US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn
NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn
Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám
Ngày 9 Tháng 6 Năm 2010
Thư gởi: Ông Châu Kim Nhân, Cựu Tổng Trưởng Tài Chánh, VNCH
Người Viết: Nguyễn Tiến Hưng, Tác giả cuốn sách TÂM TƯ TỔNG THỐNG THIỆU
Đề mục: Trả lời thư của ông đề ngày 4 tháng 6, 2010
Trong thư ngày 4 tháng 6, 2010, do ông Nhân gửi cho tôi qua báo Người Việt và cũng được ông công bố trên các cơ quan truyền thông, ông có yêu cầu chúng tôi trả lời những điểm mà ông cho là sai lầm, v́ những điểm này đă:
1. Làm Tổn Thương Danh Dự Cá Nhân của ông; và
2. Coi Thường Một Vị Tướng Đồng Minh và Miệt Thị Tướng Lănh Quân Lực VNCH
Ông viết: "Tôi cực lực phản đối sự thiếu ngay thẳng và sự bịa đặt của ông Nguyễn Tiến Hưng khi viết về tất cả sự việc sau đây trong trang 48 của Tâm Tư Tổng Thống Thiệu …"
Tôi thật sự hết sức kinh ngạc về những điều cáo buộc của ông rằng tôi đă bịa đặt ra những sự việc được ghi ở trang 48. Tôi xin khẳng định ngay là tất cả những ǵ quan trọng mà tôi viết ra đều có chứng cớ, có footnotes cẩn thận, để những ai muốn t́m hiểu nguồn gốc đều có thể truy cứu.
Sau đây là câu trả lời của tôi cho 2 điểm ông nêu ra. Ông viết:
1. "Ông (Hưng) đă bịa đặt và mạ lỵ Cá Nhân của tôi.
o "Tôi khẳng định là tôi không hề gặp gỡ Chuẩn Tướng Francis Phillip Serong trong thời gian từ 10/1974-30/04/ 1975 "
o "Tôi khẳng định là tôi không hề xin Chuẩn Tướng Francis Phillip Serong giúp tôi nếu giữ chức tổng Trưởng Quôc Pḥng. Năm 1975 tôi đang giữ chức Phụ Tá Thủ Tướng (cho TT Trần Thiện Khiêm) tôi không cần phải hạ ḿnh đi xin xỏ một ông Tướng ngoại quốc; nhất là trong một giai đoạn khẩn cấp mà nước nhà đang lâm nguy, th́ một người Tổng Trưởng hoặc là một vị Tướng Lănh nào có thể làm được chuyện vô liêm sĩ đó? "
Trả lời
· Bịa đặt?
Sự cáo buộc của ông Châu Kim Nhân là hoàn toàn vô căn cứ và hết sức bất công đối với tác giả, là v́:
1) Tôi không viết sự việc trong trang 48 mà đó là trích dịch nguyên ư (phần tiếng Việt) và trích nguyên văn (phần tiếng Anh) từ quyển sách "There To The bitter End -…." của tác giả Anne Blair viết theo nhật kư của Tướng Ted Serong cùng với những phỏng vấn với Tướng Serong kéo dài 18 tháng.
Tôi cho rằng ông Châu Kim Nhân chưa đọc cuốn "Tâm Tư Tổng Thống Thiệu," v́ nếu đă đọc kỹ th́ ông sẽ phải thấy rằng phần trích dịch của tôi từ cuốn "There To The bitter End " bắt đầu từ trang 43 đến trang 48 của cuốn sách, với ghi chú rơ ràng về những trích dẫn. Tôi hoàn toàn ngay thẳng và trung thực, không bịa đặt bất cứ điều ǵ. Là một giáo sư giảng dạy ở các đại học Mỹ trong 43 năm trời, tôi bắt buộc phải tuân thủ quy luật dẫn chứng bằng footnotes cặn kẽ, nói phải có sách và mách phải có chứng.
Đọc kỹ lại những điều tôi viết về cuốn sách này, tôi chỉ thấy có một chữ viết sai chính tả: 'Serong' chứ không phải 'Sarong'. Tôi sẽ chỉnh sửa chữ này khi tái bản.
2) Trang 43 trong cuốn sách, tôi đă ghi rơ ràng về "Một Kế Hoạch Mổ Xẻ" (A Surgery Plan) của Tướng Serong cố vấn cho TT Thiệu. Tôi viết:
"Viết theo cuốn Nhật Kư của Tướng Serong và các cuộc phỏng vấn với ông kéo dài trong 18 tháng, tác giả Anne Blair trong cuốn "There to The Bitter End" (Ở đó cho đến lúc kết thúc cay đắng) đă viết về những hoạt động của ông từ đầu thập niên 60 tới lúc sụp đổ và tiết lộ nhiều t́nh tiết liên hệ tới kế hoạch rút quân của TT Thiệu"
[Nếu ông Nhân vào Google đánh "There To The Bitter End " th́ sẽ thấy Amazon quảng cáo có h́nh của b́a cuốn sách].
3) Trang 44 tóm tắt phân tích của Tướng Serong về t́nh h́nh quân sự, có ghi footnote 1. Trang 680 ghi rơ footnote 1 là ǵ: "Anne Blair, There To The Bitter End, trang 216-218";
4) Trang 47, ghi footnote 2. Trang 680 ghi rơ footnote 2 là ǵ: "Anne Blair, sđd. (sách đă dẫn) trang 220;
5) Trang 46 tới 48: dưới tiểu đề: "Nên rút toàn bộ lực lượng chính quy ra khỏi QĐ I và II", có viết rơ là "Theo hồi kư Serong: " rồi xuống hàng và ghi 7 điểm được tŕnh bày dùng: (a) bullets, (b) dùng font chữ nhỏ hơn; và (c) đánh máy margin rộng hơn (lùi vào trong) để thêm phần rơ ràng rằng những dữ kiện viết ra là trích dẫn từ cùng một nguồn. Trong 7 điểm này, điểm thứ 7 (trang 48) có nói tới câu chuyện về ông Châu Kim Nhân tới thăm ông Serong. Đây là chỉ là hoàn toàn trích thuật theo cuốn sách nêu trên, chứ không phải tôi bịa đặt.
· Mạ lỵ cá nhân?
Nếu như ông Nhân (lúc ấy là Phụ Tá Thủ Tướng) được cứu xét để giữ chức Tổng trưởng Bộ Quốc Pḥng th́ tôi thấy đó là một vinh dự cho cá nhân ông chứ tại sao lại cáo buộc tôi mạ lị?
Lại nữa, nếu ông Nhân có hỏi Tướng Serong, một nhà quân sự nổi tiếng, lăo thành (đă làm cố vấn cho cả CIA, Bộ Quốc Pḥng Mỹ, TT Kennedy) để xem ông ấy có cố vấn cho ḿnh về địa hạt quân sự được không th́ cũng là chuyện b́nh thường, đâu có phải là "hạ ḿnh đi xin xỏ một tướng ngoại quốc" hay là một "chuyện vô liêm sỉ".
Khi được nắm giữ một chức vụ cao hay được trao phó một trọng trách, ai cũng phải đi t́m kiếm nhân tài để giúp đỡ ḿnh. Ông Lưu Bị phải cầu Khổng Minh, vua Quang Trung phải cầu La Sơn Phu Tử. Các vị đó đâu có bao giờ nghĩ là họ phải hạ ḿnh đi xin xỏ ai hay làm những việc vô liêm sỉ?
Sử sách sau này cũng chẳng bao giờ dám coi những hành động cầu hiền của họ là vô liêm sỉ. Do đó, sự suy diễn kỳ cục của một người trí thức như ông Nhân khiến cho tôi hết sức ngỡ ngàng.
Không những đă không miệt thị mà tác giả c̣n khen ông Nhân trong cuốn "Khi Đồng Minh Tháo Chạy" như là một con người can đảm: trang 179 của cuốn sách có viết rằng khi ngân sách VNCH cạn kiệt, th́ "Dù biết thế lực của nhóm thương gia người Tầu rất mạnh, Tổng Trưởng Tài Chánh Châu Kim Nhân cũng vẫn cho rà soát, xông vào mà kiểm tra kế toán, thu thêm cho ngân sách"
Điểm thứ hai, ông cáo buộc tác giả là đă:
2. "Coi Thường Một Vị Tướng Đồng Minh và Miệt thị Tướng Lănh Quân Lực VNCH.
Ông Nhân viết: “Qua sự liên lạc giữa tôi và Chuẩn Tướng Francis Phillip Serong, ông không bao giờ dùng chữ "Damn General" để mạ lỵ những Tướng Lănh của Quân Lực VNCH, và nếu có, tác giả cần chứng minh tài liệu để Độc giả không nghĩ rằng chính tác giả Nguyễn Tiến Hưng đă dùng chữ "Damn Generals" để miệt thị những Tướng Lănh của quân lực VNCH…"
Trả lời
· Coi thường một Vị Tướng Đồng Minh?
Câu trích dẫn về mấy chữ "put the damn generals on the ground to die with the troops" là 100% từ lời của Tướng Serong theo như Anne Blair viết trong cuốn sách như đă viện dẫn trên đây;
Về vị Tướng Đồng Minh Ted Serong, tôi đă viết với tất cả sự kính trọng, mặc dù tôi đă không đồng ư với hai chữ khiếm nhă 'damn generals' vậy tại sao ông Nhân có thể cáo buộc tôi là “coi thường một vị tướng đồng minh và miệt thị tướng lănh Quân Lực VNCH"?
· Miệt thị Tướng Lănh Quân Lực VNCH?
Xin lưu ư ông Nhân là tôi đă rất trân trọng các tướng lănh nên đă không dịch chữ "damn" mà chỉ viết "các tướng lănh phải đi trên bộ để cùng chết với binh sĩ."
Tôi nghĩ rằng ông Nhân chưa đọc những ǵ tôi đă viết trong thời gian 24 năm qua về Quân Lực VNCH. Xin ông đọc cuốn The Palace File (Hồ Sơ Mật Dinh Độc Lập, 1986) và cuốn "Khi đồng Minh Tháo Chạy", 2005. Trong cuốn sách mới, "Tâm Tư Tổng Thống Thiệu", mục đích của tôi không phải là để bênh vực cho ông Nguyễn Văn thiệu. Tôi chỉ đưa ra những dữ kiện biết được và những tài liệu quan trọng mới được giải mật giúp độc giả nh́n xuyên qua tâm tư của người lănh đạo nền Đệ Nhị Cộng Ḥa để t́m hiểu những diễn biến nơi hậu trường, và để lịch sử phê phán TT Thiệu.
Một trong những tâm tư của TT Thiệu là ông rất tự hào về Quân đội VNCH và đau đớn về việc TS Kissinger đă dùng mánh khóe phản bội quân lực này. Trong cuốn sách mới, tôi lại có những bằng chứng không thể chối căi về sự phản bội ấy.
Ngoài ra c̣n những bằng chứng khác soi sáng cho lịch sử về quân đội VNCH. Thí dụ như chỉ hơn hai tuần trước khi sụp đổ, chính Đại sứ Martin c̣n đánh điện về Ṭa Bạch Ốc (ngày 13 tháng 4, 1975) và nói rằng: "Những chiến đấu hiện nay của quân đội VNCH đă làm vô giá trị luận điệu chống đối ở Quốc Hội là 'quân đội VNCH đă mất ư chí chiến đấu' " (trang 174).
Rồi Tướng Homer Smith (Tùy Viên Quốc Pḥng HK tại Sàig̣n) gửi mật điện tiếp theo: "Tại mặt trận Long Khánh, quân đội VNCH đă chứng tỏ rơ ràng sự cương quyết, ư chí và ḷng can đảm để chiến đấu mặc dù cán cân lực lượng đă thiên hẳn về phía địch" (trang 175)
· Một câu hỏi
Ngoài những điểm trên, ông Nhân c̣n nêu thêm một câu hỏi:
"Ông (Hưng) có biết rằng hai tuần lễ sau khi ông đă rời việt Nam và đang ở Hoa Kỳ, th́ có Năm tướng lănh VNCH đă tử tiết thay v́ đầu hàng địch; và một số tướng lănh khác như Tướng Lư Ṭng Bá, Trần Quang Khôi, Lê Minh Đảo, đă chiến đấu cùng binh sĩ cho đến giớ phút cuối cùng; cho đến khi được lệnh buông súng."
Việc nêu câu hỏi mỉa mai là liệu tôi có biết rằng trong khi tôi đang ở Hoa Kỳ th́ có 5 vị tướng lănh tử tiết hay không, theo tôi nhận xét, chỉ có ngụ ư là trong khi tôi đang yên ổn nhởn nhơ ở Mỹ th́ đă có bao nhiêu người khác phải hy sinh. Câu hỏi mỉa mai đầy ác ư như vậy mới là một điều mạ lị đối với một người đang tận tụy thi hành sứ mạng được tổng thống trao phó cho ḿnh vào giờ phút chót.
Trong cương vị của ḿnh, tôi có thể hănh diện mà nói rằng tôi cũng đă tận lực tranh đấu cho đến giờ phút chót. Xin thưa lại với ông Nhân là hai tuần lễ ấy (từ 15 tới 30 tháng 4, 1975) là hai tuần lễ vất vả, đau đớn nhất trong cuộc đời tôi. Nếu ông đọc cuốn "Khi Đồng Minh Tháo Chạy" Chương 17 (trang 413-441) th́ ông sẽ thấy rơ những cố gắng của tôi vào thời điểm này là như thế nào.
Khi toàn bộ VNCH gần sụp đổ, chỉ c̣n một ḿnh tôi đi vận động ở ngay thủ đô Washington, th́ tôi đă tổ chức họp báo để tiết lộ hai lá thư mật (trong số 27 văn thư) của TT Nixon gửi TT Thiệu để đặt trách nhiệm bội ước cho Hoa Kỳ và đánh động lương tâm của nhân dân Mỹ để họ phải cứu vớt và cho định cư một triệu người Việt Nam.
Sau cuộc họp báo đó, rơ ràng là Quốc Hội đă có một lập trường khác hẳn, thuận lợi hơn cho vấn đề tỵ nạn. Chỉ hơn ba tuần sau cuộc họp báo, Quốc Hội Mỹ đă biểu quyết "Đạo luật về di trú và Tỵ nạn Đông Dương" (23/5/1975), cấp ngân khoản $455 triệu để tài trợ cho định cư (trước đó, QH đă bác đi ngân khoản $327 triệu tài trợ cho việc này).
Tóm lại, trong một cuốn sách tập trung vào chủ đề 'tâm tư của người lănh đạo Miền Nam' với 711 trang, chỉ có một câu vắn gọn (ở trang 48) trích từ một cuốn sách của một nghiên cứu gia người Úc là bà Anne Blair tại "National Center For Australian Studies" của Đại học Monash, nước Úc nói đến một chi tiết nhỏ, mà tôi không ngờ lại có thể đưa tới những cáo buộc hấp tấp, nặng nề như vậy của ông Nhân!
Đây có thể là v́ ông chưa có thời giờ đọc sách và đọc kỹ lưỡng những ghi chú của tôi, và cũng chưa có dịp tham khảo cuốn sách của bà Anne Blair viết theo cuốn Nhật Kư của Tướng Serong cùng với rất nhiều cuộc phỏng vấn kéo dài 18 tháng giữa bà và vị tướng này.
Trân trọng,
Nguyễn Tiến Hưng
http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/