US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn
NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn
Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám
Tạp ghi văn nghệ.
Hoàng Cầm, nhà thơ vừa ra đi.
Nguyễn Mạnh Trinh.
Một nhà thơ lớn vừa ra đi . Nhà thơ Hoàng Cầm từ trần lúc 9 giờ 30 sáng ngày 6 tháng 5 năm 2010 tại Hà Nội, hưởng thọ 89 tuổi. Ông là tác gỉa của những bài thơ nổi tiếng như “ Đêm liên hoan “ , “ Bên kia sông Đuống”, “ Lá diêu bông”, “ Qua vườn ổi”, “ Cây tam cúc “,…Ông cũng là một cây bút ṇng cốt của Nhân Văn Giai Phẩm và đă chịu hơn bốn chục năm đầy đọa trong chế độ toàn trị Cộng sản. Măi về sau này , ông được trao gải thưởng văn học cao nhất của chế độ cùng với Trần Dần , Lê Đạt, Phùng Quán, mặc dù chế độ ấy đă vùi dập ông đến nỗi có lúc ông muốn tự tử…
Hoàng Cầm là một thi sĩ có nhiều bài thơ mang nhiều giai thoại. Có bài được phổ nhạc và đă thành nổi tiếng từ trong nước ra đến hải ngoại.Riêng với tôi, tôi thích thơ ông v́ ông đă mang những h́nh ảnh ẩn dụ để viết thành thơ trang trải nỗi niềm của ḿnh.Dù ông nói là ông làm thơ để kể chuyện đời ḿnh, nhưng , trong thơ vẫn mang mang tâm sự của nỗi niềm riêng tư của trí thức tiểu tư sản yêu nước muốn cống hiến cho đất nước mà bị chế độ phũ phàng từ chối ..
Tôi đă đọc thơ Hoàng Cầm từ lúc c̣n ở bậc tiểu học. Bài học thuộc ḷng trong sách Tân Quốc Văn đă gieo vào tâm trí tôi những h́nh ảnh v́ nước hy sinh trong bài thơ Hận Nam Quan . H́nh ảnh cuộc ly biệt của hai cha con Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Trăi vừa bi thiết vừa hào hùng. Nguyễn Phi Khanh khuyên con nên v́ nước gác t́nh cha con mà trở về t́m đường khởi nghĩa. Nhà thơ Hoàng Cầm đă viết bài thơ này khi mới 15 tuổi và theo tôi biết những câu thơ này có ảnh hưởng rất sâu rộng trong lớp tuổi của chúng tôi:
”Con yêu quư ! chớ nuôi ḷng mềm yếu
Gác t́nh riêng vỗ cánh trở về Nam
Con về đi tận trung là tận hiếu
Đem gươm mài bóng nguyệt dưới khăn tang
Nếu trời muốn cho nước ta tiêu diệt
Th́ lưới thù sẽ úp xuống đầu xanh
Không bao giờ! Không bao giờ con chết
Về ngay đi rồi chí toại công thành
Nghĩ đến cha một phương trời ảm đạm
Th́ nghiến răng vung kiếm quét quân thù
Trăi con ơi! Tương lai đầy ánh sáng
Cha đứng đây trông suốt được ngh́n thu..”
Thêm một lư do khá riêng tư mà tôi coi ông một thần tượng thi ca của ḿnh. Năm tôi sinh ra đời Hoàng Cầm viết bài thơ “Bên Kia sông Đuống “. Mười năm sau , khi “Bài thơ sông Đuống” sắp được ghi vào trong chương tŕnh Văn của các lớp phổ thông ở miền Bắc th́ xảy ra vụ “ Nhân Văn Giai Phẩm “ và bài thơ bị xóa tên trong chương tŕnh học nhưng không bị quên lăng. Nhưng nó vẫn c̣n được truyền tụng với những người yêu thơ đánh dấu một thời kỳ thi ca của ḷng yêu nước …
Hai chục năm sau, “ Bài thơ sông Đuống “ lại được ghi vào chương tŕnh học. Kể ra th́ số phận của bài thơ và tác giả của nó cũng khá truân chuyên …Khi chính trị quyết định và chi phối tất cả th́ văn chương chỉ là những yếu tố tùy thuộc nhỏ nhoi. Nhà thơ Bùi Tằng Việt đă lấy tên của vị thuốc đắng hoàng cầm làm bút hiệu của ḿnh th́ những hoạn nạn của cuộc đấu tố văn học xem ra không tránh khỏi .
Cuộc đời Hoàng Cầm h́nh như có rất nhiều dấu ấn từ nơi chôn nhau cắt rốn. Quê của ông là đất Bắc Ninh , quê hương của quan họ…
Có một ḍng sông, nhờ một bài thơ mà trở thành một biểu tượng của quê hương, mà mỗi khi nghe nhắc đến lại nao nao trong dạ . Sông Đuống của Hoàng Cầm, của một thời kháng chiến . Cũng là sông Đuống có làng Thanh Am tên tục là làng Đuống nghèo nàn ven bờ, quê nội của tôi. …
Mỗi lần đọc bài thơ trên, tôi lại nghĩ về quê hương tôi lúc tôi rời bỏ khi vừa ở tuổi vừa biết cắp sách đến trường. Quê nội tôi là một làng nhỏ ven bờ sông Đuống và những h́nh ảnh của nó chỉ là những kư ức lăng đăng trong tiềm thức. Tôi thường hay nghe cha mẹ tôi nhắc đến ngôi nhà thờ có bậc thềm cao đầy những hoành phi câu đối của một thời hưng vượng. Những cây nhăn , cây bưởi mà tuổi tác cũng ngang với những đứa trẻ trong họ , bây giờ đă sống tán lạc ra mấy phương trời. Những vuông sân gạch mênh mông, thuở nào bước chân trẻ thơ lẫm chẫm. Rặng tường hoa dọc theo bờ ao,những mảnh sứ cẩn lóng lánh mầu nắng. Bờ ao với cây khế mọc là đà mặt nước , với những bè rau muống , rau rút xanh tươi, là ao cá đầy cá mỗi khi tát ao vào dịp tết. Hai cổng gạch và cánh cửa sắt như tượng trưng cho oai phong của ḍng tộc, bây giờ có c̣n hiện hữu…
Không biết tôi có nói nhiều đến quá lời không khi diễn tả tâm t́nh của ḿnh. Nhưng quả thực , tôi rất xúc động…
Bài thơ ấy có những ngôn ngữ thế nào mà gây cho tôi xúc cảm đến như vậy.? Có những câu mênh mang đánh thức nỗi niềm hoài nhớ quê hương, nơi chốn chỉ có trong trí nhớ:
Em ơi , buồn mà chi
Anh đưa em về sông Đuống
Ngày xưa cát trắng phẳng ĺ
Sông Đuống trôi đi
Một ḍng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ
Xanh xanh băi mía bờ lau
Ngô khoai biêng biếc
Đứng bên sông sao nhớ tiếc
Sao xót xa như rụng bàn tay.
… .. Bao giờ về bên kia sông Đuống
Anh lại t́m Em
Em mặc yếm thắm
Em thắt lụa hồng
Em đi trẩy hội non sông
Cười mê ánh sáng.. muôn ḷng xuân xanh.”
Ai mà không xao xuyến , nhất là những người sinh trưởng vùng Kinh Bắc. Nói sao cho đủ tâm t́nh ấy nên nói hoài chưa đủ.
Tôi muốn nói thêm một chút về tâm tư của tôi , một người đi xa quê hương từ nhỏ nhưng vẫn yêu mến và trân trong nó dù bây giờ, quê tôi đă thay đổi nhiều…Hoàng Cầm viết bài thơ vào đúng năm tôi sinh ra đời khi khói lửa chiến tranh , khi gia đ́nh tôi phải chạy loạn , mẹ tôi bồng tôi trên tay và anh tôi ngồi ở một đầu quang gánh mang theo gia tài ḥm xiểng của gia đ́nh . Tới bây giơ đă hơn nửa thế kỷ, biết bao nhiêu là biến động diễn ra trên quê hương đất nước tôi. Và ngôi làng nhỏ , nơi chôn nhau cắt rốn của tôi chắc cũng phải chịu nhiều tang thương biến đổi. Ḍng sông thuở nào bây giờ có c̣n băi mía bờ lau, hay tất cả đă bồi lở theo từng năm tháng. Những con cháu trong ḍng họ tôi , bây giờ trôi nổi sống ở những lục địa khác nhau, không biết có c̣n giây phút nào , ngóng về quê cũ để bồi hồi sống lại những mảnh đời đă trôi vụt qua nhanh vào quá văng. Theo truyền tụng th́ tên làng Thanh Am là chữ do cụ Trạng Tŕnh Nguyễn Bỉnh Khiêm đặt ra và mang danh tự ấy măi đến tận sau này. Ở cánh đồng làng có cây đa cổ thụ thật lớn mà người làng cho rằng là của cụ tổ trồng ra và chính là h́nh ảnh rơ nhất của làng mỗi khi trở về . Làng ít ruộng đất , và ít ai theo nghề buôn bán nên dân t́nh cũng không giàu có so với những làng như làng Phù Lưu , cũng ở vùng Kinh Bắc, quê ngoại của tôi…
Riêng tôi, có lẽ, nhờ những câu thơ trong tâm năo , để một thời sống lại. Đọc thơ Hoàng Cầm, thấy dậy lên một niềm tự hào âm thầm. Quê cha đất tổ tôi, những địa danh được nhắc đến trong văn học có phải là chút hănh diện của người bị lưu lạc tha hương từ lúc c̣n trẻ dại.
Hoàng Cầm rát yêu Kinh Bắc. Những cơn gió, những vạt nắng, những cơn mưa. Trong thơ ông, những điều ấy không đơn thuần là một sự kiện , một vật thể mà cón biểu hiện cho tâm t́nh của người trong tâm trạng bồi hồi khi nghĩ đến quê hương. Mưa không chỉ là mưa mà c̣n là những h́nh người lăng đăng của một thời tưởng vọng. Mưa Thuận Thành:
“Nhớ mưa Thuận Thành
long lanh mưa ướt
..sợi mưa chưa đậu
vai trần Ỷ Lan
mưa c̣n khép nép
nhẹ rung tơ đàn
.. chiềukho6 lá ngải
mưa gái thương chồng
ướt đầm nắng quái
sang đ̣ con sông
…mưa ngồi cổng vắng
mưa nằm lẳng lặng
t́nh xưa mưa thưa
nhớ ai mưa lùa..”
Nhưng, đời sống của thi sĩ Hoàng Cầm th́ buồn lắm và đầy bất hạnh.Tham gia kháng chiến sau 1945, góp nhiều công sức nên khi trở về Hà Nội được tin cậy và giữ chức vụ Trưởng Đoàn Văn Công của Tổng Cục Chính Trị Quân Đội Nhân Dân. Thế mà v́ tham gia nhóm Nhân Văn Giai Phẩm bị cách tuột chức tước, tù tội, nghèo đói cho đến tận cuối đời.
Hoàng Cầm bị kiểm thảo, bị làm nhục, bị o ép theo dơi, có lúc ông tưởng rằng không thể nào chịu đựng những bất hạnh quá mức như thế. Trong một bức thư gửi cho con gái là Kiều Loan con người vợ trước đang sinh sống ở San José “… Đến khi chị Yến của con chết th́ người bố hoàn toàn suọ đổ, hàng tháng sau vẫn chỉ là cái xác vật vờ, lờ lững mà thôi…” . Bị tù giam v́ chuyển bản thảo tập thơ “ Kinh Bắc “ cho Nam Dao Nguyễn Mạnh Hùng mang ra ngoại quốc in, rồi bị tịch thu sách vở bản thảo, rồi hai người thân nhất là vợ và con gái từ trần trong thời gian ngắn, rồi khi được thả th́ bị công an làm nhục, mang h́nh ảnh tên tuổi bêu riếu ngoài phường phố. Tất cả những biến động ấy đă biến ông thành một người phẫn chí, lẩm cẩm. Mấy chục năm trong thời Cộng Sản, thân phận của một thi sĩ thật đoạn trường.
Đến nỗi nhà thơ Phùng Quán khi đến thăm đă viết bài thơ trên giấy xi-măng bằng than củi để an ủi người bạn mà cũng là người anh đáng thương :
“ Tôi tin núi tàn!
Tôi tin sông lấp!
Nhưng tôi không thể nào tin:
Một nhà thơ như anh lại ngă ḷng suy sụp
Tôi tin, nhà thơ anh đă viết
Cách đây ba mươi năm
Những vần thơ lẫm liệt!
Tiểu đội anh, những ai c̣n và ai mất?
Không ai c̣n ai mất
Chỉ chết cả mà thôi!
Người sau kẻ trước lao vào giặc,
Giữ vững ngàn thu một giống ṇi
Thế gian có một ngàn con sông
Và một ngàn nhà thơ lớn
Nhưng chỉ có một ḍng
May được thơ xưng tụng
Nhờ đó mà vang vọng
Nhờ thơ mà vinh danh
Đó là con sông Đuống
Con sông của quê anh
Mà anh xót xa như bàn tay anh ngón rụng
Tôi có một niềm tin
Chắc như đanh đóng cột
Ngày mai anh nhắm mắt.
Đi sau linh cữu anh,
Ngoài bạn hữu gia đ́nh,
Khóc bên bồi bên lở,
Sóng cuộn bờ nức nở,
Ngàn đời chịu tang anh
Tôi tin núi tàn!
Tôi tin sông lấp!
Nhưng tôi không thể nào tin
Một nhà thơ như anh
Lại ngă ḷng suy xụp.”
Nhà thơ Phùng Qúan đă nhắc lại những câu thơ vô cùng cảm khái và hùng tráng của bài thơ Đêm Liên Hoan.
“ Đêm liên hoan đầu người nhấp nhô như sóng bể ngang tàng
ta muốn thét cho vỡ toang lồng ngực
v́ say sưa t́nh thân thiết Vệ Quốc Đoàn
trong tiểu đội anh
những ai c̣n ai mất?
Không ai c̣n ai mất
Ai cũng chết mà thôi
Người sau kẻ trước lao vào giặc
giữ vững ngh́n thu một giống ṇi.
Dù ta thịt nát xương phơi
Cái c̣n vĩnh viễn là người Việt Nam”
Hùng tráng là thế , hy sinh là thế nhưng không phải những người lính không biết buồn , không biết bâng khuâng tâm sự khi đến cuối năm. Tâm Sự Đêm Giao Thừa là tâm sự chung của những chàng trai trẻ đi kháng chiến diệt thù v́ yêu nước . Trong cái khung cảnh một ḿnh đứng gác của anh Vệ Quốc Quân:
“đêm nay hết một năm
phải gác tới giao thừa
quê hương chừng rét lắm
lất phất mấy hàng mưa..”
Tâm sự của anh lính này cũng là tâm sự của Hoàng Cầm. Ông cũng có người vợ sống thiếu thốn lần hồi cho qua ngày với một quán hàng trong phiên chợ xép nào đó.Quán vắng khách,người vợ này thiếu ăn nên không đủ sữa cho con bú “vợ th́ nước mắt nhiều hơn sữa/ ngực đói con nhay đến ră rời..”. Đêm giao thừa, người lính muốn có một món quà gửi về cho vợ nhưng nghèo lắm nên chỉ có ư nguyện lập chiến công làm món quà quư giá cho gia đ́nh. Anh tưởng tượng ra cảnh vợ ḿnh mặc dù thiếu ăn không đủ sữa cho con bú nhưng nghe tin chồng lập chiến công vui mừng quá nên máu chảy mạnh trong huyết quản sữa căng lên đầu vú và con thơ đă được no ḷng. Và anh dường như nghe tiếng ru của người vợ hiền dỗ giấc con thơ đang ngủ:
“Cha con ăn tết lập công
cho sữa mẹ chảy một ḍng thiên thu
cha đem cái chết quân thù
làm nên sức sống bây giờ của con”
Thơ lư tưởng quá! Thơ yêu nước tưởng ṿi vọi không thể nào có đỉnh cao hơn. Thế mà , thi sĩ lại bị chế độ hành hạ , trù úm đến mức phải phẫn trí tuyệt vọng.
Làm thân phận nghệ sĩ trong chế độ đỏ thật là tôi nghiệp! Một bài thơ mà nhiều người cho là có ẩn ư, ư tại ngôn ngoại như bài Lá Diêu Bông
Nhà thơ Hoàng Cầm th́ xác định rằng ông chỉ làm thơ t́nh và kể lại những chuyện t́nh của ḿnh.
Nhà thơ đă kể rằng trong suốt cuộc đời ông đă có tới 13 nàng thơ bằng xương bằng thịt.Và ông bảo rằng đó là những hồn người đă gợi ra cho ông nhịp điệu , âm thanh , đường nét , sắc màu trong 99 t́nh khúc của ông. Những nàng thơ là : Chị Vinh ( kể từ 1934), chị Nghĩa (1936), Phương Tuyết (1940), chị Bắc (1942), Tuyết Khanh (1946), Minh Xuân(1950), Lê Hoàng Yến(1955), Vương Thanh Yến(1967),Phương Dung(1976), PH.Q.(1990), B.Ng.(1991), H.Ph.(1992),D.D.(1993). Trong đó có chi Vinh” diêu bông”, chị Nghĩa “ tam cúc” đă làm nên thời kỳ thơ Chị Em của Hoàng Cầm. Nhà thơ kể:
”Năm 12 tuổi tôi say mê một người con gái láng giềng hơn tôi những 8 tuổi. Một chiều thứ bảy cậu bé Bùi Tằng Việt thấy một cô gái hàng xóm đang mua một htứ ǵ đó ở quán của mẹ. Khi cô ấy ngửng đầu lên nh́n ra đường th́ cậu bé lên tám choáng người bị ngay tiếng sát ái t́nh . Người con gái đẹp đến mê hồn. Thế là cậu bé làm một trang thơ lục bát để tặng người trong mộng.” Em gửi chị Vinh của Em”. Chị Vinh cũng váy lụa Đ́nh Bảng, áo cánh lụa mỡ gà, khăn vuông mỏ quạ, đi Hội Chùa Lim chị là bà Chúa Quan Họ, giọng ngọt như mật. Từ đó Chị đi đến đâu là Em theo đến đó. Cho đến một ngày tṛn 12 tuổi cậu bé theo chân Chị ra đồng
“ Chị Vinh ơi! Chị t́m cái ǵ thế?”
Chị Vinh quay lại giọng bỡn cợt
”Ừ , chị đi t́m cái … lá ấy đấy, đứa nào t́m đượcc cái lá … ấy ta sẽ gọi làm chồng
Câu thơ diêu bông có đoạn:
Hia ngày Em t́m thấy lá
Chị chau mày
Đâu phải lá diêu bông
Mùa đông sau em t́m thấy Lá
Chị lắc đầu
Trông nắng văn bên sông
Ngày cưới Chị
Em t́m thấy lá
Chi cười xe chỉ ấm trôn kim
Chị ba con
Em t́m thấy lá
X̣e tay phủ mặt Chị không nh́n..”
Và kết cuộc là câu chuyện buồn . Chẳng bao giờ Chị gọi đứa em t́nh si là Chồng dù đứa em này đă lê chân từ cuối chân trời góc biển để t́m lá diêu bông.
Từ thuở ấy
Em cầm chiếc lá
Đi đầu non cuối bể
Gió quê vi vút gọi
Diêu bông hỡi
Ơi diêu bông..
Thơ kết bằng tiếng kêu tha thiết năo nùng. Thơ như một câu thai đố đầy ẩn dụ . Ai là Chị , ai là Em , có phải là Đảng đóng vai người chị mang những điều không thực để lôi cuốn đứa em si t́nh là những người nghệ sĩ, đi t́m một hư vô không thể nào có trên đời..
Hoàng Cầm làm thơ, với Lá Diêu Bông, rơ ràng là có thâm ư, và nhiều người cũng hiểu cái thâm ư ấy để suy diễn xa hơn là chuyện t́nh b́nh thường. Và chính nhờ cái khung trời nhiều mơ mộng ấy mà nhiều bản nhạc đă khởi đi từ thơ Hoàng Cầm đă là đề tài cho các nhạc sĩ như Nguyễn Tiến , Trần Tiến , Phạm Duy… để tạo thành những ca khúc có đời sống rất lâu trong âm nhạc Việt Nam.
Có người nhận xét, thơ của thi sĩ Hoàng Cầàm dường như lúc nào cũng có mang mang khuynh hướng muốn kể lể một chất chứa , muốn tâm sự một nỗi niềm. Tôi cũng có một ư nghĩ tương tự như vậy. Có một người đă nói , thơ của ông như một ḍng sông bắt nguồn từ những vùng núi non của sự tích rồi lặng lẽ xuôi nguồn nhân sinh ra biển lớn. Thơ của ông có lúc ào ào mănh liệt như Đêm Liên Hoan , có lúc tràn đầy t́nh cảm quê hương như Bên Kia Sông Đuống, nhưng cũng có lúc mênh mang nỗi niềm của Lá Diêu Bông hay chất chứa những niềm riêng như vở kịch Kiều Loan , hoặc đầy nét trữ t́nh như Qua Vườn Ổi hoặc Cây Tam Cúc…
http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/