Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3BannerLottery

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bầu Cử Giữa Mùa: Nghĩ Ǵ?

 

Vũ Linh

 

 

...v́ ôm hôn TT Obama nên đă mau mắn bị cho về nhà đuổi gà...

 

Sau nhiều tháng tranh cử gay go và sôi nổi, cuối cùng th́ cuộc bầu cử giữa mùa đă đưa đến kết quả gần đúng như các thăm ḍ dư luận trước đó. Cuộc bầu cử quả đă là một trưng cầu dân ư về TT Obama và kết quả cho thấy dân Mỹ đă không c̣n say mê những “thay đổi” của TT Obama. Trái lại, họ lo ngại nhiều hơn, quyết định trao cho đảng đối lập Cộng Ḥa quyền kiểm soát, hay ít nhất cũng là quyền làm chậm lại những chính sách quá cấp tiến của tổng thống và đảng Dân Chủ.

Sau những phân hóa lớn dưới thời TT Bush, dân Mỹ muốn trao cho một đảng toàn quyền quyết định, trao cho đảng Dân Chủ chẳng những Ṭa Bạch Ốc, mà cả thế đa số tuyệt đối tại cả hai viện quốc hội. Với hy vọng chấm dứt sự bế tắc do phân hoá và tranh căi triền miên giữa hai đảng. Việc trao quyền lại đưa đến kết quả ngoài dự liệu.

Họ không ngờ đảng Dân Chủ đă nhân thế đa số tuyệt đối đó để đưa nước Mỹ đi quá xa về hướng tả, trong khi vẫn không giải quyết được những khó khăn trước mắt, nhất là t́nh trạng thất nghiệp.

Cái hay của thể chế dân chủ Mỹ là bất chấp các tranh căi của các chính khách, bất chấp quyết định của những người đang nắm quyền, cuối cùng th́ người dân vẫn có tiếng nói. Họ có thể đặt niềm tin vào những lời hứa hẹn của các chính khách, nhưng khi nhận thấy những chính khách đó hoặc là thất hứa, hoặc giữ lời hứa mà kết quả không đúng theo ư họ, là họ không ngần ngại thay đổi lănh đạo và từ đó thay đổi chính sách của Nhà Nước, tự động điều chỉnh được những sai lầm của chính quyền, trong ổn định và trật tự. Và đó là điều ta đă thấy rơ ràng qua cuộc bầu cử giữa mùa vừa qua.

Nh́n lại quá tŕnh hai năm nắm quyền của TT Obama và đảng Dân Chủ, người dân Mỹ đă nh́n thấy những ǵ? Họ đă thấy nước Mỹ rơ ràng là quay qua hướng tả, trước hết với luật kích cầu kinh tế, trên nguyên tắc là để phục hồi kinh tế giảm tỷ lệ thất nghiệp, nhưng trên thực tế, dường như lại nhắm vào việc cải đổi xă hội, tái phân phối lợi tức - "spread the wealth", theo lời của chính TT Obama. Họ cũng thấy t́nh trạng bảo hiểm và dịch vụ y tế được cải đổi một cách quy mô chưa từng thấy từ hơn nửa thế kỷ qua. Không ai phản đối việc cần phải cung cấp bảo hiểm và dịch vụ y tế cho tất cả dân Mỹ, nhưng lại có rất nhiều người lo ngại cái giá quá đắt của cải tổ, cả 10 ngàn tỷ. Cải tổ tài chánh th́ nói cho cùng chẳng có ảnh hưởng trực tiếp ǵ đến khối quần chúng mặc dù nới rộng sự kiểm soát của Nhà Nước trên các ngân hàng nói riêng và thị trường tài chánh nói chung. Ông tổng giám đốc ngân hàng có làm lương ít đi hay bị kiểm tra thường xuyên hơn cũng chẳng có lợi ǵ cho người dân.

Nhưng cả ba chuyện này đều xác định hướng đi lâu dài của nước Mỹ. Trong khi chuyện trước mắt, quan trọng đến mức sinh tử của người dân, th́ họ lại … không thấy ǵ hết. Họ vẫn không có việc làm và thất nghiệp vẫn ở mức kỷ lục trên dưới 10%. Nhà cửa vẫn bị ngân hàng xiết. Cuộc chiến chống khủng bố trong nước hay tại Afghanistan không có tiến bộ và không ai thấy được “ánh sáng cuối đường hầm” hết.

Thiên hạ có cảm tưởng ưu tiên của TT Obama là “thay đổi” thật, nhưng là những thay đổi đường dài, để dấu ấn lại cho vài thế hệ nữa, chứ không phải là thay đổi để đáp ứng những nhu cầu trước mắt của người dân. Những chuyện thất nghiệp, kéo nhà, đối với TT Obama có lẽ chỉ là những chuyện “nhỏ” nhất thời không đáng quan tâm, một vài năm rồi cũng sẽ qua. Ông không nghĩ đến “vài năm”, mà nghĩ đến chuyện vài thế hệ.

Qua cuộc bầu cử, dân Mỹ đă nói lên rất rơ ràng ư kiến của họ: xin tổng thống lo chuyện trước mắt của chúng tôi đi.

Chiến thắng của Cộng Ḥa được nhiều người coi như một thất bại quan trọng của TT Obama, một sự bác bỏ rơ nét nhất đối với chính sách cực đoan của tổng thống, bắt buộc tổng thống phải điều chỉnh chính sách.

Nhưng ta cũng không thể bác bỏ lập luận theo đó rất có thể tất cả đều đă nằm trong tính toán của TT Obama ngay từ đầu. Ông muốn “thay đổi” quy mô thực sự, và đồng thời ông cũng hiểu ông chỉ có cơ hội trong hai năm đầu thôi, v́ thế nào dân Mỹ cũng sẽ nghiêng về phe đối lập trong kỳ bầu giữa mùa. Do đó, phải triệt để khai thác thế thượng phong của hai năm đầu với đa số tuyệt đối tại cả hai viện.

Nh́n dưới khía cạnh này, th́ quả thực TT Obama đă tính toán đúng và đă thành công với ba cuộc cải tổ quy mô về kinh tế, y tế và tài chánh. Bây giờ th́ ván đă đóng thuyền, cho dù phe Cộng Hoà có hô hoán cách ǵ th́ cũng không thể lật ngược hay thu hồi ba luật này được.

Hướng về tương lai hai năm tới, có nhiều hy vọng TT Obama sẽ đi theo con đường của Clinton trước đây, không c̣n bất chấp đối lập, thông qua những luật lệ mà không cần một phiếu nào của đối lập, trái lại sẽ t́m cách  hợp tác với khối đa số đối lập Cộng Ḥa để thông qua một số những luật tương đối nhỏ hơn v́ dù sao th́ ông cũng đă thực hiện được ước vọng của ḿnh rồi, qua ba cuộc cải cách vĩ đại đă được thông qua. Đặc biệt là tổng thống sẽ chú tâm hơn vào các vấn đề thất nghiệp và xiết nhà. Rồi dân Mỹ, với truyền thống bầu lại tổng thống trừ phi tổng thống quá bết bát như Carter, có nhiều hy vọng sẽ bầu lại Obama vào năm 2012.

Về phía đối lập Cộng Ḥa, sau khi chiếm được hơn sáu chục ghế tại Hạ Viện, đă nắm được đa số tại đây, nhưng vẫn chưa chiếm được đa số tại Thượng Viện. Đúng như đă tiên liệu, chính trường Mỹ trở thành thế ba chân, với Dân Chủ kiểm soát Ṭa Bạch Ốc, Cộng Ḥa kiểm soát Hạ Viện, và Thượng Viện ở thế ngang ngửa, với quyền quyết định nằm trong tay một số nhỏ thượng nghị sĩ gọi là “ôn ḥa” trong khối Cộng Hoà cấp tiến và Dân Chủ bảo thủ.

Trước thiện chí mới của TT Obama, phe Cộng Ḥa sẽ bị áp lực phải hợp tác để khỏi mang tiếng là đối lập tiêu cực chỉ giỏi phá đám. Nhưng cái khổ của khối Cộng Hoà là sức mạnh mới của nhóm bảo thủ Tea Party. Thân thiện quá với TT Obama th́ sẽ có nhiều hy vọng thất nghiệp sau cuộc bầu năm 2012, như thống đốc Charlie Crist của Florida, từ tư thế ngôi sao sáng của đảng mà chỉ v́ ôm hôn TT Obama nên đă mau mắn bị cho về nhà đuổi gà.

Khối Cộng Hoà sẽ có hai lựa chọn. Nói đúng hơn là sẽ phải đu giây giữa hai thế: hợp tác với TT Obama hay hợp tác với Tea Party để chống Obama mạnh hơn nữa. Trong những ngày tháng tới, cấp lănh đạo Cộng Ḥa sẽ phải mổ xẻ vấn đề cặn kẽ để t́m giải pháp.

Có nhiều hy vọng đảng Cộng Ḥa sẽ t́m cách biến ḿnh thành đảng ôn ḥa, đứng giữa khối thiên tả Dân Chủ và khối thiên hữu Tea Party. Nếu họ làm được chuyện này th́ tương lai của đảng Cộng Hoà có cơ sáng lạn v́ sẽ thu hút được khối ôn ḥa và trung lập không thuộc đảng nào.

Trong cuộc bầu cử vừa qua, không ai có thể chối căi phe chiến thắng rơ ràng nhất là khối Tea Party. Một bà Sharron Angle hoàn toàn vô danh đă xém đánh bại ông Harry Reid, thượng nghị sĩ kỳ cựu với ba chục năm kinh nghiệm, lănh tụ khối Dân Chủ tại Thượng viện. Một bà Christine O’Donnell cũng hoàn toàn vô danh, xém thắng cử tại một trong những tiểu bang cấp tiến nhất Mỹ, là đất Delaware của Phó TT Biden. Một ông Marco Rubio rất ít người biết đến đă đánh bại cựu ngôi sao sáng của Cộng Ḥa, thống đốc Crist của Florida. Chưa kể hàng loạt dân biểu trẻ, không kinh nghiệm ǵ, đă đắc cử nhờ hậu thuẫn của phong trào Tea Party.

Tư thế của phong trào đă được xác định rơ rệt, và ngày nay, dù muốn hay không, giới truyền thông “ḍng chính” không c̣n có thể coi thường hay phủ nhận sự hiện hữu của họ nữa. Ngay cả hai chính đảng Cộng Ḥa và Dân Chủ cũng bắt buộc phải chú tâm vào phong trào. Sẽ là một loại trà đắng cho cả hai đảng!

Mặc dù nhiều ứng viên được sự ủng hộ của phong trào Tea Party đă đắc cử, chứng tỏ sức mạnh của phong trào trong quần chúng, nhưng chẳng ai biết được sức mạnh của khối này trong chính trường, tức là trong quốc hội.

Đây là một phong trào, cho đến giờ này vẫn c̣n mang tính chất tự phát, không có cương lĩnh thống nhất, không có lănh tụ duy nhất, mà cũng chẳng có một sự phối hợp thuần nhất nào. Do đó, không ai biết được những vị dân cử mới theo phong trào sẽ hợp tác - hay không hợp tác - với nhau như thế nào trong quốc hội tương lai, sẽ bỏ phiếu như thế nào. Ta không thể quên các ứng viên Tea Party đă chỉ trích và loại bỏ các vị dân cử của chính đảng Cộng Ḥa ở ṿng s ơ b ộ trước khi thắng ứng viên Dân Chủ.

Trên căn bản, họ có khuynh hướng bảo thủ mạnh, nên có nhiều hy vọng đứng về phía Cộng Ḥa chống TT Obama. Nhưng họ cũng là những người đă lớn tiếng chỉ trích ngay cả cựu TT Bush và cựu ứng viên tổng thống Jonh McCain.

Dù sao th́ cuộc bầu cử vừa qua đă vẽ lại bản đồ chính trị Mỹ với sự xuất hiện của phong trào Tea Party. Và điều đáng nói là chẳng ai đoán biết được ảnh hưởng và sức mạnh của phong trào này sẽ như thế nào? Chẳng những chúng ta không biết, mà ngay các lănh tụ hai đảng Cộng Ḥa và Dân Chủ hay cả TT Obama cũng không biết. Có lẽ chính các chính khách trong phong trào cũng chẳng biết ǵ luôn!

Do đó, chẳng ai biết được chính trường Mỹ sẽ như thế nào trong hai năm tới. Chắc chắn trong những tháng đầu của năm tới, ta sẽ chứng kiến nhiều cuộc thăm ḍ, c̣ cưa trả giá tại Hoa Thịnh Đốn, trước khi các khối liên minh chính trị được thành h́nh. (6-11-10)

Quư độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ư qua email: Vulinh11@gmail.com

  

 

 

  http://www.chinhnghia.com/

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/portal.html

http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: