Không ǵ nguy hiểm hơn bạn bè ngu dốt; tôi thà có kẻ thù khôn.
Nothing is as dangerous as an ignorant friend; a wise enemy is to be preferred.
La Fontaine
Sơ Thảo: Bài sử khác cho Việt Nam*
CHƯƠNG X:
CUỘC PHÂN TRANH ĐÔNG VIỆT và TÂY VIỆT
Sự khủng hoảng danh vị gốc rễ của bản thân Lê tộc trong t́nh h́nh phát triển của Đại Việt
Hiến Tông lên ngôi tuy nói rơ là theo đường lối của ông cha quyền uy nhưng cũng thoáng thấy những dấu hiệu khủng hoảng của thời đại. Trước nhất là ông thấy sự sa đọa trong tập họp gần gũi gốc gác của ḍng họ, một tập họp quan chức song hành với hệ thống tuyển chọn khoa mục, được đặt rải rác từ trong ra ngoài để bảo vệ vương tộc. Hệ thống quản lĩnh, thủ lĩnh đó, như đă nói, càng lúc càng mờ nhạt danh vị, càng rối loạn hư nát. Chiếu chọn chức thủ lĩnh một năm sau khi lên ngôi (1498) đă có nhận xét: “Nay những người ở chức (thủ lĩnh) ấy… hùa nhau làm tṛ nhơ nhuốc, mặt dày nịnh bợ, quỳ gối chui ḷn, nuôi chứa ḷng gian, gây mối tệ hại không sao kể xiết…” T́nh trạng đó không xảy ra cho chỉ một bộ phận cai trị mà lan khắp “quan viên quân sắc trong ngoài cả nước” như lời thống trách trong tờ chiếu tiếp theo: “Việc quân việc nước không lúc nào hư hỏng bằng lúc này.” Nhưng điều này th́ lại là định mệnh chung cho các vương triều phương Đông mà Lê noi theo. Mỗi một triều đại khi hưng thịnh theo một ông vua xuất sắc th́ cũng suy tàn theo với những người kế nghiệp an hưởng trên sự thịnh vượng kia. Lẽ tất nhiên có thể t́m hiểu ở các nguyên cớ sâu xa hơn nhưng với tính chất tập trung quyền bính vào một tông tộc như đă thấy th́ trách nhiệm của ḍng họ cầm quyền, của người đứng đầu ḍng họ cũng không thể là ít.
Dù rằng ngày nay có người cố t́m dấu vết thương nghiệp trong đời Lê sơ nhưng rơ ràng là ngoài các chứng cớ thành lập chợ búa, đă không thấy những hoạt động ngoại thương ảnh hưởng đến triều đại mà lại c̣n thêm các hành động hạn chế ngay từ trên triều đ́nh. Các quan sứ đi Bắc gồng gánh buôn bán lúc về bị bêu xấu công khai tuy sau đó h́nh như có thể tiếp tục, theo cách “hối lộ” vật quư cho vua như trường hợp sứ thần mua cho Nghi Dân (1459/1460), Quách Hữu Nghiêm mua áo long cổn (1502) – hẳn là cho Hiến Tông, ứng hợp với một điều trong chương Vi chế của Quốc/Lê triều h́nh luật! Thánh Tông mới lên ngôi đă có lệnh khuyến khích làm ruộng, ngăn cấm không được “bỏ gốc theo ngọn, kiếm chuyện buôn bán làm tṛ du thủ du thực” khiến nhà nước không thể kiểm soát người được. Có thể đó là do lối nh́n hẹp ḥi từ nguồn gốc rừng núi của tập họp Lê và phe nhóm quen lối trao đổi hàng hoá ở khu vực nhỏ, thấy tức tối trước món lợi lộc liên quốc gia của đám sứ thần vốn là người trung châu (họ Trần nhiều rơ rệt) đưa về. Và biện minh cho thái độ phủ nhận đó lại là mớ tư tưởng nho gia chống đối việc “bỏ gốc (nông) theo ngọn (thương)” như đă thấy trên. Đồng thời cũng là do sự thần phục Minh đă ảnh hưởng đến t́nh trạng co rút của đất nước trong lúc các tập đoàn phương Tây chưa bén mảng đến vùng đất này. Thế là cuộc sống vẫn gói trọn trong ṿng nông nghiệp và buôn bán nhỏ mà dấu hiệu xây cất chợ lại là một minh chứng. Và khủng hoảng nếu có xảy ra tất nhiên là ở tương quan giữa dân số và số lượng đất đai khai thác nuôi sống họ.
Vấn đề dân số Đại Việt / Việt Nam là một trong những ngơ bí của các nhà nghiên cứu nhiều tham vọng. Chúng ta có những con số ở Địa dư chí của Nguyễn Trăi nhưng không thể giải thích được những bất hợp lí của chúng. Li Tana trong một luận án nổi tiếng của bà đă t́m cách giải quyết theo t́nh h́nh tưởng có thể được, cho từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVIII. Đỗ Quang Chính lúng túng với các con số ở thế kỉ XVII của Đàng Ngoài đành chỉ có thể kết luận gọn: “dân đông” mà thôi. Nguyễn Đ́nh Đầu muốn t́m những con số liên tục nhưng cũng chỉ là giả định để lấp chỗ trống nên vẫn không có tính thuyết phục. Vấn đề khó khăn hẳn không phải chỉ là sự kiểm kê thiếu sót mà là do mức độ quyền lực thực thi sự kiểm kê trên một diện tích nào đó. Các triều đ́nh bản xứ th́ chỉ đủ sức kiểm kê trong vùng đồng bằng với một số vùng ngoại biên chịu thần phục mà thôi, c̣n triều đ́nh nhà Minh chẳng hạn th́ coi là chiếm cả cựu thuộc địa Giao Châu cũ với tất cả lực lượng viễn chinh hùng hậu nên mới có con số ngợp người do sử quan ta ghi lại: 3 129 500 hộ, nghĩa là khoảng giữa 9 388 500 và 6 259 000 đinh, lại cũng có nghĩa là dân số trai gái trẻ già lớn bé lên đến trên dưới mươi lăm triệu người! (Các con số của Nguyễn Trăi cũng vướng vào vấn nạn tương tự.) Con số của Li Tana nhỏ hơn nhiều: 1 861 750 người dân vào năm 1417, tính toán dựa theo căn bản thống kê đơn vị hành chính cơ sở đương thời. Tất nhiên Li Tana c̣n thêm những con số của xứ Thuận Hoá và những người Chăm, người Thượng nhưng điều này th́ lại thuộc lănh vực khác. Có thể qua cuộc chiến được tả là “thây chất như núi,” hay trải qua “dịch bệnh, người chết gối lên nhau,” dân số Đại Việt đầu thế kỉ XV phải tụt xuống thảm hại nhưng không đến nỗi phải như thế. Cho nên vấn đề rốt lại vẫn là phải nén nh́n vào những đường nét chung để thấy tiến tŕnh biến động sinh hoạt của đám đông dân chúng vô danh đă ảnh hưởng đến sự hưng vong của các triều đại như thế nào.
Chúng ta đă thấy những con số dân cư Đại Việt đưa ra có vẻ là thật cao nhưng t́nh h́nh sự kiện lại cho thấy c̣n nhiều vùng chưa khai thác để các chủ nhân mới có thể chen vào được mà thành lập lănh địa cho riêng ḿnh, nghĩa là vẫn có một số dân không đi vào sổ sách chung. Lí từ Hoa Lư vào Thăng Long c̣n thấy đất trống để bắt tù binh Chàm về kinh doanh những vùng rộng lớn, ảnh hưởng đến sự lớn mạnh cũng như suy sụp của triều đại như ta từng điểm qua. Trần cũng khai khẩn các vùng đất bồi để cung ứng cho sự phồn tạp của ḍng họ sang cả của ḿnh. Chúng ta không rơ lúc nào th́ Trần thấy các đê ven sông lúc đầu mang tính cách an ninh chính trị cho ḍng họ kia, lại trở thành nguồn cung ứng lợi tức nông nghiệp đem đến thịnh vượng cho đất nước dưới tay ḿnh. Có vẻ nếu có một chính sách quốc gia như thế th́ nó cũng chỉ xuất hiện dần dần trong thời yên b́nh của thế kỉ XIV với những bấp bênh điều hành đă gây nên những lần đói kém, tác động một phần vào cuộc nổi dậy của các nô t́. Chính sách đê điều chuyên chú cho nông nghiệp chỉ thấy rơ rệt nhất dưới đời Lê Thánh Tông với lệnh năm 1475 đặt đồng thời hai chức Khuyến nông và Hà đê. Rơ ràng là đến thời điểm này triều đ́nh mới thấy việc trông coi đê điều có liên hệ thiết thân đến công cuộc canh tác.
Không cần bằng vào những con số rơ rệt ta cũng tưởng tượng ra được sự phát triển dân số trong ba mươi năm cai trị của Thánh Tông. Dân số tăng chứng tỏ trong các lệnh chia nhỏ các làng lớn để dễ cai trị. Lệnh cho mở chợ mới năm 1477 cũng xác nhận : “Sinh dân các huyện, châu, xă ở các xứ trong nước mỗi ngày một đông…” Theo Li Tana th́ năm 1490 số dân lên đến 4 372 500 người, gần hai lần rưỡi thời thuộc Minh cũng do bà tính ra. Dân số tăng đủ cho ông vua lập được một đạo quân lớn chinh Nam mở rộng đất, lấn lướt tập đoàn Thái phía tây làm nên một cường quốc khu vực. Lại cũng như các triều trước, vẫn c̣n đất hoang cho ông khai thác mà không động đến những lănh địa cũ lúc bây giờ tuy không c̣n lănh chúa nhưng đă thuộc về các chủ đất tư hay đă ban cho các công thần để lấy vây cánh giữ ǵn quyền lực. Chính sách đồn điền của ông đưa ra từ năm 1481 phần lớn lại cũng là khai thác ở vùng đất bồi phía hạ du, một chương tŕnh khai thác mang tính cách quốc sách thay cho cách làm lẻ tẻ của Trần Quốc Kiệt cuối thế kỉ XIV, hay dây dưa trong dấu vết các năm 1462, 1467 ở vùng phía nam đất nước. Nhưng nh́n ở một khía cạnh khác th́ chính sách đồn điền của Lê Thánh Tông lại cũng là một dấu hiệu của t́nh trạng “đói đất,” dư dân. Và dân chúng trong hoàn cảnh bức thiết của ḿnh đă phải tự giải quyết, cưỡng lại mong muốn của triều đ́nh sao cho có nhiều dân làm sai dịch, đi lính… Họ tự hạn chế sinh đẻ bằng cách phá thai, sản sinh ra thêm một lớp “chuyên viên điều hoà dân số.” Không phải chỉ năm 1484 mà đă có lệnh từ trước, cấm “loại đàn bà tàn nhẫn muốn ít con cái… dùng kế cho sẩy thai…” Và dù có lệnh (chương Đạo tặc, Quốc triều h́nh luật), “tệ trước vẫn càng tăng…”
Sự phát triển của hệ thống cai trị cũng đem lại t́nh trạng tham nhũng của tầng lớp thư lại mới. Với các triều đại trước, làm quan triều đ́nh có khi là để lấy hư danh chứ tổn phí sinh hoạt là lấy từ của riêng như trong trường hợp đă nhận xét về tầng lớp ta gọi là hào sĩ với các tên nổi bật: Lê Văn Thịnh, Mạc Hiển Tích, Phạm Ngũ Lăo, Nguyễn Sĩ Cố… dù đă có một chừng mực tính toán lương bổng cho hệ thống quan chức c̣n nhỏ của Trần (1244). Nhưng với đời Lê mà thời Thánh Tông là đỉnh cao, th́ làm quan ăn lương! Mà quan th́ càng lúc càng đông theo chế độ tập ấm, theo đà lấy từ khoa cử. Lương lấy từ hộ dân như trường hợp Đô đốc Tây đạo Trần Lựu hưởng 50 hộ dân (chuyện năm 1456). Ngay đến các chức phận nhỏ hơn đang làm việc quan, khi được hưởng quyền lợi từ phép quân điền, họ cũng không thể tự cày cấy được, có nghĩa là cũng “ăn lương” từ đất ruộng.
Con đường khoa cử mở ra hướng đi đến danh vọng, quyền lực cho một số người không có căn bản thần thế gia đ́nh, có thể không giàu lắm. Người lạc quan thời nay th́ tán tụng tinh thần “dân chủ” trong cách chọn lựa nhân tài đó nhưng Lê Quư Đôn đă từng phê phán lối học dành cho thi cử làm lấn át tinh thần thực học cần thiết cho việc quản lí đất nước. Ảnh hưởng lâu dài đến ngày nay là lối văn trau chuốt đệm thêm một chút dáng vẻ “trí thức” đó đă thành một ư thức kiêu hănh ngầm cho một lớp người đem ra phục vụ những người cầm quyền vốn không cần nhiều đến kiến thức cho lắm. Đương thời, về mặt thực tế, nó cũng làm tăng mối hoạ tham nhũng trong quan trường. Hiến Tông cho rằng “quan trường nhũng lạm” là v́ sự ù ĺ của hệ thống nhưng đó chỉ là nh́n vào tính chất kiểm tra, phát hiện mà không tính đến sự liên hệ xă hội của nó. Người thi đỗ không hẳn đă làm quan ngay, có người chết đi vẫn chưa được bổ dụng khiến triều đ́nh cho các con được tập ấm để gọi là an ủi (1504). Lương Thế Vinh đô tiến sĩ năm 1463, len lách hặc tội người này người nọ, cả gan lần lên đến cả ngự sử để được vua chú ư thế mà 4 năm sau được đề nghị giữ chức tri huyện nhỏ nhoi lại bị gạch tên và bị chê là học hành không tiến bộ! Quan chức lănh lương không đủ cho sinh hoạt, chưa kể là đủ cho tham vọng “bù đắp” công lao học hành, luồn lách. Hoàng triều quan chế năm 1471 cho thấy t́nh trạng ph́nh to quan chức khiến nhà nước phải giải quyết bằng cách hạ thấp bổng lộc: “Quy chế trước kia, đặt quan phần nhiều lấy quan to tước cao. Chế độ ngày nay, đặt quan đều là lương ít trật thấp. Số quan đặt ra so với trước tăng lên rất nhiều, nhưng tiền lương chi tiêu so với xưa cũng vẫn thế…” Thánh Tông không thấy rơ là đă giải quyết được cho tính toán riêng ḿnh nhưng quan chức nhận lương ít th́ phải lo xoay sở, cũng cho riêng ḿnh! Những kẻ không biết xoay sở th́ nghèo cực như trường hợp Nguyễn Trực, đỗ khoa thi hội đầu tiên 1442, thuộc viện Hàn lâm của Thánh Tông, lúc chết chỉ có mấy sào ruộng của vợ!
Lại cũng vẫn do sự phát triển của cung cách lựa người bằng khoa cử mà số người kém may mắn bị loại ra rất nhiều. Sau khi điều chỉnh từ các chứng cớ của Toàn thư, sách Phan Huy Chú, bia Văn miếu Hà Nội, ta thấy các con số lấy đỗ về sau càng tụt nhiều so với người dự thi: 33 đỗ / 450 thí sinh năm 1442, 44/1400 (1463), 27/1100 (1466), 55/5000 có hơn (1475), 43/5700 (1514 hay 1516)… Cho dù phải quay về quê cũ, những người thiếu may mắn cũng không thể trở lại t́nh trạng sinh hoạt như mọi người cày cuốc khác. Họ trở nên người “có học,” làm một tầng lớp trí thức hương thôn, được miễn hay giảm thuế, chen vào lập những quy định hương ước cho làng xă, đem tham vọng trị nước đă thất bại tập tành cai trị một khu vực nhỏ bé, cuối cùng gặp dịp trở thành cường hào, hay một thành phần của tập họp cường hào, một chừng mực nào đó là h́nh ảnh những lănh chúa, hào sĩ xưa, ít quyền lực nhưng nhiều toan tính mưu đồ hơn, ngầm chứa tính cát cứ cho làng xă để đợi dịp là tập họp liên minh quấy đảo triều đ́nh.
Trước tất cả những sôi sục xă hội chờ đợi thời cơ như thế, triều đ́nh Lê trên cao chưa thấy ra th́ đă gặp sự tan ră ở chính bản thân tộc đoàn. Hiến Tông (1461-1504) có ông cha giữ ngôi quá lâu nên lúc cầm quyền th́ đă lớn tuổi, hấp tấp hưởng thụ để chỉ làm vua có bảy năm. Ông vua tiếp theo lại quá trẻ, chưa kịp qua năm đă chết. Và tiếp theo là những ông vua Quỷ (Uy Mục 1486-1509), vua Lợn (Tương Dực 1493-1516) đầy tai tiếng trong sử sách phe nhóm nhưng bản thân cũng không thoát khỏi những o ép của hoàn cảnh trong một triều đại suy tàn.
Nhóm Lê Hoàng đế đă dần dần chuyển dịch tâm tưởng về đất Đông Kinh ngự trị, xa dần quê gốc Lam Kinh mà không ngờ tới, cho đến khi có khích động mạnh gây chọn lựa dứt khoát như trường hợp Uy Mục. Từ người kế nghiệp Hiến Tông đă có mẹ là dân trung châu. Và thế lực ngoại thích dù bị thách đố v́ đám nho gia đem nguyên tắc trị nước của kinh điển ra để dè bỉu, cáo giác đề pḥng họ, thế lực đó vẫn tiếp tục có mặt vững vàng phía sau các ông vua. Sử thần của Thánh Tông núp bóng phe cầm quyền mới, chê “Thái hậu Nguyễn thị là gà mái gáy sớm… vua đàn bà mắt quáng… bọn họ ngoại ḷng tham, khoác lác hoành hành khắp chốn…” Tuy nhiên cả với Thánh Tông, sử quan trong lời khen ông vua đầy quyền uy đó, cũng chen vào câu: “(Vua) dùng họ mẹ làm việc duyệt xét…” Lời nói không sai v́ chính họ Ngô, phía mẹ vua, được ưu đăi, từng được ban cấp đất ruộng rộng răi đến mức nhà nghiên cứu ngày nay (Trương Hữu Quưnh 1982) c̣n thấy nổi bật với lời khoe khoang “tự điền hơn vạn mẫu, (thu hoạch) vài trăm vạn đấu thóc.” Cho nên không lấy làm lạ là Thánh Tông lại thấy quan lại nịnh bợ phía nhà vợ đến phải thốt nặng lời chê một cận thần “liếm trôn trĩ” của Nguyễn Đức Trung (ông ngoại Hiến Tông sau này.)
Sự tranh chấp trong các triều trước là giữa các phe phái Lam Sơn trên vùng đất họ mới ngự trị. Thời ḱ đâm rễ ở Đông Kinh c̣n có Thánh Tông cầm trịch, cho đến các vua cháu yếu ớt th́ sự tranh chấp nằm trong thời điểm gốc Lam Kinh đă phai lạt, lại dễ trở thành cuộc tranh chấp khu vực Đông Kinh và Lam Kinh, rồi từ đó lan rộng phức tạp hơn. Vấn đề bắt đầu là ở nội cung. Tổ chức vương quyền nhắm vào việc bảo vệ gia đ́nh cầm quyền tối cao đưa đến sự cô lâp của chính họ, và điều này lại nổi bật theo với đà tập trung quyền lực như các điều lệ nghiêm khắc, chi tiết, ghi thành văn bản trong bộ h́nh luật triều Lê. Sự cô lập đó khiến ông vua có lúc trở thành người tuỳ thuộc vào lớp hoạn quan và phụ nữ cung đ́nh. Hoạn quan Lê không có tư thế quyền bính tỏ rơ ra bên ngoài như trong đời Lí, với một ít khuất lấp trong đời Trần, bây giờ lại vẫn c̣n giữ vị trí tích cực dù ta chỉ được nghe sử quan ghi thoáng qua trong trường hợp Lê Tương Dực.
Uy Mục lên làm vua trong t́nh h́nh phe trung châu ở nội cung mạnh lên, ủng hộ cả ông hoàng tử vốn là con của một người hầu trong cung hoàng hậu của Thánh Tông, được ông Hoàng thái tử (sau là Hiến Tông) để mắt tới – người t́ thiếp này của đất Kinh Bắc từng phải bán ḿnh trên đất Kinh thành trước khi bị lây vạ mà trôi dạt vào cung. Rơ ràng gốc gác đó không làm hănh diện cho người lên nắm quyền tối cao mà những lời đàm tiếu thế nào cũng lọt vào tai. Thêm nữa, có vẻ ông có thân h́nh xấu xí, mặt mày dữ tợn nên mang tên “Vua Quỷ,” được gán cho là từ lời thơ của viên sứ thần Minh năm 1507. Cho nên phản ứng đầu tiên là giết bà ngoại ghẻ đất Lam Kinh, do đó gây thù với ḍng họ Nguyễn Gia Miêu. Thù lan rộng liên can đến các đại thần từng giúp người kế nghiệp Hiến Tông mà không để Uy Mục lên ngôi sớm hơn! Để bám vào t́nh thế mới vững chắc hơn, vua kết hôn nhân với người gốc họ Trần cũ, rồi khi người chị mất đă lấy luôn người em. Thế là họ Trần trung châu khuất lấp bấy lâu, nay có cơ nổi dậy gây lũng đoạn. Uy Mục bây giờ đă có ba thế lực địa phương ủng hộ: quê mẹ nuôi, quê mẹ ruột, quê vợ – tất nhiên với quyền uy mới nên càng dễ lạm dụng hơn. Thế đối đầu Đông Kinh Lam Kinh thành h́nh khi Giản Tu Công Oanh/Dinh, một người có mẹ đất Thanh thoát được sự ruồng bắt của Uy Mục, liên kết với Nguyễn Văn Lang đất Gia Miêu.
Uy Mục xua đuổi ngựi tông thất và công thần về Thanh Hoá nhưng với sự nhập nhoà danh vị gốc rễ th́ thật cũng khó phân biệt người họ vua, con cháu công thần nào là ở vị trí nào, Đông Kinh hay Lam Kinh? Chỉ có một nhóm người riêng biệt nổi bật là nhóm tù binh Chàm. Với sử quan th́ họ thật khuất lấp – cũng như lớp tù binh thời Lí dù phải đợi đến hơn hai trăm rưởi năm mới tan biến – nhưng số lượng của thời mới cũng thật không ít. Bí Cai bị Nhân Tông bắt làm tù binh năm 1446 đến hơn hai năm sau c̣n được cho vào cung mặc lại áo măo vua Chiêm để cùng dự yến tiệc. Thánh Tông đem về Đại Việt hơn ba vạn tù binh trong trận 1471, ban cấp cho các công thần. Phía nam th́ c̣n dấu vết đến gần đây để cho quan chức Pháp nhận ra (họ Chế ở Nghệ An), hay dấu trên bia là gom vào làng Kim Ổ (vùng Bàu Ô, Cửa Ḷ hiện nay) của Nguyễn Xí – tên đất mang dấu vết Chàm rơ rệt theo cách nh́n của đương thời cho Chiêm Thành là ở phía tây Đại Việt, thuộc hành “kim”. Ở Kinh thành là viện Châu Lâm, nơi Thánh Tông ra lệnh thường xuyên kiểm tra con cháu tù binh, có người như con Trà Toại (kế nghiệp Trà Toàn) đến ba mươi năm sau c̣n ôm tro cha trốn được về nước. Họ thu hút người bản xứ, lạ một điều là ở thân phận tù nô mà lại có thể kết hôn, không những với dân thường mà cả trên cấp bực cao trong xă hội. Nhóm người trong cung, tất cả hẳn từng đến chiêm bái chùa Bà Đanh của ḍng tộc họ xây dựng nên trên đất tù hăm. Tù nô đi theo con cháu công thần bị xua đuổi như Chế Mạn giúp Nguyễn Văn Lang, là một mối lo ngại lớn cho Uy Mục. Cho nên có lệnh giết hết những người Chiêm từ ngoài đến bên trong cung, cùng khu trừ ảnh hưởng sinh hoạt thần bí của họ trên đất Kinh thành.
Phe Lam Kinh thắng, Tương Dực lên ngôi nhưng đô thành vẫn ở Đông Kinh th́ phe địa phương vẫn giữ ưu thế. Tương Dực vẫn chuộng chiến lợi phẩm là vợ vua trước – chắc v́ thế mới bị công kích là Vua Lợn. Và t́nh thế càng phức tạp hơn khiến t́nh h́nh phe phía thật rối loạn. Tương Dực có lúc là tù nhân lỏng của một nhóm nội giám khi mới vừa thắng thế, lên ngôi không lâu. Những người phù trợ vua đă có dáng mở đầu cho t́nh h́nh Trịnh ức hiếp Lê hay cho sự xung đột của hai họ Trịnh Nguyễn sau này.
Họ Trần trở lại với những cuộc nổi dậy của Trần Tuân (1511) và Trần Công Ninh, Trần Cảo (1516). Trần Tuân tuy bị giết khi tiến quân ép sát kinh thành nhưng sự kiện nổi dậy để lại về sau th́ to lớn hơn là cuộc bại vong. Người ta gán cho ông là đă đúc một đồng tiền: Trần công tân bảo, dấu hiệu của vương quyền – sự gán ghép này đáng lẽ dành cho Trần Công Ninh th́ sít sao hơn. Và sau này một ḍng họ phù nghiệp Lê Trung hưng, họ Đặng thông gia với họ Trịnh làm chúa, đă chính thức ghép họ ḿnh vào với ông Trần thua trận này để lấy danh nghĩa thuộc ḍng từng làm hoàng đế trung châu. C̣n Trần Cảo không những xưng đế, đúc tiền, chiếm được kinh thành tuy không lâu nhưng có con cũng tiếp tục có niên hiệu, đúc tiền và được sử quan rơ rệt ghép vào với họ Trần hoàng đế cũ qua việc nhắc nhở tên Trần Cảo từng bị Lê Lợi giết nay (đầu thai) trở về trả mối hận cũ của người trung châu. Bởi v́ xung đột Trần Lê c̣n thấy nhiều thế kỉ sau trong câu chuyện ông thần Ngọc Tháp thông gia với miền xuôi của họ Trần, giành giật gỗ đem về xây đền Hùng, nơi thờ tổ của vua Lê, trở thành tổ của Đại Việt (rồi Việt Nam.) Trần Cảo của thế kỉ XVI nổi lên từ ông từ giữ đ́nh của trang Dưỡng Chân, lấy thế lực tiền của từ chùa Quỳnh Lâm, ngôi chùa cưng trọng của nhà Trần, từng có hàng ngh́n mẫu ruộng, điền nô, có quan đến trông coi, và đặc biệt lại có người điền nô giàu đủ để làm thông gia với ông quan! Trần Cảo không thực hiện được lời sấm “phương Đông có vượng khí thiên tử ” nhưng một người cùng khu vực, không vướng víu như Cảo để phải gán ghép ḍng dơi với cả Trần lẫn Lê, cứ tự ḿnh đem sức mạnh lật đổ Lê, lập triều mới: Mạc Đăng Dung.
vượng khí thiên tử phía đông và thế hệ lam sơn thứ hai phía tây
Các giáo tŕnh lịch sử Việt Nam bây giờ vẫn cho là “sử cũ” gọi cuộc phân tranh Lê Trịnh và Mạc là cuộc phân tranh Nam triều và Bắc triều. Có vẻ “sử cũ” nói ở đây là quyển Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim mà tên khởi đầu là An Nam sử lược (1920), trong bản tóm tắt so sánh đă có đề mục: “Nam triều và Bắc triều” cho hai vùng Trịnh Lê và Mạc. Thật ra quyển sử chính thức, Đại Việt sử kí toàn thư, không hề có sự phân loại như trên. Sử quan vẫn coi nhà Mạc là “nhuận triều” như nhà Hồ về trước. C̣n đương thời, nếu theo dơi cách định hướng th́ thấy trong một thời gian dài người ta vẫn coi phần đất phía nam vùng Thăng Long là ở phía tây. Chiêm Thành ở phía tây Đại Việt. Tây Đô/Kinh so với Đông Đô/Kinh. Hải Tây đạo đầu Lê là vùng Thanh Nghệ. Cho nên khi có phân liệt th́ có tách biệt đông và tây như Phan Huy Chú viết trong phần Dư địa chí: “Đến thời Mạc… [t]ừ phủ Trường Yên trở ra phía ngoài gọi là Đông Việt, trở vào phía trong gọi là Tây Việt. Từ Trung hưng trở về sau cũng gọi theo thế…” Đă có bia mộ của những viên chức, thân thuộc đương thời phát hiện ở Thanh Hoá, ghi là: “Tây Việt nhập nội Tư mă…”, “Tây Việt Quốc thái Phu nhân…” Trong trận Nguyễn Quyện của Mạc (1576) tung hoành đánh giết tướng Trịnh Lê đă có lời khen: “Các tướng vùng Giang Đông (phía đông sông Hồng) đều tự cho ḿnh không sánh bằng.” Và khi Trịnh Kiểm cho Nguyễn Hoàng vào trấn Thuận Hoá (1558) th́ chiếu vua Lê ghi nhiệm vụ: “để chống giặc phía đông,” nghĩa là đề pḥng quân Mạc như ta thấy bằng cớ hiện diện của họ trong quyển Ô Châu cận lục là sách của Dương Văn An, một ông nghè triều Mạc, sách có niên điểm thực hiện: 1555.
Trong những năm cuối đời Lê sơ, các ông vua đều nằm trong tay giành giật của các tướng, nổi bật là hai gia đ́nh Trịnh, Nguyễn mà cuối cùng nhân vật then chốt cần phù trợ này lọt vào tay một nhân vật mới nổi: Mạc Đăng Dung. Gọi “mới” là nói về khung cảnh đương thời chứ họ Mạc th́ đă hiện diện từ lâu trên vùng trung châu như ta đă thấy. Li Tana cho biết vua cuối cùng của họ Mạc khi cầu cứu vua Thanh đă kể lể rằng ḍng họ ḿnh có gốc Trung Quốc, ở Trà Hương, huyện Đông Quan, Quảng Đông. Có thể hiểu rằng đó là một cớ bám víu để mong được giúp đỡ thôi. Những nhóm người vùng biển lênh đênh qua lại biên giới, khi đến những vùng trên đất Việt thường mang tên quê hương cũ đặt trên đất mới, như Trà Hương từng thấy là quê hương của sứ quân Phạm Bạch Hổ thế kỉ X, từng có tên trong chiến tranh Trần-Nguyên, là căn cứ của cuộc nổi dậy Ngô Bệ 1344, và cũng là đất Kim Thành của họ Mạc. Những người đó đă có ư thức riêng biệt phương nam như chứng cớ ở nhóm ngư dân lạc loài từ đầu thế kỉ XVI (1511) trên ba đảo vùng Quảng Tây kề cận Việt Nam, họ vẫn tự nhận là Việt, c̣n dân bản xứ th́ vẫn gọi họ là người “An Nam.” Thật khó có bằng cớ nào khác để kiểm chứng thêm nhưng sử quan đă đưa ra phả hệ ḍng họ Mạc Đăng Dung liên tục qua nhiều thế hệ, theo những đường đất di chuyển từ Mạc Đỉnh Chi của Trần đến nhân vật Minh thuộc, và c̣n cái bia 1470 của Mạc Ngọc Ỷ, có cha mang tước Vương, quê gốc làng Cổ Trai cũng như Mạc Đăng Dung, th́ thật cũng nên tin rằng ḍng họ Mạc đă cắm rễ lâu đời trên phần đất sát biển này vậy.
Giữa những biến động tranh chấp quyền hành th́ các quan vơ nổi bật là phải cho nên Uy Mục đă chọn lực sĩ Đăng Dung làm chỉ huy sứ trong toán bảo vệ ḿnh. Xuất thân nghề đánh cá của ông vua đầu đời cũng giống như các nhân vật khác dưới quyền rồi sẽ đóng vai tṛ lớn trong đảo lộn, như Lê Bá Li xoay chiều biến đổi có cơ làm lệch một triều đại, thế mà vốn gốc là đem thân “ở nhờ” – gia phả họ Đặng không muốn nói là “làm đầy tớ.” Như Phạm Quỳnh “có vợ buôn rau,” như Đặng Huấn lại cũng chỉ có cha là người “ở rể,” bản thân nghèo khó núp dưới trướng của quan quyền, “không có ǵ nổi tiếng” trước khi làm lính đô vật của Mạc. Từ vị trí mới đó, ông làm rể nhà Bá Li, chuyển theo họ về Tây Việt kết thông gia với họ Trịnh, kéo dài một ḍng vinh hiển trong nhiều trăm năm – địa vị đó khiến Phan Huy Chú hùa theo lời thế tục, miễn cưỡng đưa vào sách của ông dù đă thú nhận rằng công tích Đặng Huấn c̣n thua những người khác. Nhưng rơ ràng là Mạc Đăng Dung không đơn độc trong sự thăng tiến của ḿnh như ta tưởng khi thấy sử quan chỉ nhắc nhở thoáng qua lúc khởi đầu, để dành chuyên chú nhiều hơn vào hành đọng của các tập đoàn quyền lực cũ của Lê. Vùng đất xuất thân của Mạc đă khích động ông từ/sư Trần Cảo tiến chiếm kinh đô. Có điều nhân vật cũ không thể khuấy động t́nh thế mới được. Một người họ Trần khác, Trần Chân, từng được ca ngợi “Có một người họ Trần làm vua thiên hạ… trị nước yên dân,” rốt lại cũng không thoát khỏi thảm tử cũng v́ dấu vết tông tộc cũ đă khiến cho mẹ Tương Dực (họ Trịnh) phải xen vào, như lời phê phán về sau: “Mẫu hậu gian phi gây hoạ.” Tiếng đồn từ 1511 của “các hào kiệt và thuật sĩ bảo rằng phương đông có khí sắc thiên tử” chỉ được sử quan giật ḿnh, biết đúng là nhắm vào Mạc Đăng Dung khi t́nh thế đă rơ ràng, khi ông đă phế vua (1522), với điềm lạ xuất hiện: “Phương đông có khí vàng đỏ, sắc vàng lan ra phủ khắp trời.”
Sử quan không cho ta biết t́nh h́nh cụ thể nào đă đưa đến những lời đồn đoán kia. Tất nhiên các ông quan văn hay chữ tốt đang chăm chú vào phê phán các ông vua, không thể nào thấy ra được một mối mâu thuẫn không tuỳ thuộc vào đạo đức, là việc xây cất đền đài, cung điện vẫn cứ tiếp tục trong biến loạn dù rằng điều đó đă khiến dẫn đến sự sụp đổ quyền bính. Hịch văn và sử kí chống Uy Mục có những lời chê trách “xây cung thất to, làm vườn hoa rộng,” đi đến giận dữ mạt sát: “Xây phủ đệ th́ rừng núi các xứ Thái Nguyên, Tuyên Quang không c̣n cây để lấp nguồn dục vọng…” Thế mà đến lúc Tương Dực lên ngôi lại vẫn thích “làm nhiều công tŕnh thổ mộc, đắp thành rộng mấy ngàn trượng… sai thợ vẽ kiểu làm thuyền chiến… đào hồ… du ngoạn… hết năm này đến năm khác, liên miên không dứt.” Chỉ có thể hiểu là đất nước trong thời hưng thịnh của thế kỉ trước đă tiến đến chỗ đủ khả năng về nhân lực, kĩ thuật để “làm điện lớn hơn trăm nóc.” Tŕnh độ kĩ thuật cao đương thời c̣n chứng cớ liên tục nơi các đồng tiền của các ông vua nối nghiệp yểu tướng, ngắn ngủi mà dạng h́nh sản phẩm th́ vẫn sắc sảo như đồng Hồng Đức của ông vua tài danh trước đó. Thật tiếc cho người thợ tài hoa Vũ Như Tô sinh không hợp thời nên Cửu Trùng Đài đă không toả bóng, rốt cục thân xác bị ném giữa chợ cho “quan dân… nhổ nước bọt” như sử quan đă ghi chép một cách hả hê. Vùng đất đồn điền của Thánh Tông khai khẩn phía biển chắc đă đem lại một phần tài lực cho việc xây cất mà sự vơ vét ở đó sẽ gây nên những phản ứng vọng vào triều chính. Dân chúng, tập họp quyền thế địa phương tất vọng về ngôi sao đang lên của địa phương như rốt cục sử quan cũng nhận ra: “Ḷng người đều hướng theo.” Và nhà Mạc khởi đầu: 1527.
Trong lúc Đông Việt chọn nhân vật mới với khó khăn cũ c̣n tràn đầy th́ Tây Việt lại đi t́m cách hồi phục cho một thế hệ Lam Sơn khác. Nền trung hưng của Lê thường được gán công khởi đầu cho ông tổ nhà Nguyễn: Nguyễn Kim (1468-1545). Quê gốc của một người mở đầu triều đại đă được gọi tưng lên là Quư Hương / Bái Trang – như đất Bái của ông đ́nh trưởng mở đầu nhà Hán xa xưa và xa xôi, nhưng chính tên Gia Miêu có âm hưởng ḍng giống quyền quư cũng vẫn che lấp một thời b́nh thường cũ. Thông thường ta gặp những xác nhận cho Nguyễn Kim là con Nguyễn Hoằng Dụ, kéo lên đến Nguyễn Đức Trung, cha vợ Thánh Tông. Bấy nhiêu đó chưa đủ gây tự tín cho một ḍng họ từng làm vua, và v́ cũng từng kéo dài một thời gian chịu luồn cúi ngoại quốc khiến sử gia theo thời tha hồ mắng chửi cho nên con cháu họ Nguyễn ngày nay lại lập gia phả lôi lên đến ông Nguyễn Trăi, Nguyễn Bặc, tưởng rằng có thể đeo đuổi bù đắp bằng cách bám vào các nhân vật lịch sử gọi là danh tiếng, xa xưa!
Thật ra ngay sử quan Lê cũng không chắc chắn về liên hệ cha con giữa Nguyễn Kim và Nguyễn Hoằng Dụ. Hoằng Dụ đă biến mất trong tranh chấp ở trung châu từ khi thua cả đám đàn em của Trần Chân (1518). Hai người được gán ghép chỉ liên hệ với nhau bằng cái tên Gia Miêu Ngoại trang mang tính cải cách về sau như đă nói mà thôi. Trừng Quốc công Dụ được sử quan Nguyễn cho là cha Nguyễn Kim chỉ giống ông Nguyễn Hoằng Dụ ở cái tên, c̣n th́ cũng đă xuất hiện trong việc phù trợ Tương Dực, được phong đến Trừng Quốc công chứ không phải như ông Nguyễn Hoằng Dụ của Toàn thư chỉ đến tước (An Hoà) hầu. Sử quan Nguyễn không phân vân chút nào về liên hệ cha con v́ họ đă ghi ở Cương mục tên Nguyễn Hoằng Dụ một cách b́nh thường, xa lạ chứ không dành niềm tôn kính cho ông nếu như ông là tổ của họ Nguyễn.
Hăy chỉ nên nh́n vào cái mả của Nguyễn Kim mà suy xét về thời đại, về con người mở đầu cơ nghiệp trung hưng này. Cái mả của ông tổ một ḍng họ vinh hiển tột cùng mà cho đến nay chỉ được đánh dấu bằng mấy tấm đá giữa rừng sâu, dưới chân núi Thiên Tôn, v́ ngay cả khi con cháu lên làm vua cũng không t́m ra đích xác nơi chôn cất, chỉ dựa vào nơi đó làm điểm cúng tế, gọi trang trọng là Phương Cơ / Nền Vuông. Không hẳn là người ta đă không chăm chút khi ông chết, bởi v́ ông là Huân Tĩnh Công của một tập thể muốn khôi phục triều đại – đă đi đến thành công, và tang lễ cũng được ghi rơ: “Vua… sai người rước về Bái Trang, huyện Tống Sơn để hậu táng.” Việc mất dấu vết chỉ được hiểu là đương thời người ta đă theo một táng thức khác ngày nay, dưới cái tên tốt đẹp là “thiên táng,” nói nôm na là bỏ mặc ngoài rừng! Chắc là cũng có một thứ bậc chăm sóc cho lối “bỏ mặc” đó theo với những người có địa vị khác nhau trong khu vực nhưng thiên táng th́ đúng là tục chung của đương thời. Có thể hiểu chữ thiên táng theo nghĩa “vứt xác ngoài rừng” cho chim muông rúc rỉa, như trường hợp ông tổ của họ Ngô đầy tớ Lê Lợi – sau là thông gia, cha vợ Thánh Tông. Có thể hiểu thiên táng theo cách “bỏ mả” Nguyễn Kim khiến cho trong Hoàng tộc Nguyễn lưu truyền – và được ghi vào lịch sử triều đại, câu chuyện về thời gian đưa đám trời nổi cơn dông, mọi người chạy tán loạn, lúc trở về không thấy xác đâu nữa ngoài khu rừng cây cối mịt mù! Giá trị tôn quư chỉ c̣n lại trong truyền thuyết về miệng rồng mở ra rồi khép chặt nuốt trọn quan tài mà thôi. Thế rồi đến mả bà vợ ông công thần trung hưng này cũng mất dấu tích, và sử quan cũng đành chỉ ghi: “Đời truyền là táng chung vào lăng (Nguyễn Kim).” Gia phả họ Đặng cho thấy ông nội Đăng Huấn được “thiên táng” như Nguyễn Kim vậy. Rồi cũng với một chừng mực tương tự, gia phả nhà họ Phan Văn/Huy – Hà Tĩnh, không ghi ǵ khác hơn nhiều về một ông tổ của họ.
Khung cảnh xă hội đó hợp với tính chất của những người cầm đầu khác của phong trào phục hưng. Những người họ Trịnh khác từ Đông Kinh trở về Thanh Hoá th́ hoặc tuyệt tích như Trịnh Tuy hoặc chỉ là nhân vật hạng thứ. Nổi bật lên là một người không dính dấp ǵ đến các nhân vật Trịnh sang cả trước kia: Trịnh Kiểm (1503-1570), rơ ràng là có cuộc sống hoang dă mà vẫn được ông tướng cầm đầu gả con gái cho. Chính tông tộc họ Trịnh không giấu diếm về hành tung của ông tổ ḿnh, chỉ có nhà nho về sau v́ muốn khoả lấp cho hợp với giá trị hệ thống quyền bính, đă chuyển chuyện ăn trộm ngựa (trên rừng) của Trịnh Kiểm thành chuyện ăn cắp gà (dưới đồng) nuôi mẹ, bao che một hành động xấu b́nh thường bằng một lí tưởng cao cả: v́ chữ hiếu! Rồi cũng qua nhân vật như Trịnh Kiểm, lại thấy xuất hiện những tập họp người khuất lấp khác như các người bạn thiết thân gốc Chàm đă chia xẻ gian nguy với ông, những người này hẳn là thuộc tập họp tù binh của trăm năm trước. Gia phả họ Đặng cho biết Trịnh Kiểm có một bà vợ họ Trương (Trương Thị Ngọc Lănh), con gái “tù trưởng” Sùng Quận Công (vẫn không có tên.) Nhưng đáng lưu ư là họ Trịnh này được sử ghi có liên hệ thông gia nhiều đời liên tiếp với họ Hoàng mà một nhân vật nổi danh thời Trung hưng là Hoàng Đ́nh Ái, chứng tỏ nhóm Lào Việt hoá họ Trịnh này c̣n vướng víu thêm chút liên hệ với các tộc Thái khác trong vùng. Và cũng có thể hiểu được chuyện một thế hệ sau, Trịnh Tùng kết thông gia với Đặng Huấn, một người có dáng gốc Tày Nùng mà danh vọng về sau khiến con cháu t́m cách ghép gia phả với họ Trần, chép sự kiện từ Toàn thư, lấn ngược lên đến nhóm Trần-làm-vua, đến ông Trần Hưng Đạo, danh vọng ḍng họ càng lúc càng cao sang không ǵ phá đổ nổi nhờ ông Đặng Tiến Đông hợp tác với Tây Sơn, dựa vào sự đổi thay triều đại để “đổi mới” gia phả có ông bạn Ngô Th́ Nhậm tán thưởng theo. Một nhân vật đi theo hầu cận Lê Ninh, gọi lạm là “trung quan,” sau này cũng từng cầm quân, được trang trọng nhắc khi chết, thế mà chỉ có tên là Đinh Công, “ông họ Đinh,” một ông chủ mường nào đó!
Người được đưa lên hàng đầu cho cuộc trung hưng cũng không phải họ Lê chính thống. Sứ giả được cử đi phân trần với quan nhà Minh, bị vặn vẹo th́ mỗi người nói mỗi khác, trừ một điều rơ rệt là có một ông Lê Ninh nào đó đang ở trong rừng núi Thanh Hoá hay trên xứ Lào xa xôi. Sứ giả phải dối trá v́ hành động theo phe phía không nói làm ǵ, đến cả người ngày nay vẫn cứ dễ dàng tin rằng Lê Ninh, người được đưa ra làm chủ cho công cuộc trùng hưng, chính là con Chiêu Tông, ông vua chính thức bị Mạc Đăng Dung giết chết, chấm dứt cơ nghiệp của Lê. Người ta không thấy rằng Chiêu Tông sinh năm 1506 c̣n Lê Ninh / Trang Tông sinh năm 1515, nghĩa là vào lúc Chiêu Tông chỉ mới 9 tuổi! Truyền thuyết c̣n lại về sau là ông Lê Ninh nghèo khó, vay mượn tứ tung, mang tên Chúa Chổm, và danh xưng đó được dùng để chỉ những người có nợ khắp nơi. Chúng ta bây giờ cũng không biết v́ sao có sự lựa chọn một người như thế nhưng cũng có thể hiểu là trong biến loạn, người ta cần một danh nghĩa – nói như trong Truyện Tàu khi một nhóm người nổi dậy chộp được một anh hoàng phái: “Quân ta có tên rồi!” C̣n giá như có chọn lầm th́ quyền lực và thời gian cũng sẽ tạo được nội dung cho danh nghĩa thiếu sót kia như đă được lịch sử chứng thực.
Nhóm Lê Trung hưng này chưa ra khỏi Tây Việt th́ tuyệt tự (1556), người ta lại thay thế bằng một ḍng khác có vẻ chính thống hơn. Người ta t́m được cháu 4 đời ông Lê Trừ, anh của Lê Lợi, để đặt lên ngôi nhưng vấn đề hoài nghi lại cũng phải đặt ra như trước tuy là ít xác quyết hơn. Lê Lợi sinh năm 1385, anh ông hẳn phải lớn hơn vài ba tuổi thế mà ông cháu Lê Bang (Anh Tông) lại sinh năm 1531, cách nhau đến 150 năm thật khó coi là thuộc đời thứ tư cho được. Vả lại, trên đất Lam Sơn chật chội, đến “công chúa cũng không có đất cắm dùi” như Lê Thánh Tông đă than th́ cháu ông hoàng đế kia hẳn cũng không sống sang trọng ǵ hơn ông Chúa Chổm kia, và cũng không lấy làm lạ là em ông vua mới lại giở tṛ trộm cắp, giết người!
Nhưng dù sao th́ thế hệ Lam Sơn thứ hai cũng xuất hiện để cho sử quan khỏi lúng túng khi coi họ Mạc là nguỵ triều mà vẫn phải chép vào sử v́ không biết làm sao bù chỗ trống chính quyền của những năm 1527-1540. Phe Phù Lê không phải không có người tích cực hơn Nguyễn Kim. Lê Quư Đôn có ghi thêm ba người họ Trịnh “tôi cũ” cùng lập vua Lê với Nguyễn Kim. Hăy tưởng tượng hai người họ Trịnh, Trịnh Duy Liêu và Trịnh Viên, trèo đèo lặn suối hướng về phía nam, đi nhờ thuyền biển Chiêm Thành, hai năm sau mới tới Yên Kinh th́ đủ rơ ḷng nhiệt thành của họ như thế nào. Nguyễn Kim được lợi thế là chọn được một địa điểm xa khuất, mượn vùng đất Sầm Nứa từng bị Thánh Tông lấn lướt, hẳn c̣n trống trải quyền lực cụ thể của vua Lào Sạ Đẩu – P’ot’isarat, nên từ đó ông mới có cơ sở vững vàng. Nhưng bên trong vùng Thanh Nghệ vẫn có những nhóm chống đối Mạc độc lập khác, trong đó có thêm những nhóm họ Trịnh, không phải là không giúp ích ǵ được vào buổi đầu của Lê Trung hưng. V́ thế ta thấy sử quan lúng túng phải gán chính nghĩa lănh đạo cho Nguyễn Kim trong lần đầu đánh chiếm Nghệ An (1540), Thanh Hoá (1542) thế mà vua ở Tây Đô lại c̣n sai Trịnh Công Năng mời Nguyễn Kim “c̣n ở Aí Lao,” về (1543). Công khởi đầu đó có phần là của ông này, người chỉ ít lâu sau đă “làm phản,” bị đánh giết chỉ v́ phải chịu ép ḿnh dưới lực lượng của Sầm Nứa kéo về. Hai người đi cầu Minh đều cùng họ Trịnh không phải là điều ngẫu nhiên. Và Nguyễn Kim chọn con rể họ Trịnh hẳn không phải là không có lí do – lí do đi t́m vây cánh ở những nhóm thân tộc gốc Thái Lào trong vùng.
tranh chiến trong thế chênh vênh quyền lực
Họ Mạc kéo dài được 66 năm (1527-1593), cai trị Đại Việt theo những co dăn của t́nh thế chiến tranh. Tuy nhiên khi bỏ chạy khỏi kinh đô, nhờ thế lực triều đ́nh phương Bắc họ c̣n tiếp tục cai trị vùng đất Cao Bằng ở biên giới đến năm 1677, nghĩa là vẫn tiếp tục chen vào cuộc tranh chấp quyền bính trên đất nước đă mở rộng ra nhiều.
Khi Nguyễn Kim bị thuốc chết (1545) th́ người kế nghiệp không phải là con ông mà là người rể, Trịnh Kiểm. Sự tranh giành quyền lực không thấy nổi bật nhưng rơ ràng đă có trong sự kiện Nguyễn Uông, con trưởng Nguyễn Kim, bị “nhốt trong biệt cung” (chúa Hiền nhờ Chu Thuấn Thuỷ kể lể năm 1657), bị giết và người con thứ, Nguyễn Hoàng phải giả điên khùng, nhờ người chị xin để được đi trấn đất Thuận Hoá xa xôi (1558). Ông Hoàng Xuân Hăn đă phải nghi ngờ rằng Trịnh Kiểm có nhúng tay vào việc đầu độc Nguyễn Kim. Chỉ là điều nghi ngờ th́ khó dẫn đến thuyết phục, nhất là trong bao lâu nay sử xưa cứ cho thấy Trịnh Kiểm núp bóng Nguyễn Kim, gây ư tưởng rằng ông ta được trao quyền lớn v́ là rể của ông công thần khai quốc lỡ làng. Nhưng hăy thấy rằng người dẹp kẻ “phản loạn” Trịnh Công Năng kia chính là Trịnh Kiểm, nghĩa là một người đă có thế lực riêng đủ để giải quyết mối tranh quyền nội bộ ngay từ lúc khởi đầu, người mà tính cách lănh đạo vùng đă chứng tỏ trong lần phong chức năm 1539 chưa thấy có bóng dáng quyền lực Nguyễn Kim. Người đó về làm rể ông Nguyễn Kim hẳn không phải chỉ ở thế nhờ cậy mà chính là một thực lực cần nhờ cậy. Trung tâm đóng quân lúc đầu được chỉ là vùng Tây Đô của họ Hồ nhưng chỉ một năm sau khi Nguyễn Kim chết là sử ghi “vua lập hành điện ở sách Vạn Lại,” tách khỏi vướng víu của thời cũ. Ngay sau năm Nguyễn Hoàng đi th́ Trịnh Kiểm cử người cùng họ trông coi ngự binh, nghĩa là kiềm chế vua Lê giành cho phe ḿnh. Trên vùng đất kề nước Ai Lao mà tập đoàn chống đối Mạc c̣n cần nương tựa th́ nhóm Trịnh Lào Việt tất phải có ưu thế hơn nhóm Mường Việt họ Nguyễn. Đến khi Trịnh Kiểm thấy ḿnh sắp chết, hẳn cũng nh́n ra sự đối đầu tranh chấp của các con (Trịnh Cối – Trịnh Tùng) nên ông c̣n đẩy Nguyễn Hoàng đi xa hơn về phía nam, lấy cớ cho cai trị thêm đất Quảng Nam (1570). Ông nghĩ rằng đă t́m được an toàn cho con cháu ḿnh hơn mà không ngờ đến sự thành lập của một lực lượng đối đầu sừng sỏ.
Thế lực Trịnh Lê chủ yếu ở vùng rừng núi gây áp lực đè nặng xuống vùng đồng bằng Thanh Nghệ khiến các tướng của Mạc trấn giữ nơi này thấy bị đe doạ nên t́m cách theo thế lực mới, rồi khi ở phe mới, thấy kẻ kia không mạnh như ḿnh tưởng lại trở cờ chống đối, may mắn th́ được chấp nhận để có tên trong lịch sử, rủi ro th́ lănh cái chết có khi không dễ chịu lắm. Không phải chỉ có trường hợp Lê Phi Thừa, Trung Hậu hầu trấn đất Thanh lúc khởi đầu của Mạc mà cả những tướng trấn thủ vùng biên của hai thế lực Đông Tây Việt cứ theo t́nh thế mà đổi phe, trong đó có Đặng Huấn, người làm ông ngoại Trịnh Tráng sau này. Vị trí đối đầu của Tây Việt cũng khiến cho các phe phái giành quyền mà thất bại ở Đông Việt thấy có chỗ ẩn trú an toàn trước khi nhận ra những khó khăn mới.
Cùng tính cách rừng núi như thế hợp với thời tao loạn của những người ngoài ṿng cương toả, Trịnh dễ kết hợp với thế lực chống đối họ Vũ vùng tây bắc Đông Kinh (1547): anh em Vũ Văn Uyên, Vũ Văn Mật (Uyên “thiện tiện giết người” – Phan Huy Chú) từ Hải Dương lên vùng Tuyên Quang chiếm đất, cũng lấy danh nghĩa phù Lê. Tất nhiên với sử quan th́ vai tṛ của ḍng họ này thật khuất lấp, phải phụ thuộc vào các biến cố giữa Lê Mạc nhưng với danh xưng chúa Bầu/Biều mà dân chúng trong vùng xưng tụng, xây cất đền thờ một người khởi nghiệp (Vũ Văn Mật) th́ họ đúng là chúa một vùng, như các chúa Trịnh Nguyễn, là một thế lực đe dọa Mạc thực sự từ phía tây bắc trong ngay cả lần liên kết với Trịnh đầu tiên 1551. Bài phú nôm của Nguyễn Hăng tả cảnh thủ phủ Đại Đồng, tuy vướng víu với văn từ xưng tụng mồm mép của trường ốc nhưng cũng tỏ rơ về một vùng “thành thị… họp khách bốn phương, xe, dù, ngựa dong đường thiên lí,” đă đem lại “thực lộc” cho tác giả đến 2000 lạng bạc tiền thưởng theo lời truyền tụng đến tai Lê Quư Đôn. Sự sung túc của cải lấy từ khu vực cai trị rộng lớn, một vùng “Đàng Trên” tương xứng với Đàng Trong, Đàng Ngoài, chứng tỏ trong lần đem số lượng lớn vàng bạc nạp cống Lê (1593) nên khó cho họ khuất phục Đông Kinh. Cơ sở đó hẳn khiến phát sinh chống đối ngay năm sau để rồi lên đến mức độ xưng vương của con cháu họ trong thế kỉ tiếp.
Lại cũng không thể quên vai tṛ Nguyễn Hoàng như sử quan ghi sự kiện thoảng qua, có lẽ v́ viết dưới quyền hành Trịnh, mà cũng có thể v́ ảnh hưởng bởi bức thư Trịnh Tùng gửi Nguyễn Hoàng: “Đánh thắng rồi mới thấy Cậu đem quân ra…” Quan biên cương không phải mỗi lúc một về triều, nhất với t́nh h́nh Trịnh muốn đẩy Nguyễn ra xa. Lần độc nhất mà Hoàng về Thanh Hoá là lúc Trịnh Kiểm đau ốm, có lẽ đủ suy nhược để năm sau th́ chết, nên trước đó đă tính toán đẩy Hoàng càng xa hơn về phía nam. Nhưng các cống nạp của Thuận Hoá mà sử nhắc vào giai đoạn cuối cho thấy tính chất quan trọng trong việc chu cấp quân phí cho Thanh Hoá trong biến loạn có lúc “mất mùa, đói to.” Tiền của là từ nơi Nguyễn Hoàng cai trị, “thuyền buôn nước ngoài đều tới buôn bán, trao đổi phải giá.” Đó là chưa nói tới việc giữ an ninh ở vùng phía nam cho Trịnh. Trên nguyên tắc chính thống, khi Mạc cướp ngôi Lê th́ có quyền “cả nước” cho nên các lănh chúa địa phương, thổ hào vùng Thuận Quảng thấy ra được cơ hội, hoặc hùng cứ một phương hoặc nghiêng ngả theo Mạc tuỳ t́nh thế, trong đó có người như Hoàng Bôi, giữ đầu nguồn Hải Lăng (1553-1558), tận t́nh với Mạc khiến ông nghè Dương Văn An phải vinh danh người đó trong quyển sách của ḿnh. Quyền hành chuyển đổi đi theo với những bội phản bên dưới nên nhóm Mĩ Lương từ Trịnh chuyển sang Mạc đă tấn công Nguyễn Hoàng (1571), thất bại. Và tiếp theo đó là trận chiến thắng Lập Bạo (1572), viên tướng cũng từ Trịnh đổi hàng ngũ, trận chiến mà sử thần Nguyễn lấy đó làm chứng cớ có thần thánh giúp nghiệp chúa lâu dài. Cả đến khi Trịnh Tùng đánh đuổi Mạc ra khỏi Đông Kinh th́ sự thành công vẫn c̣n là bấp bênh nếu không có Nguyễn Hoàng hiện diện trên khắp các chiến trường, chống chúa Bầu, chống dư đảng Mạc… Quân phương Nam trên vùng hạ du với toán thuỷ quân hùng mạnh, với “hoả khí và súng lớn đồng loạt phá tan luỹ giặc” là một h́nh tượng quân lực chưa từng thấy trong các cuộc chiến đương thời, đă góp vào sự củng cố chính quyền Lê Trịnh cho đến khi ông chúa phải trở về Nam.
Với t́nh h́nh chiếm đóng trong thời gian tranh chấp th́ rơ ràng tính chính thống đă thuộc về Mạc. Mạc cai trị trên một vùng rộng lớn, đông dân cư nhất. Mỗi lần có giao tranh là ta thấy sử quan nhận định t́nh trạng quân Mạc đông, quân Trịnh Lê ít. Nhưng chính v́ lănh phần khu vực đông đúc của triều cũ mà Mạc trở thành yếu thế v́ những phức tạp không hoá giải nổi. Luôn luôn cứ thấy đều đặn những khoa cử mở ra với các ông nghè mới. Con Đỗ Nhạc bị Mạc Đăng Dung giết vẫn đỗ tiến sĩ dưới thời ông này, mở đường cho ông em thi đỗ dưới đời vua sau! Mạc không kịp, mà cũng không t́m được cách đưa ra một tính chất khác cho triều đại của ḿnh nên vẫn giữ các cách điều hành, tuyển chọn nhân lực của Lê, điều đó gây ra sự nuối tiếc triều cũ càng mạnh mẽ một khi triều mới lung lay hơn. Sự kiện trong truyền thuyết về việc Nguyễn Bỉnh Khiêm nhắn lời “Hoành Sơn nhất đái…” cho Nguyễn Hoàng lại có vẻ như cho thấy có một khuynh hướng thứ ba trong tranh chấp ngay từ khi mối mâu thuẫn Trịnh Nguyễn chưa lộ h́nh.
Thật ra trong những năm đầu khi vừa nắm quyền từ giữa biến loạn, họ Mạc đă cứng rắn đem lại an b́nh cho xứ sở một thời gian. Sử quan dù có thiên vị cũng phải công nhận t́nh h́nh an ninh lúc đó (1532) thật đến mực lí tưởng: “[N]gười buôn bán và kẻ đi đường đều đi tay không, ban đêm không c̣n trộm cướp, trâu ḅ thả chăn không phải đem về, chỉ mỗi tháng xem lại một lần, có khi sinh đẻ cũng không biết được là gia súc nhà ḿnh. Trong khoảng vài năm, người đi đường không nhặt của rơi, cổng ngoài không phải đóng, được mùa liên tiếp…” Thực tế cầm quyền bằng sức mạnh đó khiến Mạc đă đem lại một đổi mới cho chế độ quân vụ: từ năm 1543, họ bắt đầu cấp phát ruộng cho lính, một chế độ mà Lê Trung hưng cũng phải bắt chước theo v́ không c̣n các ông lănh chúa hào trưởng mang gia binh đánh giặc như Phạm Ngũ Lăo nữa. Nhà nước trung ương đă gom quyền về ḿnh th́ phải có trách vụ nuôi người lính của ḿnh.
Nhưng t́nh h́nh an b́nh lúc đầu không kéo dài v́ có thể thấy ngay là Mạc phải chịu những áp lực nặng nề tưởng khó mà tồn tại nổi. Lực lượng phù Lê không những tạo dựng được hai thực thể chống đối lớn phía tây bắc và tây nam mà c̣n đi cầu viện nhà Minh dẫn đến sự đe dọa xâm lăng của nước lớn phương Bắc. Công thần thế gia của Lê “có người đi làm quan với nước ngoài tạm sống,” không chắc đă mon men được vào triều đ́nh phương Bắc mà hẳn là đă hướng về phía tây, vùng Lào Thái, trong tinh thần đồng tộc rơi rớt từ xưa, hay bám víu theo con cháu những người chống đối Lê Thánh Tông ngày trước. Sự đe doạ của nhà Minh dẫn đến những điều đ́nh cắt đất quỳ luỵ rồi cũng tạm yên với cấp độ hạ thấp danh vị “nước” – dù là phiên thuộc, xuống c̣n một ti sở của Bắc Kinh: An Nam Đô thống sứ ti mà bản thân Đăng Dung cũng chưa kịp nhận chức Đô thống sứ của vua Minh phong. T́nh trạng ngập ngừng giữa mới cũ khiến cho Mạc xây dựng Dương Kinh ở làng Cổ Trai quê gốc mà vẫn phải để triều đ́nh ở Đông Kinh của kẻ nghịch. Mạc Đăng Dung cũng bắt chước Trần lên làm Thái thượng hoàng để điều hành bao quát trên một khu vực chưa hợp nhất được nhưng rơ ràng là Mạc không hưởng được may mắn như Trần xưa trên hai kinh đô Thăng Long và Thiên Trường. Vua tôi nhà Mạc cứ nhấp nhổm chạy ra trú ở bên ngoài thành Đông Kinh, lập một thứ Kinh Ấp tạm bợ mỗi khi có rối loạn lớn nhỏ.
Và thế là tiếp đến những rối loạn nội bộ. Quan văn chức được tiếp tục bổ sung bằng những cuộc thi cử tuyển bổ đă gây ra những dèm pha công kích làm tan ră hệ thống vơ quan từng cùng Mạc Đăng Dung dựng nên nghiệp đế, nhất là khi người cầm đầu chết đi (1541). Mạc đă cố gắng tăng quyền lợi cho binh lính vẫn không ngăn được nhóm Lê Bá Li gốc Thanh chống đối với nhóm Phạm Quỳnh Đông Kinh, đem nhau về hàng Lê (1550) mang cả một loạt tướng, tuy có người thấy lạc lơng phải trở cờ nhưng rơ ràng là t́nh h́nh đó đă gây nên đổ vỡ lớn lao cho phe Mạc khiến vua Mạc lần đầu phải bỏ chạy về đất gốc Hải Dương (1551). Thế rồi không phải chỉ chuyện quân tướng mà có đổ vỡ ngay trong thân tộc cầm quyền. Chuyện tranh giành kế lập 1547-1551 không những làm điêu linh đất Hải Dương căn bản của Mạc mà c̣n lây lan đến Trung Quốc khiến áp lực bên ngoài càng thêm một lần đe doạ nữa.
T́nh h́nh nghiêng lệch chiến thắng không hề thấy rơ trong suốt một thời gian dài. Với tính cách là quyền lực chính trừng phạt kẻ nổi loạn, thường là Mạc đem quân vào đánh nhưng quân đồng bằng không đủ khả năng chiến đấu len lách trong thung lũng nhỏ hẹp, không t́m được lương thực tại chỗ vốn đă ít mà c̣n bị cất giấu kĩ. Quân Trịnh đánh ra tuy được lợi là dễ cướp được thóc lúa nuôi quân (như năm 1560 ở Kinh Bắc, 1562 ở Sơn Nam, 1583 với Trịnh Tùng) nhưng cũng không thành công nơi đồng bằng rộng lớn cho đến khi Trịnh Kiểm thấy ra khuyết điểm nên đổi chiến thuật. Ông chuyển quân đánh ṿng trên rừng núi rồi áp xuống đồng bằng, lối đánh được Phan Huy Chú nhận ra là “con đường đi đánh Mạc… một dải ven núi, quân Lê lúc đi lúc về trong khoảng 60 năm.” Chứng tỏ một t́nh h́nh chiến thắng không phải là giản dị, thấy trước được.
Thế là cuộc chiến bắt đầu xoay chiều. Theo với biến cố chiêu dụ được Trịnh Cối làm Thanh Hoá mất hẳn một số lực lượng, Mạc c̣n tấn công thành công liên tiếp vài năm sau nữa, kể cả việc đánh quân chúa Bầu phía tây bắc, cho đến khi viên chủ tướng tài ba Mạc Kính Điển mất đi (1580). Như đă nói, lớp “nho thần Giang Đông” được tuyển lựa qua thi cử trở nên đông đúc nên muốn có tiếng nói trong chính quyền. Với họ, lập luận “xin bỏ cường thần để tôn xưng họ vua” đă nhắm đúng vào mối lo an ninh của vua Mạc. Nhóm vơ tướng Phạm Quỳnh c̣n lại sau khi Lê Bá Li bỏ đi, không thấy được yên thân: Phạm Dao bị giết (1562) v́ Mạc Mậu Hợp “ngờ có ḷng khác.” Rơ ràng chiến tranh c̣n cần đến vơ tướng, thế mà văn thần lại cho rằng “kế sách ngày nay phải là vơ gần với văn, tướng vơ cùng mưu với tướng văn” cho nên họ dèm pha, móc tội phản bội của Nguyễn Quyện, viên tướng năm 1576 được ca tụng là giỏi nhất “vùng Giang Đông.” Phe văn nổi lên nên có việc Mạc Mậu Hợp dời địa điểm Kinh Ấp mang tính quân sự, lưu động, vào ở hẳn bên trong thành Đông Kinh cho có tính cách đường bệ của một triều đ́nh sang cả. Từ đó Mạc co cụm, đắp luỹ ṿng ngoài phía xa ở sông Hát rồi thu vào, xây thêm ba lớp luỹ ngoài thành Đại La. T́nh h́nh đó báo trước trận chiến cuối cùng của Trịnh Lê chiếm Đông Kinh (1592-1593), xua họ Mạc mất danh nghĩa chính thống về đất đai để trở thành những toán quân nổi dậy ở ṿng ngoài.
Tuy nhiên công cuộc b́nh định của Trịnh trên vùng đất đă thuộc về chủ khác trong hơn 60 năm thật không dễ dàng. “Người c̣n giữ hai ḷng chưa quy phục hết.” Cho nên thật rất lâu sau khi đuổi Mạc khỏi kinh đô, cứ mỗi lần có biến động là Trịnh lại lôi vua Lê chạy về Thanh Hoá, như trong cuộc khủng hoảng 1600 lúc hàng thần, công thần (Bùi Văn Khuê, Phan Ngạn) trở về với Mạc gây biến loạn, đánh nhau tạo dịp cho Nguyễn Hoàng bỏ về Nam – hay trong cuộc giành quyền trưởng thứ của họ chúa năm 1623. Hiện tượng trung thành với chúa cũ cũng xuất hiện như ở những lúc thay đổi triều đại “chính thống” khác: Sách Lĩnh Nam chích quái c̣n để lại câu chuyện ông quan triều Mạc ung dung cản đường nắm cương ngựa Trịnh Tùng, chịu chém để Mạc Mậu Hợp có th́ giờ chạy thoát! Và Nguyễn Quyện, tuy bị dèm pha trong triều Mạc, khi thất thế cuối cùng đầu hàng Trịnh cũng t́m cách đẩy đưa cho vua cũ có th́ giờ lánh xa. Ngoài nhóm chống đối “phù Mạc” c̣n có những kẻ chớp thời cơ hoặc xưng đế hiệu, vương hiệu hoặc chỉ là nguyên súy, quốc công, quận công… nổi lên ngay chính ở hậu phương của Trịnh Lê. Vô số chức tước xuất hiện, mà thông dụng nhất có lẽ là tước quận công, chắc là vừa vặn trong tầm mức ước mơ của con người thời loạn, khiến ngay với các sự kiện đương thời người ta đă không dài ḍng mà chỉ nói gọn: “quận” Thuỵ, “quận” Quỳnh (1598)… Danh vị đó càng nhiều trong những năm về sau và trở thành thông dụng, dành cho cả những người nổi loạn ở các thế kỉ tiếp: Quận Hẻo (Nguyễn Danh Phương), Quận He (Nguyễn Hữu Cầu). Và với sử quan Nguyễn thế kỉ XIX th́ càng gọn hơn: hầu hết các quan vơ đời trước đều là Quạn X, Quận Y trước tên họ chính thức.
bên ngoài ṿng tranh chấp triều chính trên cao
Cuộc chiến tranh giành quyền lực giữa Tây Việt và Đông Việt trong thế kỉ XVI cho thấy tính cách tàn sát lên đến cao điểm: Quân Mạc “chết nhiều, xác nghẽn cả sông, nước đỏ như máu… mấy vạn chết gần hết,” quân Trịnh “sĩ tốt c̣n một nửa.” Dù có thể đó là lời khoa đại của sử quan theo tính cách văn chương trầm bổng họ học được, sự thật chắc cũng không xa về số lượng người chết, nếu không ngay lúc xung đột th́ cũng kéo dài sau trận chiến xét theo thực trạng cấp cứu thương vong kém cỏi ngày xưa. Không thấy nói về số lượng dân chúng chết nhưng những lời sơ sài: “lụt lội,” “đói kém,” “xiêu tán” đủ tả rơ t́nh trạng đó, không cần đến chi tiết ghê gớm hơn: “Dân Hải Dương đói kém đến ăn thịt lẫn nhau.” Nhưng chúng ta không được cho biết nền tảng sinh hoạt nào đă khiến nuôi dưỡng cuọc chiến kéo dài đến hơn 60 năm. Đúng là t́nh h́nh thương mại khuất lấp trong cuốn sử nhà nước chỉ nói toàn chuyện tranh chiến khiến ta không h́nh dung được thực trạng trao đổi trong vùng vào thời gian này. Thế nhưng người Minh cho biết hai sứ thần họ Trịnh đi phân trần với Thượng quốc đă dùng thuyền buôn phát xuất từ các hải cảng Chiêm Thành. Như vậy là đă có một ḍng lưu thông từ vùng Tây Việt đến phía nam. Đất Trịnh Lê nằm choàng trên Đại Việt và Lào hẳn là kiểm soát được ḍng buôn bán nam bắc, biển cả và nội địa trong vùng để thu thập thực lực vật chất. Liên hệ giao thương có thể vươn ra xa và rộng lớn hơn nếu ta tính thêm vị trí vùng chúa Bầu nối tiếp với đất Nam Trung Quốc.
Chưa thấy ảnh hưởng thương mại của các tàu thuyền phương Tây như ở thế kỉ sau nhưng lúc này th́ người Bồ cũng đă tiến qua chiếm Malacca (1511), đặt chân trên đất Thái, bán đảo Mă Lai, thành lập đế quốc trên bán đảo Ấn Độ (1521-1557). Họ đến Đàng Trong vào khoảng 1540. Sự có mặt của họ hẳn cũng kích thích nền giao thương trao đổi các món hàng truyền thống trong vùng mà dấu vết nổi bật nhờ những phát hiện khảo cổ học dưới biển gần đây là mặt hàng gốm, liên quan đến Việt Nam là gốm Chu Đậu phía Bắc và gốm G̣ Sành trên khu vực Chàm không thấy ảnh hưởng suy sụp từ trận chiến 1471. Lại cũng không thể t́m chứng cớ nơi sử quan nhưng sự việc các đ́nh làng với cơ ngơi vững chắc nên c̣n dấu vết đến bây giờ, sớm nhất là xuất hiện trong đời Mạc (ví dụ đ́nh Lỗ Hạnh 1576, bia đ́nh Nghênh Phúc 1591), sao không thấy đó là chỉ dấu của một nền thương mại trên đà phát triển đă tác động đến sinh hoạt của làng xă đương thời, đem tiền bạc vào nâng cấp cuộc sống vật chất và tinh thần ở đó?
Sự phát triển thương mại trên mặt biển dưới thời Mạc cũng thấy dấu vết ở từng lớp trên, gián tiếp qua việc vua quan, nội cung tạo tác nhiều chùa, tượng thờ Quan Âm xuất hiện đồng lúc với việc yểm trợ xây cất, trùng tu các “chùa” Bà Banh ẩn giấu dưới các tên hiền hoà hơn. Điều đó chứng tỏ đương thời người ta cần đến vị Bồ tát yểm trợ người đi biển, trong đó có lẫn lộn tín ngưỡng Phật Giáo, Đạo Giáo của Trung Hoa cùng với các tin tưởng ch́m lắng hơn của phía Nam về h́nh ảnh con ngựa Balaha, Việt hoá dưới tên thần Bạch Mă Thái Giám lấn lướt h́nh ảnh phong thuỷ của thần Long Đỗ ở đất Thăng Long rơi rớt từ thời Bắc thuộc… Rồi cũng với hiện tượng thâm nhập từ phía biển lại thấy manh nha một loại linh thần nữ sẽ lan tràn trong các thế kỉ sau nhưng khởi đầu ở thế kỉ chiến tranh loạn lạc, chết chóc này, là một thần tai dịch hung dữ – thần Liễu Hạnh, vốn là một cô gái có thật v́ được ghi là sinh ra với niên điểm chắc chắn: 1557, với chứng cớ từ gia phả một gia đ́nh giàu có đem gửi gắm vào danh sách hậu thần, ở đó, cô được thần hoá qua thời gian theo một tiến tŕnh bây giờ không kiểm chứng được bởi chính sự thần hoá kia. Các thần biển nữ, có lúc mang dạng Phật – Quan Âm, rồi sẽ phối hợp với ḍng tin tưởng shaman rừng núi, lập nên một hệ thống thần điện Việt được thờ cúng với nghi lễ hoành tráng trong các điện, phủ càng lúc càng phát triển phồn tạp. Thiên Chúa Giáo, tôn giáo mới cũng bắt đầu mon men vào nước Việt. Theo Thánh dụ 1493 của Giáo hoàng Alexandre VI phân chia phần thế giới cho Bồ, các giáo sĩ sang châu Á lúc bấy giờ đều phải đi trên tàu Bồ, bắt đầu xuống bến ở Lisbonne, cho nên họ toả vào Đại Việt hay trốn chạy trong thời gian bị truy bức, xua đuổi đều qua tay của thương nhân Bồ. Dấu vết đầu tiên là trường hợp một giáo sĩ mà sử Việt ghi là I-nê-xu, có thể từ nguyên dạng Ignatio, đến đất Nam Định năm 1533. Giáo dân Việt đầu tiên được ghi nhận có đầy đủ tên tuổi là Đỗ Hưng Viễn, cải giáo trong khoảng thời gian giữa thế kỉ XVI đó. Đó là khởi đầu của những biến động to lớn hơn đi theo với sự phát triển cũng to rộng hơn của Đại Việt.
CHƯƠNG XI:
CHẾ ĐỘ LƯỠNG ĐẦU LÊ TRỊNH Ở ĐÔNG KINH
Dấu hiệu lưỡng đầu từ những ngày Tây Việt…
Ít ra th́ cuộc tranh chiến Đông Việt Tây Việt trong thế kỉ XVI lại chứng tỏ một lần nữa về t́nh trạng bất lực của một chính quyền tập trung ở Đông Kinh, không đủ khả năng để đàn áp các thế lực cát cứ địa phương. Điều này c̣n thấy rơ thêm trong những tranh chấp dai dẳng về sau tuy rằng các sử quan vẫn đặt Lê ở địa vị chính thống, và điều khẳng định càng có cơ sở hơn khi Tây Việt chiếm được Kinh đô từ 1593 trở đi. Tinh thần tôn quân được củng cố bằng lí thuyết và hiện thực từ Lê Thánh Tông, đến lúc này đă làm ṇng cốt cho ư tưởng tập trung, tuy phải thêm một thế lực là Trịnh, nhưng cũng không làm suy suyển ǵ v́ ḍng họ này đă kết hợp được lí tưởng và thực lực để dẫn đến thành công. Tuy nhiên sự xung đột khi yếu đi ở b́nh diện lănh thổ th́ lại chui vào bên trong cơ cấu cầm quyền trung ương. Lê cần đến Trịnh để có quyền bính nhưng Trịnh cũng phải cần Lê như một danh nghĩa nắm chính quyền. Nghĩa là xung đột Trịnh Lê đă có ngay từ thời gian đầu tiên để rồi tồn tại dai dẳng suốt cả cuộc sống của hai ḍng tông tộc, như một sinh vật chính trị dị dạng hai đầu của lịch sử.
Khác với Trần Cảo ngày trước (1427) bị bốc khỏi vùng gốc trung châu nên không có một thế lực nào, họ Lê Lam Sơn thời Trung hưng có đủ tự tín một phần ngay trên đất tổ tiên họ lập nghiệp nên từ thời gian c̣n trên đất Thanh Hoá đă tỏ ra không chịu thụ động trong toan tính nắm lại quyền hành. Chúng ta không thấy điều đó nơi ông vua đầu tiên (Trang Tông) có vẻ v́ vào thời gian đó vẫn c̣n có sự tranh chấp khẳng định quyền hành của các tập họp phù trợ, nhất là Trịnh Nguyễn, và v́ bản thân lập lờ của vua không xác định được tính chính thống cho rơ ràng, nhưng đối với ḍng vua mang dáng kế tục như Anh Tông (làm vua 1557-1572) có liên hệ đến Lê Lợi th́ thấy nổi lên dấu vết hoạt động tích cực hơn. Trong tranh chấp Trịnh Cối Trịnh Tùng dẫn đến loạt tấn công của Mạc, sử ghi ông vua đă “tự ḿnh làm đô tướng, thống đốc đại quân ra đường giữa…” để chống quân địch. Nhưng với hành động như thế th́ vua cũng chỉ là một viên tướng cầm một cánh quân. Cho nên khi phải giành quyền với Trịnh Tùng th́ Anh Tông phải nhờ cậy một viên tướng khác, lại không có liên hệ tông tộc ở địa phương: Lê Cập Đệ – đó lại là điềm thua thấy rơ trước “tổng tư lệnh” họ Trịnh trong vùng. Anh Tông gả con cho vua Lào là âm mưu kết hợp với thế lực bên ngoài giữa hai nước nhưng hẳn cũng là nhắm làm tăng thêm uy thế của phe Lê.
Trong lúc cái thế chính nghĩa tôn quân c̣n nằm ở lí thuyết th́ các quan văn lại bị lép vế trước các vơ quan. Văn chức được tuyển chọn trong các ḱ thi bất thường, các Chế khoa: 1554, 1565, 1677 chưa đủ là một tập họp áp lực như những người đồng đạo ở phe Mạc. Năm 1572, Nguyễn Bính lập ra một loạt thần tích lấn cả trên vùng Đông Việt chưa chiếm được, nối kết ít nhiều các thần linh rải rác với ông Hùng Vương mới được tạo dựng thành Quốc tổ gần một trăm năm trước, như một cố sức giành chính nghĩa cho phe ḿnh. Tuy nhiên, hệ thống Hùng Vương lúc này c̣n mỏng quá, Nguyễn Bỉnh chỉ nặn ra được tên hai ông vua cho nên ở xứ Nghệ, trên cửa Cờn, ông Quốc tổ vẫn c̣n lạc loài với thứ hạng XIII lẩn khuất theo thần cá voi, thần Po Ryiak. Hệ thống thần tích mới đó, về phía nội bộ, có vẻ như một cố gắng của tập họp văn chức muốn chứng tỏ vai tṛ của ḿnh trong việc quy tụ quyền lực tinh thần về Lê nhưng kết quả hẳn không có giá trị quyết định trong việc giành quyền trên đất Thanh Hoá cho nên tên “Phúc Lớn” / Hồng Phúc của niên hiệu mới vừa đổi đă không ngăn được Trịnh Tùng giết Anh Tông.
thế lưỡng đầu trong t́nh h́nh củng cố quyền bính trung hưng
Về đến Đông Kinh trong t́nh h́nh chiến thắng chông chênh, phe Tây Việt vẫn phải giữ nguyên thế tôn pḥ trên đất cũ mới chiếm được. Tuy sau đó nhiều lần, mỗi khi có biến loạn là họ Trịnh lại rút về Thanh Hoá nhưng trong lễ cáo tế trời đất nhắm vào Đông Kinh, Trịnh Tùng vẫn phải kêu cầu đến “Thái Tổ Cao Hoàng Đế” chứng giám cho việc “khôi phục cơi đất của triều Lê.” Việc rước vua Lê từ Thanh Hoá ra nhận công tích khôi phục với đủ lễ nhạc dành cho một vị thiên tử trước thần dân, có thêm sự hiện diện của một phe liên minh, của Vũ Đức Cung phía tây bắc, là chứng thực cho một nền nếp chính thống mà cả họ Trịnh cũng không thể tranh căi. Tuy nhiên thực tế quyền bính nằm trong tay ai đă rơ. Vua Lê c̣n giữ chút quyền tượng trưng nhỏ nhoi như “mật cầu đảo trong cung” khi hạn hán (hai lần 1597, 1598) nhưng qua năm sau nữa th́ vua phải có chúa đi theo mới tác động đến thần linh! Chỉ v́ đến lúc này, Trịnh Tùng đă ép vua phong vương, lập phủ Chúa, đặt chức Tham tụng đứng đầu quan lại để làm việc dưới tay, và ra oai giết thêm một ông vua thứ hai nữa (1619) cho thấy quyền uy của ḿnh. Vua Lê chỉ hưởng lộc 1000 xă với 5000 lính túc trực hộ vệ trong nội điện, 7 thớt voi và 20 thuyền rồng. Sử quan Nguyễn bênh vực chính thống cho Lê, phải than thở giùm: “Vua chỉ chỉnh chện mặc áo long bào, cầm hốt ngọc nhận lễ triều yết mà thôi.” Thật ra th́ danh vị “vua” cũng c̣n một chút uy thế hời hợt để cho một vài ông quan đương thời lúc đầu c̣n làm sớ dâng vua (1618) tâu bày t́nh trạng đất nước, không biết rằng vua xem tờ tâu rồi “lưu lại trong cung”! Các sắc phong chúa do vua ban, đem tuyên cáo với quốc dân cũng có chút tác dụng níu giữ ngôi vị cho vua. Tuy nhiên ngay từ t́nh trạng c̣n danh vị hăo lúc đầu đó cũng khiến xảy ra sự tranh quyền ở cấp dưới để quan triều thấy phải tỏ rơ quyền lực chính là nơi đâu nên tâu với Trịnh Tùng về “những kẻ gian ra vào nội điện xúi giục làm càn… cho chức danh trái lẽ… thuế khóa cho người ra dân thu tranh…” Về sau vẫn có người liều lĩnh bênh vực, can ngăn chúa Trịnh lấn quyền mà may mắn không phải phơi xác như trường hợp ông tiến sĩ đi theo Lê Duy Mật.
Rồi cũng như mọi chuyện khác, phản ứng không thành đạt trong thực tế th́ lại chui ḷn vào phần khuất lấp, ở cơi thiêng, chỉ duy trong trường hợp này th́ người của Lê lại về giấu mặt dưới dạng tác quái của một thần linh nữ, giống như để bù đắp cho sự nhục nhă mà người trần thế phải chịu đựng. Đó là trường hợp người con gái tên Giáng Tiên, con một người ḍng vua Lê, được lập tự trên đất Nam Định nhưng lại phát triển đền thờ ở Thanh Hoá, đền Ṣng ngày nay – giống như một xác định trở về cố hương. Có thể coi đây mới là đền chính v́ bản gia phả bằng đồng của ông nhà giàu kia đă chôn dưới đền Ṣng, được phát hiện lại năm 1939. Sự tranh chấp ở trần thế từng thấy trong nghiệp truân chuyên vào thời ḱ đầu tiên của thần Liễu Hạnh này. Năm 1623 (tái?) thành lập gia phả cũng có ư nghĩa: Đó là dưới thời Lê Thần Tông, ông vua bị Trịnh ép uổng nhục nhă, phải thăng giáng trồi sụt mà vẫn cắn răng cầu sống – chắc đây cũng là duyên cớ khiến ông điên loạn để người ta ghép với ông cùng niên hiệu họ Lí xưa ở chùa Thầy. Gia phả đó kéo tiền thân của thần nữ lên đến đầu đời Lê, như nói thay cho sự xuyên suốt của người cha ở cơi thế. Thành thử “trận chiến” Trịnh Lê lại chuyển qua sự tranh chấp mang dạng tín ngưỡng: Đền Ṣng từng bị phá dưới đời Cảnh Trị (1663-1671) nhưng phải xây cất lại v́ thần ra oai bằng tai dịch, và cuối cùng thần đă đạt chiến thắng thay cho người khi đi theo quân đội Tây Sơn ra Đông Kinh chiếm đền của ông Lă Thuần Dương, ngự trị ngay chính trên đàn Nam Giao!
T́nh trạng lấn lướt của Trịnh không phải chỉ bị cản trở v́ một tinh thần tôn quân không lấy ǵ làm mạnh mẽ lắm mà c̣n chính v́ sự rối loạn giành quyền ngay bên trong họ Trịnh, cũng gay gắt không kém. Trịnh Tùng lấn quyền anh mở đầu cho việc Trịnh Xuân cũng làm việc tương tự đối với Trịnh Tráng, và có lẽ v́ hồi tưởng hành động của ḿnh mà khi Xuân chủ mưu ám sát hụt Tùng (1619), Tùng giết ông vua con-rể lại chỉ giam Xuân vào ngục rồi thả ra cho cùng Trịnh Tráng đánh Mạc, dẹp các toán loạn quân khác. Măi đến lần cướp quyền thứ hai, bốn năm sau, Xuân mới bị giết, lần này bởi các nhân vật đang giành giật, trong đó ngoài Trịnh Tráng c̣n có Trịnh Đỗ, em Tùng. Sự tranh giành về sau, quá nhiều, là giữa Trịnh Tạc với Trịnh Lịch, Trịnh Sầm (1645), Trịnh Căn và Trịnh Toàn (1657), Căn giết Trịnh Luân, Trịnh Phất (1704), Trịnh Sâm giết Trịnh Lệ (1767) để tiếp theo là việc cuối đời giữa Trịnh Khải và Trịnh Cán… Muốn t́m cách khuếch trương ḍng họ, Trịnh cũng ban họ ḿnh cho những người thân cận để làm vây cánh nhưng kết quả thất bại khá nhiều: Trịnh Lăm là tên khác của Hoàng Nhân Dũng, Đào Quang Huy là con của công thần Đào Quang Nhiêu, mang tên Trịnh Ḱ vẫn bị giết (1673). Có những người được mang họ Trịnh nhưng vẫn xuất hiện với họ cũ trong sử sách.
Không đủ thế lực bên ngoài, Trịnh chăm chú vào nội cung của ḿnh, cho quyền nội giám rất lớn. Nội giám giữ vai tṛ chi thu huyết mạch, kiểm tra tài chính ngoại biên khiến quan triều như Lê Quư Đôn phải phụ hoạ, khiến ngay đến thế tử Trịnh Khải muốn làm đảo chính cũng phải vay tiền ông quan bị thiến! Nội giám đứng tên đầu trong các cuộc tranh chấp ngoại giao khiến gây phản ứng của quan triều c̣n giữ sĩ diện như trong trường hợp tiếp nhận tù binh Mạc của nhà Thanh trao trả (1683). Nội giám giữ chức trấn thủ, cầm quân chinh phạt, có người thất bại như Hoàng Công Ḱ, có người lưu danh như Hoàng Ngũ Phúc. Chưa đủ, Trịnh Giang với ba, bốn trăm nội giám dưới tay đă đăt cả một giám ban ngang hàng với văn, vơ ban. Ấy thế mà ngay trong nhóm thân thuộc này cũng vẫn nảy sinh nội phản. Hoàng Nhân Dũng được ban tên Trịnh Lăm, từng cầm quân ra biên giới định lấn chiếm trên phần đất của nhà Minh tàn tạ, thế mà không tránh khỏi chết (1652) v́ “nuôi giấu người có yêu thuật để xướng loạn.” Trịnh tung người cùng họ nắm giữ các chức quyền địa phương rồi lại xoá bỏ chỉ v́ sợ có đảo chính, thế mà vẫn có những chuyện đảo chính cung đ́nh như trường hợp Trịnh Doanh thay Trịnh Giang trong mối xung đột giữa ngoại thích và hoạn quan.
Chút danh nghĩa phù Lê thật là mỏng manh thế mà Trịnh lại không vứt bỏ được v́ Trịnh vẫn c̣n mang căn cơ thiểu số của ḿnh quá nhiều. Sự tranh giành quyền bính bên trong họ có khi mang dáng dấp viện cầu đến “yêu thuật… phù thuỷ” như trường hợp Trịnh Bách (1587), rồi Hoàng Nhân Dũng / Trịnh Lăm (1652), là những chứng cớ. Tuy không cho phép người dưới lợi dụng thế giới ma thuật nhưng một bia năm 1650 lại cho biết chúa Trịnh trọng dụng Bà đồng Nguyễn Thị Ngọc Vịnh, đă phong tước Bá, tước Hầu và do đó cấp đến hàng trăm mẫu ruộng cho bà này. Gia phả nhà họ Đặng cho biết Trịnh Căn từ vị thế một người bị ruồng bỏ đă được lên ngôi chúa, lấn đoạt những những nhân vật tôn thất khác là nhờ người họ Đặng sử dụng đồng bóng mà thuyết phục được Trịnh Cương. Việc sử dụng lớp nội giám họ Hoàng c̣n dáng thiểu số có vẻ Nùng hay Tày Thái bên ŕa trung châu lại là một bằng cớ khác. Lí do của việc thiên ái này có lẽ dây dưa từ thời xưa, lúc ḍng họ Trịnh Kiểm có đến vài đời thông gia với người họ Hoàng, một họ thường thấy của tập họp Thái Nùng mà một người anh em cô cậu của Kiểm (Hoàng Đ́nh Ái) là công thần khai quốc của Lê Trung hưng. Có những “thuật sĩ” tâu với Trịnh Tùng về việc có mưa gạo, mưa vàng gây phản ứng với nho sĩ trung châu thấy có dịp bài bác “dị đoan.”
Thời gian một vài vị chúa đầu cai trị đất Đông Kinh cho thấy rơ họ rất lúng túng, mà nổi bật là sự đối phó với tàn tích nhà Mạc, với các liên minh xưa như chúa Bầu, chúa Nguyễn, cả với những cuộc nổi dậy của bất cứ ai có tham vọng làm chủ một vùng đất thời bấy giờ. Họ Mạc đă chịu thua rời bỏ vị trí Đông Kinh nhưng mỗi lần có một nhân vật của họ nổi lên – mà những người này th́ khá nhiều, là sử quan Lê cũng vẫn phải chép, đại khái, “quân có đến 7 vạn người” (Mạc Kinh Chỉ), “nhiều người c̣n giữ hai ḷng… dựng cờ hưởng ứng theo giặc.” Quân nổi dậy thấy cả ở những vùng hậu phương, hay gần đó, của Trịnh Lê. Tướng lĩnh, văn thần Mạc chống đối chỉ v́ như họ cáo tố với vua Minh: “Quân (gọi là của) nhà Lê, chính là họ Trịnh tranh cường, không phải là quân trung hưng của con cháu nhà Lê.” Thế là Trịnh phải đem vua Lê vất vả mang vàng bạc lên biên giới để quan Minh khám xét, mà rốt lại chỉ được phong làm An Nam Đô thống sứ như với nhà Mạc. Cho nên Mạc Kính Cung bị thua chạy (1598) c̣n nhờ được thế lực nhà Minh để trở về giữ đất Thái Nguyên, Cao Bằng. Trong t́nh thế sống leo lắt nhờ cậy bên ngoài như vậy mà khi có biến loạn giành quyền ở Đông Kinh năm 1623, Mạc Kính Khoan đem quân xuống trung châu, đóng ở Gia Lâm, th́ người “hùa theo hưởng ứng có đến hàng vạn.” Rồi họ Mạc và con cháu vẫn trấn giữ Cao Bằng, có lúc làm ngăn trở cuộc chinh Nam của Trịnh. Họ xây thành, cai trị dân chúng đến 1668 bị thua vẫn dựa thế nhà Thanh để trở về… Giai đoạn cầm quyền lâu dài gần 80 năm của họ Mạc ở Cao Bằng tuy không được kể trong chính sử nhưng đă biến một vùng đông bắc thành có dáng sinh hoạt gần với trung châu như c̣n thấy đến gần đây.
Sự gượng dậy trong tàn tạ của các phần tử nhà Mạc cũng xảy ra đồng thời với một cựu liên minh khác chứng tỏ Trịnh phải chật vật như thế nào để ổn định vùng mới chiếm được. Đó là trường hợp họ Vũ có trung tâm hoạt động trên vùng nay là Yên Báy nhưng với thế lực lỏng lẻo thời Mạc, Lê Trung hưng th́ có thể nói là ảnh hưởng đến phần lớn vùng tây bắc. Gốc tích lưu manh của người khởi nghiệp làm chủ được một vùng đất lạ thật cũng xứng đáng với thời loạn li nhưng nơi chiếm lĩnh với các mỏ quư lúc này đang được người Hoa khai thác đúng là đă đem lại sự giàu có – và do đó, tăng thêm quyền lực cho các ông chúa Bầu này. Như đă thấy, họ là một cánh liên minh phía tây của Trịnh chống Mạc nhưng không hẳn tuỳ thuộc vào Tây Việt. Cho nên vào lúc chiếm Đông Kinh 1593, Vũ Đức Cung tuy được sử quan cho là “về kinh thú tội, quy phục triều đ́nh… đến cửa dinh lạy chào” nhưng 3000 quân của ông với vàng bạc châu báu cung cấp chính là góp phần phù trợ vào chiến cuộc. Vớí lực lượng đó và với nhận định từ thực tế trước mắt, Vũ Đức Cung thấy rơ thế yếu của ḿnh nên đă rút về căn cứ Thu Vật / Đại Đồng, không gặp cản trở nào phía Trịnh – chắc Tùng cũng muốn tống khứ đi một lực lượng nguy hiểm nằm bên cạnh ḿnh. Chỉ năm sau là họ đă chống Trịnh, phải chịu thua mà không mất căn cứ trước sự liên kết của Trịnh với lực lượng Nguyễn Hoàng mới. Nhưng nhóm liên minh mới của Đông Kinh cũng không được bền dai. Nguyễn Hoàng thấy rơ khi được lệnh mang kim sách (của vua Lê) phong cho ông anh rể tước Vương, c̣n cha ḿnh th́ chỉ được tước Công! Cho nên năm 1599 khi Trịnh Tùng được phong B́nh An Vương th́ Vũ Đức Cung cũng xưng là Long B́nh Vương, c̣n Nguyễn Hoàng th́ tính chuyện năm sau bỏ về Nam.
Cái thế phân chia quyền lực trông chừng nhau như thế đă ảnh hưởng đến sự tồn tại của các lực lượng nắm quyền trên đất Việt đến quá nửa thế kỉ XVII. Họ sống yên ổn trong khu vực riêng nên sử Việt (của Trịnh Lê) đă bỏ lơ vùng chúa Bầu một thời gian dài, đến năm 1669 mới nhắc đến người kế nghiệp đương thời là Vũ Công Đức bị thủ hạ lấn lướt, giết đi, để Trịnh có cớ can thiệp lấy lại đất đai cho trung ương, phong tước cho người con, Vũ Công Tuấn, mà giữ ở Kinh như giam lỏng. Tên người thủ hạ kia, Ma Vân Trường, và các người liên hệ tiếp theo trong giao tiếp ở biên giới, chứng tỏ tập đoàn họ Vũ từ trung châu, lúc này phải chịu thất thế trước các lực lượng chính thống địa phương. Và điều này làm nổi lên vấn đề biên giới Việt Trung.
Nhà Mạc yếu thế trước sự đe doạ trừng phạt của nhà Minh nên phải cắt một phần đất khiến cho các sử gia về sau, phụ hoạ với sử quan Lê mang tinh thần chính thống, t́m cách chê trách tàn tệ. Nhưng việc mất đất không phải chỉ có dưới đời Mạc. Vũ Công Tuấn từ Đông Kinh trốn về đất cũ (1672) khuấy động, xưng Tiểu Giao Cương Vương (“vua vùng Giao Chỉ Nhỏ”) để xác định chủ nhân vùng đất của cha ông. Thương nhân W. Dampier đến năm 1688 c̣n nghe nói có vương quốc “Bao” / “Bao tan” (Bầu Tuấn) ở về phía tây bắc “tỉnh Bắc” mà không biết rằng Công Tuấn đă yếu thế, không đủ lực lượng tranh chấp với cả dân địa phương nên phải trốn qua bên kia biên giới. Lúc bấy giờ mới thấy nổi lên vấn đề cương vực: Trịnh thấy đất Việt mất 3 châu/động ở Tuyên Quang, Hưng Hoá, muốn đ̣i lại, không được. Tất nhiên là nhà Thanh muốn giữ đất, không trả nhưng vấn đề cũng vướng vào một chút pháp lí.
Trong thời gian về sau, qua các cuộc tranh căi đất đai, có lúc quan địa phương, triều đ́nh Thanh phải chịu trả đất chiếm như trường hợp vạch sông Đỗ Chú, mỏ đồng Tụ Long… có vấn đề c̣n lại đến ngày nay. Tuy nhiên, vấn đề biên giới Trung Việt lại mang thêm tính co dăn tuỳ thuộc vào các thủ lănh tộc người địa phương, họ thiên về bên nào th́ bên ấy đắc thế như trường hợp tranh chấp có lẫn âm mưu và sự đổi thay của t́nh thế về một phần đất châu Tư Lăng của Lạng Sơn (1689). Trong trường hợp ba châu ở Tuyên Quang Hưng Hoá, rơ ràng là v́ sự ngáng trở của nhà họ Vũ, họ Mạc – và qua thế kỉ XVIII là sự hùng cứ của Hoàng Công Chất, khiến cho quyền bính Trịnh không đủ uy thế lan xa để thổ ti Khai Hoá (chính quyền địa phương thuộc tỉnh Vân Nam) sáp nhập vào đất họ từ lâu, qua cả sự đổi dời triều đại từ Minh đến Thanh nên khó tranh căi. Chính Trịnh khi muốn bắt Vũ Công Tuấn cũng phải hối lộ thổ ti biên giới mới thành công, do đó, họ không có uy lực để kèm với danh nghĩa mà đ̣i lại đất. Sử quan Nguyễn khi b́nh luận về việc này, đă có đủ thời gian nh́n lại nguyên cớ để nhận ra rằng: “Từ Trung hưng về sau, giường mối vua tôi không rơ rệt, thế nước ngày một suy yếu dần, một dải đất ở thượng du phó mặc cho bọn phiên thần nối đời coi giữ, hoặc chúng đem đất công bán riêng cho người nước ngoài, hoặc chúng cùng người nước ngoài xâm cướp lẫn của nhau… t́nh tệ này không phải mới xảy ra mà chất chứa đă từ lâu lắm (cho nên) số đất bị mất không phải chỉ ba động ở Vị Xuyên mà thôi đâu.” Nói cách khác, sự suy yếu của Đại Việt từ thế kỉ XVI đă khiến cho các thủ lĩnh vùng biên giới xoay hướng đầu phục về phía Bắc, trao phần khá lớn đất đai vào tay người Trung Quốc. Nhóm dân Việt/Kinh trên ba đảo ở Quảng Tây ngày nay đă trở thành dân ngụ cư, sở dĩ c̣n giữ tính Việt mấy trăm năm chỉ nhờ ở vị trí cô lập, tách biệt mà thôi.
T́nh trạng tranh chấp dùng dằng cả hơn nhiều thế kỉ với sự yếu thế ngay đối với phe thắng trận cũng gây ảnh hưởng đến tính chất ngoại giao Trung Việt mà phần lấn lướt của một bên và phần co rút của bên khác cứ hiện rơ theo thời gian. Không c̣n nữa, thời ḱ Lê Hoàn nhắn nhủ đe dọa biên thần Tống, khoe khoang của cải, dinh thự với sứ Tống, dắt sứ đi câu cá – như với ông khách tham quan xứ lạ. Không c̣n nữa, thời ḱ quân Lí vượt biên tàn phá đất Tống. Lại cả không c̣n nữa thời ḱ vua quan Trần tranh luận không chịu lạy chiếu Mông Cổ, và đă qua thời ḱ quân Trần hùng hổ chống Nguyên, tuy tan tành đất nước nhưng thắng trận. Trong thế yếu, Mạc Đăng Dung tuy không hẳn “trói ḿnh, xưng tội ở ải Nam Quan” như các ngoại sử phù Lê tô vẽ nhưng đúng là đă nhún ḿnh cống tượng vàng, cắt đất, ngóng chờ chức Quốc vương mà chỉ được thành Đô thống sứ cho con cháu. Lê trên đất Thanh Hoá xa cũng len lỏi chịu tra vặn chấp nhận, đến lúc toàn thắng lại cũng phải chịu vác thân đi cho người ta khám, chịu cống người vàng, phẩm vật vàng bạc, tưởng là khoe ḱ vật trong xứ, thật ra lại bị chê, bảo đưa vàng bạc nguyên chất cho tiện hơn (1716)! Không c̣n thác cớ ngă ngựa đau chân để khỏi lạy chiếu Thiên tử mà sứ giả không có ư kiến ǵ, bây giờ vua quan Việt chỉ c̣n tranh luận phải lạy như thế nào mà thôi (1719).
Sự lấn lướt có thể nằm ngay trong sự tăng cường tính chất quyền bính chuyên chế ở Trung Hoa do việc quân Mông Cổ mang tinh thần của chính sách ngoại trị áp dụng trên đất Trung Nguyên, và rồi được Minh thu nhận, tiếp tục đem ra ứng phó với các phiên thuộc. Nhưng đằng khác như đă nói, thật ngược đời, sự quỵ luỵ của phiên thần lại không phải chỉ bởi mối đe dọa của quân lực mà c̣n là từ sự thuần thục trong lối tiếp nhận văn hoá Trung Nguyên. Đặt ḿnh vào trong văn chương kinh sách, Nguyễn Trăi trầm bổng nghênh ngang trong Cáo b́nh Ngô nhưng lại rền rĩ hạ ḿnh trong các Biểu cầu phong, chấp nhận ra lời trong tiềm thức về sự “nội thuộc” khi nói về thời bị trị (giống Ngô Th́ Sĩ ở thế kỉ XVIII,) và Ngô Sĩ Liên th́ cho rằng chỉ có Thiên tử (Trung Quốc) mới đủ tư cách làm lễ tế Giao. Lê Thánh Tông c̣n cứng rắn với tư thế quyền uy thực sự ở địa phương của ḿnh nhưng với các ông “thiên tử” về sau cần phải đi cầu luỵ người ngoài th́ loại văn chương tụng tán học được lại có dịp cho các văn thần dưới tay tô chuốc – loại văn chương, có khuất lấp một lúc trong t́nh thế khác nhưng vẫn thấm đậm tính “truyền thống” như đă thấy trong loại tụng ca gần đây mà nổi bật là bài thơ ca ngợi Xít-ta-lin. Và từ lối ṃn kinh sách đó đă khiến h́nh thành tự nhiên một “tâm thức phiên thuộc” không c̣n gây thắc mắc. Từ đây, cách đối phó của Đại Việt với Trung Quốc chỉ là sự luồn lách t́nh thế mang tính cơ hội, thể hiện ngay trong cuộc sống nhẫn nhục hàng ngày của dân chúng: “một câu nhịn là chín câu lành,” c̣n sự tự chủ th́ theo cách nhẫn nhịn “lạt mềm buộc chặt” được coi là khôn ngoan trong ứng xử phải có, cũng đă từ cuộc sống thôn xóm b́nh thường vươn lên tầm mức quốc gia. Có sự huênh hoang tự kỉ để lấy tinh thần cho sự chống đối sống c̣n, cho ước vọng bù đắp dằn nén nhưng đồng thời cũng có sự tự ti khúm núm không che giấu khi trực diện trên trường ngoại giao như sẽ chứng tỏ qua các văn từ dài ḍng sau cuộc chiến 1789.
Cuộc sống hai mặt trên phương diện ngoại giao đó lại sẽ xuất hiện trong cách đối phó với dân nước. Vua, tôi trong thế cầu luỵ bên ngoài mang tên tuổi khác, c̣n với dân chúng lại có tên tuổi khác, như một bộ mặt mới, không vướng víu ǵ với cái thế nhục nhă kia nên đầy đủ tự tin để làm chúa tể, làm người trên trước không có đối kháng. Và do thế, thái độ ứng xử “nịnh trên, nạt dưới” hàng ngày cũng có phần là chuyển biến từ cung cách ngoại giao kia lan toả ra. Các lệnh cách li người ngoại quốc, cấm đoán, trừng trị kẻ giao thiệp với người nước ngoài, ngăn chặn không cho ra khỏi nước thấy trong các văn bản Lê sơ, Trung hưng lẫn lộn, là để giữ người dân trong ṿng quyền bính mỏng manh mà người cầm quyền biết là rất dễ dàng mất đi khi dân chúng biết đến một khung trời khác. Sự phức tạp chỉ xảy ra khi “khung trời khác” kia lại không đến từ phương Bắc.
Vấn đề riêng biệt với phương Nam
Tuy ở vào thế bấp bênh về danh nghĩa như đă thấy nhưng dần dà rồi Trịnh cũng thanh toán được các lực lượng chống đối cũ trước khi phải đối phó với t́nh thế phát sinh nội bộ từ các lực lượng quấy đảo mới. Thế mà họ lại chứng tỏ hoàn toàn bất lực với một thế lực ở phía nam, vốn lại cũng cùng xuất phát như họ. Tất nhiên sự h́nh thành của một lực lượng cát cứ mới ở phía nam có dáng tiến dần đến độc lập như đă thấy, là do khả năng và ư chí của những người cầm quyền tại đấy phát triển theo với thời gian nhưng ưu thế khởi đầu của họ là do tính cách bên lề của vùng đất Thuận Quảng trong cuộc tranh chiến chiếm vùng Đông Kinh mà danh hiệu “trung hưng” dành cho sự đắc thắng đă chứng tỏ hướng lưu tâm của những người trong cuộc không phải là ở phía nam. Trịnh Kiểm đẩy Nguyễn Hoàng trấn đất Thuận Hoá hẳn cũng biết không phải để giải quyết một mâu thuẫn cá nhân hay gia đ́nh mà là thanh toán vấn đề xung đột của hai tập hợp, vừa mang tính địa phương vừa mang tính tông tộc cùng nhắm phù trợ một nghiệp đế vượt qua hồi suy vong. Cho nên Nguyễn Hoàng đă bị gạt ra bên lề th́ dễ dàng đi vào chỗ ngoài tai mắt của trung ương.
Ở đây, như sau này Đào Duy Từ c̣n nhắc, Nguyễn Hoàng vẫn phải chịu sự ḍm ngó của phái viên Lê Trịnh như Mai Cầu, Mai Chân, Tổng binh và Hiến sát sứ Thuận Hoá, nhưng cách thức làm việc qua loa của Hiến sát sứ Nguyễn Tạo (1586) được cử đến nơi mà không dám kiểm tra ǵ cả chứng tỏ Nguyễn Hoàng đă nắm vững t́nh thế địa phương. Vấn đề then chốt lúc này, ở đây không phải là lo lắng về quyền hành của những ông quan nhút nhát từ triều đ́nh phái đến từng bị lấn hiếp trước thế lực của các thổ hào, những người nộp thóc được phong quan tước, chuyên việc thu thuế ở địa phương. Những người này thấy ra sự hiện diện của một thế lực mới có thể đe dọa đến quyền lợi của họ. Dương Văn An đă ghi chuyện kẻ ác làng Pḥ Lê “giết vợ Thái bộc, cưỡng gian con gái (quan),” chuyện bọn làm loạn ở Bồ Điền “đem dân trong hạt đánh đuổi quan Đô ti..,” chuyện. “gian tế làng Thế Lại tham tiền thưởng mà bắt quan Hiến ti..,” toàn là “dân” mà lấn lướt được các quan trấn thủ! Cho nên Nguyễn Hoàng phải lo dẹp những cường hào như thế, như đă từng phá tan được nhóm người chỉ mang tính cách gia đ́nh mà lại đủ quân lực đánh ép cả hai đầu bắc nam vào trại Ái Tử của ông (1571).
Thực tế gần như toàn quyền quản trị vùng đất mới đó đă làm thay đổi con người được tạo dựng từ quê cũ. Tuy ra đi đă 33 tuổi nhưng dấu vết ảnh hưởng của người cậu bảo trợ (theo thói tục ḍng mẹ) được sử quan xác nhận từ lúc nhỏ vẫn c̣n đeo đẳng ông lúc đi trấn nhậm. Và không phải chỉ trong truyền thuyết, vai tṛ trên trước của ông cậu c̣n chứng tỏ nơi bức tượng đồng Nguyễn Ư Dĩ lưu giữ ở làng Trà Liên, trên vùng Ái Tử trong lúc ông chúa mở nghiệp th́ mất cả tên trên đường phố, trường học! Thế giới mới của Nguyễn Hoàng mở rộng hơn với những khu vực giao tiếp với bên ngoài như trường hợp thi hành mĩ nhân kế, sử dụng người thiếp họ Ngô của chợ Thế Lại (Huế nay) với nhà cửa chen chúc, giao thông tiện lợi, buôn bán sang cả, sinh hoạt nhộn nhịp được Dương Văn An tả rất kĩ. Ở một nơi như thế th́ hẳn phải bị chê có “thói tục sông Giang, sông Hán” nhưng đó cũng là những hành động không ràng buộc, vượt ngoài khuôn khổ b́nh thường của một nơi “thu hút bán buôn, đón khách giàu sang.” Với t́nh h́nh đó mà từ năm 1585 Nguyễn Phúc Nguyên, con chúa, đă phải đánh dẹp giặc biển bên ngoài cửa Việt.
Phần đất gần phía nam đèo Hải Vân không phải chỉ là nơi làm đà bước tới xa hơn cho họ Nguyễn (Phú Yên 1611, Khánh Hoà 1653) mà trong một thời gian rất lâu, c̣n là hậu cứ về kinh tế tài chính và cả về văn hoá của họ nữa. Đất Quảng Nam của nhiều thế hệ kinh đô Chàm đă được Nguyễn Hoàng tới thăm sau khi từ Đông Kinh trở về, rồi đặt trấn dinh nơi này, xây kho tàng chứa lương thực, chuẩn bị cho bước đường tiếp với sự nghiệp người con thứ, may mắn c̣n sót lại khi những người anh phải chôn vùi thân xác hoặc nép ḿnh khuất lấp trên đất Trịnh v́ t́nh thế luân lạc của cha. Cái mới bên ngoài đó không làm mất sự ch́m lắng bên trong của thói tục bản thổ nên rơ ràng là trong hành động, Nguyễn Hoàng đă thấy phải kêu cầu đến thần linh địa phương. Bà Chúa Xứ mặc áo xanh / áo đỏ quần xanh, giúp ông chống giặc, vọng tưởng tư thế chân chúa ở đất lạ nên lo xây chùa, chuyển đổi tâm lí ghét sư săi xưa. Một ông Thiên Vương mới thay thế cho h́nh ảnh một deva-raja trong quá khứ với tập họp người năng động hơn trong t́nh thế phát triển dồn dập của thế giới. Như mọi trường hợp đương nhiên đều trở thành b́nh thường, Nguyễn Hoàng không ư thức được sự quư giá của tính chất độc lập đó cho đến khi trở lại Đông Kinh năm 1593, phải chịu đựng 8 năm dưới quyền sai phái của kẻ khác, thấy công trung hưng nghiệp đế của cha ḿnh lại đứng sau người nối tiếp – vào hàng cháu, để ông nhận ra rằng tương lai của ông không phải ở đất Bắc nữa. Cho nên chuyến về Nam năm 1600 là thời điểm của một ông quan trấn thủ trở thành kẻ mở đường cho một triều đại Việt Nam.
Trịnh đă không dẹp được họ Mạc, họ Vũ th́ cũng không muốn gây rối với phương Nam. Trịnh Tùng chỉ gởi thư an ủi vớt vát, chịu nhận người con và cháu Nguyễn Hoàng ở lại dưới tay ḿnh, nhận làm thông gia với ông cậu đó cho yên một bề. Nhưng đám văn nhân được tuyển qua các ḱ thi Hội, kể cả nhóm quay đầu từ Mạc, thấy có dịp để lên tiếng chen vào chính sự, phù trợ họ Trịnh, liền nhắc nhở Chúa mở rộng quyền uy (1610): “Thái Nguyên, Lạng Sơn, Thuận Hoá, Quảng Nam vốn là bờ cơi của Tiên vương… nếu không xử trí, sợ thành mối lo sau này.” Đúng là quan văn nên chỉ thấy “tướng (Trịnh) đông như mây vần… ngựa uống th́ nước sông cạn, mài dao th́ đá núi lở…” nhưng Trịnh Tùng nắm thực tế, thấy rơ là chỉ đủ khả năng hướng về phía bắc mà thôi. Bên trong, như lời tâu 1612: “Kẻ thừa hành… coi một huyện th́ làm khổ dân một huyện, coi một xă th́ làm khổ dân một xă… trong nước con trai không có áo, con gái không có váy…” Cho nên chuyện chinh Nam lại phải đợi qua thời gian kềm hăm được một chừng mực các lực lượng chống đối khác, khi thấy dấu hiệu rạn nứt từ phía Nguyễn để phát sinh những cuộc điều quân dè dặt. Và rồi cũng như những chuyện khác thường thấy ở đời, chiến tranh thúc đẩy chiến tranh cho đến khi nhận ra không thể tiếp tục được nữa, hai bên mới chịu dừng tay.
Khởi đầu, Nguyễn cũng như Trịnh, tuy cầm đầu một vùng lănh thổ mà ư thức tranh chấp nhỏ bé trong gia đ́nh đă không theo kịp t́nh thế lớn rộng. Nguyễn Phúc Nguyên nối nghiệp cha, không ngăn được hai người em thông đồng với phương Bắc. Ở đây chắc cũng có bàn tay của Ngọc Tú (chết 1631), cô em làm vợ Trịnh Tráng. Sau này thấy bà ta xin lănh về Bắc các cháu con những người em phản nghịch – và có lúc bà cũng có thông tin kín với chức quyền Nam. Những thế hệ tiếp sau vẫn có người trong họ chúa giành ngôi, không nề hà cả việc liên minh với Trịnh như một cách nh́n thân thuộc về phía khác. Cho nên mối liên hệ thân tộc có lúc được cả những nhân vật của hai họ coi như vượt trên cả tính cách thù nghịch phe phái. Con và cháu Nguyễn Hoàng sau thời gian thử thách, được tham dự triều chính Trịnh (1631) và cũng khiến các quan kinh sợ như ai!
Cuộc chuyển quân năm 1620 của Trịnh đến sát biên giới không nhận được nội ứng nhưng là khởi đầu cho cuộc chiến 1627 có vua Lê được Trịnh Tráng mang theo lấy chính nghĩa. Trịnh phải rút quân nhưng cuộc chiến đă khiến cho Nguyễn thấy phải lo đề pḥng gắt gao hơn. Năm 1630 họ cho quân chiếm vùng Nam Bố Chính, lấy sông Gianh làm biên giới thiên nhiên để đẩy khu vực pḥng vệ xa thêm về phía bắc. Bên trong, họ theo lời Đào Duy Từ (1572-1634, giúp Nguyễn 1627) xây luỹ Trường Dục 1630 từ nguồn đến biển Nhật Lệ, và xây một loạt luỹ tiếp theo (luỹ Trường Sa 1633 phụ thêm phía biển, lũy An Náu 1661, luỹ Trấn Ninh 1662), các luỹ có cái dài hơn mười cây số, liên hoàn làm thế chận đứng quân địch từ ngoài cơi. Trận chiến 1634 lại cũng có nguyên cớ nội ứng khích động từ trong họ Nguyễn, lần này là Nguyễn Phúc Anh. Và chắc cũng do Trịnh Tráng “hỏi việc phiên trấn” từ Vũ Chân, Hiến sát sứ Thuận Hoá trốn về Bắc năm 1631. Chưa kể trường hợp Tống Phúc Thông, cha Tống Thị, thấy con rể chết, tan mộng làm cha vợ Chúa, nôn nóng không kịp thấy con gái quyến rũ ông chúa tiếp theo nên vội bỏ trốn về Bắc (1632). Hai lần tấn công tiếp 1643, 1648 (có Tống Thị trong vương phủ Nguyễn xúi giục) không giúp được Trịnh chiếm lại Nam Bố Chính mà lại c̣n bị Nguyễn phản công, bắt 3000 tù binh sử dụng vào việc khai thác vùng đất chiếm được, tạo thêm của cải và cả nhân lực cho các trận chiến sau. Thế là có chiến dịch 1655 đưa quân Nguyễn đánh chiếm 7 huyện phía nam sông Lam.
Có vẻ như Trịnh vào giai đoạn các Chúa đầu đă không mang cải cách ǵ mới cho đất Bắc. Họ có sẵn nền tảng cai trị từ Lê Thánh Tông mà Mạc cũng không rời bỏ nên có đà để tiếp tục chống đỡ cho chính quyền trong t́nh thế mới. Bản tâu 1612 cho Trịnh Tùng về việc quan lại hà khắc, vẫn nói đến 13 đạo thừa tuyên. Ông vua Lê ngồi đó tuy thất thế nhưng vẫn được phong An Nam Quốc vương (Minh 1646, Thanh 1667) để giữ nền tảng cũ. Hệ thống quan lại địa phương của Mạc chỉ cần trở-cờ là thành quan thời Trung hưng miễn là không rủi ro đi theo các cuộc hưng khởi bất thường của chúa cũ. Họ sẽ yên tâm trong chức vụ cho đến năm 1660, lúc buộc lập sổ lí lịch cho các quan nhưng đến năm này th́ đă qua một, hai thế hệ khác rồi. Sử quan Nguyễn tuy ở vào thế đối địch nhưng nhận xét cũng không xa sự thật: “Sở dĩ họ Trịnh c̣n có thể cai trị được nước là nhờ các sĩ phu vui ḷng giúp đỡ đấy thôi…” Thói quen phục vụ lâu ngày trở thành nề nếp khiến lại nảy sinh những hiện tượng có vẻ bất thường đến lạ lùng: Đặng Chất (1622-1683), sau khi làm Tham trấn Cao Bằng, về Kinh (1677) coi cơ Tả Khuông đă vay 2000 quan để sắm khí giới, đến lúc chết đi, con cháu phải trả 3, 4 năm mới dứt nợ! Lúc này không c̣n là thời ḱ có lănh địa riêng như Lí, Trần nữa, và tất nhiên là việc bỏ tiền túi ra làm việc cho Chúa cũng có thể v́ nhắm vào lợi ích riêng như trường hợp ở thế kỉ sau, Phạm Đ́nh Trọng thù Nguyễn Hữu Cầu, Hoàng Ngũ Phúc nghe lời xúi của thương nhân Thanh, nhưng sự đầu tư vô vọng như của Đặng Chất đă tỏ rơ một tinh thần phục vụ v́ người trên đến mức độ bất thường.
Tuy nhiên hệ thống quan chức ấy cũng không có thực tài nhiều, có khi họ phải luồn lách chọn lựa trong t́nh thế lưỡng đầu giữa tiếng khen chê khó tránh. Vũ Duy Chí (1604-1678), là chân lại thuộc mà lên đến Tể tướng nhờ dựa thế làm tay chân chúa Trịnh (Tạc) để giữ quyền bính nhưng lại hơi nghiêng một chút về Lê để được tiếng khen về danh giáo, trung với Lê! Kiến thức trường ốc không nhiều, thêm với ư thức nịnh bợ từ quan niệm bùa chú nên có người chuyển các biến cố lạ thành lời tán tụng: thấy mưa đen (chắc là từ bụi than đá,) mưa cát vàng liền lên tiếng về mưa gạo, mưa vàng! Chỉ thấy những nguyên tắc b́nh trị cổ điển được nhắc đi nhắc lại theo kiểu đánh tiếng hiện diện với Chúa, với đời. Có thay đổi th́ h́nh như lại theo hướng dễ dăi hơn: Năm 1664, Phạm Công Trứ đề nghị làm sổ bộ mới, theo kiểu làm một lần, “sinh không tính, chết không trừ” mà măi đến năm năm sau, năm 1669 mới xong! – Ông Tham tụng này có con thăng chức bị triều đ́nh bác, thế mà Trịnh Tạc bênh, hạ một lúc bốn ông Thượng thư, ba ông Ngự sử, hèn ǵ ông ta chẳng viết sử đặt thêm một mục Trịnh chúa dài ḍng phía dưới vua Lê. Và hành động tâu xin (1666) tuyên dương 13 người tử tiết chống đối Mạc khi xưa, vừa có tác dụng phô trương danh giáo với Lê mà cũng là thực tế ủng hộ “chính nghĩa” cho Trịnh của ông. Tuy nhiên dù phải ở thế chống đỡ nhiều phía, họ Trịnh nương vào danh nghĩa nhà Lê cũng cai trị được một vùng sung túc, đông dân để thành sức mạnh chính trong vùng. Trịnh Tráng nhân dịp sứ Minh sang (1630) đă dàn bày thuyền ghe, voi ngựa để khoe binh lực, lại nhân lúc Minh suy yếu vừa mua chuộc vừa đem quân ra biên giới lấn chiếm (1647). Tuy gặp sự cản trở của quân Thanh nhưng hẳn cũng có tác dụng trong việc lấy được chức phong An Nam Phó quốc vương (1651) của vua quan nhà Minh thấy 160 000 quân Việt dàn ra, theo chứng cớ của thương nhân Marini hiện diện ở Đàng Ngoài lúc ấy.
Khung trời khác Trung Hoa trong chiến tranh
Sự xung đột Trịnh Nguyễn lại đậm màu máu lửa v́ thời đại trọng thương của Âu Châu đă lan đến phương Đông thêm với những lực lượng mới. Như đă nói, việc buôn bán của Bồ, đặt căn cứ ở Macao mua chuộc từ quan lại Trung Quốc (1563), giúp Nguyễn trang bị súng ống, cho nên trên luỹ Trường Dục “mỗi trượng đặt một khẩu súng quá sơn (phá sơn? máy bắn đá?), cách ba bốn trượng lập một pháo đài, đặt một khẩu súng lớn / đại bác” thuộc đội Pháo tượng trông coi. Người Bồ c̣n vướng một ít vào tinh thần chiến tranh tôn giáo của châu Âu nên dấu vết của họ thường là xuất hiện theo với vai tṛ của các giáo sĩ, trong trường hợp này là giáo sĩ ḍng Tên – được nhắc nhiều qua các nghiên cứu ngày nay. Chính một giáo sĩ ḍng Tên, Cristophoro Borri đă ở Đàng Trong từ 1618-1622 và để lại một tập kí sự đầu tiên về xứ này trong đó ông đề nghị cả việc hoạch định chống đối người Hà Lan. Giáo đoàn ḍng Tên cũng thành lập ở Đàng Trong (1615) trước Đàng Ngoài (1626) mà nhân vật danh tiếng Alexandre de Rhodes, người đă dựa vào những công tŕnh của người trước, dùng mẫu tự La Tinh để phiên âm tiếng Việt, c̣n để lại một quyển Lịch sử Đàng Ngoài (1651), quyển từ điển Việt Bồ La (1651) đầu tiên về thứ chữ mới này, đặt căn cứ điển chế cho những tiếp nối về sau. C̣n người bản xứ cải giáo đương thời th́ có người đă nắm vững lối chữ này trong những bản văn dài hơi, như của Igesico Văn Tín (thư 12-9-1659,) Bento Thiện (thư 25-12-1659 và tập sách về lịch sử nước Việt).
Người Hà Lan đến sau, tất nhiên phải cạnh tranh với người Bồ, nhưng họ tổ chức có quy củ to lớn hơn theo với sự thành lập Công ti Đông Ấn Hà Lan (VOC, 1602). Họ mở thương điếm ở Hội An 1636, rồi tiếp theo mở ở Phố Hiến (Hải Dương) 1637. Đúng ra th́ họ vẫn có những giao tiếp ngay với chúa Nguyễn (chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan) như văn thư của Công ti các năm 1633, 1636 c̣n giữ lại nhưng v́ những mâu thuẫn với thương nhân Bồ mà họ phải xung đột lớn với Nguyễn, cùng lúc với sự mời gọi hứa hẹn của Trịnh. Thư Trịnh Tráng gửi cho Toàn quyền Batavia (1637) kêu gọi Hà Lan giúp tàu thuyền, binh lính, súng ống đánh chiếm Đàng Trong để chia xẻ quyền lợi nơi đó. Hà Lan cũng nhạn có xung đột với Đàng Trong v́ mất tàu, v́ người bị cầm tù vào các năm 1641-43. Họ không phối hợp được với quân Trịnh trong chiến dịch 1643 nên Trịnh phải lui quân, và Hà Lan th́ phải thảm bại trước thuỷ quân của Thế tử Nguyễn Phúc Tần. Nói chung, lực lượng quân Trịnh tất nhiên là hùng hậu hơn Nguyễn v́ có cả một vùng đông dân, sung túc như Ch. Borri cũng nhận ra nhưng họ phải đi đánh xa trong lúc c̣n nhiều vấn đề nội bộ, biên giới phía bắc chưa giải quyết xong như đă nói.
Sự hiện diện của người Âu tuy ít nhưng cũng hé mở cho các chúa thấy một chân trời khác với khung cảnh kinh sách quen thuộc của Thiên triều phương Bắc. Không có ǵ ghi lại rơ rệt nhưng cứ thấy thái độ vồ vập của các chúa, của các quan triều trước các tạng phẩm mà nhà buôn, giáo sĩ dâng nạp th́ ta cũng hiểu được sự thích thú của họ với những ước vọng lớn mở ra trước mắt. Trịnh Tráng không có ǵ xuất sắc trong nội trị nhưng với các tặng phẩm bao hàm tính chất so sánh như của Alex. de Rhodes đưa đến (đồng hồ quả lắc, đồng hồ cát, sách khoa học chữ Hán) sao chúng không có tác dụng thêm trong việc đ̣i hỏi nhà Minh trên hồi tàn cục phải nhận ông chúa làm Phó Quốc vương? Ông đă từng cho các linh mục cùng cỡi ngựa coi thi Hội (1631), và con ông, Trịnh Tạc, nhận linh mục ḍng Tên Felix Morelli làm con nuôi, ban tên Phúc Chân (1647), đến lúc bài đạo cũng cố giữ hai linh mục ở Thăng Long, cho vào chúc Tết (1660). Lê Thần Tông “ham của lạ” cũng nhân dịp đó chấp nhận một cung phi là người Hà Lan. Quan lại Trịnh Lê tất nhiên thu được lợi lộc vật chất từ những biếu xén đ̣i hỏi ở thương nhân ngoại quốc nhưng W. Dampier th́ lại cho thấy một dấu vết ưa thích hướng thượng khác từ sự giao tiếp này. Tuy kiêu căng, hách dịch nhưng các nhà quyền quư trong nước cũng thích gả con gái cho lái buôn và sĩ quan ngoại quốc để được sinh con trắng hơn, “trắng da” là điểm quư trọng lúc bấy giờ. Tuy nhiên đó chỉ là mới khởi đầu nên không vượt được sức nặng của truyền thống. Nguyễn Phúc Nguyên thấy buôn bán có lời, định đích thân tham gia để giành độc quyền đó cho nhà chúa liền bị Đào Duy Từ can ngăn – ông công thần từng bị bạc đăi v́ thành kiến xướng ca gán cho, nay lên cầm quyền lại vướng phải thành kiến cũ về sự coi thường thương nhân! Ảnh hưởng nặng của Nho Giáo đó khiến chúa Nguyễn không được như các vua Xiêm, và Đàng Trong – rồi Việt Nam sau này, có thể đă mất cơ hội tiếp nhận hoà b́nh văn minh phương Tây, tránh được những đổ vỡ lớn lao như đă thấy.
Những du kí của người Âu viết về Đàng Trong, Đàng Ngoài đương thời, ngày nay thường được sử gia vồ vập bởi v́ có những ghi chép từ những người thấy cái ǵ cũng lạ, cũng mới, những ghi chép khá đáng tin từ những người quen thói quan sát tỉ mỉ, đă ghi nhận nhiều về cuộc sống người dân vốn là những điều không thường thấy trong quan sử cũ. Tuy nhiên cũng nên dè chừng ở những nhận xét hời hợt có vẻ như cốt lấy ḷng người bản xứ để tự nâng ḿnh lên, những nhận xét quá đà đi đến khoác lác mà không hay… . Cho nên không đáng tin lắm về lời khen “rừng vàng biển bạc” của Đại Việt, tuy rơ ràng vẫn thường nghe nói đến nguồn hương liệu (trầm hương, quế), tằm tơ, đường cát… Đối kháng lại, có những nhận xét dễ chạm đến ḷng tự tôn dân tộc của người thời nay – ngay cả đối với học giả, trí thức. Có thể thấy một chừng mực sự thật ở những bản báo cáo, tường tŕnh của các nhà buôn, các giáo sĩ chuyển lên cấp trên của họ v́ sự chân xác cần có cho lợi nhuận, cho lợi thế truyền đạo
Qua nguồn tin ngoại quốc th́ dù vượt được khỏi những hạch xách của vua quan, các nguyên liệu bản xứ vẫn không đủ cho các chuyến hàng thường xuyên, cả trong cách thức buôn bán trên khu vực hẹp: Commerce d’Inde en Inde của họ. Và điều này mới là quan trọng: Người Âu vẫn phải mua bán với dân bản xứ qua những người “bản xứ” cao cấp hơn như người Hoa, người Nhật. Hội An là một ví dụ rơ rệt: Ch. Borri thấy có hai thành phố, một của người Hoa, một của người Nhật “mỗi phố có một khu vực riêng, có quan cai trị riêng và sống theo tập tục riêng.” Dấu vết đó, dù phai nhạt trong chuyển đổi, vẫn c̣n lại đến ngày nay, làm căn cứ cho một phố cổ của Việt Nam được ghi vào danh sách Di sản văn hoá thế giới. Người Nhật đă va chạm với thế tử Nguyễn Phúc Nguyên trong trận chiến 1585, dẫn đến các thư giao thiệp với Nguyễn Hoàng (1601, 1603, 1605) báo cho chúa biết về các thuyền Nhật mang lệnh được phép đi buôn (Châu Ấn thuyền.) Phía bắc, Trịnh Tráng quy định nơi cư trú của dân thuyền buôn Phúc Kiến, nhưng đồng thời ra lệnh bảo vệ việc làm ăn của những người này (1649), và nổi bật nhất là sự kiện những vùng khai thác kim loại nằm trong tay các lănh tụ thiểu số, dân Minh, Thanh, có khi đến gây biến loạn.
Dù sao th́ chiến tranh càng lúc càng khốc liệt cũng v́ tổ chức của mỗi bên càng vững vàng theo với đà gia tăng khả năng của vũ khí mới thu thập được. Chiến thắng bắt tù binh Trịnh năm 1648 đă khiến Nguyễn bạo dạn tấn công ra ngoài biên giới. Họ đă có người cầm đầu là Nguyễn Phúc Tần (sinh 1620, ngôi chúa 1648) từng đánh thắng thuỷ binh Hà Lan ngoài cửa Eo (1643), thắng Trịnh trong trận 1648. Hai tướng lănh chủ chốt là Nguyễn Hữu Dật, Nguyễn Hữu Tiến (rể Đào Duy Từ), lớp người mới xuất thân từ đầu chiến tranh đến đây đă thấy đủ tự tín để mong gây sự nghiệp lớn. Sử quan Trịnh Lê cũng nhận Trịnh thua to trong trận chinh Nam 1655, và bị phản công: “Quân giặc bức sát, các quân thua chạy, vứt bỏ hết các thứ quân nhu khí giới.” Trịnh Tạc trừng trị tướng bại trận, điều động thay đổi người cầm đầu cùng họ, từ Trịnh Trượng qua Trịnh Toàn rồi Trịnh Căn (cháu Trịnh Tráng), người mà tính chất âm mưu giành quyền từ nội cung ra đến chiến trường đă khiến Toàn bị hạ ngục chết và việc điều hành quân Trịnh cũng bị khủng hoảng theo. Người bất măn trong vùng Trịnh – không phải chỉ ở Hải Dương phía biển tiện liên lạc mà cả trên vùng Mạc Cao Bằng. Đặc biệt Phạm Hữu Lễ của vùng Sơn Tây cách trở, không những hưởng ứng mà c̣n cho người đến tận quân trung Nguyễn bày vẽ kế sách khiến chúa Hiền không ngớt lời ca tụng, coi như cuộc tiến chiếm Đông Kinh đă trông thấy thành công trước mắt dù rằng mới đứng chân trên bảy huyện ở Nghệ An. Trong thời gian này (khoảng 1650) Nguyễn c̣n thu phục được Joan da Cruz, một nhân vật Bồ lai Ấn, trở thành “người độc nhất đúc đại bác cho Chúa” (lời LM. Chevreuil cùng thời). Ông ta cùng với gia đ́nh đă mở ḷ đúc đồng ở nơi mà ngày nay gọi là Phường Đúc, cho đến khi chết (1682) để người con kế nghiệp, và do đó đây là đại bác thực thụ chứ không phải những khẩu phá-sơn, máy bắn đá năm 1631 nữa. Về phía Đông Kinh, người Âu có mặt ở đấy cũng đă ghi nhận tính cách quẫn bách của chúa Trịnh trong việc đối phó với t́nh h́nh suy sụp quân sự nơi biên giới phía nam. Giữa lúc tranh chiến th́ có lệnh duyệt tuyển quân lính (1658). Rồi cũng trong năm đó, triều đ́nh cho phép người có tiền nạp lên th́ được phong chức mà sử quan cũng không giấu diếm rằng đó là để chống đỡ cho t́nh h́nh tiền của hao hụt v́ chiến tranh.
Tuy nhiên khả năng của Nguyễn vẫn là có hạn. Họ phải lấy nguồn lực tại chỗ để cung cấp quân nhu, nhân lực thế là gặp bất măn của dân đất mới. Quân tướng đầu hàng thất vọng rục rịch quay giáo, gây khó khăn cho tiến tŕnh tranh chiến dẫn đến các nhận định t́nh h́nh khác nhau của tướng tá, nhất là với hai nhân vật chủ chốt ở chiến trường là Nguyễn Hữu Tiến và Nguyễn Hữu Dật. Quân Nguyễn đành phải rút về vị trí cũ, bỏ mộng tưởng tiến chiếm Đông Kinh thay thế chúa Trịnh mà lại c̣n phải chống đỡ cuộc tấn công tiếp theo năm 1661-1662.
Thời gian dài mười năm sau đủ cho Trịnh củng cố thực lực. Tuy c̣n những dây dưa lặt vặt nhưng họ đă đánh chiếm Cao Bằng của Mạc, thực sự cai trị vùng Thái Nguyên, bắt Vũ Công Tuấn về Kinh giam lỏng với tước hờ Khoan Quận công. Quyền hành tập trung hơn vào tay chúa Trịnh. Chưa lên ngôi chúa mà Trịnh Tạc đă được phong tước Vương. Thay thế Trịnh Tráng (1657), Tạc “được phép” chầu vua không phải lạy mà ngồi ghế cạnh vua, tự cắt đặt đầy đủ thượng thư các Bộ và xếp cận thần (Phạm Công Trứ) làm Tham tụng (1664). Phép B́nh lệ tuy biếng nhác nhưng gọn nhẹ của Phạm Công Trứ đă hoàn thành năm 1669, cung cấp nhân lực mới và đầy đủ cho Trịnh. Thế là Trịnh Tạc mở cuộc tiến công lớn năm 1672.
Tính chất quyết liệt thấy rơ ngay ở lời hịch không c̣n nương nhẹ, nhắc chuyện xưa “ngầm mưu phản trắc… đốt phá sứ quán, mưu cướp sắc thư… (là) giống ác… nói năng hỗn xược…” và lời hứa hẹn “thắng lợi trọn vẹn, giết hết bọn phản nghịch mới thôi.” Số quân 10 vạn, nói tăng lên 16 vạn, Nguyễn cũng tổng động viên, nói phao 26 vạn. Nguyễn Hữu Tiến (1602-1666) đă chết nhưng Nguyễn Hữu Dât vẫn c̣n. Trận chiến giành giật ác liệt quanh luỹ Trấn Ninh ở địa đầu, mới đắp năm 1662. Chi tiết chiến trận chứng tỏ có vũ khí mới được Trịnh đem ra sử dụng. Sử quan Nguyễn ghi việc Trịnh “thả diều giấy nhân gió mà phóng hoả, hoặc bắn đạn lửa” th́ cũng chẳng có ǵ lạ hơn nhưng Nguyễn Khoa Chiêm (Nam triều công nghiệp diễn chí) cho thấy Trịnh có đạn nổ mảnh (“một mẹ năm con” của Lịch triều tạp kí) – không hẳn là đạn như ngày nay nhưng chắc cũng là một h́nh thức nổ mảnh nào đó, khiến có người chết rất nhiều. Tập binh pháp Hổ trướng khu/xu cơ của Đào Duy Từ cho thấy không phải chỉ có loại tư tưởng chiến thuật chiến lược kiểu Tôn Tử mà c̣n bàn cả đến cách thức chế tạo đạn dược nữa.
Kết cục Trịnh cũng phải rút lui, sử quan họ không nói ǵ thêm nhưng tác động gây mất tinh thần của chiến trận thấy thật rơ về phía Nguyễn: Viên nguyên soái hơn hai mươi tuổi, Nguyễn Phúc Hiệp “dẹp giạc trở về, tuyệt hẳn không cho đàn bà con gái yết kiến, dựng am nhỏ thờ Phật… bàn đạo, thuyết pháp để tự vui.” Ông chết lúc mới 22 tuồi (1675) nhưng Nguyễn Hữu Dât già hơn nhiều (sinh 1604), sau khi chết (1681) được xưng tụng Bồ tát, hẳn cũng không khỏi là chịu ảnh hưởng từ những tàn sát ông chứng kiến nơi chiến trường.
Thế lưỡng đầu và cơ sở hạ tầng Trịnh Lê
Đă nói, một phần v́ tôn chỉ phù Lê bắt buộc, một phần v́ tầng lớp trí thức Nho gia được đào tạo không thể nghĩ ra được điều ǵ khác hơn nên việc sắp xếp cai trị trên đất Đông Kinh chiếm được, khi lộ diện trên văn từ th́ thấy chỉ là lặp lại các chủ trương đời Lê sơ. Các cuộc duyệt tuyển cần người cho chiến tranh tuy không nói ra nhưng hẳn là theo thói quen từ thời Hồng Đức. Sự bám víu không cần phải e dè như trong lệnh 1638, người ta nói rơ là “theo quy chế đời Cảnh Thống thứ 6” (1503). Trong ư nghĩa này th́ các chủ trương đưa ra lại chứng tỏ rằng t́nh trạng thực tại đă tệ hại hơn nên phải mượn “phép tắc thời b́nh” trước kia làm tiêu chuẩn. Có thêm ǵ mới th́ cũng là căn cứ trên cơ sở cũ như lệnh lập thuế đinh năm 1625 là dựa vào sự phân loại các hạng dân năm 1470.
Thật ra th́ như tất cả kết quả từ những cuộc chiến thắng khác, vị trí của những người cầm quân phải ở hàng đầu, cho nên vùng lănh thổ của Trịnh chiếm được không phải là Đạo như trước kia mà là Trấn. Có 6 Ngoại trấn, và 4 Nội trấn (Sơn Nam, Sơn Tây, Kinh Bắc, Hải Dương) được Trịnh Tráng phong cho các em coi giữ. Hai trấn Thanh Nghệ là đặc quyền riêng của nhà chúa nấp sau Lê: vùng Thang mộc ấp với quân lính tuyển riêng, được tin cẩn, ưu đăi – Ưu binh. Chính cái hệ thống cai trị nửa vời đủ mọi chiều hướng như thế đă tạo ra một thế phát triển phồn tạp trên phần đất cơ sở hạ tầng của Trịnh Lê.
Điều quan trọng khác đối với người thời nay là chứng liệu lịch sử thời Trung hưng đă được lưu giữ tương đối nhiều hơn trước để chúng ta hiểu sâu hơn vào thời đại, tuy vẫn c̣n quá nhiều thắc mắc không giải thích được. Ít ra th́ các lệ, lệnh lưu truyền đă cho thấy tính chất cai trị mang tính Gia đ́nh Lớn đă có truyền thống từ lâu, và đến lúc này vẫn c̣n được bám sát khai thác. Vào dịp sinh nhật, giỗ chạp… của vua, chúa th́ dân chúng (qua xă nạp lên huyện) phải cung đốn theo tiêu chuẩn tiền bạc rành rẽ với cấp bậc lớn nhỏ. Mỗi năm hai ḱ, lễ Thường tiên / Nếm trước là dấu hiệu lưu lại của ông chủ đất hưởng lộc cây trái đầu tiên: “trái chiếng” (chính). Cả nội cung, triều đ́nh cũng hưởng theo đó với tên các lễ mà bây giờ không c̣n thích nghĩa được: lễ Biểu bài, Cẩn tiến, lễ Dựng bài gỗ… Ấy thế mà người ta c̣n nói rằng phải quy định cho có phép tắc chứ trước đó (1660) th́ quan thu tiền vô tội vạ, nói tốt là “tuỳ hỉ,” gọi là lễ Biểu tâm! Quan nhậm chức có lễ Tạ ơn (Chúa), không nạp là phạm tội “bất kính,” chức vụ phải thu hồi. Về lại Kinh th́ nạp tiền Lễ đài “đảm lễ,” nhận việc / nhận ấn cũng có lễ nạp, chi phí đó hẳn là lấy từ dân chúng v́ quan đến nhiệm sở th́ cấp dưới phải nạp lễ mừng. Có lễ Phụng lệnh Báo bẩm phải nộp ḅ, tổ chức thi hương cũng nạp tiền, chưa kể tiền cho lễ tế thần ḱ trong vùng, trong làng xă… Phan Huy Chú c̣n ghi nhiều bằng chứng hơn. Lê Quư Đôn vào Đàng Trong kêu rêu về việc chức quyền ở đấy bóc lột dân quá mức mà không nh́n lại xứ sở của ông.
Với t́nh trạng như thế dễ dẫn đến thắc mắc: Dân chúng lấy đâu ra tiền để nạp lên trên? Tiếng kêu than th́ có lúc cũng vọng lên triều đ́nh qua các ông quan lấy kinh sách ra đưa lời dạy dỗ người cầm đầu, chỉ trích thói nhũng nhiễu của người thừa hành mà không thấy khủng hoảng là ở ngay tổ chức, chế độ. Người ta chỉ có thể đưa ra biện pháp răn đe, trừng trị các trường hợp lộ liễu mà thôi. Và cũng có thể thi hành những biện pháp thoả hợp ngầm nhận với nhau. Triều đ́nh không đủ khả năng thu thuế như ư muốn v́ dân trốn lánh “oán than” nên đăt hạng ngạch cho cao rồi chỉ lấy bảy phần mười gọi là “để tỏ ḷng thương dân” (1625), đến lúc khó thu hơn, lại chỉ lấy một nửa (1645)! Và lâu lâu lại có màn tha thuế, tha truy thu khi biết chắc không thể thu được. Thuế thu ít v́ ruộng công bị dân ẩn lậu nhưng lại ra lệnh cấm tố cáo (1688), đó hẳn cũng là một biện pháp thư giăn cho dân có phần sở hữu cụ thể mà nạp thuế, cung ứng quan dịch. Làng xă “tự t́m nguồn thu nhập” được nên có thể mua lại tiền hát cửa đ́nh vốn là của giáo phường được thu nơi biểu diễn (1664). Lê Quư Đôn đă thuật lại một trường hợp xảy ra trong ḱ kiểm kê ruộng đất năm 1667 chứng tỏ lối sống tinh ranh ở làng xă thoả hợp với t́nh trạng quan quyền đă đưa lại quyền lợi ở cơ sở hành chính thấp nhất này như thế nào: Một ông quan nhạn tiền hối lộ của làng mà không biết, cho đến khi được ư tứ nhắc đến trong buổi họp công khai!
Tất cả cho thấy chừng mực khả năng cai trị của người cầm quyền Trịnh Lê, và do đó, dù với tham vọng quản lí sâu sát, họ cũng phải nhường lại một phần quyền hạn cho lớp người lănh đạo làng xă. Làng xă đă có tổ chức hoàn chỉnh hơn với tính cách một triều đ́nh nhỏ ở địa phương. Đ́nh làng có dấu vết xây cất cụ thể của một đơn vị từ thời Mạc, đến đây đă là trụ sở làng tuy vẫn c̣n vài dấu hiệu lạc loài như trường hợp đ́nh Thưởng Xuân của xă Lương Xá, Bắc Ninh làm nơi hội họp, bàn việc công (1700) nhưng, như cái tên chỉ rơ, nó c̣n là chốn để “nghỉ ngơi, ngắm cảnh,” không có dáng giữ vị trí tôn kính của nơi ông thành hoàng ngự trị. Đ́nh xă Mạn Đê (Hải Dương) lúc sửa chữa, nghĩa là măi đến lúc làm mới, làm lớn ra vẫn c̣n là một đền thờ thần linh (bia 1677.) Thế rồi thật là quá muộn, xă B́nh Lương (Thái B́nh) nhà nhà giàu sang mà chưa có đ́nh làm nơi hội họp, phải chung tiền xây cất (bia 1710.) Tuy nhiên thông thường th́ đ́nh làng lúc này đă có vị trí khẳng định trong sinh hoạt làng xă. Tháng 7âl. 1663, khi ban bố 47 điều giáo hoá, triều đ́nh đă có nơi để phổ biến đến tận từng người dân: “Các nha môn Thừa Hiến, các xứ và phủ, châu, huyện đều phải sao thành một bản treo ở nơi coi việc và chuyển gởi tới các xă sở thuộc, mỗi xă đều viết ra bảng treo ở đ́nh, cho các quan viên, giám sinh, sinh đồ, xă trưởng cứ đến ngày có việc làng th́ hội họp đàn ông, đàn bà, người già, người trẻ đến giảng giải, hiểu thị…”
Thứ bực chức vụ cùng quyền lợi của các viên chức trong làng đă thấy thành h́nh rơ rệt (xác nhận về “ngôi hương ẩm” 1647.) Có khoán ước quy định chi phí, lệ biếu quan viên, hội tư văn, thật rành rẽ (bia 1656,) xác định quyền hạn xă thật rộng đến mức khá lạ lùng: Bia 1656 của xă B́nh Vọng (Hà Tây) tự cho phép có quyền xử tử những ai lấn chiếm ruộng đất đă phân phối xong! Bằng chứng đó có vẻ cho thấy tính chất lộng quyền của làng xă trong biến loạn mà nổi bật nhất là vụ xă Đa Giá Thượng (Ninh B́nh) chận bắt, cướp của giết người suốt trong 20 năm (1594), và bằng chứng từ Phạm Đ́nh Hổ trong thế kỉ XVIII (cho đến 1800) về t́nh trạng một làng trong huyện Đường An của ông, hàng năm đă chận bắt người, giết để tế thần và cùng hưởng “lộc” thần thánh – vùng Hải Dương đó cũng là nơi của loạn lạc lâu dài. Tuy nhiên cái ảo tưởng về quyền lực lẻ tẻ ở cơ sở đó sẽ mất đi khi ta nh́n ra các bằng cớ về áp lực từ trung ương xuống buộc làng phải thi hành những nhiệm vụ không dễ dàng thực hiện tí nào. Vấn đề sưu thuế là chuyện thường t́nh. Điều đáng thấy là trách nhiệm tập thể được triều đ́nh buộc vào tṛng làng xă – một nguyên tắc cai trị căn bản có hiệu quả đến nỗi người Pháp sau này lúc mới đến cũng bắt chước theo. Kẻ làm loạn là dân làng, triều đ́nh phạt xă, khi quan tróc nă tội phạm làng phải cung ứng cơm rượu hàng trăm mâm, và nạp tiền, khiến làng phải bắt con cháu phạm nhân nộp bù (lệnh chỉ 1655.) Lệnh phạt tập thể có khi rất nặng đến ngạc nhiên: Một người phạm tội, anh em không có tiền trả, làng bị phạt thay đến 800 quan (bia 1663,) trong khi việc dựng đ́nh mới vào khoảng thời gian gần đó (1670) tuy có kể thêm vật dụng nhưng số tiền chỉ lên đến 160 quan!
T́nh trạng “tự quản,” tự t́m thu nhập trong thế chịu đựng như vậy khiến làng xă phát triển một sinh hoạt thành nếp nổi bật trong thế kỉ XVII: lập hậu. Nhà nghiên cứu ngày nay (Phạm Thị Thuỳ Vinh 2006) sục sạo trong các thác bản, thấy bia hậu chiếm đến hơn một nửa trong số lượng bia của thế kỉ XVII, XVIII. Tuy tác giả đă căn cứ vào đó mà quả quyết rằng: “Lệ lập hậu chỉ có từ thế kỉ XVII trở đi” nhưng chứng dẫn từ các nguồn khác cho thấy dấu hiệu khởi đầu nổi bật là từ những nhu cầu, tính toán của tư nhân tận thời Lê sơ. Chỉ đến thời gian sau này chúng mới trở nên phồn tạp đến mức trở nên thường t́nh. Có trường hợp lập hậu nổi danh nhất nhưng khuất lấp v́ nhân vật được thờ cúng lại vượt quá giá trị ban đầu của một hồn ma để trở thành bậc thần thánh thiêng liêng. Đó là việc lập hậu v́ tuyệt tự của nhà hào phú họ Lê làng Vân Cát, huyện Thiên Bản (Nam Định), có kèm theo người con gái yểu tướng, không hiểu v́ các nguyên nhân nào đă được đưa đẩy lên thành quái thần (Liễu Hạnh), càng lúc càng vươn xa tầm quyền lực siêu nhiên khiến bản giao ước được ghi lại trên các tấm thẻ đồng và được viên Huấn đạo địa phương Nguyễn Quốc Trinh phóng bút (1623); tập “Ngọc sách” đó được t́m thấy năm 1939 nơi vùng trú sở thứ hai của thần ở đền Ṣng Thanh Hoá.
Người ta lập hậu để lấy tiền nạp phạt quan trên, lập hậu để xây dựng đ́nh chùa, để làm việc công ích… Làng “mời” người có tiền của đến lập hậu, không chỉ là công dân trong làng mà là người ngoài, người ở tầng lớp trên vốn đă thâu tóm ruộng đất qua chức phận, quyền lực: Thái giám, cung tần… Thái giám nhiều quyền uy, nhiều về số lượng trong đời Lê Trịnh, cung tần cũng nhiều hơn đời trước v́ đất nước có vua lẫn chúa, dưới ư thức hệ mới lại không thể trông coi ruộng đất như thời Lí Trần. Những người này phải lo lắng cho “đời sau” của ḿnh, hơn cả những người thường khác trong ư định lập hậu: Thái giám vốn không thể có con, cung tần ṿ vơ côi cút cũng không hơn ǵ thái giám. Chưa kể rằng thời thế mới đă đem lại một tôn giáo khác gợi sự an b́nh cho đời sau, cơi khác: Quan lớn chịu cải giáo trước khi chết, phi tần cao cấp có bà Madalena thứ phi của Trịnh Tùng, giống như bà Maria (1625), vợ thứ Nguyễn Hoàng ở Thuận Hoá. Vô vàn cớ để lập hậu (thần hay Phật) đă làm đậm thêm nếp sinh hoạt nối kết thực tế trần tục với cơi vô h́nh. Chính từ khả năng tự túc thờ cúng này mà sinh hoạt điện phủ đă vượt lên trên khuôn viên gia đ́nh, làng xóm, địa phương, được khởi sắc thêm với các ông thần nho phát sinh từ sự rối loạn của chế độ lưỡng đầu Trịnh Lê, đến độ tách rời riêng thành một “đạo”: đạo Nội. Các ông quan bị thất sủng đó, len vào hệ thống điện phủ, không những làm đối trọng cho tính chất nữ nơi này mà có khi c̣n trên đà lấn lướt nữa. Cho nên có thể nói là đến lúc này, qua sự phối hợp trên đất trung châu, tập họp Mường Thái Lam Sơn đă đem đến cho đất Việt một hệ thống văn hoá tương đối chặt chịa, xuyên suốt: Một triều đại có tông phả cho vua, cho nước mang tính lí trí của truyền thống tổ chức xă hội Nho Giáo, một phức hợp tín ngưỡng Phật Đạo, đậm đặc hơn về phía quần chúng bên dưới với các Mẫu thể hiện cho dạng nữ của rừng núi, đồng biển nhưng ngược lên trên th́ đầy dạng nam tính, từ h́nh trạng của Đức Thánh Trần mang tính lịch sử cụ thể, lôi theo các ông vua Hùng nhạt nhoà chen chúc với các ông Thiên sư, Thượng sư không phải vật vờ ngoài đất trời mà đóng chốt hẳn vào trong các đền/điện, và đang có đà bành trướng mạnh mẽ.
Sinh hoạt trí thức của làng xă nổi bật trong sự phát triển chữ nôm khiến triều đ́nh phải lưu ư cảnh cáo trong bản giáo hoá 1663: “…các truyện quốc ngữ và thi ca đầy những lời dâm đăng th́ không được khắc bản in ra làm tổn thương phong hoá.” Tất nhiên chữ nôm phát triển cũng có nguyên cớ là do bởi thời loạn lạc, việc củng cố chính quyền nằm trong tay quan vơ, những người đi vào quan trường không cần nhiều “chữ” (Hán) nhưng “quốc ngữ” cũng phải dựa vào chữ Hán mới thành h́nh. Qua thi cử, chữ Hán đă đi đến tận làng xă, và như đă thấy, không phải ai cũng thành đạt trong trường ốc, lớp người thất bại này sẽ đem về xóm làng một h́nh thức chữ cố định cho các truyện kể, văn thơ vốn chỉ là truyền miệng lâu nay. Có quần chúng có tiền của riêng, loại văn thơ này được phổ biến rộng, duy chỉ v́ nguồn gốc cảm hứng không phải từ trong khuôn khổ chính thức nên gây lo ngại cho triều đ́nh khiến cho có lẹnh răn đe như ta đă thấy. Ấy thế mà lệnh dù qua lời khuyên, dù bằng văn bản như về sau vẫn không ngăn được sự phát triển của nó, một phần v́ cái thế giằng co ngay trên thành phần tột đỉnh của quyền lực đă khiến buông thả một phần cho bên dưới. Vả lại nh́n kĩ th́ đó chỉ là lệnh cấm một bộ phận chứ không phải là toàn thể văn nôm, bởi v́ văn thơ nôm đă xuất hiện dài hơi, và ngay các chúa Trịnh cũng làm thơ nôm.
Rơ ràng nh́n chung th́ thế kỉ XVII đă tạo dựng căn bản cho một xă hội Việt Nam truyền thống ở cấp bậc cơ sở, giống với ngày nay hơn là với các thế kỉ về trước của nó.
Xem tiếp Sơ Thảo: Bài sử khác cho Việt Nam
Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử
Viết Lại Lịch Sử Video
Secret Army Secret War Video
Đứng Đầu Ngọn Gió Video
Con Người Bất Khuất Video
Dấu Chân Biệt Kích Video
Kiểm Lại Hồ Sơ Biệt Kích Video
The Secret war against Hanoi Richard H. Shultz Jr.
Binh Thư Yếu Lược Trần Quốc Tuấn
Wall Street and the Bolshevik Revolution Antony C. Sutton
Wall Street and the Rise of Hitler Antony C. Sutton
None Dare Call It Conspiracy Gary Allen
Confessions of an Economic Hit Man John Perkins
The World Order Eustace Mullin
Chính Đề Việt Nam Tùng Phong (dịch)
OSS vào Việt Nam 1945 Dixee R. Bartholomew - Feis
Nguồn Gốc Dân Tộc Việt Nam B́nh Nguyên Lộc
The World Order Eustace Mullin
Why Vietnam? Archimedes L. A. Patti
Đại Hội Toàn Quân? Phùng Ngọc Sa
Silenced! The Unsolved Murders of Immigrant Journalists in the USA. Juan Gonzales
Valse Andy Wong . Viennese Valse . DrDance . Danptner . Dispatch
The Beatles. French Music . Nhạc Pháp . Dalida . Jaune. Ngọc Lan. Thanh Lan. Elvis Phương. Best English1
Bee Gees . Rolling Stones . Animals . Shadow . Ventures. Dancing Music. 2015
Tặng Kim Âu
Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc t́nh.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lư tŕnh.
Thảo Đường Cư Sĩ.
US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn
NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn
NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám
Federation of Anerican Scientist
Người Việt Seatle