US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn
NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn
Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám
Không thể trốn tránh vấn đề di dân lậu
Ngô Nhân Dụng
Nghị Sĩ John McCain đắc cử nghị sĩ lần đầu ở Arizona trong một cuộc bầu cử bổ túc, năm 1988, bây giờ đang tranh cử cho nhiệm kỳ thứ năm. John McCain được tiếng là người trung trực, thẳng tính, không chao đảo. Năm 1982 ra tranh cử dân biểu đơn vị 1 tiểu bang Arizona, ông bị đối thủ chỉ trích là dân “nhảy dù” mới đến đây cư ngụ, không phải là người Arizona thật sự. Ông trả lời rằng gia đ́nh ông mấy đời là sĩ quan Hải Quân, vốn không ở đâu nhất định (ông sanh ở Panama, ra đời trong một căn cứ Hải Quân Mỹ nên vẫn được coi là công dân thứ thiệt). Ông nói, “Trong đời tôi, nơi tôi sống nhiều năm nhất là ở Hà Nội,” nơi ông bị tù ở Hỏa Ḷ trong 6 năm.
Nghị Sĩ John McCain không phải là người sợ áp lực. Nhưng trong cuộc vận động tranh cử sơ bộ của đảng Cộng Ḥa hiện nay, nhiều người đă chê là ông thay đổi lập trường cố hữu về vấn đề di dân, khi ông tuyên bố ủng hộ đạo luật mà Quốc Hội tiểu bang Arizona mới thông qua, đă được vị thống đốc kư ban hành. Năm 2006, ông McCain đă ủng hộ dự luật cải tổ chính sách di dân mà Tổng Thống George W. Bush đề nghị, mặc dù đa số đảng Cộng Ḥa, nhất là trong trong tiểu bang ông, phản đối v́ cho là ông Bush “quá dễ dăi” đối với các di dân ngụ cư bất hợp pháp. Năm nay, đạo luật về di dân của tiểu bang Arizona quả thật rất khắt khe, và gây rất nhiều phản ứng chống đối trên toàn quốc mặc dù tới Tháng Bảy này mới thi hành. Chủ Nhật vừa qua, tại Los Angeles có 60,000 người biểu t́nh phản đối đạo luật của Arizona, tại California có một phong trào tẩy chay tiểu bang láng giềng này.
Đạo luật mới của Arizona cho cảnh sát viên quyền khám xét giấy tờ của bất cứ người nào bị nghi ngờ là dân ngụ cư bất hợp pháp, nếu mối nghi ngờ đó hợp lư (reasonable suspiscion). Thế nào là “nghi ngờ hợp lư?” Đó là một từ không có nghĩa rơ ràng. Người này thấy có lư do chính đáng để nghi ngờ, người khác không thấy; ai phải, ai trái, khó ḷng phán đoán được. Đây là một điều luật rất dễ bị lạm dụng, và có thể đưa tới những hành động có tính chất kỳ thị chủng tộc. Xưa kia, một cảnh sát viên thổi c̣i để xét giấy một lái chiếc xe đắt tiền v́ nghi ngờ người đó đă ăn cắp xe có thể chỉ v́ đó là một người da đen. Ngày nay, không ai nghĩ t́nh trạng đó có thể xảy ra nữa, v́ tâm lư đa số người Mỹ đă thay đổi về mầu da đen trắng. Nhưng nay mai nếu một cảnh sát viên ở Arizona gọi một người lại để xét giấy, chỉ v́ đó là một người da nâu, th́ có bị nghi là mang đầu óc phân biệt chủng tộc hay không?
Dân Mỹ rất nhạy cảm về hai vấn đề, nhân phẩm và mầu da. Chính quyền không có quyền cứ hơi nghi ngờ ai là đ̣i xét giấy tờ tùy thân của người ta, mà không có lư do chính đáng, thí dụ v́ một hành vi có thể là phạm pháp. Dân Mỹ đă quen sống suốt đời không bao giờ bị hỏi giấy tờ cả, trừ khi chính cá nhân đó thấy cần thiết, như để chứng minh tên họ, địa chỉ của ḿnh là có thật. Người Mỹ chống các chế độ độc tài chính v́ họ vẫn coi việc cảnh sát xét giấy tờ một cách tùy tiện là xúc phạm đến phẩm giá con người. Chỉ trong các nước phát xít, cộng sản độc tài th́ mới làm như thế. Cho nên đức Hồng Y Roger Mahony (da trắng), tổng giám mục giáo phận Los Angeles, đă kết án đạo luật mới ở Arizona là “giống như thời Đức Quốc Xă” (Nazi-like!).
Mối quan tâm thứ nh́ của người Mỹ là quyền hành b́nh đẳng của mọi chủng tộc, mọi mầu da, cũng như mọi tôn giáo, giới tính, hay bất cứ nhăn hiệu nào phân biệt con người. Kỳ thị, tức là phân biệt, là điều người Mỹ nào cũng muốn tránh. Điều người ta lo ngại nhất đối với đạo luật mới ở Arizona là nếu có một cảnh sát viên có óc kỳ thị th́ ông hay bà ta nh́n người da mầu nào cũng có thể nghi ngờ, đ̣i xem giấy! Người đó có thể bị tạm câu lưu chỉ v́ không mang theo giấy tờ trong ḿnh! Nước Mỹ hiện không có một đạo luật nào bắt buộc công dân phải đem giấy tờ nào trong ḿnh; dù người gốc da vàng, da nâu hay da đen hoặc trắng. Như vậy th́ nhiều công dân Mỹ có thể bị bắt oan, bị mất thời giờ, cảm thấy ḿnh bị xúc phạm, mà cảnh sát vẫn làm theo đúng luật! Và những người da mầu sẽ dễ bị nghi ngờ hơn người da trắng, điều này dễ hiểu.
Một đại biểu Quốc Hội tiểu bang Arizona mới lên tiếng báo động về số dân ngụ cư bất hợp pháp đến từ Trung Quốc mỗi ngày một gia tăng, để chứng tỏ rằng đạo luật mới này không nhắm kỳ thị người gốc Mexico. Nhưng, các người dân da vàng nghe thế sẽ thấy lo lắng hơn, v́ chính họ có thể sẽ bị nghi ngờ và bị phiền nhiễu vô ích! (Xin chú ư là các du khách và di dân hợp pháp, theo luật, bắt buộc phải mang theo giấy tờ, khác với các công dân Mỹ).
Vậy tại sao Nghị Sĩ John McCain lại ủng hộ một đạo luật có thể gây ra những tai tiếng như vậy? Bởi v́ ông đang tranh cử sơ bộ trong đảng Cộng Ḥa để được đảng đưa ra tranh cử, mà đối thủ của ông, cựu Dân Biểu J.D. Hayworth đang được các người bảo thủ trong đảng ủng hộ. Ở nước Mỹ, những người hoạt động trong mỗi đảng nắm lá phiếu quyết định ai là người sẽ được đảng đề cử, chứ không phải chỉ được các cấp ủy trong đảng ủng hộ là đủ. Khi đa số những người hoạt động mạnh nhất của đảng nghiêng về phía bảo thủ, các ứng cử viên phải nghiêng theo. Tại tiểu bang Florida, ông Thống Đốc Charlie Crist thuộc đảng Cộng Ḥa nhưng đă bị đối thủ qua mặt trong cuộc vận động bỏ phiếu sơ bộ v́ bị đa số bảo thủ chống; ông Crist đă phải rút lui để sẽ ra tranh cử với tính cách độc lập. Tại tiểu bang Connecticutt năm 2006, Nghị Sĩ Joseph Lieberman cũng bị đảng Dân Chủ bỏ rơi như vậy, ông đă tranh cử độc lập và đă thắng. Chắc chắn Nghị Sĩ John McCain không muốn lâm vào t́nh trạng của ông Crist hay ông Lieberman, cho nên ông đă chọn một lập trường rất bảo thủ trong vấn đề di dân, một vấn đề được dân chúng tiểu bang Arizona rất quan tâm. Ông McCain tuyên bố ủng hộ đạo luật mới của Arizona, khiến nhiều người ngưỡng mộ ông cảm thấy thất vọng v́ ông đă thay đổi. Ông vẫn được tiếng là người ôn ḥa, và năm 2006 ông đă ủng hộ dự luật về di dân của Tổng Thống Bush, một dự luật rất ôn ḥa nhưng bị các thành phần bảo thủ trong đảng Cộng Ḥa chống đối. Nhưng quyết định của ông McCain không thể tránh được, trong thực tế cuộc bầu cử ở Mỹ năm nay, khi vấn đề di dân bị cả hai đảng Cộng Ḥa và Dân Chủ bỏ qua không giải quyết. Cùng lúc đó, các nhóm bảo thủ với khuynh hướng chống di dân lậu đang bành trướng ảnh hưởng trong công luận, đặc biệt là trong nội bộ đảng Cộng Ḥa.
Dư luận dân Mỹ ngả về khuynh hướng chống di dân bất hợp pháp. Trong 10 người Mỹ th́ có 8 người lo lắng rằng 12 triệu di dân lậu đang sử dụng bất hợp pháp những tài nguyên của chính phủ dành cho trường học, nhà thương, và chính họ cạnh tranh làm cho đồng lương của người lao động Mỹ bị giảm xuống. Đạo luật chống di dân lậu của Arizona được 60% dân Mỹ trên toàn quốc ủng hộ, trong đó 51% cho là nó đúng và 9% c̣n cho là chưa đủ mạnh. Chỉ có 36% người Mỹ coi là đạo luật đó là quá khắc nghiệt. Dân các tiểu bang miền Nam và miền Trung Tây (Midwest) ủng hộ Arizona nhiều hơn, so với dân các miền Đông và miền Tây, trong đó có California.
Nhưng dân Mỹ cũng muốn đối xử công bằng với mọi mầu da không phân biệt, cho nên ba phần tư người Mỹ đang lo ngại rằng đạo luật ở Arizona sẽ dẫn đến t́nh trạng người da mầu sẽ bị làm khó dễ một cách bất công. Cứ 2 người Mỹ th́ có một người lo ngại rằng đạo luật ở Arizona sẽ dẫn đến t́nh trạng cảnh sát bắt oan v́ nghi ngờ cư ngụ lậu chỉ v́ mầu da của người ta; chỉ có 15% nghĩ rằng việc đó sẽ không xảy ra.
Đạo luật mới ở Arizona là một phản ứng của dân tiểu bang trước t́nh trạng các nhà chính trị liên bang “lảng tránh” nếu không nói là “trốn tránh” không giải quyết vấn đề di dân lậu trong hàng chục năm qua.
Khác với các vấn đề như cải tổ y tế, kích thích kinh tế, hoặc cải tổ hệ thống tài chánh, ngân hàng, vấn đề di dân lậu không gây ra sự đối kháng giữa hai đảng Cộng Ḥa và Dân Chủ. Đây là một đề tài mà cả hai đảng đồng ư là không nên đem ra bàn trong lúc này. V́ trong nội bộ mỗi đảng đều chia rẽ trong vấn đề này, và trong một năm bầu cử, không ai muốn bước vào “băi ḿn” đó. Dự luật năm 2006 của cựu Tổng Thống George W. Bush đă không được Quốc Hội đem ra bàn cũng chỉ v́ sự chia rẽ ư kiến trong nội bộ cả hai đảng chính trị.
Có những người quá khích chủ trương phải đuổi hết các di dân bất hợp pháp trở về nguyên quán. Nhưng trong thực tế, muốn đi t́m được 12 triệu người này, rồi đem họ ra biên giới tống xuất th́ bộ máy cảnh sát, quân đội Mỹ sẽ không đủ nhân lực làm công việc đó. Hơn nữa, nền kinh tế Mỹ không thể thiếu 12 triệu nhân công rẻ tiền đó. Bao nhiêu công việc tay chân nếu không có di dân lậu th́ sẽ thiếu người làm; hoặc có người nhưng giá cả sẽ tăng lên. Thiếu di dân lậu th́ người Mỹ sẽ phải ăn trái cây và rau với giá đắt hơn, đi ăn tiệm sẽ trả tiền đắt hơn v́ lương công nhân cao hơn.
Giải pháp tốt nhất là hợp pháp hóa những di dân lậu với các điều kiện công bằng và nghiêm khắc. Nhưng hợp thức hóa như thế nào? Hợp pháp hóa những người đang ở lậu có thể khuyến khích những người khác t́m cách nhập cư bất hợp pháp, làm sao để ngăn chặn? Canh pḥng biên giới cẩn mật hơn sẽ ngăn không c̣n di dân lậu nữa, nhưng dân Mỹ có đồng ư đóng thêm thuế cho công việc đó hay không? Dự luật của Tổng Thống Bush cũng dự trù một quy chế cho những di dân đóng vai công nhân tạm thời, công nhân khách, được làm việc hợp pháp ở Mỹ khi hết hợp đồng phải về quê cũ, nếu không sẽ bị phạt nặng. Vẫn chủ trương phải phạt những chủ nhân thuê mướn công nhân ngụ cư bất hợp pháp, nhưng giới chủ nhân chống đối; v́ việc kiểm soát ai cư ngụ hợp pháp, ai không, là việc của chính phủ, không phải của tư nhân!
Trên đây là một vài nỗi khó khăn gây bất đồng ư kiến giữa các nhà chính trị, khiến cho họ không thể thỏa thuận về giải pháp cho vấn đề di dân bất hợp pháp. Nhưng khi các nhà chính trị liên bang lảng tránh không giải quyết th́ các tiểu bang phải tự lo! Đó là lư do tiểu bang Arizona đă làm. Có thể nói đây là một hồi chuông báo động để buộc các nhà chính trị phải đối diện với một vấn đề hóc búa. Trong một năm bầu cử như năm nay, khó hy vọng Ṭa Bạch Ốc và Quốc Hội Mỹ sẽ đủ can đảm giải quyết vấn đề này. Nhưng tiếng chuông cảnh tỉnh của Arizona hy vọng sẽ khiến cho sang năm 2011 Quốc Hội mới sẽ bàn về một giải pháp toàn diện và lâu dài cho 12 triệu người di dân lậu ở Mỹ. Nếu Nghị Sĩ John McCain được tái cử trong năm nay, hy vọng ông sẽ là một người xướng xuất một dự luật được cả 2 đảng ủng hộ để t́m giải pháp toàn diện như vậy. Bởi v́ ông vẫn được tiếng là người ôn ḥa và đủ can đảm để đưa ra những ư kiến đúng, dù làm mất ḷng những người ủng hộ ḿnh.
http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/