Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioLearning

 

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

NT Kiên, Kim Âu, Ross Perot Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan, NT Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  

 

 

 

 

Không ǵ nguy hiểm hơn bạn bè ngu dốt; tôi thà có kẻ thù khôn.

Nothing is as dangerous as an ignorant friend; a wise enemy is to be preferred.

La Fontaine

 

Phúc lợi của Internet

- Đông Yên Lương Tấn Lực

** Tài liệu tham khảo: Communications of The ACM, August 2012

 

Trước sự phát triển nhanh chóng của Internet trong thập niên 1990 nhiều phân tích gia trong giới truyền thông, b́nh luận gia về đầu tư, và những nhà hoạch định chính sách hi vọng Internet sẽ xóa bỏ những biên giới địa lư và kinh tế xă hội và sẽ cải thiện được những thành tựu kinh tế tương đối trong những vùng kém phát triển. Sự lạc quan đó có một số cơ sở.  Trào lưu kinh tế đi lên trong giai đoạn nầy, cùng với sự giàu có của mọi người cũng đi lên. Hai tác phẩm bán chạy nhất The Death of Distance của F. Cairncross và The World Is Flat của T.L. Friedman,thuộc số những cuốn sách có cái nh́n lạc quan như thế.  Trong giới kinh tế gia chuyên nghiệp, không c̣n ai nhắc đến nhóm từ "nghịch lư năng suất (productivity paradox)" - tức câu hỏi: việc xử dụng máy vi tính rộng khắp sẽ đưa đến tăng trưởng kinh tế hay không?

Giữa năm 1995 và 2000, trào lưu kinh tế tăng nhanh, khi lương bổng b́nh quân gia tăng 20% khắp Hoa Kỳ. Xin nhấn mạnh là b́nh quân.  Đâu là hệ quả mà sự gia tăng của Internet về mặt thương mại mang đến cho những thành tựu kinh tế tại những khu vực khác nhau trong nền kinh tế Hoa Kỳ? Một tài liệu trong Tập San American Economic Review cho thấy rằng Internet phát triển, nhưng những phúc lợi kinh tế của nó không đồng đều.

 

Lạc quan không đúng chỗ

 

Một tài  liệu nghiên cứu trong nhiều năm cho thấy thương mại đă đón nhận, triển khai, và cải tiến  Internet ra sao từ năm 1995 đến năm 2000, một giai đoạn đầu tư kinh doanh sơ khởi nhanh chóng.  Tài liệu xem xét cẩn thận từng loại đầu tư chuyên biệt.  Tài liệu đă phân biệt một bên là việc trao đổi điện thư và du hành trên mạng nhanh chóng phổ cập, và bên kia là những ứng dụng cao cấp của Internet.  Những ứng dụng cao cấp như thế  đă khiến cho năng suất gia tăng nhờ hạ thấp chi phí truyền thông giữa các nhà cung ứng và khách hàng ở cách xa nhau; và những ứng dụng nầy đ̣i hỏi tay nghề cao để thực hiện và điều hành. Sự phát triển những ứng dụng nầy định h́nh năng suất cho nhiều xí nghiệp.

Tuy nhiên, chúng ta bị trở ngại v́ một quan niệm dai dẳng trước đây: Internet có mặt hầu như khắp nơi nhưng biểu mẫu của nó lại không đồng đều.  Đa số những xí nghiệp lớn đều xử dụng điện thư và du hành mạng vào cuối thập niên 1990.  Tuy nhiên, càng nh́n kỹ người ta càng thấy rằng  những ứng dụng thương mại cao cấp của Internet như các hệ thống quản lư hàng tồn kho và và chia xẻ dữ liệu trực tuyến thường chỉ thấy trong những thành phố lớn nhiều hơn là những thành phố nhỏ. Chúng cũng được t́m thấy nhiều hơn trong các kỹ nghệ nặng như  tài chánh và phân phối bán sỉ so với kỹ nghệ sản xuất, hầm mỏ, và dịch vụ xă hội. Ở một mức độ nào đó, điều nầy hữu lư - những ứng dụng cao cấp của Internet dễ t́m thấy trong dịch vụ cung ứng phụ tùng điện tử và các hoạt đông tài chánh cao cấp hơn là trong các công ty làm vườn và ươn cây. Tuy nhiên, có một mâu thuẫn: những thành phố phồn thịnh hơn là địa bàn của những công ty cao cấp biết vận dụng tốt nhất kỹ thuật mới, và những công ty nầy kiếm lời nhờ Internet nhiều hơn là những công ty khác. Có thể có phúc lợi nhiều nhờ Internet, nhưng nhưng phúc lợi đó không được chia xẻ đồng đều.

 

Bài toán phúc lợi

 

Một nghiên cứu gần đây đă phối hợp thông tin về xử dụng Internet cho thương mại với những dữ kiện lương bổng cấp quốc gia ở Hoa Kỳ.  Công cuộc nghiên cứu giới hạn vào giai đoạn 1995 đến 2000 với một số hệ dữ kiện lớn, bao gồm Quarterly Census of Employment  and Wages vốn cung cấp thông tin cấp quận về lương bổng và việc làm theo tuần, và Harte Hanks Market Intelligence Computer Intelligence Technology Database liên quan đến thông tin khảo sát về cách thức xử dụng Internet của các xí nghiệp. Tổng cộng, có những dữ kiện liên quan từ hơn 85 ngàn xí nghiệp tư nhân với hơn 100 ngàn công nhân mỗi xí nghiệp.

Người ta nhận thấy rằng sự lựa chọn kỹ thuật Internet trong kinh doanh chỉ tương quan với sự gia tăng về lương bổng và việc làm của 163 trong số 3 ngàn quận ở Hoa Kỳ.  Tất cả những quận nầy đều có dân số trên 150 ngàn và nằm trong phần tư đầu bảng về lợi tức và tŕnh độ học vấn trước 1995. Giữa 1995 và 2000, tài liệu nghiên cứu cho thấy một gia tăng b́nh quân 28% về lương bổng, so với 20% gia tăng trong các quận khác, ở đó, internet có vẻ không có tác động nhiều trên thành tựu kinh tế.

Tóm lại, Internet dường như đă đào sâu hiện tượng bất đồng đều về lương bổng trong vùng, giúp giải thích phần lớn sự khác biệt về tăng lương giữa 6% của những quận vốn đă giàu và tất cả những quận khác. Tại sao Internet đă giúp gia tăng lương bổng như thế trong một số ít khu vực nầy?  Có thể có ba lối giải thích:

 

Những thành phố lớn đă có nhu cầu hạ tầng truyền thông và là địa bàn của những xí nghiệp có khả năng đầu tư  vốn nhằm cho phép Internet cải tiến những ǵ mà các xí nghiệp tiên tiến đang làm.

Một hiện tượng mệnh danh là "thay đổi kỹ thuật theo tay nghề (skill-biased technical change)" có thể đang h́nh thành, theo đó những kỹ thuật mới chỉ giúp tăng lương bổng cho những công nhân có tay nghề cao, trong khi những công nhân không có tay nghề không thể nhận được kỹ thuật mới và không nhận được huấn nghệ cần thiết để hưởng xu thế tăng lương.

Những thành phố có những thị trường lao động đông đúc hơn, và giao lưu tốt hơn giữa cung và cầu.  Những lập tŕnh viên thành thạo những ngôn ngữ điện toán dùng trong các hệ vi tính lơn như COBOL, và Internet như HTML, PERL đă sống hay di chuyển đến những thành phố lớn ở đó những công ty cần đến những nhân viên như thế vẫn nhiều hơn.  Tương tự,  những thành phố lớn có nhiều nhiều yếu tố khác khiến sự lựa chọn Internet giá trị hơn.

Mọi lối giải thích đều có thể đúng, và có thể giải thích một phần câu chuyện.  Tuy nhiên, những dữ kiện hiện có không cho phép chúng ta phân biệt giữa những cách giải thích, và phúc lợi Internet vẫn c̣n là một bài toán chưa có đáp án.

 

Chính sách

 

Internet đă được phổ cập và xử dụng rộng răi: ở điểm nầy, những phúc lợi không giới hạn vào những vị trí vốn chiếm ngự nguồn cung ứng về trang bị và nhu liệu, như Boston, Seattle, New York, và Silicon Valley.

Tuy nhiên, trái hẳn với sự lạc quan của mọi người, những dữ kiện không cho thấy bằng chứng nào liên quan đến sự cải tiến trong thành tựu kinh tế đối chiếu (comparative econnomic performance) ở những nơi hẻo lánh hay thưa dân cư hơn.  Internet có thể cho phép những xí nghiệp trong vùng nông thôn Iowa truy cập được khách hàng mới ở Wall Street nhưng nó cũng cho phép những ngân hàng ở Wall Street truy cập được những nhà đầu tư ở vùng nông thôn Iowa. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, nh́n chung, những phúc lợi của Internet như tăng lương có khuynh hướng được nh́n thấy ở thành Phố New York hơn là ở vùng nông thôn Iowa.  Những hệ quả b́nh chuẩn hóa được dự kiến của Internet đă không được cụ thể hóa, và người ta hoài nghi chuyện đầu tư ngắn hạn vào hạ tầng Internet sẽ đưa đến những phúc lợi kinh tế tức thời cho những khu vực vốn có vốn đầu tư thấp, tay nghề yếu, và những điều kiện thị trường không thuận lợi.

 

Kết luận

 

Những kết quả nầy có những hệ lụy quan trọng cho chính sách quốc gia.  Nhiều nhà lập pháp từng chủ trương chính phủ phải tài trợ kế hoạch phát triển Internet trong những vùng nghèo và hẻo lánh.  Chẳng hạn, kế hoạch kích cầu kinh tế năm 2009 đă ấn định hơn $7 tỉ để nới thêm băng thông rộng (broadband) trong những khu vực yếu kém, với giả định tạo một hạ tầng như thế sẽ nâng cao lương hướng và lợi tức.  Kết quả cho thấy những đầu tư hạ tầng như thế tự chúng không thể nâng cao lương hướng trong những vùng nghèo và hẻo lánh, ít nhất trong tầm ngắn.  Những đầu tư như thế có thể được biện minh v́ chúng tăng cường giáo dục, gia tăng dấn thân xă hội, hay thăng tiến y tế và an sinh.  Và, qua tiến tŕnh 20 đến 30 năm, việc nới rộng truy cập Internet có thể gia tăng những phúc lợi kinh tế.  Tuy nhiên, ít có bằng chứng về kết quả ngắn tầm dưới h́nh thức nâng cao lương hướng cấp địa phương.

 

 

 

 

 

http://www.chinhnghia.com/

http://www.kimau.com

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/forum/

http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments:


 

 

NT Kiên, Kim Âu, Ross Perot Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan, NT Sám