Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3BannerLottery

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 Hậu trường bầu cử ở Mỹ

 

Lữ Giang

 

Người Việt đến định cư ồ ạt tại nước Mỹ trước sau cũng chỉ mới 37 năm và đang trong thời kỳ “hội nhập” nên cách nhận định chính trị và hoạt động chính trị vẫn c̣n nằm ngoài lề.

 

Một số người c̣n nhiễm quá sâu nặng “tâm thức chế độ xă hội chủ nghĩa”, nên khi đến Mỹ, họ muốn áp đặt chế độ đó trên đất nước này để “chống cộng”! Họ bắt mọi người phải suy nghĩ và hành động như họ. Ai suy nghĩ và hành động khác đều bị chụp nón cối lên đầu. Nh́n chung, c̣n rất nhiều người Việt tỵ nạn vẫn coi các vùng họ đang sống tập trung ở Mỹ là VNCH nối dài chứ không phải nước Mỹ. Chính tâm thức này đă ngăn cản không cho người Việt đi vào phương thức vận động chính trị của ḍng chính để đấu tranh có hiệu quả hơn.

 

NH̀N VÀO NƯỚC MỸ

 

Đă đến lúc người Việt phải suy nghĩ lại: Người Do Thái, người Tàu, người Nhật, người Ấn Độ, người Đại Hàn… cũng chỉ là những sắc tộc thiểu số như người Việt, tại sao họ có thể gây được ảnh hưởng chính trị trên đất nước này? Họ có ra tuyên ngôn, tuyên cáo, kháng thư, thỉnh nguyện thư hay biểu t́nh rầm rộ và liên tục như người Việt chống cộng đâu?

 

Chắc chắn phải có con đường khác. Nhân mùa bầu cử đang đến, chúng tôi cố gắng tŕnh bày khái niệm về sinh hoạt chính trị trên đất Mỹ qua cuộc bầu cử tổng thống với hy vọng có thể góp phần vào việc t́m ra một hướng đi mới.

 

Chúng tôi đă tóm lược về phương thức “Bầu cử quái đản ở Mỹ” mà các chính khách, các nhà báo và các chuyên gia Mỹ không ngừng nghỉ lên tiếng phê phán và đ̣i hỏi phải sửa đổi. Chúng tôi cũng đă tŕnh bày lối “Bầu cử bằng tiền” ở Mỹ đă gây ra những cuộc tranh luận dữ dội, nhất là giữa Ủy Ban Bầu Cử Liên Bang (Federal Election Commission) và các tổ chức tài phiệt Mỹ. Họ lôi nhau ra ṭa và cuối cùng, tháng 7 năm 2010 Tối Cao Pháp Viện Mỹ đă dựa vào Tu Chính Án Số 1 của Hiến Pháp Hoa Kỳ quy định về quyền tự do ngôn luận, ra phán quyết rằng mọi người và mọi tổ chức đều có quyền thành lập Ủy Ban Hành Động Chính Tri (Political Action Committee - thường được gọi là PAC) để vận động chống đối hay ủng hộ bất cứ ứng cử viên nào, với sự đóng góp và chi tiêu vô giới hạn, miễn là họ không liên hiệp với ứng cử viên hay đảng chính trị nào. Sau phán quyết này, các PACs đều được gọi là Siêu PAC tiền (Super PAC money), có nghĩa là các ủy ban được chi tiêu độc lập không có giới hạn.

 

Điều đáng buồn cười là một số người Việt chống cộng đă phản đối việc tŕnh bày những sự thật này, những sự thật mà cả nước Mỹ và trên thế giới đều biết, với lư do “không có lợi cho việc chống cộng”!

 

Chúng tôi đă nói sở dĩ nước Mỹ tiến lên không ngừng là nhờ những phân tích và phê b́nh thẳng thắn của các chính khách, các nhà báo và các chuyên gia. CSVN không tiến được là v́ bưng bít. Khi người chống cộng và người cộng sản suy nghĩ và hành động gióng nhau, họ lấy lư do ǵ để chống cộng?

 

Hôm nay, chúng tôi sẽ tiếp tục tŕnh bày thêm một số nét trong phương thức bầu cử tổng thống Mỹ để chúng ta có thể thấy rơ hơn phương cách mà các nhà tài phiệt Mỹ và các nhà vận động chính trị, kể cả CSVN, đă dùng để gây ảnh hưởng đến chính sách của Mỹ.

 

Trước khi tŕnh bày, chúng tôi cũng xin nhắc lại một số điều căn bản quan trọng:

 

(1) Các cử tri Mỹ không được quyền bầu trực tiếp các ứng cử viên tổng thống và phó tổng thống. Họ chỉ có quyền bầu các đai biểu (delegates) để các đại biểu này đến dự Đại Hội Đảng và chọn ứng cử viên tổng thống và phó tổng thống.

 

(2) Các cử tri Mỹ cũng không được quyền bầu trực tiếp tổng thống hay phó tổng thống. Họ chỉ được quyền bầu Đại Cử Tri Đoàn để Đại Cử Tri Đoàn này bầu tổng thống hay phó tổng thống. Sự đắc cử hay thất cử chức vụ tổng thống và phó tổng thống không lệ thuộc vào tổng số phiếu của cử tri, mà lệ thuộc vào số phiều của Đại Cử Tri Đoàn.

 

ĐIỀU KIỆN ĐỂ TRỞ THÀNH TỔNG THỐNG MỸ

 

Đoạn 5, Phần 1, Điều II của Hiến pháp Hoa Kỳ đă ấn định những điều kiện căn bản mà một người muốn ứng cử Tổng Thống Hoa Kỳ phải hội đủ, đó là những điều kiện sau đây:

 

(1) Phải là công dân Mỹ sinh ra tại Hoa Kỳ;

 

(2) Phải ít nhất là 35 tuổi;

 

(3) Là thường trú nhân tại Hoa Kỳ ít nhất là 14 năm.

 

Ngoài ra, Tu Chính Án 22 của Hiến Pháp qui định rằng không người nào được bầu làm tổng thống quá hai lần. Bất cứ người nào hội đủ điều kiện để làm tổng thống hay quyền tổng thống trên hai năm của một nhiệm kỳ mà một người khác được bầu thay thế (như khi tổng thống đương nhiệm bị trất phế) th́ người này chỉ có thể được bầu làm tổng thống một lần mà thôi.

 

Ngoài các trở ngại không được giữ các chức vụ công mà luật lệ đă quy định, Hiến Pháp Hoa Kỳ c̣n cấm đoán những người sau đây không được ứng cử tổng thống:

 

(1) Những người đă bị Thượng Viện Hoa Kỳ buộc tội và cấm giữ các chức vụ liên bang.

 

Đoạn 7, Phần 3, Điều I của Hiến Pháp Hoa Kỳ quy định rằng sau khi luận tội và truy tố một cá nhân, Thượng viện Hoa Kỳ có thể tước quyền của cá nhân đó và không cho phép họ giữ các chức vụ liên bang trong đó gồm có cả chức vụ tổng thống.

 

(2) Những người nổi loạn chống lại Hoa Kỳ.

 

Phần 3 của Tu chính án 14, Hiến Pháp Hoa Kỳ cấm không cho một người đă tuyện thệ trung thành và ủng hộ Hiến pháp Hoa Kỳ nhưng sau đó lại nổi loạn chống lại Hoa Kỳ được trở thành tổng thống. Tuy nhiên, Quốc hội có thể hủy bỏ lệnh cấm này bằng tỉ lệ 2/3 phiếu thuận của cả hai viện Quốc Hội.

 

VÀI NÉT VỀ ĐẠI HỘI DẢNG SẮP ĐẾN

 

Năm nay, Đại Hội Toàn Quốc Đảng Cộng Hoà (Republican National Convention) sẽ được tổ chức từ 27 đến 29.8.2012 tại Tampa, Florida, ở Tampa Bay Times Forum. Một ủy ban được gọi là Ủy Ban Chủ Nhà (Host committee) đă được thành lập để gây quỹ cho việc tổ chức. Phí tổn để tổ chức đại hội được ước tính khoảng 55 triệu, gồm cả chi phí về an ninh. Ban tổ chức cũng dự trù sẽ có khoảng 10.000 người đến biểu t́nh.

 

Ủy Ban Toàn Quốc Đảng Cộng Hoà (The Republican National Committee) có nhiệm vụ tổ chức đại hội bầu ứng cử viên tổng thống và phó tổng thống, và soạn thảo Cương Lĩnh Đảng. Số đại biểu (delegates) tham dự đại hội được Đảng Cộng Hoà ấn định là 2.286. Ai được quá bán số phiếu của các đại biểu, tức ít nhất 1.144 phiếu sẽ thắng.

 

Đại Hội Đảng Dân Chủ (Democratic National Convention) sẽ được tổ chức từ 3 đến 6.9.2012 tại thành phố City Charlotte, North Carolina, với 2.778 đại biểu chính thức, nhưng người ta ước tính sẽ có khoảng 5.000 người đến tham dự, với chi phí khoảng 50 triệu.

 

Với Đảng Dân Chủ, ông Obama chắc chắn sẽ được bầu chọn làm ứng cử viên tổng thống của Đảng. Nhưng với Đảng Cộng Hoà, sự lựa chọn sẽ rất gay cấn. Theo bản tin của AP, cho đến này ông Mitt Romney mới chỉ được 495 phiếu đại biểu, ông Rich Santorum 243 phiếu, ông Newt Gringrich 131 phiếu và ông Rom Paul 48 phiếu. Như vậy khó ứng cử viên nào sẽ đại tới số phiếu quá bán là 1444. Năm 1976, tại Đại Hội Đảng Cộng Hoà cả hai ứng cử viên Gerald Ford và Ronald Reagan đều không có đủ số phiếu quá bán. Đại Hội Đảng phải dời đến một ngày khác để những người lănh đạo Đảng vận động và sắp xếp.

 

Đảng Cộng Ḥa cũng có thể cân nhắc “kịch bản tổ chức đại hội đảng mở” (open convention), theo đó một chính khách hoàn toàn mới có thể được mời hay cho phép tham gia tranh cử.

 

Trong lịch sử, các nhà lănh đạo Đảng Dân Chủ đă từng bàn luận bí mật để đưa một người ít ai biết đến (dark horse) ra làm tổng thống, đó là trường hợp ông James Knox Polk được bầu làm Tổng Thống thừ 11 của Hoa Kỳ (1845–1849).

 

Thông thường, khi thấy không có ai sẽ đạt tới số phiếu quá bán, các nhà lănh đạo đảng vận động thúc đẩy các đại biểu cam kết và không cam kết (super delegates) dồn phiếu cho một ứng cử viên nào đó để người này có thể đạt được số phiếu ấn định, hoặc yêu cầu các ứng cử viên ít hy vọng nhường phiếu lại cho ứng cử cử viên mà họ muốn. Trường hợp của bà Hallary Clinton và ông Obama trong cuộc bầu củ năm 2008 là một thí dụ điển h́nh. Tổng số phiều cần có lúc đó để được đề cử làm Tổng Thống là 2118 phiều đại biểu, nhưng chưa ai đạt tới số phiếu đó. Qua sự sắp xếp của các nhà lănh đạo Đảng Dân Chủ, số phiếu của Bà Hallary được điều chỉnh là 1896, nhờ vậy ông Obama có 2.201 phiếu, vượt quá số phiếu phải có là 2118, để được đề cử.

 

Ngày 3.6.2008, ông Obama tuyên bố đă đạt được số phiếu để được đề cử làm ứng cử viên tổng thống. Ngày 7.6.2008, bà Hillary Clinton tuyên bố ủng hộ ông Obanma.

 

MỘT CÁI NH̀N SƠ KHỞI

 

Một cuộc thăm ḍ mới của báo Washington Post và hăng tin ABC cho thấy trong một cuộc bầu giả định, ông Mitt Romney đă dẫn trước Tổng thống Barack Obama với tỷ lệ 49/47. Cuộc thăm ḍ này cũng cho thấy ông Obama dẫn trước ông Santorum với tỷ lệ 49/46%.

 

Đây là một cuộc thăm ḍ theo kiểu thả bong bóng, có thể do chính ông Rumney hay các nhóm tư bản đứng đàng sau đạo diễn.

 

Về tài chánh, số tiền ông Rumney quyên được đă lên đến 63.650.764 USD, ông Santorum 6.689.440, ông Gringrich 18.320.430 và ông Paul 31.083.281.

 

Cũng đă có một số Siêu Pacs đứng ra gây qũy để ủng hộ ứng cử viên này, chống ứng cử viên kia, nhưng số tiền đóng góp chưa lớn lắm. Phải đợi sau cuộc bầu cử sơ bộ, các nhà đại tư bản mới ra tay. C̣n các nhà vận động hậu trường của các nước như Đài Loan, Nam Hàn, Ấn Độ… thường áp dụng phương châm “phù thịnh bất phù suy”, cứ thấy ai chắc thắng là dồn tiền cho người đó. Khi hai người ngang ngữa, bỏ tiền cho cả hai.

 

Người Việt chống cộng chỉ vận động chính trị bằng thỉnh nguyện thư, nên đứng ngoài cuộc.

 

Ngày 13.3.2012

 

Lữ Giang

 

 

 

 

 

 



 

 

 

  http://www.chinhnghia.com/

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/forum/

http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

www.nguyenkinhdoanh.com

www.nguyenkinhdoanh.net

www.lesyminhtung.net

www.diendantheky.net

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: