giaithoa

 

 

 

Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioLearning

 

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

NT Kiên, Kim Âu, Ross Perot Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan, NT Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nói Chuyện Thuế

 

Vũ Linh

 

 

 

 

...Sở thuế IRS dưới thời TT Obama là một sở thuế của... Obama...

 

Dân tỵ nạn Việt chúng ta có Tháng Tư Đen không bao giờ quên được. Tuy chỉ xẩy ra có một lần, nhưng lại là biến cố đổi đời, sâu bọ lên làm người, người tuột xuống đáy vực. Chuyện đáng nhắc và đáng nói mỗi năm, để con cháu đời này đến đời khác không quên được, để những John Nguyễn hay Marie Huỳnh vài thế hệ nữa vẫn hiểu rơ tên của chúng từ đâu ra, tại sao nghe lại lạ tai và lại... khó đọc như vậy. Nhưng đó là chuyện của nhiều tác giả lỗi lạc khác đă, đang, và sẽ bàn đến. Kẻ viết này lo bàn chuyện quê hương thứ hai, quê hương tạm bợ lâu dài, của chúng ta thôi.

 

Dân Mỹ cũng có Tháng Tư Đen, không phải chỉ xẩy ra một lần, mà... mỗi năm. Đó là tháng họ phải đóng thuế lợi tức cho chính quyền liên bang, cũng như tiểu bang. Tuy không đổi đời như Tháng Tư Đen của chúng ta, nhưng cũng khiến họ điêu đứng mỗi năm trong suốt cuộc đời cầy sâu cuốc bẩm của họ.

 

Dân Mỹ tính toán rất kỹ và khám phá ra trung b́nh, mỗi năm họ phải làm việc tới ngày thứ 111 mới gom đủ tiền để đóng thuế cho Nhà Nước. Nói khác, trong 111 ngày đầu của mỗi năm, bất cứ một đồng xu, một cắc bạc nào quư độc giả kiếm được một cách lương thiện, không đi ăn trộm, ăn cướp ǵ, thành thật khai báo đầy đủ, đều được thân ái tặng cho Nhà Nước. Hay nếu không muốn tặng th́ cũng phải cắn răng nộp lại để khỏi phải ủ tờ.

 

Tuy chẳng ai vui ǵ khi phải đóng thuế, nhưng nghĩ cho cùng, đó cũng là chuyện quyền lợi chung, mà cũng là quyền lợi cho cá nhân ḿnh luôn. Không đóng thuế th́ Nhà Nước lấy đâu ra tiền xây đường phố, cung cấp điện nước, nuôi lính giữ nước, và làm cả triệu chuyện khác, kể cả trả lương và bổng lộc cho các quan chức để họ làm đầy tớ cho chúng ta?

 

Thế nhưng cái chuyện đóng thuế này nhiều khi coi dzậy mà hổng phải dzậy chút nào. Có rất nhiều khi chúng ta cong lưng đóng thuế mà cái tiền thuế đó nó bốc hơi bay đâu mất, hay bị tung ra cửa sổ gió thổi đi bốn phương tám hướng, trong khi đường xá chúng ta đi th́ vẫn c̣n đó v́ ta đă đóng tiền riêng để bảo tŕ, mà Mỹ gọi là toll mỗi lần đi xa lộ lại phải bỏ vài đồng, điện nước vẫn c̣n v́ mỗi tháng ta vẫn trả bill điện nước mệt nghỉ cho các đại công ty điện nước trúng độc thầu. Các đầy tớ của chúng ta th́ khỏi nói, hầu hạ chúng ta ở đâu không thấy, chỉ thấy họ lănh lương rất cao, công việc nhàn rỗi, nghỉ hưu rất sớm, dư thừa sức khoẻ đi làm tiếp tục kiếm tiền bù đắp thêm vào những cái lương hưu rủng rỉnh với đầy đủ bảo hiểm y tế do Nhà Nước, tức là những người đóng thuế, cung cấp. Đó là các quan chức hạng thấp. C̣n các quan chức đầy tớ hạng cao th́ chắc chúng ta chưa đủ tư cách để xin làm đầy tớ trong nhà họ.

 

Vấn đề đặt ra là tôi sẵn sàng làm bổn phận công dân gương mẫu, đóng thuế cho Nhà Nước để Nhà Nước có tiền lo cho tôi, cho dù tôi không muốn Nhà Nước lo cho tôi. Nhưng tôi phải đóng thuế tới đâu, đến mức nào là vừa, mức nào là quá? Nhà Nước lo cho tôi đến mức nào th́ tôi không thở được nữa?

 

Theo thống kê của sở thuế Mỹ, tuy mỗi năm trồi sụt khác nhau, nhưng trung b́nh có khoảng 45% dân Mỹ không đóng một xu thuế nào, tức là chỉ có 55% c̣n lại phải đóng thuế. Rồi theo thăm ḍ của cơ quan Gallup, 55% dân Mỹ cho rằng ḿnh đóng thuế quá nhiều, 45% cho là mức thuế hiện nay rất công bằng!

 

Nh́n vào những con số 55% và 45% trùng hợp này, ta thấy ngay là tất cả những người nào phải đóng thuế, cho dù một xu, cũng nghĩ là ḿnh đóng thuế quá nhiều. Chỉ có những người chẳng đóng một xu thuế nào mới cho rằng mức thuế hiện hữu là... công bằng. Có ǵ đáng ngạc nhiên không?

 

Cái xứ Mỹ thừa tiền theo kiểu thừa giấy vẽ voi, bày đặt ra tṛ thăm ḍ dư luận tốn bạc ngàn bạc vạn, chứ thật ra chẳng cần phải thăm ḍ ǵ cho mất thời giờ và tốn tiền, ai cũng biết tất cả thiên hạ mọi người, lớn bé, già trẻ, trắng đen, giàu nghèo, ai đă đóng một xu thuế cũng sẽ than là ḿnh phải đóng thuế nhiều quá, và nấu t́m cách trốn thuế được sẽ làm ngay không do dự, áy náy ǵ. Nhưng nếu bạn hỏi thêm một câu nữa, hỏi họ xem ông hàng xóm của họ có đóng thuế nhiều quá không, th́ có lẽ tuyệt đại đa số sẽ trả lời “không, ông ta đóng ít quá, cần đóng thêm nữa để tôi được bớt tư thuế mà lại có thêm chút tiền trợ cấp cho công bằng”.

 

Vẫn theo thống kê của sở thuế, khối 5% những người giàu nhất nước đă cơng tới hơn một nửa số tiền sở thuế thu được trên cả nước mỗi năm. Nhưng tất cả cái khối 45% không đóng xu thuế nào vẫn khẳng định là xă hội này thiếu công bằng, mấy anh nhà giàu đóng thuế ít quá, phải bắt họ đóng thêm cho công bằng. Bằng chứng rơ ràng là họ đi xe Mẹc-xe-đ́ c̣n tôi th́ ́ ạch cái Hông-Đa cũ x́. Không công bằng! Đó là lư luận của những nhóm “Chiếm Cứ Lung Tung”, Occupy Anywhere, bộc phát cách đây ít lâu nhưng đă lặn mất rồi. Và đó cũng là lư luận của TT Obama.

 

Thực ra, TT Obama cũng đóng thuế bộn bạc chứ không phải thuộc thành phần không đóng thuế. Nhưng ông là người chủ trương phải tăng thuế nhà giàu hơn nữa, nhân danh công bằng. Dĩ nhiên đây ta nói về chuyện công bằng theo xă hội học, chứ nếu nói theo toán học th́ hơi khác. Số người muốn nhà giàu đóng thuế nhiều hơn chiếm tuyệt đại đa số cử tri đi bầu. Các chính khách Mỹ lấy quyết định rất dễ: chỉ cần đếm phiếu cử tri là biết phải làm ǵ.

 

Ngoài chuyện công bằng xă hội ra, câu hỏi thiên hạ nêu ra là sao Nhà Nước cứ muốn lấy tiền chúng ta hoài vậy? Lấy để làm những ǵ mà nhiều quá vậy? Tài liệu do sở thuế công bố, năm nay, 2015, tiền thuế thu được sẽ là 3.300 tỷ. Con số không nhỏ ǵ, nhưng TT Obama vẫn nằng nặc đ̣i tăng thuế “nhà giàu” v́ Nhà Nước vẫn chưa đủ tiền xài.

 

Chưa đủ mặc dù đă đi vay mượn hơn 15.000 tỷ từ tứ phiá, nhất là từ các ông vua dầu hoả Ả Rập và các Chú Ba.

 

Tiền đi đâu? Một ví dụ cụ thể: TT Obama từ đầu năm đến giờ, 4 tháng, bận rộn quá mức nên chỉ đi đánh gôn được có hai lần, chi phí chúng ta trả là 3 triệu đô (chính xác là 2,9 triệu, theo tin báo), vị chi 1,5 triệu cho một lần. Một anh tỵ nạn làm lương hạng cao, 50.000 đô một năm, sẽ phải làm việc 30 năm mới đủ tiền cho TT Obama đi đánh gôn một lần. Từ ngày nhậm chức, TT Obama đă đi đánh gôn tổng cộng chỉ có 168 lần. Công bằng mà nói, không phải lần nào cũng tốn 1,5 triệu. Có lần nhiều hơn như nếu đi Hawaii để đánh gôn, có lần chỉ vài chục ngàn thôi nếu như đánh gôn đâu gần thủ đô. Nhưng tổng số chắc cũng không dưới 100 triệu.

 

Đó là chuyện nhỏ.

 

Chuyện lớn hơn: 800 tỷ được TT Obama dùng để kích cầu kinh tế, mang nước Mỹ ra khỏi khủng hoảng rồi tŕ trệ kinh tế. Kết quả như thế nào? Nhà Nước Obama vừa công bố tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của tam cá nguyệt đầu năm 2015 là đúng … 0,1%, tức là sát mức … 0%. Tăng trưởng kinh tế của mấy Chú Ba trung b́nh mấy năm qua là 9%. Khối kinh tế của các Chú cuối năm nay sẽ lớn hơn khối kinh tế Cờ Hoa. Ưu tư của TT Obama là chia cái bánh cho đều hơn chứ không phải làm cái bánh lớn ra.

 

Nếu có quư độc giả nào đồng ư là đă bị đóng thuế quá nhiều, th́ xin vị độc giả đó b́nh tĩnh mà lo, v́ thuế lợi tức chúng ta đang bàn chỉ là một trong cả ngàn thứ thuế mà chúng ta đang phải đóng, tuy đóng một cách gián tiếp. Tức là có người khác phải đóng, rồi người đó chuyền lại cho ta qua cách tăng giá sản phẩm họ bán cho ta. Hay là những loại thuế bí mật. Như cái tiền “phạt” những người không có bảo hiểm y tế, mà Tối Cao Pháp Viện định nghiă lại là “thuế”, không hơn không kém.

 

TT Obama khi ra tranh cử năm 2008, có dơng dạc tuyên bố “tôi có thể khẳng định tất cả những người nào có lợi tức dưới 250.000 đô một năm, sẽ không phải đóng thêm một đồng thuế nào khi tôi làm tổng thống”. Một câu nói đáng khắc lên hai cây cột ở cửa vào Ṭa Bạch Ốc.

 

Nhưng theo các chuyên gia tài chánh và thuế khóa, trong 5 năm qua, với 6 đề nghị ngân sách, TT Obama đă xin tăng hay chế tạo ra hơn 440 thứ thuế. Năm 2012 là năm tái tranh cử, cũng là năm với số thuế xin tăng ít nhất, có 34 thứ thuế thôi. Qua năm sau 2013, sau khi đă an toàn tái đắc cử, số thuế xin tăng vọt lên lại 137.

 

Hầu hết các thứ thuế đó đều đập trúng ngay hầu bao của chúng ta tuy chúng ta không biết. Như thuế đánh vào xăng mà chúng ta đổ mỗi ngày, bất kể mức lương cao hơn hay thấp hơn 250.000 đô. Hay thuế thuốc lá mà theo thống kê, tuyệt đại đa số những người hút thuốc là những thành phần lao động lương thấp nhất. Hay thuế trên hơi đốt mà tất mọi gia đ́nh sống trong mấy vùng lạnh trong các mùa băo tuyết mỗi năm đều phải mua nếu không muốn chết cóng trong thời đại “điạ cầu đang bị hâm nóng”. Hay khoảng trên 20 thứ thuế mới được đẻ ra trong Omabacare, trong đó có thuế đánh trên các nhà sản xuất dụng cụ y khoa chẳng hạn. TT Obama sẽ giải thích đây là thuế đánh lên bọn đại công ty đại tài phiệt, không phải thuế trên những người nghèo như chúng ta. Nhưng nếu có vị độc giả nào nghĩ rằng các nhà sản xuất đó không chuyển cái thuế đó lên đầu các nhà thương và bác sĩ, rồi các nhà thương và bác sĩ đó không chuyển lên đầu chúng ta th́ có lẽ vị độc giả đó nên đi uống vài ly cà phê cho tỉnh mộng.

 

Mỗi lần TT Obama xin quốc hội cho chúng ta tiếp tục được trừ một phần tiền thuế trên lương để đóng vào quỹ an sinh Social Security Funds (payroll tax), là chúng ta nghe Ṭa Bạch Ốc khua chiêng trống rùm beng là TT Obama đang cắt thuế. Chúng ta không hề nghe đó chỉ là tiếp tục triển hạn mức thuế mà TT Bush đă cắt chứ không phải là TT Obama đă cắt thuế.

 

Vào trang mạng của Ṭa Bạch Ốc, ta sẽ thấy chính quyền Obama khoe ông đă cắt thuế cho giới tiểu thương –small businesses- tất cả 18 lần, tổng cộng hơn 3 tỷ đô. Nhưng theo tập san The American của American Enterprise Institute, họ chỉ khoe những chuyện cắt thuế mà quên khoe những việc tang thuế, không nói ra là đă tăng thuế tiểu thương đủ loại, tổng cộng 52 tỷ, gấp 17 lần mức thuế được cắt. Và cũng “quên” ghi là trong 18 thứ thuế cắt đó, có gần một tá là cắt của TT Bush mà TT Obama vẫn giữ.

 

Nhà Nước luôn luôn biện minh cho chuyện thu thuế. Chẳng hạn như thuế cho quỹ an sinh như vừa nêu trên, là thuế để quư độc giả có medicare và tiền già. Nghe th́ cũng tốt thôi. Vấn đề là mấy ông bà công chức quản lư mấy cái quỹ đó làm việc như thế nào? Cái tiền chúng ta đóng có tương xứng với cái tiền ta sẽ nhận được không? Và có tồn tại vĩnh viễn không?

 

Câu trả lời cho cả hai câu hỏi là không! Tiền thuế ta đóng vào quỹ an sinh được Nhà Nước đầu tư vào công khố phiếu của Nhà Nước bán ra, kiểu tiền chạy từ túi bên phải qua túi bên trái của Nhà Nước vậy. Có nghiă là Nhà Nước mượn tạm số tiền đó để xài trước. Lăi suất công khố phiếu trồi sụt khoảng giữa 1% hay 2%. Lạm phát ở Mỹ trong những năm gần đây trung b́nh trồi sụt ở mức 3% đến 4%. Tức là chưa ǵ ta đă thấy mỗi năm Nhà Nước làm mất khoảng 2% tiền già của ta rồi. Sau đó, theo cái đà chi thu hiện nay, chừng hai chục năm nữa là con cháu chúng ta sẽ càng ngày càng đóng nhiều trong khi thu lại càng ít, hơn nữa, số tiền lăi thu về không đủ chi cho các cụ, quỹ phải dùng vốn để chi trả, tức là càng ngày càng mất vốn, đến một ngày nào đó sẽ... hết vốn luôn.

 

Chẳng những tiền thuế chúng ta bị phung phí vô lối theo kiểu tiền thiên hạ, không phải tiền ḿnh, mà nhiều khi cái tiền đó lại được mang đi xài cho chuyện chẳng có lợi ǵ cho cộng đồng, mà chỉ có lợi cho phe nhóm, nghiă là phe đang nắm túi tiền thuế.

 

Đó là chuyện quốc hội Mỹ đang hạch hỏi sở thuế IRS.

 

Xứ Mỹ là xứ tự do dân chủ. Chính quyền không có quyền ra lệnh cho công an đi bắt đối lập, mang ra ṭa cho công an đứng sau lưng bịt miệng, cũng như không có quyền dùng ảo thuật để đạt được những tỷ lệ phiếu cỡ 99,99%. Nước Mỹ này chưa lên tới cấp đỉnh cao trí tuệ loài người nên chưa đạt đến mức thượng thừa như vậy.

 

Nhưng nước Mỹ này cũng biết nhiều bùa phép mánh mung không phải vừa.

 

Xứ Mỹ này là xứ của tiền bạc. Tiền bạc chi phối mọi chuyện, kể cả chính trị. Trong tất cả các cuộc tranh cử bầu bán ở Mỹ, bên nào chi nhiều tiền hơn có nhiều hy vọng thắng hơn, bất kể các yếu tố khác. Như ta đă thấy một ông tổ chức cộng đồng, chỉ giỏi mồm mép, chiêu dụ được hơn 700 triệu đô là chễm chệ bước vào Nhà Trắng ngay, cho dù lư lịch, kinh nghiệm, thành tích viết ra chưa được hai ḍng.

 

Như vậy th́ cái cách dễ đắc cử nhất có phải là không cho đối thủ của ḿnh có đủ tiền chạy đua cùng với ḿnh không?

 

Sở thuế IRS dưới thời TT Obama là một sở thuế của... Obama. Theo điều tra của quốc hội Mỹ, vào trong các văn pḥng của sở thuế, phần lớn các màn h́nh máy vi tính đều có h́nh TT Obama cười toe toét, trên tường th́ dán la liệt bích chương mặt trời đỏ đang mọc. Xin đừng lầm với mặt trời đỏ của “bác” Mao: mặt trời đỏ của “bác” Mao mọc ở phiá đông, mặt trời đỏ của Mỹ mọc ở phiá tây, từ Hawaii lên.

 

Từ cùng chia sẻ tư tưởng chính trị, đến cái ưu tư bảo vệ việc làm của ḿnh, các công chức đó hăng hái lo thu thuế, nhưng đồng thời cũng hăng hái cố gắng giúp TT Obama tái đắc cử năm 2012.

 

Họ nghĩ ra một cách: ngăn chận không cho các tổ chức khuynh hữu chống TT Obama có dịp được thành lập để đi gây quỹ yểm trợ cho ông TĐ Romney, đối lập của TT Obama. Khoảng hai tá tổ chức khuynh hữu không được giấy phép hoạt động, hồ sơ bị ngâm tôm tháng này qua năm nọ, họ không đi gây quỹ cho TĐ Romney được cho đến qua ngày bầu cử. Và TT Obama tái đắc cử.

 

Công bằng mà nói, TT Obama tái đắc cử không phải hoàn toàn nhờ vào cái mánh này, nhưng trong những cuộc bầu cử hơn thua nhau có khi có vài trăm phiếu (không tin th́ có quyền đi hỏi PTT Al Gore), biện pháp của IRS không phải không đáng kể. Mà cho dù không đáng kể đi nữa th́ cũng c̣n vấn đề nguyên tắc và vấn đề hợp pháp hay không.

 

Sau khi câu chuyện đổ bể, bà Lois Lerner, viên chức cao cấp chịu trách nhiệm về chuyện này đă bị ép làm vật thiêu thân, từ chức. Hiện nay bà vẫn đang bị quốc hội hạch tội, nhưng bà đă không hợp tác, và đang bị đe dọa sẽ bị kết tội coi thường quốc hội. Nhưng không sao. Nếu có bị kết tội th́ Bộ Tư Pháp của ông Eric Holder cũng sẽ không bắt bỏ tù đâu. Chính ông Holder này trước đây đă bị quốc hội buộc tội này, nhưng dĩ nhiên ông không thể tự ḿnh bắt ḿnh.

 

Dù sao th́ sở thuế cũng đă hoàn thành công tác, gạo đă nấu thành cơm, TT Obama đă đắc cử. Điều tra, điều trần làm ǵ nữa?

 

Càng nh́n kỹ, càng thấy tiền thuế ta đóng là quá cao, cho dù chỉ đóng có đúng một đô. (04-05-14)

 

Vũ Linh

 

 

 

 

 

http://www.chinhnghia.com/

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/forum/

http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments:


 

 

NT Kiên, Kim Âu, Ross Perot Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan, NT Sám