US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn
NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn
Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám
Cải Tổ Tài Chánh: Nghĩ Ǵ?
Vũ Linh
Nạn nhân kế là giới trung lưu, sẽ khó vay tiền mua nhà, mua xe...
Trung tuần Tháng Bẩy, TT Obama long trọng kư luật cải tổ tài chánh vừa được lưỡng viện thông qua. Đây là bộ luật tài chánh lớn nhất từ hơn 70 năm nay.
Những người ủng hộ TT Obama và truyền thông của “lề phải” đă mau mắn phủ phục tung hô rằng đây là biến cố lịch sử, lại một phép mầu của Đấng Tiên Tri sẽ bảo đảm thế giới được an toàn và người dân thấp cổ bé họng sẽ được bảo bọc kỹ càng trong vài thiên niên kỷ nữa. Những người chống TT Obama coi đây là một mẻ lưới nữa của Nhà Nước để kiểm soát sinh hoạt kinh tế tài chánh cả nước, là bằng chứng nước Mỹ đang bước thêm một bước nữa qua ngưỡng cửa “xă hội chủ nghĩa”.
Sự thật dĩ nhiên ở khoảng giữa đâu đó. Bộ luật này là một bước tiến vĩ đại về hướng tả, tuy chưa đưa nước Mỹ vào chế độ xă hội chủ nghĩa, nhưng cũng chẳng bảo đảm an toàn tài chánh tuyệt đối.
Thật ra, cũng như bất cứ bộ luật nào khác, bộ luật này không hoàn toàn xấu, cũng chẳng hoàn toàn tốt. Có những điểm hay, những điểm đang lo ngại, cũng có thiếu xót và… vài chuyện quái lạ.
CÁI HAY
Khủng hoảng tài chánh vừa qua thực sự là khủng hoảng tín dụng. Trong hơn hai thập niên, các ngân hàng đă lạm dụng, cung cấp tín dụng bừa băi qua nợ mua nhà, mua xe, và thẻ tín dụng cho hàng triệu người không có đủ điều kiện vay mượn. Khách tiêu thụ đă bị choáng mắt bởi tín dụng quá dễ dăi, tưởng rằng ḿnh có thể có được tất cả những tiện nghi vật chất một cách dễ dàng, không có hậu quả tai hại nào. Kết quả, một số lớn đă trở thành nạn nhân của các ngân hàng cũng như nạn nhân của ḷng tham hay sự cẩu thả của chính họ. Đưa đến t́nh trạng nhà cửa bị xiết, xe cộ bị lấy mất, và thẻ tín dụng bị thu hồi. Khủng hoảng là hậu quả của ḷng tham từ phía các ngân hàng, nhưng cũng là ḷng tham từ phiá người tiêu thụ chúng ta. Nh́n nhận sự kiện đó để khỏi đổ thừa lên đầu TT Bush th́ ta mới nh́n được rơ vấn đề.
Bộ luật cải tổ tài chánh mới ban hành sẽ mang lại cho người dân b́nh thường chúng ta một số những bảo đảm căn bản, v́ chúng ta là những người chẳng hiểu mô tê ất giáp ǵ về luật lệ tài chánh, về cách các ngân hàng tính tiền lăi và lệ phí, cũng chẳng biết đọc những hàng chứ li ti trên hàng xấp giấy nợ ngân hàng bắt phải kư, v.v…
Bộ luật mới lập những rào cản thực tế bảo vệ người tiêu thụ khỏi bị các ngân hàng lừa, bắt các ngân hàng sáng tỏ các điều kiện vay mượn, giúp chúng ta hiểu rơ chúng ta đang làm ǵ hơn. Luật mới cũng không cho phép ngân hàng cho vay quá dễ dàng, tức là chúng ta sẽ không c̣n cơ hội vay mượn tiền ngân hàng bừa băi như trước. Sẽ không c̣n vay mượn với “no down”. Cũng không c̣n loại nợ gọi là “NINJA loan” nữa (NINJA tức là No Income, No Job and Assets, cũng là loại nợ liều mạng kiểu vơ sĩ cảm tử Ninja Nhật!).
CÁI ĐÁNG LO NGẠI
Bộ luật này cũng không khác ǵ các bộ luật vĩ đại kiểu Obama: dày hơn 2.300 trang. Cũng như bộ luật cải tổ y tế, các chuyên gia và luật gia sẽ phải làm việc và căi nhau trong vài tháng nữa mới hoàn tất được các chi tiết về thủ tục áp dụng. Do đó, cho đến nay, cũng chưa ai rơ được tất cả chi tiết và hậu quả thực tế của luật mới.
Nhưng giới doanh gia đă công khai bày tỏ sự lo ngại của họ. Pḥng Thương Mại Mỹ (American Chamber of Commerce) là tổ chức doanh gia lớn nhất nước, đă công khai chống đối luật mới v́ họ cho rằng luật này không thân thiện ǵ lắm đối với doanh giới, trái lại chỉ gây khó khăn khi họ cần mượn tiền làm ăn, qua hàng hàng lớp lớp thủ tục giấy tờ, với lăi suất vay mượn và lệ phí dịch vụ cao hơn. Lệ phí kư chi phiếu, chuyển ngân, bảo quản tài khoản,… chắc chắn sẽ gia tăng. Và công ty càng nhỏ th́ những khó khăn trên càng lớn, gánh nặng của lăi xuất và lệ phí càng cao.
Nạn nhân chính không phải là các đại gia, mà sẽ là các tiểu thương, trong đó có hầu hết các cơ sở kinh doanh của dân Việt tỵ nạn. Hậu quả dĩ nhiên sẽ là việc tăng giá cả cho tất cả những người tiêu thụ. Một ông chủ tiệm phở ở khu Bolsa nếu phải trả tiền lăi và lệ phí ngân hàng cao hơn th́ dĩ nhiên sẽ kiếm cách bù đắp bằng tăng giá tô phở thôi.
Nạn nhân kế là giới trung lưu, cũng sẽ khó vay tiền mua nhà, mua xe, hay để trả tiền nhà thương, hay tiền học hành cho con cái, và sẽ phải trả lệ phí ngân hàng cao hơn.
NHỮNG THIẾU XÓT
Bộ luật được quảng bá sẽ giúp nước Mỹ tránh được t́nh trạng khủng hoảng đe dọa sự sống c̣n của những đại tập đoàn tài chánh, khiến Nhà Nước phải dùng tiền thuế của dân để cứu họ, như TT Bush đă làm cuối năm 2008, với luật TARP. Theo luật mới, nếu ngân hàng bị khó khăn th́ sẽ phải khai phá sản, tài sản sẽ bán để thanh toán nợ nần, Nhà Nước không can thiệp. Thực tế không giản dị như vậy.
Không phải như phe Dân Chủ tố giác là TT Bush dùng cả tỷ tiền thuế của dân để cứu các tài phiệt, nên bây giờ TT Obama phải làm luật để cho các tài phiệt này chết mà sẽ không cứu. Đây chỉ là lập luận mỵ dân rẻ tiền để lường gạt người khờ. Từ xưa đến nay, đảng Cộng Ḥa là đảng chủ trương không can thiệp vào guồng máy kinh tế, trong khi đảng Dân Chủ chủ trương ngược lại. Nh́n vào việc TT Obama cứu hai hăng xe GM và Chrysler th́ rơ.
Từ đầu năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chánh đă manh nha. Nhưng đúng theo chủ trương của Cộng Ḥa, TT Bush không can thiệp, đưa đến sự phá sản của hai đại công ty tài chánh Bear Stearns và Lehman Brothers mùa thu năm đó. Nhưng rồi khủng hoảng lan rộng mau chóng v́ những liên hệ chặt chẽ về dịch vụ và nợ nần qua lại giữa các ngân hàng lớn trên khắp thế giới. Sau khi Lehman khai phá sản, th́ hàng loạt đại tập đoàn tài chánh từ Mỹ qua Âu Châu, Á Châu cũng bị đe dọa xập tiệm theo. Những ngân hàng này quá lớn, không thể để bị đồng loạt phá sản được. Chẳng đặng đừng, TT Bush phải can thiệp, cứu nguy.
Sự thật là các đại tập đoàn này quá lớn, nếu để phá sản sẽ tạo ảnh hưởng dây chuyền giết luôn toàn bộ hệ thống ngân hàng Mỹ và thế giới. Trong tương lai, nếu có một đại tập đoàn nào bị đe dọa, Nhà Nước Obama bất chấp luật mới sẽ vẫn phải can thiệp để cứu cả hệ thống tài chánh Mỹ và thế giới.
Trước cuộc khủng hoảng cuối năm 2008, hệ thống tài chánh Mỹ nằm trong tay khoảng hai chục tập đoàn tài chánh lớn. Cuộc khủng hoảng giết đi một mớ qua phá sản hay qua sát nhập, và đưa đến t́nh trạng tập trung lớn hơn trước nữa! Hiện nay, không phải hai chục mà chỉ năm tập đoàn lớn đă kiểm soát được một nửa thị trường tài chánh Mỹ. Đó là các đại tổ hợp Bank of America, JP Morgan, Wells Fargo, Citi Group, và Goldman Sachs. Tổng tài sản của họ được ước lượng là khoảng 9.000 tỷ Mỹ kim, và tổng số khách hàng của họ lên đến hàng trăm triệu người. Bất cứ một tổ hợp nào phá sản sẽ kéo theo sự phá sản của các tổ hợp c̣n lại, tức là sự phá sản của cả hệ thống tài chánh thế giới.
Một cách thực tế, luật mới không can thiệp để cứu nguy các ngân hàng bị khó khăn sẽ chỉ được áp dụng cho những ngân hàng hạng trung hay nhỏ, nhưng tuyệt đối không thể áp dụng được với các đại tổ hợp, bất kể những lời quảng bá của TT Obama. Nói như TT Obama là sẽ để cho các tập đoàn này phá sản mà không cứu là… nói láo không hơn không kém. Trước đây, các tập đoàn này được coi là “too big to fall”, bây giờ họ đă trở thành “too much bigger to fall”.
Một điểm thiếu sót cực kỳ quan trọng nữa liên quan đến hai đại tổ hợp quốc doanh Fannie Mae và Freddie Mac, là hai tổ hợp chuyên mua lại các nợ mua nhà của các ngân hàng, để giúp các ngân hàng có tiền mặt cho thiên hạ vay tiếp tục.
Fannie Mae (và sau này thêm Freddie Mac) là cơ quan bán công được thành lập ngay sau cuộc khủng hoảng kinh tế đầu thập niên 30 để giúp tài tái trợ nợ mua nhà. Từ ban đầu, một chính sách tín dụng bảo thủ được áp dụng: 20% trả trước (down payment), phải có việc làm liên tục hai năm, và tiền nợ trả hàng tháng phải dưới 28% tiền lương trước khi trừ thuế. Đến thời TT Clinton (chứ không phải Bush), ông quyết định thả lỏng chính sách tín dụng ngân hàng. Hàng loạt luật lệ kiểm soát ngân hàng được ông băi bỏ. Fannie Mae nhận được lệnh phải gia tăng số nợ dành cho “dân nghèo” với lợi tức thấp qua những dễ dăi của một loại nợ mới, gọi là nợ thứ cấp dưới tiêu chuẩn (sub-prime loans). Những tiêu chuẩn bảo thủ cũ biến mất. TT Clinton cũng chỉ thị số lượng nợ thứ cấp phải trên 55% tổng số nợ tái tài trợ của Fannie Mae. Dưới trào Clinton, tổng số nợ của Fannie Mae tăng vọt từ 100 tỷ năm 1990 lên đến 900 tỷ năm 2002. Đến năm 2007, Fannie Mae và Freddie Mac sở hữu một nửa số lượng nợ mua nhà của cả nước Mỹ, trong đó hơn một nửa (55%) là nợ dưới tiêu chuẩn.
Khi đê vỡ bờ năm 2008, Fannie Mae và Freddie Mac là hai đại tổ hợp đầu tiên bị đe dọa phá sản v́ hàng trăm tỷ nợ dưới tiêu chuẩn biến thành nợ thất thu, khiến TT Bush phải mau chóng quốc hữu hoá cả hai, tức là cho Nhà Nước gánh tất cả nợ của cả hai đại tổ hợp này.
Nói rơ ra, hai đại tổ hợp này, nhờ chính sách mua lại nợ mua nhà của các ngân hàng, đặc biệt là các nợ dưới tiêu chuẩn, là hai cơ quan chịu trách nhiệm lớn nhất trong vụ khủng hoảng tài chánh vừa qua. Nhưng bộ luật cải tổ tài chánh mới ra lại không có một chữ nào đề cập đến hai cơ quan này. Luật mới đề ra chỉ để kiểm soát các ngân hàng mà không áp dụng cho Fannie Mae và Freddie Mac. Một sự kiện cực kỳ vô lư, chỉ có thể được giải thích bằng lư do hai cơ quan này đang sở hữu cũng như chuyên mua lại tín dụng dưới tiêu chuẩn cho “dân nghèo”, do đó, v́ lư do chính trị, không ai dám đụng đến khối “dân nghèo” này, phần lớn là dân da màu, cử tri của đảng Dân Chủ.
Đây là ta chưa nói đến mối quan hệ "loạn luân" về tiền bạc giữa hai tổ hợp này với các chính trị gia bên đảng Dân Chủ, trước tiên là hai tác giả của đạo luật, Dân biểu Barney Frank và Nghị sĩ Chris Dodd: họ được hai tổ hợp này chi tiền yểm trợ dồi dào trong những năm trước và khi hai cơ sở này rung chuyển vào đầu năm 2008, ông Frank c̣n gân cổ nói rằng đừng hốt hoảng, hai tập đoàn này vẫn lành mạnh! Chúng ta sẽ trở lại chuyện quái lạ này.
CÁI QUÁI LẠ
Năm 1999, bà Brooksley Born, người chịu trách nhiệm kiểm soát giao dịch thương phẩm phái sinh (hay "biến phiếu thương phẩm" - commodity derivatives) lên tiếng yêu cầu ra luật lệ kiểm soát chặt chẽ những dịch vụ này. Bà bị chỉ trích nặng nề và bị bộ trưởng Tài Chánh Larry Summers (hiện là Cố Vấn Kinh Tế cho TT Obama) ép từ chức. Một năm sau, tháng 12 năm 2000, một tháng trước khi TT Clinton bàn giao cho TT Bush, dưới sự bảo trợ của dân biểu Barney Frank tại Hạ Viện và TNS Christopher Dodd tại Thượng Viện, quốc hội Dân Chủ ra luật Commodity Futures Modernization Act, miễn tất cả các dịch vụ phái sinh khỏi phải chịu sự kiểm soát nào của Ủy Ban Chứng Khoán và Giao Dịch (Securities & Exchange Commission).
Năm 2005, TT Bush lo ngại về giá nhà tăng quá mạnh, chẳng hạn như ở California và Florida, do sự bành trướng quá nhanh của Fannie Mae và Freddie Mac, ra lệnh cho bộ trưởng Tài Chánh John Snow đề nghị Quốc hội ra luật giới hạn và kiểm soát nợ dưới tiêu chuẩn của hai cơ quan này. Đề nghị bị hai ông Frank và Dodd bác bỏ. Họ ồn ào tố cáo TT Bush âm mưu xiết chặt không cho ngân hàng cấp nợ mua nhà cho dân nghèo, và muốn biến quyền sở hữu nhà thành một đặc quyền của dân nhà giàu.
Năm 2009 sau khi Fannie Mae và Freddie Mac bị quốc hữu hóa, người ta khám phá hai vị dân cử ăn tiền yểm trợ nhiều nhất của hai cơ quan này chính là hai ông Frank và Dodd (người đứng hàng thứ ba là một thượng nghị sĩ từ Chicago tên là… Barack Obama !).
Năm 2010 này, cũng chính hai ông Frank và Dodd là hai vị dân cử lớn tiếng tố cáo TT Bush và đảng Cộng Ḥa đă thả lỏng cho tài phiệt bóc lột dân mà không chịu kềm chế họ, gây ra khủng hoảng tài chánh. Hai ông đứng ra bảo trợ luật cải tổ tài chánh với mục đích kiểm soát chặt chẽ các dịch vụ phái sinh, nợ mua nhà, và các định chế tài chánh nói chung.
Nói cách khác, hai thủ phạm lớn nhất trong cuộc khủng hoảng tài chánh của thế kỷ, bây giờ lại là hai người đang khua chiêng gơ trống tố khổ Bush và hùng hổ bảo trợ luật cải tổ tài chánh. Tưởng chuyện đùa mà lại là chuyện thật một trăm phần trăm. (1-8-10)
Quư độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ư qua email: Vulinh11@gmail.com. Bài của tác giả được đăng mỗi Thứ Ba trên Việt Báo.
VŨ LINH
http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/