US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn
NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn
NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám
Người Việt Seatle
SÁCH TÀI LIỆU
Richard H.Shultz, Jr
Cuộc chiến tranh bí mật
chống Hà Nội
CHƯƠNC TÁM
VIỆC KIỂM SOÁT CỦA TỔNG THỐNG
ĐỐI VỚI CHIẾN TRANH BÍ MẬT:
THÁI ĐỘ HĂNG HÁI CỦA KENEDY VÀ SỰ BỐI RỐI CỦA JOHNSON
Khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, hồ sơ các điệp vụ bí mật của SOG và sự giám sát của Nhà Trắng đối với các điệp vụ đó bị vùi sâu trong hầm chứa của Lầu Năm Góc. Người ta không bao giờ định đưa chúng ra ánh sáng. Những con người dũng cảm vạch kế hoạch và thực hiện những hoạt động đó không được công chúng công nhận. SOG quá nhạy cảm về chính trị.
Rồi chiến tranh lạnh kết thúc. Dần dần, những câu chuyện về SOG xuất hiện. Một cựu nhân viên của SOG đă kể lại những hoạt động dũng cảm. John Plaster công tác ở SOG ba năm, trong đó có hai năm lănh đạo các toán thám báo “vượt qua giới tuyến” sang Lào. Năm 1997, Plaster xuất bản một cuốn sách đáng chú ư về những con người đương đầu với quân đội miền Bắc trên đường ṃn Hồ Chí Minh1. Cuối cùng, những thành tích của cựu chiến binh SOG, sự hy sinh và ḷng dũng cảm của họ cũng như các chiến hữu đă nằm lại, được xuất hiện trước công chúng.
Sự ghi nhận này không bền lâu. Thậm chí SOG c̣n bị xuyên tạc trong một phóng sự của CNN về một điệp vụ tại Lào mang mật danh “Tailwind” - Đuôi gió. Phóng sự điều tra này được phát ngày 7-6-1998 và cáo buộc rằng trong một điệp vụ tuyệt mật của SOG nhằm tiêu diệt lính Mỹ đào ngũ ở Lào, hơi độc, chất Sarin, đă được thả xuống số nhân viên dân sự và quân sự của đối phương. Sau đó, bài phóng sự c̣n được hai tác giả April Oliver và Peter Arnett đăng trên tạp chí “Time”2.
CNN cho hay vào ngày 11-9-1970, một đơn vị của SOG gồm 16 lính Mỹ và 140 người Thượng đổ bộ xuống Lào để tấn công một “bản được coi là nơi trú ẩn của một nhóm binh sĩ Mỹ đào ngũ chạy sang đối phương”. Theo Oliver và Arnett, “nhiệm vụ của đơn vị này là tiêu diệt họ”. Trước khi tiến hành tấn công, một toán thám báo được cử đi trinh sát xem số đào ngũ có ở đó không. Toán này đă phát hiện “một số người Mỹ ở trong bản”3. Ngày hôm sau, cuộc tập kích bắt đầu và chỉ diễn ra “không quá mười phút”. Oliver và Arnett cho hay: “12, 15 hoặc có thể là 20” lính Mỹ đào ngũ bị giết, nhưng “không một xác chết nào được nhận dạng hoặc mang về” v́ lực lượng của đối phương đang áp sát. Khi trận chiến trở nên ác liệt, “các toán thám báo được chỉ thị sử dụng mũ pḥng độc. Sau đó là tiếng nổ của quả nổ chứa hơi độc”4. Theo CNN, “điều này mang lại kết quả ngay lập tức. Khi máy bay trực thăng cất cánh, một thành viên tham gia tập kích nh́n thấy “toàn là xác chết, ... họ không c̣n chiến đấu được nữa. Họ nằm la liệt, số nằm nghiêng, số nằm ngửa. Họ đă không c̣n là chiến binh nữa”5.
Sự cáo buộc, nếu đúng, sẽ biến những binh lính và phi công Mỹ, những người tham gia vào cuộc tập kích, trở thành tội phạm chiến tranh. Hơn nữa, như CNN lưu ư, hành động đặc biệt như vậy phải được Nhà Trắng cho phép trước khi thực hiện. “Mọi trường hợp sử dụng hơi độc phải có sự phê chuẩn của nhóm an ninh quốc gia của Nixơn”6. Điều đó có đúng sự thật không?
CNN tuyên bố bài phóng sự là quả bom tấn gây chấn động lớn và có những nhân vật tiếng tăm trong giới truyền thông Mỹ đứng đằng sau. Đối với nhiều người, câu chuyện thật đáng tin. Nhưng tin tức bắt đầu dần sáng tỏ. Các nhà báo khác bắt đầu phân tích kỹ bài phóng sự, đặt ra nghi ngờ về tính xác thực của lời cáo buộc và chỉ ra những sai sót hiển nhiên trong bài báo.
Tạp chí Newsweek - Tuần tin tức - nổ phát súng đầu tiên bằng việc nêu ra những nghi ngờ về tính xác thực của nhân chứng chính mà CNN đưa ra - một thành viên của điệp vụ “Tailwind”, người cung cấp phần lớn nội dung câu chuyện. Sau đó, nhân chứng này trở cờ, công khai phủ nhận rằng ḿnh là nguồn tin cho những lời cáo buộc của CNN. Uy tín của CNN bị suy giảm nghiêm trọng khi tính xác thực của hai trong số các nhân chứng khác bị lật tẩy. Họ không hề tham gia vào điệp vụ đó.
Một nhân chứng chủ yếu khác của Oliver và Arnett là cựu Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân, đô đốc Thomas Moore. Tin tức cho biết: ông đă “khẳng định có việc sử dụng Sarin trong hoạt động ở Lào và các điệp vụ giải cứu phi công bị bắn rơi trong chiến tranh Việt Nam”7. Tuy nhiên không có đoạn băng quay cảnh Moore đang nói như vậy. Arnett và Oliver giải thích rằng Moore “khẳng định có sử dụng Sarin nhưng không muốn bị ghi lại”8. Trong Newsweek và các báo chí khác, Moore kịch liệt bác bỏ tin trên. Các nguồn tin khác của CNN, kể cả viên đại uư lục quân chỉ huy cuộc tập kích, đều tố cáo bài phóng sự đă hiểu sai lệch lời nói của họ. Trong quá tŕnh chuẩn bị, CNN cho biết đă phỏng vấn tất cả 200 nguồn tin. Sau chương tŕnh phóng sự, một số người nói với phóng viên là họ chỉ khẳng định có sử dụng hơi cay chứ không phải hơi ngạt.
Sự mổ xẻ của báo chí đối với phóng sự gần như là cuộc giải phẫu pháp y. Sau đó, cuộc điều tra nội bộ của CNN do Floyd Abram, một luật sư được giới truyền thông rất tôn trọng, thực hiện đă bồi thêm đ̣n cuối cùng. Abram tuyên bố: “Luận điểm chính của phóng sự không đứng vững tại thời điểm phát sóng cũng như hiện nay”9.
Tuy nhiên, có một câu hỏi cần được nhấn mạnh nhưng đă bị bỏ qua trong quá tŕnh xem xét trên, mà câu trả lời chỉ càng làm đậm thêm tính không tin cậy của toàn bộ phóng sự do CNN thực hiện. Liệu Nhà Trắng có chiều hướng cho phép SOG tiến hành điệp vụ ngầm nguy hiểm và dễ gây bùng nổ về chính trị như vậy không? Sự thật lịch sử chứa đựng trong các tài liệu giải mật của SOG cho thấy Nhà Trắng không có xu hướng đó. Sự giám sát của tổng thống đối với mọi hoạt động của SOG, bắt đầu từ 1964 và kéo dài trong suốt tám năm tồn tại của SOG, không phải đặc trưng bởi sự sẵn sàng chấp nhận mà là mong muốn tránh rủi ro. Phóng sự của CNN về điệp vụ “Tailwind” đă vẽ ra một bức tranh lộn ngược về thái độ của Nhà Trắng.
SỰ GIÁM SÁT CỦA NHÀ TRẮNG VỀ CHIẾN TRANH BÍ MẬT
SOG điều hành hoạt động bí mật lớn nhất của Hoa Kỳ trong thời chiến tranh lạnh. Tổ chức này thực hiện hàng loạt điệp vụ bí mật trong ḷng miền Bắc Việt Nam và chống lại đường ṃn Hồ Chí Minh ở Lào và Campuchia. Mỗi một hoạt động đều cần sự phê chuẩn của Nhà Trắng. Chiến tranh bí mật không phải là một hoạt động đơn độc và độc lập của CIA hoặc Lầu Năm Góc. Tổng thống Kenedy và tổng thống Johnson đều giám sát một cách sát sao nhưng với nguyên nhân rất khác nhau. Kenedy tích cực t́m cách sử dụng hoạt động ngầm để làm suy yếu và buộc Hà Nội phải ngừng thúc đẩy chiến tranh ở Việt Nam. Johnson có cách tiếp cận thận trọng hơn. Ông hạn chế chiến tranh bí mật v́ e ngại có thể gây ra những đổ vỡ về chính trị nếu các hoạt động này bị phơi bày trước quốc tế. Do đó, không một việc ǵ SOG thực hiện mà Nhà Trắng lại không biết và tán thành. Sau khi đă được đề cập qua trong các chương trước, chương này phân tích tỷ mỷ phương pháp tiếp cận của Kenedy và Johnson.
Sự hăng hái của “Giới tuyến mới”
Trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 1960, ứng cử viên John F. Kenedy tuyên bố: “giới tuyến của nước Mỹ là ở sông Ranh, sông Mê Công, sông Tigris và sông Amazon. Chúng ta có trách nhiệm duy tŕ tự do cho toàn thế giới”10. Khi đă vào Nhà Trắng, Kenedy lo ngại rằng những đường biên giới mới đó đang có nguy cơ bị đẩy lùi bởi sự mở rộng của chủ nghĩa cộng sản và nhất là thông qua lật đổ du kích. Ông nhanh chóng nhận ra t́nh h́nh ở Mê Công đang xấu và Nam Việt Nam đang gặp phiền phức. Kenedy sẵn sàng trụ lại ông không có ư định để mất Việt Nam. Thay vào đó như Bobby Kenedy tuyên bố, “chúng ta sẽ giành thắng lợi ở Việt Nam”11. Để làm điều đó, những con người của đường biên giới mới kết luận rằng cần phải có học thuyết mới và phương pháp tiếp cận mới để đánh bại phong trào cộng sản.
Nhằm phát triển những khái niệm này, Kenedy tuyển chọn những người mà Halberstam mô tả là “những nhà tư duy và hành động thế hệ mới”. Những người này tin rằng “chúng ta phải ngăn cản chủ nghĩa độc tài và do điều duy nhất mà các nhà độc tài hiểu được là vũ lực, chúng ta phải sẵn sàng sử dụng sức mạnh”12. Tuy nhiên, họ bác bỏ phương pháp tiếp cận thông thường cũ kỹ v́ cho đó không c̣n phù hợp với những mối đe doạ mới. Những ǵ cần thiết ở đây là tư duy sáng tạo và sức tưởng tượng, điều đó dẫn đến chiến lược chiến tranh đặc biệt và các biện pháp ngầm đặc biệt. Các quan chức cao cấp trong chính quyền mới, từ Kenedy trở đi, là những người ủng hộ mạnh mẽ những biện pháp mới này.
Walt Rostow, một trong số thuộc giới thân cận đó, nhớ lại trong những ngày đầu tiên của Kenedy ở Nhà Trắng, “bài phát biểu khuyến khích chiến tranh giải phóng dân tộc và cách mạng ở Đông Nam Á, châu Phi và Cu Ba của Khrushchev đă thu hút sự quan tâm của tổng thống về những thách thức mới này”. Rostow nhận xét những diễn biến trong chính sách của Kremlin “làm cho báo cáo của Lausdale trở nên rất quan trọng”. Khi được hỏi liệu Kenedy có ủng hộ mạnh mẽ việc khởi đầu hoạt động ngầm chống Hà Nội để đáp lại việc họ hỗ trợ Việt Cộng không, Rostow trả lời: “Có chứ. V́ cộng sản khuyến khích nổi dậy, tổng thống muốn làm tương tự để buộc Hà Nội vào thế pḥng thủ”13.
_______________________________________
1. Plaster, “SOG cuộc chiến tranh biệt kích bí mật của Hoa Kỳ tại Việt Nam”
2, 3, 4. April Oliver và Peter Arnett “Hoa Kỳ có rải hơi ngạt không?”, Time, số ra ngày 15-6-1998, tr. 37-39, 38, 37, 39.
5, 6, 7. April Oliver và Peter Arnett, Sđd, tr. 38,37,39, 38-39
8. Robert Caldwell, “Câu chuyện đầy nghi ngờ của CNN về hơi ngạt và lính đào ngũ” Sandiego Times Union (ngày 21-6-1998), tr.G-1.
9. CNN đă mời luật sư Floyd Abrams tiến hành cuộc điều tra độc lập về phóng sự, kết luận của ông, được đưa lên mạng Internet, đă bác bỏ thẳng thừng nội dung phóng sự.
10. Lloyd C.Gardner “chịu bất kỳ giá nào: Lyndon Johnson và chiến tranh Việt Nam”, (Chicago: Ivan R.Dee, 1995), tr.32.
11. Lloyd C.Gardner “chịu bất kỳ giá nào: Lyndon Johnson và chiến tranh Việt Nam”, (Chicago: Van R.Dee, 1995), tr.66.
12. Halberstam, “Những người xuất sắc và thông minh nhất”, tr.43.
13. Phỏng vấn với Walt Rostow, ngày 2-4-1998, tr. 1.
Trong giới thân cận của Kenedy, người cổ vũ hoạt động ngầm mạnh mẽ nhất là Bộ trưởng Tư pháp Robert Kenedy. Ông là thành viên của cả Uỷ ban 5412 (sau này là 303) và Nhóm đặc biệt chống bạo loạn, hai cơ quan bí mật của Hội đồng an ninh quốc gia được thành lập để chỉ đạo chính sách của Nhà Trắng về hoạt động chiến tranh đặc biệt. Việc Bộ trưởng Tư pháp tham gia vào các vấn đề này là điều hết sức lạ lùng. Bởi v́, cơ quan của ông chủ yếu xử lư các vấn đề pháp lư trong nước chứ không có nhiệm vụ chống du kích quân cộng sản và lật đổ những chính phủ ủng hộ họ. Brute Krulak c̣n nhớ mối quan tâm của Robert Kenedy về hành động ngầm và vai tṛ của ông trong quyết tâm sử dụng hành động đó làm công cụ của chính sách ngoại giao. Theo Krulak, “ông có ảnh hưởng rất lớn”.
Ảnh hưởng của Robert Kenedy thể hiện rơ trong việc ông hối thúc CIA xoá bỏ chế độ Castro sau sự kiện Vịnh Con lợn. Sau thất bại đó, chính quyền thành lập một tổ chức bí mật khác trong Hội đồng an ninh quốc gia mang tên Nhóm đặc biệt - SGA. Nhiệm vụ của nhóm là chỉ đạo giai đoạn tiếp theo của hoạt động chống Cu Ba mang mật danh “Mongoose”. Tổng thống chỉ định em trai làm Chủ tịch SGA với mục đích nhanh chóng đẩy mạnh hoạt động ngầm chống Castro. Khi kết quả không có ǵ khả quan, anh em Kenedy đều rất thất vọng.
Người phụ trách các hoạt động bí mật của CIA lúc bấy giờ là Richard Bissell bị triệu đến Nhà Trắng vào mùa thu 1961, và, theo Bissell, “bị khiển ngay trong pḥng họp chính phủ bởi Tổng thống và Bộ trưởng Tư pháp v́ lỗi ngồi ỳ và không chịu làm ǵ để gạt bỏ Castro”1. Trong hồi kư, Bissell tường thuật chi tiết cách thức anh em Kenedy yêu cầu CIA tăng cường hoạt động: “Anh em Kenedy muốn có hành động nhanh chóng. Robert Kenedy sẵn sàng t́m giải pháp ở mọi nơi... sự tham gia của ông vào việc tổ chức và chỉ đạo Mongoose sâu sát đến mức như ông là phó giám đốc chỉ đạo nghiệp vụ của CIA”2. Tương tự, Robert McNamara cũng xác nhận có “sức ép từ John Kenedy và Robert Kenedy đ̣i hỏi phải làm điều ǵ đó đối với Castro”3.
Theo Richard Helm, cựu giám đốc CIA, công cụ được chọn để loại bỏ Castro sau sự kiện Vịnh Con lợn là “hoạt động” ngầm4. Là đại diện của CIA tại Uỷ ban 5412 đầu những năm 1960. Helm thường gần gũi với anh em Kenedy. Ông nhớ lại “phải chịu áp lực hàng ngày từ Bobby Kenedy”5. Anh em nhà Kenedy “muốn có hoạt động ngầm chống Cu Ba, Việt Nam và những nơi khác và t́m cách nhanh chóng triển khai việc đó”6.
Trong những người thân cận của Kenedy, Bộ trưởng Quốc pḥng McNamara là người ít có khả năng ủng hộ hoạt động ngầm nhất v́ vị cựu Chủ tịch công ty Ford Motor ít hiểu biết về vấn đề này. Tuy nhiên, từ mùa hè 1962, đến .cuối 1964, McNamara là chất xúc tác thúc đẩy Lầu Năm Góc tiếp nhận và leo thang chiến tranh ngầm chống Hà Nội của CIA. Đến 1965, sự ủng hộ của McNamara bị suy giảm nhanh chóng do ông chuyển trọng tâm sang việc áp dụng chiến lược theo quy ước cho chiến tranh Việt Nam.
William Colby, người trực tiếp chỉ đạo hoạt động ngầm chống Hà Nội khi c̣n là trưởng trạm CIA ở Sài G̣n, nhớ rằng McNamara là người quyết đoán. Theo Colby, McNamara tin rằng CIA chỉ “ham chơi chứ chưa thực sự có hoạt động lớn quan trọng trong ḷng miền Bắc đến mức có tác động”. Colby không quan tâm đến quy mô của chương tŕnh CIA mà coi trọng tính chất của mục tiêu. Ông cho rằng Hà Nội là hạt đỗ quá cứng không thể nghiền được. Quan điểm này bị Bộ trưởng Quốc pḥng bác bỏ: “Ông phản bác lập luận đó bằng quan điểm cho rằng CIA làm không đủ lớn”. Bộ Quốc pḥng “có thể cung cấp thêm sức lực và làm cho hoạt động ngầm hiệu quả hơn”7.
Khi đă có quyết định chuyển giao chiến tranh ngầm cho Lầu Năm Góc, thái độ trên của McNamara dẫn đến việc thực hiện sớm kế hoạch 34A. Đó là những ǵ đại uư Murray trải qua trong năm 1964 khi tŕnh các đề nghị hoạt động của SOG lên cho Bộ trưởng Quốc pḥng phê duyệt. Murray trực tiếp mang những đề nghị đó vào văn pḥng của McNamara. Khi nhớ lại giai đoạn này, Murray nhận xét rằng trong toàn bộ hệ thống chỉ huy, McNamara là “động lực chủ yếu. Tôi không t́m được ai khác ở Lầu Năm Góc là động lực đằng sau hoạt động này”. Khi được hỏi McNamara có phản đối đề nghị nào của SOG không, Murray khẳng định “không, ít nhất là theo tôi biết”8.
Những người thân cận khác của Kenedy như McGeorge Bundy và Walt Rostow cũng cổ vũ việc sử dụng hoạt động ngầm chống lại miền Bắc. Ngoài ra, theo William Sullivan, William Bundy cũng đóng vai tṛ quan trọng. Trong năm 1964, anh trai của George Bundy làm việc dưới trướng McNamara với chức vụ phó trợ lư Bộ trưởng Quốc pḥng về các vấn đề an ninh quốc tế. Sullivan khẳng định rằng Bill Bundy soạn thảo các công văn và điện về 34A cho McNamara. “Mặc dù các bức điện có chữ kư của McNamara”, Sullivan tin là “phần lớn số đó là do Bill Bundy khởi xướng và soạn thảo”9.
Với tất cả sức mạnh hỗ trợ việc đẩy mạnh hành động ngầm chống lại miền Bắc như trên, không có ǵ ngạc nhiên khi CIA tỏ ra bất lực, chính quyền Kenedy rất không hài ḷng về công việc của cơ quan này. Các nhân viên CIA trực tiếp chỉ đạo hoạt động chống Hà Nội được Washington chỉ thị đẩy mạnh công việc. Ví dụ Tucker Gougelman, người phụ trách hoạt động ngầm trên biển trong chương tŕnh hoạt động của CIA, được chỉ thị mở rộng tập kích phá hoại để “chuẩn bị cho việc thành lập hoạt động chống đối ở miền Bắc trong tương lai”10. Hay nói một cách khác, Gougelman được thông báo bước tiếp theo sẽ là gây dựng phong trào du kích bên trong miền Bắc. Bill Colby, lúc bấy giờ đang ở Sài G̣n, nhớ lại sức ép từ Nhà Trắng: “Họ hy vọng muốn làm điều ǵ đó một cách nhanh chóng để cân bằng với những vấn đề chúng ta đang chịu đựng ở miền Nam”11.
Thất bại của CIA trong việc tạo ra hiệu quả dẫn đến việc chính quyền t́m phương tiện thực hiện khác thay thế. Lầu Năm Góc là ứng cử viên duy nhất. Theo hồ sơ, có ba yếu tố dẫn đến quyết định chuyển giao hoạt động ngầm cho quân đội. Yếu tố thứ nhất liên quan đến sự cam kết “ngăn chặn sự thống trị của cộng sản ở Nam Việt Nam và mở rộng cường độ các hành động liên minh” của Kenedy. Vào năm 1963, t́nh h́nh ở Nam Việt Nam đă đạt đến đỉnh điểm của một cuộc khủng khoảng. Cần phải áp dụng các biện pháp mới - dưới dạng hoạt động tăng cường - để ngăn chặn cuộc khủng hoảng đó. Các biện pháp đó bao gồm “những hoạt động bán quân sự ngầm chống Bắc Việt Nam”12.
Lư do thứ hai dẫn đến việc giao nhiệm vụ trên cho Lầu Năm Góc là việc “cần có nỗ lực chung ăn khớp chống Hà Nội trong lĩnh vực hoạt động bán quân sự bí mật”13. Nhà Trắng kết luận rằng việc này nằm ngoài khả năng của CIA. Chỉ có quân đội, với hiểu biết về chiến tranh đặc biệt, có thể đẩy mạnh hoạt động đến mức có thể kiềm chế được Hà Nội.
Lư do thứ ba, liên quan trực tiếp đến lư do thứ hai, nhấn mạnh sự khó chịu ngày càng tăng của chính quyền đối với “tính tương đối kém hiệu quả của chương tŕnh chống Hà Nội của CIA”14. Cơ quan t́nh báo đă không hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên, ngay trong việc thực hiện kém cỏi đó của CIA, có hy vọng le lói có thể thành hiện thực nếu hoạt động ngầm được mở rộng. Mặc dù chỉ trích CIA v́ không làm được ǵ mấy, Nhà Trắng nhận thấy trong báo cáo hoạt động của CIA, “Bắc Việt Nam rất chú ư đến các hoạt động đó”. V́ vậy họ đă “thành lập hệ thống báo động quốc gia”. Rơ ràng, Hà Nội lo ngại các hoạt động vụn vặt của CIA có thể dẫn đến nguy cơ “h́nh thành nhóm du kích quân được dân chúng miền Bắc ủng hộ”. Điều này có thể dẫn đến việc “nổ ra cuộc nổi dậy”15. Đây là căn cứ để Nhà Trắng xác định hoạt động ngầm đă đi đúng hướng. Hà Nội đang lo lắng về các mối đe doạ đó, ngay cả khi nó c̣n rất yếu ớt. Theo quan điểm của chính quyền đây là điểm cần khai thác và đẩy mạnh việc thực hiện.
_______________________________________
1. Quốc hội Hoa Kỳ, Uỷ ban nghiên cứu hoạt động chính phủ trong hoạt động t́nh báo của Thượng viện, “Các âm mưu ám sát liên quan tới lănh đạo nước ngoài”, (Washington DC, Nhà in chính phủ, 1975), tr 334.
2. Richard Bissell; Hồi tưởng về một chiến binh”, (New Haven, Conn. Yale Univvesity Press, 1996), tr.201.
3, 4, 5. “Các âm mưu ám sát liên quan tới lănh đạo nước ngoài, tr.334.
6. Phỏng vấn Richard, ngày 6-6-1997.
7. Phỏng vấn lịch sử với William Colby trong “MACVSOG; Phỏng vấn lịch sử với những sĩ quan phục vụ trong OP34 của SOG” tr.9 -11.
8. Phỏng vấn với đại úy William Murray, tr.21, 24.
9. Phỏng vấn với đại sứ William Sullivan ngày 27-9-1997, tr.5.
10. Hội đồng tham mưu trưởng liên quân, “Nghiên cứu tài liệu của MACVSOG” phụ lục C, phần hoạt động trên biển”, tr. 1.
11. Phỏng vấn lịch sử với William Colby, trong “MACV SOG: phỏng vấn lịch sử với sĩ quan từng phục vụ trong OP34 của SOG”.
12, 13, 14. Hội đồng tham mưu trưởng liên quân, “Nghiên cứu tài liệu của MACVSOG”, Phụ lục B, phần “Nhóm nghiên cứu và quan sát của Bộ chỉ huy viện trợ quân sự và Tổng nha kỹ thuật chiến lược: h́nh thành, tổ chức và phát triển”, tr. 88.
15. Hội đồng tham mưu trưởng liên quân, Sđd, tr.64 - 65
Ảo tưởng của chính quyền Kenedy
Khi đă quyết định chuyển giao nhiệm vụ cho Lầu Năm Góc, chính quyền Kenedy không nhượng bộ bất kỳ một sức ép nào từ giới tướng lĩnh nhằm đá lại quả bóng cho CIA. Mỗi khi Maxell Taylor, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân có ư định đó, mọi cố gắng của ông đều bị ngăn chặn. McNamara đă nhận nhiệm vụ và trù tính sẽ triển khai thực hiện. Nếu Nhà Trắng đang vội vă thúc đẩy chiến tranh bí mật, Bộ trưởng Quốc pḥng McNamara cũng vậy.
Sự cam kết của McNamara đối với chương tŕnh chiến tranh đặc biệt của Kenedy là lư do chủ đạo dẫn đến việc ông ủng hộ quyết định chuyển giao hoạt động ngầm cho Lầu Năm Góc, mặc dù phải đối mặt với sự phản kháng của Hội đồng tham mưu trưởng. Walt Rostow ghi nhận: McNamara “hậu thuẫn mạnh mẽ tổng thống, người muốn chuyển hoạt động ngầm chống Bắc Việt Nam ra khỏi CIA”1. Richard Helm cũng đưa ra lời giải thích tương tự: “Sự nhiệt t́nh của McNamara phản ánh thái độ của John và Bobby Kenedy. Nếu họ ủng hộ, Menamara cũng vậy”2.
McNamara xây dựng quan hệ cá nhân với anh em Kenedy, như ông đă kể lại trong cuốn sách về Việt Nam xuất bản năm 1995. Tuy nhiên, vào năm 1961, McNamara vừa được bổ nhiệm làm Chủ tịch công ty Ford Motor và không có quan hệ ǵ với tổng thống vừa đắc cử. Đột nhiên, một hôm Bobby Kenedy gọi điện thoại cho McNamara: “Tổng thống đắc cử rất vui nếu anh có thể gặp em rể chúng tôi Sargent Shriver”. McNamara nhận lời và cuộc gặp được thu xếp vào buổi chiều cùng ngày. McNamara sửng sốt khi nghe Shriver nói: “Tôi được uỷ quyền để nói với anh rằng Jack Kenedy muốn anh giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc pḥng”. McNamara đáp. “Điều này thật vô lư... Tôi không đủ năng lực”3. Hai tuần sau McNamara nhận lời.
Tại sao Kenedy lại chọn một người không có kinh nghiệm thực sự về các vấn đề an ninh quốc gia? Theo McNamara giải thích, ông được người khác giới thiệu: “Tôi biết có hai người có vai tṛ chủ yếu: Bob Lovett, người biết tiếng tăm của tôi tại Ford và công việc của tôi trong quân đội trong chiến tranh thế giới thứ hai và John Keneth Galbraith, một nhà kinh tế học theo trường phái tự do ở Harvard”. cả hai cho rằng tổng thống đắc cử cần một Bộ trưởng Quốc pḥng là “doanh nghiệp với những tư tưởng sáng tạo”4. Hiển nhiên là, những người giới thiệu McNamara cho Kenedy tin là Lầu Năm Góc cần một vị giám đốc điều hành doanh nghiệp cao cấp chứ không phải là một nhà tư duy chiến lược sáng tạo. Mặc dù không phải người thuộc giới thân cận của Kenedy từ ban đầu, McNamara trở thành người được anh em nhà Kenedy ưa thích.
Theo Roger Hilman, người được Kenedy bổ nhiệm làm trợ lư ngoại trưởng phụ trách các vấn đề Viễn Đông năm 1963, lư do thứ hai dẫn đến việc Kenedy ủng hộ chiến tranh bí mật chính là phương pháp quản lư của ông. Hilsman giải thích: “McNamara muốn tự ḿnh kiểm soát mọi thứ và cố gạt những người khác ở Washington ra”5. Hilsman chỉ ra: “giới báo chí thường cáo buộc McNamara là khao khát quyền lực và độc đoán. Là Bộ trưởng Quốc pḥng, ông có dịp bộc lộ những điều đó... McNamara sắc sảo, quyết đoán, và tự tin”6.
Nhận xét của Hilsman giúp làm sáng tỏ vai tṛ của McNamara trong quyết định năm 1963 chuyển giao hoạt động ngầm chống miền Bắc từ CIA sang Lầu Năm Góc. Phong thái quản lư của McNamara tại Lầu Năm Góc gần giống như chế độ một người lănh đạo và điều này làm ông luôn bất hoà với Hội đồng tham mưu trưởng. Trong tám năm làm Bộ trưởng Quốc pḥng, McNamara chưa bao giờ ngần ngại bác bỏ quan điểm của Hội đồng tham mưu trưởng liên quân về các vấn đề quân sự thuần tuư. Những người bất đồng với ông mà t́m cách kêu lên Nhà Trắng hoặc Quốc hội thường thua khi tranh luận và buộc phải nghỉ hưu.
Do đó, không có ǵ ngạc nhiên khi McNamara qua mặt giới tướng lĩnh trong hoạt động ngầm chống Hà Nội. Ông nghĩ ḿnh biết nhiều hơn là các tham mưu trưởng. Sự phản đối mănh liệt của Hội đồng tham mưu trưởng liên quân đối với chương tŕnh chiến tranh đặc biệt của Kenedy cũng chẳng ăn thua ǵ. McNamara đang lănh đạo Lầu Năm Góc c̣n Hội đồng tham mưu trưởng liên quân th́ ngày càng thấy bị gạt ra khỏi quyết định mà ḿnh phản đối. Đối với chiến tranh bí mật, Rostow mô tả như sau: “Vào năm 1963, McNamara đă tăng cường quyền lực và cho rằng ḿnh sẽ làm tốt hơn CIA”7.
Trên thực tế, hai lư do trên đây đă dẫn McNamara đến chỗ cổ vũ cho một chính sách mà ḿnh ít hiểu biết. Ông chỉ đạo Lầu Năm Góc tiếp nhận và gia tăng chiến tranh bí mật chống Bắc Việt Nam đồng thời phải làm ngay sau một đêm!
McNamara không phải là người duy nhất thiếu hiểu biết về hành động ngầm. Số người có thái độ nhiệt t́nh về chiến tranh đặc biệt trong chính quyền Kenedy nh́n chung không hiểu biết về tính phức tạp trong việc thực hiện hoạt động ngầm chống địa bàn bị từ chối. Krulak tin là “những người nhiệt t́nh đó... nhiệt t́nh bởi v́ họ nghĩ đó là cách đơn giản và rẻ tiền để gây sức ép với Hà Nội”8. Mặc dù Bắc Việt Nam dễ bị tổn thương, khai thác những điểm yếu đó không phải chuyện dễ dàng và có thể làm được trong chốc lát. Không có căn cứ ǵ cho thấy những người thúc đẩy chính sách này trong chính quyền Kenedy hiểu được thực tế đó.
Hilsman nói thẳng: “Họ không hiểu. Họ không có lư do ǵ để tin là chúng ta có thể thực hiện ở Bắc Việt Nam những ǵ họ đang làm ở Nam Việt Nam. Tôi không tin là các thành viên của Uỷ ban 303 có hiểu biết sâu sắc về vấn đề này”9.
Helm c̣n thẳng thắn hơn: “có sự nhiệt t́nh lớn về hoạt động ngầm đồng thời cũng có sự thiếu hiểu biết lớn về việc các hoạt động đó và tính phức tạp khi thực hiện chúng”10.
Tương tự như vậy, Kenedy và các cố vấn thân cận dường như không nắm được sự thiếu năng lực của Lầu Năm Góc trong việc phát động hoạt động ngầm. V́ lực lượng đặc biệt đang được mở rộng, họ giả định là các phương tiện đề tăng cường hoạt động ngầm ra Bắc đă sẵn sàng. Tuy nhiên, sự thực lại không phải như vậy, nhất là năng lực thành lập và chỉ đạo mạng lưới gián điệp và tiến hành chiến tranh tâm lư. Ở cương vị của ḿnh, Brute Krulak nh́n thấy rơ những khoảng cách này trong năng lực quân đội. Krulak tin rằng chỉ đạo mạng lưới gián điệp và điều phối những hoạt động chiến tranh tâm lư là nằm ngoài khả năng của Lầu Năm Góc. Thậm chí, kết luận này c̣n đúng với lực lượng đặc biệt, mà “chức năng chủ yếu... là nhảy dù vào một nước, nơi đă sẵn có tổ chức bạn bè, và giúp đỡ họ một chút... Hoạt động gián điệp tương thích với CIA nhiều hơn”11.
Vào cuối mùa thu 1963, động lực mà Nhà Trắng tạo ra đă đạt đỉnh cao và tạo đà cho việc duy tŕ hoạt động ngầm ngay cả sau khi Kenedy bị ám sát. Tuy nhiên, khi Johnson nghiên cứu kỹ nội dung kế hoạch 34A và khả năng tác động của kế hoạch này đối với chiến dịch tranh cử tổng thống năm 1964 và chương tŕnh chính trị trong nước, ông nhanh chóng giảm bớt nỗ lực đẩy mạnh chiến tranh bí mật và chọn phương án thận trọng hơn.
___________________________________________
1. Phỏng vấn với W.W. Rostow, tr.2.
2. Ghi chép của tác giả trong buổi phỏng vấn Richard Helms (6-6-1997 ).
3, 4. McNamara. “Hồi tưởng- Bi kịch và bài học của Việt Nam”, tr.14.
5. Thư của Roger Hilsman (1-8-1997), tr. 1.
6. Roger Hilsman, “Để lay chuyển một dân tộc” (New York: Della Books, 1967), tr.44.
7. Phỏng vấn với W.W. Rostow, tr.2.
8. Phỏng vấn với thiếu tướng Victor Krulak, tr.1.
9. Thư từ của Hilsman, tr.2.
10. Ghi chép của tác giả trong buổi phỏng vấn Richard Helms. (6-6-1997).
11. Phỏng vấn tướng Victor Krulak, tr.5.
Tổng thống Johnson tiếp nhận: sự bối rối xuất hiện.
Ngày 22 tháng 11 năm 1963, vào khoảng 2h40 chiều, Lyndon Baines Johnson trở thành tổng thống Hoa Kỳ. Trong hồi kư, Johnson nhắc lại sự choáng ngợp mà ông phải đối mặt ngày hôm đó: “tôi bị kéo vào một công việc khó khăn nhất mà một người phải đảm đương và không hề được chuẩn bị trước. Công việc không thể chờ đợi một tuần, hay một ngày, hoặc thậm chí một giờ”1. Điều này đúng với t́nh h́nh ở Nam Việt Nam hiện đang vật vă sau khi Diệm bị ám sát.
Hai ngày sau, ngày 24-11, Johnson được biết sự thật trần trụi về thất bại chiến tranh của Mỹ. Chính phủ Nam Việt Nam ở trong t́nh trạng hỗn loạn - gần như vô chính phủ - và Việt Cộng, với sự chỉ đạo và hậu thuẫn của Hà Nội - đang sáp lại gần. Đó là những điều Johnson nghe tại buổi báo cáo t́nh h́nh Việt Nam đầu tiên. Tin tức được McNamara, Rusk, Mac Bundy, McCone và Lodge trực tiếp tŕnh bày. Sau buổi thuyết tŕnh, Johnson nói với trợ lư riêng, Bill Moyers: “Lodge nói rằng mọi thứ ở đó đang đi xuống địa ngục... Nếu chúng ta không hành động... th́ điều đó sẽ xảy ra bất cứ lúc nào”2.
Trong ṿng vài tuần, Johnson đối mặt với quyết định đầu tiên trong hàng loạt quyết định liên quan đến nhu cầu phải có hành động ở Việt Nam. Ông đang tiến đến ngă ba đường. Việc thực hiện kế hoạch 34A xuất hiện trong chương tŕnh nghị sự. Với sự hậu thuẫn của McNamara, Mac Bundy và các cố vấn cao cấp khác, sau ba năm ấp ủ, 34A đă sẵn sàng hành động. Vấn đề đối với Johnson không phải có thực hiện hay không mà là đến mức độ nào. Ông biết đó là một kế hoạch tham vọng có nhiều hoạt động rủi ro cao và những quyết định khó khăn. Nên lựa chọn hoạt động nào “trong số 72 loại hoạt động... với tổng số 2.062 điệp vụ riêng lẻ” của 34A?3.
Trong buổi thuyết tŕnh ngày 24-11, có tin Johnson nói rằng “tôi sẽ không để mất Việt Nam... tôi sẽ không là tổng thống chứng kiến Đông Nam Á ra đi như từng xảy ra với Trung Quốc”4. Đó là thái độ cứng cỏi đặc trưng của các chính trị gia Texas. Tuy nhiên, mọi việc không phải đơn giản như vậy. Các quyết định của Johnson về Việt Nam không chỉ xuất phát từ quyết tâm giành chiến thắng mà c̣n trở thành con tin của chương tŕnh nghị sự trong nước, đặc biệt là chương tŕnh Đại xă hội - nhăn hiệu mà chính Johnson gắn cho ư tưởng của ḿnh trong bài diễn văn của ḿnh năm 1964. Kể từ khi được bầu vào quốc hội năm 1936, mối quan tâm chính trị của ông tập trung nhiều vào các vấn đề trong nước chứ không phải vấn đề đối ngoại. Johnson tự cho ḿnh có trách nhiệm tiếp tục thực hiện những ư tưởng của “thoả thuận mới” - “New Deal” vào nửa cuối thế kỷ hai mươi, tiếp bước thần tượng chính trị của ông, Flanklin Roosevelt. “Đại xă hội” của Johnson là sự mở rộng của những ǵ Roosevelt đă công bố: giảm đói nghèo, mở rộng giáo dục, y tế, nhà cửa và quyền bầu cử5. Nhưng ngay từ đầu, Johnson đă nhận ra rằng tham gia vào cuộc chiến tranh lớn có thể xói ṃn tiến bộ của “Đại xă hội”, và việc bị đặt vào vị thế này đă hạn chế các giải pháp về Việt Nam mà ông có thể lựa chọn.
Johnson rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan - một mặt, nếu để mất Việt Nam ông sẽ bị chụp mũ quá nhượng bộ cộng sản - không một tổng thống của Đảng Dân chủ nào có thể tồn tại được với chiếc mũ đó. Ông nhớ lại lúc cộng sản giải phóng Trung Quốc, Herry Truman bị mất quyền lực và sau đó bị McCarthy săn đuổi. Mặt khác, nếu tỏ ra quá mạnh tay ở Việt Nam, những người thuộc phe bảo thủ trong quốc hội sẽ lợi dụng chi phí cho chiến tranh để cắt ngân sách dành cho chương tŕnh “Đại xă hội”. Trước đây, cuộc chiến tranh thế giới lần hai đă làm đ́nh trệ “Thoả thuận mới”6.
Johnson quyết định có bước đi thận trọng, không tiến quá xa và hạn chế sự can thiệp của Mỹ để không cho cuộc chiến tranh làm đổ vỡ chương tŕnh nghị sự trong nước. Làm thế nào để vừa kiểm soát t́nh h́nh ở Việt Nam, đồng thời vừa thông qua được luật về “Đại xă hội” tại quốc hội? Giải pháp “Phản ứng tăng dần” được McNamara và các nhà chiến lược dân sự tại Lầu Năm Góc đề xuất. Họ có những tư tưởng mới về cách hạn chế chiến tranh nhưng vẫn thắng thế.
Vào cuối năm 1963, mâu thuẫn giữa Việt Nam và các ưu tiên chính sách trong nước bắt đầu nổi lên. Cuộc bầu cử tổng thống 1964 đă cận kề. Trong chiến dịch tranh cử, Johnson dành nhiều thời gian để khắc hoạ ḿnh là người cứng rắn nhưng thận trọng trong các vấn đề quân sự, tương phản với Barry Goldwater, người ông mô tả là cuồng tín. Quyết định về 34A được đưa ra trong bối cảnh chính trị này.
McNamara nhớ lại, thoạt đầu tổng thống “mong muốn chương tŕnh ngầm được tăng cường. Tương tự như Kenedy, Johnson cho rằng chương tŕnh bé nhỏ của CIA là không hiệu quả và “t́m cách làm đau Hà Nội mà không dùng hành động quân sự trực tiếp”7. Mở rộng chiến tranh bí mật là câu trả lời, đúng như chính sách đă được vạch ra tại Hội nghị Honolulu ngày 20-11 được triệu tập để đánh giá t́nh h́nh Việt Nam và t́m ra giải pháp mới. Tại Honolulu, McNamara đă thúc đẩy việc thực hiện kế hoạch 34A. Theo tài liệu đă giải mật, McNamara công khai chỉ trích hoạt động của cơ quan t́nh báo chống Hà Nội: “chương tŕnh CIA cho đến nay và trong một tương lai gần tỏ ra không mang lại kết quả mong muốn... Một chương tŕnh thực sự hiệu quả phải có sự tham gia của các nguồn lực quân đội”8. Nh́n lại cuộc họp này, McNamara thừa nhận có “ủng hộ việc Lầu Năm Góc tiếp nhận” hoạt động ngầm chống Hà Nội nhưng cho rằng ông “không phải là người cổ động nhiệt t́nh vào lúc bấy giờ. Hoạt động ngầm là một trong số ít lựa chọn để giúp Nam Việt Nam”9. Hồ sơ ở giai đoạn này cho thấy vai tṛ của McNamara trong vấn đề này không phải là sự phục tùng thuần túy.
Sau hội nghị Honolulu, McNamara tập trung vào ư định của Washington giao cho Lầu Năm Góc tiếp nhận và đẩy mạnh chiến tranh bí mật, thể hiện rơ qua các biện pháp mà ông đưa ra để đảm bảo mọi nguồn lực cho 34A. Đầu tháng 12, ông “chỉ thị thu xếp ngay lập tức phương tiện và nhân sự và Bộ Quốc pḥng sẽ trả chi phí. McNamara muốn tạo ra trạng thái sẵn sàng chiến đấu tối đa bất kể kế hoạch 34A có được phê duyệt hay không và yêu cầu nhân sự và thiết bị được đưa đến Sài G̣n theo tuyến ưu tiên”10.
Những khuyến nghị của Hội nghị Honolulu được đưa vào chỉ thị 273 của Hội đồng an ninh quốc gia, vạch ra định hướng ban đầu về chính sách Việt Nam của chính quyền Johnson. Johnson kư chỉ thị ngày 26-11. Theo Mac Bundy, việc bổ sung những kết luận tại Honolulu vào chỉ thị 273 đă mở rộng hơn các động thái chính sách so với dự thảo ban đầu. Bundy nhớ lại đó là kết quả của “ư kiến chỉ thị của Johnson đưa ra ngày chủ nhật 24-11”11.
Chỉ thị 273 bật đèn xanh cho việc thực hiện đầy đủ 34A. Chỉ thị này làm gia tăng đáng kể chiến tranh bí mật chống Bắc Việt Nam và đặt Johnson vào con đường mà Kenedy đă vạch ra. Nhưng không phải chỉ có vậy.
Chỉ thị 273 c̣n xem xét vấn đề Lào. Những người soạn thảo 34A khá quan tâm tới đường ṃn Hồ Chí Minh. Họ tin là các hoạt động bán quân sự ở Lào cần được đưa vào kế hoạch. Điều tám của chỉ thị 273 phát tín hiệu đồng ư cho phép Lầu Năm Góc được tiến hành hoạt động ở Lào. Chỉ thị viết: “Cần xây dựng và đệ tŕnh kế hoạch hoạt động quân sự trong phạm vi 50 km bên trong Lào lên cấp cao hơn phê duyệt”. Ngầm thừa nhận rằng hoạt động đó vi phạm Hiệp định Genevơ 1962, chỉ thị viết tiếp: “Ngoài ra, cần có kế hoạch chính trị để giảm thiểu tác động quốc tế tiêu cực có thể xảy ra. Trách nhiệm về các hoạt động đó cần được chuyển từ CIA cho MACV”12.
Như vậy, các khuyến nghị chính sách mà Johnson nhận được từ cuối tháng 11 và đầu tháng 12 đều kêu gọi gia tăng chiến tranh bí mật. Những hạt giống mà Kenedy gieo từ năm 1961 đă nảy mầm, thể hiện ở việc Johnson nghiêng theo chiều hướng gia tăng sức ép đối với Hà Nội qua việc phê duyệt chỉ thị 273. Tuy nhiên, vào tháng 12, Johnson bắt đầu dao động. Ông nhận ra là việc đó có thể đi ngược lại chương tŕnh nghị sự trong nước và nguyện vọng của tổng thống. McNamara cho là “sự dao động này phản ánh tính thận trọng chung về Việt Nam của Johnson. Johnson muốn tránh những điệp vụ quá mạo hiểm” và, khi tổng thống tập trung vào 34A, “thận trọng trở thành tư tưởng chủ đạo. Tránh rủi ro cao”13.
_____________________________________________
1. Lyndon Baines Johnson, “Điểm tiên phong”, (New York: Holt, Rinehart and Wrston, 1971), tr.12.
2. Bill Moyer, “Lời dẫn”, Tuần tin tức, số 10-2-1975.
3. Hội đồng tham mưu trưởng liên quân, “Nghiên cứu tài liệu về MACVSOG”, Phụ lục B, phần “nhóm nghiên cứu và quan sát của Bộ chỉ huy viện trợ quân sự và Tổng nha kỹ thuật chiến lược: h́nh thành, tổ chức và phát triển tr.111.
4. Newman, “JFK và Việt Nam”, tr.442.
5. Deborah Shapley: “Lời hứa và Quyền lực”, (Boston: Lihle Brown, 1993), tr.281.
6. Về vấn đề này xin xem Doris Kearns, “Lyndon Johnson và giấc mơ Mỹ”, (New York Harper and Row, 1976), chương 8-9.
7. McNamara: “Hồi tưởng: Bi kịch và bài học của Việt Nam”, tr.103.
8. Hội đồng tham mưu trưởng liên quân, “Nghiên cứu tài liệu của MACVSOG”, Phụ lục B, phần “nhóm nghiên cứu và quan sát của Bộ chỉ huy viện trợ quân sự và Tổng nha kỹ thuật chiến lược: h́nh thành, tổ chức và phát triển”, tr.111.
9. Ghi chép của tác giả trong buổi phỏng vấn McNamara qua điện thoại ngày 30-6-1998.
10. Hội đồng tham mưu trưởng liên quân, “Nghiên cứu tài liệu của MACVSOG” phụ lục B, phần “nhóm nghiên cứu và quan sát của Bộ chỉ huy viện trợ quân sự và Tổng nha kỹ thuật chiến lược: h́nh thành, tổ chức và phát triển”, tr. 153.
11. Newman, JFK và Việt Nam, tr.448.
12. Hội đồng tham mưu trưởng liên quân, “Nghiên cứu tài liệu của MACVSOG”, Phụ lục B, phần “Nhóm nghiên cứu và quan sát của Bộ chỉ huy viện trợ quân sự và Tổng nha kỹ thuật chiến lược: h́nh thành, tổ chức và phát triển”, tr.21.
13. Ghi chép của tác giả trong cuộc phỏng vấn McNamara, 30-6-1998.
Ngày 21-12, McNamara và Giám đốc CIA John McCone gặp Johnson để xem xét 34A. Đó là cuộc họp cực kỳ quan trọng, trong đó sự bảo thủ và rụt rè chính trị của tổng thống về hoạt động ngầm bộc lộ rơ. Trong cuộc họp, tổng thống quyết định chỉ chọn những hoạt động “hứa hẹn mang lại kết quả lớn nhất với ít rủi ro nhất”1 từ 34A. Sau đó Johnson thành lập Uỷ ban Krulak để đánh giá lại 34A theo quan điểm này của tổng thống.
Uỷ ban Krulak làm đúng như vậy. Uỷ ban đă xem xét “toàn bộ các hoạt động có thể thực hiện chống Bắc Việt Nam... với tư tưởng chỉ đạo là đạt kết quả lớn nhất và rủi ro thấp nhất”. Rủi ro được đánh giá trên hai khía cạnh. Thứ nhất, uỷ ban xem xét mức độ “Bắc Việt Nam trả đũa thông qua việc đẩy mạnh hoạt động ở Nam Việt Nam”. V́ chế độ Sài G̣n đang rệu ră, việc đó có thể làm cho chế độ sụp đổ “trừ khi Hoa Kỳ can thiệp trực tiếp” . Đó chính là khả năng mà Johnson không thể chấp nhận trong năm bầu cử 1964. Uỷ ban Krulak ư thức rơ điều này. Hai là, Uỷ ban đánh giá mức độ “phản ứng quốc tế” mà việc thực hiện các hoạt động trong 34A có thể gây ra2. Điều này cũng nên tránh trong cuộc tranh cử tổng thống sắp tới.
Uỷ ban Krulak đề xuất một phiên bản 34 mới được rút gọn rất nhiều. Trong đó, Uỷ ban khuyến nghị chỉ thực hiện 33 trong tổng số 72 dạng hoạt động nêu trong kế hoạch, đó là các dạng hoạt động thoả măn tiêu chí “ít rủi ro” của Nhà Trắng. Uỷ ban không tán thành ư kiến liên quan đến hoạt động tại Lào nêu trong chỉ thị 273. Trong tháng 12, Harriman và người được ông bảo trợ ở Bộ Ngoại giao vận động ngăn cản không cho MACV được phép hoạt động chống phá đường ṃn. Uỷ ban Krulak nhất trí với Harriman và lập luận “sự cân bằng quân sự và chính trị mong manh tại Lào có thể bị đảo lộn” nếu chỉ thị 273 được thực hiện3.
Tháng Giêng 1964, Johnson phê duyệt khuyến nghị của Uỷ ban Krulak. Đây là bước ngoặt cực kỳ quan trọng, sự hăng hái của chính quyền Kenedy đă nhường chỗ cho sự bối rối của chính quyền Johnson trong việc sử dụng hoạt động ngầm chống Hà Nội. Tuy nhiên, không hẳn nỗi lo sợ về năm bầu cử dẫn đến việc Johnson chấp nhận phương châm hành động thận trọng, mặc dù đó là một nguyên nhân cơ bản. Johnson c̣n bị tác động bởi những ư tưởng của các nhà chiến lược dân sự làm việc cho McNamara ở Lầu Năm Góc.
McNamara trở nên tin tưởng vào khái niệm tăng dần phản ứng - các nhà chiến lược dân sự, thường được giới quân sự gọi một cách nhạo báng là “lũ trẻ thần đồng” - thuyết phục McNamara rằng có những cách thức mới, khoa học hơn để sử dụng lực lượng. Theo đó, sức mạnh được sử dụng một cách hạn chế để buộc đối phương phải thay đổi cách cư xử cho phù hợp với lợi ích của Mỹ. Ư tưởng này được ca ngợi là tư duy sáng tạo cho phép sử dụng đầy đủ ưu thế quân sự của Mỹ. Nếu đối phương không nghe lời, sức ép sẽ gia tăng. Họ liên tưởng việc tăng dần vũ lực với các cuộc đàm phán và mặc cả chính trị.
Ư tưởng mới này được dựa trên tiền đề là nếu khởi đầu từ từ và sau đó tăng dần về quy mô và cường độ của sức ép quân sự đến mức cần thiết, đối phương sẽ sớm nhận ra bức thông điệp và nghe theo. Nếu không, sức ép tiếp tục gia tăng cho đến mức buộc đối phương phải tuân theo.
Johnson thích thú khái niệm trên v́ giúp ông đạt được một lúc hai mục tiêu. Ḱm giữ cộng sản ở Việt Nam và, thông qua tăng dần phản ứng, sẽ nung nóng Hà Nội đến mức chấp nhận đàm phán; và hay nhất là không để chiến tranh ngăn cản chương tŕnh nghị sự - “Đại xă hội” - trong nước của tổng thống.
Tăng dần phản ứng thường được gắn với cách thức Johnson tiến hành chiến tranh Việt Nam sau khi trúng cử tổng thống. Tuy nhiên, khái niệm này cũng ảnh hưởng tới những quyết định liên quan đến việc thực hiện 34A và được phản ánh tại Uỷ ban Krulak, người khuyến nghị nên bắt đầu sự leo thang chiến tranh bí mật một cách hạn chế “để phát đi tín hiệu cho giới lănh đạo Bắc Việt Nam về ư định tiếp tục thực hiện các hành động trả đũa gây tổn thất với quy mô tăng dần trừ phi và đến khi sự hỗ trợ của họ đối với chiến tranh ở miền Nam chấm đứt”4.
Johnson t́m thấy ở “giải pháp tăng dần” sự đảm bảo, nhưng liệu nó có thực tế không? McNamara có thực sự tin nó có hiệu quả không, khi ông coi đó là “một trong số ít sự lựa chọn để giúp Nam Việt Nam”?5 Hành động của McNamara phản bác những ǵ ông hồi tưởng về chiến tranh đặc biệt chống miền Bắc. Trong cuốn hồi kư 1995, ông viết một cách rơ ràng: “trước sự kiện tháng 8 (năm 1964) tại Vịnh Bắc Bộ rất lâu, nhiều người trong chúng tôi biết về hoạt động 34A đă kết luận về cơ bản chúng vô giá trị. Phần lớn số điệp viên miền Nam tung ra Bắc hoặc bị bắt hoặc bị tiêu diệt và các vụ tấn công trên biển cũng chỉ như kim châm mà thôi”6.
Nhưng c̣n quá sớm để rút ra kết luận có tính khẳng định như vậy. Dù sao sự kiện Vịnh Bắc Bộ xảy ra tháng 8-1964 khi 34A mới được thực hiện có sáu tháng. Tuy nhiên, trong cuộc phỏng vấn năm 1998, McNamara lặp lại 34A “chẳng giá trị ǵ. Đó là một việc ngu ngốc”7. Ông cho rằng lư do duy nhất để tiếp tục các hoạt động này là “chính phủ Nam Việt Nam coi đó là một phương tiện tương đối rẻ tiền để quấy rối miền Bắc, trả đũa sự hỗ trợ của Hà Nội cho Việt Cộng”8.
Bất kể McNamara có sự nghi ngờ như thế nào về 34A tại thời điểm năm 1964, việc làm của ông không phản ánh mối nghi ngờ đó. Ông trở thành người ủng hộ việc Lầu Năm Góc tiếp nhận chiến tranh bí mật từ CIA. Thậm chí, trước khi Johnson kư vào bản kế hoạch 34A thu gọn, cuối năm 1963, McNamara đă chỉ thị đảm bảo mọi nguồn lực cho 34A tại Việt Nam. Năm 1964, trong khi các giới chức cao cấp như Đại sứ Lodge và Đô đốc Sharp thể hiện sự thất vọng về kết quả của 34A, McNamara vẫn tiếp tục thúc đẩy. Sau này, các sĩ quan hành động của SACSA nhớ lại, vào năm 1964 McNamara luôn tỏ ra hậu thuẫn mạnh mẽ việc thực hiện 34A. Krulak, Hilsman, Colby và Rostow cũng nhớ về McNamara như là người ủng hộ chiến tranh bí mật tại thời điểm đó.
Phải đến năm 1965, sự quan tâm của McNamara vào 34A bắt đầu phai nhạt. Sĩ quan hành động SACSA Bill Murray là người chứng kiến sự thay đổi này. Sau khi chiến dịch không kích bắt đầu và lực lượng trên bộ của Hoa Kỳ đă tham gia chiến tranh, McNamara không c̣n quan tâm đến 34A nữa. Murray không c̣n tŕnh các đề nghị hành động của SOG lên cho McNamara, mà thay vào đó lên cho Cyrus Vance, Thứ trưởng Bộ Quốc pḥng9.
Tuy nhiên, McNamara có khẳng định: “một năm sau, tôi thôi 34A”10 v́ nó đă không mang lại kết quả như mong muốn. Ông viết, “khi nh́n lại, đó là mục tiêu tham vọng một cách ngu xuẩn của một hoạt động nhỏ bé - nó hầu như chẳng đạt được ǵ”11. Ông có lư, những ǵ được thực hiện năm 1964 chỉ là phiên bản thu nhỏ của 34A - và đúng là “nhỏ bé”. McNamara cũng đúng khi thừa nhận ḿnh đă trông chờ quá nhiều và theo cách quá gấp gáp.
Tuy nhiên, ngay cả khi 72 dạng hoạt động nêu trong bản kế hoạch 34A ban đầu được thực hiện, việc đ̣i hỏi có ngay kết quả tác động đối với Hà Nội cũng là không tưởng. Hoạt động ngầm không theo kiểu như vậy. Chúng cần thời gian để h́nh thành và khi đó mới có kết quả. McNamara không nắm được sự tinh tế này. Ông đang nóng ḷng và khi không thấy kết quả ngay, ông mất hứng thú về chiến tranh bí mật và t́m cách khác để ép buộc Hà Nội. Nhà Trắng cũng vậy.
___________________________________
1. Hội đồng tham mưu trưởng liên quân, “Nghiên cứu tài liệu của MACVSOG”, phụ lục B, phần “Nhóm nghiên cứu và quan sát của Bộ chỉ huy viện trợ quân sự và Tổng nha kỹ thuật chiến lược: h́nh thành, tổ chức và phát triển”, tr. 157.
2, 3. Hội đồng tham mưu trưởng liên quân, Sđd, tr.159,158.
4. Hội đồng tham mưu trưởng liên quân, Sđd, tr. 159.
5, 10. Ghi chép của tác giả trong cuộc phỏng vấn McNamara, ngày 30-6-1998.
6, 8. McNamara “Hồi tưởng: Bi kịch và bài học của Việt Nam”, tr.130.
7. Ghi chép của tác giả trong cuộc phỏng vấn với McNamara ngày 30-6- 1998.
9. Phỏng vấn đại úy William Murray, tr.24.
11. McNamara, “Hồi tưởng Bi kịch và bài học của Việt Nam”, tr. 105
Tác động của sự bối rối đối với hoạt động của SOG
Cách tiếp cận thận trọng của Tổng thống Johnson trong việc thực thi kế hoạch 34A đầu năm 1964 có tác động sâu sắc và lâu dài đối với SOG. Thái độ thận trọng của Johnson đă định ra tiêu chí đánh giá và phạm vi quản lư tất cả hoạt động do lănh đạo SOG đề nghị. V́ vậy, tư tưởng chỉ đạo trong việc ra quyết định h́nh thành tại thời điểm này được duy tŕ trong suốt thời gian tồn tại của SOG. Các đề nghị có nguy cơ bùng nổ chính trị hoặc rủi ro cao hoặc là bị bác bỏ hoặc bị điều chỉnh.
Tác động của chủ trương phê duyệt trên đối với bốn bộ phận nghiệp vụ của SOG: gián điệp - biệt kích, chiến tranh tâm lư, hoạt động trên biển, và hoạt động thám báo chống đường ṃn - có thể t́m thấy rất nhiều trong các chương trước. Mỗi khi đề xuất hoạt động mới có tính leo thang và tăng cường độ cuộc chiến tranh bí mật chống Hà Nội, SOG bị rơi vào cuộc đấu tranh giữa các cơ quan và trong cuộc chiến đó SOG thường thua trận. Tiến tŕnh thẩm định cũng ngáng cản SOG. Sự thận trọng và kiềm chế mà Johnson áp đặt tháng 12-1963 có tác động cản trở lâu dài, hạn chế những ǵ SOG được và không được làm để chống Bắc Việt Nam.
Chẳng hạn, vấn đề gây dựng phong trào chống đối bên trong Bắc Việt Nam. Năm 1963 các tác giả của kế hoạch 34A tin rằng “việc h́nh thành các nhóm chống đối trong Bắc Việt Nam là yếu tố cơ bản cho thành công của toàn bộ chương tŕnh”1. Vào lúc đó, McNamara hoàn toàn tán thành và thể hiện ư kiến của ḿnh trong công thư gửi Bộ trưởng Ngoại giao Rusk: “người Bắc Việt Nam đă được tận hưởng khá lâu sự miễn trừ h́nh phạt về vai tṛ của họ trong hoạt động nổi loạn ở Nam Việt Nam”. Đă đến lúc làm cho họ “chịu sự trả đũa nghiêm khắc về sự duy tŕ hỗ trợ cho hoạt động nổi loạn”. McNamara gợi ư Rusk về sự cần thiết “gây dựng phong trào giải phóng dân tộc của người Việt Nam, một phong trào chịu trách nhiệm trên danh nghĩa về các hoạt động trả đũa này”2. Hay nói một cách khác, Bộ trưởng Quốc pḥng tin là Hoa Kỳ nên gây dựng một tổ chức bạo loạn trong ḷng miền Bắc, tương tự như Hà Nội đang thực hiện ở miền Nam.
Tuy nhiên, khi Uỷ ban Krulak cắt tỉa 34A cho phù hợp với chính sách của Johnson là chỉ thực hiện những hoạt động “hứa hẹn mang lại kết quả nhất với rủi ro ít nhất”, ư tưởng về phong trào chống đối bị cắt bỏ3. Tiếp sau sự xem xét của Uỷ ban 303, Bộ Ngoại giao, Quốc pḥng và CIA gửi một bức điện chung cho Bộ tư lệnh Thái B́nh Dương và Đại sứ quán Mỹ tại Sài G̣n vào ngày 16-1-1964 thông báo việc tổng thống Johnson đă phê duyệt các khuyến nghị của Uỷ ban Krulak. Không có một ḍng nào trong bức điện đề cập đến gợi ư của McNamara về “gây dựng phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam” nêu trong công thư gửi Rusk. Cấp Washington từ chối chuẩn y đề nghị về phong trào chống đối”4.
Như đề cập ở phần trước, SOG đă ba lần đề nghị chính quyền Johnson thay đổi chính sách. Tháng 3-1965, SOG xin phép được “tuyển lựa và hỗ trợ các phần tử trong Việt Nam Dân chủ Cộng hoà nhằm mục đích chống đối, hoạt động du kích và thu thập t́nh báo”. Khi Bộ Tư lệnh Thái B́nh Dương xem xét đề nghị này, những đoạn đề cập đến “mục đích dài hạn là lật đổ chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đều bị gạch bỏ5. Những câu này đi ngược lại chính sách công khai của chính quyền là không t́m cách lật đổ chế độ Hà Nội.
Mặc dù đă làm rơ như vậy, Bộ Ngoại giao, CIA và Đại sứ quán Mỹ ở Lào cùng hợp sức chống lại đề nghị của SOG khi nó được tŕnh lên Uỷ ban 303. Khả năng được thông qua thật mong manh. Rồi, đại diện của McNamara tại Uỷ ban, thứ trưởng Quốc pḥng Cyrus Vance, giáng đ̣n cuối cùng. Nếu ai đó ở Uỷ ban 303 phản bác đề nghị phát triển phong trào chống đối, người đó chính là Cyrus Vance.
Tuy nhiên, trong vấn đề hành động ngầm, quan điểm của Vance rất mâu thuẫn. Khi là Bộ trưởng Ngoại giao dưới thời Carter, Vance là người chống đối quyết liệt hành động ngầm6. Nhưng vào năm 1965, Vance không phải là người chống đối hăng hái hoạt động ngầm mà ngược lại.
Tuy vậy, có những giới hạn ông không được vượt qua. Theo trung tá Bob Rheault, Vance hầu như kư duyệt mọi đề nghị của SOG có liên quan đến đường ṃn Hồ Chí Minh tại Lào. “Thường là rất dễ dàng. Tôi vào văn pḥng, giải thích đề nghị cho Vance. Vào lúc đó, tôi đă thu xếp xong xuôi mọi việc... Hội đồng tham mưu trưởng liên quân cũng đă xem xét bản đề nghị. V́ vậy, tôi nhớ là mọi việc khá dễ dàng... Chắc chắn là không có sự phiền toái nào”7.
Tuy nhiên, theo trung tá George Maloney, sĩ quan hành động của SACSA, Vance vạch rơ giới hạn khi xử lư các đề nghị về phong trào chống đối. Khi được hỏi tại sao Uỷ ban 303 bác bỏ cả ba kiến nghị của SOG, ông đáp: “À, bản thân Cyrus Vance là một lư do... ông ấy không dám chấp nhận mạo hiểm. Ông nói lập trường công khai của Mỹ là chúng ta có mặt ở đó để giúp đỡ người Nam Việt Nam. Chúng ta không ở đó để lật đổ người Bắc Việt Nam. Chúng ta không muốn người Nga và người Trung Quốc nghĩ rằng Mỹ sẽ lật đổ người Bắc Việt Nam, và chỉ vài phút sau khi chúng ta bắt đầu vũ trang hoặc gây vấn đề ở đó, họ sẽ biết ngay. V́ vậy ông ấy phản đối đến cùng mọi h́nh thức chống đối, mọi h́nh thức hoạt động vũ trang.”8. Khi đến được Uỷ ban 303, vào giữa năm 1965, bản đề nghị thường rơi vào t́nh trạng im lặng.
Những đề nghị hoạt động khác của SOG nhằm tăng cường chiến tranh bí mật cũng chịu số phận tương tự. Ví dụ như các đề nghị về hoạt động tâm lư chiến của SOG. Trong thời chiến, hoạt động chiến tranh tâm lư nhằm vào nhiều mục đích. Một trong số đó là khuyến khích cá nhân trong lănh thổ đối phương tiến hành các hoạt động bạo lực và phá hoại chống lại chế độ. Trong khi SOG bị cấm gieo trồng một phong trào chống đối có tổ chức ở miền Bắc, bộ phận tâm lư chiến của SOG cũng bị cấm không được kích động hành vi bạo lực.
Điều này thể hiện rơ trong những giới hạn mà Washington áp đặt cho chiến dịch tâm lư chiến của SOG năm 1964. Mục đích của hoạt động này là nhằm cung cấp thông tin cho dân chúng miền Bắc về chính phủ của họ và cuộc chiến tranh với hy vọng sẽ tạo ra sự mất tin tưởng, bất b́nh thậm chí chống đối ở dạng nhẹ nhàng nào đó. Nhưng đó là ranh giới cuối cùng mà chiến tranh tâm lư có thể tiến đến. Washington không cho phép SOG khai thác sự bất b́nh đó. Khuyến khích cá nhân có hành vi bạo lực chống chế độ - giết cán bộ miền Bắc hoặc phá hoại - là không được phép.
Đại tá Albert Brownfield, phó của SACSA từ 1964 - 1966, ghi nhận sự hạn chế này đối với hoạt động tâm lư chiến và nhận xét rằng từ những ngày đầu tiên, SOG không được phép khuyến khích dân chúng miền Bắc có những hành động như vậy chống chính phủ9. Trung tá George Maloney, công tác tại SASSA từ 1967 - 1969, khẳng định các chuyên gia tâm lư chiến của SOG “không được kích động phá hoại. Tôi nhớ rất rơ điều đó”. Hướng dẫn của Washington nói rơ sẽ “không có phá hoại, không có hành động bạo lực công khai của nhân dân miền Bắc chống chế độ Hà Nội.”10.
Không chỉ có các sĩ quan hành động ở SACSA nhận thấy hạn chế này là quá cứng nhắc, mà khi đánh giá hoạt động chiến tranh tâm lư của SOG, nhóm xem xét đặc biệt của Hội đồng tham mưu trưởng liên quân và Bộ tư lệnh Thái B́nh Dương đề nghị nên xóa bỏ những giới hạn này nhưng không được chính quyền chấp nhận. Đề nghị đó nằm ngoài ranh giới mà chính quyền Johnson vạch ra. Đối với các chuyên gia tâm lư chiến của SOG, toàn bộ cách tiếp cận này thật mâu thuẫn. Nhưng đó là dạng mâu thuẫn mà Richard Helms - Giám đốc CIA từ 1966 - 1973, vẫn thường gặp khi quan hệ với Nhà Trắng. Ông nhớ các nhà vạch chính sách thường hăng hái trong việc sử dụng hành động ngầm. Tuy nhiên, “khi đưa cho họ những hoạt động cụ thể, họ sẽ nêu ra sự lo ngại, giơ tay lên trời và nói “anh muốn làm ǵ?”. Các nhà hoạch định chính sách thường tỏ ra cứng rắn cho đến khi họ đối mặt với chi tiết”11.
Cuối cùng, SOG gặp phải sự phản đối cứng rắn ở cấp cao trong chính quyền Johnson khi xin phép được thực hiện hoạt động thám báo bí mật chống đường ṃn Hồ Chí Minh. Tại Washington, một liên minh đầy quyền lực h́nh thành để ngăn SOG vào Lào trong gần hai năm. Ngay cả sau khi được Nhà Trắng cho phép hoạt động qua giới tuyến sang Lào, cuộc đấu tranh giữa các cơ quan về quy mô hoạt động kéo dài cho đến khi SOG giải thể.
Không chỉ những đề nghị hoạt động lớn mới bị bác bỏ trong tiến tŕnh thẩm định liên ngành. Washington c̣n ngăn cản nhiều hoạt động quy mô nhỏ mà SOG đề nghị, trong đó có nhiều hoạt động nêu trong kế hoạch 34A ban đầu. Ví dụ, các loại h́nh không kích do các máy bay không số thực hiện phá hoại các mục tiêu dễ dàng ở Bắc Việt Nam. Hoạt động này không được phê chuẩn. Kế hoạch 34A c̣n kiến nghị thả ḿn không nhăn mác xuống tất cả các cảng chính của miền Bắc. Đề nghị này cũng bị bác bỏ - chúng quá mạo hiểm về chính trị đối với chính quyền Johnson.
SOG đề nghị sử dụng tiền giả. Tại sao không tràn ngập Bắc Việt Nam bằng tiền giả? Được thực hiện thích hợp, hành động này sẽ tạo ra cú sốc cho nền kinh tế. CIA đă sản xuất ra tiền giả nhưng chỉ có một số lượng nhỏ được tung ra miền Bắc. Washmgton luôn thận trọng không muốn đi quá xa. Như cựu sếp của SOG, Cavanaugh nhớ lại, đó là “không - không thể được về chính trị”. Tại sao? Theo William Rydell, cựu nhân viên CIA chỉ đạo hoạt động tâm lư chiến năm 1970, đó là v́ các quy định quốc tế không cho phép làm điều đó. Chúng tôi không được làm v́ sợ dư luận quốc tế làm ầm lên”12.
Một chiến thuật khác nhằm làm ṃn mỏi nền kinh tế Bắc Việt Nam là quấy rối các đội thuyền đánh cá. Như Jack Singlaub nhớ lại, bằng việc gây khó khăn ngăn cản không cho ngư dân đi biển, chúng ta không chỉ cắt giảm nguồn cung cấp thực phẩm cho đối phương mà c̣n làm cho họ không c̣n khả năng ngụy trang các tàu vận tải bí mật”. Tuy nhiên Singlaub giải thích: ở Washington, người ta “phản đối việc ngăn chặn các đội thuyền đánh cá... họ quyết định như vậy v́ họ không công nhận giá trị yếu tố kinh tế trong chiến tranh”13. Chiến tranh kinh tế cũng quá nhậy cảm về chính trị và có thể bị cáo buộc là hành vi vô đạo đức.
Singlaub c̣n kiến nghị các chiến thuật khác làm Washington hoảng loạn. Một trong số đó đă được nêu ở phần trước là việc làm nhiễm bẩn gạo. Các toán thám báo thường phát hiện ra các kho gạo lớn của quân đội miền Bắc ở Lào. Các toán của SOG không thể mang gạo đi v́ số lượng quá lớn. Dùng thuốc nổ cũng chỉ rải gạo ra mà thôi và quân đội miền Bắc lại thu dọn lại. V́ vậy Singlaub đề nghị được sử dụng một chất gây bẩn đặc biệt có tên “Bitrex, một cách làm hư hỏng gạo rất dễ dàng... chỉ việc rải chất này lên, gạo sẽ không sử dụng được nữa”14. Đề nghị này cũng bị bác bỏ, v́ theo Singlaub, “Bộ Ngoại giao ngăn cản việc sử dụng Bitrex”. Họ coi hành vi đó sẽ biến Hoa Kỳ thành đối tượng bị Hà Nội tố cáo sử dụng vũ khí hoá học. Singlaub phản bác “số gạo đó chỉ dùng cho quân đội và nếu bị làm hư hỏng sẽ chất thêm gánh nặng cho hệ thống cung cấp”15. Cuối cùng th́ SOG cũng được phép sử dụng Bitrex, nhưng đó là sau hàng tháng đấu tranh căng thẳng ở Washington.
Một đề nghị khác của Singlaub bị Bộ Ngoại giao phản đối là việc “sử dụng phi tiêu gây choáng trong các vụ phục kích bắt tù binh”. Một trong những nhiệm vụ của OP35 là bắt sống nhân viên đối phương. Việc sử dụng loại phi tiêu này sẽ giúp công việc đó trở nên đơn giản hơn. Bộ Ngoại giao lại lặp lại sự lo ngại vờ vịt về vũ khí hoá học v́ theo cách gọi ngày nay, đó chỉ là loại vũ khí không độc hại. Mục đích của loại vũ khí này là bắt giữ chứ không phải tiêu diệt. Bộ Ngoại giao đă ngăn cản được đề nghị này trong nhiều tháng cho đến khi Hội đồng tham mưu trưởng liên quân gây sức ép họ mới nhượng bộ.
Trong suốt quá tŕnh tồn tại, SOG phải chiến đấu với hai đối thủ ghê gớm: giới lănh đạo Bắc Việt Nam ở Hà Nội và giới lănh đạo của Hoa Kỳ ở Washington.
____________________________________
1. Hội đồng tham mưu trưởng liên quân, Nghiên cứu tài liệu của MACVSOG”, “Nhóm nghiên cứu và quan sát của Bộ chỉ huy viện trợ quân sự và Tồng nha kỹ thuật chiến lược: h́nh thành, tổ chức và phát triển”, phụ lục C, phần “Hoạt động chiến tranh tâm lư, tr.7.
2. Hội đồng tham mưu trưởng liên quân, Nghiên cứu tài liệu của MACVSOG”, phụ lục C, phần “Hoạt dộng của SOG chống Bắc Việt Nam, tr.3.
3. Lo ngại về mức độ gia tăng chiến tranh bí mật chống Bắc Việt Nam đă dẫn chính quyền đến việc giao cho ủy ban đánh giá t́nh báo quốc gia đánh giá lại 34A. Cụ thể là chính quyền giao cho ủy ban xem xét bản 34A đă được ủy ban Krulak rút gọn. Khi xem xét ủy ban kết luận “những hoạt động này ít khả năng dẫn tới sự gia tăng dính líu của Trung Quốc... hoặc làm cho Liên Xô tin rằng Mỹ đă thay đổi đáng kể chính sách”. Hội đồng tham mưu trưởng liên quân - “Nghiên cứu tài liệu của MACVSOG”, phụ lục B, phần “nhóm nghiên cứu và quan sát của Bộ chỉ huy viện trợ quân sự và Tổng nha kỹ thuật chiến lược: h́nh thành, tổ chức và phát triển”, tr. 168.
4, 5. Hội đồng tham mưu trưởng liên quân, “Nghiên cứu tài liệu của MACVSOG”, phụ lục C, phần “Hoạt động chiến tranh tâm lư chiến”, tr.7.
6. Năm 1975, ông nói trước ủy ban điều tra các vấn đề t́nh báo của Quốc hội là hành động ngầm chỉ được sử dụng khi việc đó “tối cần thiết cho an ninh quốc gia” của Hoa Kỳ và là biện pháp cuối cùng. “Theo tiêu chí này” Vance khẳng định, “số lượng hoạt động ngầm là rất nhỏ”. Quốc hội Hoa Kỳ, các cuộc điều trần trước ủy ban t́nh báo của Quốc hội. (Washington DC, nhà in chính phủ, 1975) tập 7, tr.54.
7. Phỏng vấn đại tá Robert Rheault, tr.21-22.
8. Phỏng vấn trung tá Geoglge Maloney, tr. 9-10.
9. Phỏng vấn chuẩn tướng Alebert Brownfleld, tr. 10.
10. Phỏng vấn trung tá George Maloney, tr.24, 25.
11. Ghi chép của tác giả trong buổi phỏng vấn Richard Helms, ngày 6-6-1997.
12. Phỏng vấn lịch sử với.Willram Rydel , trong MACVSOCR phỏng vấn lịch sử với các sĩ quan từng phục vụ trong OP39 của SOG”, tr.93.
13. Phỏng vấn lịch sử với thiếu tướng John K.Singlaub, trong MACVSOG: phỏng vấn lịch sử với chỉ huy trưởng của SOG, tr.77.
14, 15. Phỏng vấn lịch sử với thiếu tướng John K.Singlaub, Sđd, tr. 46.
SỰ LẠC QUAN KHÔNG ĐÚNG CHỖ HAY CƠ HỘI BỊ BỎ LỠ? NH̀N LẠI KINH NGHIỆM CỦA SOG
Khi tổng thống Kenedy tuyên bố muốn có du kích quân hoạt động ở Bắc Việt Nam, đó là tính cách can đảm đặc trưng của người đề ra khái niệm “đường biên giới mới” - New Frontier. Nếu Hà Nội có thể tiến hành hoạt động lật đổ ở miền Nam, Kenedy sẽ cho họ nếm mùi như vậy ở miền Bắc. Những lời nói cường điệu như vậy là dấu ấn đặc trưng của chính quyền Kenedy đồng thời phản ánh sự lạc quan không đúng chỗ của tổng thống về những ǵ hoạt động ngầm có thể làm được.
Khi hồi tưởng lại, những ǵ xảy ra với SOG cho thấy có logic đằng sau đề nghị của Kenedy. Các quốc gia tham gia chiến tranh không thể để mất ổn định và cho phép hoạt động lật đổ diễn ra ở hậu phương của ḿnh. T́nh trạng đó không thể tha thứ được v́ trong chiến tranh, sự đoàn kết giữa các nhà lănh đạo chính trị, chỉ huy quân sự và nhân dân là yếu tố không thể thiếu để chiến thắng. Những ǵ mà Kenedy nêu ra là có ư nghĩa về chiến lược. Dĩ nhiên, tự nó hoạt động ngầm không thể giành thắng lợi trong chiến tranh. Tuy nhiên nó có thể đóng vai tṛ quan trọng trong một chiến lược thống nhất. Không rơ Kenedy có nhận ra thực tế chiến lược lớn hơn này không.
Mặc dù ư tưởng rất có ư nghĩa, Kenedy gặp phải một trở lực lớn - chính bộ máy hành chính của ông - trong việc hiện thực hoá luận điểm của tổng thống. Phải cần đến ba năm bộ máy đó mới đưa ra được kế hoạch hoạt động ngầm phù hợp - Kế hoạch 34A. Cuối cùng vào cuối năm 1963, chiến tranh bí mật ở Bắc Việt Nam bắt đầu được mở rộng và Hà Nội bắt đầu cảm nhận được độ nóng. Giữa bối cảnh này, Kenedy bị ám sát.
Sau đó Johnson lên làm tổng thống và Việt Nam là vấn đề số một trong chương tŕnh nghị sự. Xu hướng ban đầu của ông là ngả theo việc sử dụng sức mạnh với Hà Nội. Tuy nhiên gần như ngay lập tức, thực tế chính trị nội bộ bắt đầu chiếm chỗ ưu tiên và Johnson dao động. Ông không chỉ là tổng thống mà c̣n là ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử 1964.
Điều này làm phức tạp thêm t́nh h́nh. Nếu chiến tranh trở nên quá nổi trước mắt dân Mỹ, nó có thể trở thành món nợ chính trị nội bộ của Johnson. Thái độ tự tin nhường chỗ cho sự thận trọng. Quyết định này gây ra tác động ngắn hạn và dài hạn đối với SOG. Trong năm 1964, điều đó có nghĩa SOG không có nhiều việc để làm v́ Nhà Trắng cắt giảm 34A. Sự kém thành công của SOG c̣n gây ra tác động ngoài mong muốn đối với các nhà vạch chính sách, mà quan trọng nhất là McNamara. Nếu SOG không mang lại kết quả, chính quyền t́m cách thức khác để gây sức ép đối với Hà Nội. Đến lượt nó, điều này lại có tác động lâu dài v́ SOG không c̣n người đỡ đầu ở cấp cao nhất tại Washington. Khi t́m cách mở rộng hoạt động để chống Bắc Việt Nam, SOG thấy ḿnh ở thế yếu và bị loại khỏi ṿng chiến đấu trong các cuộc tranh căi liên ngành.
Tuy nhiên, bất chấp bốn năm rụt rè của chính quyền Johnson, các hạn chế do Washington áp đặt, các thất bại của SOG,_và các biện pháp đối phó của đối phương, năm 1968 Hà Nội bắt đầu có biểu hiện lo lắng. Bắc Việt Nam phát động chiến lược phản gián lớn để đối phó. Báo chí, đài phát thanh, và các biện pháp an ninh của Bắc Việt Nam trong năm 1968 cho thấy có sự gia tăng báo động về gián điệp, biệt kích. Tương tự, hoạt động chống phá đường ṃn Hồ Chí Minh đă thu hút sự quan tâm của Bắc Việt Nam. Hà Nội biết rằng họ sẽ không thể duy tŕ chiến tranh ở miền Nam nếu không được sử dụng liên tục con đường ấy do đó Bắc Việt Nam đă áp dụng nhiều biện pháp để bảo đảm an ninh dọc tuyến đường.
Như vậy, Hà Nội không coi nhẹ SOG. Cuộc chiến tranh bí mật chống Bắc Việt Nam bắt đầu có tác động mà Kenedy h́nh dung năm 1961. Nhưng phải mất bảy năm mới đạt được đến điểm đó và vào đúng lúc chính trị nội bộ Mỹ có diễn biến mới. Sau cuộc tổng tiến công Mậu Thân 1968, cùng với sự tham mưu của nhiều cố vấn cấp cao, Johnson t́m lối thoát khỏi chiến tranh Việt Nam. Trong thời gian c̣n lại của nhiệm kỳ, ông thúc đẩy đàm phán hoà b́nh ở Paris. Để có cơ sở bắt đầu đàm phán, Hà Nội khăng khăng đ̣i hỏi Hoa Kỳ chấm dứt ném bom và các hoạt động chiến tranh khác chống lại Bắc Việt Nam, trong đó có hoạt động của SOG. Vào cuối tháng 10-1968, thấy rằng không c̣n có lựa chọn nào khác, Johnson chấp nhận điều kiện của Hà Nội.
Năm 1968 là cột mốc quan trọng của SOG. Việc Johnson nhượng bộ điều kiện của miền Bắc đă đặt dấu chấm hết cho các hoạt động của SOG ở miền Bắc. Các hoạt động ngầm bị chấm dứt đúng lúc chúng bắt đầu có tác động mong muốn. Đó là cái giá mà Johnson sẵn sàng trả để thuyết phục Hà Nội khởi động đàm phán. Hoạt động chống phá đường ṃn cũng chịu tác động trong năm 1968 v́ các biện pháp đối phó của Hà Nội bắt đầu gây tổn thất cho các toán thám báo. Vào cuối năm, công tác bảo vệ của quân đội miền Bắc, nhất là tại Lào, trở nên rất hiệu quả. Mặc dù bộ phận này, OP35, của SOG vẫn tiếp tục hoạt động cho đến khi bị giải thể, cơ hội sử dụng hoạt động ngầm một cách chiến lược đă qua đi cùng với sự thay đổi đột ngột trong chính sách Việt Nam của chính quyền Johnson.
Mặc dù Nixon tiếp tục các hoạt động của SOG chống phá đường ṃn Hồ Chí Minh đến tận năm 1972, các tài liệu được giải mật cho thấy chính quyền Nixon không có ư định tái khởi động các hoạt động ngầm chống miền Bắc đă bị Johnson đóng cửa năm 1968. Hăy nhớ lại những ǵ Nixon nói với một trợ lư cao cấp năm 1969: “Tôi sẽ chấm dứt chiến tranh Việt Nam. Một cách nhanh chóng”1. Hoạt động ngầm trong ḷng Bắc Việt Nam không nằm trong tính toán đó của Nixon.
____________________________________
1. Haldeman, “Sự kết thúc của quyền lực”, tr.219.
PHẦN KẾT
Hoạt động ngầm không phải là chiếc đũa thần. Ngay cả chiến dịch ngầm lớn trong thời chiến cũng không thể quyết định thắng lợi cuộc chiến tranh. Tuy nhiên, nó có thể góp phần vào chiến thắng nếu tuân thủ theo phương châm mà giám đốc OSS, Bill Donovan, đề ra: trong thời chiến, hoạt động ngầm phải được thực hiện dưới sự giám sát của giới lănh đạo quân sự cao cấp và gắn kết với chiến lược chiến tranh chung.
Trong thời b́nh, nên coi hành động ngầm là một công cụ chứ không thay thế cho nghệ thuật quản lư nhà nước. Không nên coi hành động ngầm là biện pháp cuối cùng khi chỉ có hai khả năng lựa chọn là không làm ǵ và sử dụng lực lượng quân sự. V́ vậy, hành động ngầm nên được sử dụng kết hợp với ngoại giao và các công cụ khác của nhà nước để hỗ trợ mục tiêu của chính sách ngoại giao.
Có thể rút ra từ SOG nhiều bài học về năng lực của chính phủ Hoa Kỳ trong việc thực hiện các hoạt động ngầm lớn và phức tạp trong thời chiến cũng như trong thời b́nh. SOG đă gặp phải nhiều trở ngại và tác động làm hạn chế hiệu quả hoạt động trong suốt thời gian chiến tranh Việt Nam. Chơi theo luật chơi của Hà Nội tỏ ra nói dễ hơn làm.
Những ngáng trở làm yếu nỗ lực của SOG không chỉ riêng có ở Việt Nam. Ngược lại, có thể t́m thấy chúng trong vô số những ví dụ của thời chiến tranh lạnh trong đó Hoa Kỳ t́m cách sử dụng hành động ngầm. Hơn nữa, những ngáng trở này có xu hướng tác động đến khả năng sử dụng hành động ngầm của Nhà Trắng trong tương lai. Việc đánh giá lại lịch sử hoạt động ngầm của Hoa Kỳ kể từ sau chiến tranh thế gian thứ hai cho thấy có những lực cản có tính chất lặp đi lặp lại.
Thứ nhất, bản chất táo bạo của hoạt động ngầm luôn có sức hấp dẫn đối với Nhà Trắng. Tuy nhiên, mặc dù có xu hướng sử dụng hành động ngầm v́ tin rằng nó có thể giải quyết những vấn đề khó trong chính sách ngoại giao một cách nhanh chóng, nh́n chung các tổng thống tỏ ra ít hiểu biết về khả năng thực sự của hoạt động ngầm.
Thứ hai, các tổng thống lo ngại việc áp dụng các biện pháp bí mật v́ sợ những tác động chính trị tiềm ẩn sẽ xảy ra khi hoạt động ngầm bị phơi bày. Sự lo ngại này dẫn đến thái độ thiếu quyết đoán về mức độ hoạt động ngầm cần được thực hiện và việc giảm cường độ khi hoạt động ngầm không mang lại kết quả như ư muốn.
Thứ ba, việc sử dụng hữu hiệu hành động ngầm với tư cách là một công cụ của chính sách dường như vẫn là một thách thức khó vượt qua đối với Nhà Trắng trong thời chiến tranh lạnh. Các đời tổng thống và cố vấn của họ thường không có khả năng phối hợp và gắn kết hoạt động ngầm với năng lực chiến tranh thông tin, quân sự, kinh tế và chính trị để cùng đạt tới mục đích chính trị. Thường là hành động ngầm bị tách biệt khỏi những công cụ trên của chính sách.
Thứ tư, tổ chức và điều hành các chương tŕnh bí mật và phức tạp là rất khó đối với Hoa Kỳ v́ nó liên quan đến việc sử dụng đồng bộ nhiều chiến thuật khác nhau: điệp viên, đánh lạc hướng, tâm lư chiến, phá hoại, hoạt động bán quân sự... tập trung vào một mục đích chiến lược. Sự phối hợp các chiến thuật được áp dụng trong các chương tŕnh hoạt động ngầm lớn của thời chiến tranh lạnh thường rất kém.
Thứ năm, khi có từ hai cơ quan trở lên cùng tham gia vào một hoạt động ngầm, những khó khăn về quản lư và tổ chức tăng lên gấp bội. T́nh trạng này được đặc trưng bởi sự tranh chấp, thay v́ hợp tác, giữa các cơ quan có liên quan dẫn đến giảm hiệu quả hoạt động. Quá tŕnh phối hợp càng rắc rối hơn khi các cơ quan Hoa Kỳ phải thiết lập quan hệ liên lạc và làm việc với chính phủ hoặc nhóm người nước ngoài để thực hiện hoạt động ngầm.
Thứ sáu, việc áp dụng các kỹ thuật hoạt động ngầm khác nhau, nhất là để chống lại địa bàn bị từ chối và mục tiêu khó khăn, đặt ra những thách thức dai dẳng ở tầm thực hiện. Sử dụng các kỹ thuật này đ̣i hỏi phải có những người vạch kế hoạch có óc sáng tạo và hiểu biết về mục tiêu và những người thực hiện có khả năng phát triển và thực hiện đề án hoạt động cụ thể. Thường th́ cả hai loại người này đều thiếu.
Cuối cùng, khó khăn trong việc tạo ra công cụ để đánh giá tác động của các chương tŕnh hoạt động ngầm là một trở ngại trong mọi hoạt động ngầm của Mỹ ở thời kỳ chiến tranh lạnh.
Rất nhiều điều được biết về SOG minh chứng cho bảy trở ngại trên trong các hoạt động bí mật mà Washington thực hiện trong chiến tranh lạnh. So sánh lịch sử của SOG với các hoạt động ngầm khác mà Mỹ thực hiện cho thấy những trở ngại đó dường như là đặc điểm chung của việc sử dụng hoạt động ngầm của các đời tổng thống Hoa Kỳ.
KINH NGHIỆM CỦA SOG VÀ HOẠT ĐỘNG BÍ MẬT TRONG THỜI CHIẾN TRANH LẠNH
Trong suốt tḥi kỳ chiến tranh lạnh, gần như tất cả các tổng thống, bắt đầu từ Henry Truman, đều có xu hướng sử dụng hành động ngầm. Eisenhower coi đó là một công cụ quan trọng để chiến đấu với chiến tranh lạnh và thường xuyên sử dụng hoạt động ngầm để làm điều đó. Mặc dù giữa các tổng thống có sự khác biệt về mức độ hiểu biết về cách thức và thời điểm sử dụng các phương pháp bí mật, ai cũng muốn hành động trong bóng tối để đạt được mục tiêu của chính sách đối ngoại.
Sự hấp dẫn của hoạt động ngầm nổi rơ trong năm 1961. Từ những ngày đầu tiên trong chính quyền, Kenedy đă cổ vũ cho hoạt động ngầm v́ nó hợp với tính cách ưa hoạt động của ông. Kenedy đă nói rơ tại Hội đồng an ninh quốc gia rằng nếu Hà Nội có thể xúi giục chiến tranh du kích ở miền Nam, ông cũng muốn làm như vậy ở miền Bắc. Mặc dù kế sách của Kenedy là có giá trị, tính cách ưa hoạt động của tổng thống đă không kết hợp được với sự hiểu biết về thời gian cần thiết để tổ chức một hoạt động ngầm phức tạp. Các tổng thống khác cũng có đặc điểm này. Kế hoạch chết yểu của Nixon nhằm đảo ngược kết quả bầu cử năm 1970 ở Chilê là một ví dụ tiêu biểu cho điều đó. Nixon đă sử dụng hoạt động ngầm là giải pháp cuối cùng nhằm cứu giúp một chính sách ngoại giao thất bại.
Một số cố vấn của Kenedy chia sẻ mối quan tâm của tổng thống trong việc gây bất ổn ở Bắc Việt Nam bằng hoạt động ngầm. Người ủng hộ mạnh mẽ nhất chính là em trai của tổng thống, Robert Kenedy. C̣n những người khác là Robert McNamara, McGeorge Bundy và Walt Rostow. Họđều phản ánh tư tưởng của Kenedy trong việc xử lư các vấn đề quốc tế. Hành động ngầm được coi là một công cụ quan trọng cần được khai thác sử dụng. Họ sẵn sàng chơi theo luật chơi của Hà Nội. Tuy nhiên, cũng như tổng thống, các vị cố vấn này, người khả dĩ nhất, cũng chỉ có hiểu biết đại khái về phương pháp áp dụng hành động ngầm mà thôi.
Các tổng thống khác chọn cho ḿnh những cố vấn cao cấp, những người cũng sẵn sàng chấp nhận và khuyến nghị sử dụng hoạt động ngầm. Trong số đó, một số có hiểu biết sâu sắc về tính phức tạp liên quan đến hoạt động ngầm, số khác th́ không.
Ví dụ, năm 1947, George Marshall đă thuyết phục được Truman giao nhiệm vụ thực hiện hoạt động ngầm cho Cục t́nh báo trung ương, CIA, mới được thành lập. Đó là một công cụ của chính sách ngoại giao mà tổng thống cần đến. Sau đó Marshall đă thể hiện hiểu biết của ḿnh về cách sử dụng công cụ đó trong các hoạt động thành công ở Tây Âu vào cuối những năm 1940. Trong chính quyền Eisenhower, anh em nhà Dulles là những cổ động viên nhiệt t́nh của hoạt động ngầm. Tổng thống cũng không bỏ ngoài tai lời tham mưu của họ và sẵn sàng chấp nhận nó là vũ khí để chiến đấu trong chiến tranh lạnh. Hoạt động ở Iran 1953 và Guatemala 1954 tỏ ra rất thành công. Tuy nhiên tại các địa bàn bị từ chối, hồ sơ hoạt động ngầm chỉ có thất bại nối tiếp thất bại. Tại các địa bàn này, chính quyền tỏ ra không nhận thức được bối cảnh chính trị nội bộ của các nước xă hội chủ nghĩa.
Có một mâu thuẫn là: trong khi chính quyền Johnson đang loay hoay với SOG, một hoạt động bán quân sự ngầm khác lại tỏ ra rất hữu hiệu dưới sự chỉ đạo của CIA ở bắc Lào. Hoạt động này cho phép Vàng Pao, một thủ lĩnh của người H'mông, mở rộng lực lượng và ngăn chặn không cho quân đội Bắc Việt Nam chiếm Lào, ít nhất là cho đến khi Mỹ rời bỏ Đông Dương.
Dưới thời tổng thống Nixon, mọi người đều biết rằng Henry Kissinger đă tham mưu cho tổng thống sử dụng hoạt động ngầm trong nhiều trường hợp. Nhưng ít nhất trong một vụ chủ yếu, Chilê, ông tỏ ra hiểu biết không đầy đủ về cách thức sử dụng công cụ đó. Cuối cùng, nhiều cố vấn cao cấp của tổng thống Reagan mà nổi nhất là giám đốc CIA William Casey, t́m cách sử dụng hoạt động ngầm như là một phần của chiến lược chống lại sự mở rộng ảnh hưởng của Liên Xô trong Thế giới thứ ba. Hai hoạt động lớn nhất là ở Afganistan và Nicaragua. Mặc dù hồ sơ hoạt động của hai chiến dịch trên có đầy rẫy những sai sót, kết quả mang lại được đánh giá là thành công.
*
* *
Trong trường hợp Việt Nam, ư kiến cho rằng hoạt động ngầm ở đó được tiến hành tự do như con ngựa bất kham là không có căn cứ. Kenedy đứng đằng sau toàn bộ hoạt động ngầm. Quan hệ của tổng thống với CIA không phải là việc quản lư con ngựa bất kham chạy rông mà là một con la ương bướng chống lại những ǵ ông muốn thực hiện. Những hoạt động ông đ̣i hỏi chỉ được thực hiện dưới sự giám sát của Nhà Trắng.
Johnson c̣n muốn giám sát chặt hơn và, v́ vậy, SOG trở thành một tổ chức bị quản lư vi mô trong suốt nhiệm kỳ tổng thống. Mọi điệp vụ được cân nhắc và phê duyệt ở cấp cao nhất tại Washington. Việc đánh giá các hoạt động ngầm trong thời chiến tranh lạnh, nhất là các hoạt động lớn bác bỏ ư kiến cho rằng các cơ quan thuộc chính phủ Hoa Kỳ chỉ đạo các hoạt động ngầm mà không báo cáo và chịu sự giám sát của Nhà Trắng. Điều ngược lại mới chính xác Các tổng thống chính là người phê duyệt và giám sát các hoạt động bí mật và làm việc đó với hai lư do trái ngược nhau.
Một mặt, phần lớn các tổng thống của thời chiến tranh lạnh tỏ ra sẵn sàng vận dụng các biện pháp ngầm để đạt tới những chính sách cụ thể. Mặt khác, họ đều ư thức được sự rắc rối mà hoạt động đó có thể gây ra. Tính chất mâu thuẫn này được thể hiện rơ nét trong trường hợp của SOG. Tiếp tục theo đuổi những ǵ Kenedy đă tạo đà, Johnson giao cho Lầu Năm Góc nhiệm vụ tăng cường chiến tranh bí mật trong ḷng Hà Nội và sau đó lại lo sợ về những tác động quốc tế, quân sự, và chính trị của chính hoạt động đó. Chính quyền Johnson không chỉ lo ngại về thất bại và c̣n về cả thành công quá mức. V́ vậy, sự hăng hái biến thành cảm giác sai trái, dẫn đến hàng loạt cấm đoán và hạn chế trong hoạt động của SOG và làm giảm hiệu quả của SOG.
Kể từ SOG trở đi, sự giám sát của Nhà Trắng vẫn được duy tŕ nguyên vẹn với những lư do trái ngược nhau - hăng hái và thận trọng. Một số tổng thống tỏ ra hăng hái hơn, như Reagan, và số khác th́ thận trọng hơn, như Bush. Nhưng tất cả đều muốn kiểm soát. Chỉ có một thay đổi là Nhà Trắng không c̣n là người duy nhất giám sát các hoạt động ngầm nữa. Kể từ cuối những năm 1970, quốc hội đă trở thành người tham gia tích cực trong quá tŕnh phê duyệt và thực hiện hành động ngầm.
Để làm suy yếu Hà Nội, Kenedy đương nhiên phải dựa vào CIA. Dẫu sao th́ một trong những nhiệm vụ của cơ quan này là hành động ngầm. Tuy nhiên, Kenedy nhanh chóng trở nên mất nhẫn nại về sự bất lực của CIA trong việc tiến hành hoạt động ngầm phức tạp. Thứ nhất, đó là vụ thảm bại Vịnh Con lợn. Sau đó, mặc dù đă giao nhiệm vụ chống phá Hà Nội, Kenedy thấy rằng CIA không tin rằng ḿnh có thể làm được nhiệm vụ đó. Điều này làm Kenedy bị sốc. Ông cứ tưởng bóng ma, tiếng lóng chỉ nhân viên CIA, có thể trở thành những người lật đổ thật sự.
Kenedy không phải là tổng thống duy nhất nhận thấy tâm lư e dè chứ không phải tư tưởng táo bạo tại cơ quan t́nh báo. Điều này đặc biệt đúng sau hai diễn biến chính trị lớn vào nửa cuối những năm 1970. Thứ nhất là cuộc điều tra của quốc hội về những việc làm sai trái của CIA. Thứ hai là việc chính quyền Carter gạt những chuyên gia hoạt động ngầm ra khỏi cơ quan t́nh báo. Hai diễn biến này làm CIA chùn tay khi tiến hành các chương tŕnh hoạt động ngầm lớn và làm cho một cựu nhân viên CIA ca thán rằng hành động ngầm là một loại h́nh nghệ thuật đang chết dần. Trên thực tế, những người phải ra khỏi bộ phận hoạt động ngầm của CIA không phải là những tên gây rối. Đó là những ǵ Reagan nhận ra đầu những năm 1980 khi ông t́m cách gia tăng hoạt động bán quân sự bí mật ở Afganistan và Nicaragua. Thái độ thận trọng và bảo thủ bao trùm lên trụ sở của CIA. Lôi cơ quan t́nh báo vào những hoạt động này thật không dễ chút nào.
Mặc dù đă thôi không trông cậy vào CIA, nhưng do vẫn muốn phá hoại Hà Nội, John F. Kenedy chỉ đạo Lầu Năm Góc tiếp nhận và đẩy mạnh chiến tranh bí mật. Nhà Trắng tin rằng quân đội sẽ đủ sức thực hiện nhiệm vụ. Nhưng hoá ra lại không phải như vậy, và lập luận trên đă làm cho Nhà Trắng trông mong quá sớm và quá nhiều từ SOG. Lực lượng đặc biệt không có những kỹ năng thiết yếu, mà quan trọng nhất là bí quyết thành lập và điều hành mạng lưới điệp viên và thực hiện chiến tranh tâm lư đen. Đây là một ví dụ nữa về sự thiếu hiểu biết của các quan chức hoạch định chính sách về tính phức tạp trong việc thực hiện hoạt động ngầm.
Trong những năm 1980, vai tṛ của quân đội trong hoạt động ngầm một lần nữa trở thành vấn đề chính sách quan trọng ở Washington. Tuy nhiên, lần này đến lượt quốc hội chứ không phải Nhà Trắng t́m cách lôi kéo Lầu Năm Góc vào hoạt động ngầm bằng việc thành lập Bộ chỉ huy hoạt động đặc biệt Hoa Kỳ- SOCOM. Một trong những nhiệm vụ của lực lượng mới này là thực hiện các điệp vụ ngầm cụ thể được cấp trên giao cho. Ngày nay, các điệp vụ ngầm của SOCOM bao gồm chống khủng bố và việc phổ biến vũ khí phá huỷ hàng loạt, chiến tranh không quy ước, trinh sát chiến lược và hành động trực tiếp. Kể từ ngày SOG được thành lập, nhiều thứ đă thay đổi. Lực lượng hoạt động đặc biệt ngày nay có năng lực mà SOG chưa hề có. Nhưng, trong một số lĩnh vực có tính bí truyền như gián điệp, biệt kích, thu thập t́nh báo bằng người và chiến tranh tâm lư, không rơ có sự thay đổi lớn nào không.
Việc thiếu kỹ năng không phải là vấn đề duy nhất mà Kenedy gặp phải khi chuyển giao chiến tranh bí mật cho quân đội. Sự phản đối của giới lănh đạo quân sự cao cấp đối với việc chuyển giao này c̣n tạo ra vấn đề lớn hơn v́ Hội đồng tham mưu trưởng liên quân nhận nhiệm vụ một cách miễn cưỡng. Không tin hoạt động ngầm có thể đóng góp nhiều cho chiến tranh, giới chỉ huy quân sự không chịu gắn kết SOG vào các kế hoạch chiến tranh. Đó là một phần phản ứng của giới quân sự đối với việc Kenedy yêu cầu họ phát triển các năng lực chiến tranh đặc biệt. Thái độ này có tác động sâu sắc đến SOG. SOG nhanh chóng nhận ra ḿnh là người không được hoan nghênh trong giới lănh đạo quân sự chính thống ở MACV và Bộ tư lệnh Thái B́nh Dương và là đứa trẻ mồ côi trong hệ thống chỉ huy của Lầu Năm Góc.
Quan niệm quân sự chính thống này tiếp tục tồn tại và phát triển sau khi SOG giải thể năm 1972. Sau chiến tranh Việt Nam, quan niệm đó có vai tṛ quyết định trong việc cắt giảm nhanh chóng quy mô các lực lượng đặc biệt và loại bỏ mọi lư luận về chiến tranh đặc biệt ra khỏi học thuyết quân sự của quân đội Hoa Kỳ. Đó là thời điểm những thách thức về bạo loạn du kích, lật đổ khủng bố quốc tế và sự hỗ trợ nhà nước đối với các hoạt động này đang tăng trên thế giới.
Trong những năm 1980, khi quốc hội và một số quan chức trong chính quyền Reagan bắt đầu tuyên bố những đe doạ này đ̣i hỏi nhiều hơn, chứ không phải ít đi, các lực lượng và học thuyết hoạt động đặc biệt - lập luận mà Kenedy đă nêu ra hai thập kỷ trước- một lần nữa giới lănh đạo quân sự cao cấp lại có thái độ chống đối. Đó gần như là sự tái diễn một cách chính xác những ǵ đă xảy ra đầu những năm 1960. Khi chính quyền Reagan sa lầy vào cuộc tranh luận về cách thức tiến hành, quốc hội ra tay hành động. Quốc hội ban hành luật khai sinh SOCOM với sự tin tưởng là Hoa Kỳ cần mở rộng năng lực để đối phó với các cuộc xung đột có cường độ thấp.
*
* *
Có các yếu tố khác cản trở việc thực hiện các điệp vụ của SOG. Thứ nhất, khó khăn về tổ chức do phải phụ thuộc vào các cơ quan khác của chính phủ, mà chủ yếu là CIA, trong việc cung cấp những kỹ năng và các năng lực nhất định đ̣i hỏi sự hợp tác và phối hợp giữa SOG và các cơ quan đó. Hai là, nhu cầu thiết lập mối quan hệ vững chắc với đối tác Việt Nam để thực hiện chương tŕnh hoạt động ngầm đ̣i hỏi phải có sự tin cậy ở mức cao.
Khi SOG được thành lập tháng Giêng năm 1964, chỉ huy trưởng đầu tiên tưởng rằng sẽ nhận được sự hỗ trợ đầy đủ của CIA. V́ dầu sao, chỉ thị 57 của Hội đồng an ninh quốc gia đă quy định rằng khi quân đội tiếp nhận một hoạt động ngầm có quy mô lớn, CIA sẽ giữ vai tṛ hỗ trợ Tại trụ sở của CIA, lănh đạo cơ quan này hầu như không thể h́nh dung họ lại đóng vai tṛ thứ yếu so với Lầu Năm Góc trong hoạt động ngầm. Do vậy, CIA từ chối không trợ giúp một cách đầy đủ, thậm chí c̣n t́m cách giảm thiểu sự dính líu của ḿnh. Mặc dù CIA vui mừng được chấm dứt hoạt động chống lại miền Bắc, cơ quan này vẫn coi hoạt động ngầm thuộc phạm vi trách nhiệm của ḿnh và phản kháng lại ư tưởng cho rằng quân đội có thể thay thế họ. SOG là kẻ thọc mũi vào việc của người khác và cần phải bị tẩy chay.
Thái độ trên của CIA đối với sự tham gia của quân đội vào hoạt động ngầm không thay đổi sau khi SOG giải thể. CIA tiếp tục coi hoạt động bí mật, kể cả hoạt động ngầm, là lănh địa của riêng ḿnh. Trong khi sẵn sàng cộng tác với quân đội trong các hoạt động hỗn hợp, CIA tin rằng họ phải là người điều hành, c̣n vai tṛ của quân đội là cung cấp những hỗ trợ cần thiết. Lập luận này chẳng đáng đồng xu nào khi CIA không có nổi một điệp viên nằm vùng để giúp cho chiến dịch giải phóng con tin ở Iran năm 1980.
Trong một số trường hợp khác, phương pháp tiếp cận trên lại mang lại hiệu quả. Trong nửa cuối thập niên 80, Trung tâm chống khủng bố được thành lập ở CIA. Các cơ quan khác, trong đó có quốc pḥng, có trách nhiệm giúp CIA giải quyết vấn đề khủng bố. Mối quan hệ này tỏ ra thành công và những trung tâm khác được thành lập để giải quyết các vấn đề của tội phạm có tổ chức và sự phổ biến vũ khí phá huỷ hàng loạt.
Bất chấp những diễn biến này, sự va chạm nghề nghiệp tiếp tục tồn tại giữa CIA và những cơ quan tham gia vào hoạt động ngầm đặc biệt. Điều này đặc biệt đúng trong kỷ nguyên sau chiến tranh lạnh khi mà các chuyên gia trong và ngoài chính phủ Hoa Kỳ lập luận rằng nên giao cho Bộ chỉ huy hoạt động đặc biệt, SOCOM, chịu trách nhiệm hàng đầu đối với một số thách thức an ninh mới đ̣i hỏi giải pháp bí mật. Tương tự như chỉ thị của Hội đồng an ninh quốc gia số 57 trong những năm đầu 1960, những đề nghị này không giúp ǵ cho việc hợp tác liên cơ quan.
Thành lập mối quan hệ công tác vững chắc với chính phủ Nam Việt Nam cũng tỏ ra là một việc vô cùng khó v́ SOG sợ rằng đối tác của ḿnh bị t́nh báo đối phương xâm nhập. Giải pháp cho t́nh trạng này là gạt Tổng nha kỹ thuật chiến lược ra khỏi hoạt động càng nhiều càng tốt. SOG có thể làm như vậy nhưng phải trả giá. Với giải pháp này, SOG không thể khai thác được năng lực và kiến thức tại chỗ cần thiết cho hoạt động chống lại miền Bắc. Hơn nữa, giải pháp này đặt ra một vấn đề lớn hơn là chính phủ Hoa Kỳ có thể và nên thay thế cho chính phủ chủ nhà ở mức độ nào.
Mối quan hệ công tác đó là vấn đề tế nhị. Học tập người Bắc Việt Nam, các chính phủ khác đă sử dụng những biện pháp đối phó tương tự khi xảy ra mối đe doạ chống đối. Ví dụ, khi đảng Đại hội dân tộc Irắc h́nh thành chống lại chế độ Saddam Hussein sau chiến tranh vùng Vịnh, đảng này đă trở thành mục tiêu xâm nhập của t́nh báo Irắc. Để đạt được mục đích đó, người Irắc áp dụng một cách thành công các chiến thuật giống hệt như những ǵ người Việt Nam đă sử dụng để chống Tổng nha kỹ thuật chiến lược.
Hồ sơ chống Hà Nội của SOG có những mảng sáng tối lẫn lộn. SOG có một số sai lầm nghiêm trọng và thất bại, lớn nhất là hoạt động gián điệp, biệt kích. SOG và CIA tung ra miền Bắc xấp xỉ 500 gián điệp, biệt kích để h́nh thành mạng lưới gián điệp. Hà Nội bắt gọn từng người một và sử dụng một số để đánh lại trong nhiều năm. Một nguyên nhân dẫn đến thảm hoạ này là quyết định của Washington về những công việc họ được và không được làm. Họ không được phép gây mất ổn định hoặc lật đổ chính phủ Hà Nội. Nếu như được phép gây dựng một phong trào chống đối hoặc hoạt động du kích nhằm các mục tiêu trên, kết quả có thể đă khác đi. Tuy nhiên, Washington cho rằng việc đó quá rủi ro về chính trị.
Đây không phải là lần cuối cùng Hoa Kỳ trợ giúp các lực lượng chống đối nhưng sau đó từ chối giúp họ lật đổ chế độ. Một t́nh huống tương tự xảy ra vào năm 1981 khi chính quyền Reagan quyết định trợ giúp tài chính cho Contra Nicaragua, phong trào du kích chống lại chế độ Sandinista. Để làm việc đó, chính quyền phải tŕnh kế hoạch sang quốc hội xem xét. Cơ quan hành pháp và lập pháp bất đồng ư kiến về Contra và mục tiêu của họ. Điều này dẫn đến giải pháp trung dung, theo đó Hoa Kỳ sẽ cung cấp một số trợ giúp nhất định, nhưng CIA không được chi tiền vào việc giúp Contra lật đổ chính quyền Sandinista.
Một ví dụ của thời hậu chiến tranh lạnh xảy ra sau chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 khi lực lượng chống Hussein tập hợp ở miền Bắc Irắc với âm mưu lật đổ chế độ. Giới lănh đạo của phong trào chống đối sơ khai này đề nghị chính quyền Bush giúp đỡ. Đầu tiên Hoa Kỳ tỏ ra nhiệt t́nh nhưng sau đó nhanh chóng thay đổi lập trường. Lật đổ Hussein được coi là gây mất ổn định chính trị quá lớn đối với Irắc và khu vực. Washington chỉ duyệt một khoản tiền viện trợ nhỏ nhoi cho đảng Đại hội dân tộc Irắc. Mục đích của sự trợ giúp này không rơ ràng. Chính quyền Clinton kế thừa chương tŕnh nhưng cũng không dám đi quá xa. Phong trào chống đối sụp đổ khi Saddam Hussein quyết định đóng cửa các căn cứ nhỏ lẻ ở miền Bắc năm 1966. Hoa Kỳ từ chối không hỗ trợ không quân để chặn đứng ḍng xe bọc thép của Saddam và lực lượng chống đối bị đè bẹp.
*
* *
Bất chấp sự e dè của Nhà Trắng và các giới hạn chính trị mà Washington áp đặt, trong năm 1968, SOG bắt đầu có tác động mà Kenedy h́nh dung năm 1961. Thành tích của SOG sẽ c̣n lớn hơn nếu hoạt động của nó không bị giới hạn bởi các nhà vạch chính sách ở Washington, những người luôn báo động về hệ quả của việc gây mất ổn định Hà Nội. Họ sợ rằng điều đó có thể đưa Trung Quốc dính líu vào chiến tranh hoặc làm cho Matxcơva có phản ứng. Đồng thời, họ c̣n e ngại về thất bại chính trị mà hoạt động ngầm có thể gây ra nếu như chúng bị phơi bày ra ánh sáng. Đối với Washington, những vấn đề này quan trọng hơn là những khó khăn mà hoạt động của SOG có thể gây ra cho Hà Nội.
Trong những năm 1980, chính quyền Reagan gặp một t́nh huống có những nét tương tự. Sau khi Liên Xô chiếm đóng Afganistan, phong trào Mujahideen được thành lập và bắt đầu làm đau đầu Matxcơva nhưng chưa đủ mạnh để buộc người Xôviết phải rút lui. Hoả lực không quân đă ngăn cản họ. Chính quyền cung cấp tài chính, nhưng Mujahideen cần vũ khí để vô hiệu hoá lực lượng không quân Liên Xô và câu trả lời là tên lửa pḥng không Stinger. Tuy nhiên, nếu cung cấp vũ khí cho họ, chiến tranh sẽ leo thang. Những phản ứng tiềm tàng của Liên Xô đối với hành động này làm cho giới chuyên nghiệp ở CIA hoảng hốt và chống lại việc cung cấp vũ khí. Cuộc tranh luận về vấn đề này trong nội bộ chính quyền Reagan kéo dài nhiều tháng. Cuối cùng, Hoa Kỳ quyết định cung cấp Stinger và loại tên lửa vác vai này góp phần quan trọng vào việc đánh bại Liên Xô ở Afganistan.
*
* *
Có những thành công của SOG chưa được đánh giá đúng mức v́ SOG không chú ư đầy đủ đến việc đánh giá tác động mà các hoạt động của ḿnh tạo ra. Cách đánh giá duy nhất là đếm số lượng điệp vụ đă được thực hiện. Sự thiếu chú ư vào vấn đề này là điều không ngạc nhiên v́ SOG được thành lập từ những nhân viên có ít hiểu biết về biện pháp và tiêu chí đánh giá. Nhưng về lâu dài, việckhông đánh giá được tác động của hoạt động sẽ phải trả giá đắt. Khó khăn trong việc đánh giá những hoạt động không phải chỉ riêng có ở SOG. Việc thiếu sự đánh giá đúng đắn vẫn là vấn đề kinh niên của cơ quan t́nh báo và cộng đồng cơ quan hoạt động đặc biệt Mỹ.
HẬU QUẢ
Sau khi Hoa Kỳ đă rút quân ra khỏi Việt Nam, trong những năm tiếp theo, những bài học chính sách lớn nêu trên cũng như các bài học ở tầm hoạt động chưa được đúc rút ra từ kinh nghiệm của SOG. Hồ sơ của SOG được khóa kín trong hầm chứa và rơi vào quên lăng cho đến những năm 1990. Hoạt động bán quân sự lớn nhất mà Hoa Kỳ thực hiện kể từ chiến tranh thế giới thứ hai với tất cả những bài học có thể rút ra đă trở thành những bí mật bị chôn vùi của chiến tranh.
C̣n có sự kiểm kê chưa đầy đủ về những nhân viên của SOG bị giết, bị mất tích hoặc bị bắt giữ trong các điệp vụ thám báo. Lầu Năm Góc vẫn chưa đưa ra con số chính xác. Mặc dù nh́n chung các toán thám báo có số lượng và quy mô nhỏ, ước tính SOG mất 300 người, trong đó một phần tư là mất tích.
Những con số này là đáng kể nếu biết rằng tại thời kỳ có quy mô lớn nhất, ba đơn vị phối thuộc của OP35 có tổng số 110 sĩ quan và 615 lính nghĩa vụ. Nhưng không phải tất cả đều vượt qua giới tuyến. Mỗi một đơn vị phối thuộc có 30 toán thám báo và thực hiện 96% tổng số điệp vụ chống đường ṃn Hồ Chí Minh. Mỗi toán thám báo có ba nhân viên Mỹ và tại bất kỳ năm nào trong giai đoạn 1966 đến cuối năm 1971 có khoảng 270 nhân viên chỉ huy thám báo, ít nhất là trên sổ sách. Trên thực tế, v́ tỷ lệ thương vong cao, SOG không bao giờ có đủ biên chế. Ví dụ, trong giai đoạn 1968-1969 chỉ có không đầy một nửa số toán là c̣n trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu.
Giữa tháng Một và tháng Tư năm 1973, Hà Nội trao trả 591 tù binh Mỹ bị giam giữ ở miền Bắc. Không có một nhân viên SOG nào trong số đó. Trong khi nhiều toán viên bị bỏ lại đă chết trong giao tranh với bộ đội miền Bắc, khoảng 20 người bị bắt giữ. Điều ǵ xảy ra với họ?
Những người lính chưa được kiểm kê đầy đủ và bài học kinh nghiệm cũng chưa được rút ra. Đó là dư âm của SOG. Hoa Kỳ muốn quên đi thất bại ở Việt Nam chứ không muốn học hỏi từ thất bại đó để chuẩn bị tốt hơn cho những cuộc xung đột trong tương lai. Thậm chí, chỉ có một bài học duy nhất được rút ra: không có thêm Việt Nam.
*
* *
Điều này đặc biệt đúng với quân đội Hoa Kỳ đang bị rệu ră trong những năm 1970. Giới quân sự không chỉ muốn quên đi Việt Nam mà c̣n muốn tẩy rửa càng nhiều càng tốt mọi tàn tích của chiến tranh đặc biệt mà tổng thống Kenedy để lại. V́ vậy, các đơn vị lực lượng đặc biệt bị suy yếu dần. Từ đỉnh cao 10.000 người, quy mô của lực lượng đặc biệt giảm xuống c̣n 3.600 vào giữa thập kỷ 1970. Mặc dù vào cuối thập kỷ, lực lượng đặc biệt được tăng lên ba nhóm, mỗi nhóm 1.400 người, các vấn đề nghiêm trọng vẫn tồn tại.
Có những thiếu hụt lớn về nhân viên. Ngày càng khó thu hút được người và giữ họ ở lại lực lượng đặc biệt thêm hai ba niên hạn. Bức thông điệp của giới quân đội chính thống là rơ ràng: công việc ở lực lượng đặc biệt là sự chấm dứt phát triển. Đối với số nhân viên chuyên nghiệp, t́nh h́nh cũng không khá hơn. Vào cuối những năm 1970, những nhân viên nghĩa vụ được thay vào chỗ của họ và nhiều vị trí do những người dưới một hai cấp so với quy định nắm giữ. Tŕnh độ kỹ năng và đào tạo dưới mức yêu cầu; thiết bị, hậu cần, và việc chỉ huy kiểm soát cũng ở trong t́nh h́nh tồi tệ như vậy.
Giới tướng lĩnh quân sự c̣n trả thù bằng những cách khác nữa. Các trường, học viện quân sự phớt lờ hoạt động chiến tranh đặc biệt và không một học thuyết mới nào được đưa ra về cái hiện nay được gọi là các cuộc xung đột ở cường độ thấp.
V́ vậy, những con người chỉ huy SOG và các bộ phận nghiệp vụ của nó, với tất cả kinh nghiệm nhọc nhằn phải tự vượt qua khó khăn. Không ai trong số lănh đạo Lầu Năm Góc quan tâm đến sự hiểu biết về chiến tranh đặc biệt của họ. Một số nhân viên của SOG tiếp tục có những thành tựu to lớn trong quân đội chính thống và lĩnh vực dân sự. Số khác kết thúc đời binh nghiệp và lặng lẽ chuyển sang nghề nghiệp dân sự.
Sau nhiệm vụ chỉ huy SOG, Don Blackburn được phong lên chuẩn tướng vào cuối thập kỷ 60. Cương vị cuối cùng của ông là phụ trách SACSA, nơi ông vạch kế hoạch tập kích Sơn Tây để giải cứu tù binh Mỹ. Mặc dù trận tập kích rất hoàn hảo, nhưng trại giam trống không và phải có ai đó chịu trách nhiệm. Một tháng sau, Blackbum được chuyển sang công tác tại bộ phận nghiên cứu và phát triển của Bộ tham mưu Lục quân. Sự nghiệp của Blackburn chấm dứt và tám tháng sau đó ông nghỉ hưu.
Jack Singlaub, vị chỉ huy giàu sáng tạo nhất của SOG, quay lại ḍng quân đội chính thống. Năm 1976, với quân hàm thiếu tướng, ông được bổ nhiệm là tham mưu trưởng lực lượng Liên hợp quốc và Hoa Kỳ tại Nam Triều Tiên. Đó là lúc tổng thống đắc cử Jimy Carter quyết định thực hiện lời hứa khi vận động tranh cử: rút quân ra khỏi Nam Triều Tiên. Singlaub bị kẹt giữa cuộc tranh đấu chính trị do quyết định đó gây ra. Những lời b́nh luận của ông về quyết định này bị xuyên tạc và Carter sa thải ông tháng 5-1977.
Singlaub lúc này là tham mưu trưởng Lực lượng Hoa Kỳ ở Nam Triều Tiên. Carter đă định đưa ông ra toà án binh về những b́nh luận của ông về việc rút quân ra khỏi Nam Triều Tiên nhưng đă thay đổi ư định, có lẽ là v́ cơn băo chính trị đó xảy ra là do chính sách Triều Tiên không rơ ràng của tổng thống và cách ông đối xử với Singlaub. Mặc dù Singlaub c̣n ở trong quân ngũ thêm một năm nữa, sự nghiệp của ông đă kết thúc khi Carter cho ông nghỉ.
Bob Kingston rời SOG vào cuối năm 1967 sau khi phát hiện hệ thống hai mang của Hà Nội và đặt nền móng cho chương tŕnh đánh lạc hướng. Trong suốt 15 năm sau đó, ông tiếp tục thăng tiến bằng hai chân, một trong lực lượng Lục quân và một trong hoạt động đặc biệt.
Cuối những năm 1970, thiếu tướng Kingston chỉ huy Trung tâm Lực lượng đặc biệt ở Fort Bragg. Với những kinh nghiệm đă có, ông tin rằng Hoa Kỳ nên phục hồi lực lượng hoạt động đặc biệt. Kingston có vai tṛ quan trọng trong việc thành lập lực lượng Delta, đơn vị chống khủng bố chủ yếu của Hoa Kỳ. Sau khi nhận bông mai thứ tư trên quân hàm cấp tướng vào đầu những năm 1980, ông hoàn thành cuộc đời binh nghiệp với cương vị Tư lệnh Bộ tư lệnh miền trung Hoa Kỳ.
Mick Trainor trở lại lực lượng lính thuỷ đánh bộ sau khi rời Bộ phận cố vấn hải quân phối thuộc và nghỉ hưu năm 1985 với quân hàm trung tướng. Chức vụ cuối cùng của ông là Phó tham mưu trưởng về kế hoạch, chính sách và hoạt động của Bộ tư lệnh lực lượng lính thuỷ đánh bộ. Sau đó Trainor tham gia giới báo chí và là phóng viên quân sự của tờ Thời báo New York.
Từ hoạt động báo chí, Trainor chuyển sang lĩnh vực học thuật và là giám đốc Chương tŕnh an ninh quốc gia tại Trường chính phủ Kenedy thuộc Đại học Harvard. Sau chiến tranh vùng Vịnh 1991, ông cùng với Micheal Gordon là tác giả của cuốn sách gây tranh luận về kết cục của cuộc chiến tranh nhan đề: Cuộc chiến tranh của các vị tướng1.
Cũng giống như Trainor, Wesley “Duff” Rice quay trở lại lực lượng lính thuỷ đánh bộ sau khi kết thúc nhiệm kỳ tại Bộ phận phối thuộc cố vấn hải quân tại SOG. Khi được hỏi nhiệm kỳ đó có ảnh hưởng như thế nào đối với sự nghiệp của ḿnh, Rice trả lời thẳng thừng: “ Với tư cách là một quân nhân lính thuỷ đánh bộ, tôi thấy nó chẳng giá trị ǵ... như giúp tôi thành một lính thuỷ đánh bộ tốt hơn hoặc chỉ huy tốt hơn... Tôi không nghĩ như vậy”2.
Điều mỉa mai là thiếu tướng Rice kết thúc sự nghiệp nhà binh của ḿnh trong hoạt động đặc biệt với cương vị Giám đốc của Cơ quan hoạt động đặc biệt của Hội đồng tham mưu trưởng liên quân – JSOA - năm 1984. Hội đồng tham mưu trưởng thành lập cơ quan này với mục đích tương tự như SACSA hai mươi năm trước. Các vị tham mưu trưởng muốn JSOA gạt những người kêu gọi làm sống lại lực lượng hoạt động đặc biệt ra ŕa. Đối với Rice, đó là sự kết thúc trong thất vọng. Sau khi mọi việc đă qua đi, Rice tuyên bố: “Tôi có nhiều trách nhiệm, nhưng tôi chỉ có một chút quyền lực... Là một tướng hai sao, tôi chẳng có quyền lực ǵ ở nơi cư trú của các tướng ba và bốn sao”3.
C̣n Ed Partain, việc làm chỉ huy trưởng của SOG là một sai lầm. Sau chiến tranh rất nhiều năm, ông vẫn khẳng định, “tôi không muốn đến SOG, tôi bị buộc phải đi”. Mặc dù thừa nhận vị trí của lực lượng đặc biệt, “họ là những chiến binh tuyệt vời... loại chiến binh mà bạn muốn làm đông lạnh sau trận chiến và làm tan băng trước khi trận chiến mới bắt đầu”, ông không muốn là một người trong số họ4. Partain trở lại ḍng Lục quân chính thống cho đến khi nghỉ hưu với quân hàm thiếu tướng năm 1985.
Gần một năm sau khi chỉ huy cuộc tập kích Sơn Tây, Bull Simon nghỉ hưu. Bộ trưởng Quốc pḥng Melvin Laird cố phong cho ông cấp hàm chuẩn tướng. Khi Simon không được phong, Laird kiến nghị “Tham mưu trưởng lục quân Westmoreland bổ sung Simon vào danh sách. Westmoreland giải thích rằng điều đó là không thể, v́ Lục quân có những quy định phong hàm cứng nhắc”. Vậy hồ sơ của một trong những lănh đạo xuất sắc và nhà hoạt động trong lĩnh vực đặc biệt vĩ đại nhất của Lục quân c̣n thiếu điều ǵ? Đó chính là thứ vớ vần mà suưt nữa làm cho Simon không đến được với SOG năm 1965, Simon “chưa từng qua học viện quân sự”5.
Khi chuyển sang dân sự, Bull Simon c̣n chỉ huy một hoạt động táo bạo nữa. Ngày 31-12-1978, ông nhận được điện thoại của H. Ross Perot, chủ tịch tập đoàn điện tử Delta System. Hai nhân viên của Perot bị bắt giam ở Têhêran trong sự hỗn loạn xảy ra sau khi Shan bị lật đổ và ông không thể nào đưa họ về nước. Simon đến Iran và đưa được hai nhân viên đó về nước ngày 19-2-1979. Câu chuyện giải thoát con tin táo bạo này là cốt truyện cho cuốn tiểu thuyết bán chạy nhất nước Mỹ của Ken Follets năm 1983 có tựa đề “Trên đôi cánh đại bàng”6. Ba tháng sau, ông mất v́ một cơn đau tim. Tháng 11-1999, một bức tượng của ông được dựng lên tại Memorial Plaza tại Trung tâm chiến tranh đặc biệt Kenedy tại Fort Bragg để ghi nhớ tên tuổi của ông.
Mick Meadow là một trong những người linh xuất sắc trong Lục quân Hoa Kỳ sau thế chiến thứ hai. Những thành tích của ông trong hoạt động chống đường ṃn Hồ Chí Minh giúp ông được thăng vượt cấp lên đại uư. Trong cuộc tập kích Sơn Tây, Mick Meadow là người hướng dẫn luyện tập chủ yếu và chỉ huy một đơn vị trong cuộc tập kích. Sau đó Mick Meadow là một trong bốn người được chọn cho lực lượng Delta.
Trong năm 1980, chính quyền Carter quyết định sử dụng lực lượng Delta để giải cứu con tin ở Iran. Meadow xâm nhập vào Iran bằng hộ chiếu giả và thăm ḍ đại sứ quán Mỹ để khảo sát tuyến đường xâm nhập và rút ra khỏi thành phố cho lực lượng Delta và kiểm tra an toàn kho giấu thiết bị và phương tiện cho hoạt động giải cứu. Sau khi hoạt động giải cứu bị bỏ dở, Mick Meadow chạy trốn sang Thổ Nhĩ Kỳ. Trong những năm 1980, Meadow giúp chính phủ Hoa Kỳ trong cuộc chiến chống ma tuư ở Mỹ Latinh. V́ những thành tích của ḿnh, Meadow được tặng thưởng huân chương của Tổng thống Mỹ dành cho những người có thành tích xuất sắc. Tại Fort Bragg có một bức tượng được dựng lên để ghi nhận thành tích của Mick Meadow.
Bob Andrews, người công tác tại bộ phận chiến tranh tâm lư của SOG năm 1968, rời khỏi quân đội đầu những năm 1970 để theo đuổi công việc trong lĩnh vực công nghiệp quốc pḥng. Andrews đă giữ nhiều cương vị lănh đạo trong các tập đoàn hàng không mà gần đây nhất là hăng Boing. Tuy vậy, ông cũng đă sử dụng tốt kinh nghiệm hoạt động tâm lư chiến bằng việc xuất bản nhiều tiểu thuyết trinh thám.
John Hada là phó chỉ huy dưới ba đời chỉ huy trưởng của SOG. Mặc dù c̣n tiếp tục ở trong quân đội thêm vài năm nữa, ông quyết định theo đuổi con đường học thuật. Hada có được học vị tiến sĩ về ngôn ngữ và văn hoá Nhật và được nhận học bổng Fullbright cho chương tŕnh học sau tiến sĩ ở trường Đại học tổng hợp Tokyo. Sau đó ông giảng dạy ở trường Đại học San Francisco tại khoa Ngôn ngữ học cổ điển và hiện đại.
Sau khi giữ chức vụ phó chỉ huy phụ trách nghiệp vụ của NAD, Jame Munson quay trở lại lực lượng lính thuỷ đánh bộ trong một thời gian ngắn. Ông rời quân ngũ đầu năm 1970 để tiếp tục đi học và trở thành nhà nghiên cứu lịch sử.
Brute Krulak, sếp đầu tiên của SACSA, rời lực lượng lính thuỷ đánh bộ năm 1968 với quân hàm trung tướng. Quan điểm của ông về cuộc chiến tranh Việt Nam và chiến lược quân sự trong những năm 1962- 1964 tương tự như giớiquân đội chính thống. Trước khi rời quân đội ông là tư lệnh lực lượng thuỷ quân lục chiến ở Thái B́nh Dương.
Sau khi nghỉ hưu, Krulak nhận bằng tiến sĩ ở trường đại học San Diego và làm việc rồi trở thành chủ tịch tập đoàn báo Copely. Năm 1984 Krulak xuất bản cuốn sách rất được tán thưởng : “Người đầu tiên chiến đấu: Cách nh́n nhận từ bên trong về lực lượng lính thuỷ đánh bộ”.
SOG đă cứu Bob Rheault khỏi bản án của tướng Abrams, nhưng sự nghiệp nhà binh của ông coi như đă chấm dứt từ 1969. Câu chuyện xảy ra với ông được viết lại và đăng trên tạp chí Life - Đời sống. Rheault tiếp tục ở lại quân đội nhưng không được giao nhiệm vụ chỉ huy các đơn vị đặc biệt hoặc thăng tiến. Là người trọng danh dự, Bob Rheault quyết định ra đi sau 26 năm trong quân đội.
Cuối cùng, có những người c̣n sống sót trong các toán thám báo người Việt Nam. Vào năm 1968, có thể khẳng định rằng phần lớn trong số khoảng 500 biệt kích được tung ra miền Bắc đă bị chết. Chỉ c̣n lại một số ít sống sót trong nhà tù và được Hà Nội sử dụng để đánh lại SOG. Những con người này bị gạch tên v́ được coi là mất tích tại hậu phương của đối phương. Vào lúc kư Hiệp định Paris tháng Giêng năm 1973, các nhà đàm phán Hoa Kỳ không hề đả động ǵ đến họ.
Điều kỳ diệu là vẫn c̣n những người sống sót. Vào cuối những năm 1970, Hà Nội bắt đầu trả tự do dần cho số biệt kích bị bắt, có người bị bắt từ những năm 1961-1962. Vào cuối những năm 1980 , đại đa số đă trở về với gia đ́nh ở miền Nam. Vào những năm 1990, họ được phép rời Việt Nam. Khoảng 150 người đă sang Mỹ tạo lập cuộc sống mới.
Năm 1995, những cựu chiến binh của cuộc chiến tranh bí mật của Hoa Kỳ gửi đơn kiện lên toà án Liên bang ở Washington đ̣i tiền bồi thường, trả truy lĩnh theo hợp đồng với họ. Chính phủ liên bang quyết định theo đuổi vụ kiện. Các luật sư của Lầu Năm Góc lập luận là Mỹ không có trách nhiệm hợp đồng với họ: họ kư hợp đồng với đối tác Nam Việt Nam - Tổng nha kỹ thuật chiến lược.
Mặc dù đúng về mặt kỹ thuật, lập luận trên là vô đạo đức và trở thành một sự đáng xấu hổ về chính trị. Năm 1996, Tổng thống Clinton kư đạo luật duyệt chi 20 triệu đô la bồi thường, khoảng 40.000 đô la một người. Tuy nhiên cựu chiến binh biệt kích vẫn không được tiếp cận với phúc lợi y tế Năm 1998, họ tiếp tục kiện đ̣i được hưởng phúc lợi này. Hiển nhiên là họ xứng đáng được hưởng điều đó.
___________________________________
1. Micheal Gordon và Bernard Trainor, “ Cuộc chiến tranh của các vị tướng”, (Boston: Little Brown, 1994).
2. Phỏng vấn lịch sử với tướng Wesley Rice, trong “MACVSOG: Phỏng vấn lịch sử với nhân viên từng phục vụ trong OP37 của SOG”, tr. 173.
3. Richard Shultz, “Sự răn đe khác biệt và cuộc xung đột cường độ thấp”, tạp chí Conflic, số 1 năm 1989, tr. 30.
4. Phỏng vấn lịch sử với tướng Edward Partain. trong “MACVSOG: phỏng vấn lịch sử với những sĩ quan từng phục vụ trong OP84 của SOG”, tr. 19.
5. Schemmer, “Cuộc tập kích” , tr. 287.
6. Ken Follets, “ Trên đôi cánh đại bàng , (New York: Morrow, 1983)
HỒI SINH
Sau thất bại giải cứu con tin ở Iran, rơ ràng là Hoa Kỳ cần nhiều hơn, chứ không phải ít đi, lực lượng đặc biệt để đối phó với các cuộc xung đột có cường độ thấp. Sự xuống cấp của các đơn vị chiến tranh đặc biệt sau Việt Nam là rất rơ.
Năm 1981, các cuộc xung đột có cường độ thấp là chủ đề chính của chính quyền của tổng thống đắc cử Reagan. Tổng thống cảnh báo chủ nghĩa khủng bố và hoạt động bạo loạn trong thế giới thứ ba đặt ra những vấn đề nghiêm trọng. Điều đáng lo ngại hơn là sự hỗ trợ của Liên Xô, các nước trong Hiệp ước Vacxava và Cu Ba cho các hoạt động này. Các chế độ Iran, Libia, và Siry cũng có hành động tương tự.
Nhà Trắng tuyên bố sẽ vạch ra một chiến lược tổng hoà và phát triển năng lực hoạt động chiến tranh đặc biệt để đối phó. Tuy nhiên, cũng như những năm tháng dưới thời Kenedy, mục tiêu này tỏ ra khó đạt được. Một lần nữa, giới lănh đạo quân sự đứng lên phản đối. Không cần thiết phải mở rộng lực lượng đặc biệt và thành lập trung tâm chỉ huy trung ương của lực lượng này. Một số nhân vật trong chính quyền cũng tán thành ư kiến đó.
Điều này dẫn đến một chính sách xung đột cường độ thấp rời rạc và sự vụ. Chính quyền không đưa ra một học thuyết quân sự, chính trị chặt chẽ. Mặc dù kinh phí cho lực lượng đặc biệt tăng lên, việc thiếu chỉ đạo từ Nhà Trắng làm suy yếu sự phát triển chặt chẽ về tổ chức, hiệu quả về chỉ huy kiểm soát và hợp tác chặt chẽ giữa các ngành có liên quan.
Trong năm 1984, chính quyền dự định tái cấu trúc lực lượng đặc biệt nhưng thực hiện việc đó theo điều kiện của Lầu Năm Góc. Một cơ quan hoạt động đặc biệt hỗn hợp- JSOA- được Hội đồng tham mưu trưởng liên quân thành lập để giám sát toàn bộ công việc chuẩn bị của quân đội cho các cuộc xung đột có cường độ thấp. Các tướng lĩnh coi đây là một bước có tính xây dựng trong cấu trúc chỉ huy của Hội đồng tham mưu trưởng liên quân. Nhưng hoàn toàn không phải như vậy. JSOA bị cô lập và bị hạn chế quyền hạn. Hội đồng tham mưu trưởng liên quân đă lặp lại tṛ lừa đă từng được sử dụng trước đó hai thập kỷ khi thành lập SACSA.
Sự phản đối của Hội đồng tham mưu trưởng liên quân đối với lực lượng đặc biệt không thể giải thích thuần tuư bằng vấn đề ngân sách. Số tiền có liên quan chỉ là phần bèo bọt trong ngân sách quốc pḥng khổng lồ trong những năm dưới thời chính quyền Reagan. Năm 1987, Lực lượng đặc biệt nhận 1,6 tỷ đô la trong tổng số ngân sách 300 tỷ đô la cho quốc pḥng. Câu trả lời nằm ở cách tư duy truyền thống của quân đội Hoa Kỳ đối với chiến tranh và kinh nghiệm ở Việt Nam. Giới quân đội chính thống vẫn phản đối quyết liệt các hoạt động đặc biệt.
Năm 1986, quốc hội can thiệp. Quốc hội cho rằng xung đột có cường độ thấp thực sự là vấn đề nghiêm trọng, rằng Hoa Kỳ không được chuẩn bị để đối phó với một dạng chiến tranh có nguy cơ xảy ra cao nhất trong tương lai, và rằng lực lượng đặc biệt là giải pháp tốt nhất. Thượng nghị sĩ William Cohen tuyên bố: “Chúng ta không được chuẩn bị đầy đủ cho cuộc xung đột không quy ước”1. Chính quyền đă lúng túng mất năm năm. Đă đến lúc hành động. Tháng 11-1986, quốc hội đưa ra giải pháp cho t́nh trạng này. Một kế hoạch hành động do thượng nghị sĩ Sam Nunn và Cohen khởi xướng được gắn với Luật ngân sách quốc pḥng. Kế hoạch này yêu cầu thành lập Bộ chỉ huy lực lượng đặc biệt Hoa Kỳ -SOCOM- dưới sự chỉ huy của một tướng bốn sao. Bộ chỉ huy chịu trách nhiệm về học thuyết, huấn luyện, kế hoạch, sẵn sàng chiến đấu và mua sắm trang thiết bị. Luật này c̣n lập ra chức danh trợ lư Bộ trưởng Quốc pḥng về hoạt động đặc biệt và xung đột cường độ thấp để tập trung nghiên cứu các vấn đề quan trọng trong Lầu Năm Góc.
Tạo ra một Bộ chỉ huy mới là một chuyện, thuyết phục giới quân sự chính thống chấp nhận nó lại là chuyện khác. Có sự phản đối khá lớn từ Hội đồng tham mưu trưởng liên quân và các tư lệnh khu vực đối với SOCOM. Vào năm 1988, các sĩ quan cao cấp vẫn c̣n công khai bày tỏ quan điểm phản bác bộ phận mà họ coi là thừa trong cấu trúc của quân đội. Một thành viên của Hội đồng tham mưu trưởng liên quân tuyên bố SOCOM không phải một ư kiến hay và không được sự ủng hộ của các tham mưu trưởng. Một quan chức cao cấp khác của Hội đồng tham mưu trưởng cho rằng một nhóm người nghỉ hưu cuồng nhiệt đă gây sức ép lên quốc hội để thông qua luật không cần thiết nói trên2.
Trên thực tế, nhiều cựu chiến binh của SOG đă lên tiếng tác động quốc hội khôi phục lại lực lượng hoạt động đặc biệt. Có hai người, Don Blackburn và Bob Kingston là thành viên của Nhóm cố vấn chính sách hoạt động đặc biệt của Bộ trưởng Quốc pḥng- gồm các tướng lĩnh nghỉ hưu có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Các thành viên chủ chốt khác của nhóm là Sam Wilson, Dick Stilwell, Leroy Manor, Bill Yarborough và Shy Myer. Tất cả đều thúc giục quốc hội hành động.
Việc tạo ra chức vụ Trợ lư Bộ trưởng Quốc pḥng về hoạt động đặc biệt và xung đột cường độ thấp cũng tạo ra thái độ ác cảm đáng kể. Một quan chức của Văn pḥng Bộ trưởng Quốc pḥng tuyên bố rằng: ai đó hỗ trợ cương vị này là “phản bội lại Lầu Năm Góc”. Việc đề cử người vào cương vị trợ lư Bộ trưởng đầu tiên phản ánh rất rơ thái độ này. Bằng việc tiến cử một loạt những ứng cử viên yếu trong một thời gian mười tám tháng, một nhóm quan chức dân sự của Lầu Năm Góc cố t́nh cản trở quá tŕnh tuyển chọn. Các ứng cử viên do họ chọn ra thường là quá yếu và thậm chí bị quốc hội phản đối trước khi được đề cử chính thức.
Việc hồi sinh của lực lượng đặc biệt biến thành cuộc tranh đấu nội bộ và lặp lại những ǵ đă xảy ra khi chính quyền Kenedy cố gắng phát triển năng lực hoạt động đặc biệt. Tuy nhiên, lần này đă khác trước. Giới quân sự đă cố gắng ngăn cản việc xây dựng năng lực cho lực lượng đặc biệt nhưng đă không thành công.
Vào năm 1990, việc hồi sinh đă trở thành hiện thực3. Có những đơn vị hoạt động đặc biệt nổi tiếng về quy mô và địa vị. Kỹ năng của các đơn vị này cũng được cải thiện nhanh chóng. Lực lượng đặc biệt không chỉ có một vị tướng tư lệnh bốn sao mà các tư lệnh chiến trường đều do một chuẩn tướng đảm nhiệm - một sự thay đổi to lớn so với địa vị của SOG trước đây trong hệ thống chỉ huy và một chỉ số rơ ràng cho thấy kỹ năng và năng lực của lực lượng đặc biệt được thừa nhận.
HÀNH ĐỘNG NGẦM VÀ THẾ GIỚI HẬU CHIẾN TRANH LẠNH
Vẫn c̣n một câu hỏi chưa được trả lời. Trong thời kỳ hậu chiến tranh lạnh, những bài học kinh nghiệm của SOG và sự hồi sinh năng lực hoạt động đặc biệt có ư nghĩa như thế nào đối với các tổng thống nếu trong tương lai họ muốn sử dụng hành động ngầm làm công cụ đối phó với những đe doạ và thách thức an ninh mới?
Kể từ những năm 1970, hành động ngầm đă là chủ đề tranh luận gay gắt của công luận. Vấn đề giới hạn trong việc sử dụng hành động ngầm của chính phủ dân chủ được thảo luận rộng răi. Nhiều người tin rằng hành động ngầm không phù hợp với những nguyên tắc cơ bản cửa Mỹ và, trừ một số trường hợp hiếm hoi, không nên sử dụng. Với sự kết thúc của chiến tranh lạnh, những người theo quan điểm này ngày càng có tiếng nói lớn hơn. Họ tin rằng hành động ngầm sử dụng những thủ đoạn đáng ngờ về đạo đức và luân lư, vi phạm các giá trị dân chủ của Hoa Kỳ. Những người khác không đồng ư và cho rằng cần có cái nh́n công bằng hơn.
Những người cho rằng hoạt động ngầm là trái với đạo đức của Hoa Kỳ sẽ kinh hăi khi biết các hoạt động của SOG tŕnh bày trong cuốn sách này: Trong rất nhiều trường hợp, SOG sử dụng những chiến thuật mà ngày nay sẽ đặt ra những câu hỏi về đạo đức. Tại sao? V́ những biện pháp đó có thể gây ra tác hại về thể chất, thậm chí gây ra cái chết, cho những người bị đưa vào t́nh huống nguy hiểm. SOG đă lợi dụng tù binh miền Bắc bằng việc đưa trả họ ra Bắc; bắt cóc và cải huấn công dân Bắc Việt Nam; sử dụng các bẫy nổ và một số chiến thuật tuyên truyền đen... Vào lúc đó các nhà vạch chính sách ở Washington không phản đối các biện pháp trên với lư do đạo đức v́ họ đang ở trong cuộc chiến, cho dù là cuộc chiến tranh hạn chế và không tuyên bố.
Ngày nay, Hoa Kỳ có nên sử dụng các biện pháp đó không? Câu trả lời quả không dễ và tuỳ thuộc vào bối cảnh cụ thể. Điểm khởi đầu có lẽ là xem xét bối cảnh thời chiến và thời b́nh. Tuy nhiên, ngay cả trong thời chiến, một nền dân chủ cần xem xét các khía cạnh đạo đức của các phương tiện sử dụng chống lại kẻ thủ. Nhưng khía cạnh nào? Ví dụ, điều ǵ sẽ xảy ra nếu trong chiến tranh vùng Vịnh, Hoa Kỳ sử dụng các biện pháp nêu trên? Liệu chúng ta cảm thấy đó là điều xấu hổ về đạo lư hay người Mỹ sẽ chấp nhận nó như là một phần của chiến tranh? Đồng minh của Mỹ có tán thành không. Có nên sử dụng các biện pháp đó để chống lại các nhóm khủng bố có khả năng sử dụng vũ khí phá huỷ hàng loạt hoặc các quốc gia bất hảo t́m cách sở hữu vũ khí hạt nhân không?
Câu chuyện của SOG hé mở cho thấy hàng loạt các thủ đoạn bí mật sẵn có và có thể gây tác động. Liệu thế giới sau chiến tranh lạnh có tạo ra t́nh thế trong đó những thủ đoạn này cần được sử dụng để chống lại các mối đe doạ mới không? Với những thách thức an ninh đang nổi lên mà Hoa Kỳ phải đối mặt trong thế kỷ XXI, câu trả lời là: có.
Đứng đầu danh sách là việc các quốc gia bất hảo t́m kiếm vũ khí phá huỷ hàng loạt. Tương tự, các chính sách gây rối loạn của các chế độ như Irắc, Libia, Iran và Bắc Triều Tiên vẫn sẽ là mối quan ngại. Sự ổn định trong các nước cộng hoà thuộc Liên Xô trước đây và trong chính nước Nga đ̣i hỏi phải có sự theo dơi chặt chẽ.
Chủ nghĩa khủng bố cũng có trong danh sách. Sự kết thúc của chiến tranh lạnh không mang lại dấu chấm hết cho chủ nghĩa khủng bố. Các nhóm và chính phủ bị kích động bởi các lư tưởng tôn giáo và t́nh cảm sắc tộc và dân tộc sẵn sàng sử dụng bừa băi nhưng biện pháp bí mật và thậm chí có thể leo thang sử dụng các vũ khí sinh học, hoá học và hạt nhân. Trên thực tế, các nhóm khủng bố thực hiện cuộc tấn công vào trung tâm thương mại ở New York cũng đă dự định sử dụng vũ khí hóa học. Ư đồ đó không thành v́ họ thiếu hiểu biết về những nguyên lư khoa học cần thiết.
Sự bất ổn về sắc tộc, tôn giáo và tác động của chúng đối với ổn định khu vực cần được chú trọng mà cuộc nội chiến ở Kôsôvô là một ví dụ. Khi đă tham gia vào cuộc xung đột, Hoa Kỳ và NATO gặp phải vấn đề có nên vũ trang cho Quân đội giải phóng Kôsôvô (KLA) hay không. KLA là một ví dụ kinh điển của phong trào chống đối. Hoa Kỳ và NATO cuối cùng cũng cung cấp vũ khí và huấn luyện cho KLA nhưng qua con đường bí mật. Sau chiến tranh, NATO không có cách lựa chọn nào khác ngoài việc công nhận KLA là hợp pháp về chính trị trong cộng đồng Anbani ở Kôsôvô.
Sự nổi lên của chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo xuyên quốc gia ở Trung Đông, Tây Nam Á là một ví dụ khác. Những nhóm này có thể tranh giành quyền lực chính trị thông qua bạo lực và các biện pháp chính trị, xă hội khác. Các phong trào tôn giáo và giáo phái cực đoan ở Ấn Độ, Israel, và Nhật Bản cũng có khả năng gây ra hành động bạo lực tương tự. Trong trường hợp Nhật Bản, giáo phái Aum Shinri Kyo sử dụng hơi ngạt sarin tấn công ga tàu điện ngầm ở Tôkiô năm 1995. Cuộc điều tra sau đó cho thấy Aum có kế hoạch chở hơi độc sarin sang Hoa Kỳ để tấn công Nhà Trắng hoặc Lầu Năm Góc. Có tin giáo phái này đă thí nghiệm trên thực địa chất độc sinh học Botulinum tại doanh trại quân đội Mỹ ở Yokosuka năm 1993 nhưng không thành công.
Các nhóm tội phạm có tổ chức cũng góp phần vào việc suy yếu khả năng quản lư của các chính phủ trong nhiều khu vực trên thế giới. Trong bối cảnh chính trị đó, các tổ chức tội phạm, trong đó có nhiều tổ chức dựa trên cơ sở sắc tộc, có cơ hội phát triển tràn lan. Chúng có thể đe doạ sự ổn định của quốc gia, gây đảo lộn nền kinh tế địa phương, làm cho quan chức biến chất và làm suy yếu các thể chế tài chính. Khu vực Andes của Nam Mỹ là một ví dụ điển h́nh. Các mối liên hệ giữa tội phạm có tổ chức, phong trào sắc tộc, tôn giáo và các nhóm khủng bố và nổi loạn làm tăng thêm tính chất nguy hiểm của thách thức này.
Hoa Kỳ phải đối mặt với tất cả các thách thức an ninh quốc tế đang nổi lên nói trên trong những năm tới và đó là những thách thức khó đối phó. Trong việc h́nh thành chính sách và chiến lược đối phó, cần xem xét đến mọi phương tiện sẵn có, kể cả việc sử dụng lực lượng hành động đặc biệt trong các hoạt động ngầm. Tuy nhiên, nếu tổng thống quyết định lựa chọn biện pháp mà SOG đă từng thực hiện, ông phải xử lư những trở ngại đă hạn chế hiệu quả của SOG trong chiến tranh Việt Nam. Với thực tế là những cản trở này không chỉ xảy ra với SOG mà c̣n làm nản ḷng các tổng thống khi sử dụng hành động ngầm trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh, đây sẽ là một thách thức to lớn.
_____________________________________
1, 2. Richard Shultz “Cuộc xung.đột cường độ thấp: thách thức tương lai và bài học từ những năm thời Reagan”, tạp chí Survival, số tháng 7-8 năm 1989, tr. 367, 368.
3. Susan Marquis, “Chiến tranh không quy ước: Tái xây dựng lực lượng hoạt động đặc biệt” (Washington DC, Brookings, 1997 ).
Hết!
http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/
http://nguoidalat.informe.com/forum/
http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/