Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3BannerLottery

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

T́m Một Giải Thích

 

Vũ Linh

 

...sẽ phải lui vài bước, đặc biệt là trong chương tŕnh cải tổ y tế...

 

Cuộc bầu cử giữa mùa vừa qua đă đảo lộn chính trường Mỹ gần như tuyệt đối. Với Hạ Viện lọt vào tay đối lập Cộng Ḥa, và Thượng Viện rơi vào thế lửng lơ ngang ngửa giữa hai đảng, TT Obama không c̣n cơ hội tung ra những “thay đổi” quy mô mà ông hứa hẹn và mong muốn nữa.

Nếu đủ uyển chuyển, ông sẽ thành công theo kiểu TT Clinton trước đây, tức là tiếp tục lănh đạo một cách “tà tà”, với các chương tŕnh tương đối ôn ḥa, có thể không lắt nhắt như các chương tŕnh của Clinton, nhưng chắc chắn không c̣n vĩ đại, đổi đời như hai năm qua, để rồi tổng thống sẽ có nhiều hy vọng đắc cử lại vào năm 2012.

Dĩ nhiên là phe Cộng Ḥa không ngồi yên nh́n TT Obama “tà tà” tái đắc cử như vậy, mà sẽ có phản ứng. Những điều mà các dân biểu Cộng Ḥa kiểm soát Hạ Viện có thể làm là:

- đưa ra những dự luật cực kỳ bảo thủ, như giảm thuế đồng loạt, giải thể loại cơ quan Nhà Nước có tiếng vô bổ hay ăn hại công quỹ như Sở Bưu Điện (US Postal Servives), hay cải tổ quy mô các định chế như Qũy An Sinh, Medicare, Medicaid, các cơ quan tín dụng gia cư như Fanny Mae và Freddie Mac;

- điều chỉnh quy mô luật cải tổ y tế, làm chậm lại những thay đổi, cắt giảm bớt trợ cấp của Nhà Nước, giới hạn việc bắt buộc tất cả mọi người phải có bảo hiểm, nhân danh quyền tự do lựa chọn của công dân (hiện nay khoảng 20 tiểu bang đă kiện chính phủ liên bang ra ṭa v́ vấn đề này);

- cắt giảm những “quà cáp” được lồng vào các luật để lấy phiếu của các dân biểu, nhất là các dân biểu Dân Chủ;

- ngăn cản việc ân xá và hợp thức hóa di dân bất hợp pháp để không cho phe Dân Chủ có thêm được cả chục triệu phiếu của những người này.

Bất cứ dự luật nào đề ra cũng phải qua hai cửa ải: thượng viện là nơi mà Dân Chủ vẫn c̣n nắm đa số, và quyền phủ quyết của tổng thống. Nếu khối Dân Chủ tại Thượng Viện và TT Obama chấp nhận những dự luật Cộng Hoà này th́ họ sẽ mất hậu thuẫn của phe cấp tiến, là khối cử tri cơ bản của họ. Ngược lại không chấp nhận th́ sẽ bị tố là phớt lờ “ư dân”, được phản ánh qua việc đảng Cộng Ḥa chiếm được gần 65 ghế tại Hạ Viện, một chiến thắng lớn nhất từ năm 1946.

Trong cái thế “tiến thoái lưỡng nan”, TT Obama sẽ bị bó tay. Một vài tờ báo cho rằng TT Obama đă trở thành “vịt què” (lame duck), một danh từ dùng để chỉ việc một tổng thống bất lực ngồi chờ ngày măn nhiệm. Thông thường, một tổng thống trở thành “vịt què” trong một hay hai năm cuối của nhiệm kỳ thứ nh́, khi sắp hết hy vọng tiếp tục làm tổng thống và ảnh hưởng cũng như uy quyền cá nhân đă mất hết.

TT Obama là người cực kỳ thông minh mà cũng có tham vọng rất lớn, chắc chắn sẽ không chấp nhận làm “vịt què” sớm như vậy. Dù sao th́ ông cũng bị trói tay trói chân rất nhiều, khó c̣n khả năng “tả xông hữa đột” như chỗ không người nữa, mà sẽ phải chấp nhận sự hiện diện rất mạnh của đối lập, theo ư muốn của dân Mỹ.

Tại sao lại đi đến t́nh trạng này? Làm sao giải thích việc một tổng thống đắc cử với nhiều phiếu nhất lịch sử Mỹ, được hậu thuẫn cao nhất trong lịch sử khi tuyên thệ nhậm chức, được nhiều người tin tưởng như vậy, mà lại có thể rớt đài, mất hậu thuẫn một cách mau chóng như vậy?

Truyền thông trong thời gian qua dĩ nhiên đă tràn ngập những lời giải thích. Ta hăy thử xét qua.

Trước hết là lời giải thích của chính tổng thống. TT Obama đích thân nh́n nhận ông đă bị thua đậm (shellacking) và không ngờ có thể thua nặng như vậy. Ông cũng cho là không có ǵ sai lầm trong chính sách, vấn đề chỉ là “thông tin” (communication). Ông cho rằng những vấn đề sách lược thật ra phức tạp, phải nói là quá phức tạp, người dân không hiểu rơ trong khi ông đă thất bại không giải thích được rơ ràng cho họ.

Lời giải thích của tổng thống đưa ra nhiều vấn đề không ổn. H́nh như tổng thống không nắm vững t́nh h́nh thời sự và ư muốn của người dân.

Trước hết, trong ít ra là ba tháng trước bầu cử, tất cả các thăm ḍ của tất cả các cơ quan truyền thông đều tiên đoán Cộng Ḥa sẽ đại thắng hoặc v́ dân chúng bất măn hay v́ lo sợ chính sách của đảng Dân Chủ, làm sao TT Obama có thể nói là “không ngờ”? TT Bush từng luôn luôn tuyên bố ông không đọc báo và không cần biết thăm ḍ dư luận, nhưng TT Obama ngược lại là người luôn luôn tuyên bố ông theo dơi rất kỹ “ư dân”. Hiển nhiên khó có thể nói TT Obama “bất ngờ” trước kết quả bầu cử.

TT Obama cho rằng các chính sách quốc thái dân an thường quá phức tạp, người dân không hiểu được. Đó chỉ phản ảnh cái mà kẻ viết này đă bàn qua: thái độ trịch thượng của giới cấp tiến, luôn luôn cho rằng ḿnh tuyệt đối đúng, nếu có ai không đồng ư th́ chỉ v́ người đó không đủ hiểu biết. Cứ cho rằng đây là đúng sự thật đi, th́ trách nhiệm của người lănh đạo có phải là phải làm sao giải thích cho dân ngu khu đen hiểu không?

TT Obama nh́n nhận đây là vấn đề thông tin, tức là ông thất bại không giải thích cho dân hiểu đầy đủ. Lời giải thích này dường như cũng không ổn. TT Obama nổi tiếng và đắc cử tổng thống nhờ khả năng thiên phú là giao cảm được với quần chúng, nói chuyện và tạo cảm thông được với quần chúng, trái với ông già lẩm cẩm McCain, hay là cái bà bị mang tiếng lanh lợi ứng biến là Hillary. Làm sao tự nhiên cái khả năng đó lại biến mất? Ông cũng được sự hậu thuẫn gần như tuyệt đối của khối truyền thông ḍng chính, suốt ngày rao giảng sách lược và viễn kiến của tổng thống trên các báo lớn, các đài phát thanh và truyền h́nh lớn. Làm sao tự nhiên dân chúng lại có thể bất ngờ không nghe, không đọc hay không tin những tin tức và b́nh luận này nữa, để đến độ tổng thống phải nói là dân chúng không hiểu ông đang làm ǵ?

Phe cấp tiến cực đoan th́ lại có lời giải thích hơi khác. Họ không nh́n nhận là đă thua, mà cho rằng kết quả bầu cử chẳng có ǵ đáng ngạc nhiên và tất cả đă nằm trong tính toán, kế sách của TT Obama. Tuy TT Obama đắc cử và kéo theo sự đại thắng của đảng Dân Chủ, nhưng ông cũng hiểu cái thế thượng phong đó không thọ và khối Dân Chủ sẽ mất thế đó trong cuộc bầu giữa mùa. Do đó, điều quan trọng là phải nhân lúc đang c̣n thế thượng phong tuyệt đối mà thông qua những đạo luật cải đổi xă hội cần thiết. Sau đó nếu có mất vài ghế hay mất thế đa số tại quốc hội, th́ chuyện đă rồi, tổng thống cũng đă cho thông qua được các cuộc cải tổ quy mô cần thiết về kinh tế  - qua stimulus kích cầu kinh tế - về y tế, và về tài chánh.

Lư luận này tuy có thể đúng nhưng vẫn nặng mùi ngụy biện. Hơn thế nữa, nếu thực sự đó là tính toán của TT Obama th́ nó phản ánh tính ích kỷ của tổng thống, muốn thực hiện ư định của ḿnh bất chấp việc hàng loạt đồng minh Dân Chủ sẽ mất job như kết quả bầu cử đă cho thấy. Lư luận này cũng cho thấy TT Obama chỉ cần làm đúng ba chuyện rồi sẵn sàng làm “vịt què” trong hai hay sáu năm c̣n lại. Không giống như cá tính của tổng thống mà chúng ta đă biết.

Phe bảo thủ cực đoan trong khối Tea Party th́ cho kết quả bầu cử là thành quả của cuộc tranh đấu của họ là chống sưu cao thuế nặng và chống Nhà Nước “vú em”. Không ai chối căi được sức mạnh mới nổi của phong trào này, nhưng thực tế là phong trào cũng gặp nhiều thất bại quan trọng cho khối bảo thủ. Chẳng hạn như chuyện khối bảo thủ Cộng Ḥa đă nắm chắc phần thắng trong cuộc tranh cử nghị sĩ tại Delaware rồi, nhưng v́ Cộng Ḥa qua sức mạnh của Tea Party đưa ra một bà ứng viên non nớt, quá khích, và ít kinh nghiệm tranh cử, nói năng vung vít, nên Dân Chủ chiến thắng với một ứng viên vô danh, vô sắc và vô vị. Hay chẳng hạn như ở Nevada khi đương kim nghị sĩ Harry Reid, cũng là lănh tụ khối đa số Dân Chủ tại Thượng Viện bị coi như vô vọng tái đắc cử, bất ngờ lại được lưu nhiệm khi Cộng Ḥa, dưới áp lực của Tea Party đă đưa một ứng viên tương đối yếu bước ra tranh cử. Cái mạnh của Tea Party là đă khiến ông Harry Reid xém mất job, chỉ thắng khít khao chống một người hoàn toàn vô danh, nhưng cái mạnh đó chưa đủ, đến độ ông Reid lại đắc cử lại.

Những giải thích trên dường như đều không thoả đáng lắm. Lời giải thích nghe được nhất có lẽ đến từ phía Cộng Ḥa tương đối ôn ḥa.

Theo khối này, th́ cuộc bầu cử hiển nhiên là cuộc trưng cầu dân ư về các chính sách của TT Obama, không hơn không kém. Và dưới khía cạnh này, “ư dân” rất là rơ. Họ quả là sợ hăi trước chương tŕnh quá cực đoan, quá vĩ đại, quá tốn kém, và quá phiêu lưu (v́ chẳng ai biết sẽ đưa đến hậu quả như thế nào) của TT Obama.

Cái không may lớn cho TT Obama là cùng lúc ông đang phát động kế hoạch mang nước Mỹ về phía tả, mà nhiều cơ quan truyền thông gọi là theo gương Âu Châu, th́ cũng là lúc các nước Âu Châu lại lâm vào khủng hoảng lớn.

Một Hy Lạp với nguy cơ phá sản cả nước khiến cho Liên Hiệp Âu Châu, Mỹ và ngay cả… Trung Quốc, cũng phải nhẩy vào cứu vớt, để rồi phải chấp nhận một chính sách thắt lưng buộc bụng quy mô, với hàng triệu công chức mất việc, hàng trăm chương tŕnh an sinh xă hội bị cắt bỏ. Rồi đến đồng minh quan trọng nhất, Anh Quốc, tung kế hoạch cứu nguy kinh tế bằng cách sa thải cả nửa triệu công chức. Rồi đến phiên nước Pháp, với cả triệu công nhân viên tràn ngập xuống đường biểu t́nh, đ́nh công băi thị, chỉ v́ Nhà Nước tăng tuổi hưu trí từ 60 lên 62 tuổi.

Người dân Mỹ nh́n vào những biến chuyển đó, và không tránh được việc đặt câu hỏi: có phải đó là tương lai của nước Mỹ dưới chính quyền Obama không? Âu Châu như vậy th́ có ǵ hay ho mà TT Obama lại muốn bắt chước? TT Obama có ư thức được hướng đi của ông sẽ mang lại hậu quả ǵ không? Hỏi tức là trả lời, và trả lời qua lá phiếu ngày 2 tháng 11 vừa qua.

Tuy là trưng cầu dân ư về tổng thống, nhưng họ chưa làm được ǵ trực tiếp đối với tổng thống v́ nhiệm kỳ tổng thống c̣n hai năm nữa. Chỉ c̣n một cách, được ghi rơ trong Hiến Pháp cũng như đă thể hiện bao lần trong lịch sử Mỹ: đó là trao quyền lập pháp cho phe đối lập để ngăn chận bớt những bước tiến “nhẩy vọt” của TT Obama và phe cấp tiến.

Thông điệp đó, dù TT Obama hiểu được hay không, cũng đưa đến kết quả cụ thể là những bước nhẩy vọt đó sẽ chấm dứt. Nếu may mắn hơn, có thể Nhà Nước sẽ phải lui vài bước, đặc biệt là trong chương tŕnh cải tổ y tế. (14-11-10)

Quư độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ư qua email: Vulinh11@gmail.com. Bài của tác giả được đăng mỗi Thứ Ba trên Việt Báo.

  

 

 

  http://www.chinhnghia.com/

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/portal.html

http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

 

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: