US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn
NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn
NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám
Người Việt Seatle
SÁCH TÀI LIỆU
SECRET ARMY SECRET WAR
Washington's Tragic Spy Operation in North Vietnam
Đội quân bí mật, cuộc chiến bí mật
Bi Kịch Hoạt động Gián điệp của Washington ở Bắc Việt Nam
Sedgwick Tourison,
(Naval Institute Special Warfare Series) 1995
Phần IV
RÚT LUI TRONG DANH DỰ
(1967-1973)
14. BẮT ĐẦU GIAI ĐOẠN KẾT THÚC.
Vào năm 1966, người ta rất lo ngại rằng các cố gắng đánh biệt kích hoạt động tầm xa đă thất bại. Các nhóm quân không chính qui người Lào do CIA chỉ huy đă xâm nhập Sơn La năm 1965 để t́m toán REMUS. Toán người H'mông bị mất người dẫn đường khi đi do thám xác minh sự hiện diện của lực lượng một tiểu đoàn Bắc Việt có 350 người, ở các toạ độ chính xác mà người ta cho rằng toán biệt kích đang hoạt động. Một toán quân Lào được đánh đi từ Luang Pra Bang xâm nhập khu vực sông Mă, tỉnh Sơn La trong năm 1967. CIA đă thông báo các phát hiện của họ với MACSOG.
Các toán của MACSOG tiếp tục được đánh đi và chui đầu vào "rọ" của miền Bắc . Vào ngày 5 tháng 10 năm 1966, 8 biệt kích trong toán SAMSON đổ bộ xuống gần Lai Châu. Họ đă bị bắt vào đầu tháng 12. Ngày 24 tháng 12 thêm 2 biệt kích nữa được đánh tiếp vào Lai Châu để tăng cường cho toán TOURBILLON. Ngay ngày hôm sau, ngày 25 tháng 12 Nông Văn Long và Nguyễn Văn Thu đă bị lực lượng phản gián Bắc Việt giương bẫy, đóng giả là người của TOURBILLON bắt gọn. Đó là toán cuối cùng được phái đến cho TOURBILLON.
Ngày 21 tháng 8 năm 1967 hai điệp viên nhảy dù xuống miền Bắc để tăng cường cho toán REMUS. Họ được biết dưới tên gọi là REMUS 23 và 24, toán cuối cùng trong gần 18 toán tiếp viện được đánh đi tăng cường cho REMUS kể từ năm 1963. Hai biệt kích cuối cùng này, Đỗ Văn Tam và Trương Tuấn Hoàng, chỉ có một nhiệm vụ duy nhất, v́ nó mà họ phải luyện tập gần suốt cả năm 1967. Họ được đào tạo trong hệ thống Skyhook, đó là một phương pháp mooc mới. Hệ thống này sẽ sử dụng máy bay A1 Skyraider do các phi công Nam Việt Nam lái, loại máy bay này có một chiếc móc ở đuôi có thể nhặt các gói nhỏ ở phía sau các pḥng tuyến của quân thù. Người ta dựng các cọc lên và căng một dây giữa các cọc này, cách mặt đất vài mét. Máy bay Skyraider có thể sà xuống và móc đuôi của nó vào sợi dây treo này và nhắc đi bất cứ vật ǵ được ngoắc vào dây đó. Trong trường hợp REMUS, các máy bay Skyraider sẽ lấy đi các băng ghi thông tin của các tuyến điện thoại của miền Bắc Việt Nam do Tam và Hoàng thực hiện.
Các biệt kích này thực tập việc nghe trộm điện thoại trong mùa hè đó, đầu tiên trong không khí mát mẻ của Đà Lạt một thành phố miền núi của miền Nam và sau đó, trong một khu vực dă chiến của Mỹ, tất cả đều được MACSOG chuẩn y. Họ nghe các băng được giả định là do một biệt kích ở hậu phương địch ghi, nhưng họ hầu như không nghe thấy ǵ ngoài tiếng lạo xạo của điện thoại.
Một trong những biệt kích này sẽ được cài lại ở miền Bắc để thay thế điện đài viên đầu tiên của REMUS, người sẽ bị đưa về bằng kỹ thuật Skyhook (móc lên bằng máy bay) nhằm kéo về một điệp viên hoạt động ở Bắc Việt Nam và kiểm tra xem anh ta có bị đối phương khống chế hay không.
Trương Tuấn Hoàng kể lại số phận của họ:
- Chúng tôi đổ bộ vào ban đêm, và sáng hôm sau họ cử người đón chúng tôi. Họ mặc đồ pijama đen, đeo băng tay. Họ lại gần chúng tôi với mật khẩu chính xác và mọi việc xem chừng rất trôi chảy. Sau đó họ chĩa súng vào chúng tôi, và chúng tôi bị bắt làm tù binh Chúng tôi được đưa vào một cái lán nơi người ta cho rằng toán REMUS hoạt động ở đấy, nhưng thực ra đó là một cái trại được nguỵ trang rất tài t́nh của lực lượng công an nhân dân vũ trang Đây chính là nơi điện đài của toán REMUS đang hoạt động.
Rồi sau đó xảy ra điều ǵ? Họ thu hết quân trang của chúng tôi, mà chúng tôi chẳng thể làm được ǵ. Sau đó họ chuyển tôi về trại giam Thanh Tŕ.
Việc xâm nhập của hai điệp viên được tăng cường cho toán REMUS xảy ra vào lúc MACSOG chuẩn bị rút dần các toán hoạt động tầm xa. Tuy nhiên, những người nằm trong hệ thống chỉ huy từ Washington đến Sài G̣n đang đ̣i hỏi các thông tin đáng tin cậy về thực trạng của hệ thống đường xâm nhập của Bắc Việt Nam mà người ta gọi là đường ṃn Hồ Chí Minh. Một hệ thống đường quanh co và các cơ sở khác, thường nằm dưới đám cây có nhiều cḥm lá, khó có thể thấy được từ phía trên.
Trong mùa xuân năm 1967, MACSOG đă triển khai bốn toán trinh sát tầm ngắn đầu tiên, các toán mang tên STRATA, nhiệm vụ của họ là xâm nhập vào miền Bắc , thường là các khu vực gần đúng những nơi mà các toán tầm xa đă được đánh vào, và báo cáo rơ những điều đang xảy ra trên mặt đất dọc theo đường ṃn Hồ Chí Minh. Tầm hoạt động của họ được mở rộng lên phía Bắc (từ khu phi quân sự) đến gần biên giới Trung Quốc, mặc dù các chuyến công tác của họ chưa bao giờ đến gần phía Bắc đường 7 ở tỉnh Nghệ An. Trong nội bộ MACSOG, họ được hiểu là thuộc các lực lượng của kế hoạch 34B.
Được tổ chức tại Long Thành vào mùa hè, các toán đầu tiên đă đổ bộ vào vùng cán xoong hẹp ở phía Nam của miền Bắc. Toán thứ nhất đă đổ bộ cách vị trí đă định gần 10km. Mấy ngày sau họ đă đụng độ với các lực lượng biên pḥng của miền Bắc và bị bắt. Tuy nhiên, việc ra vào nhanh của các toán này trong suốt năm sau chứng minh rằng họ có thể phái các toán biệt kích vào các khu vực cực kỳ nguy hiểm và kéo họ ra sau khi họ đă hoàn thành nhiệm vụ.
Thiếu tá George Gaspard, sĩ quan chỉ huy chiến dịch đă cố gắng mở đầu vào tháng 12 và nói về những vấn đề mà các toán đang phải đương đầu như sau:
- Tung họ vào đó và đưa họ ra an toàn. Đó là điều chúng tôi cố thực hiện. Các cuộc hành quân của biệt kích tầm xa không thực hiện được nhưng các toán STRATA của tôi đă thực hiện được. V́ vậy, cố gắng trên của chúng tôi đă thành công theo nghĩa đó.
Không giống như các toán hoạt động tầm xa, các toán STRATA quả thực đă thực hiện được điều tưởng như không thể thực hiện. Họ luôn vào và ra, trước lúc lực lượng biên pḥng phát hiện thấy họ. Năm 1968, trong hàng chục phi vụ, chỉ có năm toán bị mất cả hoặc một phần. Một thành công đáng mong muốn so với sự thất bại 7 năm của các toán hoạt động tầm xa. 27 năm sau, một thành viên cũ của một toán STRATA đă diễn tả điều đó như sau:
- Chúng tôi đă thực hiện được ǵ? Tôi không thể nói về các toán khác, nhưng chúng tôi đă đến vùng biên giới trong mùa hè năm 1968 và ít nhất cũng đă thực hiện được một điều. Tôi là người chỉ huy của toán STRATA 114, trước khi tôi rời khỏi miền Nam. Người ta yêu cầu tôi t́m ra cái hang ổ chết tiệt của miền Bắc đang khống chế một trong các điện đài của biệt kích hoạt động tầm xa của chúng tôi. Chúng tôi đă thấy họ ư? Ồ vâng, đúng là chúng tôi đă thấy họ. Nhưng dĩ nhiên họ cũng thấy chúng tôi. Tôi và hai người nữa bị bắt, nhưng chắc rằng người ta đă nói lại là chúng tôi đă nh́n thấy họ.
Hoàng Văn Chương, người chỉ huy trước của toán 114 đă mất gần 15 năm lao động khổ sai để nhận được tin về những người c̣n sống sót trong toán của anh ta.
May thay MACSOG đă chấm dứt các cuộc hành quân của biệt kích tầm xa trong t́nh h́nh này. Một danh sách ngày càng dài của những toán biệt kích tầm xa đang làm việc cho Hà Nội đă tác động mạnh hơn vào việc giảm số biệt kích có sẵn của MACSOG.
Thí dụ vào năm 1967 các máy bay vận tải C123 và C130 với phi hành đoàn Đài Loan và Mỹ của không lực MACSOG được tăng cường bằng máy bay cánh quạt và phản lực, đang vận chuyển một khối lượng đồ tiếp viện ngày càng tăng và thực hiện các phi vụ khác liên quan đến các toán hoạt động tầm xa ở trong ḷng miền Bắc. Điều đó có nghĩa là các nguồn lực c̣m cơi của MACSOG ngày càng bị Hà Nội tiêu hao. Hà Nội đang gián tiếp khống chế các nguồn lực của MACSOG giỏi hơn cả đại tá John Singlaub, người chỉ huy của chính MACSOG.
Singlaub, người chỉ huy của MACSOG đến Việt Nam vào tháng tư năm 1966 đă sớm có kết luận rằng mọi toán biệt kích ở miền Bắc đều đă đầu hàng. Trong cuốn tự truyện của ḿnh Singlaub cho biết ông đă nghiên cứu kỹ các hoạt động của các toán biệt kích tầm xa. Và kết quả của việc nghiên cứu này đă củng cố niềm tin của ông ta rằng các toán này chắc chắn đă đầu hàng. Singlaub tin vào đại tá Robert Kingston với việc mở đầu các cuộc hành quân nghi binh nhằm đánh lạc hướng miền Bắc khi Singlaub cố gắng xác định những kẻ phản bội ở phía Việt Nam hoặc Mỹ trong cuộc hành quân này.
Tài liệu nghiên cứu của MACSOG xác nhận rằng các cố gắng này là một bộ phận lớn hơn nhiều của Mỹ để buộc chặt lực lượng an ninh của miền Bắc vào vùng cán xoong đó. Các văn bản quân sự của Việt Nam thể hiện sự lo lắng về khà năng đổ bộ của Mỹ và vùng cán xoong này, niềm tin chính vào cuộc hành quân nghi binh, trong đó MACSOG có tham gia một phần, nhưng miền Bắc đă chẳng huy động các nguồn lực để chống lại sự kiện bất ngờ ấy. Điều đó tạo thêm một bằng chứng rằng miền Bắc đă nắm chắc cuộc hành quân nghi binh lớn của Mỹ, không phải chỉ là những cuộc hành quân của đối phương Miền Nam của họ. Trong cuốn tự truyện của ḿnh, Singlaub mô tả một sự việc, t́nh cờ cho rằng đại úy Fred Caristo đă phát hiện ra một điệp viên miền Bắc trong hàng ngũ của Ban chỉ huy kỹ thuật chiến lược, sau đó Caristo cho điệp viên này nhảy dù trở lại miền Bắc. Điều này có thể được coi ngang với việc sử dụng một trong các tù binh hoặc kẻ đào ngũ của miền Bắc vào bộ phận khác của chương tŕnh nghi binh và không được coi bằng một trong các toán biệt kích bán quân sự tầm xa được tuyển mộ ở Miền Nam.
Tài liệu nghiên cứu của MACSOG xác nhận rằng các cuộc hành quân đánh lạc hướng đă bắt đầu trong mùa thu năm 1967 khi các biệt kích tầm xa cuối cùng được thả dù vào miền Bắc. Vào lúc này, MACSOG đang chỉ huy và cung cấp lại 17 toán biệt kích tại chỗ (hai biệt kích chủ bài và 15 toán biệt kích, bốn trong các toán này và các điệp viên sừng sỏ đă được tung vào miền Bắc trong năm 1967).
Các toán biệt kích này đă nhận được 24 phi vụ tiếp viện trong năm 1967. Toàn bộ 15 toán (trừ toán VOI mất tích) đă bị Hà Nội khống chế (xem h́nh 6). Trước mùa hè năm 1968 những cuộc hành quân của biệt kích tầm xa cuối cùng đă kết thúc, và nó được thay thế bằng một toán hỗn hợp của CIA/MACV khi Singlaub rời khỏi Việt Nam để nhận nhiệm vụ khác.
Không có điểm nào trong các tài liệu của MACSOG hỗ trợ cho bản báo cáo về việc đại uư Caristo trong năm 1966-1967, theo mô tả của các biệt kích c̣n sống sót, đă đào tạo sĩ quan cho toán HADLEY, toán RED DRAGON và các toán STRATA trước đây đóng tại Long Thành vào giữa năm 1967. Không có bằng chứng nào về việc Caristo đă thực sự thành lập mạng điệp viên của riêng ông ta ở miền Bắc và ông ta không tiến hành một cuộc hành quân nào chống lại t́nh báo của miền Bắc. Theo Singlaub th́ điều này nằm trong các thành tích của Caristo. Singlaub cũng tin rằng Caristo đă khởi tạo khái niệm STRATA, nhưng điều này thật đáng ngờ. Các tài liệu của tác giả cho thấy rằng chương tŕnh STRATA bị thất bại từ đầu cho đến cuối năm v́ việc thực hiện không được rơ ràng ngay từ ban đầu. Toán STRATA đầu tiên được phái ra miền Bắc đă được thả xuống cách khu vực dự định 10 km và bị bắt sau khi bị cầm chân hàng tuần lễ quanh các ngọn núi. Các nỗ lực của chương tŕnh STRATA được cải thiện mạnh mẽ với sự bổ nhiệm sĩ quan tác chiến mới, thiếu tá George Gaspard, tháng 12/1967.
Trùng hợp với sự kết thúc của các toán biệt kích tầm xa, một kế hoạch công tác mới được giao cho các biệt kích trong tù ở khu vực K, trại giam Quyết Tiến một trại khổ sai ở tỉnh Hà Giang, sát biên giới Trung Quốc. Công việc bắt đầu kế hoạch 3 tháng cuối năm 1967, theo các mệnh lệnh của Ban chỉ huy trại để xây dựng các nhà giam phụ.
Các cán bộ của trại giam không giải thích ǵ hơn là cần phải có thêm các nhà giam khác và các tù nhân không nên hỏi. Qua nhiều năm họ đă biết rằng họ chỉ được làm theo lời chỉ bảo, không được thắc mắc.
Ngay sau cuộc tổng tấn công tháng hai 1968 ở miền Nam, các tù nhân mới được đưa đến khu vực K, nhưng họ bị giam cách ly với những người đă ở đó. Các phạm nhân biệt kích hiện có chỉ có thể xác định rằng những người mới đến là người Việt Nam. Vào cuối năm đó, hai trong ba tù nhân mới, được xác định là Phạm Ngọc Khánh và Lê Trung Tín, toán viên của toán RED DRAGON. Họ là toán biệt kích tầm xa cuối cùng được đánh ra miền Bắc .
Khánh và Tín đă mô tả với các bạn tù việc họ nhảy dù xuống tỉnh Hà Giang vào ban đêm như thế nào. Đợt nhảy dù này trở thành một thảm hoạ, các thành viên của toán bị tán loạn xuống các sông suối. Theo cách nói của các không quân th́ đó là một "chuyến nhảy dù tồi tệ".
Mới đặt chân xuống mặt đất các biệt kích này đă bị bắt. Một số bị bộ đội của các đơn vị pḥng không Trung Quốc đang triển khai ở khu vực này bắt. Khánh và Tín biết rằng hai thành viên khác trong toán của họ là Vũ Sư và Nguyễn Hữu Tân cũng đang ở trong các nhà giam lân cận. Họ đă bị giam cách ly ở các trại tạm giam của công an tỉnh Hà Giang cho đến bây giờ. Sau đó Khánh và Tín đă tiết lộ với các tù nhân khác rằng những điện báo viên của toán này đă trở thành kẻ phản bội và đă đánh điện đài của họ dưới sự điều khiển của Bộ Công an. Kết luận của họ đă dựa vào thực tế là 2 điện báo viên này đă bị giam cùng với họ.
Sau đó không lâu, người ta nghe thấy tiếng nói của 3 thành viên mất tích khác của toán RED DRAGON trong số những người mới đến khác ở khu vực K. Những mẩu tin ngắn được gói quanh các viên đá và được ném qua các bức tường với hy vọng sẽ t́m được các thông tin phản hồi. Không có một phản ứng nào cho đến khi Khánh và Tín gửi được một bức ngắn cho hai điện báo viên mất tích của toán RED DRAGON. Một thư trả lời báo rằng những thành viên c̣n lại của toán này đă được bổ sung cho khu vực K.
Sau một thời gian, các tù nhân khác ở Quyết Tiến đă nhận ra được những giọng nói mới ở khu vực K và họ đă thu nhặt dần các tin tức về những người này để t́m hiểu xem họ là ai. Tất cả bọn họ dường như là những điện báo viên thuộc dân tộc ít người đă xâm nhập vào các khu vực của Sơn La và Lai Châu. Một số tù nhân biết họ, nói rằng họ là những người của các toán đầu tiên được phái ra miền Bắc trong năm 1961-1962. Cuối cùng một toán trên 30 người đă được chia làm 4 nhóm ở các nhà giam mới ở khu vực K.
Những biệt kích ở Quyết Tiến rất ngao ngán khi biết rằng một số cuộc hành quân của họ bị lâm vào t́nh trạng nguy hiểm do các thành viên của toán đă tự nguyện hợp tác với kẻ thù. Khi nói chuyện với nhau, họ thấy rằng trong năm 1967, không có tù nhân nào ở Quyết Tiến thuộc về các toán có những điện báo viên đang làm việc cho miền Bắc . Như vậy có nghĩa là c̣n có những toán khác mà họ chưa hề biết?
Những tù nhân cao tuổi hơn suy luận tới khả năng miền Bắc sử dụng các điện báo viên bị bắt, chỉ có thể là những người dân tộc miền núi chứ không phải là những người ở miền xuôi. Họ không nghĩ rằng những người vùng xuôi có thể giống những người này, vả lại, họ thông minh hơn. Mặt khác, họ nghĩ rằng những người dân tộc miền núi như Tày, H'mông và Thổ thường dốt nát và ít hiểu biết. Rơ ràng là những cán bộ thẩm vấn mưu trí của Bộ Công an đă thấy là họ dễ bị thuyết phục.
Những biệt kích ở Quyết Tiến biết rằng họ đă có thông tin về hoạt động điện đài trá h́nh thật đồ sộ, nhưng họ thiếu các phương tiện để báo về Nha kỹ thuật. Bất kỳ ư nghĩ nào về việc cảnh báo cho Sài G̣n rơ hoạt động của miền Bắc cũng bị thay thế ngay bằng ư nghĩ về sự sống sót, dù chỉ thêm một ngày nữa.
Đại uư Nguyễn Thái Kiên, chỉ huy toán RED DRAGON đang ở khu nhà giam mới, cùng với các điện báo viên phản bội. Một số ít tù nhân khác đă biết v́ sao người ta cách ly Kiên.
Kiên đă làm việc cho Sở trắc đạc địa h́nh năm 1964 với hàm trung uư. Cơ quan này c̣n đang phải chịu những hậu quả của việc ám sát Diệm và việc phế bỏ tổ chức t́nh báo của Trần Kim Tuyến. Các sỹ quan mới được đưa về vào năm 1965, Sở chỉ huy đă chuẩn bị mở rộng các cuộc hành quân ở vùng biên giới.
Với cái chết của Diệm, một cơ quan t́nh báo cấp quốc gia mới của Miền Nam đă nổi bật lên: Phủ đặc uỷ Trung ương t́nh báo (CIO) được CIA cố vấn và hỗ trợ về tài chính đă chi phối các hoạt động t́nh báo, cũng đă gây ảnh hưởng nhiều hơn so với tổ chức của bác sĩ Tuyến.
Các tin tức t́nh báo do các toán biệt kích thu nhận được cung cấp cho CIO cũng như Bộ Tổng tham mưu liên quân của quân đội miền Nam. Sở trắc đạc địa h́nh đă được đổi tên thành Sở kỹ thuật (STS), và trung uư Kiên nắm quyền chỉ huy của 1 trong 5 toán dă chiến ở vùng biên giới do một cơ quan mới thành lập gọi là Sở liên lạc. Sau đó Kiên trở thành sĩ quan chỉ huy chiến đấu của các cuộc hành quân ở vùng biên giới. Ông ta kết hợp những thông tin về lực lượng của quân địch trong các khu vực mà các toán sẽ hoạt động, bao gồm cả các thông tin thu được qua thẩm vấn, cũng như các thông tin do quân đội miền Nam thu được trong việc thu và giải mă các cuộc truyền tin của Bắc Việt ở Lào.
Năm 1966, Kiên được bổ nhiệm làm chỉ huy của toán RED DRAGON, khi đó STS được đặt tên lại, và trở thành Nha kỹ thuật (STD). Ban đầu toán RED DRAGON có gần hai mươi người, nhưng nó bị chia làm hai toán vào thời gian đánh đi mùa thu năm 1967. Một toán được giữ lại ở phía sau để tăng viện cho toán RED DRAGON sau này.
Nhiệm vụ của toán RED DRAGON là nhảy dù xuống tỉnh Hà Giang, gần biên giới của miền Bắc với Trung Quốc. Nguồn tin t́nh báo đáng tin cậy xác nhận sự hiện diện của 2 sư đoàn pḥng không của CHND Trung Hoa trong khu vực này, cũng như để chi viện ra bên ngoài Trung Quốc. Tiếp sau sự điều phối ở Sài G̣n giữa tuỳ viên quốc pḥng của Cộng hoà Trung Quốc (Đài Loan) và miền Nam Việt Nam, một đội đặc nhiệm gồm 14 biệt kích Đài Loan đến Long Thành. Họ huấn luyện RED DRAGON để chuẩn bị nhảy dù xuống Hà Giang, ở đó sẽ tiến hành các cuộc hành quân chung với các toán của Kiên.
Ngày 21 tháng 12 năm 1967, chiếc máy bay C130 với đội bay theo hợp đồng của Đài Loan cất cánh bay ra miền Bắc chở toán RED DRAGON, nhưng không có biệt kích Đài Loan. Đại uư Kiên là người nhảy ra khỏi máy bay đầu tiên khi nó bay tới nơi dự định thả dù. Người phụ trách điện đài của ông ta bị kẹt cứng ở cửa. Phải mất khá lâu mới gỡ được và đẩy ra khỏi máy bay trước khi những biệt kích c̣n lại có thể nhảy theo.
Sau khi bị bắt, Kiên bị giam ở nhà tù tỉnh Hà Giang, người miền Bắc thuyết phục hai điện báo viên của toán để liên lạc điện đài với Sài G̣n. Để giải thích rằng họ không thể cung cấp tín hiệu an toàn của Kiên, người ta chuyển một đoạn tin nói rằng người đại uư này đă bị giết.
Kiên được chuyển về trại giam Thanh Tŕ, nơi các thành viên của các toán có điện báo viên đă bị Hà Nội sử dụng. Anh ta bị giam cách ly ở một trong các pḥng của khu D. Năm 1968, các tù binh Mỹ từ miền Nam được đưa đến đó. Để giữ Kiên cách ly với các biệt kích khác, cán bộ trại giam đă thay các buồng của tù binh biệt kích và tù binh Mỹ ở khu D. Việc này đă ngăn chặn các nhóm duy tŕ việc tiếp xúc với nhau.
Trong khi đó, MACSOG và STD đă bị ảnh hưởng bởi các cuộc oanh tạc trong mùa xuân năm 1968 để ngăn chặn miền Bắc theo lệnh của Tổng thống Johnson. Hành động này đă có hàm ư rơ ràng đối với các toán biệt kích đường không tầm xa, liên lạc từ sâu trong miền Bắc. Một số sĩ quan của MACSOG tin rằng việc ném bom ngăn chặn sẽ làn cho sáu toán bị bỏ rơi sâu trong miền Bắc, không có phương kế nào để tái tiếp viện nếu các toán này vẫn c̣n "an toàn". Những người khác trong MACSOG từ lâu đă kết luận rằng các biệt kích dường như đều bị quân thù khống chế, và hoạt động này có thể đă bị kết thúc vài năm trước (xem phụ lục 5).
MACSOG đă bắt đầu cho rằng các toán được chuyển ra miền Bắc có nhiều khả năng đă bị bắt. Ví dụ: ngày 18 tháng 10 năm 1967, toán T2 có 4 người thay thế cho toán HADLEY, đă đổ bộ bằng máy bay trực thăng xuống Hà Tĩnh, ở phía bắc địa điểm cuối cùng của HADLEY mà người ta biết rơ. Bây giờ toán VOI, không hề liên lạc bằng điện đài kể từ sau khi đến, và người ta cho rằng các thành viên của toán này đă chết hết.
Một phần, MACSOG đáp lại cho những nỗ lực của Hà Nội là sử dụng những cuộc hành quân nghi binh thực sự đầy tham vọng. Kế hoạch Borden liên quan đến việc sử dụng những tù binh của miền Bắc được tách riêng ra ngay sau khi bị bắt, trước khi điều này trở thành vấn đề liên quan đến hồ sơ cán bộ. Sau khi giải quyết xong vấn đề tâm lư, họ được đưa vào các phi vụ chống lại lực lượng của ḿnh. Gần 55 biệt kích được tung ra trong năm 1967, nhưng chỉ có 5 người quay về với MACSOG. Người ta hy vọng rằng phần hữu ích là ở chỗ họ sẽ kết hợp chặt chẽ với các ban an ninh quân sự trong việc t́m kiếm các quân nhân bất măn. Một chương tŕnh liên quan, Earth Angel (thiên thần của trái đất), đă phát triển các toán lính đảo ngũ của miền Bắc, họ được trang bị vũ khí và phái vào các phi vụ trinh sát chống lại các lực lượng vơ trang trước của họ. Các nhóm này đă xâm nhập vào Lào và Campuchia tương đối dễ dàng và chịu ít thương vong.
Kế hoạch Urgent (khẩn cấp) liên quan đến việc lôi kéo, tuyển lựa và cài lại ở miền Bắc các thường dân bị các lực lượng hải quân MACSOG bắt trên biển. Chương tŕnh này có cả các "biệt kích giả", đó là những người có thể xuất hiện như các biệt kích, nhưng thực tế họ không thực hiện nhiệm vụ này. Vào năm 1968, ít nhất là có 11 biệt kích "khẩn cấp" và 2 biệt kích giả ở vùng duyên hải của miền Trung Bắc Việt, nhưng hai biệt kích giả không bao giờ báo cáo sau khi trở lại dịa bàn Vinh. Kế hoạch Oodles (vô vàn) thậm chí c̣n nhiều tham vọng hơn. Đó là đội quân biệt kích ma, chỉ tồn tại trong phạm vi các buổi phát sóng trá h́nh để tạo nên ấn tượng về một lực lượng biệt kích lớn dọc theo biên giới phía tây của miền Bắc. Các đoạn tin đánh cho các toán biệt kích quốc gia này được chuyển qua các buổi phát thanh tuyên truyền của Liên minh "Gươm thiêng ái quốc" (SSPL), một lực lượng kháng chiến ma. Vào mùa hè năm 1967, các đoạn tin của MACSOG đánh cho các toán như HADLEY rồi phát đi từ Bắc Việt và người ta tin rằng nó đă bị đối phương khống chế được phối hợp chặt chẽ với các chương tŕnh trá h́nh. Khi cuộc ném bom hạn chế chống lại miền Bắc xảy ra vào mùa xuân năm 1968, một nhóm sĩ quan đặc biệt của CIA và Bộ Quốc pḥng đến Sài G̣n để tiến hành phân tích sự an toàn của từng toán một trong từng đợt phát sóng từ trong ḷng của miền Bắc Việt Nam. Mùa hè đó, các sĩ quan này kết luận rằng tất cả các toán đă bị đối phương khống chế sau khi được đánh vào một thời gian ngắn.
Trong khi kiểm tra công tác an ninh, các chuyên gia t́nh báo này cũng cố gắng so sánh đặc điểm riêng của việc chuyển mă móc "đầu tiên" của các điện báo viên với tín hiệu móc phát đi Bắc Việt. Họ thấy rằng băng ghi âm của điện báo viên "trước đây" thực hiện một cách điêu luyện trong các năm đầu, đă trở lên lộn xộn đến mức không c̣n phù hợp với các cuộn băng của từng điện báo viên.
Thậm chí sự kết luận của toán này về nguy cơ tên biệt kích chủ bài nổi tiếng là ARES đă phát huy tác dụng. Các sĩ quan MACSOG lấy làm tủi nhục với sự đánh giá này. Họ nhớ lại thời gian trong năm 1964, sau những đợt không kích đầu tiên của Mỹ trong ngày 5 tháng 8, khi ARES đă lớn tiếng ca ngợi không kích và yêu cầu oanh tạc nhiều hơn nữa để quét sạch các mục tiêu của quân thù ở Bắc Việt Nam.
Xét cho cùng, ARES rất có thể là gián điệp đôi mặc dù vào thời điểm đó người ta không biết điều ấy, những lời anh ta kêu gọi tiếp tục các cuộc không kích của Mỹ nói nhiều về các nỗ lực của Bắc Việt để kích động hành động đó trong t́nh h́nh bấy giờ.
Vào tháng tư năm 1969, các điện báo viên được sử dụng vào các hoạt động nguỵ trang của miền Bắc được báo cáo là nằm trong khu biệt giam B trại giam Thanh Tŕ. Có một vài bằng chứng cho thấy Hà Nội đă thay thế các điện báo viên của chính họ, rơ ràng người ta biết không ai trong MACSOG hoặc STD có thể hiểu nổi sự thay thế đó. Một sự cả gan như vậy chỉ có thể được nỗ lực thực hiện khi Hà Nội biết rơ về cuốn băng lộn xộn đă trải qua công tác phân tích an ninh hỗn hợp năm 1968.
Các hoạt động đánh lạc hướng và STRATA vẫn c̣n kéo dài thêm nhiều tháng, khi HADLEY dần dần bị vắt hết mọi thông tin họ có. Nhiệm vụ đă hoàn thành, giờ là lúc các toán viên được đưa vào một nhà giam đặc biệt, mà người ta biết rơ đó là trại Thanh Tŕ.
----------------o0o-----------------
15. CHUỘT VÀ NGƯỜI (*)
Vào cuối mùa hè năm 1967, thành viên của toán HADLEY bị đẩy lên xe tải quân sự và bị xích tay vào với nhau. Những người áp giải họ, thành viên của lực lượng Công an Nhân dân vũ trang ra lệnh cho họ nh́n xuống sàn, cúi gầm mặt xuống tránh để dân làng trông thấy, v́ nếu thấy, dân làng có thể giết họ. Những biệt kích này nửa tin nửa ngờ vào lời những người dẫn giải, nhưng dù sao họ vẫn cúi đầu xuống thực hiện đúng lời dặn.
Rời khỏi vùng duyên hải Hà Tĩnh và đi ra phía Bắc, họ chỉ đi vào ban đêm và dừng lại tại các địa điểm đă chọn trước để nghỉ ngơi vào ban ngày. Chuyến đi thật yên ổn trừ khi họ nghe thấy tiếng máy bay phản lực ở đâu đó trên đầu và sau đó dội bom ở phía xa. Những tù nhân này mỉm cười, c̣n những vệ binh th́ sốt ruột.
Sau vài ngày rong ruổi trên đường, đoàn dẫn giải nhỏ này được đưa vào một hợp tác xă ở vùng quê, và các tù binh được chia làm 4, có người bảo vệ trong một ngôi nhà khó nhận biết ở địa phương. Ngay sau lúc rạng đông, họ bị đánh thức dậy và đưa tất cả ra khỏi ngôi nhà đó. Đi ra sân, họ lại bị khoá tay bằng xích và đưa mọi người vào ẩn dưới bóng cây. Lại bắt đầu một ngày nóng gắt. Những người bảo vệ biết rằng các tù binh không thể chạy trốn, nên đă để họ đấy, không có người gác.
Bỗng nhiên xuất hiện một bà già, có lẽ là người ở trong ngôi nhà mà họ vừa ngủ đêm qua. Bà lại gần và nh́n họ chằm chằm: "V́ sao tất cả chúng mày lại c̣m nhom thế? Bị bắt lâu chưa?".
Những câu hỏi của bà rất thân mật, hơi ṭ ṃ và giống như một bà cô hỏi các cháu mà lâu ngày bà chưa gặp. Những người lính biệt kích này cũng trả lời các câu hỏi của bà một cách thân mật. Câu chuyện phiếm của họ tiếp tục trong dăm ba phút, cho đến khi người bảo vệ trở lại. Thấy người bảo vệ này, bà già vội lảng đi, thái độ của bà đă thay đổi. "Bọn tay sai của đế quốc Mỹ? Cứ nhằm vào chúng ta, giết hại nhân dân...". Bà tiếp tục nói huyên thuyên. Các tù binh ngồi đó và mỉm cười nh́n xuống đất. Họ biết rằng cơn tức giận của bà chỉ là tṛ chơi chữ.
Trong vài phút nữa họ lên đường. Tay bị khoá giật cánh khuỷu, nh́n chằm chằm xuống sàn xe, họ chỉ cảm nhận được các cú xóc liên hồi. Họ liếc nh́n những xe tải chở đầy hàng chạy xuôi về phía nam, phá vỡ sự đơn điệu của chuyến đi. Họ đến Hà Nội vào cuối buổi chiều, và cuối cùng chiếc xe tải dừng lại một cách thận trọng ở cửa nhà giam Hoả Ḷ. Ngày 18/8/1967, toán HADLEY chính thức được đưa vào hệ thống nhà giam Trung ương của Bộ Công an Bắc Việt.
Lời nói lảm nhảm của một tù nhân trong đêm đầu tiên ở Hỏa Ḷ nghe như một vở Kịch độc thoại kỳ dị.
Một tù nhân bị cùm ở pḥng bên thốt ra một lời than văn rầu rĩ: "Ôi, cán bộ! Tôi đă ở trong nhà tù 8 năm rồi và tôi vẫn chưa được phép viết thư về nhà cho gia đ́nh". Những lời than văn của anh ta c̣n nhắc đi nhắc lại.
Một cán bộ đến yêu cầu tù nhân đó im lặng, giọng anh ta hạ thấp: "Tôi đă chuẩn bị đủ giấy và bút ch́ cho anh, anh đă nhận được đầy đủ chưa? Anh muốn nói với tôi rằng anh chưa nhận được những thứ đó phải không?"
Người tù trả lời: "Chưa! Tôi chưa nhận được ǵ cả. V́ sao anh không cho phép tôi viết thư về nhà?".
Vị cán bộ này cười khẩy:
"Hăy quên vợ anh ở nhà đi! Và nên để cô ấy lấy một người khác. Anh thật sự phải cố gắng cải tạo nhiều. Rồi anh có thể được tha và cưới một người đàn bà khác".
Trong buổi tối ngày hôm sau các tù binh của toán HADLEY bị khoá tay đưa ra khỏi nhà giam Hoả Ḷ và đưa lên một xe tải nhỏ có mui kín. Chỉ có ánh sáng lọt vào qua một số dải nhựa trong tấm vải bạt bên cạnh. Sau một chuyến đi tương đối ngắn, vùng ngoại ô của Hà Nội, những người bảo vệ dồn tù binh ra khỏi xe và dẫn họ đến một ngôi chùa có cổng ṿm xây bằng gạch. Những chữ đă ṃn, hầu như bị bụi thời gian che phủ chỉ ra rằng đó là chùa Tân Lập, nhưng người ta thường quen gọi là chùa Thanh Tŕ, (tên của huyện ngoại thành). Một số người gọi Thanh Liệt là tên làng đặt trại giam, cách Hà Nội 7 km về phía nam. Đó là một nhà giam đặc biệt, nhà giam phụ của Hoả Ḷ, giam các tù nhân được Bộ Công an quan tâm đặc biệt.
Những người mới đến được giam trong các pḥng giam riêng biệt ở khu vực phía trong phạm vi khu vực A, một dăy nhà dài nh́n ra giữa sân. Họ được lệnh phải giữ im lặng, nhưng điều đó chỉ làm tăng thêm ṭ ṃ. Họ càng muốn được tiếp xúc với nhau để biết những phạm nhân có ở trong trại giam này. Họ sớm suy ra rằng nhà giam này có 18 pḥng giam ở phía trước và 18 pḥng giam ở phía sau. Các tên viết trên tường pḥng giam cho thấy rơ các biệt kích khác đă được giam ở Thanh Tŕ. Trong pḥng giam 11 ở phía trước khu vực A, ở phía cao trên tường có tên Đàm Văn Phinh: phía dưới tên của anh ta, những chữ quốc ngữ cho biết quá tŕnh Phinh đă bị giam đầu tiên ở các pḥng giam phía trước, sau đó được chuyển về các pḥng giam phía sau và rồi lại chuyển đến các pḥng giam phía trước. Phinh đă là thành viên của toán EAGLE. Tất cả điều đó chỉ c̣n lại cái tên của anh ta được vạch vào bức tường đầy bụi. Sau những ngày im lặng cô đơn là những đêm của tử thần. Tử thần đă báo hiệu trong những lần giám sát pḥng giam theo định kỳ bằng những âm thanh nhất định. Mỗi cửa pḥng giam có một tấm tôn nhỏ để che kín khe hở. Người bảo vệ sẽ mở tấm tôn để xác định các tù nhân trong pḥng giam của ḿnh có c̣n không.
Với người sống sau tấm tôn nhỏ này khi đóng là phát lên tiếng kêu "tách" thật nhanh, gọn, sau đó lại yên lặng. Khi người bảo vệ phát hiện một xác chết, những người lao công đến ngay tiếp theo những tiếng động của cửa pḥng giam mở ra, rồi kéo xác chết đưa ra khỏi pḥng giam. Việc chuyển xác chết thường làm vào ban đêm để tránh các con mắt ṭ ṃ, như trường hợp của tù nhân ở phía sau khu vực A đă xé áo sơ mi của ḿnh và tự treo cổ trong tháng 2 năm 1968. Những tù nhân khác nghe thấy và đă gọi anh ta, nhưng anh ta không bao giờ trả lời nữa. Một số người nói rằng anh ta đă không hiểu được họ, v́ anh ta là người Lào, một người dân tộc H'mông của tướng Vàng Pao đă bị bắt ở biên giới phía Bắc.
Nhiều ngày góp lại thành các tuần, rồi thành các tháng. Trong tháng 3 năm 1968, một người mới đến đi qua trước khu vực A. Anh ta mặc bộ pijama sọc đỏ, đầu cạo trọc hoàn toàn. Trông anh ta giống như Bạch Mười, một thành viên của toán T2, người được giữ lại ở Long Thành trong tháng giêng năm 1967. Vài lần anh ta đi ngang qua sân có người bảo vệ. Mỗi lần anh ta xuất hiện rất nhanh và sau đó, người ta không thấy anh nữa. Các tù nhân chỉ biết được thời gian qua những lần người chỉ huy tù đọc báo thường là hai hoặc ba lần trong mỗi tuần. Những lần đọc báo này nhằm làm cho họ lạc hướng trong việc háo hức ṃ t́m trong một thế giới đen tối nơi chỉ có một chút ánh sáng nhỏ nhoi lọt qua khe sát dưới cửa pḥng giam. Trong những dịp này, đại uư Lộc, người chỉ huy trại vóc người thấp, trạc tuổi 50, kéo chiếc ghế của ḿnh ra sân ở trước khu vực A, và đọc to các mục đă lựa chọn trên tờ báo Nhân dân hoặc tờ Quân đội nhân dân, trong khoảng 1 giờ. Nghe giọng của ông ta các tù nhân có thể biết ông ta là người Miền Nam, một cán bộ Việt Minh, thuộc "người tập kết" ra Bắc năm 1954.
Mặc dù các bài báo đều có tính chất chính trị, nhưng luôn luôn có điều ǵ đó, ở đôi chỗ, hướng những tù nhân biết về ngày trong tuần, hoặc ngày đó hay ít nhất là tháng đó. đôi khi ông Lộc giao công việc vặt này cho trung uư Hoan, trưởng Ban quản giáo của nhà tù, hoặc tiểu đội trưởng Vương, người phụ trách nhà ăn. Thậm chí đôi khi giao cho cả trung sỹ Sử, y tá của Trại giam đọc khi các sĩ quan mắc bận.
Ông Lộc thường mặc quần áo thường phục, các sỹ quan công an khác đôi khi xuất hiện cũng ăn mặc như vậy; nhưng khi ông ta mặc bộ đồng phục mầu rêu thẫm, áo khoác có các túi to và cổ có gắn quân hiệu đỏ th́ ông ta đi lại khệnh khạng như một con công. Các tù nhân Mỹ đến vào cuối năm 1968, dường như họ mến trung uư Hoan hơn các sĩ quan khác. Luôn luôn vui vẻ với nụ cười, người trung uư 40 tuổi này thỉnh thoảng lại cho thuốc lá. Anh ta chỉ cao hơn 1,5 mét v́ vậy người ta đặt tên kèm cho anh là "ông bé" hoặc "ông lùn".
Các tù binh người Việt lấy làm ngạc nhiên khi thấy những người Mỹ đến. Câu chuyện về các tù binh Mỹ dần dần lọt ra ngoài. Sau này khi họ thuật lại những người lính biệt kích qua mă moóc, những người Mỹ này đă bị bắt ở thành phố Huế trong cuộc tổng tấn công tháng 2 năm 1968. Họ có 13 người, tất cả cùng một nhóm trong đó có người Philipin. Những người Mỹ này ít khi cho biết tên của họ. Những người mới đến phân ra bốn khu vực chính của trại giam, một số ở chung trong một pḥng rộng (tám người) ở khu C, c̣n sáu người kia th́ hai người một pḥng ở khu B: các pḥng 1,2 và 8. Trại giam cũng c̣n một khu D, nhưng những người tù ở đây luôn luôn giữ bí mật.
--------------------------------------
(*) Trong những chương này người viết tỏ ra thiếu khách quan, có chỗ xuyên tạc chế độ giam giữ của chúng ta đối với những tên biệt kích bị bắt. (Chú thích của người dịch).
Rơ ràng là ngay từ đầu không có người Mỹ nào nói chuyện với bất kỳ người Việt Nam nào. Có lẽ cán bộ phụ trách trại giam hy vọng rằng việc này sẽ ngăn chặn được sự giao tiếp, tuy nhiên họ đă không thấy được một điều: nhiều lính biệt kích biết tiếng Anh. Vào tháng 9 năm 1968, các tù nhân người Mỹ và người Việt Nam ở khu B đă tổ chức một cuộc đàm thoại ngắn. Việc này chính là do hai tù nhân Mỹ ở đó, Bob Olsen và Larry Stark.
Olsen và một tù binh Mỹ khác là những người đầu tiên đến pḥng 2, khu B. Những lính biệt kích Việt Nam đă gơ tín hiệu móc lên các bức tường để liên lạc với họ, và biết rằng ông ta là nhân viên dân sự của tổ chức các kiến trúc sư và kỹ sư Thái B́nh Dương. Một người Mỹ khác, trạc độ năm mươi, chỉ ở đó một thời gian ngắn trước khi được chuyển đến pḥng biệt giam ở khu A.
Khi có người tù tiếp sau ở cùng buồng của Olsen đến, anh ta la hét và nói lảm nhảm suốt. Khó mà hiểu được anh ta nói ǵ, nhưng rơ ràng là anh ta đang gọi tên vợ ḿnh, lặp đi lặp lại và luôn luôn la hét. Những người bảo vệ Việt Nam trị tội la hét rất nghiêm và khi thấy tiếng la hét họ thường chạy đến. Khu B yên lặng hẳn khi người cùng pḥng với Olsen bị đánh ngất xỉu. Qua hai ngày sau, anh ta lại tiếp tục rên rỉ và la hét, và sau mỗi lần bị những người bảo vệ đánh th́ anh ta mới chịu yên lặng. Anh ta bị đưa trở lại khu A lớn. Olsen trả lời rằng người cùng pḥng trước của anh ta thật là "điên khùng". Phải đến những năm sau này các biệt kích Việt Nam mới biết rằng anh ta đang mô tả t́nh h́nh của một người mà không cho biết tên.
Người cùng pḥng tiếp theo của Olsen và Larry Stark, anh ta không biết tín hiệu móc. Olsen kiên tŕ dạy anh ta mă móc trong một tháng để anh ta có thể giao tiếp với các biệt kích Việt Nam trong khu trại giam. Stark nói rằng anh ta là đại uư hải quân, trước đây đóng ở Đức, và đă ở thành phố Huế 6 tháng trước khi bị bắt.
Những người tù trong khu A đă có thể nói thầm qua cửa với những người ở pḥng bên và biết được tung tích của họ. Những người ở khu B không có lợi thế đó, trừ số ít người may mắn đă xoáy được một đinh để đục các lỗ nhỏ ở cánh cửa. Các lỗ này đủ để nh́n thấy thế giới bên ngoài, thậm chí họ chỉ thấy những người tù khác và cán bộ đi lại. Một chiếc nút bằng vải nhỏ bịt các lỗ này cũng đủ làm cho những người bảo vệ không phát hiện được sự ngụy trang đó. Trong 8 tháng sau nhiều tù nhân đă nh́n thế giới bên ngoài qua các lỗ nhỏ đó.
V́ sự bố trí của các pḥng giam, lỗ đinh này cho phép một người tù có thể thấy tất cả mọi người vào lúc ăn cơm. Những người bảo vệ khi đến một pḥng mở khoá cửa và cho phép tù nhân đó bước ra ngoài để lấy bát thức ăn rồi sau đó khoá cửa trước khi đi sang pḥng bên.
Những người biệt kích không bao giờ biết được tung tích một số người trong khu B, kể cả những người ở pḥng 1 và 8. Những người tù ở pḥng 8 mặc đồng phục màu xanh có sọc trắng. Một người trong số họ trạc 50 tuổi và thấp so với một người Mỹ. Người cùng pḥng với anh ta th́ rất mảnh mai, cao và trẻ hơn. Sáu người Mỹ này được chuyển đến khu C trong tháng 3 năm 1969, và những người biệt kích Việt Nam không c̣n giao tiếp với họ nữa. Những chuyến bay định kỳ của máy bay Mỹ luôn luôn động viên tinh thần của các tù nhân Mỹ ở Thanh Tŕ. Tiếng máy bay phản lực bay nhanh và thấp làm cho họ rất mừng, liền sau đó những người bảo vệ chạy tới và quát họ phải im lặng. Máy bay thường bay đến bất ngờ. Hầu như vào lúc tiếng c̣i báo động vang lên, đều đều và kéo dài trong khoảng 2 phút, kèm theo lời thông báo qua hệ thống truyền thanh mà tất cả những người tù có thể nghe được "Đồng bào chú ư! Đồng báo chú ư! Máy bay địch cách Hà Nội 80 km đang bay về phía Thủ đô từ hướng Đông Nam". Lời loan báo máy bay Mỹ luôn luôn bắt đầu như vậy khi c̣n cách xa 80 km. Trong ṿng không hơn một phút, lời loan báo sau là: "Máy bay địch cách 30 km, yêu cầu toàn thể đồng bào xuống các hầm trú ẩn". Đại uư Lộc đi quanh trại giam và bảo mọi người đừng sợ. Họ chỉ cần chui xuống gầm giường khi máy bay đến. Ông ta luôn nhấn mạnh: "Không có ǵ phải lo lắng, không có ǵ phải lo lắng".
Những chuyến bay ban đêm th́ luôn luôn ngoạn mục. Máy bay đến ở tầm thấp, h́nh như cánh của chúng chĩa ra phía sau, bay qua trại giam trước khi mọi người nhận ra chúng. Lực lượng an ninh của trại giam và dân quân địa phương triển khai với đủ loại vũ khí sẵn có. Pháo sáng cháy rực bầu trời. Qua các ô thoáng nhỏ trên các bức tường, các tù nhân có thể nh́n thấy pháo sáng khi chúng được bắn lên từng đợt. Người Bắc Việt Nam không bao giờ lăng phí, chờ cho máy bay sà xuống thấp và ngay thời điểm đó họ bắn các loạt đạn đầu, các máy bay phản lực vội bay đi.
Một tù nhân người Việt đến buồng 6 trong khu B. Anh ta ngồi trong pḥng giam 3 ngày, những người bảo vệ chuyển thức ăn cho những tù nhân khác nhưng không chuyển cho anh ta. Cuối cùng anh ta cảm thấy đói thực sự. Anh ta than văn:"Cán bộ ơi, tôi đói lắm, tôi đói thật. Sao các ông không cho tôi ăn?". Anh ta than văn liên tiếp trong 3 ngày, nhưng những người bảo vệ vẫn phớt lờ.
Sau đó Lê Văn Nhung ở pḥng 3 bắt đầu ngân nga hát. Tiếng hát của anh ta vọng đến tai những người bảo vệ.
Những lời kêu rên v́ đói đă không làm ai sốt ruột. Bị đói không trái với luật lệ về qui định của nhà tù, thậm chí được phép phàn nàn về cái đói và được tự chết v́ đói. C̣n các cán bộ nhà tù lập luận rằng đói là chuyện thường t́nh xảy ra trong nhà tù. V́ sao phải sốt ruột chỉ v́ một vài biệt kích đói?
Nhưng hát th́ dứt khoát không được phép. Người bảo vệ chạy đến pḥng của Ngung và nút chiếc nắp đậy khe hở ở cánh cửa: "Ai cho phép anh hát?", người bảo vệ la lớn qua chiếc cửa sắt.
"V́ tôi buồn", Ngung nghẹn ngào trả lời.
"V́ sao anh buồn?", người bảo vệ hỏi tỏ vẻ lúng túng.
"Vâng, tôi buồn v́ sợ rằng ngày mai tôi sẽ không được ăn."
"V́ sao anh nói vậy?", người bảo vệ hỏi với giọng nghiêm khắc nhưng có phần ṭ ṃ.
"Thật đấy, người tù này đă bị lỡ độ đường, dù hắn là ai đi nữa, trong những ngày qua đă không có chút thức ăn nào. Anh ta nằm đó rên rỉ và than văn. Chính v́ vậy mà tôi buồn. Nếu người tù đó đă không có chút thức ăn nào trong nhiều ngày th́ tôi sợ rằng có thể ngày mai sẽ đến lượt tôi, sẽ không được chút thức ăn nào". Tiếng nói của Ngung tan biến trong im lặng. Người bảo vệ này đi gọi trung sỹ Du, người phụ trách nấu bếp, trung sỹ Du đến với vẻ bực tức và đứng ở đấy khi cánh cửa pḥng giam mở ra: "Anh là đồ nói dối", Du nói to với người tù ở pḥng số 6. "V́ sao anh nói rằng anh đă không ăn ǵ? Anh đă được cấp thức ăn cơ mà?". Qua giọng nói của anh ta người ta có thể thấy rằng anh ta đang cố lấp liếm một sự thật là anh ta chưa cho người tù này một thứ ǵ.
"Không thưa cán bộ", tiếng trả lời nhỏ nhẹ, "tôi chưa nhận được một thứ ǵ từ khi tôi đến. Tôi rất đói và quá đói đă mấy ngày nay".
Sau khi trung sỹ Du rời đi, người bảo vệ lẻn vào pḥng giam, anh ta hỏi: "Anh bị bắt ở đâu?". "Ở biên giới", câu trả lời bằng tiếng miền Bắc nhưng với giọng nặng và lạ.
Ngung có thể thấy người tù này có nước da sáng, rơ ràng là anh ta chưa ngồi tù lâu. Anh ta là ai? Lào? Có phải là anh ta ở một toán quan sát đường? Tù nhân này được chuyển đến khu A trong vài ngày, và Ngung không bao giờ c̣n thấy anh ta nữa.
Trong khi trại giam Thanh Tŕ trở thành trại giam biệt kích đầu tiên trong hệ thống trại giam của Bắc Việt, hầu như cái nghề trưởng bộ phận nhà ăn ở trại giam của tiểu dội trưởng Lê Văn Vượng trong lực lượng an ninh đă kết thúc. Nhiều người miền Bắc rất sợ loại tai họa này khi họ phải khai bổ sung lư lịch cá nhân hàng năm và phải kê khai bất kỳ người bà con nào đă vào miền Nam năm 1954 trong thời gian chia cắt đất nước.
Năm 1968, trong khi kiểm tra thức ăn cấp cho những tù nhân mới được chuyển đến khu B, tiểu đội trưởng Vượng lần đầu tiên đă trực tiếp đối mặt với các tù nhân mới. Khi anh ta mở pḥng 3, một lính biệt kích bước ra để nhận bát ăn thức ăn của ḿnh rồi bước vào pḥng giam, không nh́n người bảo vệ hoặc tiểu đội trưởng Vượng.
Không! Không thể như vậy được. Tiểu đội trưởng Vượng cảm thấy như bị sét đánh. Người tù đó chính là cháu anh ta, Lê Văn Ngung.
Không thể như thế được! Nó không thể ở đây. Ngung trạc khoảng 25 tuổi; Vượng đă không thấy hắn từ lâu trước năm 1954, khi gia đ́nh Ngung chuyển từ Hà Đông ra Hà Nội.
Vượng bỗng thấy ḿnh rơi vào hoàn cảnh trầm trọng. Anh ta luôn luôn biết rằng anh có một người anh cùng cha khác mẹ đă mất tích năm 1955. Anh không biết người đó c̣n sống hay đă chết. Vượng đă hết ḷng phục vụ Cách mạng, và tương lai của anh đă được bảo đảm bởi sự phục vụ đó. Nhưng bây giờ tất cả đă trở nên nguy hiểm. Anh cố đứng thẳng để che giấu sự run sợ ở bên trong.
Ngung đă biết chắc về Vượng. Anh ta cũng đă ngỡ ngàng khi thấy Vượng lần đầu mấy tháng trước, khi anh đọc báo cho những người tù ở khu A nghe. Anh đă nắm chắc đó là ông chú của ḿnh và muốn tránh Vượng bằng bất cứ giá nào. Trong đôi mắt của Ngung, do đă sống và làm việc với những người Cộng sản th́ rơ ràng chú anh là một người phản động. Ngung biết rằng mọi sự thừa nhận công khai về ông chú lúc này có thể gây nhiều vấn đề phức tạp, đặc biệt là với Ngung đă bị đói. Bây giờ phải yêu cầu ông chú cho ăn là hoàn toàn vô lư.
Tuần lễ sau đó, khi Ngung đi ra bể nước ở trước các pḥng giam khu B để tắm, th́ Vượng đang đứng đó nói chuyện với một người bảo vệ. Anh ta nh́n người cháu và ra hiệu trong khi vẫn nói chuyện với người bảo vệ đó "Anh có thấy người kia không? Anh ta là người cùng làng với tôi". Ngung phớt lờ anh ta.
Một tuần lễ sau trung uư Hoan lệnh cho Ngung đến pḥng quản giáo của trại giam. Hoan đang ngồi đó ở sau chiếc bàn và có chú của Ngung ngồi bên cạnh. Hoan ra hiệu cho Ngung ngồi xuống chiếc ghế đối diện với họ.
Hoan bắt đầu "Nào, hăy cho tôi biết anh đă học được ǵ về hệ thống của chúng tôi ở đây?" Ông ta muốn nói về hệ thống Cộng sản ở Bắc Việt.
Ngung trả lời thắng thắn: "Tôi không hiểu ǵ về hệ thống ở đây. Làm sao mà tôi hiểu được? Cả ngày tôi chỉ ở một ḿnh trong pḥng giam đóng kín như bưng".
Hoan nh́n anh ta ṭ ṃ: "Anh muốn nói rằng anh không thấy tất cả mọi việc ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà vĩ đại là tốt hơn phải không?"
Ngung trả lời "Không, tôi không thấy điều đó".
Trung uư Hoan ngồi đó im lặng, suy nghĩ và cân nhắc.
"Nếu chúng tôi cho phép anh trở về thăm làng của anh, liệu anh có thể nhớ được đường về làng đó không?".
Ngung biết con đường đó, nhưng v́ đă lâu nên anh ta chỉ nhớ con đường đó một cách mơ hồ. Lúc đó anh mới 11 tuổi vào lúc kết thúc cuộc chiến tranh trước, nhưng anh ta không muốn thú nhận rằng anh biết đường về nhà với một người như trung uư Hoan.
Ngung trả lời "Không, tôi không nhớ rơ những con đường đó. Từ khi tôi ở đó đến nay đă 20 năm. Đúng là tôi không c̣n nhớ ǵ về những con đường đó". Giọng nói của anh ta lịm đi tan biến.
Hoan tiếp tục nói: "Thôi được, vậy anh có thể nhớ một người bà con nào nếu anh gặp họ không? Anh có thể nhớ ra họ nếu anh gặp lại họ không?"
Câu hỏi này bỗng làm Ngung sững sờ. Điều ǵ phải đến đă đến. Điều đó có nghĩa là Vượng đă báo cáo việc nhận ra Lê Văn Ngung, người tù biệt kích này là cháu của anh ta. Điều quan trọng bây giờ là phải tránh mọi sự thừa nhận rằng anh ta đă nhận ra chú ḿnh.
"Không, chằng có cách nào để nhớ được, v́ đă quá nhiều năm. Khi đó tôi c̣n quá trẻ".
Họ đột ngột ngừng hỏi Ngung và đưa trả về pḥng giam.
Tiểu đội trưởng Vượng đă tự thừa nhận một thực tế là đứa con trai của anh ḿnh là một tù nhân, nhưng không thể làm ǵ để giúp anh ta.
Anh phải nghĩ về cuộc sống của chính ḿnh. Bởi v́ một người cháu như vậy có thể làm thay đổi toàn bộ sự nghiệp của một người.
Để quên cái chết và nỗi thất vọng ở Thanh Tŕ th́ có những lúc sự vui đùa là liều thuốc tốt nhất. Một trong những lần đó đến với Lê Văn Ngung là khi anh ta bắt được một chú chuột nhỏ đang chạy loanh quanh trong pḥng giam của ḿnh. Anh dùng một chiếc'kim nhỏ và sợi chỉ để xâu qua các tai của nó. Trên một mảnh giấy chỉ bằng một chiếc tem thư, anh ta đă cẩn thận viết các chữ in bằng mực làm bằng gạch đă được nghiền thành bột. Sau đó anh ta cẩn thận xâu sợi chỉ qua một lỗ nhỏ ở mỗi góc trên của mảnh giấy và thắt chặt các đầu. Anh nh́n con chuột đang giữ chặt ở lưng bị buộc một mảnh giấy nhỏ ở dưới cổ giống như một chiếc ṿng đeo cổ.
Ngung quỳ xuống bên cứa và từ từ đẩy con chuột ra ngoài một cách cẩn thận để khỏi làm rách mẩu giấy. Con chuột chạy như điên ra ngoài về bên phải tới pḥng giam của Larry Stark. Sau vài phút yên lặng. Larry Stark gơ nhẹ qua bức tường "Con chuột này ở chỗ anh đến phải không?"
Ngung ngồi đó, trên mặt sàn, chân bắt chéo, đầu cúi xuống, cười khoái trá. Anh cầm chắc đinh gỉ trong tay để đánh tín hiệu trả lời: "Vâng!".
Ngung biết rằng Larry đang cười. Anh không thể nghe thấy, nhưng có thể cảm thấy phản ứng của anh ta. Ngung mỉm cười thoải mái, sau chuyển sang cười thành tiếng. Rồi bỗng cười phá lên. Anh cố phá tan im lặng để người bảo vệ nghe thấy cho đến khi rát cả họng. Anh biết Larry sẽ đánh giá cao tính hài hước và cách làm công việc này. Ngung hy vọng rằng Larry đă không chuyển con chuột đó đến một người nào khác. Bất cứ ai thấy chiếc biển con trên con chuột với các chữ "con cáo ranh mănh" tự nhiên sẽ biết rằng chiếc biển đó do một người Việt Nam làm. Sau đó những người bảo vệ mù chữ tự cho là ai đó đă diễu cợt và người đó sẽ sang địa ngục.
Cuối cùng th́ các cuộc hành quân bán quân sự bí mật của Washington chống lại Bắc Việt Nam cũng đi đến kết thúc. Vào ngày 22 tháng Giêng, mười ngày trước cuộc tổng tấn công mùa xuân 1968. Bộ tư lệnh Thái B́nh Dương sẽ quyết định không tăng cường toán RED DRAGON và ngày 5 tháng 3, huỷ bỏ các kế hoạch sử dụng toán AXE. Washington đă dự kiến giới hạn ném bom vào ngày 1 tháng 4, và thêm một bằng chứng nữa là giới hạn các phi vụ giữa vĩ tuyến 17 và 19 từ 13 tháng 3 và giới hạn các cuộc hành quân ra phía bắc vĩ tuyến 20 vào ngày 4 tháng 4. Các cuộc hành quân trinh sát của STRATA vào vùng cán xoong ở phía Bắc của Bắc Việt, dọc theo đường ṃn Hồ Chí Minh tiếp tục phải được chuẩn y theo từng trường hợp một, khi các phi vụ tái cung cấp của RED DRAGON và REMUS đă được xếp vào ngăn kéo vào ngày 13 tháng 4. Các cuộc hành quân tâm lư chiến của REMUS đă bị huỷ vào ngày 15 tháng 5.
Ngày 21 tháng 5, Bộ tư lệnh Thái B́nh Dương đă gửi đi nội dung của kế hoạch xem lại tất cả các toán biệt kích tại chỗ và bắt phải giới hạn việc tái tiếp tế khẩn cấp vào ngày hôm sau. Theo lệnh ngày 3 tháng 7, các cuộc hành quân trên biển được phép tiếp tục đến vĩ tuyến 20. Ngày 27 tháng 7, mọi việc tái tiếp tế khẩn cấp cho các toán biệt kích hoạt động tại chỗ đă bị đ́nh chỉ để chở kết quả chính thức của việc phân tích t́nh trạng an toàn của các toán này. Một phi vụ máy bay lên thẳng để hỗ trợ toán HADLEY đă bị hủy bỏ ngày 18 tháng 8. Các cuộc hành quân của biệt kích chủ bài ở địa bàn thành phố Vinh đă bị đ́nh lại ngày 8 tháng 9; việc tái tiếp tế cho toán TOURBILLON cuối cùng đă bị thương tổn vào ngày 30 tháng 9, các cuộc hành quân đường biển đă bị đ́nh chỉ ngày 7 tháng 10, và cuối cùng, ngày 1 tháng 11, ngay trước cuộc tổng tuyển cừ 1968 ở Mỹ, toàn bộ cuộc hành quân bán quân sự chống lại Bắc Việt Nam, được người ta biết theo tên mă là Footboy đă hoàn toàn kết thúc.
Trong năm 1964, kế hoạch 34A đă được miêu tả chân thực khi gửi đi một đoạn tin nói rằng những người nhận nó không định nghe. Các lực lượng Quân đội nhân dân ở miền Nam đă bị tiêu hao nhiều trong cuộc Tổng tấn công mùa xuân 1968, và hệ thống hậu cần của họ ở vùng cực nam buộc phải rút sang Campuchia, việc ngừng ném bom làm cho Hà Nội phải ân xá nhiều tù binh, khi Washington đang t́m các giải pháp trong các cuộc đàm phán mật ở Paris. Trong năm 1968, Hà Nội có các mục tiêu riêng của ḿnh, chắc chắn trong tầm tay, thậm chí nếu các mục tiêu này c̣n xa đến 7 năm.
Quyết định mùa xuân 1968 của chính quyền Johnson về chương tŕnh xuống thang là một thủ đoạn chính trị thô thiển nhằm thu thêm phiếu bầu cho những người Đảng Dân chủ trong cuộc tổng tuyển cử ngày 3 tháng 11. Trong thực tế khái niệm rút lui đă h́nh thành trong giai đoạn lập kế hoạch quân sự ở Sài G̣n, ít nhất là từ năm 1966.
Chiến tranh sẽ kết thúc. Với tất cả các sự việc này, yếu tố chủ yếu chỉ c̣n là thời gian. Những người lính biệt kích ở sâu trong các trại giam của Bắc Việt đă không biết đến những quyết định xuống thang này. Họ không nhận thức được về các hoạt động dẫn đến kết thúc việc trả lương cho họ, khi họ bị xoá tên trong các sổ sách quản lư của MACSOG, Liên đoàn quan sát thuộc Bộ Tư lệnh viện trợ quân sự Mỹ.
------------------o0o--------------------
16. LÀM RƠ SỰ THẬT.
Mùa thu năm 1968, pḥng 2 trong khu B nhận một người mới-Phạm Việt Phúc, một điệp báo viên của toán HADLEY! Trong suốt thời gian đó anh ta ở đâu và đang làm ǵ? Lê Văn Ngung thấy người bảo vệ mở cửa buồng 2 và Phúc bước ra để nhận một bát thức ăn khá lớn.
Một bát to! Và anh ta c̣n có cả thịt nữa chứ!
Ngung bắt đầu đánh moóc lên tường để gây sự chú ư của Phúc. Việc này đă có kết quả? Phúc trả lời, nhưng anh ta tránh trả lời bất kỳ câu hỏi trực tiếp nào về việc anh ta đă ở đâu, đă làm ǵ, và v́ sao được xuất ăn nhiều hơn b́nh thường cùng với cả thịt. Anh ta có thuốc lá, thuốc đánh răng và cả dầu để thắp sáng nữa!
Những tù nhân khác của toán HADLEY không bao giờ có được những thứ như vậy. Ngung đánh moóc nhấn đi nhấn lại với Phúc: "Anh được nhiều thức ăn hơn tôi".
"Đâu có, chúng ta đều có được một thứ như nhau. Vậy anh bảo tôi có nhiều hơn là có hàm ư ǵ?"
Đó là điều mà Ngung hy vọng mở đầu câu chuyện, anh ta đánh moóc lại: "Được tôi sẽ xem ngày mai ăn ǵ và tôi sẽ nói cho anh rơ đó là cái ǵ".
Ngày hôm sau, Ngung dán mắt nh́n qua lỗ cửa khi Phúc bước ra ngoài pḥng giam để lấy bữa ăn trưa. Anh ta chờ cho đến khi người bảo vệ đă rời đi.
Phúc đánh moóc trước "Nào hăy nói với tôi hôm nay tôi có ǵ để ăn?"
Ngung trả lời ngay "Anh có cơm và cải xoong".
Phúc hỏi "Tôi có cái ǵ khác nữa?"
Ngưng trả lời rất thận trọng: "Hôm nay anh có thịt."
Phúc hoảng sợ, anh biết rằng chắc Ngung đă thấy thức ăn của ḿnh và suy ra rằng anh ta đang được đối xử ưu tiên hơn. Ngung nói "Trông anh khá đấy, c̣n tôi th́ c̣m nhom."
Phúc im lặng. Ngung biết rằng ḿnh đă mở mà và anh ta tiến tới. Ngung hỏi: "Anh đă liên lạc với ban chỉ huy bao lâu rồi?". Phúc đáp: "Đâu có! Tôi chẳng liên lạc với ai".
"Tôi biết là anh có. Tôi biết điều này từ trước khi chúng ta c̣n ở Hà Tĩnh. Ngay sau khi chúng ta bị bắt, tôi biết ngay từ đó anh đă sử dụng điện đài". Đó là một thủ đoạn.
Cuối cùng Phúc đầu hàng. "Tôi đă liên lạc với Ban chỉ huy. Những người Cộng sản ép tôi phải sử dụng điện đài".
Ngung hỏi: "Có toán nào được phái ra tăng cường cho chúng ta hay không?"
Đầu tiên Phúc trả lời là không có những người thay thế. Ngung lại doạ Phúc: "Tôi biết là có. Một cán bộ đă bảo tôi như vậy. Họ bảo tôi rằng có một toán đă đến".
Cuối cùng Phúc diu giọng: "Tôi nghĩ là có một toán". Ngung nhấn mạnh "Có phải toán Trần Hiếu Hoa không?"
"Người ta... có một danh sách... các tên rất lạ."
"Có bao nhiêu người trong toán này?"
"Chắc phải có 6-7-8 người."
Ngung biết rằng Phúc đang lẩn tránh và nói dối về thành phần của toán. Khoảng 3 tháng sau, Nguyễn Thế Khoa, điện báo viên thứ 2 của toán đó cùng ở với Phúc trong pḥng 3. Ngung hỏi Khoa về toán thay thế. Khoa trả lời đúng là có toán thay thế, nhưng máy bay trực thăng của họ đă bị pháo mặt đất bắn hạ. Đại uư Dung đă ở
trên máy bay đó và bị bắt làm tù binh. Khoa cũng bảo Ngung rằng anh đă liên lạc bằng radio với một kỹ sư ở Bắc Việt tại Hà Tĩnh, anh ta h́nh như là một biệt kích hoạt động tại chỗ của Bộ chỉ huy. Người kỹ sư đó bố trí để gặp Khoa ở một địa điểm nào đó và nói anh ta sẽ giúp Khoa lọc ra, nhưng cuộc gặp đó không bao giờ xảy ra.
Ngung trả lời một cách bực tức rằng Khoa đă nói dối như đồ chó đẻ. Anh ta kết tội Khoa đă bịa ra câu chuyện về người kỹ sư đă nỗ lực để trở lại Nam Việt Nam. Sau khi chửi rủa, Ngung bảo Khoa rằng anh ta đă biết từ đầu rằng Khoa sợ chết v́ cộng sản hơn anh ta. Khoa trả lời yếu ớt rằng nếu Ngung không tin anh ta th́ anh ta không thể nói ǵ hơn.
Rơ ràng là Khoa không thích nói về công việc ḿnh đă tiến hành trên điện đài. Đầu tiên anh ta cố giải thích điều đó ngay, nên nói rằng anh đă gặp hoàn cảnh khó khăn v́ đă cố gắng để báo cho Bộ chỉ huy biết anh ta đang hoạt động dưới sự điều khiển của Bắc Việt. Khoa biết rằng người Mỹ đă lấy mẫu băng ghi âm mă moóc phát sóng của anh, khi thấy có những đặc tính đặc biệt mà người ta đă biết là "cách điều khiển" của anh. Khoa nói rằng trong lúc phát sóng cho Bắc Việt, anh đă thận trọng kéo dài một số đặc điểm để thay đổi cách đánh, hy vọng rằng Bộ chỉ huy có thể so sánh với băng ghi mẫu tại ở Long Thành có âm thanh của cách đánh qua không trung từ Hà Tĩnh và kết luận rằng có điều ǵ đó đă trục trặc. Rơ ràng là điều đó đă không đem lại kết quả v́ các buổi phát sóng từ trụ sở của toán đó vẫn tiếp tục.
Những điện báo viên được thu dụng khác sau đó khai rằng đại uư Dung đă chỉ thị cho họ hợp tác nếu họ bị bắt và làm bất cứ điều ǵ người ta yêu cầu họ làm để tự bảo vệ. Đại uư Dung không bao giờ nói như vậy trong lúc anh ta chỉ dẫn cho toán HADLEY. Và Ngung kết luận rằng những điện báo viên được thu dụng đă nói dối.
Khoa và Phúc đă sớm dược chuyển đi nơi khác, và pḥng của họ có một số người mới đến ở Với chiếc giũa móng tay đă khá ṃn. Ngung bắt đầu vạch các nét vạch dài, ngắn quen thuộc.
"Đa đit đit đit đa". Đó là mă móc của tín hiệu "BT". Đó là tín hiệu mă các điện báo viên phải đánh đi đầu tiên khi họ truyền tin qua không trung, điều đó có nghĩa là họ sẵn sàng bắt đầu phát sóng.
"Đa đít đa", người tù mới trả lời bằng mă móc cho "K", có nghĩa là người điện báo viên ở đầu kia đă sẵn sàng để truyền tin. Aaa! Một điện báo viên khác!
Những nét gạch hầu như không phát ra âm thanh được tiếp tục giữa các pḥng.
"Anh là ai?"
"Trương Tuấn Hoàng"
"Anh là ai?", một mă gạch chuyển đến từ người tù không trông thấy ở pḥng 3.
Ngung trả lời bằng bí danh "Lê Nhất".
Trương Tuấn Hoàng nhanh chóng trả lời: "Anh có phải là người chỉ huy của toán T không?"
"Đúng?"
Hoàng tiếp tục: "Không thể tin được! Người ta cho rằng anh đă chết! Đại uư Dung nói có tin là anh đă chết, anh đă bị rắn độc cắn chết. Anh không bao giờ tiếp tục đánh điện nữa v́ anh đă chết."
Ngung choáng váng, không thể tin được rằng Bộ chỉ huy đă nhắc lại tin này, một sự vi phạm cơ bản của bất cứ thủ tục an toàn về vận hành nào, dù nó là hư hay thực. Điều đó không có ư nghĩa ǵ đối với Ngung.
"Anh nhảy xuống khi nào?"
"Vào ngày 18/8/1967 cùng với Đỗ Văn Tám. Anh đă biết Đỗ Văn Tám là người mà chúng ta gọi là Tám mộc. Chúng ta là nhóm tăng cường cuối cùng cho toán REMUS, Tám đang ở đâu đây."
"V́ sao anh bị bắt?"
Trương Tuấn Hoàng không trả lời. Sau một thời gian ngắn ở pḥng 3, Hoàng đă được chuyển sang khu C.
Trong ṿng vài ngày, Ngung nhận thấy có điều ǵ không ổn khi một cán bộ bỗng nhiên vào pḥng giam của anh và kiểm tra pḥng cẩn thận. Dường như cán bộ này đang t́m kiếm một vật ǵ đặc biệt. Bỗng nhiên người cán bộ đi về phía trước và chỉ vào một số dấu vạch trên bức tường. Mọi điện báo viên trong trại giam đều biết đó là ǵ, những dấu vạch nhẹ bằng đinh lên lớp vữa mềm khi người tù vạch các dấu gạch dài và ngắn tạo thành các vạch ngang và dấu chấm của mă móc-không cần bàn căi ǵ nữa, đó là bằng chứng của việc liên lạc. Cán bộ này hỏi: "Cái ǵ đây?"
Ngung nói: "Tôi hoàn toàn không có ư đồ ǵ".
"Anh đừng giả vờ! Đi theo tôi!", Ngung được hộ tống đến trụ sở nhà giam ở pḥng quản chế. Năm cán bộ đang ngồi đọc báo bên chiếc bàn. Người cán bộ, trạc 30 tuổi mặc quần áo thường phục là người có giọng nói Hà Nội và nói tiếng Anh rất giỏi, làm phiên dịch cho tù binh Mỹ; trung uư Vượng, sỹ quan thường trực của trại giam; trung uư Hoan, trưởng ban quản giáo; đại uư Lộc, chỉ huy trại giam và một sỹ quan trẻ thực hiện các việc vặt cho Lộc. Ngung được chỉ ngồi vào chiếc ghế ở phía đối diện của bàn và 5 người. Họ nh́n anh ta trừng trừng.
Ngung kêu to "Thưa cán bộ !", đó là cách xưng hô của mọi tù nhân với cán bộ.
Hoan bắt đầu "Hôm nay anh có khoẻ không?", giọng anh ta thân mật và có vẻ quan tâm.
"Thưa cán bộ, hôm nay tôi không được khoẻ lắm", Ngung trả lời, giọng anh ta hạ thấp dường như anh bị ốm.
Hoan tiếp tục cách nói đùa thân mật: "Anh nghĩ thế nào về việc cải huấn từ lúc anh đến đây?"
"Thật t́nh tôi chưa nghĩ về điều này. Tôi không hiểu nó là ǵ?"
"Tức là anh thật sự cố ư không hiểu chế độ miền Bắc của chúng tôi phải không?"
"Thưa cán bộ, tôi không nhận thức được điều ǵ. Tôi không có cái ǵ để đọc. Tôi luôn luôn ở trong pḥng giam. Ở đó chẳng có ǵ để nhận biết trong bóng tối. Chỉ có bốn bức tường của pḥng giam. Mỗi ngày tôi được ăn 2 bữa. Đó là tất cả những diều mà tôi biết".
Hoan nói:"Vậy th́ hăy cho chúng tôi biết anh ở Miền Nam lúc nào, anh học được bao lâu? Anh đă học đến cấp nào?"
"Thưa cán bộ, sức học của tôi chỉ ở mức trung b́nh".
"C̣n tiếng Anh th́ sao? Anh có biết tiếng Anh không?"
"Có ạ, tôi đă học một ít khi c̣n ở nhà trường. Nhưng như ông biết, đến nay đă quá lâu hầu như tôi đă quên hết. Vả lại tôi chỉ học trong vài năm, và sau đó mỗi tuần chỉ học một hai giờ". Giọng nói của Ngung yếu dần đi.
"Anh có biết về quốc tịch của những tù nhân ở pḥng bên cạnh pḥng anh không?"
"Tôi có thể nghe các âm thanh, tiếng nói của những người ở pḥng giam bên cạnh, nhưng không rơ lắm. Tôi không biết họ là ai. Họ có thể là người Trung Quốc, Pháp hoặc ǵ đó. Tôi không biết, tuy vậy tôi chắc chắn họ là những người nước ngoài".
"Anh có biết rằng những người Mỹ đang ở trong pḥng bên cạnh pḥng anh không?"
"Không, tôi không biết. Tôi không biết họ là ai, chỉ biết rằng chắc chắn họ là người nước ngoài".
"Anh có nghĩ rằng anh có thể nói tiếng Anh với một người Mỹ?"
"Thưa cán bộ, khi c̣n đi học tôi đă học nói và viết tiếng Anh. Đă lâu rồi hầu như tôi quên hết".
"Nếu chúng tôi cho phép anh nói chuyện với một người Mỹ, anh có thể nói chuyện với người đó không?"
"Thưa cán bộ, tôi đă học thứ tiếng này lâu lắm rồi...". Giọng của Nhung ch́m xuống.
"Anh đă giao tiếp với những người Mỹ! Anh đă nói chuyện với những người Mỹ!", giọng nói của ông ta thay đổi, nhấn đi nhấn lại với vẻ đe doạ.
"Tuyệt đối không? Tôi chưa giao tiếp với họ. Vả lại tôi không thể nói chuyện với họ. Làm sao tôi có thể nói? Người bảo vệ luôn đứng ngay phía ngoài các pḥng gian. Những người bảo vệ không cho phép nói ǵ".
"Vậy hăy cho chúng tôi biết một lần nữa. Có lúc nào anh đă giao tiếp với những người Mỹ chưa?"
"Không, không bao giờ".
"Hăy nói sự thật. Anh phải nói sự thật, nói tất cả mọi điều."
"Tôi đang nói sự thật với ông. Thậm chí tôi không biết đủ tiếng Anh để giao tiếp với bất kỳ người Mỹ nào".
Lúc này anh ta nói chậm lại, nhấn vào từng chữ: "Hăy nói với chúng tôi về sự thật".
"Tôi đang nói với ông về sự thật."
"Được rồi. Chúng tôi sẽ để anh quay về pḥng giam. Chúng tôi muốn anh suy nghĩ qua bữa trưa rồi anh sẽ trở lại gặp chúng tôi chiều hôm nay, và chúng ta sẽ nói chuyện thêm về điều này".
Ngung trở về pḥng giam của ḿnh. Anh chờ qua bữa trưa, cả buổi chiều và buổi tối, nhưng không có ai gọi lại anh.
Sáng hôm sau, người bảo vệ đến pḥng giam của Ngung và hộ tống anh về Ban quản giáo. Đang chờ anh có trung uư Vượng, trung uư Hoan và một phiên dịch tiếng Anh không quen biết.
"Bây giờ anh có muốn nói ǵ khi anh đă có thời gian để suy nghĩ lại?"
"Thưa cán bộ. Không có ǵ thay đổi."
"Anh thật là bướng bỉnh! Hai người đă nhận dạng anh, anh là người nói dối!"
Hoan đưa tay xuống và kéo ngăn kéo ở chiếc bàn của anh. Anh lấy ra một túm tăm nhỏ bằng vải nylông. Ngung nhận ra nó ngay. Anh đă làm ra nó bằng tay trong pḥng giam của ḿnh và tặng cho Larry Stark và Bob Olsen.
"Anh có biết cái này không?"
Ngung ngồi đó không nói, mắt trừng trừng. Điều đó có nghĩa là người cán bộ này đă khám phá ra việc anh ta liên lạc với Stark và Olsen. Thật đáng ngạc nhiên, người trung uư này không đưa ra chiếc khăn tay mà Ngung đă làm bằng tay thêu ḍng chữ "Tặng Bob và Larry nhân ngày lễ Giáng sinh" mà anh đă chuyển cho họ trong tháng 12/1968. Trung uư này ném chiếc túi ny lông xuống bàn. Đôi mắt Ngung theo dơi động tác này. Chiếc túi rơi gần cặp tài liệu dày có tên của Bob Olsen và vợ anh ta, Carol, nổi bật trên lề của một tờ giấy tḥ ra khỏi tập hồ sơ dầy.
"Anh đă nói chuyện với những người Mỹ, chúng tôi biết hết mọi điều! Chúng tôi c̣n biết rơ những điều anh đă nói! Anh phải kể lại chính những điều anh đă nói với những người Mỹ. Anh phải nói với chúng tôi sự thật. Những người Mỹ này đă kể với chúng tôi mọi việc. Tôi ra lệnh cho anh phải nói sự thật."
Ngung đă không nói ǵ và được dẫn trở về pḥng giam của ḿnh. Ngung suy luận rằng một hoặc cả hai người Mỹ này đă nói ra. Trên đường quay trở về pḥng giam của ḿnh, anh ta cố nghĩ ra một kế hoạch hành động. Anh quyết định rằng hành động tốt nhất là thú nhận ḿnh đă nói chuyện với những người Mỹ này. Anh sẽ tránh đưa ra các chi tiết và khai rằng họ chỉ nói chuyện về thời tiết và những điều trần tục khác mà những người tù luôn luôn nói tới.
Sau này người ta yêu cầu anh ta quay lại Ban quản giáo để viết một bản kiểm điểm nói chi tiết về các cuộc đàm thoại của anh với Stark và Olsen. Khi anh viết xong, người bảo vệ đưa bản kiểm điểm này cho trung uư Hoan. Ngày hôm sau Hoan ra lệnh gọi Ngung trở lại. "Thế là đủ. Anh đă khai ra một ít", rồi Hoan nhắc lại những điều mà Ngung đă trao đổi với Bob Olsen, như hướng và khoảng cách đến sông Hồng và chi tiết về các nhà hàng ở thành phố Hà Nội. Sao họ biết được tất cả điều đó? Ngung nh́n người cán bộ. "Thưa cán bộ, tôi nghĩ rằng người Mỹ này chắc hẳn đă nhầm lẫn. Anh ta chắc đă nhầm tôi với một cuộc nói chuyện với người bảo vệ". Ngung tŕnh bày có một lần khi một người bảo vệ nói chuyện với Olsen anh ta đă chỉ cho Olsen xem một tấm ảnh của vợ và các con anh, và nói với Olsen rằng anh ấy sống ở Hà Nội.
Người cán bộ này ngây ra nh́n Ngung trừng trừng. Rồi anh ta đập bàn để làm Ngung chú ư vào thực trạng của vấn đề: "Đây là chiếc bút ch́ và vài tờ giấy. Tôi muốn anh ngồi đây và viết mọi điều mà anh đă giao tiếp với những người Mỹ này. Lần này chúng tôi muốn biết tất cả mọi điều. Ngung tỏ ra chấp hành theo lệnh, nhưng anh ta cẩn thận lọc bỏ đi hầu hết các cuộc nói chuyện dài của họ. Vài tuần sau thật là căng thẳng. Trương Tuấn Hoàng vừa trở lại khu B, cho biết một tin tức đáng quan tâm, ở trại giam hiện đang có những hoạt động điều tra. Người ta nói rằng họ tập trung vào sự tham ô và đánh cắp tiền chi cho khẩu phần thức ăn của tù nhân.
Đối với Ngung dường như điều đó đă được giải thích bằng cuộc viếng thăm đột xuất mới đây của một cán bộ cấp trên, mà theo lời của một cán bộ ở trại Thanh Tŕ là "một cán bộ rất có uy tín của Bộ Công an". Ông là một người có vóc to chắc nịch, trạc tuổi sáu mươi. Các nhân viên đi theo ông để mở từng cánh cửa và kiểm tra từng pḥng giam. Người cán bộ này ngó vào, dường như việc này đang trông đợi vào ông, và dường như là ông không muốn làm điều đó. Chuyến viếng thăm này thật quá bất thường. Rơ ràng là có điều ǵ đó đang xảy ra.
Vài tuần lễ sau, một người bảo vệ đến pḥng giam của Ngung và nghiêm khắc bảo Ngung đi theo anh ta. Anh ta dẫn Ngung ra sân ở phía trước khu A. Ngung hy vọng được chuyển lại một trong những pḥng giam của khu A, anh bước qua ngưỡng cửa, nhưng người bảo vệ đẩy anh sang bên trái vào một trong 2 pḥng giam kỷ luật. Ngung bước vào pḥng 20 và cánh cửa đóng sập lại sau lưng anh. Trừ những lần đưa thức ăn vào, cánh cửa luôn bị khoá liền trong hai tháng.
Trong pḥng 19 bên cạnh có 2 tù nhân rất kín đáo. Họ phá vỡ bầu không khí đơn điệu gần như hoàn toàn im lặng khi họ được cho ra ngoài để quét sân. Những người tù khác: những người Mỹ, cao và hốc hác, chân họ gầy như que củi; đi ra ngoài sân từ các pḥng giam ở khu A để quét sân hoặc để tập thể dục.
Vào cuối tháng 10, Ngung được chuyển sang pḥng 13 ở khu A. Cánh cửa pḥng bên, pḥng 14, được mở rồi đóng lại. Có người nào đó ở chung với anh ta trong pḥng giam bên cạnh. Trong vài ngày anh đă liên lạc với người láng giềng ở pḥng 14, nhưng không bao giờ có một câu trả lời. Anh rủa anh ta về sự im lặng và hỏi tại sao không thể trả lời. Một hôm anh nghe thấy người bảo vệ hỏi người tù này về tên, tuổi và quê quán ở đâu. Giọng nói của anh ta cho thấy rằng anh ta là Đại, Quận trưởng Quận Phú Bài ở Tỉnh Quảng Trị, miền Nam Việt Nam. Vài ngày sau, Đại được chuyển sang pḥng 20 và Ngung không bao giờ c̣n gặp lại anh ta nữa.
Vào ngày 3 tháng 11 năm 1969, người bảo vệ thường trực đến vào lúc tảng sáng và mở cửa pḥng giam của Ngung. "Thu dọn các đồ đạc của anh rồi đi với tôi", anh ta nói thế.
Ngung đi ra nhanh và thấy 3 thành viên của toán HADLEY đang đợi anh ta ở khu A. Để lại phía sau một người bạn thân nhất, Lương Trọng Thường, bị nhốt ở pḥng 2 của khu B. Bị khoá tay và đẩy lên chiếc xe Jip đậu ở phía ngoài cổng trại giam Thanh Tŕ. Những người tù này nhanh chóng được chở dọc theo sông Hồng hướng về phía biên giới Trung Quốc.
------------------o0o---------------------
17. NHỮNG KẺ PHẢN BỘI Ở PHONG QUANG.
Người giảng viên bước vào lớp học. Chắc chắn đó là một buổi chiều nữa trôi đi chậm chạp đối với các hạ sỹ quan-sinh viên của lớp học của trường C500 thuộc Bộ Công An. Lúc ấy là cuối tháng 4. Đêm trước trời rất lạnh. Trường này là điểm khởi đầu của các sỹ quan An ninh và t́nh báo trẻ chuyên nghiệp trong hệ thống An ninh Quốc gia của Bắc Việt. Chiều hôm đó hàng chục sinh viên được nghe chuyên đề nghiên cứu về xâm nhập và cách nhận ra chúng. Giảng viên nh́n vào các sinh viên trẻ ngồi trước mặt ḿnh và bắt đầu một cách chậm răi:
"Xâm nhập là một loại gián điệp mà các bạn sẽ phải đối phó", ông mở đầu dơng dạc: "Tôi sẽ tŕnh bày những điểm chính của cuộc điều tra liên quan đến một biệt kích đă bị bắt năm 1962 ở biên giới giáp Trung Quốc, đó là một vụ kinh điển v́ nó làm nổi bật những sự việc điển h́nh về một điệp viên với những nét đặc trưng, các bạn cần phải nắm vững nếu các bạn muốn thực hiện tốt các nhiệm vụ của một cán bộ An ninh Quốc gia chuyên nghiệp".
Lớp học im phăng phắc, mọi con mắt đều đổ dồn vào giảng viên khi anh ta tŕnh bày về một điệp viên của miền Nam được đánh ra miền Bắc bằng thuyền như thế nào dưới sự chỉ đạo của cơ quan t́nh báo Mỹ và bọn tay sai bù nh́n của chúng. Điệp viên này tên là Hồng, đă đổ bộ an toàn và về nhà y ở thành phố cảng Hải Pḥng trót lọt. Ở đó y liên lạc với người anh ruột là một trung uư của Bộ Công An. Là một cán bộ An ninh tốt, trung uư đă báo cáo với cấp trên về sự trở về của người em và thế là một kế hoạch được mở ra để bắt tên xâm nhập này.
Thầy giáo nói tiếp với giọng đều đều về các chi tiết của phương pháp được các chiến sĩ An ninh Quốc gia sử dụng để tiến hành công tác phản gián nhằm bắt và vô hiệu hoá một điệp viên thù địch cùng tất cả những người mà điệp viên này liên lạc.
Thày giáo tóm tắt: "Vậy nên các bạn có thể thấy rằng điệp viên này đă bị thất bại v́ y không hiểu các tập quán của địa phương. Nếu y là một điệp viên từng trải, là sỹ quan theo như lời của hắn th́ không đưa ra các loại câu hỏi ngờ nghệch như y đă đặt ra ở biên giới Trung Quốc. Đó là một vụ kinh điển, cho thấy rơ v́ sao các bạn phải nhạy bén với các loại câu hỏi do người nào đó đặt ra. Các bạn phải nghe xem người ta đang nói ǵ, muốn biết ǵ."
Trường C500, gần thị xă Hà Tây, ở phía Tây Hà Nội, ở rất xa huyện Phong Quang, tỉnh Lào Cai, phần cực Bắc của Việt Nam.
Mùa đông đó đă kéo dài trên biên giới Trung Quốc. Mùa xuân đến vẫn c̣n lạnh, đêm trước hầu như lạnh buốt và dường như mùa đông chưa muốn kết thúc. Trại giam Phong Quang cách thị xă Lào Cai 17km về phía Đông Nam theo đường chim bay, thấp và biệt lập cách xa mọi trận ném bom của Mỹ. Nó được phân biệt với các trại giam lao dịch cấp Trung ương khác. Biển hiệu treo trên lối vào khu A, trại chính kề bên trụ sở của nhà giam, chỉ ghi đơn giản "Trại Phong Quang". Một ít người đă được nghe về trại giam này v́ nó nằm ở cuối con đường quanh co bụi bặm dài khoảng 10km.
Những bức tường chung quanh trại giam xây bằng đá và xi măng không thể tạo ra cảm giác ấm cúng-toàn một màu xám xịt và sự cách ly điển h́nh của thế giới trại giam. Một đặc điểm nổi bật của sự cách ly này là một khu vực có xây tường đặc biệt bao quanh 2 nhà giam không có tên, nằm khuất ở một góc xa của trại giam. Bất cứ ái nh́n thấy cũng không có ǵ đáng chú ư, đó chỉ là 2 nhà giam làm bằng gỗ lợp ngói, ở mỗi phía có 5, 6 cánh cửa chớp luôn khép kín. Nó là khu trại giam đặc biệt. Một người nấu ăn bắt đầu phao tin rằng có những người Mỹ đang ở đó, v́ anh ta đă nghe các tù nhân nói rằng những người ở trong đó là các biệt kích Mỹ .
Khư vực giam đặc biệt này thỉnh thoảng đă giam các biệt kích, và những người mới đến trại Phong Quang nhanh chóng nắm được tôn ti trật tự ở đây. Lượng khẩu phần thức ăn được cấp hàng tháng phân biệt rơ người này với người kia. Những người ở trong pḥng 1 được cấp các bát thức ăn nhiều hơn những người ở các pḥng khác. Lời nói này do những người ở pḥng 1 đưa ra. Họ được cấp với mức 18 đồng một tháng, không phải là 12 đồng như mọi người khác. Họ là những người đặc biệt, và họ được tin cẩn. Ngoài những khẩu phần ăn thêm, họ c̣n được cấp các đồ vật khác. Mỗi người đều có chăn. Họ không phải ngủ với 2 bộ đồng phục nhà tù chỉ cốt giữ cho khỏi bị chết cóng. Những biệt kích này vừa được chuyển từ trại giam Thanh Tŕ lên đă biết ngay trung sỹ Bội là người khoá cửa các nhà giam, để quản trị viên tên là Thụy có thể chuyển thức ăn cho những người tù ở pḥng 2. Bội là một trung sỹ kỳ cựu hiểu được cách thực hiện các nhiệm vụ của ḿnh. Sau hết anh được Công an tin cậy, đă thề bảo vệ Đảng và Nhà nước cũng rất cừ khôi trong việc thực hiện công việc của ḿnh.
Trung sỹ Bội cũng như nhiều người Việt Nam không tham gia vào một âm mưu nào và anh thường nghĩ ra các biện pháp để chống lại việc gây bè phái chống lại nhau giữa các cá nhân và các nhóm. Những người tù tốt nhất cho mục đích này là những người tù h́nh sự. Họ sẽ làm mọi việc mà họ được chỉ bảo. Một phần công việc của anh ta là xác định những nỗi lo sợ lớn nhất của mỗi tù nhân. Họ sợ sệt là cán bộ sẽ khai thác điều ǵ đó. Mỗi người đều lo sợ hoặc cố giấu một điều ǵ đó. Một số tù nhân sợ ốm đau; những người khác lại sợ cái chết. Cả hai loại người này đều sẵn sàng chấp nhận quá tŕnh cải huấn. Trung sĩ thực hiện đúng lịch hàng ngày. Anh ta không bao giờ thay đổi ngay cả vài phút khi anh ta đi qua dốc để chuyển thức ăn. Điều đó thể hiện một phần của sự thấm nhuần, thể hiện trong công việc hàng ngày mà mọi người có thể làm theo để đảm bảo rằng những người tù này có phản ứng rất nhạy trước những sự việc đơn giản như tiếng động khi mở khoá. Việc này giống hệt như cách huấn luyện độ thính, nhạy cho một con chó.
Thụy thật có ích như một phương tiện để kiểm tra những người khác. Ở độ tuổi 29, và nguyên là hạ sỹ trong Quân đội nhân dân Việt Nam, anh ta đă được chọn làm một quản trị viên sau án tù 3 năm v́ tội móc túi. Thuỵ sẽ được thả ra trong vài năm nữa, nhưng anh thấy cần tỏ cho cán bộ biết rằng anh ta đang muốn góp phần của ḿnh để phục vụ đất nước bằng việc giúp kiểm tra các biệt kích gián điệp Mỹ ở đây.
Thụy cẩn thận mở cửa, bước vào trong và đặt xuống một nồi cơm ngô c̣n nóng xuống ổ rơm có vài biệt kích đang nằm yên lặng. Người tù ở gần cửa nhất nhúc nhích và nh́n anh ta khi Thuỵ từ từ nh́n quanh căn pḥng trước khi rời đi. Những người tù khác từ từ ngồi dậy, hy vọng nhận được bữa cơm khác có cơm ngô nguội, không có rau. Đến nay, điều này đă tiếp tục xảy ra hơn một tuần. Một số người nói rằng người cán bộ nhà giam này đang thực hiện mục đích riêng của ḿnh, họ đă thay đổi thức ăn để làm giảm sức khoẻ và tinh thần của các biệt kích. Một số người khác nói rằng những người bảo vệ đă phải giải quyết với các tội phạm nấu ăn; những người nấu ăn này có thể ăn mọi thứ họ muốn, chỉ cần họ cung cấp một phần lớn gạo của những tù nhân cho những người bảo vệ. Một tù nhân khác nói rằng những người bảo vệ chỉ cần ăn cắp gạo rồi bán đi một phần, phần c̣n lại họ mang về cho gia đ́nh. Một người bảo vệ nghe thấy nói rằng những tù nhân này cảm thấy thoả măn khi họ có thể đứng ngoài cuộc chiến tranh Giải phóng trong một trại giam thật dễ chịu, không c̣n sợ bị giết nữa Những người tù cho rằng họ cần nhiều thức ăn hơn là lượng thức ăn họ đang được cung cấp. Làm sao những người tù lại có thể sống và lao động cực nhọc khi chỉ được ăn có 3 lạng gạo một ngày.
Trung sỹ Bội tiến lại bên ngoài các nhà giam. Anh kéo chốt sắt gài cửa và khoá lại. Những người trong pḥng 2 tiến dần đến chỗ ngồi và chờ đợi, họ chuyển nồi cơm và những chiếc bát từ người này đến người kia. Mỗi người múc một th́a cơm rồi chuyển cho người bên cạnh; những người ở tầng dưới chuyển tiếp chiếc nồi cho những người ở tầng trên cứ như vậy chiếc nồi đi quanh pḥng cho đến lúc hết nhẵn, chỉ có một âm thanh duy nhất là tiếng nhai nhóp nhép, v́ những người tù này cố thu nhận một lượng dinh dưỡng nho nhỏ được tiết ra từ bữa ăn.
Vào khoảng 11 giờ, Trung sỹ Thông và Thụy đi thu nồi và bát. Vài tù nhân gây náo động. Một người đứng dậy và đi đến chỗ đặt ống nứa dùng để đi đái. Mùi hôi thối của nước giải cũng không đến nỗi tồi như mùi của chiếc hộp gỗ nhỏ dùng để đi đại tiện. Mùi hôi thối này không c̣n là vấn đề nữa đó chỉ là một bộ phận khác của đời sống trong trại giam.
Cánh cửa mở ra. Một người mới đến, một tù nhân ở buồng 1 từ từ đi vào. Điều rơ ràng mà "tên con hoang" này muốn là ḍ la tin tức để làm vui ḷng Bội. Bội chịu trách nhiệm về toàn bộ công việc lao động của tù nhân, và có người đồn rằng anh ta và Thông đă được lệnh của trung uư Trúc bắt các lính biệt kích phải làm việc nặng nhọc hơn.
Trúc là sỹ quan chịu trách nhiệm chỉ huy nhà giam biệt kích. Điều quan tâm chủ yếu của anh là lập lư lịch cá nhân của mỗi tù nhân sau khi nhận được các báo cáo hàng ngày của 2 trung sỹ. Trúc quyết định ai sẽ được lọc ra để đối xử đặc biệt. Trúc cố t́m ra ai là người tiến bộ. Điều này phải cân nhắc kỹ lưỡng.
Có lời đồn rằng các tù nhân ở pḥng 1 là những kẻ phản bội. Giả sử họ là những điệp báo viên của các nhóm đầu tiên đă đánh điện cho các lực lượng An ninh Cộng sản và chuyển cho chỉ huy biệt kích ở miền Nam rằng mọi điều đều tốt đẹp rằng toán của họ đă tuyển thêm nhân viên, đào tạo người mới... có điều ǵ đó rất lạ. Các toán này đă nói ǵ với Sài G̣n? Thật là khó mà tin được rằng một sự lừa bịp như thế lại có thể trót lọt trong nhiều năm như vậy. Lẽ ra phải đánh giá cẩn thận từng trường hợp ở Sài G̣n. Nhờ vào đâu mà Bắc Việt lại tiến hành công việc được lâu như vậy. Nếu người nào đó nghĩ về điều này quá lâu th́ có thể làm cho người ta hoá điên lên được.
Dẫu sao những biệt kích này có thể suy ra là: Sài G̣n lẽ ra phải biết rằng tất cả bọn họ đă bị bắt. Sài G̣n sẽ không nên bỏ rơi họ. Nếu họ chết, có nghĩa là cộng sản đă thắng, và không một ai muốn nghĩ như vậy. Họ vẫn thường nghĩ rằng nếu họ thoát được và c̣n sống th́ họ sẽ là những người chiến thắng thật sự, chứ không phải những người bắt họ.
Người tù ở pḥng 1 tạm nghỉ, có lẽ để cảm nhận các ư nghĩ của họ, anh ta bước chậm đến giữa pḥng cẩn thận nhặt mẩu giấy của ai đó. Anh ta ngồi xuống đầu thấp của tấm phản gỗ dài và nh́n chằm chằm ra cửa.
Người biệt kích cũ này dường như thích một người trong số họ.
Anh ta mặc bộ quần áo tù có sọc đă quá cũ, và cũng gầy nhom như họ. Anh ta cao khoảng lm8. Có lẽ anh ta không đến nỗi c̣m như vậy, mà do anh ta cao nên nh́n có vẻ thế. Một người dân tộc Thái Trắng ở Lai Châu, hơn người ở pḥng 2 khoảng 10 tuổi. Có người nói rằng anh ta là điệp báo viên được hai năm đă làm việc ngay từ khi các toán đầu tiên được tung ra miền Bắc.
Anh ở đâu? Anh làm việc với toán nào? Anh đă ở đây bao lâu? các câu hỏi này được 5, 6 người bỏi nhanh, nhè nhẹ trong lúc họ đang run sợ bởi trời nóng tới 40 độ C.
Một số đă nhận thức được ḿnh là ai và đại diện cho cái ǵ. Tuy nhiên những người mới đến vẫn bị sững sờ khi họ biết là đă có những kẻ phản bội ngay từ lần đầu tiên. Một số người không quan tâm ǵ. Có lẽ họ bị ép buộc phải dùng điện đài của ḿnh. Hơn nữa ai biết được sự thật? Chỉ v́ họ nhận được các khẩu phần ăn khá hơn, chỉ v́ họ được chọn ra để đối xử đặc biệt, điều đó chẳng có ư nghĩa ǵ cả. Ôi phải chăng v́ cuộc sống? Đó là điểm yếu làm cho Công an túm được gáy. Những tù nhân này tin tưởng rằng một ngày nào đó toàn bộ hệ thống Cộng sản sẽ sụp đổ và quân đội Cộng hoà Việt Nam sẽ đè bẹp những tên con hoang này. Cho đến lúc đó, sự sống sót có ư nghĩa làm cho cuộc sống dễ chịu và chung sống với nhau, đó là cách duy nhất để đố phó với "những kẻ mặc áo ka ki" (tiếng lóng chỉ những người công an). Có thể những tin đồn là thực, và chỉ v́ những kẻ phản bội này mà nhiều biệt kích đă bị giết. Nếu những tin đồn đó là đúng th́ sao họ lại làm thế?
Những suy nghĩ ấy cứ lặng lẽ xuất hiện trong mỗi người. Nếu nói công khai th́ rất nguy hiểm v́ không biết ai là người có thể tin tưởng được. Lúc ấy họ cứ để cho điệp báo viên phản bội nói. Đó là lúc cần lắng nghe xem liệu anh ta có c̣n chút sự thật nào trong những lời đồn đại về những người ở buồng giam số 1 không.
Người tù ở pḥng 1 chỉ ngồi đó, nghe các câu hỏi, chú ư xem ai nói ǵ. Một người có thể trả lời rất nhiều cho một câu hỏi của người nào đó. Họ muốn bày tỏ những ǵ họ nghĩ, những ǵ họ quan tâm. Đó là điều trung sỹ Thông muốn biết xem những người tù biệt kích đang nghĩ ǵ. Từ đó Thông có thể điều chỉnh kế hoạch giảng dạy của ḿnh. Anh và Bồi sẽ xáo trộn việc phân công lao động thay đổi một chút về mức độ quản lư tăng mức sợ hăi, và dần dần làm cho mọi người cộng tác với họ. Đó là điều Thông suy nghĩ khi anh nhấn mạnh phương pháp cơ bản là: "Tư tưởng sẽ dẫn đến hành động". Thông biết rằng bằng cách chuyển hoá tư tưởng những người này sẽ thực hiện bất cứ điều ǵ cần thiết cho Nhà nước một cách vô ư thức. Những đáp ứng trở nên tự giác. Nhưng trước tiên anh cần biết những tù nhân này đang nghĩ ǵ?
Người tù lắng nghe không cho Minh là người cung cấp tin tức bí mật, c̣n tù nhân khác mong được sống sót. Có hại ǵ đâu đối với một chút ít tin tức? Hơn nữa mọi người khác ở pḥng 1 cũng đang làm điều ấy. Điểu đó có hại cho ai? Khán giả của anh trả lời các câu hỏi chậm răi, lặng lẽ với một vẻ thờ ơ.
Phải, anh ta ở ban chỉ huy kỹ thuật. Anh ta đă được đào tạo từ nhiều năm trước ở trung tâm đào tạo không lực miền Nam ở khu Hoàng Hoa Thám. Phải, anh ta đă nhảy dù xuống phía Tây của miền Bắc Việt Nam, vào khu vực gần Điện Biên Phủ.
Anh ta là điệp viên của toán. Anh này đă cùng đến trại giam Phong Quang cùng với các người khác cách đây không lâu. Họ đă bị giam ở đâu? Rất nhiều nơi. Thật khó mà nhớ được. Bây giờ anh ta được chuyển đến pḥng 1. Có bao nhiêu nhân viên điện đài cùng bị giam với anh ta?
Khi những người khác chú ư lắng nghe họ thấy rằng anh ta chẳng nói ǵ cả. Họ nghe những ǵ anh ta nói, không b́nh luận, nhưng họ đếm trong đầu những người ở pḥng 1, ở đó có nhiều người hơn là người tù đă chỉ ra. Thí dụ có một chỉ huy toán đă được thu dụng. Tên con hoang đó được coi là kẻ xấu nhất. Hắn ta chính là anh chàng đă khoe khoang rằng cán bộ cộng sản đă cởi mở đưa anh ta đến các nhà hàng và các tiệm cà phê trong thành phố Hà Nội và chỉ cho anh ta những điều tuyệt vời. Bao nhiêu người đă chết bởi hắn ta? Quân khốn kiếp, bây giờ th́ không c̣n là vấn đề nữa. Tất cả bọn chúng bây giờ đều có chung một t́nh thế. Một người tù nói: "Anh biết đấy chúng tôi gửi về một đoạn tin nói rằng chúng tôi đă họp thành một nhóm lớn và chúng tôi cần nhiều thiết bị hơn. Chúng tôi đă chuyển về nhiều bức điện báo cho Sài G̣n rằng chúng tôi đă lập một cơ sở đào tạo lớn ở trong rừng. Sau đó chúng tôi yêu cầu cung cấp quần áo đồng phục. Họ đă cấp quần áo đồng phục! Thật khó mà tin được". Anh ta dừng lại nh́n vào 6 người tù đang chăm chú nghe anh ta nói. Anh ta tiếp tục:"Thật là hăo huyền! Quần áo đồng phục! Các anh có thể tin điều đó không? Họ cần ǵ những quần áo đồng phục đó?".
"Anh bị bắt thế nào?", một giọng hỏi nhỏ từ phía góc xa của tấm phản thấp.
"Một số việc đúng như vậy", anh ta nói, "cuối cùng chúng tôi yêu cầu giúp đỡ để rút ra, và yêu cầu Sài G̣n cấp cho một máy bay để đưa chúng tôi ra ngoài. Sài G̣n đă đánh điện báo toạ độ mà chúng tôi phải chuyển đến một địa điểm an toàn và chờ máy bay lên thắng sẽ được phái đến để chở chúng tôi đi. Chúng tôi đă chuyển đến địa điểm mới nhưng không có ǵ xảy ra, không có máy bay lên thẳng. V́ thế chúng tôi lại đánh một bức điện yêu cầu cho chỉ thị. Báo cho Sài G̣n biết chúng tôi đang ở địa điểm mà chúng tôi đă chuyển đến theo lệnh. Sài G̣n trả lời rằng địa điểm của chúng tôi không an toàn phải chuyển đến một địa điểm thứ ba. V́ thế chúng tôi lại phải chuyển đến địa điểm mới. Chưa ai từng biết đến. Sau đó chúng tôi đă mất liên lạc với Sài G̣n và bị bắt.
Lẽ dĩ nhiên không ai tin anh ta. Mấy người nằm im lặng lắng nghe anh ta nói thao thao. Bây giờ mọi người tự hỏi có điều ǵ khác lạ đă xảy ra. Thật khốn nạn? Mọi việc họ tiến hành trong nhiều năm đă thực sự do Cộng sản điều khiển.
Đó là hầu hết những điều tồi tệ mà đại uư Dung đă kể cho họ nghe trong việc cải huấn của họ. Nếu có ai hỏi họ đang làm ǵ, anh ta nói rằng họ phải trả lời: "Tôi đi t́m ông Hương". Cuối cùng họ được đưa về Phong Quang cùng với nhau, họ thấy rằng đại uư Dung đă nói với nhiều toán: ROMEO, HECTOR, HADIEY..; để nói lên cùng một điều. Tất cả bọn họ cùng được bảo điều này. Đại uư Dung đă nghĩ về điều ǵ? Vào lúc đó không ai trong số họ nghĩ được điều nào. Cuối cùng đại uư Dung là sỹ quan đào tạo và dă chiến của họ, người được coi là hiểu biết và lời nói, việc làm đều đúng. Thực vậy, anh ta đă từng phái hết toán này đến toán khác bằng cách đưa cho họ một khẩu lệnh giúp cho người Bắc Việt thường nhận dạng ra họ là các biệt kích ở Long Thành.
Không có ǵ đáng ngạc nhiên khi những người hỏi cung đă cười phá lên khi các biệt kích này trả lởi câu đó trong lần thẩm vấn đầu tiên. Câu hỏi tiếp sau luôn luôn là: "ông Hương ở cách đây bao xa?". Họ đều trả lời rằng ông ta chỉ cách đấy một hoặc hai kilomet. Và ông Hương làm ǵ? Ông ta là một tiều phu và ông ta sẽ nói cho họ biết những điều phải làm.
Ngu xuẩn!
Người tù ở pḥng một này thật không c̣n cách ǵ để biết những người biệt kích đang nghĩ ǵ nhưng anh ta tiếp tục nói chậm răi, đôi mắt anh t́nh cờ nh́n vào từng người một cách thờ ơ. Không ai lắng nghe anh. Mọi người đă quay lưng lại phía anh. Anh ta tiếp tục nói không nhận thấy rằng họ đang phớt lờ anh. Anh ta nói "OK chào các anh". Anh ta đứng dậy và từ từ đi ra cửa để hít thở không khí ấm áp của mùa xuân. Bây giờ anh ta sẽ cho Thông biết tên những người đă nghe, những người đặt câu hỏi, những người dường như tỏ ra tức giận và những người đă không trách mắng anh, điều đó có hại ǵ? Anh ta chuyển lại cho trung sỹ Bội, đến lượt bảo mọi người đi ra ngoài doanh trại của họ để bắt đầu đan rổ. Cánh cưa của pḥng 2 bỗng nhiên mở tung, và Bội bước nhanh vào trước sự im lặng đó. "Mọi việc đều ổn cả. Nhà nước đă đối xử tốt với các anh. Không ai trong các anh bị chết. Giờ là lúc đền đáp ḷng tốt của Nhà nước. Hăy tiếp tục đi, các anh, tất cả những người biệt kích gián điệp bù nh́n lười biếng?".
Anh ta đi chậm dọc theo các doanh trại và đá vào các tấm phản gỗ có những con người đang run rẩy. Anh ta dừng lại ở cuối pḥng và quay lại để nh́n các biệt kích tự xô đẩy nhau ra đầu các tấm phản và duỗi chân ra. Sau đó anh ta bước chậm về phía cửa và đứng đó với nụ cười trên môi. Người tù ở pḥng 1 đă làm tốt công việc của ḿnh. Thông đă nói đi nói lại về yêu cầu có thêm thông tin. Bội biết rằng anh ta làm việc này chỉ cốt làm vui ḷng trung uư Trúc, c̣n trong ḷng anh ta th́ tức giận. Thông là trung sỹ phụ trách việc giáo dục, không phải là người phụ trách lao động. Việc ǵ anh ta phải chơ mũi vào lĩnh vực trách nhiệm của Bội? Hơn nữa, kế hoạch triển khai lao động đă được thực hiện đúng, và sản lượng đă tăng lên. Lao động được sử dụng làm phương tiện để gây sức ép với những tù nhân, một phương pháp làm cho họ bận rộn. Việc này sẽ làm giảm khả năng chạy trốn bằng cách làm cho họ bị hao ṃn thể lực gần đến mức suy sụp. Người cán bộ này để ư rằng những người tù đang bắt đầu lao động tốt và đáp ứng yêu cầu cải tạo tư tưởng. Đó là một loại sách giáo khoa cổ điển về việc cải huấn được áp dụng vào môi trường đă được khống chế.
Để làm cho họ yếu đi hơn nữa, Trúc bảo những người nấu ăn giảm các khẩu phần của những người tù. Dùng những thứ khác thay thế cho gạo, giữ lại một ít thức ăn của mỗi tù nhân, giảm số lượng rau. Điều đó sẽ làm cho họ đói, giảm khả năng chạy trốn của mỗi người và làm cho các tù nhân dễ bảo hơn. Đó là tất cả những điều làm theo sách vở. Và không có tỏi. Ai cũng biết rằng các tù nhân đều gom tỏi để rải dọc theo đường chạy trốn, một cách đảm bảo để chó không đánh hơi được họ.
Một người khác đă làm cho Bội phải quan tâm, đó là một người chỉ huy toán bị bắt trong tháng 1 năm 1967. Theo hồ sơ của ban giáo dục trại giam, bản lư lịch của anh ta cho thấy rằng việc cải tạo của Ngung không được tiến hành một cách đơn giản. Mọi chỉ huy của toán đều là những trường hợp có khó khăn.
Những người ở đó có xu hướng theo gương họ và đến với họ để được khuyên giải. Một chỉ huy toán mạnh là người mà các tù nhân khác thường tập hợp quanh anh ta chẳng hạn như Nguyễn Hữu Duyên, người bị bắt năm 1966. ĐÓ là lúc bắt đầu dùng nhiều cùm hơn, dùng kỷ luật khiển trách ít hơn, tách họ ra khỏi những người chỉ huy của họ và tăng sự nghi ngờ giữa họ với nhau.
--------------------o0o---------------------
18. CẢI HUẤN.
Sau vài ngày đến Phong Quang, những người lính biệt kích mới chuyển đến nhận được bộ quần áo đồng phục mới của nhà tù, màu xám, không có sọc. Nhiều tù nhân chính trị và h́nh sự cũ cũng mặc đồng phục xám không có sọc thay cho quần áo tù có sọc đang được loại dần, kẻ màu đỏ và trắng cho tù chính trị và các gián điệp biệt kích, kẻ màu xanh và trắng cho các tù thường phạm.
Trung sỹ Bội đi vào các trại cùng với một người tù chính trị. Khi anh ta đọc lên các số chỉ định cho người tù nào, th́ người tù khác đóng dấu số của tù nhân mới đến lên mỗi bộ đồng phục nhà tù. Chữ BP đứng đầu là kư hiệu trại Phong Quang, và ba chữ số là dăy số dựa theo thứ tự tống giam của mỗi người. Con số cuối cùng sẽ là số lẻ cho tù chính trị và số chẵn cho các tù thường phạm.
Việc đóng dấu các con số trở thành một tṛ lố bịch v́ sau vài lần giặt là chúng biến sạch. Tuy vậy cán bộ trại giam đă phê b́nh các tù nhân có số nh́n không rơ, nhưng không có cách ǵ để giải quyết vấn đề này.
Cán bộ trại giam chịu trách nhiệm đối với các kế hoạch phân công lao động hướng dẫn các tù nhân mới bắt đầu sản xuất các giỏ tre. Họ không có các chỉ tiêu sản xuất, thời gian làm việc của họ không được điều chỉnh. Cán bộ theo dơi sát mọi tù nhân và đánh giá phản ứng của họ với môi trường và các công việc của họ hàng ngày.
Các giờ học buổi chiều và truyền bá chính trị vào buổi tối thường kèm việc tự kiểm điểm hàng ngày và phê b́nh các bạn tù về ư thức chấp hành của họ. Trong giai đoạn đánh giá ban đầu người cán bộ đánh giá thái độ của từng tù nhân, điều kiện thể chất và sự tự nguyện làm theo hướng dẫn.
Sau đó giờ lao động ngày càng tăng, và chỉ tiêu sản xuất được nâng lên dần cho đến khi các tù nhân chỉ c̣n thời gian để làm việc, ngủ và học tập chính trị. Trong việc cải huấn cần tổ chức lao động sản xuất. Trước tiên, cán bộ chỉ định một tù nhân làm người lănh đạo buồng giam. Nhiệm vụ của anh ta là đếm đầu người vào buổi sáng và buổi tối khi những người bảo vệ kiểm tra các tù nhân trong buồng. Sau đó, các tù nhân được tổ chức thành các nhóm lao động và người ta chỉ định người lănh đạo nhóm.
Trại giam Phong Quang giới thiệu cho những người mới đến về hệ thống trợ cấp chăm sóc hàng tháng cho mỗi bệnh nhân trong trại giam trung ương và trại giam lao dịch do Bộ Công an quản lư. Mỗi tù nhân được cấp 15 đồng mỗi tháng để ăn uống và các sinh hoạt khác. Đó là sự thay đổi được hoan nghênh-từ phụ cấp 12 đồng ở trại Thanh Tŕ, trại giam cấp tỉnh được áp dụng mức thấp hơn mức ở các trại Trung ương.(**)
Gạo và các nhu yếu phẩm khác hoặc là do các tù nhân trồng hoặc được Chính phủ cung cấp theo giá của Nhà nước. Gạo mua ở các cửa hàng của Nhà nước với giá 30 xu (0,3 đồng) 1 kg, có nghĩa là Nhà nước chi 4,5 đồng về tiền gạo cho mỗi tù nhân trong 1 tháng. Số tiền 10,5 đồng c̣n lại trong mười lăm đồng tiền trợ cấp hàng tháng được dùng để mua các thực phẩm khác, như rau, thịt, cá, và các thứ lặt vặt bao gồm 2 bộ đồng phục của trại giam, dép, đũa, bát, thuốc đánh răng, dầu để thắp đèn và thuốc.
Không bao giờ tiền trợ cấp hàng tháng cho mỗi tù nhân vượt quá 15 đồng. Bộ ban hành các mức trợ cấp cho tù nhân và giao cho mỗi chỉ huy trại giam quản lư tiền. Mức phụ cấp cho mỗi tù nhân không bao giờ thay đổi dù rằng lao động của trại giam có sản xuất được một số sản phẩm chính hay không. Những tù nhân ở trại giam Phong Quang tin rằng cán bộ này tham ô tiền trợ cấp. Họ thường khiếu nại rằng trại giam đă mua một số thứ ở địa phương, trong khi những thứ đó vẫn được trại viên trồng, nhưng thực chất không được hưởng chút ǵ.
Việc phân phối thực phẩm là vũ khí đầu tiên được dùng để vận động tù nhân. Những ai chịu hợp tác và làm việc cần cù sẽ nhận được nhiều thực phẩm hơn, b́nh thường là một bát to hơn, tính tương đương với mức ăn hàng tháng vào khoảng 18 đồng. Làm việc cần cù có nghĩa là làm những công việc theo lệnh của cán bộ, bất kể các lệnh đó liên quan đến lao động sản xuất hoặc cung cấp tin tức. Để đảm bảo mức trung b́nh là 15 đồng cho mỗi tù nhân trong 1 tháng th́ khẩu phần ăn của những người hợp tác kém sẽ bị giảm đi. Những tù nhân không tuân theo các mục tiêu cải huấn thường chỉ nhận được các suất ăn tương đương với 12 đồng 1 tháng. Cơm bữa của họ thường được thay bằng khoai tây hoặc khoai lang.
Phong Quang cũng có nghĩa là tự cải huấn thông qua nỗi đau của cùm kẹp theo lệnh của đại uư Tŕnh Văn Thích chỉ huy trại. Sự đối xử này đă bắt đầu không kèn không trống từ đầu năm 1970 trong dịp Tết Nguyên đán, là thời gian mà Việt Nam tiễn năm cũ và chuẩn bị cho năm mới, là thời gian xoá bỏ mọi cái cũ và khởi đầu những cái mới. Tuy nhiên cán bộ của trại giam Phong Quang đă được người ta chứng minh rằng nỗi đau của cải huấn th́ không như vậy, nó được mang từ năm này sang năm sau.
Người thư kư của Bộ trưởng Quốc pḥng Mc Namara cẩn thận điều chỉnh micro. Phái đoàn báo chí biết rằng đă xảy ra điều ǵ đó liên quan đến Việt Nam. Bây giờ mọi người đă biết đến cái tên Sơn Tây. Viên thư kư này đă mô tả sự nỗ lực vào ngày 18 tháng 11 năm 1970 để cứu các tù binh Mỹ ở một trại giam nhỏ tại vùng quê phía tây Hà Nội. Đó là một nỗ lực đầy mạo hiểm, nhưng ở đó không có tù binh. Rơ ràng là họ đă chuyển đi trong tháng 6 v́ lũ dâng lên đe doạ trại giam. Viên thư kư này lấy làm thỏa măn rằng cuộc tập kích đường không bí mật đó được tướng Donald Blackburn hoạch định đă dược giữ kín.
Việc di chuyển những tù nhân chỉ là sự trùng hợp.
Các biệt kích ở trại Phong Quang không bao giờ được nghe về cuộc tập kích Sơn Tây trong lúc họ ở đấy. Các buổi phát thanh buổi tối của Đài phát thanh Quân đội nhân dân qua loa phóng thanh đă được biên soạn cẩn thận để loại các báo cáo này ra ngoài. Những người biệt kích có thể có các cảm giác lờ mờ. Họ đă không bao giờ biết cho đến măi sau này khi thấy rằng cuộc tập kích Sơn Tây là lư do của việc xây dựng vội vàng ở bên ngoài khu A. Sợ rằng công trường có các cọc đặt rải rác trên các khu vực trống trải của khu trại giam bị máy bay trực thăng tấn công. Các đầu cọc được làm nhọn và sơn đen, mỗi cọc có đường kính hơn 30cm và cao hơn 9m.
Vào khoảng thời gian Tết năm 1970, ba người tù thuộc dân tộc Hoa đến Phong Quang, cùng với toán bị bắt ở biên giới Lào năm 1967 và hai người Mỹ. Những tù nhân khác đă thấy người Hoa này đến trại Thanh Tŕ năm 1968, nhưng không ai trong các tù nhân đă có thể nói chuyện với họ. Ở Phong Quang, câu chuyện lạ về sự tống giam của họ đă được sáng tỏ.
Người ta nhận ra họ là Triệu Chí Kiên, Lương Minh Phát và Lư Mậu An. Họ đă bị bắt ở Phú Bài gần thành phố Huế trong cuộc tổng tấn công tết 1968. Các lực lượng Việt Cộng bắt được 3 người này khi họ đang đi xe vétpa. họ bị t́nh nghi là các gián điệp của CIA. Họ khăng khăng nhận là các thợ may tư nhân may và bán các bộ đồng phục cho quân nhân Mỹ. Họ chống lại việc bắt bớ này nhưng vô ích. Triệu Chí Kiên đă có vợ con sống ở khu Kowbon của Hồng Lông. Lương Minh Phát nói với những tù nhân khác rằng anh ta là người Hoa, nhưng là công dân Indonesia. Bộ ba này vẫn c̣n bị giam, năm 1982, họ ở trại K1 nhà giam Thanh Phong. Họ thường kêu gọi các biệt kích viết thư cho gia đ́nh họ để báo cho biết rằng họ vẫn c̣n sống. Kiên viết hết thư này đến thư khác cho vợ anh và gửi những thư đó cho các biệt kích khác với hy vọng rằng họ có thể được tha. Năm 1986 một lính biệt kích đă bay sang Hồng Kông và nhắn tin cho vợ của Kiên. Chị ta chạy tới trại tị nạn mà người biệt kích này đang bị giữ và cầu khẩn các cán bộ của Trại cho chị ta nói chuyện với người đàn ông đó. Các cán bộ này đă từ chối và chị ta đă bị cưỡng bức rời khỏi đó với nước mắt giàn dụa trên mặt.
Các lính biệt kích ở Phong Quang và những người tù khác đă sống sót qua cảnh tù đầy và nhận được giấy phóng thích. Dĩ nhiên là khi bị giam giữ ở dọc biên giới Trung Quốc th́ họ không thể trốn thoát. Họ không thấy những biệt kích mới được đưa vào hệ thống trại giam này. Qua những lần tranh thủ nghe đài phát thanh, họ mới biết rằng cuộc chiến tranh đă kết thúc. Nhưng họ vẫn c̣n phải tiếp tục giữ vững tinh thần và niềm tin rằng họ sẽ không bao giờ bị những người đă phái họ ra miền Bắc lăng quên. Đạo quân nhỏ bé có 51 biệt kích bị tù ở những trại giam nằm rải rác trong tỉnh Hà Giang ở phía cực Bắc của tỉnh này cũng có chung niềm hy vọng đó. Đây là địa điểm của các tù nhân ở Yên Thọ và Yên Hoà gần Phú Thọ đă sơ tán đến trong thời gian chiến tranh 1965.
Vào năm 1970, Mỹ đang chuyển sang chiến lược Việt Nam hoá. Lúc đó tướng Westmoreland là tư lệnh quân đội Mỹ ở Lầu Năm góc, và tướng W.Abrams là tư lệnh của Bộ Tư lệnh hỗ trợ quân sự ở Việt Nam. Khi các lính biệt ở Phong Quang đang trải qua nỗi khủng khiếp của gông cùm, th́ các lực lượng của Mỹ ở miền Nam đang rút đi.
Những người lính biệt kích này không thể nào biết được rằng họ đă bị xoá tên v́ bị coi là đă chết. Trong mùa xuân năm 1972, đội quân tuyệt mật MACSOG đă đạt đến mười ngh́n người trong năm 1971 đang bị giải thể, họ chỉ được thanh toán lần cuối cùng bằng một túi gạo và một chuyến xe đưa về tận nhà. Phần chi phí của các cuộc hành quân của MACSOG, đă được vào sổ ở Washington với một khoản tiền khiêm tốn là 25 tỷ đô la trong 2 năm, trước khi những cuộc hành quân của nó kết thúc (xem phụ lục 8 và 9). Cuộc sống của những người bị giết và mất tích, cả người Việt Nam và người Mỹ, không bao giờ được đưa vào các dự toán tài chính.
Thành viên của toán bị phái ra miền Bắc trước năm 1968 có thể được coi là các cuộc hành quân của toán biệt kích hoạt động tầm xa độc đáo đă chấm dứt vào cuối năm 1967. Mặc dù các toán STRATA vẫn tiếp tục được đưa vào Lào và vùng cán xoong Bắc Việt Nam. Bây giờ họ gặp những nhóm tù nhân mới là thành viên của các toán trinh sát biên giới và những tên đảo ngũ của quân đội miền Bắc được MACSOG thu dụng để duy tŕ các cuộc hành quân nghi binh của các kế hoạch như Borden và Earth Angel.
Ngày 26/12 năm 1971, 23 lính biệt kích cuối cùng ở khu trại giam biệt lập và 34 biệt kích ở pḥng 3 của trại giam Phong Quang được đưa lên xe tải hạng nặng để đưa lên trại giam mới ở phía tây bắc, trại giam trung tâm số 1 bên ngoài thị xă Lào Cai thuộc tỉnh Lào Cai. Nơi đó sẽ là nhà của họ trong một năm rưỡi nữa tại một địa điểm gọi là Phố Lu.
---------------------------------------------------
(**) Các số liệu này không đúng với thực tế - BTV.
---------------------o0o----------------------
19. CHUẨN BỊ TRAO TRẢ.
Vào cuối năm 1971, hầu như tất cả lính biệt kích được tập trung tại nhà giam cấp Trung ương: Trại giam trung ương số 1, nằm ngoài thị xă Lào Cai gần biên giới Trung Quốc; nhà giam Tâu Lập gần Phú Thọ ở đồng bằng sông Hồng, phía tây nam Hà Nội và trại giam Hoành Bồ, ở vùng đồi núi Đông Bắc thị xă Ḥn Gai. Các biệt kích chủ bài được phân tán ra nhiều trại giam khác. Việc chọn lọc các tù nhân để chuyển đến mỗi trại giam trong năm 1971 rơ ràng là đă được hoạch định chu đáo.
Trong những tù nhân đầu tiên rời khỏi Phong Quang vào mùa hè đó, các điện báo viên được thu dụng đă được chuyển đến Tân Lập và Hoành Bồ. Tân Lập cũng giam nhiều thành viên của các toán biên giới.
Đợt cuối cùng rời khỏi Phong Quang là 47 biệt kích được mệnh danh là "những người không thể cải huấn". Họ đến trại giam Phố Lu, là tên quen dùng thay cho Trại giam Trung ương số 1. Đến Phố Lu, họ thấy các buồng của họ ở trại Ki trống vắng, trừ 6 người tù đă hoàn thành việc xây dựng các nhà giam thứ ba. Ở đây họ gặp Lâu Chí Chan, một người nhái của toán CANCER mà lần đầu họ thấy ở Thanh Tŕ.
Hiện nay Chan là người tù làm thợ mộc. Đầu năm 1972, một đạo quân biệt kích khác từ Quyết Tiến đến Phố Lu. Như vậy tổng số biệt kích lên đến 167 người. Hai nhóm biệt kích được giam trong các buồng giam riêng biệt nhưng cùng một trại giam rào kín. Nó bị phân cách bởi một bức tường, và nói chung được cách ly với nhau. Một người tù chính trị "kỳ cựu" da nhăn nheo đă ở Quyết Tiến hơn 10 năm nói: "Bạn sẽ không bao giờ đoán được điều ǵ đă xảy ra sau khi bạn rời đi".
"Tiểu đội biệt kích đă ra lệnh cho chúng ta đi đào các hài cốt! Các bạn có thể tin được điều này không? Họ đưa chúng tôi ra đào các ngôi mộ".
"Đào các ngôi mộ à? Để làm ǵ?", một người biệt kích đặt ra câu hỏi hơi ṭ ṃ.
"Phải, họ đưa cho chúng tôi một con trâu và cái cày rồi bảo chúng tôi đi đào hài cốt. Họ phái chúng tôi ra ngoài để làm việc trong các nghĩa dịa cũ ở ngoài các ngọn đồi. Các anh có tin được không? Họ bảo chúng tôi rằng công việc này rất dễ xúc cảm, ư tôi nói là việc đào mộ. Họ chỉ cho chúng tôi ra ngoài khi các tù thường phạm đi làm ở vườn rau trở về. Chúng tôi được phái ra vào giữa trưa để cày lật các ngôi mộ lên, và chúng tôi phải quay trở về trước khi các tù thường phạm ra làm việc vào buổi chiều."
"V́ sao họ lại muốn cày lật các ngôi mộ lên?"
"Ai mà biết được. Chúng tôi đă làm việc ở các nghĩa địa cũ đó hết cả tuần, t́m các ngôi mộ, nhưng chẳng thấy ǵ cả. Họ bảo chúng tôi phải tiếp tục cố gắng đào các ngôi mộ lên và lấy hài cốt ra. Có điều ǵ đó liên quan đến việc các hài cốt sắp được chuyển về nhà. Sau một tuần, chúng tôi không thể t́m được hài cốt nào. Rồi họ bảo chúng tôi ngừng việc t́m kiếm".
Sau một lúc, ông già đó bước đi xa khuất vào thế giới riêng của ông ta. Những lính biệt kích sau khi nghe những lời nói lảm nhảm của ông ta nghĩ rằng họ đă hiểu phần nào những điều ông ta nói. Chắc là Bộ phải cố t́m các hài cốt của các biệt kích đă chết ở Quyết Tiến trong 10 năm trước khi đ́nh chiến. Chắc họ muốn có các bộ hài cốt, bộ hài cốt của bất cứ người nào, nếu họ bị ép phải giao trả các hài cốt của các biệt kích đă chết.
Các biệt kích biết rằng những ngọn đồi xung quanh Quyết Tiến có đầy rẫy các nấm mồ. Các nghĩa địa được đắp trong thời kỳ 1961-1965 đă bị bỏ đi từ lâu; trong những năm sau người ta sử dụng các nghĩa địa mới hơn. Rồi những nghĩa trang mới hơn đó lại bị bỏ mặc cho cỏ và thời tiết, không ai có thể nhớ được đă có bao nhiêu nghĩa địa được đắp. V́ thế họ không lấy làm ngạc nhiên khi thấy ba ông tù chính trị già đă không t́m thấy ǵ. Sau hết, việc chôn cất thường được tiến hành vào ban đêm, các ngôi mộ đều không có bia. Dường như rất khó cho các cán bộ nhà giam ghi chép lại chính xác chỗ chôn của từng người. Hơn nữa một số nghĩa địa cũ đă biến thành các ruộng trồng rau từ nhiều năm trước, và tất cả các hài cốt đă trở nên hỗn độn sau nhiều năm bị cầy xới.
Một lính biệt kích cũ tự nghĩ rằng đó chính là loại công việc mà Bộ muốn làm. Anh biết làm ǵ khi anh cần các bộ hài cốt của biệt kích và anh hoàn toàn không biết chúng ở đâu, nhưng anh lại cần các bộ hài cốt để thoả măn một người nào đó!
Anh chỉ có thể đào mộ của một người nào đó. Ai mà biết được có ǵ khác nhau?
Vào tháng 8 năm 1972, các lính biệt kích được chuyển từ K1 đến K3. Không lâu sau khi di chuyển, một phái đoàn đă đến Phố Lu dưới quyền chỉ huy của trung tá Xy thuộc Bộ Công an. Ông là một cán bộ trại giam lăo thành của Bộ Công an. Người ta báo cho các lính biệt kích rằng họ sẽ được học tập chính trị về những thay đổi đang xảy ra ở Việt Nam, về điều mà ông Xy gọi là "T́nh h́nh mới và lịch sử của cuộc đấu tranh yêu nước chống lại bọn xâm lược nước ngoài của người Việt Nam và những người anh hùng đă chống lại những kẻ xâm lược trong thời gian qua". Có một nhóm gồm hàng chục cán bộ An ninh đi theo trung tá, hầu như họ đều mặc quần áo thường.
Trong tháng sau, cả nhóm này đă tham gia vào việc biên soạn chương tŕnh huấn luyện. Ông trung tá bắt đầu việc giới thiệu một chủ đề, c̣n các tù nhân phải chuẩn bị một bản đánh giá về tài liệu đă được giới thiệu. Sau đó các nhóm tù gặp một cán bộ an ninh, người đă cẩn thận hướng dẫn việc thảo luận về mục tiêu đă được xác định trước lớp học. Việc tŕnh bày có thể kéo dài từ nửa ngày đến một ngày, c̣n ngày hôm sau được dành cho thảo luận nhóm và kiểm điểm cá nhân. Trong thời kỳ này mọi việc đều được hoăn lại, để tập trung vào việc "học tập trao trả tù binh".
Ít nhất có 4 cán bộ của nhóm ông Xy chịu trách nhiệm về giảng dạy chính trị, những người c̣n lại xét duyệt các hồ sơ của tù nhân do cán bộ trại giam lưu giữ. Các thông tin trong hồ sơ của mỗi tù nhân đều được đánh giá xác định phản ứng của người đó đối với tài liệu đă tŕnh bày.
Trung tá Xy tự cho ḿnh là một nhà thơ thành công và là người có học vấn uyên thâm, am hiểu về văn chương cổ điển của Việt Nam. Trong nhóm của ông có một phụ nữ khoảng 25 tuổi, một nhân viên nghiệp vụ của lực lượng An ninh có vóc dáng đẹp, ẩn hiện thấp thoáng dưới bộ quần áo đen bóng loáng, cô cũng hiểu biết sâu về văn chương cổ điển Việt Nam, và v́ thế người ta không ngạc nhiên thấy ông Xy làm việc rất gần gũi với người cán bộ nữ được ông che chở này.
Mỗi khi một tù nhân được gọi ra để phỏng vấn cá nhân với một cán bộ, người sĩ quan này ngồi đối diện với tù nhân qua một cái bàn, bao giờ cũng có một tách trà và một đĩa bánh nhỏ. Một số cuộc phỏng vấn nhắc đi nhắc lại, không hơn việc xét duyệt hồ sơ là mấy. Những người tù khác th́ xem xét các điều ghi chú của tù nhân trong những năm đầu, những nhận xét đặc biệt về một số cá nhân mà người tù đó đă phục vụ trong khi c̣n ở miền Nam. Người cán bộ nhấn mạnh rằng nếu tù nhân đó muốn được phóng thích th́ phải có trách nhiệm đưa những vấn đề này ra trước các cơ quan liên quan.
Đối với một số tù nhân, th́ cuộc phỏng vấn này có tính chất đe dọa khi người cán bộ báo cho tù nhân rằng ông ta có thể được mời ra "phục vụ cách mạng" nếu anh ta được phép trở về nhà. Thí dụ một người nào đó có thể đến thăm và yêu cầu giúp đỡ trong "cuộc đấu tranh" để đánh đuổi những kẻ xâm lược nước ngoài ra khỏi đất nước và đấu tranh với những cán bộ tham nhũng. Nhận xét như vậy có một hàm ư rơ ràng là những người cộng sản có thể sử dụng các tù nhân này sau khi họ được phóng thích. Người nào đă trải qua một cuộc phỏng vấn này, khi đi ra cũng đều run sợ.
Trước khi phỏng vấn, mỗi tù nhân phải hoàn thành một bản sơ yếu lư lịch mới nhất và kèm theo một tờ khai tŕnh bày thái độ của ḿnh sau khi trở về miền Nam. Tờ khai này luôn luôn được kết thúc bằng yêu cầu được hồi hương.
Đối với một số tù nhân, có tài liệu thứ 3. Trong các cuộc phỏng vấn riêng, các người tù được lựa chọn, phải chuẩn bị để yêu cầu được giữ lại ở miền Bắc.
Cán bộ này giải thích rằng mỗi tài liệu có một vai tṛ riêng để hỗ trợ cho các cuộc thương lượng đang tiến hành liên quan đến Hà Nội và chi nhánh của họ ở miền Nam, Chính phủ Cách mạng lâm thời. Thí dụ, một tài liệu phác họa và cách những tù nhân dự định để cư xử sau khi được phóng thích sẽ sử dụng để chứng minh rằng cá nhân đó muốn hồi hương về miền Nam. Nó sẽ hỗ trợ cho yêu cầu hồi hương thông qua Chính phủ Cách mạng lâm thời. Tài liệu thể hiện mong muốn ở lại miền Bắc sẽ được nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sử dụng trong các cuộc thảo luận với chính phủ Sài G̣n để giải thích lư do của một cá nhân không được hồi hương.
Mọi người đều hoàn thành hai tài liệu đầu tiên. một số tù nhân có "cơ hội" để chuẩn bị tài liệu thứ 3 th́ phải hoàn thành tài liệu này. C̣n những người khác th́ không làm. Những người nào từ chối yêu cầu ở lại miền Bắc th́ không bị ép buộc phải làm thế.
Những người tù đầu tiên buộc phải phỏng vấn cảm thấy rằng họ đă đóng kịch. Hầu hết đă rời đi với ấn tượng là mỗi cuộc phỏng vấn đều được thu vào băng để đảm bảo việc ghi chính xác cuộc thảo luận. Họ đă chuyển ấn tượng này cho những người đang chờ được phỏng vấn. Khi những người khác sắp đến lượt phỏng vấn, họ biết rằng họ phải rất thận trọng đối với mọi điều họ nói.
Trong khoảng hơn một tháng tập trung học tập chính trị, trung tá Xy luôn áp đảo bằng cùng một câu hỏi: "các anh sẽ trở lại liền Nam chứ, và khi nào?
Xy cố ư tránh bất kỳ câu trả lời cụ thể nào. Thật vậy, ông ta thường gật đầu và cười. Những người biệt kích cũng nêu ra thắc mắc với các giảng viên chính trị, nhưng họ luôn luôn lảng tránh. Một cán bộ giải thích như sau:
- Nhà nước thật sự quan tâm đến các anh, và hy vọng rằng các anh sẽ được trở về nhà. Chính các anh đă tấn công chúng tôi. Chính các anh đă xâm phạm miền Bắc với âm mưu lật đổ chính quyền. Các anh đă vi phạm pháp luật của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Đúng ra các anh sẽ không được trở về, nhưng v́ tính chất nhân đạo của Nhà nước, Nhà nước sẽ xem xét từng trường hợp của các anh để xác định xem các anh có thể được trở về với gia đ́nh các anh không.
Việc bồi dưỡng chính trị và giảng dạy ở Phố Lu cũng tương tự như các hoạt động ở nhà giam Hoành Bồ. Ở đây, các lính biệt kích phải đương đầu với phân đội có đến 20 cán bộ kể cả một đại uư là phụ nữ có tên là Hoa ở Bộ Công an dưới quyền chỉ huy của một trung tá. Có vài lần, trung tá Xy đến Quảng Ninh và gặp riêng các cán bộ làm việc ở đó.
Trong phân đội đầu tiên có một sĩ quan trẻ hàm đại đội trưởng Tô Bá Oanh, tham gia vào việc hướng dẫn và phỏng vấn từng tù nhân.
Đại uư Hoa tâm sự rằng có một số biệt kích có thể được trở về trong khi các người khác sẽ không được trở về. Chị tránh nói người nào. Sáng trưởng trại th́ né tránh các cuộc thảo luận này.
Trong các cuộc phỏng vấn cá nhân do Hoa tiến hành, chị yêu cầu các tù nhân trao đổi "cởi mở và thẳng thắn", và cả việc đối xử với họ trong nhà giam. Một tù nhân phàn nàn rằng cán bộ nhà giam Quảng Ninh đă đánh đập những người tù. Về việc này chị trả lời rằng "những hành động như vậy là các sai sót về phần của chỉ huy trại giam, có thể quên đi". Chị cũng đề nghị các tù nhân, từng người một yêu cầu được giữ lại ở miền Bắc.
Việc học tập ở Quảng Ninh bắt đầu trong tháng 10 năm 1972 và kéo dài ít nhất đến tháng 12, khi các cuộc tập kích của máy bay B52 làm cho các tù nhân phải chuyển đến các địa điểm sơ tán của trại giam không xa nhau lắm. Ở đây họ có nghe nói về một người Mỹ "tiến bộ" tên là Nam ở Hoành Bồ với một phụ nữ Việt Nam và có hai con.
Khi đợt học tập chính trị ở Phố Lu kết thúc vào tháng 11 năm 1972, th́ điều kiện sinh hoạt chung đă được cải thiện, và mỗi người lính biệt kích bắt đầu tin rằng anh ta sẽ được trở về Cộng hoà Việt Nam theo các điều khoản của các cuộc hoà đàm ở Paris, đến nay sắp được giải quyết. Các cán bộ trại giam đối xử với các tù nhân đă mềm mỏng hơn. Bầu không khí đă có phần lạc quan. Không có ai, kể cả các cán bộ trại giam và cán bộ của Bộ Công an đă từng nói rằng những người lính biệt kích có thể được hoặc sẽ không được hồi hương trong khi trao đổi tù binh, nhưng mỗi người lính biệt kích đă bắt đầu tin rằng việc hồi hương chỉ c̣n vài tháng nữa thôi.
Vào ngày 27 tháng 1 năm 1973, Hiệp định Hoà b́nh Paris đă được kư kết, việc ngừng bắn đă được hai bên thoả thuận và có hiệu lực. Mỗi người lính biệt kích ở Phố Lu đều đọc bản sao Hiệp định do cán bộ cung cấp. Các tù nhân đều chăm chỉ vào phần hàm ư rơ rằng họ sẽ được trở về nhà, mặc dù các cán bộ c̣n ngập ngừng trong việc trả lời cho những câu hỏi nhắc đi nhắc lại của họ. Mỗi người trong số họ đều trích ra một câu cụ thể:
"Những ai có liên quan đến cuộc chiến tranh ở Việt Nam th́ đều được giải quyết và được trao trả."
Đó là ngôn ngữ ngoại giao nói thẳng rằng "Những ai có liên quan đến cuộc chiến tranh ở Việt Nam sẽ được hồi hương".
Bây giờ những lính biệt kích này hy vọng sẽ sớm được trở về nhà.
Họ được trả lại K1 vào tháng hai năm 1973 và được cấp các máy khâu, với lệnh may quần áo mới. Rơ ràng là họ sắp có quần áo mới để hồi hương, và các cán bộ trại giam nhắc nhở rằng các quần áo này phải được may nhanh. Các máy khâu này đă phải làm việc 24 giờ mỗi ngày. Một số tù nhân cắt vải thành mảnh trắng để may các áo sơ mi ngắn tay và mầu xanh thẫm để may quần. Trong khi những người khác may ráp các mảnh với nhau.
Quần áo đă được may đủ cho mỗi tù nhân hai bộ mới, một túi nhỏ để đựng quần áo và một chiếc mũ. Tất cả các bộ quần áo này đều được cắt cùng một khổ. Sau khi may xong, chúng được mang ngay vào kho của trại giam "để cấp vào một thời điểm thích hợp".
Cán bộ thường xuyên đến kiểm tra công việc và luôn miệng nhắc "Đây là quần áo của các anh. Hăy may cẩn thận."
Mấy tuần Sau, giữa lúc việc trao đổi tù binh đang được tiến hành, các lính biệt kích chỉ mong t́m được một cán bộ cho họ biết họ sẽ được trả lại miền Nam như thế nào và khi nào. Họ không thể hỏi cán bộ chỉ huy trại giam, thiếu tá Ngô Bá Toàn, v́ anh ít khi đến khu vực của họ. Cuối cùng họ phải hỏi trung uư Y, trưởng ban giáo dục và người phó của anh, trung sĩ Hao Liêu. Câu trả lời lờ mờ của họ làm cho các tù nhân bỏ đi.
"Hết cách?", họ cười nói: "Hết cách! Không có cách ǵ để tất cả các anh sẽ được trao đổi. Chẳng có cách nào! Nếu các anh xem cẩn thận, các anh sẽ thấy rằng không có một dấu chấm hay dấu phẩy nào trong toàn bộ bản Hiệp định đề cập đến bất cứ người nào trong các anh. Chẳng có ǵ cả. Tuyệt đối chẳng có ǵ cả. Thậm chí các anh c̣n không được nói đến. Hăy chỉ cho chúng tôi một điểm, chỉ một điểm thôi, có nói đến bất kỳ ai trong các anh, chỉ một điểm thôi".
"Nhưng, nhưng có đề cập đến việc trở về của ai đă có liên quan đến cuộc chiến tranh này, chúng tôi đă tham gia, chúng tôi là những người tham gia! Hiệp định nhất định phải đề cập đến chúng tôi!"
Trung úy Y chỉ lắc đầu và lại cười. Những lính biệt kích sững người.
Mỗi đêm, các loa phóng thanh trong các trại giam của đài phát thanh Quân đội Nhân dân phát thanh trong 1 hoặc 2 giờ. Các tù nhân lắng nghe các mục nói về ngừng bắn và các báo cáo vế các tù nhân đang được trao đổi, mặc dù bản tin này đọc rất chậm. Đó luôn luôn chỉ là những nhóm tù binh nhỏ của Bắc Việt Nam đang trở về nhà. Trong khi số tù binh của Bắc Việt Nam nhiều gấp 3 hoặc 4 lần đang được trở về miền Bắc. Khi nghe những tin về việc hồi hương của các tù binh Mỹ, họ nghĩ rằng đây là dấu hiệu rơ ràng rằng việc trao trả lại họ phải được thực hiện từ lâu trước đây. Họ đều nhận biết rằng thành viên của các toán biên giới và các lính át chủ bài đă được trao trả ở nơi khác. Điều đó dường như ngụ ư rằng các tù nhân đang được phiên chế thành các nhóm để hồi hương.
Khi các cuộc trao đổi tù nhân đang diễn ra chậm chạp th́ những người tù ở Phố Lu cảm thấy rằng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đang trao trả tù nhân rất chậm, như những ngư dân bơi thuyền ở ngoài khơi, khi họ trong ngóng và đợi chờ, có lẽ để cân nhắc xem liệu có phải trả biệt kích khi có ai đó đ̣i hỏi.
Nỗi lo sợ của những người lính biệt kích đă tăng lên do một thực tế là các sỹ quan của lực lượng vũ trang Cộng hoà Việt Nam bị bắt ở thành phố Huế trong cuộc Tổng tấn công Tết 1968 vẫn đang c̣n bị giam ở các nhà giam kỷ luật K1, họ đă ở đấy từ năm 1972.
Phải chăng điều đó có nghĩa là miền Bắc sẽ giữ lại một số tù nhân để mặc cả?
Nhưng v́ sao vậy?
Và họ vẫn c̣n phải chờ...
Họ đă nghĩ rất đúng tới khả năng của các cuộc đấu tranh giữa Washington và Hà Nội đang diễn ra ở mức cao nhất về vấn đề tù chính trị. Những người lính biệt kích đều đă phạm tội hoạt động gián điệp được Hà Nội coi là loại tù chính trị đặc biệt. Có lẽ Hà Nội không bao giờ có ư định phóng thích họ, dĩ nhiên, trừ khi Washington sẵn sàng đưa ra hàng vạn tù nhân ở Nam Việt Nam mà Hà Nội và Chính phủ Cách mạng lâm thời đang gọi là "các tù chính trị bị chính quyền Thiệu giam giữ". Với yêu cầu phải phóng thích họ, mà Washington th́ không muốn bị dính líu vào bất kỳ sự thoả hiệp nào như vậy. Bắt đầu từ tháng 2 năm 1973 các tù nhân Mỹ bị giam giữ ở miền Bắc được trao trả cho các chuyên viên của Mỹ ở Hà Nội và được chở bằng máy bay về căn cứ không quân Clack ở Philipin để lấy tin tức t́nh báo và kiểm tra sức khoẻ ban đầu. Một thiếu tướng của Quân lực Hoa Kỳ dẫn đầu một nhóm người phỏng vấn bay từ Sài G̣n đến căn cứ Clack để xử lư việc hồi hương của các thường dân Mỹ. Các nhóm phỏng vấn Klao đại diện cho mỗi quân chủng cũng đă bay đến.
Những câu họ dùng để hỏi các tù binh trở về là do cơ quan t́nh báo Bộ Quốc pḥng (DIA) vạch ra, chính cơ quan này trong năm 1965 đă hỗ trợ đắc lực cho các phi vụ của MACSOG và tranh luận rằng các toán biệt kích ở trong ḷng miền Bắc Việt Nam đang cung cấp các thông tin t́nh báo có giá trị. Bây giờ người Mỹ xác định rằng yêu cầu ưu tiên về t́nh báo này vẫn không thể giải thích được.
Đáng tiếc là văn pḥng DIA chịu trách nhiệm về vấn đề tù binh và những người Mỹ mất tích, sau đó do Charles Trowbridge, tư lệnh Hải quân lănh đạo đă không có báo cáo về các tổn thất của biệt kích Việt Nam trong lực lượng của MACSOG. Những người Mỹ, chứ không phải những người nước ngoài, quan tâm đầu tiên đến DIA, và DIA không có câu hỏi nào về các cuộc hành quân vụng trộm của biệt kích Việt Nam, họ có thể vẫn c̣n bị giam giữ. Trong những tuần hồi hương của những tù nhân Mỹ cuối cùng vào ngày 1 tháng 4 năm 1973, tư lệnh Trowbridge đang bị ép phải giảm biên chế. H́nh tượng bao trùm của các trại giam trong thời chiến đă bị xoá bỏ, trừ một số đặc biệt ít ở địa bàn Hà Nội. Lầu Năm góc sớm chuyển sang mục tiêu xem xét t́nh h́nh của những người Mỹ vẫn c̣n trong danh sách mất tích và quá tŕnh báo tử của họ quá chậm, chỉ dựa trên những phát hiện dự đoán. Thậm chí những lính biệt kích được xác nhận là c̣n sống th́ cũng chỉ được coi là một vấn đề thuộc về chính phủ của họ, chứ không phải thuộc về Washington.
Trong những thường dân Mỹ hồi hương có Larry Stark và Bob Olsen, hai tù nhân bị giam ở pḥng kế tiếp với Lê Văn Ngung ở khu B, trại giam Thanh Tŕ. Họ đă nói với những người phỏng vấn bất cứ điều ǵ, nhưng cũng chẳng làm cho người Mỹ gợn lên mối quan tâm đối với số phận của gần bốn trăm lính biệt kích đang sống thiểu năo trong các trại giam của Hà Nội.
Trung uư Nguyễn Quốc Đạt của không lực Nam Việt Nam, một người anh hùng của các biệt kích đă gặp anh chớp nhoáng khi anh đến trại giam của họ ở vùng cán xoong, cũng được các tù nhân Mỹ cùng giam với anh ở Hoả Ḷ nhớ đến.
Khi được phóng thích, những người Mỹ yêu cầu phải làm điều ǵ đó để cứu anh ta, và các chuyên viên Mỹ đă có thể can thiệp để cứu anh ta. Phan Thanh Vân, một phi công lái máy bay C-47 đă bị bắn hạ ở Ninh B́nh ngày 1 tháng 7 năm 1961 cũng được phóng thích, nhưng những người khác thoát chết trong các vụ rơi máy bay th́ đă chết trong trại giam lâu rồi.
Tháng tư năm 1973, Trung tâm Giải quyết thương vong hỗn hợp (JCRC) ở Sài G̣n, do tướng Rôbert Kingston chỉ huy nộp cho Bắc Việt Nam bản danh sách ưu tiên của nhũng người Mỹ và những người nước ngoài chưa được giải thích, mà Hoa Kỳ quan tâm đến họ. Không có tên một biệt kích nào xuất hiện trên bản danh sách đó hoặc các bản danh sách sau của người Mỹ, người Việt và người các nước khác sau này được JCRC tŕnh bày với người đại diện của Hà Nội.
Việc chỉ huy mới của tướng Kingston có nghĩa là sự quay lại một tổ chức mà ông ta đă phục vụ từ đầu cuộc chiến tranh, nhưng dưới một dạng khác. Tại thời điểm đó, điều làm cho JCRC trở thành một bộ phận của MACSOG và được biết dưới cái tên che đậy là Trung tâm JPRC. Trước đây Kingston đă là sĩ quan dă chiến của các toán biệt kích xâm nhập vào miền Bắc giữa năm 1967.
Ở cương vị mới của ḿnh, tướng Kingston kinh hoàng thấy rằng cơ sở dữ liệu về các tên của người Mỹ bị bắt được đưa vào máy tính của JCRC vẫn chưa được giải thích, thật là một cơn ác mộng. Các địa điểm mất tích của nhiều người Mỹ ở vùng biên giới đă được đưa vào máy tính không chính xác. Trong những bức điện của ông ta chuyển về Washington nói về các dữ liệu đă không đưa vào bất cứ cái tên nào của hàng trăm lính biệt kích do MACSOG phái đi và cuối cùng họ được báo cáo là bị bắt (xem phụ lục 10).
Không phải là mọi biệt kích đều bị giữ lại ở Bắc Việt Nam. Thí dụ như 9 trong số 10 người Việt Nam của toán ILLINOIS, đă bị bắt ở Lào với đại uư Frank Cius và trung sĩ Ronald Dexter đă được Quân đội nhân dân Việt Nam cho hồi hương trở lại Cộng hoà Việt Nam ở điểm trao đổi tù binh bên sông Thạch Hăn. Trong số những người này có Nguyễn Văn Chiến, người phiên dịch của Dexter; Hà Văn Sơn, thành viên Việt Nam thứ 10 của toán này do bộc lộ "thái độ hiếu chiến" nên chưa được hồi hương.
Những người Mỹ làm việc cho cơ quan t́nh báo của đại tá William Le Gros tại văn pḥng tuỳ viên quân sự đóng tại Sài G̣n đă phỏng vấn Nguyễn Văn Chiến và các thành viên khác của toán này. Họ muốn biết số phận của Dexter và phi hành đoàn của chiếc máy bay trực thăng Chinook bị bắn rơi tại Lào, Chiến cho biết rằng Dexter đă bị người hộ tống đánh chết bằng dùi cui ở phía Bắc thị xă Thanh Hoá.
Sau đó Chiến yêu cầu truy lĩnh tiền lương căn cứ vào hợp đồng tuyển dụng của anh ta. Những người phỏng vấn này đă trở nên kinh ngạc, Văn pḥng tuỳ viên quân sự này gửi ngay một bức điện cho DIA ở Washington nói rằng Chiến và những người khác sẽ không nói ǵ trừ khi họ nhận được tiền truy lĩnh. Bức điện này ghi chú rằng việc phỏng vấn Chiến đă kết thúc khi anh ta trở nên căm hờn về vấn đề truy lĩnh.
Các cán bộ Nam Việt Nam cũng phỏng vấn Chiến và các thành viên khác của toán, những người ở cùng với các biệt kích trong trại giam và những người sau cùng được biết là vẫn c̣n sống. Chưa ai được hồi hương. Rồi Chiến và những người đă hồi hương khác trở về với gia đ́nh. Đối với họ, cuộc chiến tranh này đă qua.
"Chiến ư? Một toán đă hồi hương năm 1973? Tôi nhớ chắc chắn là như vậy. Họ yêu cầu được truy lĩnh. Họ phải đ̣i khoản nợ này. Họ đă kư hợp đồng và họ phải được thanh toán. Tất cả những người lính đă kư hợp đồng. Tiếc thay MACSOG đă bỏ đi. Chẳng nơi nào có tiền. Nhưng những người Mỹ có một số tiền ở đâu đó và phải thanh toán hết theo qui định của các hợp đồng của họ."
"C̣n về những người lính biệt kích chưa được hồi hương th́ sao?" Tôi hỏi. Anh ta trả lời: "Tôi không biết rơ".
Khi các cuộc trao đổi tù nhân đang diễn ra chậm chạp th́ những người tù ở Phố Lu cảm thấy rằng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đang trao trả tù nhân rất chậm, như những ngư dân bơi thuyền ở ngoài khơi, khi họ trong ngóng và đợi chờ, có lẽ để cân nhắc xem liệu có phải trả biệt kích khi có ai đó đ̣i hỏi.
Nỗi lo sợ của những người lính biệt kích đă tăng lên do một thực tế là các sỹ quan của lực lượng vũ trang Cộng hoà Việt Nam bị bắt ở thành phố Huế trong cuộc Tổng tấn công Tết 1968 vẫn đang c̣n bị giam ở các nhà giam kỷ luật K1, họ đă ở đấy từ năm 1972. Phải chăng điều đó có nghĩa là miền Bắc sẽ giữ lại một số tù nhân để mặc cả? Nhưng v́ sao vậy?
Và họ vẫn c̣n phải chờ...
Họ đă nghĩ rất đúng tới khả năng của các cuộc đấu tranh giữa Washington và Hà Nội đang diễn ra ở mức cao nhất về vấn đề tù chính trị. Những người lính biệt kích đều đă phạm tội hoạt động gián điệp được Hà Nội coi là loại tù chính trị đặc biệt. Có lẽ Hà Nội không bao giờ có ư định phóng thích họ, dĩ nhiên, trừ khi Washington sẵn sàng đưa ra hàng vạn tù nhân ở Nam Việt Nam mà Hà Nội và Chính phủ Cách mạng lâm thời đang gọi là "các tù chính trị bị chính quyền Thiệu giam giữ". Với yêu cầu phải phóng thích họ, mà Washington th́ không muốn bị dính líu vào bất kỳ sự thoả hiệp nào như vậy. Bắt đầu từ tháng 2 năm 1973 các tù nhân Mỹ bị giam giữ ở miền Bắc được trao trả cho các chuyên viên của Mỹ ở Hà Nội và được chở bằng máy bay về căn cứ không quân Clack ở Philipin để lấy tin tức t́nh báo và kiểm tra sức khoẻ ban đầu. Một thiếu tướng của Quân lực Hoa Kỳ dẫn đầu một nhóm người phỏng vấn bay từ Sài G̣n đến căn cứ Clack để xử lư việc hồi hương của các thường dân Mỹ. Các nhóm phỏng vấn Klao đại diện cho mỗi quân chủng cũng đă bay đến.
Những câu họ dùng để hỏi các tù binh trở về là do cơ quan t́nh báo Bộ Quốc pḥng (DIA) vạch ra, chính cơ quan này trong năm 1965 đă hỗ trợ đắc lực cho các phi vụ của MACSOG và tranh luận rằng các toán biệt kích ở trong ḷng miền Bắc Việt Nam đang cung cấp các thông tin t́nh báo có giá trị. Bây giờ người Mỹ xác định rằng yêu cầu ưu tiên về t́nh báo này vẫn không thể giải thích được.
Đáng tiếc là văn pḥng DIA chịu trách nhiệm về vấn đề tù binh và những người Mỹ mất tích, sau đó do Charles Trowbridge, tư lệnh Hải quân lănh đạo đă không có báo cáo về các tổn thất của biệt kích Việt Nam trong lực lượng của MACSOG. Những người Mỹ, chứ không phải những người nước ngoài, quan tâm đầu tiên đến DIA, và DIA không có câu hỏi nào về các cuộc hành quân vụng trộm của biệt kích Việt Nam, họ có thể vẫn c̣n bị giam giữ. Trong những tuần hồi hương của những tù nhân Mỹ cuối cùng vào ngày 1 tháng 4 năm 1973, tư lệnh Trowbridge đang bị ép phải giảm biên chế. H́nh tượng bao trùm của các trại giam trong thời chiến đă bị xoá bỏ, trừ một số đặc biệt ít ở địa bàn Hà Nội. Lầu Năm góc sớm chuyển sang mục tiêu xem xét t́nh h́nh của những người Mỹ vẫn c̣n trong danh sách mất tích và quá tŕnh báo tử của họ quá chậm, chỉ dựa trên những phát hiện dự đoán. Thậm chí những lính biệt kích được xác nhận là c̣n sống th́ cũng chỉ được coi là một vấn đề thuộc về chính phủ của họ, chứ không phải thuộc về Washington.
Trong những thường dân Mỹ hồi hương có Larry Stark và Bob Olsen, hai tù nhân bị giam ở pḥng kế tiếp với Lê Văn Ngung ở khu B, trại giam Thanh Tŕ. Họ đă nói với những người phỏng vấn bất cứ điều ǵ, nhưng cũng chẳng làm cho người Mỹ gợn lên mối quan tâm đối với số phận của gần bốn trăm lính biệt kích đang sống thiểu năo trong các trại giam của Hà Nội.
Trung uư Nguyễn Quốc Đạt của không lực Nam Việt Nam, một người anh hùng của các biệt kích đă gặp anh chớp nhoáng khi anh đến trại giam của họ ở vùng cán xoong, cũng được các tù nhân Mỹ cùng giam với anh ở Hoả Ḷ nhớ đến. Khi được phóng thích, những người Mỹ yêu cầu phải làm điều ǵ đó để cứu anh ta, và các chuyên viên Mỹ đă có thể can thiệp để cứu anh ta. Phan Thanh Vân, một phi công lái máy bay C-47 đă bị bắn hạ ở Ninh B́nh ngày 1 tháng 7 năm 1961 cũng được phóng thích, nhưng những người khác thoát chết trong các vụ rơi máy bay th́ đă chết trong trại giam lâu rồi.
Tháng tư năm 1973, Trung tâm Giải quyết thương vong hỗn hợp (JCRC) ở Sài G̣n, do tướng Rôbert Kingston chỉ huy nộp cho Bắc Việt Nam bản danh sách ưu tiên của nhũng người Mỹ và những người nước ngoài chưa được giải thích, mà Hoa Kỳ quan tâm đến họ. Không có tên một biệt kích nào xuất hiện trên bản danh sách đó hoặc các bản danh sách sau của người Mỹ, người Việt và người các nước khác sau này được JCRC tŕnh bày với người đại diện của Hà Nội.
Việc chỉ huy mới của tướng Kingston có nghĩa là sự quay lại một tổ chức mà ông ta đă phục vụ từ đầu cuộc chiến tranh, nhưng dưới một dạng khác. Tại thời điểm đó, điều làm cho JCRC trở thành một bộ phận của MACSOG và được biết dưới cái tên che đậy là Trung tâm JPRC. Trước đây Kingston đă là sĩ quan dă chiến của các toán biệt kích xâm nhập vào miền Bắc giữa năm 1967.
Ở cương vị mới của ḿnh, tướng Kingston kinh hoàng thấy rằng cơ sở dữ liệu về các tên của người Mỹ bị bắt được đưa vào máy tính của JCRC vẫn chưa được giải thích, thật là một cơn ác mộng. Các địa điểm mất tích của nhiều người Mỹ ở vùng biên giới đă được đưa vào máy tính không chính xác. Trong những bức điện của ông ta chuyển về Washington nói về các dữ liệu đă không đưa vào bất cứ cái tên nào của hàng trăm lính biệt kích do MACSOG phái đi và cuối cùng họ được báo cáo là bị bắt (xem phụ lục 10).
Không phải là mọi biệt kích đều bị giữ lại ở Bắc Việt Nam.
Thí dụ như 9 trong số 10 người Việt Nam của toán ILLINOIS, đă bị bắt ở Lào với đại uư Frank Cius và trung sĩ Ronald Dexter đă được Quân đội nhân dân Việt Nam cho hồi hương trở lại Cộng hoà Việt Nam ở điểm trao đổi tù binh bên sông Thạch Hăn. Trong số những người này có Nguyễn Văn Chiến, người phiên dịch của Dexter; Hà Văn Sơn, thành viên Việt Nam thứ 10 của toán này do bộc lộ "thái độ hiếu chiến" nên chưa được hồi hương.
Những người Mỹ làm việc cho cơ quan t́nh báo của đại tá William Le Gros tại văn pḥng tuỳ viên quân sự đóng tại Sài G̣n đă phỏng vấn Nguyễn Văn Chiến và các thành viên khác của toán này. Họ muốn biết số phận của Dexter và phi hành đoàn của chiếc máy bay trực thăng Chinook bị bắn rơi tại Lào, Chiến cho biết rằng Dexter đă bị người hộ tống đánh chết bằng dùi cui ở phía Bắc thị xă Thanh Hoá.
Sau đó Chiến yêu cầu truy lĩnh tiền lương căn cứ vào hợp đồng tuyển dụng của anh ta. Những người phỏng vấn này đă trở nên kinh ngạc, Văn pḥng tuỳ viên quân sự này gửi ngay một bức điện cho DIA ở Washington nói rằng Chiến và những người khác sẽ không nói ǵ trừ khi họ nhận được tiền truy lĩnh. Bức điện này ghi chú rằng việc phỏng vấn Chiến đă kết thúc khi anh ta trở nên căm hờn về vấn đề truy lĩnh.
Các cán bộ Nam Việt Nam cũng phỏng vấn Chiến và các thành viên khác của toán, những người ở cùng với các biệt kích trong trại giam và những người sau cùng được biết là vẫn c̣n sống. Chưa ai được hồi hương. Rồi Chiến và những người đă hồi hương khác trở về với gia đ́nh. Đối với họ, cuộc chiến tranh này đă qua.
"Chiến ư? Một toán đă hồi hương năm 1973? Tôi nhớ chắc chắn là như vậy. Họ yêu cầu được truy lĩnh. Họ phải đ̣i khoản nợ này. Họ đă kư hợp đồng và họ phải được thanh toán. Tất cả những người lính đă kư hợp đồng. Tiếc thay MACSOG đă bỏ đi. Chẳng nơi nào có tiền. Nhưng những người Mỹ có một số tiền ở đâu đó và phải thanh toán hết theo qui định của các hợp đồng của họ."
"C̣n về những người lính biệt kích chưa được hồi hương th́ sao?" Tôi hỏi. Anh ta trả lời: "Tôi không biết rơ".
-----------------o0o-------------------
20. TUYỆT THỰC
Thời gian trôi đi, số phận của những người tù ở trại Phố Lu càng mờ mịt, khi các buổi phát thanh đưa tin rằng việc trao đổi tù binh đă bị tŕ hoăn.
Theo cách "giải quyết của người châu Á" th́ việc vài người lính biệt kích ở trại F3 muốn vượt qua bức tường ngăn để ăn cơm cùng với các biệt kích F2 vào ngày chủ nhật, trung tuần tháng 5/1973 được coi là vô tội. Ngày chủ nhật sau, cảnh đó lại tái diễn. Vào ngày chủ nhật thứ ba các lính biệt kích lại trèo qua bức tường này và khi họ ăn cơm xong th́ người sỹ quan trực trại giam đến. Nắm chặt tờ giấy trong tay, anh khoá cửa ngoài của khu vực này và bước vào khu trại F3.
Anh cầm giấy đọc: "Theo lệnh của ban chỉ huy trại giam yêu cầu tất cả các tù nhân phải giải tán và trở về khu vực của ḿnh".
Rồi anh ta làm động tác quay đằng sau và rời khu trại, không nh́n trở lại, không ai nhúc nhích.
Mười lăm phút sau, người sĩ quan trực này quay lại và đọc lệnh giải tán lần thứ hai. Lại không ai có phản ứng ǵ.
Sau lần thứ 3, khi sỹ quan trực này vừa đi khỏi th́ cánh cửa nhà giam bỗng nhiên được mở tung và anh ta quay vào. Lần này có một số đông những người bảo vệ mang theo vũ khí đi theo. Trong khi vài người bảo vệ luôn quay ṇng súng chĩa vào các tù nhân th́ những người khác túm lấy Đặng Đ́nh Thuỵ và kéo anh ta vào pḥng giam kỷ luật, rồi cùm lại.
"Không ăn! Tuyệt thực! Yêu cầu anh em tuyệt thực! Tuyệt thực!". Tiếng của Nguyễn Văn Tân rất rơ khi anh thét lên những lời mà mọi người muốn nói ra, nhưng chỉ có Tân mới có can đảm nói: "Chúng ta không ăn! Tuyệt thực! Yêu cầu tất cả anh em tuyệt thực! Tuyệt thực!".
Là một lính biệt kích ở toán ROMEO ít nói và hầu như không quấy rầy ai. Tân bắt đầu hô, ngay lập tức những người khác cũng hô theo cho đến khi trở thành tiếng la hét om ṣm.
"Tuyệt thực! Tuyệt thực! Tuyệt thực!"
Tiếng hô cứ tiếp tục, tiếp tục khi những người này trèo qua các bức tường từ từ để quay về khu trại giam của họ.
Cuộc tuyệt thực bắt đầu vào ngày hôm sau, ngày 4/6/1973. Người ta đă báo cho các cán bộ của Bộ Công an biết về việc này. Theo ư kiến của họ, th́ những người tù này phải câu kết với những người ở bên ngoài v́ các cuộc tuyệt thực đă nổ ra ở cả ba trại giam khổ sai biệt kích. Điều đó có nghĩa là những người tù ở một trại giam đang liên lạc với những người ở trại giam khác. Âm mưu thông đồng với nhau như vậy có thể làm cho Bộ máy An ninh Quốc gia bối rối.
Trại Phố Lu đă tiến hành các biện pháp cảnh giác cao về An ninh. Tất cả những người bảo vệ đang có mặt xô vào khu K1 và triển khai dọc theo các bức tường ở bên ngoài, ngay bên trong trại giam và bên ngoài khu giam biệt lập. Súng máy được bố trí ở các bức tường bên ngoài và bên trong trại giam.
Cuộc tuyệt thực này làm cho các cán bộ trong trại giam lo sợ v́ thiếu tá Toán, người chỉ huy trại giam đi vắng. Trung uư Nguyễn Văn Tuấn, chỉ huy phó phải đối phó với sự nhiễu loạn trong trại giam chính, nhưng anh ta thiếu kinh nghiệm trong cách xử lư việc này.
Sự thiếu kinh nghiệm và tính không quả quyết của anh thể hiện rơ khi anh đi vào các nhà giam ở khu F2.
Mặc dù Tuấn cố nói lên thật to, rơ ràng là để che giấu nỗi lo sợ của ḿnh. Anh không sợ những lính biệt kích, nhưng anh sợ rằng nếu xử lư t́nh huống này không đúng sẽ ảnh hưởng đến công việc của anh.
Nỗi lo sợ này bộc lộ ra khi anh làm ra vẻ can đảm nói: "các anh phải thấy rằng thực tế chúng tôi đă khống chế được tất cả các anh. Ở đây các anh hoàn toàn nằm trong tay chúng tôi, nếu chúng tôi bóp lại th́ các anh sẽ chết, nếu chúng tôi nới lỏng ra th́ các anh mới có thể thở được. Ai nghĩ rằng việc này là đúng th́ hăy đứng ra phía trước và tiếp tục tuyệt thực. Chúng tôi sẽ tống khứ tất cả các anh".
Trung uư Tuấn đứng đó, tư thế đĩnh đạc, chờ họ trả lời.
Ba lính biệt kích đứng lên trả lời.
Lâu Chi Chân, một người nhái to, dày dạn của toán CANCER bị bắt ở Vịnh Bắc Bộ năm 1966, là một trong ba người đó. Anh ta bước lên phía trước, mở phanh ngực áo và hét to vào Tuấn:"Anh nghĩ là anh tốt lắm à, có giỏi cứ bắn đi! Bắn! Hăy bắn vào ta đây, những tên cộng sản khát máu dă man. Hăy bắn tao đi!".
Tuấn đứng đó sững sờ, mất niềm tin trước khi quay đi và bước ra khỏi pḥng giam. Những người bảo vệ đóng cửa và khoá lại. Tuấn mới chỉ được rèn luyện và có kinh nghiệm trước những người tù luôn phục tùng mệnh lệnh, với những người tù luôn tuân theo mệnh lệnh của cán bộ. C̣n loại cứng đầu tỏ ra đầy thách thức kiểu này là hoàn toàn mới đối với anh. Tuấn đă mắc phải bệnh quan liêu cố hữu, chẳng làm được điều ǵ tốt hơn là những việc làm sau.
Thiếu tá Toán trở về trại Phố Lu ngay khi anh nhận được tin về cuộc tuyệt thực này. Ông đi thẳng vào các nhà giam F2 cùng với người cán bộ chủ chốt của ḿnh. Sau khi nh́n chằm chặp vào những tù nhân một lúc, Toán nói hoàn toàn b́nh tĩnh: "Các anh thật là điên rồ, các anh có biết không, thật là điên rồ. V́ sao các anh lại tuyệt thực? Hăy nh́n lại tất cả các anh! Các anh đều đă quá mệt mỏi! Các anh sắp chết, và ai sẽ là người thua? Chính các anh là những người sẽ phải chịu thua! Thôi hăy ăn đi. Tiếp tục ăn đi, để có sức khoẻ tốt, rồi một ngày nào đó ai mà biết được có thể Đảng và Nhà nước sẽ khoan hồng và cho các anh được về nhà, các anh chắc chắn sẽ được hồi hương."
Thế đấy! Lần đầu tiên ông ta đă thực sự nói ra cái từ trao trả! Suốt hai năm 1972-1973 ông ta đă lảng tránh từ đó.
Bây giờ sau một thời gian dài, ông ta đă dùng đến nó, nhưng từ này không có ư nghĩa nữa, v́ đă quá muộn.
Thiếu tá Toán đứng đó, ông mỉm cười, ông gần như cười ra tiếng khi giọng nói của ông trở nên dễ cảm thụ: "Tất cả các anh thật điên rồ. Tôi được biết tất cả các anh muốn cho Thụy được phóng thích. Tôi cũng biết rằng các anh muốn các điều khoản của Hiệp định Paris được thực hiện để tất cả các anh đều được trao trả. Nếu các anh muốn Thuỵ được trở lại, đó là việc tôi có thể giải quyết ngay ở đây. Nếu các anh muốn tôi có thể thả cho Thụy quay lại đây với các anh ngay chiều hôm nay. C̣n về Hiệp định Paris th́ đó là điều rơ ràng nằm ngoài thẩm quyền giải quyết của tôi. Vậy đấy. Tôi không có thẩm quyền ở bất kỳ lĩnh vực nào khác. Khi Nhà nước chỉ thị cho tôi phải thực hiện việc ǵ, tôi sẽ thực hiện việc đó. Khi Nhà nước chỉ thị cho tôi phải tiêu diệt cái ǵ th́ tôi sẽ tiêu diệt cái đó. Đó là những điều mà Nhà nước và Chính phủ có thẩm quyền hướng dẫn và yêu cầu tôi thực hiện."
"C̣n về Thuỵ, tôi sẽ cho anh ta trở về đây với các anh ngay trong chiều nay, nhưng tôi yêu cầu tất cả các anh tiếp tục ăn uống b́nh thường sao cho các anh giữ được sức khoẻ để chuẩn bị cho ngày mà Đảng và Nhà nước sẽ bố trí cho anh được về đoàn tụ với gia đ́nh. Nếu tôi cho Thuỵ trở lại th́ liệu các anh có tiếp tục ăn uống b́nh thường không?"
Ngồi yên lặng, những người biệt kích suy ngẫm về đề nghị của ông Toán, cuối cùng họ đồng ư tiếp tục ăn nếu Thuỵ được thả. Không khí đối địch đă tan biến.
Đó là một thắng lợi nhỏ. Một số biệt kích nghĩ rằng đó là một bước ngoặt quan trọng đầu tiên có thể dẫn đến những việc khác sau này. Cuộc tuyệt thực này đă kết thúc và những người lính biệt kích bắt đầu lui về các nhà giam của họ. Trong mấy ngày sau đó, cán bộ trại giam bắt đầu gọi một số người đến báo cáo với sỹ quan trực ban họ biết những ǵ đă xảy ra. Những người tù này có thể báo cáo với cán bộ của trại về những tên đầu sỏ, những thông tin cần thiết giúp cho cán bộ này có thể xác định được sự trừng phạt thích hợp. Các kế hoạch của họ trở nên không có hiệu quả, do một mảnh giấy được cuộn lại và bắn bằng giây cao su vào các pḥng giam F2. Mảnh giấy này có một ḍng tin ngắn: "Họ đă tổ chức một đơn vị tự nguyện để tấn công lại tất cả các anh. Không được rời khỏi pḥng giam của các anh".
Đó là cách mà những người tù đă liên lạc với nhau có hiệu quả trong hàng chục năm. Đoạn tin này được bắn từ khu này sang khu kia, đó là phương tiện liên lạc có hiệu quả cao chưa bao giờ ngừng. Trong tháng 6, toàn bộ phân đội biệt kích ở các nhà giam Fl và F2 được lệnh chuẩn bị chuyển tới các địa điểm mới. Trong danh sách đă chuẩn bị có 50 tên. Những người tù này đă được tập hợp tại cổng trước sẵn sàng để được chở đi. Họ thấy vài chiếc xe tải và nhiều người trong lực lượng bảo vệ bên ngoài đang chờ ở cổng. Mọi việc có vẻ b́nh thường, chỉ là việc chuyển sang nơi khác.
Khi những người tù chuẩn bị ra khỏi khu K1, một cán bộ đi tới và chỉ định một số người trong bọn họ xếp thành một hàng và những người khác xếp vào hàng thứ hai. Rồi cán bộ này chỉ vào một hàng có 21 tù nhân và nói rằng họ phải chuyển đến Quyết Tiến. Rơ ràng là danh sách 50 người này đă là một âm mưu có tính toán. Nó gồm có những phần tử chống đối trung kiên, cũng như một số người tù được coi là những người đưa tin. Trong lúc lộn xộn, 21 người đă được chọn bị đẩy lên một xe tải và chiếc xe này rời đi.
Chiếc xe thứ hai chở những người hộ tống có vũ trang thông thường đi sau chiếc xe kia.
Việc lựa chọn cẩn thận và chuyển ngay 21 tù nhân này có nghĩa là các cán bộ trại giam đă có thể phối hợp nhanh chóng với Bộ Công an ở Hà Nội.
Rơ ràng việc chuyển này là quyết định của Bộ mà chỉ huy trại giam không thể quyết định được. Các chỉ huy trại giam chỉ có quyền kiến nghị một số hành động như việc di chuyển hoặc thả tù, những ǵ thuộc thẩm quyền của họ.
Hai chiếc xe tải này dừng lại cách nhà giam Phố Lu gần 20 km. Một cán bộ của ban giáo dục được chỉ định đi theo các tù nhân đứng dậy đọc lệnh của Bộ Công an. Nội dung của lệnh xác định rằng việc chuyển này là một quyết định của Bộ và chỉ thị không được đọc lại ở trại giam. Lệnh đă rơ ràng, chính xác và báo hiệu những việc sẽ xẩy ra:
- Phụ cấp hàng tháng của các anh được quy định trong hiệp định Paris sẽ bị đ́nh chỉ ngay. Không ai trong các anh kể từ ngày hôm nay sẽ được đặt ra ngoài bất kỳ điều khoản nào của hiệp định này. Từ nay trở đi phụ cấp của các anh sẽ bị giảm xuống mức 12 đồng một tháng và các anh sẽ phải tiếp tục cải huấn.
Anh ta bước xuống và đoàn hộ tống lại tiếp tục đi, khi các xe tải này rú ga chạy về phía Quyết Tiến th́ những tù nhân c̣n lại ở Phố Lu trở nên lo sợ. Phần lớn họ tin rằng việc di chuyển này là phân đội đầu tiên của nhiều phân đội sẽ được chuyển tới địa điểm khác để hành h́nh. Những người biệt kích c̣n lại tụ tập ở các pḥng giam F3. Họ tuyên bố rằng họ quyết định ở lại với nhau và từ chối trở về các nhà giam.
Những người biệt kích này biết rằng lực lượng bảo vệ của trại giam vẫn c̣n đang triển khai với các súng máy trên các tháp canh. Nhưng các tù nhân không thể thấy được toàn bộ lực lượng bảo vệ vào trại giam với các vũ khí tự động và sẵn sàng thực hiện giai đoạn tiếp theo của việc trừng phạt gay gắt những người tuyệt thực. Ngoài lực lượng Công an vũ trang một trung đội đặc biệt đă được Hà Nội phái đến với nhiệm vụ cụ thể là nhanh chóng đàn áp cuộc tuyệt thực một cách có hiệu quả.
Thiếu tá Toán ra lệnh cho những người bảo vệ đứng một bên canh giữ một cách tuyệt đối an toàn và trực tiếp: "Đàn áp cuộc nhiễu loạn!".
**********
Vơ Đại Nhân, phó Cục trưởng cục Lao Cải (Ban chỉ huy lao động và cải huấn), nói chung đă thoả măn với việc cải huấn lính biệt kích ở nhà giam Tân Lập vào mùa thu năm 1972.
Mọi việc đều được tiến hành trôi chảy cho đến khi ngừng bắn. Theo các điều khoản liên quan đến t́nh h́nh của những tù nhân được hồi hương. Các cán bộ của trại giam coi đó là thời điểm thích hợp để phân phát các tài liệu tuyên truyền cho các tù nhân.
Một lính biệt kích kêu lên: "Không! Chúng tôi sẽ không đọc bản tuyên truyền này! Đây là một sự vi phạm nghiêm trọng các điều khoản của Hiệp định. Ngăn cấm việc sử dụng tài liệu tuyên truyền làm công cụ để gây ảnh hưởng đến các quan điểm của tù nhân".
Cán bộ của Nhân nhanh chóng rút lại tài liệu này.
Những người lính biệt kích đă theo dơi việc thực hiện Hiệp định, đặc biệt là phần nói về việc trao trả tù nhân. Những tin tức này cho thấy rằng các tù nhân thực ra phải được phóng thích, trước hết là những người Mỹ và sau đó là các báo cáo về cuộc đàm phán trao đổi tù nhân qua sông Thạch Hăn. Bây giờ những người lính biệt kích ở Tân Lập nêu lên vấn đề hồi hương của họ với các cán bộ của đại tá Nhân. Câu trả lời của Nhân đối với các câu hỏi của họ là sẽ để cho họ họp với nhau trong một phiên họp chính thức. Theo ông ta th́ đây là thời gian thử thách cuối cùng.
"Không ai trong các anh được coi là tù binh chiến tranh theo quy định của Hiệp định". Ông ta bắt đầu: "Tất cả các anh là gián điệp. Các anh không phải là tù binh chiến tranh. Định nghĩa về tù binh chiến tranh nói chung không đề cập đến các gián điệp biệt kích như các anh. Nếu bất kỳ ai trong các anh được trao trả, th́ các anh chỉ được trao trả cho người Mỹ v́ chính quyền miền Nam không thừa nhận rằng các anh là người của họ".
Vài ngày sau, lời tuyên bố này được tiếp theo bằng những lời tuyên bố khác của ông Nhân nói rằng người đại diện của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, ông Lê Đức Thọ, đang đàm phán với người đại diện của Mỹ, tiến sĩ Henry Kissinger. Ông Nhân nói rằng các cuộc đàm phán này bao gồm vài chủ đề, trong đó có việc trao trả các lính biệt kích cho người Mỹ, cũng như số tiền mà Việt Nam Dân chủ Cộng hoà yêu cầu Mỹ bồi thường chiến tranh. Từ những nhận xét này, rơ ràng là việc hồi hương của các tù nhân biệt kích có liên quan với việc bồi thường chiến tranh mà Bắc Việt Nam cố sử dụng những tù nhân này làm đ̣n bẩy để nhận được tiền của Hoa Kỳ.
Những người lính biệt kích lấy làm sửng sốt. Họ không có cách nào để biết rằng điều này là thật hay giả, và lăng mạ rằng Bắc Việt Nam vi phạm các điều khoản của Hiệp định, đă dùng họ như là "Vật để mặc cả" để moi tiền của Washington. Một số lính biệt kích coi những nhận xét của ông Nhân chỉ hơn lời tuyên truyền một chút để làm cho họ tức giận người Mỹ, nếu họ không được trao trả. Sau đó trong trại giam có tin đồn rằng các cuộc đàm phán giữa ông Thọ và Kissinger đă kết thúc.
Một buổi sáng có một đoàn của Bộ đột xuất về thăm khu giam giữ biệt kích. Cán bộ chỉ huy nhà giam, đại uư Nguyễn Văn Thuỵ cùng đi với đoàn.
Khi Thuỵ vào các pḥng giam, anh ta ra lệnh cho một biệt kích đến gặp Thực, một cán bộ của Bộ. Thực đọc cho người tù này nghe lệnh của Bộ Công an.
Đây là quyết định của Bộ về việc anh đă chống lại Nhà nước. Anh đă tham gia vào các hoạt động tuyên truyền, nói xấu Nhà nước, đă chống lại Nhà nước và đă lôi kéo những người khác cùng thực hiện. Uỷ ban điều tra về những tội ác này yêu cầu anh phải chuyển đi nơi khác.
Tù nhân này nh́n chăm chăm vào Thực và sau đó cầm bản sao Hiệp định, chỉ vào điều khoản cấm chuyển tù nhân. Rơ ràng là điều khoản này giải thích rằng việc chuyển tù nhân có thể dẫn đến việc những người tù "khó hiểu" sẽ bị lực lượng giam giữ hành h́nh. Thực ra Hiệp định không viết theo cách này, nhưng rơ ràng đă ngụ ư cấm việc di chuyển các tù nhân. Người lính biệt kích này từ chối chấp nhận lệnh chuyển đi của Bộ.
Sau khi tù nhân này rời đi để gặp Thực, những lính biệt kích khác đă vội vă chuyển tin nhanh bằng "mă hiệu gơ" về việc một lính biệt kích đă có lệnh bị triệu ra ngoài. Họ quyết định tổ chức tuyệt thực để biểu lộ hành động phản đối nếu xảy ra điều ǵ không thuận lợi.
Quay trở về pḥng giam của ḿnh, tù nhân này đă cho các người tù cùng pḥng biết rằng anh ta sắp bị chuyển đi "khử". Phản ứng của các người khác là phát động ngay cuộc tuyệt thực. Rơ ràng là người tù này quay về pḥng giam của ḿnh và những người khác đă tham gia vào bước đầu của cuộc rối loạn, một cán bộ nói rằng họ có thể ra ngoài trong một giờ để tù nhân này thu thập các tư trang của ḿnh. Đó là bước đầu trong cố gắng của họ để làm cho t́nh h́nh này bớt căng thẳng. Một giờ sau khi cán bộ này từ chối đi vào pḥng giam và tuyên bố rằng họ đang tuyệt thực để chống lại chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hoà không nghiêm chỉnh thực hiện các khoản của Hiệp định Giơnevơ và việc trao trả họ.
Thục lệnh cho những người bảo vệ nhà giam khoá các cửa pḥng giam, rút ra từ khu giam biệt lập và khoá lối vào đằng sau họ.
Cuộc tuyệt thực kéo dài trong 4 ngày. Cứ mỗi giờ cán bộ lại quay lại các pḥng giam và kêu gọi những người tuyệt thực đầu hàng. Những tù nhân này tiếp tục từ chối cho đến khi các yêu cầu của họ được đáp ứng. T́nh h́nh đă trở nên bế tắc.
Vào ngày thứ tư, đại tá Nhân từ Hà Nội trở về và đến thẳng khu giam biệt lập. Ông đi vào một pḥng có 9 biệt kích, kể cả một người đă là đối tượng của lệnh chuyển đi đầu tiên. Tù nhân này được lệnh đi ra, nhưng anh ta từ chối, trừ khi lệnh này được hủy chính thức.
Với cấp bậc và chức vụ của ḿnh, Nhân không đem lại kết quả trong thương lượng với các tù nhân. Ông đi ra, và vẫy tay ra lệnh cho các lực lượng An ninh vào khu trại giam. Họ kéo tất cả những lính biệt kích này ra sân ngoài. Kẻ chống đối được đưa vào khu K1 và tiến hành lấy khẩu cung tại chỗ. Theo những người biệt kích th́ đó chỉ là sự kết án chứ không phải là xét xử.
Nhân và người cán bộ khác ngồi sau một chiếc bàn. Một cán bộ đọc lời tuyên bố đă được chuẩn bị, kể ra các tội lỗi của tù nhân này. Đó là một bản liệt kê dài. Anh ta bị kết tội là chống lại việc cải huấn, thoá mạ chế độ, tổ chức một bộ phận của những người tù khác tiến hành chống đối xúi bẩy tuyệt thực. Người ta đă đọc bản án đầu tiên của anh ta, cũng như bản liệt kê các vi phạm vào điều lệ trại giam từ ngày bị bắt, bao gồm 55 trường hợp anh ta đă bị kỷ luật về các vi phạm khác nhau. Quyết định của Toà án đối với tội xúi bẩy tuyệt thực là án tử h́nh. Tù nhân này bị giam biệt lập và bị cùm cả 2 chân. Ngày hôm sau anh ta được gọi ra để gặp Nhân, anh ta coi đó là bước đầu tiên trong quá tŕnh hành h́nh. Vơ Đại Nhân đặt ngay câu hỏi.
"Có thấy khẩu súng này không?", ông ta nói: "Đây là súng của Việt cộng, nó không phải là súng để bắn chim. Nó là súng để bắn những tên phản động và những tên giống như anh. Các hành động của anh ở đây đă được đài BBC lợi dụng. Đài này đă phát đi trên toàn thế giới về cuộc tuyệt thực ở đây. Thế giới đă sử dụng cuộc tuyệt thực của các anh thành một công cụ để tấn công chế độ của chúng tôi và chỉ trích hệ thống và Nhà nước của chúng tôi".
Mai Đại Học tỏ ra hănh diện. Anh ta cười mỉm nh́n đại tá Nhân.
Nhân thét lên "Anh cười cái ǵ?".
"Điều mà ông vừa nói với tôi có nghĩa là việc làm của chúng tôi thật bơ công". Học cười lớn.
Nhân bắt đầu la hét. Rơ ràng là không kiềm chế được ḿnh, ông ta đá chiếc ghế và đập bàn. Ông gọi những người bảo vệ đem tù nhân này về pḥng giam kỷ luật và cùm cả hai chân. Kể cả sau khi Học được đưa đi, Nhân vẫn c̣n tiếp tục nói lung tung, hất đổ bàn ghế trút tức giận của ḿnh vào bất cứ vật nào ở chung quanh.
Vài ngày sau bổ sung thêm các lính biệt kích khác. Lần này ở khu K2 cũng bị chuyển đến các pḥng giam kỷ luật.
Vào ngày bị cùm thứ tư của Học. Nhân gọi anh ta đến gặp một lần khác.
"Anh đă bị kết án tử h́nh nhưng tôi vẫn chưa ra lệnh thi hành". Nhân nói: "Đừng có tưởng rằng chúng tôi sẽ để cho anh sống. Một lư do duy nhất mà chúng tôi chưa bắn anh là v́ tên của anh đă xuất hiện trong danh sách những tù nhân sẽ được trao trả cho Mỹ. Tên của anh có thể ở trong danh sách đó, nhưng chắc chắn là chúng tôi sẽ bắn anh trước khi có người nào đó được trao đổi để chuyển lời cảnh cáo cho những người khác".
Hai tháng sau một nhóm có hơn 20 kẻ phá rối đă được chuyển từ trại Tân Lập đến trại giam Quyết Tiến.
Đối với Bộ Công an th́ các cuộc tuyệt thực ở Tân Lập và Phố Lu không phải là vấn đề nghiêm trọng. Họ đă có sẵn các kế hoạch pḥng ngừa để đối phó với tuyệt thực. Tại một khu vực đang chú ư, căn cứ vào những câu hỏi lặp đi lặp lại của cán bộ trại giam trước những tù nhân sau sự kiện này, cho thấy rằng các cuộc tuyệt thực đă xẩy ra cùng một lúc ở các trại giam biệt lập Theo ư kiến của các chuyên viên An ninh Quốc gia th́ việc này liên quan đến một loại kênh truyền thông bí mật đă làm cho các tù nhân ở một trại giam này có thể phối hợp với các tù nhân ở trại giam khác.
Những tù nhân này chỉ dựa lưng vào nhau và mỉm cười với nhau mỗi khi nghe thấy cán bộ trại giam thể hiện sự quan tâm đến vấn đề này. Bộ Công an đă không bao giờ có thể phát hiện ra điều bí mật đó.
------------------o0o--------------------
21. TRỞ LẠI QUYẾT TIẾN.
Cuộc tuyệt thực đă qua, nhưng sự tàn nhẫn vẫn c̣n tiếp tục dưới sự quản lư mới.
Nhiều người trong số 21 lính biệt kích đầu tiên được chuyển đến trại giam Quyết Tiến là những người tuyệt thực ở Phố Lu. Trong khu trại mới này họ đă trải qua thay đổi đột ngột về sinh hoạt trong tù, những công cụ gông cùm và biệt giam trước mắt cũng như lâu dài của chế độ quản lư trại giam ban đầu đă thay thế cho việc sử dụng lao động để cải tạo các lính biệt kích. Đầu tiên các cán bộ trại giam giảm các khẩu phần ăn của họ, tiếp đến lệnh chuẩn bị hồ sơ tự kiểm điểm theo nghi thức. Sau đó họ được đưa vào các pḥng giam kỷ luật.
Những ngày phải lao động nhiều giờ, tăng sản phẩm lao động, tự kiểm điểm và các buổi học nhóm đă thay thế bằng việc giam dài hạn vôi các khẩu phần chết đói. Việc giam biệt lập này được tính toán cẩn thận để làm mất phương hướng, nhầm lẫn, tê dại, mất cảm giác và làm cho mỗi người tù chỉ c̣n tập trung vào sự sống sót. Kết hợp với việc giảm khẩu phần thực phẩm hàng tháng ngay lập tức và quyết liệt. Việc giam biệt lập cũng đảm bảo rằng những người trong các nhà giam kỷ luật không thể tiến hành một loạt hoạt động nào khác. Nhưng ngược lại việc này cũng làm tăng thêm những cảm giác của lính biệt kích về sự cô lập và cho phép cán bộ trại giam có thể đập tan bất kỳ sự câu kết nào giữa những người lính biệt kích, đó là nhiệm vụ đầu tiên mà các cán bộ trại giam đă thực hiện một cách khéo léo.
Việc gông cùm luôn sẵn sàng được thực hiện ngay không do dự, là một h́nh thức trừng phạt mà mọi người đă biết nếu họ tỏ ra ít quan tâm nhất đến cái mà cán bộ gọi là "lười biếng" hoặc bất cứ h́nh thức đối xử nào khác có thể giải thích là sự xúc phạm tư tưởng XHCN hoặc hành vi chống lại CNXH. Việc gông cùm đă được trù tính kỹ, được thực hiện một cách tinh xảo và hoàn toàn hữu hiệu. Trung sỹ Tô, trưởng ban giáo dục trại giam là người bắt đầu thực hiện việc này. Anh đă nhận được chỉ thị của đại uư Lang, cán bộ chỉ huy mới của trại giam Quyết Tiến. Lang thích thú với cương vị mới của ḿnh. Trước kia anh là cán bộ cấp phó của người chỉ huy cũ, Nguyễn Sáng. Lang chú ư nh́n trung sỹ Tô bước nhanh vào các pḥng giam biệt lập, hạ sỹ Thua chịu trách nhiệm về những tù nhân bị giam biệt lập cùng với Tô. Với một bó giấy và những chiếc bút ch́ trong tay, Tô đi vào pḥng giam những tù nhân mới đến. Anh mỉm cười khi nh́n chung quanh. Những tù nhân này, một số th́ ngồi c̣n số khác th́ nằm trong các ổ rơm, họ nh́n lại Tô đang có vẻ kiêu ngạo. Họ biết rằng anh sẽ phải đương đầu với họ như là với một nhóm, v́ không ai được chỉ định làm người đứng đầu các pḥng giam.
Giọng của Tô trầm nhưng dơng dạc: "Ban chỉ huy trại giam đă hướng dẫn mỗi người trong các anh phải viết một bản tự kiềm điểm, nêu rơ và đầy đủ mỗi hành động của các anh, các sai phạm của các anh và nói rơ các anh dự định sửa chữa như thế nào".
Anh phát giấy và bút ch́ cho mỗi tù nhân rồi bỏ đi. Tô ngại rằng các tù nhân này sẽ không viết điều ǵ và anh thật sự không quan tâm. Số phận của 21 người này đă được đính đoạt. Các cán bộ chỉ huy đă thảo luận về cách xử lư các tù nhân này, đặc biệt là nếu họ từ chối tuân theo các mệnh lệnh. Để an toàn, lực lượng bảo vệ phải luôn cảnh giác, họ sẽ giám sát chặt chẽ các lính biệt kích này. Nếu họ muốn bị đối xử hà khắc, th́ sẽ được hà khắc. Họ sẽ bị giam ở đây trong thời gian theo yêu cầu của Hà Nội và đây là lúc để dạy cho họ một bài học. Chỉ c̣n một vấn đề là người nào sẽ được chọn trước. Trong các nhà giam biệt kích, Nguyễn Minh Châu là người đầu tiên được chọn. Anh ta nh́n chằm chằm vào chiếc bảng treo trên tường có viết 4 điều quy định đối với tù nhân. Họ đă được kiểm tra các quy định này ngay khi đến Quyết Tiến ngày hôm ấy.
Thành thật thú nhận các tội lỗi của ḿnh. Cải tạo tư tưởng và bám sát các quy định. Cải tiến công tác. Giúp đỡ các bạn tù khác được giáo dục lại và báo cáo cho Nhà nước biết bất cứ người nào khác trong xă hội bên ngoài đă phạm các tội ác mà chưa bị bắt. Trước đây Châu đă thấy các biển tương tự như vậy nhưng anh đă bỏ qua. Chúng là một phần của đời sống nghi thức trong tù, nhưng lần này đă khác. Châu cương quyết bước lại gần tấm biển, giật nó xuống và giẫm lên nó. Rồi anh quay đi và trở về chỗ ngủ của ḿnh. Anh nằm xuống và đánh một giấc.
Vào lúc 12 giờ trung sỹ Tô quay lại để kiểm tra sự tiến bộ của họ. Các tờ giấy vẫn nằm đấy không được sử dụng. Anh quay lại lần nữa vào lúc 14 giờ vẫn thấy rằng các tù nhân vẫn chưa làm ǵ. Anh quay đi chẳng nói chẳng rằng. Vào lúc 18 giờ anh quay lại lần thứ 3 và vẫn chưa điều ǵ được thực hiện. Đó là thời điểm để thực hiện bước tiếp theo.
Trung sỹ Tô xướng lên các tên Nguyễn Văn Hinh, Nguyễn Văn Đô và một biệt kích thứ 3. Họ được những người bảo vệ kéo ngay ra và đưa vào khu kỷ luật ở phía sau khu K, một dăy nhà có 18 pḥng giam, 9 pḥng ở mỗi bên, hành lang ở giữa. Tô biết rằng họ dễ có thể bị đưa vào dăy các nhà giam với những tên phá rối này.
Tối hôm đó khi Tô quay lại khu kỷ luật này, không ai viết một điều ǵ. Một hoặc 2 ngày sau đó vào lúc 18 giờ bỗng có tiếng chó sủa kèm theo các tiếng kêu của một nhóm đông các tù nhân, cán bộ và người bảo vệ. Buồng của pḥng biệt kích được mở ra cho Tô vào cùng với những người bảo vệ có vũ trang, trong đó có 4 người dắt theo những con chó Đức đang gầm gừ. Khi những người bảo vệ ùa vào pḥng giam này, th́ lập tức diễn ra cảnh hỗn loạn và họ đọc to những mệnh lệnh khó hiểu giữa tiếng chó sủa. Trung sỹ Tô đứng đó với mảnh giấy trên tay, chờ cho tiếng ồn giảm đi. Anh nh́n lướt nhanh khắp pḥng giam trước khi đọc tờ ghi chú:
"Lê Văn Ngung, Nguyễn Minh Châu, Trần Ngọc Bính, Đặng Đ́nh Thuỵ, Hoàng Văn Vân, Nguyễn Văn Tập". Anh chỉ vào từng tù nhân mỗi khi xướng tên của họ. Những người bảo vệ nhanh chóng tóm từng người trong khi những con chó vừa sủa vừa kéo căng các dây dắt. Một lính biệt kích đứng dậy, anh ta đang ngậm một điếu thuốc lá.
Tô bước lại quát: "Anh tưởng rằng anh c̣n có thể hút thuốc ư, Ngung?". Vẩy bàn tay ra trước mắt người lính đó anh ta làm cho tàn của điếu thuốc đó bay ra. Thái độ của Ngung rất đặc biệt. Thời gian phải sợ hăi đă qua. Không ai sẽ được về nhà, vậy th́ các cán bộ nhà giam có thể làm ǵ, giết họ ư? điều đó không c̣n là vấn đề nữa. Cẩn thận triển khai khắp bên trong trại giam, cảnh giác với bất kỳ sự nhiễu loạn nào khác là một lực lượng có đến 50 người bảo vệ được trang bị đầy đủ với 4 hoặc 5 con chó săn. Khi những người tù bị xô ra khỏi pḥng của ḿnh, th́ những người bảo vệ lập tức xích tay họ, kéo giật cánh khuỷu ra phía sau. Sau đó họ kéo lê những người tù ở bên ngoài vào các pḥng giam và vào dăy nhà biệt lập có các pḥng giam kỷ luật. Những người bảo vệ nhanh chóng đẩy các tù nhân vào bên trong. Cứ 2 người một pḥng. Mỗi người đều bị đè xuống sàn xi măng và mỗi người ở một phía. Các mắt cá nhân họ bị đặt chéo và cùm lại, với thanh sắt xuyên qua các lỗ khuyên của chiếc cùm giữ chân họ không nhúc nhích được.
*************
Trong những tháng trôi qua năm 1974 và sang đầu năm 1975, những người biệt kích ở Quyết Tiến chỉ biết rất ít về thế giới bên ngoài. Họ gần như hoàn toàn bị cách ly. Họ chỉ biết được một ít tin tức của thế giới bên ngoài qua một số tù thường phạm thi thoảng có người nhà đến thăm. Những lính biệt kích này biết rằng nhịp độ của cuộc chiến tranh ở miền Nam đă tăng lên, nhưng có rất ít tin tức cụ thể về những ǵ thực sự đang xảy ra.
Rồi vào tuần đầu tháng năm năm 1975, một cán bộ giáo dục của trại giam đột nhiên đi vào khu của họ và trương lên những tấm ảnh về đời sống của miền Nam. Những người lính biệt kích lần đầu tiên được thấy đất nước của họ kể từ ngày họ bị bắt, đối với một số người đă bị bắt đến 14 năm. Người cán bộ này đă đóng xong các bức ảnh lên tường, anh đứng lui lại để ngắm nghía công tŕnh của ḿnh. Anh nói: "Hăy xem chúng tôi đă giải phóng Sài G̣n. Cộng hoà Việt Nam đă bị tiêu diệt và quân đội bù nh́n đă đầu bàng!"
Những người lính biệt kích sững sờ v́ cơn sốt chết lặng người, không thể nói lên lời, không thể nói được ǵ ngoài việc ngắm những bức ảnh trên bảng. Có một bức ảnh chụp các xe tăng của Quân đội nhân dân Việt Nam đang ào xuống đường cao tốc Biên Hoà chuẩn bị tiến vào Sài G̣n, bên cạnh một bức ảnh về chiếc xe tăng xông vào Dinh Độc Lập. Chiếc ảnh khác chụp hai dăy An ninh của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, trong đồng phục màu trắng đứng hai bên đường xa lộ bên cạnh cổng trụ sở cảnh sát ở phố Vơ Tánh. Những người An ninh này đang chào quân Bắc Việt Nam tiến vào trụ sở Cảnh sát quốc gia.
Những người lính biệt kích chăm chú nh́n các bức ảnh dường như mô tả Sài G̣n, nhưng đó là Sài G̣n tràn đầy quân đội Bắc Việt Nam.
"V́ sao họ đă không biết được tí ǵ về việc này? Và v́ sao chiến tranh lại kết thúc đột ngột như vậy?"
Nh́n chăm chú gần vào những bức ảnh này, những người tù cố xác định xem đây là thực hay là những thứ mà Bộ sáng chế ra để lừa dối họ hơn nữa. Phần lớn đă quay đi, về các pḥng giam của họ bỏ công việc c̣n dở dang lại đằng sau. Họ ngồi đầy thất vọng trong mấy ngày và không chịu tin vào những ǵ họ đă thấy. Những người này đă hy vọng rất lâu rằng miền Nam, hiện nay đă đầu hàng, ngày nào đó sẽ chiến thắng. Một sự đầu hàng, chỉ dựa trên các tấm ảnh là quá đáng để họ có thể chấp nhận.
Khi những người lính biệt kích đầu tiên bắt đầu nói về chủ đề này trong những ngày sau đó. Họ suy luận rằng đó có thể là những bằng chứng về một loại chính phủ liên hiệp.
Hầu hết những người lính biệt kích ở trại giam Quyết Tiến vẫn không chịu chấp nhận một thực tế về sự đầu hàng không điều kiện và sự sụp đổ của nền đệ nhị cộng hoà của chính phủ Cộng hoà Việt Nam cho đến năm 1977, hai năm sau sự kiện này. Chỉ đến khi họ gặp các sĩ quan của các lực lượng vũ trang Cộng hoà Việt Nam đến lao động ở Quyết Tiến năm 1977, th́ những người lính biệt kích này cuối cùng mặt đối mặt với thực tế khắc nghiệt là chiến tranh đă kết thúc thực sự.
Một trong những người đă đối mặt với thực tế này là một người tù dài hạn tên là Ớt, quê Hà Nội. Anh ta bị bắt năm 1958, như là một biệt kích hậu cứ trong mạng điệp viên của Trần Minh Châu, một trong những điệp viên hậu cứ được CIA đào tạo ở Tây Ban Nha năm 1954. Một số biệt kích bị giam ở Quyết Tiến trước năm 1972 biết anh ta ở đấy, nhưng không rơ lắm v́ anh ta đă bị giam cùng tù chính trị của Bắc Việt Nam. Hầu hết những người biết anh ta trong giai đoạn này đều nghe nói rằng anh ta là người chống lại những ai tin rằng với lư do nào đó, có ngày anh ta sẽ được phóng thích. Nhưng sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, hầu như làm cho cá tính của Ớt thay đổi đột ngột.
Ớt vẫn c̣n những bà con sống ở Hà Nội, nhưng anh ta không có những người bạn thực sự trong số những người ở trại giam. Vào năm 1975, người ta biết anh là người c̣n sống sót cuối cùng của mạng điệp viên Trần Minh Châu. Những người khác đă chết nhiều năm trước, phần lớn họ đều ở các nhà giam làm bằng gỗ ở Quyết Tiến.
Ớt đă thấy nhiều tù chính trị được phóng thích năm 1973. Cả anh cũng muốn được phóng thích, nhưng anh biết rằng anh không bao giờ có thể sống yên ổn ở miền Bắc v́ anh đă phạm tội làm gián điệp. Anh chỉ có thể sống ở miền Nam. Hy vọng này đă tan biến vào ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Một thời gian ngắn sau sự đầu hàng này, Ớt bắt đầu nói đến việc anh mong muốn được phóng thích. Bây giờ cuộc chiến tranh đă kết thúc, đă có những cuộc đàm phán về việc phóng thích tù chính trị. Ớt cảm thấy rằng cơ hội duy nhất của anh là trở về quê hương Hà Nội của ḿnh. Trong quá khứ, anh đă nói rằng cuộc đời của anh là ở mạng điệp viên, nhưng bây giờ mọi việc đă thay đổi: toàn bộ mục tiêu của anh là được phóng thích và chứng minh rằng anh đă được cải huấn. Anh đă biết cách để thích ứng.
Ớ,t người ở pḥng giam 11 đă được chỉ định làm người đứng đầu nhóm may gồm có một nhóm hỗn hợp những người lính biệt kích ở các pḥng 11 và 12 ở khu K. Người giúp việc của anh là một lính biệt kích, Đoàn Phương. Bây giờ Ớt thể hiện bằng lời nói về sự khinh miệt đối với "các lính biệt kích bù nh́n". Điều đó rơ ràng là anh không căm ghét những người biệt kích, mà đó chỉ là lời nói của Cộng sản Việt Nam được lặp lại như đúc, nhằm để thuyết phục những người bắt anh ta rằng anh đă thực sự thay đổi. Ớt đă phải báo cáo cho thượng sỹ Tín, một cán bộ giáo dục chịu trách nhiệm theo dơi thái độ của những người trong nhóm thợ may này.
Trước đây Tín chỉ là hạ sỹ ở Quyết Tiến năm 1974, anh ta đă được đề bạt nhanh chóng. Cuối cùng những người lính biệt kích đă quyết định phải làm một điều ǵ đó với những lời chỉ trích của Ớt thường làm cho họ tức giận. Một hôm các thành viên của nhóm này đang đi hái rau cho bữa cơm tối. Ớt đă bước ra và nói đi nói lại rằng số rau này không được nấu trong ngày hôm ấy. Anh ta có quyền quyết định như vậy v́ những người tự chịu trách nhiệm trồng rau là thành viên trong nhóm may của anh ta. Trong hoàn cảnh b́nh thường th́ người ta phải nghe theo những chỉ dẫn của anh, nhưng lần này do sự phẫn uất trào lên họ đă chống lệnh của Ớt.
Họ đă luộc rau trong căn nhà bếp của nhóm này, trong khi Ớt tức giận v́ mệnh lệnh của anh ta đă không được tuân theo. Những người biệt kích trao đổi với nhau và quyết định rằng đây là lúc phải cho anh ta ăn một trận đ̣n, phải dạy cho Ớt biết thế nào là lễ độ. Ngay trước khi bữa ăn đă sẵn sàng, đa số tù nhân ở pḥng 11 và 12 đă tụ tập đông đủ. Họ túm lấy Ớt và đấm đá anh tới tấp. Đến lúc họ dừng lại th́ hầu như anh ta đă bị đánh gần chết và chỉ có thể ḅ lê trong pḥng giam. Ớt được chuyển đi và trở thành nhóm trưởng của nhóm may 1, gồm các tù chính trị ở trong các pḥng giam biệt lập, sát với pḥng họp của trại giam. Anh ta đă được phóng thích khỏi trại giam và trở về Hà Nội vào cuối năm 1976 hoặc đầu năm 1977.
Ngày 2/9/1976, toàn bộ những người trong trại giam được triệu tập đến pḥng họp lớn phía trong cổng trước. Đại uư Lang đă đọc nhanh bản danh sách khen thưởng các nhóm lao động đă có thành tích trong cuộc thi đua sản xuất. Sau đó mọi người đều ngạc nhiên khi anh đọc một bản đă in sẵn:
- Trong dịp này, Bộ Nội vụ kỷ niệm ngày 2/9 bằng sự ban hành một chỉ thị đặc biệt, nghị định về ân xá đặc biệt. Chỉ thị này đă được ban hành với quan điểm thực tế là ngày nay đất nước đă được thống nhất và để tỏ ḷng khoan hồng của Nhà nước.
Lang tiếp tục cẩn thận đọc nguyên văn của nghị định dự kiến cho phép một số tù chung thân được chuyển sang làm việc ở khu vực sản xuất và nhấn mạnh rằng việc này sẽ được áp dụng cho những người đă cải huấn có kết quả. Sau lời giới thiệu này anh đọc chậm và dơng dạc những tên, tội ác và các án quyết của hơn 20 biệt kích cùng con số tương tự của các phạm nhân bị kết án chung thân. Những lính biệt kích này, hầu hết là những người đă bị bắt trong những năm đầu của thập kỷ 60. Tất cả đă bị tống giam v́ tội gián điệp biệt kích và hầu như đă nhận án tù 25 năm.
Mặc dù nghị định này có điều khoản "ân xá" song Lang không bao giờ đề cập đến một người nào thực sự được hưởng ân xá. Nhiều lính biệt kích cười thầm, cho rằng đó chỉ là một thí dụ khác về tṛ chơi chữ của Bộ Nội vụ.
Khi các tên phạm nhân được đọc lên, một số lính biệt kích cảm thấy tức giận. Họ biết rằng một số người được lựa chọn đă không giữ được ḷng trung thành. Tuy nhiên sau đó mọi người đều đồng ư rằng những tù nhân được lựa chọn này là những thành viên của các toán bị bắt sớm nhất, họ đă bị kết án dài nhất và khắc nghiệt nhất. Chỉ có một ít tên trong danh sách này là những điệp báo viên đă được Hà Nội thu dụng. C̣n những người cung cấp tin tức tồi tệ nhất th́ không có tên trong bản danh sách này, và điều đó làm cho nhiều người nghe cảm thấy vui thích.
Đầu tháng 10/1976, một số tù nhân được lựa chọn đă rời khỏi trại giam Quyết Tiến. Những người đă bị giam trong pḥng giam kỷ luật có thể nghe thấy những lời chào tạm biệt, nhưng họ không có cách ǵ để biết về những điều đang xẩy ra .
Những lính biệt kích được coi là đă chuyển đến trại giam Tuyên Quang bằng xe tải, nhưng đầu tiên họ được đưa đến thị xă Hà Giang và bị giam ở trại giam của tỉnh Hà Giang cách thị xă 4km. Họ được đặt dưới sự quản thúc tạm thời của lực lượng An ninh tỉnh và được phân công xây dựng các nhà giam tạm thời.
Trong ṿng 4 tháng họ lại được chuyển về trại giam Trung ương số 1, trại giam Phố Lu ở bên ngoài thị xă Lào Cai. Họ xây dựng các nhà giam ở trong khu vực rào bằng dây thép gai có tên là Công trường Hồng Thắng. Đó là trại giam cách ly phụ của Phố Lu được gọi là trại giam Hồng Thắng mà trước đây được biết là trại giam phụ K4. Số tù nhân ở Hồng Thắng ngày càng đông lính biệt kích đến từ các trại giam khác.
Vào đầu năm 1977 rơ ràng là có điều ǵ đó đang xảy ra dọc biên giới phía Bắc. Những người lính biệt kích ở Quyết Tiến vẫn c̣n bị ngăn cách với thế giới bên ngoài, nhưng họ vẫn có thể cảm nhận thấy điều ǵ đó trong không khí này. Mùa xuân đó ba nhóm biệt kích đầu tiên đă được chuyển đến trại giam Tuyên Quang hiện nay đă hoàn thành bởi những tù nhân đă chuyển đến trong mùa thu năm 1976 theo nghị định ân xá đặc biệt. Cùng đi với họ đến Tuyên Quang là những lính biệt kích Đài Loan c̣n sống sót ở trại giam Quyết Tiến. Nhiều lính biệt động cũng được tha có điều kiện và được chuyển đến công trường Hồng Thắng ở trại giam Phố Lu trong mùa xuân đó, như là một bộ phận của điều được gọi là giai đoạn 2 của việc thực hiện Nghị định ân xá đặc biệt này. Trong năm 1977, có cuộc đàm thoại ở Washington về việc b́nh thường hoá các mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Nhưng Việt Nam vẫn chưa có hoà b́nh. V́ các đám mây chiến tranh đă h́nh thành, Bộ Nội vụ và Quân đội nhân dân Việt Nam bắt đầu chuyển một số lớn tù nhân từ khu vực lân cận của các vùng biên giới với Trung Quốc và Campuchia, nơi có dấu hiệu về các hành vi thù địch. Đó là một lư do đặc biệt. Khi cuộc chiến tranh nổ ra, Việt Nam đă không cần đến đội quân thứ năm có tiềm lực ở sau lưng ḿnh.
Vào cuối năm 1977, hầu hết các tù nhân ở Quyết Tiến đă được chuyển về Tuyên Quang, trừ một nhóm nhỏ cỡ trung đội c̣n được giữ lại ở phía sau để duy tŕ trại giam, xây dựng ḷ bánh ḿ và một hệ thống thuỷ lợi cần thiết để mở rộng sản xuất lương thực và chuẩn bị bàn giao trại giam này cho Quân đội nhân dân Việt Nam sử dụng làm trụ sở của họ. Một nhóm nhỏ của những tù nhân mới, nguyên là các sĩ quan và cán bộ dân sự của Nam Việt Nam đă đến để giúp họ. Những lính biệt kích ở Quyết Tiến cứ 4 tháng 1 lần được thay thế cho những người ở Tuyên Quang. Trong năm 1978, những người lính biệt kích cuối cùng được rút khỏi Quyết Tiến, trở về Tuyên Quang.
Khi những hoạt động thù địch ở biên giới tăng lên trong năm 1978, những tù nhân ở Tuyên Quang được chuyển đến trại giam Trung ương số 5, trại giam Lam Sơn ở tỉnh Thanh Hoá. Những tù nhân ở trại Phố Lu cũng được chuyển về phía Nam, một số được chuyển đến trại giam 52, trại giam Hà Tây ở tỉnh Hà Sơn B́nh và một số tương đối nhỏ được chuyển đến trại giam Kim Bôi. Những cuộc di chuyển này phù hợp với việc di chuyển các sỹ quan nam Việt Nam từ các nhà giam ở các tỉnh phía Tây Bắc, đang được quân đoàn 776 của Quân đội nhân dân Việt Nam có trụ sở ở Yên Bái quản thúc, được chuyển về các trại giam an toàn hơn ở đồng bằng sông Hồng.
Mùa xuân đó, Lư Cà Xa, rồi một tù nhân ở Hồng Thắng và một tên tướng cướp nổi tiếng trong các băng cướp bị bắt trong những năm trước đây đang xây dựng trại giam chính ở đó. Lư Cà Xa trốn sang Trung Quốc cùng với một nhóm độ 10-20 người được tạm tha khác kể cả một số biệt kích Đài Loan và 2 biệt kích Việt Nam-Lê Trung Tín và Vọng A Cau, Tín và Cau là những người lính biệt kích đầu tiên đă trốn thoát khỏi nhà giam có kết quả, cho dù họ chỉ trốn sang Trung Quốc.
Vào tháng giêng năm 1979, đại đa số tù nhân ở Trại giam Phố Lu đă được sơ tán. Tuy nhiên những người lao động ở Hồng Thắng vẫn đang phải làm việc hết tốc lực ở đó. Trong tháng 2/1979, các lực lượng của Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc đă tấn công qua biên giới và nhanh chóng tràn vào các huyện biên giới của Lào Cai, Lư Cà Xa đă đi cùng với lực lượng tấn công đầu tiên và hộ tống quân Trung Quốc vào trại giam Phố Lu. Những người dân Thị xă này kinh hoàng chạy qua trại giam Phố Lu khi họ được báo là Quân đội nhân dân Trung Quốc đă vào thị xă Lào Cai. Trại giam này rơi vào t́nh trạng hoảng loạn. Những cán bộ trại giam c̣n lại chuyển các tù nhân và những người tạm giam ra ngoài thật nhanh. Một người được tạm tha lái một chiếc xe ủi đến đến địa điểm tập kết ở Yên Bái đă mất tích. Khi những tù nhân bắt đầu định cư ở khu 1 của trại giam Trung ương số 5 th́ một nhóm nữ tù nhân đă đến đó. Họ đă được chuyển ra khỏi trại giam Phố Lu khi các toán quân Trung Quốc tiến vào sâu. Một cán bộ phụ trách các phụ nữ này đă nhanh chóng rời đi để hộ tống họ. Sau này các tù nhân đó đă nói lại rằng quân Trung Quốc đă tàn phá cả hai trại giam Phố Lu và Phong Quang.
Những tù nhân ở Hồng Thắng cũng được chuyển về trại giam Tân Lập, ở đó họ xây dựng một trại giam mới, trại K7. Những người khác, từ Quyết Tiến đến ở trại K1 của trại giam Trung ương số 5 ở Thanh Hoá. Tại đây họ thấy một biệt kích già, bây giờ là người gánh nước và một nhóm sĩ quan của chế độ Việt Nam Cộng hoà. Đó là thiếu tá của Sài G̣n-Van Van Cưa mà nhiều lính biệt kích c̣n nhớ được từ những ngày c̣n ở Nam Việt Nam trong năm 1966-1967. Những người tù Nam Việt Nam được chuyển đến nhà tù Lam Sơn sau cuộc tuyệt thực của họ ở trại giam trước, như cuộc tuyệt thực của biệt kích nổ ra năm 1973 trại Phố Lu.
Cuối năm 1979, các biệt kích ở Lam Sơn được chuyển đến trại giam Thanh Phong ở huyện Thọ Xuân-Thanh Hoá. Những lính biệt kích được tạm tha ở trại K7 Tân Lập và đại uư Tô Bá Oanh cũng được đưa đến trại lao động Thanh Lâm. Tháng 12 đó, một số người được tạm tha đă được về thăm gia đ́nh họ. Nhiều người đi về miền Nam và không bao giờ quay trở lại nữa.
Có lẽ đó là điều mà miền Bắc muốn nó xảy ra, hoặc có lẽ đó chỉ là một biện pháp khác để kiểm tra công tác "cải huấn" của họ.
http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/
http://nguoidalat.informe.com/forum/
http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/