Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3BannerLottery

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Viết sử hay biện hộ?

 

Lữ Giang

 

Hôm 16.5.2010, ông Nguyễn Tiến Hưng lại ra mắt cuốn sách thứ ba để biện minh cho Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, đó là cuốn “Tâm Tư Tổng Thống Thiệu”. Với sự quảng cáo rầm rộ trên các đài phát thanh, truyền h́nh và báo chí, có khoảng 650 người đă đến tại Westminster Rose Center, thuộc thành phố Westmimster, Nam California, để nghe ông Hưng nói ǵ.

Trong hai cuốn trước là cuốn “Hồ sơ mật Dinh Độc Lập” và cuốn “Khi Đồng Minh tháo chạy”, ông Hưng đă nói với độc giả rằng miền Nam bị mất là do sự phản bội của Hoa Kỳ chứ không phải do sự lănh đạo sai lầm của Tổng Thống Thiệu. Trong cuốn thứ ba này, ông Hưng cố gắng biện minh rằng sự sụp đổ nhanh chóng của miền Nam là do lỗi lầm của nhiều người chứ không phải do quyết định sai lầm của Tổng Thống Thiệu.

Vốn là một nhà khoa bảng, ông Hưng đă khảo cứu và trích dẫn rất nhiều tài liệu để chứng minh quan điểm của ông, nhưng đúng như Nguyễn Kỳ Phong đă nhận định trong bài “Điểm sách: Khi Đồng Minh Tháo Chạy”:

“Ở một vài nơi, tác giả sử dụng sử liệu một chiều: chỉ xài chi tiết trong sử liệu để biện minh cho lư thuyết của ḿnh, mà không thông báo cho độc giả những chi tiết khác ngược lại, để độc giả có thể so sánh...”

Trong cuốn thứ ba này ông Hưng cũng viết theo chiều hướng đó. Nói một cách chính xác hơn, ông Hưng đă đóng vai tṛ của một người biện hộ hơn là một người viết sử.

Nh́n chung, cả ba cuốn sách ông Hưng viết để biện hộ cho Tổng Thống Thiệu đă để lộ cho chúng ta thấy trước cũng như sau khi kư Hiệp Định Paris, Tổng Thống Thiệu không hề hay biết Đồng Minh Hoa Kỳ và địch định làm ǵ.

Vốn là một người rất độc đoán và làm việc thiếu khoa học, Tổng Thống Thiệu không quan tâm đến các bản báo cáo, các tài liệu nghiên cứu do các cấp tŕnh lên hay những khuyến cáo của các viên chức Hoa Kư, ông cứ hành động theo sự suy nghĩ chủ quan của ḿnh, nhưng lại t́m cách đổ trách nhiệm cho người khác về những quyết định do chính ông đưa ra. Tài liệu do ông Hưng đưa ra trong cuốn thứ ba đă giúp chúng ta có thêm những yếu tố để xác định những đặc tính đó của ông Thiệu.

Cổ nhân bảo “tri bĩ tri kỷ, bách chiến bách thắng”. Tổng Tống Thiệu không biết ḿnh và cũng không biết người, thua là chuyện đương nhiên.

Trước khi đề cập đến cuốn thứ ba, chúng tôi xin lược lại những điểm then chốt trong hai cuốn trước để giúp độc giả thẩm định về những điều ông Hưng biện minh trong cuốn này một cách chính xác hơn.

BỬU BỐI ĐƯỢC ÔM CHẶT

Trong hai cuốn “Hồ sơ mật Dinh Độc Lập” và “Khi Đồng Minh tháo chạy”, ông Nguyễn Tiến Hưng đă phổ biến nhiều văn kiện trong số 27 văn kiện giao dịch giữa Tổng Thống Nixon và Tổng Thiệu liên quan tới Hiệp Định Paris. Tuy nhiên, có hai văn kiện được coi như bửu bối để chứng minh Đồng Minh đă phản bội VNCH, đó là hai thông điệp ngày 14.11.1972 và ngày 14.1.1973 của Tổng Thống Nixon gởi Tổng Thống Thiệu. Hai văn kiện này về sau đă bị Quốc Hội Mỹ làm cho trở thành vô giá trị, nhưng Tổng Thống Thiệu không hiểu ǵ hết, cứ ôm chặt lấy nó nên đă đưa VNCH xuống thuyền đài một cách nhanh chóng.

Ngày 14.11.1972, trước khi Kissinger và Lê Đức Thọ mở lại cuộc ḥa đàm tại Paris sau khi Hoa Kỳ dội bom xuống Hà Nội, Tổng Thống Nixon đă bảo Đại Sứ Bunker ở Sài G̣n trao cho Tổng Thống Thiệu một lá thư trong đó có lời “cam kết tuyệt đối” bảo vệ VNCH như sau:

“Tôi tuyệt đối cam đoan với Ngài rằng nếu Hà Nội không tuân theo những điều kiện của Hiệp Định nầy th́ tôi cương quyết sẽ có hành động trả đủa mau lẹ và ác liệt.”

Ngày 14.1.1973, để ép buộc Tổng Thống Thiệu kư vào hiệp định Paris, Tướng Haig được cử đến Saigon với sứ mạng vừa hứa hẹn vừa đe dọa. Tướng Haig đă trao cho Tổng Thống Thiệu một “mật ước” của Tổng Thống Nixon, trong đó có đoạn được ông Nguyễn Tiến Hưng tô đậm như sau:

“Chúng tôi sẽ phản ứng mănh liệt trong trường hợp bản Hiệp Định bị vi phạm. Cuối cùng, tôi muốn nhấn mạnh đến những cam kết tiếp tục của chính phủ Hoa Kỳ đối với tự do và tiến bộ của VNCH. Tôi quyết định sẽ tiếp tục viện trợ đầy đủ kinh tế và quân sự cho VNCH”.

Tuy nhiên, kèm theo thông điệp này, Tướng Haig cũng đă lặp lại lời đe dọa của Washington rằng nếu Tổng Thống Thiệu không chấp nhận bản dự thảo hiệp định mới, Hoa Kỳ sẽ cắt hết việt trợ và kư một hiệp định riêng với Bắc Việt.

Vốn là một thành phần chủ chốt trong cuộc đảo chánh và giết Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm năm 1963, Tổng Thống Thiệu sợ số phận của ḿnh rồi cũng gióng như ông Diệm, nên đành chấp nhận kư kết một hiệp định mà ông biết rơ hoàn toàn thất lợi cho VNCH.

BỬU BỐI TRỞ THÀNH VÔ GIÁ TRỊ

Buộc Việt Nam Cộng Ḥa kư Hiệp Định Paris xong, ngày 29.6.1973 Hạ Viện Hoa Kỳ biểu quyết dự luật cấm các hoạt động quân sự của Hoa Kỳ trên toàn lănh thổ Đông Nam Á. Dự luật nầy đă được lưỡng Viện thông qua ngày 21.9.1973. Đến ngày 12.10.1973, lưỡng Viện lại thông qua dự luật hạn chế quyền của Tổng Thống trong việc đưa quân đội Hoa Kỳ ra ngoại quốc.

Trên phương diện pháp lư, hai văn kiện này có hiệu lực hủy bỏ hai lời cam kết mà Tổng Thống Nixon nói với Tổng Thống Thiệu, đó là “tôi cương quyết sẽ có hành động trả đủa mau lẹ và ác liệt” và “Chúng tôi sẽ phản ứng mănh liệt trong trường hợp bản Hiệp Định bị vi phạm.”

V́ không ai biết có hai văn kiện cam kết nói trên, nên chẳng có chuyên viên hay cố vấn nào lưu ư Tổng Thống Thiệu điều đó. Riêng Tổng Thống Thiệu v́ không hiểu biết nhiều về chính trường Mỹ và tṛ chơi lá sấp lá ngữa của Mỹ, nên đă không quan tâm ǵ đến hai đạo luật đó. Ông cứ ôm chặt hai bửu bối mà Tổng Thống Nixon đă trao và và tin rằng Mỹ sẽ không bỏ VNCH!

Tuy nhiên, khi được tin Tổng Thống Nixon phải từ chức, ông Thiệu bắt đầu lo lắng. V́ thế, ngày 9.8.1974 Tổng Thống Gerald Ford vừa nhận chức đă phải gởi ngay cho Tổng Thống Thiệu một văn thư khẳng định rằng “những cam kết hiện hữu mà dân tộc chúng tôi đă hứa hẹn với qúy quốc trong quá khứ, nó vẫn c̣n hiệu lực và sẽ hoàn toàn được tôn trọng trong nhiệm kỳ của tôi”.

Các chuyên viên về phân tích chính trị đều có thể thấy ngay rằng lời hứa trên đây của Tổng Thống Ford chỉ là một lời hứa hảo huyền, một sự trấn an mà thôi, v́ Tổng Thống Mỹ làm sao có thể vượt qua được hai đạo luật của Quốc Hội? V́ thiếu hiểu biết, Tổng Thống Thiệu vẫn yên tâm về địa vị của ḿnh và dự trù sửa đổi hiến pháp để có thể ra ứng cử nhiệm kỳ thứ ba!

Đầu tháng 8 năm 1974, Cộng quân dùng 3 sư đoàn đánh căn cứ Thường Đức ở phía tây Đà Nẵng để khai thông quốc lộ 14 (thường được gọi là đường Đông Trường Sơn) và chuyển quân cũng như tiếp liệu từ Bắc vào Nam. Lúc 8 giờ 30 sáng 7.8.1974, Thường Đức hoàn toàn bị thất thủ. Tổng Thống Thiệu nh́n về Hoa Kỳ, nhưng Hoa Kỳ đă không “có hành động trả đủa mau lẹ và ác liệt” như đă hứa, chỉ lên tiếng dọa dẫm vu vơ rồi im luôn!

Đầu năm 1975 Cộng quân quyết định đánh Phước Long để làm địa điểm tập trung quân đánh vào Sài G̣n. Mặc dầu Quân Đoàn 3 đă có kế hoạch pḥng thủ Phước Long, nhưng Tổng Thống Thiệu cho rằng Phước Long không quan trọng (!), quyết định bỏ Phước Long dể “xem Mỹ nó làm ǵ”!

Ngày 6.1.1975, Phước Long bị thất thủ. Mỹ chỉ ra lệnh cho hạm đội Enterprise dẫn một lực lượng của Hạm Đội 7 đi về phía Việt Nam để đe dọa, sau đó cũng im luôn.

Thấy Mỹ không có hành động nào như đă hứa, Tổng Thống Thiệu đă coi miền Nam như của Mỹ, chơi tṛ tháo cáy, làm mất miền Nam (chúng tôi sẽ nói trong bài sau).

TẠI SAO MỸ PHẢN BỘI?

Ông Nguyễn Tiến Hưng đă đưa ra các tài liệu chứng minh Mỹ đă phản bội VNCH, nhưng lại không giải thích tại sao Mỹ đă phản bội. Tại sao Mỹ không bỏ Đại Hàn hay Đài Loan mà bỏ VNCH?

Ngày 20.1.1969, ông Nixon đă nhận chức Tổng Thống Mỹ với lời hứa rằng chấm dứt chiến tranh là ưu tiên hàng đầu của ông. Ông đă đưa ra kế hoạch “Việt Nam hoá” chiến tranh để giúp VNCH tồn tại. Nhưng trong một cuốn băng được Miller Center of Public Affairs thuộc Đại Học Virgina công bố vào tháng 8 năm 2004, Tổng Thống Nixon đă nói rằng Hoa Kỳ ủng hộ việc “Nam Việt Nam có thể không bao giờ c̣n tồn tại dù bất cứ cách nào.” (South Vietnam probably can never even survive anyway)!

Sau đó, Tổng Thống Nixon đă bàn với cố vấn an ninh Kissinger về chính sách ngoại giao sống c̣n của Mỹ. Ông nói:

“Henry, chúng ta cũng phải nhận thức rằng thắng trong một cuộc bầu cử là hết sức quan trọng. Nó hết sức quan trọng trong năm nay, nhưng chúng ta có thể có một chính sách ngoại giao sống c̣n (a viable foreign policy) nếu một năm kể từ bây giờ hay hai năm kể từ bây giờ, Bắc Việt thôn tính Nam Việt Nam? Đó thật là vấn đề.”

Kissinger trả lời:

“Nếu một hay hai năm kể từ bây giờ, Bắc Việt thôn tính Nam Việt Nam, chúng ta có thể có một chính sách ngoại giao sống c̣n nếu coi điều đó như thể là kết quả của sự bất tài của người Nam Việt Nam (if it's the result of South Vietnamese incompetence)”

Nhiều tài liệu đă được công bố cho thấy người Mỹ đă nhận định rằng sự tham nhũng và bất tài (corruption and imcompetence) của các nhà lănh đạo miền Nam đă khiến miền Nam không thể đứng vững được sau khi Mỹ rút, v́ thế Mỹ đă phải bỏ rơi miền Nam rồi t́m một phương thức khác (chúng ta đang thấy).

Rất nhiều người đă nhận định rằng sở dĩ miền Nam được cai trị bởi những người bất tài v́ Mỹ muốn như thế để có thể lănh đạo luôn miền Nam. Do đó, sự thất bại này là do Hoa Kỳ chứ không phải do người miền Nam.

Trên đây là những vấn đề then chốt mà ông Nguyễn Tiến Hưng phải lư giải khi biện hộ cho Tổng Thống Thiệu.

Trong bài tới, chúng tôi sẽ bàn về cuốn “Tâm tư Tổng Thống Thiệu

Ngày 2.6.2010

 

Lữ Giang

 

 

Biện hộ thành buộc tội!

Lữ Giang

Hôm 16.5.2010, khi giới thiệu ông Nguyễn Tiến Hưng ra mắt cuốn “Tâm Tư Tổng Thống Thiệu” tại thành phố Westminster, ông Nguyễn Xuân Nghĩa có nói:

 “Không viết lại, là có tội.” Bởi v́, theo ông Nghĩa, “chỉ những người bại trận mới suy nghĩ, t́m hiểu sự bại trận của ḿnh. C̣n người thắng trận th́ họ mải mê tung hô nhau (làm sai lạc lịch sử) và chia chác những quyền lợi và tài sản chiếm được. Nên, sách của Giáo Sư Nguyễn Tiến Hưng là những dữ liệu giá trị cho chúng ta t́m hiểu. Từ đó xem có thể rút ra được kinh nghiệm giúp ích ǵ cho chúng ta không.”

(Nguyên Huy, nhật báo Người Việt).

Quả thật trong ba cuốn sách mà ông Nguyễn Tiến Hưng đă viết để biện hộ cho Tổng Thống Thiệu, có rất nhiều tài liệu ông Hưng công bố và nhiều chuyện ông Hưng kể về ông Thiệu đă làm nhiều người ngạc nhiên, v́ từ trước họ không hay biết những tài liệu và những câu chuyện đó. Nhưng rất tiếc ông Hưng chỉ mới viết có một phần sự thật, c̣n rất nhiều văn kiện và sự kiện khác đă được “giải mă”, nhưng ông Hưng không đưa ra. Điều này sẽ đưa đến ít nhất hai hậu quả đáng lưu ư: Hậu quả thứ nhất là những tài liệu và những sự kiện đó chưa đủ để giúp những người bại trận “suy nghĩ, t́m hiểu sự bại trận của ḿnh”, v́ thế chưa thể rút ra được những kinh nghiệm hữu ích như ông Nguyễn Xuân Nghĩa mong muốn. Hậu quả thứ hai là các thế hệ tới, khi nghiên cứu những tài liệu trong các văn khố để viết sử, sẽ nhận ra chúng ta cũng đă viết sử theo “lề đường bên phải” như đối phương, như kẻ thắng trận... nên không tin cậy vào chúng ta.

Trong suốt cả buổi nói chuyện, ông Hưng gần như không nói ǵ đến nội dung cuốn sách mà chỉ kể lại những chuyện ông đă làm. Phải chăng v́ sợ nội dung cuốn sách sẽ gây ra nhiều tranh luận ngay trong buổi ra mắt, nên ông tránh né?

Cuốn “Tâm Tư Tổng Thống Thiệu” của ông Hưng gồm có 4 phần và 23 chương, thêm phần phụ lục. Chỉ có phần 1 gồm 16 chương là quan trọng nhất với cái đầu đề “Nỗ lực tối đa nhưng tâm tư tan nát trong cảnh miền Nam sụp đổ” Trong phần này ông Hưng cố gắng chứng minh rằng miền Nam sụp đổ là trách nhiệm của nhiều người chứ không phải của riêng ông Thiệu.

Trong bài “Biện hộ hay viết sử” chúng tôi đă dẫn chứng những tài liệu và những hành động chứng minh Tổng Thống Thiệu không hay biết Đồng Minh định làm ǵ, không biết tṛ chơi lá mặt lá trái của Mỹ, cứ ôm chặt những lời hứa hẹn hảo huyền của Tổng Thống Nixon, tưởng rằng “sự nghiệp” của ḿnh c̣n dài, nên đă bảo tay chân bộ hạ sửa đổi hiến pháp để ông có thể ra ứng cử làm tổng thống một nhiệm kỳ nữa!

Trong bài này chúng tôi sẽ chứng minh Tổng Thống Thiệu không biết địch làm ǵ, cứ suy nghĩ và hành dộng theo cách nh́n chủ quan của ông nên làm mất miền Nam một cách nhanh chóng. Những điều ông Hưng viết ra để biện hộ cho Tổng Thống Thiệu cũng cho thấy cho đến nay, ông Hưng vẫn chưa nắm vững kế hoạch của địch.

Ba cuốn sách của ông Hưng có rất nhiều vấn đề cần được thảo luận lại. Nhưng ở đây chúng tôi chỉ nêu lên những nét chính để độc giả có thể thấy rơ tầm chiến lược của cuộc chiến và trách nhiệm của Tổng Thống Thiệu.

KẾ HOẠCH TẤN CÔNG CỦA ĐỊCH

1.- Lực  lượng của QLVNCH

Đầu năm 1975, QLVNCH vẫn c̣n có một lực lượng khá hùng hậu, với quân số khoảng 1.351.000 người, trong đó có 495.000 chủ lực quân, 475.000 địa phương quân và 381.000 quân "pḥng vệ dân sự" có vũ trang.

Lục quân gồm 11 sư đoàn bộ binh, 1 sư đoàn nhảy dù, 1 sư đoàn thủy quân lục chiến, liên đoàn 81 biệt cách dù, 18 liên đoàn biệt động quân (tương đương với 6 sư đoàn), lực lượng Lôi Hổ và Biệt Hải thuộc Nha Kỹ thuật, 4 lữ đoàn kỵ binh thiết giáp (với 2074 xe thiết giáp). Về pháo binh, QLVNCH có 1492 khẩu đại bác (hơn một nửa là 105 ly, 1/4 là 155 ly và khoảng 15% là 175 ly).

Không quân có khoảng 60.000 quân, có 5 sư đoàn không quân tác chiến gồm 20 phi đoàn khu trục cơ, 23 phi đoàn trực thăng, 1 sư đoàn vận tải, 1 không đoàn tân trang chế tạo, 4 phi đoàn hỏa long, v.v, với 1850 phi cơ các loại (trong đó có 510 máy bay chiến đấu và 900 trực thăng).

Hải quân có hơn 40.000 quân, gồm 3 lực lượng tác chiến: (1) Hành quân lưu động sông (với 14 giang đoàn trang bị khoảng 260 chiến đỉnh), (2) Hành quân lưu động biển (một hạm đội trang bị tuần dương hạm, hộ tống hạm, khu trục hạm, tuần duyên hạm, giang pháo hạm, trợ chiến hạm, dương vận hạm, hải vận hạm và giang vận hạm, và (3) các lực lượng đặc nhiệm, trong đó có Liên đoàn Người nhái.

Trên đây chỉ là những nét đại cương. Với một lực lượng pḥng thủ miền Nam hùng hậu như thế, địch phải lập một kế hoạch tinh vi mới có thể đánh chiếm được.

2.- Kế hoạch tấn công của địch

Sau khi kư xong Hiệp Định Paris ngày 27.1.1973, Hà Nội lập ngay kế hoạch đánh chiếm miền Nam. Kế hoạch đó gồm những điểm chính như sau:

(1) Làm lại quốc lộ 14 do Pháp thiết lập trước chiến tranh Đông Dương và chính phủ Ngô Đ́nh Diệm sửa chửa lại để bảo vệ miền Nam. Đây là con đường xương sống của miền Nam. Con đường này khởi đầu từ Khe Cát, Bố Trạch, Quảng B́nh, chạy tới Lộc Ninh, thường được gọi là đường Đông Trường Sơn, với chiều dài khoảng 1380 cây số. Hà Nội cho biết nếu phải vận chuyển bằng con đường Tây Trường Sơn trên đất Lào, từ Nghệ Tĩnh vào đến tam biên như trước đây, quân đội Bắc Việt phải mất ít nhất 6 tháng. Trái lại, nếu vận chuyển bằng đường Đông Trường Sơn trên lănh thổ miền Nam, chỉ mất có một tháng.

(2) Đặt một hệ thống ống dẫn dầu dọc theo con đường Đông Trường Sơn đi ngoằn ngoèo từ Quảng B́nh đến Lộc Ninh dài khoảng 5.000 cây số để có thể tiếp tế dầu cho khoảng 10.000 xe các loại vào ra trên đường, nhất là cung cấp xăng cho xe tăng.

(3) Phá vỡ bằng mọi giá hai cái chốt chặn sự lưu thông trên đường Đông Trường Sơn, đó là chốt Thường Đức ờ phía tây Đà Nẵng và chốt Đức Lập thuộc tỉnh Quảng Đức ở phiá tây Ban Mê Thuộc. Đây là hai cái chốt trước đây đă được quân đội Pháp cũng như quân đội Mỹ giữ bằng mọi giá.

(4) Đánh chiếm Phước Long để làm nơi tập trung quân và tiếp liệu đánh thẳng vào Sài G̣n, đầu nảo của VNCH, bỏ qua các tỉnh miền Trung.

Tướng Trần Văn Trà cho biết theo chỉ thị của Bộ Tổng Tham Mưu ở Hà Nội, năm 1975 đ̣n chủ lực là “mở hành lang chiến lược Đức Lập cho thông suốt và tiêu diệt sinh lực địch... Kế hoạch của Bộ Tổng Tham Mưu năm 1975, chỉ đámh nhỏ, phá b́nh định, mở hành lang và ép Sài G̣n, chuẩn bị cho năm 1976 mới đánh lớn”.

(Trần Văn Trà, “Kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm”, 1982, tr. 160).

KHÔNG BIẾT ĐỊCH LÀM G̀!

Ông Nguyễn Tiến Hưng đă trích dẫn khá nhiều đoạn trong cuốn “Những ngày cuối cùng của Việt Nam Cộng Hoà” của Đại Tướng Cao Văn Viên, nguyên Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH, để biện hộ cho Tổng Thống Thiệu. Nhưng cuốn này lại cho chúng ta thấy rơ hơn sự yếu kém trong cách nh́n cuộc chiến của Tổng Thống Thiệu và trách nhiệm của ông.

Trong cả cuốn sách, không có đoạn nào cho thấy Tổng Thống Thiệu đă nh́n ra kế hoạch đánh chiếm miền Nam của Hà Nội. Ông chỉ nh́n vào các hiện tượng rồi đưa ra quyết định đối phó.

Để thực hiện kế hoạch nói trên, trước hết Cộng quân dùng chiến thuật đánh nghi binh vào Vùng I để QLVNCH tưởng Cộng quân sẽ chiếm Huế.

Đại Tướng Cao Viên Viên ghi lại rằng một cán bộ thuộc tỉnh ủy Lâm Đồng hồi chánh cho biết Cộng quân đang dự tính những cuộc tấn công chiến lược vào Huế và Đà Nẵng. (tr. 67).  Trong khi đó Tướng Ngô Quang Trưởng báo cáo rằng địch đă tập trung khoảng 90.000 quân tinh nhuệ ở Vùng I với pháo binh và xe tăng hùng hậu. V́ thế bất cứ lúc nào địch cũng có thể mở cuộc tấn công lớn ở địa bàn quân khu.

Mặc dầu lúc đó tại Vùng I đă có 3 sư đoàn bộ binh, 4 liên đoàn Biệt Động Quân. 5 thiết đoàn và 13 chi đội xe tăng (gồm 477 xe), 1 sư đoàn không quân (có 96 chiến đấu cơ), 418 khẩu pháo, v.v, Tổng Thống Thiệu đă cho hai sư đoàn trừ bị thiện chiến nhất của QLVNCH là sư đoàn Dù và sư đoàn TQLC ra đóng ở Vùng I luôn (để khỏi làm đảo chánh)!

Dĩ nhiên là Cơ Quan Tùy Viên Quân Sự Mỹ (USDAO) nắm được chiến lược và chiến thuật của địch và đă lưu ư VNCH, nhưng Tổng Thống Thiệu không có tầm nh́m chiến lược, nên không quan tâm.

DAO cho Tướng Trưởng biết Cộng quân sẽ đưa một lực lượng lớn đánh chiếm chốt Thường Đức ở phía tây Đà Nẵng, để khai thông con đường Đông Trường Sơn. Có lẽ không thấy rơ tầm quan trọng số 1 của cái chốt này, Tướng Trưởng chỉ cho tiểu đoàn 79 BĐQ đến giữ. Sáng 7.8.1974, Thường Đức bị thất thủ, Tướng Trưởng hoảng hồn, đă ra lệnh cho sư đoàn Dù phải lấy lại bằng mọi giá. Ngày 8.11.1974, lực lượng Dù bắt đầu mở cuộc phản công nhưng chỉ chiếm lại được đồi 1062 ở phía đông Thường Đức với tổn thất nặng, bị chết và bị thương lên đến 50%.

DAO cũng cho biết Cộng quân sẽ chiếm Phước Long làm căn cứ địa tập trung quân và tiếp liệu để đánh thẳng vào Sài G̣n. V́ sợ đảo chánh, Tổng Thống Thiệu đă ra lệnh mỗi khi mở cuộc hành quân từ cấp trung đoàn trở lên phải xin phép Tổng Thống, nên Tướng Dư Quốc Đống, Tư Lệnh Quân Đoàn III phải lập kế hoạch pḥng thủ Phước Long và tŕnh lên Tổng Thống quyết định. Nhưng Tướng Viên cho biết một cuộc họp tại Dinh Độc Lập đă nhận định rằng Phước Long không quan trọng bằng Tây Ninh, Pleiku hay Huế, nên củng cố lực lượng để giữa những nơi đó hơn là giử Phước Long (tr. 108). Điều này cho thấy Tổng Thống Thiệu và BTTM không biết ǵ về chiến lược và chiến thuật của địch.

Tuy quyết định bỏ Phước Long, nhưng lại không muốn chịu trách nhiệm, Tổng Thống đă rút bàn phúc tŕnh pḥng vệ Phước Long của Quân Đoàn III lên và phê: “Báo Trung Tướng điều nghiên, tùy nghi quyết định. Cần lưu ư động viên các chiến hữu tử thủ.” Đây là cách chạy trốn trách nhiệm thông thường của Tổng Thống Thiệu!

Sau khi Phước Long bị mất, Tướng Đống yêu cầu Tổng Thống Thiệu cho mượn sư đoàn Dù để lấy lại Phước Long. Ông Thiệu từ chối nên Tướng Đống liền xin từ chức.

Đại Tá Trịnh Tiếu, Trưởng Pḥng Nh́ Quân Đoàn II, có kể lại rằng trong một buổi họp tại Ban Mê Thuộc để lượng định t́nh h́nh xem Cộng quân sẽ đánh chiếm vị trí nào ở Cao Nguyên. Trong khi Tướng Nguyễn Văn Phú cho rằng địch sẽ đánh Pleiku, viên tùy viên quân sự Mỹ (DOA) chỉ nói có một câu “Chúng nó sẽ đánh Ban Mê Thuột”, rồi bỏ pḥng họp ra đi.

Cơ quan DAO biết Cộng quân sẽ chiếm cái chốt Đức Lập ở Quảng Đức, phía tây Ban Mê Thuộc, để khai thông con đường 14, đưa quân xuống Phước Long. Muốn giữa Đức Lập phải chiếm luôn Ban Mê Thuột. Tướng Phú chẳng hiểu ǵ kế hoạch của địch nên không thể tiên đoán được Cộng quân sẽ chiếm Ban Mê Thuột.

Một vài nét tóm lược ở trên cũng đủ để cho chúng ta nhận ra rằng Tổng Thống Thiệu không hề hay biết kế hoạch đánh chiếm miền Nam của Hà Nội. Ông chỉ căn cứ vào các hiện tượng đang diễn ra để đối phó. Nói cách khác ông đă đặt QLVNCH vào cái thế hoàn toàn bị động.

HÀNH ĐỘNG THEO SỐ VIỆN TRỢ

Các tài liệu do ông Hưng tiết lộ trong ba cuốn sách cho chúng ta thấy Tổng Thống Thiệu coi viện trợ Mỹ là trên hết. Mỹ viện trợ nhiều ta giữ nước nhiều, Mỹ viện trợ ít th́ thu nhỏ lănh thổ lại. Ông làm như miền Nam là của Mỹ, c̣n ông chỉ là lính đánh thuê.

Ông Hưng cho biết ông Thiệu có tiết lộ với ông rằng năm 1963 ông ta tham gia đảo chánh lật đổ Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm v́ Dương Văn Minh có nói với ông rằng nếu không lật đổ ông Diệm, Mỹ sẽ cắt viện trợ, nên ông đă tham gia! Ông khồng cần quan tâm đến chủ quyền quốc gia là ǵ!

Số viện trợ quân sự Mỹ cho VNCH đă bị giảm lần như sau: 1972 – 1973: 1 tỷ 614 triệu. 1973 – 1974: 1 tỷ 026 triệu. 1974 – 1975: 700 triệu.

Trong cuốn “Khi Đồng Minh Tháo Chạy”, ông Hưng có kể lại rằng ông có được đọc trong “Pḥng T́nh H́nh” của Dinh Độc Lâp một tập báo cáo do Tướng John Murray (người thay Tướng Abraham) và Bộ Tổng Tham Mưu tŕnh lên, trong đó ghi những điểm mà ông nhớ được như sau:

- Nếu mức độ quân viện là 1,4 tỷ th́ có thể giữ được tất cả những khu đông dân cư của cả bốn Vùng Chiến Thuật.

- Nếu là 1,1 tỷ th́ Quân Khu I phải bỏ;

- Nếu là 900 triệu th́ khó ḷng giữ được QK I và II, hoặc khó đương đầu với cuộc tấn công của Bắc Việt;

- Nếu là 750 triệu th́ chỉ có thể pḥng thủ vài khu vực chọn lọc, và khó điều đ́nh được với Bắc Việt;

- Nếu quân viện dưới 600 triệu th́ chính phủ VNCH chỉ c̣n giữ được Sài G̣n và vùng châu thổ song Cửu Long.

Ông Hương cho biết Tướng John Murray kết luận: “Tôi có thể ví sự mất tiền xấp xỉ như mất đất vậy.”

Ông Hưng cho rằng v́ bản báo cáo này, ông Thiệu đă nghĩ ra chiến lược mới “Đầu bé đít to”, tức bỏ Vùng I và II (đầu). Ông Thiệu thường nói: “Từng chiến lược cho từng mức viện trợ.” (tr. 235), sau đó ông dùng chữ “tái phối trí”.

Trong cuốn “Tâm Tư Tổng Thống Thiệu”, ông Hưng cũng đă nhắc lại sự kiện nói trên (tr. 41, 43) như để biện minh rằng sơ dĩ Tổng Thống Thiệu đưa ra kết hoạch “Đầu bé đít to”, rút quân khỏi Vùng I và Vùng II về lập pḥng tuyến ở Tuy Hoà, là do đề nghị của Tướng Murray và Bộ Tổng Tham Mưu, chứ không phải là do chủ trương của ông Thiệu. Nhưng lời biện minh này lại trở thành gậy ông đập lưng ông.

Trước hết, bản báo cáo mà ông Hưng nhắc đến ở trên nếu đúng là của Tướng Murray và Bộ Tổng Tham Mưu th́ đó cũng chỉ là một bản phân tích t́nh h́nh chứ không phải là một giải pháp hay một kế hoạch hành động được đề nghị.

Khi số viện trợ bị giảm dần, trước hết Tổng Tống phải bàn với các nhà chính trị để xem có thể t́m một lối thoát nào cho miền Nam hay không. Giả thiết nếu không c̣n một giải pháp chính trị nào khác nên đành “tái phố trí”, th́ kế hoạch “tái phối trí” phải khả thi.

Tổng Thống Thiệu đă không hành động một cách khoa học như vậy. Ông chỉ căn cứ vào số tiền viện trợ để quyết định phần đất có thể giữ.

Khi số viện trợ rút xuống c̣n 700 triệu, ông quyết định chỉ giữ phần đất từ Tuy Hoà trở vào và giao cho Trung Tướng Đặng Văn Quang và Chuẩn Tướng Ted Sarong (một tướng chống du kích người Úc) lập kế hoạch h́nh thành một pḥng tuyến mới từ Tuy Hoà đến Tây Ninh.

Vào khoảng đầu năm 1975, kế hoạch này đă được tiết lộ cho một số nhà quân sự và chính trị tại Sài G̣n để thăm ḍ. Đa số đều cho rằng kế hoạch đó bất khả thi. Thứ nhất là từ Tuy Hoà đến Tây Ninh không có địa thế thích hợp để lập pḥng tuyến. Thứ hai, muốn rút quân từ Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Tín, Quảng Ngăi và B́nh Định về Tuy Hoà một cách yên ổn, cần có một hiệp định giao những tỉnh này lại cho Việt Cộng như Hiệp Định Genève năm 1954. Hiệp định này chắc chắn sẽ bị quân đội và dân chúng chống đối mănh liệt và chính phủ sẽ sup đổ, nên không thể thực hiện được.

Nếu rút quân theo kiểu “tái phối trí”, đoàn quân sẽ tan rả v́ vừa bị quần chúng ùn ùn kéo theo vừa bị địch truy kích.

Mặc dầu những nhận định trên đây là rất chính xác, Tổng Thống Thiệu vẫn không quan tâm, ông nhất quyết thực hiện chủ trương của ông. Lợi dụng Ban Mê Thuật bị thất thủ, Tổng Thống ra lệnh rút Quân Đoàn II và Quân Đoàn I về lập pḥng tuyền tại Tuy Hoà. Cuộc rút quân này đă làm cho đoàn quân tan rả, gây ra nhiều chết chóc tang thương cho các binh sĩ cũng như quần chúng. Cuối cùng, Tổng Thống Thiệu ra lệnh cho Hải Quân chỉ bốc Thủy Quân Lục Chiến khỏi Đà Nẵng, bỏ lại các binh chủng khác cho địch. Một trung đội TQLC đă được đưa lên bố trí trên đèo Hải Vân để giữ cho sư đoàn TQLC rút và trung đội này đă bị hi sinh.

Cho đến khi miền Nam không c̣n phương thức cứu chửa, Mỹ đă ép buộc Tổng Thống Thiệu từ chức và dụ Tướng Dương Văn Minh lên để đầu hàng. Nhưng Tổng Thống Thiệu không hay biết ǵ điều đó, vẫn c̣n hỏi Đại Sứ Martin:

“Nếu tôi từ chức, viện trợ Mỹ có đến không?”

Đại Sứ Martin trả lời:

“Tôi không dám hứa nhưng có thể có”.

Chỉ đọc một vài đoạn trên, chúng ta cũng có thể kết luận Tổng Thống Thiệu biết rất ít về quân sự và chính trị, cứ hành động theo sự suy nghĩ chủ quan của ḿnh, nhưng lại giành quyền lănh đạo cả chính trị lẫn quân sự, mất nước là chuyện đương nhiên.

Ngày 8.6.2010

Lữ Giang

 

Những lời thú nhận

Lữ Giang

 

Cuốn “Tâm tư Tổng Thống Thiệu” của Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng đến nay vẫn c̣n gây nhiều tranh luận trên báo chí cũng như trên mạng lưới toàn cầu.

Trong hai bài trước chúng tôi đă đứng trên tầm nh́n chiến lược để tŕnh bày cho ông Hưng cũng như độc giả thấy Tổng Thống Thiệu lănh đạo quốc gia nhưng không biết Đồng Minh làm ǵ và địch làm ǵ, cứ hành động theo suy nghĩ chủ quan của ḿnh nên đă đưa miền Nam tới sụp đổ.

Trong bài này, chúng tôi sẽ nêu lên một số cố gắng của ông Hưng để biện hộ cho Tổng Thống Thiệu, và cho độc giả thấy các bằng chứng được ông Hưng đưa ra để biện minh lại là những lời thú nhận!

BIỆN MINH VỤ ĐẢO CHÁNH 1963

Ông Hưng kể lại rằng dạo đó (1963) ông Thiệu đang là Tư Lệnh Sư Đoàn 5 đóng tại Biên Hoà. Đại Tướng Dương Văn Minh kêu ông về Sài G̣n và yêu cầu ông tham gia đảo chánh. Tướng Minh nói rằng nếu ông Điệm c̣n làm Tổng Thống th́ Mỹ sẽ cắt giảm viện trợ cho quân đội. Ông Thiệu đồng ư với điều kiện không được hạ sát hai anh em ông Diệm-Nhu. Bà Thiệu có kể lại rằng khi ông Diệm từ nhà thờ Cha Tam gọi về Bộ Tổng Tham Mưu, chính ông Thiệu đă xin đi đón, “v́ Sư đoàn 5 ở gần Chợ Lớn nhất”, nhưng ông Minh trả lời: “Mày khỏi phải đi, tao đă có người rồi.”

Vấn đề ông Thiệu tham gia cuộc đảo chánh lật đổ chính phủ Ngô Đ́nh Diệm năm 1963 đă được chúng tôi đă tŕnh bày trong nhiều bài, nhất là bài “Kẻ phản bội” được phổ biến ngày 12.10.2009 (xem motgoctroi.com). Chúng tôi không tin câu chuyện Tổng Thống Thiệu kể lại với ông Hưng nói trên là đúng sự thật v́ các lư do sau đây:

Lư do thứ nhất: Tướng Dương Văn Minh biết rất rơ Đại Tá Thiệu là “con cưng” của ông Diệm và ông Nhu, rất được tin cậy và được đưa từ Huế về nắm Sư Đoàn 5 ở Biên Ḥa để bảo vệ thủ đô, tức bảo vệ chế độ, nên chẳng bao giờ dám hé môi về chuyện đảo chánh với ông Thiệu.

Không một báo cáo nào của CIA cho biết chính Tướng Minh đă thuyết phục Đại Tá Thiệu làm đảo chánh. Trái lại, trong bản tường tŕnh để ngày 29.10.1963 đánh giá kế hoạch đảo chánh và lực lượng của mỗi bên, Hilsman, Phụ Tá Bộ Ngoại Giao về Viễn Đông Vụ, cho biết: “Sư Đoàn 5 ở Biên Ḥa, cách Sài G̣n khoảng 20 dặm. Tất cả ủng hộ đảo chánh” (FRUS, 1961 – 1963, Volume IV, tr. 475 - 476. Document 237).

Đại Tá Thiệu đă được CIA kết nạp khi đi du học ở Mỹ và khi về đă xin gia nhập Đảng Cần Lao để được ông Nhu tin tưởng và giao cho làm Tư Lệnh Sư Đoàn 1 rồi Sư Đoàn 5, và ông đă làm nội ứng cho CIA. Vây chỉ có CIA mới có thể ra lệnh cho Đại Tá Thiệu tham gia đảo chánh với nhiều hứa hẹn. Tướng Minh không bao giờ dám. Ông Thiệu tham quyền nên đă phản bội ông Diệm và phản bội tổ quốc.

Lư do thứ hai: Ông Thiệu cho rằng ông tham gia đảo chánh lật đổ ông Diệm v́ sợ Mỹ giảm bớt viện trợ quân sự. Lư do này không thể biện minh được: Nếu mỗi lần Mỹ doạ giảm viện trợ là các tướng lănh phải đứng lên lật đổ chính phủ th́ c̣n ǵ là chủ quyền quốc gia, c̣n ǵ là đất nước?

Lư do thứ ba: Ông Thiệu dựa vào đâu để biết khi làm đảo chánh, tướng Minh sẽ hạ sát ông Diệm và ông Nhu, nên đă đặt điều kiện với tướng Minh là không được giết hai ông mới tham gia đảo chánh? Ông cũng không cho biết tướng Minh có chấp nhận điều kiện của ông hay không, nhưng khi ông đồng ư tham gia có nghĩa là tướng Minh đă chấp nhận. Thế th́ tại sao khi tướng Minh giết hai ông, ông không có phản ứng nào?

Thật ra, việc giết ông Diệm và ông Nhu là do lệnh từ Washington. Không có lệnh từ Washington, chẳng ai dám đụng đến chân lông của ông Diệm và ông Nhu. Ông William R. Corson, một nhân viên CIA cao cấp tại Ṭa Đại Sứ Hoa Kỳ ở Sài G̣n năm 1963, được Tổng Thống Kennedy ra lệnh điều tra xem việc ǵ đă xẩy ra và ai có trách nhiệm trong việc giết ông Diệm và ông Nhu, ông ta đă cho biết như sau:

“Mọi chỉ thị từ Averell Harriman... Các lệnh đưa đến cái chết của ông Diệm và bào đệ của ông ta phát xuất từ Harriman và được phụ tá quân sự của Henry Cabot Lodge thực hiện.”

(Joseph J. Trento, “The Secret History of the CIA”, Carrrol & Graf Publishers, New York, 2005, p. 334).

Tướng Minh chỉ là người thi hành lệnh của Harriman qua Cabot Lodge và Lucien Conein.

Tóm lại, những lời biện minh của ông Thiệu về việc tham gia cuộc đảo chánh năm 1963 là những lời chạy tội vùng về, không thể chấp nhận được.

CHUYỆN RÚT KHỎI QKII VÀ QKI

Đọc những đoạn ông Nguyễn Tiến Hưng viết về lệnh của Tổng Thống Thiệu rút quân khỏi Quân Khu II và Quân Khu I và đổ lỗi cho Tướng Phạm Văn Phú và Tướng Ngô Quang Trưởng, chúng tôi nhận thấy ông Hưng biết rất ít về quân sự, về các diễn biến đă xẩy v́ không có kế hoạch rút quân được soạn thảo chu đáo, nhất là t́nh trạng hoảng loạn (panic) do lệnh của Tổng Thống Thiệu gây ra, v.v.

Chúng tôi xin nhắc lại, sau khi Mỹ giảm số quân viện cho QLVNCH xuống c̣n 700 triệu, Tổng Thống Thiệu đă quyết định chỉ giữ phần đất từ Tuy Hoà trở vào và giao cho Trung Tướng Đặng Văn Quang và Chuẩn Tướng Ted Sarong (một tướng chống du kích người Úc) lập kế hoạch h́nh thành một pḥng tuyến mới từ Tuy Hoà đến Tây Ninh để pḥng thủ. Kế hoạch này được Thổng Thống Thiệu gọi là chiến lược mới “Đầu bé đít to”. Sau đó, nhân khi Ban Mê Thuột bị thất thủ, Tổng Thống Thiệu đă ra lệnh rút khỏi Quân Khu II rồi Quân Khu I, đưa quân về lập pḥng tuyến ở Tuy Hoà. Cuộc rút quân không theo binh pháp nào nên đoàn quân bị tan ră, và miền Nam bị sụp đổ.

1.- Rút khỏi Quân Khu II

Ông Hưng cho biết Tổng Thống Thiệu cứ nhắc đi nhắc lại:

“Tôi ra hai chứ không phải một lệnh: đó là thứ nhất, rút quân khỏi Pleiku để tái chiếm Ban Mê Thuột, và thứ hai, Bộ Tổng Tham Mưu ‘theo dơi và giám sát’ (suivre et surveiller) cuộc triệt thoái này.” (tr. 57).

Đây là một lối giải thích không thể chấp nhận được. Thứ nhất, Bộ Tổng Tham Mưu chẳng những đă theo dơi và giám sát việc rút quân trên đường số 7 mà c̣n yểm trợ tối đa, nhưng khi đoàn quân bị đặt vào t́nh trạng hoản loạn v́ lệnh rút quân bất khả thi, BTTM cũng đành bó tay. Thứ hai, một khi đă rút quân về Tuy Hoà, cho dù thành công, cũng không thể trở lại Cao Nguyên được chứ đừng nói trở lại Ban Mê Thuột.

Lúc đó, VNCH có hai con đường chính để giao thông giữa Trung Phần và Cao Nguyên, đó là quốc lộ số 15 nối liền B́nh Định với Pleiku và quốc lộ số 21 nối liền Nha Trang với Ban Mê Thuột.

- Trước khi đánh Ban Mê Thuột, Cộng quân đă cho Trung Đoàn 95-B phong tỏa con đường số 15, đóng chốt ở đèo An Khê và đèo Mang Yang, và Trung Đoàn 25 phong tỏa quốc lộ 21, đóng chốt ở đèo Chu Cúc.

- Tỉnh lộ 7 nối liền Tuy Hoà với Pleiku bị bỏ hoang từ 1954, được lệnh sửa lại để tháo chạy khỏi Pleiku. Trong cơn hoảng loạn, đoàn quân đă bị sư đoàn 320 của Cộng quân truy đuổi và tan rả. Sư đoàn này đă đóng chốt ở đèo Tu Na, Phú Bổn.

- Con đường từ Quảng Đức đến Ban Mê Thuột đă bị Sư Đoàn F-10 của Cộng quân phong tỏa sau khi truy đưổi tàn quân của Trung Đoàn 52 của Sư Đoàn 23 VNCH chạy khỏi Ban Mê Thuột.

Nh́n vào địa thế và t́nh trạng của Cao Nguyên như đă nói trên, không một nhà quân sự chuyên nghiệp nào dám nghĩ đến “di tản chiến thuật” từ Cao Nguyên về Tuy Hoà rồi quay lại tái chiếm Ban Mê Thuột.

Muốn trở lại Cao Nguyên hay tái chiếm Ban Mê Thuột, QLVNCH phải phá vở những cái chốt nói trên. Với lực lượng c̣n lại lúc đó, QLVNCH không thể làm chuyện đó được. Sư Đoàn Dù đă thất bại khi phá chốt Thường Đức ở nam Đà Nẵng năm 1974 và bị tổn thất đến 50%.

Tóm lại, lời biện minh nói trên của ông Thiệu chứng tỏ hoặc ông không có ư niệm chính xác về quân sự hoặc ông chỉ nói ṿng vo để biện hộ cho quyết định sai lầm của ḿnh mà thôi.

2.- Rút khỏi Quân Khu I

Trong chương 3, ông Hưng đă kể lại khá tỉ mỉ những tranh luận giữa Tổng Thống Thiệu và Tướng Ngô Quang Trưởng về việc giữ hay rút khỏi Quân Khu I. Ở đây, ông Hưng phải nhớ rằng mục tiêu cuối cùng của Tổng Thống Thiệu là rút quân khỏi Quân Khu II và Quân Khu I để về lập pḥng tuyến tại Tuy Hoà. Lệnh giữ ba “đầu cầu” (enclaves) (Huế, Đà Nẵng, Chu Lai) rồi lại chỉ giữ một “đầu cầu” (Đà Nẵng) chỉ là tṛ chơi gian trá của Tổng Thống Thiệu nhắm gài cho Tướng Trưởng phải chịu trách nhiệm khi xẩy ra sự thất bại trong việc rút quân.

Ở Huế, v́ không c̣n vận chuyển bằng đường bộ được, ngày 25.3.1975 Tướng Tưởng quyết định cho Thủy Quân Lục Chiến rút ra cửa Thuận An, c̣n Sư Đoàn 1, Biệt Động Quân và Địa Phương Quân xuống cửa Tư Hiền. Tàu Hải Quân sẽ đến đón hai đoàn quân này. Tuy nhiên, trên đường tháo chạy, cả hai đoàn quân vừa bị pháo kích vừa bị địch truy đuổi, nên tan rả, chỉ khoảng 1/3 về tới Đà Nẵng.

T́nh trạng Đà Nẵng lại trở nên rối loạn. Tổng Thống Thiệu không có một quyết định dứt khoát nào về việc giữ hay rút khỏi Đà Nẵng mà để cho Tướng Trưởng tùy nghi quyết định. Khi t́nh h́nh Đà Nẵng không c̣n kiểm soát được, Tướng Tưởng ra lệnh bỏ Đà Nẵng. Ngày 29.3.1975 Đà Nẵng bị thất thủ.

Thật ra, lệnh của ông Thiệu ra lệnh rút khỏi Quân Khu II hay Quân Khu I đều bất khả thi, và đă đẩy đoàn quân vào t́nh trạng hoảng loạn (panic). Khi đoàn quân đă bị đặt vào t́nh trạng hoảng loạn, không phải chỉ Tướng Phú hay Tướng Trưởng, bất cứ người cầm quân nào cũng không c̣n chỉ huy được.

NƯỚC ĐĂ ĐẾN TRÔN VẪN CHƯA BIẾT!

Ở Chương 11, ông Hưng kể lại sau khi từ chức, ông Thiệu đă cố vấn cho Tổng Thống Hương và Chủ Tịch Thượng Viện Lắm hai điểm, thứ nhất là trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng cứ phải theo hiến pháp VNCH, và điểm thứ hai là chớ có trao quyền cho Tướng Minh. Ông Thiệu nói:

“Ông Minh rất nguy hiểm nên dù chức Thủ tướng th́ cũng không nên đề cử, v́ sau đó ông Minh sẽ vận động lên chức Tổng Thống rồi thành lập chính phủ liên hiệp với MTGP.” Bởi vậy “nên chọn Tướng Đôn làm Thủ tướng để ‘neutralizer’ (vô hiệu hoá) Tướng Minh.” (tr. 220 – 221).

Miền Nam sắp mất, Mỹ kéo ông Thiệu xuống và đưa Tướng Minh lên để đầu hàng, nhưng ông Thiệu không hay biết ǵ hết!

Tôi nhớ lại, hôm 29.3.1975, khi Đà Nẵng vừa thất thủ, tôi đă liên lạc với một tham vụ ngoại giao ở Toà Đại Sứ Mỹ, người thường liên lạc với tôi để xin tin tức, và hỏi ông t́nh trạng có c̣n cách nào cứu văn được không. Ông nói: “Chỉ có B52 mới ngăn được đoàn quân của địch, nhưng B52 không c̣n”. Ông bảo tôi chuẩn bị đi.

Sáng hôm sau tôi vào Thượng Viện, người đầu tiên chận tôi lại là Thượng Nghị Sĩ La Thành Nghệ, một đại thương gia tại Sài G̣n. Ông kéo tôi vô pḥng và hỏi: “Anh thấy t́nh h́nh như thế nào?” Tôi chỉ lặp lại lời viên tham vụ ngoại giao nói trên. Ông ta nói ngay: “Đúng rồi! Tôi thấy các ngân hàng và công ty Mỹ ở đây đă thu xếp để đi... Như vậy là Mỹ bỏ miền Nam rồi!”

Chiều hôm đó cậu Hoàng Kim Lân, con Thượng Nghị Sĩ Hoàng Kim Quy, đến năm nỉ tôi nói với ông già mua cho cậu ta một giấy thông hành để đi. Tôi vào nhà ông Hoàng Kim Quy ở góc đường Hàm Nghi và Công Lư. Tôi thấy ông đang thu dọn giấy tờ. Ông bảo tôi ngồi xuống và nói: “Chúng nó sắp vô rồi, chúng nó sẽ cướp của ḿnh hết. Nhưng tôi quá già nên không thể đi được...”. Ông chỉ cái hộp biscuit trên bàn và nói: “Tôi lấy ra đây ít vàng và đem đi gởi, khi ḿnh bị bắt c̣n có cái để ăn, không biết người ta có cướp của ḿnh luôn không!” Tôi nói chuyện cho Hoàng Kim Lân đi, lúc đầu ông ta cự nự, nhưng sau ông cũng đồng ư và nói để ông lo liệu. Hai ngày sau ông cho tôi biết đă mua được Passport cho thằng Lân rồi. Tôi hỏi ông bao nhiêu, ông nói đưa cho Tướng Đặng Văn Quang hai triệu!

Th́ ra đầu tháng 4/1975 các thương gia ở Sài G̣n đă biết Mỹ sắp bỏ miền Nam, nhưng đến ngày 21.4.1975, Tổng Thống Thiệu vẫn chưa biết ǵ hết, vẫn nói chuyện hoang đường!

NH̀N NHẬN BẢN CHẤT ÔNG THIỆU

Dầu sao, trong cuốn “Tâm tư Tổng Thống Thiệu” trong nhiều đoạn, ông Hưng cũng đă thừa nhận một số bản chất của con người Nguyễn Văn Thiệu và chính những bản chất này đă khiến ông Thiệu làm mất nước.

Ông Hưng cho biết, về những quyết định quan trọng, ông Thiệu hay hỏi ư kiến những người khác, nhưng rồi suy nghĩ và làm quyết định một ḿnh. Khi người cố vấn cho ông lại là người ông không tin th́ ông lại làm quyết định ngược lại với lời cố vấn. Chính ông đă nói:

“Tôi luôn là người quyết định. Luôn luôn như vậy. Tôi có thể nghe người khác gợi ư một quyết định, nhưng rồi làm quyết định ngược lại.” (tr. 373).

Ở những đoạn tiếp theo, ông Hưng viết như sau:

Tướng Viên cũng nhận xét rằng “ông Thiệu theo đường lối ‘đọc tài dân chủ’, vơ ngoài dân chủ nhưng bên trong chi phối cả ngành lập pháp và tư pháp.” (tr. 376).

TT Thiệu thường suy gẩm rồi lo lắng, và lo lắng một ḿnh. Thí dụ như sau Hiệp Định Paris th́ ông hết sức lo lắng và đă nghĩ tới việc thu hẹp lănh thổ nhưng trăn trở về hậu quả một quyết định như vậy... nên ông vẫn giữ kín, không bàn bạc với ai. Đến lúc nước tới chân rồi mới chạy, nhưng khi chạy th́ đă trể rồi” (tr. 377).

Ngoại Trưởng Vương Văn Bắc sau này kể lại rằng TT Thiệu “Ít khi nào cho lệnh rơ ràng, trực tiếp. Ông ta hay gợi ư mơ hồ, như “anh liệu lấy mà làm.” Ra khỏi pḥng rồi ḿnh chẳng bao giờ rơ ông ta có đứng đàng sau những ǵ đă quyết định hay không.” (tr. 378).

Chúng tôi có thể tóm lược lại một số đặc tính của ông Thiệu như sau: Độc đoán nhưng thiếu hiểu biết và kinh nghiệm cả về chính trị lẫn quân sự, không có tầm nh́n chiến lược, lại làm việc thiếu khoa học, v.v.

Những hiện tượng này đều do người Pháp và người Mỹ để lại. Các nhà phân tích ngoại quốc đă nhận xét đúng: Trong chiến tranh Việt Nam, người Pháp và người Mỹ đă thay nhau lănh đạo cả về chính trị lẫn quân sự, người Việt chỉ “ăn theo”, nên các nhà lănh đạo miền Nam không có tầm nh́n chiến lược. Ông Thiệu đă lănh đạo quốc gia mà như chỉ huy một đại đội đi hành quân!

Những người lănh đạo Đảng CSVN như Đỗ Muời, Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh... chắc chắn không có tŕnh độ văn hoá cao hơn ông Thiệu, nhưng họ đă cầm quyền được 56 năm v́ họ làm việc theo nguyên tắc “tập thể lănh đạo, cá nhân phụ trách”. Các nước không cộng sản không theo nguyên tắc đó, nhưng theo một nguyên tắc mà người lănh đạo nào cũng phải biết, đó là “Lănh đạo không có nghĩa là ḿnh luôn đúng. Lănh đạo có nghĩa là lắng nghe các ư kiến và chọn ư kiến đúng nhất.” Ông Thiệu không biết nguyên tắc đó nên không biết dùng cái khôn của người khác. Ông đọc mọi báo cáo của các cấp tŕnh lên, thảo luận và bàn hỏi với nhiều người, nhưng không chọn ư kiến đúng nhất mà quyết định theo những suy nghĩ chủ quan của ḿnh.

Ông Thiệu lại là người thiếu tự tin, không tin vào những kết quả tốt do quyết định của ḿnh đem lại, nên luôn t́m cách đổ trách nhiệm cho người khác khi xẩy ra sự thất bại.

NHỮNG HỐI TIẾC VỚ VẪN

Về “mật ước” giữa Tổng Thống Nixon và Tổng Thống Thiệu, ông Hưng có nhận định:

“Giả như TT Thiệu có được những cố vấn hiểu biết rơ những diễn tiến hiến định của Hoa Kỳ (comstitutional process) là “Thượng Viện cố vấn và ưng thuận (advice and consent), và cả hai viện Quốc Hội mới có quyền về chiến tranh (war power) th́ có thể ông đă hành động khác rồi, không chỉ tin tưởng vào cam kết của Tổng Thống Hoa Kỳ mà phải vận động Quốc Hội Mỹ trên căn bản những cam kết này. Nếu như Quốc Hội VNCH được biết và khai thác những văn kiện này với Quốc Hội Hoa Kỳ th́ không thể nào họ có thể ngang nhiên cắt hết viện trợ cho VNCH một cách quá đơn giản như họ đă làm.” (tr. 378).

Ông Hưng đă ở Mỹ rất lâu nhưng lại không hiểu nhiều về cơ cấu chính trường Mỹ. Ở đất nước này, vận động hậu trường (lobby) mới là chính. Các “diễn tiến hiến định” mà ông nói đến chỉ là phần phụ. Tuy nhiên, trong vụ Hoa Kỳ bỏ rơi miền Nam, mọi cuộc vận động hậu trường đều vô ích, v́ “ván đă đóng thuyền” và lịch sử đă sang trang.

Tôi nhớ vào đầu năn 1975, ông Thiệu có nhờ Thượng Viện VNCH lập một phái đoàn qua Mỹ vận động Quốc Hội Mỹ tiếp tục viện trợ cho miền Nam. Phái đoàn này do Thượng Nghị Sĩ Nguyễn Văn Thành, Chủ Tịch Ủy Ban Tài Chánh Thượng Viện cầm đầu. Khi về, phái đoàn đă đến tŕnh bày tại một cuộc họp giới hạn ở Dinh Độc Lập do Tướng Đặng Văn Quang chủ tọa. Tôi có được vào ngồi nghe. Phái đoàn tŕnh bày đại khái rằng các dân biểu và nghị sĩ Hoa Kỳ khuyên ta nên t́m cách để tự tồn tại và chờ thời cơ. Trong hiện tại họ không thể làm ǵ được. Phải đợi khi t́nh h́nh đổi thay, họ mới có thể giúp.

Đây là những lời khuyên rất quan trọng, nhưng ông Thiệu chẳng quan tâm ǵ. Ông chỉ muốn biết có thêm viện trợ hay không mà thôi!

Ông Hưng có nhắc lại rằng trước khi lên chức Tổng Thống, ông Nixon đă tuyên bố:

“Cuộc chiến ở Việt Nam là một sự đương đầu – chẳng phải là giữa Việt Nam Cộng Hoà và Việt Cộng hay giữa Hoa Kỳ và Việt Cộng – mà chính là giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng.”

Ông Hưng đặt câu hỏi: “Như vậy những thành công ở miền Nam cũng chỉ là để phục vụ cho chiến lược của Hoa Kỳ đối với Trung Cộng?” (tr. 301)

Câu hỏi của ông Hưng thật vớ vẫn! Đến hôm nay ông Hưng mới biết chuyện đó sao? Từ lâu, ai cũng biết Mỹ yểm trợ VNCH, yểm trợ Đài Loan và yểm trợ Nam Hàn để biến những nước này thành công cụ đối phó với Trung Cộng. Đây là chuyện hiển nhiên, không c̣n phải tranh luận. Vấn đề phải tranh luận là tại sao Mỹ không bỏ Đài Loan, không có Nam Hàn mà bỏ VNCH?

Ở Chương 15, ông Hưng cho rằng Kissinger “Cứ đổ cho miền Nam bất lực là xong chuyện”. Nhưng nếu ông Hưng đọc kỹ những bản phân tích về việc Tổng Thống Thiệu bất thần can thiệp và phá vở kế hoạch hành quân Lam Sơn 719 ở Hạ Lào năm 1971, gây tổn thất lớn cho quân đội Mỹ cũng như quân đội VNCH, ông Hưng mới thấy chính phủ Mỹ đă thất vọng về cách lănh đạo của Tổng Thống Thiệu như thế nào. Đây là một kế hoạch đă được Quân Lực Hoa Kỳ và QLVNCH phối hợp thành lập rất công phu, nhưng ông Thiệu đă làm hỏng. Sự thiếu khả năng (incompetence) của nhà lănh đạo VNCH mà Kissinger đă đề cập tới phát xuất từ vụ này.

Việc Tổng Thống Thiệu điều khiển cuộc chiến sau Hiệp Định Paris không theo binh pháp nào làm miền Nam bị sụp đổ một cách nhanh chóng đă chứng minh sự thiếu khả năng của ông Thiệu là thật sự chứ không phải do Kissinger “đổ cho”

Khi thấy VNCH không thể chận đứng được sự bành trướng của Trung Cộng, Hoa Kỳ quyết định xoá bàn rồi dùng CHXHCNVN thay thế VNCH. Đây là công việc đang được Hoa Kỳ tiến hành. Chính sách của nước lớn là như thế. Họ thấy điều ǵ có lợi cho nước họ là họ làm. Nước nhỏ “Khôn th́ sống, bống th́ chết”.

Để kết luận, chúng tôi xin nói với ông Hưng và những người c̣n mang tâm trạng như ông Hưng: Khi đa số các bí mật lịch sử đă được bạch hoá, giai đoạn ca tụng và bênh vực lănh tụ đă hết. Chúng ta đang đi vào giai đoạn làm sáng tỏ lịch sử.

Ngày 15.6.2010

Lữ Giang
 

 

TIẾN SĨ NGUYỄN TIẾN HƯNG VỚI LƯ LỊCH TRÍCH NGANG...

Subject: VÀI D̉NG VỀ NGUYỄN TIẾN HƯNG.
From: Minh Vơ
To: Như Tâm
Date: Wednesday, June 16, 2010, 4:32 PM

 

VÀI D̉NG VỀ NGUYỄN TIẾN HƯNG.


Trước hết, nếu Em muốn nói chuyện về ai, điều chủ yếu là Em cần phải có tin tức chính xác về người đó.
Sau đây là những nét sơ yếu được coi là rất chính xác và có tính công khai (authentic) về Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng  : Ông Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng sinh ngày 1 tháng 11 năm 1935 tại Nga Sơn Thanh Hóa trong một gia đ́nh Công Giáo lâu đời, Ông Hưng tốt nghiệp Cử Nhân Toán Học và Luật tại Đại Học Sài G̣n (Bachelor's degree in mathematics and law from University of SaiGon.) Năm 1957 Ông nhận được học bổng của chính phủ Hoa Kỳ và sang Hoa Kỳ học về Kinh Tế tại Đại Học Virginia. Ông Hưng khởi sự học về Kinh Tế tại Đại Học Virginia vào năm 1958, năm 1960 Ông Hưng đậu Masters Degree, điều nầy chứng tỏ rằng Ông Hưng được biệt đăi nên chỉ phải học hai năm Masters Degree thôi mặc dầu ở Việt Nam Ông Hưng chỉ đậu Cử Nhân Toán và Cử Nhân Luật. Năm 1965 Ông Hưng nhận được chứng chỉ Ph D in Economics của Đại Học Virginia, sau đó Ông Hưng làm việc cho Cộng Đồng Virginia (Commonwealth of Virginia), trước khi làm việc cho Cộng Đồng Virginia Ông Hưng đă từng làm giáo sư cho trường Wesleyan College ở North Carolina từ năm 1963 và là Phụ Giáo Sư (Assistant Professor) về Kinh Tế tại Đại Học Howard vào năm 1965 (xin chớ nhầm với Đại Học Harvard của Tiểu Bang Massachusetts, Đại Học Howard là một Đại Học của Thủ Đô Washington DC nằm trong vùng đất thuộc Tiểu Bang Virginia (Washington DC năm trên hai Tiểu Bang, đó là Virginia và Maryland, tên đầy đủ của nó là Washington District of Columbia). Ông Hưng khởi sự làm việc cho IMF từ đầu năm 1966 đến năm 1969, sau đó Ông Hưng được sự giới thiệu đặc biệt để làm Ủy Viên Kế Hoạch vào năm 1973 (Ngày 27 tháng giêng năm 1973 Hiệp Ước Paris đă được kư kết, như vậy chứng tỏ rằng "cây bài Nguyễn Tiến Hưng đă được xuất hiện trong canh bạc chính trị, sau khi người Mỹ đă bắt tay với kẻ thù của VNCH). Ngày 28 tháng 11 năm 1974 Ông Nguyễn Tiến Hưng được bổ nhiệm giữ chức vụ Bộ Trưởng Bộ Phát Triển Kinh Tế và Kế Hoạch (He was named Minister of Economic Development and Planning on 28, 1974).
Qua những tin tức đă nêu, chúng ta thấy Ông Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng đă được giới thiệu đặc biệt để vào làm việc cho Ông Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu vào đúng thời điểm sau khi người Mỹ đă kư kết với CSVN. Năm 1969 khi Ông Hưng c̣n làm việc cho IMF th́ Hội Nghị Paris giữa Mỹ và CSVN đă họp được 1 năm (Hội Nghị Paris 1968-1973).
Qua ba cuốn sách mà Ông Nguyễn Tiến Hưng đă viết, ta thấy rơ cái ư nghĩa cốt lơi (Essential sense) của nó là : "Người Mỹ đến Việt Nam để phục vụ cho quyền lợi của nước Mỹ, Ông Ngô Đ́nh Diệm bị đảo chánh và bị giết, rồi Ông Thiệu được lên làm Tổng Thống cũng do quyền lợi của nước Mỹ. Nhưng cho đến khi t́nh h́nh biến chuyển, người Mỹ kư kết với CSVN và bỏ rơi VNCH cũng do quyền lợi của nước Mỹ.
Không hiểu rằng có ai "đặt hàng" Ông Nguyễn Tiến Hưng không ? Nhưng căn bản của những cuốn sách do Ông Hưng viết ra đều có chung một ư nghĩa chủ yếu : "Người Mỹ làm việc để phục vụ quyền lợi của nước Mỹ", từ đây toát ra một ngụ ư được hiểu ngầm, tiếng Pháp gọi là : "Sous entendue", ư nghĩa đó là : "Người Mỹ không thua ở Việt Nam". "Khi đồng minh tháo chạy, bỏ mặc cho QLVNCH bị bức tử, chỉ v́ quyền lợi của nước Mỹ đă chuyển hướng, canh bạc chính trị đă thay đổi cách chơi rồi".
Theo Anh nghĩ, Ông Nguyễn Tiến Hưng viết để biện minh cho Mỹ về chiến tranh Việt Nam. Ông nêu ra trường hợp Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu với ngụ ư : "Làm việc cho Mỹ th́ phải giữ mạng, nếu không sẽ bị giết." Khi viết về Ông Nguyễn Văn Thiệu, từ đầu cho đến cuối, Ông Nguyễn Tiến Hưng chỉ nêu ra một đặc điểm vế Ông Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu : "Đa nghi, sợ bị Mỹ đảo chánh và sợ bị Mỹ giết chết như Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm" bởi v́ chính Ông Nguyễn Văn Thiệu đă mang Sư Đoàn 5 về làm lực lượng chủ yếu để đảo chánh Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm.
Trên căn bản về ư tưởng, tất cả những cuốn sách của Ông Tiến Sĩ Kinh Tế Nguyễn Tiến Hưng đều soi sáng cho danh dự của người Mỹ trong Chiến Tranh Việt Nam, đó là Người Mỹ luôn phục vụ quyền lợi của nước Mỹ. Riêng về Quyền Lợi th́ Quyền Lợi không bao giờ phân biệt Bạn hay thù. Tại Việt Nam, người Mỹ đă bắt tay với CSVN và để mặc cho VNCH bị giải thể, chỉ v́ quyền lợi của nước Mỹ.
 Bài học rút ra là : "Đối với những người theo chủ nghĩa thực dụng, nếu ḿnh tự đánh giá thấy rằng : ḿnh không có lợi họ, trước hết hăy tránh xa họ để không bị chết một cách lăng nhách".


Hẹn Em thư sau. 
 
 

Ngoại Kissinger và Tổng Thống Thiệu



 

 

 

  

 

                                                       

 

 

 

                                                                                                

 

 

 

  http://www.chinhnghia.com/

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: