truocconcuchinagiaithoa

 

 

 

Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioLearning

 

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

NT Kiên, Kim Âu, Ross Perot Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan, NT Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Không ǵ nguy hiểm hơn bạn bè ngu dốt; tôi thà có kẻ thù khôn.

Nothing is as dangerous as an ignorant friend; a wise enemy is to be preferred.

La Fontaine

 

 

 

Obama Bó Tay V́ X́-Căng-Đan Hay Bất Tài?

 

Vũ Linh

 

...Obama sẽ không can thiệp việc làm của họ nếu họ không bắn ch́m tàu Mỹ hay giết dân Mỹ...

 

Thực tế mà nói, chính quyền Obama quả là một chính quyền... chuyên trị khủng hoảng và x́-căng-đan. Hết cái này đến cái khác. Quư độc giả theo dơi báo chí hay tivi hẳn đă thấy không phải kẻ viết này chế tạo ra, mà tất cả đều là những chuyện có thật 100%.

Vụ x́-căng-đan tại Bộ Cựu Chiến Binh chỉ mới bắt đầu. Cơ quan Thanh Tra Nhà Nước đă công bố vài tin tức đầu tiên về cuộc điều tra của họ. Họ cho biết:

- con số bệnh viện đang bị điều tra là 46 cả thẩy, không phải chỉ có bệnh viện Phoenix, Miami và Seattle;

- riêng tại bệnh viện Phoenix, nơi đầu mối câu chuyện, có 1.400 cựu quân nhân chính thức trong danh sách đang chờ được chăm sóc, nhưng lại có tới 1.700 cựu quân nhân khác đang chờ đợi nhưng không có tên trong danh sách chính thức, bị dấu nhẹm;

- theo luật, các cựu quân nhân này không thể bị chờ đợi quá vài ngày; hồ sơ bệnh viện Phoenix cho thấy trung b́nh họ phải chờ 24 ngày; ủy ban điều tra cho thấy họ phải chờ trung b́nh 115 ngày, 24 ngày trên giấy tờ chỉ là kết quả của cạo sửa, giả mạo. Chính cựu giám đốc bệnh viện Phoenix, bác sĩ Samuel Foote, cho biết thực tế họ phải chờ có khi tới nửa năm;

- việc cạo sửa hồ sơ là cần thiết để giúp các giám đốc bệnh viện lănh tiền thưởng cuối năm;

- t́nh trạng chờ đợi là hậu quả của chuyện bệnh viện thiếu bác sĩ một cách trầm trọng.

Nh́n vào những khó khăn của bệnh viện Phoenix, ta thấy có nhiều triệu chứng đó chính là tương lai của Obamacare. Nói như dân Mỹ: Welcome to Obamacare!

Và câu chuyện dường như càng khui xâu th́ càng ḷi ra nhiều cái nhức răng. Các vị dân cử phe cấp tiến lo cho cuộc bầu cử sắp tới, trong những ngày lễ Memorial Day vừa qua đă nhao nhao lên tiếng yêu cầu Bộ Trưởng Shinseki từ chức. Đ̣i ông này từ chức không có nghiă là chấn chỉnh được ngay chuyện luộm thuộm của Bộ Cựu Chiến Binh, nhưng ít ra giúp cho các vị dân cử giải thích và phân bua với cử tri dễ hơn trong năm bầu cử này, giúp họ chứng minh không dính líu ǵ tới x́-căng-đan này, đă lo lắng rất nhiều cho các cựu quân nhân và đă đ̣i có biện pháp để chăm sóc họ chu đáo hơn. Ít ra là 5 nghị sĩ Dân Chủ đă lên tiếng kêu gọi ông Shinseki từ chức.

Và rồi Bộ Trưởng Shinseki đă phải từ chức. Ông ra một loạt biện pháp chấn chỉnh Bộ Cựu Chiến Binh, công khai xin lỗi, rồi vào gặp TT Obama để báo cáo. Chưa tới một tiếng đồng hồ sau, TT Obama công bố tin ông Shinseki từ chức và TT Obama đă chấp nhận. Có vẻ như ông Shinseki đến báo cáo rồi bất ngờ nhận được hung tin từ TT Obama. Trước đó, ông Shinseki đă tuyên bố sẽ chỉ từ chức khi được TT Obama yêu cầu. Ít ra th́ ông Shinseki cũng đă nhận được tin một cách mau lẹ, không phải chờ đợi tháng này qua năm nọ như các cựu quân nhân bệnh nhân của bệnh viện Phoenix.

Câu chuyện đang được bàn lu bu th́ lại ḷi ra một x́-căng-đan mới. Tên tuổi ông xếp CIA tại Afghanistan được Ṭa Bạch Ốc công khai hóa cho cả thế giới biết. Nhân viên Toà Bạch Ốc tháp tùng TT Obama trong chuyến viếng thăm bất ngờ mới đây tại Afghanistan đă công bố danh sách những người đến để phúc tŕnh t́nh h́nh tại đây cho TT Obama. Trong danh sách có tên ông xếp CIA, có ghi rơ là “CIA Station Chief”. Danh sách được đưa cho một nhà báo, đại diện cho cả nhóm truyền thông tháp tùng tổng thống. Anh nhà báo lấy làm lạ sao danh sách phổ biến cho truyền thông lại có tên ông trùm xịa, đưa lại cho nhân viên Toà Bạch Ốc để hỏi lại, và được xác nhận không sao cả. Anh nhà báo phổ biến danh sách cho hơn 6.000 đồng nghiệp nhà báo! Rồi một nhân viên khác của Toà Bạch Ốc nh́n thấy, hoảng hồn, thu hồi danh sách, xóa tên ông xịa đi. Nhưng dĩ nhiên, bí mật đă bật mí rồi, thu hồi ǵ nữa.

TT Obama đúng theo mô thức Obama, chẳng biết ǵ, hết sức ngạc nhiên, bực ḿnh, ra lệnh điều tra. Các viên chức và truyền thông ḍng chính t́m cách hạ hỏa, cho rằng đây chỉ là một tai nạn nhỏ, không cố ư nên không có tội.

Làm người ta nhớ lại dưới thời TT Bush, một viên chức cao cấp của Bộ Ngoại Giao vô ư x́ ra tên bà Valerie Plame là nhân viên CIA. Truyền thông làm rùm beng, TT Bush phải ra lệnh điều tra. Chẳng kiếm ra ai hết, đành truy tố ông Chánh Văn Pḥng của PTT Cheney làm con thiêu thân, đưa ra toà v́ tội bất hợp tác, nói láo quanh, phạt 30 tháng tù. Nên ghi nhận ông này không bị kết tội là x́ tên bà Plame, mà chỉ là tội nói láo quanh để không tiết lộ tên người đă x́ tên bà nhân viên xịa, ngăn cản việc thi hành pháp luật (lie under oath and obstruction of justice). Đây chính là những tội của TT Clinton khi bị đàn hạch và được Thượng Viện phe ta tha bổng.

Về sau, chính ông Thứ Trưởng Ngoại Giao Richard Armitage công khai nh́n nhận là lỗi tại ông đă lỡ nói ra tên bà Plame trong khi nói chuyện với một nhà báo. Anh nhà báo này mau mắn tung tin ra ngay, chứ không “thân thiện” kiểm tra lại như trong vụ Afghanistan mới đây.

Khi đó, bà Plame là nhân viên văn pḥng CIA tại Hoa Thịnh Đốn chứ không phải là điệp viên nằm trong đất địch. Tính mạng chẳng bị ai đe dọa hết.

Bây giờ th́ ông trùm điệp viên đang thi hành công tác bí mật trong vùng xôi đậu th́ bị Ṭa Bạch Ốc công khai x́ tên. Truyền thông t́m cách xí xoá, cho là chuyện tai nạn nhỏ, mặc dù ai cũng biết là sinh mạng của ông và cả gia đ́nh đang bị đe dọa trực tiếp bởi khủng bố Al Qaeda tại Afghanistan, và tương lai làm điệp viên của ông này coi như cũng cáo chung vĩnh viễn. Không mất mạng th́ cũng tàn đời.

Nh́n vào câu chuyện, ta thấy có hai điều đáng bàn.

Thứ nhất là thái độ phe phái công khai của truyền thông. Cả hai chuyện đều là “tai nạn”, sơ ư, không ai cố t́nh. Nhưng một bên th́ anh nhà báo mau mắn tung tin ra ngay, một bên th́ anh nhà báo ưu ái kiểm tra lại. Một bên là một viên chức CIA ngồi văn pḥng Hoa Thịnh Đốn, mà truyền thông cho lộ tên ra là đại tội, đe dọa đến tính mạng, làm rùm beng; một bên là trưởng pḥng CIA đang hoạt động bí mật giữa ḷng địch mà truyền thông cho là tai nạn nhỏ, giúp khoả lấp. Bởi vậy mới nói truyền thông ḍng chính đă chui vào ngủ cùng giường với chính quyền Obama từ lâu rồi.

Vấn đề thứ hai là mặc dù anh nhà báo thân thiện đă kiểm tra lại nhưng vẫn được phổ biến. Chứng tỏ khả năng của nhân viên Ṭa Bạch Ốc thật đáng xét lại. Một sai lầm to lớn như vậy mà khi được yêu cầu kiểm tra lại cũng vẫn không thấy?

TT Obama dĩ nhiên lại bực ḿnh v́ cấp dưới quá tệ. Luôn luôn chỉ là cấp dưới thôi, c̣n Đấng Tiên Tri th́ làm sao có sai lầm được?

Nh́n kỹ những x́-căng-đan và khủng hoảng liên tục, thiên hạ hiển nhiên là phải thắc mắc, tại sao vậy? Không lẽ TT Obama quá tệ như vậy sao? Sao mấy năm đầu không sao, mà mấy năm sau này, từ nhiệm kỳ hai bắt đầu đến giờ, mọi chuyện lại cứ như tương bần vậy?

Câu trả lời có thể v́ trong những năm đầu, những x́-căng-đan âm ỉ hay những thất bại chưa đủ thời giờ lộ ra ánh sáng. Như vụ Bộ Cựu Chiến Binh, hiển nhiên phải vài năm mới ḷi ra được.

Lư do thứ nh́ có vẻ vững vàng không kém là trong nhiệm kỳ hai, các tổng thống đều không c̣n nhu cầu lấy điểm để ra tranh cử lại nữa, nên bắt đầu làm việc cẩu thả, lơ là trong việc bổ nhiệm hay theo dơi nhân viên thuộc cấp. Cả nội các có lẽ cũng mắc lây chứng bệnh cẩu thả luôn.

Ông tổng thống trong nhiệm kỳ hai cũng là người lo nghĩ đến việc bảo vệ thành tích cho lịch sử ghi nhận. Câu chuyện Obamacare là điển h́nh. Ai cũng thấy là Obamacare khi được tung ra hồi tháng Mười năm ngoái, chưa sẵn sàng, do đó gặp trục trặc quy mô. Bà Bộ Trường Y Tế Kathleen Sebelius, sau khi từ chức đă công khai lên tiếng là bà đă bị áp lực thật lớn của Ṭa Bạch Ốc phải tung Obamacare ra đúng thời hạn, tháng Mười, mặc dù bà biết rơ là hệ thống điện toán khi đó chưa làm xong. TT Obama đă cứng rắn trong vấn đề này đối với bà Sebelius v́ muốn bảo đảm thành tích để đời của ông phải ra mắt đúng kỳ hạn, một cách thật huy hoàng.

Những x́-căng-đan, khủng hoảng, thất bại liên tục đă hoàn toàn bó tay TT Obama. Chẳng những các dân biểu và nghị sĩ đối lập không nghe ông, mà ngay cả những vị dân cử cùng đảng cũng bắt đầu tránh xa nếu không công khai phản đối. Ngay cả Chủ Tịch khối đa số Dân Chủ tại Thượng Viện, Harry Reid, mới đây cũng đă dám công khai bác bỏ một thẩm phán do TT Obama bổ nhiệm, một chuyện không thể xẩy ra được chỉ trước đây vài tháng. Thăm ḍ dư luận cho thấy hậu thuẫn của quần chúng cũng vẫn lẹt đẹt ở mức thấp nhất, chưa tới 45%, ngang ngửa với … TT Bush thôi.

Với uy tín và hậu thuẫn như vậy, TT Obama đă bị gọi là lame duck, tức là “vịt què”. Đây là danh từ trong ngôn ngữ chính trị Mỹ để chỉ một vị dân cử gần hết nhiệm kỳ, không c̣n làm được ǵ, chỉ ngồi ngáp ngáp chờ ngày măn nhiệm, hay đúng hơn là khập khễng lết tới cuối đường như … vịt bị què. TT Obama c̣n hai năm nữa mới hết nhiệm kỳ, nhưng trong hai năm qua, hay đúng hơn trong bốn năm qua, kể từ ngày dân Mỹ bầu cho Cộng Ḥa nắm đa số tại Hạ Viện năm 2010 để thắng bớt chính sách cấp tiến của TT Obama, ông đă chẳng c̣n làm được tṛ trống ǵ ngoài chuyện chống đỡ khủng hoảng và x́-căng-đan.

Mới đây, trong một bài diễn văn đọc tại trường vơ bị West Point, TT Obama định nghiă lại chính sách đối ngoại của ông. Đại khái ông cho biết ông sẽ không can thiệp vào chuyện thế giới ngoại trừ khi nước Mỹ và quyền lợi của Mỹ bị “trực tiếp đe dọa” (nguyên văn: direct threat). Truyền thông làm rùm beng về “chủ thuyết Obama” (Obama doctrine). Hơn 5 năm sau khi tuyên thệ nhậm chức, TT Obama mới đưa ra được một “chủ thuyết” chỉ đạo trong chính sách đối ngoại!

Thật ra, cái “chủ thuyết” đó xưa hơn trái đất. Đối với nước Mỹ, nó đă có từ ngày lập quốc. Nước Mỹ trong quá khứ đă can thiệp vào rất nhiều chuyện tại rất nhiều nơi trên thế giới. Kể ra không hết. Tất cả các chính quyền Mỹ, từ ông bồ câu Carter cho đến ông cao bồi Bush, can thiệp vào chuyện thiên hạ đều là v́ an ninh và quyền lợi của nước Mỹ.

Vấn đề là định nghiă quyền lợi Mỹ như thế nào. Định nghiă một cách thật rộng răi để có lư do can thiệp vào mọi chuyện? Hay định nghiă một cách thật hạn hẹp để đóng cửa cố thủ chỉ hành động khi Hạ Uy Di bị oan kích hay Nữu Ước bị đặt bom?

“Chủ thuyết” này, từ một người có giải Nobel Hoà B́nh, trong bối cảnh Mỹ khoanh tay nh́n Putin chiếm Crimea và gây nội chiến Ukraine, cũng như nh́n Tập Cận B́nh đặt dàn khoa dầu trong lănh hải Việt Nam và làm phi đạo trên đảo của Phi Luật Tân, chỉ có thể được hiểu dưới hai khiá cạnh. Một là phân bua, bào chữa cho sự thụ động và yếu ớt trong chính sách đối ngoại của Mỹ, một chính sách đối ngoại không có được một thành tích nào để khoe trong cả bài diễn văn. Hai là gửi thông điệp cho Nga và Trung Cộng là chính quyền Obama sẽ không can thiệp việc làm của họ nếu họ không bắn ch́m tàu Mỹ hay giết dân Mỹ.

Không ai đ̣i hỏi TT Obama bất cứ chuyện ǵ cũng phải tung thủy quân lục chiến Mỹ vào. Nhưng với tư cách đại cường số một về kinh tế tài chánh, TT Obama có thể tạo những áp lực kinh tế hay thương mại rất nặng nề lên mấy nước Nga và Trung Cộng. Những biện pháp gọi là “trừng phạt” Putin kiểu cấm một vài anh tài phiệt và viên chức cao cấp Nga không được đi du lịch Mỹ, chỉ làm tṛ cười cho Putin.

Ngay cả đối với cuộc chiến sinh tử chống khủng bố Hồi Giáo quá khích, TT Obama cũng công bố chính sách rút về nhà cố thủ, vung tiền ra cho các “đồng minh” làm dùm, hứa sẽ chi ra 5 tỷ cho họ. Một cách đánh nhau của ông nhà giàu, nhưng là nhà giàu xài tiền thuế của chúng ta đóng. Đầu này vài tỷ, đầu kia vài tỷ. Thâm thủng ngân sách và nợ ngập đầu là chuyện của các thế hệ sau lo.

TT Obama quên rằng từ sau Đệ Nhị Thế Chiến, khi Mỹ và các đồng minh thành lập quốc gia Do Thái, cả khối Hồi Giáo đă chống Mỹ. Từ đó cho đến 50 năm sau, Mỹ đă viện trợ quân sự và kinh tế cả trăm tỷ cho các nước Hồi Giáo Trung Đông như Ả Rập Saud, Ai Cập, Jordania, Iran, Iraq, Pakistan,... để mua chuộc cảm t́nh khối Hồi giáo. Nhưng kết quả vẫn là vụ 9/11. Bây giờ bán cái chuyện chống khủng bố, cho mấy ông đồng minh đó thêm 5 tỷ th́ có kết quả ǵ ngoài chuyện các trương mục tại Thụy Sỹ của các lănh tụ Ả Rập và Hồi Giáo lại có thêm ít tiền.

Câu hỏi đặt ra là TT Obama đă bất lực, bị khủng hoảng và x́-căng-đan bó tay, hay ông đă bất tài, để xẩy ra những khủng hoảng và x́-căng-đan đó?

Năm 2008, khi TNS Obama ra tranh cử tổng thống, nhiều người thắc mắc về khả năng lănh đạo guồng máy hành chánh của một đại cường quá lớn như Mỹ, khi ông chưa từng quản lư bất cứ một công ty hay một văn pḥng hay thậm chí một nhân viên nào. Ứng viên Obama khi đó đă biện minh là “tôi đang quản lư bộ máy vận động tranh cử, với một ngân sách tới 100 triệu, với cả ngàn nhân viên vận động tranh cử giúp tôi”.

Càng ngày người ta càng thấy quản lư cái guồng máy 100 triệu đó với vài ngàn anh sinh viên t́nh nguyện khác rất xa quản lư cả nước Mỹ với một ngân sách 4.000 tỷ, và hàng chục triệu công chức. Chưa nói tới cả ngàn vấn đề chính trị với hậu quả trọng đại trên cả tỷ người trên thế giới.

Tính thiếu kinh nghiệm đó khiến ông luôn luôn đắn đo cân nhắc, không có quyết định dứt khoát và mau chóng. Điển h́nh là trong vụ đôn quân tại Afghanistan. Trong khi lính Mỹ chết mỗi ngày, ông đă “suy nghĩ” hơn ba tháng trời về yêu cầu đôn quân của tư lệnh chiến trường trước khi quyết định kiểu “ba phải” nhất: chấp nhận tăng quân bằng một nửa yêu cầu của chiến trường.

Quan trọng hơn nữa, v́ thiếu kinh nghiệm nên phạm phải nhiều sai lầm trong việc lựa chọn những phụ tá hay cố vấn. Bộ trưởng Shinseki là một ví dụ mới nhất. Trước đó là bà Bộ trưởng Y Tế, nhân vật quan trọng nhất v́ chịu trách nhiệm kiệt tác để đời của TT Obama là Obamacare. Thành quả tung Obamacare của bà Sebelius là một bối rối lớn nhất cho chính quyền Obama.

Nước Mỹ muốn thử lửa với một anh tổ chức cộng đồng kiêm phụ giảng đại học, không một chút kinh nghiệm quản lư hay chính trị. Những khủng hoảng, x́-căng-đan, thất bại liên tục của hai năm qua là kết quả tất yếu của sự lựa chọn của dân Mỹ. Chỉ những người cuồng tín nhất mới cảm thấy ngạc nhiên trước những khủng hoảng của hai năm qua.

Cái oái ăm vô lư tận cùng là trước thành quả này, truyền thông phe ta đă chuẩn bị kế hoạch công kênh Đấng Tiên Tri lên ngôi Tổng Thư Kư Liên Hiệp Quốc! Không dễ ǵ v́ thông thường, đây là ghế dành cho mấy ông da màu của các nước chậm tiến. Nhưng ông Obama là dân da màu và đang biến nước Mỹ thành một nước chậm tiến, thành ra cũng có hy vọng. (01-06-14)

 

Vũ Linh

 

http://www.chinhnghia.com/

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/forum/

http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments:


 

 

NT Kiên, Kim Âu, Ross Perot Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan, NT Sám