US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn
NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn
Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám
Báo Úc: “Người Trung Quốc đang mua sạch các trang trại của chúng ta”
Vũ Cao Đàm 23/06/2010
“Người Trung Quốc đang mua sạch những trang trại của chúng ta” (Chinese buying up our farms), đó là nhan đề bài viết của tác giả Malcolm Farr trên tờ The Daily Telegraph (Điện báo hàng ngày) của Australia (Úc) số vừa ra ngày 18/6/2010 trong đó đưa tin, một nhân vật cao cấp của lănh đạo Trung Quốc là Phó chủ tịch nước Tập Cận B́nh đă đích thân đến Úc để thương thảo việc mua một vùng trang trại rộng lớn thuộc đồng bằng Liverpool của Úc với giá 320 triệu đô-la Úc.
Đây là ư đồ “Dùng tiền bạc để đổi lấy đất đai” mà tập đ̣an lănh đạo Trung Cộng đă từng nói công khai và đang thực hiện chiến lược đó một cách ráo riết trên phạm vi ṭan cầu.
Rất nhanh nhạy, hai chính khách của Tiểu bang Nam Úc đă lên tiếng về việc này. Đó là Thượng nghị sĩ Bill Haffernan và Nghị sĩ Robert Brokenshire. Các nhà chính khách này đă tỏ những mối quan ngại với cuộc thương thảo nói trên. Nghị sĩ Robert Brokenshire c̣n gọi Trung Quốc là “Con chim kên kên”.
Bài báo được GS Vũ Cao Đàm tóm lược và b́nh luận. Xin phổ biến đến quí độc giả.
Tờ The Daily Telegraph (Điện báo hàng ngày) của Úc (Australia) số vừa ra ngày 18/6/2010 đăng một bài báo có tiêu đề rất giật gân: “Chinese buying up our farms” (Người Trung Quốc đang mua sạch những trang trại của chúng ta). Tác giả bài báo là Malcom Farr, Biên tập viên chính trị quốc gia của Úc.
Bài báo loan tin, trong cuộc viếng thăm Úc, Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh có một mục đích quan trọng là thảo luận việc mua các trang trại của nước này với tổng trị giá 320 triệu đô-la Úc, tương đương khoảng 300 triệu đô-la Mỹ (trong bài báo, tác giả không nói rơ diện tích). Phía Trung Quốc giải thích việc mua trang trại của Úc là nhằm bù đắp chỗ thiếu lương thực cho dân chúng Trung Quốc.
Để bàn về việc mua các trang trại mà xuất tướng đến cỡ Phó chủ tịch nước chắc chắn là một thông điệp cho thấy, việc mua đất được đặt ra với một quyết tâm lớn như thế nào!
Bài báo cho biết, tháng trước ông Robert Brokenshire, Nghị sĩ Tiểu bang Nam Úc, nói rằng “Cái con kên kên [1] Trung Quốc đang muốn quây các trang trại của Úc lại”. Tác giả bài báo cũng đưa ra lời cảnh báo: “Thật là một câu chuyện mang đầy tính huyền thoại là, vùng đất đen của Đồng bằng Liverpool được các nhà đầu tư ngoại quốc mua với cái giá cao ngất ngưởng”.
Bài báo dẫn lời Thượng nghị sĩ Bill Haffernan nói với Quốc hội Úc là “Đă có một hệ thống báo cáo tự nguyện của dân chúng nói về những dự án đầu tư vào đất đai được các nhà đầu tư nước ngoài ủng hộ”. Nhưng vị Thượng nghị sĩ này lại cho rằng, “Đó có thể không phải là các báo cáo tự nguyện, mà rất có thể là những báo cáo được áp đặt từ đâu đó”. Ông nói: “Các thực thể (entity) ngoại quốc có thể phản bội cam kết, mua mọi tài sản đất đai mà không khởi nghiệp đầu tư theo yêu cầu của Ủy ban Xét duyệt Đầu tư nước ngoài của Úc”.
Chúng ta chưa cần biết kết cục cuộc mua bán này ra sao; chúng ta cũng chưa có đủ thông tin để biết được phản ứng của dân chúng Úc như thế nào; chỉ với vài tiếng nói của một vị Nghị sĩ và một vị Thượng nghị sĩ, th́ chúng ta cũng chưa thể biết được, Chính phủ Úc và mẫu quốc của họ là Vương Quốc Anh có định bán đất đai của họ cho cái con kên kên Trung Cộng, theo cách nói của Nghị sĩ Robert Brokenshire, như một số nước vùng Đông Nam Á đă làm hay không..., song, chúng ta có thể h́nh dung, đất nước Úc mầu mỡ, thời tiết thuận ḥa, với diện tích rộng bao la, gần lớn bằng diện tích Trung Hoa đại lục, nhưng với số dân chưa bằng một tỉnh của Trung Quốc, th́ thật là một miếng mồi béo bở.
Không ai ngạc nhiên về việc cái con kên kên Trung Quốc t́m mọi cách, kể cả mua chuộc các nhà cầm quyền để mua đất đai của các nước láng giềng. Rồi họ đă ṃ đến tận Châu Phi. Và hôm nay họ đang lọ mọ sang đất Úc, một lănh địa vẫn c̣n đặt dưới quyền bảo trợ của Vương Quốc Anh ở Nam Thái B́nh Dương.
Theo cách phân loại của các nhà nghiên cứu chính trị học thế kỷ XX, chúng ta có thể nói, cái con kên kên Trung Quốc đang ráo riết hoạt động đầy khát vọng của một đế quốc mới trỗi dậy, giống như các đế quốc đàn anh trong thời kỳ mới trỗi dậy hồi thế kỷ XVI-XVIII. Đế quốc mới trỗi dậy Trung Quốc đang thèm muốn thuộc địa, đang nuôi đầy ma phương quỷ kế trong cơn hậm hực v́ c̣n thua kém các đế quốc đàn anh, chẳng hạn, nước Anh, đă đẻ ra mấy nước Anh trên thế giới này, đă từng tự hào “Mặt trời không bao giờ lặn trên đất Anh”, đă lôi kéo cả thế giới phải nói tiếng Anh, th́ cái mộng vĩ cuồng Đại Hán, chắc sẽ cũng quyết tâm đẻ ra nhiều nước Trung Cộng, sẽ bắt cả thế giới này phải dùng Hoa ngữ thay thế Anh ngữ, cũng bắt mặt trời không bao giờ được lặn trên đất Trung Hoa, và rồi cái thế giới này sẽ ... vứt bỏ luôn cả th́a-dĩa-bánh-ḿ mà ăn cháo-kê với bánh-bao bằng đũa.
Vào thế kỷ trước, chúng ta được đọc nhiều tài liệu của các nhà nghiên cứu chính trị học về chủ nghĩa thực dân, trong đó lập luận rằng, chủ nghĩa thực dân cũ th́ áp bức, bóc lột các dân tộc khác bằng con đường chiếm đoạt thuộc địa; C̣n chủ nghĩa thực dân mới (neo-colonialism) th́ bóc lột các dân tộc khác thông qua con đường thị trường tinh vi và “lịch sự” hơn. Đối chiếu với các thứ chủ nghĩa thực dân cũ và thực dân mới đă được phân loại từ thế kỷ trước, th́ thật sự chúng ta lúng túng không biết xếp Trung Cộng vào thứ chủ nghĩa thực dân nào.
Xếp họ vào hàng kẻ thù xâm lược? Họ đang vuốt ve ḿnh là “đồng chí”. Xếp họ vào loại nước “anh em – đồng chí” th́ thật đắc tội với tổ tiên và đắc tội với cả nhân dân trong nước hiện đang ngày ngày dơi nh́n về Biển Đông, lo lắng trước sự hoành hành ngang ngược của Hải quân nước họ... V́ vậy, căn cứ theo những cách thức mà họ đang theo đuổi và ráo riết áp dụng với thế giới hiện nay, tôi nghĩ, chúng ta nên đặt cho họ bằng một cái tên mới, nghe hơi nghịch nhĩ với các “đồng chí”, nhưng xem ra khá phù hợp với Trung Cộng, là: “Chủ nghĩa thực dân tân cổ điển”, có thể dịch ra tiếng Anh là “Neo-classical colonialism”.
Căn cứ theo đặc điểm hoạt động của Trung Cộng hiện nay trên trường quốc tế, chúng ta nhận ra được ba đặc điểm của thứ chủ nghĩa thực dân tân cổ điển, có thể nêu tóm tắt như sau:
Thứ nhất, chủ nghĩa thực dân tân cổ điển Trung Cộng vừa xâm lăng thế giới bằng con đường thị trường, vừa quay lại mô h́nh của chủ nghĩa thực dân cổ điển, nhưng không chiếm đóng thuộc địa bằng các cuộc chinh phạt đẫm máu mà bằng con đường thuê – mua đất đai. Đương nhiên Trung Quốc vẫn công khai tuyên bố, họ không từ bỏ thủ đoạn của chủ nghĩa thực dân cổ điển (xem bài Phải giết bọn giặc Việt Nam để làm lễ vật tế cờ trong trận chiến thu hồi Nam Sa đă dẫn), và trên thực tế họ đă thực hiện các cuộc tấn công đẫm máu với dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, thủ đoạn chủ yếu mà họ sử dụng hiện nay là chiếm đóng thuộc địa theo kiểu gặm nhấm vừa thông qua các hợp đồng mua bán hoặc thuê mướn đất đai, vừa mua chuộc giới cầm quyền.
Thứ hai, tuy nhiên, chủ nghĩa thực dân tân cổ điển Trung Cộng táo bạo hơn: vừa đánh vào các dân tộc kém phát triển (Châu Phi) như bọn thực dân cổ điển, nhưng lại vừa đánh thẳng vào các quốc gia đă đạt đến tŕnh độ phát triển cao hơn hẳn Trung Quốc, như Nga (vùng Viễn Đông) và Úc (đang mon men đến vùng đồng bằng Liverpool). Họ biết dùng đủ các mánh khoé, từ sức ép chính trị và quân sự, đến các mưu ma chước quỷ theo truyền thống của tiền nhân Đại Hán.
Thứ ba, chủ nghĩa thực dân tân cổ điển Trung Cộng gặm nhấm thế giới cố gắng không lộ mặt tàn ác của thực dân cũ, cũng không lộ mánh khóe xảo quyệt của thực dân mới, như các thế hệ thực dân đàn anh, mà dưới bộ mặt coi bộ rất “lịch sự”, thậm chí khoác cả lên cái cốt cách phù thủy của ḿnh một mặt nạ ư thức hệ vốn đă từng thu phục trái tim của ngàn triệu con người để mê hoặc những “đồng chí” nhẹ dạ. Xét về mức độ tàn độc và xảo quyệt, th́ tất cả các đế quốc thực dân đàn anh trong lịch sử có lẽ phải gọi bọn đế quốc thực dân tân cổ điển Trung Cộng bằng... ông nội.
Nếu việc ngă giá với Úc thành công, th́ con kền kền Trung Cộng sẽ đạt được tham vọng quây một vùng thuộc miền Tây Thái B́nh Dương thành ao nhà của họ, chứ không chỉ quây lại những trang trại màu mỡ của Úc, như cách nói của Nghị sĩ Robert Brokenshire.
Câu nói của Thượng nghị sĩ Bill Haffernan trong bài báo về “các thực thể đầu tư nước ngoài có thể phản bội cam kết và bán lại đất cho các nhà đầu tư nước ngoài khác” làm chúng ta liên tưởng đến “các thực thể đầu tư nước ngoài” đă lần ṃ vào Việt Nam và đă được các nhà cầm quyền cho “thuê” đất. Những công ty đứng ra thuê đất này cũng có thể, như Thượng nghị sĩ Bill Haffernan và Robert Brokenshire đă nói, sẽ phản bội lại mọi cam kết đầu tư với Việt Nam, sẽ để cho một “thực thể” nước ngoài khác (chẳng hạn Trung Cộng) mua lại quyền “thuê” với giá cao ngất ngưởng, như nhận định của các vị chính khách Úc.
Tiếc rằng ở nước ta, ngoài sự cảnh báo của các vị tướng khả kính và các nhà khoa học cũng như đông đảo cư dân mạng trên các mạng “không thuộc lề phải”, đặc biệt là trên trang mạng Bauxite Việt Nam, c̣n th́... chưa thấy một Nghị sĩ nào hành động như Thượng nghị sĩ Bill Haffernan và Nghị sĩ Robert Brokenshire, trong khi các hàng quan phụ mẫu thuộc mọi tầng nấc trong hệ thống hành chính của chúng ta th́ cứ đàng hoàng theo nhau cho người láng giềng Trung Cộng “thuê” rừng, “thuê” đất, cho “thắng thầu” mỏ, “thắng thầu” nhà máy điện, “thắng thầu” làm đường, “thắng thầu” vân vân và vân vân,... C̣n dân chúng th́ ngơ ngác trong đói nghèo, chẳng được biết mô tê ǵ, cũng chẳng có thông tin, chẳng thấy nói ǵ đến một “ủy ban xét duyệt đầu tư nước ngoài” nào công bố kết quả xem xét và kiểm tra nghiêm túc các dự án đầu tư của người nước ngoài có thực hiện đúng như trong cam kết hay không?
Nếu như Trung Cộng thành công trong việc mua các trang trại của Úc, rồi việc mua bán cứ tiến triển tiếp tục, và Úc dần dần trở thành một thứ nhượng địa không tuyên bố của Trung Quốc, th́ chúng ta sẽ không thể tưởng tượng được chuyện ǵ sẽ diễn ra trong vùng này của Thái B́nh Dương?
Với những động thái này của Trung Cộng, có lẽ một câu hỏi phải được đặt ra trước dân tộc Việt Nam là: Liệu chúng ta sẽ đồng lơa tiếp tay cho con kền kền Trung Cộng ngày càng xiết chặt ṿng vây để quây khu vực miền Tây của Thái B́nh Dương thành ao nhà của họ, hay là chúng ta sẽ không c̣n thời gian để do dự h́nh thành những mối liên kết khả dĩ với mọi đồng minh để cắt đứt một mắt xích trong ṿng vây nghiệt ngă mà Trung Cộng đang xiết ngày càng chặt vào khu vực này?
VCĐ
[1] Nguyên văn tiếng Anh “As Chinese vultures circle Australian farms”. Vulture là một loài chim có tên là “chim kên kên”, chuyên ăn thịt các động vật đă chết, nhưng c̣n có nghĩa bóng là “tham lam”. Ở đây, có lẽ tác giả muốn chơi chữ, xem Trung Quốc như những con chim kên kên trước vùng đất đen ph́ nhiêu của đồng bằng Liverpool của Australia, nhưng cũng có thể có ư nói đến cái mộng tham lam của các nhà lănh đạo Trung Quốc (VCĐ)
http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/