Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB Radio

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Obamacare: Lắt Léo Của Thể Chế Dân Chủ

 

 Vũ Linh

 

 

...đánh thuế 100% hay tịch thu hết tài sản của các triệu phú Mỹ, cũng vẫn không đủ...

 

Quyết định của Tối Cao Pháp Viện (TCPV) về luật Cải Tổ Y Tế (CTYT) là một quyết định “để đời” chẳng những v́ đă duy tŕ một bộ luật có tính “để đời” của TT Obama, mà cũng v́ đă đưa ra ánh sáng những cái oái ăm của chính trị Mỹ. Ở đây, có khá nhiều vấn đề mà nếu lạc quan, ta có thể gọi là lư thú, nhưng nếu bi quan th́ ta phải coi như tiêu biểu cho mặt trái không mấy hoàn hảo của dân chủ “Made in America”.

 

VẤN ĐỀ HỢP HIẾN

 

Trước hết, hăy nh́n vào quyết định của TCPV. Quyết định này hoàn toàn bất ngờ, không ai có thể biết trước được. Dĩ nhiên nhiều người từ trước đến giờ vẫn lớn tiếng quả quyết “TCPV không thể nào thu hồi luật CTYT được”, mặc dù những người này cũng là những người có khi luật lưu thông cũng chưa hiểu rơ chứ đừng nói đến luật Hiến Pháp.

 

Đại cương, vấn đề được đưa ra trước TCPV v́ 26 thống đốc theo khuynh hướng bảo thủ Cộng Ḥa cho rằng luật CTYT khi áp đặt việc phải mua bảo hiểm sức khỏe lên tất cả mọi công dân trên toàn 50 tiểu bang nếu không sẽ bị phạt, là một lạm quyền của chính quyền liên bang. Chính quyền Obama lập luận việc mua bán bảo hiểm là một giao dịch thương mại, do đó, thuộc phạm vi luật Thương Mại Liên Tiểu Bang và người dân khi vi phạm luật này, có thể bị phạt. Các thống đốc cho rằng quốc hội không thể bắt buộc người dân tham gia vào một sinh hoạt thương mại, đóng tiền phạt nếu không tham gia vào giao dịch đó. Nói nôm na ra, họ cho rằng quốc hội không có quyền lôi người dân ra khỏi nhà, bắt họ phải ra đường, để rồi phạt họ nếu họ ngồi trong nhà không chịu ra đường.

 

Lư luận của khối bảo thủ là loại lư luận bất cứ người dân b́nh thường nào trong một xứ tự do cũng có thể hiểu và chấp nhận được, trong khi lập luận của chính quyền Obama có tính cưỡng chế theo mô thức thường thấy trong mấy xứ độc tài XHCN. Hiển nhiên là chính quyền đă với tay ra quá xa, vi phạm những bảo đảm về tự do cá nhân cũng như quyền hành giới hạn của liên bang so với quyền hạn của tiểu bang.

 

Cuối cùng, TCPV chấp nhận luật CTYT. Mà chấp nhận bằng một lư luận hết sức lắt léo, không thuyết phục được các chuyên gia về luật Hiến Pháp.

 

Theo các thẩm phán bảo thủ, luật CTYT nếu chiếu theo luật Thương Mại Liên Tiểu Bang như chính quyền Obama viện dẫn, đúng là vi phạm Hiến Pháp như các thống đốc khiếu nại. Chủ Tịch TCPV, thẩm phán John Roberts đồng ư với khối thẩm phán bảo thủ ở điểm này, đưa đến biểu quyết với số phiếu 5/4 chống luật CTYT. Nếu như ngừng tại đây, th́ có nghiă là luật CTYT sẽ phải bị thu hồi như mọi người đă nghĩ.

 

Nhưng ông Roberts quyết định đi xa hơn một bước. Ông cho rằng dù vậy th́ luật CTYT vẫn có thể duy tŕ mà không cần thu hồi v́ dưới một góc cạnh khác, luật này hoàn toàn hợp Hiến. Lần này, ông Roberts nhẩy qua phe các thẩm phán cấp tiến và biểu quyết cũng với số phiếu 5/4, việc nộp tiền phạt nếu không mua bảo hiểm là một h́nh thức đóng thuế, và như vậy th́ hoàn toàn nằm trong thẩm quyền của quốc hội liên bang, v́ quốc hội đó có quyền ra luật thuế và áp đặt lên tất cả công dân trên 50 tiểu bang.

 

Cái oái ăm là đây chính là lập luận ngay từ đầu của đảng Cộng Hoà khi họ tố cáo bắt nộp phạt là một h́nh thức đánh thuế dân. TT Obama và khối cấp tiến bác bỏ lư luận này một cách mạnh mẽ, nhấn mạnh đây không phải là thuế ǵ hết mà là một h́nh thức phạt (penalty). Bây giờ ông Roberts khẳng định đúng là thuế như phe Cộng Ḥa đă chỉ trích. Nhưng chính tại v́ là thuế nên luật này trở thành hợp Hiến, có thể được áp dụng.

 

Nhiều người trong phe bảo thủ đă cho rằng ông Roberts “xé rào” biểu quyết cùng khối cấp tiến v́ đă khuất phục trước áp lực chính trị của TT Obama khi tổng thống đă đe dọa nếu TCPV thu hồi luật, ông sẽ mang vấn đề TCPV phe đảng để hạ uy tín TCPV. Ông Roberts đă vặn vẹo luật để t́m cách cho thông qua luật của TT Obama. Nhiều người khác thuộc phe cấp tiến th́ cho rằng ông Roberts đă sáng suốt nh́n thấy một khiá cạnh phức tạp của luật Hiến Pháp. Chúng ta không phải là luật gia nên không có khả năng bàn luận về lập luận của ông Roberts. Bỏ qua một bên sự tranh căi này, ta sẽ thấy cái oái ăm của chính trị Mỹ.

 

Kết quả cuối cùng, TT Obama hoan hô quyết định “hợp Hiến" của TCPV nhưng vẫn căi không phải là thuế. Một mâu thuẫn vĩ đại. Phe Cộng Hoà đả kích quyết định của TCPV nhưng lại hô hoán đúng là thuế. Một mâu thuẫn không kém vĩ đại. Cái tài “xuất chúng” của ông thẩm phán Roberts là cài cả hai bên vào thế ... há miệng mắc quai. Bên Dân Chủ nếu cứ khẳng định tiền phạt không phải là thuế th́ sẽ làm mất lư do tồn tại của luật CTYT; trong khi bên Cộng Hoà nếu khăng khăng cho đây là thuế th́ phải chấp nhận tính hợp Hiến của luật CTYT. Đưa đến t́nh trạng cả hai bên đều muốn cho câu chuyện trôi qua, chuyện CTYT không c̣n là đề tài số một của cuộc tranh cử nữa. T́nh trạng này có lợi cho TT Obama khi đa số dân Mỹ vẫn chống luật này, nhưng lại có lợi cho TĐ Romney hơn khi ông bớt phải bối rối giải thích tại sao ông lại chống luật cải tổ mà chính ông đă là cha đẻ, cho dù Romneycare không hoàn toàn giống Obamacare.

 

Quyết định của ông bảo thủ Roberts chẳng những đi ngược lại quan điểm bảo thủ trong vấn đề CTYT, mà quan trọng hơn nữa, ông đă lập ra một tiền lệ cho chính quyền liên bang. Lấy ví dụ nếu chính quyền liên bang muốn cả nước ăn cải xanh, chỉ cần ra luật ai không ăn cải xanh sẽ phải nộp phạt. Thế là tiền phạt trở thành thuế mà quốc hội có thể áp đặt được. Và cả nước phải ăn cải xanh. Và đây là điều khối bảo thủ lo sợ nhất.

 

BẮT BUỘC MUA BẢO HIỂM

 

Mấu chốt trong quyết định của TCPV là điều khoản áp đặt mọi người phải mua bảo hiểm (individual mandate). Ở đây, ta sẽ thấy một ngược ngạo nữa của chính trị Mỹ.

 

Những năm 2007-08, bà Hillary Clinton tranh cử tổng thống với đề nghị cải tổ hệ thống y tế, bắt buộc tất cả mọi người đều phải mua bảo hiểm. Bà đă từng giúp TT Clinton làm chuyện này năm 1993 nhưng thất bại v́ không được hậu thuẫn ngay trong đảng Dân Chủ. Ứng viên Barack Obama kịch liệt chống đối và tố cáo đề nghị này là quá thiên tả (leftist), sẽ đưa đến t́nh trạng cưỡng bách tất cả mọi người phải mua bảo hiểm, là không hợp với những giá trị văn hoá Mỹ, lấy đi quyền tự do quyết định của mỗi người, và sẽ gia tăng chi phí y tế cho tất cả. Ư định của ứng viên Obama rơ ràng là muốn đưa ra một quan điểm ôn hoà để lấy phiếu của khối cử tri Dân Chủ ôn ḥa đồng thời chụp cái mũ thiên tả cực đoan lên đầu bà Hillary. Bây giờ chính TT Obama lại là người chủ trương và làm đúng những ǵ bà Hillary đề nghị.

 

Trong khi đó, TĐ Romney, là người khai sanh ra mô thức bắt buộc mọi người phải mua bảo hiểm nếu không sẽ bị phạt khi ông ra luật CTYT của tiểu bang Massachusetts. Khi đó ông cũng bị chỉ trích là đă khai sanh ra một loại thuế mới, và ông đă khẳng định đó là tiền phạt chứ không phải thuế, y như TT Obama hiện nay đang xác định. Bây giờ TT Obama áp dụng mô thức bắt buộc mọi người mua bảo hiểm nếu không sẽ bị phạt, tức là áp dụng mô thức Romney, nhưng TĐ Romney lại là người nặng nề chỉ trích TT Obama và quả quyết sẽ hủy bỏ điều luật này nếu ông đắc cử tổng thống. TĐ Romney bây giờ cũng lại khẳng định tiền phạt chính là thuế.

 

TĐ Romney ủng hộ chuyện áp đặt mua bảo hiểm khi là thống đốc của tiểu bang cấp tiến nhất Mỹ, bây giờ ra tranh cử trong một đảng bảo thủ, bắt buộc phải đổi lập trường. V́ chuyện này, TĐ Romney bị TT Obama đả kích là “chao đảo” (flip-flop) không có lập trường nhất định. Nhưng chính TT Obama cũng chao đảo không thua ǵ. Ứng viên Obama chống chuyện áp đặt mua bảo hiểm để đánh bà Hillary lấy phiếu của khối ôn ḥa. Thắng cử rồi, ông thay đổi ngay quan điểm, cổ vơ cho việc áp đặt mua bảo hiểm để giữ phiếu của khối cử tri cấp tiến.

 

Nh́n vào những chuyện sàng xê này, người ta chỉ có thể nhận định chính trị coi dzậy mà chẳng bao giờ là dzậy. Quan điểm của các chính khách có thể thay đổi như chong chóng tùy theo nhu cầu chính trị mà vẫn chẳng sao v́ họ đều có sẵn những cách giải thích, phân trần, trong khi các cử tri “đệ tử” của họ đều nhắm mắt ḥ hét theo. Chúng ta càng nghiến răng nghiến lợi sống chết cho một chính khách th́ lại càng chứng tỏ ḿnh đă bị vào xiếc của họ, hay đă trở thành con rối cho tham vọng cá nhân của họ.

 

CẢI TỔ Y TẾ GIÚP NGƯỜI NGHÈO

 

Đây chính là lập luận “câu phiếu” của TT Obama. Ông quảng bá cải tổ của ông sẽ giúp những người nghèo v́ sẽ cho họ cơ hội được bảo hiểm y tế, đồng thời cũng sẽ giảm chi phí các dịch vụ y tế như tiền nhà thương, bác sĩ, thuốc men... Đối với những người nghèo th́ cải tổ của ông sẽ khiến Nhà Nước giúp đỡ họ nhiều hơn, như trợ cấp tiền mua bảo hiểm, tăng tiền medicare và medicaid...

 

Sự thật đây vẫn chỉ là một lời hứa của một chính khách, không hơn không kém.

 

Với ba chục triệu người được bảo hiểm y tế, trong đó có nhiều người bị bệnh nặng mà tiền chữa trị rất cao tại xứ Mỹ này, gánh nặng chi tiêu của các hăng bảo hiểm bắt buộc phải tăng rất cao, chắc chắn như hết ban đêm th́ mặt trời sẽ mọc. V́ cách biệt cung cầu, tiền nhà thương, tiền bác sĩ, tiền thuốc cũng sẽ phải tăng. Mặt khác, gánh nặng trợ cấp của Nhà Nước sẽ tăng, để rồi trước sau ǵ Nha Nước cũng bắt buộc phải t́m cách bù đắp, hoặc là bằng cách tăng thuế, hoặc là bằng cách cắt chi tiêu tức là cắt trợ cấp.

 

Trong t́nh trạng đó th́ câu hỏi đặt ra là ai sẽ là thành phần nạn nhân của sự tăng giá? Nhà Nước Obama khẳng định phí tổn của cải tổ y tế sẽ do giới nhà giàu gánh chịu qua việc tăng thuế họ. Nếu có vị độc giả nào đồng ư th́ vị độc giả đó có lẽ đang ngủ mơ. Vẫn tưởng tăng thuế nhà giàu là phép màu có thể giải quyết được tất cả những vấn đề trên cơi đời ô trọc này, từ khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp, thâm thủng ngân sách, công nợ chồng chất, chi phí y tế, quốc pḥng, giáo dục, ... Cứ tăng thuế nhà giàu là có tiền làm đủ mọi chuyện. Thực tế, với những chi tiêu theo mô thức Obama th́ có đánh thuế 100% hay tịch thu hết tài sản của các triệu phú Mỹ, cũng vẫn không đủ.

 

Mấy ông bà nhà giàu luôn luôn dư thừa tiền bạc để mua bảo hiểm tốt nhất, đi nhà thương sang trọng nhất, kiếm bác sĩ chuyên môn giỏi nhất, và mua đủ loại thuốc hữu hiệu nhất, bất kể có luật cải tổ hay không. Luật CTYT chẳng có ảnh hưởng ǵ đến lối sống của họ hết. Chi phí y tế nói chung có tăng th́ cũng chỉ là... muỗi đốt gỗ đối với họ. Vấn đề nữa là mấy ông bà nhà giàu không ngớ ngẩn ngồi chờ Nhà Nước đến tịch thu tài sản của họ. Họ dư tiền bạc để thuê chuyên gia giúp họ trốn thuế qua các kẽ hở của luật lệ, hay qua sự thông đồng với các chính khách hay công chức tham ô. Cùng lắm th́ họ mang tiền và doanh nghiệp ra ngoài nước.

 

Ngược lại, luật cải tổ y tế sẽ ảnh hưởng mạnh nhất trên khối trung lưu, là khối lừng chừng ở giữa, không dư tiền như các nhà giàu để có thể gánh chịu những tăng giá trong dịch vụ y tế, không có khả năng lách thuế, nhưng cũng không đủ nghèo để được Nhà Nước chu cấp.

 

Giới nhà nghèo cũng không thoát. Ta chỉ cần làm tính cộng trừ nhân chia sơ đẳng cũng thấy phần trợ cấp medicare và medicaid của mỗi người sẽ giảm mạnh trong mười năm tới, hay xa hơn nữa nếu Nhà Nước không có giải pháp nào để lật ngược t́nh thế. Trong tương lai, những người phải xếp hàng hàng giờ, hàng ngày, hay hàng tháng để được phục vụ cũng sẽ là dân nghèo và trung lưu, chứ không có ông bà triệu phú nào phải xếp hàng chờ bác sĩ hay chờ đi mổ.

 

Nói trắng ra, luật CTYT có cái giá phải trả. Những nhà giàu sẽ chẳng bị ảnh hưởng ǵ hết. Nhưng giới trung lưu và giới nhà nghèo chính là những khối chịu gánh nặng nhiều nhất. Những lời quảng bá đẹp đẽ của TT Obama và phe cấp tiến, phụ họa bởi truyền thông ḍng chính, chỉ là nói ra một nửa sự thật. Nói như một ông chính khách Tây, một nửa ổ bánh ḿ vẫn là bánh ḿ, một nửa sự thật không c̣n là sự thật nữa.

 

Trước TT Obama, đă có nhiều tổng thống muốn cải tổ y tế toàn diện, gần đây nhất là TT Clinton, nhưng không ai làm v́ cái giá phải trả quá lớn. Chỉ có TT Obama là người quyết tâm thực hiện bảo hiểm toàn dân bất chấp cái giá phải trả. Đúng hay sai là chuyện lịch sử sẽ phán xét.

 

Trong một thế giới hoàn hảo, cải tổ y tế như TT Obama đă làm là chuyện cần thiết v́ đó là chuyện nhân đạo giúp cho xă hội bớt mâu thuẫn và xung đột, nhưng các chính khách cũng cần đủ can đảm và lương thiện để nói cho dân biết cái giá phải trả, bao nhiêu, và ai sẽ trả. Đúng như người Mỹ vẫn nói, không có bữa cơm nào miễn phi hết (theres no free lunch). Nhưng làm như vậy th́ dĩ nhiên mấy chính khách đó sẽ sớm về vườn ngay trong kỳ bầu cử tới. Mặt trái của dân chủ Mỹ chính là nó chỉ khuyến khích các chính khách hứa cuội, nói láo, và các cử tri trở nên dễ tin, sống trong hy vọng hăo huyền của các lời hứa. (8-7-12)

 

Vũ Linh

 

 

 


 


 

 

 

  http://www.chinhnghia.com/

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/forum/

http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

www.nguyenkinhdoanh.com

www.nguyenkinhdoanh.net

www.lesyminhtung.net

www.diendantheky.net

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: