Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioLearning

 

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

NT Kiên, Kim Âu, Ross Perot Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan, NT Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CHIẾN TRANH TRUNG QUỐC – VIỆT NAM 1979

 

 

 

Ngô Bắc dịch 

 

Lời Người Dịch:

 

“Chiến dịch 1979, ít nhất đối với Quân Đội Giải Phóng của Nhân Dân Trung Quốc, là một sự thất bại. Trung Quốc đă phóng ra cuộc tấn công của nó trong một nỗ lực để buộc Việt Nam phải rút lui khỏi Căm Bốt. Trung Quốc đă rút lui khỏi Việt Nam hôm 16 Tháng Ba, 1979, nhưng Việt Nam đă không rời Căm Bốt măi cho đến năm 1989.” ….

 

“Cuộc chiến tranh theo học thuyết họ Mao chưa dứt, nhưng phía Trung Quốc đă học được một bài học quan trọng.”

 

Trên đây là phần kết luận chắc nịch của Edward C. ODow’d, một tác giả hàng đầu về Chiến Tranh Biên Giới Trung Quốc – Việt Nam Năm 1979, chủ đề của loạt bài nghiên cứu dưới đây về biến cố quan trọng diễn ra 33 năm trước. Đối chiếu với bài học lịch sử lâu dài của đất nước, rơ ràng vấn đề sinh tử của dân tộc Việt Nam hiện nay là phải t́m mọi cách đê duy tŕ được sự độc lập và vẹn toàn lănh thố, đồng thời thoát ra khỏi sự lệ thuộc ngoại giao và quân sự đáng tủi hổ đối với Trung Quốc.

 

1.David R. Dreyer

VIỆC NÀY DẪN DẮT VIỆC KIA:

V̉NG XOÁY TRÔN ỐC SỰ VẤN ĐỀ VÀ

CHIẾN TRANH TRUNG QUỐC – VIỆT NAM (1979)

One Issue Leads to Another: Issue Spirals and the Sino-Vietnamese War (1979).

 

 

2. Steven J. Hood,

BẮC KINH, HÀ NỘI, VÀ ĐÔNG DƯƠNG –

CÁC BƯỚC TIẾN TỚI SỰ ĐỤNG ĐỘ

(Beijing, Hanoi, and Indochina – Steps to the Clash,

trong quyển Dragons Entangled: Indochina and the China-Vietnam War, 1992.

 

 

3. Zhang Xiaoming,

ĐẶNG TIỂU B̀NH VÀ

QUYẾT ĐỊNH CỦA TRUNG QUỐC

ĐI ĐÊN CHIẾN TRANH

VỚI VIỆT NAM

(Deng Xiaoping and China’s Decision to Go to War with Vietnam),

Journal of Cold War Studies, Summer 2010, vol. 12, No. 3, 3-29.

 

 

4, Nicolas Khoo,

HỒI KẾT CUỘC CỦA

MỘT T̀NH HỮU NGHỊ BẤT KHẢ HỦY DIỆT:

Sự Tái Xuất Hiện Của Sô Viết và

Sự Chấm Dứt Liên Minh Trung Quốc – Việt Nam, 1975-1979

trong quyển Collateral Damage: Sino – Soviet Rivalry and the Termination

of The Sino – Vietnamese Alliance, Columbia University Press, 2011, 103-136.

 

 

 

5. Herbert S. Yee,

CUỘC CHIẾN TRANH

BIÊN GIỚI TRUNG QUỐC – VIỆT NAM:

CÁC ĐỘNG LỰC, CÁC TÍNH TOÁN VÀ

CÁC CHIẾN LƯỢC CỦA TRUNG CỘNG

trong quyển The Sino-Vietnamese Border War: China’s Motives,

Calculations and Strategies, China Report (xuất bản

tại New Delhi, India), Bộ 16, số 1, 1980, các trang 15-32.

 

 

 

6. Edward C. ODow’d,

CHIẾN DỊCH NĂM 1979

trong quyển Chinese Military Strategy In The Third Indochina War,

The Last Maoist War, Routledge: New York, 2007, Chapter 4: The 1979 Campaign,

các trang 45-73; Chapter 5: The Battle of Lang Son, February – March 1979,

các trang 74-88; Chapter 0: Conclusion: the legacy of an “incredible, shrinking war”,

các trang 159-166.

 

 

 

7.  Edward C. ODow’d,

TRẬN ĐÁNH LẠNG SƠN, THÁNG HAI – THÁNG BA 1979

trong quyển Chinese Military Strategy In The Third Indochina War,

The Last Maoist War, Routledge: New York, 2007, Chapter 4: The 1979 Campaign,

các trang 45-73; Chapter 5: The Battle of Lang Son, February – March 1979,

các trang 74-88; Chapter 0: Conclusion: the legacy of an “incredible, shrinking war”,

các trang 159-166.

 

 

 

8. Harlan W. Jenks,

CUỘC CHIẾN TRANH “TRỪNG PHẠT”

CỦA TRUNG QUỐC ĐÁNH VÀO VIỆT NAM:

MỘT SỰ LƯỢNG ĐỊNH VỀ QUÂN SỰ

(“China’s ‘Punitive’ War on Vietnam: A Military

Assessment”, Asian Survey 14, no. 8 (1979): 801-815. 

 

 

9. Chen C. King,

CUỘC CHIẾN CỦA TRUNG QUỐC

ĐÁNH VIỆT NAM:

MỘT PHÂN TÍCH QUÂN SỰ

(“China’s War Against Vietnam: A Military Analysis”),

Journal of East Asian Affairs, no. 1 (1983): 233-63. 

 

 

 

10. John M. Peppers, ,

CHIẾN LƯỢC TRONG XUNG ĐỘT CẤP VÙNG:

MỘT TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU

ĐIỂN H̀NH VỀ TRUNG QUỐC

TRONG CUỘC CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG

LẦN THỨ BA NĂM 1979

(Strategy In Regional Conflict:

A Case Study of China In The Third Indochina Conflict of 1979),

U.S. Army War College, Carlisle Barracks, 2001. 

 

 

11. Alexander Woodside

DÂN TỘC CHỦ NGHĨA VÀ

NẠN NGHÈO ĐÓI

TRONG SỰ TAN VỠ CÁC QUAN HỆ

TRUNG QUỐC – VIỆT NAM

Nationalism and poverty in the Breakdown

of Sino-Vie6namese Relations,

Pacific Affairs, Fall 1979,

các trang 381-409. 

  

 

12. Dennis Duncanson

 

CHIẾN TRANH VIỆT NAM

CỦA TRUNG QUỐC:

CÁC Đ̉I HỎI CHIẾN LƯỢC CŨ VÀ MỚI

China’s Vietnam War:

new and old strategy imperatives,

The World Today, 35, số 6 (1979),

các trang 241-248.

 

 

 

13. James Mulvenon

 

CÁC GIỚI HẠN CỦA NGOẠI GIAO CƯỠNG HÀNH:

CUỘC CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI

TRUNG QUỐC – VIỆT NAM NĂM 1979

Limits of Coercive Diplomacy:

The 1979 Sino-Vietnamese Border War,

Journal of Northeast Asian Studies; Fall 95,

Vol. 14 Issue 3, các trang 68-88.

 

 

 

14. Andrew Scobell

 

NGOẠI GIAO CƯỠNG HÀNH NỬA VỜI:

CUỘC TẤN CÔNG NĂM 1979 CỦA TRUNG QUỐC

ĐÁNH VIỆT NAM

“Explaining China’s Use of Force”,

China’s Use of Military Force Beyond the Great Wall and the Long March

Cambridge, United Kingdom: Cambridge University Press, 2003

các trang 192-198.

 

 

 

15. Daniel Tretiak

 

CHIẾN TRANH VIỆT NAM CỦA TRUNG QUỐC

VÀ CÁC HẬU QUẢ CỦA NÓ

“China’s Vietnam War and Its Consequences,” The China Quarterly 80 (1979), các trang 740-67.

 

  

 

16. Bruce Burton

 

CÁC SỰ GIẢI THÍCH ĐỐI CHỌI

 VỀ CUỘC CHIẾN TRANH

 TRUNG QUỐC - VIỆT NAM NĂM 1979

“Contending explanations of the 1979 Sino – Vietnamese War”,

International Journal, Volume XXXIV, no. 4/Autumn 1979, các trang 699-722.

 

 

 

17. Ramesh Thakur

 

TỪ SỐNG CHUNG ĐẾN XUNG ĐỘT:

CÁC QUAN HỆ

HÀ NỘI – MẠC TƯ KHOA – BẮC KINH

VÀ CUỘC CHIẾN TRANH TRUNG – VIỆT

Coexistence to Conflict: Hanoi-Moscow-Pekings Relations and The China-Vietnam War,

The Australian Outlook, Volume 34, số 1, 1980, các trang 64-74.

 

 

 

18. Todd West

 

TỪ SỐNG SỰ NGĂN CẤM  KHÔNG THÀNH  CÔNG

CUỘC XUNG ĐỘT TRUNG QUỐC – VIỆT NAM NĂM 1979

Failed Deterrence, The 1979 Sino-Vietnamese Conflict,

Stanford University Journal of East Asian Affairs,  Vol. 6, No. 1, Winter 2006, các trang 73- 85. 

 

 

 

19. Colonel G.D Bakshi

 

Cuộc Chiến Tranh Trung Quốc - Việt Nam năm 1979:

Trường Hợp Nghiên Cứu Điển H́nh

Trong Các Cuộc Chiến Tranh Hạn Chế

VSM, The Sino-Vietnam War – 1979: Case Studies in Limited Wars,

Indian Defence Review, Volume 14 (2) July – September 2000

 

 

 

20. Bruce Elleman

 

Các Quan Hệ Sô Viết – Trung Quốc Và Cuộc Xung Đột

Trung Quốc – Việt Nam Tháng Hai 1979

Đọc tại Cuộc Hội Thảo 1996 Vietnam Symposium,

“After the Cold War: Reassessing Vietnam”,

được tổ chức vào các ngày 18-20 Tháng Tư, 1996

tại Vietnam Center, Texas Rech University, Lubbock, Texas

 

 

 

21. Henry J. Kenny

 

CÁC NHẬN THỨC CỦA VIỆT NAM VỀ CUỘc CHIẾN TRANH,

1979 VỚI TRUNG QUỐC “Vietnamese Perceptions of the 1979 War with China,

Chinese Warfighting: The PLA Experience Since , đồng biên tập bởi

Mark A. Ryan, David Michael Frakelstein, Michael A. McDevitt, Chapter 10, các trang 217-241s

 

 

 

22. Xiaoming Zhang

 

CUỘC CHIẾN TRANH

NĂM 1979 CỦA TRUNG QUỐC VỚI VIỆT NAM: MỘT SỰ

TÁI LƯỢNG ĐỊNH, “China’s War with Vietnam: A Reassessment”,

The China Quarterly, số 184, December 2005, các trang 851-874.

 

 

 

23. Edward C. O’Dowd & John F. Corbett, Jr.

 

CHIẾN DỊCH NĂM 1979 CỦA TRUNG QUỐC

TẠI VIỆT NAM:

CÁC BÀI HỌC LĨNH HỘI ĐƯỢC

The Lessons of History: The Chinese People’s Liberation Army at 75, Carlisle, PA.:

Strategic Studies Institute, U.S. Army War College, July 2003, các trang 353-378.

 

 

24. Douglas E. Pike,

 

CỘNG SẢN ĐẤU CỌNG SẢN

TẠI ĐÔNG NAM A”

 (“Communism vs Communism in Southeast Asia), International Security, Vol. 4, No. 1 (Summer, 1979), từ trang 20.

 

 

 

25. Henry Kissinger,

 

“SỜ MÔNG CON HỔ”

CUỘC CHIẾN TRANH VIỆT NAM THỨ BA”

 Chương 13: “Touching the Tiger’s Buttocks”: The Third Vietnam War, các trang 340-375,

trong quyển On China, xuất bản bởi The Penguin Press, New York, 2011.

 

  

26. Jimmy Carter,

 

GHI NHỚ VỀ

CHIẾN TRANH TRUNG QUỐC – VIỆT NAM

NĂM 1979

cựu Tổng Thống Hoa Kỳ, trích dịch từ các hồi kư Keeping Faith, Memoirs Of A President,

A Bantam Book: New York, November 1982, các trang 194-211, và White House Diary, New York: Farrar, Straus and Giroux, 2010,

các trang 281-296, và rải rác, cùng các phụ lục trích dịch phần ghi nhớ về Chiến Tranh Trung Quốc – Việt Nam năm 1979 của:

Phụ Lục 1: Cyrus Vance, cố Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Hard Choices, Critical Years In America’s Foreign Policy, New York: Simon and Schuster, 1983, các trang 120-127.

Phụ Lục 2: Zbigniew Brzezinski, cựu Cố Vấn Tổng Thống Hoa Kỳ về An Ninh Quốc Gia, Power and Principle, Memoirs of the National Security Adviser, 1977-1981, New York: Farrar, Straus and Giroux, 1983, các trang 404-414.

Phụ Lục 3: Anatoly Dobrynin, cựu Đại Sứ Liên Sô tại Hoa Kỳ, In Confidence, Moscow’s Ambassador to America’s Six Cold War Presidents, New York: Times books, a division of Random House, Inc., 1995, các trang 418-19. 

 

 

Nicholas Khoo

University of Otago, New Zealand

 

 

 

HỒI KẾT CUỘC CỦA

 

MỘT T̀NH HỮU NGHỊ BẤT KHẢ HỦY DIỆT:

 

Sự Tái Xuất Hiện Của Sô Viết và

 

Sự Chấm Dứt Liên Minh Trung Quốc – Việt Nam,

 

1975-1979

 

 

 

Nh́n từ quan điểm của Trung Quốc,1  các đặc tính xác định của thời Hậu Chiến Tranh Việt Nam, tức, sự co rút của Hoa Kỳ và sự khẳng quyết tương ứng trong chính sách ngoại giao của Sô Viết là các sự phát triển bất lợi. 2 Tuy nhiên, t́nh trạng bất lợi đă không dẫn đến sự nhượng bộ, đừng nói đến việc đầu hàng.  Ngược lại là đàng khác.  Thay v́ thừa nhận quyền lực lên cao của Sô Viết, Trung Quốc tiếp tục lập trường căn bản của họ, hiển hiện từ đầu thập niên 1960, là chống đối Mạc Tư Khoa. Giữa sự gia tăng trong cuộc xung đột Trung Quốc – Sô Viết, Việt Nam mới được độc lập trở thành tiêu điểm của sự chú ư nhiều hơn của Trung Quốc lẫn Sô Viết.  Bắc Kinh và Mạc Tư Khoa đôi diện một giới lănh đạo ở Hà Nội mà, trong khi nói chung, nghiêng nhiều về sự ủng hộ Liên Bang Sô Viết, song cũng mệt mỏi về việc phản đối nghịch với Trung Quốc.  Sau rốt, để đổi lại sự ủng hộ của Mạc Tư Khoa trong việc thiết lập một khu vực ảnh hưởng Việt Nam trên Lào và Căm Bốt, Hà Nội đă tự ḿnh xếp hàng chặt chẽ với chính sách bao vây của Sô Viết chống lại Trung Quốc.  Cuộc xung đột Trung Quốc – Việt Nam sinh ra từ đó.

 

Chương sách này sẽ khảo sát tiến tŕnh này.  Chúng tôi cũng sẽ điều tra về các sự giải thích khác nhau cho các biến cố đáng kể trong thời kỳ quan yếu này của kỷ nguyên Chiến Tranh Lạnh, kể cả sự h́nh thành và chấm dứt liên minh Trung Quốc – Việt Nam; và cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc – Việt Nam hồi đầu năm 1979.

 

 

CUỘC XUNG ĐỘT TRUNG QUỐC – SÔ VIẾT 

TRONG THỜI KỲ SAU NĂM 1975

 

Sự thất bại được nh́n thấy rơ của Mỹ tại Việt Nam đă có các hiệu ứng tức thời đáng kể (mặc dù đôi lúc không phải là cố ư) trên chính trị thế giới. 3 Một trong những hiệu ứng đặc biệt quan trọng là sự góp phần của nó vào một chính sách ngoại giao quả quyết hơn của Sô Viết trong thời kỳ 1975-1979.  Sự quả quyết của Sô Viết được phản ảnh nổi bật nhất trong ba phạm vi: sự đe dọa quân sự của Sô Viết đối với Trung Quốc; chính sách của Sô Viết đối với Thế Giới Thứ Ba; và các quan hệ Sô Viết – Hoa Kỳ.  Ngày càng nhiều hơn, phía Trung Quốc lo sợ rằng một sự thiếu đáp ứng của Mỹ đối với các thắng lợi của Sô Viết tại các lănh vực này sẽ cho phép Mạc Tư Khoa củng cố một ví thế quốc tế thuận lợi và trừng phạt Trung Quốc v́ sự chống đối của nó đối với chính sách của Sô Viết.  Kết quả của các hành động của Sô Viết, và sự kinh hoảng đi kèm theo của Trung Quốc, là một sự leo thang trong cuộc xung đột Trung Quốc – Sô Viết.  Phần này sẽ lược xét chính sach của Sô Viết liên quan đến sự bày binh bố trận quân sự chống lại Trung Quốc tại vùng viễn đông thuộc Nga, và chính sách của Sô Viết tại Thế Giới Thứ Ba.  Sau đó sẽ tiến tới việc duyệt xét các lo ngại của Trung Quốc về cán cân tương đối trong các quan hệ Sô Viết – Mỹ, cho thấy phương cách mà nó đă tạo ra một sự gia tăng trong cuộc xung đột Trung Quốc – Sô Viết như thế nào. 

 

Các Sự Bố Trí Chiến Lược Của Sô Viết Tại Vùng Viễn Đông nước Nga

 

Sự đe dọa của Sô Viết đối với Trung Quốc trong thời kỳ sau năm 1975 được phản ảnh một cách hoàn toàn trong phạm vi quân sự.  Trong diễn tiến cuộc xung đột Trung Quốc – Sô Viết, đă có một sự gia tăng đáng kể trong các năng lực quân sự của Sô Viết tại vùng viễn đông nước Nga.  Vào lúc khởi đầu cuộc xung đột năm 1964, Sô Viết đă có khoảng một tá sư đoàn không đủ cấp số tại miền đó. 4 T́nh trạng này đă thay đổi. Khía cạnh đáng kể nhất của sự củng cố của Sô Viết là sự điều động nhiều sư đoàn Sô Viết dọc biên giới Trung Quốc – Mông Cổ vào năm 1967, một sự khai triển khả dĩ thực hiện được là do hiệp ước liên minh Sô Viết – Mông Cổ năm 1966. 5 Kế đó đă có một sự bành trướng mau chóng các lực lượng Sô Viết trong thời kỳ sau khi có các cuộc đụng độ biên giới năm 1969. 6 Giữa các năm 1969 và 1972, sự bố trí các lực lượng Sô Viết dọc biên giới Trung Quốc – Sô Viết và Trung Quốc – Mông Cổ được tăng gấp đôi, từ 21 sư đoàn lên 45. 7 Một sự giảm bớt về số lượng của sự củng cố của Sô Viết kế đó đă xảy ra từ 1973 cho đến 1977. 8 Trong thời kỳ này, sự nhấn mạnh được nhắm vào việc nâng cấp các lực lượng Sô Viết và tăng cường các liên minh với các nước khác tại ngoại vi của Trung Quốc.  Trong năm 1976, Trung Quốc và Sô Viết mỗi bên có khoảng 300,000 binh sĩ được bố trí tại biên giơi của họ. 9

 

Trong khi có một sự ngang bằng đại cương về quân số thuộc các lực lượng quy ước, phe Sô Viết có ưu thế áp đảo Trung Quốc về mặt các lực lượng hạt nhân chiến lược và chiến thuật. 10 Năm 1975 Trung Quốc đă có khoảng 430 dàn phóng hỏa tiễn hạt nhân so với tổng số của Sô Viết là 4,735. 11 Mặc dù Mạc Tư Khoa đă phải sử dụng phần lớn các dàn phóng này trong việc gián chỉ Hoa Thịnh Đốn, số lượng sai biệt giữa hai bên vẫn đủ lớn cho phía Nga để gây ra sự tổn hại thê thảm cho Trung Quốc. 12 Bắt đầu trong năm 1978, đă có việc củng cố hơn nữa vị thế quân sự của Sô Viết chống lại Trung Quốc, 13 khi Sô Viết bố trí các hỏa tiễn đầu đạn nguyên tử tầm trung (intermediate-range ballistic missiles: IRBM) loại SS-20 lần đầu tiên tại vùng Sô Viết viễn đông. 14 Hỏa tiễn SS-20 là một sự cải tiến quan trọng đối với các hỏa tiễn SS-4 và SS-5 mà nó thay thế. 15 Không giống như các hỏa tiễn đời trước, SS-20 di động được, cải thiện tính tồn tại lâu hơn của nó.  Tầm bắn tối đa của nó là 5,000 cây số là một sự cải tiến so với SS-5 (4,100 cây số), và SS-4 (2,000 cây số) 16 Một cách đáng chú ư, mỗi hỏa tiễn SS-20 có ba đầu đạn với cơ phận nạp đạn trở lại có thể nhắm đên mục tiêu một cách độc lập, đa phương (Multiple, independently targetable reentry vehicle: MIRV).  Kết quả, số đầu đạn hỏa tiễn IRBM của Sô Viết tại viễn đông gia tăng một cách rơ rệt.  Một khía cạnh khác của sự cải thiện trong các sự bố trí chiến lược của Sô Viết chống lại Trung Quốc tại vùng viễn đông của nó liên hệ đến oanh tạc cơ Backfire. 17 Oanh tạc cơ Backfire có khả năng thi hành các phi vụ hạt nhân, quy ước, thám thính, chống lại việc chuyên chở bằng tàu.  Bán kính ṿng tṛn chiến đấu của nó, ở 5,500 cây số, gần gấp đôi tầm hoạt động của tiền thân của nó, chiếc Blinder. 18 Một cách đáng kể, điều này mang lại cho Sô Viết năng lực vươn tới các mục tiêu khắp nước Trung Hoa, Đông Bắc Á Châu, phần lớn Đông Nam Á Châu, và các phần của Bắc Mỹ Châu.  Ngoài ra, mối đe dọa đặt ra từ máy bay chiến đấu của Sô Viết lên đến cực điểm với sự gia tăng gấp sáu lần trong loại năng lực đó của Sô Viết từ 1965 (210 chiến đấu cơ) đên 1978 (1,200 máy bay). 19 Và sau cùng, từ giữa thập niên 1960 cho đến cuối thập niên 1970, Sô Viết đă nhắm đến việc cải thiện các năng lực hoạt động của hạm đội Thái B́nh Dương của Sô Viết. 20

 

Sô Viết không muốn khoa trương các năng lực của họ để dọa nạt Trung Quốc.  Trong Tháng Tư 1978, nhà lănh đạo Sô Viết Brezhnev và bộ trưởng quốc pḥng Sô Viết Ustinov đă thực hiện một cuộc thăm viếng đáng chú ư tại Khabarovsk và Vladivostok. 21 Một cách gây bối rối, từ quan điểm Trung Quốc, Brezhnev đă chứng kiến các cuộc thao diễn quân sự dựa trên mô h́nh một cuộc chiến tranh Trung Quốc – Sô Viết.  Cùng lúc, một hoạt động quân sự hỗn hợp đặc biệt lớn lao của Sô Viết liên can đến các đơn vị không quân, hải quân, và thủy quân lục chiến đă được thực hiện tại các hải phận Đông Bắc Á Châu. 22 Vào năm 1979, một cuộc tái tổ chức cơ cấu chỉ huy quân sự Sô Viết đă được thi hành tại vùng Sô Viết viễn đông.  Một cuộc thao diễn quân sự của Sô Viết được quảng bá rộng răi tại Mông Cổ hồi mùa xuân 1979 lại được dùng để nhấn mạnh đến mối đe dọa quân sự của Sô Viết đối với Trung Quốc. 23 Trong một ư nghĩa quan trọng, các sự phát triển trong mùa xuân 1979 tượng trưng cho cực điểm của một chiến lược bao quát hơn của sự bao vây của Sô Viết nhằm chống lại Trung Quốc.

 

 

Liên Bang Sô Viết và Thế Giới Thứ Ba

 

Mối đe dọa trực tiếp đặt ra với Trung Quốc bởi Liên Bang Sô Viết được bổ túc bởi một loại đe dọa khác: sự thành công của Sô Viết tại Thế Giới Thứ Ba.  Sự chiếm đoạt của cộng sản Việt Nam trên Sàig̣n ngày 30 Tháng Tư 1975 đă đánh dấu bước khởi đầu của một thời kỳ thành công đáng kể của Sô Viết trong Thế Giới Thứ Ba. 24 Mạc Tư Khoa giờ đây đang gặt hái các lợi nhuận của các vụ đầu tư được thực hiện trong thập niên trước.  Bắt đầu từ giữa thập niên 1960, trong một sự tách rời khỏi một chính sách trước đó nhằm ủng hộ mạnh mẽ cho các phe dân tộc chủ nghĩa phi cộng sản tại Thế Giới Thứ Ba, Sô Viết khởi sự hỗ trợ mạnh dạn cho các nhóm Mácxít – Leninít chính thống hơn. 25 Các hiệp ước hữu nghị đă được kư kết với Somalia (1974), 26 Angola (1976), Mozambique (1977), và Ethiopia (1978). 27 Sự ủng hộ của Sô Viết bao gồm sự cung cấp trang bị quân sự và cố vấn chiến thuật từ các cố vấn Sô Viết làm việc tại chỗ. 28 Các binh sĩ Cuba được tài trợ và đứng vào hàng ngũ Sô Viết được du nhập vào Phi Châu. 29 Theo một sự ước lượng, đă có binh sĩ Cuba ở tổng số mười sáu quốc gia Phi Châu và Trung Đông trong thời kỳ này. 30 Các kết quả th́ rơ ràng, cảm nhận được.  Như một cuộc nghiên cứu về chính sách của Sô Viết tại Thế Giới Thứ Ba trong thời kỳ này đă kết luận:

 

Các bài học chính yếu về chiến tranh [Việt Nam] cho Điện Cẩm Linh không phải là các giới hạn của sức mạnh quân sự mà là về tính hữu dụng chính trị biểu thị của nó.  Sự sụp đổ của Nam Việt Nam, trong thực tế, đánh dấu bước khởi đầu của một sự tấn công chiến lược thành công cao độ của Liên Bang Sô Viết tại Thế Giới Thứ Ba.  Từ Tháng Tư 1975 đến Tháng Một 1979, đă xẩy không dưới bảy vụ chiếm giữ thành công bằng vũ lực trên quyền hành hay lănh thổ bởi các phe tả khuynh triệt để hay Cộng Sản thân Sô Viết tại Thế Giới Thứ Ba.  Các chế độ cách mạng thân Sô Viết đă nắm giữ quyền hành như kết quả của các cuộc xung đột bạo động hay đảo chính tại Nam Việt Nam, Lào, Angola, Ethiopia, Afghanistan, South Yemen, và Căm Bốt.  Vũ khí Sô Viết đă đóng giữ một vai tṛ trong phần lớn các trường hợp này. 31

 

Trung Quốc đă nh́n sự thành công của Sô Viết tại Phi Châu với sự kinh hoảng, nhưng chính yếu bởi các sự kiềm chế về tài nguyên, sự ủng hộ của nó cho các lực lượng chống Sô Viết tại lục địa đó bị giới hạn vào lời kết án suông các hoạt động của Sô Viết ở đó. 32 Trong Tháng Hai 1976 Phong Trào B́nh Dân Giải Phóng Angola (Popular Movement for the Liberation of Angola: MPLA) hậu thuẫn bởi Cuba và Sô Viết đă đánh bại Liên Hiệp Dân Tộc Giành Độc Lập Hoàn Toàn Cho Angola (National Union for the Total Independence of Angola: UNITA). 33 Vào ngày 6 Tháng Hai 1976, tờ Peking Review in lại một bài báo của tờ Nhân Dân Nhật Báo (People’s Daily) kết án sự can thiệp thắng lợi của Sô Viết – Cuba trong cuộc nội chiến của Angola. 34 Tương tự, phía Trung Quốc cung cấp sự ủng hộ bằng ngôn từ cho các nỗ lực của Somalia chống lại Ethiopia hậu thuẫn bởi Sô Viết và Cuba. 35 Trước sự khiếp đảm của Trung Quốc, nỗ lực can thiệp của Sô Viết – Cuba đă làm lệch cán cân bất lợi cho Somalia. 36 Sô Viết và Cuba cũng ủng hộ một cuộc đảo chính tại Nam Yemen đă đưa lên quyền hành một giới lănh đạo thân Sô Viết.  Một cuộc chiến tranh biên giới kế đó đă được phát động bởi Nam Yemen chống lại Bắc Yemen. 37

 

Bắc Kinh c̣n kinh hoảng hơn nữa về chính sách của Sô Viết tại một phần của Thế Giới Thứ Ba gần cận với Trung Quốc hơn, có nghĩa, tại Á Châu.  Như đă thảo luận chi tiết nơi Chương 3 [của nguyên bản], vào ngày 7 Tháng Sáu 1969, tại phiên họp của Hội Nghị Quốc Tế Các Đảng Lao Động và Cộng Sản, Brezhnev loan báo một đề nghị về một hệ thống an ninh tập thể cho Á Châu. 38 Đề nghị này được đưa ra trong khung cảnh các sự phát triển đương thời tại Á Châu đang thuận lợi cho sự bành trướng các quyền lợi Sô Viết trong vùng.  Các diễn tiến này bao gồm sự loan báo của Anh Quốc hôm 17 Tháng Bẩy 1967 rằng họ đang rút ra khỏi phía đông kinh đào Suez, và lời tuyên bố của Tổng Thống Nixon tại đảo Guam hôm 25 Tháng Bẩy 1969 rằng sẽ có một sự co rút trong sự hiện diện của Mỹ tại Á Châu. 39 Sự thất trận sau đó của các lực lượng Nam Việt Nam hậu thuẫn bởi Mỹ năm 1975 đă cung cấp một thời cơ thuận tiện cho sự phục hồi ư niệm an ninh tập thể Á Châu của Sô Viết.  Ư niệm được đề xuất trong các sự tương tác ngoại giao của họ với các quốc gia phi cộng sản đă thành lập ra Hiệp Hội Các Nước Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations: ASEAN). 40

 

Chính Trung Quốc đă là nước đă phản ứng mạnh mẽ nhất chống lại ư niệm an ninh tập thể.  Trong một bài báo ngày 15 Tháng Tám 1975 trên tờ Peking Review, khái niệm đă phải chịu một sự kiểm tra phê b́nh. 41 Phía Trung Quốc ghi nhận ngôn từ của Sô Viết đă toan tính h́nh dung đề nghị an ninh tập thể của nó là phù hợp với các nỗ lực của khối ASEAN nhằm thiết lập Đông Nam Á như một “khu vực ḥa b́nh, tự do, và trung lập” (Zone of peace, freedom and neutrality: ZOPFAN). 42 Trong cái nh́n của Trung Quốc, đề nghị an ninh tập thể rành rành là một cơ chế cho sự bành trướng ảnh hưởng của Sô Viết tại Đông Nam Á. 43 Chính v́ thế bài báo đă phát biểu:

 

“Hệ thống an ninh tập thể” tŕnh bày bởi đế quốc xă hội chủ nghĩa Sô Viết dưới bảng hiệu “ḥa b́nh” và “an nính được thiết kế để phục vụ không ǵ khác hơn là các chính sách của điện Cẩm Linh về sự xâm lược và bành trướng.  Nó đă được trù tính với mục đích tranh giành với Hoa Kỳ bá quyền tại Á Châu, phân hóa các nước Á Châu, và đem các nước cỡ nhỏ và trung vào trong khu vực ảnh hưởng của họ 44

 

Các quan ngại của Trung Quốc được đặc biệt ghi nhận liên quan đến mưu tính của Mỹ nhằm đạt tới sự ḥa hoăn với Sô Viết; các lo âu này đă được phát biểu ngay cả trước khi có sự kết thúc Chiến Tranh Việt Nam.  Trong bài diễn văn Ba Thế Giới năm 1974 của ông tại Liên Hiệp Quốc, được nói đến trong chương trước, Đặng Tiểu B́nh đă cảnh cáo các mưu toan để đạt đến sự ḥa hoăn với Sô Viết là ảo tưởng.  Họ Đặng đă lập luận rằng:

 

Nói cho cùng, điều gọi là “sự cắt giảm cân bằng các lực lượng” và “các giới hạn vũ khí chiến lược” không là ǵ cả ngoài lời nói suông, bởi trong thực tế không có “sự cân bằng”, cũng không thể có “giới hạn” khả dĩ.  Họ [Hoa Kỳ và Liên Bang Sô Viết] có thể đạt tới một số thỏa ước nào đó, nhưng các thỏa ước của họ chỉ là bề mặt và là một sự dối gạt.

 

Như các ư kiến của họ Đặng đề xướng, Trung Quốc nh́n sự ḥa hoăn Hoa Kỳ - Sô Viết như một sự giả danh và một sai lầm chiến lược nghiêm trọng. 45 Nó là một sự giả danh bởi v́ các cuộc đàm phán giải giới vũ trang vốn là sự biểu hiện cụ thể của sự ḥa hoăn được nhắm làm giảm bớt các sự gia tăng, chứ không phải để đạt được các sự cắt giảm tuyệt đối.  Nó là một sai lầm chiến lược bởi phía Trung Quốc đă không nhận thấy bất kỳ hiệu quả kiềm chế nào của sự ḥa hoăn trong chính sách của Sô Viết.  Trong thực tế, Bắc Kinh nh́n Sô Viết là đă lợi dụng tiến tŕnh để đạt được sự ngang hàng về hạt nhân chiến lược với Mỹ và, trong một số loại năng lực hạt nhân, c̣n tới một vị thế ưu việt. 46 Các sự lượng định của Trung Quốc về thời kỳ này của Cuộc Chiến Tranh Lạnh ghi nhận các thắng lợi mà Sô Viết đă đoạt được từ 1963 đến 1975, bất kể có sự kư kết nhiều hiệp ước khác nhau, kể cả Hiệp Ước Ngăn Cấm Thử Nghiệm Hạn Chế (Limited Test Ban Treaty) năm 1965, Hiệp Ước SALT I  [Strategic Arms Limitation Talks Treaty: Hiệp Ước Về Các Cuộc Đàm Phán Giới Hạn Các Vũ Khí Chiến Lược, chú của người dịch] năm 1972, và Hiệp Ước Ngăn Cấm Thử Nghiệm Ngưỡng Đầu Tiên (Threshold Test Ban Treaty) năm 1974. 47

 

Trung Quốc đă lo sợ sự sử dụng t́nh trạng ḥa hoăn bởi Sô Viết để giành đoạt các thắng lợi gây thiệt hại cho Hoa Kỳ sau đó sẽ được chuyển dịch thành một mối đe dọa được nâng cao của Sô Viết đối với Trung Quốc. 48 Chính v́ thế, khi duyệt xét dịp kỷ niệm một năm Các Thỏa Ước Helsinski 1975, được trưng dẫn như một thành quả thắng lợi của chính sách ḥa hoăn bởi một số các nhà phân tích Mỹ và Âu Châu, 49 phía Trung Quốc đă tiếp tục nhấn mạnh đến các nguy hiểm của sự thỏa hiệp với Sô Viết.  Khoảng một tháng trước khi có sự từ trần của Mao Trạch Đông, số ra ngày 9 Tháng Tám 1976 của tờ Peking Review có nhấn mạnh đến các nguy hiểm của việc nhượng bộ Sô Viết.  Đáng được trích dẫn một trích đoạn dài ở đây hầu cho phép thẩm định quan điểm của Trung Quốc về sự ḥa hoăn:

 

Các sự kiện chứng tỏ rằng “sự ḥa hoăn” được chào hàng bởi Điện Cẩm Linh không là ǵ cả ngoài một bước tiến để che đậy các dấu vết của cuộc chạy đua vũ trang và các sự chuẩn bị chiến tranh của nó, các hoạt động bành trướng chủ nghĩa của nó chống lại Tây Âu và tranh giành với Hoa Kỳ quyền bá chủ.  Đích thực v́ điều này mà cuộc tấn công “ḥa hoăn” phóng ra bởi Liên Bang Sô Viết là một mối đe dọa thực sự đối với Tây Âu trong thực tế … Bởi đối với Liên Bang Sô Viết, “ḥa hoăn” rơ ràng là một phương cách tấn công, một vũ khí giết người tàn sát một cách quỷ quyệt.  Nó chứa đầy sự nguy hiểm cho Tây Âu.  “Ḥa hoăn” đă không khiến Liên Bang Sô Viết rút một binh sĩ duy nhất nào ra khỏi Âu Châu, mà lại c̣n cản trở ít hơn nữa cỗ xe chiến tranh của Sô Viết đi xâm lược và bành trướng tiến hành trên đường ray của nó … “Ḥa hoăn” không có cách nào kiểm soát các hành vi bành trướng của Sô Viết, càng ít bắt buộc hơn nữa các kẻ xét lại của Sô Viết phải từ bỏ tham vọng hoang dại của họ muốn giành lấy quyền bá chủ Âu Châu.  Mưu tính sử dụng “ḥa hoăn” để kiểm soát chính sách bành trướng của Sô Viết, niềm tin rằng Liên Bang Sô Viết, như học thuyết “Sonnenfeldt” [của Hoa Kỳ] đề ra, sẽ thỏa măn với điều được gọi là “mối quan hệ hữu cơ: organic relationship” của nó với Đông Âu và sẽ không tấn công Tây Âu, là các chính sách nhượng bộ mà các hoạt động bành trướng của Sô Viết trong năm qua đă chứng minh là ảo tưởng. 50

 

Và trong khi Trung Quốc lo sợ rằng Hoa Kỳ có thể bị lợi dụng bởi Sô Viết qua chính sách ḥa hoăn, nó cũng lo sợ rằng ḥa hoăn là một cơ chế khả dĩ theo đó người Mỹ có thể lợi dụng Trung Quốc. 51 Bắc Kinh khi khai triển một sự phê b́nh chính sách của Hoa Thịnh Đốn đối với Mạc Tư Khoa đă vận dụng đến ẩn dụ “Munich”. 52 Phía Trung Quốc phát biểu rằng giống y như thủ tướng Anh Quốc, ông Neville Chamberlain đă đưa ra các nhượng bộ đối với Đức Quốc Xă của Hitler tại hội nghị Munich hồi Tháng Chín 1938 trong một thời kỳ suy yếu của Anh, người Mỹ đang đưa ra các sự nhượng bộ đối với người Nga trong một thời kỳ suy  yếu của Mỹ.  Tuy nhiên, trong sự phê b́nh của Trung Quốc đối với chính sách của Mỹ, đă có một bản chất quỷ quyệt của sự âm mưu.  Trong quan điểm của Trung Quốc, Hoa Kỳ đang t́m kiếm sự ḥa hoăn tại Âu Châu để hướng các năng lực và tài nguyên của Sô Viết sang phía đông, cụ thể hơn, đến Trung Quốc.  Đây là nguồn gốc chính của sự nghi ngờ của Trung Quốc đối với sự theo đuổi chính sách ḥa hoăn của Tổng Thống Nixon và Henry Kissinger đối với Sô Viết dưới thời chính quyền Nixon. 53 Sau khi khuynh hướng hoài nghi của Mỹ (skepticism) được phục hồi đưới chính quyền Ford trong 1974-1976, Trung Quốc lại sửng sốt bởi sự thỏa măn ban đầu trong chính sách đối với Sô Viết của chính quyền Carter, 54 điều đă chỉ được sửa chữa trong năm 1978. 55

 

 

Sự Xung Đột Trung Quốc – Sô Viết Gia Tăng

 

Chính trong bối cảnh của các nhận thức của Trung Quốc về các hoạt đông quân sự của Sô Viết nhắm chống lại Trung Quốc tại biên giới của họ; chính sách tích cực của Mạc Tư Khoa trong Thế Giới Thứ Ba; và sự giành đoạt các thắng lợi đáng kể do sự ḥa hoăn với Hoa Kỳ mà chúng ta phải [ghi nhớ trong đầu để] hiểu về cuộc xung đột Trung Quốc – Sô Viết gia tăng trong thời kỳ này.   Cơ hội đầu tiên cho bất kỳ sự cải thiện nào trong các quan hệ Trung Quốc – Sô Viết trong thời kỳ này xảy ra với sự từ trần của họ Mao trong Tháng Chín 1976.  Biến cố này dẫn đến một số các cử chỉ ḥa giải bởi Mạc Tư Khoa, được đưa ra với hy vọng rằng sự từ trần của nhà lănh đạo Trung Quốc có thể dẫn đến một giới lănh đạo mới tại Bắc Kinh, chú ư đến việc cải thiện các quan hệ song phương.  Bộ Trưởng Ngoại Giao Sô Viết, Andrei Gromyko, đă đến kư tên vào sổ phân ưu tại ṭa đại sứ Trung Quốc tại Mạc Tư Khoa hôm 13 Tháng Chin. 56 Cuộc luận chiến của Sô Viết đă ngưng lại trong một lúc.  Gửi đến Ủy ban Trung Ương Sô Viết hôm 25 Tháng Mười, Brezhnev đă ghi nhận rằng:        

 

Sự cải thiện các quan hệ của chúng ta với Trung Quốc là mối quan tâm thường trực của chúng ta … Tôi phải nhấn mạnh rằng chúng ta nhận định rằng không có vấn đề nào trong quan hệ giữa Liên Bang Sô Viết và Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc lại không có thể được giải quyết trong một tinh thần láng giềng tốt.  Chúng tôi sẽ tiếp tục hành động trong tinh thần này.  Mọi việc sẽ tùy thuộc vào quan điểm được chấp nhận bởi bên phía kia. 57

 

Vào ngày 27 Tháng Mười, một lời chào mừng chính thức được gửi từ Brezhnev đến Hoa Quốc Phong để chúc mừng họ Hoa về việc cử nhiệm ông ta vào chức chủ tịch ĐCSTQ. 58  Lời chúc mừng này đă bị từ khước trên căn bản rằng các quan hệ đảng-với-đảng đă không c̣n hiện hữu.  Các quan hệ rẽ sang khúc ngoặt xấu hơn.  Các cuộc thương thảo bế tắc về các sự tranh chấp biên giới Trung Quốc – Sô Viết từ 30 Tháng Mười Một 1976 đến 28 Tháng Hai 1977. 59 Cuộc tấn công bằng lời nói đầu tiên bởi một viên chức Sô Viết cao cấp diễn ra hôm 22 Tháng Tư 1977. 60 Cuộc xung đột Trung Quốc – Sô Viết đă mau chóng khởi phát.  Tờ Peking Review đă đăng tải một bài báo hôm 15 Tháng Bẩy 1977 tuyên bố rằng “đế quốc xă hội chủ nghĩa Sô Viết” là “nguồn cội nguy hiểm nhât của chiến tranh thế giới”. 61 Trong Tháng Tám 1977, tại phiên họp Ủy ban Trung Ương Lần Thứ Mười Một ĐCSTQ, Hoa Quốc Phong nhấn mạnh đến mối đe dọa được đặt ra trên Trung Quốc bởi Sô Viết và quy trách Mạc Tư Khoa về t́nh trạng suy đồi trong các quan hệ song phương. 62

 

Để thúc đẩy hơn nữa trong quốc nội đến sự kiện rằng mà giới lănh đạo mới của Trung Hoa cam kết theo đuổi chính sách chống Sô Viết của họ Mao, một bài b́nh luận dài về lư thuyết Ba Thế Giới của chủ tịch [Mao] đă được ấn hành hôm 1 Tháng Mười Một 1977. 63 Trong bài viết, Liên Bang Sô Viết được h́nh dung là một mối đe dọa c̣n lớn hơn so với bài diễn văn tại Liên Hiệp Quốc năm 1974 của họ Đặng.  Điều đă được lập luận rằng so với Hoa Kỳ, Liên Bang Sô Viết là “cội nguồn hung dữ hơn, liều lĩnh hơn, tráo trở hơn và nguy hiểm hơn của chiến tranh thế giới”. 64  Một số lư do được đưa ra cho nhận định này, kể cả sự kiện rằng trong khi Hoa Kỳ tự dàn trải ḿnh quá rộng và đă phải chấp nhận một chiến lược pḥng thủ, Liên Bang Sô Viết vẫn c̣n trong triều sóng dâng cao và đă chấp nhận một chiến lược tấn công. 65 Ngay sự yếu kém tương đối của Sô Viết trong lănh vực kinh tế khi so sánh với Mỹ cũng được nh́n như một nguồn cội của sư đe dọa.  Trong quan điểm của Trung Quốc, bởi v́ sức mạnh kinh tế của Sô Viết c̣n tương đối kém phát triển, nó đă phải lệ thuộc vào phương tiện quân sự để đạt tới các mục đích của nó. 66

 

Các sự phát triển tiếp theo là để khẳng định con đường dự phóng của cuộc xung đột gia tăng trong các quan hệ Trung Quốc – Sô Viết.  Vào ngày 24 Tháng Hai 1978, Chủ Tịch Đoàn của Sô Viết Tối Cao của Liên Bang Sô Viết đề nghị rằng một cuộc gặp gỡ sẽ được tổ chức với phía Trung Quốc.  Nó có nêu ư kiến rằng một bản tuyên bố chung sẽ được công bố tuyên cáo rằng Liên Bang Sô Viết và Trung Quốc sẽ “xây dựng các quan hệ của họ trên căn bản sống chung ḥa b́nh, tuân thủ chặt chẽ với các nguyên tắc b́nh đẳng, tôn trọng hỗ tương chủ quyền và sự vẹn toàn lănh thổ, không can thiệp vào các chuyện nội bộ của nhau và từ bỏ sự sử dụng vũ lực”. 67 .  Sự phúc đáp chính thức của Trung Quốc, được trao hôm 9 Tháng Ba 1978, bác bỏ đề nghị của Sô Viết là “không có giá trị”. 68  Điều cần phải ghi nhận rằng các quan điểm của Trung Quốc và Hoa Kỳ về Liên Bang Sô Viết ngày càng hội nhập với nhau hơn, một sự kiện được phản ảnh qua sự thiết lập các quan hệ ngoại giao trong Tháng Một 1979. 69

 

 

CÁC RÀNG BUỘC KINH TẾ

 

SÔ VIẾT VỚI VIỆT NAM GIA TĂNG

 

Sô Viết đă đáp ứng trước sự gia tăng cường độ của cuộc xung đột Trung Quốc – Sô Viết phác họa ở trên bằng việc gia tăng các liên kết kinh tế của nó với Việt Nam.  Trong Tháng Năm 1975, ngay sau khi có cuộc chiến thắng của cộng sản Việt Nam trên Nam Việt Nam, 70 Sô Viết đă xóa bỏ tất cả các món nợ của Hà Nội đối với Mạc Tư Khoa. 71 Khoản này trị giá 450 triệu. 72 Trong Tháng Tư 1976, trong một cuộc thăm viếng của phó thủ tướng Sô Viết, Ivan Arkhipov, một sự cam kết tổng quát để gia tăng sự trợ giúp kinh tế của Sô Viết cho Việt Nam đă được đưa ra. 73 Trong Tháng Mười Hai 1976, nhân kỳ Đại Hội Lần Thứ Tư Đảng Cộng Sản Việt Nam, Mạc Tư Khoa đă hứa hẹn một sự cam kết quan trọng cho kế hoạch năm năm 1976-1980 của Hà Nội, cam đoan sẽ trợ giúp từ 11 đến 13 tỷ, gấp đôi số mà nó đă cung cấp cho kế hoạch năm năm trước đó của cộng sản Việt Nam. 74 Các ràng buộc kinh tế nở rộ cũng có thể được nh́n thấy trong các mực độ mậu dịch tổng quát của Sô Viết – Việt Nam, đă tăng trưởng mỗi năm từ 1976 cho đến 1979. 75 Tổng số ước lượng mậu dịch hai chiều cho năm 1976 là $392.8 triệu.  Con số này đă nhẩy lên $548.1 triệu trong năm 1977, và $668.9 triệu trong năm 1978.  Đến năm 1979, con số là $905.3 triệu.  Con số này đă tăng lên $942.5 triệu trong năm 1980.  Không có ǵ đáng ngạc nhiên, Việt Nam đă có một sự thâm thủng mậu dịch với Liên Bang Sô Viết từ 1976 đến 1980. 76 Ngoài một sự đột biến từ 1976 đến 1977, khi các con số có chiều đi xuống từ một số thâm thủng $224 triệu c̣n $195.9 triệu, khoản thâm thủng mậu dịch vẫn lên cao.  Cho năm 1978, khoản thâm thủng là $223.9 triệu.  Sau đó nó đă gia tăng lên $455.3 triệu trong năm 1979, và $457.7 triệu trong năm 1980.

 

Sự quảng đại của Sô Viết được đón chào một cách đặc biệt đối với giới lănh đạo tại Hà Nội.  Trong thời hậu Chiến Tranh Việt Nam, giới lănh đạo của Việt Nam, ít nhất là lúc khởi thủy, đă đặt sự phát triển kinh tế như một trong các ưu tiên hàng đầu của nó.  Lănh đạo đảng cộng sản Việt Nam, Lê Duẩn, đă tuyên bố không lâu sau sự thất trận của Nam Việt Nam rằng “Kinh Tế là Chỉ Huy”. 77 Các ràng buộc kinh tế gia tăng đă lên đến cực điểm với sự gia nhập của Việt Nam vào khối COMECON 78 do Sô Viết cầm đầu hôm 29 Tháng Sáu 1978 tại phiên họp của tổ chức ở Bucharest. 79 Một hiệp ước chính thức thu nhận đă được kư kết hôm 5 Tháng Bẩy.  Sự việc này tượng trưng cho sự hoàn tất thắng lợi của tiến tŕnh đă khởi phát bởi Việt Nam từ hồi giữa năm 1977. 80 Tư cách thành viên của khối COMECON đă mang lại các lợi lộc kinh tế chẳng hạn như tỷ số hối đoái ưu đăi trong mậu dịch trong khối.  Khối COMECON đă đảm nhận một số dự án viện trợ tại Việt Nam đă bị bỏ dỡ bởi Trung Quốc. 81 Các con số ước lượng về viện trợ kinh tế của Sô Viết cho Việt Nam trong thời kỳ này th́ khác nhau, và cần phải xem xét một cách cẩn trọng, nhưng điểm quan trọng hơn là sự kiện tổng quát rằng viện trợ của Sô Viết th́ quan trọng.  Bảng dưới đây cung cấp một loạt các con số ước lượng về khoản viện trợ kinh tế của Sô Viết.

 

 

BẢNG 5.1. CÁC SỐ ƯỚC LƯỢNG KHOẢN KINH VIỆN CỦA SÔ VIẾT CHO VIỆT NAM,

1975-1979

 

NĂM                       PIKE                            TRUNG                       NATO

 

1975                       450-500                       520                              450

1976                       560-750                       560                              500

1977                       570-1000                     560                              500

1978                       700-1000                     700                              500

1979                       800-1000                     800                              500-750

1980                       2.9-3000                      1000                            500-570

 

Các con số được tính theo đơn vị hàng Triệu Mỹ Kim.

Nguồn: Ramesh Thakur và Carlyle Thayer, Soviet Relations with India and Vietnam (London: Macmillan, 1992), 190.  Các con số lấy từ từ tác giả Pike, trong quyển Vietnam and the Soviet Union: Anatomy of an Alliance (Boulder: Westview, 1987), 139; Thái Quang Trung, “The Moscow – Hanoi Axis and the Soviet Military Build-Up in Southeast Asia”, Indochina Report (Singapore) 8 Oct. 1986, 14; và North Atlantic Treaty Organization, Soviet Economic Relations with Selected Client States in the Developing World, document C-M (82) 71, 14 Oct. 1982.                                   

 

Sô Viết cũng gia tăng các liên hệ quân sự của họ với Việt Nam.  Đối với Sô Viết, một liên minh với Việt Nam đă là một phần quan yếu trong chính sách bao vây từ lâu và tiếp diễn liên tục của Sô Viết chống lại Trung Quốc.  Sô Viết đă sẵn thành lập liên minh với Mông Cổ (1966) và Ấn Độ (1971).  Trong năm 1977, họ bắt đầu thúc đẩy cho một hiệp ước liên minh chính thức với Việt Nam. 82 Với sự thống nhất của Việt Nam trong năm 1975, Mạc Tư Khoa nêu lên vấn đề tiếp cận với Vịnh Cam Ranh 83 và khả tính của việc thành lập một liên minh. 84 Sô Viết bị từ chối trong cả hai vấn đề.  Không có sự tiếp cận với các nguồn tài liệu Việt Nam, chúng ta chỉ có thể ức đoán rằng Hà Nội th́ quan ngại rằng việc đi quá sát với Sô Viết sẽ phá hỏng các mối quan hệ thời sau chiên tranh của nó với Hoa Kỳ và Trung Quốc.  Không nản chí bởi sự cự tuyệt này, Sô Viết đă cung cấp viên trợ quân sự để củng cố các quan hệ.  Với sự hay biết trước rằng các con số này cần phải được xem xét một cách thận trọng, các con số mà chúng ta có cho thấy viện trợ quân sự của Sô Viết cho Việt Nam trong thời kỳ 1975-80 th́ lớn lao, như được biểu lộ trong Bảng 5.2

 

BẢNG 5.2. ƯỚC LƯỢNG QUÂN VIỆN CỦA SÔ VIẾT CHO VIỆT NAM, 1975-1979

 

NĂM                       PIKE                            NATO

 

1975                       123-150                          25

1976                       44-50                              30

1977                       75-125                         100

1978                       600-800                       190

1979                       890-1,400                    1,500

1980                       790-905                       240-280

 

Các con số được tính theo đơn vị hàng triệu Mỹ Kim.

Nguồn: Ramesh Thakur và Carlyle Thayer, Soviet Relations with India and Vietnam (London: Macmillan, 1992), 190.  Các con số lấy từ từ tác giả Pike, trong quyển Vietnam and the Soviet Union: Anatomy of an Alliance (Boulder: Westview, 1987), 139; North Atlantic Treaty Organization, Soviet Economic Relations with Selected Client States in the Developing World, document C-M (82) 71, 14 Oct. 1982.                                     

Các Căn Nguyên Của Liên Minh Sô Viết – Việt Nam

 

Như biểu thị ở trên, Sô Viết đă cung cấp các khoản viện trợ đáng kể để tạo thuận lợi cho sự tái thiết kinh tế hậu chiến và các nhu cầu an ninh của Việt Nam.  Chúng ta sẽ lượng giá khía cạnh an ninh trong các căn nguyên của liên minh với chi tiết cặn kẽ hơn trong phần này.  Nói một cách đơn giản, Việt Nam nhận thấy họ cần sự ủng hộ của Sô Viết để thiết lập một khu vực ảnh hưởng trên Lào 85 và Căm Bốt. 86 Ư tưởng của cộng sản Việt Nam về Đông Dương như một khu vực ảnh hưởng có thể được truy t́m ngược về năm 1930; ngay khi đó, là nhờ ở Mạc Tư Khoa không kém ǵ với đề xướng khai sinh ra phe cộng sản Việt Nam. Một cách đáng chú ư, trong năm 1930 bản thân phe cộng sản Việt Nam th́ bận rộn với việc nuôi dưỡng cách mạng tại Việt Nam và miễn cưỡng để đảm trách chương tŕnh cách mạng cho các nước lân cận Lào và Căm Bốt của họ.  Trong năm 1930, theo một chỉ thị của Comintern, Đảng Cộng Sản Đông Dương (Indochinese Communist Party: ICP) đă được thành lập dưới sự lănh đạo của cộng sản Việt Nam.  Ngay danh xưng Đảng Cộng Sản Đông Dương (ĐCSĐD: ICP) cũng được lựa chọn bởi Comintern.  Tất cả 211 đảng viên thành lập ĐCSĐD đều là người Việt Nam. 87 Trong năm 1931 một tờ báo định kỳ của đảng đi theo đường lối được ấn định bởi Mạc Tư Khoa và đă nhấn mạnh rằng:

 

Mặc dù ba nước [Căm Bốt, Lào, Việt Nam] được cấu thành bởi ba chủng tộc khác nhau, với ngôn ngữ khác biệt, các truyền thống khác biệt, các khuôn mẫu tác phong khác biệt, trong thực tế, chúng tạo thành một nước duy nhất … Không thể nào chỉ thực hiện một cuộc cách mạng một cách riêng biệt cho Việt Nam, Căm Bốt, và Lào. 88

 

Trong Tháng Tám 1945, ba tháng sau khi có sự thất trận của người Nhật và khi nước Pháp đang tranh đấu để tái khẳng định quyền kiểm soát trên Đông Dương, ĐCSĐD bị giải tán nhằm nhấn mạnh bản chất dân tộc chủ nghĩa [sic] của sự đối kháng chống lại chủ nghĩa thực dân Pháp tại từng nước thuộc Đông Dương. 89 Phe cộng sản Việt Nam được tái cấu trúc thành Đảng Lao Động Việt Nam (ĐLĐVN: Vietnamese Worker’s Party: VWP).  Cùng lúc đảng loan báo sự thành lập hai đảng anh em: Đảng Độc Lập Lào (Lao Independence Party) và Đảng Nhân Dân Căm Bốt Cách Mạng (Revolutionary Cambodian People’s Party).  Tuy nhiên, điện Cẩm Linh tiếp tục tin tưởng rằng vận mệnh của cộng sản Việt Nam được nối kết với vận mệnh của cộng sản Lào và cộng sản Căm Bốt: vào cuối năm 1951, một chỉ thị tối mật của ĐLĐVN xác quyết rằng “sau này khi các điều kiện cho phép … các đảng cách mạng của Việt Nam, Kampuchea, và Lào sẽ được tái thống nhất để tạo thành một đảng duy nhất”. 90

 

Trong khi phe công sản Việt Nam chiến đấu chống lại Pháp trong Cuộc Chiến Tranh Đông Dương Thứ Nhất, các lư tưởng cách mạng và sự hợp lư chiến lược liên kết các sộ phận của ba quốc gia Đông Dương hội tụ với nhau.  Sự kiện này được nh́n nhận bởi các viên chức hàng đầu của Việt Nam.  Trong cuộc chiến tranh chống Pháp, Tướng Vơ Nguyên Giáp đă đưa ra sự khẳng định như sau:

 

Đông Dương là một đơn vị chiến lược, một diễn trường duy nhất của các cuộc hành quân … Bởi thế chúng ta có nhiệm vụ trợ lực để giải phóng toàn Đông Dương … đặc biệt là v́ các lư do địa dư chiến lược, chúng ta không thể tưởng tượng một Việt Nam hoàn toàn độc lập trong khi Căm Bốt và Lào bị cai trị bởi đế quốc chủ nghĩa. 91

 

Quan điểm này được lập lại gần như chính xác ba mươi lăm năm sau đó khi Tướng Lê Đức Anh ghi nhận trong tạp chí Quân Đội Nhân Dân Việt Nam:

 

Các dân tộc Việt Nam, Lào, và Kampuchea … phải xây dựng các liên hệ của sự liên đới đặc biệt, liên minh chiến lược và sự phối hợp chiến đấu chặt chẽ theo một kế hoạch chiến lược chung … Đông Dương là một chiến trường duy nhất. 92

 

Quan điểm này về mối quan hệ chặt chẽ giữa an ninh quốc gia của tất cả ba quốc gia Đông Dương được tŕnh bày nặng về mặt lịch sử hơn bởi tờ nhật báo Quân Đội Nhân Dân trong năm 1979:

 

Trong hơn thế kỷ đến nay, lịch sử đă luôn luôn nối kết các vận mệnh của Việt Nam, Lào và Căm Bốt.  Khi một nước trong chúng bị xâm lăng hay sáp nhập, độc lập và tự do của phần c̣n lại cũng bị lâm nguy, khiến cho chúng không thể nào sống được trong ḥa b́nh.  V́ thế, kẻ thù của một nước cũng là kẻ thù của tất cả ba nước.  Duy tŕ sự thống nhất giữa chúng và liên kết với nhau trong việc tranh đấu giành đoạt các thắng lợi – đây là quy luật của sự thành công trong cuộc cách mạng của ba nước. 93

 

Với các điều nêu trên, không mấy ngạc nhiên rằng trong thời hậu 1975, Hà Nội đă tuyên xác việc thụ hưởng một “mối quan hệ đặc biệt” với Phnom Penh và Vientiane.  “Mối quan hệ đặc biệt” rơ ràng có nghĩa ít nhất hai điều 94: (1) các chính phủ tại Phnom Penh và Vientiane sẽ không bao giờ lấy một quyết định quan trọng mà không có việc thông qua quyết định với Hà Nội; (2) tiếp tục hiện hữu một nhóm được tổ chức trong các đảng cộng sản Lào và Căm Bốt là phe thân Việt Nam.  Trong Tháng Sáu 1976, Tổng Bí Thư Lê Duẩn, trong một bài diễn văn đọc tại Quốc Hội Việt Nam, đă mô tả mối quan hệ đặc biệt hiện hữu giữa Hà Nội, Phnom Penh và Vientiane như “nội dung căn bản và chủ yếu trong chính sách ngoại giao của chúng ta”. 95

 

Sô Viết có hay biết về các ư định của Hà Nội về việc thiết lập một khu vực ảnh hưởng tại Đông Dương.  Ngay từ Tháng Hai 1973, vừa ngay sau khi có Hiêp Định Ḥa B́nh Paris, đại sứ Sô Viết tại Hà Nội đă tŕnh bày một cách rơ ràng các nhận thức của ông về các ư định của cộng sản Việt Nam trong một báo cáo gửi về Mạc Tư Khoa.  Viên đại sự có phát biểu rằng:

 

Chương tŕnh của các đồng chí Việt Nam cho Đông Dương là nhằm thay thế các chế độ phản động tại Sàig̣n, Vientiane và Phnom Penh bằng các chính quyền tiến bộ, và sau này khi toàn thể Việt Nam, cũng như Lào và Căm Bốt, khởi bước trên con đường dẫn đến xă hội chủ nghĩa, tiến tới sự thành lập một Liên Bang các nước Đông Dương.  Đường hướng này mà ĐLĐVN tuân theo là từ chương tŕnh của ĐCSĐD trước đây. 96

 

Bất kể các liên hệ ngày càng chặt chẽ hơn mà Việt Nam thụ hưởng với Mạc Tư Khoa trong thời hâu 1975, 97 Hà Nội sẽ ưa thích việc thiết lập được quyền kiểm soát trên Đông Dương mà không cần phải dựa vào Liên Bang Sô Viết.  Phe cộng sản Việt Nam từ lâu vẫn tự hào về khả năng của họ để duy tŕ sự độc lập và tính linh động trong chính sách ngoại giao của họ. 98 Một liên minh chính thức với Liên Bang Sô Viết nhất định sẽ đặt thêm nhiều sự khắt khe hơn trên các sự lựa chọn chính sách ngoại giao của Hà Nội.  Tuy nhiên, giờ đây một liên minh với Mạc Tư Khoa th́ cần thiết để thiết lập một khu vực ảnh hưởng trên Đông Dương.

 

Hà Nội đă thành công trong việc thiết lập sự kiểm soát trên Lào khá dễ dàng, không cần đén sự ủng hộ của Sô Viết.  Không lâu sau khi có cuộc chiến thắng của Pathet Lào ở Lào trong mùa hè 1975, các liên hệ với Việt Nam đă được củng cố.  Một hiệp định bao gồm viện trợ, mậu dịch, vận tải, và giáo dục đă được kư kết trong Tháng Sáu, 1975.  Trong Tháng Hai 1976, chỉ hai tháng sau khi Công Ḥa Dân Chủ Nhân Dân Lào (Lao People’s Democratic Republic) được thành lập (2 Tháng Mườ́ Hai 1975), thủ tướng Lào Kaysone Phomnihan đă cầm đầu một phái đoàn cao cấp đến Hà Nội.  Một kết quả quan trọng của cuộc thăm viếng là một bản tuyên bố không mơ hồ rằng Lào nằm trong khu vực ảnh hưởng của Việt Nam.  Bản tuyên bố chung được công bố sau phiên họp dùng từ ngữ đáng chú ư “mối quan hệ đặc biệt” để mô tả các ràng buộc giữa Việt Nam – Lào:

 

Mối quan hệ đặc biệt --- là một t́nh đồng chí vĩ đại, được thường xuyên nâng cao và củng cố giữa hai Đảng vốn phát sinh từ Đảng Cộng Sản Đông Dương … Mối quan hệ đặc biệt, tinh khiết, nhất quán, gương mẫu, hiếm khi được trông thấy ràng buộc Việt Nam và Lào cấu thành một yếu tố có tầm quan trọng tối hậu đă quyết định cho sự chiến thắng huy hoàng và toàn diện của cách mạng ở mỗi nước. 99

     

Cả hai bên đồng ư việc trú đóng tiếp tục từ 30,000 – 40,000 binh sĩ Việt Nam tại Lào và sự xây dựng một con đường sử dụng được trong mọi thời tiết nối liền Lào với hải cảng của Việt Nam tại Hải Pḥng.  Con đường này đă chấm dứt sự lệ thuộc truyền thống của Lào vào các con đường xuyên quá qua Thái Lan cho các hàng nhập và xuất cảng.  Sự thi hành mới đă được chính thức hóa trong một bản Hiệp Ước Hữu Nghị và Hợp Tác trong hai mươi lăm năm, kư kết hồi Tháng Bẩy 1977. 100

 

 

XUNG ĐỘT GIA TĂNG

 

Sự gia tăng trong việc hợp tác Sô Viết – Việt Nam đă dẫn tới một sự gia tăng liên tục trong xung đột Trung Quốc – Việt Nam.  Trong khi cuộc xung đột âm ỷ quanh một số vấn đề tranh chấp song phương, Trung Quốc đă không biến các vấn đề song phương này thành một xét nghiệm để quyết đoán về các quan hệ Sô Viết - Việt Nam; đúng hơn, mối quan ngại là vị trí của Việt Nam đứng về phía Liên Bang Sô Viết.  Một khi Việt Nam đưa ra quyết định tự đứng vào hàng ngũ với Liên Bang Sô Viết trong quư đầu tiên của năm 1978, cuộc xung đột Trung Quốc – Việt Nam trên các vấn đề song phương đă leo thang.  Trong Tháng Hai 1979, phía Trung Quốc đă phóng ra một cuộc chiến tranh biên giới đánh Việt Nam.

 

Vào ngày 30 Tháng Tư 1975, Sàig̣n bị rơi vào tay cộng sản Việt Nam. 101 Vào ngày 2 Tháng Năm, tại một buổi lễ chào mừng biến cố lịch sử này tại Bắc Kinh được tham dự bởi đại sứ Việt Nam, đại diện phía Trung Hoa, Thống Chế Diệp Kiếm Anh, trong khi tán dương vai tṛ của sự hợp tác Trung Quốc – Việt Nam trong chiến thắng của Hà Nội, đă không đề cập ǵ đến sự trợ lực của Sô Viết. 102 Sự im lặng này đă không phản ảnh một sự thiếu quan tâm.  Ngược lại, vai tṛ của Liên Bang Sô Viết tại Đông Nam Á thời hậu 1975 đứng ở hàng trên cùng trong tư tưởng của giới lănh đạo Trung Quốc.  Vào ngày 7 Tháng Sáu 1975, trong các cuộc thảo luận với Tổng Thống Phi Luật Tân Ferdinand Marcos đang sang thăm viếng, Đặng Tiểu B́nh đă cảnh cáo về các sự nguy hiểm của việc “để cho con hổ [Sô Viết] tiêu ḷn cửa sau trong khi xua đuổi con chó sói [Hoa Kỳ] ở cổng trước”. 103 Phía Trung Quốc bị mắc kẹt trong một nghịch lư trong giai đoạn ban sơ của thời hậu 1975 này.  Không chắc chắn về các ư định tối hậu của Việt Nam, họ đă không cam kết với sự phát triển quân sự và kinh tế Việt Nam, điều sau cùng có thể tạo ra phản ứng ngược khi tạo lập ra một đối thủ mạnh mẽ hơn tại Đông Nam Á, và cũng không đối xử với cộng sản Việt Nam như một đồng minh Sô Viết trọn vẹn.  Sự mâu thuẫn của Trung Quốc đối với cộng sản Việt Nam đă làm giảm bớt số viện trợ mà họ đă chuẩn bị để cung cấp trong thời kỳ này, điều sau đó đă ảnh hưởng tiêu cực đến các nhận thức của phía Việt Nam đối với Trung Quốc.

 

Trong Tháng Tám 1975, trong một chuyến du hành quan trọng để t́m kiếm sự trợ giúp kinh tế, phó thủ tướng Việt Nam kiêm chủ nhiệm Ủy Ban Kế Hoạch Nhà Nước, Lê Thanh Nghị, đă đến thăm Bắc Kinh trên đường sang Mạc Tư Khoa. 104 Bắc Kinh và Hà Nội đă không thể đạt được một sự thỏa thuận về một gói viện trợ của Trung Quốc cho Việt Nam. 105 Từ ngày 22-28 Tháng Chín, Lê Thanh [Nghị] và Lê Duẩn đă sang thăm Bắc Kinh, trong nỗ lực thứ nh́ để đạt được một thỏa ước kinh tế. 106 Các tài liệu tại các văn khố Sô Viết lưu giữ báo cáo sau cuộc thăm viếng của phía Việt Nam cho biết rằng phía Việt Nam muốn đoan chắc với phía Trung Quốc là họ quan tâm đến việc duy tŕ các quan hệ tốt với cả Mạc Tư Khoa lẫn Bắc Kinh. 107 Thông điệp này đă không được đón nhận nồng nhiệt bởi Trung Quốc, bên đă không chấp thuận hành vi bắt cá hai tay như thế.  Họ Đặng đă nhắc nhở các người khách Việt Nam: “Các siêu cường là các kẻ trấn áp và bóc lột quốc tế lớn nhất … Ngày nay, ngày càng nhiều người nhận ra rằng, chống đối các bá quyền chủ nghĩa siêu cường là một sứ mệnh quan trọng đối diện với dân chúng tại mọi nước”. 108 Ngược lại, trong diễn văn của Lê Duẩn tại cùng bữa tiệc, một sự khác biệt rơ ràng về Liên Bang Sô Viết có thể được phát hiện.  Trong bài diễn văn của ḿnh, Lê Duẩn đă không chia sẻ quan điểm của Trung Quốc về Liên Bang Sô Viết.  Nhà lănh đạo Việt Nam đă không đề cập ǵ hết đến Sô Viết.  Thay vào đó, ông đă vạch ra rằng trong thời kỳ hiện tại, chính Mỹ là nguồn cội của chủ nghĩa tân thực dân và phải chịu trách nhiệm về công tác khó khăn đối diện ngừi Việt Nam trong việc tái thiết xứ sở của họ.  109 Hơn nữa, trong một chuyển động không phải phải là không được để ư tới bởi các chủ nhà, Lê Duẩn đă thừa nhận một cách mặc nhiên vai tṛ cuủa Liên Bang Sô Viết trong sự thành công của cộng sản Việt Nam trước người Mỹ.  Ông đă nêu ra rằng sự thành công của Việt Nam có được là nhờ ở “các sự đóng góp của các nước xă hội chủ nghĩa khác”. 110

 

Với các sự khai triển như trên, không có mấy ngạc nhiên rằng ít sự tiến bộ đă được thực hiện trong các cuộc đàm phán.  Vào các ngày 23 và 24 Tháng Chín, các khách Việt Nam đă tham gia vào các cuộc thảo luận với Đặng Tiểu B́nh và Lư Tiên Niệm. 111 Hai thỏa ước kinh tế đă được kư kết, mặc dù điều phải ghi nhận rằng đă không có đề xuất nào về một khoản viện trợ hay trợ giúp không hoàn lại.  Hơn nữa, không có viện trợ quân sự được cung cấp.  Một đề tài đáng chú y của sự thảo luận liên quan đến các muc tiêu của Sô Viết tại Biển Nam Hải. 112 Vào ngày 18 Tháng Chín, ngay trước khi có cuộc thăm viếng, tờ Nhân Dân Nhật Báo [Trung Quốc] cho công bố sáu ảnh chụp về Quần Đảo Trường Sa. 113 Nh́n trong khung cảnh của các sự khác biệt giữa Trung Quốc và Việt Nam về Quần Đảo Trường Sa được thảo luận trong chương trước bàn về thời kỳ 1973-1975, không có ǵ gây nhạc nhiên rằng đă có sự bất măn về phía Việt Nam.  Vào lúc kết thúc chuyến du hành, không có thông cáo chung nào được phổ biến, cũng không có bữa tiệc đáp lễ thông thường khoản đăi bởi phía Việt Nam.  Lê Duẩn đă bỏ đi sớm hơn ngày đă được trù liệu. 114

 

Nắm lấy cơ hội được mang lại bởi vị thế kinh tế tương đối mạnh hơn của ḿnh so với Trung Quốc, Sô Viết tỏ ra quảng đại hơn.  Trong cuộc thăm viếng trong Tháng Mười của Lê Duẩn tại Mạc Tư Khoa, Sô Viết đă đồng ư cung cấp 3 tỷ viện trợ cho thời kỳ 1976-1980. 115 Trong tổng số này, 1 tỷ là khoản viện trợ cho không, không hoàn lại.  Lê Duẩn đă kư kết một thỏa ước kinh tế vào ngày 30 Tháng Mười. 116 Hơn nữa, trái với sự căng thẳng tượng trưng cho chuyến du hành sang Trung Quốc của Lê Duẩn, Trung Quốc hẳn là phải nhận thấy sự tán dương tràn trề dành cho Sô Viết trong bản thông cáo chung được phổ biến vào lúc kết thúc cuộc du hành của nhà lănh đạo Việt Nam tại Mạc Tư Khoa. 117 Một cách đáng chú ư, bản thông cáo chung này chấp thuận chính sách ḥa hoăn của Sô Viết. 108

 

Trong khi các sự khai triển các quan hệ Trung Quốc – Việt Nam bị đ́nh chỉ và các quan hệ Sô Viết – Việt Nam dần dà được thắt chặt, các lời tuyên bố bởi các viên chức cao cấp Việt Nam đă làm trầm trọng thêm các quan hệ. 119 Trong một cuộc phỏng vấn với kư giả Thụy Điển Erik Fierre trong Tháng Bẩy 1976, Hoàng Tùng, một thành viên của Ủy Ban Trung Ương ĐCSVN, phó trưởng ban Tuyên Truyền, và chủ biên nhật báo của đảng, tờ Nhân Dân, đă nói rơ về sự hội tụ của các quyền lợi của Việt Nam và Sô Viết trong việc kiềm chế ảnh hưởng Trung Quốc tại Đông Nam Á:

 

Trong thời chiến tranh, điều sinh tử cho Việt Nam rằng cả Trung Quốc lẫn Liên Bang Sô Viết đă trợ giúp Việt Nam một cách trọn vẹn.  Ngày nay, nó không c̣n sinh tử cho đất nước này để theo đuổi cùng chính sách đó nữa… Bằng mọi cách, áp lực chính trị và văn hóa từ phương bắc [có nghĩa Trung Quốc] phải được gỡ bỏ.  Do đó, sự, tiến lại gần với Sô Viết đóng một vai tṛ rất quan trọng đối với Việt Nam ngày nay.  Có một quyền lợi Sô Viết mạnh mẽ cụ thể phù hợp với các quyền lợi Việt Nam – giảm thiểu ảnh hưởng của Trung Hoa tại phần đất này của thế giới. 120

 

Sự nghiêng về phía Sô Viết của Hà Nội tiếp diễn, mặc dù nó cũng không muốn đối nghịch với Trung Quốc.  Theo đó, trong suốt năm 1976 một chiều hướng độc lập có thể được phát hiện trong chính sách kinh tế đối ngoại của Việt Nam. 121 Hà Nội đă lựa chọn để chưa gia nhập vào khối COMECON, mà thay vào đó, trở thành một hội viên của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF: International Monetary Fund) và t́m kiếm sự trợ giúp kinh tế từ Nhật Bản và Hoa Kỳ. 122

 

Một khúc ngoặt trong các quan hệ Sô Viết – Việt Nam đă diễn ra trong Đại Hội Đảng Lao Động Việt Nam Lần Thứ Tư, được tổ chức vào Tháng Mười Hai 1976.  Đây là đại hội đầu tiên được tổ chức từ Tháng Chín 1960, khi quyết định được đưa ra để phát động cuộc chiến tranh tại Nam Việt Nam. 123 Đại hội này được mô tả bởi một cuộc nghiên cứu của Trung Quốc về các quan hệ Trung Quốc – Việt Nam như một dấu hiệu của Hà Nội “để ấn định một đường lối chống lại Trung Quốc và giao phó vận mệnh của ḿnh vào tay Liên Bang Sô Viết, trong khi cùng lúc, nói rơ chính sách [của Việt Nam] về một liên bang Đông Dương”. 124 Hoàng Văn Hoan, ủy viên Bộ Chính Trị từ 1956, phó chủ tịch Ủy Ban Thường Vụ của Quốc Hội, và cựu đại sứ tại Trung Quốc từ 1950-1957, đă mất hết mọi chức vụ trong đảng. 125 Họ Hoàng, kẻ sau này đă bỏ trốn sang lưu vong tại Trung Quốc sau cuộc chiến tranh năm 1979, đă tuyên bố trong năm 1987 rằng những ai không đồng ư với Lê Duẩn đă bị thanh trừng tại đại hội này. 126 Trong thực tế, các cựu đại sứ Việt Nam tại Trung Hoa – Ngô Minh Loan, Ngô Thuyên, và Nguyễn Trọng Vĩnh – đă mất các vị thế là các ủy viên dự khuyết của Ủy Ban Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam. 127

 

Vào giữa Tháng Tư 1977, sau một sự đáp ứng đầy thất vọng từ các nước Tây Phương trước các lời yêu cầu của Việt Nam về viện trợ kinh tế, Hà Nội đă thực hiện bước tiến đầu tiên đi đến việc gia nhập khối COMECON,128 xin trở thành hội viên của Ngân Hàng Quốc Tế Phát Triển Kinh Tế của khối COMECON, như đă nêu ở trên.  Nó đă được thu nhận vào cuối Tháng Năm. 129 Các sự khai triển này đă làm phát lộ ra sự bất măn của Bắc Kinh.  Hồi đầu Tháng Sáu, Tướng [Vơ Nguyên] Giáp, trong khi đang thăm viếng Bắc Kinh sau chuyến du hành sang Mạc Tư Khoa, đă không nhận được một sự đón tiếp tiêu chuẩn như đ̣i hỏi bởi nghi lễ. 130 Vào ngày 7 Tháng Sáu, Phạm Văn Đồng đến Bắc Kinh từ Mạc Tư Khoa.  Trong phiên họp ngày 10 Tháng Sáu của ông với Lư Tiên Niệm, các cuộc thảo luận thẳng thắn diễn ra trên một loạt các vấn đề bao gồm các lời tuyên bố chống Trung Quốc được đưa ra bởi các viên chức Việt Nam cao cấp, các sự bất đồng về biên giới trên đất liền và trên biển, và sự ngược đăi người gốc Hoa tại Việt Nam. 131 Họ Lư nói rơ rằng Trung Quốc lấy làm bực tức bởi sự hợp tác của Việt Nam với Liên Bang Sô Viết. 132 Tuy thế, phía Trung Quốc mở ngỏ để đảo ngược sự suy đồi trong các quan hệ.  Mục đích đuợc tuyên bố của Lư Tiên Niệm trong việc nêu lên các vấn đề này là nhằm “một giải pháp sẽ được t́m thấy cho các vấn đề này xuyên qua một cuộc đối thoại sâu sắc và trong t́nh đồng chí sao cho sự thông nhất và t́nh hữu nghị cách mạng giữa các Đảng và xứ sở chúng ta có thể được chống đỡ và nâng cao”. 133

 

       Phía Trung Quốc ngắm nh́n chặt chẽ khi các ràng buộc Sô Viết – Việt Nam được thắt chặt.  Chưa đầy ba tiần sau đó, Lê Thanh Nghị đă đi sang Mạc Tư Khoa để kư kết các thỏa ước kinh tế. 134 Trên đường trở về Hà Nội, ông đă dừng lại tại Bắc Kinh, nơi ông có một cuộc gặp gỡ không niềm nở với Lư Tiên Niệm, kẻ đă không chuẩn cấp bất kỳ viện trợ kinh tế mới nào. 135 Vào ngày 30 Tháng Bẩy 1977, khoảng hai tuần sau ngày kư kết hiệp ước pḥng thủ Lào-Việt Nam, 136 bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc, ông Huang Hua trong một bài diễn văn nhiều ư vị với các sự đề cập tới “chủ nghĩa xét lại của Sô Viêt’, đă lập lại ẩn dụ con hổ Sô Viết của Đặng Tiểu B́nh. 137 Họ Huang tiến bước đến việc cảnh cáo một cách công khai phía Việt Nam về các hậu quả của một cuộc xâm lăng của Việt Nam vào Căm Bốt.

 

 

CƠN GIÓ LỐC CĂM BỐT VÀ

 

CÁC QUAN HỆ TRUNG QUỐC – VIỆT NAM

 

Quốc gia Căm Bốt nắm giữ một ư nghĩa vô biên trong sự bài trí chiến lược thời hậu 1975 của Đông Nam Á.  Sự duy tŕ một chế độ Khmer Đỏ theo đường lối Trung Quốc tại Căm Bốt đă là cách thức của Bắc Kinh để bày tỏ sự cam kết của nó kháng cự lại Việt Nam do Sô-Viết hậu thuẫn tại Đông Nam Á. 139 Điêu đó cho hay, Bắc Kinh cũng gắng sức để kiềm chế Khmer Đỏ trong chính sách của phe này đối với Việt Nam.  Từ cuối năm 1977 đến đầu năm 1978 phía Trung Quốc t́m cách điều giải cuộc xung đột Căm Bốt – Việt Nam.  Về phần ḿnh, Việt Nam đă nh́n một nước Căm Bốt quy phục có tinh chất quan yếu cho nền an ninh của nó, nhưng sẽ ưa thích việc đạt được mục đích đó bằng phương cách khác với chiến tranh.  Khi các biến cố khai triển, Trung Quốc và Việt Nam đă không thể ngăn chặn cuộc chiến tranh giữa Hà Nội và Phnom Penh.  Sự kiện này tiếp đó đă thu hút các đồng minh liên hệ của hai nước, Sô Viết và Trung Quốc.

 

Phe Khmer Đỏ đă có một lịch sử ḱnh chống (kể cả bắt cóc và ám sát) cộng sản Việt Nam trở lùi về măi tận 1971. 140 Trong thực tế, tại một hội nghị Đảng Cộng San Kampuchea hồi Tháng Chín năm đó, Việt Nam bị xác định là một “kẻ thù cấp thời”. 141 Các sự thù nghịch tiềm ẩn này đă leo thang trong thời hậu 1975.  Trong Tháng Năm 1975, chỉ một tháng sau khi phe Khmer Đỏ chiếm giữ Phnom Penh, các vụ đụng độ biên giới trên biển đă xảy ra. Một phiên họp hôm 11 Tháng Sáu giữa Pol Pot và Lê Duẩn đă đạt được một sự đ́nh chỉ thử nghiệm cuộc xung đột. 142 Các cuộc thương thảo về biên giới được khởi sự vào Tháng Tư 1976 nhưng đă bị ngưng lại trong tháng kế đó.  Cuộc xung đột giữa Hà Nội và Phnom Penh đă gia tăng khi Pol Pot t́m cách củng cố vị thế của ḿnh trong nội bộ phe Khmer Đỏ qua việc bắt đầu thanh trừng các đảng viên có liên hệ với Việt Nam. 143

 

Trong Tháng Một 1977 một chiến dịch mới của các cuộc tấn công được phát động chống Việt Nam.  Sáu tỉnh Việt Nam bị tấn công. 144 Các phiên họp của ủy ban liên lạc biên giới hoạt động từ 1975 bị đ́nh chỉ.  Trong Tháng Tư, tiếp theo sau sự củng cố quyền lực của Pol Pot chống lại các kẻ tranh giành trong nội bộ Khmer Đỏ, đă có một sự gia tăng cường độ của cuộc xung đột tại biên giới Căm Bốt – Việt Nam. 145 Vào ngày 17 Tháng Tư 1977, Ieng Sary khẳng định rằng Phnom Penh sẽ “không gia nhập bất kỳ hiệp hội cấp vùng nào hay liên minh với bất kỳ nước nào”. 146 Vào ngày 30 Tháng Tư, các báo cáo của Việt Nam tuyên bố rằng phe Khmer Đỏ đă cho xâm nhập các lực lượng “cấp sư đoàn” sâu đến 10 cây số vào lănh thổ Việt Nam, hạ sát các thường dân Việt Nam vô tội.  Trong cuối Tháng Tư và Tháng Năm 1977 các lực lượng Việt Nam được bố trí tại biên giới.  Vào ngày 7 Tháng Sáu, Hà Nội đă gửi một mật thư đến Phnom Penh t́m kiếm một “phiên họp cấp cao” giữa hai chính phủ. 147 Câu trả lời của Căm Bốt hôm 18 Tháng Sáu đ̣i hỏi một sự triệt thoái hỗ tương các binh sĩ, và sự thành lập một khu phi quân sự.  Không bên nào quan tâm đến sự thỏa hiệp.  Trong Tháng Bảy, giới lănh đạo của Quân Khu Miền Đông của Căm Bốt khẳng định rằng sự thỏa hiệp là điều bất khả với Việt Nam bởi Hà Nội có “một ư đồ đen tối nhằm chinh phục đất đai của chúng ta và hủy diệt chủng tộc Khmer”. 148 Trong suốt mùa hè, đă có sự gia tăng trong cuộc xung đột.

 

Các Phản Ứng Của Trung Quốc

 

Trung Quốc đă t́m cách ủng hộ đồng minh của nó chống lại áp lực của Việt Nam.  Trong một sự đảo ngược quan trọng khỏi thể thức quá khứ, trong năm 1977 báo chí Trung Quốc bắt đầu chống đối sự hợp tác giữa Phnom Penh và Hà Nội. 149 Cùng lúc, phía Trung Quốc thận trọng để không quá chắc chắn trong sự ủng hộ của ḿnh, với sự lo sợ sẽ đẩy Việt Nam về phía Sô Viết.  Bắc Kinh vẫn hy vọng rằng bằng việc kiềm chế sự hợp tác của Trung Quốc với Khmer Đỏ, điều này có thể giảm thiểu tối đa các sự kích thích Việt Nam hợp tác với Liên Bang Sô Viết.  Trong Tháng Một, khi các cuộc đụng độ biên giới khởi thủy xẩy ra, Nuon Chea, một viên chức Khmer Đỏ cao cấp, được trích dẫn bởi cơ quan Tân Hoa Xă của Trung Quốc, có nói rằng “quân đội và nhân dân chúng tôi chắc chắn sẽ đánh bại bất kỳ nướcc nào dám xâm lăng đất nước chúng tôi”. 150 Một lần nữa, vào cuối Tháng Tư, Trung Quốc đă cung cấp sự ủng hộ cấp thấp cho Phnom Penh. 151 Tại một cuộc tiếp tân tại Bắc Kinh hồi cuối Tháng Tư, bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Hoàng Hoa đă ca ngợi một cách thẳng thừng sự thành công của giới lănh đạo Khmer Đỏ do Pol Pot đứng đầu trong việc phá hỏng các âm mưu phá hoại của “các kẻ thù trong và ngoài nước”. 152 Trong khung cảnh của các sự thù nghịch gần đó, họ Hoàng c̣n tuyên bố thêm rằng Bắc Kinh và Phnom Penh là các “chiến hữu sát cánh với nhau”. 153 Song, trong một dấu hiệu gửi đến cả Hà Nội và Phnom Penh là hăy thi hành sự kiềm chế, Bắc Kinh đă im lặng trong khoảng mười tuần lễ từ giữa Tháng Hai đên Tháng Tư, vào lúc mà Phnom Penh sẽ có sự ủng hộ được yêu cầu nhiều nhất từ Trung Quốc. 154

 

Các Sự Căng Thẳng Gia Tăng

 

Giữa lúc cuộc xung đột Căm Bốt – Việt Nam dâng cao, và sau một năm của các sự thanh trừng chính trị, đặc biệt các đảng viên kỳ cựu của Đảng Cộng Sản Đông Dương trong phe Khmer Đỏ, Pol Pot đă loan báo sự xuất hiện của Đảng Cộng Sản Kampuchea (ĐCSK: Communist Party of Kampuchea: CPK) hôm 27 Tháng Chín 1977. 155  Vấn đề về các quan hệ của Căm Bốt với Việt Nam được biểu thị một cách tượng trưng ngay cả trong các vấn đề về nhật kỳ thành lập ĐCSK từ 30 Tháng Chín 1951, khi ĐCSĐD được phân chia để thành lập ra ba đảng quốc gia khác nhau, Pol Pot ấn định ngày của đại hội đầu tiên của đảng rơi vào ngày 30 Tháng Chín 1960, khi ông ta thành lập Đảng Lao Động Kampuchea (ĐLĐK, Worker’s Party of Kampuchea: WPK).  Bằng hành động này, Pol Pot đă phủ nhận bất kỳ dây dưa rễ má nào với ĐCSĐD và, với hàm ư, sự lănh đạo của Việt Nam trong vùng Đông Dương. 156 Từ quan điểm của Hà Nội, lời tuyên bố của Pol Pot đă là một sự cự tuyệt đối với Việt Nam và đánh dấu một khúc ngoặt.  Hà Nội nhận ra rằng bất kỳ nỗ lực nào để kiểm soát Đông Dương sẽ cần đến việc loại bỏ Pol Pot.  Trong một thông diệp của Việt Nam đến ĐCSK hôm 28 Tháng chín 1977, ư niệm về một mối quan hệ đặc biệt Việt Nam – Căm Bốt được nhấn mạnh.  Từ ngữ “mối quan hệ đặc biệt’ đă xuất hiện ba lần trong lời nhắn nhủ ngắn ngủi. 157 Trong một dấu hiệu bày tỏ rơ ràng sự bất măn của Phnom Penh về sự h́nh dung của Hà Nội trên các quan hệ song phương, sự đề cập đến một “mối quan hệ đặc biệt” đă bị gạch bỏ khi được phát thanh tại Căm Bốt. 158

 

Điểm Không Quay Trở Lại

 

Các quan hệ giữa Hà Nội và Phnom Penh ở vào điểm sôi sục.  Tướng [Vơ Nguyên] Giáp của Việt Nam đến thăm viếng biên giới hồi cuối Tháng Bẩy và đầu Tháng Tám 1977. 159 Trong Tháng Chín, pháo binh Căm Bốt nă pháo vào các làng biên giới Việt Nam.  Các cuộc tấn công bằng bộ binh được thực hiện trên các làng xă thuộc tỉnh Đồng Tháp và Tây Ninh, giết hại hơn một ngh́n thường dân Việt Nam. 160 Phía Việt Nam đáp ứng với một loạt các cuộc phản công hạn chế vào Căm Bốt.  Bất kể các biến cố này, một phần không nhỏ trong giới t́nh báo Mỹ và một số chuyên viên về Đông Nam Á nổi bật trong cộng đồng học thuật Hoa Kỳ lại ngờ vực rằng Việt Nam sẽ xâm lăng Căm Bốt. 161 Về phần ḿnh, phía Trung Quốc đă cố gắng kiềm chế phe Khmer Đỏ trong các quan hệ của họ với Việt Nam.

 

Vào cuối Tháng Chín 1977 Pol Pot đến thăm viếng Bắc Kinh ngay vào lúc các sự thù nghịch biên giới giữa Việt Nam và Căm Bốt lại khởi sự một lần nữa. 162 Nhà lănh đạo Khmer đă bị chỉ trích bởi Trung Quốc về chính sách biên giới của họ. 163 Nhà lănh đạo Hoa Quốc Phong cổ vũ nhà lănh đạo Khmer Đỏ đừng làm trầm trọng thêm các quan hệ với cộng sản Việt Nam.  Họ Hoa đă nói với Pol Pot:

 

Chúng tôi không muốn các vấn đề giữa Việt Nam và Căm Bốt trở nên tệ hại hơn.  Chúng tôi muốn hai đảng đi t́m một giải pháp bằng phương tiện ngoại giao trong một tinh thần thông cảm và nhân nhượng hỗ tương.  Tuy nhiên, chúng tôi đồng ư … rằng sự giải quyết vấn đề xuyên qua các cuộc thương thảo th́ không đơn giản.  Người ta phải rất cảnh giác với phía Việt Nam, không chỉ trên mặt ngoại giao mà cần cảnh giác hơn nữa khi đi đến việc pḥng vệ đầu năo của giới lănh đạo, vốn là vấn đề quan trọng nhất. 164

 

Phía Trung Quốc cố gắng một cách tích cực để giảm nhiệt các quan hệ giữa Hà Nội và Phnom Penh.  Trong khi Pol Pot đang ở tại Bắc Kinh, Trung Quốc đă sắp xếp cho thứ trưởng ngoại giao Việt Nam, Phan Hiền, sang thăm và gặp gỡ Pol Pot hai lần. 165  Các phiên họp đă không thành công, với phía Việt Nam sau đó tường thuật rằng phái đoàn Khmer Đỏ chỉ quan tâm đến một lời xin lỗi về sự xâm lược của Việt Nam và các mưu toan nhằm lật đổ giới lănh đạo của họ. 166 Tại một cuộc họp báo vào cuối Tháng Mười, Đặng Tiểu B́nh nhấn mạnh rằng cuộc xung đột giữa Phnom Penh và Hà Nội cần phải được giải quyết xuyên qua các sự thương thảo bởi chính hai đảng.  Trong một dấu hiệu rằng Trung Quốc cố gắng giữ thái độ vô tư, khách quan, họ Đặng nhấn mạnh rằng “bản thân chúng tôi không phán đoán cái ǵ là đúng hay sai”. 167

 

Khi chiến sự vẫn tiếp tục dọc biên giới Căm Bốt – Việt Nam, một lần ranh phân cách trong các quan hệ Trung Quốc – Việt Nam đă hiện ra trong cuộc thăm viếng của Lê Duẩn tại Bắc Kinh từ 20-25 Tháng Mười Một 1977. 168 Lê Duẩn vừa mới cầm đầu một phái đoàn sang Mạc Tư Khoa để dự các buổi lễ kỷ niệm sáu mươi năm Cuộc Cách Mạng Tháng Mười.  Theo lịch sử chính thức của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc về các quan hệ ngoại giao của Trung Quốc, Lê Duẫn quan tâm đến viện trợ bổ túc của Trung Quốc.  Đáp lại lời yêu cầu này, lănh đạo Trung Quốc Hoa Quốc Phong ghi nhận rằng “trên nhiều vấn đề khác nhau, chúng tôi đều có các sự khác biệt trên nguyên tắc [yuanze fenqi]”.  Hậu quả, họ Hoa khẳng định rằng “một ít sự tranh chấp đă gia tăng cường độ [zhengduan jihua]” và mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc đă “trở nên tồi tệ hơn”. 169

 

Trưng dẫn các khó khăn kinh tế mà Trung Quốc đă trải qua trong ít năm trước đó, họ Hoa đă nói với Lê Duẩn rằng ông không thể đồng ư viện trợ mà nhà lănh đạo Việt Nam đă yêu cầu. 170 Theo sự tường thuật của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, sau khi nghe câu trả lời của họ Hoa, Lê Duẩn đă tuyên bố: “Trên nhiều vấn đề, hai nước chúng ta có các quan điểm khác biệt, [nhưng] sự khác biệt quan trọng nhất liên quan đến việc chúng ta nh́n Liên Bang Sô Viết và Hoa Kỳ như thê nào”. 170 Trong diễn văn tại bữa tiệc, Lê Duẩn đă đưa ra một lời nhắn nhủ nghiêm khắc các chủ nhà Trung Quốc và phê b́nh một cách ám thị rằng Trung Quốc là một quyền lực phản động:

 

Ước muốn cấp thiết nhất của dân tộc Việt Nam là được sống trong ḥa b́nh, và trong khi thiết lập và tăng cường các mối quan hệ hợp tác hữu nghị, sẽ có thể đóng góp vào ḥa b́nh trong ḥa b́nh khu vực và toàn cầu; và cùng một lúc, họ cương quyết không cho phép bất kỳ đế quốc chủ nghĩa nào và bất kỳ quyền lực phản động nào vi phạm đến nền độc lập và tự do của họ. 172

 

Cũng giống như trong vụ thăm viếng của Lê Duẩn tại Trung Quốc vào năm 1975, phía Việt Nam đă không đứng ra tổ chức bữa tiệc đáp lễ thông thường.  Vào ngày kế đó Tân Hoa Xă cho phổ biến một lời kết án COMECON, tổ chức mà Việt Nam vừa mới nộp đơn xin làm hội viên. 173

 

Không lâu sau cuộc thăm viếng của Lê Duẩn tại Bắc Kinh, phía Trung Quốc tiếp tục t́m cách điều giải giữa Hà Nội và Phnom Penh.  Vào ngày 3 Tháng Mười Hai 1977, Phó Thủ Tướng Chen Yonggui (Trần Vĩnh Quư) đă cầm đầu một phái đoàn sang Căm Bốt. 174 Trong khung cảnh của các sự căng thẳng tại biên giới Căm Bốt – Việt Nam, sự thiếu ủng hộ mạnh mẽ của họ Chen dành cho các nỗ lực chính sách quốc pḥng của Phnom Penh đă là một loại khiển trách.  Trong thực tế, các lời phát biểu bởi các đối tác Khmer trong bữa tiệc giă từ dành cho họ Chen cho thấy một cách mạnh mẽ rằng nó đă được xem là như thế. 175

 

Không lâu sau chuyến du hành của họ Chen, các căng thẳng dâng cao gây ra bởi các sự đột nhập của Khmer Đỏ vào lănh thổ Việt Nam đă vươn đến đỉnh cao trong một cuộc tấn công ồ ạt của Việt Nam đánh Căm Bốt. 176 Hà Nội đă ban hành các chỉ thị để chuẩn bị cho một cuộc tấn công rộng lớn vào Căm Bốt liên can đến một lực lượng được ước lượng từ 30,000 đến 60,000 binh sĩ; trận đánh này đă xảy ra hôm 16 Tháng Mười Hai. 177 Sáu sư đoàn Việt Nam đă xâm lăng Căm Bốt. 178 Phnom Penh cắt đứt các quan hệ ngoại giao với Hà Nội vào thời điểm này. 179 Trung Quốc t́m cách hành động như một ảnh hưởng kiềm chế.  Vào ngày 9 Tháng Một và một lần nữa vào ngày 20 Tháng Hai 1978, thứ trưởng ngoại giao Việt Nam, Phan Hiền, đă sang bắc Kinh để thảo luận với chính phủ Căm Bốt. 180 Giữa hai cuộc thăm viếng này, vào ngày 18 Tháng Một 1978, quả phụ của Chu Ân Lai, Phó Thủ Tướng [sic] Deng Yingchao (Đặng Dĩnh Siêu?) sang thăm Phnom Penh trong một nỗ lực để khởi động các cuộc thương thảo. 181  Bà đă gặp phải sự đề kháng mạnh mẽ. 182 Bất kể lời tuyên bố sau đó của Đặng Tiểu B́nh rằng các xung đột tại Á Châu phải được giải quyết theo “năm nguyên tắc sống chung ḥa b́nh”, điều rơ ràng là sự điều giải của Trung Quốc đă không thành công. 183

 

Các biến cố diễn tiến mau lẹ, với Bắc Kinh và Hà Nội ở vào một đường hướng đụng độ về vấn đề Căm Bốt.  Vào đầu năm 1978, các viên chức Việt Nam và So Phim, lănh tụ đảng Khmer Đỏ tại khu vực chiến lược phía đông của Căm Bốt, đă khởi sự thảo luận các kế hoạch để lật đổ Pol Pot bằng một cuộc nổi dậy quân sự được hậu thuẫn bởi Việt Nam. 184 Vào giữa Tháng Hai 1978, tại Phiên Họp Khoáng Đại Thứ Tư của Ủy ban Trung Ương Lần Thứ Tư ĐCSVN, một đề xuất đă được chấp thuận nhằm loại bỏ chế độ Pol Pot bằng một cuộc tổng nổi dậy.  Chiến lược của Việt Nam bị phá hỏng bởi Khmer Đỏ và các lực lượng của So Phim bị tấn công trong ít tháng sau đó. 185 So Phim sau rốt đă tự vẫn và phụ tá của ông ta, Heng Samrin đă chạy trốn sang Việt Nam, nơi ông ta thành lập Mặt Trận Thống Nhất Dân Tộc Kampuchea Cứu Nguy Quốc Gia (Kampuchea National United Front for National Salvation: KNUFNS), bộ phận đă đóng giữ một vai tṛ trong cuộc xâm lăng sau này của Việt Nam vào Căm Bốt. 186

 

Phía Trung Quốc nh́n thấy bàn tay của Liên Bang Sô Viết đàng sau các hành động của Việt Nam.  Trong thực tế, trong suốt thời kỳ được đề cập đến dưới đây, báo chí Sô Viết đă cổ vũ sự chống đối của Việt Nam đối với Trung Quốc. 187 Không có ǵ để ngạc nhiên, với bối cảnh của các sự đụng độ biên giới Căm Bốt – Việt Nam tiếp diễn, vào ngày 19 Tháng Một 1978, Tân Hoa Xă đă lập luận:

 

Mạc Tư Khoa từ lâu t́m kiếm một vị thế khống chế tại Đông Nam Á và cố gắng đem vùng đặt vào trong “hệ thống an ninh tập thể của nó tại Á Châu”.  Giờ đây nó đang vận dụng cùng tṛ lừa gạt trong khi đối phó với cuộc xung đột giữa Kampuchea [Căm Bốt] với Việt Nam.  Hiển nhiên, chính bản thân Mạc Tư Khoa đă khuấy động lên các sự rối loạn và đổ thêm dầu vào cuộc xung đột, song, bằng mọi cách, nó đang loan truyền các tin đồn để phỉ báng Trung Quốc.  Qua việc làm như thế, Mạc Tư Khoa hy vọng một cách vô ích làm lạc hướng sự chú ư của mọi người và che dấu mục đích chiến lược của nó về việc thiết lập ách thống trị trong vùng. 188

 

Các biến chuyển sau đó trong chính sách của Việt Nam đối với dân tộc ít người gốc Hoa khiến cho Bắc Kinh tin tưởng rằng Hà Nội quyết tâm theo đuổi một chính sách đứng chung hàng ngũvới Liên Bang Sô Viết, chống lại Trung Quốc. 189 Tại Đại Hội Khoáng Đại Lần Thứ Tư của ĐCSVN hồi Tháng Hai 1978 quyết định đă được lấy nhằm xóa bỏ tư bản mại sản tại Nam Việt Nam và xâm lăng Căm Bốt.190 Bởi người gốc Hoa tại Việt Nam đă chiếm giữ một vai tṛ đáng kể trong kinh tế Nam Việt Nam, họ phải gánh chịu mũi dùi của quyết định.

 

Vào ngày 23 Tháng Ba 1978, Hà Nội loan báo rằng tất cả mọi doanh nghiệp tư nhân sẽ bị quốc hữu hóa. 191 Trong một chiến dịch được tượng trưng bởi sự sử dụng bạo lực, vào giữa Tháng Tư các nhà chức trách Việt Nam đă chiếm hữu hơn ba mươi ngh́n doanh nghiệp tư nhân tại miền Nam, tuyệt đại đa số trong đó được sở hữu bởi người gốc Hoa. 192 Cuộc đàn áp đă khích động một vụ di cư ồ ạt, băng qua biên giới Trung Quốc – Việt Nam tại miền Bắc lẫn đi ra Biển Nam Hải.  Cộng vào t́nh trạng tài chính khốn khó của người gốc Hoa, hôm 23 Tháng Tư Hà Nội loan báo các kế hoạch thông nhất tiền tệ hai miền bắc và nam Việt Nam. 193 Các tiền tệ trước đây được dùng tại Miền Bắc và Miền Nam Việt Nam sẽ phải đổi lấy tiền thống nhất mới với một tỷ suất bất lợi.

Bắc Kinh sau cùng đă phản ứng một cách mau lẹ với cuộc khủng hoảng vào ngày 30 Tháng Tư, biểu lộ sự quan tâm đến người tỵ nạn và cho thấy rằng nó đang theo dơi t́nh h́nh. 194 Vào ngày 30 Tháng Tư, khi các căng thẳng Trung Quốc – Việt Nam leo thang trong cuộc di cư của người gốc Hoa ra khỏi Việt Nam, một cuộc đảo chính tại A Phú Hăn dựng lên một lănh tụ thân Nga, Nur Mohammed Taraki.  Chế độ được thừa nhận bởi Việt Nam hôm 3 Tháng Năm. Nh́n từ Bắc Kinh, sự việc này là một bước tiến khác nữa của Liên Bang Sô Viết để bao vây Trung Quốc.  Vào ngày 3 Tháng Năm, các tiền tệ riêng biệt tại Việt Nam được thống nhất, khích động một trào lượng khác của các dân tỵ nạn. 195 Trong trường hợp khác của các chuyển động khiêu khích do Sô Viết tạo ra vào một thời điểm của sự khủng hoảng tôi đa, hôm 9 Tháng Năm, các lực lượng Sô Viết đă xâm nhập vào lănh thổ Trung Quốc, lấy cớ để truy nă một công dân Sô Viết. 196 Không lâu sau biến cố này, các lực lượng hải quân của Sô Viết di chuyển đến Đông Nam Á, và vào cuối Tháng Năm chúng đă thực hiện các cuộc thao diễn tại biển Nam Hải. 197

Đối diện với một cuộc di cư gia tăng, Bắc Kinh loan báo hôm 26 Tháng Năm rằng nó đă phái các chiếc tàu sang Việt Nam để cứu vớt các người gốc Hoa đang chạy trốn này.  Không may, bởi Hà Nội khăng khăng đ̣i hỏi rằng các chiếc tàu sử dụng các hải cảng tại khu vực Chợ Lớn thuộc Thành Phố Hồ Chí Minh, các chiếc tàu đă không thể tiếp cận được bởi những người muốn ra đi. 198 Các chiếc tàu sau rốt đă quay trở về Trung Quốc mà không đón nhận được bất kỳ người gốc Hoa nào.  Đặng Tiểu B́nh đă tuyên bố thẳng thừng rằng “Việt Nam đang nghiêng về phía Liên Bang Sô Viết, vốn là kẻ thù của Trung Quốc”. 199 Vào ngày 16 Tháng Sáu, Trung Quốc loan báo rằng nó sẽ đóng cửa ṭa lănh sự của ḿnh tại Thành Phố Hồ Chí Minh cũng như các pḥng lănh sự của Việt Nam tại các thành phố Quảng Châu, Côn Minh và Nam Ninh thuộc Trung Quốc. 200

Trong khung cảnh cuộc xung đột Trung Quốc – Việt Nam leo thang hồi giữa mùa hè 1978, ĐCSVN đă nhóm Phiên Họp khoáng đại thứ năm và chấp thuận một kế hoạch mới để phóng ra một cuộc xâm lăng nhằm lật đổ chế độ Pol Pot. 201 Các cán bộ Việt Nam được cho hay trong Tháng Sáu 1978 rằng Việt Nam đang hoạch định việc tấn công Căm Bốt. 202 Vào ngày 28 Tháng Sáu 1978, lần đầu tiên, Việt Nam bị nêu tên bởi báo chí Trung Quốc như là “Cuba ở Á Châu”, với hàm ư rằng giống như Cuba, Việt Nam đang hợp tác tích cực với chính sách ngoại giao của Mạc Tư Khoa tại Thế Giới Thư Ba. 203 Vào ngày 29 Tháng Sáu, Việt Nam được chính thức thu nhận vào khối COMECON. 204 Vào cuối Tháng Sáu đă có một sư gia tăng đáng kể trong viện trợ quân sự của Trung Quốc cho Căm Bôt. 205  Về phần ḿnh, Việt Nam đă tăng cường các lực lượng của họ dọc theo biên giới với Căm Bốt.  Các sự chuẩn bị cho một cuộc xâm lăng của Việt Nam được tường thuật rộng răi trên báo chí quốc tế và Trung Quốc. 206 

 

Vào ngày 3 Tháng Bẩy 1978 Bắc Kinh đă cho ngưng lại mọi viện trợ cho Hà Nội. 207 Đây là sự đ́nh chỉ cuối cùng trong một tiến tŕnh có sắp đặt. 208 Sau đó, vào cuối Tháng Bảy cho đến đầu Tháng Tám, bộ trưởng quốc pḥng Khmer Đỏ, Son Sen, đến thăm viếng Bắc Kinh. 209 Các cuộc đàm phán Trung Quốc – Việt Nam trong Tháng Tám và Tháng Chín về vấn đề Hoa kiều hải ngoại bị ngưng lại. 210 Một lằn ranh đă bị vượt qua.  Như tác giả Robert Ross ghi nhận, “đới với giới lănh đạo Trung Quốc, vấn đề không c̣n là làm thế nào để tối thiểu hóa sự hợp tác an ninh của Việt Nam với Liên Bang Sô Viết, mà là làm thế nào để ngăn chặn sự hợp tác của Việt Nam với sự bao vây của Sô Viết chống lại CHNDTQ khỏi việc mở rộng đến Kampuchea [Căm Bốt]”. 211

Phía Việt Nam cương quyết chống lại các nỗ lực của Trung Quốc nhằm hạn chế ảnh hưởng của Hà Nội tại Căm Bốt.  Vào ngày 10 Tháng Chín, trong một diễn văn tại Hà Nội kỷ niệm năm thứ ba mươi ba  bản tuyên bố độc lập của Việt Nam hồi năm 1945, Phạm Văn Đồng đă mô tả một cách sống động sự sử dụng của Trung Quốc “tập đoàn Pol Pot – Ieng Sary” như một công cụ để triệt hủy an ninh của Việt Nam. 212 Họ Phạm c̣n bổ túc thêm rằng điều này đă là một chiến lược có phối hợp từ 1975 và rằng nhân dân Việt Nam không có thể dung thứ được nữa. 213 Trong một phiên họp hồi Tháng Chín 1978 tại Hà Nội giữa nhà lănh đạo Việt Nam Lê Duẩn và đại sứ Sô Viết tại Việt Nam, họ Lê tuyên bố rằng ư định của ông “nhằm giải quyết trọn vẹn vấn đề này [về Căm Bốt] vào đầu năm 1979”. 214 Ông c̣n nói thêm rằng sự chủ động nằm về phía Việt Nam bởi Trung Quốc sẽ cần trú đóng ít nhất mười sư đoàn tại Căm Bốt để gián chỉ một cuộc tấn công của Việt Nam.  Theo họ Lê, đối với Trung Quốc, việc chuyên chở các binh sĩ này sang Căm Bốt bằng đường biển đă là một “vấn đề hết sức khó khăn”. 216 Cuộc tấn công sau đó của Việt Nam vào Căm Bốt đă diễn ra trong khoảng từ giữa Tháng Mười Một cho đến 13 Tháng Mười Hai. 217

 

Trung Quốc đă chuẩn bị cộng đồng quốc tế cho một sự đáp ứng mạnh mẽ của Trung Quốc đối với trục Hà Nội – Mạc Tư Khoa mới được củng cố.  Các quan hệ với Nhật Bản và các quốc gia khối ASEAN được tăng cường.  Đặng Tiểu B́nh viếng thăm Tokyo hồi Tháng Tám 1978, nơi ông đă kư kết Hiệp Ước Ḥa B́nh và Hữu Nghị Trung Quốc – Nhật Bản. 218 Một cách đáng chú ư, bản hiệp ước có chứa đựng một điều khoản “chống bá quyền” nhắm vào Liên Bang Sô Viết.  Sau đó trong Tháng Mười Một, để đối đầu với các chuyên du hành tại Đông Nam Á được thực hiện bởi thứ trưởng ngoại giao Việt Nam, Phan Hiền, trong Tháng Bẩy, và Phạm Văn Đồng trong Tháng Chín, họ Đặng đă đến thăm viếng Mă Lai, Singapore, và Thái Lan. 219 Họ Đặng đặc biệt quan tâm về việc đạt được sự ủng hộ của Thái Lan cho chính sách ngăn chặn của Trung Quốc đối với Việt Nam. 220

 

Hoạt động ngoại giao đă được đề xướng, Trung Quốc có một đường lối cứng rắn chống lại Việt Nam.  Một văn thư hôm 13 Tháng Mười Hai từ Bắc Kinh gửi Hà Nội cảnh cáo rằng có “các giới hạn trong sự chịu đựng và kiềm chế của Trung Quốc”. 221 Vào ngày 25 Tháng Mười Hai, trên tờ Nhân Dân Nhật Báo [Trung Quốc], Hà Nội một lần nữa bị cảnh cáo:

 

Có một giới hạn trong sự chịu đựng và kiềm chế của nhân dân Trung Quốc… Trung Quốc nghiêm chỉnh trong lời nói của ḿnh.  Chúng tôi muốn cảnh cáo các nhà chức trách Việt Nam rằng nếu họ, trở nên táo bạo nhờ sự ủng hộ của Mạc Tư Khoa, mưu toan lấn chiếm một tấc sau khi đoạt được một phân, và tiếp tục hành động trong cung cách vô kỷ cương này, họ nhất quyết sẽ gặp phải sự trừng phạt mà họ xứng đáng [để nhận].  Chúng ta tuyên bố điều này ở đây và bây giờ.  Đừng phàn nàn sau này rằng chúng tôi đă không trao cho các người một lời cảnh cáo rơ ràng trước. 222

 

Trong khi tờ Nhân Dân Nhật Báo được đọc tại Trung Quốc mỗi buổi sáng, khoảng 150,000 binh sĩ Việt Nam đă xâm lăng Căm Bốt, trong giai đoạn thứ nh́ của cuộc tấn công của Việt Nam.223 Vào ngày 7 Tháng Một 1979, Việt Nam đă chiếm giữ Phnom Penh. 234 Các số ước lượng cho hay 10,000 lính Việt Nam và 15,000 lính Căm Bốt đă bị chết. 225 Trong giai đoạn thứ ba, phía Việt Nam di chuyển đến vùng tây bắc, và với sự chiếm giữ Sisophone, đă kiểm soát con đường tiếp tế chính của Khmer Đỏ sang Thái Lan.  Giai đoạn thứ tư và cuối cùng kéo dài từ cuối Tháng Một đến hết Tháng Ba và liên can đến sự củng cố các thắng lợi của Việt Nam và pḥng vệ chống lại các cuộc phản công. 226

 

Theo sau cuộc xâm lăng của Việt Nam, trong khi thăm viếng Hoa Kỳ từ cuối Tháng Một đến đầu Tháng Hai 1979, Đăng Tiểu B́nh đă thông báo với chính quyền Carter rằng Việt Nam sẽ phải trả giá cho các hành động của nó.  Theo Zbigniew Brzezinski, Cố Vấn An Ninh Quốc Gia của Tổng Thống Carter, họ Đặng đă nói với các vị chủ nhà đón tiếp ông rằng Trung Quốc “xem là cần thiết để đặt ra một sự kiềm hăm các tham vọng ngông cuồng của Việt Nam và cho họ một bài học hạn chế thích đáng”. 227 Đúng như lời của họ Đặng, không lâu sau khi quay trở về Trung Quốc, phía Trung Quốc đă phóng ra một cuộc chiến tranh đánh Việt Nam.

 

 

MỘT MƯU TÍNH GIÀNH QUYỀN BÁ CHỦ CẤP VÙNG?

 

Sự giải thích thay thế cho sự tranh luận được đưa ra ở đây sẽ  cho rằng cuộc xung đột Trung Quốc - Việt Nam chính yếu gây ra bởi sự xung đột trên mưu định của Hà Nội để thiết lập một khu vực ảnh hưởng tại Căm Bốt.  Một số các nhà phân tích đă vạch ra rằng nỗ lực của Việt Nam để thiết lập một khu vực ảnh hưởng trên Căm Bốt là lư do then chốt đàng sau sự gia tăng trong cuộc xung đột Hoa – Việt. 228 Điều quan trọng để ghi nhận rằng các tác giả này không có nói là yếu tố Sô Viết đă không đóng một vai tṛ nào trong cuộc xung đột Trung – Việt.  Đúng hơn, với việc đặt tiêu điểm sự phân tích của họ nặng nề vào cuộc tranh giành Trung – Việt tại Căm Bốt, các tác giả này ám chỉ, ở các mức độ khác nhau, rằng yếu tố Sô Viết là nguyên do thứ yếu của sự xung đột trong các quan hệ Trung – Việt.  Ngược lại, điều được lập luận ở đây rằng yếu tố Sô Viết là nguyên do trung tâm của cuộc xung đột Trung – Việt.

 

Sự duyệt xét của chúng ta về bằng chứng khiến ta nghĩ rằng yếu tố Sô Viết là ch́a khóa để giải đáp câu đố về cuộc xung đột Trung – Việt.  Nếu Hà Nội đă không có được sự hậu thuẫn của Mạc Tư Khoa, trong mọi giả thiết, nó sẽ không toan tính thực hiện mục tiêu đă từng t́m kiếm từ lâu việc thiết lập sự kiểm soát trên Căm Bốt.  Thời điểm của các biến cố khiến ta liên tưởng đến kết luận này.  Sự kiện c̣n lại là Hà Nội đă chỉ xâm lăng Căm Bốt (vào cuối Tháng Mười Hai 1978) sau khi nó đă bước vào một liên minh với Mạc Tư Khoa trong Tháng Mười Một 1978.  Ngoài ra, khi Việt Nam rút ra khỏi Căm Bốt vào cuối thập niên 1980, chính yếu là v́ Liên Bang Sô Viết đă giảm bớt sự ủng hộ của nó cho sự chiếm đóng liên tục của Việt Nam tại Căm Bốt.  Tất cả các việc này khiến ta nghĩ đến một hoàn cảnh mạnh mẽ cho tầm quan trọng của yếu tố Sô Viết trong cuộc xung đột Trung – Việt.

 

Một sự khảo sát các biến cố giữa cuộc xâm lăng của Việt Nam và sự thu quân từ Căm Bốt khiến ta nghĩ đến một t́nh huống c̣n mạnh mẽ hơn nữa cho yếu tố Sô Viết trong cuộc xung đột Trung – Việt.  Để hoàn thành một mục tiêu của chính sách ngoại giao, một quốc gia sẽ cần đến các tài nguyên.  Với các khó khăn kinh tế nội địa thời hậu 1975 của Hà Nội, từ một cái nh́n điều hành, phía Việt Nam sẽ chỉ có khả năng duy tŕ một sự chiếm đóng Căm Bốt trong một thời khoảng kéo dài nếu nó có được sự ủng hộ ngoại giao, quân sự và kinh tế của Sô Viết.  Về điểm này, nh́n vào bằng chứng phong phú được trưng dẫn trong đoạn trước thảo luận về sự viện trợ kinh tế và quân sự của Sô Viết cho Việt Nam, vai tṛ của Sô Viết th́ quan yếu trong sự theo đuổi một chính sách can thiệp tại Căm Bốt.  Trong thực tế, các tác giả Thayer và Thakur lập luận rằng “Hiệp ước … của Việt Nam với Liên Bang Sô Viết có thể được nh́n như một khế ước bảo hiểm được thiết kế để bảo vệ Hà Nội trước Trung Quốc.  Bản hiệp ước được sắp xếp thời biểu trước khi có cuộc xâm lăng của Việt Nam vào Căm Bốt…[và đă] được thiết kế để gián chỉ một sự đáp ứng toàn lực của Trung Quốc”. 229

 

 

CUỘC CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI

 

TRUNG QUỐC – VIỆT NAM NĂM 1979

 

Cho đên giờ chúng ta đă phác họa cơ cấu của nguyên do đă dẫn đến sự chấm dứt liên minh Trung Quốc – Việt Nam và khám phá sức thuyết phục tương đối của nó chống lại một sự thỏa thuận song phương.  Giờ đây chúng ta hăy hướng đến cuộc chiến tranh biên giới Trung – Việt.  Cuộc nghiên cứu này sẽ không hoàn tất nếu nó không tiến tới việc t́m hiểu một số câu hỏi khác.  Trước tiên, tại sao cuộc chiến tranh Trung – Việt đă xảy ra? Thứ nh́, đâu là các sự giải thích cho sự sử dụng vũ lực của Trung Cộng trong trường hợp này? Trường hợp này liên hệ ra sao với tài liệu tổng quát về sự sử dụng vũ lực của Trung Quốc? Trước khi bàn đến các câu hỏi này, chúng ta hăy khảo sát trước tiên các biến cố thực sự.

 

Bản Thân Cuộc Chiến

 

Nghiên cứu gần đây sử dụng các nguồn tài liệu tiêng Hán cho thấy nhu cầu một sự tái xét các sự hiểu biết hiện có về thời biểu của quyết định của Trung Quốc để thực hiện hành động quân sự, có vẻ đă đuợc thực hiện muộn hơn lịch tŕnh như được nghĩ vào lúc ban đầu. 230

Điều đă được tuyên xác trước đây rằng một quyết định xác quyết của Trung Hoa để đưa ra một bài học cho Việt Nam đă được lấy trong Tháng Bảy 1978. 231 Các sự tuyên xác khác đă phỏng đoán rằng quyết định đă được đưa ra tại một Hội Nghị Công Tác Trung Ương (Central Work Conference) giữa 10 Tháng Mười Một và ngày 15 Tháng Mười Hai.  Các nguồn tài liệu tiếng Hán gần đây cho thấy rằng chỉ vào ngày 7 Tháng Mười Hai, một quyết định xác quyết mới được lấy bởi Quân Ủy Trung Ương (QUTƯ, tiếng Anh: Central Military Commission: CMC). 232 Vào ngày 8 Tháng Mười Hai, QUTƯ ra lệnh cho các Quân Khu Quảng Châu và Côn Minh hăy chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh kéo dài hai tuần lễ với Việt Nam khởi sự vào ngày10 Tháng Một 1979. 233 Vào tối hôm Năm Mới [Dương Lịch], Đặng Tiểu B́nh đă đề nghị chính thức, và thành công, một cuộc chiến tranh với Việt Nam tại một phiên họp của QUTƯ. 234 Tại phiên họp đó, nhật kỳ của cuộc động binh đă được lấy dựa vào một báo cáo về t́nh trạng sẵn sàng hành quân của lực lượng tấn công.  Trong một phiên họp của QUTƯ tại nhà họ Đặng hôm 22 Tháng Một, QUTƯ đă thay đổi việc ấn định thời biểu cuộc chiến tranh dựa vào bản báo cáo này, dời đến giữa Tháng Hai. 235Vào ngày 11 Tháng Hai, hai ngày sau sự trở về của họ Đặng từ một chuyên du hành rẽ khúc sang Hoa Kỳ, một phiên họp mở rộng của Bộ Chính Trị đă quyết định phóng ra một cuộc tấn công vào Việt Nam hôm 17 Tháng Hai. 236

 

Chiến tranh Trung – Việt kéo dài từ 17 Tháng Hai cho đến 16 Tháng Ba 1979 và liên can đến quân số ước lượng của Trung Quốc là 472,000 lính đấu với 50,000 lính Việt Nam. 237 Sự kiện này tượng trưng cho một tỷ số hơn 9 lính Trung Quốc trên mỗi người lính Việt Nam.  Chiến dịch liên hệ đến một tiến tŕnh gồm ba giai đoạn.  Giai đoạn đầu tiên kéo dài từ 17 đến 25 Tháng Hai và liên can đến sự chiếm giữ các tỉnh lỵ của Cao Bằng (đông bắc) 238 và Lào Cai (tây bắc). 239 và các thị trấn Cam Đường (tây bắc) và Đồng Đăng (đông bắc) 240 và Sa Pa và Phong Thổ (cả hai ở vùng tây bắc).  Lạng Sơn đă là tiêu điểm của một cuộc tấn công của sáu sư đoàn, bắt đầu từ 27 Tháng Hai, trong đó Trung Quốc có một quân số áp đảo là 10 trên 1. 241 Phần phía bắc của thành phố bị chiếm giữ hôm 2 Tháng Ba, theo sau bởi phần phía nam hôm 5 Tháng Ba.  Giai đoạn thứ ba liên can đến một cuộc hành quân càn quét được tiếp nối bởi một sự thoái lui vào ngày 16 Tháng Ba. 242

 

 

Các Sự Giải Thích Khác Nhau

 

Ảnh hưởng của cuộc Chiến Tranh Trung – Việt 1979 th́ đáng kể.  Như tác giả William Duiker đă nhận xét:

 

Cuộc xung đột Trung – Việt [năm 1979], và các biến cố dẫn đến sự xung đột, đă có một tác động quan trọng trên cấu trúc của chính trị quốc tế tại Á Châu.  Cuộc chiến tranh đă không chỉ mang lại một sự chấm dứt rơ rệt một liên minh [liên minh Trung – Việt]… Nó c̣n dẫn đến một sự tái sắp xếp hàng ngũ của cán cân quyền lực cấp miền và đe dọa, lần đầu tiên trong hơn một thập niên, mang các Đại Cường đến bên bờ của sự đối đầu tại Đông Nam Á. 243

Câu trích dẫn từ Duiker đương nhiên dẫn chúng ta đến một câu hỏi: Tại sao cuộc chiến tranh Trung – Việt đă xảy ra? Chấm dứt một liên minh là một chuyện, và đi đến chiến tranh là một việc hoàn toàn khác biệt.  Chúng ta hăy khảo sát chiến tranh Trung – Việt từ quan điểm của lư thuyết tân hiện thực (neorealist), phù hợp với lư thuyết kẻ thù chính.

Lư thuyết tân hiện thực – với sự nhấn mạnh của nó trên khái niệm vô chính phủ, các sự thay đổi trong sự phân bố thực tế quyền lực, sự theo đuổi an ninh, và sự điều hành phát sinh của nghịch lư an ninh – đặt ra các tham số [hay thông số, parameters, trong nguyên bản ghi sai là perameters, có lẽ do lỗi sắp chữ, chú của người dịch] rộng lớn cho cuộc xung đột Trung – Việt. 244 Trong lư thuyết tân hiện thực của tác giả Waltz, các quốc gia t́m cách tối đa hóa an  ninh của chúng trong khung cảnh của sự bất định (uncertainty) phát sinh bởi điều kiện cơ cấu của t́nh trạng vô chính phủ.  Các cuộc chiến tranh diễn ra xuyên qua nghịch lư an ninh, khi mà các quốc gia t́m kiếm an ninh đáp ứng trước các sự biến đổi trong sự phân bố quyền lực tổng hợp để ngăn cản sự khai thác. 245 Tác giả Waltz đă lập luận rằng lư thuyết tân hiện thực không giải thích lư do tại sao các cuộc chiến tranh đặc biệt được diễn ra. 246 V́ thế chúng ta cần khảo sát xem các thông số rộng lớn nêu trên đă tương tác với các t́nh huống cụ thể như thế nào để giải thích cuộc chiến.

 

Các sự biến đổi trong cán cân quyền lực thời hậu 1975 đă phản ảnh trong các t́nh huống trực tiếp trên đất liền, giải thích cảm nghĩ được nâng cao của Trung Quốc về mối đe dọa đối diện với Liên Bang Sô Viết và Việt Nam. Việt Nam mới thống nhất đă tạo lập ra một tay chơi mới quan trọng trong sự bài trí Á Châu thời hậu 1975. 247 Yêu cầu an ninh tối thiểu của Hà Nội trong thời kỳ này là vạch vẽ ra các biên giới an toàn.  Sự thiết lập một khu vực ảnh hưởng là một mục đích đáng mong ước nhưng chỉ có tính chất thứ yếu.  Như được tŕnh bầy ở trên, các mục đích song sinh này đă được thành đạt khá dễ dàng tại Lào. T́nh trạng với phe Khmer Đỏ tại Căm Bốt là một vấn đề hoàn toàn khác biệt, do nơi phe Khmer Đỏ đứng về phía Trung Quốc chấp nhận một tư thế hiếu chiến đối với lân bang mạnh hơn và lớn hơn của nó. 248

 

Phía Trung Quốc, trong khi khó hài ḷng với các cuộc tấn công của Khmer Đỏ trên Việt Nam, đặt tiêu điểm vào một bức tranh chiến lược rộng lớn hơn.  Nh́n từ Bắc Kinh, cộng sản Việt Nam, bởi việc dần dần tự xếp hàng với Sô Viết, đang trợ lực vào các năng lực của Sô Viết và củng cố chính sách của Sô Viết nhằm bao vây Trung Quốc. Trung Quốc v́ thế đă t́m cách kiềm chế sự ngả theo Liên Bang Sô Viết của Việt Nam qua việc gia tăng sự cộng tác của nó với Khmer Đỏ.  Quyết định của Việt Nam để xăm lăng Căm Bốt trong Tháng Mười Hai 1978 đă dẫn Trung Quốc đến việc trả đũa bằng việc phóng ra một cuộc chiến tranh biên giới đánh Việt Nam trong năm 1979.  Các nhà cấu tạo quyết định của Trung Quốc đă t́m cách biểu lộ cho Việt Nam và Sô Viết thấy rằng Trung Quốc đă chuẩn bị việc sử dụng vũ lực và ngoại giao để giới hạn ảnh hưởng của Việt Nam, và một cách quan yếu, của Sô Viết tại Đông Nam Á. 249 Từ giai đoạn 1979 đến 1991 Bắc Kinh đă tiến tới sự hợp tác chặt chẽ với phe Khmer Đỏ và các nước khối ASEAN. 250 (và với một mức độ thấp hơn, với Hoa Kỳ) trong một nỗ lực sau rốt thành công nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của Việt Nam và Sô Viết trong vùng Đông Nam Á. 251 Cuộc xung đột tại Căm Bốt, như tác giả Zbigniew Brzezinski đă h́nh dung nó, là “trường hợp đầu tiên của một cuộc chiến tranh ủy nhiệm giữa Liên Bang Sô Viết và Trung Quốc”. 252

 

 

Các Văn Hóa Về Chiến Lược Và Các Sự Thúc Đẩy Cụ Thể

 

Một câu hỏi khác nữa liên quan đến sự sử dụng vũ lực của Trung Quốc chống lại Việt Nam hồi năm 1979.  Cuộc nghiên cứu này liên hệ ra sao với các sự phân tích trước đây về cuộc chiến tranh Trung – Việt 1979 trong khía cạnh này? Cuộc nghiên cứu này có sửa đổi hay tái khẳng định tài liệu trước đây về sự sử dụng vũ lực của Trung Quốc hay không?

 

Trước khi chúng ta có thể đạt tới một câu trả lời cho các câu hỏi này, chúng ta sẽ phải tái duyệt xét một cách ngắn gọn tài liệu hiện có, có thể đúc kết thành hai đường hướng của sự tranh luận. 253 Tác giả John Fairbanks nói về truyền thống chủ ḥa lâu dài bắt nguồn trong văn hóa về chiến lược của Khổng-Mạnh. 254 Tại đây, điều được lập luận rằng v́ các nguyên do văn hóa, người Trung Hoa rất miễn cưỡng để sử dụng vũ lực. 255 , một lập luận dựa trên văn hóa gần đây hơn bởi tác giả Alastair Iain Johnston đă đi tới một kết luận rất khác biệt trên chủ đề này.  Tác giả Johnston lập luận rằng các nhà cấu tạo quyết đinh Trung Hoa đă nội tại hóa (hay cơ hữu hóa: internalized) một chính sách sẵn sàng ứng chiến [a parabellum,xin xem phần giải thích từ ngữ này nơi chú thich liên hệ trong nguyên bản, chú của người dịch], hay văn hóa chiến lược, chính trị thực tế cứng răn (hard realpolotick. strategic culture). 256 Dùng triều đại nhà Minh như một căn bản trắc nghiệm cho lư thuyết của ḿnh, tác giả Johnston nhận thấy rằng các nhà cấu tạo chính sách nhà Minh đă nhất quán chấp nhận một chiến lược ứng chiến đột biến (contingent parabellum strategy) trong đó họ nghiêng về các chiến lược tấn công, cưỡng bức nhiều hơn khi các sự lựa chọn này được cung ứng cho họ.  Các chiến lược pḥng thủ được chấp nhận như sự lựa chọn tốt đứng vào hàng thứ nh́. 257 Tác giả Johnston kết luận rằng văn hóa chiến lược ứng chiến này tương tự như các khái niệm của Tây Phương cổ truyền về tác phong chính trị thực tế. 258 Trong cuộc nghiên cứu gần đây hơn của ông, tác giả Johnston nhận thấy rằng mô thức này đă được tiếp tục trong thời hậu 1949. 259 Chính từ đó, điều đă được lập luận rằng từ một quan điểm đối chiếu, Trung Cộng nghiêng về việc sử dụng vũ lực nhiều hơn bất kỳ đại cường nào khác, trừ Hoa Kỳ. Hơn nữa, một khi ở vào một cuộc tranh chấp quân sự hóa, Bắc Kinh là nước có nhiều xác xuất nhất để leo thang lên đến một mức độ bạo động cao độ. 260 Đặc biệt, tác giả Johnston lập luận rằng sự sử dụng vũ lực của Trung Quốc th́ “bất trắc hơn, quân sự hóa nhiều hơn, và ít liên quan đến các đ̣i hỏi chính trị cụ thể hơn đă từng có lần được tin tưởng. Trong một số trường hợp, nó ít đạt được sự thành công, phơi bày Trung Quốc ra trước các sự đe dọa an ninh không ước định”. 261

Gần hơn, tác giả Scobell đă đề nghị một sự hỗn hợp hai phiên bản của mô thức văn hóa về chiến lược được phác họa ở trên, lập luận rằng người Trung Hoa ôm chằm lấy một “sự tôn sùng chính sách pḥng thủ” vốn là một sự pha trộn của hai văn hóa về chiến lược. 262 Ở nơi đây, thành tố chính trị thực tế vốn sẵn ôm chằm lấy sự sử dụng vũ lực như một công cụ của chính sách được kết bện với một thành tố Khổng học cự tuyệt sự sử dụng vũ lực.Tác giả Scobell đưa ra trường hợp rằng nhiều nhà phân tích và cấu tạo quyết định Trung Quốc “tin tưởng sâu xa rằng di sản của nền văn minh Trung Quốc là chủ ḥa trong nền tảng, [nhưng] dù thế họ rất sẵn ḷng để vận dụng vũ lực khi đối đầu với các cuộc khủng hoảng”. 263

Quan điểm bao quát thứ nh́ về sự sử dụng vũ lực của Trung Quốc chấp nhận một mô thức tác nhân hữu lư đơn phương có tính toán (calculative unitary rational actor model). 264 Ở đây, Trung Quốc đáp ứng với các sự thúc đẩy hiện hữu trong hệ thống quốc tế và phản ứng trong một cung cách tương tác với hành vi của các nước khác. 265 Được tượng trưng một cách nổi bật nhất trong tác phẩm của tác giả Aleen Whiting, lập luận cho rằng các nhà cấu tạo quyết định của Trung Quốc nhấn mạnh đến tầm hữu dụng của các cuộc chiến tranh pḥng thủ và giới hạn được thực hiện trong các ranh giới không và thời gian được xác định rơ ràng. 265 Trong quan điểm này, Trung Quốc sử dụng vũ lực trong một cách được kiểm soát, và tương đối đă thành công trong việc phối hợp sự sử dụng vũ lực của nó với các công cụ ngoại giao trong sự theo đuổi các mục tiêu chính trị được định nghĩa rơ ràng. 267 Trong một điều kiện quan trọng đi liền một cách không thoải mái với quan điểm tổng quát của ông được phác họa ở trên, tác giả Whiting ghi nhận rằng Trung Quốc cũng tham gia vào các hoạt động làm gia tăng rủi ro của chiến tranh, ngay khi đối đầu với một đối thủ có trang bị hạt nhân. 268 Về khía cạnh này, công tŕnh của Whiting hội tụ với sự nghiên cứu gần đây hơn về sự sử dụng vũ lực của Trung Quốc tŕnh bày trong các tài liệu tiêng Hán trong việc nhấn mạnh đến khuynh hướng [chấp nhận] rủi ro cao độ của các nhà cấu tạo quyết định của Trung Quốc. 269

 

Trong phần này chúng ta sẽ lượng giá các quan điểm khác biệt này về sự sử dụng vũ lực của Trung Quốc khi tham chiếu đến cuộc chiến tranh Trung – Việt năm 1979.  Chương sách này đă lập luận rằng yếu tố Sô Viết là sự cứu xét then chốt cho các nhà cấu tạo quyết định của Trung Quốc, các kẻ đă có một sự hiểu biết rơ ràng về các sự lựa chọn chiến lược của họ.  Trong sự sử dụng vũ lực của nó đánh công sản Việt Nam, cuộc nghiên cứu này nhận thấy phía Trung Quốc đă sử dụng sự cưỡng bức trong một cách hữu lư (rational) và như một phương sách, cho mục tiêu chính trị  nhằm gây ra các tổn hại đắt giá cho Hà Nội v́ việc tham dự vào một cuộc bao vây của Sô Viết nhắm vào Trung Quốc. 270 Cùng lúc, Bắc Kinh cẩn trọng trong việc không muốn khiêu khích sự can thiệp của Sô Viết.  Trong khía cạnh này, phía Trung Quốc đang tiếp nhận t́nh báo hàng ngày (kể cả h́nh ảnh chụp bằng vệ tinh) từ phía Hoa Kỳ về các sự điều động của Sô Viết tại biên giới Nga - Hoa. 271 Sự thận trọng đă được thi hành nhằm hạn chế cuộc tấn công vào Việt Nam. 271

 

Trước tiên, quyết định của Trung Quốc để sử dụng vũ lực đă không phản ảnh bất kỳ ác cảm hay sự miễn cưỡng liên quan đến sự áp dụng các công cụ quân sự của thuật chính trị và ngoại giao (statecraft), nhưng được phản ảnh trong biến thể Khổng-Mạnh của quan điêm văn hóa về chiến lược.  Như đă nói chi tiết bên trên, khi sự sẵn ḷng của Hà Nội để phục vụ trong một chính sách bao vây của Sô Viết nhằm chống lại Trung Quốc được biểu lộ, Bắc Kinh cho thấy không hề ngần ngại trong việc trừng phạt Việt nam với sự sử dụng vũ lực và sự phản công bao vây ngoại giao.  Trong thực tế, theo một nhà phân tích Trung Quốc, sự sử dụng vũ lực trong trường hợp này là một vấn đề của các quyền lợi quốc gia rơ ràng, và ngay cả các quyền lợi cấp vùng nữa. 273

 

Thứ nh́, trái với lập luận của tác giả Johnston, phía Trung Quốc rơ ràng đă thận trọng trong sự sử dụng vũ lực của họ, chấp nhận các sự đau đớn lớn lao để né tránh sự leo thang không cần thiết.  Các nhà cấu tạo quyết định Trung Quốc đă thực hiện các hoạt động ngoại giao sâu rộng để chuẩn bị trong vùng và cộng đồng quốc tế cho cuộc tấn công. 274 Từ Tháng Tám 1978 đến Tháng Một 1979, Đặng Tiểu B́nh đi thăm viếng Nhật Bản, Đông Nam Á, và Hoa Kỳ để sắp đặt nền móng ngoại giao cho cuộc xâm lăng.  Một cách đáng lưu ư, để không khiêu khích một cuộc tấn công trả đũa của Sô Viết, Bắc Kinh đă báo tin cho Sô Viết hay rằng sự sử dụng vũ lực chống lại Việt Nam sẽ được giới hạn về khuôn khổ và thời khoảng.  Chính v́ tthế cơ quân thông tấn Tân Hoa Xă chính thức của Trung Quốc đă tuyên bố hôm 21 Tháng Hai 1979 rằng;                

 

Chúng tôi không muốn dù chỉ một tấc đất của lănh thổ Việt Nam …. Sau khi đánh trả quân xâm lược Việt Nam như chúng đáng nhận lănh, các binh sĩ biên giới Trung Quốc sẽ giữ nghiêm ngặt lệnh pḥng vệ biên giới lănh thổ của chính họ. 275

 

Đăng Tiểu B́nh tái xác nhận một cách công khai điểm này vào ngày kế đó. 276 Vào ngày 26 Tháng Hai 1979, khi cuộc xung đột đang tiếp diễn, họ Đặng một lần nữa tái khẳng định các mục đích hạn chế của Trung Quốc trong một bản tuyên bố với báo chí quốc tế.  Theo họ Đặng, mục tiêu của Trung Quốc là một mục tiêu giới hạn – có nghĩa, để dạy cho họ [Việt Nam] rằng họ không có thể chạy rong nhiều như là họ mong muốn”. 277 Chỉ có các lực lượng trên đất liền của QĐGPNDTQ đă được sử dụng trong cuộc hành quân. 278 Hơn nữa, như được bày tỏ một cách công khai trong các dịp khác nhau bởi cả chính phủ Trung Quốc lẫn họ Đặng, không nỗ lực nào được thực hiện để di chuyển quá năm mươi cây số vào Bắc Việt Nam 279 hay để tấn công Hà Nội. 280

 

Thứ ba, phù hợp với lập luận “tôn sùng sự pḥng thủ” của tác giả Scobell, Trung Quốc đă biện minh sự sử dụng vũ lực của nó như một trường hợp của hành vi pḥng vệ. 281 Chính v́ thế, sự trích dẫn được trưng ra ở trên bởi tin tức của Tân Hoa Xă chính thức của Trung Quốc hôm 21 Tháng Hai 1979 mô tả rơ ràng sự sử dụng vũ lực của Trung Quốc đánh Việt Nam như một động tác pḥng vệ. 282 Thứ tư, sự mô tả của tác giả Allen Whiting về sự sử dụng vũ lực của Trung Quốc là “có được kiểm soát” và được đánh dấu bởi “sự phối hợp với các chuyển động chính trị và ngoại giao” th́ cũng phù hợp với trường hợp sử dụng vũ lực này của Trung Quốc. Như đă ghi nhận ở trên, Bắc Kinh đă chắc chắn về việc gửi các tín hiệu đến Sô Viết rằng sự sử dụng vũ lực của Trung Quốc sẽ bị hạn chế về phạm vi và có chủ ư giáng xuống một sự trừng phạt đối với Việt Nam.  Các ư kiến bởi các nhà ngoại giao Sô Viết khiến ta liên tưởng mạnh mẽ rằng họ đă thấu hiểu các tín hiệu này của Trung Quốc”, 284 chính v́ thế xác định khía cạnh này trong sự phân tích của tác giả Whiting.

 

Có nghĩa, sự kiện rằng phía Trung Quốc đă phối hợp các bước đi chính trị và ngoại giao của họ với Sô Viết không đả động ǵ đến thành quả của QĐGPNDTQ, vốn không tạo ấn tượng nào. 285 Quân đội Trung Quốc bị phơi bày là thiếu trang bị và không có kinh nghiệm chiến đấu. Mặc dù Trung Quốc đă chiếm đoạt năm thành phố then chốt của Việt Nam cũng như các thành phổ nhỏ khác, 286 các cú đánh của họ vào phía Việt Nam th́ yếu ớt bởi thành quả nghèo nàn của QĐGPNDTQ. Các sự tổn thất của Trung Quốc th́ cực kỳ cao trong trận chiến ba tuần lễ, 287 Một cuộc nghiên cứu gần đây và có thẩm quyền về cuộc chiến tranh 1979 ghi nhận rằng các số tổn thất biến đổi trong các nguồn tin Tây Phương, được ước lượng có khoảng từ 25,000 đến 40,000 kẻ bị chết. 288 Các nguồn tin Trung Quốc ghi số tổn thất là 6,900 mạng và 15,000 lính bị thương. 289 Các vấn đề này đă bị phóng đại lên bởi phía Trung cộng đối diện với một địch thủ, Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, được tôi luyện trong chiến đấu và tinh thông trong chức năng của họ. 290 Trong thực tế, bộ đội Việt Nam đă tấn công quân Trung Quốc trong suốt thời kỳ có cuộc xâm lăng của Trung Quốc. Thí dụ, ngay khi có trận đánh quan trọng của chiến dịch khởi sự vào ngày 27 Tháng Hai tại Lạng Sơn, các cuộc tấn công của Việt Nam đă được thực hiện tại huyện Napo, tỉnh Quảng tây. 291 

Được viết không lâu sau cuộc chiến tranh biên giới Trung – Việt, tác giả Harlan Jencks đă nói chi tiết về các sự bất thích đáng của QĐGPNDTQ trong cuộc chiến tranh này, vốn đă tạo ra hiệu quả trái ngược cho việc củng cố tư thế của Việt Nam như một quyền lực cấp vùng quan trọng:

Trong cuộc chiến tranh đặc biệt này, có thể nói tổng quát rằng phẩm chất Việt Nam đánh bại số lượng Trung Quốc gần như trên mọi phương diện.  Nó đă làm được như thế (1) bởi địa h́nh giới hạn; (2) bởi thời gian bị hạn chế v́ cả lư do chính trị lẫn thời tiết, và (3) bởi sự vô khả năng của Trung Quốc để sử dụng hữu hiệu các lực lượng mà nó có do hậu quả của các sự yếu kém trong C3I [chữ viết tắt trong nguyên bản, cho thành ngữ Command, Control, Communications and Intelliegence, có nghĩa Chỉ Huy, Kiểm Soát, Truyền Tin, và T́nh Báo, chú của của người dịch] và trong khả năng nhân viên và sự huấn luyện và bởi các vấn đề tổ chức.  Sau cùng, Việt Nam đă xuất hiện sau cuộc xung đột như một quyền lực quân sự cấp miền hạng trung rất mạnh. 292

Tác giả Stephen Morris đă lập luận rằng “một sự khảo sát t́nh h́nh kinh tế và quân sự khách quan của Trung Quốc và Việt Nam hồi giữa năm 1975 sẽ không dẫn dắt người ta đến việc tiên đoán rằng mỗi bên lại quan tâm đến việc trở nên bị lôi kéo vào bất kỳ cuộc xung đột nào khác nữa tại Đông Dương”, 293 Tương tự, tác giả Anne Gilks lập luận rằng “cuộc chiến tranh trong năm 1979 là một cuộc xung đột mà cả Trung Quốc lẫn Việt Nam lại muốn có bao giờ và rằng không thể tiên đoán được trong Tháng Tư 1975 [khi phe cộng sản Việt Nam chiếm đoạt Sàig̣n]”. 294 Sự phân tích trong chương này khiến ta nghĩ khác.  Cuộc xung đột Trung Quốc – Sô Viết đang leo thang đă một que diêm bật cháy t́m được một đống cỏ khô trong mối quan hệ Trung – Việt.  Trong sự phản ứng trước một chính sách ngoại giao Sô Viết quyết đoán hơn sau năm 1975, cuộc xung đột Trung Quốc – Liên Sô đă leo thang và Hà Nội bị kéo đến gần hơn Mạc Tư Khoa bởi một loạt các lư do chiến lược quân sự và kinh tế khách quan và có thể tiên đoán được. 295 Điều này đă dẫn đến cuộc xung đột Trung – Việt lên cao.

Khởi thủy, Hà Nội đă t́m cách để tiếp tục một tṛ chơi cân bằng trong việc nhận viện trợ từ cả Bắc Kinh lẫn Mạc Tư Khoa, như nó đă từng làm trong thập niên trước. Các nhà lấy quyết định của Trung Quốc đă không chuẩn bị để nuông chiều các đối tác Việt Nam của họ.  Với sự chấm dứt Cuộc Chiến Tranh Đông Dương Thứ Nh́ và sự thu ḿnh phần nào của Hoa Kỳ kế đó tại vùng Đông Á thời hậu 1975, Bắc Kinh bị bỏ lại để đối đầu với mối đe dọa dâng cao của Sô Viết.  Đối diện với các đ̣i hỏi cạnh tranh về ḷng trung thành từ Bắc Kinh và Mạc Tư Khoa, Việt Nam đă lựa chọn Mạc Tư Khoa.  Tại sao xảy ra chuyện này? Hà Nội rơ ràng bị xoay chuyển bởi sự hào phóng quân sự và kinh tế của Sô Viết.  Sô Viết, nh́n Việt Nam xuyên qua lăng kính của cuộc xung đột Trung – Việt, có khả năng hơn và sẵn ḷng cung cấp cho Việt Nam các yêu cầu quốc pḥng an ninh quốc gia nội tại và lẫn kinh tế của nó.  Đổi lại, Việt Nam trở thành một tham dự viên trong chính sách bao vây của Mạc Tư Khoa chống lại Trung Quốc.

 

Với sự kư kết liên minh Sô Viết – Việt Nam trong năm 1978, các quan hệ của Mạc Tư Khoa với Hà Nội trở nên mạnh hơn trong bản chất so với hồi 1975, khi chương sách này bắt đầu thảo luận.  Trong thời kỳ hậu 1975, Hà Nội đă ủng hộ quan điểm của Sô Viết về chính sách ḥa hoăn và đă gia tăng sự hợp tác quân sự với Sô Viết.  Sự hợp tác Sô Viết – Việt Nam lên cao đă dến đến sự xung đột đáng kể giữa Trung Quốc và Việt Nam và đạt tới cực điểm trong cuộc xâm lăng của Trung Quốc vào Bắc Việt Nam hồi Tháng Một – Tháng Hai 1979.  Cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc đă chấm dứt bất kỳ niềm tin hiện hữu trước đây rằng mối quan hệ Trung Cộng – Việt Cộng là một “t́nh hữu nghị bất khả hủy diệt”. 296 Kết quả cuối cùng cho Trung Quốc là kể từ 1964, Sô Viết đă đoạt được các thắng lợi đáng kể trong sự ngăn chặn của họ đối với Trung Quốc.  Mạc Tư Khoa đă đạt được các hiệp ước liên minh với các nước quan yếu tại ṿng ngoại vi của Trung Quốc, kể cả Mông Cổ (trong năm 1966), Ấn Độ (trong năm 1971) và A Phú Hăn (trong năm 1978). 297 Liên minh Sô Viết – Việt Nam được kư kết hôm 2 Tháng Mười Một 1978 c̣n tượng trưng cho một sự thành công khác của Sô Viết trong cuộc tranh đua Trung Quốc – Sô Viết./-

 

___

 

CHÚ THÍCH

 

1. Lưu Thiêu Kỳ (Liu Shaoqi), trong một diễn văn tại Buổi Tập Hợp Quần Chúng ở công trường Ba Đ́nh, Hà Nội hôm 12 Tháng Năm 1963, đă biểu thị mối quan hệ Trung – Việt bằng lời lẽ như sau: “T́nh hữu nghị của chúng ta có một lịch sử lâu dài.  Đó là một t́nh hữu nghị chiến đấu, được trui rèn trong băo táp của cách mạng, một t́nh hữu nghị thuộc loại vĩ đại mang tính chất quốc tế vô sản, một t́nh hữu nghị bất khả hủy diệt” (Tuyên bố chung của Lưu Thiếu Kỳ và Chủ Tịch Hồ Chí Minh [Beijing: Foreign Language Press, 1963], 19).

 

2. Wang Taiping, biên tập, Zhonghua renmin gongheguo waijiaoshi, 1970-1978 (Beijing: shijie zhishi chubanshe, 1999), 1.

 

3. Robert McMahon, “What Difference Đi It Make? Assessing the Vietnam War’s impact on Southeast Asia”, trong sách đồng biên tập bởi Lloyd Gardner và Ted Gittinger, International Perspectives on Vietnam (College Station: Texas A&M University Press, 2000), 189-203.

 

4. William Hyland, “The Sino-Soviet Conflict: The Search for New Strategies”, trong sách biên tập bởi Richard Solomon, Asian Security in the 1980s: Problems and Policies for a Time of Transition (Santa Monica: RAND Corporation, 1979), 40.

 

5. Thomas Robinson, “China Confronts the Soviet Union: Warfare and Diplomacy on China’s Inner Asian Frontiers”, trong sách đồng biên tập bởi John King Fairbank và Roderick MacFarquhar, The Cambridge History of China (Cambridge: Cambridge University Press, 1991), 15: 257.

 

6. Harry Gelman, The Soviet Far East Buildup and Soviet Risk Taking Against China (Santa Monica: RAND Corporation, 1982), vii.

 

7. Robert Ross, Negotiating Cooperation: The United States and China, 1969-1989 (Stanford: Stanford University Press, 1995), 24.

 

8. Gelman, Soviet Far East Buildup, 65.

 

9. Xem bảng ghi chi tiết các mức độ lực lượng quy ước trong bài viết của Robinson, “China Confronts”, 297.

 

10. Xem bảng ghi chi tiết các mức độ lực lượng hạt nhân, cùng nơi dẫn trên, 300-301.

 

11. Cùng nơi dẫn trên.

 

12. Cùng nơi dẫn trên.

 

13. Gelman, Soviet Far East Buildup, 75-78.

 

14. Cùng nơi dẫn trên.

 

15. J. J. Martin, “Thinking About the Nuclear Balance in Asia”, trong sách biên tập bởi Richard Solomon và Masataka Kosaka, The Soviet Far East Military Buildup: Nuclear Dilemmas and Asian Security (Dover, Mass.: Auburn House, 1986), 62.

 

16. Martin, “Thinking About Nuclear Balance in Asia”.

 

17. Cùng nơi dẫn trên, 63-65.

 

18. Cùng nơi dẫn trên, 64.

 

19. Paul F. Langer, “Soviet Military Power in Asia”, trong sách biên tập bởi Donald Zagoria, Soviet Policy in East Asia (New Haven: Yale University Press, 1982), 269.

 

20. Langer, “Soviet Military Power”, 269-270.

 

21. Gelman, Soviet Far East Buildup, 75.

 

22. Ross, Negotiating Cooperation, 125.

 

23. Cùng nơi dẫn trên, 77.

 

24. Allan Cameron, “The Soviet Union and the Wars in Indochina”, trong sách biên tập bởi Walter Raymond Duncan, Soviet Policy in Developing Countries (Huntington, N. Y.: Krieger, 1981), 653.

 

25. Donald Zagoria, “Into the Beach: New Soviet Alliances in the Third World”, Foreign Affairs 57: 4 (spring 1979): 737-739.

 

26. Hiệp ước Sô Viết – Somali đă bị băi bỏ vào ngày 11 Tháng Mười Một 1977, sau khi Sô Viết cung cấp cho Ethiopia viện trợ quân sự.  Sách biên tập bởi Wang, Zhonghua renmin gongheguo waijiaoshi, 1970-1978, 187.

 

27. Cùng nơi dẫn trên, 186.

 

28. Bruce Porter, The USSR in Thord World Conflicts: Soviet Arms and Diplomacy in Local Wars, 1945-1980 (Cambridge: Cambridge University Press, 1984), 53.

 

29. Porter, USSR in Third World Conflicts, 54-56; Steven Hosmer và Thomas Wolfe, Soviet Policy and practice Toward Third World Conflicts (Lexington, Mass.: Lexington Books, 1982), 97-98.

 

30. Porter, USSR in Third-World Conflicts, 55.

 

31. Cùng nơi dẫn trên, 29-30.

 

32. Wang, biên tập, Zhonghua renmin gongheguo waijiaoshi, 1970-1978, 186-189.

 

33. Hosmer và Wolfe, Soviet Policy and Practice Toward Third-World Conflicts, 81-88.

 

34. “Big Exposure of Soviet Revisionists’ Colonial Expansion in Angola”, Peking Review 19.6, 6 Feb. 1976, 8-9.

 

35. “Soviet Military Intervention Provokes World Indignation”, Peking Review 21.8, 24 Feb. 1978, 20-22.

 

 

36. Hosmer và Wolfe, Soviet Policy and practive Toward Third-World Conflicts, 88-94.

 

37. Cùng nơi dẫn trên, 96-97.

 

38. Lesek Buszynski, “The Soviet Union and Southeast Asia since the Fall of Saigon”, Asian Survey 21.5 (1981): 536.

 

39. John Lewis Gađis, Strategies of Containment: A Critical Appraisal of American National Security Policy During the Cold War (New York: Oxford University Press, 2005), 295-297; Buszynski, Soviet Policy and Southeast Asia, 49.

 

40. Buszynski, Soviet Policy and Southeast Asia, 99.

 

41. “Soviet Social-Imperialists Covet Southeast Asia: The ‘Asian Collective Security System’ Is a Pretext for Expansion”, Peking Review 17.33, 15 Aug. 1975, 20-21.

 

42. Donald Weatherbee, International Relations in Southeast Asia: The Struggle for Autonomy (Boulder: Rowman and Littlefield, 2005), 70-71.

 

43. “Soviet Social-Imperialists Covet Southeast Asia”, xi.

 

44. Cùng nơi dẫn trên.

 

45. Xie, biên tập, Zhongguo dangdai waijiaoshi, 1949-2001, 300-301.

 

46. Cùng nơi dẫn trên, 301.

 

47. Xem bảng ghi dấu các thắng lợi của Sô Viết đối với Mỹ trong nhiều thứ loại khác nhau trong giai đoạn 1969-1975, trong Cùng nơi dẫn trên, 300.

 

48. Tác giả Robert Ross ghi nhận sự nguy hiểm của chính sách ḥa hoăn từ quan điểm Trung Quốc: “Mối nguy hiểm đối với Trung Quốc th́ rơ ràng – sự ḥa hoăn rất có thể là vỏ che dấu một mưu toan của Sô Viết để áp lực Trung Quốc chấm dứt sự chống đối của nó đối với chính sách ngoại giao của Sô Viết, và quyền lợi của Hoa Kỳ trong sự ổn định liên tục có thể gián chỉ Hoa Thịnh Đốn khỏi việc đối cân với sự đe dọa của Sô Viết”; Ross, Negotiating Coopration, 29.

 

49. Garthoff, Détente and Confrontation, ấn bản có tu sửa, 526.

 

50. Jen Ku-ping, “What does the Situation Show One Year after the European Security Conference?”, Peking Review 19. 32-33, 9 Aụg 1976, 11-13.

 

51. Tôi xin cám ơn một trong các người điểm bài viết về việc đưa ra điểm này.

 

52. Muốn có một sự phân tích tài liệu và sự tranh luận quanh vấn đề này, xem Robert J. Reck, “Munich’s Lessons Reconsidered”, International Security 14.2 (1989): 161-191; Gerhard Weinberg, “Munich After 50 Years”, Foreign Affairs 67.1 (fall 1988): 165-178.

 

53. Vào năm 1974, điều rơ ràng đối với chính quyền Ford là sự ḥa hoăn đă không phục vụ như một sự kiềm chế trên Liên Bang Sô Viết.  Xem Ross, Negotiating Cooperation, 76.

 

54. Cùng nơi dẫn trên, 92-119.

 

55. Cùng nơi dẫn trên, 120-125.

 

56. Alan Day, biên tập, China and Soviet Union, 1949-84 (Harlow, Essex: Longman, 1985), 129.

 

57. Sun, Zhong Su guanxi shimo, 632.

 

58. Day, biên tập, China and Soviet Union, 130.

 

59. Cùng nơi dẫn trên.

 

60. Cùng nơi dẫn trên.

 

61. “Soviet Social-Imperialism: The Most Dangerous Source of World War”, Peking Review 20.29, 15 July 1077, 4-10, 21.

 

62. Sun, Zhong Su guanxi shimo, 637-638.

 

63. Day, biên tập, China and Soviet Union, 133.

 

64. Cùng nơi dẫn trên, 133-134.

 

65. Cùng nơi dẫn trên, 134.

 

66. Cùng nơi dẫn trên.

 

67. Được trưng dẫn trong Cùng nơi dẫn trên.

 

68. Được trưng dẫn trong Cùng nơi dẫn trên, 135.

 

69. Muốn có sự thảo luận hơn nữa về sự chuyển động của Tổng Thống Carter đến một cái nh́n ngày càng đối nghịch hơn về Liên Bang Sô Viết và vai tṛ của vị cố vấn an ninh quốc gia của ông trong việc ủng hộ sự biến đổi đó, xem Cecile Menetrey-Monchau, “The Changing Post-War U. S. Strategy in Indochina”, trong sách đồng biên tập bởi Westad và Quinn-Judge, Third Indochina War, 71-75; Zbigniew Brezinski, Power and Principle: Memoirs of the National Security Advisor, 1977-1981 (New York: Farrar, Strauss, Giroux, 1983).

 

70. Sàig̣n rơi vào tay Cộng Sản Việt Nam hôm 30 Tháng Tư 1975.  Sagar, Major Political Events in Indo-China.

 

71. Thakur and Thayer, Soviet Relations, 60, 194.

 

72. Cùng nơi dẫn trên, 194.

 

73. Cùng nơi dẫn trên, 60.

 

74. Cùng nơi dẫn trên.  Các sự ước lượng khác nhau về viện trợ của Sô Viết cho Việt Nam có thể được t́m thấy tại Cùng nơi dẫn trên, 190.

 

75. Các con số trích dẫn được trưng trong sách của Pike, Vietnam and Soviet Union, 135.

 

76. Pike, Vietnam and the Soviet Union.

 

77. Douglas Pike, “The Impact of the Sino-Soviet Dispute on Southeast Asia”, trong sách biên tập bởi Herbert Ellison, The Sino-Soviet Conflict (Seattle: University of Washington Press, 1982), 200.

 

78. Romania và Ba Lan phản đối sự thâu nhận Việt Nam, lập luận rằng điều này sẽ là một gánh nặng kinh tế cho tổ chức.  Cũng xem Morris, Why Vietnam Invađe Cambodia, 211.

 

79. Pike, Vietnam and the Soviet Union, 129-133.

 

80. Morris, Why Vietnam Invađe Cambodia, 209-211.

 

81. Cùng nơi dẫn trên, 211; Pike, Vietnam and the Soviet Union, 131.

 

82. Cùng nơi dẫn trên, 123.

 

83. Cùng nơi dẫn trên, 126.

 

84. Nayan Chanda, Brother Enemy: A History of Indochina Since the Fall of Saigon (New York: Collier, 1986), 257.

 

85. Tài liệu hiện hữu về các quan hệ Việt – Lào phù hợp với quan điểm rằng Việt Nam xem Lào như một khu vực chính thống thuộc ảnh hưởng của Việt Nam.  Xem MacAlister Brown và Joseph J. Zasloff, Apprentice Revolutionaries: The Communist Movement in Laos, 1930-1985 (Stanford: Hoover Institution Press, 1986), 243-267; Peter F. Langer và Joseph J. Zasloff, North Vietnam and the Pathet Lao (Cambridge, Mass.: Harvard University Press, 1970), 176-177.

 

86. Điều cần ghi nhận rằng tới mức liên can đến mối quan hệ Việt Nam – Căm Bốt, lập luận khu vực ảnh hưởng dựa trên quyền lực ở trên th́ tranh chấp với luận đề văn hóa chính trị đề xuất bởi Stephen Morris.  Tác giả Morris lập luận rằng: “tham vọng của Việt Nam về sự thống trị đế quốc trực tiếp [trên Căm Bốt] không chỉ phát sinh từ sự kiện rằng nó hùng mạnh hơn Căm Bốt …Khát khao của Việt Nam về sự kiểm soát trực tiếp trên Căm Bốt chỉ có thể được giải thích như là phát sinh từ các xung lực văn hóa … Nói một cách tổng quát, một văn hóa chính trị [Việt Nam] phức tạp và độc đáo đặc biệt về mặt lịch sử, chứ không phải bất kỳ động lực phổ quát công khai nào của các quốc gia, đă xác định các mục tiêu của chính sách nhà nước Việt Nam” (Morris, Why Vietnam Invaded Cambodia, 234-235).

 

87. Porter, “Vietnamese Policy and the Indochina Crisis”, trong sách biên tập bởi Elliot, The Third Indochina Conflict, 106.

 

88. MacAlister Brown, “The Indochinese Federation Idea”, trong sách biên tập bởi Joseph J. Zasloff, Post-war Indochina: Old Enemies and New Allies (Washington, D. C.: Center for the Study of Foreign Affairs, 1988), 85.

 

89. Brown, “The Indochinese Federation Idea”, 89.

 

90. Cùng nơi dẫn trên, 79.

 

91. Được trưng dẫn trong bài viết của Pike, “Communist vs. Communist in Southeast Asia”, International Security 4.1 (1979): 30 [bản dịch sẽ được đăng tải cùng trong chủ đề này, trên Gió O, chú của người dịch].

 

92. Brown, “The Indochinese Federation nIdea”, 81.

 

93. Trưng dẫn trong sách của Nayan, Brother Enemy, 123.

 

94. Pike, “Communist vs. Communist”, 81.

 

95. William Duiker, “China and Vietnam and the Struggle for Indochina”, trong sách biên tập bởi Zasloff, Postwar Indochina, 157.

 

96. Được trưng dẫn trong sách của Morris, Why Vietnam Invaded Cambodia.

 

97. Trong thời kỳ 1975-1978, nhà lănh đạo Việt Nam, Lê Duẩn, đă đến thăm Mạc Tư Khoa năm lần.  Lê Duẩn đến thăm Mạc Tư Khoa trong Tháng Tám 1975, Tháng Hai 1976, Tháng Mười1977, Tháng Sáu 1978 và một lần nữa trong Tháng Mười Một 1978 để kư kết hiệp ước Sô Viết – Việt Nam.  Trái lại, ông đă thăm viếng Bắc Kinh hai lần, một lần trong Tháng Chín 1975 và lần nữa trong Tháng Mười Một 1975.  Trong cả hai dịp, bữa tiệc từ giă đáp lễ thông thường đă không được thết đăi bởi phía Việt Nam.  Xem, Ross, Indochina Tangle, 65, 149.

 

98. Smyser, The Independent Vietnamese.

 

99. Được trưng dẫn trong sách của Gilks, Breakdown, 159.

 

100. Alexander Woodside, “Nationalism and Poverty in the Breakdown of Sino-Vietnamese Relations”, Pacific Affairs, 52.3 (1979): 386.

 

101. Muốn biết các sự tiến triển đưa đến sự chiếm đoạt Sàig̣n, xem Duiker, The Communist Road to Power in Vietnam, 329-350.  Muốn có một bản dịch sự tường thuật của cộng sản Việt Nam về các khía cạnh quân sự trong thời kỳ này, xem Pribbenow, phiên dịch viên, Victory in Vietnam.

 

102. Bài diễn văn của Diệp Kiếm Anh có thể được t́m thấy trong Guo et al, các đồng biên tập viên, Xiandai Zhong Yue guanxi ziliao (xia), 917-920.

 

103. Được trưng dẫn trong Ross, Indochina Tangle, 49.

 

104. Guo et al, Xiandai Zhong Yue guanxi ziliao (xia), 927-931.

 

105. Ross, Indochina Tangle, 63.

 

106. Guo et al, Xiandai Zhong Yue guanxi ziliao (xia), 950-962.

 

107. Được trưng dẫn trong Morris, Why Vietnam Invaded Cambodia, 171-173.

 

108. Guo et al, Xiandai Zhong Yue guanxi ziliao (xia), 956.

 

109. Cùng nơi dẫn trên, 960.

 

110. Cùng nơi dẫn trên, 959.

 

111. Cùng nơi dẫn trên, 960-961.

 

112. Samuels, Contest for the South China Sea, 109; Chang, Sino-Vietnamese Territorial Dispute, 29.

 

113. Chang, Sino-Vietnamese Territorial Dispute, 28.

 

114. Ross, Indochina Tangle, 65.

 

115. Gilks, Breakdown of the Sino-Vietnmese Alliance, 153.

 

116. Một hiệp ước kinh tế khác đă được kư kết hôm 18 Tháng Mười Hai 1975.  Hiệp ước Tháng Mười là cho sự viện trợ mười năm dài hạn trong khi hiệp ước Tháng Mười Hai là cho sự trợ giúp kỹ thuậtl và viện trợ kinh tế.  Pike, Vietnam and the Soviet Union, 128.

 

117. Yuenan wenti ziliao xuanbian, 1975-1986, vol. 1, 26-32.

 

118. Cùng nơi dẫn trên.

 

119. Beijing Xinhua yinshuachang yinshua, Zhong Yue bianjie chongtu de zhenxiang (Beijing: renmin huaban chuban, 1979), 3-4; Huang et al, Zhong Yue guanxi shijianbian, 246-247.

 

120. Zhong Yue bianjie chongtu, 3-4.

 

121. Chanda, Brother Enemy, 182-185.

 

122. Ross, Indochina Tangle, 89-92.

 

123. Tại Đại Hội, danh xưng Đảng Lao Động Việt Nam được đổi thành Đảng Cộng Sản Việt Nam.  William Duiker, Vietnam Since the Fall of Saigon (Athens, Ohio: Center for International Studies, 1980), 17.

 

124. Huang et al, Zhong Yue guanxi shijianbian, 247.

 

125. Duiker, Vietnam Since the Fall of Saigon, 17; Ross, Indochina Tangle, 93.

 

126. Huang Wen Huan (Hoàng Văn Hoan) (với sự trợ bút của Hou Hanjiang và Wen Zhuang0, biên tập, Canghai yisu: Huang Wenhuan geming huiyi lu (Beijing: Jiefangjun chubanshe, 1987), 322-32.  Lê Duẩn được thăng từ bí thứ thứ nhất lên tổng bí thư.  Ross, Indochina Tangle, 93.

 

127. Ross, Indochina Tangle, 93.

 

128. Cùng nơi dẫn trên, 120-122.

 

129. Cần phải ghi nhận rằng Hà Nội cũng theo đuổi giải pháp nhận viện trợ từ Hoa Kỳ cũng như b́nh thường hóa các quan hệ ngoại giao với Hoa Thịnh Đốn.  Xem Cecile Menetrey-Monchau, “The Changing Post-War U. S. Strategy in Indochina”, trong sách đồng biên tập bởi Westad và Quinn-Judge, Third Indochina War, 71-75.

 

130. Cùng nơi dẫn trên, 128.

 

131. Xem Zhong Yue bianjie chongtu, 1-12.  Toàn thể bản kư âm của phiên họp sau này được ấn hành bằng Anh ngữ trên tờ Beijing Review sau khi có cuộc chiến tranh biên giới Trung – Việt năm 1979: “Bản Ghi Nhớ Về các Cuộc Đàm Phán của Phó Thủ Tướng Lư Tiên Niệm với Phạm Văn Đồng: Memorandum on Vice Premier Li Xiannian’s Talks with Phạm Văn Đồng”, Beijing Review 22.13, 30 March 1979, 17-22.

 

132. Ross, Indochina Tangle, 129.

 

133. “Bản Ghi Nhớ Về các Cuộc Đàm Phán của Phó Thủ Tướng Lư Tiên Niệm với Phạm Văn Đồng: Memorandum on Vice Premier Li Xiannian’s Talks with Phạm Văn Đồng”, Beijing Review 22.13, 30 March 1979, 22.

 

134. Ross, Indochina Tangle, 131-132.

 

135. Cùng nơi dẫn trên, 132.

 

136. Bản hiệp ước được kư kết hôm 17 Tháng Bảy 1977.  Muốn có một sự phân tích về mối quan hệ của Việt Nam với Lào, xem Carlyle Thayer, “Laos and Vietnam: The Anatomy of a “Special Relationship”, trong sách biên tập bởi Martin Stuart-Fox, Contemporary Laos (New York: St. Martin’s, 1982), 245-374.

 

137. Huang Hua, “Problems with Indochina, Albania, and Yogoslavia”, trong sách biên tập bởi Chen, China and the Three Worlds, 270-271.

 

138. Cùng nơi dẫn trên, 272.

 

139. Trong Tháng Chín 1977 và một lần nữa trong Tháng Một 1978, Trung cộng đă cung cấp cho Căm Bốt các trang thiết bị quân sự.  Ross, Indochina Tangle, 156-157.

 

140. Morris, Why Vietnam Invaded Cambodia, 55-68.

 

141. Cùng nơi dẫn trên, 56.

 

142. Edward C. O’Dowd, Chinese Military Strategy in the Third Indochina War: The Last Maoist War (New York: Routledge, 2007), 34.

 

143. O’Dowd, Last Maoist War, 35.

 

144. Cùng nơi dẫn trên, 35-36.

 

145. Ross, Indochina Tangle, 133.

 

146. Như được trích dẫn trong sách của Ross, Indochina Tangle, 135.

 

147. Cùng nơi dẫn trên, 134.

 

148. O’Dowd, Last Maoist War, 36.

 

149. Ross, Indochina Tangle, 136.

 

150. Cùng nơi dẫn trên.

 

151. Cùng nơi dẫn trên.

 

152. Được trích dẫn tại Cùng nơi dẫn trên, 135.

 

153. Được trích dẫn tại Cùng nơi dẫn trên.

 

154. Cùng nơi dẫn trên, 136-137.

 

155. Sagar, Major Political Events in Indo-China, 132.

 

156. David Chandler, “Revisiting the Past in Democratic Kampuchea: When Was the Birthday of the Party? Notes and Comments”, Pacific Affairs 56.2 (summer 1983): 288-300.

 

157. Eero Palmujoki, Vietnam and the World: Marxist-Leninist Doctrine and the Changes in International Relations, 1975-1993 (London: Macmillan, 1997), 94.

 

158. Ross, Indochina Tangle, 148.

 

159. Cùng nơi dẫn trên, 134.

 

160. O’Dowd, Last Maoist War, 36.

 

161. Phỏng vấn với Giáo SDư Karl Jackson (Johns Hopkins University) tại Washington, D. C. trong Tháng Tư 2005.  Giáo Sư Jackson là một tham dự viên trong các cuộc thảo luận của Cơ Quan T́nh Báo Trung Ương với các nhà học thuật về các ư định của Việt Nam liên quan đến Căm Bốt.

 

162. Ross, Indochina Tangle, 157.

 

163. Cùng nơi dẫn trên, 158.

 

164. Được trích dẫn trong sách của Christopher E. Goscha, “Vietnam, the Third Indochina War, and the Meltdown of Asian Internationalism”, trong sách biên tập bởi Westad và Quinn-Judge, Third Indochina War, 174.

 

165. Ross, Indochina Tangle, 159.

 

166. Cùng nơi dẫn trên.

 

167. Được trích dẫn tại Cùng nơi dẫn trên, 160.

 

168. Wang, biên tập, Zhonghua renmin gongheguo waijiaoshi, 1970-1978, 66-67; Morris, Why Vietnam Invaded Cambodia, 184-185.

 

169. Wang, biên tập, Zhonghua renmin gongheguo waijiaoshi, 66.

 

170. Cùng nơi dẫn trên.  Tuy nhiên, một số sự thỏa thuận đă đạt được trong thời kỳ này.  Vào ngày 3 Tháng Mười Một 1978 and 10 Tháng Một 1979, các thỏa ước đă được kư kết về khoa học và kỹ thuật cũng như hàng hóa và sự thanh toán.

 

171. Cùng nơi dẫn trên, 67.

 

172. Guo et al., đồng biên tập, Xiandai Zhong Yue guanxi xuanbian, 970.

 

173. Hsin Ping, “Drawing Together Under Moscow’s Pressure”, Xinhua, Tháng Mười Một 1977, trong FBIS-PRC, 21 Tháng Mười Một 1977, A3-A5.

 

174. Ross, Indochina Tangle, 160-161.

 

175. Cùng nơi dẫn trên.

 

176. Stephen Herder, “The Kampuchean-Vietnamese Conflict”, Southeast Asian Affairs 1979 (Singapore: Institute of Southeast Asian Affairs, 1979), 176-185; Gilks, Breakdown of the Sino-Vietnamese Alliance, 85.

 

177. O’Dowd, Last Maoist War, 36.

 

178. Ross, Indochina Tangle, 156.

 

179. Cùng nơi dẫn trên.

 

180. Gilks, Breakdown of the Sino-Vietnamese Alliance, 188-189.

 

181. Ross, Indochina Tangle, 158, 162.

 

182. Cùng nơi dẫn trên, 163.

 

183. Cùng nơi dẫn trên.

 

184. Duiker, China and Vietnam, 78.

 

185. Gilks, Breakdown of the Sino-Vietnamese Alliance, 201.

 

186. Cùng nơi dẫn trên.

 

187. Ross, Indochina Tangle, 179.

 

188. Phần B́nh Luận, “Why Is the Soviet Union Spreading Lies and Slanders On the Incident of Armed Conflicts in Kampuchea?”, Xinhua, 19 Tháng Một 1978, FBIS-PRC, A8-A9.  Bài viết này được đăng lại trong sách biên tập bởi King [Chen], China and the Three Worlds, 283-285.

 

189. Muốn có một sự duyệt xét chính sách của Trung Quốc đối với người gốc Hoa sinh sống bên ngoài Trung Quốc, đặc biệt tại Đông Nam Á, xem Leo Suryadinata, China and the Asean States (Singapore: Marshall Cavendish Academic, 2005).

 

190. Duiker, Roots of Conflict, 73-74.

 

191. Cùng nơi dẫn trên, 74.

 

192. Gilks, Breakdown of the Sino-Vietnamese Alliance, 195.

 

193. Cùng nơi dẫn trên, 177.

 

194. Cùng nơi dẫn trên, 197.

 

195. Ross, Indochina Tangle, 181.

 

196. Cùng nơi dẫn trên.

 

197. Cùng nơi dẫn trên.

 

198. Cùng nơi dẫn trên, 184.

 

199. Được trích dẫn tại Cùng nơi dẫn trên, 187.

 

200. Guo et al., Xiandai Zhong Yue guanxi ziliao xuanbian, 999-1000.

 

201. Porter, “Vietnamese Policy”, trong sách biên tập bởi Elliot, Third Indochina Conflict, 113.

 

202. Phỏng vấn giữa cán bộ cộng sản Việt Nam đào thoát, Bùi Tín, và Steven [sic, Stephen] Morris.  Được trích dẫn trong sách của Morris, Why Vietnam Invaded Cambodia, 108.

 

203. Ross, Indochina Tangle, 189.

 

204. Morris, Why Vietnam Invaded Cambodia, 212.

 

205. Ross, Indochina Tangle, 193.

 

206. Cùng nơi dẫn trên, 207-208.

 

207. Guo et al., đồng biên tập, Xiandai Zhong Yue guanxi ziliao xuanbian, 1094; Ross, Indochina Tangle, 187.

 

208. Sự cắt giảm đầu tiên là trong Tháng Hai 1977; lần thứ nh́ trong Tháng Sáu 1977; và lần thứ ba là Tháng Mười Một 1977.  Ross, Indochina Tangle, 102-103, 150.

 

209. Cùng nơi dẫn trên, 193.

 

210. Qu, Zhongguo waijiao, 430-432.

 

211. Ross, Indochina Tangle, 189.

 

212. Yuenan wenti zhiliao xuanbian, 1975-1986, vol. 1, 134-135, 137.

 

213. Cùng nơi dẫn trên, 134-137.

 

214. Morris, Why Vietnam Invaded Cambodia, 108.

 

215. Cùng nơi dẫn trên, 109.

 

216. Cùng nơi dẫn trên, 113-115; Pike, Vietnam and the Soviet Union, 184-187.

 

217. O’Dowd, Last Maoist War, 38.

 

218. Một sự tường thuật bằng Hán tự cuộc thăm viếng của họ Đặng có thể t́m thấy trong sách biên tập bởi Xie, Zhongguo dangdai waijiaoshi, 1949-2001, 314-315.

 

219. Ross, Indochina Tangle, 221-222.

 

220. Muốn có một sự khảo sát kỹ hơn về các cuộc thảo luận của họ Đặng với thủ tướng Thái Lan Kriangsak Chamanand dựa trên các sự tường thuật của Việt Nam, xem Christopher E. Goscha, “Vietnam, The Third Indochina War, and the Meltdown of Asian Internationalism”, trong sách đồng biên tập bởi Westad và Quinn-Judge, Third Indochina War, 178-179.

 

221. Guo et al., đồng biên tập, Xiandai Zhong Yue guanxi ziliao xuanbian, 1014.

 

222. Cùng nơi dẫn trên, 1020-1021.

 

223. O’Dowd, Last Maoist War, 39.

 

224. Cùng nơi dẫn trên.

 

225. Cùng nơi dẫn trên.

 

226. Cùng nơi dẫn trên.

 

227. Brezinski, Power and Principle, 409.  “Bài học” chính xác mà Trung Cộng muốn dạy cho Việt Nam về mặt quân sự đă không được phát biểu với bất kỳ chi tiết nào, và mơ hồ.  Về điểm này, xem tác giả King Chen, China’s War with Vietnam, 1979: Issues, Decisions, and Implications (Stanford: Hoover Institution, 1987), 95; Andrew Scobel, China’s Use of Military Force: Beyond the Great Wall and the Long March (Cambridge: Cambridge University Press, 2003), 142.

 

228. Duiker, “Understanding the Sino-Vietnamese War”, 88; Duiker, China and Vietnam, 92-93; Hood, Dragon Entangled, xvi, 158; Zhai, “An Uneasy Relationship”, trong sách đồng biên tập bởi Gardner và Gittinger, International Perspectives on Vietnam, 138.

 

229. Thakhur và Thayer, Soviet Relations, 123.

 

230. Phần này dựa nhiều vào cuộc nghiên cứu gần đây về Cuộc Chiến Tranh Đông Dương Lần Thứ Ba.  Xem O’Dowd, Last Maoist War, và Zhang, “China’s 1979 War”.

 

231. Chanda, Brother Enemy, 261.

 

232. Zhang, “China’s 1979 War”, 857.

 

233. Cùng nơi dẫn trên.

 

234. Cùng nơi dẫn trên, 858.

 

235. Cùng nơi dẫn trên, 860.

 

236. Cùng nơi dẫn trên.

 

237. O’Dowd, Last Maoist War, 48.

 

238. Cùng nơi dẫn trên, 58-60.

 

239. Cùng nơi dẫn trên, 61-63.

 

240. Cùng nơi dẫn trên, 55-58, 74-88.

 

241. Cùng nơi dẫn trên, 55.

 

242. Cùng nơi dẫn trên, 863.

 

243. Duiker, China and Vietnam, 89.

 

244. Kenneth Waltz, “The Origins of War in Neorealist Theory”, Journal of Interdisciplinary History 18.4 (spring 1988): 619.

 

245. Waltz, “Origins of War”, 619-620.  Cần ghi nhớ rằng chúng ta giờ đây đang sử dụng lư thuyết của Waltz như một lư thuyết về chính sách ngoại giao.  Xem Elman, “Horses for Courses”.  Bản thân Waltz bất đồng với một sự giải thích như thế về lư thuyết của ông.  Xem Kenneth Waltz, “International Politics is Not Foreign Policy”, Security Studies 6.1 (1996): 54-57.

 

246. Waltz, “Origins of War”, 620.

 

247. Richard Betts, “Vietnam’s Strategic Predicament”, Survival 37.3 (1995): 61-81.

 

248. Morris, Why Vietnam Invaded Cambodia, 16, 88-115.

 

249. Andrew Scobell, China’s Use of Military Force, 119-143.

 

250. Muốn có một cuộc thảo luận chi tiết về sự đáp ứng của khối ASEAN đối với cuộc xâm lăng của Việt Nam vào Căm Bốt, xem Michael Leifer, ASEAN and the Security of Southeast Asia (London: Routledge, 1989), 89-121.

 

251. Bernard K. Gordon, “The Third Indochina Conflict”, Foreign Affairs 65.1 (fall 1986): 66-87; Jeffrey Race và William Turley, “The Third Indochina War”, Foreign Policy 38 (1980): 92-116.

 

252. Được trích dẫn trong sách của Porter, The USSR in Third World Conflicts, 33.

 

253. Muốn có một sự phê b́nh khái niệm văn hóa về chiến lược, xem Jack Snyder, “The Concept of Strategic Culture: Caveat Emptor”, trong sách biên tập bởi Carl G. Jacobsen, Strategic Power: USA/USSR (New York: St. Martin’s, 1990), 3-9.

 

254. John K. Fairbank, “Varieties of Chinese Military experience”, trong sách biên tập bởi Frank Kiernan và John K. Fairbank, Chinese Ways in Warfare (Cambridge, Mass.: Harvard University, 1974), 6-7, 11, 25.

 

255. Xem các sự trích dẫn phong phú về các tài liệu như thế trong các chú thích từ số 12 đến 21 trong bài viết của Johnston, “China’s Militarized Intestate Dispute Behavior”, 6-7.

 

256. Rút ra từ các kết quả của một sự phân tích chi tiết của Seven Military Classics (Bảy Tác Phẩm Cổ Điển Về Quân Sự?) trong đó ông sử dụng việc sự phân tích biểu tượng và sắp xếp nhận thức, tác giả Johnston kết luận rằng về mục đích điều hành, văn hóa chiến lược của Trung Quốc thực sự được biểu thị một cách xác đáng hơn như là sự sẵn sàng ứng chiến (parabellum) hay chính sách chính trị thực tế cứng rắn. (Từ ngữ “parabellum” đai diện cho ư niệm nổi tiếng “si pacem para bellum” được phiên dịch là “nếu muốn có ḥa b́nh, hăy chuẩn bị chiến tranh”.)

 

257. Alastair Iain Johnston, Cultural Realism: Strategic Culture and Grand Strategy in Chinese History (Princeton: Princeton University Press, 1995), 216.

 

258. Johnston, Cultural Realism, 107.

 

259. Johnston, “China’s Militarized Intestate Dispute Behavior 1949-92”, 1-30.

 

260. Cùng nơi dẫn trên, 28.

 

261. Cùng nơi dẫn trên, 8.

 

262. Scobell, China’s Use of Military Force, 27-32.

 

263. Hơn nữa, như một kẻ biện hộ văn hóa chiến lược nh́n nhận, “Bằng chứng rơ ràng, không phủ nhận được về một sự liên kết nhân quả giữa văn hóa chiến lược và sự điều động bố trí lực lượng vũ trang, tuy thế, là một điều có lẽ không thể có được” (Cùng nơi dẫn trên, 38).

 

264. Whiting, Chinese Calculus, 232.

 

265. Cùng nơi dẫn trên, 206.

 

266. Đặc biệt xem Allen Whiting, “The Use of Force in Foreign Policy by the People’s Republic of China”, Annals of the Amrican Academy of Political and Social Science 402 (July 1972): 57.

 

267. Xem Whiting, Chinese Calculus, 233-235; Steven Chan, “Chinese Conflict Calculus and Behavior: Assessment from a Perspective of Conflict Management”, World Politics 2 (1978): 405-409.

 

268. Whiting, Chinese Calculus, 236-244.

 

269. Johnston, “China’s Militarized Intestate Dispute Behavior”, 8; Thomas Christensen, “Threats, Assurances, and the Last Chance for Peace: Lessons of Mao’s Korean War Telegrams”, International Security 17 (summer 1992): 122-154; Chen Jian, China’s Road to the Korean War: The Making of the Sino-American Confrontation (New York: Columbia University Press, 1994); Allen nWhiting, “China’s Use of Force, 1950-96, and Taiwan”, International Security 26 (fall 2001): 103-131).

 

270. Chen, China’s War with Vietnam, 96-117.  Về mục tiêu quân sự cụ thể đối với Việt Nam, Đặng Tiểu B́nh th́ mơ hồ.  Xem Cùng nơi dẫn trên, 95.

 

271. Mann, About Face, 100.

 

272. Tuy nhiên,, như Harlan Jencks đă ghi nhận: “Mặc dù cuộc tấn công sẽ bị giới hạn, phía Trung Quốc ban đầu không xác định chính xác đâu là các giới hạn.  Vào khoảng một tuần sau khi cuộc xâm lăng khởi sự, khi sự việc trở nên rơ ràng rằng QĐGPNDTQ sẽ không thể đoạt đựoc sự chiến thắng chớp nhoáng như đă dự liệu, Phó Thủ Tướng Wang Zhen tiết lộ rằng các lực lượng Trung cộng sẽ không tiến vào Châu Thổ sông Hồng” (Harlan W. Jencks, “Lessons of a ‘Lesson’s” China-Vietnam, 1979”, trong sách đồng biên tập bởi Stephanie Neumann và Robert Harkavy, The Lessons of Recent Wars in the Third World [Lexington, Mass.: Lexington Books, 1985], J: 140).

 

273. Qu, Zhongguo waijiao, 435.

 

274. Scobell, China’s Use of Military Force, 126.

 

275. Được trích dẫn trong bài viết của James Mulvenon, “The Limits of Coercive Diplomacy: The 1979 Sino-Vietnamese Border War”, Journal of Northeast Asian Studies 16 (fall 1995): 78.

 

276. Được trích dẫn trong bài viết của Mulvenon, “Limits of Coercive Diplomacy”, 79.

 

277. Được trích dẫn tại Cùng nơi dẫn trên, 73.

 

278. Scobell, China’s Use of Military Force, 126.

 

279. Cùng nơi dẫn trên, 79.  Phía Trung cộng cũng phải làm một điều bất đắc dĩ.  Như tác giả Jencks ghi nhận, vào lúc có cuộc chiến tranh 1979, QĐGPNDTQ chỉ có một loại hỏa tiễn địa-không hoạt động, CSA-1.  Tầm hoạt động của vũ khí đó là 50 cây số.  Jencks, “Lessons of a ‘Lesson’: China-Vietnam, 1979, trong sách đồng biên tập bới Neumann và Harkavy, Lessons of Recent Wars, 144.

 

280. Xinhua, 17 Tháng Hai 1979, trong FBIS, PRC, 22 Tháng Hai 1979, A5-A7; cũng xem, Mulvenon, “The Limits of Coercive Diplomacy”, 37, chú thích 21.

 

281. Li Deng et al., đồng biên tập, Jianguoyilai junshi baizhuang dashi (Beijing: Zhishi chubanshe, 1992), 280-290.

 

282. Được trích dẫn trong bài viết của Mulvenon, “The Limits of Coercive Diplomacy”, 78.

 

283. Whiting, Chinese Calculus, 233-234.

 

284. Duiker, China and Vietnam, 86.

 

285. Xem O’Dowd, Last Maoist War, 45-88; Chen, China’s War with Vietnam, 116-117; Gerald Segal, Defending China (London: Oxford University Press, 1985), 211-230; trong Jencks, “Lessons of a ‘Lesson’: China-Vietnam, 1979, trong sách đồng biên tập bới Neumann và Harkavy, Lessons of Recent Wars, 139-160.  Muốn có một sự tường thuật bằng Hán tự tích cực hơn, xem Li Deng et al., đồng biên tập, Jianguoyilai, junshi baizhuang dashi, 280-284.

 

286. Các tỉnh lỵ này là: Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, và đáng kể nhất, Lạng Sơn.  Xem Jencks, “Lessons of a ‘Lesson’: China-Vietnam, 1979, trong sách đồng biên tập bới Neumann và Harkavy, Lessons of Recent Wars, 144.

 

287. Như tác giả Chen King ghi nhận, có nhiều sự tường tŕnh mâu thuẫn về các số tổn thất gánh chịu.  Muốn có sự lượng định của Chen, xem Chen, China’s War With Vietnam, 113-115.

 

288. Tác giả Zhang trích dẫn một nguồn tin Tây Phương có liệt kê số bị chết trong vùng là 25,000 binh sĩ ngoài số bị thương là 37,000 người.  “China’s 1979 War”, 866.  Tác giả Ross ghi nhận rằng “tỷ số tổn thất [phia Trung cộng] th́ rất cao, đặc biệt cho một cuộc xung đột ngắn ngủi như thế -- ít nhất 10,000 và có thể nhiều đến 40,000 quân Trung cộng đă chết trong cuộc chiến tranh ba tuần lễ” (Ross, Indochina Tangle, 232).

 

289. Cùng nơi dẫn trên, 867.

 

290. Douglas Pike, PAVN: The People’s Army of Vietnam (Novato, Calif.: Presidio Press, 1986).

 

291. Jencks, “Lessons of a ‘Lesson’: China-Vietnam, 1979, trong sách đồng biên tập bới Neumann và Harkavy, Lessons of Recent Wars, 144.

 

292. Cùng nơi dẫn trên, 157.

 

293. Morris, Why Vietnam Invaded Cambodia, 167.

 

294. Gilks, Breakdown of the Sino-Vietnamese Alliance, 131.

 

295. Tác giả Adam Ulam đă mô tả chính sách ngoại giao Sô Viết trong thời kỳ này như một chính sách “bành trướng đàng sau bề mặt của sự ḥa hoăn”.  Adam Ulam, Dangerous Relations: The Soviet Union in World Politics (New York: Oxford University Press, 1983), 154.

 

296. “Joint Statement of Liu Shaoqi and President Ho Chi Minh”, 19.

 

297. Hiệp Ước Sô Viết với Afghanistan được kư kết hôm 5 Tháng Mười Hai 1978.  Garthoff, Détente and Confrontation, 996./-

 

 

-----

 

Nguồn: Nicholas Khoo, “The End of An Indestructible Friendship: Soviet Resurgence and The Termination of the Sino – Vietnamese Alliance, 1975-1979”, trong quyển Collateral Damage: Sino – Soviet Rivalry and the Termination of The Sino – Vietnamese Alliance, Columbia University Press, 2011, 103-136.

  

Ngô Bắc dịch và phụ chú

 

12.03.2012   

 

 

 

 

http://www.chinhnghia.com/

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/forum/

http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments:


 

 

NT Kiên, Kim Âu, Ross Perot Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan, NT Sám