US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn
NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn
Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám
Tạp Ghi Văn Nghệ.
Tản mạn văn học với nguyễn Mạnh Trinh
Chân dung nhà văn - vóc dáng nhạc sĩ :
Thạch Chương-Cung Tiến.
Phần 2
Kỳ trước chúng ta đă tản mạn về chân dung văn chương Cung Tiến qua bút hiệu
Thạch Chương và Đăng Hoàng.Vóc dáng nghệ sĩ của ông thật đa dạng và ở bất cứ một
địa hạt nào cũng đều là kết quả của sự học hỏi khổ luyện từ khởi đầu của một bộ
óc suy tư và nhạy cảm. Hôm nay , chúng tôi sẽ tản mạn về chân dung nhạc sĩ mà ở
những bản nhạc xuất hiện đầu tiên đă trở thành những bản nhạc được hoan nghênh
ưa thích. Chúng ta sẽ cùng bước chân vào cơi khai phá của một người nghệ sĩ luôn
t́m ṭi mong đạt được đến đỉnh cao nhất của những sáng tác để đời.
Nhă Lan: lại một câu hỏi khó bắt đầu cho buổi nói chuyện . Anh Trinh nghĩ
thế nào về nhạc sĩ Cung Tiến ?
Nguyễn Mạnh Trinh: Câu hỏi ấy không “ khó“ đâu. Nhưng trả lời th́ phải
dài gịng lắm.Chúng ta như đi vào một khu rừng và chỗ nào cũng muốn bước đến ,
chỗ nào cũng đầy mùi thơm của hương hoa của đất trời. Nếu trả lời thật giản dị
là yêu thích nhạc Cung Tiến nhất cũng xong nhưng nếu đi t́m những kỳ hoa dị thảo
th́ có lẽ cũng tốn hao thời giờ nhiều lắm. Nhưng nếu nói một cách thành thật
nhất th́ tôi yêu thích một vài bản nhạc Cung Tiến v́ có một vài kỷ niệm với nó
Nhă Lan : Kỷ niệm ? Chắc là kỷ niệm với một nàng be be xinh xinh nào rồi.
Không biết Nhă Lan có bói đúng quẻ hay không?
Nguyễn Mạnh Trinh: Trật lấc! Kỷ niệm không phải với một nàng be bé xinh
xinh nào. Mà không hiểu tại sao cứ mỗi lần nghe lại bản nhạc Hương Xưa là tôi
lại nhớ đến một người bạn đă chết trên chiến trường Tây Nguyên năm 1972. lúc đó
tôi ở Pleiku và có một người bạn là phi công trực thăng thường hát luôn miệng
hai câu nhạc đầu của bản nhạc Hương Xưa và chỉ láy đi láy lại hai câu ấy mà thôi
”Người ơi! Một chiều nắng tơ vàng hiền ḥa hồn có mơ xa. Người ơi! Đường xa
lắm con đường về làng hồn có mơ xa..”. Những buổi chiều nhạt nắng , ngồi ở
thảm cỏ đầu hiên barrack chờ đi ra phố ăn cơm, nh́n trời nh́n đất mà nghe những
câu hát ấy th́ quả là buồn nẫu ruột. Có lần tôi hỏi anh bạn sao hát hoài chỉ có
một câu hát ấy thôi th́ anh hồn nhiên trả lời ‘V́ câu hát mà tôi gọi người ơi
là để nhớ tới em bé của tôi’ Tôi bực ḿnh kê nhẹ” nhớ ǵ mà nhớ lắm thế? Cứ
nhè mỗi buổi chiều hiu hắt như thế này mà nhớ th́ thiệt là hại bạn vô cùng đó
nghe!” Anh cười trừ và đánh trống lảng.
Nhưng, rồi một ngày, con tàu của anh tan vỡ trên không và anh đă ra đi trong phi
vụ ấy. Lúc nghe tin dữ tôi lạnh buốt cả người. Và tự nhiên câu hát ấy cứ lởn vởn
trong tâm trí tôi. Buổi chiều về cư xá, h́nh như tôi vẳng nghe câu hát. Những
câu người ơi của tha thiết tự t́nh. Những chữ người ơi của một mối t́nh đă tử
biệt sinh ly. Tôi h́nh dung lại vóc dáng của người bạn và thấy khao khát vô cùng
làm sao nghe được câu hát xưa. Nhưng người bạn đă ra đi và không hiểu tại sao cứ
mỗi lần nghe bản nhạc ấy là như sống lại một thời thuở đó, của những ngày tuổi
trẻ tưởng như mới đây mà đă hơn mấy chục năm . Nhạc để nhớ bạn và tôi đă từ
những ca từ ấy để trở về nỗi niềm của hoài vọng xa xưa…
Nhă Lan : Thật là một kỷ niệm buồn! Nhưng chẳng lẽ anh yêu nhạc Cung Tiến
chỉ v́ lư do ấy thôi sao?
Nguyễn Mạnh Trinh: Có nhiều lư do chứ. Một trong những lư do là nhạc của
ông tượng h́nh cho những bước chân suốt đời đi t́m kiếm. Luôn luôn thay đổi, từ
phong cách đến ngôn từ, nhất là nhạc của ông dường như gắn liền với thơ , với
những khung trời thơ mộng lăng mạn . Trong hành tŕnh sáng tác, từ nhạc có lời
sang nhạc không lời, từ những bản nhạc đầu tay như Hoài Cảm , Hương Xưa như
những bài thơ văn xuôi trữ t́nh sang cả đến những bản nhạc về sau vượt qua cửa
ải ngôn ngữ. Nhạc không lời có âm vực riêng và có phong cách diễn tả dễ làm
người nghe xúc động..
Nhă Lan : Nhạc của Cung Tiến liên quan thế nào với thi ca?
Nguyễn Mạnh Trinh: Năm 1987, Cung Tiến viết nhạc tấu khúc Chinh Phụ Ngâm
soạn cho 21 nhạc khí được trt́nh diễn tại San Jose với dàn nhạc thính pḥng.
Chinh Phụ Ngâm của Hồng Hà Nữ Sĩ Đoàn Thị Điểm là một áng thi ca nổi danh của
dân tộc Việt nam viết về một giai đoạn chiến tranh của đất nước. Theo lời phụ
dẫn của tác giả th́ thi phẩm này vô cùng súc tích về cảnh, về cách xử dụng ngôn
ngữ cũng như nhạc đệm của tiếng Việt. V́ thế không ai dám nghĩ đến việc phổ nhạc
cả tập thơ để hát mà chỉ dùng nó như một cảm hứng cho sáng tác của ḿnh. Do đó
nhạc tấu khúc này cũng chỉ là một cố gắng “minh họa” chấm phá bằng nhạc một số
t́nh , ư, và cảnh chính yếu trong tập thơ mà thôi.Theo đúng thứ tự xuất hiện
trong thi phẩm của bà Đoàn Thị Điểm th́ tập nhạc gồm 4 phần :Phần giáo đầu với
sự phụ họa của các nhạc khí sẽ ngâm giọng sa mạc mười hai câu thơ mở đầu cho tập
Chinh Phụ Ngâm :” Thuở trời đất nổi cơn gió bụi/
Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên/..”.
Phần thứ hai :Chuyển động I – Nuớc thanh b́nh – Cơn gió bụi. Minh họa 2 câu:
“Chàng tuổi trẻ vốn ḍng hào kiệt/ xếp bút nghiên theo việc đao cung”. Chuyển
động chấm dứt bằng cảnh tiễn biệt, chia tay của chinh phu chinh phụ
Phần thứ ba chuyển động II: nhạc đề chính từ 4 câu thơ “ Hồn tử sĩ gió ù ù thổi/
mặt chinh phu trăng dơi dơi soi/ Chinh phu tử sĩ mấy người/ nào ai mạc mặt nào
ai gọi hồn”
Chuyển động III- Mộng khải hoàn. Chủ đề chính là hai câu thơ” Bóng kỳ xí giă
ngoài quan ải/ Tiếng khải ca trở lại thần kinh” và hia câu thơ” Giở khăn lệ
chàng trông từng tấm / Đọc thơ sầu chàng thấm từng câu”
Phần bạt : từ bốn câu chót của chinh Phụ Ngâm :”Cho bơ lúc xa sầu, cách nhớ? Giữ
ǵn nhau vui thuở thanh b́nh/ ngâm nga mong gửi chữ t́nh/ dường này âu hẳn tài
lành trượng phu”
Nhă Lan : tiếp theo ông có những nhạc tấu khúc nào?
Nguyễn Mạnh Trinh: Năm 1982 , nhạc sĩ Cung Tiến lấy 12 bài thơ của thi sĩ
Thanh tâm Tuyền để soạn thành ca khúc lấy tên là “Vang vang trời Vào Xuân.” Năm
1992, ông hoàn thành tập Nhạc Ta Về, thơ Tô Thùy Yên cho giọng hát, nói,
ngâm và một đội nhạc cụ thính pḥng. Năm 1993, ông soạn Tổ Khúc Bắc Ninh cho
giàn nhạc giao hưởng với sự tài trợ của The Saint Paul Companies để
nghiên cứu nhạc Quan họ Bắc Ninh và các thể loại dân ca Việt Nam khác. Năm 2003
ông hoàn thành một sáng tác nhạc đương đại Lơ Thơ Tơ Liễu Buông Mành dựa
trên một đoạn dân ca Quan họ.
Nhă Lan :Trường hợp nào mà ông phổ nhạc thơ của thi sĩ Thanh tâm Tuyền?
Nguyễn mạnh Trinh: Chính nhạc sĩ đă kể lại về trường hợp sáng tác này:
“Năm 1991, họa sĩ Duy Thanh từ San Francisco gửi cho tôi tập văn/ thơ/ nhạc
Tắm Mát Ngọn Sông Đào, do nhà Lá Bối mới in ở Paris gồm những sáng tác của
một số văn nghệ sĩ miền Nam gửi lén ra từ các trại tù cải tạo. Trong tuyển tập
này có một số bài thơ của một Trần Kha nào đó. Duy Thanh, bằng thư tín với gia
đ́nh Thanh Tâm Tuyền c̣n ở Sài G̣n, bảo rằng ấy là thơ “bạn ta” đấy. Quả nhiên
khi đọc tôi nghe thấy đúng là ư và lời của Thanh tâm Tuyền. Sau này được hỏi”
Sao lại Trần Kha? Muốn làm Kinh Kha chăng?” Thanh Tâm Tuyền đáp : Tôi đâu có đặt
cái tên kỳ cục ấy! Giá như “ Trầm Kha” th́ nghe c̣n đỡ hơn”…
Nhă Lan : Nhạc sĩ c̣n phổ nhạc rất nhiều những bài thơ độc đáo của những
thi sĩ nổi danh. Anh Trinh có thể đề cập đến những bản nhạc ấy?
Nguyễn Mạnh Trinh: Ông đă phổ nhạc rất nhiều . Như bản “ Nguyệt Cầm’ ư
thơ Xuân Diệu.như bản : Hoàng Hạc Lâu” từ bản dịch thơ của Vũ Hoàng Chương. Như
“ Vết Chim Bay” phổ thơ Phạm Thiên Thư. Như “ Thuở làm Thơ yêu Em” phổ thơ Trần
Dạ Từ. Như “ Đi Núi” phổ thơ Xuân Diệu. Như “ Đường Hoa “ phổ từ hai bài thơ “
Đôi Bờ” và “ Đôi Mắt Người Sơn Tây” của Quang Dũng. Như” Khói Hồ Bay” phổ từ bài
thơ” Thu ở Vermont” của Nguyễn Tường Giang.Như bài “ Lệ Đá Xanh” và “ Đêm” phổ
thơ Thanh tâm Tuyền…
Nhă Lan : H́nh như nhạc sĩ Cung Tiến có một biệt nhăn nào đó với thơ
Thanh Tâm Tuyền?
Nguyễn Mạnh Trinh: Phải nói thơ Thanh tâm Tuyền rất khó phổ nhạc bởi v́
thơ của ông có âm điệu khá đặc biệt , hay xử dụng vần trắc và diễn tả ư nghĩa
cũng theo một cung cách âm vực riêng. Nhưng nhạc sĩ Cung Tiến đă phổ nhạc thành
công có lẽ nhờ t́nh tri âm, tri kỷ với nhau. Sau này , nhạc sĩ đă hỏi nhà thơ
khi ông đang định cư tại Minnesota” ông làm bài này trong tâm trạng nào?” về bài
thơ “ in trong tập Liên, Đêm Mặt Trời T́m Thấy. Thanh Tâm Tuyền trả lời: ”Tức là..
dạo ấy ḿnh đă chán làm thơ quá rồi. Miền Nam th́ coi tôi như là thi sĩ tả
phái, và miền Bắc th́ coi tôi là thi sĩ hữu phái. Thế th́ tôi là kẻ
untouchable rồi, là hủi rồi chứ c̣n ǵ nữa? Th́ làm thơ thêm làm quái ǵ cho
mệt? “ Thành ra, bài hát ấy muốn lấy nhạc minh họa cho tâm trạng chán chường day
dứt của cái ông thi sĩ lúc nào cũng thấy ḿnh cứ vẫn “c̣n cô độc’ này”
Nhă Lan : Có một bản nhạc nào của Cung Tiến được giải thưởng của Tổng
Thống Việt Nam Cộng Ḥa không?
Nguyễn Mạnh Trinh: Giai điệu ca khúc ”Mùa Hoa Nở” được soạn tại Sài G̣n
năm 1955 đáp ứng thông cáo về cuộc thi của Đài Phát Thanh Quân Đội bấy giờ đang
kiếm một ca khúc nào nói về cuộc di cư lịch sử vào Nam của những người miền Bắc
để tránh chế độ Cộng sản. Ca khúc Mùa Hoa Nở được chấm giải nhất của Tổng
Thống VNCH và được hai đài phát thanh Quốc Gia và Quân đội tŕnh diễn nhiều lần
trong nhiều năm với ḥa âm và phối khí cho dàn nhạc của nhạc sĩ Hoàng Trọng.
Nôi dung lời ca của ca khúc này nói về giấc mơ khải hoàn của những đoàn chiến sĩ
quốc gia tiến về giải phóng Hà Nội…
Nhă Lan : Có những bài nhạc Cung Tiến hoàn thành rất sớm khi c̣n tuổi
thanh thiếu niên nhưng lại có giá trị trường cưủ. Anh Trinh cho Nhă Lan và quư
khán thính giả biết về những bản nhạc ấy?
Nguyễn Mạnh Trinh: “Thu vàng “ và “ Hoài Cảm “ là những bản nhạc mà Cung
Tiến đă sáng tác sớm nhất khi vừa 15 tuổi c̣n học ở trung học.’Thu vàng” viết về
mùa thu Hà Nội của những ngày ấu thơ nhặt lá vàng. Ca khúc trở thành một bản
nhạc của những người di cư luôn nhung nhớ quê hương đất Bắc của ḿnh rất được
thính giả ưa thích qua phần tŕnh diễn trẻ trung sống động của Tâm Vấn,Đỗ Tuấn ,
Kim Tước , Mai Hương,.. toàn là các ca sĩ trẻ trong giới sinh viên học sinh.
Tiếp theo , ông viết “ Hoài Cảm” để tặng Đỗ Đ́nh Tuân ( tức ca sĩ sinh viên Đỗ
Tuấn ) và cũng được ái mộ ngay từ buổi tŕnh diễn đầu tiên. Theo nhạc sĩ Cung
Tiến th́ “đó là hai trong số những bài hát sớm nhất được viết năm 1952 hồi
tôi đang học năm thứ ba bậc trung học. Người đầu tiên đem phổ biến hai bài
này trên đài Phát Thanh Quốc gia dạo ấy là Đỗ Tuấn rồi tới ca sĩ Tâm Vấn, nhất
là bài Thu Vàng. Giai điệu và ḥa âm của hai bài này đơn giản cấu trúc và nhạc
thể rất chân phương và lời ca mang ảnh hưởng nặng của các nhà thơ lăng mạn Xuân
Diệu, Huy Cận.”
Nhă Lan : thế c̣n bài Hương Xưa mà anh có kỷ niệm th́ sao?
Nguyễn Mạnh Trinh:” Hương Xưa” là bài nhạc Cung Tiến gửi tặng Khuất Duy Trác,
một người bạn thân thiết của ông.Và cũng từ chính giọng hát của Duy Trác đă đem
“Hương Xưa’ đến đài phát thanh và các tiền trường sân khấu của các trường trung
học hoặc đại học và trở thành một hănh diện của những người trí thức trẻ say mê
văn nghệ.
Nhă Lan : Nhưng tại sao , chính nhạc sĩ lại coi những ca khúc này như những bài
tập- exercise mà thôi?
Nguyễn Mạnh Trinh : Đó là một cá tính của nhạc sĩ Cung Tiến . Trong sự nghiệp âm
nhạc của ông có nhiều giai đoạn phải tự vượt qua. Cung Tiến viết nhạc đầu tay ca
từ trữ t́nh lăng mạn. Cung Tiến không xử dung ca từ thi ca của ḿnh mà lại phổ
nhạc những bài thơ mà ông ưa thích và quư trọng. Rồi sau đó ông không viết nhạc
có lời nữa mà viết nhạc không lời. Có lẽ ông nghĩ rằng nếu đích thực là âm nhạc
th́ nhạc có ngôn ngữ riêng và cũng có nhữngquy luật diễn tả tự nhiên như trời
đất vẫn hiện hữu.
Nhă Lan : Chắc căn bản nhạc lư của ông vững vàng lắm?
Nguyễn mạnh Trinh: Với niềm say mê âm nhạc , ông đă học xướng âm và kư âm
với hai nhạc sĩ nổi tiếng Chung Quân và Thẩm Oánh ở bậc trung học. Du học qua Úc
, tuy môn học chính là kinh tế nhưng ông cũng đă theo học các lớp về dương cầm ,
ḥa âm, đối điểm và phối cụ tại Aâm nhạc viện Sydney. Rồi khi du học bậc cao học
về kinh tế học phát triển tại viện đại học Cambridge ở Anh, ông cũng theo học
thêm các lớp về nhạc sử, nhạc học, nhạc lư hiện đại. Và về sau này ông cũng là
người tự học rất nhiều nên trong các tác phẩm của ông đă bày tỏ sự gắng công dù
ông có thiên khiếu về âm nhạc. Và h́nh như, ông vẫn tự coi ḿnh là một amateur
trong âm nhạc, một nghệ sĩ tài tử coi bộ môn này như một thú tiêu khiển làm đẹp
cuộc đời…
Nhă Lan : nếu có một kết luận th́ anh sẽ kết luận như thế nào về chân
dung nhà văn nhạc sĩ Cung Tiến ?
Nguyễn Mạnh Trinh: Kết luận hả? Hơi khó nói đấy nhé. Thôi th́ mượn lời
của nhà văn Phan Lạc Phúc vậy. Theo ông th́ những bài hát đầu tay của Cung Tiến
từ khi xuất hiện tới nay, trên 40 năm, không lúc nào ngừng tỏa hương thơm. Một
hương thơm dịu dàng sâu kín, có để ư t́m mới thấy. Nó không gây ồn ào như một số
nhạc thời thượng, tiền tuyến, hậu phương, du ca, về nguồn, thân phận nhưng có
một sức sống riêng bền bỉ. Đó là một khu vườn Cung Tiến không lẫn với ai, nhạc
“xưa” nhưng không cũ bao giờ, nghe càng lâu càng thấm. Nó chịu được sự thử thách
của thời gian”
http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/