôi trở về khoảng thời gian 27 năm về trước.
Đó là năm 1973, năm Hiệp Định Paris được kư kết vào ngày 25/1/1973 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 27/1/1973.
Năm trước khi kư hiệp định là năm 1972, chúng tôi đang ở tại trại Tân Lập, Vĩnh Phú.
Khoảng tháng 3 đầu năm đó, tôi trở vào lại nhà cùm được ít hôm th́ bất ngờ được thả ra, cho về buồng chung...
Đợt khai trương nhà cùm vào tháng 7 năm 1971, Nguyễn Huy Thùy, trung úy Phó giám thị trại Tân Lập đưa một trung đội vào khiêng tôi đi khánh thành xà lim kỷ luật mới.
Kể cũng vui, thỉnh thoảng thử xem Sức Mạnh Ṭan Đảng và Toàn Quân của bọn “khỉ tiến hóa” tới đâu.
Thật ra mỗi lần cùm kẹp chẳng dễ chịu ǵ hai cổ chân th́ vỡ toác, mội trường yếm khí, hôi hám không thể tả. Ăn đói, thời tiết lại rét buốt, chết lúc nào không hay nhưng im lặng để bọn đười ươi coi thường là chuyện không thể chấp nhận được...
Sau hơn 4 tháng cùm kẹp, chắc hẳn chúng thấy tôi đă mỏn sức nên cho trở về buồng tập thể. Mai văn Học vào sau ba tháng là người thay tôi trấn nhậm xà lim cho tới gần tết 1972.
Khi Học được thả ra, tôi biết ḿnh lại sắp sửa được đảng bộ trại Tân Lập cử đi “trấn thủ lưu đồn” tiếp.
“Nhân bảo như thần bảo” tháng 3, tôi lại khăn gói vào nhiệm sở. Đợt này mới ở được 30 ngày chân chưa cuồng, đột nhiên lại được thả về buồng cũ mà chẳng hiểu lư do làm sao...
Suốt gần tháng trời, anh em cứ bàn bạc đến việc chuyển trại. Và rồi chuyển trại thật. Toàn bộ chúng tôi khoảng gần 30 người tay xách, nách mang ra xe chuyển vào trại sơ tán nằm khuất trong một cánh rừng trung du không xa trại cũ là mấy. Sáng nào tụi công an trại giam mở cửa cho ra sân trại cũng thấy núi Ba V́ sừng sững trước mặt.
Thời gian này không lực Hoa Kỳ được lệnh của Tổng thống Nixon dần nát Bắc Việt. Nhiều lần chúng tôi được tận mắt ngắm những đoàn chim sắt bay qua bầu trời trung du, tiến vào hỏi thăm Hà Nội.
Tại đây, anh em chúng tôi đă một lần nh́n thấy SAM 2 phóng lên để nhằm bắn hạ một chiếc Thunderchief. Và tất cả đều trầm trồ khi nh́n chiếc phi cơ đang bay lẻ loi bỗng khựng lại, thoắt chui qua giữa hai trái hỏa tiễn địa không rồi biến mất. Khoảng hơn tiếng đồng hồ sau, từng đoàn, rồi từng đoàn chim sắt từ biển vào, từ những rặng núi phía Tây bay qua vần vũ trên không phận Vĩnh Phú.
Bị đuổi xuống hầm tránh bom nhưng chúng tôi vẫn nằm ngửa cố t́m xem các phi cơ của Không Quân Nhân Dân Anh Hùng có bay lên nghênh chiến hay không nhưng hoài công v́ chắc họ chơi kiểu “tiêu thổ kháng chiến” cho phi cơ Hoa Kỳ hết bom và xăng th́ cũng phải chuồn thôi.
Chỉ tội nghiệp cho đơn vị “tên lửa” anh hùng kia chạy trối chết cũng không thoát khỏi tổn thất nặng nề.
Nhưng có sá ǵ! Miền Bắc đang thiếu gạo, bớt đi nhiều miệng ăn chừng nào càng tốt chừng ấy... Chẳng phải chúng tôi đă ăn độn đủ thứ để nh́n cho ra sự ưu việt của chế độ xă hội chủ nghĩa hay sao?
Trong suốt thời gian ở trại “sơ tán” khoảng gần sáu tháng. Chúng tôi vẫn cứ châm chọc và chống đối như trước nhưng chẳng có ai được cho đi “trấn thủ” nữa. Hỏi một số tù h́nh sự th́ được biết nhà kỷ luật đặc biệt cùm BK đă sụp v́ đợt oanh tạc vào trại.
Khoảng cuối tháng tám, chúng tôi được tin sẽ chuyển sang một phân trại khác để học tập chính trị chờ trao trả. Theo những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Hiệp định Paris về cơ bản đă xong chỉ c̣n chờ kư chính thức.
Nhưng chẳng được mấy tuần sau, không khí lại căng lên v́ những tiếng động cơ bay qua bầu trời. Và rồi lại mấy tuần vắng bặt.
Bầu trời trung du, mùa thu xanh lồng lộng, khoáng đạt vô bờ. Hàng ngày, chúng tôi đi lại trong khoảng sân nhỏ hoặc trải chiếu ngồi đánh chắn rơi nh́n những tầng mây lang thang, ḷng trào dâng ư tưởng phiêu bồng.
Thế rồi vào khoảng gần cuối tháng chín sang đầu tháng mười, đột nhiên chúng tôi được chuyển qua phân trại khác để học tập trao trả thật. Chúng tôi được di chuyển bằng xe hơi. Một số ở lại chuyển về trại xây cũ. Trên đường xe chạy, chúng tôi gặp một số anh em ở cùng trại Phong Quang trước đây đang tay ôm túi, cắp chiếu đi ngược lại.
Như vậy là ở tại Tân Lập có hai bộ phận BK nằm ở hai nơi khác nhau mà măi đến lúc đó chúng tôi mới biết.
Nhẩm tính con số, tổng cộng tất cả khoảng hơn trăm người.
Tôi và một số anh em được đưa vào một trại sơ tán khác. Ở đây cả nhóm bị phân tán mỏng v́ mỗi buồng chỉ ở tối đa từ 6 đến 8 người.
Ngày hôm sau, được mở cửa ra sân, trèo rào nói chuyện chúng tôi được biết ngoài anh em Biệt Kích c̣n có mười mấy người Thái Lan và bốn người tù Bắc Việt ở cùng khu biệt giam với chúng tôi.
Thảo nào, tối hôm qua, tôi đập tường rồi dùng morse nói chuyện mấy lần mà chỉ nghe tiếng gơ trả nhè nhẹ, dè dặt khác hẳn với cái thói “coi trời bằng vung” của mấy anh em cảm tử chúng tôi.
Những người tù như vây thường là những cán bộ cao cấp trong hàng ngũ đảng Cộng Sản chống đối lại chủ trương của phe mạnh hiện tại nên bị thanh trừng. Trường hợp Đặng Kim Giang ở khu xây với chúng tôi và những người này chắc là cùng chung nhóm “xét lại“ thân Khrouschev.
Biết vậy, anh em chúng tôi vờ nói lớn cốt để cho họ hiểu chúng tôi là những người có thể tin cậy được rồi qua tṛ chuyện, tâm sự có thể hiểu thêm đươc thực chất nội bộ của họ ra sao.
Buổi tối, tôi làm quen được với người ở sát nách. Qua tiếp xúc tôi thấy ông ta là một người có học. Sau khi biết rơ chúng tôi thuộc thành phần nào, ông tỏ ra tin tưởng và cho biết tên ông là Phùng Văn Chức (sự thực là Phùng Mỹ, giáo sư Đại Học công tác tại Viện Triết Học) bị bắt cùng với Hoàng Minh Chính, Đặng Kim Giang và ghép cho tội âm mưu đảo chánh. Ông ta cho biết ông đă là đảng viên từ khi chưa thành lập cái nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa và ông ta thuộc “Những người Cộng Sản có trái tim?”. Theo lời ông ta kể tập đoàn Lê Duẩn là một bọn “siêu phát xít” đang cố bóp chết mọi mầm mống chống đối để củng cố quyền lực của chúng.
Qua trao đổi với nhân vật này, tôi càng thấy rơ thực chất của bọn Cộng Sản c̣n tồi tệ hơn những ǵ bộ máy tuyên truyền trong Nam đă nói về chúng. Thời gian này, chúng tôi đang chuẩn bị học tập trao trả nên đă bắt đầu được nâng mức ăn lên cao để mau chóng phục hồi thể lực cho chế độ tù binh của “Đảng quang vinh” khỏi mang tiếng là vô nhân đạo.
Đầu tháng 10, đoàn giảng viên của Bộ Nội Vụ do Vơ Đại Nhân dẫn đầu đến thăm chúng tôi và tổ chức thuyết giảng chính trị.
Tưởng rằng được phát bản Hiệp Định để nghiên cứu nhưng chẳng thấy đâu ngoài những tài liệu nhằm đáp ứng yêu cầu học tập do chúng đề ra.
Thật tâm lúc đó, chúng tôi cũng chẳng thèm để ư đến chương tŕnh học tập chính trị của bọn cộng sản nhưng rơ ràng tôi thấy bọn chúng âm mưu thông qua những bài giảng này để gài chúng tôi vào một cái “thế “nhằm “vô hiệu hóa” chúng tôi để nếu có được trả về miền Nam chăng nữa cũng khó mà tránh khỏi nanh vuốt của chúng.
Thông lệ cứ qua một bài giảng là chúng lại buộc tổ chức mạn đàm và sau đó là viết bản “thu hoạch”.
Nanh vuốt của chúng lộ rơ nhất là khi học đến bài “ Tội Ác Của Đế Quốc Mỹ bè lũ tay sai”. Sau khi giảng xong chúng cho mạn đàm từng tiểu tổ có cán bộ của đoàn Trung Ương về tham dự chứng kiến nhưng thật là buồn cười khi những buổi mạn đàm như vậy trở thành những buổi lên án “Tội Ác của Liên Xô ố Trung Cộng và Ngụy Quyền Bắc Việt”.
Mấy năm tù tội dưới chế độ giam giữ dă man của chúng khiến chúng tôi căm hận nên khi có dịp không ai bảo ai tất cả mọi người đều trút cả lên đầu bọn cán bộ tham gia mạn đàm. Nhiều lúc thấy bọn này ngồi thộn mặt ra để nghe anh em chửi rủa, tôi cũng thấy phục tài chịu đựng và nhẫn nhục của chúng.
Trước t́nh h́nh đó, chúng bắt đầu có biện pháp tách từng người đi gặp riêng để thực hiện kế ly gián, mua chuộc và gây áp lực.
Sau những chống phá tại đợt học tập này, một số anh em trong đó có tôi được đưa về trại B́nh Đà, Khúc Thủy, Hà Tây ít hôm rồi lại chuyển vào trại Ba Sao, Kim Bảng, Nam Hà.
Tại đây đúng buổi chiều ngày 30 tháng chạp Âm Lịch, bọn Cộng Sản đưa tôi đi giam “cách ly” để ép tôi phải làm cái thủ tục trao trả gọi là “ Đơn Xin Khoan Hồng .( chuyện này cụ Nguyễn Văn Đăi, Đại Biểu Hành Chánh Vùng I chiến thuật đă viết trong hồi kư Ánh Sáng và Bóng Tối, cụ cho tôi cái ngụy danh Văn)
Lúc này bọn Cộng Sản dùng mọi thủ đoạn áp đảo tinh thần tôi. Chúng chiêu dụ rồi trắng trợn nói thẳng rằng chúng sẽ không bao giờ cho tôi trở về Miền Nam nếu tôi không chịu viết những bản “thu hoạch” như mọi người khác đă làm. Dù nằm trong rọ, tôi vẫn cương quyết trả lời: “Không bao giờ, v́ tôi không phải là công dân của nước VNDCCH mà là một tù binh nên chẳng cần ǵ phải đi làm những điều vô lư”.
Tất nhiên suy tư của mỗi người mỗi khác nhưng tính cách con người tôi th́ “anh hùng tử khí hùng nào tử” nên vẫn vững tin là sẽ trở về trong vinh quang v́ số anh em được trả về nhờ “giả dại qua ải” chắc chắn không bao giờ im lặng. Ăn thua do ḿnh có đủ nghị lực để vượt qua những thử thách hay không.
Sau hơn bốn tháng giam giữ “cách ly”, ngày 19 - 5 -1973 một ḿnh, một xe, tôi bị đày lên trại Cổng Trời, Quyết Tiến, Hà Giang, vốn là nơi thi hành bản án khai tử cho những người chống đối.
Sau khi tôi bị cùm tại Cổng Trời hơn bốn tháng th́ những nhóm BKCT các nơi khác lục tục kéo lên rồi vào chật khu hành h́nh có hỗn danh “Cung Điện Mùa Đông” ở Cổng Trời.
Để trả đũa, bọn Cộng Sản quyết cùm chúng tôi cho tới chết. Măi tới ngày chúng cưỡng chiếm Miền Nam xong và tổ chức ăn mừng chúng mới thả cho chúng tôi trở về các đội với thể xác tiều tụy và tâm hồn tan nát ố Việt Nam Cộng Ḥa đă không c̣n.
Bao nhiêu gian khổ, nhục h́nh đă qua từ ngày đó. Hiệp Định Paris về Việt Nam chẳng có chút hiệu lực nào đến với chúng tôi. Và tất cả những nhận biết của chúng tôi về bản Hiệp Định này đều thông qua những đoạn trích trong một số bài đăng trên báo Nhân Dân và Quân Đội Nhân Dân của bọn Cộng Sản nhằm vu khống và bêu riếu chế độ Việt Nam Cộng Ḥa....
Sau này, qua nghiên cứu kỹ lưỡng nhiều tài liệu được giải mật và những văn tự của Hiệp Định cùng với những biến động thực tế của lịch sử. Tôi nhận thấy quả t́nh Hiệp Định này là một vết nhơ không thể bôi xóa và cũng là một cái nhục cho các quốc gia đă kư vào bản Định Ước.
Trong bốn bên kư kết bản Hiệp Định ngày 27 - 1 - 1973 ngày hôm nay chỉ c̣n hai.
Và đó là sự thật đáng buồn cho những lời cam kết, hứa hẹn của Hoa Kỳ sau khi đă t́m đủ mọi cách, kể cả sát hại Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm để nhằm mục đích đưa quân vào chiến đấu tại Việt Nam.
Tiến sĩ Henry Kissinger, như người ta thường ca tụng là một nhà ngoại giao lỗi lạc nhưng thật ra theo tôi, hắn chỉ là một thứ thuyết khách mạt hạng nhất tự cổ chí kim.
Ngoại giao mà đi thương thuyết để rồi xóa bỏ hết công lao của hơn 58.000 quân nhân Hoa Kỳ đă ngă xuống để bảo vệ thành tŕ của thế giới tự do. Đó là chưa kể đến tính mạng của những quân nhân các nước Đồng Minh khác và hàng triệu quân cán chính Việt Nam Cộng Ḥa.
Thương thuyết mà không hiểu rơ đối phương đến nỗi hậu quả là đến ngày hôm nay c̣n chưa biết rơ tông tích bao nhiêu người Mỹ c̣n bị giữ làm con tin không trao trả. Thương thuyết để bức tử cả một quốc gia đồng minh quyết tâm chống Cộng như vậy nếu nói là tài năng xuất sắc th́ hẳn cần phải xét lại.
Henry Kissinger và “ê kíp “cầm quyền tại Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ và bọn phản chiến thuở ấy đă vay một món nợ máu không biết bao giờ mới trả lại được cho dân tộc Việt Nam chứ đừng nói rằng chúng ta phải thọ ơn họ.
Gần ba thập kỷ đổ xương máu để chặn đứng làn sóng Đỏ tại Đông Nam Á là chiến công vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Thất bại ở Việt Nam là thất bại của Chủ Nghĩa Thực Dụng Hoa Kỳ mà Việt Nam không thể cam tâm nh́n nhận. Chính sự sụp đổ của chúng ta đă là bài học giúp cho các quốc gia trên thế giới củng cố nguyện vọng tồn tại của Ư Thức Hệ Tự Do.
Chính dân tộc Việt Nam đă chịu nạn cho Thế Giới và cứu rỗi cho Nhân Loại...
Sau Nixon, tổng thống Reagan có tạo nên nhiều biến đổi về chiến lược dẫn tới sự sụp đổ của khối Cộng nhưng cho đến nay dân tộc Việt Nam vẫn c̣n ch́m đắm trong kiếp sống mông muội dưới sự cai trị hà khắc của Cộng Sản.
Hầu như Việt Nam đă trở thành một vùng đất, một quá khứ, một món nợ không ai c̣n muốn nhắc tới..... nhưng.. Món nợ lịch sử vẫn c̣n đó. Chúng ta có trách nhiệm phải đ̣i....
Năm nay, trong cuộc vận động tranh cử tổng thống có một người từng là tù binh của Cộng Sản Bắc Việt được trả về năm 1973. Vừa qua ông đă lên tiếng cam kết nếu đắc cử vào cương vị tổng thống, ông sẽ làm hết sức ḿnh để cho người dân Việt Nam có một nền dân chủ đích thực.
Ông McCain đă từng tham chiến tại Việt Nam và vào ngày 26 tháng 10 năm 1967, trong 1 phi vụ oanh tạc Bắc Việt, phi cơ của trung úy John McCain bị bắn rớt, ông bị găy cả 2 tay và 1 chân. Sau đó bị giam trên 5 năm trong Hỏa Ḷ, Hà Nội.
Ông được trả lại tự do và trở về lại Hoa Kỳ năm 1973. Sau nhiều năm để lấy lại thăng bằng trong cuộc sống và phục hồi sức khoẻ, John McCain đă đắc cử dân biểu năm 1982. Ông đắc cử Thượng Nghị Sĩ tiểu bang Arizona năm 1986 và giữ chức này tới nay.
TNS McCain nói rằng ông cảm thông với hàng trăm ngàn người bị CSVN tập trung lao cải: ”... Chúng tôi chịu nhiều khốn khổ dưới bàn tay của những người Cộng Sản. Nhưng tôi muốn mau chóng thêm vào ở đây là sự thống khổ của chúng tôi cũng chưa thấm vào đâu với số phận của hàng trăm ngàn người Việt Nam trong các trại tù cải tạo. Hoàn cảnh tù của chúng tôi không khắc nghiệt như trong các trại tập trung. Án tù dài nhất mà một người trong chúng tôi nhận lănh là 8 năm trong khi đó có rất nhiều người Việt Nam phải bị tù lâu hơn vậy nhiều. Tôi có nhiều kinh nghiệm đối đầu với người Cộng Sản và tôi rất không ưa họ. Tôi chẳng những không thích cách họ đối xử với tôi và bạn bè tôi nhưng c̣n là cách họ đối xử với chính người Việt Nam và tôi nguyện sẽ luôn luôn hoạt động cho tự do và dân chủ của người Việt Nam. Chúng ta thấy tối thiểu ở các thành phố như Sài G̣n, trong đó người dân đă tiếp tục cuộc sống, bất chấp những người CS miền Bắcà
“Tôi tin rằng chúng ta cần tiếp tục nhắc nhở mọi người về t́nh trạng vi phạm nhân quyền và tôn giáo tại Việt Nam, đặc biệt là những người Phật Giáo đang tiếp tục bị đàn áp nặng nề dưới tay những người CS. Cùng lúc, tôi tin rằng khi mà nền kinh tế phát triển, đặc biệt là tại miền Nam với Internet và những thăng tiến khác th́ Cộng Sản Việt Nam sẽ ngày một khó kiểm soát và đàn áp người dân hơn. Trong cương vị của Tổng Thống Hoa Kỳ tôi sẽ đứng ra, sẽ nói lớn và công khai về những vi phạm nhân quyền đang c̣n tiếp diễn tại Việt Nam. Tôi sẽ nói đến sự hợp tác của Bắc Việt trong vấn đề người Mỹ mất tích và một số cải thiện trong miền Nam nhưng chắc chắn Cộng Sản Việt Nam c̣n cần phải cải thiện nhiều hơn nữa và tôi sẽ luôn luôn nói về điều này. Tôi tin rằng với nền kinh tế cởi mở đặc biệt là ở miền Nam, chẳng sớm th́ muộn, người dân sẽ có nhiều tự do hơn nhưng Hoa Kỳ phải đẩy mạnh công khai hơn nữa việc nàyà
“Tôi cũng hiểu được sự gắn bó của ngươi Mỹ gốc Việt với Việt Nam và tôi sẽ tiếp tục làm trong khả năng của tôi để cho dân chủ và tự do sớm được phục hồi trên xứ sở đó... “.Thế kỷ 20 cho ta nhiều thành công vượt bực đồng thời cũng có nhiều tai họa xảy ra mà có lẽ không thế kỷ nào bằng. Chúng ta đă chứng kiến sự chiến thắng cuộc chiến tranh lạnh, đă chứng kiến sự sụp đổ của chủ nghĩa CS, cùng lúc chúng ta chứng kiến thảm kịch khủng khiếp của 2 cuộc thế chiến, đă tàn sát những người dân vô tội ở mức độ lớn chưa từng có. Hoa Kỳ trở nên một siêu cường không đối thủ về kinh tế lẫn quân sự. Đây là cơ hội để chúng ta trải rộng sự tự do, dân chủ, phú cường ra cho các quốc gia khác trên thế giới. Chúng ta sẽ là, đă là và phải là ngọn hải đăng của hy vọng và tự do cho mọi dân tộc trên thế giới. Chúng ta đă chiến thắng cuộc chiến tranh lạnh không phải v́ chúng ta chống cộng nhưng v́ chúng ta đấu tranh cho tự do, chúng ta không nên quên điều này. Chúng ta phải luôn luôn đấu tranh cho tự do của mọi người trên thế giới và đôi khi chúng ta phải sẵn sàng để trả giá cho điều này.”
Ngày thiếu tá John Mc Cain bị bắn hạ, tôi nằm trong xà lim trại tù Thanh Liệt, Hà Nội. Hôm sau nghe tiếng ông nói trên đài phát thanh và vài hôm sau nữa th́ nh́n thấy tấm h́nh của viên phi công trẻ tuổi con Tự Lệnh Các Lực Lượng Hoa Kỳ tại Thái B́nh Dương trên báo.
Năm 1973, khi ở B́nh Đà, tôi thấy h́nh Mc Cain đứng trong hàng tù binh được trao trả và được đọc qua bài báo châm biếm cách đối xử của người Hoa Kỳ với nhau... Những người Mỹ đă được trả về.........
C̣n chúng tôi, số phận tiếp tục nổi trôi theo mệnh nước...
Không ngờ 23 năm sau. Năm 1996, người phi công tù binh năm ấy đă hết ḷng giúp đỡ những người tù sót lại không được trao trả. Diện kiến với ông vài lần, tôi hiểu con người này c̣n nhiều suy tư về những ǵ ông ta đă trải qua trong chiến cuộc và nhà tù Cộng Sản Việt Nam.
Giữa ông với lực lượng BKCT có một sự cảm thông sâu sắc của những người chiến hữu đă nếm trải đau thương v́ phụng sự lư tưởng Tự Do.
Quá khứ làm chúng ta khó tin người Hoa Kỳ nhưng với TNS John Mc Cain tôi tin vào những ǵ ông đă nói ra.
Thế hệ những người đă từng chiến đấu cho Tự Do ở Việt Nam mang nặng trong ḷng một sự phẫn nộ về kết thúc kỳ lạ, nhục nhă của cuộc chiến.
Cho đến ngày hôm nay tuy sống lưu vong trên đất nước người, tôi vẫn c̣n chưa nguôi mối nhục. TNS John Mc Cain chắc hẳn không thể quên quá khứ đau nhục đó.
Trong tất cả những người đang vận động tranh chức tổng thống năm nay như chúng ta thấy chỉ duy nhất có TNS Mc Cain là thực sự lưu tâm đến vấn đề Việt Nam.
Nh́n lại tất cả những ǵ ông đă và đang làm tôi mong mỏi ông sẽ là người được đề cử tranh chức tổng thống để người Việt Nam có thể dồn phiếu cho ông.
Chúng ta cần người ít nhiều thực sự quan tâm tới Việt Nam. Đừng phủ nhận trong chính trị, t́nh cảm vẫn là một yếu tố quan trọng góp phần vào việc quyết định một vấn đề.
“Miếng ngon nhớ lâu. Đ̣n đau nhớ đời”
TNS John Mc Cain vẫn chưa quên quá khứ tù tội tại Bắc Việt.
KIM ÂU
21-1-2000
Chính Nghĩa số 52
MINH THỊ
Bài trong trang này nhằm cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu tham khảo, điều nghiên của Người Việt Quốc Gia trong tinh thần "tri kỷ, tri bỉ", " biết ta, biết địch" để nhận rơ những âm mưu, quỷ kế, ngôn từ và hành động của kẻ thù và có phản ứng, đối sách kịp thời.