Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

 Vietnamese Commandos' Hearing  History Document

 

 

MINH THỊ

Chính Nghĩa là nơi tập hợp tất cả những nhân sinh quan, chính trị quan,  thế giới quan, các lĩnh vực học thuật khác nhau từ nhiều nguồn khác biệt với mục đích cung cấp thông tin đáp ứng yêu cầu tham khảo, điều nghiên, nâng cao kiến thức của Người Việt Quốc Gia. Nội dung các bài viết được đăng tải không nhất thiết phản ánh quan điểm của chúng tôi.

Email: kimau48@yahoo.com or kimau48@gmail.com. Cell: 404-593-4036. Facebook: Kim Âu

 

 

 

 

 

 

 

Phan Chu Trinh, Thất Bại Và Thành Công

 

Ngự Thuyết

 

(Tŕnh bày tại Viện Việt Học ngày 31/7/2006)

 

 

Kính thưa quư vị, kính thưa quư bạn,

 

Tôi xin tŕnh bày vài ư kiến về nhà chí sỹ Phan Chu Trinh.

Trước hết là tóm lược tiểu sử của Cụ.        

Phan Chu Trinh sinh ngày 9/9/1872 tại Tây Lộc, Tam Kỳ Quảng Nam, cha là Phan Văn B́nh, một vị quan vơ của Nam Triều, từng tham gia phong trào Cần Vương chống Pháp, mẹ là Lê Thị Trung, con nhà vọng tộc. Thuở bé Cụ học vơ tại quê nhà, nên vào trường tỉnh hơi trễ, nổi tiếng học giỏi, tranh biện giỏi. Khoa Canh Tư 1900 Cụ đậu cử nhân, năm sau đậu phó bảng cùng khoa với tiến sỹ Ngô Đức Kế. Hai năm sau, năm 1903 Cụ được bổ đi làm quan tại Bộ Lễ, Thừa Thiên, Huế.

 

Không chấp nhận một cuộc sống nô lệ ngoại bang, sau 2 năm tại Bộ Lễ, Cụ từ quan đi làm cách mạng. Cụ cùng hai người đồng môn cũ là Trần Quư Cáp và Huỳnh Thúc Kháng vào Nam t́m hiểu dân t́nh, sau đó ra Nghệ Tĩnh, Thanh Hóa, Hà Nội kết giao với các sỹ phu có ḷng v́ dân, v́ nước. Trong thời gian ở Bắc, Cụ t́m cách gặp Đề Thám tại căn cứ địa Yên Thế. Năm 1905 xẩy ra trận chiến giữa Nhật và Nga. Nhật đại thắng làm rung chuyển cả Thế Giới. Cụ và các đồng chí xem đó như một niềm khích lệ lớn, càng thêm hăng say theo đuổi con đường canh tân, cách mạng, mong có ngày quang phục quê hương.

Năm 1906 Cụ sang Tàu, gặp cụ Phan Bội Châu, một nhà yêu nước tiếng tăm lừng lẫy, rồi cùng qua Nhật. Đường lối cứu nước của hai cụ khác nhau. Nếu cụ Phan Chu Trinh chủ trương bất bạo động, tự lực tự cường, th́ cụ Phan Bội Châu muốn trông cậy nước ngoài để lật đổ ách nô lệ Pháp. Cho nên cụ Phan Chu Trinh chỉ ở Nhật 10 tháng, rồi trở về nước. Về tới quê hương Cụ liền gởi một bức thư cho Chính phủ Bảo hộ cảnh cáo “Cái họa người Tàu tràn sang nước Nam”, và gởi một thư khác cho Toàn Quyền Pháp lên án chế độ cai trị ngu dân, chuyên chế, hà khắc. Bức thư này dài 12 trang, lời lẽ thống thiết, gây tiếng vang lớn lên khắp ba Miền của đất nước, khiến cho Chính Phủ Bảo Hộ lẫn Nam Triều phải rất bận tâm, lo lắng.

Năm 1908, Cụ bị ghép tội xúi dân Quảng Nam và nhiều tỉnh khác ở Miền Trung làm loạn chống sưu thuế. Cụ bị bắt, bị án tử h́nh. Hội Nhân Quyền (Ligue des Droits de lHomme) can thiệp, cuối cùng Cụ bị đày đi Côn Lôn. Trong suốt cuộc đời làm cách mạng, Cụ cũng làm rất nhiều thơ chữ Hán và chữ Quốc Ngữ. Tôi chỉ xin trích dẫn một bài nhan đề Đi Đập Đá khi Cụ ở tù tại Côn Sơn:

Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn

Lừng lẫy làm cho lỡ núi non

Xách búa đánh tan dăm bảy đống

Ra tay đập bể mấy trăm ḥn

Tháng ngày bao quản thân sành sỏi

Mưa nắng chi sờn dạ sắt son

Những kẻ vá trời khi lỡ bước

Gian nan nào sá sự con con

Xin được mở dấu ngoặc. Ông Tôn Thất Thuyết đánh Pháp, thất bại, kinh đô Huế thất thủ. Ông pḥ vua Hàm Nghi ra Tân Sở, Quảng Trị lập căn cứ kháng chiến, rồi bôn ba đi đường rừng qua Tàu cầu viện. Tàu cũng đang bị Tây Phương xâm lấn, c̣n sức lực đâu mà giúp nước ta. Ông Tôn Thất Thuyết sau đành phải sống lưu vong bên đó, ngày ngày đi đập đá nên người ta gọi ông là Đả Thạch Phu. Đập tan những ḥn đá để giải toả nỗi uất hận trong ḷng chăng? Không phải thế. Thực ra đập đá chỉ là cách kiếm sống của lớp người Tàu nghèo khổ, không có tay nghề, hoặc đấy là h́nh phạt dành cho tội đồ. Nước Tàu đă xử sự một cách tàn tệ đối với một vị Phụ Chính Đại Thần của nước láng giềng bị sa cơ thất thế. Đấy là tấm gương cho hậu thế, cho kẻ nào mang dă tâm bán nước cho Tàu.

Dư luận trong nước và cả ở Pháp rất xôn xao về việc cụ Phan Chu Trinh bị giam ở Côn Lôn. Sau đó sau gần 2 năm, một Thống Đốc ra tận Côn Lôn phỏng vấn và trả tự do cho Cụ, nhưng Cụ phải cư trú tại Mỹ Tho dưới sự quản thúc. Cụ kịch liệt phản đối, chính quyền Bảo Hộ nhượng bộ. Cụ chỉ ở an trí tại Mỹ Tho mấy tháng. Nhân chính quyền Đông Dương thành lập nhóm giảng dạy chữ Hán tại Pháp, Cụ được gia nhập nhóm đó. Có lẽ chính quyền Bảo Hộ cũng nhân đó muốn tống xuất Cụ ra khỏi Việt Nam để tránh hậu hoạn, mà Cụ cũng mong có dịp đi xa để mở rộng tầm mắt, t́m đường cứu nước. Con trai của Cụ là Phan Chu Dật được đi theo. Đó là vào năm Tân Hợi 1911.

 

Ở Pháp, hai cha con sống trong thiếu thốn cùng cực. Làm cách mạng nhưng cũng phải có một nghề để kiếm sống, Cụ đi rửa ảnh tại những tiệm Chụp H́nh, thu nhập rất ỏi. Dù vậy, người con là Phan Chu Dật vẫn được cho đi học, nổi tiếng học giỏi, đỗ Tú Tài, nhưng v́ gian khổ quá nên mắc bệnh lao phổi. Cụ sắp đặt cho ông Phan Chu Dật trở về nước. Chẳng bao lâu ông qua đời tại Huế. Chết v́ bệnh lao hay v́ lư do nào khác, cho đến nay chưa ai rơ.

Năm 1914 Pháp Đức đánh nhau. Pháp kết tội Cụ thông đồng với Đức, tống giam vào ngục Santé (Prison de la Santé). Sau gần 1 năm, không có bằng chứng, Pháp phải trả tự do cho Cụ.

Ra khỏi tù, Cụ cùng các đồng chí soạn “Yêu sách của nhân dân An Nam” gởi cho Hội Nghị Versailles năm 1919. Khi vua Khải Định sang Pháp dự Đấu Xảo Marseille năm 1922, Cụ viết 7 điều luận tội vua Khải Định, yêu cầu nhà vua về nước ngay để khỏi làm nhục quốc thể.

Trải qua gần 15 năm tranh đấu tại Pháp không mang lại kết quả ǵ đáng kể, Cụ xin về nước. Nhiều lần xin nhưng Pháp không cho. Năm 1925, khi sức khoẻ của Cụ đă suy sụp, Pháp mới chấp thuận đ̣i hỏi của Cụ. Tuổi chưa già nhưng sức đă yếu, Cụ vẫn kiên tŕ tiếp tục đấu tranh, viết nhiều bài xă luận và diễn thuyết nhiều nơi. Các bài “Đạo Đức và Luân Lư Đông Tây”, “Đông Dương chính trị luận” rất giá trị được viết vào thời kỳ này. Những tưởng tại quê hương Cụ sẽ có thể mang hết tài trí của ḿnh phụng sự tổ quốc, không ngờ chưa đầy một năm sau, Cụ qua đời vào ngày 24/3/1926, lúc mới 54 tuổi.

Cụ để lại gần 20 tác phẩm trong đó có những bài diễn thuyết nẩy lửa, bao gồm nhiều vấn đề trọng đại về chính trị, xă hội, kinh tế, đạo đức, và thơ ca.

Toàn dân thương tiếc nhà ái quốc vỹ đại Phan Chu Trinh. Tang lễ của Cụ được tổ chức trọng thể chưa từng có. Hơn 60 ngàn người đưa tang ngày 4/4/1926 tại Sài G̣n. Tại các nơi khác thuộc cả ba Miền Bắc, Trung, Nam đều có những Lễ Truy Điệu về Cụ bất chấp mọi đàn áp của chính quyền bảo hộ.

*

Kính thưa quư vị, kính thưa các bạn.

Như trên đă nói hai nhà cách mạng lừng lẫy như nhau là Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu đă theo đuổi hai đường lối đấu tranh khác nhau dù họ luôn luôn tôn kính nhau. Cụ Sào Nam Phan Bội Châu chủ trương dùng bạo lực lật đổ chánh quyền thực dân thuộc địa và xây dựng lại đế chế. Cụ Tây Hồ Phan Chu Trinh chủ trương khác. Cụ có kiến thức rộng, lại đi nhiều nơi, ngoài những mối quan tâm hằng ngày, hẳn Cụ không bỏ quên t́nh h́nh bên Tàu và Ấn Độ

Ở Tàu. Nếu Tôn Dật Tiên, người khởi nghĩa cuộc cách mạng Tân Hợi 1911 của Trung Hoa, đề ra chủ nghĩa Tam Dân - Dân Tộc, Dân Quyền, Dân Sinh, th́ cụ căn cứ vào t́nh h́nh thực tế, cụ thể của nước nhà mà chủ trương: Khai Dân Trí, Chấn Dân Khí, Hậu Dân Sinh.

Khai Dân Trí: Chính quyền Bảo Hộ áp dụng chính sách ngu dân, để dễ bề cai trị và bóc lột. Nam Triều không có thực quyền, không dám chống đối, lại c̣n thừa đó mà làm sâu mọt hại dân, hại nước. Nay cụ góp phần vào việc khai hoá, mở thêm trường quốc ngữ, viết sách, diễn thuyết, bài trừ mê tín, hủ tục, cải tổ giáo dục, bỏ lối học từ chương vô dụng.

 

Chấn Dân Khí: Người dân bị đè nén lâu ngày đâm ra sợ sệt, hèn yếu. Không biết thương yêu nhau; không dám bênh vực, giúp đỡ nhau; không dám cất tiếng nói đối lập, hoặc tỏ bày nguyện vọng, vân vân. Nhà thơ Tú Xương từng viết: Sỹ khí rụt rè gà phải cáo/Văn Chương liều lĩnh đấm ăn xôi. Sỹ mà c̣n thế huống là đám dân đen u tối. Vậy muốn dựng lại quê hương, đất nước, phải thức tỉnh; phải chấn chỉnh tinh thần tự lực, tự cường; giác ngộ quyền lợi và nghĩa vụ mỗi người đối với nhau, đối với gia đ́nh và đặc biệt đối với tổ quốc; băi bỏ độc quyền, chuyên chế.

Hậu dân sinh: Phát tiển kinh tế, khai hoang, lập hội buôn, sản xuất hàng nội hoá, cải tổ chế độ sưu cao thuế nặng, đưa dân ra khỏi cảnh cơ cực, khốn khổ.

Ở Ấn Độ. Nước Ấn Độ rộng mênh mông với dân số đông gấp gần 20 lần so với dân ta (khoảng 20 triệu) mà cũng không thể dùng vũ lực giải phóng đất nước thoát khỏi ách đô hộ của Anh. Mahatma Gandhi (1869 – 1948), sinh trước và mất sau cụ Phan Chu Trinh, nhận thức đúng t́nh h́nh nên chủ trương bất bạo động. Cụ cũng nhận thấy những cuộc nổi dậy chống Pháp từ Nam tới Bắc, những phong trào Cần Vương, Văn Thân v.v... đều thất bại. Con hùm Yên Thế Đề Thám (1836 -1913) rồi cuối cùng cũng sa cơ thất thế. Cho nên Cụ theo đường lối bất bạo động, trước mắt là tiết kiệm xương máu của người dân, đồng thời cải tổ chính trị, kinh tế, giáo dục, bồi dưỡng khí lực, chờ cơ hội thuận tiện.

Cụ lên án “Quân Trị Chủ Nghĩa”, tức là “Nhân Trị Chủ Nghĩa” (theo thuật ngữ hiện đại th́ Nhân Trị Chủ Nghĩa đối lập với Pháp Trị Chủ Nghĩa ), và đề cao Dân Trị Chủ Nghĩa tức là Pháp Trị Chủ Nghĩa của Phương Tây. Muốn du nhập có chọn lựa thể chế dân chủ của Phương Tây, ta cũng phải có cái ǵ làm nền tảng mà theo Cụ đó là phần tốt đẹp của tư tưởng Khổng Mạnh. Nhưng Ta và cả Tàu đều hoàn toàn đánh mất tinh túy của tư tưởng Khổng Mạnh từ lâu rồi. Hệ thống tư tưởng chính đáng của Khổng Mạnh bắt nguồn từ thời Nghiêu Thuấn, và trải qua các thời Tam Đại Hạ Thương Chu. Đến Tần Thuỷ Hoàng th́ chủ trương tận diệt Nho Giáo, “đốt sách, chôn học tṛ”. Từ đời Hán đến đời Thanh, tư tưởng Khổng Mạnh bề ngoài coi như được khôi phục nhưng thật ra bị xuyên tạc và lợi dụng càng ngày càng tệ hại với mục đích phục vụ đế chế. Cụ viết: “... cách chính trị của nhà Hán cũng không có cái ǵ rộng răi, công b́nh; nhưng Hán cũng c̣n hơn Đường, Đường cũng c̣n hơn Tống, Tống cũng c̣n hơn Nguyên, Nguyên cũng c̣n hơn Minh, Minh cũng c̣n hơn Thanh” (Quân Trị Chủ Nghĩa và Dân Trị Chủ Nghĩa). Phải nắm lấy vài cái tinh túy của Khổng Mạnh để dung ḥa với tinh thần dân chủ Phương Tây.

*

Cụ đă dành trọn đời ḿnh cho tổ quốc.

Cụ luôn luôn mang một phong độ khác thường trong tư tưởng và hành động - rất hiên ngang, thẳng thắn, không giấu giếm, không bịp bợm, không lừa gạt, không trí trá. Cụ hành xử như Chu Văn An của ta ngày xưa, như những nhà hiền triết thời cổ Hy Lạp, cổ La Mă, khiến mọi người tôn vinh, hay như một chiến tướng uy nghi lẫm liệt giữa trận tiền, khiến quân sỹ dưới trướng kính phục, khiến đối phương cũng phải nể nang. Trong thành công cũng như trong thất bại, Cụ luôn luôn ǵn giữ được khí lực, điềm đạm, tỉnh táo. Ngay cả đối với những điều thiếu sót tất nhiên ai cũng có, Cụ cũng nh́n nhận không chút mặc cảm; hay ngược lại, đối với những sở trường, Cụ cũng không có chút huyênh hoang, cường điệu, khoác lác. Chẳng hạn, là người Việt Nam đầu tiên đưa tư tưởng dân chủ, nhân quyền của Tây Phương vào sinh hoạt chính trị của nước nhà, Cụ thú nhận: “... cái học về đường lịch sử chính trị Tàu th́ tôi cũng hiểu được it nhiều, con về đường Tây học th́ thật là kém lắm. Nhưng mà tôi cũng rán hết sức, đem cái việc mà tôi đă biết xin nói ra để anh em nghe, c̣n cái việc ǵ cao xa không thấu, th́ để phần ông nào hiểu hơn tôi diễn giải ra cho anh em chị em rơ.” (Quân Trị Chủ Nghĩa và Dân Trị Chủ Nghĩa)

Với bao nhiêu là nỗ lực, bao nhiêu là tâm huyết, Cụ đă mang lại kết quả ǵ? Cho đến khi Cụ qua đời, nước Việt Nam ta vẫn không thoát khỏi xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp. Đấy là nỗi đau đớn và thất bại lớn của Cụ.Tuy nhiên thử nh́n t́nh h́nh thế giới lúc bấy giờ. Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp vào cuối thế kỷ 18 khởi đầu từ nước Anh đă thay đổi triệt để bộ mặt của thế giới. V́ nhu cầu tài nguyên, sản xuất, và thị trường, Tây Phương kể cả Bắc Mỹ tung quân đi xâm lăng khắp nơi. To lớn như nước Tàu cũng phải cắt đất nhượng bộ, như nước Ấn Độ cũng bị Anh chiếm trọn. Tất cả lục địa Phi Châu, Nam Mỹ cũng chịu chung số phận. Gia Nă Đại, Úc, Tân Tây Lan vốn là thần thuộc của nước Anh rồi. Chỉ c̣n sót lại 2 nước của châu Á giữ được độc lập, đó là Nhật Bản và Thái Lan. Nhật nhờ Minh Trị Thiên Hoàng kịp thời có những cải cách lớn đưa nước nhà theo kịp phương Tây; Thái Lan nhờ may mắn làm trái độn giữa hai đế quốc cường thịnh nhất là Anh và Pháp, lại khôn ngoan mở rộng cửa giao tiếp cả hai nước đó. Cho nên nước ta nhỏ bé không thoát khỏi họa mất nước. Và đấy là sự thất bại chung của tất cả những nhà yêu nước trên toàn thế giới, chứ không chỉ là thất bại của riêng cụ Phan Chu Trinh.

Măi đến sau Thế Chiến II, một trật tự mới được thiết lập. Phong trào giải thực diễn ra khắp nơi. Những nước bị lệ thuộc từ Á Châu sang Phi Châu cho đến Nam Mỹ dần dần được trả độc lập, tự do qua đấu tranh bằng vơ lực, và thông thường là qua đàm phán. Riêng nước ta lẽ ra có thể tránh được cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn nếu cả hai miền Bắc và Nam không đang tâm làm công cụ cho hai khối Cộng Sản và Tự Do. Hay nói cho đúng hơn, Miền Nam ở cái thế phải chống cự để tự vệ. Nay cả nước nằm dưới ách Cộng Sản độc tài, toàn trị, đi ngược với xu thế của loài người, với mệnh lệnh cùa thời đại, không sớm th́ muộn phải sụp đổ.

Những bài học mà Cụ để lại về dân chủ và nhân quyền bỗng nhiên tỏa sáng rực rỡ, bỗng mang tính cách rất hiện đại. Đấy là thành công lớn của nhà chí sỹ vỹ đại Phan Chu Trinh.

Tháng Tám, 41 năm sau

 

 


 


 

 

  1. http://www.chinhnghia.com/

  2. http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

  3. http://nguoidalat.informe.com/forum/

  4. http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

  5. http://huongduongtxd.com/internet_links.html

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments:


 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

 

NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot  Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám

 


 

Associated Press News

Reuter Top News

Real Clear Politics

MediaMatters

C-SPAN. Videos Library

Judicial Watch

New World Order

New Max

Daily Storm

Observe

Political Insider

Ramussen Report

Illuminatti News

Wikileaks

American Free Press

Federation of Anerican Scientist

Indonesian Newspapers

Philippine Newspapers

Nghiên Cứu Quốc Tế

Nghiên Cứu Biển Đông

Thư Viện Quốc Gia 1

Thư Viện Quốc Gia

Học Viện Ngoại Giao

Tự Điển Bách Khoa VN

Ca Dao Tục Ngữ

Bảo Tàng Lịch Sử

Nghiên Cứu Lịch Sử

Dấu Hiệu Thời Đại

QLVNCH

Đỗ Ngọc Uyển

Thư Viện Hoa Sen

Vatican?

RomanCatholic

Khoa HọcTV

Sai Gon Echo

Viễn Đông Daily

Người Việt

Việt Báo

Việt List

Xây Dựng

Phi Dũng

Việt Thức

Hoa Vô Ưu

Đại Kỷ Nguyên

Việt Mỹ

Việt Tribune

Bia Miệng

Saigon Times USA

Người Việt Seatle

Cali Today

Dân Việt

Việt Luận

Nam ÚcTuần Báo

DĐ Người Dân

Tin Mới

Tiền Phong

Xă Luận

Dân Trí

Tuổi Trẻ

Express

Lao Động

Thanh Niên

Tiền Phong

Tấm Gương

Sài G̣n

Sách Hiếm

ThếGiới

Đỉnh Sóng

Eurasia

ĐCSVN

Bắc Bộ Phủ

Nguyễn Tấn Dũng

BaSàm

Thơ Trẻ

Văn Học

Điện Ảnh

Cám Ơn Anh

TPBVNCH

1GĐ/1TPB

Propublica

Inter Investigate

ACLU Ten