Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3BannerLottery

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tạp ghi văn nghệ

 

Thị Hảo: Từ” Hội Chứng Một Ngàn” đến“ Dạ Tiệc Quỷ”

                                   

 

 

Nguyễn Mạnh Trinh.

 

 

 

 

H̀nh như gần đây, có nhiều nhà văn đă bước ra ngoài lề bên phải của văn học mà ban tuyên giáo trung ương đă định sẵn. Họ nêu ra những vấn đề  được gọi là “ nhạy cảm”, những gai góc mà chính quyền không bao giờ muốn dư luận đề cập tới. Những sự kiện như cho thuê rừng đầu nguồn, như khai thác quặng beauxite, đến tổ chức ŕnh rang lễ hội ngàn năm Thăng Long chi phí lên đến 1/10 tổng sản lượng của cả quốc gia, đến Vinashin… đă được đề cập đến đưa ra công luận những mặt trái không đẹp đẽ của chế độ. Một trong những nhà văn ấy là Vơ Thị Hảo. Trả lời đài RFA, bà nhận định” Người ta né tránh nói về những suy nghĩ của ḿnh, tránh nói về những sự thật hiển nhiên vốn đă nhiều người biết.Đó là chuyện ở trong nước. Nhưng cũng có điều rất al tôi thấy ở nước ngoài là có nhiều trường hợp ở nước ngoài rồi mà vẫn sợ hăi vẫn e dè người này người kia là công an ch́m. Điều này thật đáng thương cho người Việt Nam nhưng cũng phản ánh hiện thực là nhiều khi có tan ră tự đáy ḷng..”

Viết về đứt ruột miền Trung, về miền Trung đă bị thí mạng cho những cơn lụt đau xót v́ nạn phá rừng , v́ những đập thủy điện xây dựng một cách vô tổ chc phản khoa học, Vơ Thị Hảo viết:” Những bàn tay lẩy bẩy thu hết sức tàn dỡ mái nhà đă ngập tận nóc kêu cứu. Ai cứu được bây giờ? Xung quanh réo ầm nước lũ, thổi bay cả nah máy điện kiên cố. Nhiều vùng đă hoàn toàn bị cô lập! La liệt quan tài đựng thây người. Phập phềng khắp chốn xác động vật thối rữa dềnh trôi dạt. Nhiều người chết lụt vẫn không được yên thân, xác bị buộc dây treo trên ngọn cây, trên mái nhà dăm bảy ngày, người thân nát ruột bó tay nh́n thi thể người thân yêu của ḿnh rữa dần trong sóng táp. Sản nghiệp bao đời của người miền Trung đă bị quét sạch trong những cơn lũ dữ dội với sức tàn phá ngang những trái bom phá khổng lồ…

Ai? Bàn tay nào gây ra nông nỗi này?

Đó là những nhà đầu tư không phải không nhận thức được mối nguy hiểm treo trên đầu đất nước mà vẫn cố t́nh làm để nhét cho đầy túi.

Đó là những người quản lư các địa phương hoặc ở tầm cao hơn vô trách nhiệm hoặc do ấu trĩ hoặc thiếu hiểu biết và tập họp chung quanh ḿnh một đám những người giúp việc bị lung lạc bởi tiền bạc tiếp tay cho việc thiết kế” những quả bom nước” mà không tháo ng̣i nổ gây thảm họa cho nhân dân.

Đó là những nhà khoa học rởm hoặc do tŕnh độ hoặc do bị mua chuộc đă cam tâm “ bán linh hồn” đă nhắm mắt làm ngơ đưa ra những con số dự báo hoặc thống kê thiên lệch tạo điều kiện bảo vệ cho “ kẻ châm ng̣i bom nước” gây chết người hàng loạt.

Đó là một số người có quyền lực chuyên bưng bít thông tin và coi đó là nghề kiếm lời bằng mọi giá, kể cả mọi thông tin về tham nhũng, về  khiếu kiện dân oan, về phá rừng, về dân nghèo, về cho Trung Quốc thuê rừng xung yếu biên giới, về thiệt hại do thủy điện và lũ lụt, luôn luôn dọa dẫm đóng cửa các tờ báo, kỷ luật, cách chức bộ máy lănh đạo báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng nên báo chí phải chọn cách cúi đầu ngậm miệng. V́ thế kênh phát hiện vấn đề và cảnh báo gần như bị vô hiệu hóa trong hầu hết các trường hợp khiến cho lănh đạo nhà nước bị cô lậpkhông kịp nắm bắt thông tin chủ quan ra những quyết sách tai hại không có ǵ khắc phục nổi.

 Đó là sự im lặng nhẫn nhục đến đáng sợ của các nạn nhân c̣n sống sót qua thảm họa. Nạn nhân tiềm năng, đương nhiên gồm cả nước Việt Nam này trong tương lai.

Và trên hết là sự thiếu trách nhiệm vô hạn của rất nhiều người trong hệ thống tư pháp và hành pháp Việt Nam đă không phát hiện không ngăn chận và trừng phạt bàn tay của những kẻ giết người hàng loạt và giết nền kinh tế đạo đức của Việt Nam. hệ thống này đă đương nhiên chấp nhận sự đứng trên pháp luật của những người có chức quyền và có tiền để mua chức quyền khiến cho pháp luật Việt Nam trong quá nhiều trường hợp bị vô hiệu hóa…”

Viết về “ Hội chứng ngàn năm”, một đại lễ của đất Thăng long ngàn năm văn vật lại trùng hợp với ngày lễ quốc khánh Trung Cộng khi họng súng chinh phạt và chiếc lưỡi ḅ từ đại lục th́ vẫn lăm le ngoài biển đông. Trong khi cả nước đầy những người nghèo nàn đói khổ dân Tây Nguyên phải vượt sông bằng giây cáp treo,  đàn ông th́ phải đi ra ngoaiï quốc bán sức lao động, đàn bà th́ bị bán để làm một thứ nô lệ t́nh dục cho người nước ngoài th́ chế độ xài cả tỉ này tỉ kia vào những lễ hội vô bổ để có cơ hội  cấu véo tiền của nhân dân. Vơ Thị Hảo viết :

“Trong khi viết những ḍng này, bóng của hàng ngàn dân Kontum gầy guộc phải đu dây qua sông Pôkô cứ chao chát trước mặt tôi. Họ vốn chẳng pahỉ diễn viên xiếc. Xưa liều mạng sống để giúp cán bộ. Nay liều mạng sống v́ chẳng có cầu. Đu dây như khỉ vượn vượt qua sông để đi học để kiếm miếng ăn mà thôi.

Và những cô gái xếp hàng trước cửa một số trung tâm môi giới hôn nhân hoặc đợi được bán hoặc bị lừa bán ra nước ngoài th́ sao? Chút nữa họ sẽ gần như bị lột truồng ra trước các ông bà mối và các kẻ chọn lựa. Nhiều trai tráng Việt Nam cũng thế chấp nhà cửa vay lăi nặng để được đi lao động xuất khẩu ở nước ngoài.

Họ có` thể làm nô lệ, bị đánh đập, bị bỏ đói hoặc không được trả lương. Họ có thể nhận lấy những ông chồng tâm thần đui què mẻ sứt. Cũng không loại trừ một số người và trẻ em người mất tích sau những cuộc xuất khẩu cho những ḷ mổ chuyên buôn bán phủ tạng người.

Gái điếm Việt rẻ. Giá người Việt xuất khẩu rẻ. Mà danh dự người Việt cũng chưa thấy đắt. Thế thôi!

Với phần lớn dân số Việt Nam nếu có thêm một ít tiền đầu tư cho cuộc sống đỡ khốn khổ, nếu tăng cường việc làm và phúc lợi xă hội từ những việc tiết kiệm các khoản lăng phí, chắc chắn đời sẽ đổi khác.

Tất cả những h́nh ảnh đó chao qua chao lại trước mắt tôi, nḥa cái màu đỏ rực của đại lễ này. Có nhiều người đă cố gắng bỏ công sức cho một đại lễ tươm tất. Nhưng những người nghèo, những người bị oan khuất, đất mẹ Việt đang bị rút ruột, khóc đă lâu quá rồi.H́nh như đă cạn nước mắt.

Nhưng khóc là vẫn khóc. Không thể v́ đại lễ mà hết khóc. Người ta bảo hết nước mắt th́ khóc ra máu đấy

Đừng v́ đại lễ mà quên!”

Vơ Thị Hảo trước dây đă viết một tiểu thuyết khởi đầu từ những tội ác của cuộc cải cách ruộng đất mà những cuộc đấu tố đă làm tan ră hệ thống hương thôn cổ truyền của dân tộc Việt Nam.“Dạ Tiệc Quỷ” là một tác phẩm đặc biệt của văn học Việt Nam đương đại với nội dung mô tả một cách  hiện thực mặt trái của cả một thời đai kéo dài  suốt mấy chục năm. Nhà văn Vơ Thị Hảo  đă viết xong từ năm 2006 nhưng đến nay vẫn chưa được xuất bản ở Việt Nam. Tác giả phải đem đăng trên các mạng điện tử, như DCVOnline. Tác phẩm gồm hơn 450 trang chia ra làm 22 chương. Lư do tại sao bị cấm xuất bản th́ chưa có giải thích chính thức nhưng mọi người đều hiểu là đụng chạm quá nặng đến những tiêu cực của chế độ tiềm tàng từ bấy lâu nay.. Tác giả chờ đợi qúa lâu nên buộc ḷng phải phổ biến bằng cách khác hơn lề lối thông thường.

Khi đăng trên các trang mạng điện tử, tác giả của “ Dạ Tiệc Quỷ”phát biểu:”Quỷ chính là thế lực đen tối, nhưng theo một nghĩa khác, quỷ cũng là những con người bị đẩy ra bên lề xă hội.Đây là một sự ám ảnh, một món nợ lẽ ra người khác phải trả. Là một nhà văn, tôi không quên món nợ đó và tôi phải viết lại. Đây là điều đă thúc đẩy tôi viết Da Tiệc Quỷ.Và đây là món nợ mà giai cấp cầm quyền phải trả..”

Với  độc giả ở trong nước , Vơ Thị Hảo là một tên tuổi quen thuộc. Hai tác phẩm  của bà đoạt giải thưởng của Hội Nhà Văn Hà Nội: tiểu thuyết”Giàn Thiêu” và tập truyện ngắn” Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm” Với thính giả ở hải ngoại  bà  đă xuất hiện trên các đài phát thanh BBC, VOA, RFA,…để nói về những suy nghĩ của một nhà văn trước những vấn đề cấp thiết của đất nước và dân tộc. Bà cũng đă viết trên các mạng điện tử đề cập đến những điều nhạy cảm mà các nhà văn, các nhà trí thức thường né tránh như xă hội bị suy đồi xuống cấp, như đế quốc bắc phương đe dọa, như vụ cho thuê rừng đầu nguồn, như vụ khai thác quặng beauxite, như  hội chứng ngàn năm Thăng Long,… Bà cũng là người  từ chối gia nhập Hội Nhà Văn và phê phán  việc các nhà văn ăn lương như một viên chức hành chánh.Trang blog cá nhân của bà trên mạng điện tử  bị thâm nhập, thay đổi nội dung và h́nh thức.Những bài viết của bà được chính quyền coi như có tính “ nhạy cảm”. Nhà văn Vơ thị Hảo đă trả lời với phóng viên đài BBC:

“Rất buồn cười ở Việt Nam có một từ là từ”nhạy cảm”. Đây là một xu hướng dùng mỹ từ để thay cho điều ḿnh phải nói thật. Những ǵ tôi viết là một tấm ḷng, một tâm huyết và nói sự thật, không có ǵ là nhạy cảm cả.

Không nói như vậy th́ mới là chuyện lạ. Tôi thờ ơ trước nỗi đau của người khác mới là chuyện lạ., chứ như thế có ǵ là nhạy cảm đâu. Có thể  có một số điềuntoi viết làm cho một số người không thích.Đó là quan điểm của họ.”

Khi viết những tác phẩm văn chương,Vơ Thị Hảo thường gửi gấm theo những thông điệp của ḿnh

“Tôi không nản chí. Là một người viết, tôi hiểu rơ mức độ chất lượng và gía trị của tác phẩm ḿnh viết.Tôi hiểu quá rơ chế độ” một tổng biên tập” và mức độ quyền tự do ngôn luận được thực thi thế nào ở Việt Nam.

Trước đây trong tiểu thuyết“ Giàn Thiêu” và nhiều tác phẩm khác, tôi đă phải gửi gấm những tư tưởng của ḿnh vào các câu chuyện lấy bối cảnh và những nhân vật từ quá khứ cách đây có thể cả tới ngàn năm để “ lọt “ qua hệ thống kiểm duyệt. Thời chính quyền hô hào” cởi trói” cho văn nghệ sĩ, xuất hiện những Dương Thu Hương, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài với bà đỡ mát tay tri kỷ là nhà văn Nguyên Ngọc với báo Văn Nghệ cho phép đăng những cuộc tranh luận văn học nghiêm túc dài kỳ, được công chúng ủng hộ rầm rộ v́ nói đúng nguyện vọng của họ đă qua lâu quá rồi.

Ngay sau đó, nhà cầm quyền đă hối hả thít dây trói lại và tiếp tục một đêm dài chủ nghĩa phải đạo và chủ nghĩa dung tục dối trá được vô t́nh cổ vũ. Tôi đă tiên liệu..”

Ở trong nước hiện nay, trong các báo như AnNinh Nhân Dân, như Quân Đội Nhân Dân có những bài viết lên án những tác phẩm mà họ gọi là “ văn chương ám chỉ” nhắc đến và mô tả những nhân vật chính trị  với cả những mặt sau tối tăm rất gần gũi với những người lănh đạo chính quyền hiện hữu. Và càng ngày, những tác phẩm như thế càng được phổ biến, nếu không vượt qua được bộ máy kiểm duyệt th́ cũng dùng mạng diện tử hoặc các phương tiện in ấn ngoài lề.

Vơ Thị Hảo viết :”V́ những vấn đề của cuộc sống và thời đại hiện tại đang được phản ánh mănh liệt, da diết trong đó. Và tôi phải đẩy chúng ra đời, bởi tôi đang viết cuốn tiểu thuyết khác” Rừng Đoạn Đầu”- về một giai đoạn đầy tàn bạo và đau thương, luôn v́ thủ cựu và tham lam, dốt nát mà làm lỡ thời cơ cả trăm năm của đất nước Việt Nam. Tôi phải viết chúng ra. Ôi tôi mắc nợ quá nhiều những ám ảnh đau thương và các oan hồn. Tại sao họ cứ t́m tôi để kể và để khóc? Trong khi cũng như ai, tôi muốn được yên thân.

Nhân danh những người khóc, nhân danh tự do và quyền con người cho tôi và người dân Việt Nam, hôm nay, ngày Nhân Quyền thế giới- cái ngày tuyệt vời nhất mà con người có thể nghĩ ra, tôi chia sẻ cùng bạn đọc tiểu thuyết Dạ Tiệc Quỷ trên mạng internet qua DCV Online mong cho người Việt Nam dù ở bất cứ đâu cũng đều có thể đọc”

 Một buổi tối, tôi  đọc Dạ Tiệc Quỷ, và bị lôi léo vào một thế giới trộn  lẫn giữa những sự thực của lịch sử và những huyễn tượng của một địa ngục mà ở đó công lư chỉ là những tṛ chơi của bạo quyền.Tác giả tả những bi thảm bằng một giọng vn rất lạ, có khi là những câu ngắn gọn, như những nhát dao rạch toang ra để giăi phẫu những  u nhọt của một xă hội sa đọa tàn bạo. Tôi cảm nhận ngay một cách trực tiếp và hiểu được mục đích của nhà văn Vơ Thị Hảo…

   Những nhân vật trong tiểu thuyết Vơ Thị Hảo khiến tôi nghĩ ngay  đến câu nói của một “bà già trầu” ở Bến Tre khi tôi về sống ở xă Tiệm Tôm với ư định vượt biên ở đó. Trong thời kỳ chiến tranh  những “ bà má nuôi cách mạng” này   che chở giúp đỡ cho những thằng ba , thằng tư  du kích Việt Cộng nhưng  sau 1975 th́ sáng mắt v́ bị chính những người bà đă nuôi nấng , đă che dấu, đă tiếp tế bây giờ trở thành những xă “quỷ” , huyện “ quỷ” ác ôn ức hiếp dân lành( theo cách phát âm của người miền Nam chữ “ ủy’ và chữ “ quỷ” có âm giống nhau).Từ đó, tôi nhớ lại một thời thê thảm của đất nước, thời mà cột đèn đường cũng đ̣i vượt biển ra đi.

Tác phẩm Dạ Tiệc Qủy  bắt đầu với chương thứ nhất Lời nguyền mở ra những oan khiên gây ra từ  một biến động ghê gớm của xă hội miền bắc . Phong trào cải cách ruộng đất phóng tay phát động đấu tranh giai cấp tố khổ “ trí phú đọa hào, đào tận gốc bốc tận rễ”.Một cái chết bi thảm của một tiểu thư thời xưa kia, Phượng,  treo cổ tự tử dưới mái chuồng lợn  và trước mơm con lợn đói là một bé gai ù đang khóc trong chiếc nôi sang cả quư phái.Người cha, bần cố nông Dậm bắt người con trai lớn tên Linh mang đứa bé đi bán cho khuất mắt nhưng  cậu này không tuân lời mang đứa em cùng cha khác mẹ đi xin ăn rồi tự học  để nuôi em cho đến lớn. Đứa bé tên là Miên, tên người mẹ đặt cho và cũng tên là Tép do người cha bần cố nông thất học đặt, là một chứng tích của hận thù oan khiên của một thời thế mà quỷ dữ ngự trị trên đời sống con người.

Cha của Phượng, ông Cử, người bị tố khổ bởi chính những người ông đă từng giúp đỡ như Dậm, cứu sống trong vụ đói Aát dậu hay những người bần nông khác được chữa bệnh, được cứu sống.Những người địa chủ bị cướp tài sản, bị giết vợ con, bị tra tấn đầy ải trước khi chết, như ông Cử, có thể lên tới số trăm ngàn người, là một bằng chứng rơ ràng của một thời đại mà tác giả Vơ Thị Hảo mô tả.

Sau nam 1968, Linh vào bộ đội và đi B tham gia cuộc chiến.Trong trận chiến đẫm máu ở Cổ Thành Quảng Trị, Linh bị thương và vùi ḿnh trong đống xác người tưy được sống sót nhưng trở nên điên loạn v́ nỗi ám ảnh ghê khiếp mà anh đă trải qua.

Nhân vật Linh là một mẫu người không may là nạn nhân của một chế độ mà những người cha như ông Dậm gian ác, đê tiện, ngu dốt nhưng lại nắm quyền hành tha hồ sinh sát với những thủ đoạn tàn bạo xử dụng tiền bạc mua chuộc cấp trên, triệt hạ bạn bè cùng cấp để ngoi lên.

Linh bị ảnh hưởng chiến tranh lại ghê tởm người cha có những hành động bất chấp tất cả mưu toan muốn hiếp dâm cả chính đứa con của ḿnh là Miên nên tự tử dù được chính Miên cứu sống nhưng cũng dùng a xít để hủy hoại đi cái khuôn mặt giống người cha bất nhân. Linh sống cô độc và được Miên chăm sóc nhưng một thời gian sau phải vào trại tâm thần. Miên lớn lên, xinh đẹp, làm công trong một quán ăn  để sinh sống và nuôi người anh. Trong một lần đi thăm , Miên suưt bị một thương binh vồ lấy ăn thịt v́ bị ám ảnh những cơn đói thời chiến tranh nhưng may được một cô gái  cùng tuổi cứu thoát.

Nhưng khi Miên nh́n thấy cô bé bị ba tên cường hào ác bá cưỡng  hiếp và giết chết th́ trở thành mục tiêu trừ khử để bịt đầu mối nhân chứng.

Miên chạy trốn và t́nh cờ dạt lên một con tàu vượt biển với một hành tŕnh trên biển khủng khiếp đầy biến cố, bị hải tặc, bị hăm hiếp, nhiều lần. Miên được  một tên cướp để ư, che chở không bị cưỡng hiếp và đưa vào một ổ chứa gái cao cấp ờ Hồng kông rồi thành một người mẫu khỏa thân trong lồng kính chưng bày để  lôi cuốn du khách. Rồi một chủ hăng  kim cương bỏ tiền để chuộc Miên và cô bỗng trở thành một phụ nữ khác thuộc giới có quyền lực trong xă hội Hồng Kông.

Ông Dậm càng ngày càng trở thành một con quỷ dữ hút máu dân lành, khát máu, gian ác chiếm những vị trí quyền lực, tạo thành bè đảng cấu kết với nhau. Một hệ thống quyền chức Mafia chi phối do ông Dậm đứng đầu gây ra biết bao nhiêu là bi kịch mà người ta không thể tưởng tượng được.

Nhưng rồi có những cuộc ám sát mà nạn nhân là những tên tham những, những kẻ giả đạo đức có tiếng tăm có tài săn lớn và không t́m ra thủ phạm. Nhưng bộ máy công an nghi ngờ một thiếu phụ trẻ đẹp chủ nhân biệt thự Hoa Hồng.Người ấy chính là Miên, trở về Việt Nam âm thầm.Cô bị kết tội và bị giết.C̣n ông dậm, con quỷ đội lốt người, cũng bị điên cuồng với những chứng tích máu của những nạn nhân của ḿnh…

Tiểu thuyết Dạ Tiệc Máu có quá nhiều dữ kiện lịch sử. Phong trào cải cách ruộng đất, chiến tranh xâm lược miền nam, trận chiến Cổ thành Quảng Trị, thảm trạng vượt biển của thuyền nhân,…những biến cố đóng dấu một thời kỳ đặc biệt của đất nước.Nhân vật của Vơ thị Hảo, từ những lẻ làm ra tội ác và những nạn nhân được phác họa và tạo nên từ những cá tính. Nhân vật Phượng, nhân vật Miên, nhân vật Linh,những nạn nhân của một thời thế, của những quỷ dữ đội lốt ngưới như Dậm, mà cuộc đời của họ những tiếng than oán cùng cực. Chiến tranh, dù đă kết cuộc của chiến thắng nhưng phải trả giá quá nặng bằng sinh mạng lương dân.Toàn bộ tiểu thuyết là những lời tuyên án, kết tội một cuộc chiến điên cuồng, kết án một chế độ bạo tàn không nhân tính.

Tả một cảnh đấu tố trong chương sách đầu tiên, Vơ Thị Hảo viết:

“ Ông Cử đă sang thế giới bên kia.

Tiễn đưa ông, là một chiếc cọc. Ba sợi thừng chuyên trói chó để cắt tiết và buộc lợn vào thang mà thiến của nhà ông Dậm. Một loạt đạn trong ṇng súng kíp tự chế.

Rộn ràng hơn, thêm ba nhát cuốc mẻ và mười bảy naht chày vồ đập đất.

Để cho vỡ nát đôi mắt thảng thốt.

Cho vỡ nát cả cái uất hận đang đọng lại dưới tṛng mắt mở chong chong.

Bộ óc mẫn tiệp từng dạy học , từng làm thơ, từng cho thuốc cải tử hoàn sinh cho cả ngàn mạng người trong xứ, đă bị loạt đạn tự chế của con ông cu cáy nhồi vào ṇng súng làm nổ tung.

Ông Cu Cáy trước đây đă được ông Cử cứu mạng trận đau bụng băo. Đau đến mức cắn đất cắn sỏi, ḅ lê ḅ càng trên mặt đất, sắp chết. Nay th́ viên đạn của con ông Cu Cáy đă làm tinh óc ông Cử trắng hồng phọt ra ruộng mạ. Oùc ông Cử làm bữa tiệc cho lũ giun đất và sâu bọ.

Linh hồn ông Cử lên trời”

Không văn hoa, những câu văn hiện thực chất phác h́nh như có tác dụng làm người đọc rùng ḿnh hơn. Và những đoạn văn tả chân như thế đă xuất hiện rất nhiều trong Dạ Tiệc Quỷ.

Viết  văn trung thực,phát biểu vơi cả tâm huyết của ḿnh, qua những tác phẩm như Dạ Tiệc Quỷ, chúng ta thấy được chân dung một nhà văn đích thực. Mấy ai dám trong một hoàn cảnh như Vơ Thị hảo mà dám nói thẳng thắn :

“Trước khi tôi làm bất cứ điều ǵ như là tôi viết hay tôi nói lên sự thật, tâm huyết của ḿnh, tôi biết tất cả những rủi ro, những điều mà  những người họ không bằng ḷng và muôn 1làm hại ḿnh, đều có thể xảy ra. Nhưng không phải v́ thế mà tôi chùn bước không làm.những ǵ tôi làm khi nói lên sự thật là điều tối thiểu mà một nhà văn phải làm.Khi đă cầm cây bút, ngướ ta phải cảm nhận được nỗi đau của người  khác. Nỗi đau của người khác, nỗi oan khuất của một người trong xă hội, ḿnh phải quan niệm là không của riêng ai cả. Nếu tôi thấy nhiều người khổ quá hay thấy những khuynh hướng vi phạm quyền của con người th́ tôi phải nói. Đó là  lương tâm tối thiểu. C̣n khi ḿnh đă nói thật, ḿnh không làm một điều ǵ xấu cả, khi ḿnh làm một điều v́ mọi người, cho cộng đồng trong đó có ḿnh, nếu có điều ǵ không hay xảy ra đối với tôi th́ tôi cũng vui chịu thôi. Tôi là một người nhỏ bé, mong manh, tôi là người phụ nữ sống một ḿnh. Tôi sống với hai con, các con tôi cũng lớn rồi và hay đi. Cho nên ai muốn hại tôi th́ rất dễ. Giả sử nhà  nước có bắt tôi th́ tôi nghĩ nhà nước cũng không lợi ǵ. V́ bắt tôi quá dễ. Tất nhiên mọi người sẽ nghĩ rằng nếu bắt Vơ Thị Hảo th́ nhà nước sẽ thiệt hại nhiều hơn là có lợi.Nhưng tôi nghĩ mọi điều cũng có thể xảy ra trong xu thế mà mọi quốc gia đều không thể ngoảnh mặt làm ngơ trước những ǵ đúng  sai  trắng đen đă quá rơ ràng.

 

 

 

 

http://www.chinhnghia.com/

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/forum/

http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: