US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn
NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn
NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám
Người Việt Seatle
SÁCH TÀI LIỆU
Richard H.Shultz, Jr
Cuộc chiến tranh bí mật
chống Hà Nội
CHƯƠNG NĂM
TỪ MẶT BIỂN
Đối với đô đốc Harry Felt, Tư lệnh Bộ chỉ huy quân sự Thái B́nh Dương, ư tưởng là CIA có thể chỉ đạo hoạt động ngầm trên biển tấn công các mục tiêu ven bờ Bắc Việt Nam thật là khôi hài. Harry Felt tự hỏi liệu CIA biết cái ǵ về hoạt động trên biển, thậm chí kể cả các điệp vụ bí mật có sử dụng tàu nhỏ. Những tháng đầu năm 1961, CIA bắt đầu tiến hành các hoạt động như vậy chống lại miền Bắc. Sau khi xem xét lại kết quả hoạt động đó vào mùa thu năm 1962, đô đốc Felt nhận thấy kết quả thu được không có ǵ đáng kể. Ông cho rằng CIA đang bị lạc hướng và các báo cáo về điệp vụ làm ông phát bực ḿnh. Felt chỉ trích thẳng thừng: chương tŕnh của CIA lẽ ra phải được đẩy mạnh từ trước đó rất lâu.1
Vị đô đốc có lư lẽ của ḿnh. Không có chứng cứ ǵ cho thấy hoạt động trên biển có tác động nhiều đến Hà Nội. Những chiếc thuyền nhỏ được sử dụng thậm chí c̣n khó đến được đó (miền Bắc) và một khi đă đến được hải phận th́ không đủ vũ khí để gây thiệt hại lớn. Nhưng lúc bấy giờ, Colby, kiến trúc sư của chương tŕnh CIA, cũng chẳng hy vọng thu được ǵ nhiều từ hoạt động này. Ông chỉ tuân theo chỉ thị từ Washington.
Mặc dù chỉ trích gay gắt công việc của CIA, Felt khảng định là miền Bắc dễ bị tổn thương đối với hoạt động trên biển. Hà Nội có lực lượng pḥng thủ bờ biển không đáng kể, và lực lượng hải quân cũng vậy. Điều này làm cho các nhà máy điện, cầu, đường xe lửa và các mục tiêu khác ven bờ rất dễ bị tấn công. Những mục tiêu đó là sự lựa chọn đễ dàng cho hoạt động từ biển được tổ chức có kế hoạch và thực hiện một cách hiệu quả.2 Ông lập luận, tấn công chúng đến một mức nào đó Hà Nội sẽ bị oằn xương và chấm dứt xúi giục bạo loạn ở miền Nam. Tháng 7-1962, đô đốc George Anderson chỉ huy trưởng hoạt động hội quân tham gia ư kiến. ông cũng đề nghị có một "chiến dịch quấy nhiễu” trên biển chống miền Bắc để thuyết phục họ ngừng hậu thuẫn Việt Cộng (2).
XUẤT XỨ CỦA HOẠT ĐỘNG HẢI QUÂN NGẦM
Các nhà lănh đạo cao cấp của hải quân cảm thấy CIA chẳng có lư do ǵ để dính vào hoạt động loại này hoặc ít nhất nó phải chịu sự giám sát của hải quân. Thực ra, suy nghĩ cho rằng CIA có thể làm được cái ǵ đó to tát ngoài việc xâm nhập vài điệp viên qua đường biển vào miền Bắc đối với giới lănh đạo hải quân là viển vông. Tuy nhiên, trung tâm CIA ở Sài G̣n lại được giao nhiệm vụ nhiều hơn thế trên biển.
Kiến trúc sư của hoạt động trên biển là Tucker Gougelmann, cựu lính thuỷ đánh bộ, Gouglemann có thành tích chiến đấu đáng kính trọng ở Thái B́nh Dương, nơi ông đă nhiều lần bị thương. Là nhân viên CIA, Gouglemann đă chỉ huy hoạt động chống lại địa bàn bị từ chối ở Đông Âu trong những năm 1950 và Triều Tiên. Năm 1960, CIA cử ông đến Sài G̣n.
Gouglemann thành lập cơ sở tại Đà Nẵng năm 1961 và bắt đầu đưa thuyền ra Bắc. Hoạt động trên biển là một phần trong chương tŕnh chống Hà Nội của CIA. Các nội dung khác bao gồm: cài cắm điệp viên và chiến tranh tâm lư. Vào mùa hè năm 1961, CIA bổ sung thêm hoạt động qua giới tuyến ở Lào và Campuchia để do thám đường ṃn Hồ Chí Minh, nhưng chỉ mới tiến hành được vài điệp vụ. Sử dụng người Việt Nam, không có trực thăng hỗ trợ để xâm nhập, những toán này không thể vào sâu trong Lào.
Hoạt động trên biển do Gouglemann khởi xướng có quy mô nhỏ tương tự. "Mục tiêu cơ bản" là “thu thập t́nh báo và thám sát vùng ven biển miền Bắc". Gouglemann xâm nhập điệp viên đầu tiên vào Bắc Việt Nam - điệp viên đơn tuyến mật danh Ares - tháng 2 năm 1961. Sau đó là các điệp viên khác. Theo tài liệu đă giải mật của Hội đồng tham mưu trưởng liên quân, những hoạt động ban đầu “về cơ bản là thụ động và cố tránh đụng độ nếu có thể”.3 Năm 1962, Gouglemann được chỉ đạo bắt đầu "các cuộc tập kích phá hoại ngắn hạn ven bờ” để đáp lại việc gia tăng thù địch Nam-Bắc và chuẩn bị cho việc thành lập phong trào chống đối ở miền Bắc".4 Tổng thống Kenedy đang hối thúc CIA gia tăng cường độ hoạt động ngầm ở đó.
Nguồn lực mà Gouglemann có trong tay chủ yếu là các thuyền có gắn động cơ của Nam Việt Nam, lư do chính để đô đốc Felt kết luận kết quả hoạt động của CIA không có ǵ đáng kể. Các thuyền gắn máy không hề được thiết kế cho hoạt động phá hoại hoặc gây rối, trong đó tốc độ và khả năng lẩn trốn là hai yếu tố sống c̣n.
Khi Washington quyết định đẩy mạnh hoạt động trên biển lên mức quấy rối và phá hoại, hải quân được giao nhiệm vụ hỗ trợ và cung cấp thiết bị để cải thiện năng lực của CIA trong việc thực thi các điệp vụ. Tháng 8-1962, tư lệnh MACV, tướng Harkin "đề nghị sử dụng tàu ngư lôi của Hoa Kỳ, với sự hỗ trợ của đơn vị hậu cần hải quân ở Đà Nẵng, thực hiện nhiệm vụ trên biển miền Bắc". Cuối tháng 9, chính quyền Kenedy chấp thuận đề nghị này.5
Hải quân lục lọi trong kho của ḿnh để t́m ra loại tàu phù hợp. Tháng 10, Thứ trưởng Bộ Quốc pḥng Roswell Gilpatric chỉ đạo đô đốc Anderson giao cho CIA tái sử dụng hai tàu phóng lôi thân nhôm được đóng năm 1950 hiện đang bỏ không: chiếc PT-810 và PT-811 được trang bị súng 20mm và 40mm. Hai chiếc tàu được đặt lại tên là Tàu tuần tiễu nhanh (PTF1 và PTF2). Những lần đi biển thử nghiệm của 2 tàu này đều có nhiều trục trặc. Viên đại uư hải quân, người báo cáo Bộ trưởng Quốc pḥng McNamara về những vấn đề kỹ thuật xảy ra trên biển của hai tàu này, nhận xét là cả hai chưa vượt qua giai đoạn thử nghiệm. Và chính v́ vậy trước đó cả hai bị bỏ , không sử dụng.6
Bất chấp những trục trặc, McNamara rất phấn kích về việc hai tàu được đưa ra sử dụng, tin tưởng đó là "một bước đi đúng hướng".7 Tuy nhiên cần làm nhiều hơn nếu muốn Hà Nội cảm nhận được bức thông điệp về cái giá phải trả cho việc tiến hành nổi dậy ở miền Nam. Để đạt được mục đích đó, ông yêu cầu "ưu tiên chú ư vào việc mua tàu do nước ngoài chế tạo" và chỉ đạo thứ trưởng phụ trách hải quân "có ngay hành động để mua hai tàu lớn Nasty của hải quân Nauy".8 nổi tiếng về tốc độ và khả năng lẩn tránh. Việc mua tàu hoàn thành năm 1963, đó là hai tàu thân gỗ cứng được đặt tên hiệu PTF3 và PTF4.
Mặc dù hai tàu Nasty sẽ được sử dụng trong các hoạt động ngầm tuyệt mật, hải quân quyết định thông báo công khai việc mua sắm chúng. Đô dốc Aderson đă đưa một chiếc đến Washington "để thao diễn khả năng hỗ trợ đổ bộ và hoạt động ven biển" do các "toán không-đất-biển (SEAL) của Hải quân sử dụng trong hoạt động bán quân sự và không quy ước".9 Ngày 15-5 theo lời mời của thứ trưởng hải quân John Connally, giới báo chí ở Washington tập hợp dọc sông Potomac để xem buổi tŕnh diễn này, một việc làm khác thường để chuẩn bị cho hoạt động ngầm hết sức nhạy cảm.
Sau khi dừng tại San Diego, hai chiếc Nasty được chở đến Hawaii và sẵn sàng cho nhiệm vụ ở Đông Nam Á. Trong thời gian ở đây, "Chỉ huy trưởng hoạt động hải quân cho phép văn pḥng thông tin đưa tin ảnh" về hai con tàu mới được bổ sung cho hạm đội Thái B́nh Dương. Tuy nhiên, bắt đầu có lo ngại về việc đưa ra công khai những chiếc tàu được mua về phục vụ hoạt động bí mật. Hải quân đă dựng lên một câu chuyện ngụy trang, theo đó nhiệm vụ của Nasty là chống lại tàu phóng lôi của Liên Xô - Swatow. Rơ ràng đó là lư do rất dở v́ tại Đông Nam Á, nơi Nasty nhận nhiệm vụ, chỉ có Bắc Việt Nam có Swatow. Cuối cùng, Anderson ra chỉ thị "hạn chế tối thiểu” việc đưa tin về Nasty.10 Bây giờ nh́n lại, việc tuyên truyền đó thật tệ hại; nó thể hiện khiếm khuyết nghiêm trọng trong hiểu biết của hải quân về hoạt động ngầm. Đó là sự khởi đầu mang điềm xấu của hải quân Mỹ trong lĩnh vực hoạt động ngầm.
CIA nhận các tàu Nasty vào cuối năm 1963. Để điều khiển con tàu xâm nhập hải phận miền Bắc, CIA thuê thuỷ thủ Đức và Nauy. Hải quân cử một nhóm SEAL đến giúp CIA huấn luyện biệt kích tiến hành phá hoại. Ngoài ra hải quân c̣n cung cấp hậu cần để bảo dưỡng con tàu.
Khi những công việc trên đang diễn ra, Kenedy chỉ thị thực hiện kế hoạch "Switchback", theo đó các hoạt động ngầm chống miền Bắc được chuyển từ CIA sang Lầu Năm Góc , trong đó có hoạt động ngầm trên biển của Gouglemann. Trong những ngày đầu của SOG, McNamara tin là hoạt động trên biển sẽ rất hiệu quả. Bạn không cần phải chờ đợi cho đến khi điệp viên xây dựng xong mạng lưới hoặc chiến tranh tâm lư bắt đầu có ảnh hưởng đến tư tưởng của đối phương. Hoạt động trên biển có tác động ngay lập tức McNamara lập luận như vậy.
