tuthucuamottubinhtruocconcuchinagiaithoa

 

 

 

Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioLearning

 

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

NT Kiên, Kim Âu, Ross Perot Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan, NT Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Không ǵ nguy hiểm hơn bạn bè ngu dốt; tôi thà có kẻ thù khôn.

Nothing is as dangerous as an ignorant friend; a wise enemy is to be preferred.

La Fontaine

 

  

Hoàng Đế Obama Rớt Long Bào

 

Vũ Linh

 

 

 

Barack Obama's mind works differently than other presidents'

...Nói như Chủ Tịch Hạ Viện, TT Obama đă… đi ngủ trưa từ hơn 5 năm nay...

 

Truyền thông mới đây đăng tin Chủ Tịch Hạ Viện, dân biểu Cộng Ḥa John Boehner, đang tham khảo với khối Cộng Ḥa về việc truy tố TT Obama ra ṭa về tội lạm quyền.

 

Đây là một h́nh thức chống đối tổng thống rất mới lạ, lần đầu tiên được mang ra áp dụng nên c̣n đang phải nghiên cứu cho kỹ lưỡng. Tuy vậy, việc khối CH công khai hóa chuyện này có nghiă là đă chuẩn bị xong xuôi trên mặt pháp lư rồi, bây giờ chỉ là thả bong bóng chính trị xem dư luận quần chúng phản ứng như thế nào thôi.

 

Trên căn bản, ông Boehner kiện TT Obama đă lấy những quyết định hành pháp có tính cách đơn phương không tham khảo hay không xin phép quốc hội như Hiến Pháp đ̣i hỏi, đồng thời TT Obama cũng đă nhiều lần tự ư áp dụng luật theo ư ḿnh, nhiều khi hoàn toàn vượt qua thẩm quyền của ḿnh.

 

Nh́n vào quá tŕnh những quyết định gần đây của TT Obama, quả nhiên là TT Obama đă hành xử như một Hoàng Đế toàn quyền sinh sát, coi quốc hội như chậu kiểng theo mô thức của các chế độ “đỉnh cao trí tuệ loài người” thôi.

 

Một vài ví dụ điển h́nh mới đây:

 

- TT Obama đă cho thay đổi vài quy chế của Obamacare, cũng như đổi ngày thi hành các điều luật trong Obamacare một cách hoàn toàn tùy hỷ, không phải một lần mà liên tục hơn cả chục lần, theo nhu cầu tranh cử chính trị của ông và của khối Dân Chủ, cho dù Obamacare đă thành luật do Quốc Hội biểu quyết và chính tổng thống phê duyệt và ban hành. TT Obama tự cho ḿnh quyền quyết định có thi hành luật hay không và khi nào thi hành.

 

- Trong vấn đề di dân bất hợp pháp, TT Obama ra lệnh không được trục xuất trẻ em vị thành niên đă qua Mỹ lâu năm, hoàn toàn trái với luật hiện hành, đă vậy lại tạo ra một làn sóng vượt biên qua Mỹ ào ào đưa đến khủng hoảng trầm trọng.

 

- Trong cuộc chiến tại Libya, TT Obama ra lệnh cho không lực Mỹ thả bom, tham chiến tại đây, hoàn toàn không xin phép quốc hội trái với luật do chính khối Dân Chủ đă ra để khoá tay TT Nixon trong cuộc chiến tại VN.

 

- Bộ Tư Pháp từ chối không cung cấp tài liệu về vụ bán súng cho các băng đảng ma túy, bị quốc hội truy tố về tội khinh thường Lập Pháp. Bộ Trưởng Eric Holder tỉnh bơ, được TT Obama hậu thuẫn, nên chẳng bị h́nh phạt nào.

 

- Mới đây, TT Obama đă điều đ́nh và tự ư quyết định trao đổi tù nhân với khủng bố Taliban mà không thông báo trước cho quốc hội biết trước 30 ngày theo như luật định, mà cũng chẳng tham khảo quốc hội theo những thủ tục chính trị b́nh thường.

 

Trước sự lạm quyền rơ ràng này, khối phe ta, đảng Dân Chủ cũng như truyền thông ḍng chính đă chẳng những nhắm mắt làm ngơ, mà c̣n công khai ủng hộ, lấy lư do đó là cách duy nhất TT Obama có thể “làm việc” được v́ sự chống đối phá bĩnh tuyệt đối của đối lập Cộng Ḥa.

 

Bà cựu Chủ Tịch Hạ Viện Nancy Pelosi lớn tiếng khuyến cáo ông Boehner nên tích cực làm việc cho dân cho nước, biểu quyết cho TT Obama áp dụng những chính sách và chương tŕnh của ông, thay v́ nhắm mắt phá đám rồi lái dư luận qua chuyện thưa kiện tào lao.

 

Một nhà báo phe ta, ông Paul Waldman, viện dẫn chuyện các tổng thống tiền nhiệm, nhất là các ông Cộng Hoà như Bush con và Reagan đă lấy cả trăm quyết định nhân danh đặc quyền của Hành Pháp, sao CH không phản đối, mà bây giờ la ó quá vậy. Lư luận kiểu này là kiểu anh ăn trộm bị cảnh sát bắt rồi khiếu nại sao bao nhiêu tên khác ăn trộm không bắt lại đi bắt tôi? Người khác ăn trộm không bị bắt có nghiă là tôi có quyền ăn trộm mà các ông không có quyền bắt tôi. Cái lạ lùng là lư luận này lại là lư luận căn bản của rất nhiều ông bà cấp tiến –chính khách cũng như nhà báo- có hiểu biết đàng hoàng.

 

Thực tế, cuộc tranh căi về quyền hạn giữa Hành Pháp và Lập Pháp đă bắt đầu xẩy ra từ thời TT Washington, vị tổng thống đầu tiên của Hiệp Chủng Quốc. Chẳng có ǵ mới lạ, mà cũng không phải do các ông tổng thống CH Reagan và Bush con sáng chế ra, hay TT Obama tạo ra mới đây. Bao giờ th́ quốc hội cũng t́m cách khoá tay tổng thống, và tổng thống bao giờ cũng t́m cách lách ra, qua các kẽ hở hay qua những hành động qua mặt quốc hội trắng trợn.

 

Một ví dụ điển h́nh và có thể nói là quan trọng nhất lịch sử cận đại Mỹ là chuyện Obamacare được TT Obama cho Thượng Viện thông qua bằng một kẽ hở thủ tục biểu quyết của Thượng Viện. Một bộ luật thay đổi toàn diện hệ thống y tế Mỹ được thông qua bằng cửa sau, đó là gia tài lớn nhất TT Obama để lại cho hậu thế.

 

Đối với những việc làm bất chấp luật pháp của TT Obama, sự kiện lạ lùng là TT Obama là một phụ giảng về luật Hiến Pháp tại Đại Học Chicago chứ không phải một anh cảnh sát trong một làng xă hẻo lánh không biết luật là ǵ mà chỉ cậy ḿnh có súng, có quyền muốn làm ǵ th́ làm.

 

Tại sao ông Boehner lại đi thưa kiện như vậy? Đạt được mục đích ǵ?

 

Theo Hiến Pháp quy định, trước những hành động này, quốc hội có quyền đàn hạch, tức là truy tố ra trước quốc hội, rồi biểu quyết truất nhiệm, như quốc hội trước đây đă làm với TT Clinton v́ chuyện hút x́ gà với cô Monica.

 

Truy tố TT Clinton về chuyện lem nhem quá mức này có thể chấp nhận được, thành công hay không là chuyện khác. Nhưng truy tố TT Obama theo kiểu này, cho dù là TT Obama quả thật phạm tội 100%, cũng là một hành động có tính cách tự sát chính trị, tự ḿnh giết ḿnh mà chẳng đạt được mục đích ǵ.

 

Cái lẽ thường t́nh là cả nước Mỹ sẽ không thể nào chấp nhận chuyện một ông tổng thống da đen, mà lại là tổng thống da đen đầu tiên trong lịch sử Mỹ, lại có thể bị mang ra truy cứu rồi băi nhiệm. Chuyện này chắc chắn sẽ là một vết ố khổng lồ không tẩy xóa được trong bức tranh một nước Mỹ văn minh, không c̣n vấn đề kỳ thị da màu.

 

Hơn thế nữa, việc truy cứu đàn hạch này, không cần biết thành công hay không, sẽ tạo ngay ra những cuộc nổi loạn khổng lồ cực kỳ tai hại từ giới dân da màu. Không cần biết TT Obama đă làm ǵ, họ sẽ ào ào xuống đường và bảo đảm sẽ bạo động toàn diện khắp nước để bênh vực ông tổng thống “của họ”.

 

Cái áo giáp da màu mà TT Obama đang mặc là bảo đảm vững chắc nhất.

Chưa kể một lư do nữa mà hầu hết mọi người nghĩ đến đều xanh mặt, không dám truất phế TT Obama: viễn tượng ông phó Biden lên làm tổng thống!

Nếu Obama là một tổng thống Cộng Hoà da trắng th́ đă bị đàn hạch từ lâu rồi, nhưng đàn hạch TT Obama là chuyện tuyệt đối không tưởng, cho dù TT Obama có làm bất cứ chuyện phạm pháp hay vi hiến nào. Đó là thực tế chính trị Mỹ. Và TT Obama là người thông minh và hiểu biết chính trị hơn ai hết, đă nh́n thấy vấn đề này rơ hơn ai hết luôn. Đưa đến chuyện lạm quyền mà vẫn b́nh chân như vại.

 

Khiến ông Boehner quyết định t́m phương cách khác, qua ngơ luật pháp. Cho đến nay, ông Boehner chưa chính thức kiện, rồi cho dù kiện cũng chẳng ai biết sẽ đi đến đâu.

Nhưng dù sao th́ đây cũng là con đường thực tế nhất. Tế nhị hơn mà kết quả nếu thất bại th́ cũng ít hại, trong khi thành công th́ cũng để lại một vết đen vĩ đại trên TT Obama và cả đảng Dân Chủ, cũng như ngăn cản được vài hành động của TT Obama một cách cụ thể, danh chính ngôn thuận mà không bị mang tiếng là phá bĩnh.

Bằng chứng là quyết định mới nhất của Tối Cao Pháp Viện.

Mới đây nhất, TCPV đă xử một vụ kiện, và đă quyết định TT Obama vi phạm luật rơ ràng. Chẳng những đây là một thất bại cho TT Obama, mà lại c̣n là một thất bại vĩ đại. Toàn thể các thẩm phán TCPV, cả 9 vị đều đồng loạt biểu quyết TT Obama lạm quyền. 9-0!

Một công ty tên là Noel Canning, chuyên làm loong cho hăng Coca Cola, bị cơ quan National Labor Relations Board (dịch đại cương là Hội Đồng Quốc Gia về Quan Hệ Lao Động) là cơ quan kiểm soát việc thi hành luật lao động, truy tố phạm luật trong việc điều đ́nh hợp đồng lao động tập thể với một chi bộ của Nghiệp Đoàn Teamsters. Công ty khởi kiện, cho rằng Hội Đồng có 5 vị, mà 3 vị đă được bổ nhiệm bất hợp pháp bởi TT Obama, không thông qua quốc hội.

Vấn đề là Hội Đồng này trước đây bị khiếm khuyết ba vị. TT Obama muốn bổ xung nhưng không được v́ khối CH trong Thượng Viện chống đối. TT Obama lợi dụng cơ hội Thượng Viện đang trong thời kỳ “nghỉ ngơi” để bổ nhiệm ba người.

Trên nguyên tắc, quốc hội cũng đi nghỉ hè như thiên hạ, gọi là recess, để các thượng nghị sĩ nghỉ ngơi cũng như là đi về địa phương ḿnh sinh hoạt với cử tri. Và trong những lúc đó th́ tổng thống trong trường hợp khẩn cấp, có thể bổ nhiệm một số các viên chức cao cấp tạm thời mà không thông qua phê chuẩn của Thượng Viện. Khối CH ư thức được tính toán của TT Obama sẽ bổ nhiệm ba vị có quan điểm cấp tiến phe đảng với các nghiệp đoàn, nên t́m cách chống không phê chuẩn. Họ cũng biết TT Obama sẽ lợi dụng cơ hội nghỉ đó để bổ nhiệm ba người này. Do đó, khối CH tung ra một mánh. Cứ ba ngày lại cho một thượng nghị sĩ CH vào Thượng Viện, triệu tập phiên họp trong khi cả hội trường không có ai hết, sau nửa phút, tuyên bố chấm dứt phiên họp. Trên nguyên tắc, như vậy là Thượng Viện không phải là đang nghỉ, v́ vẫn có khoá họp tuy không có ai, chính thức được gọi là “pro-forma sessions”, nôm na là “họp trên h́nh thức”.

 

Ông giảng sư luật Hiến Pháp Obama cho rằng đây là một mánh không có giá trị, và Thượng Viện thật sự là đang nghỉ. Ông bổ nhiệm ba người vào Hội Đồng.

 

Công ty Noel Canning, cho rằng ba vị này được bổ nhiệm sái phép và không có quyền biểu quyết. Câu chuyện thưa tới thưa lui qua các toà đủ cấp, cuối cùng lên đến TCPV. Và tại đây, tất cả 9 vị thẩm phán, kể cả hai vị thẩm phán cấp tiến hạng nặng, và hai vị thẩm phán do chính TT Obama bổ nhiệm, đă biểu quyết TT Obama lạm quyền v́ ông không có quyền bổ nhiệm lúc đó v́ khi đó Thượng Viện vẫn có những buổi họp, dù là “họp trên h́nh thức”.

 

Ở đây, TCPV nhấn mạnh theo Hiến Pháp, tổng thống có quyền bổ nhiệm khi Thượng Viện nghỉ, nhưng cơ bản là khi Thượng Viện không nghỉ th́ tổng thống không có quyền bổ nhiệm mà không thông qua Thượng Viện, và việc làm của TT Obama là vi phạm luật, vô hiệu. Họp trên h́nh thức vẫn là họp.

 

Chuyện TCPV biểu quyết 9-0 là chuyện khá hy hữu, v́ b́nh thường vẫn là 5-4 hay 4-5, với 4 vị theo khuynh hướng bảo thủ, 4 vị theo khuynh hướng cấp tiến, và 1 vị sàng qua sàng lại. Bây giờ cả 9 vị đều đồng ư. Mà lạ lùng hơn nữa, đây cũng là lần thứ 13 từ ngày TT Obama nhậm chức, TCPV đă biểu quyết 9-0 chống TT Obama. Không hiểu làm sao ông giảng sư luật Hiến Pháp lại có thể bị hố lộ liễu và thường xuyên về vấn đề luật Hiến Pháp nhiều như vậy được.

 

Điều lư thú nhất là theo báo phe ta Washington Post (Robert Barnes, June 26), cái mánh phe CH áp dụng thật ra do các nghị sĩ Dân Chủ sáng chế ra để cản TT Bush con, và khi được đề nghị cứ coi như Thượng Viện nghỉ và cứ bổ nhiệm th́ ông cao bồi Bush khi đó đă từ chối, trong khi ông giảng sư luật Hiến Pháp th́ đă làm theo và bị TCPV kết tội vi hiến. Hai tổng thống, hai cách hành xử. Mọi người đều có quyền phán đoán.

 

Hậu quả của vụ này là khá nhiều viên chức cao cấp của chính quyền Obama hiện nay ở trong t́nh trạng bất hợp pháp này. Chưa biết TT Obama sẽ làm ǵ để giải quyết t́nh trạng này.

 

Đây lại là một vụ nhức đầu mới cho TT Obama. Chưa đến mức có thể gọi là khủng hoảng hàng tuần, nhưng cũng là loại “hung tin” không hấp dẫn ǵ lắm.

 

Những ngày tháng gần đây là thời gian đau đầu nhất của TT Obama, không x́-căng-đan, cũng khủng hoảng hay hung tin. Đến độ ngay cả một thất bại lớn của đối lập CH cũng lại là một hung tin không tốt đẹp ǵ cho TT Obama.

 

Cách đây hai tuần, lănh tụ khối đa số CH tại Hạ Viện, ông Eric Cantor bất ngờ bị thất cử trong cuộc bầu sơ bộ trong nội bộ đảng CH tại Virginia. Ông Cantor bị một ứng viên tuyệt đối vô danh của khối Tea Party đánh bại.

Chiến thắng của ông Tea Party cực đoan David Brat là một thất bại lớn cho đảng Cộng Hoà nói chung. Đến cả nhân vật thứ hai của CH là ông Cantor c̣n bị thất cử th́ chẳng c̣n ai an toàn nữa. Viễn tượng các “lăo đồng chí” ôn hoà bị làn sóng cực đoan của thế hệ mới cho về vườn đă thành sự thật. Các TNS Cộng Hoà thâm niên McConnell, Graham, Cochran đều thoát hiểm, được bầu lại, chưa mất job, nhưng đă thắng một cách khá chật vật, mặc dù họ đều là những tên tuổi lớn của đảng CH.

Tại sao đảng CH lại đi đến t́nh trạng tệ hại như vậy?

Nh́n vào vấn đề cho kỹ th́ sẽ khám phá ra cái thất bại của ông Cantor cũng là mối đe dọa trực tiếp lên chính quyền Obama và đảng Dân Chủ.

Quả đúng như vậy, ông Cantor thảm bại v́ bị tố là... chống TT Obama chưa đủ. Có nghiă là khối bảo thủ càng ngày bất măn mạnh đối với TT Obama. Họ sẵn sàng chấp nhận phân hoá trong nội bộ đảng, miễn sao đảng phải có thái độ chống TT Obama mạnh hơn nữa.

Điều đáng ngại cho TT Obama là sự chống đối ngày càng mạnh của khối Tea Party lại phản ánh một khuynh hướng lớn trong chính trường Mỹ trong thời gian gần đây: một khuynh hướng bất măn và chống đối TT Obama ngày càng mạnh.

Theo những thăm ḍ dư luận mới nhất của vài tuần qua, hậu thuẫn đối với TT Obama đă tuột xuống những mức thấp kỷ lục chưa từng thấy. Hầu hết các thăm ḍ đều cho thấy mức hậu thuẫn lảng vảng ở mức 40% hay trên một chút, trong khi tỷ lệ chống đối nằm gần mức 55%, với 5% lưỡng lự. Kể cả thăm ḍ của truyền thông ḍng chính phe ta như Washington Post, New York Times, NBC, và CBS.

 

Về phản ứng của chính quyền Obama đối với khủng hoảng Iraq, tỷ lệ hậu thuẫn đă rớt xuống mức 37% trong khi tỷ lệ chống đối leo lên tới 52%. Đại đa số không ủng hộ việc Mỹ trở lại chiến trường, nhưng đa số lại cho nhận định rối loạn hiện nay là hậu quả của chính sách Iraq của TT Obama.

 

Một thăm ḍ mới của NBC/Wall Street Journal cho thấy 54% dân Mỹ nghĩ TT Obama không có khả năng lănh đạo và không chu toàn công việc được ("cannot lead and get the job done,"). Chuyện ”hạ thủy triều và hàn gắn vết thương của địa cầu” đă trở thành hăo huyền từ lâu rồi.

 

Một tin không thể... tin nổi sẽ làm nhiều người ủng hộ TT Obama phải nhói tim là kết quả thăm ḍ của cơ quan Gallup, là cơ quan thăm ḍ lâu đời và lớn nhất Mỹ. Gallup thăm ḍ tỷ lệ hậu thuẫn của các tổng thống c̣n sống, và khám phá ra TT Clinton hạng nhất với 64%, hạng nh́ là TT Bush cha với 63%, hạng ba là TT Bush con với 53%, hạng tư là TT Carter với 52%, và đội sổ là TT Obama với 47%. Nôm na ra, TT Obama c̣n tệ hơn ông cao bồi Bush con và ông tổng thống tệ nhất lịch sử cận đại Mỹ Carter.

 

Trong khi đó th́ báo cáo mới nhất của Bộ Thương Mại cho thấy tăng trưởng kinh tế cho tam cá nguyệt đầu của năm nay đă không tăng mà trái lại,... teo lại - 2.9%, với dấu âm! Mức thấp nhất từ ngày khủng hoảng đầu năm 2009, khi TT Obama mới nhậm chức. Nói cách khác, ông thừa hưởng một khủng hoảng kinh tế, sau hơn 5 năm, t́nh trạng đâu lại vào đấy. Nói như Chủ Tịch Hạ Viện, TT Obama đă… đi ngủ trưa từ hơn 5 năm nay.

 

Chính sách đối ngoại rối loạn như bùi nhùi, kinh tế thụt lùi, lại bị TCPV tố lạm quyền. Làm ǵ bây giờ? (29-06-14)

 

Vũ Linh

 

 

 

http://www.chinhnghia.com/

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/forum/

http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments:


 

 

NT Kiên, Kim Âu, Ross Perot Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan, NT Sám