Thăm Quê

 

 

Bút kư của Lê Việt

 

 

 

 

 

 

Năm 2008, ngày 15 tháng 11, tôi trở về Hà Nội vào giữa Mùa Thu. Ước mơ đầu tiên của tôi là t́m lại những đặc thù của Mùa Thu xứ Bắc, với gió heo may lăng đăng, với nắng hanh vàng ấm áp và với khí trời âm u, se lạnh tạo cho ḷng người những t́nh cảm vui buồn thú vị. Nhưng khi bước ra khỏi máy bay tại phi trường Nội Bài, tôi đă cảm nhận ngay những vọng tưởng về Mùa Thu xứ Bắc trước khi trở về thăm quê, chỉ c̣n là những ảo tưởng. Một luồng khí nóng ập xuống giấc mơ của tôi. Vội cởi chiếc áo da mang trên ḿnh, rồi ngước nh́n nền trời vẩn đục những cụm mây báo hiệu một cơn mưa sắp đến, tôi rảo bước qua khu nhận hành lư. Sau khi tŕnh chiếu khán và thẻ thông hành, bước ra khỏi phi trường, tôi thấy nhấp nhô một đám già trẻ lớn bé chừng vài chục người, mặt mày hớn hở, trong số có hai bà già đầu bạc, tay cầm hai bó hồng giơ cao, miệng cười toe toét, rồi trao tặng những bó hoa ấy cho tôi và một người bạn Mỹ theo tôi về thăm Việt Nam. Một bà cao và mập nói:

- Chúc mừng anh về thăm nhà.

Chăm chú nh́n hai bà già này, tôi tự nhủ thầm: Họ là ai? Định thần, tôi nhận ra hai bà già này là hai cô em kế tôi; không phải nhờ diện mạo, vóc dáng hay h́nh hài mà nhờ linh tính tự nhiên của t́nh ruột thịt. Đối diện từng người, tôi hỏi:

- Đây là Uyên Trang?

- Dạ! Phải.

- Đây là Uyển Trang?

- Dạ! Đúng.

Trong khi đó, mấy chú em, đứng sau cười rũ rượi, tiến lên phía trước, nghiêng ngả những cái đầu, tranh nhau soi nh́n mặt tôi, ư muốn đố tôi, họ là những ai? Trước khi về thăm nhà, tôi gửi ảnh cho họ để tiện nhận diện khi đón tôi tại phi trường. Nhiều lần, tôi nhắc họ gửi ảnh của họ cho tôi, nhưng họ cứ lờ đi. Có nghĩa rằng, âm mưu chọc quê tôi đă được họ bàn thảo từ trước. Có lẽ tôi chỉ cần nêu lên đây một vài h́nh ảnh để các bạn có thể nh́n ra cái hiện tượng ngỡ ngàng của tôi, sau trên 50 năm tôi sống xa gia đ́nh như thế nào!

Lê Hải Đức là em út của gia đ́nh gồm tám anh chị em. Ngày tôi dời nhà ra đi, Hải Đức lên sáu. Tôi không quên được h́nh ảnh Hải tḥ ḷ mũi, đội nghiêng chiếc mũ nồi đen, chạy quanh cây ổi trong vườn, say mê t́m quả chín, hơn là để ư đến lời chào từ biệt của người anh cùng những sa sút của gia đ́nh lúc bấy giờ. Năm nay, Hải Đức đă 60 tuổi, tóc bạc gần trắng mái đầu. Chú ấy có 5 con gái. Bốn đứa đă có chồng, mỗi đứa có hai con. Chỉ cần biết như thế, bạn cũng đủ nhận thức được ḍng thời gian cuốn hút ra sao đối với thân phận con người!

Trên nửa thế kỷ cách biệt, tôi trở lại thăm quê lần này bằng dĩ văng. Có những người quan niệm “thà mơ giấc mơ của dĩ văng, c̣n hơn chứng kiến những phũ phàng của hiện tại”. Tuổi tôi đă cao. Tuy tuổi tác không phải là thước đo ḷng người, nhưng cái nh́n biến đổi theo thời gian cũng khiến tôi do dự, phân vân. Nhất là cái chế độ nghiệt ngă đang ngự trị trên quê tôi không đem lại ḷng tin cho những người bỏ nó ra đi như tôi... Thế rồi, một ngày cuối năm, trước lễ tạ ơn, như một tiền định, Frank Ford từ Virginia gọi điện thoại cho tôi để chúc nhau nhân mùa nghỉ lễ. Trong câu chuyện, Frank ngỏ ư muốn trở lại thăm Việt Nam là nơi ông ta và tôi từng làm việc chung những năm của thập niên 1960 và c̣n để lại trong nhau những dấu ấn kỷ niệm tưởng chừng như vẫn c̣n mới. Phải nói rằng, cũng nhờ Frank mà tôi đă mạnh dạn về thăm Việt Nam. Lư do là sự hiện diện của ông ấy được ví như tấm lá chắn an toàn cho tôi trước những biến cố khó ai lường trước, dưới một chế độ đơn thuần dùng chính trị để cai trị. Là công dân cắc ké của nước Mỹ như tôi, khi đi dưới chiếc dù che của công dân Mỹ chính gốc như Frank Ford, vẫn an toàn hơn là tấm vải mỏng che thân của người Mỹ gốc Việt với chiếc thẻ bài công dân được chính quyền Mỹ ban cho để sống, để làm việc, và để đóng thuế. Tấm thẻ bài này không được cộng sản công nhận v́ họ có quyền làm luật để không công nhận cái t́nh trạng nửa vời gọi là xong tịch của người Mỹ gốc Việt. Song tịch được cộng sản giải thích: Người Việt ở nước ngoài, mặc dù đă gia nhập quốc tịch để trở thành công dân các nước sở tại, khi về Việt Nam, nếu chưa xin từ bỏ quốc tịch Việt Nam, vẫn là công dân Việt Nam và bị luật pháp Việt Nam chi phối. Chỉ cần một sơ ư nhỏ, một người có thể bị vu cáo tội khủng bố, phản động hay CIA tức làm gián điệp cho Mỹ, y hệt như thời chiến tranh Việt-Pháp, chỉ cần mang theo ba mầu biểu tượng của lá cờ Pháp, là bị buộc tội Việt gian tay sai cho Pháp. Đại sứ Mỹ Mike Marine ca tụng những người đ̣i dân chủ tại Việt Nam là những anh hùng thật tâm yêu nước, nhưng ông vẫn khuyên Việt kiều về nước nên giữ ǵn cái miệng, nếu không th́ ṭa đại sứ Mỹ không có đủ ch́a khóa để mở cửa nhà tù giùm họ. Hiện nay Việt Nam đang trên ṿng đua thí nghiệm tṛ chơi quốc tế WTO với hạn định 12 năm, Việt Nam phải theo kịp kinh tế thị trường. Nhưng lấy cái ǵ bảo đảm trong thời gian ấy, Việt Nam đă hiểu đủ để tôn trọng luật chơi quốc tế, trong khi t́nh trạng đất nước tụt hậu vẫn đè nặng lên guồng máy cầm quyền cái mặc cảm tự ti vô cùng nguy hiểm.

Xa nhau lâu ngày, buổi đón tiếp của đại gia đ́nh dành cho tôi hết sức cảm động. Tuy chẳng nhận ra nhau, nhưng niềm vui hiện lên nét mặt từng người, kể cả đàn cháu chắt sinh sau đẻ muộn, đă khiến tôi quên hẳn mệt nhọc sau gần 20 tiếng đồng hồ lắc lư trên máy bay, cùng những giờ khắc chờ đợi trên đoạn đường dài nửa ṿng trái đất. Hai chiếc xe riêng của hai con trai con chú Ḥa Đức là em thứ 5 của tôi, dẫn đầu, theo sau là 2 chiếc xe van đưa cả đoàn người về nhà chú ấy để cùng hưởng một bữa cơm chiều đă được đàn cháu dâu chuẩn bị chờ sẵn. Qua 6 giờ, nhà chú Ḥa đông nghẹt những khuôn mặt lạ hoắc, sau giờ tan sở đến chào tôi. Họ là những con cháu dâu rể nội ngoại do các cuộc hôn nhân tác thành từ ngày tôi xa nhà. Tôi chỉ biết họ, sau khi được giới thiệu qua những tương quan chi chít bàng hệ hay trực hệ, thân thuộc hay thích thuộc. Rất tiếc, tôi không có cái đầu bác học để nhớ đủ tên tuổi và chi phái từng người. Gọi là buổi cơm chiều, nhưng đại gia đ́nh đă chuyện tṛ, nhậu nhẹt đến quá nửa đêm. Tội nghiệp Frank cũng tham dự, nhưng chỉ nh́n ngó quanh quẩn từng người, chẳng biết họ nói những ǵ! Tôi chỉ thông dịch đại khái v́ tôi bị họ quay hỏi liên miên đủ mọi thứ chuyện từ ngày tôi giă từ đất Bắc vào Nam, nhất là những năm tháng sống trên đất Mỹ, xen lẫn những kỷ niệm quá khứ trong những ngày tôi c̣n sống với gia đ́nh dưới sự nuôi dưỡng của cha mẹ. Giờ phút này đă gây nhớ trong tôi những t́nh tự mà tôi đă vô t́nh đánh mất từ thời niên thiếu, cho đến bây giờ mới cảm nhận được những tiếc nuối sâu xa của đời sống gia đ́nh dưới một mái nhà.

 

Vào những ngày tôi và Frank cư ngụ tại nhà chú em tôi tại Ô Quan Chưởng, Hà Nội bị luân phiên cắt nước. Thật là dễ dàng khi đi ăn tiệm, nhưng tắm rửa là cả một vấn đề nan giải, nhất là đối với Frank không hề quen lối tắm bằng gáo múc nước. Thế là sau ba ngày sống trong cảnh Hà Nội thiếu nước, Tôi và Frank đă phải dời khỏi nhà chú em đến ở khách sạn trên đường Hàng Bạc, nằm giữa khu phố cổ thuộc trung tâm Hà Nội, cách Hồ Hoàn Kiếm khoảng nửa cây số. Lần đầu tiên leo lên taxi đến đường Cổ Ngư để thưởng thức món bánh tôm cổ truyền nổi tiếng của Hà Nội, tôi và Frank giật ḿnh khi nghe tài xế phán số tiền phải trả là 75,000. Tôi tính nhẩm khoảng 5 Mỹ kim. C̣n Frank rút trong túi ra cái máy tính, loay hoay được máy trả lời $4,69, là giá của một đoạn đường dài khoảng 3 dặm, nhưng mất gần một tiếng v́ kẹt xe. Nhiều con đường Hà Nội chỉ rộng khoảng 10 mét, trong khi đủ mọi loại xe lưu thông, từ xe đạp, xe ba gác, xe gắn máy, xe hơi, xe vận tải, kể cả khách bộ hành cũng có quyền nghênh ngang đi giữa đường để xe tránh, chứ không tránh xe. Tại ngă ba, ngă tư, dù có đèn xanh, đèn đỏ, nhưng đèn nào cũng là không đèn, nếu không có công an đứng gác. Ngay cả đường dành riêng cho người đi bộ, dù có vạch trắng, vạch vàng phân định, nhưng các loại xe vẫn băng qua một cách hồn nhiên. Ai không dám đi th́ đứng ́ ra đấy mà đợi những ḍng xe triền miên lưu thông không bao giờ dứt. Ngày đầu c̣n rụt dè. Những ngày sau cũng quen dần. Có một lần tôi suưt bị taxi cán trên đường dành riêng cho người đi bộ, nếu tôi không kịp dừng bước. Thế mà người tài xế c̣n sừng sộ, trợn mắt nh́n tôi, có ư trách tôi không biết ǵ về luật giao thông được những người lái xe tự ư làm ra và được sở lộ vận mặc nhiên chấp thuận. Trong số những người lái xe gắn máy, không phải chỉ có người Việt mà có cả người ngoại quốc được dân địa phương gọi chung là Tây Ba Lô, ám chỉ dân da trắng thường đeo cái backpack sau lưng, thơ thẩn khắp nơi trên hè phố để hiếu kỳ t́m hiểu những sinh hoạt của dân Hà Nội vô cùng xa lạ đối với họ. C̣n người Hà Nội, cứ thấy đàn ông hay đàn bà da trắng thuộc bất cứ quốc gia nào, họ đều gọi là ông Tây hay bà Tây. Những em và cháu của tôi cũng không tránh khỏi cái ngoại lệ này. Họ đều gọi Frank là ông Tây, mặc dù họ đều biết ông ấy là người Mỹ.

 

Sống giữa Hà Nội, tất nhiên phải thăm thú Hà Nội trước tiên. Thắng cảnh đầu tiên vẫn là Hồ Hoàn Kiếm hay c̣n gọi là “Hồ Gươm”, một danh xưng đẹp như mơ đầy sức hấp dẫn, cùng những cảnh vật và phố xá quanh hồ. Tuy xa cách Hà Nội lâu ngày, nhưng tôi vẫn c̣n nhớ địa h́nh Hà Nội, cho dù Hà Nội thay đổi quá nhiều cái mă bề ngoài trong cái thời gọi là đổi mới, nhưng chắp vá, kết nối vụng về. Bờ Hồ Hoàn Kiếm ngày xưa thông thoáng, là nơi thư giăn tinh thần của người Hà Nội, hôm nay đă biến thành nơi làm ăn của những người nghèo níu kéo du khách để xin tiền, hay của những nam, nữ vạ vật ngửa nghiêng trên những chiếc ghế công viên để đón chờ, mời gọi khách mua hoa hoặc thậm thụt đưa ra những món hàng quốc cấm như cần sa, nha phiến. Những hàng ăn hay quán bán kỷ vật cho du khách được xây cất đó đây quanh bờ hồ, đă che khuất tầm nh́n của người thưởng ngoạn khiến mặt bằng của cảnh hồ như thu nhỏ lại. Tuy nhiên, v́ là bộ mặt của thủ đô, là trung tâm thu hút du khách, cho nên công tác giữ ǵn vệ sinh cho Hồ Hoàn Kiếm cũng được chăm sóc chu đáo. Nh́n từ một góc độ nào đó, những bóng liễu xanh non lả lướt trên mặt hồ vẫn c̣n lưu giữ trong con tim Hà Nội những vẻ đẹp nên thơ. Tháp Rùa, Đền Ngọc Sơn, Cầu Thê Húc và Nhà Thủy Tạ vẫn giữ nguyên h́nh thái cũ, vẫn lung linh soi bóng trên mặt hồ phẳng lặng, yên b́nh. Cầu Thê Húc sơn mầu đỏ thắm, lối đi vào đền Ngọc Sơn cây xanh, lá phủ vẫn c̣n gợi nhớ trong tôi những kỷ niệm xa xưa, nhất là mầu sắc tôn giáo của lễ bái miếu đền đă từng dung chứa những tâm hồn giản dị để duy tŕ phần nào sự tử tế giữa con người sinh sống tại Hà Nội trước những manh động của thời thế. Vào một ngày đầu Xuân 1950, tôi được nghe lần đầu bản Thiên Thai của Văn Cao do ca sĩ Minh Đỗ hát tại Nhà Thủy Tạ xây trên mặt nước Hồ Gươm. Đến nay, mỗi lần nghe Thiên Thai, h́nh ảnh thanh b́nh của Hà Nội năm xưa lại trở về trong tôi.

 

Trở lại với Hà Nội hiện thực, những lúc thả bộ trên các đường phố hay viếng thăm các viện bảo tàng, các nhà văn hóa như Văn Miếu, ngay cả các đền chùa, nhà thờ tôi không c̣n thấy rơi rớt một chút nào cái lối sống của Hà Nội xưa cũ. Văn Miếu nói đủ chữ phải gọi là “Văn Miếu Quốc Tử Giám” được long trọng mang tên trường đại học đầu tiên của các sĩ tử Việt Nam từ triều đ́nh Nhà Lư. Mỗi lần đón tiếp khách quư hay các bậc lănh đạo quốc tế, các quan chức của Hà Nội ngày nay thường đem khoe cái giá trị lịch sử của Văn Miếu Quốc Tử Giám. Cũng v́ thế, du khách thăm viếng Hà Nội coi Văn Miếu như một thắng cảnh không thể bỏ qua. Ngày nào Văn Miếu cũng nườm nượp người thăm, đông như trảy hội. Tuy nhiên, chẳng mấy ai biết, những chỗ khuất của ṭa Văn Miếu cổ kính kia đă biến thành nơi giải quyết nhu cầu tiêu hóa của dân bán hàng rong v́ Hà Nội thiếu nhà vệ sinh, nhất là khi mặt trời bắt đầu trả lại bóng đêm cho Hà Nội. Chữ nghĩa được dùng để mô tả Hà Nội là chốn “Ngàn Năm Văn Vật” đă trở thành một khuôn sáo trước những cảnh sống chen chúc,chụp giật trên khắp nẻo đường Hà Nội. Cùng đi với tôi, Frank thấy những ǵ lạ đều xà tới thăm hỏi, nhất là những món hàng nội hóa. Thấy khách là ông Tây mắt xanh, mũi lơ, người bán thường lên giá vô tội vạ. Tất nhiên, tôi là người trung gian chuyển ngữ, trong khi ông Tây Frank trố mắt nh́n tôi và nh́n người bán hàng, rồi từ chối không mua. Mỗi lần như thế, ông Tây Frank chẳng bao giờ hiểu được người bán phản ứng ra sao bằng những lời lẽ thường là khó nghe. Tôi là người nghe đủ và lănh đủ. Có lần Frank từ chối lời mời của một bác đạp xích lô bằng cái lắc đầu và tôi là người mang tội “mất gốc” v́ tôi không bênh người Việt đạp xích lô mà lại về phe với ông Tây mũi lơ. Khi thấy không khí bắt đầu căng thẳng, tôi bèn giục Frank lẹ bước để tránh rắc rối có thể xảy ra. Trong những ngày thơ thẩn trên các đường phố Hà Nội, chúng tôi c̣n chứng kiến những cảnh đánh lộn đến thâm mày vỡ mặt trước những cái nh́n vô tư của khách qua đường. Bởi thế ngày gần đây khi nghe câu chuyện em Nguyễn Thị B́nh v́ nhà nghèo nên phải làm công cho một tiệm phở từ năm em 11 tuổi. Trong suốt 10 năm, em bị vợ chồng chủ tiệm hành hạ tàn nhẫn, thế mà xóm giềng vẫn câm nín, cán bộ công an khu phố vẫn làm thinh cũng chỉ v́ chủ tiệm quen các ông lớn và có tiền được pháp luật bao che th́ cái cảnh đánh lộn ngoài đường phố chỉ là những chuyện nhỏ chẳng làm ai ngạc nhiên cũng là lẽ đương nhiên. C̣n một điều đặc biệt nữa, cần kể cho các bạn nghe, nếu trong túi c̣n xúng xính tiền, du khách không cần đến ngân hàng để đổi tiền. Trên đường phố, nhất là tại các góc phố mọc lên tua tủa những ngân hàng di động được hóa trang bằng những chiếc túi xách rách rưới chia thành nhiều ngăn với những chiếc khóa kéo đựng tiền Hồ và tiền Mỹ được sắp xếp ngăn nắp để công việc đổi chác diễn ra mau lẹ. Thấy Việt kiều hay người ngoại quốc, các ngân hàng di động này liền t́m đến gạ hỏi. Giá hối đoái thường cao hơn giá chính thức, nhờ thế cung cách làm ăn này khá thành công. Frank đưa ra nhận xét, họ phải thuộc một tổ chức nào, v́ họ nhiều tiền lắm! Tuy nhiên, xin lưu ư, nếu bạn là Việt kiều mặc áo gấm về làng mà dám đổi tiền theo kiểu này th́ đây là cơ hội để công an truy bức túi tiền của bạn. Cảnh đổi tiền lậu này, không riêng ở Hà Nội mà ở Sài G̣n cũng diễn ra khắp các đường phố.

 

Những ngày lang thang trên mảnh đất quê hương, từ Hà Nội đến Hạ Long-Quảng Ninh, Tam Thanh-Lạng Sơn, Sapa-Laokay, Hải Dương, Bắc Ninh, Hưng Yên, Nam Định, Ninh B́nh, Thanh Hóa, Quảng Trị, Huế, Nha Trang, Đà Lạt đến Sài G̣n... tôi nhận thấy, sinh hoạt của người dân về mọi mặt: duy vật, duy tâm, duy lư, duy thức... đều như nhau. Đất Bắc Hà được mệnh danh là cái nôi của nền văn hóa và văn minh dân tộc bắt đầu đổi mầu từ biến cố gọi là Cách Mạng Mùa Thu 1945 được Việt Minh rầm rộ phát động một cách hết sức lăng mạn qua ánh sao vàng trên nền cờ đỏ. Tính chất lăng mạn của cuộc cách mạng này đă thu hút thành công khá nhiều các thành phần văn nghệ sĩ ưu tú của đất nước. Khỏi nói đến giới trẻ ti toe mới lớn c̣n say mê táo bạo hơn nửa trước cao trào yêu nước được tô điểm bằng những làn điệu thi ca mới lạ hàng ngày thổi vào tâm hồn họ. 1946, Hà Nội bị Pháp tấn công, cái nhăn hiệu “Tự Vệ Thành” oai phong và đầy khích lệ đă khoác lên vai thanh niên thời ấy cái lư tưởng cứu quốc đẹp như trăng sao. Họ là những thành phần được Việt Minh triệt để lợi dụng nhằm thực thi chủ thuyết xă hội cực tả theo mô h́nh cách mạng cộng sản kiểu Nga Xô Viết. Riêng giới trí thức Việt Nam thời ấy, phần lớn khôn ngoan, tinh tế hơn. Nhờ nhận thức khá bén nhậy mặt trái của thời cuộc, từ Phong Trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930 đến thời cơ Việt Minh đánh tráo quốc kỳ tại Nhà Hát Lớn Hà Nội để cướp chính quyền tháng 8 năm 1945, giới trí thức Bắc Hà đă khéo léo bảo toàn khá vững cái thái độ bàng quan đối với thời cuộc bằng cách đắp chăn nằm yên. Cho đến năm 1954, sau Hiệp Định Genève với 9 năm gọi là “kháng chiến” chống Pháp (có người nói lái thành “khiến chán”) và 300 ngày ân huệ do hiệp định ấn định để dân cư từ bắc vĩ tuyến 17, có đủ thời giờ lựa chọn nơi sinh sống, giới trí thức Bắc Hà mới tỏ rơ thái độ chính trị của họ đối với Việt Minh. Ngoại trừ hoàn cảnh khó khăn riêng lẻ, những người am hiểu thời cuộc đều t́m đường di cư vào Nam, mặc dù họ phải bỏ lại sau lưng tất cả tài sản tinh thần cũng như vật chất để mạo hiểm dấn thân vào cuộc hành tŕnh không biết ngày mai. Thời bấy giờ, khi nói đến dời bỏ làng xă để định cư sinh sống tại một nơi khác, tuy vẫn là đất nước ḿnh, dân Bắc Hà coi đó như một hành động tha phương cầu thực, bất nhân, bất hiếu và phản bội tổ tiên. Đời sống của họ gắn liền với nơi sinh trưởng chắc như keo sơn. Ĺa bỏ đất Bắc di cư vào Nam cách xa hàng ngàn cây số không hẹn ngày về, họ coi như đi biệt tích. Sài G̣n ngày ấy đối với dân Bắc Hà xa xôi chẳng khác một quốc gia hải ngoại. Sở dĩ cha mẹ tôi, dù có tây học, nhưng cũng không muốn dời bỏ sinh quán theo tôi vào Nam, cũng chỉ v́ nặng ḷng với mồ mả tổ tiên c̣n kẹt lại ở bắc vĩ tuyến 17. Ngày ấy, chính cha tôi đă giục tôi ra đi v́ ông nh́n rơ, dù tôi ở lại miền Bắc cũng chẳng làm được ǵ khác, ngoài cái nghề cán bộ nếu may mắn gặp thời, bằng không th́ bị chế độ cách ly, phong tỏa.

 

Mùa Thu 1945, Việt Minh đem vào Hà Nội một mớ cán bộ của thời cuộc. Đến năm 1954, Việt Minh đă biến Hà Nội thành cứ địa của Nga Xô và Trung Cộng. Những cuộc đổi đời cay nghiệt này đă làm chao đảo nếp sống truyền thống của người Hà Nội. Ngôn ngữ trào lộng gọi Hà Nội hôm nay là Hà Nội 9 nút, con số tiêu biểu nhờ thời cơ mà h́nh thành hơn là do tài đức và sức người. Chín nút là số thành của hai con số 4+5, rút ra từ hai số cuối của 1945 và 1954. Đây là những thời điểm xảy ra hai biến cố lớn tạo cho Việt Minh cơ hội thực thi Chế Độ Xă Hội Chủ Nghĩa để tiến lên Cộng Sản Chủ Nghĩa dẫn đến giấc mơ Thế Giới Đại Đồng theo lư thuyết của Karl Marx và Lenin. Tuy nhiên, v́ sức người có hạn cho nên Việt Minh đă đứt gánh giữa đường. Sau gần 30 năm chinh chiến, giết hại khoảng 3 triệu con người nói cùng một ngôn ngữ, Việt Minh đă đầu hàng Tư Bản Chủ Nghĩa và né tránh cái danh xưng này bằng bộ mă xanh đỏ vá víu gọi là “Kinh Tế Thị Trường Theo Định Hướng Xă Hội Chủ Nghĩa” để che mắt thuộc hạ và công luận. Ngày nay, mỗi lần nhắc đến Hà Nội 9 nút, người Việt cả nước đều biết, đây là một Hà Nội pha trộn thân phận của cả 3 miền đất nước do thời cuộc đẩy đưa để hóa thành một giọng nói, một thói tục và một nếp sống đặc thù của người Hà Nội hôm nay. Người ta nhận ra cái chất giọng của người Hà Nội hôm nay bằng cảm quan của thính giác hơn là ư nghĩa của ngôn ngữ. Các đài phát thanh trong nước cũng như hải ngoại đă cho thính giả nhiều cơ hội nhận ra thực chất của giọng nói này. C̣n muốn biết nếp sống của người Hà Nội th́ phải sống trong ḷng Hà Nội để chứng kiến tận mắt những ngơ ngách của một Hà Nội đổi mới mang danh Hà Nội 9 nút. Một triết gia Đức nhận xét chung như sau: “Để nhận biết bộ mặt thật của một quốc gia, hăy quan sát luật đi đường của quốc gia đó có được người dân tôn trọng hay không?” Thiết tưởng, câu nói này đă phản ảnh đầy và đủ t́nh trạng sống không riêng tại Hà Nội mà cả nước Việt Nam. Thống kê chính thức từ nhà cầm quyền cộng sản cho hay, trung b́nh hàng năm có khoảng 10,000 sinh mạng được gia đ́nh và xă hội nuôi dưỡng, đă chết một cách tức tưởi v́ đủ mọi loại tai nạn giao thông.Tuy nhiên cũng có những ông Tây hay ông Mỹ v́ muốn chung vốn ít mà kiếm lời nhiều bằng đầu tư lao động giá rẻ tại các quốc gia chậm tiến, đă không ngớt ca tụng t́nh trạng giao thông bát nháo được các ông gọi là đầy sinh lực và vô cùng hiếu động của Việt Nam hiện nay. Thật là miệng nhà tham có gang có thép!

Trở về giọng nói của người Hà Nội, trong số bốn đài phát thanh quốc tế nói tiếng Việt gồm RFI, RFA, VOA và BBC, nghe thử, các bạn sẽ nhận diện ngay được cái giọng nói Hà Nội ngày nay ra sao, cho dù các bạn không từng sống ở Hà Nội trước đây. Ngày nay, tuy ư thức hệ cộng sản đă làm biến đổi sâu xa nếp sống cổ truyền của người Việt, nhưng đối với vận mệnh của một quốc gia, cộng sản chưa đủ sức tàn phá tảng băng ngầm của nền văn minh dân tộc kết tinh từ lâu đời. Hiện nay, ư thức hệ cộng sản đang bị phá sản do sức ép của trào lưu dân chủ và dân quyền thế giới. Tất nhiên cộng sản Việt Nam cũng không thoát khỏi cái luật đào thải bắt buộc này. Bây giờ chỉ c̣n là vấn đề thời gian theo tiến tŕnh chung của thời tin học biến hóa không ngừng để nhanh chóng đẩy lùi hiện tại vào dĩ văng. Tuy nhiên, sau nhiều năm sống lam lũ dưới cái chế độ lạc hậu từ cốt lơi, muốn cùng thế giới đồng hưởng hơi ấm của ánh sáng mặt trời, người Việt hôm nay phải vượt trội bằng những bước nhảy phi mă cả về tâm lực, trí lực lẫn thể lực và nếu muốn rút ngắn thời gian th́ không thể phó mặc cho thời thế xoay vần. Thay đổi một ư thức hệ chính trị, tuy khó, nhưng không phải không làm được theo ư muốn. 24 quốc gia Đông Âu, điển h́nh là Đức Quốc đă nhanh chóng thanh toán xong tàn tích của chế độ cộng sản. Dẫn chứng điển h́nh là chỉ trên 10 năm thống nhất, bà Angela Merkel, từ dân của một Đông Đức cộng sản phản dân chủ đă trở thành thủ tướng của một nước Đức tự do dân chủ. Cũng phải đặc biệt kể đến nước Nga là quốc gia đầu tiên áp dụng chủ thuyết cộng sản để thiết lập chế độ chính trị nhằm thực hiện giấc mơ cộng sản hóa thế giới, nhưng ngày nay nước Nga đă thay đổi cả quốc kỳ lẫn quốc ca để mạnh dạn dấn thân vào trào lưu chính trị của thế giới mới. Nói tóm lại, ư thức hệ cộng sản đă bị phá sản. Hiện nay, những nước c̣n đề cao chủ nghĩa cộng sản như Trung Quốc và Việt Nam chỉ là tṛ bịp bợm. Họ dùng h́nh ảnh của những Karl Marx, Lenin, Mao Trạch Đông hay Hồ Chí Minh chỉ để che đậy dă tâm của họ đối với dân chúng, nhất là giới trẻ sinh sau đẻ muộn, từng trải qua thời ăn bo bo đến nay được ăn cơm đă cảm thấy măn nguyện mà không biết rằng, sức tiến như vũ băo của thế giới bên ngoài đă bỏ xa họ nhiều thế hệ về mọi mặt của đời sống.

 

Lâu ngày, mới có dịp về thăm quê, tôi mừng lắm! Nhất là nếp nhà không v́ thời thế mà thay đổi là niềm vui lớn nhất của tôi. Tuy nhiên, có nhiều trừ lệ khiến tôi phải đắn đo suy nghĩ. Ngày dời nhà ra đi, tôi không thuộc thành phần ủng hộ chế độ đương thời. Và trên 60 năm sống tại miền Nam và tại hải ngoại, theo thành kiến của người trong nước, nếu tôi không giàu th́ cũng không nghèo. Ước lệ này không đúng với hoàn cảnh của nhiều người và của riêng tôi. Chẳng phải thần thánh, nhưng nhờ hiểu được cái luật tự tại vô thường đă biến thành bản chất, cho nên tôi thản nhiên sống trên ḍng định mệnh. Các em, ngay cả các cháu nội ngoại gồm những đứa chưa sinh ngày tôi xa quê, đều chia sẻ những niềm vui với tôi một cách hồn nhiên, không v́ tôi không có một chút quà nhỏ nào từ Mỹ đem về. Chiếc huy chương t́nh cảm tôi được gia đ́nh ban tặng quả là tuyệt vời. Tuy nhiên, tôi phải ngậm ngùi để nói với các bạn rằng, chính trị và chiến tranh đă kéo lùi tâm thức các thế hệ người Việt trong nước đến một tầm mức đáng sợ, không loại trừ gia đ́nh tôi. Các em tôi kém tôi chẳng bao nhiêu tuổi, nhưng tư duy giữa họ và tôi không thể nào ḥa đồng với nhau. Sau khi nhận biết hiện tượng này, những câu chuyện tâm sự nhỏ to chỉ c̣n là những kỷ niệm vui buồn của quá khứ hay hiện tại.

Không kể Uyên Trang và Uyển Trang chỉ biết thầm th́ với anh chuyện chồng con và gia đ́nh. qua những cảnh nhà êm ấm, mặc dù trên nửa thế kỷ sống gian lao cùng cha mẹ, đến khi lấy chồng, ảnh hưởng của các loại chiến tranh nóng lạnh đă không xâm nhập được vào tâm hồn họ. C̣n các em trai của tôi là những đứa con nhỏ tuổi của gia đ́nh, v́ bị liệt vào thành phần đối kháng của chế độ, cho nên bị Việt Minh loại trừ ra khỏi nhiều sinh hoạt xă hội. Theo lời Hạnh Đức là em trai lớn nhất của tôi thuật lại, nhờ chú ấy có tài thể thao và văn nghệ được Việt Minh trọng dụng, cho nên Hạnh Đức được học hành để trở thành cán bộ ngành sư phạm. Và cũng nhờ Hạnh Đức mà hai em trai cuối của gia đ́nh đă thoát khỏi ṿng ḱm kẹp của cộng sản.

 

Tôi nghĩ rằng, Việt Minh không đủ tài sức để kéo lùi tư duy của các thế hệ dân Việt từ 1945 đến nay. Lư do giản dị là Việt Minh ra đời từ luận lư máy móc vô hồn của chủ thuyết cộng sản. Ngay Lenin khi biến thuyết Karl Marx thành chế độ cộng sản tại Nga năm 1917 cũng chỉ là thăm ḍ, ṃ mẫm. Sau 70 năm thí nghiệm, sát hại 20 triệu dân Nga gồm đủ mọi thành phần, chủ thuyết cộng sản đă gục ngă kể từ thập niên 1990. Hiện nay, chỉ c̣n một số nước, trong đó có Việt Nam, về h́nh thức gọi là cộng sản, nhưng thực chất chỉ là chế độ chính trị được tập đoàn mệnh danh là Đảng Cộng Sản lợi dụng để cai trị dân theo bản năng hơn là bản ngă. Sau 20 năm “đánh Mỹ cứu nước” đến nay Việt Minh đang “rước Mỹ cứu ḿnh” là một chứng minh. Lănh đạo một nước với bộ máy cầm quyền vô sản thất học, Việt Minh trị dân không do tự chủ mà chỉ lo vọng ngoại để cứu ḿnh. Từ nhân vật chủ thể được thần thánh hóa như Hồ Chí Minh, ngay từ lúc khởi đầu cuộc gọi là Cách Mạng Mùa Thu 1945, cũng chỉ lo giữ ḿnh bằng tinh thần cống hiến ngoại bang như cống hiến Quốc Dân Đảng Trung Hoa, cống hiến Cộng Sản Mao Trạch Đông và thời kỳ chưa cướp chính quyền tại Việt Nam, Hồ Chí Minh cống hiến Cộng Sản Xô Viết kể cả cống hiến Pháp và Mỹ để có đủ từ ngữ vay mượn nhằm khai sinh bản văn mệnh danh là Tuyên Ngôn Độc Lập đọc tại vườn hoa Ba Đ́nh Hà Nội ngày 2 tháng 9 năm 1945, mở đầu một chế độ phản trắc, lợi dụng ḷng yêu nước của nhân dân Việt Nam để phục vụ tham vọng của chủ nghĩa cộng sản. Cái tinh thần cống hiến đó đă trở thành di sản, gây lụy cho các thế hệ người Việt sống ở trong nước, mặc nhiên liên quan đến các chi thể nội ngoại thuộc đại gia đ́nh người Việt chúng ta. Đây là nguyên nhân giải thích cái khung tư duy của anh chị em ruột thịt của tôi bị dồn ép, hạn chế khiến cho tiếng nói của họ, tuy gần gũi tôi về t́nh cảm, nhưng trở thành quá xa lạ về ư thức hệ. Bước vào nếp sống của dân gian, cái tinh thần cống hiến đó c̣n sâu xa hơn nhiều... Tôi xin kể cho các bạn nghe câu chuyện:

“Một sáng Hà Nội đẹp trời, tôi và ông bạn Mỹ viếng thăm Viện Bảo Tàng Lịch Sử Việt Nam. Từ ṭa nhà trưng bày cổ vật đến quang cảnh chung quanh ṭa nhà này đều lặng lẽ, trang nghiêm tích tụ t́nh tự ngàn đời của hồn thiêng đất nước. Tôi thận trọng quan sát trước khi cùng Frank bước đến trạm đóng tiền lệ phí thăm viện. Một bà béo lùn tuổi chừng 40, trong chiếc áo dài mầu đỏ, phục phịch từ bên trong bước ra, hất hàm hỏi tôi:

- Bác muốn ǵ?

Từ tốn, tôi trả lời :

-Tôi muốn mua 2 vé vào thăm viện bảo tàng.

Lừng khừng, bà ta đáp:

- Người Việt phải trả 30,000 c̣n người ngoại quốc 3,000 đồng.

- Ngạc nhiên, tôi hỏi:

- Tại sao người Việt phải trả gấp 10 lần người ngoại quốc?

Bà ta cau có nh́n tôi, rồi nói:

- Đó là giá chính phủ, không cần giải thích.

Thấy trên vai tôi đeo chiếc camcorder, bà ta phán:

- Máy quay phim phải trả 30,000 và máy chụp ảnh thêm 20,000.

Tính ra Mỹ kim, số tiền này chẳng đáng là bao, tôi và Frank thuận trả đầy đủ, rồi nh́n nhau cười. Kể câu chuyện này, tôi muốn lưu ư bà con cô bác là người Việt trong nước vẫn chất chứa hiềm khích đối với người Việt hải ngoại, hoặc v́ mặc cảm hay bị nhồi sọ những giáo điều chính trị thù nghịch giữa cộng sản và quốc gia, giữa cộng sản và tư bản đă ngấm vào xương tủy họ từ nhiều năm qua. Kể đến đây, tôi nhớ lại lúc mới chân ướt chân ráo trở về thăm quê, tôi đă nghe tiếng chửi xéo khi gia đ́nh đến đón tôi tại phi trường Nội Bài, đă sơ ư ngăn cản lối đi của họ.

Ḷng người biến đổi, c̣n trời đất Bắc Hà cũng biến đổi khác xưa nhiều lắm. Theo vận hành tự nhiên của thời tiết, lẽ ra Mùa Thu phải là mùa dinh dưỡng của vạn vật, khởi đầu thời an nghỉ hàng năm để bước qua Mùa Đông tàng trữ sinh lực với giấc ngủ dài, trước khi sang Xuân đâm chồi nẩy lộc, tái tạo sức sống, để rồi trưởng thành trong Mùa Hạ... Môi trường sinh hóa thiên nhiên ấy đă bị ḷng tham của con người phá hủy từ đất liền đến biển cả, liên lụy đến hệ sinh thái của trời đất. Tai họa đốn rừng bừa băi, bức phá các mạch đất để thực hiện chủ trương mệnh danh là công nghiệp hóa, đă tạo ra những xung động bất thường của khí hậu và thời tiết gây nguy hại đến con người và vạn vật. Nạn băo lụt rồi hạn hán và các thiên tai dịch họa triền miên xảy ra trong những năm qua là những dẫn chứng. Viết đến đây, tôi cảm thấy thương xót cho quê hương tôi đă rơi vào bàn tay cai trị của những kẻ mù ḷa nh́n xuống không thấy đất, nh́n lên không thấy trời, u mê tăm tối khiến cho dân tộc và đất nước tôi ch́m đắm trong lạc hậu đau thương tính đến nay đă gần 70 năm.

 

 

 

Gặp nhiều nghịch cảnh trong chuyến thăm quê càng khiến tôi thương nhớ Việt Nam, v́ gia đ́nh, v́ kỷ niệm, v́ phong tục tập quán, v́ h́nh ảnh quen thuộc của quê hương đă ăn sâu vào tâm trí tôi từ thuở thiếu thời. Nếu t́nh thế biến đổi, tôi sẽ trở về sống với quê hương để ôm ấp những phong vị c̣n lại của quê hương, sau những thăng trầm khó tránh của thời cuộc và luật sinh hóa... Những ngày về thăm quê đă cho tôi một cái nh́n tường tận và một xác định vững chắc về cảm tính chưa tṛn của tôi đối với quê hương. Hà Nội là gốc của cuộc hành tŕnh, v́ Hà Nội là nơi đại gia đ́nh nội thân ngoại thích của tôi hiện cư ngụ. Hưng Yên là gốc của quê nội và Bắc Ninh là gốc của quê ngoại tôi từ thuở nào tôi không biết được điểm mốc chính xác của thời gian. Tôi chỉ nhớ lờ mờ, lúc ấu thời, tôi được về thăm sinh quán của mẹ tôi tại làng Nội Duệ Cầu Lim, nhân một dịp Tết âm lịch nào đó tôi không nhớ rơ. Bây giờ h́nh ảnh quê ngoại của tôi chỉ c̣n ghi lại trong kư ức cái ấn tượng của một ngôi chùa rất lớn trải ḿnh trên sườn đồi, dưới những ṿm cây xanh ngắt và cảnh chùa được trang điểm bằng những tà áo tứ thân, những dải yếm lụa đào, váy lĩnh đen, khăn mỏ quạ, e ấp dưới những vành nón quai thao trắng ngà làm tăng thêm vẻ duyên dáng của những thiếu phụ nơn nà xinh đẹp với những điệu Ḥ Quan Họ lịch sử của đất Bắc Hà. Những ngày lưu ngụ tại Hà Nội, nhà sách trung ương trên đường Tràng Tiền là nơi tôi lui tới nhiều lần để lựa chọn t́m mua những DVD Quan Họ hay những bộ sách viết về huyền học. Tôi rất ngạc nhiên khi thấy chế độ đương thời cho phép xuất bản những loại sách có nội dung trái ngược với lư thuyết Mác-Xít, nhưng họ lại ngăn cấm, bắt bớ, giam cầm những người cổ vơ cho tự do, dân chủ chống lại chủ nghĩa cộng sản.

 

Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Đông, Hải Dương, Quảng Ninh, Thái B́nh... là những tỉnh rất gần Hà Nội. Dân cư các tỉnh này có thể lên Hà Nội làm việc trong ngày rồi trở về sinh quán. Hà Nội với lịch sử 36 phố phường là do dân cư ngụ tại các tỉnh ven đô tạo lập qua nhiều thế hệ. Hưng Yên giỏi nghề kim hoàn kết thành Phố Hàng Bạc, Hà Đông giỏi nghề dệt lụa làm thành Phố Hàng Đào, Bắc Ninh giỏi nghề làm đồ mă hợp thành Phố Hàng Mă vân vân... Riêng Thanh Hóa có đất Lam Sơn, nơi Lê Lợi khởi binh chống quân Minh 10 năm để tạo dựng nhà Hậu Lê, c̣n ghi thêm công nghiệp của bà Triệu chống quân Đông Ngô vào thế kỷ thứ 3 sau thời Hai Bà Trưng chống quân Nam Hán trên 200 năm, nhằm mưu đồ độc lập và tự chủ cho đất nước. Đất Thanh rộng lớn về diện tích mặt bằng, nổi tiếng với lập ngôn “gạo trắng nước trong” có những tương quan gắn bó rất chặt chẽ với đất Bắc Hà, không riêng về an ninh kinh tế mà cả về chính trị và xă hội. Danh xưng Hồ Hoàn Kiếm giữa ḷng thủ đô Hà Nội với huyền sử Lê Lợi, vị vua đầu Nhà Hậu Lê trả lại kiếm báu cho Thần Rùa sau khi dẹp xong quân Minh, là một giai thoại nối liền Thanh Hóa với Hà Thành, nhằm tạo cơ hội cho dân Bắc Hà nới rộng thêm đất đề định cư lập nghiệp. Ấn tích này c̣n ghi dấu tại Đền Ngọc Sơn là tài sản của quốc gia có tầm vóc quốc tế, gắn liền Hồ Hoàn Kiếm với nước non Lam Sơn.

 

Một tháng thăm quê, tuy là thời gian quá ngắn sau 54 năm xa quê, nhưng đă để lại trong tôi những kỷ niệm khó quên. Hồi c̣n học lớp sơ đẳng của bậc tiểu học, tôi c̣n nhớ, trong Quốc Văn Giáo Khoa Thư có bài thuật chuyện một khách đi du lịch nhiều nơi, thưởng ngoạn nhiều cảnh lạ xứ người, đến khi trở về chốn cũ mới thấy “Quê hương là đẹp hơn cả”. Vẻ đẹp của quê hương không phải chỉ là cảnh vật mà c̣n là t́nh tự quê hương. Nơi tôi sinh trưởng không phải là Hạ Long, Sa Pa hay Lạng Sơn, tuy nhiên, những địa danh này vẫn cho tôi những t́nh cảm nồng nàn đối với quê hương. Có người Việt trẻ hôm nay ở Mỹ sưu tầm để triển lăm gần 2000 bức ảnh về Việt Nam cổ kim với ư tốt là giới thiệu Việt Nam với thế giới. Người trẻ này ngay t́nh cho biết, Hạ Long được nhiều người ca tụng, nhưng vẻ đẹp của Hạ Long, theo anh, không thể so sánh với Grand Canyons của Mỹ. Cảm quan của người trẻ này không sai, cũng chỉ v́ anh ta sinh ra và lớn lên trên đất Mỹ. C̣n Việt Nam đối với anh chỉ là một h́nh ảnh mơ hồ. Từ Mỹ về thăm Hạ Long một lần, làm sao người trẻ này có đủ cảm nhận để con tim thốt lên tiếng nói yêu thương đối với quê hương.

Viết đến đây, tôi được tin, một tạp chí du lịch ăn khách nhất của Mỹ đă b́nh chọn Hà Nội là thành phố thứ 6 trong số 10 thành phố trên thế giới được du khách đặc biệt chiếu cố. Đây là loại tin giật gân lôi kéo giới truyền thông thi đua nhau khai thác nhằm lôi cuốn độc giả cũng như khán thính giả bằng thông tin và b́nh luận đa dạng. Những ư kiến khen chê đủ kiểu bừng bừng nổi lên các mặt truyền thông kể cả mạng lưới thông tin quốc tế. Riêng tôi, căn cứ vào hai chuyến đi Hạ Long thuộc Quảng Ninh và Sapa thuộc Lào Cai, với những sự thật mắt thấy tai nghe và qua những câu chuyện trực diện với các du khách ngoại quốc đồng hành, tôi thu góp để nêu lên một kết luận tổng quan như sau:

Họ chọn Hà Nội, trước hết v́ du lịch Hà Nội rẻ nhất thế giới. Trung b́nh một ngày, tốn phí về ẩm thực, chuyển vận kể cả khách sạn của một người khoảng 50 Mỹ kim. Điều này không sai, v́ tôi và Frank là những chứng nhân tại chỗ, nói theo ngôn ngữ Mỹ là một “fact finding”. Du lịch đối với người Tây Phương là một tập quán. Trong khi cái túi tiền hạn chế của mấy ông, mấy bà Tây Ba Lô không cho phép tiêu xài lớn, tổn phí ít ỏi là một lư tưởng. Ít tiền mà ăn ngon, ngủ yên và được du ngoạn những nơi ḿnh chưa biết th́ c̣n ǵ bằng. Tôi và Frank đều đồng ư, bỏ ra ngoài ư thức về vệ sinh thực phẩm, chỉ một bữa ăn đầy đặc sản được công ty du lịch thù tiếp trong khi du thuyền vẫn tiếp tục hành tŕnh đến các hang động thiên nhiên của Hạ Long, cũng đủ thỏa măn ư khách. Ngoài ra, du khách đến Việt Nam v́ hiếu kỳ. Cuộc chiến Việt Nam kéo dài từ 1946 đến 1975 mang theo nhiều bộ mặt từ nội xâm đến ngoại xâm, từ lư tưởng quốc gia đến ư thức quốc tế, từ bàn tay bọc nhung của tư bản đến bàn tay bọc sắt của cộng sản, từ tham vọng cá nhân đến hận thù đoàn thể vân vân... dù vô tư cách mấy, những người xem truyền h́nh, đọc báo hay nghe phát thanh cũng không thể không biết một Việt Nam nhỏ xíu, nhưng đa sự. Tranh giành, chém giết, trả thù bừa băi trên 50 năm, rồi t́m cách đi đêm để trở về khởi điểm của sinh hoạt b́nh thường, nếu không điên rồ cũng là mất trí. Có lẽ lịch sử thế giới cổ kim, chưa ai chứng kiến một cuộc chiến chứa đựng nhiều mâu thuẫn trá h́nh, vừa nội xâm vừa ngoại xâm, vừa yêu nước vừa phản quốc, vừa giả dối vừa ngay t́nh... như cuộc chiến Việt Nam. Chỉ cần nghe người phát ngôn của Việt Nam đương quyền vừa công nhận vừa chối bỏ t́nh trạng khủng bố, bắt giam những người làm chính trị trong nước bằng luận điệu Việt Nam không có chính trị phạm mà chỉ có thường phạm là một ngụy biện gian trá. Có người nghĩ rằng, đây là mánh mung của các con buôn chính trị trong nước hợp tác với các công ty du lịch ngoại quốc nhằm lôi kéo thêm loại du khách thời sự đến thăm Việt Nam. Loại du khách này không phải là loại Tây Ba Lô mà là du khách loại sang, tiêu tiền không cần tính toán.

Ghé Sài G̣n, tôi đến thăm một người cháu họ Bàng sinh năm 1954 tại Bắc Giang. Hầu hết người họ Bàng đều thuộc sắc tộc Thái gần biên giới Hoa-Việt. Bố nó là một cán bộ gộc từng theo Hồ Chí Minh để kháng chiến và rất hănh diện có đứa con trai sinh năm 1954 là năm kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ để tiến tới kư kết hiệp định Genève ngày 20 tháng 7, biến vĩ tuyến 17 thành lưỡi dao chia cắt Việt Nam thành hai mảnh, lấy ḍng sông Bến Hải chảy qua tỉnh Quảng Trị làm lằn ranh chia đôi đất nước. Chính cái lằn ranh định mệnh này đă làm nổ ra cuộc chiến huynh đệ tương tàn trong suốt 20 năm và buồn thay, cái gốc của vấn đề lại do ư thức hệ phát sinh từ một chủ thuyết ngoại lai do một ông tổ Karl Marx nào đó của họ sinh tại Đức Quốc cách đây trên 2 thế kỷ. Họ đánh Pháp đuổi Mỹ đâu phải v́ ḷng yêu nước mà là do tham vọng của cộng sản muốn xích hóa thế giới để thực hiện giấc mơ đại đồng không bao giờ trở thành hiện thực. Từ thời Mạnh Tử với chủ trương “Xa Đồng Quỹ”trước khi Chúa Giêsu ra đời trên 3 thế kỷ, đến thời Thành Cát Tư Hăn thiện chiến với vó ngựa Đại Mạc đạp chết mọi đồng cỏ của đất Mông Cổ, san bằng giới tuyến từ Á qua Âu vào thế kỷ 13, rồi đến thời Nă Phá Luân và thời Hitler thuộc trung cận đại đă chiếm gần hết lục địa Âu Châu, cuối cùng cũng phải cúi mặt đầu hàng nguyện vọng ḥa b́nh và ngay thời đương đại, cái chủ trương “toàn cầu hóa” cường điệu của những nhà tư bản vô h́nh, những King Makers tiền rừng bạc bể, có thể nặn ra vua và tổng thống, nhưng không thể vượt qua hàng rào cản của đoàn người biểu t́nh từng đợt luân phiên nhau chống đối âm mưu nô lệ hóa con người.

Trong khi trang trải tâm tư trên trang giấy này, tôi đang chờ một biến cố tất nhiên sẽ đến như thân tầm lột xác thành cánh bướm, như nụ hoa đâm chồi từ cây cành, như hạt lúa nứt mầm để trở thành cây mạ để tiếp tục chu kỳ sinh hóa bất tận hay một “symphony inachevée” đan kết những nốt nhạc thuận nghịch cần thiết để tạo thành một bản nhạc giao hưởng kéo dài tưởng chừng không bao giờ dứt. Tất cả đều là hiện tượng nằm trong ḍng biến dịch tự nhiên cũng như khí hậu và thời tiết đổi thay giữa 4 Mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông để tiếp nối chuỗi dài sinh tồn huyền diệu của thiên nhiên. Biến cố Hoàng Sa và Trường Sa đang đưa hai nước cộng sản Trung Quốc và cộng sản Việt Nam vào vũng lầy của tư kỷ và tham vọng cũng không thoát ra ngoài luật gieo gió gặt băo, hay gieo nhân nào gặt quả ấy của chu kỳ sinh hóa.

1945, Hồ Chí Minh đem mầu cờ đỏ với ngôi sao vàng từ khối Nga Hoa cộng sản về treo tại Việt Nam, rồi dùng chiêu bài “cách mạng giải phóng” để lừa dối dân tộc Việt. Đến nay, trước khi thiết lập đơn vị hành chính Tam Sa trên đảo Hải Nam để quản trị Hoàng Sa và Trường Sa, cộng sản Trung Quốc đă treo biểu ngữ tại nhiều thành phố in h́nh cờ đỏ với 5 sao vàng nhỏ bao quanh ngôi sao vàng lớn, nhân dịp kỷ niệm quốc khánh 2007 vừa qua. Ngôi sao vàng nhỏ thứ 5 này tượng trưng cho sắc tộc nào, ngoài Măn, Mông, Hồi, Tạng là 4 sắc tộc được đeo vào cḥm sao định mệnh của Trung Quốc. Ư đồ đen tối của nước Tàu ngày nay muốn biến Việt Nam thành chư hầu thứ 5 đă lộ nguyên h́nh. Tần Cương, phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc đă trắng trợn nói rằng, “sinh hoạt của Trung Quốc trên các đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc lănh thổ Trung Quốc là chuyện b́nh thường”. Thế mà cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục lừa dối dân bằng luận điệu: “Hai nước anh em đang t́m giải pháp ḥa b́nh để thương lượng với nhau về vấn đề lănh thổ”, rồi đem công an áp đảo, cấm đoán mọi cuộc biểu t́nh chống Trung Quốc của những người Việt Nam yêu nước.

Hăy tỉnh thức, đừng để tập đoàn bất nhân bán nước v́ tham vọng riêng tư mà đưa chúng ta vào tuyệt lộ. Vận mệnh của ta là do chính ta định đoạt, không thể nhờ mấy ông giáo sư ngoại quốc lo giùm, cho dù họ là giáo sư của những đại học nổi tiếng. Có thể, họ là học giả của lịch sử Trung Quốc vĩ đại của họ, nhưng chắc chắn họ không thấu hiểu được dân t́nh Việt Nam của trên một ngàn năm Bắc thuộc, nhất là gần 70 năm nô thuộc dưới thời cai trị của cộng sản. Thật là khôi hài đến cười ra nước mắt, khi nghe một đài phát thanh quốc tế nói tiếng Việt đă phỏng vấn một ông giáo sư thuộc một đại học Mỹ về biến cố Hoàng Sa và Trường Sa. Vị giáo sư này xác quyết là Trung Quốc không có mưu đồ chiếm hai quần đảo này, mặc dù trong cuộc phỏng vấn, nhiều lần ông ta thú nhận là ông không hiểu rơ vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa, nhưng phóng viên của đài này vẫn tiếp tục truy hỏi khiến ông ba lần phải cảm thấy “thú vị” khi trả lời về một vấn đề mà ông không hiểu.

Xin nhắc lại đây, lời của nhà cách mạng Phan Chu Trinh cho đến hôm nay vẫn c̣n là chân lư, khi cụ viết: “Bất vọng ngoại, vọng ngoại giả ngu” nhằm khơi dậy ḷng tự tin khi mưu đồ một cuộc cách mạng cứu nước. Là sĩ tử của đất nước, nhất là thành viên của một cơ quan truyền thông chuyên nghề hướng dẫn dư luận phải hiểu được ư nghĩa của câu nói này.

Bảo vệ Hoàng Sa và Trường Sa chống Trung Quốc xâm lược hiện đang bước vào giai đoạn vô cùng tế nhị. Người trong nước dùng cờ đỏ sao vàng làm biểu tượng chống cộng sản Việt Nam bán đất bán nước cho cộng sản Trung Quốc. C̣n người ngoài nước dùng cờ vàng ba sọc đỏ cùng nhắm chung một mục đích với người trong nước. Lợi dụng cơ hội này, các cán bộ thuộc Nghị Quyết 36 của cộng sản Việt Nam đ̣i trưng cả hai lá cờ khi biểu t́nh chống Trung Quốc tại hải ngoại. Họ ngụy tạo nhiều lư do như sau:

- Lá cờ là căn cước của mọi cuộc biểu t́nh.

- Nếu bạn dị ứng lá cờ của tôi th́ tôi cũng dị ứng lá cờ của bạn.

- Theo thăm ḍ dư luận th́ có đến 60% người Việt hải ngoại tán thành ư kiến dùng cà 2 lá cờ tại các cuộc biểu t́nh chống Trung Quốc, được họ coi như cơ hội bằng vàng để đạt đến mục đích.

Cơ hội này là cơ hội ǵ? Theo họ, đó là cơ hội họp thức hóa lá cờ đỏ sao vàng trong các cộng đồng người Việt tị nạn và cũng là mục đích được Nghị Quyết 36 của cộng sản Việt Nam triệt để ủng hộ. Rơ rệt nhất là ngày gần đây, Lê Công Phụng hiện là Đại Sứ của CSVN tại Hoa Thịnh Đốn, đă dành cho họ một cuộc phỏng vấn để họ có cơ hội giúp Phụng thanh minh là Phụng không bán đất bán nước, mà Phụng chỉ bí mật chia đất chia nước cho Trung Cộng qua những hiệp ước kư kết vào cuối năm 1999 và 2000. Hậu quả trước tiên là luật sư trẻ Lê Chí Quang đă bị tù oan cũng chỉ v́ bài viết: “Hăy coi chừng Bắc Triều” tố cáo Phạm Văn Đồng được Hồ Chí Minh cho phép kư cái công hàm 14-9-1958 xác nhận Hoàng Sa và Trường Sa là những quần đảo nối liền với lục địa Trung Hoa.

Chúng ta cần thận trọng khi ứng xử đối với vấn đề đầy thử thách này. Nhân dân trong nước dùng cờ đỏ sao vàng để biểu t́nh v́ họ ở cái thế chẳng đặng đừng. Tuy nhiên, chính nhờ thế mà họ đă ứng biến thành mục đích vừa chống cộng sản Trung Quốc vừa chống cộng sản Việt Nam. Cái khí thế này đang bừng bừng dâng cao trong các blogs của họ được thể hiện qua âm thanh và h́nh ảnh trên các mạng Internet truyền đi khắp nơi trên thế giới, trong đó phải đặc biệt kể đến Ngọn Đuốc Thế Vận Olympic Bắc Kinh khi đến Saigon, người trẻ trong nước đă nêu lên h́nh ảnh lá cờ đỏ 1 sao vàng của Việt cộng bị lá cờ đỏ 5 sao vàng của Trung cộng uy hiếp để làm dấy lên ḷng công phẫn của toàn dân đối với thái độ đầu hàng hèn hạ của CSVN.

Là một ngụy biện khi cho rằng, giới trẻ Việt Nam kể cả các sinh viên du học không biết lá cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng của thời Việt Nam Cộng Ḥa và của người Việt tị nạn cộng sản ở hải ngoại. Nói như thế chẳng khác ǵ người học lịch sử mà phủ nhận quá khứ. C̣n căn cước của người biểu t́nh đâu phải chỉ là lá cờ. Ai cấm người biểu t́nh dùng biểu ngữ để chứng tỏ căn cước của họ. Khi dùng từ ngữ “dị ứng” để phân biệt “cờ ta” và “cờ bạn” là một âm mưu chia để trị của Nghị Quyết 36 nhằm biến người Việt hải ngoại thành dân của các ṭa đại sứ cộng sản Việt Nam.

Là một nghĩa vụ khi người Việt hải ngoại cùng với nhân dân trong nước chống đối chủ nghĩa bá quyền của cộng sản Trung Quốc. Tuy nhiên, chúng ta đừng quên rằng, kẻ bán đất bán nước cho cộng sản Trung Quốc là cộng sản Việt Nam và kẻ chiếm đất chiếm nước Việt Nam là cộng sản Trung Quốc.

Là người Việt, dù đang sống tại quê hương hay xa quê hương, không một ai không yêu mến và thương nhớ quê hương. Không một ai không mong ước nước nhà độc lập, tự do, dân chủ và nhất là có chủ quyền để chúng ta thật sự ngạo nghễ khi sống tại quê hương hay trở về thăm viếng quê hương với niềm tự hào là người Việt làm chủ nước Việt. Tuy nhiên, xin đừng quên rằng, ủng hộ nhân dân trong nước chống Trung Quốc xâm lược, không có nghĩa là chúng ta biến cộng sản Việt Nam thành một loại ngư ông ngồi không hưởng lợi để tiếp tục duy tŕ chế độ độc tài, độc đảng trên đất nước chúng ta.

Xa quê lâu ngày, tôi về thăm quê một tháng mà ḷng buồn vời vợi. Chẳng lẽ đất nước và con người chúng ta phải ôm chịu măi những dằn vặt, khổ đau như thế? Ḷng xót thương những thế hệ hy sinh xương máu từ ngày lập quốc để bảo toàn lănh thổ c̣n vang vọng trong thâm tâm dân tộc. Nói như Đại Thần Nguyễn Trăi: “Từ Đinh, Lê, Lư Trần gây nền độc lập... Dẫu cường, nhược có lúc khác nhau, song hào kiệt đời nào cũng có”. Và nói như nhà văn Vơ Thị Hảo ngày gần đây từ Hà Nội: “Dân tộc ta đang cần một Minh Chủ”. Đúng thế! Hơn lúc nào hết, dân tộc ta đang cần một hào kiệt, một minh chủ ra tay diệt gian, trừ bạo nhằm mưu cầu độc lập và hạnh phúc thật sự cho quê hương chúng ta.

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám