Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3BannerLottery

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TIẾN SĨ GIẤY của Nguyễn Khuyến - H́nh tượng nghệ thuật đa nghĩa 

 

 

 

Vịnh tiến sĩ giấy

 

Nguyễn Khuyến

 

I

 Rơ chú hoa man (1) khéo vẽ tṛ,

 Bỡn ông mà lại dứ thằng cu.

 Mày râu mặt đó chừng bao tuổi,

 Giấy má nhà bay đáng mấy xu?

 Bán tiếng mua danh thây lũ trẻ,

 Bảng vàng bia đá vẫn ngh́n thu.

 Hỏi ai muốn ước cho con cháu,

 Nghĩ lại đời xưa mấy kiếp tu.

 

II

 Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai.

 Cũng gọi ông nghè có kém ai.

 Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng, (2)

 Nét son điểm rơ mặt văn khôi. (3)

 Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ?

 Cái giá khoa danh thế mới hời! (4)

 Ghế tréo, lọng xanh ngồi bảnh choẹ,

 Nghĩ rằng đồ thật hóa đồ chơi!

 

 

 

Chú giải:

 1. Hoa man: người thợ làm nghề hàng mă.

 2. Giáp bảng: bảng đề tên từ học vị tiến sĩ trở lên.

 3. Văn khôi: đầu làng văn. ở đây chỉ người có đỗ đạt cao.

 4. Hời: giá rẻ.

 

TIẾN SĨ GIẤY của Nguyễn Khuyến - H́nh tượng nghệ thuật đa nghĩa 

 

Đến nửa cuối thế kỷ XIX, văn học trào phúng Việt Nam đă phát triển thành một ḍng lớn mạnh bên cạnh các ḍng văn học khác, với một đội ngũ tác giả đông đảo và những h́nh tượng nghệ thuật điển h́nh. Sự phát triển của văn học trào phúng chứng tỏ sự trưởng thành vượt bậc của văn học dân tộc trong giai đoạn lịch sử mới, thúc đẩy nhanh quá tŕnh hiện đại hóa nội sinh, tiến tới h́nh thành nền văn học cận hiện đại.

 

Đến nửa cuối thế kỷ XIX, văn học trào phúng Việt Nam đă phát triển thành một ḍng lớn mạnh bên cạnh các ḍng văn học khác, với một đội ngũ tác giả đông đảo và những h́nh tượng nghệ thuật điển h́nh. Sự phát triển của văn học trào phúng chứng tỏ sự trưởng thành vượt bậc của văn học dân tộc trong giai đoạn lịch sử mới, thúc đẩy nhanh quá tŕnh hiện đại hóa nội sinh, tiến tới h́nh thành nền văn học cận hiện đại. Tiến tŕnh của một nền văn học cũng giống như cuộc đời một con người. Con người ta cũng chỉ thực sự biết cười một khi đă trưởng thành, đă có đủ trí tuệ, đă biết đến đau khổ và điều quan trọng hơn là đă tự nhận thức được về những hạn chế của chính bản thân ḿnh. Đó cũng là lúc con người ấy không chỉ c̣n biết cười thiên hạ, mà c̣n biết cười buồn về ḿnh, biết tự trào. Nguyễn Khuyến chính là một trong những tác gia tiêu biểu nhất của văn học trào phúng ở giai đoạn trưởng thành này, ông cũng là một trong những đại diện cuối cùng và lớn nhất của nền văn học Việt Nam trung đại ở vào giai đoạn chung cục. Tam nguyên Yên Đổ cũng là người có nhiều bài thơ mang ư vị tự trào vào loại hay và tiêu biểu nhất trong văn học dân tộc. Tiến sĩ giấy chính là một trong những tác phẩm như vậy. Bài thơ thể hiện tài năng nghệ thuật của một tác gia trào phúng bậc thầy và mang ư nghĩa thời đại rơ rệt.

 

     Xă hội mà Nguyễn Khuyến sống là xă hội thực dân nửa phong kiến với những biểu hiện lố lăng, kệch cỡm. Ở đó mọi giá trị đạo đức truyền thống đă bị đảo lộn, c̣n cái mới lại mang bộ mặt của kẻ xâm lược. Ng̣i bút thâm trầm mà sâu cay của Nguyễn Khuyến đă chĩa mũi nhọn vào những chỗ hiểm yếu nhất của cái ung nhọt đó. Trong Tiến sĩ giấy nhà thơ đă đem ra trào phúng, châm biếm, hạ bệ thần tượng cao nhất của cả một thể chế xă hội đă tồn tại hàng mấy trăm năm - ông tiến sĩ. Đây là một nhân vật rất quen thuộc của xă hội phong kiến Việt Nam. Đạt đến học vị tiến sĩ là niềm vinh quang không chỉ của bản thân từng con người mà của cả một ḍng họ, một địa phương, được cả xă hội vinh danh, khoác lên ḿnh những ánh hào quang chói lọi. Đó vốn là những con người có tài năng, chứa đựng trong ḿnh những tri thức của thời đại và tất cả những tài năng và tri thức đó sẽ được đem ra để phục vụ đất nước, phục vụ xă hội. Đă có biết bao ông tiến sĩ trở thành trụ cột của đất nước, của dân tộc, trở thành nguyên khí quốc gia, được ghi tên tuổi, công trạng trên bia đá, sử xanh. Nhưng đến thời đại của Nguyễn Khuyến mọi chuyện đă thay đổi, những giá trị truyền thống đă dần mai một, hoặc đang từng bước đổ vỡ. Nho học, khoa cử đă xuống cấp, không c̣n được coi trọng, mọi thứ đă có thể dùng tiền để mua bán, đổi chác, xuất hiện trong xă hội nhiều kẻ chỉ có hư danh mà không có thực học. Kẻ có thực tài, chữ nghĩa đầy ḿnh th́ học vị tiến sĩ chỉ c̣n là cái danh hăo, cũng đành khoanh tay ngồi nh́n thời cuộc xoay vần, kiến thức sách vở cũ rích không c̣n có ích lợi ǵ trong một bối cảnh mới. Tất cả những điều đó đă được Nguyễn Khuyến thể hiện trong bài thơ Tiến sĩ giấy bất hủ của ông.

 

       Nh́n trên ư nghĩa bề mặt văn bản bài thơ có thể thấy đối tượng mà Tam nguyên Yên Đổ hướng tới để tạo nên tiếng cười là những đồ chơi dân gian - h́nh nộm ông tiến sĩ làm bằng giấy dành cho trẻ con trong những dịp tết trung thu. Làm loại đồ chơi này, các nghệ nhân dân gian muốn khơi dậy ở trẻ em ḷng hiếu học và ư chí phấn đấu để đạt tới vinh quang của nền học vấn thời đại, cống hiến tài năng cho đời, đem lại niềm vui cho ông bà, cha mẹ, vinh quang cho ḍng họ, tổ tiên. Như vậy, h́nh ảnh ông nghè tháng Tám là một h́nh ảnh mang tính truyền thống rất đẹp. Ở hai câu đề, Nguyễn Khuyến chưa nói thẳng cho người đọc biết rơ người được ông giới thiệu trong bài thơ là ai. Nhân vật này có đủ cờ, biển, cân, đai, lọng xanh, ghế chéo đích thị là một vị tiến sĩ oai phong mới được ghi danh đỗ đầu trên bảng rồng:

 

Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai, 

Cũng gọi ông nghè có kém ai.

 

         Biển là tấm gỗ sơn son thếp vàng có khắc bốn chữ ân tứ vinh quy. Cẩn là cái khăn. Đai là cái ṿng đeo ngang lưng ở ngoài áo chầu. Hết thảy đều là những thứ cao quư vua ban cho người đỗ tiến sĩ để vinh quy bái tổ. Nhân vật có vẻ bề ngoài vừa uy nghi, vừa phô trương tự đắc. Tuy nhiên, điệp từ cũng xuất hiện với mật độ dày đặc và ẩn chứa ư vị mỉa mai bắt đầu bộc lộ thái độ của tác giả, khiến cho ta thấy có điều ǵ đó bất thường ở vị tiến sĩ này. Từ cũng được nhấn mạnh, được đưa lên đầu câu, chỉ sự giống nhau, lặp lại của hiện tượng, kết hợp với ba từ có kém ai khiến cho con người có học vị cao này có cái vẻ của sự giả dối, học đ̣i. Đến hai câu sau mọi việc đă trở nên rơ ràng hơn. Nhân vật cũng biển cũng cân đai kia hóa ra chỉ là một ông tiến sĩ giấy, bề ngoài giống hệt như tiến sĩ thật nhưng thực chất bên trong lại rỗng tuếch chẳng có ǵ. Cái chất liệu làm nên con người ông đơn giản chỉ là từ mấy mảnh giấy và một ít son diêm dúa:

 

Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng,

Nét son điểm rơ mặt văn khôi.

 

        Trong hai câu thực này, nghệ thuật đối được Nguyễn Khuyến sử dụng hết sức đắc địa. Mảnh giấy đối với thân giáp bảng, nét son đối với mặt văn khôi. Giáp bảng là bảng công bố kết quả thi cử ngày xưa, c̣n được gọi một cách trang trọng là bảng rồng. Thân giáp bảng là người đỗ đạt cao nhưng thực chất ở đây chỉ được chế tác từ một mảnh giấy vụn. C̣n chỉ bằng vài nét son là có thể tạo nên mặt văn khôi - chỉ người đứng đầu làng văn. Nguyễn Khuyến đă đặt những sự vật có giá trị khác hẳn nhau vào trong một kết cấu song hành, đối lập, cho mọi người thấy được việc tạo ra một ông tiến sĩ giả bằng giấy thực chẳng khó khăn ǵ, qua đó thể hiện tính chất rẻ mạt, vô nghĩa của danh hiệu tiến sĩ thực của cái thời cuối phong kiến đầu thực dân này. Ông nghè tháng Tám có diện mạo bên ngoài giống hệt như tất cả các ông tiến sĩ thật nhưng cái thực học chỉ nhẹ hều như mảnh giấy và vết son mà thôi. Nhà thơ đă mượn h́nh ảnh của ông tiến giấy để nói về ông tiến sĩ thật đương thời, vạch trần bản chất giả dối của đối tượng bằng cách chỉ ra mâu thuẫn giữa h́nh thức bề ngoài lộng lẫy, hào nhoáng được che giấu hết sức tinh vi và cái thực chất bên trong sáo rỗng, đáng thương hại của nhân vật.

 

 Đối với kẻ theo đ̣i chuyện học hành th́ danh hiệu tiến sĩ là niềm vinh quang mà muốn đạt được nó th́ người quân tử phải không ngừng tự học hành rèn luyện, có tri thức thông kim bác cổ, có tài năng xuất chúng để ra giúp dân, giúp nước. Có biết bao người đă theo đ̣i học hành chăm chỉ suốt đời mà vẫn không đạt được vinh hạnh đó. Nhưng nay th́ đă khác, cái danh hiệu ấy đă bị người đời coi thường, khinh rẻ:

 

Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ,

Cái giá khoa danh ấy mới hời.

 

Đến hai câu luận này, Nguyễn Khuyến dường như đă chuyển từ việc mô tả khách quan sang việc đánh giá chủ quan. Chỉ qua hai cụm từ cảm thán: sao mà nhẹ, ấy mới hời dường như giá trị của ông nghè đă có thể mang ra cân đo, đong đếm. Ngày xưa kẻ lao tâm khổ tứ để đỗ đạt khoác trên thân tấm áo vua ban mà cảm thấy trách nhiệm nặng nề, th́ nay kẻ mua danh bán tước khoác lên ḿnh tấm áo ấy mà sao lại thấy nhẹ bẫng. Đơn giản bởi nó là thứ giả. Không phải ngẫu nhiên khi mô tả một ông tiến sĩ bằng giấy nhưng nhà thơ vẫn phải luôn gắn vào đó từ thân (thân giáp bảng) hoặc tấm thân (tấm thân xiêm áo), chính để tạo nên sự so sánh. Nhưng sao những lời lẽ tưởng như chủ quan chế giễu, mỉa mai trên lại như cũng đang nhuốm những ngậm ngùi, chua chát, cảm thán thời thế và nhà thơ dường như đang buồn cho chính ḿnh vậy?

 

Sáu câu thơ trên như một chiếc đ̣n bẩy để hai câu thơ cuối buông ra một lời kết luận khiến người đọc bàng hoàng:

 

Ghế chéo lọng xanh ngồi bảnh chọe,

Tưởng rằng đồ thật hóa đồ chơi.

 

Ở đây, thêm một lần nữa tác giả tiếp tục khắc họa sâu thêm sự đối lập, tương phản gay gắt giữa cái bên ngoài và bản chất thật của ông tiến sĩ. Cụm từ ghế chéo lọng xanh vẫn gây cho người đọc ấn tượng về dáng vẻ oai vệ vốn có của nhân vật có học vấn cao nhất đương thời. Nhưng lần nâng lên cuối cùng này cũng sẽ là lần Nguyễn Khuyến giáng cho đối tượng trào phúng đ̣n hạ bệ chí mạng nhất. Giọng điệu mỉa mai, hài hước của hai chữ bảnh chọe đă giết chết, đă vạch rơ cái oai phong của vị tiến sĩ kia thực chất chỉ là cái mẽ giả dối bên ngoài :

 

Tưởng rằng đồ thật hóa đồ chơi.

 

Thật là một h́nh ảnh thảm hại! Cái kẻ mà ghế chéo lọng xanh ngồi bảnh chọe ấy hóa ra là một thứ con rối chịu để kẻ khác giật dây mà thôi. Cái xă hội bát nháo ấy, cái thứ triều đ́nh bù nh́n toàn những quan chèo vai nhọ khác chi thằng hề ấy nhất định chỉ có thể sản sinh ra cái thứ hàng mă này. Mà cái kẻ đứng đằng sau giật dây tất cả lũ rối người ấy từ trên xuống dưới không ai khác chính là bè lũ thực dân cướp nước. Nguyễn Khuyến đă nh́n thấy tất cả điều đó và ông kín đáo đưa ra trào phúng đại diện ưu tú nhất nhưng đă trở nên lỗi thời của cái thể chế đó.

 

Tam nguyên Yên Đổ đă táo bạo đưa vào trong thơ ḿnh những hư từ, lời nói khẩu ngữ kiểu như: cũng...cũng, kém ai, sao mà nhẹ, ấy mới hời, tưởng rằng..., đưa chất văn xuôi, chất thế tục vào trong một thể thơ có tính ước lệ, tượng trưng cao như thơ Đường luật, khiến cho thể thơ này trở nên gần gũi hơn, giàu giá trị hiện thực hơn. Nhà thơ phát hiện mâu thuẫn đáng cười ở đối tượng qua những nét đối lập của sự đồng dạng, giống nhau, (tiến sĩ thật - tiến sĩ giấy). Đó là những mâu thuẫn, những điều lố bịch gây cười có ngay trong bản thân đối tượng mà chính nó không hề ư thức được. Lối trào phúng của ông già Yên Đổ là lối trào phúng gián tiếp, kín đáo và thâm thúy, ư định trào phúng của người viết không bộc lộ trên bề mặt văn bản mà ch́m sâu sau những h́nh ảnh và từ ngữ. Muốn hiểu được tiếng cười của ông, buộc phải qua những bước “giải mă”, suy đoán, bóc tách từng lớp ngôn từ, ẩn ngữ với những ẩn dụ, phúng dụ... Để nhận ra thực chất của loại tiến sĩ thật dưới chế độ nửa thực dân phong kiến th́ phải có tri thức về thứ đồ chơi trung thu của trẻ nhỏ - h́nh nộm ông nghè tháng Tám; hay muốn biết về thân phận vua hề, quan nhọ dưới chế độ thực dân nô lệ th́ phải hiểu nghệ thuật chèo, đặc biệt là hề chèo (bài thơ Lời vợ người hát phường chèo) v.v...

Rơ ràng, để có được sự thành công khi sử dụng lối trào phúng này, tác giả phải là người trong cuộc, phải am hiểu đối tượng, nếu không sẽ tạo nên những cú đánh trượt. Nguyễn Khuyến hiểu đối tượng sâu sắc như vậy chính v́ ông là con đẻ của chế độ khoa cử triều Nguyễn và là người đạt đến đỉnh cao vinh quang của học vấn đương thời. Nhưng con người ấy đă dần đánh mất niềm tin vào chế độ, vào triều đ́nh, vào vốn học vấn của ḿnh trước thực tế lịch sử, khi mà tất cả vũ khí vật chất và tinh thần, tất cả thế ứng xử truyền thống tồn tại hàng ngàn năm của dân tộc đă bị kẻ thù mới bẻ găy một cách dễ dàng. Ông cũng cảm thấy nghi ngờ cả tài năng, sức lực của lớp người đại diện cho tinh hoa của chế độ ấy và nghi ngờ chính bản thân ḿnh. Bởi trong số những ông nghè tháng Tám hết thời ấy có cả bản thân Nguyễn Khuyến nhưng tất nhiên ông Tam nguyên phủ Yên Đổ hoàn toàn khác với những kẻ hữu danh vô thực đương thời. Điều ấn tượng và độc đáo ở đây là cái hài hước ấy xuất phát từ trong ḷng đối tượng bị phê phán. Sự phủ định rơ ràng c̣n có thêm màu sắc tự phủ định. Tính bi hài của h́nh tượng văn học nhờ vậy càng trở nên sâu sắc gấp bội. Tính tự trào của bài thơ cũng hé mở cho ta nhận thấy, nghe thấy, chứng kiến một cuộc đối thoại và một cuộc tự đối thoại của nhà thơ với chính ḿnh - tiếng nói phản tỉnh của một người trong cuộc. Đó cũng chính là tiếng nói phản chính thống, một hành vi tưởng như là nói ngược nhưng thực chất lại phản ánh một cách chính xác nhất bản chất của xă hội và sự tha hóa của lớp người đại diện cho tinh hoa của thể chế đương thời. Tiến sĩ giấy là biểu hiện rơ nhất của tiếng nói tự trào. Nguyễn Khuyến đă lấy việc khách thể hóa bản thân để bộc lộ tâm trạng ḿnh. Tiếng nói lưỡng phân đa chiều, vừa hướng nội, vừa hướng ngoại này chỉ có được khi con người tự ư thức được t́nh trạng bi hài của ḿnh trước thực tế lịch sử, nó bộc lộ những day dứt, trăn trở, những mâu thuẫn trong chính bản thân nhà thơ, bỏ xa kiểu con người đơn nhất trong văn chương trung đại. Trong văn học trào phúng, phê phán và phủ định điều này cũng chính là để khẳng định, bảo vệ một chân lí nào đó. Nguyễn Khuyến châm biếm, đả phá cái giả Nho, cái vô dụng, chính là để khẳng định cái chân Nho, khẳng định những giá trị truyền thống của dân tộc, khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của riêng ḿnh để tự phản tỉnh trước thực tế của sự khủng hoảng các giá trị đạo đức đương thời.

 

Mỹ học về cái hài dường như không bao quát hết những sắc thái đa diện của thi tài Nguyễn Khuyến. Trong Tiến sĩ giấy nói riêng và trong thơ tự trào của ông nói chung, cái hài thường bị cái bi lấn át. Điều đó cũng khiến cho tính trữ t́nh, sự kết hợp giữa hai phẩm chất trào phúng và trữ t́nh trong các bài thơ trào phúng của ông trở nên nhuần nhuyễn, ư thơ như c̣n đọng măi trong ḷng người đọc. V́ vậy, Nguyễn Khuyến tự trào, tự giễu cợt ḿnh, về mặt khách quan, cũng chính là đang trào phúng cả một tầng lớp đại diện cho một xă hội thối nát, một nền học vấn đă hết thời, và một giai cấp đang từng bước chấm dứt vai tṛ lịch sử. Danh vị tiến sĩ nay đă trở thành tṛ hề, trở thành thứ đồ chơi để dứ thằng cu, mà mỗi lần nh́n thấy thứ h́nh nộm ấy, vị Tam nguyên lừng lẫy một thời, vị quan đại thần của triều đại đương thời lại cứ tưởng như người ta đang đem ḿnh ra để bỡn cợt:

 

Rơ chú hoa man khéo vẽ tṛ

Bỡn ông mà lại dứ thằng cu.

                                                                            (Vịnh tiến sĩ giấy, I)

 

Nghĩ ḿnh cũng gớm cho ḿnh nhỉ

Thế cũng bia xanh, cũng bảng vàng.

 

                                                                                    (Tự trào)

 

Có lẽ Nguyễn Khuyến là người trí thức đầu tiên trong thời đại ông có được cái nh́n tỉnh táo như vậy. Không phải người trí thức nào trong cơn phong ba của lịch sử cũng nhận ra được những hạn chế tất yếu của giai cấp ḿnh, thừa nhận sự bất lực của nó trước thực tế lịch sử. Nguyễn Khuyến lớn chính v́ ông đă sớm nhận ra tất cả những điều đó.

 

Rơ ràng, bên cạnh màu sắc bi, hài, tự trào thấm đẫm chất trữ t́nh, thơ trào phúng Nguyễn Khuyến c̣n mang tính triết lư sâu sắc về nhiều vấn đề xă hội, trong đó nổi bật là triết lư về thân phận của người trí thức, của lớp nho sĩ cuối mùa tầng lớp mang trong số phận của ḿnh bi kịch có tính chất nhân loại ở buổi giao thời dưới chế độ thực dân nửa phong kiến. Nguyễn Khuyến đă tự phản tỉnh ḿnh, tự ư thức được thân phận con người thừa của ḿnh, thấy ḿnh là một hủ nho trong thời buổi mới. Mặc cảm con người thừa, con người vô tích sự phải đến Nguyễn Khuyến và đặc biệt Tú Xương sau này mới thật sự rơ nét. Tuy nhiên về chủ đề này giữa hai nhà thơ có những khác biệt cơ bản. Tú Xương cũng có bài thơ Tiến sĩ giấy nhưng h́nh tượng nhân vật của ông không có lớp nghĩa tự trào, không có màu sắc bi kịch và ít chi tiết khắc họa mang tính điển h́nh. Con người không có duyên phận với khoa cử này đứng ở thế đối lập với những kẻ mang danh khoa bảng mà không phải là người trong cuộc, người ở trên nh́n xuống như Nguyễn Khuyến. V́ vậy ông Tú có thể chửi thẳng mà không e dè và cũng không hề có chút chua xót cho đối tượng bị trào phúng :

 

Ông đỗ khoa nào, ở xứ nào ?

Thế mà hoa hốt với trâm bào ?

Mỗi năm ngày tết trung thu đến

Tôi vẫn quen ông chẳng muốn chào.

 

Có thể thấy, h́nh tượng Tiến sĩ giấy của Nguyễn Khuyến mang tính đa nghĩa, giàu liên tưởng và cũng là h́nh tượng có tính điển h́nh và tính khái quát cao độ hơn. Điểm chung giữa hai tác giả chính là tấm ḷng ưu ái suốt đời trăn trở v́ dân, v́ nước được thể hiện phong phú qua những bài thơ giàu giá trị nghệ thuật.

 

 Tiến sĩ giấy không chỉ là thành tựu nghệ thuật tiêu biểu của thơ Nguyễn Khuyến mà c̣n là một trong những h́nh tượng điển h́nh có giá trị nhất của văn học trào phúng Việt Nam ở giai đoạn đỉnh cao. Tiến sĩ giấy cũng không chỉ có ư nghĩa nhất thời, chỉ diễn ra trong thời đại của Tam nguyên Yên Đổ mà c̣n là h́nh tượng nghệ thuật mang giá trị phổ biến, chỉ những kẻ bề ngoài mang danh của người có học thức cao nhất nhưng thực chất bên trong lại không tương xứng với cái nhăn mà ḿnh đang mang. Những nhân vật đó thời nào cũng có, đặc biệt trong những giai đoạn mà những giá trị thật giả lẫn lộn, đồng tiền lên ngôi, thời kỳ mà con người được định giá bằng đủ thứ danh hiệu h́nh thức th́ loại người đó càng nhiều. Họ có thể là những kẻ mua danh bán tước, những tiến sĩ giả, nhưng họ cũng có thể là những người đi học thật nhưng tài năng kém cỏi và Nguyễn Khuyến chính là người đầu tiên đă tổng kết hiện tượng xă hội đó thành một h́nh tượng nghệ thuật điển h́nh tượng trưng cho mọi thời đại. Điều đó đă khẳng định giá trị sáng tạo và sức sống bền vững muôn đời của thơ ca Tam nguyên Yên Đổ. 

 

(Source: Vũ Thanh

Tặng đốc Hà Nam

 Nguyễn Khuyến

 

Ai rằng ông dại với ông điên,

 Ông dại sao ông biết lấy tiền?

 Cậy cái bảng vàng treo nhị giáp,

 Khoét thằng mặt trắng (1) lấy tam nguyên (2)

 Dấu nhà vừa thoát sừng trâu đỏ,

 Phép nước xin chừa móng lợn đen (3)

 Chỉ cốt túi ḿnh cho nặng chặt,

 Trăm năm mặc kệ tiếng chê khen.

 

 

 

Chú giải:

 1. Thằng mặt trắng: do câu "Bạch diện thư sinh" chỉ người học tṛ.

 2. Tam nguyên: ba đồng bạc; c̣n đồng âm với chữ "Tam nguyên" là đỗ đầu luôn ba khoa: thi hương, thi hội và thi đ́nh.

 3. Móng lợn đen: ám chỉ việc ông đốc học này đă có lần bị Tây đá đít.

 

 

Mừng đốc học Hà Nam

 

Nguyễn Khuyến

 

Ông làm đốc học bấy lâu nay,

 Gần đó mà tôi vẫn chửa hay.

 Tóc bạc răng long chừng đă cụ,

 Khăn thâm áo thụng cũng ra thầy.

 Học tṛ kẻ chợ trầu dăm miếng,

 Khảo khóa ngày xưa quyển một chầy. (1)

 Bổng lộc như ông không mấy nhỉ?

 Ăn tiêu nhờ được chiếc lương Tây.

 

 

 

Chú giải:

 1. Một chầy: tức một tiền. Ngày xưa, mỗi thí sinh khi vào nộp quyển khảo thi, phải nộp kèm theo một tiền (60 đồng kẽm).

 

 

Di chúc

 

Nguyễn Khuyến

 

(1)

 

Kém hai tuổi xuân đầy chín chục.

 Số thầy sinh phải lúc dương cùng. (2)

 Đức thầy đă mỏng ṃng mong,

 Tuổi thầy lại sống hơn ông cụ thầy.

 Học chẳng có rằng hay chi cả.

 Cưỡi đầu người kể đă ba phen; (3)

 Tuổi là tuổi của gia tiên,

 Cho nên thầy được hưởng niên lâu ngày.

 ấy thuở trước ông mày chẳng đỗ, (4)

 Hóa bây giờ cho bố làm nên;

 Ơn vua chửa chút báo đền,

 Cúi trông hổ đất, ngửa lên thẹn trời.

 Sống không để tiếng đời ta thán,

 Chết được về quê quán hương thôn;

 Mới hay trăm sự vuông tṛn,

 Sống lâu đă trải, chết chôn chờ ǵ?

 Đồ khâm liệm chớ nề xấu tốt,

 Kín chân tay đầu gót thời thôi;

 Cỗ đừng to lắm con ơi,

 Hễ ai chạy lại, con mời người ăn.

 Tế đừng có viết văn mà đọc,

 Trướng đối đừng gấm vóc làm chi;

 Minh tinh (5) con cũng bỏ đi,

 Mời quan đề chủ (6) con th́ không nên.

 Môn sinh (7) chớ bổ tiền đặt giấy,

 Bạn của thầy cũng vậy mà thôi;

 Khách quen chớ viết thiếp mời.

 Ai đưa lễ phúng con thời chớ thu.

 Chẳng qua nợ để cho người sống,

 Chết đi rồi c̣n ngóng vào đâu!

 Lại mang cái tiếng to đầu,

 Khi nay bày biện, khi sau chê bàn.

 Cờ biển của vua ban ngày trước,

 Khi đưa thầy con rước đầu tiên;

 Lại thuê một lũ phường kèn,

 Vừa đi vừa thổi mỗi bên dăm thằng.

 Việc tống táng nhung nhăng qua quưt,

 Cúng cho thầy một ít rượu hoa;

 Đề vào mấy chữ trong bia,

 Rằng: "Quan nhà Nguyễn cáo về đă lâu".

 

 

Chú giải:

 

1. Theo ư kiến một số cụ già ở địa phương nhà thơ, th́ bài này là do cụ Trần Tán Bính dịch trong buổi lễ đưa ma cụ Nguyễn Khuyến.

 2. Dương cùng: ư nói nhà thơ đă đến ngày tận số.

 3. Ư nói: nhà thơ qua ba ḱ thi đều đỗ đầu bảng (tam nguyên).

 4. Ông cụ thân sinh nhà thơ thuở trước cũng là chân học khoa cử, nhưng không đỗ đạt cao.

 5. Minh tinh: một mảnh lụa, mảnh vải hoặc mảnh giấy đề tên hiệu, tên thụy, tuổi và chức tước, địa vị người chết trong khi đưa đám ma.

 6. Đề chủ: viết tên và hiệu người chết vào. Việc viết này thường được coi là tôn trọng, nên phải mời người có chức tước làm.

 7. Môn sinh: học tṛ cùng học một thầy.

 

Thu điếu

 

Nguyễn Khuyến

 

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,

 Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.

 Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,

 Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.

 Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,

 Ngơ trúc quanh co khách vắng teo.

 Tựa gối, buông cần lâu chẳng được,

 Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

 

 

 

Thu ẩm

 

Nguyễn Khuyến

 

Năm gian nhà cỏ thấp le te,

 Ngơ tối đêm sâu đóm lập loè.

 Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,

 Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.

 Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt?

 Mắt lăo không vầy cũng đỏ hoe.

 Rượu tiếng rằng hay, hay chả mấy.

 Độ năm ba chén đă say nhè.

 

 

Đĩ cầu Nôm

 

Nguyễn Khuyến

 

(1)

 

Thiên hạ bao giờ cho hết đĩ?

 Trời sinh ra cũng để mà chơi!

 Dễ mấy khi làm đĩ gặp thời,

 Chơi thủng trống long dùi âu mới thích

 Đĩ bao tử càng chơi càng lịch,

 Tha hồ cho khúc khích chị em cười:

 Người ba đấng, của ba loài,

 Nếu những như ai th́ đĩ mốc.

 Đĩ mà có tàn, có tán, có hương án, có bàn độc (2)

 Khá khen thay làm đĩ có tông (3)

 Khắp giang hồ chẳng chốn nào không.

 Suốt Nam Bắc Tây Đông đều biết tiếng.

 Đĩ mười phương chơi cho đủ chín,

 C̣n một phương để nhịn lấy chồng.

 Chém cha cái kiếp đào hồng, (4)

 Bạn với kẻ anh hùng cho đứng số.

 Vợ bợm, chồng quan, danh phận đó,

 Mai sau ngày giỗ có văn nôm.

 Cha đời con Đĩ Cầu Nôm.

 

 

 

Chú giải:

 1. Cầu Nôm thuộc làng Đại Đồng ở Hải Hưng.

 2. Có lẽ ở đây nhà thơ nói đến Tư Hồng, một nhân vật lúc ấy làm đĩ lấy Tây.

 3. Có tông: có ṇi.

 4. Kiếp hồng đào: Kiếp trăng hoa.

 

 

 

Hỏi thăm quan tuần mất cướp

 

Nguyễn Khuyến

 

Tôi nghe khẻ cướp nó lèn ông,

 Nó lại lôi ông đến giữa đồng.

 Lấy của đánh người quân tệ nhỉ!

 Thân già da cóc có đau không?

 Bây giờ mới khẽ sầy da trán,

 Ngày trước đi đâu mất mảy lông.

 Thôi cũng đừng nên ki cóp nữa.

 Kẻo mang tiếng dại với phường ngông!

 

 

 

Muốn lấy chồng

 

Nguyễn Khuyến

 

Bực ǵ bằng gái trực pḥng không?

 Tơ tưởng v́ chung một tấm chồng.

 Trên gác rồng mây ngao ngán đợi,

 Bên trời cá nước ngẩn ngơ trông.

 Mua vui, lắm lúc cười cười gượng,

 Giả dại, nhiều khi nói nói bông.

 Mới biết có chồng như có cánh,

 Giang sơn gánh vác nhẹ bằng lông.

 

 

Thầy đồ ve gái góa

 

Nguyễn Khuyến

 

Người bảo rằng thầy yêu cháu đây,

 Thầy yêu mẹ cháu có ai hay!

 Bắc cầu, câu cũ (1) không hờ hững,

 Cầm kính, t́nh xưa (2) vẫn đắng cay.

 Ở góa thế gian nào mấy mụ?

 Đi ve thiên hạ thiếu chi thầy?

 Yêu thầy cũng muốn cho thầy dạy,

 Dạy cháu nên rồi mẹ cháu ngây.

 (Tác giả tự dịch bài "Thiền sư")

 

 

 

Chú giải:

 1. Do câu ca dao:

 "Muốn sang th́ bắc cầu kiều..."

 2. Do câu ca dao:

 "Trách người quân tử vô t́nh,

 Có gương mà để bên ḿnh không soi"

 Ư nói: người đàn bà goá chê thầy đồ nhát gan, không dám mạnh bạo hơn trong việc ve gái.

 

Thu vịnh

 

Nguyễn Khuyến

 

Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,

 Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.

 Nước biếc trông như tầng khói phủ,

 Song thưa để mặc bóng trăng vào.

 Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,

 Một tiếng trên không ngỗng nước nào?

 Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,

 Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào. (1)

 

 

1. Ông Đào: Đào Tiềm (365 – 427) c̣n có tên là Uyên Minh, tự là Nguyên Lượng, quê ở Tử Tang, Tầm Dương nay thuộc tỉnh Giang Tây. Ông thuộc ḍng dơi thế gia vọng tộc; bản chất thông minh, ham đọc sách, lúc c̣n trẻ, ông mang rất nhiều hoài băo muốn ra giúp nước cứu đời, nhưng chẳng toại nguyện. Từng có thời gian làm quan, nhưng v́ chán ghét cảnh xu nịnh nơi quan trường, thấy rằng chẳng ứng dụng được nho học vào đời, ông quyết ẩn cư nơi thôn dă, t́m vui vào đạo Lăo Trang, lăng du thâm sơn cùng cốc với túi thơ bầu rượu.

 Ông nghiên về thơ, ít văn; nhưng thơ và văn của ông đều b́nh dị tự nhiên mà ư tứ lại thâm trầm, chứ không chuộng lối biền ngẫu của giới sĩ phu đương thời. Ông được xem như là nhà thơ điền viên đầu tiên của Trung Quốc đến nổi những bậc kỳ tài về sau như Lư Bạch, Đổ Phủ, Liễu Tôn Nguyên, Vương An Thạch, Tô Đông Pha đều chịu ảnh hưởng của ông khi ca tụng thiên nhiên hay an vui ẩn dật.

 

 

 

Mừng ông Nghè mới đỗ

 

Nguyễn Khuyến

 

Anh mừng cho chú đỗ ông Nghè,

Chẳng đỗ th́ trời cũng chẳng nghe.

 Ân tứ (1) dám đâu coi rẻ rúng,

 Vinh quy ắt hẳn rước tùng x̣e.

 Rượu ngon ả nọ khôn đường tránh, (2)

 Hoăn (3) đẹp nàng này khó nhẽ che.

 Hiển quí đến nay đà mới rơ,

 Rơ từ những lúc tổng chưa đe. (4)

 

 

 

Chú giải:

 1. Ân tứ: ơn vua ban.

 2. Câu này rút ư câu ca dao:

 Em là con gái đồng trinh

 Em đi bán rượu qua dinh ông Nghè.

 Ông nghè sai lính ra ve,

 - Trăm lạy ông Nghè, tôi đă có con.

 - Có con th́ mặc có con.

 Thắt lưng cho gịn mà lấy chồng quan.

 3. Hoăn: một loại hoa tai vàng.

 4. Câu này rút ư câu tục ngữ:

 Chưa đỗ ông Nghè đă đe hàng tổng.

 

 

 

Vịnh mùa hè

 

Nguyễn Khuyến

 

Biếng trông trời hạ nước non xa,

 Ư khí ngày thường nghĩ đă trơ.

 Cá vượt khóm rau lên mặt nước,

 Bướm len lá trúc lượn rèm thưa.

 Thơ Đào (1) cửa miệng đưa câu rượu

 Xóm Liễu (2) quanh khe chịu tiếng khờ.

 Nhân hứng cũng vừa toan cất chén,

 Sấm đông rầm rập gió nồm đưa.

 (Tác giả tự dịch bài "Họ nhật ngẫu hứng")

 

 

 

Chú giải:

 1. Đào tức là Đào Tiềm đời Tấn (xem chú giải ở bài Thu vịnh).

 2. Liễu tức là Liễu Tôn Nguyên (773 - 819) tự là Tử hậu, quê quán Hà Đông, người cùng thời với Hàn Dũ và cũng chủ trương tôn Khổng Mạnh, bài triết lư Phật. Ông đỗ Tiến sĩ và Bác học Hoằng từ, làm quan đến Giám sát ngự sử. Sau bị tội, nên bị giáng xuống làm Tư mă Vĩnh Châu, rồi Liễu Châu thứ sử.

 

Than mùa hè

 

Nguyễn Khuyến

 

Tháng tư đầu mùa hạ,

 Tiết trời thực oi ả,

 Tiếng dế kêu thiết tha,

 Đàn muỗi bay tơi tả.

 Nỗi ấy ngỏ cùng ai,

 Cảnh này buồn cả dạ.

 Biếng nhắp năm canh chầy,

 Gà đă sớm giục giă.

 

 

Chơi núi Non Nước

 

Nguyễn Khuyến

 

(1)

 Chom chỏm trên sông đá một ḥn,

 Nước trôi sóng vỗ biết bao ṃn?

 Phơ đầu đă tự đời Bàn Cổ, (2)

 Bia miệng c̣n đeo tiếng trẻ con.

 Rừng cúc tiền triều (3) trơ mốc thếch,

 Hồn câu Thái phó (4) tảng rêu tṛn.

 Trải bao trăng gió xuân già giặn,

 Trời dẫu già, nhưng núi vẫn non.

 

 

Chú giải:

 1. Núi Non Nước, một thắng cảnh nằm ven bờ sông Đáy ở thị xă Ninh B́nh.

 2. Bàn Cổ: Ông Bàn Cổ sinh từ lúc mới có trời đất.

 3. Tiền triều: triều vua thời trước.

 4. Ḥn câu thái phó: tảng đá mà thái phó Trương Hán Siêu đă ngồi câu cá.

 

 

Chơi chợ trời Hương Tích

 

Nguyễn Khuyến

 

Ai đi Hương Tích chợ trời đi!

 Chợ họp quanh năm cả bốn th́.

 Đổi chác người tiên cùng khách bụt,

 Bán buôn gió chị lại trăng d́.

 Yến anh chào khách nhà mây tỏa,

 Hoa quả bày hàng điếm cỏ che.

 Giá áo, lợn, tằm, tiền, gạo đủ.

 Bán mua mặc ư muốn chi chi.

 

Chợ Đồng

 

Nguyễn Khuyến

 

Tháng chạp hai mươi bốn chợ Đồng,

 Năm nay chợ họp có đông không?

 Dở trời, mưa bụi c̣n hơi rét.

 Nếm rượu, tường đền (1) được mấy ông?

 Hàng quán người về nghe xáo xác,

 Nợ nần năm hết hỏi lung tung.

 Dăm ba ngày nữa tin xuân tới.

 Pháo trúc (2) nhà ai một tiếng đùng.

 

 

 

Chú giải:

 1. Chợ Đồng họp ngay ở bên cạnh một ngôi đền. Xung quanh đền lại đắp tường đất dày bao bọc, gọi là tường đền.

 2. Pháo trúc: trúc đốt trong lửa, có tiếng nổ to.

 

 

 

 

Nhớ cảnh chùa Đọi

 

Nguyễn Khuyến

 

Già yếu xa xôi bấy đến nay,

Làng chơi loáng thoáng lại buồn thay!

 Chùa xưa ở lẫn cùng cây đá.

 Sư cụ nằm chung với khói mây

 Dặm thế ngơ đâu tầng trúc ấy,

 Thuyền ai khách đợi bến đâu đây?

 Chuông trưa vẳng tiếng người không biết,

 Trâu thả sườn non ngủ gốc cây.

 

 

(Tác giả tự dịch bài "Ức Long Đội Sơn")

 

Vịnh núi An Lăo

 

Nguyễn Khuyến

 

Mặt nước mênh mông nổi một ḥn,

 Núi già nhưng tiếng vẫn c̣n non, (1)

 Mảnh cây thưa thớt đầu như trọc,

 Ghềnh đá long lanh ngấn chửa ṃn.

 Một lá (2) về đâu xa thẳm thẳm,

 Ngh́n nhà trông xuống bé con con.

 Dẫu già đă hẳn hơn ta chửa?

 Chống gậy lên cao gối chẳng chồn!

 

 

 

Chú giải:

 1. Tác giả chơi chữ, tên núi là An Lăo (lăo: già) nhưng người ta thường nói "núi non".

 2. Lá: con thuyền.

 

 

Bồ tiên thi

 

Nguyễn Khuyến

 

(1)

 Chú huyện Thanh Liêm khéo giở tṛ,

 "Bồ tiên thi" lại lấy vần bồ.

 Nghênh ngang vơng lọng nhờ ông sứ,

 Ngọng nghẹo văn chương giở giọng ngô.

 Bồ chứa miệng dân chừng bật cạp,

 Tiên (2) là ư chú muốn ṿi xu!

 Từ vàng sao chẳng luôn từ bạc,

 Không khéo mà roi nó phết cho.

 

 

 

Chú giải:

 1. Bồ tiên: cái roi bằng cỏ bồ mà Lưu Khoan, một ông quan đời Hán nổi tiếng nhân từ, dùng để đánh tội nhân. Dựa vào điển này, tên tri huyện đă mở cuộc thi thơ và ra đầu đề là "bồ tiên thi" ngầm ư khoe ḿnh là người biết thương dân.

 2. Tiên: "tiên" nghĩa là cái roi, đồng âm với chữ "tiên" nghĩa là đồng xu.

 

Lời vợ anh phường chèo

 

Nguyễn Khuyến

 

Xóm bên đông có phường chèo trọ,

 Đương nửa đêm gọi vợ chuyện tṛ:

 Rằng: "ta thường làm quan to,

 Sao người coi chẳng ra tṛ trống chi?"

 

Vợ giận lắm mắng đi mắng lại:

 "Tuổi đă già sao dại như ri?

 Đêm hôm ai chẳng biết chi,

 Người ta biết đến thiếp th́ hổ thay!

 

Ở đời có hai điều nên sợ:

 Sống chết người, quyền ở trong tay.

 Thế mà chàng đă chẳng hay.

 C̣n ai sợ đến phường này nữa chăng?

 

Vả chàng vẫn lăng nhăng túng kiết,

 Cuộc sinh nhai chèo hát qua th́,

 Vua chèo c̣n chẳng ra ǵ,

 Quan chèo vai nhọ (1) khác chi thằng hề".

 

 

 

Chú giải:

1.      Vai nhọ: người đóng tṛ bôi mặt lem nhem.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  http://www.chinhnghia.com/

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/forum/

http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

www.nguyenkinhdoanh.com

www.lesyminhtung.net

www.diendantheky.net

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: