Tạp ghi văn nghệ

 

Nhân một ngày giỗ, nhớ về

 

Nguyễn Mạnh Trinh.

 

 

 

 

Tháng tư dương lịch, là tháng 3 âm lịch, là tháng của lễ thanh minh. Và ngày 18 tháng tư là ngày giỗ của thi sĩ Nguyên Sa.

Ngày thứ bảy cuối tuần, là ngày tôi đến thăm mộ mẹ tôi và cũng đến mộ ông để tưởng nhớ. Ngày xưa cụ Tiên Điền Nguyễn Du đă có câu thơ trong Đoạn Trường Tân Thanh “Thanh minh trong tiết tháng ba. Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh.” để nhớ bổn phận của một người con, của một người cầm bút nhớ lại những người đă ra đi. Nghĩa trang Peek Family ở cuối đường Bolsa, nơi an nghỉ của mẹ tôi, của thầy Nguyên Sa , thầy Nguyễn Khắc Hoạch, thầy Vũ Văn Tiên, anh Mai Thảo, anh Long Ẩn, Nguyễn Tất Nhiên, và người anh vợ tôi vừa ra đi cách nay vài ngày, ở những ngôi mộ mà ngày hôm nay tôi đến cắm những nén nhang tưởng nhớ. Con đường Bolsa, con đường đặc biệt của người tị nạn Việt Nam, nơi mở đầu một cuộc sống với phố xá ồn ào , cửa hàng tấp nập và chấm dứt đời tị nạn với những ngôi mộ thinh lặng chỉ có cây cỏ và những chú chim dạn dĩ. Trời hôm nay nắng đẹp trải mầu đỏ hồng trong những thảm cỏ xanh rờn. Cuối mùa xuân đầu mùa hè, tầng mây cao vút, thấy trời và đất thật gần nhau và người chết và người sống dường như có những rung động sâu xa từ tâm thức. Đến từng ngôi mộ, nh́n lại di ảnh những người đă khuất , tự nhiên tôi thấy ḷng bồi hồi. Chỉ mấy năm qua thôi, mà trải qua tưởng như lâu lắm. Những câu thơ trên bia mộ thi sĩ Nguyên Sa, Mai Thảo , Long Ẩn , Nguyễn Tất Nhiên, hay những câu đối trên bia mộ giáo sư Nguyễn Khắc Hoạch, Vũ Văn Tiên , như những nhắc nhở để nhớ về, để tưởng vọng.

Tôi nh́n di ảnh thầy Nguyên Sa, thấy cái nón kết quen thuộc, thấy nụ cười hiền ḥa bao dung khi bị lũ học tṛ cũ chúng tôi chọc phá. Mới đây mà đă mười năm. Tôi nhớ lại lúc làm tủ sách Tác Giả Tác Phẩm với thầy. Tôi nhớ tới nhà in nhỏ ở đường Grand, tới những quyển sách vừa đóng xong c̣n thơm mùi mực. Tôi nhớ lúc thầy gần mất, đang thực hiện tờ Thời Nay mà thầy bảo tôi làm chủ bút. Tôi ngại ngùng, từ chối không được nên cứ ậm ờ không dứt khoát khiến thầy nổi nóng có lúc la mắng v́ thấy công việc không tiến triển lắm. Có lúc thầy nói tha thiết “ Thầy già rồi , lúc này là lúc các em làm việc..” . Nghĩ lại, tôi thấy ḿnh như có lỗi. Bây giờ, cả tờ báo Thời Nay với art work c̣n đây, nhưng tờ báo v́ người chủ chốt đă ra đi nên không thành h́nh được.

Tôi nhớ lại những lần thầy tṛ nói chuyện với nhau cả giờ.

Thi sĩ Nguyên Sa mà nói chuyện về thơ với một kẻ yêu thi ca như tôi không thích thú nào bằng.

Tôi có lúc như trong mơ khi hoang mang tự hỏi. Thi sĩ Nguyên Sa nói chuyện về thơ ? Hồi nào? Dường như thi sĩ đă đi vào miền vĩnh hằng ngày 18 tháng tư năm 1998 rồi mà! Th́, làm sao hôm nay, bây giờ ợ có thể nói chuyện với chúng ta về thơ được? Thế mà, với tôi, giở lại những trang hồi kư, như đang tiếp tục câu chuyện về thi ca, về những bài thơ mà có người phê b́nh là những “châu báu bắt được của trời”.

Nguyên Sa một đời làm thơ và sống chết với thơ. Khi ông đang nằm trên giường bệnh, dù đang thập tử nhất sinh ông vẫn lo lắng để chuẩn bị cho in tập thơ “ Thơ Nguyên Sa tập 4 “.Thơ với ông là một vũ trụ mênh mông mà cuộc sống vẫn c̣n dù thân xác có bị hủy hoaiỳ theo luật thiên nhiên.

Thơ Nguyên Sa không phải chỉ thuần túy thi ca mà c̣n chất chứa cuộc sống thực tế và cả những ước mơ nữa. Như , câu phê b́nh của tổng thống Ngô Đ̀nh Diệm về một giáo sư trẻ Trần Bích Lan mà bác sĩ Trần Kim Tuyến đă kể lại :“ông cụ bảo cậu lăng mạn “.Có phải tâm tính lăng mạn là luôn luôn nuôi dưỡng những giấc mơ?. Quả thực, trong suy nghĩ biểu hiện bằng ngôn ngữ thi ca, Nguyên Sa là một người làm thơ lăng mạn.

Đọc những trang hồi kư, nghe thi sĩ nhắc lại những bài thơ và những trường hợp đă có cảm hứng để viết, mới thấy câu nhận định trên là chính xác. Những bài thơ, dù viết ở đâu, từ lúc đất nước thanh b́nh đến khi trời làm tao loạn, hay lúc lưu lạc xứ người, thơ vẫn là những biểu tượng của một cuộc sống tràn đầy ước mơ.

Giữa con người thực dụng và con người viễn mơ, có lẽ triết lư đă điều ḥa cả hai để có một chân dung thi sĩ . Triết học không lấn áp thi ca mà trái lại làm cho ngôn ngữ thơ có sắc thái riêng.

Thi sĩ viết:”Tôi cũng nhớ, ngay lúc đó, khi đọc bài văn nói về văn chương viễn mơ của Mai Thảo, một năm trước, tôi thấy văn chương viễn mơ không phải là mục tiêu mà tôi nhắm tới, văn chương viễn mơ không phải là tôi.. Tôi mơ hồ cảm thấy làm thơ mà cứ phải dấn thân triền miên th́.. mệt quá ! Nhưng tôi cũng không muốn sống, trong cuộc đời cũng như trong tác phẩm, cắt ĺa khỏi, một cách thường hằng, mọi đam mê của đời sống. Tôi mơ hồ cảm thấy những lư luận thuần lư, những triết học nhất quán, những lô gic chặt chẽ và thơ có một khoảng cách. Dường như , càng xa lư thuyết thơ càng nhiều thơ, càng cột chặt hồn ḿnh vào lô gíc , thơ càng ít thơ hơn. Tôi đọc, tôi đọc. Tôi sửa lại một chữ, rồi một chữ khác. Tôi mơ hồ cảm thấy tôi không muốn trở thành một nhà thơ dấn thân . Tôi cũng mơ hồ cảm thấy tôi không phải là một đệ tử trung thành của nghệ thuật vị nghệ thuật. Tôi là người làm thơ t́nh mà vẫn xúc động trước những khổ đau của quê hương , dân tộc tôi.”

Có những bài thơ viết về Paris, như một kỷ niệm trong đời. Thành phố , nhắc đến những người bạn và những cuộc giă từ . Ra đi nhưng để tấm ḷng ḿnh ở lại. Những ḍng hồi kư không những là nhớ lại mà c̣n làm sống lại những ngày tháng ấy. Một đoạn đời hóa sinh vào thơ, mơ mộng và diễm ảo. Thơ . Là dấu ấn cho lăng mạn dâng cao :

“ .. Tôi thấy tôi và những tôi cầm tay bạn bè bịn rịn , tôi thấy tôi và những tôi từ trên thang cao của máy bay vẫy tay lần cuối, tôi thấy ngọn đèn đêm của Eiffel quét những đường sáng dài vẫy tay. Những Tiễn Biệt, những Paris Có Ǵ Lạ Không Em, từ bóng đêm của vô thức và sương mù dắt tay sông Seine đi tới.

Paris có ǵ lạ không em

Mai anh về em có c̣n ngoan

Mùa xuân hoa lá vương đầy ngơ

Em có t́m anh trong cánh chim

Paris có ǵ lạ không em

Mai anh về giữa bến sông seine

Anh về giữa một ḍng sông trắng

Là áo sương mù hay áo em

Em có c̣n đứng ở bên bờ sông

Làm ơn che khuất nửa vầng trăng

Anh về có nương theo ḍng nước

Anh sẽ t́m em trong bóng trăng..

Những điệp khúc” Paris có ǵ lạ không em” đặt ra những câu hỏi để dẫn về những nơi chốn mới đây gần gũi mà bây giờ xa biệt. Hoa lá để nhớ đến cánh chim, ḍng sông mù sương trắng nhớ đến áo em huyền ảo cũng như vầng trăng in dưới ḍng nước nhắc nhở đến mường tượng em trong bóng trăng. Thiên nhiên là của kỷ niệm nhắc nhở, mỗi mỗi khi nhớ là t́m lại được những h́nh ảnh mới của Em, của người t́nh của một thành phố như đă thành cổ tíchà

Một bài thơ khác , của một thành phố khác , của đất nước Việt Nam , mà bây giờ lại xa cách trong cảm giác lăng đăng của những câu thơ bềnh bồng. Sài G̣n, thành phố mà trong bộ nhớ nhiều người đầy ắp những kỷ niệm. Có khi là của lúc xôn xao thời mới lớn, có khi là của những ngày chiến tranh, của những ngày phép của người lính trẻ, của một thời của một đời người . Nguyên Sa làm bài thơ “ Tám phố Sài G̣n“ trong cái khí hậu văn học của một thời nhiều sôi động. Thi sĩ đă viết về một trường hợp sáng tác:

“..Nguyễn Đ́nh Vượng nói tôi muốn Nguyên Sa cho Văn một bài thơ, tôi hỏi thơ hay văn xuôi, anh Vượng nói rơ thơ, tôi ngập ngừng rồi nêu lên câu hỏi:

-Thơ Xuân?

Nguyễn Đ́nh Vượng gật đầu vững chắc:

-Thơ Xuân.

Anh chỉ khẳng định chính xác như thế trong một giây ngắn, anh mau chóng đưa ra chọn lựa thoải mái hơn:

-Thơ Xuân .. Hay thơ ǵ cũng được.

Tôi vui vẻ nhận lời, mấy hôm sau tôi mang tới ṭa soạn Văn bài “ Tám phố Sài g̣n”..”

Tám Phố Sài G̣n , là những câu thơ của bồi hồi về một thánh địa t́nh yêu, của những xúc cảm thoáng qua, của những h́nh ảnh đẹp khó quên trong bộ nhớ. Tôi yêu Sài G̣n nên yêu những câu thơ mang đến cho tôi một thời gian, không gian “thiêng liêng“, của cả một thời thơ ấu và trưởng thành riêng tôi. Và,rất lạ lùng, nhiều người đọc thơ cũng cùng chung những xúc cảm những suy nghĩ như thế. Thơ của một người nhưng h́nh như là của riêng nhiều người. Khi nhắc lại, là một trùng trùng đại dương xao động. Sài G̣n. Vẫn c̣n, nhưng như đă mất. Trong tôi..

Đọc những bài thơ như Tám Phố Sài g̣n, như AÔo Lụa Hà Đông, trong khi lái xe, lúc ở sở làm hay mơ mộng một ḿnh trong pḥng đọc sách ở nhà nh́n ra biển và bầu trời, lúc nào cũng như lúc nào, thấy ḿnh sống lại những phận đời, hồi sinh lại những nỗi nhớ trong cái xúc cảm mơ hồ của một người đi phiêu du ở một chốn nào mà suy nghĩ măi ngân vang như những sợi đàn căng rưng rưng những âm vận trùng trùng nhung nhớ .

Viết về thơ của ḿnh , thi sĩ Nguyên Sa tâm sự :

..Tôi không muốn đi, tôi muốn ở lại, tôi gọi trở về quê hương là đi, tôi gọi tới Paris là về. T́nh yêu của tôi ở đó, phần đời có trọng lượng của toàn thể của tôi ở đó. Cảm xúc lớn lao, giao động cực mạnh mang lại hàng loạt những bài thơ về biệt ly.Paris có ǵ lạ không em, Tiễn biệt , Paris.Tôi khởi sự thơ với chủ đề ly biệt. Tôi bắt đầu cùng lúc những bài t́nh ái và những bài biệt ly. Cũng có thể nói được như thế. Thơ chủ đề biệt ly và thơ chủ đề t́nh yêu đến gần như trong cùng một thời gian. Xen kẽ . Hỗ trợ . Trong thơ t́nh có khắc khoải chia xa. Trong Tiễn biệt, Paris có ǵ lạ không em, Paris có gục đầu trên vai nhau. Nga đầy ắp Paris là bài thơ t́nh đầu tiên, sau đó là Tuổi Mười Ba , của thời kỳ Paris gục đầu trên vai nhau. Paris tiễn nhau ở gare De Lyon, ở phi trường Orly, AÔo Lụa hà Đông, Tháng Sáu trời Mưa, Cần Thiết của Sài G̣n 1956 và những năm kế tiếp, Nga 1955, Tiễn biệt đầu tiên. 1953, hai bài Paris 54 và 55. Thơ t́nh của những ngày tháng hôn nhân đến trước thơ t́nh của tuổi học tṛ. Áo Lụa Hà Đông, Tuổi Mười Ba, Tháng Sáu Trời Mưa tŕnh làng ở Sáng Tạo , khi đă trở về Việt Nam , làm khoảng thời gian 56-57.

Nga in trên tờ thiệp báo hỷ , bài thơ tương đối dài làm cho người bạn ấn loát in tặng phải chọn lựa tờ giấy lớn hơn thiệp báo hỷ rồi gấp lại làm ba. Tờ thiệp báo hỷ của tôi in trên khổ giấy năm rưỡi tám rưỡi, giấy bảy chục gam , loại láng, in chữ nghiêng, tới chữ O của “ môi em tṛn như chữ O” câu thơ in nghiêng, anh bạn ấn công chỉ cho tôi thấy chữ O anh đă chọn kiệu chữ thẳng , rất tượng h́nh thơ”

Nguyên Sa c̣n làm thơ về những ngày ở lính và chiến tranh ở đây đă được nh́n ngắm với con mắt của người trong cuộc. Một cuộc chơi tàn bạo được bày ra với tất cả những sự phi lư của nó. Những người tham dự , dù t́nh nguyện hay bắt buộc, cũng bị lôi đi trong con lốc mịt mờ của thời thế. Đọc bài thơ Sân bắn , để thấy được tâm tư của một người trong cuộc. Một cách t́nh cờ, bài thơ được viết ra trong một khung cảnh yên b́nh của Sài G̣n buổi chiều nhưng lại là những cảm giác từ quân trường, nơi sân bắn có h́nh nhân phơ phất, có tiếng kêu “ Bia lên” để làm đích đến cho những viên đạn vô t́nh :

“..Tôi không có ư định làm bài lục bát đó, tự nó tới, bật ra. Tôi dừng xe lại ở Bưu Điện Sài G̣n,hí hoáy ghi lại Sân Bắn. Con trai tôi từ trong trường Taberd đi ra, trèo lên băng sau của chiếc Wolkswagen, chờ tôi lái đi. Tôi chép cũng vừa xong. Sân Bắn được đăng trên một tạp chí ở Sài G̣n trong thời điểm đó, được in trong Thơ Nguyên Sa tập Hai, hai mươi năm sau, năm 1988 ở Quận Cam.

 

Sân Bắn

Bia lên ta thấy thân người

Thấy ta thấy địch, thấy đời lăng du

Thấy tay dư, thấy chân thừa

Thấy tai nghễnh ngăng, mắt mù óc không..

Một đời phơ phất h́nh nhân

Thấy c̣n thấy hết, sau cùng thấy đau

Bia lên thấy mẹ u sầu

Giấy bồi tơi tả cúi đầu trong ta

Trời cao ngó xuống thịt da

Bia lên trông cũng vật vờ cỏ xanh

Bia lên t́m chỗ ta nằm

Non cao duỗi cẳng em c̣n thấy đâu

Hầm bia buồn đến mộ sâu

Ngh́n cây nến thắp trên đầu đạn bay.

 

Và nhà thơ đă viết vê những suy nghĩ và cảm xúc của ḿnh để bật lên thành thơ.:

“Khi Sân Bắn, thơ, đến với tôi, bia cũng tới, đầu tiên., không có chân tay, cảm xúc của thơ mang cho Sân bắn thơ thêm h́nh ảnh của ta, của địch , thân phận con người, sự vong thân của bản ngă..

,, Bầu trời của Sân bắn có bia lên, có thân người, có ta, có địch, có tay chân thừa thăi, có tác dụng của xạ trường đến nơi thính giác và cả trí tuệ. Óc tai, h́nh nhân, giấy bồi, hầm bia, đạn đầu lửa bay trong những buổi thực tập tác xạ ban đêm. Tôi biết kỹ thuật thi nhân từ trước khi thực hiện Sân Bắn, từ lâu. Cũng như nhiều người làm thơ, tôi có một thời kỳ lục bát buổi đầu đời. Thi nhân vừa dẫn bài thơ vô, vừa dẫn từ câu này qua câu kia từ đoạn này sang đoạn khác. Luận lư của suy luận là do đó, là cho nên, là vậy th́. Có thể là tất cả những từ đó và những từ tương tự khác cùng loại.

 

Tất cả mọi người đều phải chết

Socrate là người

Socrate phải chết

 

Chân lư của kết luận chứa ẩn trong những đại tiền đề. Chân lư của tiền đề, bằng những do đó, là vậy th́, là cho nên, đi tới kết luận.Nói rơ ra cũng tốt, không nói tới cũng tốt. Từ ngữ hiện hay ẩn đưa tới kết luận là đưa tới chân lư tất yếu đă nằm trong những tiền đề. Thi nhân của thơ đưa tới những kết luận khác biệt, không tiên liệu trước được, nhảy qua trùng điệp những đồi núi , những b́nh nguyên rơi xuống một miền đất của riêng. Bia lên mở ra thân người, mở ra thế giới mà khoảng cách giữa ta và địch bị tiêu hủy bởi cái chết , mở ra sự thừa thăi của tay chân, sự bất lực của giác quan và trí tuệ. Trong Sân Bắn, thi nhân hơn một nửa làm nhiệm vụ của liên tự, nó cho phép nói nhiều với ít chữ hơn.

Bầu trời của thơ không phải là bầu trời của sân bắn xạ trường. Bầu trời Sân Bắn thơ có những đám mây của nó, có vài phần vật liệu từ hơi nước bay lên, nhưng lại có nhiều phần mây có màu sắc bay tới từ thế giới nội tâm, có những đám mây màu sắc t́nh cảm, đám mây màu sắc suy tư, đám mây màu ngậm ngùi thân phận.

Chủ nghĩa tả chân và những anh em của nó, như tả chân xă hội, khó ḷng mang lại bầu trời thơ, v́ không gian của nó hạn hẹp, chỉ có mây của nước bốc hơi, không có chỗ nào cho những đám mây tuyệt vời kia.”

Thơ, với thi sĩ, không phải là một tṛ chơi nữa, mà trở thành một cách thế sống, của da thịt xương tủy hiện hữu tháng ngày. Những câu hỏi bật ra từ quá khứ. Từ tuổi nhỏ đă phải chịu những tháng ngày tù ngục đọa dầy của Cộng sản, rồi thoát được, đi du học, rồi trở về nước, dậy học và rồi lại lưu lạc xứ người trong những tháng năm c̣n lại. Bao nhiêu là dấu ấn đă in đậm trên những trang thơ. Những dấu ấn của thời thế. Những dấu ấn của t́nh yêu. Thành ngôn ngữ, thành h́nh ảnh, thành vần điệu để như những tần số cùng âm hưởng giao thoa với tất cả những chất chứa của thời đại , của cả một thế hệ cứ mải miết hoài trong ṿng cuồng loạn của dông tố chiến tranh.

Với Nguyên Sa, chiến tranh là một thực tế của đất nước.Và thơ của ông phần nào biểu lộ cái thực tế ấy. Những bài thơ như Cầu Siêu Cho Nguyễn Quan Đại Chết Ở Khe Sanh, Thằng Sỹ Chết, Thơ Cho Bạn Ở Trong Tù Trong Tù, Cắt Tóc Ăn Tết, Có chút bi phẫn, có chút suy tưởng nhưng h́nh như là biểu lộ chân thực t́nh cảm của một người sống trong thời đại đầy nhiễu nhương, nhiều biến cố .

Trong “ Thư cho bạn ở tù”, những câu lục bát chân thành về nỗi đau thời thế :


Bây giờ mày ở trong tù

Đêm nằm muỗi cắn nhớ nhà không con

Chúng nó nói chuyện văn chương

Tao nghe nóng mặt cởi quần nh́n sông.

.. Tao đi lính được bốn năm

mày nghe chuyện lính tưởng rằng tao gân

tưởng tao trấn thủ lưu đồn

một tay cờ kiếm anh hùng chí cao

bốn năm thi sĩ nằm khoèo

rượu say thơ cũng mệt nhoài tứ chi

quanh tao vẫn một lũ hề

những thằng mang điếu vác cờ chạy quanh..”

 

Thi sĩ đă viết vế một bài thơ khác , viết về mùa xuân, nhan đề cũng xuân nhưng không có nét xuân hồng nào ở trong :

Cắt Tóc Ăn Tết

Cắt cho ta hăy cắt cho ta

Cắt cho ta sợi dài

Cắt cho ta sợi ngắn

Cắt cái sợi nói dối

Sợi ăn cắp trên đầu

Sợi vu oan dưới gáy

Sợi bè phái đâm ngang

Sợi ghen tuông đứng dọc

Sợi xích chiến xa, sợi giây tḥng lọng

Sợi hưu chiến mỏng manh, sợi hận thù buộc chặt

Sợi nấp trong hầm

Sợi ngồi trong hố

Sợi đau xót như giây dù chẳng mở

Sợi treo cổ t́nh yêu, sợi trói tay hy vọng..”

 

Nhưng, những bài thơ sống măi của Nguyên Sa vẫn là thơ t́nh yêu. Những bài thơ như AÔo Lụa Hà Đông, như Tuổi Mười Ba , như Tám Phố Sài G̣n, như Paris Có Ǵ lạ Không Em, đă vượt qua không gian, thời gian để sống măi. Thậm chí , nó c̣n vượt qua những chiến tuyến, qua những định kiến chính trị để thành một gia sản quư báu của văn chương dân tộc Việt Nam. Thế mà, khi viết hồi kư, ông lại ít đề cập tới.Không hiểu có phải là phản ảnh tâm lư mà ông đă nói trong cuộc phỏng vấn trước tám năm ngày ông từ trần :

“Đề tài t́nh yêu thường thay đổi theo thời gian.. trước năm 1963 , t́nh yêu đó thuần túy những cảm xúc , những đam mê. Đó là niềm đam mê , lúc tin tưởng mạnh mẽ, lúc rụt rè thắc mắc, lúc muốn ngỏ lời, lúc không dám ngỏ. Nhưng về sau lúc người ta 50, 60 tuổi, đam mê t́nh ái không c̣n nữa, như xao xuyến về một vạt áo trong sân trường, như bồi hồi v́ một mái tóc xơa ngang vai, không có nữa . Thời gian xóa bỏ nhiều thứ . T́nh yêu có bóng dang của sự buồn phiền xót xa v́ thời gian trôi qua. Và ngậm ngùi nhận ra rằng việc chấm dứt cho tất cả mọi sự sẽ phải tới. Khi nào suy nghĩ ấy xen lẫn trong đời sống trong t́nh yêu trong thơ, tất cả sẽ chán chường. Vơ sĩ lên đài mà không nghĩ đến chiến thắng đến tiền thưởng mà chỉ nghĩ đến cái chết gần tới th́ chắc chắn quả đấm của vơ sĩ ấy phải khác với một vơ sĩ chỉ nghĩ đến cách thế để cho đối thủ quỵ ngă. Đối với tôi tâm sự về t́nh yêu lúc 50 tuổi trở lên như vơ sĩ lên đài thay v́ chiến đấu mănh liệt say mê th́ lại đưa quả đấm giơ lên rồi bỏ xuống. Tư tưởng cái chết ám ảnh mạnh mẽ t́nh yêu..”

Dù rằng thi sĩ đă hiểu :

Cuộc đời dẫu có phù vân

trong mây nổi có phần thiên thu

Nhưng những câu thơ đă để lại cho đời sau là những câu hỏi để mở cửa bước vào cơi thơ, như Cần Thiết :“Không có anh lấy ai đưa em đi học về/ lấy ai viết thư cho em mang vào lớp học/ ai lau mắt cho em ngồi khóc / ai đưa em đi chơi trong chiều mưa?/..”; như “ Paris có ǵ lạ không em?/ mai anh về mắt vẫn lánh đen/vẫn hỏi ḷng ḿnh là hương cốm? chả biết tay ai làm lá sen??..”; ‘em ở đâu ?, hỡi mùa thu tóc ngắn/giữ hộ anh màu áo lụa Hà Đông/anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng/ giữ hộ anh bài thơ t́nh lụa trắng/à”. Ơi , những câu hỏi để thành những câu thơ bất tử của văn chương Việt Nam thế kỷ 20à Và tôi cũng như nghe thấy câu hỏi, được khắc lên trên bia mộ của một thi sĩ lớn:

 

Nằm chơi ở góc rừng này

Chưa thiên thu cũng đă đầy cỏ hoang

Xin em một sợi tóc vàng

Làm hoa khởi sự cho ngàn kiếp sau

Biết đâu thảo mộc bớt đau?

Biết đâu có bản kinh cầu dâng lên?

 

Vâng, biết đâu! Phải biết đâu chuyện ba trăm năm sau khi tấc ḷng thi sĩ vẫn c̣n măi măi qua thăm thẳm thời gian những kiếp người?

 

  Trang Chủ . Kim Âu . Lưu Trữ. Báo Chí . RFI . RFA . Tác Giả . Chính Trị . Văn Nghệ . Khoa Học . Mục Lục . Quảng Cáo . Photo . Photo 1. Tinh Hoa . Liên lạc

 

Một Trang Lịch Sử (tài liệu US Senate)

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

MINH THỊ

Bài trong trang này nhằm cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu tham khảo, điều nghiên của Người Việt Quốc Gia trong tinh thần "tri kỷ, tri bỉ", " biết ta, biết địch" để nhận rơ những âm mưu, quỷ kế, ngôn từ và hành động của kẻ thù và có phản ứng, đối sách kịp thời. V́ mục đích chiến đấu chống kẻ thù chung là Cộng Sản nên nhận được bài cùng lập trường là chúng tôi tiếp sức phổ biến. V́ thế có những tác gỉa chúng tôi đăng bài nhưng chưa liên lạc được. Nếu tác gỉa nào cảm thấy không hài ḷng xin liên lạc qua email, chúng tôi sẽ lấy bài của quư vị xuống trong ṿng 48 tiếng.