Trang Chủ . Kim Âu . Lưu Trữ . Báo Chí . BBC . RFI . RFA . Tác Giả . Kỹ thuật . Mục Lục . Quảng Cáo . Groups . Portal . Forum .Tinh Hoa . Da Lat . Thư Quán . Liên lạc

 

Một Trang Lịch Sử (tài liệu US Senate)

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sinh hoạt văn hoá tại Đức

 

Tác giả “Biến Động Miền Trung

nói chuyện tại München

 „Cám ơn ông Liên Thành. Cám ơn sự hiện diện và những chia sẻ tâm thành của Ông. Ông đă mang một ngọn gió mát tới vùng đất này. Chưa bao giờ tại hội trường này, và cũng có thể nói tại thủ phủ München miền nam nước Đức này trong nhiều năm qua, lại có một buổi sinh hoạt văn hoá đông đảo và sinh động như chiều nay…“.

Với những lời đó, vị đại diện Nhóm Sinh Hoạt Văn Hoá thuộc Giáo xứ München-Freising đă kết thúc buổi sinh hoạt với tác giả „Biến Động Miền Trung“ kéo dài trong ba tiếng đồng hồ ngày chủ nhật 23 tháng 8 năm 2009 tại hội trường của Giáo xứ. Một trăm khách mời gồm các đại diện cộng đoàn, tổ chức, chính đảng, với nhiều người có niềm tin tôn giáo khác nhau đă tới lắng nghe và trao đổi với ông Liên Thành trong thân t́nh và cởi mở.

 

Ông Liên Thành sinh năm 1942 tại Huế. Ông thuộc ḍng dơi vương triều nhà Nguyễn và là một tín đồ phật giáo thuần thành. 1966 – 1968: ông giữ chức vụ Phó trưởng ty cảnh sát đặc biệt tỉnh Thừa Thiên-Huế, sau đó kiêm luôn chức vụ Quận trưởng quận 3. 1969 – 1975: chỉ huy trưởng Cảnh sát quốc gia Thừa Thiên - Huế. Với những trách vụ đó, Ông là người biết nhiều về t́nh h́nh an ninh t́nh báo tại Huế và cuối cùng là người trách nhiệm cao nhất về mặt an ninh tại địa phương này. Cấp bậc cuối cùng của ông trong quân ngũ là Thiếu tá.

Thời gian Ông giữ trách nhiệm - đặc biệt từ 1966 tới 1972 - cũng là lúc diễn ra những biến cố sôi động và kinh hoàng nhất tại vùng đất vốn hiền hoà của miền Trung này. Đó là những 

-   cuộc biểu t́nh chống chính phủ liên tục chủ yếu do thượng toạ Thích Trí Quang lănh đạo, mà nổi bật và khó hiểu nhất là vụ đưa bàn thờ Phật xuống đường năm 1966;

-   cuộc tổng tấn công và thảm sát dă man dịp tết Mậu thân 1968 do công sản chủ mưu;

-   những vụ biểu t́nh mang danh tôn giáo chống bầu cử, chống chính quyền miền Nam; tự thiêu «cúng dường pháp nạn» và

-   cuộc tấn công Mùa hè đỏ lửa song song với âm mưu phát động cuộc nổi dậy lần thứ hai tại Huế năm 1972.

Tại sao lại xẩy ra những biến cố đó? Ai là kẻ đứng đàng sau chủ động? Một số nhân vật lănh đạo Phật giáo nổi tiếng thời đó như thượng toạ Thích Đôn Hậu, Thích Trí Quang v.v. là ai? Huế là miền đất thơ mộng, nhưng tại sao đó lại là sâu khấu của những màn bạo lực đẫm máu suốt từ 1963 tới 1972? Người dân Huế vốn hiền hoà, nhưng tại sao lại có thể chất chứa hận thù ngun ngút đến thế kia? Người ta vẫn nói, lượng từ bi của đức Phật trải rộng muôn đời, bản chất của Phật giáo là hoà b́nh, thế th́ tại sao nôi của Phật giáo là Huế lại có thể trở thành ḷ lửa của bạo lực kinh hoàng? ...

Qua bốn mươi lăm phút tŕnh bày, tác giả Liên Thành đă đưa thính giả trở về với những sự kiện và dữ kiện lịch sử một thời. Ông đă tŕnh bày và phân tích các biến cố một cách mạch lạc và thuyết phục, là v́, cho tới nay, Ông là nhân vật quốc gia có đủ thẩm quyền nhất để tŕnh bày những biến cố đó.

Nhưng, phần tŕnh bày của ông cũng chỉ là tóm tắt một phần nội dung cuốn sách mà ông vừa cho ra mắt tại Hoa-ḱ và, mới hai tuần trước đây, tại Úc châu. Đó là cuốn Biến Động Miền Trung. Những sự thật chưa hề tiết lộ. Giai đoạn 1966-1968-1972. Tác phẩm hơn 450 trang (ấn bản hạn chế tại Âu châu với b́a cứng, gáy đóng chỉ là lần tái bản thứ tư của cuốn sách) vừa là một hồi kí, mà cũng là một tập tài liệu ghi lại phong phú những dữ kiện liên quan tới những biến động trên đây, những biến động mà từ trước tới nay chưa có ai tŕnh bày thấu triệt được, v́ họ không phải là người trong cuộc và có thẩm quyền như ông. Cuốn sách là kết quả của một nỗi trăn trở, đắn đo và kiên nhẫn chờ đợi trải dài gần 40 năm. Nó làm xôn xao dư luận cộng đồng người Việt hải ngoại. Một tài liệu mở mắt cho người quốc gia. Nó bóc trần những sự thật đắng cay, giải toả cho nhiều câu hỏi lịch sử bế tắc, giải oan cho bao nhiêu nạn nhân oan ức. Ngoài ra, Biến động miền Trung cũng là một bài ca vinh danh đặc biệt tập thể cảnh sát quốc gia Việt Nam Cộng Hoà, một tập thể hoạt động trong âm thầm, thường bị coi là không tên tuổi, nhưng sau 1975 đă bị cộng sản đày đoạ tàn nhẫn.

Trong phần thảo luận, ba mươi câu hỏi vừa viết ra trên giấy vừa trực tiếp phát biểu đă được diễn giả trả lời. Nhiều câu xoay quanh vai tṛ các nhân vật liên hệ như các nhà sư «đội lốt» (chữ của diễn giả) Thích Trí Quang và Thích Đôn Hậu, điệp viên trung tá cộng sản Hoàng Kim Loan (người điều khiển gần như mọi sinh hoạt của cộng sản tại Huế và đă bị lực lượng cảnh sát quốc gia bắt vào giờ thứ 25 tại Huế), «chánh án toà án nhân dân» tại trường học Gia Hội Hoàng Phủ Ngọc Tường, «sát thủ» Nguyễn Đắc Xuân, «giặc cỏ» Thái Thị Kim Lan (đang sống tại München, Đức), «nội tuyến» trưởng ti cảnh sát Huế Đoàn Công Lập, nhạc sĩ phản chiến Trịnh Công Sơn v.v...

Có hai điểm đặc biệt trong phần trao đổi. Diễn giả cho hay, ông đang đi t́m và kêu gọi các chứng nhân để lập hồ sơ tội ác Mậu thân hầu một ngày nào có thể đưa đảng cộng sản việt nam ra trước toà án quốc tế về tội ác đối với nhân loại. Ông cũng nói, đây là một công tŕnh dài hơi, nhiêu khê và cần rất nhiều hỗ trợ của đồng bào. Điểm thứ hai liên quan tới danh tính cựu trung tướng Trần Văn Trung, hiện là cố vấn cho tập thể cựu quân nhân VNCH tại Âu châu và đang định cư tại Pháp. Trong cuốn sách, tác giả cho biết Hoàng Kim Loan đă khai có hai tướng VNCH làm việc cho cộng sản, nhưng tác giả đă không viết ra danh tính. Nhưng nay Ông cho hay đó là tướng Lê Văn Nghiêm và Trần Văn Trung. Việc điều tra hai vị vượt ra  ngoài thẩm quyền của ti cảnh sát Huế, và Ông đă làm báo cáo chuyển về trung ương tại Sàig̣n, ngay sau khi ghi nhận lời khai của HKLoan. Tướng Nghiêm nay th́ đă rơ, ông này thuộc một đường dây điệp viên cấp rất cao. C̣n tướng Trung, diễn giả cho hay ông không có kết luận ǵ về vị này và từ nay ông sẽ không đề cập tới vấn đề này nữa, cho tới khi có sự yêu cầu của tướng Trung.

Theo quan điểm của người viết bài này, tất cả vấn đề giờ đây nằm ở tướng Trung; ông cần phải lên tiếng để làm sáng tỏ lời khai của HKLoan và để cho vai tṛ của ông đối với tập thể cựu quân nhân được minh bạch. Và tập thể cựu chiến sĩ VNCH tại Âu châu cũng có trách nhiệm góp phần làm sáng tỏ sự vụ.

Trong hai buổi nói chuyện tại Đức (Frankfurt: 22.08.09; München: 23.08.09) có một vài thính giả phát biểu, nay là lúc chúng ta cần nh́n về tương lai để giải quyết chuyện trước mắt, chứ chẳng ích ǵ cứ nh́n lại quá khứ, v́ quá khứ dễ gây chia rẽ! Đă đành tương lai quan trọng. Nhưng không rơ quá khứ th́ chẳng tỏ tương lai. Chưa giải quyết thanh thoả lí do gây chia rẽ trong quá khứ th́ sẽ không thể cùng nhau bước vào tương lai được. Không muốn học hay không dám học bài học quá khứ th́ làm sao nói chuyện tương lai! Một dân tộc không dám nh́n vào quá khứ ḿnh th́ dân tộc đó không có tương lai, h́nh như một danh nhân nào đă nói như vậy.

- «Thưa ông Liên Thành, sau khi nh́n lại quá khứ với nhiều nhiễu nhương và nhức nhối về phía quốc gia như thế, Ông nghĩ chúng ta cần và phải làm ǵ để có thể đạt thắng lợi trong cuộc đấu tranh hiện nay»? Câu hỏi kết thúc buổi trao đổi đă được diễn giả trả lời như sau : «Đừng có sợ nữa! Đức giáo hoàng của người công giáo bảo rằng: Đừng sợ! Tôi cũng theo giáo hoàng nói rằng, chúng ta đừng có sợ nữa! Ui chao, không hiểu răng mà cái sợ vẫn c̣n quá lớn đối với nhiều người. Tui vừa mới ở Úc. V́ sợ «đụng chạm» nên một số cựu quân nhân đă không dám tổ chức cho tui nói chuyện. Có người bạn cũng thiếu tá không dám đứng chụp h́nh với tui, v́ ‘để c̣n về Việt Nam nựa chớ’! Sợ như rứa th́ mần răng mà đấu tranh».

Chẳng phải nào ở Úc xa xôi. Ngay tại Âu châu cũng «sợ». Lúc đầu, các hội cựu quân nhân ở Âu châu chấp nhận đứng ra tổ chức cho tác giả Biến Động Miền Trung nói chuyện, dự định tuần tự ở Hoà-lan sang Đức (Frankfurt) tới Paris. Nhưng v́ ông Liên Thành có nhắc tới danh tướng Trung (liên quan tới lời khai của HKLoan) trên một bài viết gần đây nên giờ phút chót họ đă huỷ bỏ các buổi tổ chức. Chỉ vào giờ thứ 25, một tổ chức dân sự đă đứng ra «cứu» được buổi nói chuyện ở Frankfurt!

(Muốn mua «Biến Động Miền Trung», liên lạc :

Phan Duc Thong

Schillstr. 13

D-86167 Augsburg

điện thoại tại Đức: 0821-593522

hoặc Email dungkhoa@t-online.de)

Phạm Hồng-Lam

Augsburg, 27.08.09