Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3BannerLottery

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Kiếm hàng tỷ Mỹ kim khi thị trường sụp đổ

Ngô Nhân Dụng

 

Cuối tuần qua, chính phủ Mỹ đă khởi tố Goldman Sachs, một đại công ty tài chánh ở Wall Street, New York, về tội đă “đánh lừa” nhiều người trong khi đó tạo cơ hội cho công ty đầu tư của ông John Paulson thành công. Công ty Paulson kiếm lời khoảng 15 đến 20 tỷ Mỹ kim trong cuộc đánh cá đoán trước (và đoán trúng) cơn khủng hoảng kinh tế hiện nay. Riêng ông John Paulson kiếm được 4 tỷ. Nhưng công ty này không bị truy tố v́ họ không làm công việc “cố vấn” cho các nhà tư bản dại dột; việc “đánh lừa” đó lại do Goldman Sachs phụ trách với tư cách một “ngân hàng đầu tư,” tức là làm môi giới và cố vấn cho các nhà tư bản.

Công ty Paulson là một quỹ đối xung (dịch chữ hedge fund, theo lối gọi ở Hồng Kông và Đài Loan), nhận quản lư tiền đầu tư cho các thân chủ. Năm 2006 quỹ này nhận thấy thị trường địa ốc sắp lung lay. Có quá nhiều món nợ cho vay mua nhà mà tiêu chuẩn người đi vay quá thấp (subprime), chắc chắn sẽ có ngày người vay không trả góp được nữa. Công ty Paulson nghiên cứu thấy có 123 loại trái khoán dựa trên những món nợ địa ốc tiêu chuẩn thấp, mà họ tin rằng thế nào giá trị cũng hạ xuống, khi lăi suất bắt đầu lên và nhiều người vay bị vỡ nợ. Paulson tới đề nghị Goldman Sachs tạo ra những trái phiếu (giấy nợ) mới dùng các món nợ địa ốc tiêu chuẩn thấp này làm thế chấp, tiếng chuyên môn gọi là CDO. Người mua các trái phiếu CDO này, trong đó có những ngân hàng lớn ở Âu Châu, biết các CDO đó được những món nợ địa ốc bảo đảm. V́ thế họ tin rằng sẽ có các khoản tiền đóng góp hàng tháng của người vay mua nhà, để người phát hành trái phiếu CDO có tiền trả cho ḿnh đều đặn. V́ vậy nên Goldman Sachs đă bán được rất nhiều trái phiếu CDO cho các ngân hàng, các công ty đầu tư ở Mỹ và trên thế giới.

Lúc đó, công ty Paulson mới bắt đầu vụ đánh cá là thị trường địa ốc sẽ bị khủng hoảng với các món nợ không trả được, khi đó các giấy nợ CDO thế nào cũng có ngày xuống giá. Để “đánh cá,” họ đứng mua những hợp đồng với h́nh thức giống như các giấy bảo hiểm do chính Goldman Sachs trung gian. Theo những hợp đồng này (gọi là credit default swaps, một thứ “đê ri va ti,” derivatives) th́ người đứng “bảo hiểm” (những người bán bản hợp đồng) phải bồi thường cho “thân chủ” mua hợp đồng tức là Paulson, nếu giá trị của các CDO bị giảm xuống. Giá càng xuống nhiều th́ thân chủ càng được “bồi thường” nhiều hơn.

Quả nhiên, trong năm 2007 các CDO dựa trên những món nợ địa ốc tiêu chuẩn thấp bắt đầu xuống giá, tới Tháng Giêng năm 2008 th́ 99% đă bị mất giá nhiều hay ít. Những người tin lời Goldman Sachs mà đi mua các CDO trên bị mất một tỷ Mỹ kim trong năm 2007, c̣n công ty Paulson được lời một tỷ Mỹ kim nhờ những đê ri va ti bảo hiểm!

Thứ Sáu vừa qua Cơ quan Chứng khoán Mỹ SEC đă truy tố ngân hàng Goldman Sachs tội thiếu minh bạch, v́ không thông báo đầy đủ thông tin cho các người mua CDO của họ. Cũng giống như người bán thực phẩm đóng hộp phải kê khai đầy đủ các vật liệu và gia vị bên trong hộp thịt hay cá, luật pháp buộc các ngân hàng đầu tư phải tŕnh bày đầy đủ các tin tức liên can tới những thứ chứng khoán mà ḿnh giới thiệu cho thân chủ mua. Công ty Goldman Sachs đă chối tội trên, nói rằng họ đă thông báo đầy đủ tin tức về các CDO mà họ bán cho giới đầu tư. Khi ra ṭa, luật sư của Goldman Sachs có thể chứng minh rằng công ty làm đúng các thứ luật lệ hiện hành. Khi đó, mọi người sẽ càng thấy rằng các luật lệ hiện hành hoặc đă lỗi thời, hoặc không đầy đủ!

Nhưng cơ quan SEC cho biết các thân chủ của Goldman Sachs không hề được biết là chính công ty này liên hệ với cuộc đánh cá của công ty Paulson. Goldman Sachs đă làm hai việc có lợi ích mâu thuẫn: Một mặt tạo ra các CDO và bán cho người ta; trong lúc đó cũng biết là Paulson góp ư kiến dựng lên các CDO này để đánh cá là chúng sẽ mất giá trị! Đối với nhiều người th́ hành động của Goldman Sachs giống như là lừa đảo. C̣n chính công ty Paulson th́ không bị truy tố v́ họ không dính vào việc rao bán hay khuyến khích ai mua các CDO mà họ đánh cá là sẽ xuống giá, mặc dù chính họ đă giúp tạo ra các CDO đó. Việc rao bán các CDO này do Goldman Sachs phụ trách. Một nhân viên được công ty Paulson thuê, đầu năm 2007 c̣n đang thất nghiệp, chỉ làm công việc vẽ ra các CDO này và khuyến khích Goldman Sachs hợp tác, đă được trả thù lao 175 triệu Mỹ kim.

Vụ truy tố Goldman Sachs được đưa ra trong lúc Thượng Viện Mỹ đang chuẩn bị thảo luận về dự luật cải tổ hệ thống tài chánh để tránh những vụ khủng hoảng như đang diễn ra. Tháng Mười Hai năm 2009 Hạ Viện Mỹ đă thông qua một dự luật Cải tổ Tài chánh, nhưng quyết định sau cùng sẽ phải chờ Thượng Viện. Với câu chuyện lừa đảo mà Goldman Sachs đang bị truy tố, nhiều người nhớ lại rằng cơn khủng hoảng kinh tế hiện nay bắt nguồn từ các ngân hàng và những công ty tài chánh gây nên, với các món nợ địa ốc tiêu chuẩn thấp.

Các ngân hàng ở Mỹ thường bị kiểm soát rất ngặt nghèo, sau khi người Mỹ rút kinh nghiệm vụ đại khủng hoảng kinh tế thời 1930. Từ thời đó, thị trường chứng khoán cũng bị chính quyền theo dơi chặt chẽ để bảo đảm không xẩy ra lừa đảo, bịp bợm. Nhưng c̣n rất nhiều loại công ty tài chánh và các loại chứng khoán mới vẫn chưa có luật lệ nào ràng buộc. Trong đó có những món đầu tư gọi là đê ri va ti, và những quỹ đối xung, nằm ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan công quyền.

Ở nước Mỹ lúc nào cũng có hai khuynh hướng đối chọi: Nhiều người muốn thị trường càng tự do nhiều càng tốt, chính phủ không nên can thiệp vào. Nhiều người th́ nghĩ ngược lại, thấy cần phải có thêm nhiều luật lệ (tức là cũng có thêm các cơ quan chính quyền để thi hành luật) để cho thị trường tránh không gây ra khủng hoảng. Cuộc tranh luận về cải tổ tài chánh trong tháng này là một cơ hội để hai khuynh hướng trên đấu trí với nhau, trên các diễn đàn công luận và trong Quốc Hội Mỹ.

Nước Mỹ vẫn c̣n ch́m trong ảnh hưởng cơn suy thoái kinh tế nặng nề nhất kể từ sau cuộc đại khủng hoảng thời 1930. Hàng triệu gia đ́nh mất nhà ở, hàng chục triệu người mất việc. Các nhà đầu tư, các ngân hàng phải nhờ chính phủ cứu giúp hàng trăm tỷ Mỹ kim. Nguyên nhân gây ra cơn khủng hoảng này là do thị trường tài chánh gây nên. Khi kinh tế khủng hoảng v́ cung và cầu hàng hóa thiếu quân b́nh th́ sức phục hồi sẽ nhanh hơn và mạnh hơn. C̣n khi cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ hệ thống ngân hàng th́ việc hồi phục bao giờ cũng chậm chạp và sức lên yếu ớt. Tuy Tổng Sản Lượng Nội Địa Mỹ đă bắt đầu tăng lên từ năm ngoái nhưng tỷ lệ thất nghiệp sẽ tiếp tục mấp mé 10% ít nhất trong năm nay. Tất cả mọi người đồng ư phải cải tổ hệ thống tài chánh không cho rơi vào những lầm lẫn của những năm trước 2007. Nhưng cải tổ như thế nào, hai đảng Cộng Ḥa và Dân Chủ c̣n đang tranh căi trong Quốc Hội Mỹ.

Khi ra trước Quốc Hội điều trần về nguyên nhân cuộc khủng hoảng, năm ngoái ông Alan Greenspan, cựu chủ tịch Hệ Thống Dự Trữ Liên Bang đă thú nhận rằng chính ông trước đây không ngờ những người lănh đạo các xí nghiệp và ngân hàng lại không nghĩ biết tự bảo vệ giá trị của công ty mà họ được trao cho quản lư. Các hành động liều lĩnh của các ngân hàng khi cho vay nợ mua nhà đă là đầu mối gây ra cuộc khủng hoảng hiện nay.

Ông Greenspan đă nhầm khi tin rằng những người lănh đạo các ngân hàng đều lo cho cổ đông, tức là chủ nhân của họ. Trong thực tế, lúc nào cũng có xung khắc quyền lợi giữa các cổ đông (những người ủy nhiệm, principal) và các quản đốc (agent, được ủy nhiệm). Khi hai nhà quản đốc đại công ty ngân hàng và tài chánh Citigroup ra điều trần trước Quốc Hội, người ta mới được nghe rằng cả hai đều được thù lao trọng hậu trong khi ngân hàng của họ thua lỗ. Ông Charles Prince được thù lao 120 triệu Mỹ kim trong 4 năm làm việc, cùng thời gian đó giá trị các cổ phần của ngân hàng Citi bị giảm mất 64 tỷ Mỹ kim. Trong 10 năm ông Bob Rubin làm cho Citi, ông lănh 115 triệu Mỹ kim, chưa kể các cổ phần được mua với giá rẻ, nhưng đến năm 2008 ngân hàng Citi phải được chính phủ cứu cấp với 45 tỷ Mỹ kim, và sau đó lên 300 tỷ, gần như chính phủ phải đứng ra làm chủ ngân hàng này. Khi quyền lợi của những người quản đốc các công ty tài chánh và ngân hàng lại xung khắc với chính các cổ đông th́ đồng thời quyền lợi của họ cũng có thể trái ngược với quyền lợi chung của cả xă hội. Chính v́ vậy, xă hội phải đặt ra luật lệ kiểm soát các hoạt động trong thị trường tài chánh. Một lănh vực mà Quốc Hội Mỹ sẽ tấn công ráo riết là thị trường các “đê ri va ti” (derivatives) tức là những chứng khoán có dạng những hợp đồng có tính cách đánh cá để chia sẻ bớt may rủi. Những đê ri va ti rất cần thiết cho thị trường tài chánh (ở Thượng Hải, Thẩm Quyến trong lục địa cũng đă thành lập các thị trường đê ri va ti, người Trung Hoa gọi đê ri va ti là Diễn Sinh), nhưng khi một công ty như AIG đánh cá trên các đê ri va ti rồi thất bại khiến chính phủ Mỹ phải bỏ ra hàng trăm tỷ Mỹ kim để cứu, th́ xă hội có quyền kiểm soát loại sản phẩm tài chánh này để ngăn ngừa không cho quản đốc các công ty làm liều rồi khi thất bại th́ chính phủ phải cứu, để tránh họa cho cả xă hội.

Những người như ông John Paulson biết đánh cá đúng đă làm giàu một cách hợp pháp và lương thiện. Trong thị trường tài chánh, thường vẫn có những người mất hàng tỷ Mỹ kim và những người khác lời bạc tỷ, điều đó không liên can ǵ đến người ngoài phố, đến xă hội. Nhưng xă hội sẽ thấy phải can thiệp khi có những người lừa đảo hoặc bịp bợm, làm giàu nhờ lợi dụng t́nh trạng thiếu hiểu biết hoặc yếu thế của người khác. Khi đó, xă hội phải đặt ra luật lệ để bảo đảm sự công bằng. Đồng thời, xă hội cũng cần ngăn cấm những hành động đánh cá bằng tiền của bách tính, theo lối “được th́ tôi ăn, thua th́ đă có chính phủ chịu” - tức là người dân đóng thuế phải chịu! Giữ đạo công bằng và bảo đảm an toàn cũng là giữ tín nhiệm cho cả hệ thống kinh tế, bảo đảm sự tồn tại của các thị trường. V́ chỉ có thị trường hữu hiệu khi nào người ta có ḷng tin tưởng.

 

 

 

http://www.chinhnghia.com/

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: