MINH THỊ
Bài trong trang này nhằm cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu tham khảo, điều nghiên của Người Việt Quốc Gia trong tinh thần "tri kỷ, tri bỉ", " biết ta, biết địch" để nhận rơ những âm mưu, quỷ kế, ngôn từ và hành động của kẻ thù và có phản ứng, đối sách kịp thời. V́ mục đích chiến đấu chống kẻ thù chung là Cộng Sản nên nhận được bài cùng lập trường là chúng tôi tiếp sức phổ biến. V́ thế có những tác gỉa chúng tôi đăng bài nhưng chưa liên lạc được. Nếu tác gỉa nào cảm thấy không hài ḷng xin liên lạc qua email, chúng tôi sẽ lấy bài của quư vị xuống trong ṿng 48 tiếng.
Trang Chủ . Kim Âu . Lưu Trữ . Báo Chí . BBC . RFI . RFA . Tác Giả . Kỹ thuật . Dịch Thuật . Quảng Cáo . Groups . Portal . Forum .Tinh Hoa . Da Lat . Thư Quán . ChinhNghiaMedia . Liên lạc
US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn
NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn
Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám
MINH THỊ
Bài trong trang này nhằm cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu tham khảo, điều nghiên của Người Việt Quốc Gia trong tinh thần "tri kỷ, tri bỉ", " biết ta, biết địch" để nhận rơ những âm mưu, quỷ kế, ngôn từ và hành động của kẻ thù và có phản ứng, đối sách kịp thời. V́ mục đích chiến đấu chống kẻ thù chung là Cộng Sản nên nhận được bài cùng lập trường là chúng tôi tiếp sức phổ biến. V́ thế có những tác gỉa chúng tôi đăng bài nhưng chưa liên lạc được. Nếu tác gỉa nào cảm thấy không hài ḷng xin liên lạc qua email, chúng tôi sẽ lấy bài của quư vị xuống trong ṿng 48 tiếng.
Hồ sơ vụ đổ vỡ nội bộ Hệ thống Truyền Thông Việt Nam Hải Ngoại
Những lập luận khá lạ đời và ngây thơ?
Mai Loan
Hồ sơ vụ đổ vỡ trong nội bộ của Hệ Thống Truyền Thông Việt Nam Hải Ngoại (VNHN) giờ đây đă trở thành một cuộc tranh luận khá rắc rối với sự tham dự của nhiều người đứng trong hàng ngũ của hai phía bênh và chống rơ ràng với nhiều bài viết bênh vực hoặc phản biện thẳng thừng, nhưng cũng dễ khiến cho nhiều người dễ hoang mang nếu như không được dịp theo rơi nội vụ ngay từ lúc đầu, kể cả những người từng sinh hoạt hay làm việc trong ngành truyền thông.
Tưởng cũng nên nhắc lại, là tuy đă được thành lập hơn 12 năm và có làn sóng phát thanh tại nhiều thành phố khác nhau trên nước Mỹ cũng như tại Âu Châu và khắp nơi trên thế giới nhờ vào hệ thống thông tin Internet, đài VNHN lại không là một tiếng nói quen thuộc được nhiều người biết đến tại những nơi có đông người Việt cư ngụ nhất như những thành phố Houston và Dallas tại tiểu bang Texas, cũng như tại hai vùng nam và bắc California. Lư do là v́ cư dân người Việt đông đảo tại những vùng này đă có khá nhiều các đài truyền thanh và truyền h́nh tư nhân phục vụ nhu cầu thông tin và giải trí với những chương tŕnh rất đa dạng và sinh động của các đài này, vốn sống nhờ phần lớn vào thu nhập từ các phần quảng cáo thương mại, rao vặt và mục thông cáo, chúc mừng hay phân ưu trong đời sống người dân.
Đài VNHN thật ra chỉ phát thanh tại các thành phố nhỏ mà số dân và dịch vụ thương mại của người Việt tương đối giới hạn. Do đó, đài không thể sống bằng tiền quảng cáo như các đài phát thanh tiếng Việt tại California và Houston. Ngược lại, theo như lời nhận định của bà Ngô Thị Hiền, chị ruột của ông tổng giám đốc đài Ngô Ngọc Hùng và cũng là một người biết rơ về đài ngay từ những ngày đầu mới thành lập, đài VNHN chỉ có thể sống c̣n với những món tiền đóng góp $5, $10 Mỹ-kim ủng hộ hàng tháng từ những thính giả có ḷng, hoặc những chương tŕnh vận động quyên góp gây quỹ giúp đài được tổ chức thường niên. Bù lại, đài cũng nhận được sự hợp tác cần thiết và quư báu từ đa số các cộng tác viên từ khắp nơi, v́ chung lập trường chống Cộng và lư tưởng tranh đấu cho tự do dân chủ, đă t́nh nguyện hết ḷng làm việc không lănh thù lao trong suốt thời gian qua.
SƠ LƯỢC NỘI VỤ ĐỔ VỠ.
Vụ đổ vỡ trong nội bộ của đài VNHN chỉ bùng nổ ra ngoài vào giữa tháng 9 vừa qua sau khi một lá thư của ông Hồng Phúc, giám đốc chương tŕnh của đài, được tung ra rộng răi trên mạng thông tin Internet để giải thích về lư do v́ sao ông đă phải từ chức, trong đó có những cáo buộc khá nghiêm trọng về lập trường bắt đầu chao đảo (qua việc bí mật tiếp xúc nhiều lần với nhân viên của toà đại sứ Việt Cộng tại vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn) của một vài nhân vật quan trọng trong đài từ tổng giám đốc Ngô Ngọc Hùng cho đến cặp vợ chồng giám đốc giao tế Dương Văn Hiệp và giám đốc tài chánh Lưu Lệ Ngọc.
Khách quan mà nói, vụ xin từ chức và rút khỏi đài VNHN của ông giám đốc chương tŕnh Hồng Phúc đă bắt đầu từ ngày 15-6-2009, tức là trước đó khoảng 3 tháng. Và quả t́nh là ông Hồng Phúc không cố ư đánh phá theo kiểu nhân viên bị sa thải nên quay sang nói xấu chủ cũ (theo như luận điệu giải thích của một số những người biện minh cho phe c̣n lại trong đài), bởi v́ ông đă viết thư trần t́nh tất cả những lư do nghiêm trọng khiến ông bắt buộc phải ra đi, và đề nghị ban giám đốc nên có những lời giải thích trong nội bộ với các cộng tác viên xa gần trong đài. Nhưng điều đáng tiếc là ban giám đốc đă không dám đối diện với sự thật bằng cách loan tin ngay thẳng cho mọi thính giả cũng như các cộng tác viên biết về sự rút lui của một vị giám đốc chương tŕnh, mà thay vào đó bằng những đoạn giải thích xa gần và không đầy đủ về sự vắng mặt này qua một vài chương tŕnh trả lời thư tín hàng tuần, vô t́nh khiến nhiều người đâm ra hoang mang hơn.
Theo nhận xét của ông Hồng Phúc, và điều này xét ra cũng rất xác đáng dựa theo những nhận định của nhiều cộng tác viên khác rút lui sau này cũng như của những người khách quan t́m hiểu sự thật, th́ ban giám đốc đài VNHN đă lợi dụng phương tiện của ḿnh để đưa ra những thông tin sai sự thật về cá nhân ông, cũng như không dám nêu thẳng những lư do v́ sao ông đă rời khỏi đài. Sau khi đă nhẫn nhịn chịu đựng không lên tiếng v́ không muốn gây xáo trộn cho sinh hoạt cũng như làm suy giảm niềm tin của thính giả giành cho đài VNHN trong thời gian 3 tháng, nhưng v́ thấy ban giám đốc đài đă không đưa ra một lời giải thích nào cho thính giả và các cộng sự viên về việc làm của ḿnh, mà ngược lại c̣n có những dư luận bôi bẩn cá nhân ông được tiếp tục loan truyền hầu đánh lạc hướng, nên vào ngày 6-9-2009 ông đă gửi một bức thư luân lưu trong nội bộ đài VNHN để công khai hoá lư do ông rời đài. Những hồ sơ liên lạc trong nội bộ dưới dạng điện thư email mà người viết bài này đọc được (từ những nguồn xuất xứ thân cận với cả hai phe Hồng Phúc và ban giám đốc) cho thấy là trong thời gian này, đă có nhiều nỗ lực của nhiều cộng tác viên xa gần t́m cách hàn gắn những đổ vỡ (kể cả những cố gắng của một vài nhân vật trung gian xuống tận tiểu bang Kansas của ông Hồng Phúc để giảng hoà) với những đề nghị thiết thực như mở một cuộc họp trong nội bộ để mọi người được biết rơ tự sự, và có thể đả thông những hiểu lầm nếu có.
Tuy nhiên, phía ban giám đốc, đặc biệt là từ ông tổng giám đốc Ngô Ngọc Hùng, đă vô t́nh hay cố ư t́m cách tránh né việc giải quyết trực tiếp và ngay thẳng cuộc khủng hoảng nội bộ này dưới những h́nh thức “ném bùn sang ao” bằng cách chuyển nhượng trách nhiệm này cho những người khác không có thẩm quyền. Hồ sơ trong nội bộ cũng cho thấy là về phía vợ chồng Dương Văn Hiệp và Lệ Ngọc dường như không mấy mặn mà cho giải pháp hoà giải giữa đôi bên, với lập luận khá cứng rắn theo kiểu “có duyên sẽ đến, hết duyên sẽ ra đi” và “có cần thiết phải có buổi họp ở DC hay không?” để giải quyết những xung đột theo như nguyên văn lời lẽ trong những bức thư trao đổi. Tuy nhiên cho đến lúc này, mọi thính giả của đài VNHN đều chưa hề biết đến những lời cáo buộc của ông Hồng Phúc về lập trường sai trái và nguy hiểm của ban giám đốc đài với những sự kiện như tiếp xúc với nhân viên của sứ quán Việt Cộng.
Đồng thời, vài ngày sau đó (14-9-2009) đă có một bức email lưu chuyển trong nội bộ và lời trần t́nh trên làn sóng điện của ông tổng giám đốc Ngô Ngọc Hùng để biện minh cho việc v́ sao “chúng tôi tiếp xúc với đảng viên Cộng Sản”. Mặt khác, vợ chồng ông bà Dương Văn Hiệp và Lưu Lệ Ngọc trong một buổi họp tại đài VNHN cũng đă nh́n nhận trong tiệc sinh nhật của bà Lệ Ngọc tại nhà hàng Heeben ở Virginia có mặt hai cán bộ của Toà Đại Sứ Việt Cộng đến dự. Như thế tức là những điều cáo buộc của ông Hồng Phúc trước đó đă được các đương sự nh́n nhận là sự thật.
V́ thế nên ông Hồng Phúc đă tung ra bức thư đề ngày 17-9-2009 để cho mọi người được biết rơ nội t́nh và giải thích lư do ông cô đơn và không thể làm ǵ được ngoài việc rút lui để bầy tỏ lập trường của ḿnh, v́ ban giám đốc có 4 người mà có đến 3 người đă giao du với Việt Cộng. Vấn đề c̣n lại là của thính giả, của cộng đồng, các hội đoàn, đoàn thể, các cơ quan truyền thông khác và các cộng tác viên của đài VNHN. Ông mong mỏi được nghe tiếng nói dơng dạc, được đọc những ḍng cao kiến của họ trên giấy trắng mực đen về lập trường của họ. Bức thư của ông Hồng Phúc chính thức gửi ra công luận khắp nơi trên diễn đàn Internet cho thấy sự quan tâm đáng ngại của ông (cũng như đối với những người chống Cộng) trước những việc làm của những người c̣n lại trong ban giám đốc, nhất là vụ gặp gỡ với các viên chức của Toà Đại Sứ Việt Cộng trong buổi tiệc sinh nhật của bà Lệ Ngọc.
Đến lúc này th́ trận chiến giữa hai bên bắt đầu nổ lớn với nhiều tiếng nói được phát lên trên làn sóng và khiến cho nhiều thính giả thêm hoang mang (những người ở xa hoặc không theo rơi các chương tŕnh của đài VNHN th́ càng mù mờ hơn nữa). Vào những ngày sau đó, ban giám đốc đài ra một bức thư trả lời những cáo buộc của ông Hồng Phúc với nội dung cũng khẳng định lập trường chống Cộng, và biện minh vụ gặp gỡ nhân viên toà đại sứ Việt Cộng là do một người thứ ba (bạn của bà Lệ Ngọc) làm. Tuy nhiên về sau này, người ta mới phát giác thêm rằng đây không phải là một hành động đơn lẻ và bất ngờ ngoài dự trù, do những người bạn riêng của bà Lệ Ngọc muốn làm một cú “surprise” (bất ngờ), bởi v́ cũng đă có một cuộc tiếp xúc khác tại tư gia của ông bà Hiệp – Lệ Ngọc vào dịp Tết với những người bên phía Việt Cộng.
Cũng trong thời gian này, ban giám đốc đă yêu cầu các cộng sự viên khắp nơi lên tiếng bày tỏ ư kiến trong các chương tŕnh của ḿnh. Việc lời qua tiếng lại giữa hai phía bênh và chống tạo nên một h́nh ảnh “phe ḿnh đánh phe ta” dữ dội khiến nhiều người có ư thức bắt đầu quan tâm và lo ngại cho sự chia rẽ này và đề nghị một giải pháp “hưu chiến” cho đến khi hai bên có thể gặp gỡ và mọi người có thể t́m hiểu rơ hơn. Tuy vậy, việc này cũng không thành công v́ nhiều cộng sự viên ủng hộ đài đă “hăng máu” kết án ông Hồng Phúc với những lời lẽ nặng nề không khác ǵ những màn đấu tố và dẫn đến sự chia rẽ nặng nề hơn giữa các cộng sự viên đă từng hợp tác lâu năm dưới làn sóng này.
V́ thế nên một số các cộng tác viên khác như hai ông Đoàn Trọng Hiếu và Thái Văn Hoàng (tại New Mexico) đă lên tiếng phản đối và “chính thức xin rút lui khỏi hệ thống truyền thanh VNHN với lư do chính không phải là tin tưởng vào những lời tố cáo của ông Hồng Phúc, mà là để phản đối thái độ và cung cách hành xử của ban giám đốc đài VNHN trong những ngày qua.” Ngoài ra, một cộng sự viên tích cực khác là Huỳnh Quốc B́nh (tại Oregon), người phụ trách chương tŕnh thời sự có tên là “Chúng ta và Thời cuộc”, cũng bị cướp diễn đàn và khoá họng trong 45 phút ngay trên chương tŕnh của ḿnh để ban giám đốc gài cho những người khác cùng phe gọi vào tấn công ông Hồng Phúc, và ban giám đốc Đài sau đó biện minh là v́ trở ngại kỹ thuật.
Quá tức giận, ông B́nh đă phản đối hành động này và xin rút lui khỏi Đài v́ ban giám đốc và nhiều người khác đă dùng những biện pháp để “bịt miệng” ông ta ngay trên chính chương tŕnh do ông phụ trách bằng những mánh khoé về kỹ thuật “chỉ có thể gạt những người không am tường”.
BIẾN CHUYỂN MỚI HAY Đ̉N PHÉP?
Vào khoảng một tháng sau đó, nội vụ bỗng nhiên có một biến chuyển khá kỳ lạ với một bức thư từ chức của hai giám đốc về giao tế và tài chánh của đài phát thanh VNHN. Hơi kỳ lạ là v́ h́nh thức của vụ từ chức này không giống với cung cách b́nh thường và nghiêm túc đúng nghĩa của một việc làm và quyết định quan trọng như vậy, chưa kể là văn phong trong bức thư có phần hơi yếu kém của một nhân vật đảm nhiệm trách vụ giao tế của một đài phát thanh lớn.
Đó là bức thư có nội dung từ chức được viết trên email không bỏ dấu tiếng Việt nên có thể gây khó khăn, hoặc hiểu lầm hay không rơ nghĩa ở một vài từ ngữ, rơ ràng là một hiện tượng khá kỳ lạ và khó hiểu từ một vị giám đốc giao tế. Nhất là khi vụ này liên quan đến một bức thư xin từ chức của một nhân vật cao cấp trong một đài phát thanh lớn vừa mới trải qua một vụ căng thẳng nội bộ khi một vị giám đốc chương tŕnh đă tự nguyện rời khỏi đài với nhiều cáo buộc nghiêm trọng về việc làm của nhiều thành viên khác trong ban giám đốc.
Xét về mặt h́nh thức, bức thư từ chức này có phần yếu kém và không đúng với những nguyên tắc về sinh hoạt và điều hành, chưa kể là có nhiều lỗi lầm về chính tả và văn phạm, rất thiếu khả năng chuyên nghiệp cần phải có của một viên chức giám đốc đài phát thanh, nhất là về mặt giao tế nhằm mục đích thu phục cảm t́nh của người ngoài. Trước đó, nhiều người đă mô tả rằng ông Hồng Phúc được biết đến như là một nhà báo có tài ăn nói lưu loát và chững chạc hơn ông Ngô Ngọc Hùng, tuy là tổng giám đốc nhưng không có tài ăn nói và lập luận có thể không vững vàng, mạch lạc bằng. Trong một vài lần ông Hùng lên làn sóng giải thích khá giông dài về một số điều và không đi thẳng vào vấn đề, th́ quả t́nh là đài phát thanh VNHN cần nên có thêm những nhân sự có khả năng hơn để bổ túc cho những thiếu sót trầm trọng và tai hại của những người trong ban giám đốc như các ông Hùng và Hiệp.
Trong bức điện thư xin từ chức, tác giả Dương Văn Hiệp lại c̣n ghi lẫn lộn giữa tôi và chúng tôi (ám chỉ hai vợ chồng). Bức thư nhập đề bằng chủ từ ngôi vị số một (Tôi rất hạnh phúc và hân hạnh . . .) để rồi sau đó
lại chuyển sang “chúng tôi” trước khi xác nhận lại cá nhân người viết (Dương Văn Hiệp) và sau cùng lại kết thúc lá thư bằng tên của hai người Dương Văn Hiệp – Lưu Lệ Ngọc!
Thoạt mới nh́n, bức điện thư có vẻ như gửi cho những người trong nội bộ của đài VNHN, nhưng ngay trong lời thưa gửi ở đầu thư đă có phần ghi rơ “Đồng kính gởi các Cộng Đồng, Đoàn Thể người Việt Quốc Gia vùng Hoa Thịnh Đốn , phụ cận, Phila . . . và các cô bác thính giả của HTTTVNHN”, tức là mặc nhiên gửi ra cho mọi công chúng cùng biết. (Thế nhưng, lại không thấy có đề gửi cho các cơ quan truyền thông, báo chí, chẳng lẽ lại chẳng cần quan tâm đến thành phần này?) Được biết, ban giám đốc của đài VNHN có bốn nhân vật chính là tổng giám đốc Ngô Ngọc Hùng, giám đốc điều hành và tài chánh Lưu Lệ Ngọc, giám đốc giao tế Dương Văn Hiệp, và giám đốc chương tŕnh Đinh Quang Trung (lên thay ông Hồng Phúc từ chức). Nếu như cả hai vợ chồng ông bà Hiệp và Lệ Ngọc cùng xin từ chức th́ trên nguyên tắc chỉ có ông Hùng mới là người có thẩm quyền để quyết định và thông báo.
Ấy vậy mà trong một bức điện thư nội bộ, ông tân giám đốc chương tŕnh Đinh Quang Trung lại nói rằng ông không chấp nhận quyết định xin từ chức này (nội quy nào cho ông cái quyền đó?) và giải thích một cách cụ thể rằng nếu không có bàn tay của bà Lệ Ngọc th́ lấy ai ra người để chu toàn được trọng trách nuôi dưỡng đài, không biết đài sẽ sống thêm bao nhiêu tháng nữa khi phí tổn hàng tháng từ 30 đến 40,000 Mỹ-kim nếu như không có bàn tay lo liệu của Lệ Ngọc! (Cũng nhờ sự tiết lộ này mà người ta cũng biết được phần nào sự thật v́ sao mà ông tổng giám đốc và nhiều người không dám đụng chạm đến vợ chồng Hiệp – Lệ Ngọc v́ sợ “bể nồi cơm” đài VNHN.) Nhưng từ đó cho đến nay, đă không có một bức thư hay một tin tức chính thức nào được loan ra từ phía ông Hùng. Cũng như không có một bức thư nào được coi như là văn bản chính thức, được đánh máy lại cho kỹ lưỡng và bớt sai sót hơn, của ông Hiệp để làm một thứ tài liệu chính thức hầu chứng tỏ sự nghiêm túc và chuyên nghiệp của ḿnh, một h́nh thức bầy tỏ sự kính trọng đối với mọi người liên hệ cũng như các thính giả của đài trên khắp nơi.
Về mặt nội dung, bức điện thư xin từ chức đưa ra một số những lư do để biện minh rất yếu ớt cho những hành động của cặp vợ chồng Dương Văn Hiệp và Lệ Ngọc khi tiếp xúc với nhân viên của toà đại sứ Việt Cộng.
Trong lúc đó, thỉnh thoảng thính giả cũng nghe được những lời biện minh rời rạc của các ông Ngô Ngọc Hùng và Đinh Quang Trung về những hành động tiếp xúc với các nhân viên toà đại sứ Việt Cộng, thường là do thính giả gọi vào chất vấn chứ không phải do họ tự nguyện kể ra. Lập luận của những người này nhằm muốn nói rằng họ không ái ngại chuyện gặp gỡ v́ đây là dịp may hiếm có để hướng dẫn cho những thành phần phía bên kia (ám chỉ Việt Cộng) thuộc thế hệ trẻ có thể chưa biết rơ về lịch sử và lập trường, chính nghĩa của phe quốc gia, rằng đây là cơ hội tốt khiến họ có thể “chiêu hồi” được những người cán bộ của Việt Cộng.
Những người có chút hiểu biết và suy luận cũng nhận chân ra mức độ thiếu khả tín và khó thuyết phục được của những luận điệu ấu trĩ kiểu này. Thứ nhất là v́ những người nói lên câu đó đă đánh giá quá thấp những cán bộ của Việt Cộng được đưa ra hải ngoại, và đánh giá quá cao về khả năng và kiến thức của ḿnh có thể thuyết phục những cán bộ này tin tưởng vào những điều chúng ta giải thích cho họ nghe. Kế đến, “chính sách chiêu hồi” được thực hiện dưới thời Việt Nam Cộng Hoà có sức thu hút tự nhiên v́ những anh lính bộ đội đang bị đói rét trong rừng hoặc ở trong những điều kiện thiếu thốn trên chuyến đường gian khổ vượt Trường Sơn từ Bắc vào Nam và phải trốn chạy những trận mưa bom, sẵn sàng bỏ hàng ngũ của Việt Cộng để nhập vào đời sống ở miền Nam sung túc và tự do hơn nhiều một khi họ bị bắt hoặc có cơ hội để ra đầu quân, trái hẳn với những lời giáo điều sai lầm mà họ đă bị đầu độc trước đó. Việc bỏ hàng ngũ để được chiêu hồi là điều hiển nhiên và dễ hiểu v́ các cán binh Việt Cộng sẵn sàng bỏ cái nghèo đói để quay sang với cái cộng đồng giầu có và sung túc là xă hội VNCH ở miền nam thời ấy. Trong t́nh cảnh hiện nay, đài phát thanh VNHN có được lợi ích cụ thể ǵ để có thể cám dỗ được những thành phần trong toà đại sứ Việt Cộng, vốn là những người được nhiều ưu đăi và giầu có trong nước để có thể được đưa ra hải ngoại, sẽ chịu từ bỏ hàng ngũ để về đầu quân?
Hỏi tức là trả lời.
SỰ NHẬP TRẬN ỦNG HỘ CỦA NHỮNG NHÀ VĂN VÀ TỔ CHỨC?
Tuy vụ đổ vỡ của đài VNHN mang tính cách nghiêm trọng với những lời cáo buộc ban giám đốc đài đă có hành động tiếp xúc bí mật với cán bộ của sứ quán Việt Cộng, nhưng măi đến đầu tháng 11, th́ tổ chức cộng đồng tại vùng thủ đô mới có phản ứng qua một thông cáo của ông chủ tịch Đỗ Hồng Anh kư tên. Chẳng biết những người hăng say tranh đấu cho lư tưởng tự do dân chủ và quyết tâm giữ vững lập trường chống Cộng tại hải ngoại ở vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn đă tốn bao nhiêu công sức và thời gian để điều tra nội vụ mà đợi đến giờ này mới đi đến những quyết định thích ứng?
Bản thông cáo của Cộng đồng Việt Nam vùng thủ đô DC, Maryland và Virginia được soạn sau phiên họp của hội đồng chấp hành và văn pḥng thường trực cuối cùng cũng chỉ đưa ra được 5 điểm nhận định chính thức.
Mở đầu, thông cáo nói rằng “Cộng đồng VN không thể chấp nhận trong lúc này bất cứ một cuộc tiếp xúc, giao du nào giữa người Việt quốc gia với cán bộ CSVN dưới bất cứ h́nh thức nào, bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào, với bất cứ lư do ǵ và trong bất cứ t́nh huống nào.”
Thế nhưng liền sau câu khẳng định mạnh mẽ không thể nào tha thứ cho những hành động bắt tay với cán bộ Việt Cộng dù dưới bất cứ h́nh thức nguỵ biện nào đi chăng nữa, bản thông cáo của Cộng đồng VN do ông Đỗ Hồng Anh kư tên đă đưa ra thêm 4 nhận định tiếp theo, trong đó xác nhận hệ thống đài VNHN đă tiếp xúc với Việt Cộng (một hành động không thể biện minh, chấp nhận hay tha thứ dưới bất cứ lư do ǵ) nhưng cũng nói thêm rằng đă không thấy có một hậu quả nào có thể gọi là làm lợi cho CSVN và gây nguy hại cho công cuộc đấu tranh của người Việt quốc gia chúng ta. Bản thông cáo tiếp tục đề cao công lao của đài VNHN trong suốt 12 năm qua, và sau cùng “kêu gọi đồng hương và các hội đoàn hăy đề cao cảnh giác trước những âm mưu thừa nước đục thả câu, đánh phá cùng xúi giục các hội đoàn và cá nhân nhằm triệt hạ uy tín và làm sụp đổ các cơ quan truyền thông là nơi có những tiếng nói chống cộng hữu hiệu để dọn đường cho công cụ tuyên truyền của CSVN xâm nhập và lũng đoạn hàng ngũ người Việt quốc gia theo Nghị Quyết 36 của chúng.”
Nội dung của bức thông cáo này với lời minh định cương quyết ở phần đầu và những phần sau đó hoàn toàn đi ngược lại một cách mâu thuẫn khiến cho khách bàng quan cũng phải giật ḿnh và ngạc nhiên trước tŕnh độ suy luận và phán xét rất ấu trĩ và ngây thơ của những vị ngồi họp trong cái gọi là hội đồng chấp hành và văn pḥng thường trực này. Cũng may là những vị này chỉ điều hành một tổ chức cộng đồng hữu danh vô thực, chứ giá mà họ điều hành một chính phủ như dưới thời VNCH chẳng hạn, họ cũng có khả năng và trí thông minh tương tự để có thể đưa ra những thông cáo tương tự kiểu như “Phủ tổng thống xét rằng không thể chấp nhận cho những viên chức cao cấp của chính phủ như Huỳnh Văn Trọng, Vũ Ngọc Nhạ, đă có những hành động tiếp xúc với cán bộ Việt Cộng dưới bất cứ t́nh huống nào, nhưng xét rằng các viên chức này đă từng đóng góp nhiều công sức cho chính phủ và chưa thấy có hành động nào làm lợi cho cộng sản, vậy từ nay các nhân viên thuộc Sở T́nh Báo và An Ninh Quân Đội không được tiếp tục nghi ngờ họ v́ vô t́nh sẽ gây phân hoá trong hàng ngũ những người quốc gia như chúng ta. . .”
Cùng với sự lên tiếng ủng hộ cho ban giám đốc của đài VNHN của ông Đỗ Hồng Anh chủ tịch của tổ chức Cộng đồng VN tại thủ đô c̣n có thêm những đóng góp tích cực khác của những nhà văn và nhà báo. Đó là ông Nguyễn Đăng Tuấn trong Hội Văn Bút VN Hải Ngoại và ông Sơn Tùng, cựu chủ tịch Văn Bút VN Hải Ngoại (trong thời kỳ tranh chấp với phe Viên Linh). Ông Sơn Tùng đă viết hai bài nhận định được đăng trên mạng Internet (qua website Take2Tango) với tựa đề là “Từ tiếng súng Trần Văn Bé Tư đến chuyện đài VNHN” và “Công Lư Ném Đá và Nhân Danh Chống Cộng”.
Ngoài ra, ông Sơn Tùng cũng phối hợp với nhà báo Trần Việt Tân của tuần báo Đời Nay trên vùng thủ đô để làm một cuộc phỏng vấn ban giám đốc đài liên quan đến vụ này vào ngày 16-11 vừa qua. Cho đến nay, dường như những người trong ban giám đốc đài VNHN đă từ chối trả lời tất cả những cố gắng muốn phỏng vấn từ nhiều nhà báo độc lập khác. Trong một số trường hợp, họ có thể chỉ đưa ra một số hồ sơ dưới dạng audio files thu băng các chương tŕnh hội thảo trên đài để thay thế cho phần phỏng vấn trực tiếp, như bà Lệ Ngọc đă hồi đáp cho email xin phỏng vấn của người viết bài này. Ít ra cũng c̣n khá hơn là hai nhân vật Ngô Ngọc Hùng và Dương Văn Hiệp, dẫu rằng nhà báo này đă được một người quen thân lâu năm với đài và sống trong vùng thủ đô giới thiệu để xin được phỏng vấn. Phải chăng đợi đến lúc ban giám đốc điều tra rơ tung tích và chiều hướng viết bài của các nhà báo th́ mới chịu chấp nhận cho phỏng vấn?
Các bài viết của ông Sơn Tùng đều có mục đích chính là biện minh cho việc làm của ban giám đốc đài VNHN và chỉ trích những người có quan điểm ngược lại là những thành phần chống Cộng cực đoan. Cũng giống như luận cứ của ông chủ tịch hội Cộng Đồng Đỗ Hồng Anh, ông nhà văn cựu chủ tịch Hội Văn Bút và cũng từng là luật sư Toà Thượng Thẩm thời VNCH trước đây, cũng phải công nhận việc làm sai trái của những người trong ban giám đốc đă nhiều lần (3 lần) tiếp xúc với cán bộ toà đại sứ Việt Cộng. Nhưng rồi ông SơnTùng cũng đi đến kết luận là cho đến nay chưa có bằng chứng ǵ cụ thể cho thấy là họ đă làm tay sai cho Việt Cộng, và v́ thế không thể buộc tội họ được. Và ông Sơn Tùng cũng muốn kết luận rằng những người lên tiếng chống đối như ông Hồng Phúc và các các cộng sự viên khác là những người muốn chống phá và gây chia rẽ trong cộng đồng và muốn phá vỡ một công tŕnh to lớn của một cơ quan truyền thông tiếng Việt.
Trong bài viết “Từ tiếng súng Trần Văn Bé Tư” ông Sơn Tùng cũng có những nhận định đi song hành khá mâu thuẫn và ấu trĩ không khác ǵ cái thông cáo của ông Đỗ Hồng Anh. Đó là khi ông viết “Nay, họ đang đứng trước một cơn sóng gió, trước những chỉ trích và buộc tội giao du với vài cán bộ CSVN. Đây là việc có thật, v́ chính họ cũng đă nh́n nhận nhưng không coi đây là một cái tội.” Nhưng rồi liền sau xác quyết sai lầm tầy trời này của ban giám đốc đài VNHN (một đài phát thanh chống Cộng dễ ǵ biện minh cho những việc tiếp xúc lén lút với viên chức Việt Cộng trong những buổi ăn chơi), tác giả Sơn Tùng lại mạnh mẽ bênh vực cho đài khi viết tiếp: “Một sự thật hiển nhiên khác là cho đến nay, làn sóng của đài VNHN chưa truyền đi một bài nào tuyên truyền cho đối phương, hay có hại cho việc đấu tranh ở trong nước cũng như phá hoại cộng đồng ở hải ngoại.”
Cũng trong bài viết này, ông Sơn Tùng đă thiếu khách quan và ngay thẳng khi cố t́nh diễn dịch dài ḍng về những biến chuyển trong quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam trong thời gian qua để nói rằng việc cổ động cho vấn đề tiếp xúc với Việt Cộng đă được khuyến khích từ phía Hoa Kỳ, bởi v́ theo ông đó là “sự mở đường khai lối của người Mỹ cũng đă tác động trên một số người trong cộng đồng VN, mà phần nhiều là những người lớn lên sau chiến tranh, được giáo dục tại Mỹ, thiếu hiểu biết về cộng sản và non yếu về chính trị nhưng có đầu óc phóng khoáng, sẵn sàng ‘đối thoại’ với bất cứ ai.” Người đọc tinh ư sẽ thấy ông muốn bênh vực cho những người trong ban giám đốc đài đă tiếp xúc với viên chức sứ quán Việt Cộng như là những người trẻ lớn lên ở Hoa Kỳ, có tấm ḷng và nhiệt huyết mặc dù có thể ngây thơ và dễ trở thành cừu non trước bầy sói dữ cộng sản. Thật ra những vị mà ông Sơn Tùng muốn bênh vực trong ban giám đốc của đài VNHN hiện nay đều ở lứa tuổi từ 50 đến 60, không thể ví như những người trẻ sinh trưởng ở Hoa Kỳ và không biết chút ít ǵ về VN và xă hội cũng như chính sách của cộng sản.
Nếu suy luận theo cái “logic” (luận lư học) của các ông Sơn Tùng và Đỗ Hồng Anh, ta có thể ví von rằng anh A có người vợ đă từng chung sống lâu năm. Nhưng anh A cũng có một đối thủ nguy hiểm không đội trời chung là anh B, người lúc nào cũng toan tính dụ dỗ vợ anh. V́ thế nên anh A không thể nào chấp nhận việc để cho vợ anh âm thầm đi gặp riêng anh B tại nhà riêng hay tại khách sạn. Bất ngờ có những người bạn thân hoặc là thân nhân trong nhà anh bỗng một hôm tố giác tin động trời là có thấy vợ anh có tiếp xúc với anh B ở một nơi chốn riêng tư nào đó. Thế là anh A, theo lời cố vấn của hai ông Sơn Tùng và Đỗ Hồng Anh, có quyền mạnh dạn nói rằng anh không thể nào chấp nhận cho vợ anh đi gặp riêng anh B trong bất cứ t́nh huống nào. Nhưng anh cũng xác nhận rằng trong nhiều năm sống chung với nhau, anh chưa bao giờ thấy bà vợ anh có làm điều ǵ sai trái, và chưa hề ngoại t́nh bao giờ cả, và v́ thế anh yêu cầu mọi bằng hữu và thân quyến trong gia đ́nh anh là không nên buộc tội vợ anh và gây nên cảnh nghi kỵ chia rẽ vợ chồng anh ta.
Trong bài “Công Lư Ném Đá”, ông Sơn Tùng c̣n trưng dẫn thí dụ từ một cuốn phim để nói về một phụ nữ tại Trung Đông bị người chồng vu oan về tội ngoại t́nh để bị ném đá cho đến chết, và ông đă lên án thứ công lư cực kỳ man rợ đó dường như c̣n hiện hữu trong cộng đồng người Việt chúng ta. Nhưng thật ra, ông nhà văn cựu luật sư cố t́nh diễn dịch sai lầm với những ví von không thích hợp. Ban giám đốc đài VNHN không phải là một người đàn bà vô tội không có phương tiện biện minh trước một lũ đàn ông thô bạo và cực đoan chỉ muốn kết án người khác. Ngược lại họ c̣n dùng làn sóng phát thanh và nhiều tiếng nói từ những thính giả c̣ mồi hoặc vài cộng sự viên quá khích như Nguyễn Tường Thược để làm một màn đấu tố ngay trên làn sóng của đài đối với một cộng sự viên cũ là ông Hồng Phúc.
Phải chăng ông Sơn Tùng đă cố t́nh nhắm mắt làm ngơ và bịt tai trước những sự thực hiển nhiên cho thấy việc ban giám đốc đài đă có những hành động tiếp xúc lén lút với cán bộ cộng sản, và chỉ chịu thú nhận sau này khi nội vụ bị khui ra và không thể che đậy được nữa. Và ông Sơn Tùng cũng thiếu thành thật và tự mâu thuẫn khi ông cũng tự động chụp mũ đánh phá lên quyết định của những người không đồng ư và tố cáo sự giao du với Việt Cộng. Trong một chừng mực nào đó, người ta có thể nghĩ rằng quả t́nh ông Sơn Tùng đang làm cái công việc của những người ném đá mà ông đă trưng dẫn trong thí dụ, những người đă không c̣n cả tim lẫn óc như lời ông viết.
Sau cùng, ông Sơn Tùng cũng yếu ớt khi viện dẫn những h́nh ảnh đông đảo của những người đến tham dự buổi tiệc kỷ niệm 12 năm của đài VNHN để nói rằng ban giám đốc đài vẫn tiếp tục được mọi người ủng hộ, với sự tham dự của nhiều cộng tác viên từ xa đến, với phần giới thiệu chương tŕnh của ông Nam Lộc. Có lẽ ông đă quên mất phần vinh danh ban giám đốc đài VNHN bởi ông Đỗ Hồng Anh với một tấm plaque ca ngợi việc làm của đài, và công khai hỏi cử toạ là có c̣n tiếp tục ủng hộ đài VNHN nữa hay không?
Chẳng lẽ trong số những người được mời đến chung vui trong buổi tiệc mừng của đài lại có những người không đồng ư để lên tiếng chỉ trích? Và bất cứ anh chị MC nào cũng có thể được mời gọi đến để làm hoạt náo viên cho chương tŕnh nếu như được trả tiền hoặc chiêu dụ bằng những h́nh thức khác.
Sau hết, những lời phỏng vấn của ông Sơn Tùng và nhà báo Trần Việt Tân trên tờ Đời Nay chỉ mang sắc thái của những câu mớm hoặc “gà” cho nhân chứng của ḿnh biết cách cung khai theo chiều hướng thuận lợi trước toà nhưng quá lộ liễu nên không đủ sức để thuyết phục những người khách quan. Ông đă không dám đặt những câu hỏi thẳng thừng để xem ban giám đốc trả lời ra sao trước những cáo buộc. Nếu ông có biết theo rơi những cuộc tranh luận tại toà ở Hoa Kỳ này, hẳn ông phải biết rằng những lối thẩm vấn của ông theo kiểu “direct examination” chỉ có giá trị tương đối mà thôi, tuy rằng có khéo léo đến đâu đi chăng nữa, cũng không thể nào đủ sức để thuyết phục bồi thẩm đoàn tức là những người khách quan xét xử vấn đề. Và toà án cũng không chấp nhận để cho ông tự ḿnh mớm mồi cho thân chủ của ông. Thay vào đó, toà sẽ buộc cho các thân chủ của ông phải trả lời những câu hỏi của phía bên kia, tức là phần “cross examination” của luật sư đối phương. Và từ đó, bồi thẩm đoàn hay những người dân sẽ biết đâu là sự thật dựa theo những phản ứng qua các câu trả lời có lúng túng hay không.
Nói một cách đơn giản, quư vị trong ban giám đốc đài VNHN từ nhiều tháng qua đă cố t́nh tránh né tham dự một cuộc đối chất công khai với ông Hồng Phúc để nghe những lời giải thích trước những cáo buộc của ông.
Ngay cả việc tránh né trả lời những cuộc phỏng vấn của các nhà báo độc lập từ những vị trong ban giám đốc cũng đủ nói lên sự kiện ai là người tránh né công lư.
Giá mà ông Sơn Tùng và nhà báo Trần Việt Tân chịu hỏi những câu đại loại như thế này th́ sẽ giúp cho độc giả xa gần đội ơn biết mấy và khen ngợi tài ba của quư vị:
Chẳng hạn như hỏi ông Dương Văn Hiệp xác nhận có hay không một bức điện thư từ đệ tam tham tá Sứ quán Việt Cộng là Nguyễn Sỹ Tuệ với nội dung rất thân mật:
Anh Hiep than men,
Kinh moi anh chi toi du ngay Quoc Khanh Vietnam.
Rat mong su hien dien cua anh chi.
Xin tran trong cam on.
Tue Nguyen
Vietnam Embassy
202-664-7290
Hoặc là trong phần phỏng vấn, hai ông nhà văn và nhà báo đă liên tiếp hỏi về 3 dịp khác nhau mà vợ chồng ông bà Hiệp – Lệ Ngọc đă gặp gỡ với hai nhân viên sứ quán Việt Cộng. Lần thứ nhất là vào năm 2005 sau dịp băo Katrina, phái đoàn đài VNHN đi uỷ lạo nạn nhân băo lụt với tiền ủng hộ của một số thương gia trong vùng thủ đô và khi trở về được mời đến dự tại nhà hàng Diamond với sự có mặt của hai viên chức Việt Công. Lần thứ nh́ là vào năm 2007 tại nhà hàng Heeben ở vùng thủ đô nhân dịp mừng sinh nhật bà Lệ Ngọc. Và lần thứ 3 là tại tư gia của vợ chồng Hiệp – Lệ Ngọc trong dịp mừng tất niên âm lịch. Tại cả 3 cuộc gặp mặt này với cùng 2 viên chức của sứ quán, nhân vật được kể là người móc nối trong vai tṛ giao liên là “anh T.”, một người bạn thân của vợ chồng Hiệp – Lệ Ngọc.
Hăy xem các câu hỏi sau đó của hai ông nhà văn và nhà báo:
(trích dẫn)
Trần Việt Tân: Cũng vẫn là anh T. Ba lần đều do anh T. đưa hai cán bộ VC ấy đến với quư vị. Có phải họ có âm mưu để móc nối làm một việc ǵ không?
Sơn Tùng: Trong những cuộc gặp gỡ như vậy, hai cán bộ VC có đề nghị hợp tác hay làm một việc ǵ liên quan đến Đài VNHN hay không?
Lệ Ngọc: Không, mấy cuộc gặp gỡ ấy có mặt nhiều người, những câu chuyện trao đổi chỉ là xă giao.
(ngưng trích)
Đọc đến đoạn này, kẻ bàng quan cũng phải ngạc nhiên trước sự trùng hợp của 3 lần xuất hiện của hai viên chức Việt Cộng trong đó có đệ tam tham tán Nguyễn Sỹ Tuệ qua sự móc nối của một nhân vật có tên là anh T.
Nhưng ông Sơn Tùng đă xen vào hỏi tiếp nên khiến người ta không được dịp nghe vợ chồng Hiệp – Lệ Ngọc trả lời về câu hỏi liệu có âm mưu để móc nối làm việc ǵ hay không? Giá mà hai ông nhà văn và nhà báo này chịu khó hỏi một câu hỏi b́nh thường mà bất cứ người quốc gia nào có trí khôn và óc phán đoán b́nh thường cũng có thể hỏi được: Hai ông bà có thấy là những cuộc tiếp xúc như vậy chẳng có ǵ là b́nh thường hay không, nếu không muốn nói là rất nguy hiểm và tai hại, nhất là trong cương vị của hai ông bà trong ban giám đốc của một đài phát thanh mang tiếng là chống Cộng, phát huy đời sống dân chủ? Tiếc thay, hai ông nhà văn và nhà báo đă chú trọng vào nhiều câu hỏi quan trọng khác nên quên mất hai câu hỏi tầm thường này, khiến cho người đọc phải ngẩn ngơ măi.
Tin riêng trong vùng thủ đô nói rằng ông Đỗ Hồng Anh phải có những hành động ủng hộ ban giám đốc đài hiện nay v́ muốn trả công cho những người này đă giúp ông ra tranh cử chức chủ tịch cộng đồng mặc dù ông bị mang tiếng hay chụp mũ là có thể đă có chứa nhiều sinh viên từ trong nước sang du học ở Mỹ. Cũng như phải trả ơn cho ông Hiệp v́ đă cung cấp cho ông DHA nhiều phương tiện vật chất cho những lần tổ chức hội họp hay biểu t́nh v.v.?
Cũng tin riêng trong hàng lang cho kẻ viết bài này nói rằng ông Sơn Tùng đă có những bài viết bênh vực đài VNHN v́ ông có hiềm khích với nhà báo Hồng Phúc, nhất là sau khi ông bị cho rời khỏi chức vụ chủ bút của tờ báo do ông Hồng Phúc làm chủ nhiệm; ngoài ra cũng c̣n có chuyện cô con dâu của ông đang làm xướng ngôn viên (Băng Tâm) trong đài VNHN nên ông phải bênh vực cho nồi cơm trong nhà. Là một người làm trong ngành truyền thông lâu năm và toàn thời gian tại Hoa Kỳ, kẻ viết bài này cũng biết rằng những thứ đó cũng rất nghèo nàn hay khiêm tốn, không đủ đem lại lợi lộc cụ thể và đáng giá để một người có thể bẻ cong ng̣i bút với những lập luận đầy tính nguỵ biện và viết lên những bài viết nhận định hoặc phân tích vừa rồi. V́ thế nên người viết bài này muốn giành cho ông cái đặc quyền “benefit of the doubt”, không kết tội ông đă v́ tư lợi mà làm việc xằng bậy. Hy vọng rằng ông cũng hồi đáp lại cái “favor” đó với những người không đồng ư quan điểm đă chống đối và chỉ trích việc làm của ban giám đốc đài VNHN.
Và cũng hy vọng rằng ông c̣n chút lương tri và sáng suốt để nhận chân ra những điều sai lầm v́ nặng thành kiến của ông để hạ bút xuống thành những luận điệu khiên cưỡng khó thể chấp nhận được từ một nhân vật khoa bảng của thế hệ trước. Mong lắm thay!
Mai Loan