giaithoa

 

 

 

Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioLearning

 

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

NT Kiên, Kim Âu, Ross Perot Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan, NT Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biển Đông và thế nước

Song Chi

2014-05-19   

 

 

Cho đến bây giờ, đă hơn 2 tuần kể từ khi Trung Cộng đưa giàn khoan “khủng” HD-981 và lực lượng hộ tống vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của VN với tuyên bố để thăm ḍ dầu khí, nhưng sâu xa hơn là nhằm tiến thêm một bước trong quá tŕnh hiện thực hóa tham vọng biến biển Đông thành ao nhà, và do vậy, đă đẩy mối quan hệ giữa hai bên trở nên xấu đi chưa từng có kể từ cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979.

Cuộc đối đầu trên biển ngày một căng thẳng giữa một bên là lực lượng cảnh sát biển VN, tàu cá của ngư dân và bên kia, áp đảo hơn hẳn về số lượng, kích thước, chủng loại tham gia là lực lượng tàu bảo vệ giàn khoan của Trung Cộng chưa kể máy bay ḍ thám t́nh h́nh phía trên vùng biển. Đă xảy ra những vụ phun ṿi rồng của cả hai bên, tàu TQ chủ động va chạm, húc vào tàu chấp pháp VN gây thiệt hại tàu, thương vong về người nhưng chưa có ai bị tử vong, c̣n tàu cá của ngư dân th́ bị tàu ngư chính TQ rượt đuổi, khống chế, đánh đập thuyền viên, phá hoại tài sản trên tàu…

Phẫn nộ trước sự hung hăng ngang ngược của Trung Cộng, người Việt trong và ngoài nước đă xuống đường biểu t́nh phản đối. Lúc đầu, được nhà cầm quyền “bật đèn xanh” nên những cuộc biểu t́nh trong nước xảy ra êm thấm vào ngày CN 11.5. Sau đó, lấy cớ một số cuộc biểu t́nh biến thành bạo lực nhằm vào các nhà máy, công ty TQ, công nhân TQ và nhầm lẫn luôn với công ty Đài Loan, Nam Hàn…dẫn đến thiệt hại về người và của tại B́nh Dương và Vũng Áng, Hà Tĩnh (hiện vẫn chưa biết do ai giật dây hay do chính nhà nước này tạo ra đế lấy cớ đàn áp sau đó), mọi hoạt động biểu t́nh yêu nước ôn ḥa vào ngày CN 18.5 đă bị nhà cầm quyền ngăn chặn, dẹp tan.

Trong những ngày này, trái tim của mọi người VN trong và ngoài nước c̣n quan tâm đến t́nh h́nh đất nước đều sôi sục lên.

 

Sự kiện giàn khoan một lần nữa đă bộc lộ rất nhiều điều:

1. Bộ mặt thật của nhà cầm quyền Trung Quốc đă lộ rơ đồng thời mối quan hệ giữa hai đảng, hai nhà nước đă hoàn toàn bị phá sản. Dù có mù quáng đến đâu cũng phải nhận ra.

Thật ra, nhân dân VN, nhất là nhân dân miền Nam th́ chưa bao giờ nhầm lẫn về bản chất của tập đoàn Trung Nam Hải, cũng vẫn là cái bản chất Đại Hán có từ thời xa xưa, chỉ có đảng và nhà nước cộng sản VN là mê muội, cố bám víu vào mối quan hệ bất xứng, thiệt tḥi và đầy nguy cơ giữa hai đảng, hai nhà nước, hai quốc gia để kéo dài tuổi thọ của chế độ mà thôi. Dù suốt gần bảy chục năm qua, Hà Nội đă bị Bắc Kinh thường xuyên chơi cho rất nhiều vố đau điếng, nhưng họ vẫn cố tự biện minh, tự bịt mắt ḿnh, tưởng rằng nếu ngoan ngoăn nhịn nhục th́ Bắc Kinh sẽ để yên cho.

Đây là một hy vọng hăo huyền, một nhận định hết sức sai lầm.

V́ nhiều lư do, Trung Quốc cần phải chiếm cho được biển Đông, biển Đông đă thực sự trở thành “lợi ích cốt lơi”, thậm chí “lợi ích sống c̣n” của Trung Quốc. Việc làm chủ khu vực này, bắt các nước láng giềng nhỏ yếu hơn phải chơi theo luật của ḿnh c̣n là tham vọng muốn khẳng định vị thế của một cường quốc và muốn cùng Mỹ chia đôi thế giới, cùng nhau làm bá chủ. Không một cái ǵ có thể làm chùn bước tham vọng ấy, huống ǵ mối quan hệ hữu nghị “giả cầy”giữa hai nước.

Ngược lại, khi cần và khi có cơ hội, Trung Cộng sẽ đánh VN và luôn luôn là VN trước hết. Bởi so với các nước khác, VN không có đồng minh, VN lại có những tử huyệt mà TQ nắm quá rơ, đó là sự lệ thuộc nặng nề về kinh tế, chính trị của VN với TQ, là sự ươn hèn, bạc nhược của các thế hệ lănh đạo.

Mọi chuyện một lần nữa đă lại chứng minh điều đó. Chỉ có điều không biết đến lần này, là lần thứ 1001, đảng và nhà nước cộng sản VN liệu đă tỉnh ra chưa hay vẫn c̣n mê lú?

 

2. Nhà cầm quyền VN cần phải hiểu rằng, số phận của họ phải gắn liền với vận mệnh của đất nước, của dân tộc. Nếu nước mất, không chỉ người dân không đời nào dung thứ cho họ cái tội tày đ́nh đó mà liệu Trung Cộng có để cho họ ung dung ngồi đó hưởng thụ hay không?

 

3. Ḷng dân. Người VN có thể có rất nhiều nhược điểm, nhiều tính xấu, hay chia rẽ, nhưng khi đất nước bị lâm nguy, ḷng yêu nước của người Việt lại bùng lên mạnh mẽ, tất cả lại đoàn kết sẵn sàng hy sinh v́ lănh thổ thiêng liêng. Ḷng yêu nước đó đă giúp cho dân tộc này vượt qua bao cuộc chiến tranh và chiến thắng trước những kẻ thù lớn mạnh hơn gấp nhiều lần.

 

Thật ra, dân tộc nào cũng chỉ mong đất nước ḿnh được yên ổn, người dân được sống trong độc lập, ḥa b́nh, chẳng ai muốn đất nước được nhớ tới bởi những cuộc chiến, và dân tộc được ngợi khen chỉ bởi ḷng dũng cảm. Nhưng mỗi dân tộc, mỗi quốc gia có số phận khác nhau, số phận của VN đă là như thế suốt mấy ngh́n năm qua, và có lẽ cũng sẽ c̣n phải tiếp tục đương đầu với Trung Quốc một lần nữa.

Những người đang lănh đạo đảng và nhà nước cộng sản VN hôm nay hăy nh́n vào ḷng yêu nước, không cam chịu làm nô lệ của người dân để hiểu rằng nếu để xảy ra mất nước, họ sẽ không bao giờ có chốn dung thân cho dù có trốn đi đâu trên trái đất này, nhân dân cũng sẽ lùng ra họ, lịch sử sẽ đời đời nguyền rủa họ.

Sự kiện giàn khoan ngày hôm nay chỉ là một bước dấn tới của Trung Cộng và nếu VN thua không đẩy được giàn khoan ra khỏi lănh hải của ḿnh, những lần sau Trung Cộng sẽ lại tiếp tục ngang nhiên kéo giàn khoan đi bất cứ đâu, VN sẽ phải chịu quy phục hoàn toàn, coi như mất biển, một bước ngắn dẫn tới mất nước.

Đồng thời nó cũng đặt ra cho nhà cầm quyền VN những thử thách lớn, buộc họ phải quyết định ngay nếu không th́ quá muộn:

 

1. Thay đổi đường lối ngoại giao, bạn-thù.

 

Những ngày qua, ai cũng thấy rơ khi VN bị Trung Cộng o ép, dọa nạt trên biển Đông, các nước ít ỏi lên tiếng đều là những nước “tư bản xấu xa” như Mỹ, Anh, Pháp, Nhật, trong đó Mỹ, Pháp và kể cả Nhật đều từng là cựu thù. Ngược lại, nước Nga mà nhà cầm quyền VN luôn xem như một anh cả, một đồng minh th́ quay lưng tập trận chung với Trung Cộng, Cambodia từ lâu đă ra mặt ủng hộ Tàu, nay khẳng định sẽ không cho phép người Việt biểu t́nh chống Trung Quốc trên lănh thổ của ḿnh, các nước trong khối ASEAN th́ không hy vọng ǵ, chỉ trừ Philippines đồng cảm v́ cùng cảnh ngộ.

Không hiểu các ông trong Bộ chính trị VN đă “tỉnh ngộ” chưa, để kịp thời chuyển hướng, thay đổi đường lối chính sách ngoại giao, bạn thành thù, thù thành bạn?

Từ trước đến nay VN tự trói ḿnh trong mối quan hệ hữu nghị, thần phục với Trung Quốc đồng thời tuyên bố không liên minh quân sự với nước nào, điều đó đă làm cho VN trở nên cô đơn như đă thấy, và dễ bị Trung Cộng lấn lướt hơn ai hết.

 

2. Thay đổi đường lối đấu tranh để đối phó với một kẻ thù nham hiểm như Trung Cộng.

 

Trước đây, để chiến thắng trong cuộc chiến tranh chống Mỹ và miền Nam Cộng Ḥa, bên cạnh việc sử dụng “nghệ thuật” tuyên truyền, bưng bít thông tin, dối trá, lợi dụng ḷng yêu nước của người VN và tinh thần yêu chuộng ḥa b́nh, phản đối chiến tranh của người dân Mỹ và nhân dân thế giới, đảng và nhà nước cộng sản VN c̣n tiến hành rất nhiều phương pháp phi chính thống, thậm chí phi nghĩa khác.

 

Từ đánh tráo khái niệm, nói không thành có, có thành không, cài cắm người vào các cuộc biểu t́nh thuần túy phản đối chiến tranh trở thành ủng hộ đảng cộng sản, phản đối chính quyền VNCH; cài t́nh báo, gián điệp vào sâu trong mọi tổ chức của miền Nam…Cho đến việc phá hoại chế độ miền Nam, tiến hành khủng bố, đặt bom, ám sát...tại các thành phố lớn của miền Nam, nhất là Sài G̣n; rải ḿn, giật sập cầu, phá đường, pháo kích…ở các vùng nông thôn...

 

(Một số vụ nổi tiếng như ám sát Giáo sư Nguyễn Văn Bông, Viện trưởng Học viện Quốc gia Hành chánh, người chuẩn bị lên nắm ghế Thủ tướng Sài G̣n (1971), ám sát kư giả Từ Chung của báo Chính Luận (1965), ám sát hụt Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu (1970)…, nổ bom tại rạp hát Kinh Đô, SG (1964), tại nhà hàng nổi Mỹ Cảnh trên sông SG (1965), đánh bom cư xá cư xá Brinks ở Sài G̣n (1964), pháo kích vào trường tiểu học Cai Lậy, Tiền Giang (1974)…). Ngoài ra bất chấp luật pháp quốc tế, từ thỏa thuận ngưng bắn 3 ngày Tết trong dịp Mậu Thận 1968 cho tới vi phạm Hiệp Định Paris 1972 v.v….và v.v…

 

Những biện pháp đó tỏ ra hiệu quả đối với một nước lớn, dân chủ, mà ư dân là ư trời như Hoa Kỳ và một chế độ dân chủ nhưng c̣n non nớt, phải chống đỡ cùng lúc với nhiều mũi tấn công trong bối cảnh đang chiến tranh như chế độ VNCH.

 

Nhưng bây giờ, để chiến thắng lại Trung Cộng, cũng là một nước lớn nhưng không những tương đồng về văn hóa, có cùng mô h́nh thể chế chính trị, mà c̣n thông thuộc, hiểu rơ nhau như trong ḷng bàn tay, mọi chiến lược, chiến thuật sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều, đối với VN. Quan trọng hơn, Trung Quốc và VN đều là hai quốc gia độc tài, mà mọi ư kiến, nguyện vọng của người dân, dư luận trong và ngoài nước cho tới luật pháp quốc tế, cả hai đều coi không ra cái đinh ǵ.

 

Về “nghệ thuật” nói không thành có, vừa ăn cướp vừa la làng, gắp lửa bỏ tay người, bóp méo sự thật, tạo ra những bằng chứng giả cho tới kích động tinh thần dân tộc mù quáng…,Trung Cộng c̣n là thầy của Việt Cộng nữa.

 

Đấu không lại về quân sự, lẫn cả vơ mồm, nhà cầm quyền VN phải làm ǵ?

 

Phải thay đổi thể chế chính trị, đi trước Trung Quốc một bước, trở thành một nước dân chủ là điều mà Trung Quốc chưa làm được, để củng cố và phát huy được tối đa sức mạnh của nhân dân, đồng thời thoát ra khỏi ṿng kềm tỏa của Trung Quốc.

 

Phải có đồng minh, có sự ủng hộ của thế giới. Muốn vậy, phải tiến hành mọi việc một cách chính nghĩa, hết sức tuân thủ luật pháp quốc tế, chấm dứt t́nh trạng đu dây giữa các cường quốc, t́nh trạng nói một đằng làm một nẻo hoặc mập mờ, không rơ ràng. Mọi thông tin, chính sách phải rơ ràng, minh bạch, mới tạo được ḷng tin của thế giới. Không “đi đêm”, đàm phán hay kư kết song phương bất cứ điều ǵ với kẻ cướp, tất cả phải đa phương, có sự chứng kiến của nước thứ ba hoặc thế giới. Phải kiện Trung Cộng ra ṭa án quốc tế, để Trung Cộng bị thế giới lên án, bị cô lập. Có thế, một nước nhỏ yếu hơn như VN mới hy vọng giữ được nước và đ̣i lại những ǵ đă bị chiếm đoạt.

 

3. Trong t́nh cảnh của VN hiện nay, trước mắt chỉ có thể trông cậy vào ḷng yêu nước của người dân. Khi chiến tranh xảy ra, dù không muốn, người dân cũng sẽ phải cầm súng bảo vệ đất nước.

 

V́ vậy, những kẻ đang ngồi trên đầu trên cổ nhân dân, đối xử với nhân dân vô vùng tàn tệ, đốn mạt, đang t́m mọi cách bóp nghẹt ḷng yêu nước, cướp đoạt mọi quyền tự do, dân chủ, quyền làm người của nhân dân, hăy dừng lại trước khi quá muộn. Hăy thay đổi hoàn toàn cách ứng xử với nhân dân, trả lại cho người dân mọi quyền mà họ đáng được hưởng, trả tự do cho những người yêu nước, công khai và quyết liệt lựa chọn con đường đi với dân chống lại kẻ xâm lược. Trước khi quá muộn.

 

Hiện tại, với những diễn biến từ phía Trung Cộng trên mặt trận truyền thông, trên biển, trên đất liền biên giới giữa hai nước cho thấy có thể sẽ c̣n nhiều điều tệ hại hơn mà Trung Cộng có thể làm. Nhẹ nhất là không rút giàn khoan trước thời hạn, tệ hơn, nhân cơ hội này chiếm luôn vài ḥn đảo cuối cùng trên quần đảo Trường Sa c̣n thuộc chủ quyền của VN, thậm chí Tập Cận B́nh có thể học theo Putin và nước Nga trong vụ Ucraine vừa qua, gây chiến tranh với VN thêm một lần nữa.

 

Thế nước như ngàn cân treo sợi tóc, thời gian dành cho nhà cầm quyền VN không c̣n bao nhiêu nữa, và ngay với toàn dân VN cũng vậy. Đừng để con cháu chúng ta sau này phải oán trách, như các thế hệ hôm nay từng nhiều lần oán trách những lựa chọn, quyết định sai lầm của các thế hệ cha anh suốt từ khi đảng cộng sản ra đời. Chỉ có điều, lần này nếu chậm chạp, bị động, sai lầm th́ hậu quả sẽ là ngàn năm Bắc thuộc tái hiện, thê thảm hơn rất nhiều.

 

Song Chi, 19/05/2014

 

 

 

http://www.chinhnghia.com/

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/forum/

http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments:


 

 

NT Kiên, Kim Âu, Ross Perot Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan, NT Sám