Việc chuyển giao mất nhiều thời gian hơn dự kiến. Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Maxwell Taylor trù trừ măi và năm tháng sau mới giao trách nhiệm cho Bộ Tư lệnh Thái B́nh Dương lập kế hoạch triển khai vào tháng 5-1963. Đô đốc Felt giao cho ban tham mưu soạn thảo Kế hoạch hành động 34A (OPLAN34). Bản dự thảo này được chuyển cho Taylor ngày 17-6-1963, nhưng măi đến ngày 9-9 ông mới phê duyệt và c̣n giữ lại thêm hai tháng nữa mới tŕnh lên Bộ trưởng Quốc pḥng McNamara. Kế hoạch 34A được đưa vào chương tŕnh nghị sự của “cuộc họp đặc biệt về Việt nam" do McNamara triệu tập ngày 20-11-1963 tại Honolulu.
Tại Hội nghị, McNamara phê phán mạnh mẽ CIA về hoạt động ngầm chống miền Bắc và cho rằng đă đến lúc phải thay đổi. Bây giờ đến lượt quân đội. Ông tin tưởng rằng quân đội sẽ mang lại kết quả tốt hơn. Đô đốc Felt đă từng tuyên bố như vậy một năm trước đó. Điều cần thiết là một nỗ lực rộng lớn hơn. McNamara coi hoạt động trên biển là một cách xâm nhập, gây thiệt hại và làm cho Hà Nội nhận ra là Hoa Kỳ bắt tay vào việc thực sự. Do vậy, lănh đạo Hà Nội sẽ nhận được bức thông điệp mà Hoa Kỳ muốn nhắn gửi.
Trong hồi kư về Việt Nam, McNamara nhắc lại những sự kiện dẫn đến quyết định phê chuẩn kế hoạch 34A của chính quyền Johnson sau cuộc họp tại Honolulu. Hai tuần sau cuộc họp, McNamara gặp tổng thống để trao đổi về chính sách Việt Nam. Theo McNamara , tổng thống "cho là Hoa Kỳ không làm tất cả những ǵ cần phải làm". Trong cuộc gặp, "ông hỏi cụ thể là liệu kế hoạch hoạt động ngầm có thể mở rộng được không". Theo McNamara nhớ lại, "tổng thống Johnson muốn tăng cường hoạt động ngầm"11 và McNamara nhất trí. Trong số những điệp vụ ngầm được phê duyệt cho thực hiện, người ta cho rằng điệp vụ trên biển sẽ tạo ra tác động ngay tức khắc lớn nhất đối với giới lănh đạo Hà Nội đồng thời có ít rủi ro nhất đối với Washington.
Để đạt được mục tiêu của Kế hoạch 34A- thuyết phục Hà Nội rằng việc chấm dứt chính sách xâm lược ở miền Nam là phục vụ lợi ích của chính họ-cần phải có thời gian. Nhưng các nhà vạch chính sách đang nóng vội. Bằng việc gia tăng quấy phá và huỷ hoại cơ sở vật chất, họ kỳ vọng hoạt động bán quân sự ngầm sẽ ngay lập tức làm suy yếu ư chí của Hà Nội. Do đó, khả năng tạo ra tác động nhanh là căn cứ chủ yếu để chọn ra 30 mục tiêu cho giai đoạn một. Hoạt động ngầm trên biển tập trung vào số mục tiêu này với hy vọng sẽ mang lại tác động ngay lập tức như Washington mong muốn với Hồ Chí Minh và các đồng chí của ông, ít nhất đó là theo suy nghĩ của Hoa Kỳ.
Bộ phận hàng hải của kế hoạch 34A được quan tâm đặc biệt. Ngày 20-12, McNamara đến Sài G̣n thị sát tiến bộ công việc. Ông muốn đẩy nhanh tốc độ chuẩn bị. Mọi việc diễn ra không nhanh chóng như yêu cầu. Hà Nội phải sớm nhận được thông điệp và hoạt động ngầm trên biển là người chuyển bức thông điệp đó. Theo một lời kể, trong chuyến thăm, McNamara "thể hiện rất quan tâm đến việc triển khai một số hoạt động".12 Đứng đầu danh sách là hoạt động trên biển. Đó là tính cách đặc trưng của McNamara, luôn luôn vội vă. Mọi việc phải được thực hiện nhanh chóng và phải có ngay kết quả.
Khi biết rằng chỉ có vài tàu Nasty và Swift được dành cho những điệp vụ trên biển, McNamara chỉ thị cho hải quân mua thêm tàu Nasty.13 Với tầm hoạt động 860 dặm và tốc độ 38 hải lư giờ, những chiếc Nasty được coi là sẽ "cải thiện lớn năng lực tiến hành hoạt động ngầm trên biển”. Sau những chuyện công khai mà hải quân đă tạo ra khi mua tàu, người ta quyết định đưa ra lư do ngụy trang để giải thích sự có mặt của chúng tại miền Nam. Loại con tàu này "được chuyển giao cho Cộng hoà Nam Việt Nam tiến hành hoạt động đơn phương bảo vệ vùng ven biển chống lại sự xâm nhập của các lực lượng thù địch từ Bắc Việt Nam".14
Nói tóm lại, các nhà hoạch định chính sách cao cấp ở Washington coi bộ phận hoạt động trên biển của SOG là công cụ tốt nhất để ngay lập tức buộc Hà Nội phải chú ư và nhụt ư chí. Đầu năm 1964, bộ phận cố vấn hải quân phối thuộc-NAD, mật danh của OP37, được thành lập ở Đà Nẵng. Lễ thành lập vừa diễn ra cũng là lúc Washington đ̣i hỏi kết quả.
________________________________________
1, 5, 12, 13. Marolda và Fitzgerald, "Hải quân Hoa Kỳ và cuộc xung đột Việt Nam", tr. 203.
2. Marolda và Fitzgerald, Sđd, tr. 201, 202.
3, 4. Hội đồng tham mưu trưởng liên quân, "Nghiên cứu tài liệu của MACVSOG” tháng 7-1970, phụ lục C, phần "hoạt động trên biển", tr. 1.
6. Phỏng vấn đại uư hải quân nghỉ hưu William Murray, ngày 5-10-1997.
7, 8, 9. Marolda và Fitzgerald, "Hải quân Hoa Kỳ và cuộc xung đột Việt Nam", tr. 203, 206.
10. Marolda và Fitzgerald, Sđd, tr. 206.
11. McNamara, "Hồi tưởng: Bi kịch và bài học của Việt Nam", tr. 103.
14. Hội đồng tham mưu trưởng liên quân, "Nghiên cứu tài liệu của MACVSOG" , tháng 7-1970, phụ lục C, phần "hoạt động trên biển". tr. 1.
BỘ PHẬN CỐ VẤN HẢI QUÂN PHỐI THUỘC-NAD
Những người được giao trách nhiệm thành lập NAD ngay lập tức đối mặt với khó khăn mà các bộ phận nghiệp vụ khác của SOG gặp phải: t́m ra và lựa chọn nhân sự phù hợp; đề ra biện pháp hoạt động và nguyên tắc khi can dự; lập ra mô h́nh tổ chức của OP37; thiết lập quan hệ phối hợp với đối tác Nam Việt Nam; và h́nh thành quy tŕnh chỉ huy, giám sát. Các công việc trên càng khó thực hiện hơn khi phải chịu sức ép của các nhà vạch chính sách ở Washington. Những người đang ngóng đợi kết quả.
Lựa chọn nhân sự
NAD chính thức hoạt động tháng 9-1964. Đóng tại Đà Nẵng, NAD chịu trách nhiệm về hàng loạt hoạt động ngầm trên biển. Một năm sau, một bộ phận điều phối nhỏ-bộ phận hoạt động hàng hải (OP31) được h́nh thành tại trụ sở SOG ở Sài G̣n. OP31 có chức năng tham mưu, c̣n NAD tổ chức thực hiện.
Vấn đề cấp bách mà lănh đạo SOG phải xử lư là t́m ra nhân viên có kinh nghiệm trong hải quân và thuỷ quân lục chiến để biên chế cho OP37. Việc này rất khó bởi v́ các quân chủng, đặc biệt là hải quân, coi hoạt động ngầm là ít quan trọng và nằm ngoài nhiệm vụ của ḿnh. Do vậy, khi SOG tiếp xúc với hải quân đề nghị tuyển người cho OP37, người ta có thể đoán biết trước kết quả.
Khó khăn trong việc lựa chọn chỉ huy đầu tiên của NAD minh chứng cho vấn đề này. Người đó phải từng giữ cương vị chỉ huy trong hải quân. Nếu chỉ có vậy th́ rất dễ dàng v́ hải quân rất sẵn sĩ quan chỉ huy. Tuy nhiên, vào năm 1964, không một ai trong số đó từng trải qua hoạt động chiến tranh không quy ước. Kết quả là trong 4 chỉ huy đầu tiên của NAD, chỉ có một người có kinh nghiệm gần tương tự. Trong hải quân, các chức vụ cao được dành cho người chỉ huy tàu chiến lớn trên đại dương chứ không dành cho hoạt động ngầm. V́ vậy, khi đến phụ trách NAD lúc c̣n sơ khai, Jack Owens phải chỉ huy một đơn vị mà ḿnh không hiểu biết ǵ cả. Ông vừa kết thúc nhiệm vụ tại một tàu khu trục và cả cuộc đời ông gắn liền với hải quân.
Owens công tác một năm và được thay thế bằng Bob Fay. Quá tŕnh công tác của Fay gần gụi hơn với nhiệm vụ của NAD, Fay là "một người nhái có kinh nghiệm, gia nhập hải quân từ chiến tranh thế giới thứ hai”. Ông khởi đầu sự nghiệp là người nhái năm 1951 và sau đó công tác tại nhiều đơn vị đặc biệt, trong đó có "Đội phá huỷ dưới nước" -UDT-số 2.1 Kinh nhiệm phá huỷ dưới nước của Fay là một căn cứ quan trọng để chọn ông. Nhưng không may, ông là sĩ quan chiến tranh đặc biệt đầu tiên của hải quân bị giết ở Việt Nam. Ngày 28-10-1965 sáu tháng sau khi nhận chức chỉ huy của NAD, chiếc xe Jeep của Fay bị trúng đạn cối của Việt Cộng.2
Fay được thay thế bằng người phó, William Hawkins. Theo một nhân viên của NAD lúc bấy giờ, Hawkins là "người dự bị và tôi không hiểu tại sao người ta lại chọn ông ấy v́ Hawkins là một sĩ quan hải quân đúng nghĩa: giầy đen và làm việc trên tầu nổi, không có bất kỳ kinh nghiệm nào, và trên thực tế, gần như đứng bên ngoài các hoạt động của NAD".3 Sau đó là Willard Olson, người cũng như Hawkins không được chuẩn bị cho chiến tranh đặc biệt. Phó của Olson là Robert Terry th́ giống Fay, có kinh nghiệm phá huỷ dưới nước. Sau khi nhiệm kỳ của Olson kết thúc, Terry được tạm thời bổ nhiệm là chỉ huy trưởng. Terry sau đó được thay bằng Norman Olson.
Norman Olson là vị chỉ huy mà OP37 cần, nhưng lúc đó NAD đă hoạt động được 3 năm. Olson có kinh nghiệm chỉ đạo và thực hiện hoạt động phá huỷ dưới nước và từng là cán bộ tham mưu của một nhóm hỗ trợ hoạt động hải quân liên quan đến chiến tranh đặc biệt. Khi c̣n công tác ở nhóm này, Olson đă có quan hệ với NAD. ông nhớ lại rằng "lúc bấy giờ chúng tôi rất thất vọng về những ǵ đang diễn ra ở Đà Nẵng. Singlaub, chỉ huy của SOG muốn có ai đó để chấn chỉnh mọi thứ và tôi được đề cử".4
Olson gắn thái độ không hài ḷng của Singlaub với việc thiếu kỷ luật trong nhân viên của NAD, rất nhiều người trong số đó không tuân thủ kỷ luật quân đội. Singlaub muốn chấm dứt t́nh trạng này và Olson đă làm đúng như vậy. Là một sĩ quan chuyên nghiệp, Olson hiểu rơ nhu cầu kỷ luật quân đội trong một tổ chức như NAD. Olson là người cứng rắn, đúng dạng chỉ huy mà OP37 cần đến.
Cứ ngỡ rằng một khi đă t́m được đúng mẫu chỉ huy cho NAD, hệ thống nhân sự hải quân sẽ đề cử người thay thế Olson theo đúng mẫu như vậy. Nhưng ngược lại, người thay thế là Andrew Merget không hề có kiến thức về hoạt động đặc biệt. Merget ghi nhận "kinh nghiệm nghề nghiệp của tôi hoàn toàn ở hạm đội trên mặt biển, nhất là hoạt động của tàu khu trục. V́ thế tôi không liên quan ǵ đến hoạt động ngầm".5 Tiếp sau Merget là Charles Edson cũng từ hoạt động chính thống của hải quân.
Các viên phó của NAD thường là sĩ quan lính thuỷ đánh bộ có cấp hàm thiếu tá hoặc trung tá. Không một người nào được cử giữ chức vụ này từng trải qua hoạt động bán vũ trang bí mật. Đó không phải là công việc của lính thuỷ đánh bộ. Tuy nhiên đại đa số đă trải qua công tác có tính chất tương tự. Trung tá Mick Trainor là một ví dụ. Những năm sau này ông lên được cấp trung tướng và sau khi nghỉ hưu, trở thành phóng viên quân sự của tờ Thời báo New York và thành viên Ban giám hiệu Trường chính phủ Kenedy thuộc đại học Harvard. Trainor cho biết đă từng "chỉ huy Đại đội thám báo cuối những năm 1950 và đầu 1960 tham gia chuyến tham quan trao đối với biệt kích Anh. Tôi đoán là hai yếu tố trên giúp tôi đủ tiêu chuẩn cho hoạt động đặc biệt... nhưng tôi chưa từng làm công việc ngầm".6
Những người tiếp theo Trainor, như trung tá Wesley Rice năm 1966, cũng có quá tŕnh công tác tương tự. Rice "từng tham gia thám báo, đi tham quan trao đổi kinh nghiệm với lực lượng biệt kích của hải quân Anh. Tôi vừa rời cương vị chỉ huy đại đội thám báo. Tôi biết nhảy dù, sử dụng bộ đồ người nhái, biết kỹ thuật sơn cước t́m đường. Tôi đă từng trải qua các công việc đó. Có vẻ như chúng có những yếu tố tương tự như thám báo và kinh nghiệm hoạt động đặc biệt. Lúc bấy giờ chúng tôi không gọi nó là những hoạt động đặc biệt".7
Với thực tế là các chỉ huy trưởng của NAD nh́n chung đều là sĩ quan hải quân chính thống, điều thiết yếu là người phó chỉ huy nghiệp vụ phải có kinh nghiệm thám báo và hoạt động biệt kích trong lực lượng thuỷ quân lục chiến. Những hoạt động này gần tương tự như hoạt động chống phá các mục tiêu ven biển ở miền Bắc. Trainor và Rice huấn luyện, cố vấn và hỗ trợ biệt kích Nam Việt Nam tiến hành các phi vụ đó. Để tiến hành huấn luyện, NAD có một đơn vị SEAL phối thuộc và nhân viên thám báo của lực lượng lính thuỷ đánh bộ. Nếu được giao đúng người Trainor và Rice sẽ giúp họ chuẩn bị sẵn sàng cho các điệp vụ biệt kích.
OP37 c̣n tiếp nhận nhân viên hải quân để huấn luyện thuỷ thủ Nam Việt Nam và bảo dưỡng tàu. Các thuỷ thủ của PTF hướng dẫn đối tác "về chiến thuật, vũ khí, xác định phương hướng và các chức năng hoạt động của các tàu PTF".8 Một nhóm hải quân hướng dẫn công việc sửa chữa và bảo tŕ ba tàu Swift và bảy tàu Nasty.
Nói tóm lại, chất lượng nhân sự của bộ phận cố vấn hải quân phối thuộc không đều. Tuy nhiên, một vấn đề nhân sự lớn hơn xuất hiện vào năm 1964 và tác động tiêu cực đến NAD trong suốt quá tŕnh tồn tại: việc thiếu động cơ và kỷ luật của người Việt Nam được chọn thực hiện hoạt động ngầm trên biển chống lại miền Bắc. Như chúng ta sẽ thấy, điều này có tác động xấu đến hiệu quả hoạt động của NAD.
______________________________________
1, 2. T. L. Bosiljavac, “SEAL: Hoạt động của SEAL-UTD ở Việt Nam" (Buolder, Colo. Paladin Press, 1990) tr.40.
3, 6. Phỏng vấn lịch sử với trung tướng Mick Trainor, trong "MACVSOG: phỏng vấn lịch sử với những sĩ quan từng phục vụ tại OP37", tr.39.
4. Phỏng vấn lịch sử với đại úy Norman Olson, trong "MACVSOG: phỏng vấn lịch sử với những sĩ quan từng phục vụ tại OP37", tr.127.
5. Phỏng vấn lịch sử với Andrews Marget trong "MACVSOG: phỏng vấn lịch sử với những sĩ quan từng phục vụ tại OP37”, tr. 200.
7. Phỏng vấn lịch sử với tướng Weley Rice, trong "MACVSOG: phỏng vấn lịch sử với những sĩ quan từng phục vụ tại OP37", tr. 39.
8. Hội đồng tham mưu trưởng liên quân, "Nghiên cứu tài liệu của MACVSOG" tháng 7-1970, phụ lục C, phần "Hoạt động trên biển" tr. 24, 13.
Nhiệm vụ của hoạt động ngầm trên biển và quy định về can dự
NAD được trao một danh mục đầy tham vọng những hoạt động chống phá các mục tiêu ven biển ở miền Bắc. Khu vực hoạt động của NAD là từ “vĩ tuyến 17 đến 21 và trong phạm vi 30 dặm tính từ bờ biển ra ngoài khơi".1 Vùng này ở phía nam các cơ sở cảng chính ở Hải Pḥng.2 Với những tàu hiện có, đó thường là chuyến đi vất vả.
Sáu nhiệm vụ cụ thể được giao là "phục kích và quấy rối", bao gồm "phục kích, bắt giữ, thẩm vấn và phá huỷ các tầu hậu cần và thuyền có vũ trang của miền Bắc”; và "rải các tài liệu tâm lư chiến như tờ rơi tuyên truyền, máy thu thanh và gói quà".3
Tuy nhiên, những quy định về can dự ngay từ đầu đă ḱm hăm việc thực hiện nhiệm vụ nêu trên. Yếu tố ngăn cản chính là việc cấm không cho nhân viên Mỹ tham gia hoạt động ngầm trên biển chống lại miền Bắc. Trong khi nhân viên thám báo của thuỷ quân lục chiến và SEAL của hải quân huấn luyện các đơn vị biệt kích người Nam Việt Nam hoạt động tập kích ven bờ, họ không được lănh đạo những người này trong hoạt động thực tế. Tương tự, nhân viên hải quân chịu trách nhiệm hướng dẫn thuỷ thủ vận hành tàu cũng không được cùng đi với họ. Điều này tác động nghiêm trọng đến hiệu quả của toàn bộ hoạt động, nhất là sau khi miền Bắc áp dụng các biện pháp đối phó với OP37. Thường là người Nam Việt Nam không ngang tầm với nhiệm vụ. Cần phải lănh đạo họ bằng ví dụ cụ thể, nhưng quy định về can dự không cho phép làm như vậy. Trong nhiều yếu tố dẫn đến thành công ít ỏi của OP39, yếu tố có ư nghĩa nhất là sự vắng mặt của nhân viên Mỹ trong điệp vụ cụ thể.
Quy .định về can dự c̣n áp đặt hạn chế địa lư đối với địa bàn hoạt động của OP37. Theo hồ sơ, "do thiếu tàu hoạt động trên biển và khả năng hạn chế của PTF, ranh giới hoạt động thông thường ở miền Bắc là bên dưới vĩ tuyến 19o30’. Các điệp vụ phía trên vùng này chỉ được xem xét một cách ngoại lệ trên cơ sở tính hấp dẫn của mục tiêu”.4 Vượt qua ranh giới là một hành tŕnh dài và gian khổ, nhưng đó là nơi có nhiều mục tiêu quan trọng.
Có sự giới hạn tương tự với đảo Hải Nam của Trung Quốc. Các tàu của OP37 không được tiến gần quá "40 dặm để giảm nhẹ khả năng đụng độ với các tàu hoặc máy bay tuần tra của Trung Quốc".5 Cũng như các mặt hoạt động khác của chiến tranh Việt Nam, hoạt động trên biển của SOG bị ảnh hưởng bởi dư âm chiến tranh Triều Tiên. Nỗi sợ hăi Trung Quốc luôn luôn ám ảnh suy nghĩ của các nhà vạch chính sách. Việc hạn chế địa lư không những cản trở những ǵ mà OP37 có thể thực hiện mà c̣n làm cho các hoạt động đó dễ bị đoán trước và phát hiện.
Cuối cùng, trong phần lớn hoạt động, lực lượng trên biển rất đơn độc. Chỉ những "điệp vụ có tính nguy hiểm cao nhất định bên trên vĩ tuyến 19o30' ... (mới có) sự hỗ trợ của không quân Hoa Kỳ". Tuy nhiên, nếu PTF bị lực lượng miền Bắc mạnh hơn tấn công, họ được phép liên hệ với tàu chiến hoặc máy bay Mỹ xin yểm trợ.6
Cấu trúc của OP37 và quan hệ phối hợp
Vào năm 1964, mô h́nh tổ chức của bộ phận cố vấn hải quân phối thuộc-NAD - có bảy pḥng, trong đó những thành tố chủ chốt là các pḥng chịu trách nhiệm hướng dẫn thuỷ thủ và huấn luyện biệt kích người Nam Việt Nam. Một bộ phận quan trọng nữa là Đội hỗ trợ cơ động-MST- có nhiệm vụ bảo dưỡng và sửa chữa tàu.7
Đầu tiên hoạt động trên biển của SOG được dự kiến đặt dưới sự chỉ huy hỗn hợp trong đó nhân viên Mỹ và Nam Việt Nam cùng làm việc. Tuy nhiên sau đó hai ban chỉ huy riêng với nhiệm vụ khác nhau được h́nh thành. NAD vạch kế hoạch điệp vụ, huấn luyện thuỷ thủ và biệt kích và cung cấp nguồn lực. Đối tác Nam Việt Nam, cơ quan an ninh bờ biển (CSS) thuộc Tổng nha kỹ thuật chiến lược - bao gồm bộ chỉ huy, các bộ phận hỗ trợ, 55 toán biệt kích biển, 10 tàu tuần tra và các bộ phận bảo dưỡng- phối họp với OP37. Vai tṛ chủ yếu của CSS là tuyển lựa thuỷ thủ và các toán biệt kích.
Thậm chí, sau khi hai ban chỉ huy được thành lập, người ta vẫn dự kiến hai bên tiếp tục cùng vạch kế hoạch: "chỉ huy trưởng, CSS... với sự cố vấn của sĩ quan phụ trách của NAD vạch kế hoạch và phối hợp thực hiện các điệp vụ và nhiệm vụ đặc biệt".8 Trong thực tế, điều này không được thực hiện cho đến khi Olson trở thành chỉ huy của NAD năm 1967. Trong 3 năm đầu tiên, CSS bị gạt ra khỏi quá tŕnh đó. Theo Jim Munson, phó chỉ huy phụ trách hoạt động của NAD, việc vạch kế hoạch điệp vụ của OP37 trong năm 1964 được tiến hành như sau: "tôi lập danh sách mục tiêu và giải tŕnh với Jack Owens, chỉ huy trưởng của NAD về mối liên hệ giữa mục tiêu trong danh sách với nhiệm vụ chung, sau đó bản danh sách được gửi tới Sài G̣n, rồi từ Sài G̣n sang Washington và tại đó nó có thể được duyệt hoặc bác bỏ. Phần lớn mục tiêu được duyệt. Đôi khi chúng tôi được giao thực hiện nhiệm vụ cụ thể ngoài kế hoạch".9
Năm 1965, Trick Trainor thay Jim Munson. Khi được hỏi ông có cho CSS tham gia hoặc biết về thời gian thực hiện điệp vụ không, Trainor nói thẳng thừng. "tôi không làm như vậy". Tại sao? Trainor trả lời ngay: "tôi không tin ai khác ngoài người Mỹ và khi người Việt Nam chuẩn bị thực hiện công vụ, họ phải sống riêng biệt dưới sự giám sát của người Mỹ".10
Sự thiếu tin cậy với đối tác Nam Việt Nam mang tính phổ biến trong tất cả các bộ phận của SOG chứ không riêng ǵ với OP37. Lư do được đưa ra luôn là vấn đề an ninh- Rằng CSS bị cơ quan t́nh báo đối phương xâm nhập.
Không phải mọi sếp của NAD đồng t́nh với cách làm riêng rẽ trên, nhưng phần lớn làm như vậy. Norm Olson là một ngoại lệ. Mặc dù nhận thức được sự nguy hiểm, Olson điều chỉnh lại mối quan hệ. Olson nhận thấy rằng NAD nên hoạt động chung với CSS và cho biết trong thời gian ông chỉ huy "chúng tôi làm cho họ tham gia tích cực. Tôi quan hệ trực tiếp với đối tác tại CSS; tôi nói: xem này chúng ta có tổ chức song song, những ǵ anh và tôi cần làm là quản lư... v́ thế tôi cố làm cho mọi quyết định đều được công khai. Dĩ nhiên, có một số điều nhất định bạn không muốn san sẻ và họ cũng vậy. Nhưng chúng tôi có quan hệ chặt chẽ và chúng tôi cố gắng đảm bảo đối tác cũng là người tham gia từ cấp trên xuống đến cấp thực hiện".11 Đó là ư tưởng tốt nhưng liều lĩnh. Mặc dù Olson điều chỉnh lại quan hệ, vấn đề thiếu tin cậy vẫn c̣n đó.
NAD c̣n có một số bận tâm khác ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ hợp tác giữa họ và CSS. Ví dụ: nhân viên của OP37 thường xuyên phê phán chất lượng thuỷ thủ cũng như số biệt kích người Việt được CSS tuyển lựa. Theo một báo cáo: "Trong giai đoạn triển khai và mở rộng chương tŕnh hoạt động ngầm trên biển, lănh đạo NAD thường xuyên nhắc đến vấn đề kỷ luật của người Việt" là không đáp ứng được theo tiêu chuẩn của Mỹ và cũng không được CSS khắc phục. Tỷ lệ trốn trại ở mức cao; có thái độ dửng dưng đối với việc mất mát hoặc hư hỏng tài sản. Việc đạt được mục tiêu quân sự chỉ là thứ yếu so với tiền thu nhập.12
Đối với nhân viên NAD, điểm cuối cùng này là trợ lực chủ yếu giúp việc tiến hành hoạt động trên biển chống miền Bắc có hiệu quả. Rất nhiều thuỷ thủ và biệt kích tham gia hoạt động chỉ v́ tiền. Tiền lương ở đây được coi là cao so với tiêu chuẩn quân đội Nam Việt Nam. Tuy nhiên, các chỉ huy của OP37 chỉ coi đó là "một thứ kích thích không mong muốn" chứ không thể thay thế cho "động cơ yêu nước". Điều này gây tác hại cho thành công của nhiệm vụ, nhưng tiếc thay, như nêu trong báo cáo, SOG đă "không xây dựng được sự thay thế khả thi".13 Việc thiếu động cơ, trách nhiệm và kỷ luật liên tục gây tác hại cho hoạt động ngầm trên biển.
Chỉ huy và kiểm soát.
Việc phê duyệt điệp vụ của OP37 được Washington quản lư sát sao. Các quan chức cao cấp của chính quyền Johnson tin rằng trong tất cả các hoạt động ngầm trong Kế hoạch 34A, hoạt động trên biển có thể mang lại tác động ngay lớn nhất lên các nhà lănh đạo miền Bắc và có ít rủi ro nhất đối với Hoa Kỳ. Đặc biệt trong năm 1964, tương tự như các hoạt động khác của SOG, Nhà Trắng muốn giám sát chặt chẽ hoạt động trên biển v́ sự nhạy cảm chính trị gắn liền với các hoạt động đó. Ngày 8- 12-1964, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân đề ra quy tŕnh phê duyệt các hoạt động trên biển như sơ đồ ở trang bên. Những quy định phiền hà này sau đó được áp dụng đối với các hoạt động khác của SOG.
Khi đề nghị của SOG được gửi cho SACSA, nó được thể hiện dưới mẫu phù hợp để tiện xem xét và được một sĩ quan hành động trực tiếp chuyển lên tướng Earl Wheeler, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân từ 1964-1970, để xin ư kiến. Wheeler có thể phê duyệt hoặc bác bỏ, hoặc tuỳ theo loại hoạt động, chuyển cho các tham mưu trưởng xem xét. Sau đó bản đề nghị được chuyển bằng tay lên Bộ trưởng Quốc pḥng McNamara hoặc thứ trưởng Cyrus Vance.
Sau khi được Lầu Năm Góc chấp thuận, bản đề nghị lại được chuyển trực tiếp sang Bộ Ngoại giao. Tại đó, ngoại trưởng Dan Rusk hoặc thứ trưởng phụ trách các vấn đề chính trị cho ư kiến trực tiếp. Điểm tiếp theo là Cố vấn an ninh quốc gia Mcgeorge Bundy. Ngay cả khi Bundy đồng ư quá tŕnh phê duyệt có thể chưa kết thúc. Một số vấn đề c̣n được Bundy tŕnh lên Tổng thống Johnson. Trong những trường hợp này, sự đồng ư của Johnson mới kết thúc tiến tŕnh phê duyệt.
Đó là quá tŕnh rất tốn công và năm 1965, tướng Wheeler t́m cách thu gọn lại. Cần phải thay đổi thế nào đó để việc thực hiện từng điệp vụ hoạt động trên biển đă được phê duyệt không phải xin ư kiến của toàn bộ hệ thống chỉ huy nữa. Thay vào đó, Wheeler muốn SOG có thể "đệ tŕnh cả gói 5 điệp vụ trong chương tŕnh 30 ngày để xin phê chuẩn của Bộ Tư lệnh Thái B́nh Dương, Hội đồng tham mưu trưởng liên quân và cấp cao hơn”. Sự "phê chuẩn cả gói đồng thời là sự cho phép thực hiện các điệp vự”.14
Năm 1967, thủ tục xin phép thực hiện điệp vụ được đơn giản hoá thêm một bước và bộ tư lệnh Thái B́nh Dương “được uỷ quyền phê duyệt cho thực hiện mọi điệp vụ mà trước đó nội dung đă được phê chuẩn ở cấp Washington". Mặc dù vậy, 12 giờ trước khi thực hiện một điệp vụ cụ thể, OP37 phải gửi điện báo cáo dự định thực hiện để "cho cơ quan cấp trên có cơ hội xem xét cuối cùng".15 Như vậy, việc rút gọn thủ tục mới chỉ là ngoài ŕa. Cho đến khi có chỉ thị chấm dứt hoạt động tháng 11-1968, hoạt động trên biển vẫn được giám sát chặt chẽ theo tŕnh tự trên. Điều này càng đúng hơn sau khi các nhà hoạch định chính sách mất dần sự quan tâm đối với việc sử dụng hoạt động ngầm trên biển chống miền Bắc.
______________________________________
1. Hội đồng tham mưu trưởng liên quân, "Nghiên cứu tài liệu của MACVSOG" tháng 7-1970, phụ lục C, phần "Hoạt động trên biển" tr. 24, 13.
2, 3. Marolda và Fitzgerald, "Hải quân Hoa Kỳ và cuộc xung đột Việt Nam", tr. 439, 21.
4, 5. Marolda và Fitzgerald, Sđd, tr. 16.
6, 7. Marolda và Fitzgerald, Sđd, tr. 17, 22.
8. Marolda và Fitzgerald, Sđd, tr. 25.
9. Phỏng vấn lịch sử với trung tá James Munson, trong "MACVSOG- phỏng vấn lịch sử với những sĩ quan từng phục vụ tại OP37” tr.89.
10. Phỏng vấn lịch sử với trung tướng Mick Trainor, trong "MACVSOG: phỏng vấn lịch sử với những sĩ quan từng phục vụ tại OP37", tr. 48.
11. Phỏng vấn lịch sử với đại uư Olson , trong "MACVSOG: phỏng vấn lịch sử với những sĩ quan từng phục vụ tại OP37” tr. 139.
12. Hội đồng tham mưu trưởng liên quân, "Nghiên cứu tài liệu của MACVSOG”, tháng 7-1970, phụ lục C phần "Hoạt động trên biển”, tr.48.
13. Hội đồng tham mưu trưởng liên quân, Sđd, tr.27.
14, 15. Hội đồng tham mưu trưởng liên quân, Sđd, tr.8, 10.
HOẠT ĐỘNG VÀ TÁC ĐỘNG: 1964 - 1968
Năm 1964, Washington tin rằng hoạt động ngầm trên biển sẽ có tác động ngay đối với giới lănh đạo Hà Nội và phát đi tín hiệu cho Hà Nội biết họ sẽ phải chịu thiệt hại thực sự nếu tiếp tục phát động cuộc chiến tranh ở miền Nam. Một khi Hà Nội hiểu được bức thông điệp, vấn đề c̣n lại chỉ là gia tăng sức ép đến độ lợi ích của việc hậu thuẫn Việt Cộng không c̣n tương xứng với phí tổn nữa. Đó là sự áp dụng phương pháp phân tích hiệu quả - chi phí vào tư duy chiến lược, một phương pháp tiếp cận trong các vấn đề quốc pḥng đang thịnh hành trong các nhà chiến lược dân sự chiếm số đông tại các cơ quan an ninh quốc gia của chính quyền Kenedy và Johnson. Đó là cách đánh giá hoàn toàn dựa trên kinh tế học về cách thức tác động lên hành vi của Hà Nội.
Khởi đầu: 1964
Chính quyền Johnson đang nóng ḷng trông đợi kết quả từ hoạt động ngầm trên biển. Ngày 1-2-1964, chính quyền phát động giai đoạn một. Chỉ hai tháng sau, vào tháng Tư, chính quyền đă tỏ thái độ thất vọng về "việc thiếu thành công của chương tŕnh hoạt động trên biển trong thời gian qua".1
Washington không hài ḷng: không có dấu hiệu ǵ cho thấy miền Bắc đang bị đau đớn. Các quan chức cấp cao của Mỹ ở Sài G̣n cũng nhận thấy như vậy. Đại sứ Henry Cabot Lodge tuyên bố kế hoạch 34A "chắc chắn không có tác động đến Hà Nội". Đô đốc Ulyses S. Grant Sharp, tân Tư lệnh Bộ tư lệnh Thái B́nh Dương nhất trí với Lodge.2 Những hoạt động phá hoại, phục kích, ngăn chặn và quấy rối đầu tiên do OP37 thực hiện có rất ít kết quả.
Có nhiều lư do dẫn đến việc khởi đầu chậm chạp. Trước hết, năng lực trên biển mà CIA chuyển giao cho NAD rất hạn chế. Ngoài ra, mặc dù đă cam kết, các thiết bị quân sự và tàu bổ sung chưa có được ngay. Số nhân viên người Việt cần thiết cho số tàu được bổ sung và các toán biệt kích chưa được CSS chuyển giao. V́ vậy, SOG phải dựa vào số người làm thuê. Thêm nữa, rối loạn chính trị trong chính phủ Nam Việt Nam làm ngưng trệ các hoạt động quân sự, trong đó có việc gia tăng hoạt động ngầm chống lại miền Bắc. Cuối cùng, NAD không đủ tin tức t́nh báo về các mục tiêu ở miền Bắc. Ở đây có sự mất cân đối: các nguồn lực hiện có không đủ để hỗ trợ các mục tiêu chính sách.
Sự hiếm hoi thành công như nêu trên lẽ ra phải được lường trước. Nhưng Washington tiếp tục chỉ thị cho SOG đẩy mạnh các phi vụ phá hoại các cơ sở ven biển của miền Bắc. Washington muốn các hoạt động phải có sức phá hoại lớn hơn về quy mô và cường độ và nhằm vào các mục tiêu có ư nghĩa trọng yếu hơn giai đoạn một.3 Bộ trưởng Quốc pḥng McNamara tin rằng: "Có lợi thế thu được từ việc quấy phá miền Bắc... Do đó, bất chấp kết quả nghèo nàn, hoạt động trên biển của 34A cần được tiếp tục".4
Trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 12-1964, NAD thực hiện 32 điệp vụ - Các mục tiêu bao gồm trụ sở an ninh, cầu, doanh trại trên đảo, và trạm ra đa của miền Bắc. Đúng theo mong muốn của Washington, những điệp vụ này có "tính chất phá hoại" trong đó "có 12 vụ oanh kích", phá huỷ ba thuyền của đối phương. Nhiều vụ tập kích ven bờ được thực hiện nhằm vào "mục tiêu có tính thiết yếu cao hơn". Nhưng kết quả vẫn đáng thất vọng, khá nhất th́ cũng chỉ có tác động bên ngoài.
Đó là quan điểm của trung tá Jim Munson, phó chỉ huy phụ trách hoạt động của NAD năm 1964. Munson chịu trách nhiệm vạch kế hoạch hoạt động trên biển và biết năng lực thực hiện của người Nam Việt Nam. Mặc dù đă thực hiện 32 điệp vụ, nhưng kết quả là không đáng kể, Munson giải thích "tôi thấy rằng phần lớn điệp vụ đó không được thực hiện đến cùng, họ bỏ dở giữa chừng rồi quay trở về. Những điệp vụ không bị bỏ dở th́ có hiệu quả phá hoại nhưng cũng chỉ gây cảm giác khó chịu như kim châm mà thôi".5
Thành công chẳng đáng kể ǵ. Ví dụ, ngày 12-6, một khu kho bị phá huỷ, vào cuối tháng một chiếc cầu nhỏ bị nổ tung. Trong tháng 7, một trạm bơm ở đập nước bị đánh phá. Vào cuối tháng, 3 chiếc tàu đánh cá bị bắn ch́m. Liệu những vụ này có tác động ǵ đến ư chí của miền Bắc quyết tâm theo đuổi cuộc chiến ở miền Nam không? Munson không nghĩ như vậy: "Nó không đủ để làm cho người miền Bắc hiểu rằng họ không thể đưa bộ đội theo đường ṃn Hồ Chí Minh vào Nam mà không bị trừng phạt".6
Ngoài "hoạt động phá hoại", NAD bắt đầu hỗ trợ chương tŕnh chiến tranh tâm lư của SOG thông qua việc "thả truyền đơn và rải gói quà… và qua cải huấn tù binh miền Bắc, sau đó trả họ về miền Bắc".7 Munson cho hay ông không biết hoạt động tâm lư chiến này thu được kết quả ǵ NAD chỉ là người chuyển các tài liệu tâm lư chiến. Hoạt động này thuộc về bộ phận khác, nên SOG và họ có trách nhiệm đánh giá thành công hay thất bại.
Việc hoạt động trên biển được triển khai chậm chạp trong năm 1964 không ngăn được Washington đ̣i hỏi gia tăng hoạt động. Và yêu cầu này c̣n được nhắc lại sau sự kiện Vịnh Bắc Bộ tháng 8-1964. Sự kiện này xoay quanh câu chuyện mà ảnh hưởng của nó đối với sự dính líu của Mỹ vào chiến tranh Việt Nam vốn là đối tượng của nhiều cuộc điều tra. Không nghi ngờ ǵ nữa, hoạt động của SOG đă dẫn đến việc người Bắc Việt Nam tấn công tàu Madox ngày 4-8-1964.
Tàu Madox là một phần của chiến dịch Desoto có mục đích sử dụng các biện pháp điện tử để đánh giá năng lực tuần tra ven biển, pḥng không, ra đa của miền Bắc. Trước đó, các tàu tuần tra thuộc Desoto thu thập các thông tin tương tự từ Trung Quốc từ tháng 3-1962. Tháng 1-1964, tướng Westmoneland chỉ thị "các chuyến tàu dự kiến vào tháng Hai được giao nhiệm vụ cung cấp thông tin t́nh báo cho chương tŕnh 34A".8 V́ vậy, các tàu chiến được giao kế hoạch tiến vào Vịnh Bắc Bộ trước ngày 1-8-1964 với nhiệm vụ chủ yếu là xác định hoạt động tuần tra ven biển của miền Bắc".9
Vào cuối tháng 7-1964, Washington vẫn đang loay hoay với sự kém hiệu quả của hoạt động 34A. McNamara "phiền ḷng thấy rằng các vụ tấn công không được tăng lên tương xứng với sự cải thiện về năng lực". Một phần nguyên nhân là do sự cải thiện các biện pháp pḥng vệ và cảnh giới ven biển của miền Bắc. Ông yêu cầu xem xét phải chăng “pháo kích hoặc tấn công rốc két có thể là hoạt động lợi thế hơn".10 Vào mùa hè, rơ ràng là các vụ tập kích ven bờ của biệt kích"vừa không hiệu quả vừa nguy hiểm".11
Ngày 30-7, bốn tàu PTF của 34A hướng về phía Bắc để pháo kích các mục tiêu ven biển. Theo lời kể của một nhân viên, "bốn chiếc tàu đến vị trí phía tây nam Ḥn Mê ở toạ độ 19o vĩ bắc và 106o16' kinh đông. Tại đây các tàu tách rời nhau. PTF3 và PTF6 hướng tới Ḥn Mê c̣n PTF5 và PTF2 hướng tới Ḥn Niêu”.12 Cả hai toán nă pháo vào mục tiêu trận địa pháo, vị trí quân sự, và trạm liên lạc trước khi quay trở về Nam bỏ lại các tàu Swatows của miền Bắc đuổi phía sau.
Những cuộc tấn công này dường như có vai tṛ quan trọng trong quyết định tấn công tàu Madox của Hà Nội. Cũng có khả năng các tàu tuần tra Desoto dẫn đến quyết định đó. Vụ tấn công đă dẫn đến Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ, mở màn cho sự leo thang can thiệp của Mỹ vào chiến tranh Việt Nam. Tuy nhiên, vụ tấn công không thực sự dẫn đến quyết định leo thang. Trước đó, chính quyền Johnson đă xác định đó là điều cần thiết. Sự kiện Vịnh Bắc Bộ chỉ là cái cớ để tổng thống có thể làm một việc đă được quyết định. Tương tự, vụ tấn công tàu Madox của Hà Nội nên hiểu trong bối cảnh miền Bắc đă quyết định đẩy mạnh chiến tranh ở miền Nam tháng 12-1963. Lá bài đă được Hồ Chí Minh và các đồng chí của ông chọn lựa.
_______________________________________
1. Hội đồng tham mưu trưởng liên quân, Sđd, tr. 45.
2, 4. Marolda và Fitzgerald "Hải quân Hoa Kỳ và cuộc xung đột Việt Nam", tr. 341, 342.
3. Hội đồng tham mưu trưởng liên quân, "Nghiên cứu tài liệu về MACVSOG", phụ lục C, phần "Hoạt động trên biển", tr. 36.
5, 6, 7. Phỏng vấn lịch sử với trung tá James Munson, trong "MACVSOG: phỏng vấn các sĩ quan đă từng phục vụ trong OP37 của MACV SOG”, tr. 28.
8, 9. Marolda và Fitzgerald "Hải quân Hoa Kỳ và cuộc xung đột Việt Nam", tr.395, 398.
10, 12. Marolda và Fitzgerald "Hải quân Hoa Kỳ và cuộc xung đột Việt Nam", tr.407, 409.
11. Hội đồng tham mưu trưởng liên quân, "Nghiên cứu tài liệu của MACV - SOG , (7-1970) Phụ lục C, phần "Hoạt động trên biển” tr. 37.
Xây dựng và leo thang: 1965
Tháng 12-1964, SOG được chỉ thị tăng cường hoạt động ngầm trên biển.1 Trong năm 1965, "có 170 điệp vụ xuất phát từ Đà Nẵng, với khoảng 358 ngày hoạt động".2 Đó là sự gia tăng đáng kể so với năm 1964. Các tàu của SOG bắn ch́m hoặc bị thương các tàu, thuyền của đối phương. Về hoạt động pháo kích của tàu Nasty và Swift, có 49 vụ được thực hiện nhằm vào các dạng mục tiêu tương tự như năm 1964. Có 16 vụ tập kích ven biển được thực hiện, và hoạt động trên biển đă "phá huỷ hơn 50 thuyền, làm bị thương 19 tàu đối phương, trong đó có 3 tàu tuần tra".3
NAD tiếp tục hỗ trợ chương tŕnh chiến tranh tâm lư của SOG bằng việc bắt cóc ngư dân miền Bắc đưa đến đảo Thiên Đường - một phần trong hoạt động Gươm thiêng ái quốc. Trong năm 1965, 126 công dân miền Bắc được đưa đến đảo này. NAD c̣n thúc đẩy nhiệm vụ tâm lư chiến của SOG bằng biện pháp khác như phân phối gói quà, đài thu thanh cố định sóng, và truyền đơn. Trong năm 1965, "1.000 đài thu thanh, 28.742 gói quà được chuyển đi, và 1.124.600 truyền đơn được rải bằng đạn cối 81".4
Các hoạt động này có hiệu quả như thế nào? Theo một đánh giá năm 1965, "ngoài việc quấy phá sự đi lại của tàu bè miền Bắc và gây tác động tâm lư như mong muốn đối với dân chúng sống dọc bờ biển, các hoạt động đă buộc chính phủ miền Bắc bổ sung thêm nguồn lực để bảo vệ bờ biển".5 MACV cho rằng chương tŕnh hoạt động trên biển là "có hiệu quả nhất trong mọi chương tŕnh của 34A... và xét về thành công th́ cũng lớn nhất". Hoạt động này cũng được đánh giá là thành công về phương diện thu thập tin tức t́nh báo. Các hoạt động trên biển là "nguồn thông tin chủ yếu về hoạt động bên trong Việt Nam Dân chủ Cộng hoà". Cuối cùng, MACV nh́n thấy một tác động quan trọng kéo dài, đó là "gây ra t́nh trạng báo động kéo dài của lực lượng bảo vệ bảo vệ bờ biển miền Bắc và tạo ra mối lo lắng thường trực là các vụ tấn công có thể diễn ra ở bất kỳ nơi nào dọc theo bờ biển bên trên vĩ tuyến 20".6 Tuy nhiên việc tăng cường bảo vệ bờ biển của miền Bắc đă tác động đến các vụ tập kích ven bờ của OP37. Đến cuối năm 1965, rất khó thực hiện một cách có hiệu quả hoạt động đó và tỉ lệ thành công tụt xuống.
Mick Trainor, phó chỉ huy trưởng phụ trách hoạt động của NAD, cũng cho rằng hoạt động trên biển của SOG gây khó chịu cho miền Bắc, nhất là việc chặn đánh thuyền và tàu tuần tra của đối phương. "Chúng phải có hiệu quả, v́ vào năm 1966, họ dùng những thuyền có chứa thuốc nổ lao vào tàu của SOG. Nếu họ làm như vậy, rơ ràng họ rất bực tức về các hoạt động này". Có một lần, miền Bắc thậm chí c̣n tấn công tàu của SOG bằng máy bay. Đó cũng là một dấu hiệu về tác động của NAD đối với Hà Nội trong năm 1966 mà Trainor cho rằng v́ bị thiệt hại nên Hà Nội phải đưa các tàu tuần tra Swatow lên vùng biển an toàn ở phía Bắc. "Chúng tôi tốt hơn Swatow", Trainor nhận xét như vậy.7
Trainor ít lạc quan hơn về hoạt động pháo kích và nghi ngờ về tṛ lừa Gươm thiêng ái quốc. "Những người (ngư dân) được cho biết là họ được đưa lên bờ, đi đến vùng núi... tới căn cứ của SSPL... Nào, tôi là người ven biển và số ngư dân đó không tin vào điều đó. Bạn có thể ngửi thấy biển, bạn biết đấy, nếu bạn ở gần biển và số người đó là ngư dân. Họ làm ǵ? Họ cứ nghe theo nhưng không tin ... Tôi cho rằng việc này xói ṃn một cách cơ bản tṛ chơi đó".8 Trainor khẳng định, vào cuối 1965, việc tập kích lên bờ mang lại thành công rất nhỏ nhoi. Về việc bắt giữ cán bộ miền Bắc, ông không nhớ có trường hợp nào các toán biệt kích bắt được "ai đó có ư nghĩa".9
Nói tóm lại, 1965 được coi là năm tốt lành với hoạt động trên biển của SOG. MACV tin là chúng đă tạo ra sự tác động đối với Hà Nội. Với những ǵ đă làm, điều này là đúng sự thật. Nhưng trong khi hoạt động trên biển đă buộc Hà Nội phải chia sẻ nguồn lực để củng cố an ninh ven biển, chiến tranh ở miền Nam không giảm cường độ.
_____________________________________
1. Marolda và Fitzgerald "Hải quân Hoa Kỳ và cuộc xung đột Việt Nam", tr.38.
2, 3, 4. Hội đồng tham mưu trưởng liên quân, “Nghiên cứu tài liệu của MACVSOG", (7-1970) Phụ lục C, phần "Hoạt động trên biển”, tr.38, 39.
5, 6. Hội đồng tham mưu trưởng liên quân, "Nghiên cứu tài liệu của MACVSOG", (7-1970) Phụ lục C, phần "Hoạt động trên biển", tr.39, 42.
7, 8, 9. Phỏng vấn lịch sử với trung tướng Mick Trainor, trong "MACVSOG: phỏng vấn các sĩ quan đă từng phục vụ trong OP37 của MACVSOG”, tr.51-52, 57, 54. 56, 44.
Hà Nội phản công: 1966.
Trong năm 1966, NAD thực hiện "126 điệp vụ chính và 56 điệp vụ phụ", gần tương đương như 1965.1 Nhưng phạm vi hoạt động thu hẹp đáng kể. “Hoạt động có hiệu quả nhất được tiến hành trên biển theo Kế hoạch 34A là điệp vụ ngăn chặn trên biển của PTF - hoạt động chủ yếu chống tàu thuyền miền Bắc ở vùng biển ven bờ. Các điệp vụ này bắt giữ 353 người, tất cả đều được đưa đến đảo Thiên Đường trong đó 352 người được đưa trở về. Thêm vào đó "2.000.000 truyền đơn được rải bằng súng cối, 60.000 gói quà được phân phát" và "2.600 đài thu thanh được đưa ra miền Bắc". Cuối cùng "86 tàu thuyền bị phá huỷ và 16... bị hư hại".2
Các hoạt động trực tiếp đánh vào mục tiêu, pháo kích và tập kích, đều có kết quả nhỏ bé trong năm 1966, một phần v́ Hà Nội tiếp tục tăng cường pḥng thủ ven biển. Do vậy, khi các tàu của OP37 cố tiến hành pháo kích, chúng thường gặp phải sự phản kích bằng pháo đặt trên bờ và tàu nổi. Trong khi việc pḥng thủ bờ biển được cải thiện gây khó khăn cho điệp vụ pháo kích, hoạt động tập kích của thám báo - biệt kích c̣n khó khăn hơn. Con số tự nó nói lên tất cả "trong 34 vụ tập kích thực hiện trong năm 1966, chỉ có 4 vụ được coi là thành công".3
Do những diễn biến này, OP37 giảm quy mô hoạt động trên biển. Điều này tạo ra khó khăn trong việc duy tŕ các toán biệt kích người Việt. Việc cắt giảm hoạt động "chống các mục tiêu ven biển miền Bắc tạo nên môi trường huấn luyện không phù hợp với nhân viên các toán hành động".4 Một nhân viên biệt kích không cần phải thực hiện thành công một vụ tập kích mà vẫn nhận được tiền thưởng. Thậm chí, anh ta c̣n không cần phải đặt chân lên lănh thổ miền Bắc. Tiền thưởng được phát khi họ rời Đà Nẵng hướng về phía Bắc trong điệp vụ tập kích, khi con tàu dừng nửa chừng với toàn bộ toán biệt kích trên boong, tiền thưởng đă hết.
SOG đề nghị và được chấp thuận cho triển khai các toán thám báo thực hiện hoạt động ở miền Nam, chống "các cơ sở của- hoặc nghi ngờ của Việt Cộng cũng như các mục tiêu quân sự của quân đội miền Bắc và Việt Cộng dọc theo bờ biển của vùng 1 chiến thuật. Các toán này có cố vấn Mỹ đi kèm".5 Việc này cải thiện tỷ lệ thành công của các toán biệt kích v́ nhân viên thám báo của thuỷ quân lục chiến hoặc SEAL có thể lănh đạo và hỗ trợ cho họ. Tuy nhiên hoạt động này không mấy liên quan đến mục tiêu của Kế hoạch 34A.
Yếu tố thứ hai đóng góp vào hồ sơ ảm đạm của OP37 trong năm 1966 là sự miễn cưỡng của thuyền viên và biệt kích không muốn đụng độ với đối phương. Trainor nhớ lại: "Nếu tôi sẽ xuống âm phủ th́ tại sao phải lên bờ?... Tôi hiểu tại sao không đưa nhân viên Mỹ ra miền Bắc, nhưng với những toán này, họ sẽ không làm ǵ cả trừ khi có mặt người Mỹ hoặc có sự lănh đạo cứng rắn trong toán - và đây không phải là một phần của văn hoá của họ. V́ thế, nếu không có người Mỹ, khả năng lên bờ là cả một vấn đề... các toán sẽ không lên. Họ rất giỏi biện hộ khi không làm được việc ǵ đó".6
Trainor đă chỉ ra gót chân Asin của hoạt động trên biển. Không có sự lănh đạo và yểm trợ chiến đấu của Mỹ, các toán Việt Nam thực hiện nhiệm vụ tập kích và pháo kích gần bờ một cách miễn cưỡng. Tháng 8-1966, trung tá Pat Carothers thay Trainor. Carothers hiểu biết sâu sắc về hoạt động biệt kích và thám báo. Trước khi sang Việt Nam, Carathors cho biết ḿnh "đă có 5 năm kinh nghiệm hoạt động thám báo. Tôi công tác ở lực lượng thám báo số 1, giữ cương vị trung đội trưởng - sau đó là sĩ quan hành động... tôi là sĩ quan chỉ huy lực lượng thám báo số hai trong hai năm rưỡi... tôi được cử đến trung đoàn dù số 1 của quân lê dương Pháp ở Corsica. Đó chính là trung đoàn bị De Ganlle giải thể hai tháng sau v́ nổi loạn ở Algeria. Tôi cũng công tác một thời gian tại lực lượng biệt kích đổ bộ của hải quân Pháp ở Toulous".7
Với quá khứ như vậy, tân phó chỉ huy trưởng không cần nhiều thời gian để hiểu được tại sao kết quả của các hoạt động chống mục tiêu ven biển miền Bắc lại ít ỏi như vậy. Carothers cho rằng "tôi không đổ lỗi cho các toán hành động... trước khi đến bờ biển, họ biết là điệp vụ sẽ không thành công và quay trở lại căn cứ. Thuỷ thủ và thuyền trưởng mới là người ra quyết định”.8 Góp phần vào sự trầm lắng này là việc trong năm 1966, năm chiếc PTF bị đối phương phá huỷ, làm cho thuyền trưởng và thuỷ thủ càng ngại ngần về các phi vụ này.
Tháng 3-1966, Bob Terry đến nhận chức sếp trưởng OP37. Phần lớn kinh nghiệm của ông là hoạt động phá huỷ dưới nước và các đơn vị SEAL. Ông cho biết "đă tham gia vào một số nhiệm vụ tương tự như hoạt động trên biển của SOG" nhưng dưới dạng không bí mật. Sự khác biệt duy nhất giữa công khai và bí mật là ở tính chất có thể phủ nhận được của hoạt động.9 Terry đánh giá thấp hoạt động của các toán biệt kích người Việt. "Chúng tôi đă thử nhiều cách nhưng không thành công. Hoạt động của các toán khả quan nhất cũng chỉ là quấy nhiễu. Các hoạt động tập kích lên bờ, đụng độ trực tiếp với lực lượng đối phương hoặc bắt cóc cũng không có nhiều thành công".10 Tại sao? Terry giải thích: V́ miền Bắc “có cơ quan an ninh liên thông rất hữu hiệu; một khuôn mặt lạ sẽ không tồn tại được lâu”. Các toán biệt kích người Việt biết việc này, do vậy "không hào hứng đi ra ngoài đó".11
Bất kể lư do là tại thuỷ thủ đoàn hay các toán biệt kích hoặc kết hợp cả hai, kết quả là như nhau: hoạt động chống phá các mục tiêu ven biển ở miền Bắc thu rất ít thành công trong năm 1966.
_____________________________________
1. Phỏng vấn lịch sử với trung tướng Mick Trainor, trong "MACVSOG: phỏng vấn các sĩ quan đă từng phục vụ trong OP37 của MACVSOG”, tr.51-52, 57, 54. 56, 44.
2. MACVSOG, "Lịch sử chỉ huy 1966", Phụ lục M, tr.32.
3, 4. Hội đồng tham mưu trưởng liên quân, "Nghiên cứu tài liệu của MACVSOG", (7-1970) Phụ lục C, phần "Hoạt động trên biển", tr.46, 44.
5. Hội đồng tham mưu trưởng liên quân, Sđd. tr. 44.
6. Phỏng vấn lịch sử với trung tướng Mick Trainor, trong "MACVSOG: phỏng vấn các sĩ quan đă từng phục vụ trong OP37 của MACVSOG", tr.47.
7, 8. Phỏng vấn lịch sử với trung tá Pat Carothers, trong "MACVSOC: phỏng vấn các sĩ quan đă từng phục vụ trong OP37 của MACV SOG", tr. 104, 98.
9. Phỏng vấn lịch sử Bob Terry, trong "MACVSOG: phỏng vấn các sĩ quan đă từng phục vụ trong OP37 của MACVSOG", tr. 104.
10, 11. Phỏng vấn lịch sử với trung tá Pat Carothers, trong "MACVSOG: phỏng vấn các sĩ quan đă từng phục vụ trong OP37 của MACVSOG", tr.106-107.
Thu hẹp hơn nữa nhiệm vụ hoạt động trên biển: 1967 -1968
Hoạt động trên biển trong năm 1967 tiếp tục bị thu hẹp, hầu như chỉ c̣n tập trung vào "ngăn chặn tàu thuyền, nhất là thuyền đánh cá và bắt giam một lượng lớn ngư dân để khai thác tin t́nh báo và chiến tranh tâm lư".1 Tổng số "174 điệp vụ được tiến hành, trong đó 125 được hoàn thành, 19 bị bỏ dở do thời tiết và 7 do thương vong hoặc hỏng phương tiện".2 Trong những vụ chặn bắt này, 328 người Bắc Việt Nam bị bắt giữ và chuyển đến đảo Thiên Đường. NAD vẫn tiếp tục rải tài liệu tâm lư chiến.
Mục tiêu chủ yếu trong năm 1967 của hoạt động trên biển là hỗ trợ chương tŕnh chiến tranh tâm lư của SOG. Mục tiêu ban đầu: phá huỷ và quấy rối các cơ sở quan trọng dọc theo bờ biển miền Bắc để bắn tín hiệu cho Hồ Chí Minh và các đồng chí của ông biết rằng việc thúc đẩy chiến tranh ở miền Nam sẽ phải trả giá cao - được coi là phi thực tế. Vào năm 1967, mục tiêu trên không khác ǵ một giấc mơ viển vông.
Ngoài việc hỗ trợ chiến tranh tâm lư, hoạt động ngăn chặn đă "phá huỷ 102 tàu thuyền đối phương", phần lớn trong số đó chỉ là tàu đánh cá. Tuy nhiên, quy định về can dự không có sự phân biệt đối với các tàu thuyền của miền Bắc. Bất kỳ tàu thuyền nào, kích thước ra sao, đều là mục tiêu bắn ch́m của các tàu Nasty hoặc Swift. Điểu này thật phản tác dụng, khi mà số ngư dân trên tàu thuyền đó lại bị bắt giữ và cải huấn. Cơ hội tuyên truyền thành công số ngư dân này bị giảm sút nhanh chóng khi mà nguồn sống của họ - con thuyền đánh cá - bị bắn ch́m.
Khi Nonam Olson nhận chức chỉ huy NAD mùa xuân 1967, mâu thuẫn này trở nên rơ ràng.3 Ngay lập tức, ông nghi ngờ các điệp vụ có nhiệm vụ bắn ch́m thuyền của đối phương. Khi nhớ lại số tàu thuyền bị ch́m năm 1967, ông nói “tôi tin tưởng chắc chắn là 100 trong số 102 tàu thuyền đó là thuyền đánh cá nhỏ. Tôi không nghĩ là có dân quân vũ trang trên đó để tấn công tàu (chúng tôi). Có một số tàu vũ trang nhỏ, nhưng tôi có thể nói rằng đại đa số thuyền bị bắn ch́m chỉ là thuyền đánh cá”.4 Olson nhớ lại một loại thuyền có thể được coi là mục tiêu quân sự "khi tôi ở đó tôi nghĩ loại duy nhất mà chúng tôi tấn công là thuyền tương đối lớn trên đó có đủ loại vũ khí... ư tôi muốn nói là vũ khí nhỏ. Đó là loại duy nhất mà tôi c̣n nhớ được".5
Pat Carothers, phó chỉ huy của NAD phụ trách hoạt động năm 1966 chỉ ra là thậm chí các thuyền có kích cỡ nhỏ hơn thuyền đánh cá cũng có thể là mục tiêu được phép tấn công bắn ch́m. Đó là các thuyền thúng. Carothers mô tả một chiếc thuyền thúng như sau: "Người ngư dân đan một chiếc thúng sau đó trát nhựa để chống thấm nước và họ sẽ đứng trong thúng đường kính chỉ có 5 feet thôi (1,5m) để đánh cá. Họ để dụng cụ đánh cá dưới chân và sử dụng một mái chèo". Khi hỏi tại sao chiếc thuyền nhỏ như vậy cũng được tính vào số tàu, thuyền hàng năm bị chặn đánh và bắn ch́m, Carothers trả lời các con thuyền đó là một phần của "thống kê".6
Đối với Norman Olson, những việc trên chẳng có ư nghĩa ǵ. Bắn vào thuyền đánh cá, chứ chưa nói đến thuyền thúng, rồi báo cáo là điệp vụ đă ngăn chặn thành công các tàu địch là điều vớ vẩn. Có nhiều khả năng việc này gây hậu quả tiêu cực v́ ngư dân là đối tượng tâm lư chiến chủ yếu của SOG. Tuy nhiên, đối với thuỷ thủ Việt Nam, bắn ch́m thuyền của miền Bắc, kể cả thuyền thúng, là cách để kiếm tiền thưởng. Khi hồi tưởng lại, dường như điều đó thật khó tin. Nhưng theo Olson; "v́ họ được thưởng". Cựu chỉ huy trưởng của NAD chỉ ra điều tưởng như rất rơ ràng, "nếu bạn là một ngư dân b́nh thường và thuyền của bạn bị nổ tung, bạn sẽ không thích ǵ những kẻ từ miền Nam tới và làm điều đó với bạn". Olson nghĩ, đó là việc ngốc nghếch, "nhất là khi bạn đang cố tự hoạ ḿnh là một phần của phong trào Gươm thiêng ái quốc.7
Trên đây là một trong nhiều vấn đề Olson gặp phải. Năm 1968, Olson đóng vai tṛ quan trọng trong việc đề ra quy định mới về can dự, điều chỉnh việc bắn thuyền đánh cá miền Bắc. "Đầu năm 1968, để hỗ trợ hoạt động tâm lư chiến, một số hạn chế được đưa ra cấm phá huỷ các thuyền có chiều dài dưới 10 mét, trừ khi xác định được trên thuyền có chở hàng quân sự hoặc một số lượng lớn hàng hoá hoặc thực phẩm, đồng thời không được tấn công số rơ ràng là thuyền cá".8
Và thuyền thúng cũng thế. Do vậy, số thuyền của đối phương bị SOG phá huỷ trong năm 1968 tụt xuống c̣n 40. Việc xem xét lại quy định can dự đă tạo ra sự khác biệt - nhưng những khuyến khích bằng tiền vẫn giữ nguyên.9
Olson cũng gặp phải vấn đề bên trong OP37. Sếp của SOG, Jack Singlaub nói với ông là NAD cần giữ kỷ luật và phải khắc phục điều đó ngay lập tức. Olson nhớ lại. "Một trong những vấn đề của các hoạt động này là có nhiều quyền hạn. Có cảm tưởng là không có sự kiểm soát".10 Olson nhận được "hướng dẫn rơ ràng từ Singlaub là phải trực tiếp chấn chỉnh. Có một số vấn đề về tinh thần của nhân viên Mỹ và rất nhiều vấn đề về kỷ luật. Do đó phải mất nhiều thời gian chấn chỉnh hơn là tôi nghĩ. Trong 6 tháng đầu tiên ở đó, tôi dành nhiều thời gian chấn chỉnh mọi thứ và tạo ra sự thay đổi đồng thời chuyển một số người gây phức tạp đi nơi khác".11
Olson nhận thấy quan hệ với cơ quan an ninh bờ biển - CSS của Nam Việt Nam - đối tác của OP37 cũng cần phải sửa đổi. Khi đến Đà Nẵng, ông thấy rằng: "chúng tôi không có quan hệ tốt với đối tác - mối quan hệ, theo tôi là cực kỳ quan trọng và tôi dành rất nhiều thời gian để củng cố điều đó với tất cả khả năng của ḿnh và thực sự biến tổ chức của đối tác thành cái bóng của chúng tôi... Nguyên tắc của tôi là quyết định sẽ do tôi và chỉ huy Việt Nam cùng đưa ra và tôi buộc anh ta phải chịu trách nhiệm về mọi chuyện xảy ra trong tổ chức của ḿnh".12 Olson muốn cho CSS cảm giác là họ được tin cậy. "Trách nhiệm của tôi là đảm bảo mối quan hệ với đối tác".13 Olson chấp nhận những khía cạnh tiêu cực về an ninh để thực hiện chính sách của ḿnh.
____________________________________
1. Hội đồng tham mưu trưởng liên quân, "Nghiên cứu tài liệu của MACVSOG", (7-1970) Phụ lục C, phần "Hoạt động trên biển", tr. 47.
2. MACVSOG, "Lịch sử chỉ huy 1967", Phụ lục G, tr.III 1-2.
3. Như đă nói ở trên, Olson là dạng lănh đạo mà NAD cần phải có từ lâu. Ông có kinh nghiệm phù hợp. Sau Việt Nam, Olson tiếp tục hoạt động trong chiến tranh đặc biệt và kết thúc sự nghiệp hải quân với chức vụ tham mưu trưởng Bộ chỉ huy hoạt động đặc biệt hỗn hợp (lực lượng Delta) được thành lập sau thất bại giải cứu con tin ở Iran 1980. Delta nhanh chóng trở thành lực lượng phản gián con cưng của Bộ Quốc pḥng. Olson đóng vai tṛ quan trọng vào sự phát triển này.
4, 5. Phỏng vấn lịch sử với đại úy Norman Olson, trong "MACVSOG: phỏng vấn các sĩ quan đă từng phục vụ trong OP37 của MACVSOG", tr.150, 133.
6. Phỏng vấn lịch sử với đại úy Pat Carothers, trong "MACVSOG: phỏng vấn các sĩ quan đă từng phục vụ trong OP37 của MACVSOG", tr. 97.
7. Phỏng vấn lịch sử với đại úy Norman Olson, trong "MACVSOG: phỏng vấn các sĩ quan đă từng phục vụ trong OP37 của MACVSOG", tr. 156.
8. Hội đồng tham mưu trưởng liên quân, "Nghiên cứu tài liệu của MACVSOG”, (7-1970) Phụ lục C, phần “Hoạt động trên biển", tr. 52.
9. MACVSOG, “Lịch sử chỉ huy 1968", Phụ lục F, tr. F-III-A-1.
10. Phỏng vấn lịch sử với đại úy Norman Olson, trong "MACVSOG: phỏng vấn các sĩ quan đă từng phục vụ trong OP37 của MACV SOG", tr.128.
11, 12, 13. Phỏng vấn lịch sử với đại úy Norman Olson, trong "MACVSOG: phỏng vấn các sĩ quan đă từng phục vụ trong OP37 của MACVSOG",tr 128 - 129, 18.
Vào năm 1968, hoạt động tập kích ven bờ gần như ngừng lại hoàn toàn. Theo Olson, "đó là công việc khó khăn v́ chúng tôi không đưa họ đến đó được".1 Ông quyết định xin phép sử dụng họ ở miền Nam. "Những ǵ tôi muốn là đưa các toán biệt kích ra thực địa và t́m hiểu họ có năng lực làm được ǵ. Qua Singlaub, chúng tôi thu xếp để cử một toán tới đồng bằng và phối hợp với lực lượng cơ động đường sông, một lực lượng hỗn hợp của lục quân và hải quân. Một trong những công việc mà trước đó họ chưa từng làm là đi tiền trạm, tức là đi trinh sát t́m hiểu những ǵ đang diễn ra. V́ vậy chúng tôi cho rằng đây là cơ hội để tiến hành huấn luyện thực tế và có thể giám sát được họ".2 Theo báo cáo năm 1968 của SOG, "những hoạt động này rất có giá trị đối với lực lượng cơ động đường biển... cung cấp tin t́nh báo cho lực lượng này".3
Ngoài hoạt động đường sông, các toán biệt kích được bố trí tại vùng I chiến thuật để "tiến hành hoạt động thực tế chủ yếu là nhằm vào cơ sở của Việt Cộng".4 Mục đích là quấy rối và bắt giữ các thành viên của chính phủ ngầm của Việt Cộng và phá huỷ mạng lưới hậu cần ở vùng ven biển thuộc vùng I - NAD triển khai những hoạt động tương tự ở vùng II (vùng Tây nguyên ở Nam Việt Nam) năm 1968. Trong năm đó, 25 điệp vụ được thực hiện thành công ở vùng I và 22 ở vùng II. Kết quả ở vùng I là "6 V.C. bị giết, 6 bị bắt làm tù binh, thu giữ số lượng lớn tài liệu, tiến hành 11 vụ phục kích và càn quét". Kết quả ở vùng II cũng tương tự.5 Những con số tuy nhỏ bé nhưng đánh dấu sự cải thiện so với các vụ tập kích ở miền Bắc.
Hoạt động chống cơ sở của Việt Cộng chỉ là một phần nhỏ trong kế hoạch phản gián và b́nh định của Mỹ ở Việt Nam dưới sự giám sát của chương tŕnh hỗ trợ phát triển cách mạng và hoạt động dân sự - CORDS. Lănh đạo đầu tiên của CORDS là Robert Komer, phó của Westmoreland. CORDS được thành lập tháng 5-1967 để cải thiện việc b́nh định hoá nông thôn và an ninh ở nông thôn Nam Việt Nam. Nhân viên CORDS được lấy từ quân đội, Bộ Ngoại giao, Cơ quan thông tin Hoa Kỳ, và CIA.
Một mục tiêu của CORDS là phá vỡ cơ sở hạ tầng của Việt Cộng. Hoạt động này được biết đến với các tên "chiến dịch Phượng Hoàng". Việc chỉ đào Phượng Hoàng được giao cho Colby, phó của Komer, người được tái phân công đến Việt Nam sau khi nhận công tác tại Tổng hành dinh CIA. Khi Komer ra đi, Colby thay ông là giám đốc của CORDS. Với nhiệm vụ vô hiệu hóa cán bộ Việt Cộng, Phượng Hoàng trở thành vấn đề gây tranh căi. Những lời tố cáo về việc sử dụng nhục h́nh và ám sát đă dẫn đến nhiều cuộc điều tra của quốc hội. Tại các cuộc điều trần, Colby khăng khăng cho rằng phần lớn trong số 20.000 người Việt Nam bị giết trong chiến dịch Phượng Hoàng là trong giao tranh chứ không phải bị ám sát.6 Những người khác không đồng ư và cuộc tranh luận về chiến dịch này c̣n kéo dài đến tận ngày nay.
Các toán biệt kích trên biển của SOG hoạt động ở miền Nam hiệu quả hơn nhiều so với miền Bắc v́ nhiều lư do. Thứ nhất, các địa bàn do Việt Cộng kiểm soát dễ tiếp cận hơn những nơi mà các toán biệt kích phải đối mặt ở miền Bắc. Ngoài ra, số biệt kích người Việt c̣n được hưởng lợi từ việc giám sát và lănh đạo của Mỹ. Cuối cùng, nếu các toán gặp phải trục trặc sẽ có lực lượng hỗ trợ đến ứng cứu. Nhưng hoạt động ở miền Nam không liên quan ǵ đến các nhiệm vụ ban đầu của OP34A. Thực ra, hoạt động biệt kích của SOG được thực hiện ở Nam Việt Nam phần lớn là do thất bại ở miền Bắc.
Nói tóm lại, vào mùa thu năm 1968, Norman Olson đưa NAD quay lại mục tiêu chính. Từ khía cạnh hoạt động, "157 điệp vụ được thực hiện trong 10 tháng đầu năm 1968. Trong đó, 140 vụ kết thúc thành công, 11 bị huỷ do thời tiết xấu và 6 do tàu trục trặc".7 Tuy nhiên, ông không thể tái tập trung NAD vào các nhiệm vụ trên biển ban đầu - điều đó là không thể được. NAD bị cuốn vào hoạt động hỗ trợ chương tŕnh chiến tranh tâm lư của SOG. Trong khi việc hỗ trợ chiến tranh tâm lư là quan trọng, nó chỉ là một phần của những ǵ các nhà vạch chính sách đầu tiên hy vọng hoạt động trên biển có thể làm được.
Chấm dứt hoạt dộng trên biển chống miền Bắc
Trong khi Norman Olson đang khắc phục nhiều vấn đề của OP37 và đưa OP37 trở lại hoạt động b́nh thường, thành tích của ông bị che khuất bởi quyết định của Washington ghi trong bức điện ngày 1-11-1968 yêu cầu SOG chấm dứt mọi hoạt động dính dáng đến việc đưa người qua biên giới. Đối với bộ phận cố vấn hải quân phối thuộc - NAD, chỉ thị này đồng nghĩa với việc đóng cửa toàn bộ chương tŕnh hoạt động. "Ngày 1-11-1968 mọi hoạt động trên biển bên trên vĩ tuyến 17 bị ngừng lại".8
Sang 1969, t́nh h́nh vẫn giữ nguyên như vậy. Các thuyền viên và toán biệt kích vẫn được duy tŕ, nhưng hoạt động của họ hạn chế ở dưới vĩ tuyến 17. Nhiệm vụ của họ là "tiến hành ngăn chặn ngầm trên biển, thu thập t́nh báo, chiến tranh tâm lư, hoạt động tập kích như phục kích, bắt giữ và quấy rối các địa bàn ven biển do quân đội miền Bắc và Việt Cộng kiểm soát".9 Các hoạt động này "giết 116 VC- bộ đội miền Bắc, bắt giữ 34 VC-Bộ đội, bắt giam 165 đối tượng nghi Việt Cộng, phá huỷ 20 thuyền tam bản, 71 hầm, thu giữ 37 vũ khí, 29 lựu đạn và 8.500 pound (4.000KG) gạo. Ngoài ra, một số lượng lớn tài liệu được thu giữ qua các cuộc tập kích".10 Những con số này đánh dấu sự gia tăng hoạt động, nhưng chỉ là nỗ lực nhỏ bé, chống lại cơ sở hạ tầng của Việt Cộng.
Năm 1970, hoạt động trên biển ở miền Nam duy tŕ ở mức 1969. Yêu cầu phải chuẩn bị sẵn sàng cho các điệp vụ ra Bắc bất kỳ lúc nào vẫn c̣n nguyên hiệu lực, nhưng không một thuỷ thủ đoàn hoặc toán biệt kích nào nhận được lệnh lên đường. Tiêu điểm của OP37 là Việt Nam hoá hoạt động trên biển. Một bản kế hoạch được vạch ra, theo đó vào cuối năm, CSS "có năng lực vạch kế hoạch, phối hợp và thực hiện điệp vự” cũng như "sửa chữa và bảo tŕ tàu và cơ sở vật chất". Việc chuyển giao hoạt động trên biển cho CSS và giải thể NAD được dự kiến vào ngày 1-1-1971 với "6 tháng gia hạn để đảm bảo sự huấn luyện đầy đủ cho số hải quân Nam Việt Nam đến thay thế".11 Tháng 7-1971, CSS tiếp nhận trách nhiệm vạch kế hoạch và thực hiện mọi hoạt động trên biển.
________________________________________
1. Phỏng vấn lịch sử với đại úy Norman Olson, trong "MACVSOG: phỏng vấn các sĩ quan đă từng phục vụ trong OP37 của MACVSOG”, tr.5.
2. Phỏng vấn lịch sử với đại úy Norman Olson, trong "MACVSOG: phỏng vấn các sĩ quan đă từng phục vụ trong OP37 của MACV SOG”, tr.6.
3, 4, 5. MACVSOG, “Lịch sử chỉ huy 1968”, Phụ lục F, tr.F-III-1-5, F-III-E-1.
6. Xem Willam Colby: "Chiến thắng bị đánh mất" (NewYork, Contemporary Books, 1968.).
7, 8. MACVSOG, “Lịch sử chỉ huy 1968”, Phụ lục, tr.F.III-1-2, F.III-1-3.
9. MACVSOG, "Lịch sử chỉ huy 1969”, Phụ lục, tr.F.III-1-2.
10. MACVSOG, "Lịch sử chỉ huy 1969”, Phụ lục, tr.F-III-1-A/B/C-1.
11. MACVSOG, "Lịch sử chỉ huy 1970”, Phụ lục B tr.B.III-7.
TÁC ĐỘNG CHIẾN LUỢC CỦA HOẠT ĐỘNG TRÊN BIỂN:
HY VỌNG CAO - KẾT QUẢ THẤP
Năm 1964, các nhà vạch chính sách của Washington đặt nhiều hy vọng vào hoạt động ngầm trên biển. Họ tin là hoạt động này sẽ nhanh chóng tác động đến Hồ Chí Minh và các đồng chí của ông. Các hoạt động tấn công, quấy phá từ ngoài biển được coi là công cụ bí mật chủ yếu để làm Hà Nội chú ư và thuyết phục họ ngừng thúc đẩy chiến tranh ở miền Nam. Thông qua các hoạt động nhằm vào mục tiêu thiết yếu dọc theo bờ biển, Hồ Chí Ḿnh sẽ nhanh chóng hiểu ra là phải trả giá cho hoạt động lật đổ ở miền Nam. Nếu hoạt động đó không chấm dứt, chiến tranh bí mật sẽ được tăng cường. Nhưng Hà Nội không lùi bước.
Những ǵ mà McNamara và các nhà vạch chính sách trông chờ ở hoạt động ngầm trên biển là hoàn toàn phi thực tiễn. Toàn bộ ư tưởng không là cái ǵ khác ngoài sự ảo tưởng, nhất là trong bối cảnh OP37 vấp phải nhiều vấn đề mà phần lớn những trở lực đó không được tháo gỡ. Sự lănh đạo và kiến thức của các chỉ huy của NAD là một ví dụ. Chỉ có Norman Olson đúng là người chỉ huy, c̣n lại cơ quan nhân sự không t́m được một vị chỉ huy nào khác như ông.
Tương tự, chất lượng và động cơ của thuỷ thủ và toán biệt kích người Việt luôn là điều nghi ngại. Đây là vấn đề tồn đọng kéo dài v́ phần lớn số này chỉ v́ tiền. Chế độ tiền thưởng khuyến khích tư tưởng làm thuê và không thể thay thế cho động cơ yêu nước.
Từ khi khởi đầu, quy định về can dự đă ngáng trở việc thực hiện thành công điệp vụ. Sự cản trở lớn nhất, chứ không phải duy nhất, là nhân viên của SOG không được đi kèm theo tàu và các toán biệt kích lên phía Bắc. Điều này gây tác hại chủ yếu đến hiệu quả của toàn bộ hoạt động, nhất là sau khi miền Bắc đă triển khai biện pháp đối phó. Trong khi đó câu trả lời của SOG lại là thu hẹp phạm vi, chỉ c̣n hoạt động trên biển.
Cuối cùng, có vấn đề ḷng tin và hợp tác giữa NAD và CSS. Quan điểm cho rằng đối tác Việt Nam chứa đầy gián điệp ngấm sâu vào mọi bộ phận nghiệp vụ của SOG, kể cả OP37. Theo dự kiến ban đầu hoạt động trên biển của SOG dự kiến là nỗ lực phối hợp chung giữa các nhân viên Mỹ và Nam Việt Nam. Tuy nhiên, mối lo ngại về an ninh và sự thiếu tin cậy làm cho nó nhanh chóng biến thành hai chế độ chỉ huy riêng biệt, trong đó Hoa Kỳ giữ vai tṛ chính. Điều này cũng ảnh hưởng tiêu cực gây tác hại đến các hoạt động.
Bổ sung vào những cản trở trên là sự kỳ vọng của các nhà vạch chính sách. Họ hoàn toàn thoát ly thực tế khi đánh giá quá cao tác động của các hoạt động “găi ghẻ" đối với giới lănh đạo miền Bắc. Washington không hiểu đối thủ của ḿnh ở Hà Nội. Phải làm nhiều hơn là một số hoạt động trên biển mới có thể ảnh hưởng đến tính toán của Hồ Chí Minh.
Ngay cả khi NAD không gặp những cản trở trên, Washington vẫn trông chờ quá nhiều và quá nhanh từ hoạt động trên biển. Chương tŕnh hoạt động trên biển năm 1964 một lần nữa cho thấy các nhân vật cao cấp trong chính quyền Johnson và Kenedy có hiểu biết ít ỏi như thế nào về hoạt động ngầm.
http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/
http://nguoidalat.informe.com/forum/
http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/