US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

 

NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot  Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám

 


Thư Viện Hoa Sen

Sai Gon Echo

Viễn Đông Daily

Người Việt

Việt Báo

Việt List

Xây Dựng

Phi Dũng

Việt Thức

Hoa Vô Ưu

Việt Tribune

Bia Miệng

Saigon Times USA

Người Việt Seatle

Cali Today

Dân Việt

Việt Luận

Nam ÚcTuần Báo

Tin Mới

Tiền Phong

Xă Luận

Dân Trí

Tuổi Trẻ

Express

Lao Động

Thanh Niên

Tiền Phong

Tấm Gương

Sài G̣n

Sách Hiếm

ThếGiới

Đỉnh Sóng

Eurasia

Bắc Bộ Phủ

Nguyễn Tấn Dũng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

 

SÁCH TÀI  LIỆU

 

 

Richard H.Shultz, Jr

Cuộc chiến tranh bí mật

chống Hà Nội

 

 

  

CHƯƠNG BA

 

BẮC TIẾN

 

 

 

 

 

 

Khi tổng thống Kenedy tuyên bố tại phiên họp đầu tiên của Hội đồng an ninh quốc gia ngày 28 tháng Giêng 1961 rằng ông muốn tiến hành hoạt động du kích trong ḷng miền Bắc, ư nghĩ đó xuất phát từ mối quan tâm sâu sắc từ rất lâu của ông đối với chiến tranh đặc biệt. Ngày 27-4-1961, Kenedy nói với các thành viên của Hội đồng an ninh quốc gia "Chúng ta bị chống đối ở khắp nơi trên thế giới bởi các thế lực dựa chủ yếu vào các phương tiện bí mật để mở rộng phạm vi ảnh hưởng - bằng xâm nhập chứ không xâm lược, lật đổ chứ không bầu cử, hoạt động du kích ban đêm chứ không dùng lực lượng quân đội ban ngày". Chính quyền cần hiểu rơ Hoa Kỳ đang phải đối mặt với những ǵ. Theo Kenedy "đó là cuộc đấu tranh c̣n khó khăn hơn chiến tranh trên nhiều khía cạnh" và nước Mỹ cần bắt đầu đọc tác phẩm của Mao Trạch Đông và Che Guevara về chiến tranh du kích(1). Và ông đă làm đúng như vậy.

 

Khi báo cáo trước Hội đồng an ninh buổi họp đó, tướng Lansdale nêu rơ Việt Cộng đang tiến hành một chiến dịch chiến tranh du kích ngày càng thành công và mở rộng chống lại Nam Việt Nam. Chiến lược của Việt Cộng do Hà Nội hỗ trợ rất tinh vi với mục đích cuối cùng là lật đổ chế độ Diệm. Theo Lansdale sự sụp đổ của chế độ Sài G̣n đă hiện ra ở phía chân trời.

 

Tại sao Việt Cộng lại thành công như vậy? Liệu chúng ta có thể tạo ra điều tương tự ở miền Bắc không? Ít nhất có hai yếu tố dẫn đến sự phát triển nhanh chóng của Việt Cộng. Thứ nhất là kinh nghiệm. Hồ Chí Minh và các nhà lănh đạo cao cấp của Đảng Cộng sản Việt Nam là bậc thầy về những nguyên tắc chiến tranh cách mạng, việc họ đánh bại Pháp chứng minh rơ điều này. Khi Hà Nội quyết định thay đổi chiến lược từ đấu tranh chính trị sang đấu tranh vũ trang ở miền Nam vào năm 1960, những người được cử đi miền Nam để thực hiện chiến lược đó được học tập và có nhiều kinh nghiệm về chiến tranh cách mạng. Những cán bộ nằm lại miền Nam sau năm 1954 cũng giàu kinh nghiệm như vậy và giờ đây họ được chỉ thị tái tiến hành hoạt động quân sự.

 

Vào tháng 12-1960, những kinh nghiệm này đă mang lại kết quả và Hà Nội quyết định đă đến lúc chính thức thành lập Mặt trận giải phóng miền Nam. Mục đích của Mặt trận, hay theo cách gọi của Mỹ: Việt Cộng, là tiến hành cuộc tổng nổi dậy vũ trang ở Nam Việt Nam. Mặc dầu do Hà Nội kiểm soát, Mặt trận giải phóng miền Nam tuyên bố đấu tranh v́ độc lập dân tộc chứ không phải đấu tranh giai cấp. Điều này đă mở rộng cơ sở chính trị và dễ dàng tuyên truyền trên trường quốc tế. Đấu tranh giai cấp cần phải chờ sau khi đă có cuộc cách mạng. Mặt trận đơn giản chỉ là một phiên bản mới của tổ chức Việt Minh do Hồ Chí Minh thành lập năm 1941 để huy động tinh thần chống Pháp và Nhật vào phong trào đấu tranh cách mạng. Tuy nhiên Mặt trận có hai lợi thế cực kỳ quan trọng: (1) Mặt trận có thể rút kinh nghiệm và bài học mà Hà Nội tích luỹ được từ chiến thắng của Việt Minh đối với Pháp năm 1954 và (2) được miền Bắc cung cấp phương tiện và cả quân đội.

 

Vào những năm 1960, nhiều yếu tố hư cấu được phủ lên Việt Cộng, kể cả từ hai phía phản đối và ủng hộ họ. Một bên, trong đó có Washington, mô tả Việt Cộng là một tổ chức khủng bố mà thành công chỉ dựa trên sự cưỡng bức. Ví dụ, tháng 12-1961, sách trắng của chính quyền Kenedy về t́nh h́nh Việt Nam cho rằng phong trào (Việt Cộng) "dựa vào mọi biện pháp để gây rối loạn và mất trật tự... mọi chiến thuật, kể cả khủng bố, hoạt động vũ trang hoặc thuyết phục đều được sử dụng"(2). Phía bên kia, phong trào phản chiến tại Hoa Kỳ, lăng mạn hoá h́nh ảnh Việt Cộng như là du kích chân đất và họ thành công v́, theo như Fitzgerald, "những người nông dân Việt Nam thấy họ tốt hơn"(3).

 

Mỗi quan điểm đều có phần sư thật. Việt Cộng không cần mất nhiều thời gian để tuyển lựa nông dân, điều đó phản ánh thái độ tôn trọng đối với họ. Tuy nhiên họ cũng ám sát địa chủ và quan chức chính phủ. Trong thực tế, Việt Cộng là một phong trào có tổ chức cao kết hợp các yếu tố tư tưởng, tổ chức, chính sách và chương tŕnh cải tổ, tuyên truyền chủ nghĩa dân tộc và bạo lực thành một chiến lược chính trị- quân sự của chiến tranh cách mạng.

 

Lư do thứ hai giúp Việt Cộng phát triển nhanh chóng có liên quan với chính quyền Diệm. Diệm được mô tả là người "bất tài đă giữ vị trí lâu hơn dự kiến của mọi người... khép kín và hoang tưởng, Diệm lệ thuộc hoàn toàn vào gia đ́nh, không chịu giao quyền hành và chẳng làm ǵ để tạo ra một chính phủ được ủng hộ rộng răi"(4). Tham nhũng, bất tài, đàn áp, và xa rời dân là những đặc trưng của chính quyền Diệm vào đầu những năm 1960. Rơ rằng t́nh thế là có lợi cho Việt Cộng.

 

Với Mỹ, cả hai lợi thế này không tồn tại ở miền Bắc vào năm 1961. Thứ nhất, chưa hề có phong trào chống đối cộng sản sẵn có để dựa vào. Những điệp viên nằm vùng mà Lansdale đă cài lại ở miền Bắc đă bị Bộ Nội vụ bóc gỡ từ lâu. Không có những người chờ đợi tín hiệu để kích động sự chống đối vũ trang ở miền Bắc như đă từng xảy ra ở miền Nam vào năm 1959. Thứ hai, Hồ Chí Minh và những người đồng chí thành lập một cấu trúc phản gián nhà nước và hệ thống an ninh của họ thật hữu hiệu. Cựu giám đốc CIA William Colby nhận xét "Xă hội được tổ chức chặt chẽ, không ai lại có thể nằm ngoài tổ chức... một xă hội rất kỷ luật. Đó là nơi chúng ta thực hiện các hoạt động chống lại họ"(5).

 

Liệu Bộ trưởng Quốc pḥng McNamara có nhận ra điều này không khi ông ép Lầu Năm Góc nhận bàn giao các hoạt động ngầm chống lại miền Bắc từ CIA? Rơ ràng là không. McNamara không đổ lỗi thất bại của CIA cho sự khó khăn của mục tiêu mà cho sự rụt rè của cơ quan này. Những ǵ cần là một chiến dịch lớn hơn. Hăy làm cái ǵ thật lớn và tung nhiều toán biệt kích ra Bắc - đó là câu trả lời. Giới quân sự có thể nạp thêm nhiều năng lượng cho các hoạt động đó. Trong hồi kư, McNamara thừa nhận là "đó là mục tiêu quá tham vọng”(6). Có thể là như vậy. Nhưng vào những năm đầu 1960, ông là người nhiệt t́nh ủng hộ hoạt động ngầm vốn đang mê hoặc chính quyền Kenedy.

 

Richard Helm, lúc bấy giờ là Phó Giám đốc CIA phụ trách kế hoạch, tham dự cuộc họp của Uỷ ban 303 xem xét tất cả các hoạt động ngầm. Helm đă thăng tiến bằng con đường chuyên môn và đến năm 1966 nắng giữ cương vị giám đốc Helm là người điều hành hoạt động bí mật. Ông biết rơ công việc và không hề ảo tưởng rằng hoạt động ngầm là chiếc đũa thần kỳ. Nó đ̣i hỏi thời gian, kinh nghiệm, và làm việc nhọc nhằn để thành công. Nhắc đến chính quyền Kenedy, nhất là tổng thống và em trai- Robert, vị cựu giám đốc CIA này nhận thấy họ rất nhiệt t́nh đối với hoạt động ngầm nhưng không hiểu biết mấy về tính phức tạp khi thực hiện chúng. Về lập luận của McNamara chuyển giao hoạt động ngầm từ CIA sang Bộ Quốc pḥng, Helm giải thích như sau: "Nếu anh em Kenedy đồng ư, McNamara cũng đồng ư". Liệu McNamara có biết phải cần những ǵ để thành công ở miền Bắc không? Helm nghi ngờ điều đó. "McNamara chẳng biết ǵ về những hoạt động kiểu đó cả”(7).

_________________________________________

1. Các tài liệu của Tổng thống John F.Kenedy. 1961 (Washington DC, Nhà in chính phủ, 1962) tr.336.

 

2. Sách trắng, 1961 trong "The Vietnam Reader" (New York: Vintage 1965), tr. 123-24.

 

3. Frances Fitzgerald, "Lửa trên hồ” (Boston, Little, Brown, 1972) tr. 159- 59.

 

4. James Olson "Từ điển chiến tranh Việt Nam" (Westpoint: Greenwood Press, 1988) tr. 304.

 

5. Phỏng vấn lịch sử với William Colby. trong "MACVSOG: phỏng vấn lịch sử với những nhân viên phục vụ kế hoạch OP 34 của MACVSOG" tr. 304.

 

6. Robert S. McNamara: "Hồi tưởng: Bi kịch và bài học của Việt Nam" (New York: Random House, 1995) tr.105.

 

7. Tác giả phỏng vấn Richard Helm tại nhà riêng ở Washington, ngày 6-6-1997.

 

 

 

 

SOG TIẾP NHẬN HOẠT ĐỘNG BIỆT KÍCH

 

 

 

Khi đến Sài G̣n đầu năm 1964, đại tá Russell, chỉ huy trưởng đầu tiên của SOG, nhanh chóng nhận ra là ông phải xử lư nhiều vấn đề trước khi có thể đạt được sự tiến bộ nào đó từ những thành công nhỏ bé của chương tŕnh biệt kích do CIA thực hiện. Đầu tiên, Russell cần phải t́m ra những sĩ quan có năng lực và kinh nghiệm, những người có thể tuyển chọn, huấn luyện, cài cắm và chỉ đạo các toán biệt kích tại địa bàn bị từ chối. Thêm vào đó, Russell phải đưa ra khái niệm hoạt động chiến tranh không quy ước thích hợp làm cơ sở cho việc mở rộng hoạt động biệt kích trong ḷng miền Bắc đúng theo yêu cầu của các nhà vạch chính sách.

T́m ra nhân viên quân sự có kinh nghiệm cần thiết trong lĩnh vực hoạt động biệt kích là một công việc quá khó đối với mọi chỉ huy của SOG. Tại sao? Đơn giản là v́ họ không tồn tại. Thực tế này nhanh chóng trở nên rơ ràng khi trung tá Ed Partain đến Sài G̣n tháng 6-1964 để chỉ huy OP34. Partain biết ǵ về việc cài cắm các toán biệt kích lâu dài ở miền Bắc? Ông có kinh nghiệm tiến hành các hoạt động tương tự ở các địa bàn bị từ chối khác không? Ông có được huấn luyện về nghệ thuật chỉ đạo điệp viên t́nh báo không. Hồ sơ của Partain không có câu trả lời rơ ràng về các câu hỏi trên. Mặc dù đă tốt nghiệp trường Westpoint và là sĩ quan ưu tú, Partain chưa được chuẩn bị sẵn sàng để chỉ huy OP34.  

Tại sao Partain được chọn? Hoàn toàn do ngẫu nhiên. "Tôi nhận được lệnh điều động đến công tác tại bộ phận kế hoạch của MACV của chuẩn tướng Richard Stilwell", Partain nhớ lại "lúc này Russell đă được cử là chỉ huy trưởng của SOG. Russell đến gặp Stilwell và đề nghị "Tôi cần một người trung thực và có năng lực trong cơ quan ông". Stilwell đă chỉ tôi và cử tôi sang SOG"(1). Partain có biết là ông sẽ chỉ huy OP34 không? Với Partain, tất cả đều mới mẻ. Chỉ một số ít nhân viên dưới quyền Partain là được huấn luyện hoặc có kinh nghiệm hoạt động biệt kích. Partain nhớ lại "Sau khi nhân viên CIA rút đi, không c̣n có ai có kinh nghiệm chỉ đạo biệt kích". Khi được hỏi tại sao quá tŕnh lựa chọn không t́m được những nhân viên thích hợp, thiếu tướng Partain, giờ đă nghỉ hưu, nhận xét là những nhân viên như vậy nói chung là không tồn tại trong lục quân(2). Đây là một ví dụ cho thấy mức độ kém hiểu biết của các nhà vạch chính sách đối với năng lực của quân đội khi tiếp nhận các hoạt động ngầm cụ thể. V́ không hài ḷng với nỗ lực của CIA, McNamara cho rằng quân đội có nhiều khả năng hơn và do đó có thể làm công việc tăng cường hoạt động biệt kích chống miền Bắc tốt hơn. Trong thực tế, điều đó không đúng sự thật. Quân đội có rất ít kinh nghiệm về lĩnh vực này. Khi được hỏi tại sao Bộ trưởng Quốc pḥng lại mắc phải sai lầm như vậy, Partian thở dài “tôi nghĩ chúng ta đă nhận ra đó là một sai lầm nữa của ông (McNamara) trong việc đánh giá Việt Nam"(3).  

Ed Partain không phải là viên chỉ huy duy nhất của OP34 thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực ḿnh phụ trách.Hai trung tá chỉ huy OP34 sau đó cũng như vậy. Cả Reginald Woolard và Robert McLane đều không có chút kinh nghiệm ǵ về hoạt động này. Cũng như Partain, họ là những sĩ quan ưu tú đă từng công tác trong lực lượng đặc biệt. Tuy nhiên như Pete Hayes, phó cho Partain và Woolard nhận xét, việc huấn luyện lực lượng đặc biệt tại Fort Bragg không hề nhằm vào hoạt động biệt kích.  

Partain, Woolard và McLane đều là những con cá bị tách ra khỏi nước. Đối với họ, thời gian ở SOG là giai đoạn thất vọng và buồn nản. Viên phó của McLane năm 1966, John Hada c̣n nhớ rằng vào thời gian cuối nhiệm kỳ "McLane mất hết ảo tưởng với toàn bộ công việc... Tôi biết khi tôi ở đó McLane vỡ mộng và chỉ muốn thời gian trôi nhanh để về nhà"(4). Partain thể hiện tư tưởng tương tự. Thời gian công tác tại SOG không được ông cho điểm cao mà ngược lại. Partain rất vui mừng khi thời gian một năm kết thúc và có thể quên hết mọi thứ để trở về với quân đội "chính thống".

Russell c̣n phát hiện ra là học thuyết chiến tranh không quy ước không liên quan ǵ mấy đến các điệp vụ mà OP34 thực hiện. Ưu tiên của quân đội là tổ chức lực lượng du kích để hỗ trợ cho hoạt động chiến tranh tương tự như trong thế chiến thứ hai. Học thuyết đề ra việc tổ chức hoạt động của lục quân và du kích tại chỗ ở các nước Đông Âu trong trường hợp có chiến tranh với Liên Xô, đồng thời tính toán trước các hoạt động du kích ở vùng hậu phương. Học thuyết giả định rằng hệ thống điệp viên do CIA tổ chức sẽ được cho hoạt động vào lúc có chiến tranh và có mặt khi các đơn vị đặc biệt tiến đến. Với những ǵ giờ đây đă biết, những đơn vị đặc biệt nếu có xâm nhập hậu phương kẻ thù sẽ chỉ thấy ḿnh bị lẻ loi.  

Học thuyết chiến tranh không quy ước được chuẩn bị cho chiến tranh nóng, trong khi đó vai tṛ của nó trong chiến tranh lạnh lại bị bỏ qua. Có khoảng cách lớn giữa những ǵ sĩ quan được huấn luyện tại Trường Chiến tranh đặc biệt ở Fort Bragg và những ǵ, họ được giao thực hiện để chống lại Bắc Việt Nam. Trước khi trở thành phó chỉ huy của OP34, John Hada công tác tại Khoa "chiến tranh không quy ước" của trường. Lúc bấy giờ ông nhận xét "Khoa Chiến tranh không quy ước dạy khoá học 15 tuần về chiến tranh không quy ước cho một số lựa chọn các học viên. Họ phải học qua khoá này mới đủ tiêu chuẩn trở thành sĩ quan lực lượng đặc biệt". Khi được hỏi chương tŕnh đó có phần chỉ huy biệt kích cài cắm lâu dài không, Hada trả lời: “Không, không có huấn luyện cụ thể nào. Chương tŕnh chỉ đề cập đến một số hoạt động được thực hiện trong chiến tranh thế giới thứ hai, ở Phillippines và phong trào Maquis ở Pháp"(5).

___________________________________________

1. Phỏng vấn lịch sử với thiếu tướng Partain, trong “MACVSOG: phỏng vấn lịch sử với những nhân viên phục vụ kế hoạch OP34 của MACVSOG” tr. 9,16.

 

2, 3. Phỏng vấn lịch sử với thiếu tướng Partain, Sđd, tr. 22.

 

4. Phỏng vấn lịch sử với John Hada, trong " MACVSOG: phỏng vấn lịch sử với những nhân viên phục vụ kế hoạch OP34 của MACVSOG” tr. 49.

 

5. Phỏng vấn lịch sử với John Hada, trong "MACVSOG: Phỏng vấn lịch sử với những nhân viên phục vụ kế hoạch OP34 của MAEVSOG” tr. 38.

 

 

 

 

Pete Hayes, phó của Partain cũng cho biết câu chuyện tương tự. Khoá học về chiến tranh không quy ước ở Fort Bragg chỉ "ở tŕnh độ thấp. Nội dung chủ yếu là phát triển các nhóm chống đối trong bối cảnh có chiến tranh. Tối không nghĩ là ở thời điểm bấy giờ Trung tâm chiến tranh đặc biệt có giáo tŕnh về hoạt động gián điệp-biệt kích. Đó là lĩnh vực của t́nh báo". Ông nhận xét học thuyết chiến tranh không quy ước được dựa trên những kinh nghiệm của chiến tranh thế giới thứ hai, do vậy "lực lượng đặc biệt cần được đưa vào khu vực đă có sẵn các phần tử thân thiện. Cơ sở tại chỗ đă được thiết lập". Thế c̣n bài vở về biện pháp phát triển cơ sở tại chỗ và tạo dựng mạng lưới th́ sao? Theo Hayes "nó không tồn tại"(1).

 

Phụ trách một công việc mà cả ông và những người giúp việc đều không được huấn luyện hoặc có kinh nghiệm, thậm chí chưa có cơ sở lư luận, Partain chỉ c̣n biết tuân theo những kỹ thuật của CIA. Dẫu sao, cơ quan chủ chốt của CIA là Cục kế hoạch có nhiệm vụ chính là tuyển lựa và chỉ  đạo điệp viên. Đối với Partain quyết định trên là hợp lôgíc. Reg Woolard và Bob McLane cũng nhất trí áp dụng các phương pháp của CIA khi họ chỉ huy OP34.

 

CIA đă áp dụng biện pháp ǵ để chống lại miền Bắc? Kiến trúc sư của chương tŕnh, Bill Colby, gọi đó là biện pháp “thả bừa", ám chỉ việc để các toán gián điệp-biệt kích tự lo liệu mọi chuyện. Có lẽ không hẳn thế. Colby chỉ ra rằng "chúng tôi t́m được một số người sẵn sàng quay trở lại nơi chôn rau cắt rốn. Do vậy, họ quen thuộc với địa h́nh và một số người trong địa bàn họ được cài cắm"(2).

 

CIA không trực tiếp tuyển lựa điệp viên mà giao việc đó cho người Việt Nam. Colby thừa nhận là việc này có nhiều nhược điểm: “Hăy nhớ là chúng ta quan hệ với người Nam Việt Nam. Họ đang điều hành hoạt động, CIA không phải là người tuyển mộ trực tiếp... có thể có những điệp viên đôi, nhưng rơ ràng đó là công việc của họ. Sau đó mọi việc khoanh gọn trong một bộ phận nhất định. Đó là cách thức công việc được tiến hành"(3). Vấn đề quản lư chất lượng và những thiếu sót trong hoạt động gián điệp-biệt kích chống lại Hà Nội của CIA nghiêm trọng hơn nhiều so với những ǵ Colby biết. Colby giải thích rằng một khi được tung đi, các điệp viên "nằm im giữ ḿnh, hợp pháp hoá rồi dần dần theo thời gian mở rộng và thành lập một mạng lưới bạn bè". Đây là quá tŕnh dài và "mất thời gian, ở Pháp phải mất 4 năm từ 1940 đến 1944"(4).

 

Cách "thả tù mù” tỏ ra không thành công trong giai đoạn 1961-1963. CIA đă tung trên 40 toán gián điệp-biệt kích và nhiều điệp viên đơn tuyến vào miền Bắc qua đường bộ, đường không, và đường biển. Đối với phần lớn trong số họ th́ đấy không phải là "thả tù mù". Có những người chờ sẵn để đón họ nhưng tiếc thay họ không phải là thành viên của mạng lưới chống đối thân thiện. Thông thường họ bị lực lượng an ninh miền Bắc bắt sống hoặc tiêu diệt.

 

Đó là một thảm hoạ. Trong số 250 người được tung đi, chỉ có bốn toán và một điệp viên đơn được coi là c̣n hoạt động tại thời điểm SOG tiếp quản(5). Số này chiếm khoảng 15% tổng số gián điệp-biệt kích được tung đi.

 

Sai lầm ở chỗ nào? Colby cho rằng tỷ lệ thành công thấp là do hệ thống an ninh miền Bắc. Vào năm 1963, ông tin là "hoạt động gián điệp -biệt kích không có tác dụng" và tốt hơn là tập trung vào chiến tranh tâm lư. "Lập luận của tôi là nếu như tập trung đáng kể vào chiến tránh tâm lư, bao gồm đài phát thanh và những nội dung khác, bạn có thể tạo ra tác động v́ cộng sản rất nhậy cảm với mối nguy hiểm của chống đối và một khi bạn tạo cho họ ư nghĩ có một nhóm chống đối ngay trong hàng ngũ của ḿnh, họ sẽ phát điên lên"(6).

 

Đó là t́nh trạng của chương tŕnh gián điệp-biệt kích của CIA tháng 1-1964. Cách "thả tù mù” chỉ mang lại một tỷ lệ thành công rất thấp. Tuy nhiên, thay v́ tự hỏi lư do tại sao lại như vậy, SOG áp dụng biện pháp của CIA vào chương tŕnh của ḿnh và theo chỉ thị của Washington, tiếp tục đưa nhiều gián điệp - biệt kích vào miền Bắc. Đó cũng là chỉ thị của Bộ trưởng Quốc pḥng McNamara. Như Colby giải thích, việc khẩn cấp là đẩy mạnh nỗ lực. "Họ chịu sức ép phải tiếp tục. Anh biết đấy, từ trên xuống. Tôi có thể đứng dậy và nói: thưa Bộ trưởng, điều đó là không thể. Nhưng một đại tá th́ không. Không có các đại tá dám bác bỏ ư kiến cấp trên, họ nói "Thưa sếp, tôi sẽ làm điều đó”(7).

_________________________________________

1. Phỏng vấn lịch sử với trung tá E rnest Pete Haye, trong "MACVSOG: phỏng vấn lịch sử với những nhân viên phục vụ kế hoạch OP35 của MACVSOG" tr. 172.

 

2, 3, 4. Phỏng vấn lịch sử với William Colby, trong "MACVSOG: Phỏng vấn lịch sử với những nhân viên phục vụ kế hoạch OP34 của MACVSOG” tr. 10. Những người này rời khỏi miền Bắc năm 1954 trong giai đoạn 300 ngày sau Hiệp định Giơ ne vơ. Người Việt Nam cả hai miền được cơ hội di chuyển chỗ ở tr. 11.

 

5. Nghiên cứu tài liệu MACVSOG, Hội đồng tham mưu trưởng liên quân (tháng 7-1970), phụ lục C, “Hoạt động hàng không", tr. 63.

 

6. Phỏng vấn lịch sử với William Colby, trong "MACVSOG: Phỏng vấn lịch sử với những nhân viên phục vụ kế hoạch OP34 của MACVSOG" tr. 13.

 

7. Phỏng vấn lịch sử với William Colby, trong "MACVSOG: Phỏng vấn lịch sử với những nhân viên phục vụ kế hoạch OP34 của MACVSOG" tr. 16.

 

 

 

 

HOẠT ĐỘNG GIÁN ĐIỆP BIỆT KÍCH OP34

 

Trong những tháng đầu năm 1964, CIA hoàn thành việc chuyển giao hoạt động gián điệp - biệt kích cho SOG. Có tất cả bốn toán mang mật danh Bell, Remus, Tourbillon, và Easy mà họ tin là vẫn đang hoạt động trong lănh thổ đối phương. Bốn toán này có khoảng 30 người. Toán thứ năm mang mật danh Europa được CIA thả dù vào tháng 2-1964 đă ngừng mọi liên lạc vô tuyến điện tại thời điểm bàn giao. Toán này được coi là bị đối phương xoá sổ. Cuối cùng CIA chuyển giao điệp viên đơn tuyến đă được cài cắm thành công có mật danh Ares. CIA c̣n bàn giao cho SOG cơ sở Long Thành với 169 người đang được huấn luyện và một số hộp thư bí mật ở Sài G̣n.

 

McNamara và các nhà vạch chính sách cao cấp ở Washington đang trông đợi hành động. Họ muốn SOG nhanh chóng đẩy mạnh chương tŕnh gián điệp-biệt kích. Từ tháng 4-1964 đến tháng 10-1967 gần 30 toán biệt kích và một số điệp viên đơn tuyến được tung ra miền Bắc, với tổng cộng khoảng 250 người. cộng với số CIA đă cài cắm từ trước, số gián điệp- biệt kích được tung đi khoảng 500 người. Cũng giống như CIA, tỷ lệ thành công của OP34 là thấp. Vào cuối năm 1967, người ta cho rằng chỉ c̣n bảy toán: Remus, Tourbillon, Easy, Eagle, Hadley, Red Dragon, và Romeo cùng với điệp viên đơn tuyến Ares là c̣n hoạt động. Đây không phải kết quả mà Washington mong đợi.

 

Vào nửa cuối năm 1967, sếp mới của OP34 Bob Kinhston quyết định đánh giá lại hoạt động gián điệp - biệt kích. Kết quả đánh giá đă dẫn đến việc các chuyên gia phản gián của CIA và Cơ quan t́nh báo quân đội (DIA) xem xét lại toàn bộ hoạt động vào năm 1968. Họ thẩm định lại các bức điện, báo cáo t́nh báo, sự dịch chuyển, báo cáo của sĩ quan điều hành, và các tài liệu liên quan khác của từng toán. Phải mất một tháng mới hoàn thành việc thẩm định này và kết luận cuối cùng thật là tai hoạ. Không có toán nào hoạt động cả. Tất cả các toán mà OP34 cho rằng đang hoạt động trên thực tế đă bị đối phương khống chế sử dụng chống lại SOG. Trong bảy năm, 500 người đă được tung đi nhưng không một ai quay về!

 

Sai lầm ở chỗ nào? Câu trả lời không đơn giản: nó liên quan đến lĩnh vực phản gián, điệp viên hai, ba mang, tung tin giả và đánh lạc hướng. James Angleton, người phụ trách công tác phản gián trong thời gian dài của CIA đă từng mô tả thế giới đó là "vô số gương phản chiếu c̣n John Masterson, người lănh đạo cơ quan an ninh Anh MI5 coi đó là "hệ thống hai mang”(1). Tuy nhiên, không phải chỉ riêng sự thông minh của các chuyên gia trong lĩnh vực "hai mang" của miền Bắc gây ra sự thất bại. Lỗi lầm c̣n thuộc về người khác, trong đó có các nhà vạch chính sách ở Washington, những người mong muốn Bắc tiến, và các nhân viên trực tiếp thực hiện các điệp vụ của SOG.

 

Hoạt động của các biệt kích nằm vùng: kết quả

 

Chương tŕnh điệp viên nằm vùng, như được đề cập đến trong một tài liệu tuyệt mật, cũng là một thất bại đau đớn. Trong số 7 toán và một điệp viên đơn được cho là đang hoạt động ở miền Bắc năm 1967, có ba toán và điệp viên đôi là do CIA bàn giao lại. Như vậy, sau bốn năm, SOG chỉ có bốn toán: Eagle, Hadley, Red Dragon và Romeo để chứng tỏ nỗ lực của ḿnh.  

Dù xem xét dưới góc độ nào, đó cũng là tỷ lệ thành công rất thấp. Cộng với chương tŕnh do CIA thực hiện trước đây, hoạt động này chỉ có thể mô tả là thất bại. Tuy nhiên con số chỉ nói lên một phần câu chuyện. Cần phải xem xét kỹ hơn các toán được coi là thành công và đánh giá xem họ làm được những ǵ: kết quả là rất nhỏ bé.  

Toán Tourbillon do CIA tung đi ngày 16-5-1962, sau đó c̣n được tăng cường thêm hai lần nữa. Hoạt động ở phía tây bắc Bắc Việt Nam. Tourbillon được giao nhiệm vụ tiến hành phá hoại và gây rối. Sau đó chuyển sang thu thập tin tức t́nh báo. Trong những nhiệm vụ trên, Tourbillon không làm được điều ǵ đáng kể. Theo một báo cáo "Không có tin tức t́nh báo có ư nghĩa nào được báo về"(2). Mỗi khi SOG định đón toán này về, họ đều không đến điểm hẹn đúng.  

Tháng 8-1963 CIA thả dù toán Easy xuống Sơn La để "liên lạc với người Mèo và người Thái nhằm thiết lập vùng an toàn cho các toán khác hoạt động trong khu vực". Toán này c̣n có nhiệm vụ "xác định mức độ phản kháng, trang bị vũ khí cho một số chọn lọc người thiểu số để tấn công quấy phá mạng thông tin và đường giao thông của quân đội miền Bắc" và tuyển mộ lănh đạo người thiểu số để "đưa về Nam huấn luyện"(3). Sau tháng Giêng năm 1964 nhiệm vụ này bị băi bỏ v́ SOG không được phép tiến hành hoạt động tổ chức phong trào chống đối. Lúc này, Easy được giao nhiệm vụ thu thập tin tức t́nh báo bằng cách quan sát và khai thác các nguồn tin được móc nối tại địa phương". SOG không nhận được tin tức đáng chú ư nào. Tuy nhiên, Easy được tăng cường thêm bốn lần với tổng số là 23 người. Khi được thông báo chuẩn bị trở về Nam, Easy bỗng "mất hút và ngừng mọi liên lạc"(4).  

Toán Remus có sáu người được thả dù ngày 16-4-1962 gần Điện Biên Phủ để "thành lập khu căn cứ cho các hoạt động thu thập t́nh báo". Toán này sẽ "thu thập thông tin kinh tế, chính trị, quân sự của đối phương; xác định vị trí thả dù tiếp tế và khu vực an toàn cho các điệp viên được bổ sung thêm hay đưa về, thu thập các tài liệu; và tuyển lựa cơ sở hỗ trợ và cung cấp tin"(5). Năm 1964, Remus báo cáo cho biết đă phá huỷ một vài chiếc cầu. McNamara rất phấn khởi. Colby nhớ lại là Bộ trưởng Quốc pḥng "phấn khích như một đứa trẻ" trước báo cáo đó. "Tôi nhớ ông ấy cho rằng đó là một sự kiện to lớn cứ như là nó có thể thay đổi được tiến tŕnh cuộc chiến tranh."(6). V́ được coi là thành công, Remus được bổ sung 5 lần. Khi nhiệm vụ được thay đổi năm 1966, toán này bắt đầu biện bạch cho việc cung cấp quá ít thông tin có ích. Năm 1967, SOG ra lệnh rút hai nhân viên của toán về Nam. Toán từ chối với lư do việc đó quá nguy hiểm.  

Năm 1968, tất cả liên lạc điện đài với toán bị ngừng trệ. Cùng lúc đó, việc thẩm vấn một tù binh quân đội miền Bắc cho biết tháng 6-1962 có một toán biệt kích bị bắt giữ ở địa bàn Remus hoạt động. Tháng 5-1968, Hà Nội khẳng định đă bắt giữ một toán biệt kích. Không nghi ngờ ǵ nữa, những thông tin này cho thấy đó là Remus.

_____________________________________

1. John Masterman, "Hệ thống hai mang (double-cross) trong chiến tranh 1939-1945”, New York: Baltimore books, 1982.

 

2. MACVSOG, Lịch sử chỉ huy 1969, phụ lục F, tr. IX-B-4

 

3, 4. MACVSOG, Sđd, tr.III-4-C-2.

 

5. MACVSOG, Sđd, tr.III-4-C-4.

 

6. Phỏng vấn lịch sử với William Colby, trong "MACVSOG: Phỏng vấn lịch sử với những nhân viên phục vụ kế hoạch OP34 của MACVSOG" tr. 16.

 

 

 

 

Ares là điệp viên đơn tuyến duy nhất c̣n tồn tại. C̣n những điệp viên khác được tung ra Bắc sau đó không hề có thông tin phản hồi nào. Theo hồ sơ, "một nhân viên tuyển mộ đă gặp Ares ở Trung tâm thẩm vấn người ty nạn, Sài G̣n, ngày 29-8-1960 và cho rằng anh ta là người có năng lực lại đang nuôi ư chí trả thù cán bộ miền Bắc. Sau đó anh ta được tuyển lựa".(1) Đầu năm 1961, Ares được tung ra miền Bắc qua đường biển, gần biên giới Trung Quốc. Đầu tiên Ares được coi là có tác dụng, "cung cấp thông tin về các tài liệu của miền Bắc, nhà máy điện Uổng Bí, đường giao thông, cầu cống, cảng Hải Pḥng và các thông tin khác mà anh ta quan sát và thu lượm được".(2) Tuy nhiên vào năm 1966, SOG bắt đầu nghi ngờ các đề nghị của Ares về thông tin và tiếp tế. Khi được chỉ thị t́m địa điểm tiếp tế, Ares đề nghị các biện pháp khác để nhận được tiếp tế mà qua đó có thể làm lộ các cơ sở khác của SOG. Khi SOG có kế hoạch rút Ares, anh ta không tuân theo. Tuy nhiên, Hà Nội vẫn tiếp tục tṛ chơi và Ares giữ liên lạc điện đài đến năm 1968.

 

Toán Eagle được tung vào khu vực gần biên giới Trung Quốc ngày 27-6-1964. Nhiệm vụ cua toán là "tiến hành phá hoại tuyên đường số 1 và số 4, đường xe lửa Mục Nam Quan và căn cứ không quân Mai Pha". Không có căn cứ nào cho thấy Eagle đă thực hiện những nhiệm vụ này. Ngoài ra toán c̣n có nhiệm vụ thu thập tin tức t́nh báo về các mục tiêu trên. Theo đánh giá của SOG, "thông tin nhận được có rất ít hoặc không có giá trị". Năm 1966, Eagle được giao nhiệm vụ theo dơi các tuyến đường. Kết quả thu được cũng tương tự, theo đánh giá của SOG, Eagle "không hoàn thành nhiệm vụ”.(3) Năm 1968, SOG chỉ thị cho toán di chuyển xuống phía nam để rút về. Eagle báo cáo không thể đến vị trí tập kết. Ngay sau đó liên lạc với toán bị cắt đứt.

 

Tháng 11-1965, SOG dùng trực thăng thả toán Romeo gồm mười người xuống khu vực ngay bên kia khu phi quân sự. Nhiệm vụ của toán là "tiến hành trinh sát địa bàn để thu thập tin tức t́nh báo; giám sát các tuyến đường; và tiến hành các hoạt động phá hoại, quấy rối. Mục tiêu chủ yếu của toán là đường 103 vốn được coi là con đường chính chuyên chở người và hàng hoá xuống phía Nam". Romeo làm được những ǵ? Theo tài liệu của SOG, từ giữa năm 1966 trở đi, kết quả hoạt động của toán là nghèo nàn. "Romeo không cung cấp được tin đáng giá nào trong năm 1967 và 1968".(4)

 

Toán Hadley cũng xâm nhập vào ngay bên kia khu phi quân sự để tiến hành theo dơi tuyến đường số 8 nối đường 15 với đường 81, 12 và 121 ở Lào. Những con đường này là "các tuyến đường tiếp tế và chở quân chủ yếu cho miền Nam". Haley c̣n được giao nhiệm vụ theo dơi con đường vận tải thủy chính trên sông Ngàn Phố.(5)  Đầu tiên toán Hadley gặp một số khó khăn do bị phát hiện, nhưng sau đó đă nhanh chóng đáp lại tín hiệu liên lạc từ SOG. Tuy nhiên, Hadley cũng không cung cấp được thông tin có ích hoặc xác định được mục tiêu không kích có giá trị nào.(bị bắt ngay)

 

Toán cuối cùng được coi c̣n hoạt động vào cuối năm 1967 là Red Dragon. Được xâm nhập ngày 21-9-1967, toán biệt kích gồm bảy thành viên này được bố trí ở địa bàn Lào Cai và Yên Bái. Hai tỉnh này nằm ở thung lũng sông Đà, dọc theo biên giới Việt Nam - Trung Quốc và có nhiều tuyến đường bộ, đường thuỷ và đường sắt chạy qua. Red Dragon có nhiệm vụ "tiến hành phá hoại và thu thập tin t́nh báo". Theo hồ sơ, Red Dragon "rất kém hiệu quả" và "t́nh trạng an ninh của toán là đáng ngờ ngay sau khi có buổi liên lạc điện đài đầu tiên". Rơ ràng là có sự bất đồng sâu sắc về khả năng toán này đă bị bắt và khống chế buộc phải làm việc cho Hà Nội: "Các nhân viên Mỹ tin rằng toán này đang dưới sự kiểm soát của Hà Nội, trong khi nhân viên chỉ huy của Nam Việt Nam không cho là như vậy".(6) Liên lạc c̣n được duy tŕ đến năm 1968, đến 1969 Red Dragon mất dấu vết. (bị bắt ngay)

 

Bất kể nhiệm vụ là phá hoại, quấy rối, hay thu tin t́nh báo, kết quả do các toán biệt kích dài ngày mang lại rất nhỏ. Khi được hỏi về mức độ thành công của các hoạt động phá hoại của OP34, Ed Partain đánh giá: trừ một ngoại lệ, ông "không biết bất kỳ một hoạt động phá hoại thành công nào của các toán biệt kích". Một ngoại lệ nào? "Một toán thông báo cho biết đă phá huỷ một chiếc cầu và cho biết vị trí của chiếc cầu đó. Khỏi phải nói, đây là trường hợp tốt nhất trong nhiệm kỳ của tôi. Do đó tôi đề nghị chụp ảnh trên không... Những ǵ họ đă làm là phá hỏng một trụ của chiếc cầu đi bộ trên đường vào làng".(7) Thông tin do các toán thu lượm được cũng chẳng mấy giá trị. Do vậy, không lấy ǵ làm ngạc nhiên khi Partain nghi ngờ hiệu quả và tác dụng của các toán biệt kích nằm vùng. Rusell và Blackburn cũng chia sẻ quan điểm này khi được nghe báo cáo về chương tŕnh.

 

Trong nhiệm kỳ chỉ huy OP34 của Reg Woolard từ tháng 6-1965 đến tháng 5-1966, sự đánh giá về hiệu quả của các toán biệt kích cũng như vậy. John Hada, viên phó của ông, phê phán mạnh mẽ kết quả thu được. "Chúng ta không có cách ǵ kiểm chứng việc toán biệt kích có hoạt động hay không".(8 ) Tương tự, Pete Hayes, người trực tiếp báo cáo công việc cho Woolard, nhận thấy "có ít tin t́nh báo thực sự và gần như không có chứng cứ cụ thể nào cho sự thành công trong hoạt động của các toán biệt kích".(9)

 

Bob McLane thay Woolard tháng 5-1966, nhưng hiệu quả hoạt động của các toán biệt kích rất mù mờ. Hada, phó chỉ huy của McLane, nhớ rằng vào cuối năm 1966, chỉ huy trưởng của SOG cảm thấy quá đủ về hoạt động gián điệp-biệt kích do McLane chỉ huy. "Jack Singlaub hiểu rằng cần phải làm chặt chẽ hơn cả hai phía: SOG và đối tác Nam Việt Nam. Trên thực tế, Singlaub rất bức bối về những diễ biến của OP34 và đă nói chuyện với tướng Westmoreland về vấn đề này".(10) 

 

Singlaub quyết định giải quyết vấn đề bằng cách đưa trung tá Robert Kingston về phụ trách OP34. Là một sĩ quan rắn rỏi, Kingston với biệt danh "dây thép gai" kết thúc cuộc đời binh nghiệp với quân hàm đại tướng. Cũng như Singlaub, ông là một người chỉ huy hoạt động đặc biệt có tài nhưng lên được cấp tướng là nhờ năm tháng phục vụ trong lực lượng quân đội chính thống. Kingston là người chỉ huy đầu tiên của OP34 có trong tay những nhân viên giàu kinh nghiệm hoặc được huấn luyện về hoạt động gián điệp-biệt kích. Ông không phải mất nhiều thời gian để nắm t́nh h́nh.

 

Việc xem qua các luồng liên lạc đă cho Kingston thấy kết quả hoạt động của các toán rất vụn vặt. Càng nghiên cứu số liệu ông càng nhận ra là vấn đề của OP34 không chỉ là kém hiệu quả. Đối với ông toàn bộ chương tŕnh toát lên mùi vị tồi tệ. McLane đă hết hạn và mong muốn trở về. Sau khi xem xét nhân sự của OP34, Kingston cảm thấy "không hài ḷng với một số nhân viên chỉ đạo toán biệt kích mà McLane để lại. Tôi gọi họ đến và nói: Cho tôi biết t́nh h́nh toán của anh. Mặc dù mỗi người chỉ phụ trách từ một đến hai toán, họ phải giở hết hồ sơ này đến hồ sơ khác để có thông tin báo cáo. Họ không nắm được thành phần, nhiệm vụ, thời gian xâm nhập, cách xâm nhập, t́nh trạng liên lạc. V́ vậy tôi đă gạt bỏ họ". Tuy nhiên, ông phát hiện ra rằng sự mọt rỗng c̣n ăn sâu hơn khi ông đọc "tất cả các bức điện liên lạc của các toán".(11)

 

Sau vài tuần nghiên cứu kỹ lưỡng, Kingston cảm thấy đă đủ để báo cáo cho chỉ huy trưởng của SOG. Singlaub không biết trước là ḿnh sẽ có một cú sốc. Kingston báo cáo cho sếp như sau: “Tôi đến gặp Singlaub và nói: Anh muốn nói ǵ với Hồ Chí Minh?" Singlaub không cười. Anh nói ǵ? Singlaub hỏi lại. Lúc này Kingston mới báo cáo "các toán biệt kích của chúng ta đă bị khống chế và qua họ tôi có thể gửi thông điệp cho Hồ Chí Minh". Singlaub lúc này cứ như ở trên trời rơi xuống. Đó chính là tính cách của Kingston: không cợt nhả, không loanh quanh, chỉ có sự thật. Sau khi đă b́nh tĩnh, Singlaub yêu cầu Kingston cho tiến hành xem xét lại toàn bộ mớ ḅng bong đó.(12) 

_____________________________________

1, 2. MACVSOG, Lịch sử chỉ huy 1969, phụ lục F, trang IX-B-1

 

3, 5, 6. MACVSOG, Lịch sử chỉ huy 1969, phụ lục F, trang IX-B-2.

 

4. MACVSOG, Lịch sử chỉ huy 1968, phụ lục F, trang III-4-C-4.

 

7. Phỏng vấn lịch sử với thiếu tướng.Partain, trong "MACVSOG: phỏng vấn lịch sử với những nhân viên phục vụ kế hoạch OP34 của MACVSOG" tr.26, 29.

 

8, 10. Phỏng vấn lịch sử với John Hada, trong "MACVSOG: phỏng vấn lịch sử với những nhân viên phục vụ kế hoạch OP34 của MACVSOG” tr. 46

 

9. Nghiên cứu tài liệu MACVSOG, Hội đồng tham mưu trưởng liên quân (tháng 7-1970 ), phụ lục B, phần "Nhận xét về hoạt động và tin t́nh báo của SOG", tr. 39

 

11. Phỏng vấn lịch sử với tướng Robert Kingston, trong "MACVSOG: phỏng vấn lịch sử với những nhân viên phục vụ kế hoạch OP34 của MACVSOG” tr. 53.

 

12. Phỏng vấn lịch sử với tướng Robert Kingston, Sđd., tr. 59.

 

 

Cuộc xem xét về phản gián và hệ thống hai mang

 

Càng xem xét Kingston càng tiến gần đến kết luận là "phần lớn (các toán biệt kích) hoặc là bị bắt hoặc bị khống chế ngay sau khi họ có mặt (ở miền Bắc)”.(1) Nhiều yếu tố đưa ông đến kết luận này. Thứ nhất, là đặc điểm chung của các điệp vụ thất bại. Theo Kingston, "chúng tôi đă mất rất nhiều toán" và việc bị mất này đều có chung một dạng. Trung b́nh một năm chỉ có một toán là hoạt động thành công, c̣n các toán khác hoặc là không liên lạc được hoặc nhanh chóng mất liên lạc. Tỷ lệ thành công là ngược lại đối với số toán được cử tăng cường cho các toán được coi là xâm nhập thành công. Các toán này đều xâm nhập trót lọt. Đối với Kingston, sự trùng hợp này là quá nhiều.

 

Yếu tố thứ hai là liên lạc điện đài với các toán biệt kích. Theo Kingston, "trong thông tin liên lạc, nhân viên điện đài có tín hiệu riêng. Nếu người nhận thấy rằng tín hiệu không phù hợp, họ biết ngay là có vấn đề. Đồng thời, trong thông tin, nếu họ khống chế được nhân viên điện đài, anh ta có thể đưa thêm vào những chữ sai chính tả hoặc chữ lạ mà anh ta thường không dùng nhằm mật báo cho SOG biết là ḿnh đă bị bắt. Cuối cùng, bằng việc qua sóng điện đài để t́m ra vị trí của đài phát, bạn có thể xác định được độ tin cậy". Những yếu tố này đă bị các sĩ quan chỉ huy bỏ qua v́ "họ chẳng biết ḿnh đang đọc cái ǵ".(2)

 

Thứ ba, đôi khi Hà Nội cũng vụng về để lộ ḿnh. Ví dụ họ đă phát các bức điện của toán bị khống chế từ địa điểm không nằm trong địa bàn mà toán đó được cử đến hoạt động. Kingston nhớ một trường hợp: "Chúng tôi có một toán được xâm nhập để hoạt động tại một địa bàn. Tuy nhiên khi kiểm tra vị trí đài phát, th́ không phải từ địa bàn đó mà là từ Hà Nội".(3)

 

Thứ tư, việc SOG không hề đưa về được một người nào, chứ đừng nói đến cả toán, là một yếu tố rơ ràng nữa. Ông nhớ rằng đă hai lần yêu cầu toán Easy di chuyển đến vị trí tập kết, nhưng cả hai lần toán này đều điện về cho biết họ không thể đến đó được. Cuối cùng, Kingston tin rằng sai sót trong công tác an ninh cũng góp phần đưa đến thất bại. Ví dụ, một số biệt kích đang được đào tạo tại trại Long Thành th́ đi đâu một thời gian rồi quay trở lại xin được tiếp tục chương tŕnh. Cả OP34 và đối tác Nam Việt Nam không biết họ đă làm ǵ trong thời gian đó.

 

Liệu tất cả mọi người đều bị khống chế không? Kinhston không kết luận như vậy. "Tôi không nói tất cả bọn họ, nhưng phần lớn số họ bị bắt hoặc khống chế ngay sau khi họ được xâm nhập".(4) Kết luận này không làm Kingston nản chí. Ông không quyết định chấm dứt mà tiến hành xem xét lại toàn bộ chương tŕnh và lần này là do các chuyên viên phản gián của CIA và DIA thực hiện.

 

Trong t́nh trạng tồi tệ đó, trung tá Robert McKnight đến nhận trách nhiệm chỉ huy OP34 tháng 1-1968. McKnight đă có kinh nghiệm chiến tranh không quy ước tại Lào trong những năm đầu 1960 khi tham gia chiến dịch White Star của Simons. McKnight c̣n phục vụ trong Nhóm lực lượng đặc biệt số một mà địa bàn hoạt động là châu Á. Thế c̣n việc chỉ huy các toán biệt kích cài cắm th́ sao? Như phần lớn các chỉ huy của OP34 trước đó, McKnight không có kinh nghiệm về việc này. Tuy nhiên ông có lợi thế v́ được kế thừa những đánh giá của Kingston. Những ǵ McKnight biết là rất xấu. OP34 có vấn đề về chỉ huy điều hành. Ngoại trừ Kingston, những người khác đă tự lừa dối ḿnh về những thành công đă thu được. Họ "không thực sự nghĩ là hoạt động đó đă thất bại. Họ muốn tin rằng các toán của họ đang hoạt động có hiệu quả và đang cung cấp những tin t́nh báo có giá trị".(5) 

 

McKnight muốn biết sự thật tồi tệ đến mức nào. Vị chỉ huy mới của SOG quyết định tiến hành đánh giá riêng của ḿnh về toàn bộ hoạt động. Ông tập hợp tất cả thông tin về từng toán và bắt đầu nghiên cứu. Khi kết thúc, McKnight kết luận ḿnh đang giữ trong tay một mớ lộn xộn. Nó tồi tệ đến mức nào? Ông nhớ lại "Khi tôi tiếp nhận, điều đầu tiên tôi làm là yêu cầu đọc tất cả hồ sơ. Tôi ngồi một chỗ và đọc trong ṿng ba tuần. Tôi đi đến kết luận tương tự như của Kingston rằng tất cả các toán bị vô hiệu hoá ngay sau khi chạm đất".(6) Liệu có thể Hà Nội đă chơi tṛ hai mang với SOG trong ṿng bảy năm qua? McKnight tự hỏi. Điều đó phải tuỳ thuộc vào kết luận của các chuyên gia phản gián của CIA và DIA.

 

Cuối cùng th́ các chuyên gia cũng hoàn thành bản báo cáo. Tin tức không thể tồi tệ hơn được nữa. Tất cả các toán mà SOG cho rằng đang hoạt động trên thực tế chịu sự kiểm soát của Bộ Nội vụ Hà Nội. Một số đă được sử dụng để chống CIA và sau đó là SOG.

 

Nhóm chuyên gia phản gián c̣n đưa ra kết luận tồi tệ hơn: Hà Nội đă áp dụng thứ mà John Masterman mô tả là "hệ thống hai mang" (double cross). Trong chiến tranh thế giới thứ hai, Masterman, đang công tác tại MI5 - cơ quan an ninh của Anh, chỉ đạo một kế hoạch như vậy chống lại phát xít Đức. Theo Masterman hệ thống hai mang phức tạp hơn nhiều so với "một số trường hợp đơn lẻ" các điệp viên đôi và "phải làm nhiều việc hơn so với việc tiến hành một chiến dịch đánh lạc hướng có quy mô lớn". Thông qua hệ thống hai mang, MI5 đă "thành công trong việc kiểm soát toàn bộ mạng lưới gián điệp của Đức tại Anh".(7)

 

Hệ thống hai mang là một công việc cực kỳ phức tạp. Masterman mô tả bảy hoạt động liên quan chặt chẽ với nhau.Thứ nhất: thiết lập sự kiểm soát đối với hoạt động của gián điệp đối phương trong lănh thổ một nước, hay nói cách khác kiểm soát mạng lưới gián điệp đó và giả tạo sự hoạt động theo cách thức mà “đối phương không thể mất thời gian vào việc tạo ra một mạng lưới thứ hai".(8 ) Họ phải tin là họ đang thành công, tương tự như MI5 đă làm cho người Đức tin tưởng các điệp viên của họ ở Anh. Miền Bắc đă làm đúng như vậy đối với hoạt động cài cắm gián điệp - biệt kích dài hạn của SOG cho đến năm 1968.

 

Hai là, sử dụng các điệp viên bị khống chế để "liên lạc và phát hiện ra những điệp viên khác". Các toán của OP34 được coi là hoạt động tốt thường xuyên được tăng cường. Ví dụ, toán Tourbillon nhận bổ sung người một lần năm 1962, hai lần năm 1964 và sau đó là các năm 1965, 1966 và 1967. Toán Remus được tăng cường bốn lần và toán Easy là năm lần. Tất cả lực lượng được bổ sung này đều bị bắt hoặc tiêu diệt.

 

Ba là, hệ thống hai mang cho phép "thu thập thông tin về con người và thủ đoạn hoạt động" của cơ quan an ninh đối phương. Từ số điệp viên bị bắt, MI5 đă nắm được tất cả thủ đoạn nghiệp vụ của Đức. Điều này cho phép Anh "lần ra các điệp viên khác" khi họ được cài cắm.(9) Nhóm phản gián CIA và DIA nhận thấy Bộ Nội vụ Hà Nội đă nắm được biện pháp và cách thức tiến hành công việc của OP34.

Họ c̣n nắm được mật mă liên lạc, yếu tố thứ tư của hệ thống hai mang.

 

Năm là, thông qua hệ thống hai mang, MI5 có thể thu được thông tin về ư đồ của người Đức, đặc biệt kế hoạch xâm lược Anh. Tương tự, Hà Nội nắm được giới hạn của Washington trong việc sử dụng các toán biệt kích chống lại miền Bắc. Theo Masterman, thông tin dạng này có thể được sử dụng để "tác động và có thể thay đổi ư đồ hoạt động của đối phương".(10) Đây chính là thành tố thứ sáu. Bằng việc kiểm soát tất cả các toán của SOG, Hà Nội có cơ hội để khai thác chúng. SOG nhận được những "thành công" vừa đủ để tiếp tục chứ không gia tăng hoạt động. Đây là một tính toán khôn ngoan và cho thấy khả năng chỉ đạo hệ thống hai mang của Hà Nội.

 

Cuối cùng, hệ thống hai mang cung cấp cơ hội tung tin giả cho đối phương. Nhóm CIA-DIA phát hiện rất nhiều thông tin như vậy trong các điện báo cáo, trong đó có một số tin rất khôn khéo. Ví dụ, sau đợt không kích miền Bắc đầu tiên, Ares liên tục đề nghị có thêm nhiều đợt nữa. Điều này phù hợp với chiến dịch tuyên truyền quốc tế của Hà Nội mô tả Hoa Kỳ là tên xâm lược khát máu.

 

Toán phản gián thông báo cho Singlaub và McKnight biết chương tŕnh OP34 đă bị "xoá sổ". Sau khi nghiên cứu báo cáo, lănh đạo SOG đặt ra nhiều câu hỏi: (1) Sai lầm ở chỗ nào và tại sao t́nh h́nh lại trở nên tồi tệ như vậy; (2) Liệu có thể sử dụng hệ thống hai mang của Hà Nội để chống lại chính họ? Liệu SOG có thể tạo ra hệ thống ba mang để thuyết phục Hà Nội là họ mới chỉ phát hiện ra một phần của hoạt động lật đổ phức tạp trong biên giới của họ?

__________________________________

1. Phỏng vấn lịch sử với tướng Robert Kingston, Sđd., tr. 59.

 

2, 3, 4. Phỏng vấn lịch sử với tướng Robert Kingston, Sđd., tr. 64, 63, 59.

 

5, 6. Phỏng vấn lịch sử với trung tá Robert McKnight, trong "MACVSOG: phỏng vấn lịch sử với những nhân viên phục vụ kế hoạch OP34 của MACVSOG" tr. 53.

 

7, 8. Masterman, "Hệ thống hai mang trong chiến tranh 1939-1945". tr. 3, 8.

 

9, 10. Masterman, Sđd., tr.8.

 

 

 

GIẢI THÍCH HỆ THỐNG HAI MANG: CẦN CÓ HAI NGƯỜI

 

Chuyên gia trong lĩnh vực tṛ chơi nghiệp vụ lư luận rằng để một kế hoạch thành công, cả người lứa và bị lừa đều tham gia vào hoạt động. Chỉ có sự thông minh của người đánh lừa và sự tiếp nhận của người bị lừa không thôi th́ chưa đủ. Một kế hoạch lớn cần cả hai bên. Chắc chắn rằng điều này cũng đúng đối với hệ thống hai mang của Hà Nội chống lại SOG. Hà Nội thành công v́ nhiệm vụ của SOG không ổn định, lư luận hoạt động không phù hợp, thiếu kinh nghiệm, và thiếu quy tŕnh tuyển lựa, động viên và huấn luyện cộng với tài năng của chính họ trong việc chỉ đạo hệ thống hai mang.

 

Nhiệm vụ của SOG không ổn định và lư luận hoạt động không phù hợp.

 

Các toán biệt kích sẽ làm ǵ sau khi đă xâm nhập vào miền Bắc? Câu trả lời của Washington thường là không nhất quán hoặc rơ ràng. Nhiệm vụ của các toán biệt kích luôn luôn ở trong t́nh trạng bị đánh giá xem xét lại. Washington không quyết định dứt khoát họ muốn các toán biệt kích làm ǵ. Thay vào đó, họ quan tâm đến khía cạnh tiêu cực của các hoạt động này nhiều hơn việc làm thế nào để làm suy yếu an ninh nội bộ của miền Bắc.

 

OPLAN 34 đề ra việc phát triển một phong trào chống đối trong ḷng miền Bắc. Việc này được coi là trọng tâm cho kế hoạch chung, là thành tố chủ yếu nếu như muốn hoạt động ngầm có được tác động như mong muốn lên giới lănh đạo Hà Nội và chính sách của họ đối với miền Nam. Thành lập phong trào chống đối ở miền Bắc là ch́a khoá cho sự thành công. Và đó chính là những ǵ tổng thống Kenedy h́nh dung năm 1961.

 

Mặc dù vậy, Washington chưa bao giờ sẵn sàng cho phép SOG thực hiện nhiệm vụ này. Theo một tài liệu tuyệt mật trước đó "như dự định ban đầu, hoạt động không vận nhằm giúp xây dựng phong trào chống đối ở miền Bắc qua đó gây sức ép lên chính phủ Hà Nội buộc họ phải san sẻ nguồn lực và làm giảm nỗ lực ở miền Nam". Tuy nhiên, tài liệu này nói rằng "việc tạo ra một phong trào chống đối chưa bao giờ được Washington chuẩn y và do đó hoạt động không vận được tiến hành theo nhiệm vụ rất mù mờ".(1)

 

Có thể h́nh dung được sự ngạc nhiên của Russell vào năm 1964 khi biết được nhiệm vụ xây dựng phong trào chống đối bị từ chối. Ông đă mường tượng tới việc tổ chức hoạt động du kích ở miền Bắc. Ông h́nh dung là ḿnh sẽ được làm những ǵ mà Hà Nội đang tiến hành ở miền Nam. Phản ánh sự thất vọng này, Russell nói "tôi không hiểu tại sao, là một đất nước, sao chúng ta lại có quan điểm mơ hồ về chiến tranh du kích do chúng ta thực hiện trong khi đó chính là vũ khí tốt nhất của họ chống lại chúng ta".(2) 

 

Russell tin là lẽ ra Hoa Kỳ phải thúc đẩy việc gây dựng phong trào chống đối nhưng Washington không mặn mà với khuyến nghị này. Russell cho rằng Hà Nội dễ bị tổn thương và hoạt động gây dựng phong trào chống đối sẽ mang lại kết quả. Riêng về biện pháp "thả tù mù”, theo ông nên băi bỏ v́ không mấy kết quả. Thay vào đó ông đề nghị tập trung vào số dân tộc ít người dọc theo biên giới miền Bắc. Russell đă nghiên cứu bản đồ dân tộc học và kết luận là về mặt địa lư Việt Nam có thể phân chia làm hai phần khác biệt. Vùng núi cao ở phía tây bắc và đông bắc. Đây là vùng cư trú của các dân tộc thiểu số mà theo truyền thống và thực tiễn không giống với người Kinh. Số dân ở vùng này chiếm khoảng 15% dân số của miền Bắc. Phần lớn các dân tộc ít người có quan hệ với nhân dân ở Lào và Trung Quốc nhiều hơn với người Kinh, trong đó nhiều dân tộc không coi người Kinh là bạn bè. Phần c̣n lại là vùng đất thấp nơi người Kinh sinh sống, bao gồm các đồng bằng ven biển. Russell đề nghị gây dựng phong trào chống đối trong chính những dân tộc thiểu số. Hà Nội không thực hiện việc kiểm soát chặt chẽ đối với họ và họ không thích người Kinh. Russell đă chọn con bài dân tộc, nhưng đó không phải là con bài duy nhất có trong tay. Cộng đồng người công giáo tập trung ở hai tỉnh đồng bằng ven biển Nam Hà và Ninh B́nh và hai tỉnh khác dịch về phía nam là Nghệ An và Hà Tĩnh cũng được chú ư đến. Cuối cùng có một cộng đồng người Hoa nhỏ ở miền Bắc, và đây cũng có thể là một con bài. Russell h́nh dung việc khơi dậy sự thù nghịch của người Việt đối với người Hoa. Ở miền Bắc, số này có thể chia làm hai nhóm. Một sống dọc theo biên giới Việt - Trung và một sống ở các thành phố mà tập trung là ở Hải Pḥng.

 

Partain nhớ lại là vào năm 1964, ông và Russell "đề xuất việc gây dựng phong trào chống đối” trong số dân tộc ít người. "Tôi nhớ là như vậy. Russell và tôi đă trao đổi về vấn đề này... Cả hai chúng tôi đều có chung ư kiến là để cho các toán biệt kích hoạt động có hiệu quả, các toán này phải gây dựng được phong trào chống đối".(3) Cả hai gửi đề xuất lên cấp trên. Vài tuần sau, Russell nhận được tin đề nghị bị bác bỏ. Theo Partain, quyết định đó là do Washington đưa ra.

 

Nếu không v́ phong trào chống đối th́ nhân viên biệt kích làm ǵ? Russell và Partain hầu như không tin vào tai ḿnh. Theo Russell, ông nhận được chỉ thị hướng dẫn cho các toán biệt kích không được tiếp xúc với công dân miền Bắc và nhiệm vụ được giới hạn trong hoạt động tâm lư và thu thập t́nh báo". Đối với lănh đạo của SOG, điều này thật vô nghĩa. ông tự hỏi "làm sao có thể thu thập được tin tức t́nh báo khi anh ẩn náu ở trên núi và cố bảo vệ tính mạng của ḿnh?" Việc "rải tờ bướm ở trong rừng” có thể mang lại ǵ?(4) Mặc dù rất lạ lùng, nhưng đó chính là nhiệm vụ được giao cho OP34. Đó thực sự là những nhiệm vụ "vớ vẩn" nhưng cả Russell và Partain không thể thay đổi.

_____________________________________

1. Nghiên cứu tài liệu MACVSOG, Hội đồng tham mưu trưởng liên quân (tháng 7-1970 ), phụ lục C, phần “Hoạt động không vận”, tr. 3.

 

2. Nghiên cứu tài liệu MACVSOG, Hội đồng tham mưu trưởng liên quân (tháng 7-1970), phụ lục B, phần "Nhận xét về hoạt động và tin t́nh báo của SOG", tr. 5.

 

3. Phỏng vấn lịch sử với thiếu tướng Partain, trong: “MACVSOG - phỏng vấn lịch sử với những nhân viên phục vụ kế hoạch OP34 của MACVSOG”, tr 23, 25.

 

4. Nghiên cứu tài liệu MACVSOG, Hội đồng tham mưu trưởng liên quân (tháng 7-1970), phụ lục B, phần "Nhận xét về hoạt động và tin t́nh bào của SOG” tr. 7.

 

 

Khi Don Blackburn thay Russell tháng 5-1965, không phải mất thời gian lắm ông nhận ra ngay điều bất hợp lư của chương tŕnh gián điệp - biệt kích. Dẫu sao th́ Blackburn đă có kinh nghiệm hoạt động du kích trong vùng địch hậu. Ông là một trong số ít chuyên gia quân đội về lĩnh vực này và dự định đưa OP34 vào đúng hướng. Blackburn xem lại và mở rộng bản kiến nghị của Russell. "Điều cần thiết hiện nay là có được căn cứ ở Lào giáp với biên giới Việt Nam từ đó các toán biệt kích có thể tung đi tăng cường, tiếp tế hoặc rút lui khi cần thiết bằng máy bay trực thăng hoặc qua đường bộ". Blackburn muốn thành lập một tổ chức b́nh phong nhằm "thành lập cơ sở ở miền Bắc và phát triển một hệ thống móc nối người đi huấn luyện và tung trở lại đồng thời đưa những người Bắc di cư trở lại miền Bắc. Những căn cứ tại các khu vực dọc theo biên giới miền Bắc sẽ rất có ích cho các hoạt động đó".(1) 

 

Blackburn nhập cuộc. Có vẻ như những ngày huy hoàng trước kia đang trở lại. Ông không những phát triển lư luận mà c̣n t́m kiếm người Bắc di cư, những người sẵn sàng quay trở lại và chiến đấu chống Hà Nội. Blackburn nhớ rằng có sẵn những con người với "mối quan hệ với người thiểu số vùng tây bắc và những phần tử chống đối trong nhân dân". Ví dụ "một thủ lĩnh người Bắc di cư trước đây sống ở vùng đông bắc sẵn sàng giúp tuyển lựa và thiết lập quan hệ với người địa phương ở cả miền Bắc và miền Nam". Đó là cách khởi đầu, bằng việc “thiết lập cơ sở và quan hệ" và biến chúng thành tổ chức b́nh phong, "một phong trào chống đối thực sự sẽ h́nh thành".(2) 

 

Blackburn chuẩn bị báo cáo kế hoạch đưa hoạt động gián điệp - biệt kích quay lại tập trung vào việc gây dựng phong trào chống đối. Qua kinh nghiệm của Russell ông biết là "phong trào chống đối không thể được tổ chức nếu không có sự phê duyệt của cấp cao". Nhưng ông rất tự tin. Dù sao, những hoạt động hiện nay là vô nghĩa và không mang lại kết quả ǵ. Chắc chắn Washington sẽ nhận ra "phương pháp chủ yếu hiện nay (thả tù mù) tạo nên con đường một chiều đối với các toán biệt kích, họ không có hy vọng trở về".(3)

 

Bản kiến nghị năm 1966 vượt qua được các cấp và đến Uỷ ban 303. Câu trả lời vẫn như cũ: OP34 không được phép tiến hành việc thành lập phong trào chống đối ở miền Bắc. Blackburn bị sốc trước câu trả lời của Washington. "Thật là một điều tệ hại", ông nhớ lại "v́ phong trào đó sẽ tương tự như Mặt trận giải phóng miền Nam và có thể tạo ra cơ sở đáng tin cậy hơn cho hoạt động biệt kích".(4) Một lần nữa, Washington không sẵn sàng thách thức miền Bắc bằng luật chơi của Hà Nội. Blackburn biết rằng các nhà vạch chính sách không dám tiến xa tới mức đó. Động thái này sẽ trái với chính sách đă công bố của Hoa Kỳ là không t́m cách lật đổ chính phủ Hà Nội. Đối với Blackbum, điều đó thật ngớ ngẩn. Ông tự hỏi, đây là cuộc chiến tranh kiểu ǵ?

 

Blackburn c̣n phát hiện ra là CIA cũng phản đối đề nghị của ông v́ sẽ động chạm tới địa bàn hoạt động của họ ở Lào. CIA đang thực hiện chương tŕnh du kích của người thiểu số hỗ trợ quân đội người H'Mông do Vàng Pao cầm đầu. Đó là cố gắng không để Hà Nội chiếm giữ Lào đồng thời gây thiệt hại cho quân đội miền Bắc hoạt động ở Bắc Lào. H'Mông là một dân tộc thiểu số mà bản kiến nghị của Blackburn đă đề cập đến.

 

Blackburn đến gặp Trưởng trạm CIA tại Sài G̣n để thương lượng. "Tôi muốn Blaufarb cho phép chúng tôi đưa các toán biệt kích xâm nhập vào miền Bắc qua Lào. Hay nói cách khác, tuyển chọn người Việt Nam và h́nh thành căn cứ ở Lào để xem họ có thể làm được ǵ trong ḷng miền Bắc sau đó sẽ đẩy mạnh hơn. Đó là cách chúng tôi đă làm ở Phillippines".(5) CIA không nhất trí với đề nghị này. Bắc Lào là địa bàn của họ. Blackburn không chỉ gặp phải sự phản đối của CIA mà c̣n của đại sứ Mỹ tại Lào William Sullivan. Sullivan không muốn cho SOG hoạt động ở Lào và phản đối kế hoạch của SOG. Tương tự, Sullivan c̣n phản đối hoạt động chống phá đường ṃn Hồ Chí Minh. SOG là người không được hoan nghênh tại Lào.

 

Khi một đại tá quân đội, người không thuộc giới quân sự chính thống, gặp phải sự phản đối của CIA và Bộ Ngoại giao, anh ta sẽ thất bại. SOG không được phép tiến hành gây dựng phong trào chống đối từ những căn cứ ở Lào. Uỷ ban 303 chỉ cho phép CIA hoạt động ở đó. Blackburn rất bất b́nh và "định chấm dứt hoạt động... Tôi nghĩ rằng họ đă đề ra mục tiêu sai lầm v́ đă đưa biệt kích đến một nơi mà họ biết rất ít và không thể nhận được sự trợ giúp của dân chúng. Trước sau họ cũng sẽ bị bắt. Và điều đó đă xảy ra".(6) Lư luận hoạt động và trọng tâm nhiệm vụ là phi lôgíc.

 

Tại thời điểm Washington bác bỏ đề nghị của Blackburn, nhiệm vụ của các toán biệt kích đang có sự điều chỉnh. Tháng 10-1965, Bộ tư lệnh Thái B́nh Dương chuyển tới SOG chỉ thị về nhiệm vụ mới. Bản chỉ thị công bố nhiệm vụ các toán biệt kích hiện nay là "tiến hành các hoạt động tâm lư, phá hoại và t́nh báo". Nhiệm vụ mới này không khác mấy so với trước. Tuy nhiên, các toán biệt kích được phép tiếp xúc với dân để "tuyển lựa và hỗ trợ cơ sở tại chỗ ở miền Bắc để thu thập t́nh báo và lẩn trốn".(7) Đó là điểm mới nhưng vô nghĩa và chẳng làm thay đổi t́nh h́nh chút nào. Blackburn lắc đầu: Nếu bạn không thể tổ chức dân thành phong trào chống đối th́ "bạn đưa họ đến đó làm ǵ? Câu hỏi này cứ lởn vởn măi trong đầu tôi và đó là lư do tại sao tôi không hề hào hứng với các toán biệt kích".(8.)

 

Blackburn chuyển giao nhiệm vụ lănh đạo SOG cho Jack Singlaub tháng 5-1966. Các toán gián điệp tiếp tục xâm nhập ra Bắc dưới sự giám sát của ông và mang lại kết quả tương tự như Blackburn đă chứng kiến. Blackburn xâm nhập sáu toán, bao gồm 46 người. Họ chẳng làm được ǵ đáng nói cả.

________________________________________

1, 2. Nghiên cứu tài liệu MACVSOG, Sđd., tr.22.

 

3, 4. Nghiên cứu tài liệu MACVSOG, Sđd, tr.22,23.

 

5, 6. Phỏng vấn lịch sử với chuẩn tướng Donald Blackburn, trong “MACVSOG: phỏng vấn lịch sử với các chỉ huy.của MACVSOG", tr. 10, 11.

 

7. Nghiên cứu tài liệu MACVSOG, Hội đồng tham mưu trưởng liên quân (tháng 7-1970), phụ lục C, phần "Hoạt động không “, tr. 2.

 

8. Phỏng vấn lịch sử với chuẩn tướng Donald Blackburn, trong "MACVSOG: phỏng vấn lịch sử với các chỉ huy của MACVSOG", tr. 14.

 

 

Jack Singlaub đă không tin tưởng vào OP34 từ trước khi đến Sài G̣n tiếp nhận công việc. "Phải nói rằng khi nghe tường tŕnh tại Lầu Năm Góc, tôi rất ngạc nhiên trước ư nghĩ cho biệt kích nhảy dù vào địa bàn đó. Lănh thổ miền Bắc, cũng như Triều Tiên, không giống như đất Pháp hay Nam Tư bị chiếm đóng trong chiến tranh thế giơi thứ hai, những nơi Cơ quan t́nh báo chiến lược OSS đă từng hoạt động. Tôi bày tỏ thái độ hoài nghi về cách thức đưa biệt kích xâm nhập, nhưng ngay lập tức tôi biết họ không coi trọng ư kiến của tôi do vậy trong suốt thời gian tường tŕnh tôi không nhắc đến vấn đề này nữa. Anh biết đấy, tôi là người mới và trước hết cần đến xem cụ thể những ǵ đang diễn ra và có thể làm được ǵ".(1) 

 

Khi đă nhận chức, không phải mất nhiều thời gian lắm để Singlaub nhận ra là hoạt động biệt kích chẳng đi tới đâu nếu cứ tiếp tục như hiện nay. Sau khi nghiên cứu hồ sơ ông thấy rằng trong quá nhiều trường hợp "thả tù mù” thành "thả vào cơi tử". Theo vị tân chỉ huy trưởng, đề nghị của Blackburn cho triển khai phong trào chống đối bằng cách trước hết thành lập phong trào sau đó từ Lào xâm nhập vào miền Bắc là giải pháp tốt nhất. Tuy nhiên, ông biết rằng "có những quy định cụ thể không cho phép OP34 thành lập tổ chức du kích ở miền Bắc...Chúng tôi bị trói buộc không được gây dựng phong trào chống đối chính phủ Hà Nội".(2) 

 

Singlaub quyết định tung ra một quả bóng thăm ḍ xem các nhà vạch chính sách sẽ phản ứng ra sao. Liệu họ có biết có những người dân tộc thiểu số miền Bắc đang sống ở miền Nam và có thể tuyển lựa cho nhiệm vụ chống đối không? Singlaub biết rằng "nhiều thủ lĩnh của các dân tộc ít người đă di cư vào Nam trong năm 1954... có mối quan hệ với đối tác Việt Nam của SOG". Họ có muốn trở về miền Bắc không? Theo Singlaub, "họ tỏ ra sẵn sàng trở về tái lập quan hệ với người của họ mà họ cho rằng c̣n trung thành". Nhưng v́ lư do ǵ mà họ dám chấp nhận nguy hiểm? Chỉ khi "họ được đảm bảo là họ được phép tổ chức phong trào chống đối và dùng nó để tạo ra khu tự trị ở miền Bắc".(3) Nếu Hoa Kỳ hỗ trợ mục tiêu này, họ sẵn sàng Bắc tiến.

 

Singlaub nhanh chóng nhận ra là không hy vọng ǵ ở sự thay đổi thái độ của Washington. Theo một tài liệu mật, chính sách quốc gia của Hoa Kỳ là "kiềm chế cổ vũ hoặc khuyến khích bất kỳ hành động nào có thể dẫn tới nổi loạn bên trong chính phủ hiện nay ở Hà Nội".(4) Singlaub nhớ lại "họ (Washington) sẽ không bao giờ phê duyệt những điều chúng tôi muốn thực hiện mà liên quan đến chiến tranh du kích và hoạt động chống đổi".(5)

 

Thay vào đó, Hội đồng tham mưu trưởng liên quân yêu cầu các toán biệt kích cần phải "nhấn mạnh tối đa vào nhiệm vụ thu thập t́nh báo và thành lập quan hệ dân sự". Các toán sắp được tung đi phải tập trung vào "nơi có nhiều mạng lưới giao thông chủ yếu nối miền Bắc và Lào" với nhiệm vụ chủ yếu là "thu thập t́nh báo qua quan sát đường bộ, đường sắt và đường sông".(6) Để thực hiện nhiệm vụ mới, 25 biệt kích được tập trung huấn luyện trong nhiều tháng và xâm nhập vào các khu vực tập trung các tuyến đường trọng yếu nối với đường ṃn Hồ Chí Minh. Đây mới chỉ là sự khởi đầu.

 

Đó là một nỗ lực lớn và, trong ṿng 15 tháng sau đó, có sự tham gia của hàng trăm nhân viên biệt kích. Theo Singlaub, chương tŕnh mới này tạo ra những thách thức lớn cho SOG. Trước hết, đó là kiểu "thả tù mù" với tất cả những hậu quả mà biện pháp này đă mang lại. Thứ hai, SOG sẽ t́m đâu ra hàng trăm người dân tộc đă từng sống ở Bắc rồi di cư vào Nam có quyết tâm cao và sẵn sàng trở lại miền Bắc để thực thi nhiệm vụ? Việc tuyển chọn không dễ dàng ǵ. "Những người có thể trở thành nhân vật lănh đạo của phong trào chống đối không chỉ không muốn trở thành người dẫn đường mà c̣n không giới thiệu cho SOG những người phù hợp với nhiệm vụ".(7) Họ có thể quay trở lại để giải phóng đất đai của họ chứ không phải để đếm xe.

 

Tuy vậy, Singlaub đă đưa ra chỉ thị và được OP34 thực hiện dưới sự chỉ huy của trung tá Bob McLane. Trong nhiệm kỳ của ḿnh, McLane tung đi trên 50 biệt kích mới và cố bố trí lại số đă xâm nhập trước đây. Một năm với những công việc ngớ ngẩn là tất cả những ǵ Singlaub chịu đựng. Hoạt động biệt kích không có kết quả, ông biết điều đó. OP34 trong trạng thái rệu ră. John Hada, phó của McLane nhớ lại "Bob McLane chịu sức ép lớn từ Singlaub trong việc chấn chỉnh lại bộ phận. Để giải quyết vấn đề, Singlaub đưa Kingston đến OP34 tháng 5-1967 để thay McLane. "Singlaub biết Kingston" Hada nói, "và ông ta muốn thay McLane bằng người hiểu biết về hoạt động biệt kích".(8 )

 

Bob Kingston đúng là người cho công việc đó. Ông nhanh chóng nhận ra khái niệm xâm nhập biệt kích -"thả tù mù” - là sai sót nghiêm trọng. Tương tự, mục tiêu chính sách cần chặt chẽ hơn. Ông phát hiện ra là OP34 không chỉ có hai vấn đề đó. Có nhiều yếu tố dẫn đến thất bại của chương tŕnh biệt kích. Nhưng, không nghi ngờ ǵ nữa, mục tiêu chính sách sai lầm là yếu tố hàng đầu. Theo suy nghĩ của Kingston, những mục tiêu được đề ra đơn giản là ngu xuẩn.

 

Tại sao Washington lại không ủng hộ việc cho phép SOG thiết lập phong trào chống đối trong ḷng miền Bắc? Dựa trên căn cứ nào để Washington bác bỏ yếu tố cốt lơi của Kế hoạch 34A?

 

Một trong nhiều lư do mà Singlaub biết là, theo các nhà vạch chính sách ở Washington, việc bí mật khuyến khích phong trào chống đối sẽ mâu thuẫn với chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ vốn không kêu gọi gây mất ổn định và lật đổ chính phủ Hà Nội. Hay nói cách khác, quan điểm của các nhà vạch chính sách là hoạt động ngầm phải thống nhất với chính sách chính thống. V́ vậy, mỗi khi SOG "xin phép được gây dựng phong trào chống đối, Washington đều nói rằng điều đó không phù hợp với mục tiêu của Hoa Kỳ ở Việt Nam. Một phong trào chống đối sẽ trái với mục tiêu quốc gia công khai".(9) 

 

Theo Singlaub, ít nhất đó là một trong hai lư do giải thích cho sự phản đối của Washington. Singlaub thấy quan điểm không tách biệt "chính sách công khai với chính sách ngầm" của Washington chẳng có ư nghĩa ǵ. Dẫu sao, một trong những động cơ tiến hành hoạt động ngầm là các biện pháp công khai khó đạt được kết quả đề ra. Hơn nữa, hoạt động ngầm rất linh hoạt cho phép lách qua những hạn chế về chính sách. Đối với nhân viên của SOG, lôgíc của các nhà vạch chính sách thật là kỳ quặc. Nếu hoạt động ngầm phải thống nhất với chính sách công khai th́ cần ǵ phải hoạt động ngầm nữa.

 

Lư do thứ hai mà Singlaub nêu ra là "sự e ngại rằng phong trào chống đối sẽ vượt khỏi tầm kiểm soát" và gây ra điều ǵ đó. Năm 1964, đại sứ Mỹ tại Việt Nam Herry Cobot Lodge đă nói như sau: "Tôi hoan nghênh việc gây áp lực lên miền Bắc với hai mục đích buộc Việt Cộng và Pa thét Lào ngừng bắn và trung lập hoá Bắc Việt Nam... Tôi không cho rằng việc lật đổ Hồ Chí Minh là có ích v́ người thay thế ông có thể c̣n xấu hơn đối với chúng ta".(10) Người ta chỉ có thể tự hỏi là ông đại sứ đang nghĩ ǵ trong đầu. Tại sao lại xấu hơn nếu có ai đó thay thế Hồ Chí Minh? Lodge có hiểu ǵ về đối phương không? Thật là lư sự quanh quẩn, Singlaub nghĩ.

 

Tương tự, các nhà vạch chính sách lo ngại là làm cho miền Bắc mất ổn định có thể "tạo ra sự trả đũa quy mô lớn của miền Bắc". Họ có thể gia tăng chiến tranh ở miền Nam nếu Mỹ làm cho họ quá khó chịu ở miền Bắc. Nhưng Washington có hiểu là Hà Nội đă quyết định tăng cường hoạt động ở miền Nam khi đưa quân chủ lực vào Nam năm 1963?

 

Cuối cùng, Washington sợ rằng nếu Hà Nội sụp đổ, Trung Quốc sẽ nhảy vào như trong chiến tranh Triều Tiên. Vào mọi thời điểm Washington đều lo ngại sự dính líu của Trung Quốc. Tuy nhiên, Mao đang lănh đạo cách mạng văn hoá và, nhiều năm sau, Trung Quốc tiếp tục cuộc thanh lọc nội bộ hàng loạt làm tê liệt hoạt động của chính phủ, kể cả chính sách ngoại giao. Washington có hiểu được tác động của cuộc cách mạng văn hoá không? Để hệ thống hai mang thành công, cả người lừa lẫn người bị lừa đều đóng vai tṛ quan trọng và Hoa Kỳ chắc chắn đă làm rất tốt vai tṛ của ḿnh.

______________________________________

1. Phỏng vấn lịch sử với thiếu tướng John K. Blackburn, trong “MACVSOG: phỏng vấn lịch sử với các chỉ huy của MACVSOG", tr. 44.

 

2. Nghiên cứu tài liệu MACVSOG, Hội đồng tham mưu trưởng liên quân (tháng 7-1970): phụ lục B, phần "Nhận xét hoạt động và tin t́nh báo của SOG”, tr. 60-61.

 

3. Nghiên cứu tài liệu MACVSOG, Sđd. tr. 64.

 

4. Nghiên cứu tài liệu MACVSOG, Hội đồng tham mưu trưởng liên quân (tháng 7-1970), phụ lục C, phần "Hoạt động chiến tranh tâm lư", tr. 137.

 

5. Phỏng vấn lịch sử với thiếu tướng John K. Singlaub, trong "MACVSOG: phỏng vấn lịch sử với các chỉ huy của MACVSOG", tr. 49.

 

6. Nghiên cứu tài liệu MACVSOG, Hội đồng tham mưu trưởng liên quân (tháng 7-1970), phụ lục C, phần “Hoạt động không vận”, tr. 4.

 

7. Nghiên cứu tài liệu MACVSOG, Hội đồng tham mưu trưởng liên quân (tháng 7-1970), phụ lục B, phần "Nhận xét hoạt động và tin t́nh báo của SOG", tr. 65.

 

8. Phỏng vấn lịch sử với John Hada, trong "MACVSOG: phỏng vấn lịch sử với những nhân viên phục vụ kế hoạch OP34 của MACVSOG" tr. 40,48.

 

9. Nghiên cứu tài liệu MACVSOG, Hội đồng tham mưu trưởng liên quân (tháng 7-1970), phụ lục B, phần "Nhận xét hoạt động và tin t́nh báo của SOG", tr. 32.

 

10. Nghiên cứu tài liệu MACVSOG, Hội đồng tham mưu trường liên quân (tháng 7-1970), phụ lục C, phần “Hoạt động chống miền Bắc của MACVSOG", tr. 59.

 

 

  Thiếu kinh nghiệm trong OP34

 

Trừ Bob Kingston, không một chỉ huy nào của OP34 từng trải qua hoạt động chỉ đạo biệt kích tại địa bàn bị từ chối. Trái ngược với những ǵ mà các nhà vạch chính sách h́nh dung, hoạt động này không là một phần năng lực chiến tranh đặc biệt của Lầu Năm Góc. Chương tŕnh học tại Trường chiến tranh đặc biệt ở Fort Bragg cũng như trong học thuyết quân sự không có nội dung này.

 

Ed Partain, chỉ huy trưởng của OP34 từ giữa năm 1964 đến giữa 1965, là một ví dụ. Ông không phải là chuyên gia trong công việc được giao là leo thang hoạt động trong ḷng miền Bắc. Được khoảng nửa năm, Partain nhận thấy có những vấn đề nghiêm trọng về nội dung nhiệm vụ, biện pháp cài cắm và việc huấn luyện người Việt Nam. Ông cũng biết rằng ḿnh hiểu rất ít về mục tiêu, ở đây là miền Bắc. Vậy tại sao Partain tiếp tục xâm nhập các toán biệt kích theo đúng cách thức vốn chẳng mang lại kết quả ǵ? Việc thiếu kinh nghiệm đă phần nào dẫn đến thái độ không muốn chấp nhận sự thực.

 

Thật ra, Partain hầu như không thể làm được ǵ để thay đổi t́nh h́nh. Ông ở cấp bậc thấp trong hệ thống chỉ huy và có ít kiến thức để xử lư vấn đề. Partain nhận ra điều này khi "đến gặp và nói chuyện với Russell" về toàn bộ t́nh h́nh. “Tôi đă ở đây được năm, sáu tháng. Tôi thấy chúng ta đang phung phí thời gian, tiền bạc và sinh mạng. Tại sao chúng ta không làm cái ǵ khác? Russell nói: Anh không biết, cấp trên muốn tiếp tục như vậy. Tôi đoán đó là ư kiến tử Washington...".(1)

 

Nhân viên Mỹ được cử đến cho Partain cũng như vậy. Họ bao gồm những thiếu tá quân đội trẻ nhiệt t́nh như Pete Hayes. Tốt nghiệp Học viện Westpoint, Hayes rất thông minh và hăng hái nhưng không được chuẩn bị cho việc thực hiện nhiệm vụ của OP34. Hayes đă chỉ đạo các toán biệt kích biển xâm nhập tấn công các mục tiêu ven biển Bắc Triều Tiên và cứu hộ các phi công bị bắn rơi. Chắc chắn đó là một khía cạnh của chiến tranh không quy ước nhưng không bao gồm việc huấn luyện và chỉ đạo mạng lưới biệt kích trong địa bàn bị từ chối. Ít nhất là dường như quân đội đă cố gắng chọn cử những sĩ quan tốt nhất. Nhưng thực tế không phải như vậy. Hayes được cử đến OP34 là do nhầm lẫn. "Tôi nghĩ Russell là chỉ huy trưởng vào thời điểm đó. Ông ấy nhầm tôi với John Hayes, người cũng đă công tác tại SOG và từng công tác tại Nhóm lực lượng đặc biệt số 10 với Russell. Do vậy khi tôi đến tŕnh diện, ông ấy tưởng tôi là John Hayesn. V́ đă có kinh nghiệm trước đây nên Pete Hayes phải ở lại.(2)

 

Trong nhiệm kỳ của ḿnh, Hayes cũng nhận ra những vấn đề nghiêm trọng của chương tŕnh. Hayes nhắc lại những sự kiện xảy ra với toán Bell và điệp viên Ares đă giúp ông nhận thức được t́nh h́nh. "Máy bay của chúng tôi suưt nữa bị bắn rơi khi bay tiếp tế cho toán Bell. Phi hành đoàn nói rằng họ bị một chiếc trực thăng phục kích và phải đổi hướng bay về Thái Lan. Tương tự, có một số dấu hiệu trong việc tiếp tế cho Ares cho phép Hayes kết luận "anh ta đă bị khống chế... và đó là các đồng nghiệp miền Bắc đang chơi lại chúng tôi".(3) 

 

Vấn đề nhân sự c̣n kéo dài cho đến khi Reg Woolard và Bob McLane chỉ huy OP34. John Hada, phó của McLane, nhớ lại nhiều sĩ quan chỉ đạo trực tiếp không mấy nhiệt t́nh với công việc. Ông mô tả "họ không biết cách giao tiếp với người khác và với nền văn hoá khác... Nhân viên trung cấp ở O P34 không có bằng cao đẳng... họ không thể ngồi đánh giá những ǵ đang xảy ra v́ thực sự họ không hiểu". Hada kết luận "tôi nghĩ cách mô tả tốt nhất là chúng tôi bay trong mù tối và không kiểm soát được ǵ cả".(4) 

 

Đó chính là những ǵ mà Bob Kingston gặp phải khi tiếp quản OP34 tháng 5-1967. Ông tiếp nhận những người thuộc quyền hoặc là kém nhiệt t́nh hoặc thiếu kinh nghiệm. Kingston sa thải một số chỉ giữ lại những ai có thể bồi dưỡng thành nhân viên chỉ đạo hoạt động biệt kích.

 

OP34 đối mặt với một chế độ rất chú ư đến an ninh nội bộ. Các lực lượng an ninh và t́nh báo có tŕnh độ nghề nghiệp và giỏi xử lư các thách thức và đe doạ từ bên trong. Phát triển mạng lưới gián điệp, biệt kích trong môi trường như vậy là quá mệt mỏi đối với CIA trong những năm 1950 trong khi họ có kiến thức, kinh nghiệm và được đào tạo về hoạt động này. Đối với OP34, đó là sự đối đầu không cân sức và thực tế cũng chứng tỏ như vậy.

_________________________________________

1. Phỏng vấn lịch sử với thiếu tướng Edward Partain, trong "Phỏng vấn lịch sử với sĩ quan từng phục vụ trong OP34 của MACVSOG” tr. 34.

 

2, 3. Phỏng vấn lịch sử với trung tá Emest Pete Hayes, trong "Phỏng vấn lịch sử với sĩ quan từng phục vụ trong OP35 của MACVSOG", tr. 171, 182.

 

4. Phỏng vấn lịch sử với John Hada, trong “MACVSOG: phỏng vấn lịch sử với những nhân viên phục vụ kế hoạch OP34 của MACVSOG" tr. 40.48.

 

 

 

Việc tuyển lựa, động cơ và huấn luyện biệt kích.

 

Hoạt động biệt kích trong ḷng miền Bắc đ̣i hỏi có động cơ và huấn luyện cao- Đó là môi trường khó khăn. Tuy nhiên, việc tuyển chọn, động viên và huấn luyện bị nhiễm nhiều căn bệnh từ khi thành lập 1964 đến lúc Chương tŕnh đánh lạc hướng được h́nh thành vào cuối năm 1967.

 

Chất lượng của từng cá nhân được tuyển lựa cho chương tŕnh biệt kích cài cắm lâu dài rất không đều. Có một số người hăng hái nhưng theo các nhà lănh đạo của OP34 số này là ngoại lệ chứ không nhiều. Có rất nhiều khó khăn, trong đó tuyển lựa và tạo động cơ là hai khó khăn hàng đầu Trạng thái tinh thần kém của biệt kích là hệ quả trực tiếp của tiến tŕnh tuyển lựa.

 

Rắc rối mà Russell gặp phải trong việc tuyển chọn người phù hợp nhanh chóng trở nên rơ ràng khi ông tiếp nhận số đang huấn luyện đo CIA bàn giao tháng 1-1964. Russell nhớ lại "khi tiếp quản, chúng tôi nhận ra là một số trong đó không đạt tiêu chuẩn cho bất cứ nhiệm vụ nào. Họ được tuyển dụng và thích mức lương được hưởng, nhưng đến lúc cần đến, họ không hăng hái lên đường". Việc tiếp nhận số người này đặt sếp của SOG vào t́nh huống khó xử. Ông không tin là một khi được xâm nhập họ có thể làm được điều ǵ đó nên hồn. “Những người mà chúng tôi tiếp nhận từ CIA cho chương tŕnh này không có khả năng đi đâu cả”. Tuy vậy, Russell vẫn phải nhận, “chúng tôi không thể thả rông họ ở miền Nam v́ họ đă được nghe về hoạt động ở miền Bắc".(1) Họ biết quá nhiều và không đủ tin cậy và v́ thế với một phần thưởng nào đó họ sẵn ḷng để lộ toàn bộ hoạt động cho đối phương hoặc bất cứ người nào muốn biết.

 

Giải pháp của Russell là tung họ ra Bắc. Ông "không hy vọng họ liên lạc trở lại mà nghĩ là họ sẽ đầu hàng đối phương ngay sau khi chạm đất và họ đă làm đúng như vậy". Theo chỉ huy trưởng của SOG, chỉ có một lư do duy nhất để họ đi là "chúng tôi phải loại bỏ họ... và giải pháp là đưa họ ra Bắc".(2) Chắc chắn cách này sẽ không làm cho tin tức về hoạt động biệt kích lọt ra tờ Thời báo New York. Tuy nhiên, ai cũng có thể h́nh dung là Hà Nội sẽ khai thác số bị bắt này về toàn bộ chương tŕnh một cách không mấy vất vả.

 

Quá tŕnh tuyển chọn không được cải thiện ǵ trong năm 1964 và sau đó v́ SOG phải dựa vào đối tác Nam Việt Nam là Tổng nha kỹ thuật chiến lược để tuyển lựa nhân sự. Người Nam Việt Nam không làm tốt việc này: "sự bất lực của Tổng nha trong việc chọn lựa được người có đủ tiêu chuẩn cho huấn luyện biệt kích đă buộc phải sử dụng những toán trung b́nh" bản báo cáo của SOG năm 1964 đă thừa nhận như vậy(3).

 

 

Có một vấn đề lớn mà Partain gặp phải khi tiếp nhận OP34. Theo Partain, chủ yếu đó là vấn đề quan hệ với bên thứ ba, người cung cấp nguồn tuyển lựa... Họ cho rằng số được tuyển là sẵn sàng, có tŕnh độ văn hoá mà chúng tôi không có cách nào thẩm định được". Partain c̣n nói thêm: "Với nhũng ǵ tôi biết, số được tuyển không phải thuộc tầng lớp trung lưu có văn hoá. Nếu anh nhớ lại, phần lớn số điệp viên của chúng ta trong chiến tranh thế giới thứ hai là người có học, sẵn sàng hy sinh và chấp nhận rủi ro. C̣n số này th́ không". Hơn nữa "OP34 không đủ khả năng ngôn ngữ để hỏi han họ. Và do vậy không thể dựa vào việc kiểm tra lư lịch mà chúng ta thường làm".(4) 

 

Một khi số tuyển lựa đă qua huấn luyện, Partain phát hiện ra là "phần lớn số họ không muốn đi. Chúng tôi gần như phải hối lộ để họ bước ra khỏi máy bay". Bạn phải cho họ "thêm súng, thêm tiền và trong một trường hợp chúng tôi đă phải đẩy một người lên và sau đó ra khỏi máy bay".(5) 

 

Pete Hayes cũng gặp một trường hợp tương tự. "Tôi nhớ một trường hợp năm 1965 khi chúng tôi đă đưa họ lên hết máy bay th́ một người, là nhân viên điều khiển điện đài, nói: tôi không đi, tôi không có đồng hồ đeo tay. Tôi nói chúng tôi sẽ giải quyết vấn đề đó và tháo đồng hồ đưa cho anh ta. Anh ta lại nói: Tôi quên mất bản tín hiệu và tín hiệu nhận biết. Tôi lại nói: không lo, tín hiệu nhận biết của anh đây... Nói chung, nhân viên điện đài là ngon hơn các thành viên khác nhưng đôi khi họ cũng bị ảnh hưởng bởi các thành viên khác trong nhóm và cố tạo ra lư do để không phải đi...Cuối cùng th́ chúng tôi cũng đưa được anh ta lên máy bay".(6) 

 

Ed Partain kết thúc nhiệm kỳ và được thay thế bằng Reg Woolard và sau đó Woolard được thay bằng McLane, nhưng chất lượng tuyển chọn vẫn ở mức thấp. Báo cáo năm 1966 của SOG nói rơ mức độ của vấn đề: "Trong năm, việc tuyển được người đủ tiêu chuẩn ngày càng trở nên khó khăn hơn". Hơn nữa "việc đào ngũ của số đang huấn luyện tiếp tục là vấn đề lớn có tác động xấu đến khả năng duy tŕ sự thống nhất của toán. Tỷ lệ đào ngũ trong số đang huấn luyện tăng từ 8% vào tháng 3 lên 21% vào tháng 5. Họ trốn trại v́ "sợ bị cử đi hoạt động trong toán biệt kích ở miền Bắc". Rơ ràng là Tổng nha kỹ thuật chiến lược không hề cho họ biết nhiệm vụ phải thực hiện. Khi họ biết sự thật khắc nghiệt về nhiệm vụ và "không có một cố gắng nào nhằm đưa các toán trở về Nam thành công" sự lo ngại của họ tăng lên nhanh chóng".(7)

____________________________________

1, 2. Nghiên cứu tài liệu MACVSOG, Hội đồng tham mưu trưởng liên quân (tháng 7-1970), phụ lục B, phần "Nhận xét về hoạt động và tin tức t́nh báo của MACVSOG", tr. 8.

 

3. Nghiên cứu tài liệu MACVSOG, Hội đồng tham mưu trưởng liên quân (tháng 7-1970), phụ lục C, phần “Hoạt động không vận", tr.15.

 

4. Phỏng vấn lịch sử với thiếu tướng Edward Partain, trong "Phỏng vấn lịch sử với sĩ quan từng phục vụ trong OP34 của MACVSOG” tr. 29, 34.

 

5. Phỏng vấn lịch sử với thiếu tướng Eaward Partain, Sđd, tr.24, 29.

 

6. Phỏng vấn lịch sử với trung tá Ernest Pete Hayes, trong "Phỏng vấn lịch sử với sĩ quan từng phục vụ trong OP35 của MACVSOG" tr. 90.

 

7. Nghiên cứu tài liệu MACVSOG, Hội đồng tham mưu trưởng hên quân (tháng 7-1970), phụ lục C, phần "Hoạt động không vận tr.16.

 

John Hada nhớ là OP34 không hề biết trước Tổng nha kỹ thuật chiến lược sẽ mang đến những ǵ. "Trong nhiều trường hợp, rất khó phác hoạ lư lịch, học vấn, và địa vị kinh tế xă hội. Họ đều hăng hái v́ lương cao. Nhưng, trên cơ sở quan sát, tôi phải nói rằng họ không tỏ ra yêu mến Cộng hoà miền Nam". Sự hăng hái của họ nhanh chóng bị xẹp xuống khi đến lúc phải xâm nhập. Hada cho rằng họ "tham gia chủ yếu v́ tiền".(1) V́ OP34 không kiểm soát quá tŕnh tuyển lựa, ông kết luận "việc lựa chọn người huấn luyện rất bừa băi và không đạt như mong muốn".(2) 

 

Giải pháp cho vấn đề này là rơ ràng, như Hada nhận xét: giá như chúng ta có thể kiểm soát việc tuyển lựa th́ công việc đă khá hơn nhiều(3). Nhưng không ai trong OP34 có đủ ngoại ngữ hoặc hiểu biết để làm điều đó.

 

Năm 1967, Kingston đau đớn phát hiện ra là người Nam Việt Nam đang tuyển chọn thiếu niên bằng cách tuyên truyền vật chất, theo kiểu: "Bạn sẽ làm việc với người Mỹ. Đây là một cuộc phiêu lưu thú vị và bạn sẽ được trả hậu hĩ khi tham gia cuộc phiêu lưu đó". Kingston không thể biết Tổng nha kỹ thuật chiến lược đă nói ǵ với họ. "Chúng tôi không biết họ tuyển người như thế nào và hứa hẹn những ǵ(4). Kingston có kế hoạch kiểm soát tiến tŕnh tuyển mộ. Đó là một bước nhỏ nhưng đúng hướng. Tuy nhiên việc này hầu như không được thực hiện và sau đó trở nên không cần thiết khi OP34 tiến hành Chương tŕnh đánh lạc hướng.

 

Người được tuyển được huấn luyện về hoạt động biệt kích cài cắm lâu dài ở trại Long Thành, nhưng việc huấn luyện không đồng đều. Cố vấn Mỹ hướng dẫn họ cách sử dụng vũ khí, chiến thuật chiến đấu, phá huỷ, xâm nhập bằng đường không và các kỹ thuật quân sự khác. Tuy nhiên, lẽ ra họ cũng cần được huấn luyện để nắm được kỹ năng t́nh báo. Nhiều khả năng là họ không được huấn luyện đến tŕnh độ cần thiết. Ed Partain nhấn mạnh, "chúng tôi cố dạy họ vũ khí, cứu thương, phá hoại, thông tin liên lạc... nhưng không đào tạo họ về các kỹ năng đó”.(5) Đó là công việc của Tổng nha kỹ thuật chiến lược. Họ làm công việc đó thế nào? Lănh đạo của OP34 không có câu trả lời.

 

Huấn luyện không phải là vấn đề duy nhất ở trại Long Thành. C̣n có cả những bất cập về an ninh nữa. Điệp viên không được tách riêng sau khi đă nhận nhiệm vụ, vi phạm nguyên tắc cơ bản của hoạt động loại này. Thậm chí họ sau đó c̣n được nghỉ phép. Với mạng lưới t́nh báo rộng răi của Việt Cộng ở khu vực Long Thành, điều đó thật đáng để giật ḿnh.

 

Với chất lượng tuyển lựa như trên, không có ǵ ngạc nhiên khi kỷ luật huấn luyện bị vi phạm ở Long Thành. Nhiều trại viên có "danh tiếng đáng ngờ và làm nổi lên vấn đề kỷ luật ở trại".(6) Các yếu tố khác cũng góp phần tạo ra t́nh h́nh này: Tổng nha kỹ thuật chiến lược thường sử dụng những lời hứa hăo và một khi người được tuyển biết được nhiệm vụ thực sự th́ "tư tưởng cho rằng đằng nào cũng bị chết làm cho trại viên và một số cán bộ của trại cho rằng họ cần hưởng thụ khi có cơ hội".(7) Tất cả điều này đă góp phần làm tăng tỷ lệ trốn trại.

_________________________________________

1, 2, 3. Phỏng vấn lịch sử với John Hada, trong "MACVSOG: phỏng vấn lịch sử với những nhân viên phục vụ kế hoạch OP34 của MACVSOG” tr. 41, 42, 43.

 

4. Phỏng vấn lịch sử với tướng Robert Kingston, trong "MACV8OG: phỏng vấn lịch sử với những nhân viên phục vụ kế hoạch OP34 của MACVSOG” tr. 70.

 

5, 6. Phỏng vấn lịch sử với thiếu tướng Edward Partain, trong "Phỏng vấn lịch sử với sĩ quan từng phục vụ trong OP34 của MACVSOG", tr. 30, 29.

 

7. Phỏng vấn lịch sử với thiếu tướng Edward Partain, Sđd, tr.29.

 

 

Kỹ năng chỉ đạo hệ thống hai mang của Hà Nội

 

Hệ thống hai mang mà Hà Nội sử dụng chống SOG cũng giống như các hoạt động tương tự mà các nước xă hội chủ nghĩa sử dụng để chống cơ quan t́nh báo phương Tây trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Cũng như các nước cùng hệ thống, miền Bắc chú trọng vấn đề an ninh nội bộ, phản gián và kiểm soát dân. Đó là quốc gia phản gián. Những nước này quan tâm sâu sắc đến vấn đề an ninh trong nước. Lực lượng an ninh và t́nh báo thường đông đảo và nhiệm vụ của họ là chống lại mọi mối đe doạ an ninh nội bộ. Trong thuật ngữ t́nh báo, điều này được gọi là phản gián chủ động, bao gồm việc xác định, bắt giữ, và vô hiệu hoá phần tử khủng bố, lật đổ, phản cách mạng, gián điệp, biệt kích. Chính phủ Hà Nội rất coi trọng những vấn đề này và trên thực tế c̣n tỏ ra lo ngại thái quá về âm mưu hoạt động gián điệp và lật đổ.

 

Để đảm bảo ổn định trong nước, chính phủ Hà Nội thành lập và duy tŕ các cơ quan cảnh sát, an ninh và t́nh báo mà đặc trưng là sự chồng chéo về tổ chức. Điều này đúng như ở Liên Xô, vốn là mô h́nh cho các nước xă hội chủ nghĩa khác. Từ khi thành lập, việc "t́m kiếm, phát hiện và tiêu diệt kẻ thù là nhiệm vụ chủ yếu của nhà nước".(1) 

 

Miền Bắc tiếp nhận triết lư đó vào công tác phản gián và an ninh trong nước. Tương tự như đồng nghiệp Liên Xô, Hà Nội bị ám ảnh bởi vào những vấn đề này. Theo John Dziak, cựu nhân viên của cơ quan t́nh báo quân đội Mỹ, người đă từng đương đầu với KGB trong hơn ba thập kỷ, những nhà nước như vậy "thể hiện sự lo lắng thái quá về đe doạ cả bên trong lẫn bên ngoài. An ninh và việc trừ bỏ tận gốc các mối đe doạ là một nhiệm vụ chính của hệ thống đó”. Để đánh bại đối phương, các quốc gia phản gián "bỏ ra nhiều nguồn lực". Như Dziak nhận xét, "nhiệm vụ này đ̣i hỏi phải tạo ra cơ quan an ninh quốc gia xâm nhập vào mọi thể chế của đất nước".(2) 

 

Hà Nội duy tŕ một cơ quan như vậy. Cơ quan này có hệ thống từ Hà Nội đến các cấp hành chính thấp nhất. Công an nhân dân là nền tảng của hệ thống an ninh của Hà Nội. Dưới sự quản lư của Bộ Nội vụ, lực lượng công an phát hiện, ngăn chặn và trấn áp mọi hoạt động phá hoại và lật đổ đồng thời kiểm soát và vô hiệu hoá mọi phần tử phản cách mạng. Để đạt được mục đích này, công an được giao quyền hạn lớn trong việc khám xét, giam giữ, thu thập chứng cứ và sử dụng vũ khí để bóc gỡ gián điệp, chống phá hoại và dập tắt hoạt động lật đổ.

 

Ở cấp xă và cao hơn, công an duy tŕ quan hệ mật thiết với các cơ quan quân đội, dân quân và t́nh báo. Đây chính là chỗ chồng chéo về tổ chức xuất hiện. Mỗi một cơ quan có trách nhiệm an ninh nội bộ và quyền hạn trùng lặp với công an, trong đó công an vũ trang là một ví dụ. Dưới sự quản lư của Bộ Quốc pḥng, một trong những nhiệm vụ của công an vũ trang là bảo vệ an toàn cho các cơ sở quan trọng chống phá hoại; giữ ǵn an ninh biên giới, phát hiện việc xâm nhập của biệt kích; nắm tin, phát hiện và trấn áp các hành động phản cách mạng trong dân tộc thiểu số ở vùng núi cao dọc theo biên giới với Lào. Đây chính là những nhóm dân tộc ít người mà ba người chỉ huy đầu tiên của SOG đề nghị được sử dụng để thành lập phong trào chống đối ở miền Bắc, Washington không nhận ra tiềm năng của họ, nhưng Hà Nội th́ có.

 

Khi xem xét đến các cấp hành chính cao hơn như huyện, tỉnh và thành phố, người ta nhận thấy đầy đủ đại diện của các cơ quan có mặt ở cấp xă. Sự chồng chéo này là ở mức cao. Cuối cùng ở cấp bộ, Bộ Nội vụ có trách nhiệm chính trong việc chống lật đổ, phá hoại, gián điệp do số gián điệp biệt kích thâm nhập thực hiện. Bộ máy này cho phép Hà Nội tiến hành chiến dịch phản gián chủ động. Như William Colby giải thích, "chiến dịch đó thấm vào toàn xă hội... không ai đứng ngoài".(3) Các toán biệt kích của SOG phải đối mặt với bộ máy an ninh khổng lồ. Với tất cả những căn bệnh của SOG, các toán này hầu như không có cơ hội. Đó là cuộc chiến không cân sức.

 

Hà Nội không thoả măn với việc xác định, bắt giữ, và vô hiệu hoá các toán biệt kích của SOG. Tương tự như các nước xă hội chủ nghĩa khác, chiến lược phản gián chủ động của Hà Nội tỏ ra rất hiệu quả. Trên thực tế, kế hoạch hai mang mà Hà Nội thực hiện chống lại SOG là một trong nhiều chiến dịch chống cơ quan t́nh báo phương Tây thành công mà các đồng nghiệp của họ ở các nước xă hội chủ nghĩa gặt hái được trong chiến tranh lạnh. Hà Nội đă rút ra nhiều kinh nghiệm qua các mối quan hệ hợp tác với cơ quan an ninh, t́nh báo của các quốc gia bè bạn. KGB cũng có mặt ở Việt Nam và các nhân viên an ninh Việt Nam được học tập tại trường t́nh báo ở Matxcơva, nơi mà giáo tŕnh giới thiệu chi tiết về nhiều hoạt động khống chế hai mang.

 

Tuy nhiên, ít nhất có ba yếu tố góp phần quan trọng vào sự phát triển các cơ quan an ninh, t́nh báo của Hà Nội trong kỹ năng phản gián thụ động và chủ động. Thứ nhất là tâm lư, các nhà lănh đạo Hà Nội luôn quan tâm tới các âm mưu hoạt động của đối phương và coi việc phát hiện và vô hiệu hoá các âm mưu đó là ưu tiên hàng đầu. Thứ hai, Bắc Việt Nam dành nguồn lực đáng kể cho nhiệm vụ bảo vệ an ninh nội bộ và phản gián. Điều này phản ánh ở quy mô, đào tạo và khả năng nghề nghiệp của các cơ quan an ninh.

 

Yếu tố thứ ba, có tính chất đặc biệt quan trọng, có liên quan đến kinh nghiệm trong nghệ thuật lật đổ, đánh lừa đối phương, và hoạt động bí mật. Trong nhiều thập kỷ, Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong bí mật với nhiều phương thức khác nhau. Việt Cộng đă áp dụng hiệu quả các kinh nghiệm này. V́ vậy, kiến thức và kinh nghiệm trực tiếp góp phần vào khả năng chống lại các thủ đoạn tương tự. Hà Nội biết phải làm ǵ và áp dụng biện pháp nào để vô hiệu hoá các hoạt động đó.

______________________________________

1. Dziak, "Lịch sử của KGB", tr. 1, 2.

 

2. Dziak, "Lịch sử của KGB", tr. 1.

 

3. Phỏng vấn lịch sử với William Colby, trong "MACVSOG: Phỏng vấn lịch sử với những nhân viên phục vụ kế hoạch OP34 của MACVSOG" tr. 9.

 

 

  CHUƠNG TR̀NH ĐÁNH LẠC HUỚNG VÀ NGHỆ THUẬT CHƠI TR̉ BA MANG

 

Khi Singlaub và McKnight xem xét các thiệt hại trong năm 1968, họ suy nghĩ cần phải làm ǵ với OP34. Phải chăng cách tốt nhất là chấm dứt chương tŕnh, hay là tiếp tục làm như cũ? Tuy nhiên, khi nghiên cứu báo cáo của nhóm chuyên viên phản gián về chương tŕnh gián điệp, biệt kích và sự đánh giá trước đó của Kingston, Singlaub và McKnight gặp phải rất nhiều chi tiết lạ lùng, thậm chí c̣n kỳ lạ. Đầu tiên, những chi tiết đó không làm họ chú ư.

 

Các chuyên gia phản gián khi nghiên cứu hồ sơ đă phát hiện ra Hà Nội tuyên bố đă bắt giữ một số lượng biệt kích lớn hơn nhiều so với số SOG đă tung đi. Nếu con số đó chỉ xuất hiện trên báo chí và đài phát thanh th́ lănh đạo SOG đă không để ư đến v́ đó chỉ nhằm mục đích tuyên truyền. Tuy nhiên, số liệu này xuất hiện trong tài liệu nội bộ, chỉ thị, và tài liệu đặc biệt. Ví dụ, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đă báo cáo trước Quốc hội tháng 3-1966 là trong năm trước đó, gián điệp đă tích cực hoạt động thu thập tin tức chính trị, kinh tế, quân sự và điệp viên của đối phương đă gây ra sự bất măn trong dân tộc thiểu số và các tổ chức tôn giáo. Bức thông điệp có vẻ nghiêm trọng.(1)

 

Hà Nội dường như đang quá lo ngại về gián điệp, Singlaub nghĩ, mọi việc cuối cùng đă trở nên thú vị hơn. Càng nghiên cứu các tin tức t́nh báo, Singlaub càng trở nên thích thú. Ông nhận ra các cơ quan an ninh của Hà Nội tập trung nhiều thời gian và công sức rà soát mọi khu vực để t́m kiếm các toán biệt kích vốn không tồn tại. Các hoạt động t́m kiếm này không khác ǵ công việc "kéo lưới". Họ ḍ hỏi dân làng, bao vây số đối tượng nghi vấn. "Người nào bị nghi vấn ủng hộ hoạt động phản cách mạng trong quá khứ" đều bị tra hỏi.(2) Sự cảnh giác dường như đang lan rộng trong tư tưởng của các quan chức miền Bắc. Singlaub suy nghĩ, chẳng mấy chốc họ sẽ tự đánh lẫn nhau. Nếu như vậy, Singlaub lập luận, đây chưa phải lúc chấm dứt chương tŕnh OP34 mà ngược lại. OP34 cần được tổ chức lại và mở rộng nhưng với mục đích khác. Hà Nội dễ bị mắc lừa về quy mô và mức độ họ khống chế hoạt động biệt kích của OP34. Có lẽ, có thể làm cho họ tin là có nhiều toán khác mà họ không biết vẫn đang hoạt động bên trong biên giới. Trong hệ thống thuật ngữ t́nh báo, đây là tṛ chơi ba mang. Tṛ chơi này không dễ dàng, nhưng đây là điểm khơi đầu. Đă đến lúc khai thác nỗi lo sợ của Hà Nội. Với mục đích đó, SOG vạch ra "Chương tŕnh đánh lạc hướng”. Với chương tŕnh đó đến lượt SOG giữ vai tṛ chủ động.

 

 

Chương tŕnh đánh lạc hướng

 

Với mật danh Forae, chương tŕnh này được tướng Westmoreland phê chuẩn bằng miệng ngày 14-3-1968. Với tính chất của chương tŕnh, điều này không có ǵ lạ.

 

Đầu tiên, Forae bao gồm “sáu đề án", trong đó ba đề án "được chuyển cho bộ phận chiến tranh tâm lư của SOG".(3) Ba đề án c̣n lại được giao cho OP34 và trở thành hạt nhân của tṛ chơi ba mang.

 

Forae rất đơn giản nhưng việc thực hiện rất phức tạp. Mục tiêu của Forae là làm cho Hà Nội tin rằng họ mới chỉ phát hiện ra một phần nhỏ và rằng điệp viên của đối phương đă ăn sâu bén rễ ở miền Bắc. Bản kế hoạch nhằm "thuyết phục Hà Nội là có nhiều toán gián điệp biệt kích đang hoạt động ở miền Bắc hơn con số thực tế".(4) SOG hy vọng là Forae sẽ làm cho Hà Nội tập trung lực lượng quân đội, an ninh... tăng cường kiểm soát dân chúng, tạo môi trường thuận lợi cho chiến tranh tâm lư và khai thác quấy rối hậu phương của đối phương".(5) 

 

Nội dung chủ yếu của Forae là hoạt động đánh lừa do Bob Kingston đề xướng. Kingston quyết định "đưa máy phát thanh vào miền Bắc qua các toán biệt kích và thả qua đường không để tiếp sóng hai chương tŕnh phát thanh tâm lư chiến (Đài Gươm thiêng ái quốc và Đài Cờ đỏ). Những ǵ chúng tôi muốn là lực lượng an ninh miền Bắc sẽ truy lùng cái mà họ nghĩ là biệt kích nhưng thực tế chỉ là đài phát".(6) Hoạt động này chủ yếu dựa vào đài phát thanh. Một khía cạnh khác là gửi các bức điện yêu cầu "các toán đang hoạt động liên hệ với các toán không tồn tại. Chúng tôi chỉ thị cho toán di chuyển để liên hệ với toán giả tạo khác. Đây là mật khẩu của anh, đây là mật khẩu của họ, đây là đường đi”.(7) Đây là nỗ lực rất khiêm tốn và khó làm cho Hà Nội phải lo lắng.

_______________________________________

1. Trích trong "Sổ tay địa bàn miền Bắc Việt Nam" (Washington DC, Cơ quan in ấn của chính phủ, tháng 6-1967, tr.338.

 

2. Nghiên cứu tài liệu MACVSOG, Hội đồng tham mưu trưởng liên quân (tháng 7-1970), phụ lục B, phần “Nhận xét về hoạt động và tin tức t́nh báo của MACVSOG", tr. 63.

 

3. Nghiên cứu tài liệu MACVSOG, Hội đồng tham mưu trưởng liên quân (tháng 7-1970), phụ lục C, phần “Hoạt động không vận”, tr. 85.

 

4. Nghiên cứu tài liệu MACVSOG, Hội đồng tham mưu trưởng liên quân (tháng 7-1970), phụ lục C, phần "Hoạt động không vận", tr. 7.

 

5. MACVSOG "Lịch sử chỉ huy 1969" Phụ lục F, tr. IX-1-2.

 

6, 7. Phỏng vấn lịch sử với tướng Robert Kingston, trong “MAEVSOG: phỏng vấn lịch sử với những nhân viên phục vụ kế hoạch OP34 của MACVSOG" tr. 68, 69, 70.

 

 Ba đề án chính của Forae

 

Một chương tŕnh tham vọng như Forae đ̣i hỏi có hàng loạt kỹ thuật đánh lừa mới có kết quả. Chương tŕnh phát thanh là không đủ. Nhiệm vụ triển khai các hoạt động liên quan khác trong năm 1968 được giao cho Bob McKnight. Ông có một nhóm các sĩ quan triển khai các nội dung hoạt động khác nhau của Forae. Họ tỏ ra rất sáng tạo. Những sĩ quan này và sếp của họ trở nên "hiểu biết những lo ngại về an ninh nội bộ của miền Bắc và mức độ lo ngại của họ về vấn đề này".(1) Với kiến thức này, OP34 bắt đầu tạo ra tṛ chơi ba mang phức tạp.

 

McKnight cho biết, ngoài việc lừa Hà Nội, Forae c̣n đánh lạc hướng đối tác của SOG, Tổng nha kỹ thuật chiến lược. Họ chỉ được biết một phần và tin rằng Forae chỉ là một phiên bản mới của hoạt động gián điệp, biệt kích của OP34. Theo McKnight, Tổng nha kỹ thuật chiến lược nghĩ rằng mọi thứ "tiếp tục được thúc đẩy. Tôi tin rằng họ không bao giờ biết những ǵ chúng tôi thực sự đang tiến hành”. Tṛ chơi ba mang không chỉ "chơi" Hà Nội mà c̣n cả "đối tác của chúng ta" v́ SOG tin rằng cơ quan t́nh báo Hà Nội đă xâm nhập được vào Tổng nha kỹ thuật. Cốt lơi của Forae là ba đề án chính: Borden, Urgency, và Oodles.

 

Đề án Borden

 

Đề án Borden tuyển chọn tù binh của Bắc Việt Nam làm điệp viên cho SOG. Khi được tuyển mộ, các tù binh sẽ phục vụ mục đích của Chương tŕnh đánh lạc hướng một cách không tự giác.

 

Bert Spivy, lúc bấy giờ là đại uư, đă tốt nghiệp Westpoint là "một trong mười bảy" học viên của khoá 1960, những người "thực sự tin tưởng vào quan điểm của Kenedy về nhiệm vụ của lực lượng đặc biệt". Spivy nhớ lại, "vào lúc bấy giờ, người ta bảo chúng tôi công việc đó không thuận lợi cho sự nghiệp. Tuy nhiên, tổng thống nhấn mạnh thách thức của nổi dậy cách mạng cộng sản và nhu cầu phát triển công cụ hữu hiệu để đối phó của Hoa Kỳ".(2) Đầu năm 1968, Spivy đến nhận công tác tại OP34 giúp điều hành đề án Borden.

 

Nhiệm vụ đầu tiên của Spivy là chọn từ số bị bắt ở các nơi giam giữ tù binh chiến tranh do quân đội Mỹ quản lư ra những người cộng tác. OP34 tránh tuyển chọn tù binh do quân đội Việt Nam Cộng hoà giam giữ. Spivy mô tả tiến tŕnh tuyển lựa như sau: "chúng tôi xác định những người có khả năng thông qua việc trao đổi với nhân viên quản lư trại giam. Sau đó chúng tôi tiếp xúc với số đă qua sơ tuyển để xem họ có muốn trở thành điệp viên hay không".(3) 

 

Điều mà số tù binh được tuyển lựa không biết là những người điều hành đề án Borden không quan tâm đến việc họ tự nguyện trở thành điệp viên hay không. Thực ra, theo hồ sơ của Borden, "chúng tôi muốn số được tuyển lựa này để lộ nhiệm vụ được giao cho miền Bắc khi đầu hàng hoặc bị thẩm vấn".(4) Spivy nhấn mạnh, "chúng tôi muốn họ tin là việc tuyển lựa họ là thành thật. Hay nói cách khác, chúng tôi muốn họ tin là chúng tôi thật sự muốn họ làm việc cho chúng tôi và trở thành một bộ phận của mạng lưới gián điệp và phong trào chống đối trong ḷng miền Bắc".(5) Dĩ nhiên, mối quan tâm thực sự không phải là độ tin cậy của họ mà là liệu OP34 có thể tuyển chọn họ hay không để phục vụ cho mục đích đánh lừa mà họ không hề hay biết.

 

Khi đă được đưa về miền Bắc, các điệp viên của Borden sẽ phục vụ mục đích của OP34 một cách không tự giác. Sếp của SOG đại tá Steve Cavanaugh, người thay thế Singlaub, giải thích "trong khi huấn luyện, chúng tôi giao cho họ những nhiệm vụ cụ thể là móc nối với toán giả tạo ở miền Bắc để lấy tin tức... Tất nhiên, chúng tôi lừa họ bởi v́ chẳng có toán nào tồn tại để liên lạc. Chúng tôi dự kiến họ sẽ bị bắt và thẩm vấn, và v́ chúng tôi không tin tưởng họ thực sự muốn cộng tác, tôi nghĩ họ sẽ khai ra hết. Chúng tôi muốn họ bị bắt, bị thẩm vấn để khai ra những ǵ chúng tôi đă nói với họ về các toán gián đỉệp-biệt kích đang hoạt động ở miền Bắc.(6) Đó mới chỉ là một phần của tṛ chơi đố chữ mà OP34 đang đề ra trong đề án Borden.

 

Sau đó là việc huấn luyện số tù binh đă được tuyển chọn. Như Spivy mô tả, đó là một công việc được kiểm soát chặt chẽ và theo kịch bản có trước. “Chúng tôi sử dụng một số biệt kích do Tổng nha kỹ thuật chiến lược tuyển chọn cùng huấn luyện chung với họ. Sự có mặt của số này sẽ cung cấp cho họ một cách không chính thức thông tin về các toán khác đă Bắc tiến hoặc sự đồn đoán về phong trào chống đối ở miền Bắc. Kiểu thông tin không chính thức này sẽ củng cố thêm các thông tin chính thức mà chúng tôi nhồi cho họ trong quá tŕnh huấn luyện".(7) Kiểu đưa tin chính thức bao gồm việc "cung cấp cho họ đầu mối liên lạc, cách móc nối với các tổ gián điệp. Chúng tôi cũng có thể cho biết thông tin về các quan chức chính phủ tham nhũng mà chúng tôi nói rằng có được là nhờ các toán cài cắm cung cấp”.(8 )

 

Borden được "thiết kế để làm Bắc Việt Nam phải tiêu tốn nguồn lực quân sự để đối phó với sự xâm nhập này". SOG hy vọng rằng Hà Nội sẽ bắt đầu chiến dịch săn lùng trong hàng ngũ của ḿnh và tạo ra "sự bất măn và xa cách giữa binh lính và chỉ huy, kích thích sự đảo ngũ”.(9) Khi việc huấn luyện kết thúc, các điệp viên "giả hiệu" đă sẵn sàng xâm nhập về miền Bắc hoặc vùng lănh thổ do Bắc Việt Nam kiểm soát tại Lào hoặc Campuchia. Ngay trong giai đoạn xâm nhập, các thủ đoạn đánh lừa vẫn được áp dụng. Một điệp viên của Borden được "một phần thưởng là nhảy dù trước v́ đạt kết quả tốt khi huấn luyện", sau đó đến các thành viên khác. Dĩ nhiên, "anh ta không biết là khi ḿnh vừa nhảy ra khỏi máy bay vào bóng đêm, đồng đội của anh ta cởi bỏ móc dù và ngồi xuống". Họ chính là một phần của tṛ chơi. Khi lực lượng an ninh miền Bắc đến t́m kiếm, họ sẽ thu được những chiếc dù "treo ở trên cây”. Những chiếc dù này không chở điệp viên mà là các cục nước đá. Khi bị phát hiện các "điệp viên này đă tan thành nước".(10) 

 

Thậm chí những tù binh không được tuyển chọn là điệp viên cũng có vai tṛ nhất định trong tṛ chơi. Theo hồ sơ của Borden, họ được "đưa về trại giam như b́nh thường để lan truyền thông tin về đề án cho những người cùng bị giam giữ để cuối cùng chuyển đến các nhà phân tích t́nh báo của miền Bắc".(11) 

 

Điều này bổ sung thêm một khía cạnh nữa cho đề án Borden nhằm vào số tù binh nói chung mà từ đó SOG tuyển chọn điệp viên. Sáng kiến này do một sĩ quan không quân trẻ đến công tác tại SOG năm 1967-1968 đề xuất. Clem Tamaraz khá xa lạ với công việc của ḿnh. Không quân thường không tạo ra sĩ quan có sự quan tâm đến lĩnh vực phản gián và đánh lửa. Nhưng nhiều ư tưởng của Tamaraz đă trở thành nội dung hoạt động của Chương tŕnh đánh lạc hướng.

 

Tamaraz nhắc lại một thủ đoạn như sau: "Tù binh không được tuyển chọn cũng vẫn được tiếp xúc với người đi tuyển theo cách làm cho họ tin rằng chúng tôi đang chào đón một điệp viên, người thường xuyên sinh hoạt cùng với họ". Thủ đoạn này được thực hiện như sau "cách chúng tôi làm là sử dụng bột bắt sáng. Chúng tôi (giả vờ tiến hành) nghiên cứu về hội chứng quá căng thẳng trong số tù binh miền Bắc. Chúng tôi có một bác sĩ quân y đến tận trại và khám từng tù binh. Viên bác sĩ sẽ đánh dấu vào trán một người nào đó thứ bột bắt sáng không nh́n thấy được bằng mắt thường. Ngày hôm sau, tôi sẽ đến phỏng vấn số tù binh đó và dùng đèn chiếu để vết đánh dấu đó hiện lên, khi đó tôi tiến đến chào hỏi vồn vă, bắt tay, ôm hôn và đưa anh ta ra chỗ khám. Số tù binh c̣n lại cũng nh́n thấy vết sáng hiện trên trán... và v́ vậy họ biết anh ta không giống người khác".

 

Không cần phải thiên tài lắm để kết luận là anh ta là điệp viên. Thông tin này được củng cố bằng số bị loại ra trong quá tŕnh huấn luyện. "Do đó, cơ quan t́nh báo miền Bắc có được thông tin từ số tù binh chiến tranh mà chúng tôi đă cấy người vào. Rồi họ có thông tin...rằng chúng ta đang tung người đi. Điều này tái khẳng định kết luận của họ là chúng tôi đang huấn luyện người đưa ra Bắc".(12) Cuối cùng, người tù binh bị đánh dấu bằng bột phát sáng được lựa chọn hoặc là trở thành điệp viên hoặc trở về nơi giam giữ cũ. Đó không phải là sự lựa chọn khó khăn. Và thế là OP34 có nhiều điệp viên hơn để tung ra Bắc.

 

Theo Spivy, mục đích đầu tiên của đề án Borden là tung đi khoảng vài trăm điệp viên một năm.(13) Trong năm 1968, hồ sơ cho thấy đề án đang được triển khai với 98 tù binh đă được tuyển lựa. 50 người trở về trại giam, 44 người được đưa ra Bắc và các vùng do Bắc Việt Nam kiểm soát. 4 người dự kiến sẽ được xâm nhập vào tháng 1-1969".(14) Đối với những người chỉ đạo Borden, 1968 được coi là năm khởi đầu tốt đẹp. Họ vạch kế hoạch làm nhiều hơn nữa trong năm 1969, tuy nhiên Washington đă can thiệp vào cuối năm 1968 và chấm dứt mọi hoạt động chống lại miền Bắc của SOG có liên quan đến việc đưa người qua giới tuyến.

_______________________________________

1. Phỏng vấn lịch sử với tướng Robert Kingston, trong "MACVSOG: phỏng vấn lịch sử với những nhân viên phục vụ kế hoạch OP34 của MACVSOG" tr.117.

 

2. Phỏng vấn lịch sử với trung tá Bert Spivy, trong "MACVSOG: phỏng vấn lịch sử với những nhân viên phục vụ kế hoạch OP34 của MACVSOG" tr. 162.

 

3, 5. Phỏng vấn lịch sử với trung tá Bert Spivy, trong "MACVSOG: phỏng vấn lịch sử với những nhân viên phục vụ kế hoạch OP34 của MACVSOG" tr. 165.

 

4, 11. MACVSOG "Lịch sử chỉ huy 1969” Phụ lục F, tr. IX-4.

 

6. Phỏng vấn lịch sử với đại tá Stephen E. Cavanaugh, trong "MACVSOG: Phỏng vấn lịch sử với những chỉ huy của SOG" tr. 95.

 

7, 8, 13. Phỏng vấn lịch sử với trung tá Bert Spivy, trong "MACVSOG: phỏng vấn lịch sử với những nhân viên phục vụ kế hoạch OP34 của MACVSOG" tr. 166.

 

9. MACVSOG "Lịch sử chỉ huy 1969" Phụ lục F, tr. IX-3.

 

10. Plaster, “SOG: cuộc chiến tranh biệt kích bí mật của Mỹ tại Việt Nam", tr.228.

 

12. Phỏng vấn lịch sử với trung tá C.P.Tamaraz, trong "MACVSOG: phỏng vấn lịch sử với những nhân viên phục vụ kế hoạch OP34 của MACVSOG" tr. 153-154.

 

14. Nghiên cứu tài liệu MACVSOG, Hội đồng tham mưu trưởng liên quân (tháng 7-1970), phụ lục C, phần "Hoạt động không vận", tr. 87.

 

 

 

Đề án Urgency

 

Đề án Urgency, yếu tố cốt lơi thứ hai của Forae, bao gồm hai nội dung. Nội dung thứ nhất có liên quan đến bộ đội, dân quân, cán bộ đảng miền Bắc trung kiên, không hợp tác đă bị bắt hoặc bị bắt cóc. OP34 có được tiếp cận với số này thông qua hai con đường. Thứ nhất, là qua các trại tù binh do quân đội Mỹ quản lư và là nơi đề án Borden tuyển lựa điệp viên. Thứ hai, là qua hoạt động trên biển có mật danh Plowman chuyên bắt cóc công dân miền Bắc. Khi bị bắt cóc và lựa chọn, số này được đưa ra đảo Thiên Đường, nơi họ được tuyên truyền về phong trào chống đối nguy tạo có tên Gươm thiêng ái quốc do bộ phận hoạt động tâm lư chiến của SOG chỉ đạo. Những người bị bắt giữ và tù binh chiến tranh được Urgency lựa chọn là những người không chịu hợp tác. Họ là những người cứng rắn và không thể khai thác được ǵ. Rơ ràng là họ không thích ǵ phong trào chống đối giả tạo. Nhưng đề án Urgency biết cách sử dụng họ. Theo Bob McKnight, chỉ huy trưởng của SOG năm 1968, SOG dự định biến họ thành gián điệp và đẩy trả về miền Bắc.

 

Đây thật là một đ̣n hiểm. Thứ nhất, những công cụ gián điệp được khâu vào áo của họ mà họ không biết. Đây là một công việc chuyên môn. Sau đó, theo McKnight, "chúng tôi huấn luyện họ một chút về cách lên xuống máy bay trực thăng (hoặc sử dụng dù) rồi đưa họ vào vùng nào đó nơi họ có thể đi bộ đến chỗ có dân cư không mấy khó khăn".(1) 

 

Những người điều hành đề án dự tính rằng lực lượng an ninh miền Bắc sẽ bắt và giam giữ họ và sau đó sẽ phát hiện ra tài liệu giấu trong người, trong đó có danh sách những điệp viên và các hoạt động gián điệp khác. Khi họ phủ nhận việc biết có các tài liệu này, nhiều khả năng là tiến tŕnh thẩm vấn trở nên tồi tệ. Họ càng giải thích th́ càng phải chịu đựng các biện pháp xét hỏi khắc nghiệt hơn.

 

Nội dung thứ hai liên quan đến số bị giữ trên đảo Thiên Đường, nhưng người muốn hợp tác, hay ít nhất là tỏ ra như vậy. Dù thái độ thật thế nào, họ đều được những người điều hành Urgency quan tâm. Những người này có thể là điệp viên thật hoặc giả. Trong phần lớn các trường hợp điều đó không quan trọng v́ Urgency về cơ bản là hoạt động đánh lừa. Tuy nhiên, trong quá tŕnh tuyên truyền, một số ít điệp viên được tuyển chọn và huấn luyện sơ bộ, sau đó tung về miền Bắc chờ liên lạc sau. Trên thực tế, OP34 đă thực hiện một chương tŕnh tương tự với một số ít được lựa chọn tại đảo Thiên Đường năm 1967. Theo hồ sơ, "ư tưởng hoạt động là sử dụng hai người bị bắt cóc để thu thập t́nh báo ở nơi họ cư trú”. Hai điệp viên, mật danh Goldfish và Pergola, được đưa ra Bắc tháng 9-1967, sau đó không ai nhận được tin ǵ của họ.(2) Tuy nhiên, mục đích chính trong nội dung này của Urgency là biến người bị bắt giữ thành điệp viên giả với mục đích duy nhất là khai báo hết với cơ quan ninh miền Bắc khi bị xét hỏi.

 

Mục tiêu ở đây không phải thu thập tin t́nh báo mà đánh lừa. Họ được huấn luyện tương tự như số được chọn cho đề án Borden. Trên thực tế, theo Bert Spivy, "tôi đến đảo Thiên Đường và có thể quan sát được hoạt động của ngư dân. Mục đích của tôi là học các kỹ thuật khác nhau v́ tôi thực hiện một nhiệm vụ tương tự đối với tù binh chiến tranh".(3) Những ǵ mà ông học được là Urgency đang điều hành một công việc hoàn toàn theo kịch bản, trong đó những người bị bắt đều có vai và được nhận những thông tin giả về các điệp viên và mạng lưới khác. Quá tŕnh huấn luyện tỷ mỉ đó kết thúc bằng buổi lễ đặc biệt trong đó các "điệp viên" được kết nạp vào hội anh em bí mật. Ngay sau đó điệp viên đó được đưa ra Bắc.

 

Cũng như Borden, Urgency mới bắt đầu triển khai th́ cuối 1968, Washington đ́nh chỉ mọi hoạt động bên kia giới tuyến của miền Bắc.

 

 

Đề án Oodles

 

Thành tố chủ yếu thứ ba của Forae là đề án Oodles. Đó là một hoạt động đánh lừa bằng điện đài phức tạp được cụ thể hoá trên cơ sở nỗ lực của Kingston. Theo hồ sơ của SOG, đề án Oodles được "thiết kế nhằm tạo ra h́nh ảnh về một mạng lưới điệp viên hiệu quả, rộng răi trong một số vùng ở miền Bắc. Với mục đích đó, mười bốn toán "ma" được dựng lên".(4) Chúng có mục đích tạo thành một mạng lưới phức tạp hơn song song với số mà người Bắc Việt Narn đă phát hiện và khống chế sử dụng chống lại SOG. Đây là một thủ đoạn tinh vi do Dave Thoemen, một nhân viên CIA vạch ra.

 

Để làm cho đề án Oodles có vẻ đáng tin tưởng, các bức điện giả được gửi từ OP34 cho từng toán biệt kích ma. Những bức điện đó bao gồm hướng dẫn hoạt động, mục tiêu thu thập t́nh báo, tiếp tế, hoạt động của các toán khác và các toán bổ sung. Thêm vào đó, toán viên c̣n nhận được điện từ gia đ́nh, nhất là trong các ngày nghỉ quan trọng. Ví dụ, nhân dịp sinh nhật, một toán viên nhận được điện từ cha mẹ, vợ và con. Nhân dịp ngày cưới, có điện rất riêng tư của vợ, nhắc lại những kỷ niệm đẹp trong quá khứ.

 

Các kiện hàng tiếp tế cũng được thả dù xuống khu vực mà toán biệt kích ma đang hoạt động. Tất nhiên những ǵ mà cơ quan an ninh miền Bắc t́m thấy chỉ là phần vỏ, không có hàng. Ấn tượng mà OP34 muốn tạo ra là các cơ quan an ninh miền Bắc đă đến quá chậm: toán biệt kích đă có mặt ở đó và lấy đi một kiện hàng. Theo hồ sơ của đề án, "để tăng thêm độ tin cậy, sự có mặt của con người được thể hiện bằng những chiếc dù buộc nước đá để khi đá tan dù vẫn c̣n treo trên cây".(5) Ở đây bức thông điệp cho công an hoặc ai đó t́m thấy dù là : bạn đến chậm quá, họ đă đi xa rồi.

 

Một thủ đoạn khác, điệp viên giả được tung đi từ hai đề án Borden và Urgency đều tin là khi chạm đất họ sẽ được các thành viên của các toán biệt kích "ma" đón. Trong khi số điệp viên giả này thực sự tin là họ sẽ được gặp các toán có từ trước, mục tiêu của OP34 đơn giản chỉ là tạo ra thêm chứng cứ cho thấy các toán ma là có thật.

 

Cuối cùng, các điện đài của các toán ngụy tạo được thả xuống miền Bắc. Điều này khép kín ṿng tṛn liên lạc. Các bức điện được gửi đi và được trả lời. Ngoài ra, các thiết bị sát thương được thả xuống miền Bắc để buộc lực lượng an ninh phải hành động. Ở đây mục tiêu là làm cho đối phương truy t́m thiết bị chứ không phải người sử dụng thiết bị đó.

 

Cũng như Borden và Urgency, các hoạt động của đề án Oodles có liên quan đến đưa người qua biên giới miền Bắc như các chuyến tiếp tế giả và thả điện đài bị ngừng lại cuối năm 1968. Oodles được tiếp tục trong năm 1969 nhưng chỉ giới hạn trong việc gửi điện cho mười bốn toán “ma" mà thôi. Trung b́nh mỗi tuần có hai bức điện được gửi đi.

______________________________________

1. Phỏng vấn lịch sử với trung tá Robert McKnight, trong "MACVSOG: phỏng vấn lịch sử với những nhân viên phục vụ kế hoạch OP34 của MACVSOG" tr. 116.

 

2. Nghiên cứu tài liệu MACVSOG, Hội đồng tham mưu trưởng liên quân (tháng 7-1970), phụ lục C, phần "Hoạt động không vận", tr. 84.

 

3. Phỏng vấn lịch sử với trung tá Bert Spivy, trong “MACVSOG: phỏng vấn lịch sử với những nhân viên phục vụ kế hoạch OP34 của MACVSOG" tr. 167.

 

4, 5. MACVSOG "Lịch sử chỉ huy 1969”, Phụ lục F, tr. IX-1-3.

 

 

Các đề án hỗ trợ Forae khác

 

Trong khi Borden, Urgency và Oodles là ba hoạt động chủ yếu của Chương tŕnh đánh lạc hướng của OP34, các chương tŕnh khác do SOG điều hành có vai tṛ hỗ trợ nhằm làm cho Hà Nội tin rằng họ đang có vấn đề an ninh nghiêm trọng. Một trong chương tŕnh đó là "Chương tŕnh biệt kích thám sát đường và mục tiêu ngắn hạn", viết tắt là Strata, có nhiệm vụ phụ là củng cố thêm Forae thông qua hoạt động của ḿnh.

 

Tháng 5-1967, Bộ tư lệnh Thái B́nh Dương điện phê chuẩn đề án Strata. Hai toán Strata đầu tiên được xâm nhập vào miền Bắc cuối năm đó. Địa bàn hoạt động của hai toán này là phía nam vĩ tuyến 20, khoảng 150 dặm phía trên khu phi quân sự, nơi họ thu thập thông tin về mạng lưới đường giao thông nối với đường ṃn Hồ Chí Minh tại Lào. Trong khi các toán dài hạn được chuyển sang nhiệm vụ thu tin t́nh báo tương tự từ năm 1966, rất ít toán c̣n tồn tại và cũng không làm được ǵ nhiều. V́ vậy, "người ta cho rằng việc nhấn mạnh thời gian ngắn và cơ động của các toán Strata trong huấn luyện sẽ giúp họ tồn tại và đưa về thành công".(1)

 

Các toán Strata bao gồm từ "5-15 toán viên là người địa phương được chuyên chở bằng máy bay trực thăng của không quân Mỹ hoặc không quân Nam Việt Nam... Mỗi một công vụ kéo dài khoảng 15-30 ngày”.(2) Trong năm 1968, tất cả 28 toán được tung ra Bắc. Thiếu tá Gaspard, người giám sát việc thi hành đề án này, kể lại rằng nhiệm vụ của các toán Strata là "quan sát đường và thám báo... trinh sát đường lớn, đường ṃn, hoặc các mục tiêu khác và t́m ra địa điểm tập kết rút về Nam. Đó là nhiệm vụ rất khó khăn v́ địa h́nh ở đó rất hiểm trở. Tôi không nghĩ là nó dễ dàng chút nào".(3)

 

Gaspard là một sĩ quan giàu kinh nghiệm của Lực lượng đặc biệt, người đă từng chỉ huy các toán thám báo hoạt động ở bên kia giới tuyến ở Bắc Triều Tiên. Ông "chỉ huy một đơn vị phối thuộc có tên "Văn pḥng liên lạc chiến thuật" hay TLO, thường bao gồm một trung uư hoặc đại uư, ba hoặc bốn nhân viên điều hành và khoảng 30-40 thám báo người Triều Tiên. Khi tiểu đoàn bộ binh ra chiến trường, đội TLO cùng đi và tiến hành tuần tra, thực hiện các nhiệm vụ trinh sát... Tôi đă chỉ huy 97 phi vụ qua khu phi quân sự xâm nhập vào Bắc Triều Tiên và được đánh giá khá cao về các hoạt động này".(4) Sau đó, vào giữa những năm 1960, Gaspard trở lại Triều Tiên, lần này là để "triển khai chương tŕnh chống xâm nhập". Lúc này Bắc Triều Tiên đang tiến hành đưa một số lượng đáng kể lực lượng đặc biệt vào miền Nam. Trên cơ sở những kinh nghiệm này, Gaspard dường như rất thích hợp với vị trí lănh đạo Strata.

 

Các toán Strata được giao thêm một số nhiệm vụ phụ như cài ḿn, bắt cóc tù binh, rải tài liệu tâm lư chiến. Nhưng hồ sơ của chương tŕnh cho thấy kết quả thực hiện các nhiệm vụ này của các toán Strata là rất hạn chế. Các toán viên cho biết rất ít khi họ tiếp cận gần đường để có thể nh́n thấy xe tải hoặc phát hiện ra mục tiêu không kích đáng giá. Các toán Strata cũng không bắt cóc được tù binh và chỉ gài được một số ḿn ít ỏi. Tuy nhiên, họ đă rải nhiều tài liệu tâm lư chiến trong các khu vực họ được xâm nhập. Những tài liệu này liên quan tới hoạt động chống đối giả tạo phong trào "Gươm thiêng ái quốc". Thông thường các tài liệu đó nói xấu cán bộ địa phương trong vùng. Ư là, theo Gaspard, "hoặc hạ bệ người cán bộ đó hoặc làm cho an ninh miền Bắc tin là phong trào chống đối là có thật và đang hoạt động tại khu vực đó".(5) 

 

Với t́nh h́nh như vậy, lợi ích của các toán Strata là ǵ? Gaspard có cách đánh giá rất riêng "cách đánh giá của tôi là nếu bạn chỉ huy chương tŕnh, và nhiệm vụ của bạn là tung họ đi th́ chúng tôi đă thực hiện được điều đó. Nếu họ làm được điều ǵ hơn thế, theo tôi, đó là việc phụ. Tôi biết cách nh́n này có vẻ ngược đời nhưng tôi phải đánh giá hoạt động đó".(6) Thế th́ hoạt động này có tác động thế nào đối với Hà Nội? Gaspard tin là nó cho Hà Nội biết "chúng ta muốn đến lúc nào th́ đến, muốn rải truyền đơn và cắm cờ lúc nào cũng được".(7)

 

Trong khi các toán Strata không hoàn thành nhiệm vụ như dự kiến, sự thật là họ xâm nhập miền Bắc 24 lần trong năm 1968 rơ ràng làm tăng thêm hiệu quả của Chương tŕnh đánh lạc hướng, như ư kiến của Gaspard. Trong thực tế, đó là một chứng cứ thực sự về hoạt động gián điệp, biệt kích như Hà Nội thường vẫn gọi. Cũng như đối với các hoạt động khác của SOG có liên quan đến việc đưa người thâm nhập miền Bắc, chương tŕnh Strata bị kết thúc một cách đột ngột vào cuối năm 1968. Trong năm 1969, Strata tập trung vào Lào và Campuchia đồng thời quay trở lại nhiệm vụ thu thập t́nh báo.

 

Forae không chỉ có như vậy. Bộ phận chiến tranh tâm lư của SOG đă triển khai ba đề án khác. Một là đề án Uranolite, "tung các thiết bị quấy phá và bóng gió ám chỉ có điệp viên vào miền Bắc để buộc lực lượng an ninh phải tập trung lực lượng truy t́m và t́m hiểu thiết bị, phát hiện điệp viên, và mở rộng phạm vi hoạt động". Những thiết bị này được chở bằng máy bay rồi thả xuống một số khu vực nhất định. Ví dụ như các hộp chứa phương tiện đặc trưng của hoạt động gián điệp (đèn pin tiết kiệm năng lượng, máy dự báo thời tiết hoặc thuốc nổ, máy thu thanh rẻ tiền, hoặc thiết bị chẳng có mục đích ǵ ngoài việc buộc họ mất thời gian nghiên cứu)". Đề án này "đă sẵn sàng khởi động khi Washington ra lệnh ngừng ném bom năm 1968 đồng thời chấm dứt mọi hoạt động như vậy chống lại miền Bắc".(8 )

 

Tiếp theo là đề án Pollak, “vu cáo cho một số quan chức miền Bắc là gián điệp nhằm mục đích để an ninh miền Bắc tập trung lực lượng bắt giữ, xét hỏi, và điều tra những người và cơ quan hoàn toàn vô tội". Mục đích này được thực hiện thông qua thư trong đó sử dụng mực bí mật dễ bị phát hiện". Những lá thư này được gửi qua đầu mối hai mang ở miền Nam hoặc qua số điệp viên "giả" được tung ra Bắc. Thuật ngữ t́nh báo gọi đó là những lá thư "đen". Đề án này được triển khai năm 1968.

 

Đề án Sanitaries "nhằm mở rộng hoạt động của "Gươm thiêng ái quốc" thông qua việc sử dụng các tờ rơi có phiếu thưởng… được thiết kế để làm cho cơ quan an ninh Hà Nội tin là hoạt động của Gươm thiêng ái quốc là rộng lớn, có sự ủng hộ rộng răi và để khuyến khích nhân dân giấu các tờ rơi đó để lĩnh thưởng”. Đề án này cũng bị dừng lại tháng 11 1968.(9) 

 

Phong trào Gươm thiêng ái quốc, thành lập năm 1965 , cũng góp phần vào Chương tŕnh đánh lạc hướng. Hai nội dung hoạt động chủ yếu của nó có liên quan và hỗ trợ trực tiếp cho tṛ chơi ba mang của OP34.

 

Cuối cùng, OP39 gửi một số lượng lớn thư giả cho cán bộ và công dân miền Bắc. Một số thư nhằm tạo ra sự nghi ngờ hoạt động gián điệp đối với người nhận hoặc “biến" họ thành gián điệp. Một thủ thuật nhỏ nữa là gắn những thông tin trong thư với thông tin giả về gián điệp và biệt kích mà đề án Borden và Urgency tung ra.

_____________________________________

1, 2. Nghiên cứu tài liệu MACVSOG, Hội đồng tham mưu trưởng liên quân (tháng 7-1970), phụ lục C, phần "Hoạt động không vận", tr. 6.

 

3. Phỏng vấn lịch sử với thiếu tướng George Gaspard, trong “MACVSOG: phỏng vấn lịch sử với những nhân viên phục vụ kế hoạch OP34 của MACVSOG" tr. 129.

 

4, 5. Phỏng vấn lịch sử với thiếu tướng George Gaspard, Sđd, tr. 125.

 

6, 7. Phỏng vấn lịch sử với thiếu tướng George Gaspard, Sđd tr-131,160.

 

8, 9. Nghiên cứu tài liệu MACVSOG, Hội đồng tham mưu trưởng liên quân (tháng 7-1970), phụ lục C, phần "Hoạt động tâm lư chiến", tr. 90.

 

 

 

 

CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG

 

Cuối cùng th́ OP34 cũng đi đúng hướng, và vào mùa thu 1968, Chương tŕnh đánh lạc hướng đang được triền khai. Sếp của OP34 và một số ít sĩ quan tỏ ra có đầu óc sáng tạo trong việc kiến tạo một hệ thống ba mang phức tạp. Đó là một nỗ lực thật sự nghiêm chỉnh nhằm vớt vát từ thất bại trước đó. OP34 đă trở lại tṛ chơi nhưng với vai tṛ người đi lừa chứ không phải bị lừa.

 

Những dấu hiệu ban đầu cho thấy Chương tŕnh đánh lạc hướng đă làm cho Hà Nội chú ư. Báo chí và đài phát thanh trong năm 1968 hé lộ cho thấy nỗi lo ngại về gián điệp biệt kích, và lật đổ. Đó là sự thay đổi lớn so với năm trước đó. Các bài báo và b́nh luận trên đài phát thanh trở nên báo động nhiều hơn. Ngay cả trong giai đoạn h́nh thành, Chương tŕnh đánh lạc hướng rơ ràng đă tạo ra kết quả như mong muốn. Hà Nội cảm thấy độ nóng và ngày càng trở nên nhậy cảm đối với nguy cơ lật đổ.

 

Đúng lúc đó một bức điện được gửi tới. Tháng 11-1968, SOG nhận được một thông báo khẩn của Washington. Bản thông báo yêu cầu chấm dứt tất cả hoạt động biên kia giới tuyến. Đối với Chương tŕnh đánh lạc hướng, điều này đồng nghĩa với việc đóng cửa toàn bộ chương tŕnh mới vừa được triển khai. Tại sao điều đó lại xảy ra? Đại tá Cavanaugh, chỉ huy trưởng của SOG tự hỏi. Ông nhớ lại: "Không lâu sau khi tôi có mặt tại đó, Washington cho gọi tôi và hỏi: Anh có toán nào đang hoạt động bên trên giới tuyến không? Tôi có ba toán, và họ nói "Anh phải đưa họ về ngay lập tức, chúng ta chuẩn bị ngừng ném bom và tuyên bố chúng ta không có hoạt động ǵ bên trên giới tuyến. Tôi nhớ kỹ bởi v́ mệnh lệnh này gây ra sự kinh hoàng do không thể có cách nào đưa họ về ngay được. V́ thế, đó là lần cuối cùng chúng tôi đưa người ra Bắc".1 

 

Chương tŕnh đánh lạc hướng đă trở thành nạn nhân của việc xem xét lại chính sách sau Tết Mậu Thân của tổng thống Johnson. Vào cuối tháng Giêng, Việt Cộng phát động cuộc tấn công trên toàn quốc làm Washington chết điếng. Ngoài việc tấn công 36 trong tổng số 44 tỉnh lỵ và 5 thành phố lớn nhất ở miền Nam, Việt Cộng c̣n tập kích vào toà Đại sứ Mỹ, dinh tổng thống và tổng hành dinh quân đội Việt Nam Cộng hoà ở Sài G̣n. Mặc dù sau đó Việt Cộng chịu tổn thất và mất quyền kiểm soát các khu vực đánh chiếm được, cuộc tổng tấn công là một cú sốc chiến lược đối với chính quyền Johnson. Nó xé tan những đánh giá lạc quan từ năm 1967 của Lầu Năm Góc là t́nh h́nh đang được cải thiện và dự báo chiến tranh sắp kết thúc. Tết Mậu Thân làm Johnson mất hết nhuệ khí.

 

Ngày 31-3-1968, Johnson thông báo với toàn quốc rằng ông đă đơn phương ra lệnh ngừng ném bom miền Bắc, trừ vùng tiếp giáp với khu phi quân sự, nơi sự tập trung của quân đội miền Bắc đe doạ trực tiếp căn cứ của Mỹ và quân đội Sài G̣n, và rằng ông sẽ không ra tranh cử tổng thống. Cuộc tấn công Tết Mậu Thân thay đổi sâu sắc chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam. Mục tiêu lúc này là thoát ra khỏi chứ không phải đánh thắng cuộc chiến tranh.

 

Người ta hy vọng việc ngừng ném bom sẽ là một cử chỉ thiện chí phát đi tín hiệu cho thấy nguyện vọng muốn đàm phán nghiêm chỉnh của chính quyền, một sáng kiến hoà b́nh mới. Đó là sự thay đổi sâu sắc. Miền Bắc, sau khi tiến hành đánh giá cuộc tổng tấn công, tuyên bố sẵn sàng bắt đầu đàm phán.

 

Sau một tháng tranh luận về địa điểm, cuối cùng Hà Nội và Washington đồng ư gặp ở Paris và cuộc đàm phán bắt đầu ngày 13-5-1968. Ngay sau khi có mặt, các nhà đàm phán miền Bắc đă nhanh chóng nêu điều kiện của đàm phán. Những điều kiện này gần như đồng nghĩa với việc đ̣i Washington đầu hàng. Đối với đoàn đàm phán của Mỹ do Averall Harriman dẫn đầu, đó là t́nh huống khó khăn và chán ngán. Hà Nội yêu cầu cuộc đàm phán chỉ có thể tiến triển với "sự chấm dứt vô điều kiện các cuộc không kích của Mỹ và các hành động chiến tranh khác" chống lại miền Bắc. Hay nói cách khác, kết thúc SOG. Hà Nội bác bỏ đề nghị có đi có lại của Mỹ v́ nó có thể phương hại đến khả năng hỗ trợ chiến tranh ở miền Nam. Họ sẽ không bỏ Việt Cộng và cũng không rút quân đội ra khỏi miền Nam. Hà Nội cũng từ chối không công nhận chính phủ Nam Việt Nam và Mỹ cũng làm như vậy đối với Việt Cộng.

 

Vào tháng 7, Johnson thấy thế là quá đủ. Ông ra lệnh B52 tái ném bom phía bắc khu phi quân sự. Tuy nhiên, Hà Nội không chấp nhận nguyên tắc có đi có lại và Harriman không làm ǵ để lay chuyển được lập trường đó. Vào đầu mùa thu, Harriman thuyết phục được Johnson đồng ư chấm dứt ném bom lần nữa nếu muốn có được nhượng bộ của miền Bắc Việt Nam. Cuối cùng "Cá sấu đă có được một "hiểu biết". Khó có thể nói đó là nhượng bộ. Harriman không thể ép Việt Nam chấp nhận nguyên tắc có đi có lại và nói với đoàn đàm phán Bắc Việt Nam là Hoa Kỳ có thể chấp nhận ngừng ném bom mà không cần có đ̣i hỏi ǵ nhiều. Harriman nói Hà Nội cần chấm dứt pháo kích và bắn rốc két vào các thành phố lớn và giảm số bộ đội tăng cường cho miền Nam qua khu phi quân sự. Hà Nội từ chối không chịu có cam kết chính thức, nhưng Harriman tin rằng họ đă "nháy mắt và gật đầu” đồng ư với ông.

 

Đó là tất cả những ǵ Harriman thu được. Thậm chí Hà Nội không phải thừa nhận họ có quân đội ở miền Nam chứ đừng nói đến việc rút quân. Đồng thời, miền Bắc không đưa ra một chỉ thị nào chấm dứt hoạt động của Việt Cộng. Đó là một thoả thuận theo kiểu Lào năm 1962 cũng do Harriman đàm phán. Ngày 31-11, Johnson tuyên bố, trên cơ sở "tiến bộ" ở Paris, mọi cuộc không kích ở miền Bắc sẽ chấm dứt. Tuy nhiên, theo một tài liệu đă được giải mật, chính quyền c̣n đồng ư chấm dứt mọi hoạt động ngầm liên quan đến việc đưa người qua giới tuyến, bất kể qua đường không, đường bộ hay đường biển. Theo một báo cáo tuyệt mật năm 1970, trong giai đoạn đầu của cuộc đàm phán hoà b́nh tại Paris, đại diện Hà Nội nêu đề nghị “giá cho hoà b́nh", trong đó có "đ̣i hỏi thể hiện sự phản ứng của miền Bắc đối với hoạt động của chương tŕnh Footboy (mật danh của toàn bộ hoạt động ngầm chống Hà Nội)".2

 

Nếu SOG không biết Chương tŕnh đánh lạc hướng có tác động như thế nào đối với Hà Nội th́ đây là một chứng cứ tích cực. SOG chỉ tự hỏi tại sao Johnson lại chấp nhận đ̣i hỏi chấm dứt chiến tranh bí mật của miền Bắc.

 

Đối với nhân viên trong OP34, quyết định đó thật vô lư. Tại sao chúng ta phải nhượng bộ mọi thứ trước khi đàm phán? Tại sao phải chấm dứt hoạt động có thể là một con bài quư giá một khi cuộc đàm phán bắt đầu? Chỉ cần bác bỏ việc dính líu vào SOG và kệ họ. Đó là cách nh́n của nhân viên OP34.

 

Theo nhân viên của SOG, không cần thiết phải làm cho hoạt động ngầm phù hợp với chính sách công khai. Nhưng các nhà vạch chính sách cấp cao lại theo đuổi những tính toán khác phát sinh sau cơn sốt tổng tấn công năm 1968. Thêm nữa, cuộc bầu cử tổng thống 1968 cũng tác động đến quyết định chấp nhận đ̣i hỏi của Hà Nội. Theo một nghiên cứu sâu sắc và đầy đủ về những sự kiện này, Harriman, Cyrus Vance, và Clark Clifford "tất cả đều sợ rằng nếu không làm một điều ǵ đó thật ấn tượng, chiến dịch tranh cử của Hubert Humphrey sẽ sụp đổ và Richard Nixon sẽ thắng cử. Họ đă thuyết phục được Johnson, người trước đó c̣n "e ngại bị kết tội dùng thủ đoạn chính trị rẻ tiền" nếu chấp nhận đề nghị "giá của hoà b́nh" của Hà Nội, nghe theo.

 

Đối với OP34 và Chương tŕnh đánh lạc hướng, cuộc tấn công hoà b́nh của chính quyền Johnson có nghĩa chấm dứt hoạt động ở miền Bắc. Hoạt động ngầm bị băi bỏ. Tṛ chơi ba mang bị đ́nh lại.

 

Cuối năm 1995, Hoa Kỳ biết là Hà Nội vẫn rút ra bài học từ “kinh nghiệm đấu tranh chống gián điệp biệt kích trong thời gian chiến tranh”. Về mặt chính thức, Bộ Nội vụ cho rằng "những bài học đấu tranh chống vụ xâm nhập đầu tiên đă dần được biến thành quy tŕnh nghiệp vụ chung dẫn đến chiến thắng liên tiếp trong đấu tranh chống xâm nhập".3

________________________________________

1. Phỏng vấn lịch sử với đại tá Stephen E. Cavanaugh, trong "MACVSOG: Phỏng vấn lịch sử với những chỉ huy của SOG” tr. 89.

 

2. Nghiên cứu tài liệu MACVSOG, Hội đồng tham mưu trưởng liên quân (tháng 7-1970), phụ lục C, phần “Hoạt động tâm lư chiến", tr. 110.

 

3. "Cựu nhân viên an ninh thảo luận chống gián điệp thời chiến tranh", FBIS-EAS-95-177 (13-9-1995) tr. 70.

 

 

 

http://www.chinhnghia.com/

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/forum/

http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: