Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3BannerLottery

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TNHH:

 

TRẢ LỜI LÊ CHÍNH NGÔN QUA SỰ VIỆC ÔNG CHÂU KIM NHÂN VÀ TS NGUYỄN TIẾN HƯNG 

 

 

 

Thưa Quí Vị:

Thưa ông Lê Chính Ngôn:

 

 

Đọc bài viết của ông Lê Chính Ngôn có ư bào chửa cho ông Nguyễn Tiến Hưng trên một dữ kiện ở trang 48 có liên quan đến ông Châu Kim Nhân trong cuốn Tâm Tư Tổng Thống Thiệu. Chúng tôi nhận thấy như sau:

1. Ngay nhan đề và lời mở đầu ông Lê Chính Ngôn đă cho những người góp ư trên sự kiện của ông Châu Kim Nhân là những con chó hùa. (Xin lỗi quí độc giả tôi phải nhắc lại lời văn của ông Lê Chính Ngôn)

2. Thứ đến ông Lê Chính Ngôn viện dẫn bài viết của nhà văn " Hoàng Hải Thủy có viết câu chuyện "Thuyền Trưởng Hai Tàu". Nội dung câu chuyện là hai chị em Trưng Trắc Trưng Nhị đều là vợ của ông Thi Sách "Thuyền trưởng". Thế rồi một ông nào đó đọc được bài "Thuyền Trưởng Hai Tàu" bèn "phóng tay phát động phong trào đấu tố Hoàng Hải Thủy" .

Sau đó ông lại lấy điển tích : (Trích) Thực sự là một giai thoại thấm thía, không khác ǵ câu chuyện Vương An Thạch chơi khăm Tô Đông Pha; Vương An Thạch làm hai câu thơ:

"Minh nguyệt sơn đầu khiếu

Hoàng Khuyển ngoạ hoa tâm"

Dẫn chứng xong ông Lê Chính Ngôn kết luận cho hai dẫn chứng trên để triển khai bài viết của ḿnh:( Trích) Khẳng định lại như vậy, để bàn lại câu chuyện phệ h́nh phệ thanh giữa ông Nhân và ông Hưng, chỉ v́ một đoạn văn ngắn của ông Hưng trích dịch từ cuốn sách "There To The Bitter End" của tác giả Anne Blair, dựa theo nhật kư của Tướng Serong và có footnote của ông Serong nữa, viết về cuộc gặp gỡ giữa ông Nhân và Tướng Serong:( Hết trích)

Cho dù bài viết của ông cố ư dẫn dắt những tích điễn của Tầu. Xin lỗi chỗ này tôi xin mở ngoặc kép (Tầu hiện tại là một nước đang xâm lăng đất nước ta. Nghe nhắc đến cái tên Tầu là tôi không cảm thấy thoải mái chút nào). Nhưng v́ tôn trọng độc giả tôi phải cố giữ b́nh tĩnh để khỏi có những văn phong không mấy sáng sủa và có thể làm phiền ḷng người đọc.

Bây giờ xin phép quí vị cho tôi đi thẳng vào bài viết của ông Lê Chính Ngôn:

1. Ông dùng điễn tích Tầu để kết luận ông Châu Kim Nhân là chủ tịch của " đám chó hùa sủa bóng. Thưa ông Lê Chính Ngôn. Trong văn chương b́nh dân của Việt Nam ta có câu:

Chó đâu có sủa lỗ không

Không thằng ăn trộm th́ cũng ông ăn mày.

Do đó cái câu

"Nhất khuyển phệ h́nh Bách khuyển phệ thanh" của  Tầu mà ông dẫn chứng để nói về chó sủa bóng là sai.

Đó là nói về nghĩa đen. C̣n nói về nghĩa bóng th́ khi viết tôi khuyên ông nên tránh những chữ viết làm người đọc khó chịu. Tôi có đọc một bài viết nói về cách viết. Theo bài viết đó th́ viết cũng là một cách ứng xử của ḿnh đối với tha nhân. Khi viết một bài văn, đó là sự ứng xử toàn diện của ḿnh đến với độc giả. Sự ứng xử đó trước hết là phải đi từ bản thân sau đó mới ra môi trường.

Nếu bài viết đi từ sự ứng xử của bản thân đến tha nhân trên ư tưởng h́nh thành là chó th́ cả môi trường đọc đều sẽ bị ô nhiễm bởi Flee của chó sẽ bay ra và cũng sẽ có một số người bị alergy của lông chó sẽ bị hách x́. Mô Phật. Cái này th́ phải xin lỗi tác giả Lê Chính Ngôn. (Đây là tôi chỉ lập lại nguyên văn của ông khi mở đầu bài viết đă hạ độc thủ cho những người lên tiếng đ̣i hỏi công bằng cho ông Châu Kim Nhân. Tất cả là chó .)

Thứ hai ông viện dẫn tích của Tầu (lại Tầu nữa. Ông Lê Chính Ngôn ạ. Chúng nó đô hộ dân ta cả ngàn năm rồi. Quên chúng đi cho dân VN ngóc đầu, ngóc cổ).

Trong cái viện dẫn thứ hai ông lấy tích Vương An Thạch làm hai câu thơ để châm biếm Tô Đông Pha. Đoạn trích dẫn này cũng không được chính xác v́ Vương An Thạch không làm hai câu thơ đó để biếm nhẽ Tô Đông Pha.

Sự thật là khi Tô Đông Pha và vài người bạn đến vấn an chúc thọ Tể Tướng Vướng An Thạch. Trong khi chờ đợi Tể Tướng Vương An Thạch tiếp kiến, Tô Đông Pha chợt thấy hai câu thơ do Tể Tướng Vương An Thạch viết và treo tại sảnh đường là:

 

Minh nguyệt sơn đầu khiếu

Hoàng Khuyển ngoạ hoa tâm"

 

Th́ lúc đó Tô Đông Pha mới B̀NH THƠ.

 

Thưa ông Lê Chính Ngôn. Muốn mượn điển tích của ai đi nữa th́ phải nói cho đúng thực chất của vấn đề. Không nên dùng sai ư nghĩa của sự việc rồi dựa trên điển tích do ḿnh nhạo nặng mà mắng chửi người khác. Đó là sự không thật thà cho cá nhân ḿnh và nhất là coi thường độc giả.

 

Bây giờ xin đi thẳng vào chuyện của ông Nguyễn Tiến Hưng:

Ông Nguyễn Tiến Hưng khi ra sách Tâm Tư Tổng Thống Thiệu tức là ông Nguyễn Tiến Hưng ghi lại những dữ kiện lịch sử. Trong cuốn sách viết về dữ kiện của lịch sử cận đại chưa lâu. Ông Nguyễn Tiến Hưng phóng ra dữ kiện về ông Châu Kim Nhân. Ông Châu Kim Nhân thấy dữ kiện đó không đúng sự thật th́ lên tiếng không đúng sự thật và yếu cầu ông Nguyễn Tiến Hưng cải chính là đúng đạo lư con người chứ sao lại mạt sát người ta.

Ông Lê Chính Ngôn lại bảo ông Châu Kim Nhân hung hăng trong thư yêu cầu ông Nguyễn Tiến Hưng cải chính.

Ông Lê Chính Ngôn có thể dùng bất cứ trạng từ hay tĩnh từ nào để phê b́nh tính chất thư đ̣i hỏi cải chính của ông Châu Kim Nhân cũng không sao v́ khi mở đầu ông đă vi phạm nhân phẩm con người rồi, do đó nếu tôi có nói thêm ra cũng thừa.

Để trả lời câu viết của ông Lê Chính Ngôn : (Trích nguyên văn):

Khẳng định lại như vậy, để bàn lại câu chuyện phệ h́nh phệ thanh giữa ông Nhân và ông Hưng, chỉ v́ một đoạn văn ngắn của ông Hưng trích dịch từ cuốn sách "There To The Bitter End" của tác giả Anne Blair, dựa theo nhật kư của Tướng Serong và có footnote của ông Serong nữa, viết về cuộc gặp gỡ giữa ông Nhân và Tướng Serong:

"Khi Huế và Đà Nẵng bị tràn ngập với người dân di tản, có ông Châu Kim Nhân tới thăm ông và nói đang có cuộc thay đổi nội các, có thể ông Nhân sẽ giữ bộ Quốc Pḥng. Nếu như vậy, ông Sarong có thể giúp ông ta được không. "Được", Sarong trả lời, "nhưng với một điều kiện, đó là lệnh đầu tiên của ông là cấm chỉ không được dùng trực thăng làm trung tâm hành quân (command posts), các tướng lănh phải đi trên bộ để cùng chết với binh sĩ (Yes, but there is one condition. That is that your first order is to ban all use of helicopters as Command Posts. Put the damn generals on the ground to die with the troops."

Sau khi đưa ra hai điển tích không đích xác ông Lê Chính Ngôn viết là khẳng định như vậy. Có nghĩa là ông khẳng định trên sự suy luận của cá nhân ông về hai điển tích mà tôi đă tŕnh bày cho quí vị thấy là sai. Do đó ông kéo theo sự suy nghĩ sai lạc của ông ở đoạn văn trên.

Trong sự việc này chúng tôi xin trích nguyên văn sự suy nghĩ của người viết Cương Trực trong bài CÂU CHUYỆN TẬP SÁCH “TÂM TƯ TỔNG THỐNG THIỆU”CỦA NGUYỄN TIẾN HƯNG có đoạn như sau:

Trích : " Về đoạn sách liên quan đến Ông Châu kim Nhân, Ông Nguyễn tiến Hưng đă nêu lên cơ sở “nói có sách mách có chứng”, viết có footnotes đàng hoàng để “những ai muốn t́m hiểu nguồn gốc đều có thể truy cứu”. Nhưng không cần học đến cấp Tiến sĩ, mới biết rằng trong quy tắc biên khảo, ghi chú tài liệu tham khảo bao gồm có hai loại:

1) footnote thường được thể hiện bằng số ngay tại câu văn có liên quan, và dưới cuối trang, có ghi ngay xuất xứ tài liệu tham khảo.

2) một thứ ghi chú khác gọi là Endnote, khác hẳn với footnote, do được ghi ở cuối chương sách. Trong tập sách “Tâm tư Tổng Thống Thiệu” tại trang 48 có liên quan, không thấy footnote do ông Nguyễn tiến Hưng nêu lên ở đâu cả. Ngay cả ở cuối chương 2 cũng không có endnote liên quan đến đoạn nói về Ông Châu kim Nhân. " ( hết trích) (Xin xem bài viết này trong phần attach)

Cũng trong sự suy nghĩ này tôi xin trích một email của một vi hữu đă gởi ra trên diễn đàn:

[DDCL] Tướng TED SERONG (1915-2002): MỘT ANH HÙNG VÔ DANH CỦA MIỀN NAM VIỆT NAM

Sunday, June 20, 2010 1:18 AM

Gởi ông Nguyễn Tiến Hưng để ông xem có đoạn nào liên quan đến Ông Châu Kim Nhân như ông nói hay không.

Đă là thành phần trí thức th́ không nên biển lận. Đúng như cụ Tú Xương đă từng than thở : " Cái học nhà nho đă hỏng rồi. Mười người theo học chín người thôi. Thà là đi học làm bồi Mỹ....."

Trích:

"Tháng 12 năm 1974, Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm yêu cầu Tướng Serong thiết lập kế hoạch để cứu văn VNCH. Serong đă đề nghị di tản quân đội từ Quân Khu I và II, dựa trên lập luận 2/3 của các lực lượng chiến đấu được huy động và bố trí tại đây, trong khi khả năng kinh tế của vùng chỉ vào khoảng 1/3 của quốc gia và khối dân số chỉ bằng 1/10 của toàn quốc.

 Hy vọng sinh tồn của VNCH là rút ngắn các tuyến tiếp vận trên một mặt trận quá dài kéo ra tận phía Bắc của lănh thổ, cũng như việc rút quân về miền Nam sẽ làm chậm bước tiến của quân thù v́ họ cần phải ổn định các khu vực chiếm đóng và gặp nhiều khó khăn hơn. Điểm quan trọng là việc di tản quân đội và dân chúng phải được thực hiện ngay trong vài tuần lễ nếu chúng ta thực sự muốn có cơ hội tiếp tục cuộc chiến đấu. Vào lúc đó, Tổng Thống Thiệu đă không thể chấp thuận kế hoạch này, lư do chính v́ điều này có nghĩa là bỏ rơi Cố Đô Huế.

Đầu năm 1975, Tướng Serong thông báo cho Tổng Thống Thiệu thời hạn chót cho việc tái phối trí quân đội phải kết thúc nội trong Tháng Hai này và ông cũng đă nói với Đức Tổng Giám Mục Thuận rằng ngài nên chuẩn bị v́ sẽ phải tái diễn một chuyến di tản như năm 1955. Vào giữa tháng 3, Bộ Trưởng Ngô Khắc Tĩnh thông báo rằng Tổng Thống Thiệu muốn tham khảo ư kiến với Tướng Serong. Serong nói với Ngô Khắc Tĩnh rằng cuộc chiến đă kết thúc, chỉ kéo dài trong ṿng ba tuần lễ nữa thôi. Tổng Thồng Thiệu từ chức và rời  khỏi Việt Nam vào ngày 21 tháng 4.

Đêm hôm đó, một nhóm các sĩ quan VNCH đến tư dinh của Tướng Serong ở đường Phan Đ́nh Phùng để tham khảo ư kiến của ông khi vị lănh đạo của họ đă đào tẩu. Serong khuyên các sĩ quan này rằng họ không có hy vọng ǵ để chiến thắng. Ông sẽ cố gắng can thiệp để các lực lượng quân đội đang chiến đấu ở phiá Bắc và Tây Nam của thành phố Sài G̣n t́m cách tháo lui ra cửa biển để gặp Hạm Đội Thứ Bẩy của Hoa Kỳ hầu cứu lấy mạng sống của ḿnh. Tướng Serong là một trong những người sau cùng đă rời khỏi Việt Nam trên chiếc trưc thăng di tản trên nóc của Toà Đại Sứ Mỹ vào ngày 29 tháng 4 năm 1975. ( Ngưng trích)

 

Để công bằng cho ông Nguyễn Tiến Hưng tôi xin trích đoạn viết của ông Lê Chính Ngôn khi nói về lá thư của ông Châu Kim Nhân đ̣i hỏi ông Nguyễn Tiến Hưng cải chính:  

 

Trích nguyên văn: Với lá thư sặc mùi đao to búa lớn của ông Nhân, ông Hưng vẫn khiêm tốn nhă nhặn viết thư trả lời ông Nhân, như ông Trần B́nh Nam đă nói: "… bức thư của ông Hưng đă trả lời đầy đủ cho sự chất vấn của ông Nhân…" Đầy đủ với tính cách "rót nước chừa cặn" của ông Hưng. Đầy đủ với tấm ḷng lương thiện bảo vệ danh dự cho ông Nhân. Nhưng chưa đầy đủ với sự thực lịch sử. Và đây là sự thực của lịch sử - theo nguyên bản bằng Anh ngữ của bà Anne Blair với footnote của Tướng Serong trong cuốn There To The Bitter End, trang 221-222 viết về cuộc thăm viếng tướng Serong của ông Nhân vào ngày 23 và 24 tháng 3, 1975 như sau:

"As Hue and Danang filled with refugees, Serong received a visit from Finance Minister Nhan. A Cabinet reshuffle was in progress, and Nhan had set his sights on the Defence Ministry. If he gained Defense, would Serong help? ‘Yes,’ Serong replied, ‘but there is one condition. This is that your first order is to ban all use of helicopters as command posts. Put the damn generals on the ground to die with the troops.’

Đoạn này ghi footnote số 23, trang 277: "Nhan visits, entries for 23 and 24 March, FPS D24" - (FPS viết tắt tên ông tướng "Francis Philip 'Ted' Serong"). "… and Nhan had set his sight on the Defence Ministry".

Câu này, trong phần phiên dịch của ông Hưng đă không dịch từng chữ và thật sát nghĩa, mà chỉ dịch nhẹ nhàng là: "có thể ông Nhân sẽ giữ Bộ Quốc Pḥng". Nếu dịch sát nghĩa th́ phải là: "… và ông Nhân đang ngấp nghé chức Bộ trưởng Quốc Pḥng".

Thứ nữa khi ông Nguyễn Tiến Hưng đưa ra đoạn trích dịch của bà Anne Blair ông bảo ông Nguyễn Tiến Hưng đă tốt bụng :(trích)" Câu này, trong phần phiên dịch của ông Hưng đă không dịch từng chữ và thật sát nghĩa, mà chỉ dịch nhẹ nhàng là: "có thể ông Nhân sẽ giữ Bộ Quốc Pḥng". Nếu dịch sát nghĩa th́ phải là: "… và ông Nhân đang ngấp nghé chức Bộ trưởng Quốc Pḥng".(Hết trích)

 

Đọc qua câu viết của ông Lê Chính Ngôn tôi không thể ngờ rằng ông lại khinh khi người đọc đến như vậy. Ông Nguyễn Tiến Hưng đâu cần phải dịch sát nghĩa th́ người đọc cũng đă thấy rơ ư đồ của ông Nguyễn Tiến Hưng khi trích dịch đoạn này của Bà Anne Blair.

Ông Nguyễn tiến Hưng đưa ra h́nh ảnh khi dân Huế và Danang đang t́m đường trốn chạy th́ ông Châu Kim Nhân lại đi xin chức Bộ Trưởng.

Vậy th́ thử hỏi ông Lê Chính Ngôn rằng: Ông Nguyễn Tiến Hưng đang viết tiếng Việt hay tiếng Tầu vậy? Chả lẽ không ai thấy ngay ư đồ bôi nhọ ông Châu kim Nhân bằng cách đưa một h́nh ảnh vô cùng bất liêm sỉ khi dân chúng đang trong ṿng hoạn nạn mà ông Châu Kim Nhân lại lo buôn quan bán chức. Đâu cần ông Nguyễn Tiến Hưng dịch sát nghĩa thưa ông Lê Chính Ngôn. V́ nếu dịch sát nghĩa th́ ông Nguyễn Tiến Hưng đă trở thành kẻ tiểu nhân rồi. C̣n không dịch sát nghĩa đó mới chính là hành vi của những con người Ngụy Quân Tử.

Thưa ông Lê Chính Ngôn: Như ông đă tŕnh bày và cũng như ông Nguyễn Tiến Hưng đă xác định là người viết lại những dữ kiện của lịch sử VN dưới thời đệ nhị VNCH qua TTTTT.

 Như vậy ông Nguyễn Tiến Hưng đang ghi lại những dữ kiện lịch sử. Khi nói về lịch sử VN thi dữ kiện cần phải phối kiểm để được chính xác. Khi nói về dữ kiện ông Châu Kim Nhân tại sao ông Nguyễn Tiến Hưng không phối kiểm với ông Châu Kim Nhân trước xem thử những ḍng chữ của Bà Anne Blair viết có đúng không để ông đưa ra. Đó là phối kiểm để xác định tính chất của dữ kiện lịch sử. Ông Châu Kim Nhân c̣n sống và ở rất gần nhà ông Nguyễn Tiến Hưng . Tại sao ông Nguyễn Tiến Hưng không phối kiểm với ông Châu Kim Nhân để sự kiện xác thực hơn  mà lại dịch những ḍng chữ của Bà Anne Blair rồi cho là dữ kiện lịch sử. Vậy đó có phải là  công tŕnh viết sử không? hay đó chỉ là một công việc dịch thuật.??? Và đó có phải là sự tốt bụng của ông Nguyễn Tiến Hưng như ông đă nói hay không? (Thế mới biết ông Hưng tốt bụng với ông Nhân, không để ông Nhân mất tiếng thanh liêm và trọng liêm sỉ.)

 

Như đă nói ở trên ông Tô Đông Pha chỉ B̀NH THƠ của Tể Tướng Vương An Thạch chứ không phải đ̣i hỏi ông Vương An Thạch cải chính. Đây là hai sự việc khác nhau.

Tôi nghĩ bài viết ngang đây đă dài. C̣n rất nhiều điều thiếu chính xác mà ông Lê Chính Ngôn đă đưa ra. Tuy nhiên tôi thông cảm cho ông Lê Chính Ngôn ở cái điểm giận quá nên mất khôn và không phân biệt được sự chính xác cũa sự việc, rồi vội vàng vi phạm nhân phẩm của người khác.

 Đó là ông Lê Chính Ngôn lầm lẫn giữa sự phê b́nh và cải chính. Chính sự hiểu biết sai lạc này đi từ điển tích Vương An Thạch và Tô Đông Pha cho thấy sự nông nổi của ông Lê Chính Ngôn qua sự phán đoán sự việc theo sự phán đoán của ḿnh, mà không đáp ứng một sự phân biệt rơ ràng để kết tội ông Châu Kim Nhân và " Đám Chó Hùa của Ông Châu Kim Nhân: Trong đó có cả cá nhân chúng tôi".

Thật ra trên các diễn đàn và trên D.C. không ai biết tên Lê Chính Ngôn là ai cả? Nhưng nếu đă chính ngôn th́ phải chính danh mới đáp ứng được sự hợp lư của con người. Tuy nhiên dù là nick MA đi nữa tôi cũng trả lời, và chỉ một lần.

Ngoài ra nếu đây là ẩn danh của một vị luật sư th́ chắc chắn phải hiểu là :Một tội nhân bị kết tội phải có đủ bằng chứng và ở đó phải biết phân biệt Đúng Hay Sai hoặc Yes or No chứ không thể kết tội  người khác qua sự phán đoán của ḿnh. V́ sự phán đoán đó, thường là do sự bịnh hoạn của đầu óc gây ra.

Nếu bài viết có chi làm cho ông LS Lê Chính Ngôn buồn ḷng, xin ông Lê Chính Ngôn bỏ qua cho

 

Tôn Nữ Hoàng Hoa

7/9/2010

 

  http://www.chinhnghia.com/

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: