Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3BannerLottery

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 Chiến Tranh Việt Nam Trên Đất Mỹ

Nguyễn Quốc Khải

 

25-04-2010

 

 

 

35 năm là một mốc thời gian để ôn lại những ǵ xẩy ra trong quá khứ, đặc biệt là đối với thảm họa lớn nhất của Việt Nam trong thời kỳ cận đại. 30-4-1975 không phải là ngày bắt đầu hay kết thúc của thảm họa đó.  Nó chỉ là một thời điểm đặc biệt đáng ghi nhớ. Thảm họa cho dân tộc Việt Nam đă bắt đầu từ nhiều năm trước 1975 và tiếp tục đến bây giờ. 

Nhiều người đă nói về những chuyện xẩy ra cho bản thân, gia đ́nh, bạn bè, và đơn vị của họ trong những ngày cuối cùng của chiến tranh tại Việt Nam và những cuộc vượt biên đi vào cái chết để t́m sự sống. Nhưng bài này sẽ kể lại chuyện xẩy ra tại Hoa Kỳ, khi chiến tranh Việt Nam đi vào giai đoạn cuối cùng theo sự quan sát của một số nhân chứng sinh sống hoặc du học tại Hoa Kỳ trong thời gian này.

 

Phong trào chống chiến tranh tại Hoa Kỳ 

Chương tŕnh Việt hóa chiến tranh tại Việt Nam bắt đầu từ 1969 sau cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân và tiếp tục đến 1972.  Trong thời gian này, trường sinh ngữ Quân Đội bành trướng rất rộng lớn tại tất cả bốn vùng chiến thuật. Hoa Kỳ đă gửi rất nhiều quân nhân Việt Nam sang Mỹ để huấn luyện về mọi ngành quân sự sau khi họ đă thụ huấn Anh ngữ tại địa phương.  

Những quân nhân tu nghiệp và sinh viên Việt Nam du học tại Hoa Kỳ đă chứng kiến phong trào phản chiến lan rộng, đặc biệt tại các thành phố lớn.  Người ta thấy những thanh niên hippie trưng cờ MTGPMN trong những cuộc biểu t́nh đ̣i Mỹ rút quân khỏi Việt Nam trong khi gần nửa triệu quân Mỹ c̣n đang chiến đấu hàng ngày tại Việt Nam.  

Phong trào hippie xuất hiện tại Hoa Kỳ vào giữa thập niên 60, bành trướng nhanh chóng tại Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác cùng một lúc với phong trào phản chiến, đến năm 1974 tự nó tan biến. Sự tồn tại của phong trào hippie trùng hợp khít khao với thời gian Mỹ ào ạt đổ quân vào và triệt thoái khỏi Việt Nam.  Thật khó có thể coi đây là một sự ngẫu nhiên.   

Phong trào hippie phản kháng những giá trị và nếp sống đương thời của xă hội, mà thành viên gồm những thanh niên sống thác loạn, ăn mặc xuề xoà, sử dụng ma tuư như marijunana, LSD để t́m cảm giác mới và theo đuổi cuộc cách mạng t́nh dục. Che Guevara trở thành biểu tượng của nhiều thanh niên hippie.  [i]/  [ii]/

 

Bản chất hiếu chiến của cộng sản 

Cộng Sản là kẻ gây ra chiến tranh. Cộng Sản chủ trương rơ ràng không sống chung với tư bản mà phải tiêu diệt tư bản. Đó là bản chất của Cộng Sản. Bắc Hàn xâm lăng Nam Hàn và Bắc Việt xâm lăng Nam Việt Nam theo đúng chính sách tiêu diệt tư bản của Đệ Tam Quốc Tế.

Bản chất hiếu chiến của cộng sản tiếp diễn cho đến khi chế độ này xụp đổ ở Đông Âu vào năm 1989 và tại Nga vào 1991.  Mặc dù vậy, trong giai đoạn 1917-1991 có những xu hướng đ̣i "xét lại" học thuyết Mác và đường lối cai trị nổi lên nhưng rồi tàn lụi sau một thời gian ngắn.  

Vào cuối thế kỷ 19, Eduard Bernstein (1850-1932), một lư thuyết gia dân chủ Xă hội và chính trị gia người Đức gốc Do thái, là người đầu tiên chủ trương xét lại học thuyết Karl Marx. Ông Bernstein cho rằng giá trị lao động, kinh tế chỉ huy, và đấu tranh giai cấp của Marx là sai lầm. Ông bác bỏ lời tiên đoán của Marx về sự sụp đổ tất yếu của chủ nghĩa tư bản. 

Lănh tụ cộng sản chủ trương xét lại đầu tiên là Tổng Thống Nam Tư (Yugoslavia) Joseph Broz Tito (1892-1980). Ông đă đưa Nam Tư thoát ra ngoài ảnh hưởng của cộng sản quốc tế và chủ trương một chính sách ngoại giao trung lập và một chế độ chính trị cởi mở hơn so với các nước cộng sản khác. 

Lănh tụ cộng sản thứ hai chủ trương "xét lại" là Nikita Khrutshchev (1894-1971), tổng bí thư đảng cộng sản Liên Xô, kiêm thủ tướng Liên Bang Xô Viết. Ông Khrutshchev chủ trương ḥa hoăn với Tây Phương, đă vạch trần những lỗi lầm nghiêm trọng của đảng cộng sản Liên Xô dưới thời Staline. Kết quả Staline bị hạ bệ vào năm 1956, nhưng đến năm 1964 đến lượt  ông bị hạ bệ.  

Người cộng sản thứ ba chủ trương "xét lại" là Mikhail Gorbachov, tổng bí thư Liên Xô từ 1985 đến 1991. Ông là cha đẻ của chính sách Cởi Mở và Tái Cấu Trúc (Glasnost và Perestroika). Ông đă thực hiện những cải cách kinh tế, hành chánh và dân chủ hóa guồng máy chính quyền Xô Viết. [iii] Chỉ đến khi ông Gorbachov nắm chính quyền, chủ trương tiêu diệt chế độ tư bản của Cộng Sản mới hoàn toàn chấm dứt và đồng thời chính chế độ Cộng Sản cũng chấm dứt.  

 

Nghịch lư 

Thay v́ chống kẻ xâm lăng để chấm dứt chiến tranh và chứng tỏ sự yêu chuộng ḥa b́nh, những người Hoa Kỳ chống chiến tranh chỉ giản dị muốn Hoa Kỳ rút quân ra khỏi Việt Nam và bảo vệ quyền lợi của họ ở nơi khác. Cuộc đầu tư của Hoa Kỳ tại Việt Nam trở nên quá đắt đỏ.  

Đáp lại phong trào chống chiến tranh này, Quốc Hội Hoa Kỳ đă thông qua một tu chánh án (Case-Church Amendment) ngăn cấm Hoa Kỳ trực tiếp can thiệp vào chiến tranh tại Việt Nam mà không có sự chấp thuận của Quốc Hội sau ngày 15-08-1973.  Ông Gerald Ford lên làm Tổng Thống vào ngày 09-08-1974 sau khi Tổng Thống Nixon từ chức v́ vụ Watergate.  Vào thời điểm này Quốc Hội Hoa Kỳ giảm viện trợ hàng năm cho VNCH từ 1 tỉ Mỹ Kim xuống c̣n 700 triêu Mỹ kim.  Cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào năm 1974 đă đem thắng lợi cho Đảng Dân Chủ. Hành pháp Hoa Kỳ càng bị trấn áp nhiều hơn bởi một Quốc Hội mà đa số thành viên là Dân Chủ.  Ngay lập tức, Quốc Hội đă thông qua những dự luật để cắt thêm viện trợ cho miền Nam Việt Nam vào năm 1975 và dự trù chấm dứt hoàn toàn vào 1976.  

Chiến dịch ném bom bí mật vào Cam Bốt (Operation Menu) từ 18-03-1969 đến 26-05-1970 để tiêu diệt các căn cứ dưỡng quân an toàn, tiếp vận, và huấn luyện của quân đội Bắc Việt tại miền biên giới giáp ranh với Việt Nam. Chiến dịch này bị phát hiện vào mùa xuân 1970 đă làm cho phong trào chống chiến tranh càng trở nên mạnh mẽ hơn.  Người dân Mỹ h́nh như không thấy lư do quân sự của chiến dịch ném bom mà họ chỉ thấy Hoa Kỳ mở rộng chiến tranh sang xứ láng giềng của Việt Nam, mặc dù Bắc quân đă sử dụng lănh thổ Lào và Cam Bôt từ lâu.  CSVN đă tạo dựng ra MTGPMN để lừa bịp không những một số người dân Việt Nam, mà cả Hoa Kỳ và thế giới. Đó là sự khác biệt quan trọng giữa chiến tranh Triều Tiên và Việt Nam. 

 

Yếu tố Do Thái 

Nhóm chống đối mạnh mẽ nhất sự can thiệp của Hoa Kỳ tại Việt Nam là nhóm người Mỹ gốc Do Thái. Họ có ảnh hưởng rất nhiều trong Quốc Hội, giới truyền thông và tài chánh. Người viết có dịp ở với một gia đ́nh Do Thái và tiếp súc với nhiều người Do Thái tại New York vào năm 1970. Quan điểm của họ thống nhất là phải chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam càng sớm càng tốt và chấm dứt bằng cách nào th́ rất rơ: rút quân Mỹ ra khỏi Việt Nam và ngưng viện trợ cho Việt Nam.  

Chúng ta phải thừa nhận rằng người Do Thái biết nh́n xa trông rộng. Chỉ có Hoa Kỳ mới bảo vệ được quốc gia Do Thái. Họ muốn Hoa Kỳ rút khỏi Á châu để dồn nỗ lực vào Trung Đông. Thật vậy, trong khi cuộc chiến tại Việt Nam trở nên dữ dội vào giữa thập niên 60, tại Trung Đông đă xẩy ra cuộc chiến 6 ngày giữa Do Thái và các nước Á Rập vào năm 1967.  Vào ngày 06-10-1973 Syria và Ai cập tấn công quân đội Do Thái tại những phần đất của Ả Rập bị Do Thái chiếm đóng trong trận chiến 6 ngày.  Vào ngày 12-10-1973, Tổng Thống Nixon ra lệnh cung cấp vơ khí và tiếp liệu cho Do Thái một cách bí mật. Trong khi đó, Nga Sô cung cấp vơ khí cho Ai Cập và Syria.  Vào ngày 16-10 Tổ Chức của những Nước Xuất Cảng Dầu (Organization of Petroleum Exporting Countries - OPEC) tăng giá dầu 70% đến 5.11 Mỹ kim/thùng và một ngày sau đó OPEC quyết định cấm vận và giảm sản xuất dầu. [iv]

 Vào ngày 19-10-1973 Tổng Thống Nixon yêu cầu Quốc Hội Hoa Kỳ chuẩn chi 2.2 tỉ Mỹ Kim tiền viện trợ khẩn cấp cho Do Thái trong đó có 1.5 tỉ Mỹ Kim trợ cấp không phải hoàn trả.  Các hội viên của OPEC đồng loạt phản ứng mạnh mẽ. Libya quyết định ngưng bán dầu cho Hoa Kỳ. Saudi Arabia và những quốc gia khác thuộc khối OPEC phụ họa theo. Hiệu lực cấm vận hoàn toàn bắt đầu vào ngày 20-10-1973 với Hoa Kỳ là nước thù nghịch chính. Hoà Lan cũng bị cấm vận v́ quốc gia này cung cấp vơ khí cho Do Thái và cho phép Hoa Kỳ sử dụng phi trường để chuyển vận tiếp liệu cho Do Thái. Cuộc cấm vận áp dụng một phần cho các nước Tây Âu và Nhật. [v]

 Những ai đang ở Hoa Kỳ trong thời gian đó tất nhiên đă được chứng kiến những cảnh hàng trăm chiếc xe nối đuôi nhau để mua săng tại các trạm săng ở hầu hết các nơi trên đất Mỹ. T́nh trạng khan hiếm săng và giá săng tăng vọt tại một nước kỹ nghệ tiêu thụ nhiên liệu nhiều nhất thế giới đă làm xă hội Hoa Kỳ đảo điên và dân chúng Hoa Kỳ bắt đầu phàn nàn và tức giận. Do Thái thấy rơ điều này. May thay, vào tháng 1-1974, Ngoại Trưởng Henry Kissinger gốc Do Thái đă phải thương lượng để quân Do Thái rút một phần khỏi bán đảo Sinai của Ai Cập và dàn xếp tranh chấp giữa Syria và Do Thái. Những nước Ả Rập sản xuất dầu đồng ư chấm dứt cấm vận vào tháng 3, 1974. 

 Tổng Thống Nixon đă ban hành đạo Luật Emergency Highway Conservation Act cũng vào năm 1974 để tiết kiệm săng bằng cách giảm tốc độ tối đa từ 70 mph xuống c̣n 55 mph trên các đường cao tốc. Tiểu bang nào không tuân hành sẽ không được tài trợ của chính phủ liên bang từ Federal Highway Funds. Luật này được áp dụng cho đến khi Quốc Hội ban hành một tu chánh án cho phép tốc độ tối đa là 65 mph.  Quốc Hội Hoa Kỳ chấp thuận hai đề nghị của Tổng Thống Nixon: cấm bán săng vào ngày Chủ Nhật và nới rộng thời gian áp dụng giờ mùa hè để tiết kiệm nhiên liệu.

 Ngoài ra, chính phủ Hoa Kỳ c̣n áp dụng biện pháp bán săng theo ngày chắn và lẻ của mỗi tháng. Nếu xe có bảng số chẵn sẽ chỉ được mua săng vào ngày chẵn. Nếu xe có bảng số lẻ chỉ được mua săng vào ngày lẻ. Biện pháp này không áp dụng cho ngày 31 và ngày 29/2 của năm nhuận. [vi]  

Hoa Kỳ phải đương đầu với hai mặt trận lớn cùng một lúc: Trung Đông và Việt Nam. Trung Đông có dầu nằm trong tay các quốc gia Ả Rập. Hoa Kỳ cần dầu đáng lẽ Hoa Kỳ là đồng minh của những nước Ả Rập tại Trung Đông mà lại là đồng minh của Do Thái. Trong khi Do Thái không cho Hoa Kỳ một thứ ǵ cả.  Việt Nam là tiền đồn của thế giới tự do. Ngoài ra, Việt Nam không có cái ǵ khác để cho Mỹ ngoại trừ một thị trường tiệu thụ nghèo đói vào thập niên 70  của khoảng 20 triệu người sống dưới vĩ tuyến 17.

Mặt trận nào quan trọng hơn không phải do một ông Tổng Thống quyết định mà do những thế lực ở đằng sau hội trường.  VNCH thời đó không có một thế lực nào cả so với Do Thái. Bộ máy thông tin và tuyên truyền của VNCH ở hải ngoại quá yếu ớt.  Chính trị nội bộ của Việt Nam Cộng Hoà bất ổn kể từ mấy năm cuối cùng của thời kỳ Đệ Nhất. Quân đội biết đánh giặc, nhưng không quen làm chính trị.  Các đảng phái v́ chia năm xẻ bẩy lại càng không có thực lực. Trong Khi đó, ngoài thế lực mạnh mẽ của cộng đồng gốc Do Thái trên đất Mỹ, Do Thái là một quốc gia dân chủ tân tiến và thuần nhất. Tất nhiên Việt Nam phải chịu lép vế thôi.

  

Vụ Watergate

 

Hai thập niên 60 và 70 đem đến nhiều khủng hoảng cho nước Mỹ nhất kể từ sau Đệ Nhị Thế Chiến. Trong bốn năm chót của chiến tranh tại Việt Nam, cùng một lúc Hoa Kỳ phải đối phó với phong trào phản chiến (1965-74), chiến tranh Trung Đông (1973), nạn khan hiếm săng nhớt trầm trọng (1973-74), và vụ Watergate kéo dài từ 17-06-1972 cho đến khi Tổng Thống Richard Nixon từ chức vào ngày 09-08-1974. Chính trường Mỹ hoàn toàn bị tê liệt trong thời gian này.  Chuyện Việt Nam trở thành thứ yếu đối với họ.

Tại trường học, sinh viên giáo sư tụ họp ngoài hàng lang, ngoài giờ học, bàn ra tán vào về vấn đề cách chức Tổng Thống Nixon vào việc làm sao có săng để chạy xe. Đa số muốn ông Nixon từ chức để t́nh trạng đỡ căng thẳng. Chúng tôi bù đầu học thi, vậy mà các ông giáo sư thỉnh thoảng níu kéo sinh viên hỏi ư kiến. Dân một nước dân chủ thật là sung sướng. Sinh viên ngoại quốc có giá v́ chúng tôi không thuộc đảng nào cả. Đến khi báo chí loan tin ông Nixon từ chức, họ thở phào nhe nhơm.  

Người nào quen biết với chủ hoặc làm việc tại trạm săng tạm thời cảm thấy an toàn là sẽ có săng khi cần. Nhiều tin đồn được tung ra rằng các công ty dầu không chịu cho tầu dầu cập bến để nâng giá.  Các trạm săng có săng nhưng không chịu bán để đợi giá lên cao hơn.  Đời sống sung túc của người Hoa Kỳ tự nhiên bị xáo trộn. Mỗi nhà có ít nhất vài ba chiếc xe hơi. Xe nào cũng ngốn săng. Giá săng tăng gấp 4 lần trong ba tháng. Lần đầu tiên người Mỹ cảm thấy thiếu thốn.  Vào đầu năm 1974, nhiều người không mua được săng phải đạp xe đến trường học. 

Các tài xế xe chuyên chở hàng hóa lớn đ́nh công trong hai ngày vào tháng 12, 1973 để phản đối chính phủ Nixon không cung cấp đủ săng cho họ chạy xe. Tại tiểu bang Pennsylvania và Ohio, những tài xế đ́nh công bắn vào những người không đ́nh công.  Tại Arkansas, những tài xế không đ́nh công bị tấn công bằng bom.

 

Làng Việt Nam

 

Vào cuối năm 1975, một số sinh viên kinh tế được Giáo Sư Leo Polopolus Chủ Tịch phân khoa Kinh Tế mời đến gặp.  Ông tŕnh bầy cho chúng tôi một dự án do USAID gửi xuống để hỏi ư kiến về việc thành lập các làng Việt Nam cho những người tị nạn.  Tôi mường tượng ngay đến những vùng đất dành riêng cho những bộ lạc da đỏ ở Hoa Kỳ (Indian Reservations) dưới sự quản trị của Bộ Nội Vụ.  Hoa Kỳ có hơn 550 bộ lạc Da Đỏ được công nhận và được hưởng tổng cộng 55.7 triệu mẫu đất Anh chiếm khoảng 2.3% diện tích toàn nước Mỹ.  Khu vực dành cho người da đỏ Navajo lớn nhất rộng gần bằng tiểu bang West Virginia. Phần lớn những vùng đất này nằm rải rác về phía Tây sông Mississippi ở những nơi xa xôi hẻo lănh. Mức sống thấp kém so với bên ngoài. Mỗi khu có luật lệ riêng, có chính quyền riêng gọi là Hội Đồng Bộ Lạc (tribal council) có thể không giống bên ngoài.  

Chúng tôi tŕnh bầy về t́nh h́nh các trại tị nạn Việt Nam ở Hoa Kỳ là Camp Pendleton, Southern California, Fort Chaffee, Arkansas, the Eglin Air Base, Florida, và Fort Indiantown Gap, Pennsylvania.  Đồng thời chúng tôi giải thích phong tục tập quán và khả năng thích ứng với xă hội mới của người Việt.  Chúng tôi đề nghị bác bỏ dự án Làng Việt Nam và khuyến cáo cho người Việt hội nhập vào xă hội Hoa Kỳ như các cộng đồng khác như Trung Hoa, Đại Hàn, Nhật Bản, v.v.  

Rất may mắn là chính phủ Hoa Kỳ không chấp thuận cho lập một làng Việt Nam nào cả.  Ngược lại, những năm gần đây, với sự hội nhập thành công của người tị nạn Việt Nam, chính phủ Hoa Kỳ đă mạnh dạn hơn khi phải giải quyết những người tị nạn Iraq.  Theo nhận xét của chúng tôi, sở dĩ dự án Làng Việt Nam được gửi xuống University of Florida để hỏi ư kiến v́ ở trường này có nhiều sinh viên Việt Nam.  Tuy nhiên, v́ quyền lợi cá nhân, có một số người Việt muốn thành lập các làng Việt Nam bởi v́ dự án này sẽ chi tiêu hàng trăm triệu Mỹ kim và sẽ tạo công ăn việc làm cho chính họ.  Âu cũng là lẽ thường t́nh ở cơi đời này.

 

Nhân chứng

 

Phong trào chống chiến tranh Việt Nam lên rất cao sau năm 1968. Một số quân nhân Việt Nam sang Mỹ tu nghiệp bị một số dân và ngay cả một số quân nhân Mỹ quấy nhiễu. Dĩ nhiên đây không phải là chuyện thường xẩy ra. Đa số quân nhân Việt Nam vẫn được đối sử lịch sự và được hỏi han về t́nh h́nh chiến sự tại Việt Nam. Họ được khuyến cáo cư ngụ trong căn cứ quân sự và khi ra ngoài căn cứ đi từng nhóm. Mỗi quân nhân được ít nhất một gia đ́nh Hoa Kỳ bảo trợ. Sự giao tiếp giữa cá nhân với cá nhân khác hẳn với những vấn đề giữa quốc gia với nhau.

Vào những tuần lễ cuối cùng của tháng 4, 1975, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Bộ Quốc Pḥng và các cơ quan phụ trách sinh viên ngoại quốc tại các trường đại học đă thông tin cho các đối tác viên và sinh viên Việt Nam t́nh h́nh cực kỳ nguy hiểm và biến chuyển nhanh chóng ở trong nước.  Vào tuần lễ chót, họ ra thông báo khuyên các người Việt Nam không nên trở về Việt Nam lúc này và hăy an toàn ở lại nước Mỹ.  Tuyệt nhiên trong thời gian này, chúng tôi không ai nhận được thông tin nào của Toà Đại Sứ Việt Nam ở Hoa Thịnh Đốn và Ṭa Tổng Sự ở San Francisco.

Với thông tin đầy đủ và tự do trên màn ảnh truyền h́nh, báo chí, và đài phát thanh hàng ngày, chắc chắn các sinh viên và quân nhân Việt Nam vào thời điểm đó có thể biết rơ t́nh h́nh Việt Nam hơn cả những người ở trong nước.  Quân Cộng Sản chiếm được thành phố nào là lập tức được loan báo trên màn ảnh truyền h́nh Mỹ.  Lúc đó Hoa Kỳ chưa có CNN, các đài VOA và BBC được chúng tôi mở ra coi gần như 24/24.  Chúng tôi buồn bă mất ăn mất ngủ, nghĩ về thân nhân và bạn bè c̣n ở Việt Nam. Nhiều sinh viên phải xin trường hoăn thi cho khóa mùa Xuân 1975.

Một hai tháng trước khi Saigon thất thủ, báo chí Mỹ đă phổ biến những kế hoạch di tản toàn thể nhân viên Hoa Kỳ c̣n lại, những cộng tác viên người Việt, và một số viên chức VNCH.  Ngoài kế hoạch trực thăng vận, c̣n có cả dự định đưa Thuỷ Quân Lục Chiến Hoa Kỳ trở lại miền Nam để bảo vệ quốc lộ 51 cho cuộc di tản bằng đường bộ từ Saigon ra Vũng Tầu. 

Trong những cuộc đụng độ với Bắc Quân ở Hố Nai, tỉnh Biên Ḥa và Gia Kiệm thuộc Long Khánh, phóng viên ngoại quốc tường thuật bằng h́nh những cuộc điều động trật tự, nhanh nhẹn, và tự tin của nhân dân tự vệ.  Chúng tôi c̣n nhớ rơ h́nh ảnh các chiến sĩ Nhẩy Dù và Biệt Động Quân nằm phục trên nền cầu bắc qua các nhánh sông dẫn vào Saigon bắn trả địch quân di chuyển dọc theo các con sông bên dưới vào những ngày cuối cùng của cuộc chiến. Chúng tôi cảm thấy xót xa cho các người lính chiến đó và cho số mệnh của dân tộc Việt Nam.

Thân phận của những sinh viên Việt Nam du học tự túc thời đó thật là bất hạnh.  Họ không được phép đi làm để kiếm tiền. Họ trả tiền học và sống được là nhờ ngoại tệ gia đ́nh gửi sang với hối suất chính thức.  Gia đ́nh sống được là nhờ số Mỹ kim sinh viên dư thừa trả lại cho gia đ́nh. Sự chênh lệch đáng kể giữa hối suất chính thức và hối suất chợ đen.  Một Mỹ kim có thể đổi được từ 370 VNĐ, 390 VNĐ, 620 VNĐ và 780 VNĐ vào tháng 1 của các năm 1970, 1972, 1974, và 1975. Hối suất chợ đen nhẩy vọt lên 5,000 VNĐ vào tháng 4, 1975.  [vii] Trong khi đó hối suất cho học sinh đi du học là khoảng 35VNĐ/US$. [viii]

Vào những tháng cuối cùng, t́nh h́nh xáo trộn, mất liên lạc với gia đ́nh, sinh viên du học tự túc cũng như có học bổng của chính phủ VNCH thật khốn khổ. Họ phải làm chui và ăn chịu cho qua ngày.  Ṭa Đại Sứ VNCH chẳng hề bao giờ liên lạc với sinh viên nói chi đến việc giúp đỡ các sinh viên. Vào những ngày hỗn loạn như thế mạnh ai nấy lo.

Những người có học bổng của Cơ Quan Phát Triển Quốc Tế (U. S. Agency for International Development - USAID) cũng chỉ may mắn hơn các sinh viện tự túc hay có học bổng của chính phủ VNCH được thêm một khóa học.  Học bổng USAID là học bổng cho qua Chính Phủ VNCH.  USAID thông báo cho những người có học bổng của họ rằng chính phủ VNCH không c̣n nữa nên ngân sách học bổng cho VNCH phải chấm dứt vào cuối mùa Hè 1975.  Rất may mắn cho một số sinh viên Việt Nam chúng tôi là University of Florida rất tử tế đă cấp ngay cho chúng tôi học bổng của trường với điều kiện là chúng tôi phải dậy phụ một vài môn học hoặc làm việc cho trường.

Sở Di Trú Hoa Kỳ bằng ḷng cho chúng tôi đổi chiếu khán du học sinh hay ngoại giao (nhân viên chính phủ) thành chiếu khán tị nạn hay thường trú cho nhũng sinh viên nào muốn ở lại Hoa Kỳ. Khi mới mất miền Nam, có lẽ v́ thất lạc và nhớigia đ́nh, có một số sinh viên muốn trở về Việt Nam. Nhưng khi cơn xúc động qua đi, thực tế bất lợi, và thấy hàng ngàn người tiếp tục vượt biên, chúng tôi không thấy ai trở về. Tuy nhiên trong những tuần lễ sau cùng, có một số người liều lĩnh bay về Việt Nam để đưa gia đ́nh qua Mỹ. 

Bắt đầu vào cuối năm 1975 và 1976, nhiều người tị nạn từ trại Edlin Air Force Base xuống định cư ở thành phố Gainsville, Florida.  Anh em chúng tôi cùng với các sinh viên đang học ở thành phố này và vùng lân cận, đă tổ chức một buổi cơm gây quỹ giúp đồng bào tị nạn tại một nhà thờ ở trong thành phố. Chúng tôi trao hết số tiền thu được cho Hội Hồng Thập Tự địa phương.  Để quảng cáo cho bữa cơm gây quỹ, một anh sinh viên đă vẽ h́nh một người nông dân với chiếc nón lá. Chúng tôi dán bích chương này ở nhiều nơi trong trường. Chúng tôi lo sợ bích chương bị xé nên chúng tôi thỉnh thoảng đi một ṿng để kiểm soát, v́ không phải dân Mỹ nào cũng ủng hộ người tị nạn. May mắn tất cả các bích chương c̣n nguyên vẹn và đến bữa tiệc, rất nhiều người tham dự.   

Có một lần trong lớp học về phương pháp nghiên cứu, giáo sư yêu cầu sinh viên chọn một vài đề tài thích hợp để nghiên cứu làm luận án. Trong vài đề tài khác nhau được nhắc đến, một sinh viên đề nghị nghiên cứu về ảnh hưởng của những người tị nạn vào nền kinh tế của Hoa Kỳ.  Ngay khi đó, cả lớp yên lặng.  Ông giáo sư không b́nh phẩm ǵ thêm và chuyển sang một vấn đề khác. Sau lớp học, một số sinh viên đă gặp riêng chúng tôi để xin lỗi.  

Vào những ngày cuối tuần, chúng tôi tổ chức rửa xe để gây quỹ giúp người tị nạn.  Có một lần chúng tôi được tiệm ăn "Fish and Chips" cho mượn ṿi nước để rửa xe, nhưng đến trưa chúng tôi thiếu tế nhị, lại rủ nhau đi ăn ở McDonald.  Khi trở về, ông chủ "Fish & Chips" biết được trách chúng tôi. V́ vậy, mấy lần sau chúng tôi vừa làm vừa ăn ngay tại chỗ.

Trong số các giáo sư của chúng tôi có một ông tên là H.B. Clark. Ông đă từng sang Việt Nam. Cứ vào mùa Hè ông bà đi du lịch ba tháng nhờ tôi đến ở và coi nhà giùm. Tôi vận động ông thành lập Gainesville Council for Vietnamese Refugees. Các nhà thờ trong thành phố được mời tham dự. Tổ chức này hoạt động chỉ được một năm v́ thiếu ngân khoản.  Ngoài ra, Hội Hồng Thập Tự cũng giúp đỡ những người Việt Nam mới đến thành phố, kể cả một số trường hợp người tị nạn muốn quay trở về Việt Nam như một ông hạ sĩ quan Hải Quân.  Ông ta ở trên một chiếc tầu Hải quân với nhiều sĩ quan, binh sĩ và một số vợ con. Riêng ông chỉ có một ḿnh. Là thuộc hạ ông đi theo cấp chỉ huy. Cho đến khi tầu vào hải phấn quốc tế, ông mới biết con tầu bỏ nước ra đi. Ông chưa hề từ biệt vợ con theo lời khai của ông. Chúng tôi phải nhờ Hội Hồng Thập Tự làm thủ tục cho ông trở về Việt Nam. Nhưng không ai biết cuối cùng ông có về được với vợ con không.  Kinh nghiệm cho thấy tất cả những người trở về bằng tầu Việt Nam Thương Tín đều bị đưa vào trại tập trung cải tạo ngay khi cập bến.  

Trường University of Florida được hân hạnh đón tiếp cựu Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ vào đầu tháng 11, 1975, sáu tháng sau khi miền Nam Việt Nam rơi vào tay cộng sản.  Ông được mời nói chuyện tại một số trường đại học ỡ Hoa Kỳ về chiến tranh Việt Nam. Cùng đi với ông Kỳ có ông Nguyễn Bảo Trị và Ông Nguyễn Ngọc Loan. Đại khái ông than phiền rằng Hoa Kỳ đă không viện trợ đầy đủ cho VNCH trong khi Nga Sô và Trung Quốc viện trợ cho Bắc Việt rất hùng hậu. Ông kêu gọi Hoa Kỳ gửi quân đến Việt Nam để bảo vệ những người tị nạn muốn trở về Việt Nam.  Chúng tôi không hiểu tại sao ông Kỳ lại có thể đưa ra một đề nghị lạ lùng như vậy.  

Trong buổi nói chuyện, ông Kỳ bị sinh viên la ó và riễu cợt.  Một bích chương tại buổi nói chuyện viết "Out of Vietnam forever."  Khi bắt đầu phần đặt câu hỏi, một sinh viên đă hỏi ông Kỳ về tin đồn ông có liên hệ đến chuyện buôn bán ma tuư. Ông Kỳ đă không trả lời và bước xuống khỏi bục diễn đàn với một lực lượng cảnh sát hộ tống hùng hậu. Trong khi đó, ông Ngô Khắc Tỉnh Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục và ông Tôn Thất Tŕnh Bộ Trưởng Bộ Canh Nông đến thăm trường khoảng một năm về trước, chúng tôi không thấy bóng dáng một cảnh sát nào cả. Một người ăn nói tía lia như ông Nguyễn Cao Kỳ mới có đủ can đảm đứng nói chuyện với đám sinh viên Mỹ nhiều thành kiến về chiến tranh tại Việt Nam vào thời điểm c̣n nóng hổi đó.

 

Kết

 

Ngày nay, nghiên cứu lại lịch sử với tất cả những dữ kiện đă được bạch hóa, quả là dễ tiến toán chuyện ǵ phải xẩy ra sau khi Hiệp Định Paris kư kết vào 27-01-1973.  Nhưng vào thời điểm đó, nếu những chính khách và những tướng lănh VNCH không biết th́ người dân thường làm sao biết được.  Vào mùa Giáng Sinh 1974, tôi được tham dự một Hội Nghị Trẻ (Youth Conference) do USAID tổ chức tại thành phố Pittsburg, Pennsylvania.  Chúng tôi được nam nữ sinh viên Hoa Kỳ đón tiếp đưa đi tham viếng danh lam thắng cảnh và buồi chiều tối có ca nhạc và khiêu vũ để tạm quên cảnh xa nhà và chiến tranh khốc liệt đang xẩy ra tại Việt Nam.

Một lần vào pḥng vệ sinh tại Hội Nghị Trẻ, tôi gặp một công chức trẻ hàng giám đốc, đang tu nghiệp tại University of West Virginia. Ông ta khoe trường này là một trong những trường nổi tiếng nhất nước Mỹ. Ông có nhiều dự định sau khi tốt nghiệp và trở về Việt Nam. Tôi chỉ gật gù cho xong chuyện. Một ông cố vấn của USAID tại Saigon đă đề nghị tôi đi học trường này v́ ông là giáo sư ở đó, nhưng tôi đă từ chối.  Tôi thích đi học ở Florida hơn v́ có nắng ấm và có biển để đi câu cá. 

Quả thật, đi một đàng học một sàng khôn. Trên một chuyến xe đi du lịch cũng của Hội Nghị Trẻ này, tôi gặp một một ông công chức trẻ tuổi khác.  Ông hỏi tôi tại sao tôi chọn Pittsburg. Lư do tầm thường của tôi là trong đời chưa bao giờ thấy tuyết nên tôi xin lên miền Bắc, mặc dù có vài nơi khác cũng tổ chức sinh hoạt trẻ. Ông bạn đồng hành nửa đùa nửa thật nói: "Trời ơi. Cậu không biết thật hả.  Tớ chọn Pittsburg là v́ con rể của Tổng Thống Thiệu đang học ở đây."

Tất cả chúng tôi không ai biết rằng chỉ bốn tháng sau là đất nước tan hoang, hàng chục triệu người ly tán.  Biến cố 30-04-1975 đổi đời của cả một dân tộc. Bao nhiêu giấc mộng tan theo mây khói.  Một cuộc chiến đẫm máu chấm dứt. Không có kẻ thắng. Chỉ có dân tộc Việt Nam là thua đậm. CSVN chiếm được miền Nam nhưng cuộc cách mạng vô sản hoàn toàn thất bại.

 

--------------------------------------------------------------------------------

 

[i]  Wikipedia, "Hippie".

 

[ii]  Allison McNeil, "Sixties Counterculture: the Hippies and Beyond", the Sixties in America Almanac, 2005.

 

[iii]  Minh Vơ, "Hoàng Minh Chính và Chủ Nghĩa Xét Lại", 09-09-2005.

 

[iv]  Brian Trumbore, "The Arab Oil Embargo of 1973-1974", Stocks and News. November 13, 2009.

 

[v]  Wikipedia, "1973 Oil Crisis".

 

[vi]  Iraqi Mojo, "Effects of 1973 Oil Embargo", February 15, 2010.

 

[vii]  Clyde M. Reedy, "Bank Notes of South Vietnam", I.B.S.N. Journal, V.22 No.2.

 

[viii]  Tác giả không nhớ rơ con số chính xác.

                                                       

 

 

 

                                                                                                

 

 

 

  http://www.chinhnghia.com/

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: