Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioLearning

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đáp ứng thông tin hai chiều

 

PHỦ NHẬN THIÊN CHÚA

BẰNG THỰC NGHIỆM :  BẾ TẮC

BẰNG LƯ LUẬN   :  TÀO LAO

 

 

Duyên-Lăng Hà Tiến Nhất

 

Trên nhiều websites tiếng Việt lúc này thấy xuất hiện khá nhiều bài viết tán dương và cổ vơ cho quan điểm vô thần (atheistic opinion.) Tất cả gặp nhau ở một điểm là phủ nhận sự hiện hữu của Thiên Chúa (God hay Thượng Đế hay Tạo Hóa.) Điều đáng tiếc là một số đă nhân cơ hội quay sang bôi nhọ, công kích, và mạ lỵ Thiên Chúa Giáo. Các bài viết có khi là sự trực tiếp bầy tỏ quan điểm. Có khi dịch từ các phát biểu hoặc luận văn của các triết gia hoặc khoa học gia hàng đầu trong lănh vực nghiên cứu và khả năng hiểu biết của các vị này. Vấn đề tŕnh bầy một quan điểm, dù là vô thần, để giúp học hỏi là chuyện đáng hoan nghênh. Nhưng đưa ra quan điểm của những nhân vật cho dù thuộc hàng trí giả trong thiên hạ, coi là chân lư tuyệt đối, rồi dựa vào đó để bôi bác, đánh phá, cho tín ngưỡng của người khác là cuồng tín, cực đoan, mê tín, dị đoan v.v. là một chuyện không thể chấp nhận được.

 

Chúng tôi có đọc, không dám nói là hết nhưng, một số khá lớn các bài loại này. Những bài viết phần lớn dựa vào quan điểm của hai nhân vật trí giả hàng đầu trong lănh vực triết học và khoa học hiện nay là triết gia Bertrand Russell và nhà vật lư vũ trụ Stephen Hawking. Nhận định chung của chúng tôi là, con người không thể phủ nhận được sự hiện hữu của Thiên Chúa dù bằng lư luận như Russel, hoặc bằng thực nghiệm như Hawking. Việc làm của họ không đạt được mục đích, bởi v́ không thể và vô ích, hoặc rơi vào bế tắc. V́ thời giờ quá eo hẹp, hôm nay chúng tôi xin đề cập đến quan điểm vô thần của triết gia Bertrand Russell trước. Quan điểm của nhà vật lư vũ trụ Stephen Hawking xin để đến lần sau, khi thời giờ cho phép.

 

Quan điểm vô thần của triết gia Bertrand Russell được tŕnh bầy trong bài diễn văn nổi tiếng của ông “Why I am not a Christian” do ông Lê Dọn Bàn dịch sang tiếng Việt đang được   nhiều người nhắc tới như là một mẫu mực về lư luận trong lúc này. Bài diễn văn được biết đến nhiều là v́ quan điểm vô thần rất quyết liệt của ông. Toàn bài là những luận chứng triết học phủ nhận sự hiện hữu của Thượng Đế. Russell phê phán quan điểm của thần học Kitô giáo là nông cạn và thiếu sót. Chúa Giêsu cũng chẳng tài cán ǵ hơn ai, không phải là một con người khôn ngoan thượng đẳng (ư nói không phải là Thượng Đế.) Nhận định của ông là nếu có Thiên Chúa th́ Thiên Chúa quá tầm thường lại độc ác, v́ đă dựng nên một thế giới đầy rẫy đau khổ và bất công, lại c̣n dựng nên hỏa ngục đời đời để trừng phạt con người có tội. Russell cho rằng Đấng Christ không đứng cao ngang bằng hạng với nhiều nhân vật lịch sử như Đức Phật, Socrates. Xem ra ông rất thù ghét đạo Công Giáo, ông kết luận về Giáo Hội Công Giáo như sau: “Tôi nói với tất cả thận trọng rằng, đạo Kitô, như tổ chức giáo hội, đă từng và vẫn c̣n là thù nghịch chính của các tiến bộ đạo đức trên toàn thế giới……” Russell nói thế nhưng ông không thể chối căi được sự thật lịch sử là, khoa học kỹ thuật tiến bộ và phát triển trước nhất và mạnh mẽ nhất tại các nước theo Thiên Chúa giáo, nền văn minh Thiên Chúa Giáo vươn tới đỉnh cao nhất trong các nền văn minh của nhân loại, những tấm gương sống quên ḿnh v́ hạnh phúc của người khác đa số đều là người Thiên Chúa giáo v.v. và v.v.

 

Chúng tôi tự biết ḿnh tài hèn sức mọn, sở học không nhiều, kiến thức lại thiếu, nhưng cũng dám bạo phổi tŕnh bầy một vài suy nghĩ riêng tư về triết gia Bertrand Russell và những luận chứng của ông nêu lên để bác bỏ sự hiện hữu của Thiên Chúa. Chúng tôi không đi vào phê phán từng luận chứng, mà chỉ nêu một vài điểm quan trọng trong đó và cũng thường gặp ngoài công luận. Mơ ước của chúng tôi là, cho dù có Thiên Chúa hay không, th́ con người cũng nên tôn trọng tín ngưỡng hay không tín ngưỡng của nhau. Đối với bản thân là một tín hữu công giáo, chúng tôi luôn tâm niệm rằng cho dù thật sự không hề có Thiên Chúa đi chăng nữa th́ con người cũng nên tự dựng nên một Thiên Chúa riêng cho ḿnh mà tôn thờ. V́ không có Thiên Chúa, con người sẽ lên ngôi Thiên Chúa. Cái thảm họa “xă hội vô thần của người cộng sản” một phần ba nhân loại ngày nay đă trải nghiệm và mọi người trên thế giới đă mắt thấy tai nghe. Nó dă man, tàn bạo và kinh hoàng như thế nào là một thực tại không ai có thể phủ nhận. (xin thưa mấy ông triết gia Đỏ cũng từ các xứ sở TCG)

 

Để tránh hiểu lầm, chúng tôi xin minh định, bài viết này không phải để tranh luận, lư do là v́ triết gia Bertrand Russell không c̣n nữa. Thật sự chúng tôi cũng không dám, xin nói thật,  mà đơn giản chỉ đưa ra nhận xét riêng tư của chúng tôi về ông, về quan điểm của ông. Lại  nữa, chúng tôi không nhân danh công giáo để phát biểu, mặc dầu chúng tôi là một tín đồ công giáo. Sống trong một thế giới tự do, quyền tự do phát biểu là quyền của mọi người. Chúng tôi dù chỉ là phàm phu, cũng phải được quyền bầy tỏ quan điểm như bất cứ ai. Không phải chỉ có giới này, thành phần nọ mới được quyền phát biểu về những vấn đề quan trọng. Một điềm khác nữa là, để tŕnh bầy quan điểm của ḿnh, chúng tôi không nêu lên vấn đề “Có Thiên Chúa” như một luận đề để bảo vệ. Căn cứ vào tư cách, đạo đức cá nhân của triết gia Bertrand Russell, phân tích các luận chứng ông nêu, chúng tôi cho rằng, quan điểm Thiên Chúa không hiện hữu của ông không đứng vững, các luận chứng ấy chứa đầy rẫy thiếu sót và bất cập về nhiều mặt. Những thiếu sót và bất cập đó có thể xem như là mặt tích cực trong việc bảo vệ quan điểm riêng của chúng tôi “Có Thiên Chúa hiện hữu” mà như đă nói trên, chúng tôi không nêu lên thành một luận đề để bênh vực. Đó là cách gián tiếp chúng tôi tŕnh bầy quan điểm của ḿnh.

 

Bước vào bài viết, chúng tôi xin đặt ra một câu hỏi rồi sẽ tuần tự bàn bạc để bạn đọc dễ theo dơi. Câu hỏi đó là: Bertrand Russell cho rằng Thiên Chúa không hiện hữu, tức không có vấn đề sáng tạo, hay nói cách khác, vũ trụ vạn vật là do chúng tự thành, có phải là một chân lư đáng tin cậy không? Câu trả lời của chúng tôi đơn giản là KHÔNG. Và tại sao th́:

 

1.   Với  kinh nghiệm -   Chỉ cần hướng mũi giáo vào vài điểm khó giải và nhậy cảm nhất mà Russell nêu lên trong bài diễn văn “Why I am not a Christian” là có câu trả lời rồi. Các luận chứng của ông phần nhiều (nói hơi quá) đều là lư sự cùn (triết lư mà,) đôi khi nhảm nhí nữa. Vả lại, như chúng ta thường thấy xẩy ra trong triết học, học thuyết này đánh đổ học thuyết khác, triết lư nọ phủ định triết lư kia là chuyện xẩy ra như cơm bữa. Điều này dễ hiểu thôi, bởi v́ tất cả chỉ là lư thuyết, nói đúng hơn là giả thuyết, không có chứng minh cụ thể. Duy vật sử quan (Materialistic Conception of History) là một lư thuyết vô thần hấp dẫn nhất từ trước đến nay, bởi v́ nó dựa trên căn bản đáng tin cậy nhất để thuyết phục là dùng lịch sử giải thích sự tiến hóa của xă hội, thế mà cũng đang trên con đường đi tới nghĩa địa, th́ thử hỏi ba cái lư sự cùn của Russell có nhằm nḥ ǵ., đứng vững và tồn tại được măi không? Dùng lư luận để phủ nhận Thượng Đế là điều không tưởng và vô ích, bởi v́ kinh nghiệm sống cho thấy, tin có Thượng Đế là một “đức tính” nền tảng của đời sống tâm linh của con người từ lúc sinh ra.

 

 Một đứa trẻ c̣n rất nhỏ mỗi khi gặp đe dọa, nơi nó chạy đến để t́m sự che chở là cha mẹ. Trước sự đe dọa, cha mẹ em bé dù là người tàn tật, yếu đuối, hay bất lực, em bé vẫn chỉ t́m đến cha mẹ chứ không một ai khác. Tại sao? Là bới v́ em chỉ tin vào cha mẹ em. Tự nhiên thế thôi. Càng khôn lớn hơn, đời sống tâm linh con người càng trưởng thành hơn. Cuộc sống bắt buộc phải đấu tranh quá phức tạp mà sự che chở của cha mẹ không đủ bảo đảm nữa, sự tin tưởng của đứa con vào cha mẹ tự nhiên chuyển dần sang một đấng thần linh quyền năng.

 

Người theo Phật tin Phật. Người Hồi tin Đấng Allah. Người theo Chúa tin Chúa v.v. Đức tin như vậy là bẩm sinh và là thuộc tính của con người. Không ai có khả năng tiêu diệt niềm tin đó được. Hỏi, người CS có chắc chắn vô thần không? Thưa, chưa chắc. Phạm Văn Đồng lúc về già lại gơ mơ tụng kinh. Lenin trước khi chết mơ ước có 10 Fransis Assisi (vị thánh bên Công Giáo) để xây dựng lại nước Nga là những thí dụ nên suy gẫm. Họ thực sự vô thần hay hữu thần?

 

2.   Tiểu xảo của Russell -  Bertrand Russell tự biết không thể đạp đổ được tượng thần Thượng Đế trong tâm thức con người, ông phải vận dụng đến hạ sách là hạ thấp tư cách cá nhân của Đức Giêsu để làm việc đó. Ông đánh giá Đức Giêsu là một con người kém trí tuệ, thiếu khôn ngoan, và thiếu cả đạo đức (độc ác) v.v. Chúng ta thử nh́n vào cái hạ sách này xem sao.

 

a/   Chúa bất tài  -  Nếu Thiên Chúa thật sự vô cùng tài trí và khôn ngoan, Ngài đă chẳng dựng nên một thế giới chênh lệch và đầy rẫy bất công như thế này. Kẻ quá giầu, người lại quá nghèo. Người quyền cao chức trọng, kẻ làm tôi mọi suốt đời không ngóc đầu nổi. Người th́ quá thông minh, kẻ ngu dốt đến lạ lùng ….. Đó là lư luận và biện chứng nêu ra để phê b́nh Chúa: Ngài là một con người kém thông minh và thiếu khôn ngoan. Đây là vấn nạn của hầu hết mọi người trên thế gian chứ không phải riêng ǵ Bertrand Russell. Một xă hội không c̣n bất công, không c̣n người bóc lột người, mọi người sống b́nh quyền và b́nh đảng, làm việc theo khả năng, hưởng theo nhu cầu v.v. là điều ai không mơ ước?  CS Nga, CS Tầu, CS Vietnam đă cố gắng thử xây dựng xă hội lư tưởng này rồi, nhưng kết cục lại chỉ là một xă hội phản chứng trần truồng và thê thảm: bất công càng chồng chất bất công, chênh lệch càng thêm chênh lệch, đạo đức càng ngày càng suy đồi, xă hội điên đảo càng đảo điên hơn, con ngựi càng bóc lột con người hơn. Cả Giáo Hội Công Giáo thời sơ khai cũng đă từng xây dựng giáo hội cộng sản. Nhưng khó quá. Giáo Hội cũng không làm nổi, đành phải dừng lại ở chỗ rao giảng luật yêu thương của Chúa cho con người thực hành mà cải tạo xă hội.

 

Để lư giải cái vấn nạn vô cùng khó khăn này, chúng ta thử tưởng tượng thế này. Thế giới hiện nay có khoảng 14 tỷ người. Chúa công bằng vô cùng, dựng nên 14 tỷ người này và thỏa măn cho họ đầy đủ mọi nhu cầu một cách sung măn và đồng đều, không ai hơn kém ai. 14 tỷ ngựi tài trí thông minh như nhau, học giỏi như nhau, thành đạt như nhau, công ăn việc làm như nhau, tiền bạc kiếm bằng nhau, có nhà ở khang trang như nhau, xe hơi giống nhau, gia đ́nh vợ đẹp con khôn như nhau v.v. Như vậy th́ chuyện ǵ sẽ xẩy ra? Chắc chắn mọi người lúc đó sẽ lại chửi Chúa rằng: Thiên Chúa ǵ mà ngu quá vậy không biết. Cái thế giới monotone (đơn điệu) thế này boring (nhàm chán) quá, như thế này th́ làm sao mà sống nổi đây? Lúc đó con người lại mơ ước trở lại cuộc sống xưa kia, dù sao cũng đỡ nhàm chán hơn. Như thế th́ người ta chỉ biết trách móc Chúa mà không hiểu Ngài. Chúa tạo ra cái thế giới chênh lệch và bất công này để làm ǵ? Nếu triết gia Bertrand Russell có thực sự nghiêm chỉnh đọc Thánh Kinh, hẳn ông sẽ t́m ra được thánh ư của Chúa. Ngài dậy: “… … Điều răn thứ hai là: Người phải yêu người thân cận như chính ḿnh (Mc 12, 31.) Thiên Chúa dựng nên con người, đ̣i buộc con người phải thương yêu nhau, c̣n tạo ra cơ hội là dựng nên một xă hội không đồng đều và đầy rẫy bất công để con người thực hành đức bác ái. Thực hành luật yêu thương là chia sẻ và san sẻ cho nhau các sở hữu tinh thần lẫn vật chất. Chiến tranh, loạn lạc, tai ương, bất công, đói khổ v.v. là tại con người thiếu t́nh yêu thương, không biết chia sẻ và san sẻ cho nhau những ǵ ḿnh nhận được từ Thiên Chúa hơn người khác. Nếu con người sống luật yêu thương như Chúa dậy th́ thế giới sẽ không có chiến tranh, xă hội sẽ hết bất công, và con người đâu có c̣n phải đau khổ. Vậy th́ thế giới bất công là do Thiên Chúa bất tài, kém thông minh hay tại con người tham lam, ích kỷ?

 

b/   Chúa ác độc  -  Quả thực cái h́nh ảnh “hỏa ngục đời đời” Chúa dựng nên để phạt kẻ có tôi xem ra tàn nhẫn và độc ác quá. Nhưng vẫn là chuyện có thể hiểu được và cũng dễ chấp nhận thôi nếu chúng ta chịu t́m ṭi và suy nghĩ. Chúng tôi muốn nói với những ai không chấp nhận sự hiện hữu của Thiên Chúa quyền năng rằng, “nếu” có Thiên Chúa th́ Ngài thuộc về thế giới thường c̣n và vô h́nh, chứ không thuộc thế giới vô thường và hữu h́nh này. Do đó những chữ “đời đời, vĩnh hằng v.v.” nên hiểu ư niệm thời gian là của thế giới vô thường. Thật ra chẳng làm ǵ có thời gian. Thời gian chỉ là khái niệm con người dùng để mô tả sự thay đổi của vạn vật. Trái đất quay nửa ṿng chung quang trục Bắc Nam từ Đông sang Tây ta có một ngày. Nó di chuyển trên quĩ đạo chung quanh Mặt trời một ṿng ta có một năm. Giả sử trái đất đứng yên một chỗ, không di chuyển, cũng không quay th́ làm ǵ có ngày và có năm. Nhà triết học qua bên thế giới thường c̣n mà nói chữ “đời đời” hay “vĩnh hằng” v.v. người ta sẽ cười cho.

 

Vậy phải giải thích chữ “đời đời trong hỏa ngục” như thế nào để cho Chúa khỏi phải bị nguyền rủa là ác đức?

 

Một vật xoay tṛn đều - cái bánh xe chẳng hạn - phát sinh ra lực qui tâm, và đồng thời c̣n phát sinh ra phản lực gọi là lực ly tâm. Tất cả các vật thể nằm trong ṿng ảnh hưởng của sự quay đều của bánh xe đều bị hai lực đó tác động, hoặc bị hút vào tâm của bánh xe, hoặc bị đẩy ra xa khỏi bánh xe. Bánh xe càng quay nhanh, sức hút và sức đẩy càng mạnh. Mỗi vật thể  nằm trong tầm ảnh hưởng của bánh xe quay chỉ bị tác động một lần, hoặc bị hút, hoặc bị đẩy, và hậu quả là vĩnh viễn, nghĩa là không bao giờ có chuyện hút vào rồi lại đẩy ra hay ngược lại nữa.

 

Con người sống trên đời, thân xác có sinh, có diệt nên thuộc thế giới vô thường đời này. Linh hồn (tâm thức?) không bị hủy hoại nên sau khi chết, đi về thế giới thường c̣n. Việc thiện, ác của con người trên đời do tâm thức tự do quyết định mà làm ra nên vẫn đi theo tâm thức về thế giới bên kia. Thế giới thường c̣n bên kia ví như cái bánh xe quay tṛn đều. nó cũng phát sinh ra lực qui tâm và phản lực ly tâm. Con người chết, phần tâm thức mang theo về thế giới bên kia các việc thiện, ác đă làm ở trên đời. Do đó nó được hút vào thiên đàng hay bị đẩy xuống hỏa ngục tùy theo mức độ nhiều ít hay nặng nhẹ của thiện, ác. Tác động của bánh xe vô h́nh này đối với mỗi linh hồn cũng chỉ xẩy ra một lần và hậu quả vĩnh viễn. Đó là ư niệm đời đời ở bên kia thế giới thường c̣n: thiên đàng hay hỏa ngục.

 

Chúng tôi đưa ra h́nh ảnh cái bánh xe quay để giải thích khái niệm thời gian của thiên đàng (vĩnh cửu) và hỏa ngục (đời đời) cho dễ hiểu thôi, mặc dù chính ḿnh cũng chưa hẳn thỏa măn với sự giải thích đó. Chắc chắn không thể dùng h́nh ảnh của thế giới vô thường này để cắt nghĩa việc thưởng phạt đời sau của Thiên Chúa được, bởi v́ vấn đề sẽ rơi vào bế tắc. Rất tiếc sự bế tắc lại nằm trong giáo lư của Phật, lănh vực mà tôi đă thú nhận là thiếu kiến thức nên không dám lạm bàn, rất dễ bị hiểu lầm và lầm lẫn. Bởi v́ bên Thiên Chúa Giáo có vấn đề “hỏa ngục đời đời” nên triết gia Bertrand Russell cho là Chúa Giêsu độc ác, thiếu khoan dung, tư cách thua cả Đức Phật hay Socrates. Do đó mà chúng tôi muốn cho thấy rằng theo kinh Phật, con người ta sau cái chết, tùy nghiệp sẽ thành Phật, vô Niết Bàn, xuống ngục A Tỳ hay đầu thai là chuyện không lư giải được: bế tắc. Chúa Giêsu vẫn là Thiên Chúa nhân hậu và đầy khoan dung, không tin cứ thử khiêm tốn qùi dưới chân Thánh Giá suy gẫm mà coi sẽ thấy.

 

Như vừa tŕnh bầy, phê b́nh những điều vô cùng rối rắm và khó hiểu trong giáo lư của Đức Phật thật sự ngoài khả năng của tôi. Để giữ cho không khí ḥa ái và cho bớt nhức đầu, tôi xin kể hầu quí bạn đọc câu chuyện ngày xưa cho vui. Khoảng 1978 hồi c̣n nằm trong trại tù Tân Lập, Vĩnh Phú, tôi ở cùng đội với một vị Đại Đức tên Minh, tuyên úy Phật Giáo QĐIII. Ông ở trên lầu (sàn trên), nằm bên cạnh đại úy Nguyễn Hưng, phi công, con của cựu tỉnh trưởng tỉnh Định Tường thời Đệ ICH, cụ Nguyễn Trân. Tôi nằm tầng trệt (sàn dưới.) Buổi chiều sau khi tù vô “chuồng,” thỉnh thoảng tôi lên lầu truyện gẫu với vị tuyên úy dễ mến này. Có một lần chúng tôi đàm đạo về Phập Pháp (tôi muốn học hỏi.) Tôi hỏi thầy Minh về cái pháp vô ngă, vô thường trong đạo Phật. Ông giảng cho tôi một thôi một hồi, rồi sau cùng hỏi tôi có hiểu không. Tôi trêu chọc ông, thật sự chẳng hiểu mô tê ǵ (đói thấy mụ nội làm sao mà hiểu): “Th́ thấy có thầy Minh đấy, mà lại không phải là thầy Minh, nhưng hóa ra là thầy Minh thật, thế mới hay.” Ông cười hiền hậu: “Anh hiểu rồi đấy.” Tôi được trớn đùa thêm: “Bởi v́ ông cũng đang nằm trong pḥng giam trại tù Tân Lập chứ có phải tại pḥng tuyên úy ở Biên Ḥa đâu.”  Thật ra tôi mù mờ chẳng hiểu ǵ cả. Đại Đức Minh khen thật hay khen xă giao, tôi cũng chẳng biết nữa.

 

Cái bế tắc tôi muốn nói ở đây không phải vấn đề vô thường hay thường c̣n, vô ngă hay tự ngă, mà là vấn đề hai chữ “tự do” của con người theo Phật Giáo. Một người, tôi đặt tên là A chẳng hạn, c̣n sống anh rất khôn ngoan và xông xáo. Suốt đời anh bất kể Trời, Phật, bất chấp luật pháp, việc tàn ác, thất đức nào anh cũng không từ,  miễn sao anh và vợ con anh được sung sướng. Sau khi chết, với bản chất khôn ngoan và xông xáo cố hữu, để được sung sướng, A nhất định phải bon chen nhập vào Đại Ngă của vũ trụ để thành Phật, hay ít ra xoay xở vô Niết Bàn cho sướng, chứ tội ǵ chui đầu vào ngục A tỳ hay đầu thai thành trâu, chó cho khổ. Ai cấm anh đâu? Tự do mà. Nếu anh không được phép hành động theo bản năng th́ rơ ràng anh đă mất tự do. V́ trên đời anh ác độc quá nên anh bị bắt phải đi đầu thai làm con trâu kép cầy trả báo. Câu hỏi đặt ra là, ai, cái ǵ có quyền bắt anh A phải đi đầu thai làm kiếp trâu? Ai có khả năng và có quyền tước đi quyền tư do hành động theo bản năng vốn có của anh? Nếu có Đại Đức Minh ở đây, tôi tin chắc ông sẽ trả lời tôi rằng nguyên do là tại cái “Nghiệp” của A. Vâng tôi biết thế. Phật Pháp dậy rằng Nghiệp là nguyên nhân gây ra Quả. Vâng, nhưng Nghiệp đây chỉ là một khái niệm trừu tượng, vô ngă, vô tri th́ làm sao nó có ư chí và quyền năng để tước đoạt tự do của anh A được. Tôi cho rằng đó là chỗ bế tắc của Phật Pháp bởi v́ Đức Phật cũng đă gạt bỏ đi Thượng Đế quyền năng.

 

Tiện đây tôi cũng xin tạt qua vấn đề Phật Pháp “Duyên Khởi” trong đạo Phật một tí. Phật Pháp dậy rằng, trong cái thế giới vô thường này, tất cả đều tùy Duyên. Hữu Duyên tất thành, vô Duyên tất hoại. Nhưng cái ư niệm “Duyên” nó có khác cái ǵ ư niệm Nghiệp ǵ đâu. Duyên cũng chỉ là một ư niệm mơ hồ, trừu tượng, vô ngă và vô tri th́ làm sao tác động vào vạn vật để khiến chúng thành hay hoại được. Cứ coi Duyên như một chất xúc tác đi. Nhưng chất xúc tác trong hóa học là vật chất hữu thể, nó khác xa. Luận lư về Nghiệp hay Duyên cũng giống như lư luận đấu tranh giai cấp của Marx. Marx nói trong xă hội con người cần có đấu tranh gai cấp mới có tiến bộ. Khi được hỏi, khi các giai cấp đă bị tiêu diệt, chỉ c̣n giai cấp công nhân thôi th́ có phải giai cấp này hết đối tượng tranh đấu, xă hội hết tiến hóa không? Marx bí quá trả lời, lúc đó con người đấu tranh với thiên nhiên. Một triết gia lừng danh, một trí giả khuynh đảo được cả thế giới, thế mà lúc lâm vào chỗ bí th́ hồ đồ, ăn nói tào lao như vậy đó. Thê thảm!

 

3.   Bertrand Russell: một bậc trí giả hay trí thức gà mờ?

 

Sau cùng, để làm rơ tính khả tín trong quan điểm vô thần của triết gia Bertrand Russell, chúng tôi xin nhận định về tính cách trung thực trong quan điểm của ông, tức là sự vô tư, sáng suốt của người nêu quan điểm, mà không quan ngại đến sự chính xác của quan điểm. Sau đây cần nêu lên một vài điểm mốc lịch sử cần thiết trong thời sinh tiền của ông để nh́n vấn đề cho thấu đáo:

 

-          Bertrand Russell:        sanh năm 1872                        chết năm 1970 (thọ 97 tuổi)

-          Karl Marx:                   sanh năm 1818                        chết năm 1883 (tho 64 tuổi)

-          Liên Bang Sô Viết thành lập                                      : năm 1917

-          Hiệp Định Geneve chia cắt VN                                  : ngày 21 - 7- 1954

-          Tỉnh lỵ Phước Thành của VNCH bị CS chiếm:          : ngày 18 - 9 - 1961

-          Trận Ấp Bắc tỉnh Bến Tre xẩy ra                                : ngày 02 - 1 - 1963

-          Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đổ bộ lên Đà Nẵng       : ngày 08 - 3 - 1965

 

Nh́n vào các mốc thời gian trên, trong mỗi người  không thể không nẩy sinh ra một số thắc mắc. Những thắc mắc phải có như sau:

 

a/   Thời sanh tiền của triết gia Bertrand Russell (97 năm) là thời kỳ bành trướng mạnh nhất của triết thuyết duy vật của Karl Marx. Russell có hiểu biết ǵ về lư thuyết Duy Vật Biện Chứng của Karl Marx không? Ông có nh́n thấy hay biết ǵ về việc người CS thực hành triết lư duy vật vô thần của Marx tại các nước CS Nga, Đông Âu, Trung Hoa, VN, Triều Tiên, và nhiều nơi khác nữa trên thế giới không?

 

b/   Theo Hiệp Định Geneve, VN bị chia cắt tạm thời thành 2 quốc gia riêng biệt: VNCH miền Nam, và VNDCCH miền Bắc. Biến cố có tính cách quốc tế quan trọng này xẩy ra tại Geneve, Thụy Sĩ, triết gia Russell có biết việc phân chia này không?

 

c/   Chiến tranh xâm lược miền Bắc gây ra cho miền Nam có thể kể từ khi CS đánh chiếm tỉnh lỵ Phước Thành ngày 18-9-1961, sau đó trận Ấp Bắc ngày 01-1-1963, và rồi cứ thế càng ngày càng bùng nổ lớn và khốc liệt theo thời gian. Báo chí Tây phương có tường thật không?

 

d/   Hoa Kỳ chỉ thực sự tham chiến tại VN kể từ ngày Thủy Quân Lục Chiến của họ đổ bộ lên Đà Nẵng ngày 8-3-1965. Điều này có nghĩa là VGCS miền Bắc gây chiến xâm lược miền Nam trước rồi Hoa Kỳ mới nhẩy vào tham chiến sau. Bertrand Russell có biết các sự kiện này không?

 

Có thể nói Russell là người sinh ra cùng thời với chủ nghĩa vô sản của Marx, nên con người ông đồng thời cũng gắn liền với cuộc chiến tranh xâm lược để bành trướng của chủ nghĩa này. Tất cả các sự kiện xẩy ra liên quan đến VN trong thời chiến chắc chắn phải được phổ biến từng ngày, từng giờ trên các phương tiện truyền thông Âu Châu. Một triết gia lớn như Russell không thể không biết hoặc nhầm lẫn được. Ông đủ trí tuệ để biết nguyên nhân của cuộc chiến, phân biệt được ai là kẻ gây chiến, và ai bị bó buộc phải tự vệ. Thế nhưng triết gia Russell đă đứng hẳn về phía bọn xâm lược Bắc Việt. Ông lập ra các ṭa án xử tội ác chiến tranh nhắm vào Hoa Kỳ. Chúng tôi không tán thành việc nước Mỹ trực tiếp tham chiến tại VN, nhưng việc quân đội Hoa Kỳ sử dụng vũ khí ǵ, phương tiện chiến tranh nào để chiến đấu, so với việc giết người bằng cách trấn nước, bổ quốc lên đầu, lấy dao cắt cổ, mổ bụng để nhét chất nổ vào trong, giật ḿn xe đ̣, pháo kích trường học v.v. của VGCS th́ hăy c̣n thua xa về mức độ dă man và tàn bạo. Ṭa án của triết gia Russell đă tổ chức nhiều phiên ṭa ở Âu Châu và Mỹ. Tháng 11-1969 ông c̣n kêu gọi ông U Thant, Tổng Thư Kư Liên Hiệp Quốc hỗ trợ cho ông thiết lập một Ủy Ban Quốc Tế điều tra việc ông cho là Hoa Kỳ hành hạ và giệt chủng dân chúng miền Nam VN trong thời chiến tranh. Ư ông muốn đem vụ Mỹ Lai ra xử. Thật là quái đản, một vụ giệt chủng khủng khiếp hơn vụ Mỹ Lai gấp bội, tàn ác gấp bội, nhất là được tính toán kỹ càng ở Huế mà chúng ta thường gọi là “Vụ thảm sát tết Mậu Thân” xẩy ra trước vụ Mỹ Lai chỉ vài tháng trời, thế mà Bertrand Russell không biết? Không ai thấy ông nói lên dù chỉ một nửa lời công đạo? Không lẽ ông không biết vụ thảm sát tết Mậu Thân thật?

 

Thái độ của Bertrand Russell buộc người VN chúng ta phải đặt ra thắc mắc là ông có biết hay không biết các biến cố trong chiến tranh VN, hiểu hay không hiểu vấn đề để chọn thái độ và chỗ đứng cho đúng với cương vị và đạo làm người  của ông? Nếu ông biết mà vẫn giữ lập trường và chọn chỗ đứng bên cạnh bọn xâm lược Bắc Việt th́ ông không xứng đáng được gọi là trí thức, chứ chưa nói là trí giả, là một con người đầy thiên kiến, thiên vị, vô lương tâm và vô nhân đạo. C̣n như nếu ông không biết th́ quả thật khả năng nhận thức của một triết gia như ông rất đáng nghi ngờ. Chuyện xẩy ra ở dưới đất ông không biết th́ làm sao biết được chuyện trên trời? Việc con người mà ông không biết, hoặc biết không đến nơi đến chốn th́ làm sao khẳng định được việc của Thượng Đế? Chuyện ngay trước mặt và trong tầm nh́n mà ông không nắm vững th́ làm sao thấu đáo được thực tại Thiên Chúa vô h́nh, có hay không có? Vậy th́ ông chứng minh được cái ǵ bằng ba cái lư sự cùn của ông?

 

Như trên chúng tôi đă viết, triết thuyết này có thể bị triết thuyết khác đánh đổ. Như vậy th́ bất kỳ triết tuyết nào cũng vậy, chưa phải là sự thật phổ quát, là chân lư tuyệt đối. Quan điểm của triết gia Bertrand Russell cũng không ngoại lệ, nó không thể được coi là chân lư hiển nhiên mọi  người phải chấp nhận. Hơn nữa tư cách và đạo đức cá nhân của ông c̣n có nhiều chỗ bất cập như đă tŕnh bầy. Cho nên việc phủ nhận sự hiện hữu của Thiên Chúa của ông chỉ đáng kể là một mớ lư luân tào lao. Ông có đọc Thánh Kinh, nhưng đọc để đem ra bôi bác. Đáng tiếc, trong Kinh Thánh có chỗ Chúa Giêsu nói rơ về ông, ông lại không chịu đọc, hoặc có đọc mà không thèm quan tâm. Chúa nói: “Lậy Cha là Chúa tể trời đất, Con xin ngợi khen Cha, v́ Cha đă giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn. Vâng, lậy Cha, v́ đó là điều đẹp ư Cha (Mt 11, 25-26.)

 

Duyên Lăng Hà Tiến Nhất

 

 

 


 


 

 

  http://www.chinhnghia.com/

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/forum/

http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: