Ngô Đ́nh Nhu 

 

 

CHÍNH ĐỀ VIỆT NAM

 

  (Tùng Phong dịch)

6

Phần III

ĐIỀU KIỆN NỘI BỘ

(tiếp theo)

 

 

 

Vấn đề chính cho dân tộc là vấn đề phát triển

 

Chính trị của một nước nhỏ, như nước chúng ta hoàn toàn bị động trong cái thế của cuộc tranh chấp giữa Nga Xô và Tây phương. 

Như chúng ta đă biết, cũng v́ có sự tranh chấp này mà các nhà lănh đạo Á Đông đă đồng minh với Nga Xô để tranh giành độc lập cho dân tộc. 

Nhưng chúng ta cũng c̣n nhớ rằng Nga Xô sở dĩ liên kết với các thuộc địa của Tây phương là bởi v́ Nga Xô cần có đồng minh trong công cuộc chiến đấu trường kỳ và vĩ đại với Tây phương, mà mục đích trước hết và trên hết, là phát triển dân tộc Nga. Tính cách thiêng liêng giữa các đồng chí của lư tưởng cách mạng xă hội thế giới chỉ là một tín hiệu tập hợp quy tụ kẻ thù của Tây phương vào một mặt trận phục vụ một chiến lược tranh đấu của dân tộc Nga. Ngày nay, mục đích phát triển của Nga đă đạt. Sự thay thế các giá trị tiêu chuẩn chiến lược và giai đoạn của Nga Xô bằng những giá trị tiêu chuẩn, di sản của văn minh nhân loại, như chúng ta đă thấy trong một đoạn trên, là một bằng cớ hùng biện nhất, soi sáng lập trường của Nga. Trung Cộng tố cáo Nga phản bội chủ nghĩa Các-mác Lê-nin v́ những sự kiện trên. Trung Cộng lại muốn thay thế Nga, nhân danh chủ nghĩa Các-mác Lê-Nin hô hào quy tụ các nước kém mở mang, để phục vụ công cuộc phát triển cho dân tộc Trung Hoa. Ngày nào mục đích phát triển đă đạt, th́ cuộc đồng minh mới này do Trung Cộng đề xướng cũng không c̣n hiệu lực đối với Trung Cộng, cũng như cuộc đồng minh trước đây do Nga đề xướng, ngày nay, không c̣n hiệu lực đối với Nga. Và mục đích cuối cùng của cuộc tranh đấu vẫn là mục đích dân tộc. 

Nhiều nhà lănh đạo Á Đông mà quốc gia cũng đă bị Đế quốc thống trị, đă đủ sáng suốt để nh́n thấu thâm ư chiến lược của Nga Xô. Gandhi và Nehru, từ chối sự đồng minh với Cộng Sản v́ lư do trên. 

Các nhà lănh đạo Cộng Sản của chúng ta đồng minh với Nga Xô v́ điều kiện gian lao của một cuộc tranh đấu giành độc lập gay go với người Pháp. Nhưng, họ chỉ có thể thoát ra ngoài ṿng ảnh hưởng của hai khối để lănh đạo công cuộc phát triển của dân tộc, như chúng ta nêu lên trong câu hỏi đầu mục này, nếu các điều kiện sau đây được họ nhận thức rơ rệt: 

1. Bản chất thực tế của cuộc tranh chấp giữa Nga Xô và Tây phương.

2. Thâm ư chiến lược của Nga Xô,

3. Cuộc đồng minh với Nga Xô, đă hết hiệu lực đối với Nga Xô, khi mục đích phát triển của Nga Xô đă đạt.

4. Lư thuyết Các-mác Lê-nin là một phương tiện tranh đấu và phát triển của Nga trước đây, cũng như là một phương tiện tranh đấu và phát triển của Trung Cộng ngày nay.

5. Sự đồng minh với Cộng Sản phải được chấm dứt kịp thời khi nó không c̣n hiệu lực đối với dân tộc.

6. Đối với dân tộc Việt Nam, Trung Hoa của Mao Trạch Đông, cũng như Trung Hoa của các triều đại Nguyên, Tống, Minh, Thanh là một đe doạ truyền kiếp.

 

Sự đồng minh với Cộng Sản thúc đẩy phân chia

 

Chúng ta chưa có một tài liệu hay một triệu chứng nào chứng tỏ rằng các nhà lănh đạo miền Bắc hiện nay đă nhận thức các điều kiện trên. Ngược lại, các thơ loại chính trị của miền Bắc c̣n đang ca tụng như là những chân lư những giá trị tiêu chuẩn chiến lược và giai đoạn mà Nga Xô đă bỏ. Như thế th́ có lẽ dân tộc chúng ta c̣n phải bất hạnh mục kích các nhà lănh đạo miền Bắc của chúng ta tôn thờ như một chân lư, một lư thuyết mà Nga Xô và Trung Cộng chỉ dùng làm một phương tiện tranh đấu và Nga Xô bắt đầu sa thải khi mục đích phát triển đă đạt.

 

Như thế th́, giả sử mà người Pháp có thật sự thi hành một chính sách trả thuộc địa, như người Anh, đối với Việt Nam, th́ các nhà lănh đạo miền Bắc cũng chưa chắc đă đưa chúng ta ra được ngoài ṿng chi phối trực tiếp của hai khối để khai thác mâu thuẫn mà phát triển dân tộc.

 

Trong hoàn cảnh mà cuộc tranh chấp giữa Nga Xô và Tây phương chi phối nặng nề hành động chính trị của các quốc gia nhỏ, lập trường Cộng Sản, lệ thuộc Trung Cộng, của các nhà lănh đạo miền Bắc, đương nhiên gây phản ứng của Tây phương và sự phân chia lănh thổ cũng không tránh được.

 

Như vậy, tư cách Cộng Sản của các nhà lănh đạo miền Bắc là một điều kiện thuận lợi giúp cho người Pháp thi hành những toan tính chính trị của họ ở Việt Nam. Và lập trường Cộng Sản lệ thuộc Nga Xô và Trung Cộng là một nguyên nhân của sự phân chia lănh thổ Việt Nam, trong khung cảnh chính trị của thế giới, sau Đại chiến thứ hai, do sự tranh chấp giữa Nga Xô và Tây phương chi phối.

 

Tóm lại nguyên nhân sâu xa của sự phân chia lănh thổ Việt Nam ngày nay là chính sách thuộc địa của Pháp và lập trường Cộng Sản lệ thuộc Nga Xô và Trung Cộng của các nhà lănh đạo miền Bắc.

 

Các biến cố chính trị dẫn dắt đến sự phân chia

 

Trong thực tế, sự phân chia đă nảy mầm khi hai quốc gia Tây phương Anh và Mỹ, để dọn đường cho một giải pháp chấm dút sự bế tắc của Pháp ở Việt Nam, nh́n nhận và bắt dầu viện trợ cho quốc gia Việt Nam. Tuy nhiên, viện trợ quân sự và kinh tế đều qua tay chính phủ Pháp. Và một phần lớn, đă được sử dụng trực tiếp hay gián tiếp trong công cuộc tái thiết nước Pháp đă bị chiến tranh tàn phá. Thời gian qua, xét kỹ th́ thời kỳ này lại là thời kỳ mà những thủ đoạn chính trị của Pháp ở xứ này mang đến nhiều kết quả nhất.

 

Bên khối Cộng Sản, Nga và Trung Cộng cũng nh́n nhận Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, và cũng bắt đầu viện trợ.

 

Từ đây, chiến cuộc Việt Nam, biến thành một chiến trường quân sự và địa phương của cuộc tranh chấp giữa Nga Xô và Tây phương. Những mâu thuẫn giữa Nga Xô và Tây phương mà, đúng lư ra, phải được dùng để phát triển dân tộc, lại trở thành những khí giới gieo rắc sự chết cho toàn dân. Những yếu tố của một cơ hội phát triển đă biến thành những khí cụ của một tai hoạ.

 

Đồng thời, điều này vô cùng quan trọng cho chúng ta, sự chi phối của Trung Hoa, và sau lưng sự chi phối, sự đe doạ xâm lăng của Trung Hoa, mà chúng ta đă biết là vô cùng nặng nề, một cách liên tục, cho chúng ta trong hơn tám trăm năm, tạm thời đ́nh chỉ trong gần một thế kỷ Pháp thuộc, đă bắt đầu hoạt động trở lại dưới các h́nh thức viện trợ và cố vấn quân sự cho quân đội của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà.

 

Chúng ta thừa hiểu rằng sự phát triển của Tàu, là mục đích trước và trên hết trong mọi cuộc Đồng Minh hiện nay của các nhà lănh đạo Trung Cộng, cũng như sự phát triển của Nga là mục đích trước và trên hết trong mọi cuộc Đồng Minh trước đây của các nhà lănh đạo Nga.

 

Sự phát triển của một khối to lớn như Trung Cộng là một sự đe doạ cho cả thế giới, dù mà các nhà lănh đạo Trung Cộng không nuôi dưỡng những tham vọng bành trướng như hiện nay. Bởi v́, sự phát triển của một khối gần tám trăm triệu dân, tự nó đă mang trong ḿnh một sự đe doạ xâm chiếm ghê gớm đối với các cộng đồng quốc gia khác. Và sự đe doạ bao giờ cũng gây phản ứng. V́ thế cho nên sự phát triển của Trung Cộng, ngoài trở lực đương nhiên và nội bộ của một công cuộc phát triển, c̣n phải gặp nhiều trở lực do các phản ứng bên ngoài gây ra.

 

Trái lại, sự phát triển của một nước nhỏ như nước Việt Nam, sẽ không gặp phản ứng, v́ sẽ không là một mối đe doạ cho ai cả. Do đó, ngoài những cố gắng nội bộ mà một công cuộc phát triển đương nhiên sẽ đ̣i hỏi, các trở lực bên ngoài sẽ hầu như không có. Nếu cuộc phát triển của chúng ta, tự nó dễ thực hiện hơn cuộc phát triển của Trung Cộng, th́ sự gắn liền vận mạng của chúng ta vào vận mạng của Trung Cộng, là một hành động di hại cho dân tộc, dù mà, đối với chúng ta, Trung Cộng có thật sự nuôi nhiều thiện chí. Nhưng chúng ta đă biết chính sách liên tục của các triều đại Trung Hoa đối với Việt Nam, căn cứ trên những lư do lịch sử và địa dư.

 

Trở lại vấn đề phát triển của Trung Cộng. Các nhà lănh đạo Trung Cộng ư thức hoàn cảnh phát triển nghiêm khắc của quốc gia họ, nên đă dốc nhiều nỗ lực để vận động thành lập một mặt trận đồng minh rộng răi trong khắp thế giới làm hậu thuẫn cho chương tŕnh phát triển riêng của dân tộc Trung Hoa.

 

Và trong tinh thần này, Trung Cộng đă viện trợ cho Bắc Việt.

 

Tuy nhiên, vị trí địa dư của Bắc Việt c̣n là nguồn gốc của hai động cơ khác thúc đẩy sự viện trợ nói trên. Đồng bằng Bắc Việt và con sông Nhị Hà là con đường tháo ra biển của tất cả vùng Tây Nam nước Tàu. Với công cuộc phát triển đang thực hiện, nước Tàu của Mao Trạch Đông c̣n cần dùng con đường ra biển đó, hơn cả các triều đại trước đây của Trung Hoa. Viện trợ cho Bắc Việt, trên quan điểm đó, là để dành quyền sử dụng con đường ra biển lúc thời cơ đến.

 

Trong khi ảnh hưởng của Tây phương c̣n ưu thế trên thế giới, viện trợ cho Bắc Việt cũng là một công tác pḥng thủ cho Trung Hoa, v́ con đường tháo ra biển cũng là con đường xâm nhập vào Trung Hoa của các đạo quân chinh phục.

 

Dầu sao, sự Trung Cộng viện trợ cho Bắc Việt, không làm cho chúng ta quên rằng, trong thời kỳ mà xă hội Đông Á bị Tây phương bắt đầu tấn công, nhân cơ hội vua Tự Đức nhà Nguyễn phái sứ sang cầu viện, nhà Thanh, thay v́ cứu viện, đă thoả thuận với Pháp để chia đôi Việt Nam. Nước Tàu như chúng ta đă biết, giữ về phần ḿnh, tất cả các vùng thuộc đồng bằng sông Nhị Hà, nghĩa là con đường tháo ra biển của vùng Tây Nam Trung Hoa.

 

Phân chia thật sự

 

Sự phân chia thật sự năm 1954, sở dĩ thực hiện được là bởi v́ hai bên, Tây phương và Cộng Sản đều t́m thấy ở giải pháp đó nhiều điều lợi cho riêng khối của ḿnh.

 

Đối với Tây phương, Hội nghị Genève là một vận động triển kỳ để chỉnh đốn lại những lỗi lầm chính trị của Tây phương tại Việt Nam, do sự thiếu chính sách của Pháp đă gây ra. Kế hoạch của Tây phương là chặn đúng sự bành trướng của Cộng Sản xuống Đông Nam Á, để có thời gian mang áp dụng vào Việt Nam chính sách của Anh đối với các cựu thuộc địa. Do đó, đồng thời với Hiệp định Genève, Pháp bị đưa ra khỏi bán đảo Đông Dương.

 

Đối với khối Cộng Sản, các biến cố chính trị sau đây, đă làm bối cảnh cho lập trường tại Hội nghị của Nga Xô và Trung Cộng.

 

Năm 1953, Staline vừa từ trần, một cuộc khủng hoảng t́m người kế vị, xảy ra một cách ác liệt giữa các lănh tụ Nga Xô. Các cuộc thanh trừng đẫm máu vừa làm rung chuyển chính trường của Nga Xô, vừa bộc lộ nhược điểm của bộ máy lănh đạo theo kiểu Cộng Sản. T́nh h́nh bất ổn định trong nội bộ của Nga Xô, kéo dài trong nhiều năm, đă làm cho Trung Cộng trở thành một đồng minh quư giá, chẳng những đối với cuộc tranh chấp giữa Nga Xô và Tây phương, mà lại c̣n đối với cuộc tranh chấp giữa các phe trong nội bộ đảng Cộng Sản Nga. Vai tṛ của Trung Cộng đương nhiên, trở nên quan trọng ở Á châu và ở Hội nghị. Và lập trường của khối Cộng Sản tại Hội nghị có thể xem gần như là lập trường của Trung Cộng.

 

Điều lợi thứ nhất cho Trung Cộng ở Hội nghị Genève là một thắng lợi ngoại giao bới v́ Hội nghị là cuộc dàn xếp quốc tế đầu tiên có Trung Cộng tham dự. Sự có mặt của Mỹ tại Hội nghị, đối với Trung Cộng, là một sự mặc nhiên thú nhận rằng, mặc dầu Mỹ chưa nh́n nhận Trung Cộng, Mỹ không thể phủ nhận sự có mặt của Trung Cộng trong các vấn đề Á châu và thế giới.

 

Điều lợi thứ nh́ cho Trung Cộng là một thắng lợi về ranh giới và lănh thổ. Lúc đầu, phái đoàn Bắc Việt yêu sách lấy vĩ tuyến 13 làm ranh giới giữa hai miền. Hậu ư của phái đoàn Bắc Việt là thâu gồm các tỉnh B́nh Định và Quảng Ngăi, mà Cộng Sản đă kiểm soát từ trong nhiều năm. Nhưng về sau, dưới áp lực của Trung Cộng ranh giới đă lui lại đến vĩ tuyến 17. Giả sử có lui lại đến vĩ tuyến 19 như phái đoàn Pháp yêu cầu, Trung Cộng cũng bằng ḷng. Bởi v́, dù ranh giới có đặt ở vĩ tuyến 17 hay 19, th́ những tham vọng về đất đai của Trung Cộng đối với Việt Nam cũng đă thoả măn. Như chúng ta đă biết, vùng đất thiết yếu cho nước Tàu là các vùng hai bên sông Nhị Hà, con đường tháo ra biển, thiên nhiên của vùng Tây Nam Trung Hoa. Với thoả hiệp tại vĩ tuyến 17, th́ dù mà ảnh hưởng của Tây phương có c̣n ở miền Nam, sự lệ thuộc của chính phủ miền Bắc cũng đủ bảo đảm cho nhu cầu đất đai của Trung Cộng trong tương lai.

 

Điều lợi thứ ba cho Trung Cộng là một sự kiện quốc pḥng. Ảnh hưởng của Tây phương tuy vẫn hùng mạnh ở Đông Nam Á, nhưng đă cách Trung Cộng bằng một quốc gia trái độn.

 

Việc ấn định ranh giới ở vĩ tuyến 17, vừa xác nhận tham vọng đất đai, bất di bất dịch của Tàu đối với Việt Nam, vừa chứng minh sự lệ thuộc của chính phủ Bắc Việt đối với Trung Cộng.

 

Và đồng thời, Hội nghị Genève lại là một sự kiện không thể bác bỏ, chứng tỏ rằng chính trị của một nước nhỏ như nước chúng ta hoàn toàn nằm trong một thế bị động bởi cuộc tranh chấp giữa Tây phương và Nga Xô.

 

Thái độ

 

Chúng ta vừa phân tích xong các nguyên nhân của sự phân chia lănh thổ ngày nay, và vừa duyệt lại các sự kiện dẫn dắt đến sự phận chia thật sự. Như thế, các yếu tố đă có, để chúng ta có thể loại bỏ bên ngoài tất cả mọi lư do tâm lư, và mọi ư định sử dụng t́nh trạng phân chia lănh thổ vào một cuộc vận động chính trị, hầu khách quan ấn định một thái độ lợi nhất cho dân tộc trước sự phân chia hiện tại.

 

Như chúng ta đă biết, vấn đề thiết yếu mà dân tộc chúng ta cần phải giải quyết trong giai đoạn này là công cuộc phát triển dân tộc bằng cách Tây phương hoá.

 

Dĩ nhiên để thực hiện công cuộc đó, trường hợp thích đáng nhất là thống nhất lănh thổ, và trên vị trí toàn quốc, khai thác mâu thuẫn giữa các khối để mang vào Việt Nam tư bản và kỹ thuật cần thiết cho nỗ lực phát triển. Nhưng v́ những lư do đă xét, trong các đoạn trên, chúng ta không ở vào trường hợp trên.

 

Vậy th́, chúng ta phải nỗ lực thống nhất hai phần trước, rồi thực hiện công cuộc phát triển toàn quốc sau, hay thực hiện trước cuộc phát triển riêng cho hai phần và thống nhất sau?

 

Thái độ thứ nhất

 

Giả sử, chúng ta chọn thái độ trước.

 

Sự phân chia lănh thổ Việt Nam như chúng ta đă biết, là hậu quả của một hiện tượng địa phương và quân sự của cuộc tranh chấp giữa Tây phương và Cộng Sản. Đă như thế th́, chúng ta đă không chủ động được sự phân chia, cũng như chúng ta sẽ không chủ động được sự thống nhất, ngày nào chúng ta chưa loại trừ được hiện tượng nói trên ra khỏi Việt Nam. Nhưng, nếu, trước khi hiện tượng đó thành h́nh, một sự lănh đạo sáng suốt có thể chủ động được sự ngăn cấm hiện tượng phát sinh, bởi v́ các yếu tố tạo ra hiện tượng chưa trực tiếp chi phối chính sự của chúng ta. Sau khi hiện tượng đă cụ thể hoá, chúng ta không c̣n chủ động được sự loại trừ hiện tượng nữa, bởi v́ các yếu tố nuôi dưỡng hiện tượng đă trực tiếp chi phối chính sự của chúng ta.

 

Nhưng giả sử, mặc dầu hoàn cảnh nghiêm khắc nói trên, chúng ta v́ vận dụng hết nỗ lực trong một thời gian, cố nhiên là phải lâu dài, có thể thực hiện được thống nhất, th́ chẳng những sẽ tiêu hao sinh lực của dân tộc, đáng lẽ phải được dùng vào công cuộc phát triển, mà lại là cơ hội phát triển có thể không c̣n nữa. Nghĩa là chúng ta sẽ thống nhất mà không phát triển. Chúng ta đă biết sự lỡ cơ hội phát triển lần này sẽ di hại cho các thế hệ tương lai đến mức độ nào. Hơn nữa, v́ những lư do mà chúng ta đă biết, sự tồn tại của dân tộc cũng sẽ bị đe doạ. Và trong hiện t́nh chính trị, một sự thống nhất sẽ đương nhiên làm mất cơ hội phát triển.

 

Giả sử, sự thống nhất do Bắc Việt thực hiện, th́ với sự chị phối nặng nề của Trung Cộng đối với Bắc Việt, sự phát triển dân tộc Việt Nam chắc chắn sẽ không thực hiện được v́ hai lư do.

 

Công cuộc phát triển của nước Tàu, mục đích trên hết và trước hết của các nhà lănh đạo Trung Cộng, như chúng ta đă biết, là một công cuộc vô cùng khó khăn. Nếu Việt Nam dính liền vận mạng của dân tộc với Trung Cộng, th́ công cuộc phát triển của chúng ta cũng trở thành vô cùng khó khăn. Hơn nữa, nhu cầu của Việt Nam trong công cuộc phát triển sẽ đương nhiên ở vào hàng thứ yếu đối với nhu cầu phát triển của Trung Cộng. Và trên phương diện Tây phương hoá, chúng ta sẽ là một thứ học tṛ hạng ba, sẽ dẫm chân vào những lỗi lầm không tránh được của người học tṛ hạng nh́.

 

Đó là trong trường hợp mà Trung Cộng chỉ có thiện chí đối với Việt Nam. Căn cứ trên một ngàn năm lịch sử bang giao giữa hai quốc gia, chúng ta có thể quả quyết rằng trường hợp này không bao giờ phát triển được, mà chúng ta lại sẽ tṛng vào cổ dân tộc cái ách nô lệ mà tổ tiên chúng ta, trong một ngàn năm đă đổ nhiều xương máu để loại trừ.

 

Giả sử sự thống nhất do Nam Việt thực hiện, Việt Nam sẽ rơi vào sự chi phối của Tây phương. Các quốc gia Tây phương không có những nhu cầu phát triển. Tây phương lại đang theo đuổi một chính sách biến các cựu thuộc địa thành những đồng minh trong cuộc tranh chấp giữa Nga Xô và Tây phương. Những phương tiện dồi dào được Tây phương sử dụng vào các chương tŕnh viện trợ mà chúng ta đều biết. Nhưng, mặc dù như vậy, chúng ta cũng phải ư thức rằng, nếu chúng ta lọt vào sự chi phối hoàn toàn của Tây phương, cơ hội phát triển cũng có thể mất, bởi v́ những mâu thuẫn phát sinh ra cơ hội sẽ mất đối với chúng ta.

 

Như thế th́, v́ công cuộc phát triển của dân tộc bằng cách Tây phương hoá, mà chúng ta phải thực hiện cho kỳ được, thái độ thứ nhất nói trên đây không thể chấp nhận được

 

Thái độ thứ hai

 

Giả sử chúng ta chọn thái độ thứ hai.

 

Sau khi đă thừa nhận một t́nh trạng thực tế mà chúng ta không chủ động được, hai phần sẽ dốc hết nỗ lực của ḿnh để thực hiện riêng công cuộc phát triển cho phần ḿnh, và bằng đường lối của ḿnh chủ trương. Cơ hội phát triển hiện nay vẫn c̣n v́ cuộc tranh chấp Tây phương và Nga Xô chưa chấm dứt, thêm vào đó cuộc tranh chấp, Tây phương, Nga Xô và Trung Cộng vừa phát sinh.

 

Hơn nữa, v́ hai bên Tây phương và Cộng Sản đều muốn chứng minh tính cách hiệu quả của phương pháp phát triển của ḿnh, hai phần Việt Nam sẽ đương nhiên được hưởng nhiều viện trợ kỹ thuật và tư bản.

 

Tuy nhiên, thái độ này sẽ không tránh được hai khuyết điểm. Hai công cuộc phát triển kinh tế và kỹ thuật, quan niệm riêng cho hai miền, cho thích nghi với nhau trên lĩnh vực toàn quốc không? Công cuộc phát triển dân tộc gồm sự thâu nhận những giá trị tiêu chuẩn mới. Nếu hai phần phát triển theo hai phương pháp khác, cố nhiên các giá trị tiêu chuẩn cũng khác nhau. Như thế, sự phát triển thành công có là một trở lực cho sự thống nhất trong tương lai không?

 

Khuyết điểm thứ nhất không quan hệ bởi v́ một chương tŕnh phát triển kinh tế có thể quan niệm vừa rộng cho nhiều xứ và vừa hẹp cho từng xứ. Và kinh tế và kỹ thuật mà hai phần đều thâu thập, cùng là kinh tế và kỹ thuật của Tây phương.

 

Khuyết điểm thứ hai, liên quan đến lĩnh vực tinh thần của công cuộc phát triển, quan hệ hơn nhiều. Và có cơ biến thành một trở lực cho sự thống nhất dân tộc sau này hơn.

 

Tuy nhiên, chúng ta đă chứng minh rằng một công cuộc phát triển dân tộc bằng cách Tây phương hoá không làm mất bản chất dân tộc. Như thế, mặc dầu miền Nam phát triển theo kiểu Tây phương, và miền Bắc theo kiểu Cộng Sản, hai miền vẫn không mất bản chất dân tộc.

 

Bài học của Nga Xô lại cho chúng ta thấy rằng, mặc dầu các giá trị tiêu chuẩn của Cộng Sản đối chọi với các giá trị tiêu chuẩn của Tây phương, nhưng các giá trị tiêu chuẩn của Cộng Sản là những giá trị tiêu chuẩn chiến lược và giai đoạn có mục đích huy động quần chúng, hậu thuẫn cho chế độ độc tài của Đảng Cộng Sản, để thực hiện công cuộc phát triển. Một khi mục đích phát triển đă đạt, Nga Xô, chính v́ sự tồn tại của xă hội, đă bắt buộc phải thay thế những giá trị tiêu chuẩn chiến lược và giai đoạn bằng những giá trị tiêu chuẩn thích nghi với di sản tinh thần của văn minh nhân loại.

 

Đă như thế th́, một khi mục đích phát triển đă đạt, một điều chắc chắn là miền Bắc sẽ thay thế các giá trị tiêu chuẩn chiến lược và giai đoạn và các giá trị tiêu chuẩn của hai miền sẽ không khác nhau. Chỉ có một điều là, sự thống nhất chỉ có thể thực hiện được khi nào mục đích phát triển đă đạt.

 

Như thế th́ vấn đề đă sáng tỏ. V́ sự sống c̣n của dân tộc, thế hệ của chúng ta phải nắm cho được cơ hội hiện tại phát triển dân tộc bằng cách Tây phương hoá. Trong hoàn cảnh chính trị hiện tại của quốc gia, chúng ta có thể nắm được cơ hội, nếu chúng ta loại bỏ mọi xúc động tâm lư và mọi toan tính lợi dụng chính trị ngắn hạn, can đảm nh́n thẳng vấn đề phân chia lănh thổ và nh́n nhận rằng phải tạm thời giữ nguyên t́nh trạng đến khi mục đích phát triển đă đạt riêng cho hai miền Nam và Bắc.

 

Vai tṛ của Miền Nam

 

Các đoạn phân tích trên đây c̣n giúp cho chúng ta nhận thức vai tṛ trọng yếu của Nam Việt trong giai đoạn hiện tại của lịch sử dân tộc.

 

V́ lệ thuộc đối với một chủ nghĩa, mà cả Nga Xô lẫn Trung Cộng đều sử dụng như là một phương tiện chiến đấu khả dĩ làm cho dân tộc họ, các nhà lănh đạo Cộng Sản Việt Nam đă tạo thời cơ cho thực dân Pháp thực hiện được những thủ đoạn chính trị của họ, mà hậu quả đă đưa đến sự chia đôi lănh thổ ngày nay.

 

Sự lệ thuộc nói trên và sự chia đôi lănh thổ đă tạo hoàn cảnh cho sự chi phối và sự toan thống trị của nước Tàu đối với Việt Nam tái hiện dũng mănh, sau gần một thế kỷ vắng mặt. Kư ức của những thời kỳ thống trị tàn khốc của Tàu đối với chúng ta c̣n ghi trong mỗi trang lịch sử của dân tộc và trong mỗi tế bào của thân thể chúng ta.

 

Các nhà lănh đạo miến Bắc, khi tự đặt ḿnh vào sự chi phối của Trung Cộng, đă đặt chúng ta trước một viễn ảnh nô lệ kinh khủng. Hành động của họ, nếu có hiệu quả, chẳng những sẽ tiêu diệt mọi cơ hội phát triển của chúng ta, mà lại c̣n đe doạ đến sự tồn tại của dân tộc.

 

Sở dĩ, tới ngày nay, sự thống trị của Trung Cộng đối với Việt Nam chưa thành h́nh, là v́ hoàn cảnh chính trị thế giới chưa cho phép, và sự tồn tại của miền Nam dưới ảnh hưởng của Tây phương là một trở lực vừa chính trị vừa quân sự cho sự thống trị đó. Giả sử mà Nam Việt bị Bắc Việt thôn tính, th́ sự Trung Cộng thôn tính Việt Nam chỉ là một vấn đề thời gian.

 

Trong hoàn cảnh hiện tại, sự tồn tại của miền Nam vừa là một bảo đảm cho dân tộc thoát khỏi ách thống trị của Trưng Cộng, vừa là một bảo đảm một lối thoát cho các nhà lănh đạo Cộng Sản Bắc Việt, khi họ ư thức nguy cơ họ đang tạo cho dân tộc. Nhưng ngày nào họ vẫn tiếp tục thực hiện ư định xâm chiếm miền Nam th́ họ vẫn c̣n chịu sự chi phối của chính sách chiến tranh xâm lăng của Trung Cộng, thay v́ chính sách sống chung hoà b́nh của Nga Xô.

 

V́ vậy cho nên, sự mất c̣n của miền Nam, ngày nay, lại trở thành một sự kiện quyết định sự mất c̣n trong tương lai của dân tộc. Do đó, tất cả nỗ lực của chúng ta trong giai đoạn này phải dồn vào sự bảo vệ tự do và độc lập, và sự phát triển cho miền Nam để duy tŕ lối thoát cho miền Bắc và cứu dân tộc khỏi ách thống trị một lần nữa.

 

Những cái vốn khác: vốn nhân lực

 

Trong một công cuộc phát triển dân tộc số lượng và phẩm lượng của nhân công đóng một vai tṛ quan trọng tương đương với tài nguyên của xứ sở. Dưới đây chúng ta sẽ t́m hiểu giá trị hiện hữu của vốn về nhân lực và vốn về tài nguyên của chúng ta. Chúng ta sẽ tự ư để một bên mọi chương tŕnh tài chính và kỹ thuật để sử dụng tài nguyên và nhân lực một cách hữu hiệu đến mức tối đa trong công cuộc phát triển. Các chương tŕnh như thế thuộc thẩm quyền các kinh tế gia.

 

Khuôn khổ chính trị

 

Ngoài giá trị hiện hữu của vốn nhân lực và vốn tài nguyên, chúng ta cũng đề cập đến khuôn khổ chính trị, trong đó hai cái vốn trên sẽ được sử dụng một cách có lợi nhất cho dân tộc trong giai đoạn này. Khuôn khổ chính trị, như chúng ta sẽ thấy dưới đây, sẽ quy định cách thức sử dụng hai cái vốn trên và ấn định giới hạn khai thác vốn nhân lực. Trong các nước chưa phát triển như chúng ta, ngoài cái vốn tài nguyên là một thứ vốn thụ động, nghĩa là tự nó không sinh lợi được, cái vốn hoạt động duy nhất mà chúng ta có thể sử dụng được hết sức rộng răi là vốn nhân lực.

 

Do đó, các kinh tế gia chỉ nh́n nhận vào mục đích trước mắt là khai thác đến tận cùng cái vốn duy nhất của chúng ta có thể sử dụng được trong công cuộc phát triển dân tộc, dễ bị cám dỗ bởi những phương pháp lănh đạo khả dĩ giúp cho họ huy động được mà không gặp trở lực, cái vốn nhân lực đến mức tối đa. Phương pháp lănh đạo thích nghi với quan niệm trên đây là phương pháp độc tài đảng trị, ví dụ như của Cộng Sản hay của Đức Quốc Xă. Sự thành công của Nga Xô, và sự có thể thành công của Trung Cộng tăng nhiều uy tín cho phương pháp trên và nhiều nhà lănh đạo bị những phương pháp đó cám dỗ.

 

Phương pháp độc tài đảng trị

 

Phương pháp độc tài Đảng trị dựa trên căn bản chặt hết các dây liên hệ của từng cá nhân bất cứ dưới h́nh thức gia đ́nh, xă hội, tôn giáo, và văn hoá, và thay thế vào đó bằng những dây liên hệ duy nhất với một đảng chính trị duy nhất, nắm chính quyền. Từ trên căn bản đó các biện pháp được quan niệm cho mọi lĩnh vực. Cái lợi của phương pháp trên là biến mỗi cá nhân thành ra một bộ phận rất dễ sai khiến, dễ uốn nắn của một bộ máy khổng lồ nhiều khả năng nhưng cũng dễ sử dụng trong tay người lănh đạo. V́ vậy, nhiều người lănh đạo, khi có một chương tŕnh vĩ đại cần phải thực hiện trong một thời gian ngắn, dễ bị cám dỗ bởi một phương pháp hấp dẫn như thế, và dễ quên rằng những phương tiện mà họ muốn sử dụng như vậy không phải là những phương tiện vô tri, nhưng là những người mà trách nhiệm của người lănh đạo là mưu hạnh phúc cho.

 

Nhưng hiệu lực của phương pháp trên như thế nào, đối với công cuộc phát triển toàn diện bằng cách Tây phương hoá, mục đích mà, v́ sự sống c̣n của dân tộc, chúng ta phải đạt cho kỳ được.

Một công cuộc phát triển bằng cách Tây phương hoá, như chúng ta đă biết, không phải chỉ giới hạn trong sự thâu thập kỹ thuật Tây phương, nhưng c̣n bao gồm sự thâu nhận nhiều tiêu chuẩn giá trị mới. Như thế th́, công cuộc phát triển bằng cách Tây phương hoá sẽ đương nhiên dẫn dắt đến sự cần thiết phải t́m cho xă hội được phát triển một trạng thái điều hoà mà trong đó các giá trị tiêu chuẩn mới sống chung với nhiều giá trị tiêu chuẩn cũ.

 

Như thế th́, tiêu chuẩn thành công hay thất bại của một công cuộc phát triển dân tộc bằng cách Tây phương hoá là sự kiện xă hội được phát triển có t́m được hay không một trạng thái điều hoà mới để bảo đảm cho sự tiến bộ của xă hội trong tương lai.

 

Một xă hội điển h́nh, đă phát triển bằng cách Tây phương hoá theo phương pháp độc tài Đảng trị Cộng Sản, là xă hội Nga Xô. Vậy xă hội Nga Xô đă thành công trong công cuộc phát triển dân tộc chưa? Nghĩa là xă hội Nga Xô đă t́m được trạng thái điều hoà mới, khả dĩ bảo đảm sự tiến hoá trong tương lai chưa? Về vấn đề vô cùng quan trọng này, trong các đoạn trên, chúng ta nhận thấy hai sự kiện.

 

Trước hết các giá trị tiêu chuẩn của Nga Xô, trong phạm vi lănh đạo, bất lực trong vấn đề bảo đảm một sự lănh đạo quốc gia liên tục, v́ không thực hiện được một sự chuyển quyền điều hoà, mỗi khi phải thay đổi người lănh đạo.

 

Sự kiện thứ hai là sự kiện Nga Xô, sau khi mục đích kỹ thuật của công cuộc phát triển đă đạt, đă phải thay thế các giá trị tiêu chuẩn chiến lược và giai đoạn của thuyết Các-mác, bằng những giá trị tiêu chuẩn có tính cách di sản của văn minh nhân loại, như chúng ta đă thấy trong một đoạn ở trên. Chúng ta phải ư thức rằng một sự thay thế những giá trị tiêu chuẩn như vậy, đương nhiên, đả phá đến tận nền tảng chủ nghĩa Các-mác Lê-nin.

 

Đă như thế th́, chắc chắn rằng không bao giờ các nhà lănh đạo Nga Xô chấp nhận một sự thay đổi giá trị tiêu chuẩn như trên, nếu đă không bị thực tế lịch sử dồn vào cái thế không làm sao không thay đổi được. Thực tế lịch sử đó là các giá trị tiêu chuẩn chiến lược và giai đoạn của thuyết Cộng Sản không thực hiện được một trạng thái điều hoà mới khả dĩ bảo đảm sự tiến hoá của cộng đồng.

 

Các giá trị tiêu chuẩn chiến lược và giai đoạn đó, ví dụ, như chúng ta đă thấy, đề cao ái t́nh tự do, đả phá gia đ́nh, phủ nhận quyền tư hữu, bài trừ tôn giáo, vân vân, đă nhân danh quyền lợi của cộng đồng mà bóp chết cá nhân, do đó đương nhiên tiêu diệt trạng thái thăng bằng động tiến căn bản trong một cộng đồng giữa quyền lợi cá nhân và quyền lợi cộng đồng. Trạng thái thăng bằng động tiến mất, v́ hai lực lượng tương phản không c̣n để tạo ra một cuộc phối hợp sáng suốt. Sinh lực sáng tạo không có th́ sự tiến hoá trong tương lai của cộng đồng không được bảo đảm.

 

Như thế th́, chính là một đe doạ đến sự tồn tại của xă hội Nga Xô đă thúc đẩy các nhà lănh đạo Nga Xô phải thay thế các giá trị tiêu chuẩn chiến lược và giai đoạn của thuyết Cộng Sản.

 

Và như thế th́ vần đề đă rơ, bài học của Nga Xô chứng minh rằng, phương pháp độc tài Đảng trị Cộng Sản không thể bảo đảm được sự thành công của một công cuộc phát triển dân tộc toàn diện, bằng cách Tây phương hoá, như chúng ta đă định nghĩa.

 

Nếu bây giờ, chúng ta lại giới hạn mục đích công cuộc phát triển, chỉ trong phạm vi một sự thâu thập kỹ thuật Tây phương, th́ phương pháp độc tài Đảng trị Cộng Sản, thật sự, có nhiều hiệu lực như các nhà lănh đạo đă bị phương pháp đó cám dỗ mong tưởng không?

 

Tiêu chuẩn thành công hay thất bại của một công cuộc thâu thập kỹ thuật Tây phương là, như chúng ta đă biết, sự thâu thập có hay không lên được đến mức độ chế ngự được khả năng sáng tạo kỹ thuật Tây phương.

 

Theo tiêu chuẩn đó, các kiến thức hiện tại chưa cho phép chúng ta trả lởi đích xác câu hỏi trên, v́ kỹ thuật Tây phương vẫn c̣n đang ở trong thời kỳ phát triển hùng mạnh và các quốc gia ngoài Tây phương vẫn c̣n đang nỗ lực chế ngự các kỹ thuật đó cho kỳ được.

 

Chúng ta chỉ có thể có hai nhận xét:

 

Từ khi nước Anh mở màn cho công cuộc phát triển dân tộc đến nay, trong xă hội Tây phương nhiều quốc gia đă thực hiện công cuộc phát triển kỹ thuật của ḿnh. Sau Anh, nước Đức, nước Pháp, nước Mỹ, nước Ư và nhiều quốc gia nhỏ ở Bắc Âu, Tây Âu và Đông Âu đều lần lượt thực hiện công cuộc phát triển kỹ thuật. Các thuộc địa di dân của Tây phương như Úc châu, Tây Tây Lan và Nam Phi cũng có thể kể vào số các quốc gia trên. Trong tất cả các quốc gia trên, không có một quốc gia nào đă cần đến phương pháp độc tài đảng trị để thực hiện công cuộc phát triển kỹ thuật của ḿnh.

 

Ngoài Tây phương, nước Nhật, nước Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đă thực hiện công cuộc phát triển kỹ thuật. Ấn Độ và Trung Hoa đang dồn nỗ lực vào công cuộc phát triển. Nghĩa là, ngoài Tây phương, nếu có quốc gia đă thực hiện công cuộc phát triển kỹ thuật bằng phương pháp độc tài đảng trị như Nga, th́ cũng có những quốc gia như Nhật đă thực hiện công cuộc phát triển kỹ thuật đến một tŕnh độ không kém, bằng một phương pháp không phải là phương pháp độc tài đảng trị.

 

Như thế th́, trong xă hội Tây phương, không có một công cuộc phát triển kỹ thuật nào đă được thực hiện bằng phương pháp độc tài đảng trị. Ngoài xă hội tây phương, phương pháp độc tài đảng trị không giữ độc quyền thực hiện công cuộc phát triển kỹ thuật.

 

Riêng đối với Việt Nam chúng ta, ngoài những sự kiện phân tích trên đây, chúng ta đă thấy rằng hoàn cảnh lịch sử và vị trí địa dư của chúng ta không cho phép chúng ta áp dung một phương pháp độc tài đảng trị trong công cuộc phát triển của chúng ta.

 

Thăng bằng động tiến

 

Trong căn bản, chấp nhận áp dụng phương pháp độc tài đảng trị là đă lựa chọn con đường dễ nhất, giữa hai con đường. Việc lănh đạo một tập thể cũng phức tạp như là đời sống. Nếu đời sống nào cũng là một thăng bằng động tiến giữa lực lượng phá hoại và lực lượng kiến thiết, hay là một sự hoà hợp giữa hai khí âm và dương, th́ vũ trụ cũng là một thăng bằng động tiến giữa những lực lượng có những ảnh hưởng trái ngược và chống đối nhau. Luật thăng bằng động tiến là một luật thiên nhiên của vũ trụ, áp dụng cho các hiện tượng trong thế giới minh mông và bao la của các tinh tú, cũng như cho các hiện tượng thiểu cực, và vô h́nh của các nguyên tử. Đời sống của nhân loại, trong mọi lĩnh vực và trong mọi giới hạn, đều do luật thăng bằng động tiến chi phối. V́ thế cho nên, sống hợp với vũ trụ là sống theo luật thăng bằng động tiến, nghĩa là trong mọi trường hợp, trước tiên, t́m cho được hai đối tượng nào phải chịu luật thăng bằng động tiến và sau đó con đường sống là nuôi dưỡng và phát triển sự thăng bằng đă t́m thấy. Ngược lại, con đường chết, không hợp với vũ trụ là phá huỷ sự thăng bằng đó.

 

Việc lănh đạo một tập thể là việc giữ thăng bằng giữa những khối của tập thể, bởi v́ quyền lợi của mỗi khối khác nhau, là việc giữ thăng bằng giữa nhu cầu dài hạn của tập thể và nhu cầu ngắn hạn của đời sống của các phần tử trong tập thể. Là việc giữ thăng bằng giữa sinh lực bành trướng của nội bộ và áp lực bên ngoài đưa vào. Nếu chúng ta lại nhớ rằng các thăng bằng nói trên không phải là thứ thăng bằng chết, thăng bằng tĩnh chỉ, mà là một thứ thăng bằng sống, thăng bằng động tiến, th́ chúng ta nhận thức rằng lúc nào người lănh đạo cũng phải hết sức linh động, để mỗi lúc, thay thế một trạng thái thăng bằng đă bị phá vỡ, bằng một trạng thái thăng bằng mới thích nghi với sự biến chuyển của t́nh thế. Và tất cả công tác trên lại phải được thi hành trong khuôn khổ một chương tŕnh đă hoạch định, và với một mục đích bất biến.

 

Chúng ta có thể h́nh dung được một cách cụ thể công việc của người lănh đạo bằng h́nh ảnh rất thông thường của người cỡi xe đạp. Người cỡi xe đạp lúc nào cũng phải dời đổi vị trí của trọng tâm của toàn bộ hệ thống người và xe đạp, để duy tŕ một thăng bằng luôn luôn thay đổi tuỳ theo t́nh trạng của con đường. Sự thăng bằng của người cỡi xe đạp giữ được dễ dàng khi nào xe đạp tiến tới. Người cỡi xe đạp là h́nh ảnh cụ thể rất trung thành của một trạng thái thăng bằng động tiến. Lúc nào xe đạp tiến là thăng bằng c̣n giữ được. Xe đạp ngừng, thăng bằng mất. Có tiến tới mới có thăng bằng, có thăng bằng mới có tiến. Đó là căn bản của một trạng thái thăng bằng động tiến.

 

V́ những lư do trên mà chọn phương pháp độc tài đảng trị để lănh đạo, là đương nhiên không thừa nhận sự cần thiết phải duy tŕ trạng thái thăng bằng động tiến, giữa nhu cầu dài hạn của tập thể và nhu cầu ngắn hạn của đời sống của những phần tử của tập thể. Chọn như thế có nghĩa là, thay v́ cố gắng giữ thăng bằng giữa hai lực lượng tương phản, đă ngả hẳn về một lực lượng. Sự giữ thăng bằng động tiến bao giờ cũng khó hơn sự tự buông cho ngả về với một lực lượng. Cũng như giữ cho xe đạp vững và tiến tới bao giờ cũng khó hơn để cho xe đạp ngả hẳn về một bên và đứng lại. V́ vậy mà chọn phương pháp lănh đạo độc tài đảng trị với hy vọng thoả măn nhu cầu dài hạn của tập thể bằng cách bóp nghẹt nhu cầu ngắn hạn của nhân dân là chọn một con đường dễ, sánh với con đường, trong đó lúc nào cũng phải giữ một thăng bằng động tiến giữa hai nhu cầu nói trên.

 

Và đương nhiên con đường dễ không phải lúc nào cũng là con đường sống. Riêng hoàn cảnh của Việt Nam, như chúng ta đă thấy, con đường sống không phải là con đường dễ.

 

Lư luận trên đây lại cho chúng ta thấy rơ rằng khuôn khổ chính trị trong đó việc sử dụng cái vốn nhân lực và tài nguyên rất đỗi quan trọng. V́ vậy sau này chúng ta sẽ trở lại vấn đề này một lần nữa một cách chi tiết hơn.

 

Nhược điểm một: dân số ít

 

Cái vốn nhân lực của chúng ta cũng là đáng kể. Theo các con số đáng tin cậy nhất, miền Bắc hiện nay có 17 triệu dân và miền Nam 14 triệu. Hơn ba chục triệu dân là xấp sỉ dân số của Nhật lúc bắt đầu Tây phương hoá. Tuy nhiên, vào giữa thế kỷ XIX, khi Nhật Bản mở cửa đón tiếp văn minh Tây phương, các lực lượng kinh tế trên thế giới, ví dụ, Anh, Pháp hay Đức đều có một dân số tương đương. Ngày nay t́nh thế đă khác. Sự nghiên cứu những phương pháp sản xuất kỹ thuật khả dĩ sinh lợi nhiều nhất, đồng thời với những kỹ thuật sản xuất càng ngày càng tinh vi, đă dẫn dắt đến việc tập trung các cơ sở kỹ nghệ lại thành những phương tiện sản xuất vĩ đại. Đồng thời, những khối kinh tế thích nghi với những phương tiện trên cũng bành trướng theo cùng một nhịp. Ngày nay những khối kinh tế kỹ nghệ sống mạnh được nhờ sản xuất nhiều và tiêu thụ nhiều phải là những khối to lớn như Mỹ, khối Nga hay khối Trung Cộng đang h́nh thành. Sự thật này hiển nhiên cho đến đỗi, ngay các khối kinh tế kỹ nghệ Tây Âu khác, đều đến một tŕnh độ phát triển đáng kính, muốn tồn tại cũng đang phải nỗ lực hợp nhất lại thành một khối một để đương đầu với các khối kinh tế khác trên thế giới.

 

Trên đây lại là một sự kiện chỉ cho chúng ta thấy một lần nữa, tai hại của sự lỡ cơ hội của chúng ta, bởi v́ điều kiện phát triển lúc bấy giờ ít khắc nghiệt hơn này nay. Và nếu chúng ta lại lỡ cơ hội lần thứ hai này nữa th́ không cần phải nói, điều kiện phát triển sau này lại c̣n khắc nghiệt hơn nữa. Nhất là nếu Trung Cộng thực hiện được công cuộc phát triển dân tộc của họ ngay trong cơ hội này, điều mà phần đông đều cho là rất có thể.

 

Nhược điếm hai: thiếu tính khí

 

Bản tính của người Việt Nam lại cần cù và chịu khó, và bẩm chất rất là thông minh. Sự khiếm khuyết về tính khí không phải là một trở lực bởi v́ đó là một đức tính mà giáo dục có thể đào tạo được, trong khi khiếu thông minh là một thiên tính. Sự khiếm khuyết về tính khí do nhiều nguyên nhân lịch sử gây ra, trong số đó có những yếu tố mà chúng ta đă nhắc đến trong đoạn trên đây về vấn đề Nam tiến của dân tộc.

 

Ngoài ra, t́nh h́nh rối loạn ở nội bộ trong mấy thế kỷ liền là một trở lực vô cùng to tát cho sự phát triển của tính khí. Tiếp theo đó sự thống trị của Pháp, làm tan ră xă hội Việt Nam, càng thúc đẩy sự tiêu diệt tính khí của người Việt Nam. Bởi v́ tính khí xây dựng, trước hết, trên căn bản của một sự tin tưởng mănh liệt vào các giá trị tiêu chuẩn của xă hội. Các giá trị tiêu chuẩn bị mất, th́ tính khí cũng không c̣n.

 

Trong đời sống của một tập thế, tính khí của mỗi cá nhân cần thiết cho tập thể hơn là các đức tính khác về lư trí kể cả bẩm chất thông minh. Nhưng chỉ có lối sống tập thể mới phát huy được tính khí, v́ thế cho nên, các môn thể thao tập thể đóng góp rất nhiều vào công cuộc đào tạo tính khí.

 

Chúng ta càng nhận thấy sự cần thiết của tính khí đối với tập thể hơn cả các đức tính khác, khi chúng ta biết rằng các sử gia đều công nhận sự thành công của người Anh trong lịch sử là nhờ tính khí mà nền giáo dục đă hun đúc cho họ được đến một cao độ hiếm có, và được phổ cập rộng răi trong đại chúng.

 

V́ thế cho nên, vấn để đào tạo tính khí là một nhiệm vụ vô cùng khẩn yếu cho công cuộc giáo dục của chúng ta lúc này. Trong công cuộc Tây phương hoá, sự thâu thập các kiến thức của văn minh Tây phương là một điểm quan trọng như thế nào chúng ta đă biết. Nếu phải cần một mức để so sánh, chúng ta có thể nói rằng nhiệm vụ đào tạo tính khí cho nhân dân lại c̣n quan trọng hơn nhiệm vụ truyền bá những kiến thức mới của Tây phương.

 

Tuy nhiên, chúng ta không nên quên rằng một nhược điểm chính của cái vốn nhân lực chúng ta là sự thiếu kỹ thuật trong mọi lĩnh vực. Sở dĩ vấn đề trang bị về kỹ thuật không được đặc biệt đề cập đến trong đoạn này, là v́ công cuộc Tây phương hoá đương nhiên gồm sự trang bị về kỹ thuật đối với cái vốn nhân lực của chúng ta.

 

Nhược điểm ba: vô tổ chức

 

Nhược điểm thứ ba của cái vốn nhân lực của chúng ta là sự vô tổ chức.

 

Như chúng ta đă thấy, ở trên, trong đoạn nói về hậu quả của cuộc Nam tiến của chúng ta, nhân dân Việt Nam, nhất là ở Nam miền Trung và miền Nam, thiếu tinh thần sống tập thể, bởi v́ tổ chức hạ tầng của chúng ta không có. Đó là một nhược điểm vô cùng tai hại bởi v́ tập thể quốc gia cần đ̣i hỏi ở người dân một tinh thần tập thể mà không ai hun đúc cho họ trong mấy thế kỷ.

 

Chúng ta không bàn đến sự tổ chức quần chúng chặt chẽ, như một tổ chức quân đội, theo lối Cộng Sản. Mục đích của Cộng Sản vượt xa sự đưa quần chúng vào khuôn khổ một lối sống tập thể, bởi v́ Cộng Sản nhắm trước tiên mục tiêu chặt đứt hết dây liên hệ của người dân, trên các lĩnh vực gia đ́nh, xă hội và tôn giáo, thay thế vào đó bằng những dây liên hệ duy nhất của đảng, để biến người dân thành một bộ phận hoàn toàn dễ điều khiển của một bộ máy chung mà họ là những người sử dụng.

 

Không nói chi đến h́nh thức tổ chức cực đoan đó, ngay đến h́nh thức tổ chức tôn trọng tự do cá nhân đến đỗi, nhiều người quen gọi nó là tự do phóng túng, của nhiều quốc gia Tây phương, chúng ta cũng không có. Ngoài một hệ thống hành chánh, thời kỳ thống trị của đế quốc Pháp đă để lại cho chúng ta một xă hội hoàn toàn vô tổ chức. Chính cái tổ chức, có vẻ chặt chẽ, của các làng mạc của chúng ta ở miền Bắc cũng bị lung lay đến tận gốc rễ. Ngoài tổ chức gia đ́nh ra, người dân Việt Nam, lúc bấy giờ, không c̣n biết một tổ chức xă hội hay chức nghiệp nào nữa. Song song với một xă hội vô tổ chức và rời rạc là một hệ thống hành chánh chuyên phục vụ quyền lợi của kẻ thống trị. Đó là một phác hoạ thô sơ nhưng xác đáng của xă hội chúng ta.

 

Trong hoàn cảnh vô tổ chức như vậy, không có một công tác ǵ của tập thể có thể thực hiện được. Nếu ngày nay, chúng ta bắt tay vào một công cuộc vĩ đại, như công cuộc Tây phương hoá để phát triển dân tộc, chắc chắn chúng ta không thể làm ǵ được với t́nh trạng vô tổ chức đó. Và công việc đầu tiên mà chúng ta phải làm trước khi bắt tay vào công cuộc Tây phương hoá là tổ chức cái vốn nhân lực của chúng ta.

 

Tổ chức quần chúng

 

Vấn đề tổ chức quần chúng quan trọng đến mức quyết định sự thành công hay thất bại của chúng ta sau này.

 

Bất cứ trong xă hội nào, Tự Do hay Cộng Sản, các tổ chức quần chúng đều có, và đương nhiên, đóng vai tṛ trung gian giữa chính quyền và các cá nhân. Không có tổ chức quần chúng, chính quyền không đi tới với nhân dân được. Không có tố chức quần chúng, nhân dân không làm sao bày tỏ ư kiến cho chính quyền. Các tổ chức quần chúng c̣n là những yếu tố quân b́nh giữa nhu cầu dài hạn của tập thể và nhu cầu ngắn hạn của các phần tử trong tập thể. Các tổ chức quần chúng ở xă hội Tự Do hay Cộng Sản đều có một vai tṛ như nhau, chỉ khác một điều là ở xă hội Tự Do các tổ chức quần chúng do nhân dân tổ chức và điều khiển, với sự kiểm soát của chính quyền, c̣n ở trong xă hội Cộng Sản các tổ chức quần chúng đều do chính quyền tổ chức và điều khiển.

 

Trong trường hợp của chúng ta, trong khi quần chúng của chúng ta c̣n quen lối sống rời rạc và chưa có ư thức tập thể, sáng kiến hợp thành tổ chức chắc chắn không thể phát sinh từ trong nhân dân. Và kinh nghiệm tổ chức và điều khiển cũng không làm sao dồi dào được. Do đó, sự hướng dẫn của chính quyền rất cần thiết trong lúc đầu.

 

Chúng ta cần ư thức rơ rằng, sự hướng đẫn tổ chức quần chúng, như chúng ta quan niệm, không thể là một sự xâm phạm tự do cá nhân. Trong một tập thể, phải có sự thăng bằng động tiến giữa nhu cầu dài hạn của tập thể và nhu cầu ngắn hạn của các phần tử của tập thể. Nếu xă hội Cộng Sản là một trạng thái, trong đó nhu cầu của cá nhân hoàn toàn bị hy sinh cho nhu cầu của tập thể, th́ trong xă hội chúng ta hiện nay, nhu cầu của tập thể hoàn toàn bị hy sinh cho nhu cầu của một số ít cá nhân. Trong hai trường hợp sự thăng bằng động tiến đều bị đổ vỡ, cho nên xă hội chúng ta hiện nay không tiến được, mà xă hội Cộng Sản tiến một cách miễn cưỡng.

 

Ngoài ra, sự hướng dẫn của chúng ta không thể xem là một sự xâm phạm tự do cá nhân được. Bởi v́ mục đích của chúng ta, khuyến khích và hướng dẫn các tổ chức quần chúng, là đặt cho mỗi cá nhân thêm nhiều dây liên hệ xă hội, nghề nghiệp, văn hoá, kinh tế, nhờ đó mà quyền lợi của cá nhân được bảo đảm hơn từ trước tới nay, khi cá nhân chỉ có những sợi dây liên hệ gia đ́nh và quen thuộc. Trong khi mục đích của Cộng Sản là chặt hết các dây liên hệ và thay thế vào đó bằng dây liên hệ duy nhất giữa cá nhân và Đảng.

 

Tính cách thiết yếu của các tổ chức quần chúng

 

Chúng ta cần phải nhấn mạnh đến tính cách cần thiết của tổ chức quần chúng. Trong một t́nh thế b́nh thường, các tổ chức quần chúng đă là những bộ phận thiết yếu cho sự điều hoà đời sống của một quốc gia. Không có tổ chức quần chúng huyết mạch của quốc gia không chạy được từ trung ương xuống hạ tầng,và không trở về được từ hạ tầng đến trung ương. Nguồn sống bị chặn nghẹt.

 

Trong những giai đoạn quyết định của một cộng đồng, sự cần thiết của tổ chức quần chúng cho tập thể quốc gia lại tăng thêm bội phần. Không có tổ chức quần chúng việc lănh đạo quốc gia không làm sao thực hiện được. Nhân dân không biết hướng mà đi và người lănh đạo không làm sao hướng dẫn quần chúng được.

 

Xưa kia, trong xă hội Việt Nam, các làng mạc tự trị là những tổ chức quần chúng có tính cách xă hội. Bộ máy hành chánh của triều đ́nh bao trùm lên trên các tổ chức quần chúng đó. Trong các vùng của lănh thổ Việt Nam, nơi nào mà tổ chức làng mạc đă lỏng lẻo, như phía Nam miền Trung và miền Nam, th́ nơi đó, tập thể quốc gia mất giá trị và biện pháp hành chánh mất hiệu quả. Như thế cũng đủ cho chúng ta nhận thấy tính cách cần thiết của các tổ chức quần chúng và sự vô hiệu lực, đối với quốc gia, của bộ máy hành chánh nếu không có tổ chức quần chúng.

 

Sở dĩ chúng ta mất ư thức quần chúng và không quan niệm được tính cách cần thiết của sự tổ chức quần chúng trong đời sống của quốc gia, v́ trong gần một trăm năm, chúng ta đă sống trong chế độ thống trị của đế quốc, trong đó tổ chức quần chúng bị tuyệt đối cấm đoán. Đế quốc thống trị dân tộc chúng ta chớ không lănh đạo dân tộc chúng ta. Thực dân khai thác dân tộc bị trị, và không cần biết phải dẫn dắt dân tộc bị trị đi đường nào và đến mục đích ǵ. V́ thế cho nên, như chúng ta đă thấy, cuộc Tây phương hoá của chúng ta trong thời kỳ Pháp thuộc hoàn toàn không mục đích và không đường hướng dẫn. Chủ định đă như vậy, th́ nhà cầm quyền Pháp cần ǵ đến tổ chức quần chúng. Ngược lại họ cần phải cấm đoán mọi h́nh thức tổ chức quần chúng để giữ cho nhân dân sống rời rạc và không đoàn tụ được. Trong điều kiện đó, một bộ máy hành chánh, chuyên lo phục vụ quyền lợi cho kẻ thống trị, đủ để cho nhà cầm quyền Pháp cai trị xứ này. Nhiệm vụ của bộ máy hành chánh của Pháp, đối với dân chúng Việt Nam chỉ là bảo vệ cuộc trị an, để cho các quyền lợi kinh tế của Pháp được bảo đảm. V́ vậy cho nên, các tổ chức quần chúng đối với người Pháp, chẳng những không cần thiết lại c̣n là những tổ chức phá rối trị an. Như thế chúng ta đă thấy rơ v́ sao, dưới thời Pháp thuộc các tổ chức quần chúng không thể sinh sống được.

 

Những người quen thuộc với nề nếp cai trị của Pháp, không quan niệm được rằng sự lănh đạo của một quốc gia không phải là giữ cho được một cuộc trị an. V́ nhiệm vụ của bộ máy lănh đạo quốc gia của chúng ta ngày nay nhất định không phải là nhiệm vụ của bộ máy cai trị của Pháp xưa kia. Chúng ta cần giải quyết những vấn đề của dân tộc mà người Pháp không cần biết đến. Chính v́ không nhận định được sự kiện này mà tất cả các chính phủ Việt Nam, do đế quốc Pháp thành lập, hoặc do đế quốc Pháp chi phối đều thất bại.

 

Họ bị thất bại v́ họ tiếp tục công cuộc trị an của người Pháp, trong khi đó vấn đề chính là lănh đạo quốc gia, nghĩa là phải giải quyết các vấn đề của dân tộc trong giai đoạn này. Trong khi những chính phủ ấy lo công cuộc trị an, th́ nhân dân sẽ theo những người nào giải quyết được các vấn đề của dân tộc.

 

Tóm lại, nếu ngày nay chúng ta sử dụng được một bộ máy hành chánh hoàn bị như bộ máy hành chánh của người Pháp trước đây, chúng ta cũng không giải quyết được vấn đề Việt Nam hiện nay, bởi v́ vấn đề hiện nay không phải là một vấn đề hành chánh và sự trị an, mà là một vấn đề to tát và quan hệ hơn nhiều: Vấn đề lănh đạo một dân tộc trong một giai đoạn quyết liệt. Nếu chúng ta không giải quyết được, th́ người khác sẽ thay chúng ta mà giải quyết.

 

Tổ chức chính trị và tổ chức quần chúng

 

Các tổ chức quần chúng có phải là những tổ chức chính trị không?

 

Tổ chức chính trị là tổ chức của một đảng chính trị tạo ra để quy tụ những người cùng một xu hướng chính trị và sẵn sàng góp sức tranh đấu cho xu hướng chính trị đó.

 

Tổ chức quần chúng là một tổ chức gồm những người làm cùng một nghề, hoặc cùng làm việc chung tại một vị trí, hoặc những người cùng đeo đuổi một mục đích xă hội, văn hoá hay thể thao, hoặc những người cùng một quyền lợi kinh tế.

 

Như vậy, tổ chức quần chúng không phải là một tổ chức chính trị. Tuy nhiên, một tổ chức quần chúng gồm những công dân của quốc gia, v́ thế, lúc có cơ hội, một tổ chức quần chúng vẫn có thể có thái độ chính trị và ảnh hưởng chính trị. Một tổ chức quần chúng không phải là một tổ chức chính trị. Ảnh hưởng chính trị của một tổ chức quần chúng quan trọng hay không quan trọng tuỳ thuộc sự tổ chức quần chúng có hàng ngũ chặt chẽ hay là không có và rộng lớn hay không. V́ ảnh hưởng chính trị đương nhiên phải có của các tổ chức quần chúng, mà có sự lầm lẫn vô t́nh hay cố ư giữa các tổ chức quần chúng và tổ chức chính tŕ. Sự lầm lẫn vô t́nh của người chỉ nh́n thấy ảnh hưởng chính trị của các tổ chức quần chúng. Sự lầm lẫn cố ư của những người lợi dụng các tổ chức quần chúng để làm hậu thuẫn chính trị.

 

Nhưng các tổ chức quần chúng chỉ đóng được đúng vai tṛ chính của nó trong guồng máy quốc gia, khi nào giữ được bản chất không chính trị mặc dù vẫn có ảnh hưởng chính trị đương nhiên không thể tránh được.

 

Trong t́nh trạng chiến tranh ngày nay, các vấn đề tổ chức quần chúng lại c̣n trở nên quan trọng hơn nữa. Bên nào tổ chức được quần chúng, bên đó sẽ thực hiện được chương tŕnh phát triển của ḿnh và sẽ nắm thắng lợi.

 

Vốn về tài nguyên

 

Vốn về tài nguyên của chúng ta không thể nói là phong phú bởi v́ nhiều nhiên liệu quan trọng về kinh tế hay quốc pḥng chưa t́m thấy ở lănh thổ Việt Nam. Những nhiên liệu thuộc về năng lực thiết yếu cho kỹ nghệ như dầu hoả và uranium chúng ta chưa có, than đá rất nhiều và thuỷ lực có thể khai thác được. Nhiều quặng mỏ ở miền Bắc đă t́m thấy hoặc đă khai thác và khoáng mạch chắc chắn c̣n nhiều trong dăy Trường Sơn nhưng sự truy tầm chưa được tổ chức có phương pháp.

 

Gần năm ngàn cây số bờ biển, sông Cửu Long, sông Đồng Nai và hệ thống kinh rạch chi chít ở miền Nam chứa đựng một nguồn thuỷ lợi dồi dào chưa được khai thác đúng mức. Đồng bằng sông Nhị Hà và sông Cửu Long là những vùng đất ph́ nhiêu. Một kỹ thuật canh tác hợp lư có thể tăng gia mức sản xuất ít nhất lên đến hai trăm phần trăm. Những cánh đồng mênh mông vùng cao nguyên có thể chỉnh đốn thành những vùng chăn nuôi đầy triển vọng.

 

Các rừng, phía Bắc miền Bắc, dọc theo dăy Trường Sơn và các khu rừng già phía Đông miền Nam và các khu rừng ngập nước phía Tây tàng trữ những vốn thiên sản dồi dào, nếu được giữ ǵn và tu bổ.

 

Các vùng đất đỏ và đất xám miền Nam và Cao nguyên miền Trung là những vùng đất ph́ nhiêu để trồng những loại cây kỹ nghệ. Một phần nhỏ đă được khai phá trồng cao su và vài loại khác. Nhưng phần lớn vẫn là cái vốn chưa xài tới.

 

Bản kê khai sơ lược trên đây chỉ cho chúng ta thấy cái vốn to tát về tài nguyên c̣n đang nằm ngủ trong tay chúng ta.

 

Để khai thác cái vốn đó, chúng ta chỉ có một cái vốn nhân lực gồm tám mươi lăm phần trăm là nông dân hoặc làm những nghề không rơ rệt, năm phần trăm là quân nhân, tám phần trăm là công nhân.

 

Mức sống trung b́nh của số người làm thành cái vốn nhân lực trên đây rất thấp. Mức lợi tức ước lượng trung b́nh cho mỗi người, theo các tài liệu nghiên cứu đáng tin cậy nhất, lối 60 Mỹ kim một năm, lối 5.000 bạc Việt Nam. Để có thể so sánh chúng ta nên biết rằng lợi tức trung b́nh hằng năm của mỗi người dân Ân Độ là 57 Mỹ kim, Trung Hoa là 27 Mỹ kim, Nhật Bản là 100 Mỹ kim. Chúng ta lại biết rằng những quốc gia nào có một mức lợi trung b́nh cho mỗi người dân dưới 100 Mỹ kim kể là những quốc gia chưa có mở mang. Nếu mức lợi tức trung b́nh lên được 100 đến 300 Mỹ kim, th́ quốc gia được kể vào hạng kém mở mang. Từ 300 đến 500 Mỹ kim th́ kể là khá mở mang. Từ 500 đến 800 kể là đă mở mang và trên 800 th́ kể là mở mang đến cao độ. Trong các nước kể là mở mang đến cao độ có những nước Mỹ, Anh, Thụy Sĩ và một vài nước phía Bắc Âu châu.

 

Những con số trên đây cho chúng ta thấy rằng mức sống của dân chúng Việt Nam rất là thấp. V́ vậy cho nên, xu hướng tự nhiên của người lănh đạo là khai thác cho đến mức cái vốn tài nguyên của chúng ta để nâng cao mức sống của nhân dân.

 

Nhưng vấn đề phát triển dân tộc không thể theo một chiều hướng duy nhất thoả măn nhu cầu ngắn hạn của các phần tử của tập thể. Chính trong vấn đề phát triển kinh tế này, hơn vấn đề nào hết, bởi v́ nó sẽ liên quan trực tiếp và nặng nề đến đời sống thường ngày của nhân dân, luật thăng bằng động tiến cần phải được tôn trọng. Điều cốt yếu là thực hiện được công cuộc phát triển mà không gây những thống khổ cho toàn dân trong nhiều thế hệ. Riêng về trường hợp của Việt Nam, v́ vị trí địa dư, v́ hoàn cảnh lịch sử và v́ mục tiêu của công cuộc phát triển mà chúng ta sẽ bàn đến với chi tiết ở đoạn sau, công cuộc phát triển có thể thực hiện được trong điều kiện thăng bằng kể trên.

 

Nhu cầu dài hạn của tập thể

 

Vậy nhu cầu dài hạn của tập thể đ̣i hỏi những ǵ?

 

Trong công cuộc phát triển dân tộc, khai triển kinh tế là một phần chính yếu. Và trong công cuộc khai triển kinh tế trang bị máy móc kỹ nghệ cho xứ sở là phần chính yếu.

 

Sự thực hiện công cuộc trang bị kỹ nghệ của tất cả các quốc gia trên thế giới, trong xă hội Tây phương cũng như ngoài xă hội Tây phương, kể cả nước Nga và nước Tàu, đều phải nhờ viện trợ ngoại quốc. Viện trợ kỹ thuật là một sự kiện đương nhiên, bởi v́ bước đầu của công cuộc phát triển là thâu thập kỹ thuật. Nhưng sự viện trợ tư bản cũng thiết yếu ngang hàng hay hơn sự viện trợ kỹ thuật. Sự viện trợ tư bản ngoại quốc có thể trực tiếp hay gián tiếp, dưới h́nh thức quà biếu hay dưới h́nh thức cho vay. Và tuỳ trường hợp và tuỳ cơ hội, khối viện trợ tư bản ngoại quốc nhiều hay ít. Nhưng trong trường hợp nào, viện trợ tư bản ngoại quốc cũng đóng vai tṛ trụ cốt. Và chưa có một trường hợp phát triển nào đă thực hiện được chỉ bằng sự nỗ lực thắt lưng buộc bụng của dân chúng trong quốc gia t́m phát triển.

 

Tuy nhiên có những cơ hội thuận lợi cho các quốc gia cần trang bị kỹ nghệ, cũng như có những hoàn cảnh nghiêm khắc hơn. Trong trường hợp trên khối viện trợ tư bản ngoại quốc lên cao và đài thọ một tỷ lệ quan trọng các nhu cầu trang bị kỹ nghệ. Phần nhỏ c̣n lại sẽ do lợi tức của quốc gia liên hệ gánh chịu. Trong hoàn cảnh thuận lợi này, công cuộc trang bị kỹ nghệ không trở thành một cái gánh nặng gian lao và đau khổ cho dân chúng.

 

Trong trường hợp thứ hai, khối viện trợ tư bản ngoại quốc không được dồi dào, và chỉ đài thọ được một tỷ lệ nhỏ của nhu cầu trang bị kỹ nghệ. Phần lớn c̣n lại phải do lợi tức của quốc gia liên hệ gánh chịu. Và trong hoàn cảnh nghiêm khắc đó, công cuộc trang bị kỹ nghệ trở thành một cái gánh đau khổ nặng nề cho dân chúng.

 

Trong trường hợp phát triển thứ nhất có thể là trường hợp của một quốc gia nhỏ như quốc gia Việt Nam. Và trường hợp thứ hai là trường hợp đương nhiên của các khối dân to tát như khối dân Trung Cộng v́ hai lư do dưới đây:

 

Sự phát triển của một nước nhỏ như quốc gia Việt Nam, không thể trở thành một sự đe doạ cho ai cả, và do đó, sẽ không tạo một phản ứng thù nghịch nào có thể gây trở lực cho công cuộc phát triển của chúng ta. Và một sự lănh đạo sáng suốt đủ tạo hoàn cảnh cho khối viện trợ tư bản ngoại quốc lên đến mức độ khả dĩ bảo đảm cho một công cuộc trang bị kỹ nghệ không đau khổ cho dân chúng. Trong khi đó, sự phát triển của một khối dân, như khối dân Trung Cộng, tự nó là một sự đe doạ cho tất cả thế giới, dầu mà các nhà lănh đạo Trung Cộng không có những tham vọng bành trướng như hiện nay. Và đương nhiên, những phản ứng thù nghịch sinh ra khắp nơi và dựng lên vô số trở lực cho công cuộc phát triển. Và một sự lănh đạo sáng suốt nhiều lắm cũng chỉ làm cho thuyên giảm được các trở lực trên, nhưng tuyệt nhiên không bao giờ tạo được hoàn cảnh để cho viện trợ tư bản ngoại quốc tăng gia. Và công cuộc trang bị kỹ nghệ nhất định sẽ vô cùng đau khổ cho toàn dân.

 

Giả sử sự đe doạ cho cả thế giới của sự phát triển của một khối dân số to tát như khối Trung Cộng không có thật sự, th́ nhu cầu phát triển của khối đó cũng sẽ là vô bờ bến, không có viện trợ tư bản ngoại quốc nào thoả măn cho nổi.

 

Trong khi đó, nhu cầu phát triển của một quốc gia nhỏ, như quốc gia Việt Nam, trong hiện t́nh quốc tế thế giới, có thể do viện trợ tư bản ngoại quốc thoả măn đến một tỷ lệ quan trọng.

 

Hoàn cảnh phát triển của Việt Nam và của Trung Hoa khác nhau là như vậy. Trách nhiệm của người lănh đạo, là trong mọi công cuộc của dân tộc, t́m và tạo những yếu tố thuận lợi, không dẫn dắt đến sự tiêu hao sinh lực của cộng đồng. Trong cộng cuộc phát triển dân tộc, sự tiết kiệm sinh lực của cộng đồng v́ vận mạng của các thế hệ tương lai, lại trở thành khẩn thiết hơn nữa.

 

Như thế th́, việc chấp nhận một khuôn khổ phát triển tiền chế theo lối Cộng Sản, bất kể hoàn cảnh đặc biệt của chúng ta, là một hành động thiếu sáng suốt. Và sự gắn liền vận mạng của Việt Nạm với vận mạng của Trung Cộng, trong giai đoạn phát triển hiện nay, là một hành động di hại cho dân tộc.

 

Đóng góp trang bị kỹ nghệ

 

Các con số dưới đây giúp cho chúng ta ư thức được số lượng của phần đóng góp của lợi tức quốc gia vào công cuộc trang bị kỹ nghệ cho từng quốc gia.

 

Nước Anh là nước đầu tiên trên thế giới đă thực hiện công cuộc kỹ nghệ hoá. Nghĩa là lúc bấy giờ, nước Anh không có cần phải đương đầu với một sự cạnh tranh nào cả mà cũng phải, trong mười năm, truất trong tức lợi quốc gia hằng năm một số là mười bảy phần trăm, 17%, để bỏ vào vốn trang bị kỹ nghệ. Như vậy trong mười năm đầu, và sau đó bách phân lần lần giảm xuống. Nghĩa là đại cương trong mười năm, mỗi năm mỗi người dân có làm ra được 100 đồng chỉ c̣n tiền được riêng cho ḿnh 83 đồng.

 

Nếu Mỹ ngày nay trở nên một khối kinh tế mạnh nhất thế giới, lúc bắt đầu kỹ nghệ hoá, đă phải mỗi năm truất mười lăm phần trăm, 15%, lợi tức quốc gia để sung vào quỹ kỹ nghệ hoá.

 

Trong trường hợp tương tự, nước Pháp đă phải bỏ vào đến mười ba, 13, phần trăm. Nước Đức đi sau, sự cạnh tranh bắt đầu gay cấn, nên đă phải đóng vào quỹ kỹ nghệ hoá đến hai chục phần trăm, 20%, lợi tức quốc gia trong những năm quyết liệt nhất.

 

Thời gian kỹ nghệ hoá càng dài th́ gánh nặng nhân dân phải đóng góp chia ra nhiều năm, có thể nhẹ đi nhưng không làm sao tránh được. Thời gian kỹ nghệ hoá càng ngắn sự đóng góp của nhân dân dồn lại ít năm, lại càng nặng nề hơn và đ̣i hỏi nhiều hy sinh to tát hơn. Nhật Bản khi kỹ nghệ hoá, trong hai mươi bốn năm đầu từ 1890 đến 1914, mỗi năm phải đóng góp 10 phần trăm lợi tức quốc gia vào quỹ trang bị kỹ nghệ; và hai mươi năm sau đó từ năm 1914 đến 1936, mỗi năm 18 phần trăm của lợi tức quốc gia.

 

Nước Nga, muốn đi mau đă bắt buộc nhân dân phải đóng góp một cách bách phân lên tới 25 phần trăm, trong thời gian từ 1927 đến 1932 của kế hoạch ngũ niên đầu tiên, và sau cùng sự đóng góp lên đến 27 phần trăm. Sự cùng khốn của dân chúng Nga Xô lên đến tột độ. Và chỉ có một chính sách độc tài khốc liệt của Staline mới giữ cho dân chúng không nổi loạn và đánh đổ chế độ Cộng sản. Và to lớn, và hùng mạnh như nước Nga mà suưt một chút nữa chế độ độc tài Cộng Sản đă bị sụp đổ v́ dân chúng oán ghét nên trong Đệ Nhị đại chiến đă hướng về kẻ xâm lăng, người Đức, như là một người giải phóng. Chỉ sự vụng về, và chính sách kỳ thị chủng tộc, của Đức Quốc Xă đă đánh thức ḷng công phẫn của dân chúng Nga đối với các nước Tây Âu và đă cứu chế độ Cộng Sản khỏi phải bị tiêu diệt. Và chính tổ quốc của Cộng Sản đă được cứu thoát khỏi ngoại xâm không phải v́ lư thuyết Cộng Sản mà v́ tinh thần dân tộc của nhân dân Nga. Sự kiện này hàm nhiều ư nghĩa.

 

Sau cùng là Trung Hoa, đang thực hiện công cuộc kỹ nghệ hoá bằng cách cưỡng bách dân chúng đóng góp vào quỹ trang bị kỹ nghệ 16 phần trăm của lợi tức cho năm đầu của kế hoạch ngũ niên thứ nhất, năm sau 18 phần trăm, và năm sau nữa 22 phần trăm. Và năm 1956 bách phân đă lên đến 25 phần trăm và từ năm 1957 hơn một phần ba của lợi tức quốc gia đă phải bỏ vào quỹ trang bị kỹ nghệ. V́ thế, nếu chúng ta nhớ rằng lợi tức của người Trung Hoa thấp vào bậc nhất thế giới, chúng ta quan niệm được nỗi cùng khốn của dân Tàu trong lúc này. Một mặt nhân lực bị huy động và khai thác triệt để; một mặt lợi tức làm ra một trăm đồng, phải truất ra 33 đồng khỏi quỹ tiêu thụ, nghĩa là làm việc phải nhiều hơn và ăn uống phải ít hơn. V́ thế cho nên, nếu không có một bộ máy độc tài Đảng trị tuyệt đối vô nhân đạo, không làm sao mà giữ nổi hơn 700 triệu dân không nỗi loạn lật đổ chế độ Cộng Sản được.

 

Đường lối phát triển

 

Bách phân lợi tức quốc gia đóng góp mỗi năm vào quỹ trang bị kỹ nghệ, cũng như thời gian đóng góp đối với mỗi quốc gia mỗi khác. Điều này chứng minh rằng, mặc dầu tất cả các quốc gia đă phát triển hay đương t́m phát triển, đều theo đuổi một mục đích giống nhau: trang bị kỹ nghệ; nhưng v́ điều kiện lịch sử, vị trí địa dư, và t́nh trạng xă hội lúc bắt đầu công cuộc phát triển, đều mang những tính chất riêng biệt cho từng quốc gia, cho nên hoàn cảnh phát triển, cũng như điều kiện phát triển không làm sao giống nhau được. V́ thế, không có đường lối phát triển nào, gồm chương tŕnh và phương pháp, đă tỏ ra có hiệu lực cho một quốc gia, và trong một giai đoạn, có thể xuất cảng sang một quốc gia khác, trong một giai đoạn khác.

 

Mỗi quốc gia chỉ có thể phát triển theo một đường lối được quan niệm riêng cho quốc gia đó, ấn định bởi điều kiện lịch sử, vị trí địa dư, và t́nh trạng xă hội đặc biệt cho quốc gia. Tinh thần của sự phát triển, mục đích của sự phát triển, và những thực hiện kỹ thuật của công cuộc phát triển, đều giống nhau cho các quốc gia, nhưng chương tŕnh phát triển, phương pháp phát triển và những mục tiêu giai đoạn của công cuộc phát triển không thể giống nhau được.

 

Nhiệm vụ của các nhà lănh đạo là t́m cho được các yếu tố quy định đường lối phát triển thích nghi với dân tộc, thay v́ thừa nhận làm của ḿnh, một đường lối đă được nghiên cứu và được chứng minh là có hiệu lực riêng cho quốc gia, nhưng phương pháp lẫn chương tŕnh đều không thích hợp cho chúng ta.

 

Đường lối phát triển cho Trung Cộng, không thể là đường lối phát triển của Nga Xô. Phong trào nhân dân công xă, mà Nga Xô đă đả kích từ lúc bắt đầu, mặc dầu thất bại đau đớn, vẫn là một bằng chứng hùng biện cho nỗ lực của các nhà lănh đạo Trung Cộng để t́m đường lối phát triển đặc biệt thích nghi với nước Tàu.

 

Và chúng ta c̣n nhớ, ngay trong giai đoạn tranh giành độc lập lúc nào các nhà lănh đạo Ấn Độ cũng đủ sáng suốt nh́n thấy thâm ư chiến lược của Nga Xô, nên không bị ma lực của thuyết Cộng Sản, trong thời kỳ cực thịnh lôi cuốn. Và ngày nay, công cuộc phát triển của Ấn Độ cũng theo một đường lối riêng biệt, đă được ấn định bởi những điều kiện nội bộ của dân tộc Ấn.

 

Chủ trương một đường lối phát triển riêng cho dân tộc không có nghĩa là phủ nhận những kinh nghiệm phát triển của các quốc gia đă đi trước và phủ nhận những điều tương đồng trong công cuộc phát triển giữa nhiều quốc gia. Trái lại chỉ có sự nghiên cứu các kinh nghiệm phát triển, ở mọi nơi, mới tạo đủ điều kiện cho các nhà lănh đạo một quốc gia, nắm vững các nguyên tắc chi phối sự phát triển để quan niệm một đường lối phát triển cho dân tộc, thích nghi với hoàn cảnh đặc biệt, do những thực tế lịch sử ấn định.

 

Mục tiêu kinh tế

 

Hoàn cảnh phát triển của một quốc gia là toàn bộ các điều kiện ấn định bởi giai đoạn lịch sử, t́nh h́nh chính trị, tŕnh độ xă hội, vị trí địa dư và tài nguyên kinh tế của quốc gia đó. Và chỉ trong sự tôn trọng toàn bộ các điều kiện ấy, công cuộc phát triển mới có thể thực hiện được. Như thế th́ hoàn cảnh phát triển chi phối nghiêm khắc, đường lối phát triển, nghĩa là chương tŕnh phát triển và phương pháp vận dụng nhân lực để thực hiện chương tŕnh phát triển. Và trong các mục tiêu kinh tế cần phải thực hiện cho từng giai đoạn, cũng như trong những thời gian hạn định cho các mục tiêu, sẽ thể hiện một cách rơ ràng những bức bách khắc nghiệt của hoàn cảnh phát triển. Mục tiêu càng cao, sự đóng góp của nhân dân càng nặng, thời gian càng ngắn, sự gian lao của nhân dân càng sâu đậm.

 

Trong trường hợp phát triển của Trung Cộng mà chúng ta đă đề cập đến, sự đóng góp của nhân dân, càng năm càng lên cao, để thực hiện những mục tiêu vĩ đại, hy vọng đáp ứng nhu cầu vô tận do một hoàn cảnh phát triển vô cùng khắc nghiệt đ̣i hỏi.

 

Trước hết, công cuộc phát triển của một khối gần tám trăm triệu dân, tự nó đă mang những trở lực vật chất kinh khủng, bởi v́ khối phương tiện nhân lực và tư bản cần được vận dụng vô cùng to tát.

 

Sau đó, sự phát triển của một khối người gần bằng một phần tư nhân loại, là một sự cạnh tranh ghê gớm và một sự đe doạ an ninh chưa thấy trong lịch sử, cho tất cả các quốc gia trên thế giới, kể cả Nga Xô, dù mà các nhà lănh đạo Trung Cộng không biểu lộ, một cách hiển nhiên như hiện nay, những tham vọng xâm lăng đáng sợ. Do đó, sự phát triển của Trung Cộng đương nhiên sẽ tạo phản ứng thù nghịch của nhiều cường quốc, kể cả Nga Xô. Và những phản ứng này sẽ biến thành những trở lực không vượt qua được, cho công cuộc phát triển.

 

Giả sử mà sự phát triển của Trung Cộng không tạo ra những phản ứng thù nghịch; và dù có những thiện chí muốn trợ lực công cuộc phát triển ấy, th́ cũng không có khối viện trợ nào trên thế giới có thể thoả măn đến một bách phân đáng kể, các nhu cầu phát triển của khối người gần tám trăm triệu dân.

 

Các nhà lănh đạo Trung Cộng, cố nhiên, ư thức sung măn các điều kiện khủng khiếp của hoàn cảnh phát triển khắc nghiệt của nước Tàu. V́ vậy cho nên, để t́m giải pháp cho vấn đề phát triển dân tộc, mà đương nhiên họ xem là chính yếu, họ đă thi hành hai loại chính sách, từ ngày nắm chính quyền. Loại thứ nhất gồm các biện pháp nội bộ nhằm thúc đẩy công cuộc phát triển thật nhanh chóng để kịp thời ứng phó với các phản ứng thù nghịch của các cường quốc. Loại thứ hai gồm các biện pháp ngoại giao, để như nước Nga khi xưa, t́m đồng minh hậu thuẫn cho công cuộc phát triển của dân tộc.

 

Các biện pháp nội bộ của các nhà lănh đạo Trung Cộng chú trọng đến hai điểm. Đặt những mục tiêu kinh tế vĩ đại cho hai khu vực, quốc pḥng và trang bị kỹ nghệ sản xuất, và bóp nghẹt khu vực tiêu thụ. Áp dụng một phương pháp độc tài, tàn nhẫn đến tột độ để huy động đến mức tối đa cái vốn nhân lực vô tận của Tàu, để thay thế cái vốn tư bản mà họ nghèo nàn.

 

Trong lĩnh vực ngoại giao, các nhà lănh đạo Trung Cộng đă và đang thi hành ba chiến dịch. Trong chiến dịch thứ nhất, họ đă t́m khai thác mâu thuẫn giữa Tây phương và Nga Xô khi mâu thuẫn này c̣n khai thác được, để mang tư bản và kỹ thuật vào phục vụ chương tŕnh phát triển. Khi kế hoạch thanh toán mâu thuẫn của Tây phương, mà chúng ta đă biết, đă đưa mâu thuẫn trên vào t́nh trạng không c̣n khai thác được nữa, th́ các nhà lănh đạo Trung Cộng mở một chiến dịch thứ nh́, vận động thay chân Nga Xô, với mục đích thành lập một mặt trận làm hậu thuẫn cho công cuộc phát triển của Tàu. Tác dụng và giá trị của mặt trận Cộng Sản để bảo vệ công cuộc phát triển của dân tộc Tàu ngày nay do Trung Cộng chủ trương, cũng giống như tác dụng và giá trị của mặt trận Cộng Sản để bảo vệ công cuộc phát triển của dân tộc Nga trước đây, do Nga Xô chủ trương.

 

Chiến dịch ngoại giao thứ ba mà các nhà lănh đạo Trung Cộng đang thực hiện là chương tŕnh viện trợ cho các nước nhỏ đang t́m phát triển. Họ đă trích một bách phân không đáng kể, trong cái khối nhu cầu vĩ đại của quốc gia, để thoả măn những nhu cầu phân bộ và đương nhiên nhỏ nhặt của các quốc gia nhỏ đang t́m phát triển với mục đích biến các quốc gia nhỏ này thành những Đồng Minh quốc tế hậu thuẫn cho công cuộc phát triển riêng của nước Tàu.

 

Và ngay chính sách biểu lộ tham vọng xâm lăng cũng là một hành động có tính toán quy về mục đích trước và trên hết của Trung Cộng hiện nay: công cuộc phát triển dân tộc. Các trường hợp chiếm đóng Tây Tạng và Tân Cương và chi phối Bắc Hàn và Bắc Việt là những trường hợp đặc biệt, bởi v́ các vùng đất đai nói trên thuộc vào những vùng thiết yếu cho sự phát triển của Trung Hoa. Các cuộc gây hấn về ranh giới với Ấn Độ, Miến Điện và Nga Xô, có tác dụng, vừa gây uy tín của Trung Cộng đối với các đồng minh trong mặt trận do Trung Cộng chủ trương, vừa duy tŕ sự căng thẳng cần thiết trong nội bộ để dễ huy động nhân lực.

 

Mặc dầu tất cả các nỗ lực phi thường trên đây, nhưng v́ một hoàn cảnh phát triển vô cùng khắc nghiệt, Trung Cộng c̣n cách mục đích rất xa. Và sự cho nổ bom nguyên tử, với một mục đích tuyên truyền hiển nhiên, vẫn chưa phải là một bảo đảm thành công cho công cuộc phát triển của Trung Cộng. Sự thất bại đau đớn của phong trào Nhân Dân Công Xă, khiến cho các mục tiêu kinh tế đă ấn định, thay v́ nhảy vượt bậc, đă thụt lùi lại nhiều năm, chứng tỏ sự vội vàng của các nhà lănh đạo Trung Cộng đang lo sợ phản ứng thù nghịch không tránh được của các cường quốc, trong đó có cả Nga Xô.

 

Trường hợp Việt Nam

 

Tất cả các điều kiện khốc liệt đă khiến cho hoàn cảnh phát triển của Trung Cộng. trở thành vô cùng khắc nghiệt, đều không có trong các điều kiện chi phối hoàn cảnh phát triển của Việt Nam.

 

Trước hết, sự phát triển của một khối vừa hơn ba chục triệu, một phần hai mươi lăm của khối Trung Cộng, sẽ không là một sự cạnh tranh và một sự đe doạ cho ai cả. V́ thế cho nên, trong hiện t́nh thế giới, công cuộc phát triển của chúng ta sẽ không tạo cho chúng ta những phản ứng thù nghịch.

 

Nhu cầu phát triển của chúng ta rất ít so với nhu cầu phát triển của Trung Cộng. V́ thế cho nên các khối viện trợ trên thế giới có thể thoả măn nhu cầu phát triển của chúng ta đến một bách phân đáng kể hoặc rất cao. Và chúng ta có thể tin rằng, nếu đường lối chính trị của chúng ta đủ sáng suốt, th́ trong hai mươi năm đă qua, khai thác cơ hội thứ nh́, mà chúng ta đă đề cập đến nhiều lần, và với tất cả các viện trợ do mâu thuẫn giữa Tây phương và Nga Xô tạo nên, chúng ta đă đạt đa số mục tiêu phát triển rồi.

 

 

Sự phát triển của khối ba chục triệu dân của chúng ta, nếu ở ngoài ṿng hoàn cảnh phát triển khắc nghiệt của Trung Cộng, không cần thúc đẩy, cũng có thể thực hiện được nhanh chóng hơn bội phần sự phát triển của Trung Cộng.

 

Trong các điều kiện đó, nếu đặt quyền lợi của dân tộc lên trên hết, th́ không có một lư do nào có thể binh vực được sự gắn liền vận mạng công cuộc phát triển của chúng ta với vận mạng công cuộc phát triển của Trung Cộng. Chỉ có một sự lệ thuộc về lư thuyết, mà thật ra cả Nga Xô lẫn Trung Cộng đều sử dụng như là một phương tiện, mới có thể mù quáng hy sinh quyền lợi của dân tộc Việt Nam cho quyền lợi của dân tộc Trung Hoa. Các nhà lănh đạo Trung Cộng ư thức sung măn tâm lư đó ngày nay, cũng như các nhà lănh đạo Nga Xô ư thức sung măn tâm lư đó trước đây. V́ vậy cho nên, Trung Cộng nỗ lực vận động thay chân Nga, phất cờ Chủ Nghĩa Xă Hội, khai thác lư thuyết Các-mác Lê-nin, quy tụ những người dễ bị ma lực cám dỗ, với mục đích cuối cùng là hậu thuẫn cho công cuộc phát triển của Hán Tộc. Cuộc vận động này vang dội trong tất cả các Đảng Cộng Sản trên thế giới.

 

Mặc dầu hoàn cảnh phát triển của Việt Nam khác biệt rất rơ rệt hoàn cảnh phát triển của Trung Cộng ngày nay, và do đó lại cũng khác biệt rất rơ rệt hoàn cảnh phát triển của Nga Xô trước đây, các nhà lănh đạo Cộng Sản Bắc Việt vẫn cố sức mang cái áo đường lối phát triển của Cộng Sản để tṛng vào cho Việt Nam. Cũng như xưa kia, nhiều nhà lănh đạo Việt Nam khác đă cố sức tṛng vào thân thể Việt Nam cái áo Tam Dân Chủ Nghĩa mà Tôn Văn đă gia công nghiên cứu may cắt cho dân tộc của ông.

 

Sau tám trăm năm đè nặng lên đời sống của dân tộc tâm lư thuộc quốc đối với Trung Hoa, mặc dầu bị gián đoạn trong gần một thế kỷ, vẫn c̣n sinh lực tiềm tàng trong cân năo của các nhà lănh đạo của chúng ta, và khiến cho họ dễ quên tham vọng đất đai bất di bất dịch của Trung Hoa đối với Việt Nam.

 

Lại tâm lư thuộc quốc

 

Tâm lư thuộc quốc bắt nguồn từ hai sự kiện. Tương quan lănh thổ và dân số giữa hai quốc gia là một nguyên nhân tự ti mặc cảm. Sự lệ thuộc của Việt Nam đối với văn hoá Tàu là một lư do khác. Tương quan lănh thổ và dân số là hai điều kiện vật chất hiển nhiên khó thay đổi được. Tuy nhiên, trong khung cảnh chính trị của thế giới ngày nay, sự bang giao giữa Việt Nam và Trung Hoa không c̣n nằm trong khuôn khổ xưa nữa và không c̣n là một sự kiện chỉ liên quan đến hai quốc gia.

 

Trên lĩnh vực văn hoá, một dân tộc lớn hay nhỏ, do sự góp phần nhiều hay ít của dân tộc ấy vào di sản của văn minh nhân loại. Trong lịch sử cổ Hy Lạp, thành Athen nhỏ bé được tôn sùng là người hướng đạo của dân tộc Hy Lạp, v́ sự góp phần to tát vào di sản văn minh Hy Lạp. Điều kiện văn hoá này, chúng ta có thể chủ động được, miễn là công cuộc phát triển của dân tộc thực hiện được. Và thế hệ của chúng ta có thể có đủ điều kiện và hoàn cảnh để thực hiện ư chí của Lư Thường Kiệt và Nguyễn Huệ, tiêu diệt tâm lư thuộc quốc đă mấy ngàn năm bao trùm dân tộc và ám ảnh các thế hệ lănh đạo của chúng ta. Xem thế, chúng ta càng ư thức tính cách quan trọng của công cuộc phát triển dân tộc trong giai đoạn này.

 

Sự lệ thuộc của Việt Nam đối với văn hoá Tàu đă như không c̣n nữa, từ khi chúng ta chịu ảnh hưởng văn hoá Tây phương. Trong t́nh thế hiện tại, tương lai sẽ càng ngày càng xác nhận sự kiện này, trừ ra khi nào chúng ta lại tự đặt chúng ta vào sự lệ thuộc văn hoá của Trung Cộng, như các nhà lănh đạo Cộng Sản Bắc Việt đang làm.

 

Trong t́nh thế hiện nay, chẳng những văn hoá của chúng ta không lệ thuộc văn hoá Tàu, mà lại văn hoá của chúng ta c̣n có cơ hội phát triển hơn bao giờ hết. Hiện nay Trung Hoa và Việt Nam, do các biến cố lịch sử vừa qua, đều nằm vào cùng một vị trí. Cả hai đều vừa thoát khỏi sự chi phối của thực dân, và đang nỗ lực Tây phương hoá để phát triển dân tộc. Các dị điểm và các đồng điểm giữa hai vị trí đă được chúng ta phân tích với chi tiết trong các đoạn trên. Và chúng ta cũng biết rằng công cuộc phát triển dân tộc bằng cách Tây phương hoá sẽ gồm sự thâu nhận nhiều giá trị tiêu chuẩn dính liền với kỹ thuật Tây phương. Do đó, xă hội Trung Hoa cũng như xă hội Việt Nam sẽ đương nhiên bị bắt buộc t́m một trạng thái điều hoà mới giữa các giá trị tiêu chuẩn. Chúng ta đă thấy hoàn cảnh phát triển của chúng ta thuận lợi hơn hoàn cảnh phát triển của Trung Hoa. Trong một đoạn dưới đây chúng ta sẽ thấy rằng điều kiện ngôn ngữ của chúng ta cũng thuận lợi hơn của Trung Hoa. Như thế th́, nếu chúng ta thực hiện được công cuộc phát triển, sự lệ thuộc văn hoá của chúng ta đối với Trung Hoa không bao giờ tái diễn nữa.

 

Tóm lại, nếu tương quan lănh thổ và dân số, giữa Việt Nam và Trung Hoa, trong khung cảnh chính trị của thế giới ngày nay, không c̣n cái tầm quan trọng của nó khi xưa nữa, và nếu sự lệ thuộc văn hoá đối với Trung Hoa cũng không c̣n nữa, th́ đương nhiên tâm lư thuộc quốc của chúng ta đối với Trung Hoa cũng sẽ bị tiêu diệt măi măi.

 

Như thế th́, nếu chúng ta có một sự lănh đạo sáng suốt để bảo đảm công cuộc phát triển dân tộc, th́ cơ hội, đương nhiên sẽ đến với chúng ta để giải quyết một vấn đề đă đặt ra cho dân tộc từ một ngàn năm nay, và hai lần Lư Thường Kiệt và Nguyễn Huệ đă cố t́m giải pháp: cởi bỏ cho dân tộc tâm lư thuộc quốc đối với Trung Hoa.

 

Tuy nhiên, các nhà lănh đạo Cộng Sản Bắc Việt không tỏ ra ư thức tính cách quan trọng của cơ hội này.

 

Trái lại, sự áp dụng các phương pháp huy động nhân lực của Trung Cộng vào trường hợp Việt Nam, mặc dầu hoàn cảnh phát triển của chúng ta không hề đ̣i hỏi những phương tiện như vậy, làm sống lại tâm lư thuộc quốc, gần như đă chết trong một thế kỷ, của những người tự ti mặc cảm trước Trung Hoa vĩ đại, lúc nào cũng xem Việt Nam là một Trung Hoa con con. Từ xưa, dưới sự chi phối của tâm lư thuộc quốc, nếu Trung Hoa diễn một tấn tuồng trên sân khấu trăm thước vuông, th́ Việt Nam cũng phải diễn cũng một tấn tuồng thúc lại cho vừa tầm, trên một sân khấu chỉ c̣n một thước vuông. Xưa kia, v́ nước Tàu có một toà Văn Miếu lớn, th́ Việt Nam cũng phải có một toà Văn Miếu nho nhỏ. Gần đây, v́ nước Tàu có sách lược Tam Dân Chủ Nghĩa rộng lớn, th́ Việt Nam cũng có sách lược Tam Dân Chủ Nghĩa nho nhỏ. Và ngày nay, v́ nước Tàu thi hành phương pháp độc tài Đảng trị kinh khủng một cách rộng lớn, th́ Bắc Việt cũng thi hành phương pháp độc tài Đảng trị kinh khủng một cách nho nhỏ.

 

Hoàn cảnh phát triển của chúng ta không đ̣i hỏi những biện pháp dựa trên bạo lực, mà chỉ đ̣i hỏi một sự lănh đạo sáng suốt và khôn ngoan, để khai thác các loại mâu thuẫn, trên chính trường thế giới, với mục đích t́m vốn tư bản để thoả măn nhu cầu phát triển.

 

Nhưng, giả sử mà viện trợ ngoại quốc cho chúng ta, không lên đến một bách phân quan trọng của nhu cầu phát triển quốc gia, th́ chính trường hợp đó cũng chưa đủ để thuyết minh sự áp dụng vào Việt Nam, phương pháp huy động nhân lực thi hành ở Trung Cộng. Trong chương tŕnh phát triển của Trung Cộng, ưu tiên đặc biệt được dành cho khu vực kỹ nghệ quốc pḥng. Sau đó đến khu vực kỹ nghệ sản xuất. Khu vực tiêu thụ bị bóp nghẹt. Thứ tự ưu tiên trên phản ảnh mối lo âu của các nhà lănh đạo Trung Cộng, t́m cách ứng phó với các phản ứng thù nghịch. Và thứ tự ưu tiên trên đương nhiên đ̣i hỏi các biện pháp huy động nhân lực đă áp dụng.

 

Sự phát triển của Việt Nam không gây phản ứng thù nghịch. Nhưng giả sử sự phát triển của chúng ta có gây phản ứng thù nghịch, th́ dù chúng ta có dồn hết nỗ lực của dân tộc vào khu vực quốc pḥng th́, như chúng ta đă biết, tất cả cố gắng quân sự của chúng ta cũng chưa đủ để bảo vệ độc lập và lănh thổ. Như thế th́, trong chương tŕnh phát triển của chúng ta, ưu tiên dành cho khu vực sản xuất và khu vực tiêu thụ. Một thứ tự ưu tiên như vậy không đ̣i hỏi các biện pháp huy động nhân lực của Trung Cộng.

 

Nhưng dù là trong một hoàn cảnh phát triển thuận lợi, sự huy động nhân lực theo lối Cộng Sản, không phải là một yếu tố để thúc đẩy công cuộc phát triển chóng đến thành công sao? Trên quan điểm dài hạn của đời sống dân tộc, sinh lực dân tộc là một của báu, mà bất cứ nhà lănh đạo nào cũng phải đặt cho ḿnh nghiêm luật không được tiêu hao hay phí phạm, khi quyền lợi của cộng đồng bắt buộc phải dùng đến. Các nhà lănh đạo Trung Cộng sở dĩ phải chọn lựa phương pháp hành động như vậy, v́ họ bị sự chi phối của hoàn cảnh phát triển khắc nghiệt của nước Tàu. Việt Nam không ở vào trường hợp bắt buộc đó.

 

Vả lại, các phương pháp huy động nhân lực theo Cộng Sản sẽ lưu lại cho dân tộc những hậu quả như thế nào? Chúng ta chỉ có thể nhận xét rằng, cho đến ngày nay, nghĩa là gần hai trăm năm sau, dân tộc Pháp c̣n mang chịu những hậu quả tai hại của cuộc Cách Mạng năm 1789, mặc dầu trên phương diện bạo tàn và đẫm máu, Cách Mạng 1789 của Pháp c̣n kém xa Cách Mạng của Nga Xô và Cách Mạng của Trung Cộng.

 

Sau hết, giả sử, chúng ta bỏ qua hết tất cả lư do thuận hay không thuận, cứ thi hành triệt để các phương pháp huy động nhân lực của Cộng Sản để thực hiện công cuộc phát triển của dân tộc, th́ cái vốn nhân lực ba chục triệu của chúng ta cũng không đủ cung cấp thêm được bao nhiêu bách phân của khối nhu cầu phát triển của chúng ta.

 

Từ hai mươi năm nay, cơ hội phát triển đă đến cho chúng ta. Nhưng chúng ta chưa nắm được. Từ mười năm nay, Bắc Việt chưa thực hiện được những mục tiêu phát triển đáng kể. Các thực hiện phát triển của Nam Việt đều bị du kích quân Bắc Việt phá hoại.

 

Sau hai mươi năm, và sau khi tiêu hao bao nhiêu sinh lực của dân tộc, chúng ta đă đạt được kết quả kể trên. Như thế th́, các nhà lănh đạo của chúng ta có phải đă đi đúng đường hay không?

 

(c̣n tiếp)

Tùng Phong Lê Văn Đồng

 

 

 

 

 

 

* Trang Chủ

* Kim Âu

* Báo Chí

* Quảng Cáo

* Tác Giả

* Mục Lục

* Pháp Lư

* Cộng Đồng Georgia

* Một Trang Lịch Sử /details

* Một Trang Lịch Sử /djvu.txt

* Một Trang Lịch Sử /org/3

* Một Trang Lịch Sử/pdf

* Biệt kích trong gịng lịch sử

* Hồi Chuông Báo Tử

* Mapquest

* Thời Thế

* Tháng 07-2008

* Tháng 08-2008

* Tháng 09-2008

* Tháng 10-2008

* Tháng 10.2008

* Tháng 11-2008

* Tháng 12-2008

* Tháng 01-2009

* Tháng 02-2009

* Tháng 03-2009

* Tháng 04-2009

* Tháng 05-2009

* Tháng 06-2009

* Tháng 07-2009

* Tháng 08-2009

* Tháng 09-2009

* Tháng 10-2009

* Tháng 11-2009

* Tháng 12-2009

* Tháng 01-2010

* Tội Ác của nhóm PG Ấn Quang

* Vụ Đài Việt Nam Hải Ngoại

* Vấn đề Cựu Tù CT

* Về Tác Phẩm Vô Đề

* Hồng Y Và Lá Cờ

* Giấc Mơ Lănh Tụ

* Biến Động Miền Trung

* Con Đường Đạo

* Gian Đảng Phở Ḅ

* Băng Đảng Việt Tân

* Gian đảng bịp bợm

* Mộng Bá Vương

* Phía Nam Hoành Sơn

* Vô đề - Khuyết danh

* Lưu Trữ

* Nguyễn Mạnh Trinh

* Phùng Ngọc Sa

* Nguyễn văn Chức

* Hàn Giang Trần Lệ Tuyền

* Hoàng Đạo Thế Kiệt

* Dương Như Nguyện

* Đinh Thạch Bích

* Hoàng Hải Thủy

* Đỗ Hoàng Gia

* Trúc Đông Quân

* Nguyễn Mạnh Quang

* Đào Vũ Anh Hùng

* Đỗ Văn Phúc

* Đinh Lâm Thanh

* Nam Nhân

* Nguyễn Đạt Thịnh

* Phạm Thanh Phương

* Thuư Đặng (BN 587)

* Trương Minh Ḥa

* Tân Dân

* Trần Thanh

* VietEdit

* ChinhNghia Forum

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

   

    Trang Chủ . Kim Âu . Lưu Trữ . Báo Chí . BBC . RFI . RFA . Tác Giả . Kỹ thuật . Dịch Thuật . Quảng Cáo . Groups . Portal . Forum .Tinh Hoa . Da Lat . Thư Quán . ChinhNghiaMedia . Liên lạc

 

Một Trang Lịch Sử (tài liệu US Senate)