giaithoa

 

 

 

Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioLearning

 

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

NT Kiên, Kim Âu, Ross Perot Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan, NT Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Những giai thoại về Khổng Tử

 

1. Trí và Nhân

 

Tử Lộ yết kiến Khổng Tử . Khổng Tử hỏi: "thế nào là người trí, thế nào là người nhân ?"

 

Tử Lộ thưa: "Người trí là người làm thế nào để người ta biết ḿnh; người có nhân là làm thế nào để người ta yêu ḿnh "

 

Khổng Tử bảo: " Nhà ngươi nói như vậy cũng khá ( tạm )gọi là người có học vấn ( trí thức )".

 

Tử Lộ ra, Tử Cống vào. Khổng Tử lại hỏi: " Người trí, người nhân là người như thế nào ?" .

 

Tử Cống thư: " Người trí là người biết người; người nhân là người yêu người ".

 

Khổng Tử bảo: " Nhà ngươi nói như vậy cũng khá gọi là người có học vấn ".

 

Tử Cống ra, Nhan Hồi lại vào. Khổng Tử lại đem việc người trí, người nhân ra hỏi.

 

Nhan Hồi thưa: "Người trí là người tự biết ḿnh; người nhân là người tự yêu ḿnh ".

 

Khổng Tử bảo: " Nhà ngươi nói như vậy mới đáng gọi là bậc sỹ quân sử ( người trí thức quân tử ).

 

2. Người khôn sống lâu

 

Vua Ai Công nước Lỗ hỏi Khổng Tử : " Người khôn có sống lâu không ?"

 

Khổng Tử đáp: - có, khôn th́ sống lâu chứ dại sống lâu sao được. Người ta có ba cái chết do tự ḿnh làm ra chứ không phải số mệnh nào cả.

 

Một là: ăn uống không có chừng mực, thức, ngủ không có điều độ, làm lụng khó nhọc quá, lười biếng chơi bời quá, như thế phải chết v́ bệnh tật.

 

Hai là: Phận ḿnh là người dưới mà xúc phạm đến người trên, ḷng tham muốn không chừng, tính yêu cầu không biết chán, nhiều tham vọng mơ hồ; người như thế sẽ chết v́ h́nh pháp.

 

Ba là: Ḿnh ngu mà ḿnh địch với người khôn, ḿnh yếu mà khinh bỉ người mạnh, không biết lượng sức ḿnh mà cứ giận giữ, hoang tưởng làm liều; người như thế th́ chết v́ binh đao.

 

3. Theo ai phải suy tính cẩn thận

 

Một hôm Khổng Tử thấy người đánh lưới chim sẻ chỉ bắt được toàn sẻ non vàng mép, liền hỏi rằng:

 

- Ông không bắt được sẻ già là tại làm sao ?

 

Người đánh lưới nói: - Chim sẻ già biết sợ nên khó bắt; sẻ non tham ăn cho nên dễ bắt. Nếu sẻ non mà biết theo sẻ già, th́ bắt sẻ non cũng khó. Nhưng nếu sẻ già mà lại theo sẻ non, th́ bắt sẻ già cũng dễ.

 

Khổng Tử quay lại bảo học tṛ rằng:

 

- Biết sợ để tránh tai hại, tham ăn mà quên nguy vong: đó đều là tính tự nhiên của sinh vật vậy.

 

4. Giai thoại Khổng Tử gặp Lăo Tử hỏi về lễ

Trong lịch sử Trung Hoa, có một giai thoại – mà người ta tin rằng đó là hư cấu – viết rằng:

Một lần Khổng Tử đến yết kiến Lăo Tử ở Lạc Ấp, khi tiễn biệt Lăo Tử khuyên:

- Tôi nghe nói người giàu sang tiễn nhau bằng tiền bạc, người nhân tiễn nhau bằng lời nói. Tôi không phải là người giàu sang, mạn phép tự coi là người nhân mà tiễn ông bằng lời này: kẻ thông minh và sâu sắc th́ khó sống v́ ham phê b́nh người; kẻ giỏi biện luận, biết nhiều th́ nguy tới thân v́ hay nêu cái xấu của người. Kẻ làm con và kẻ làm tôi đều không có cách ǵ để giữ ḿnh cả.

Một lần gặp khác, Khổng Tử hỏi về lễ Lăo Tử nói đáp:

- Những người ông nói đó, thịt xương đều đă tan nát cả rồi, chỉ c̣n lại lời của họ thôi. Vả lại, người quân tử nếu gặp thời th́ ngồi xe ngựa, không gặp thời th́ đội nón lá mà đi chân. Tôi nghe nói người buôn giỏi th́ giấu kĩ vật quí, coi ngoài như không có ǵ; người quân tử đức cao th́ dung mạo như ngu độn. Ông nên bỏ cái khí kiêu căng, cái ḷng đa dục, cái vẻ hăm hở cùng cái chí quá hăng của ông đi, những cái đó không có ích ǵ cho ông đâu. Tôi chỉ khuyên ông có bấy nhiêu thôi!

Khổng Tử về nói với môn sinh:

- Loài chim ta biết nó bay được, loài cá ta biết nó lội được, loài thú ta biết nó chạy được. Chạy th́ ta dùng lưới để bẫy, lội th́ ta dùng câu để bắt, bay th́ ta dùng tên để bắn. Đến loài rồng cưỡi gió mây mà lên trời th́ ta không sao biết được. Nay ta đă được gặp Lăo Tử – ông ấy như con rồng vậy.

Song phúc hay hoạ lại ở cái chỗ theo khôn hay theo dại. Cho nên người quân tử (thiện trí thức) trước khi theo ai phải suy tính cẩn thận. Theo ai mà biết pḥng xa, có nhiều kinh nghiệm sống th́ được phúc và an thân. Theo ai mà hay nông nổi như kẻ trẻ dại th́ bị hoạ và khổ xác.

 

5. Hang Ngu Công

 

Vua Hoàn Công nước Tề đi săn, đuổi con hươu, hươu sợ quá chạy vào một cái hang. Thấy có một ông lăo đi qua gần đấy bèn hỏi rằng: - hang này tên gọi là ǵ ?

- Thưa Đại Vương, đấy là hang "Ngu Công".

- Tại sao mà lại có cái tên lạ thế ?.

- Thưa, tại tiểu dân đây mới có cái tên ấy đấy.

- Ta coi h́nh dung lăo không phải là người ngu, cớ sao lại đặt cái tên như thế ?

- Để tiểu dân xin tŕnh bày: " Nguyên tôi có con ḅ cái đẻ được một con, khi ḅ con đă lớn, tôi có đem đi chợ bán và mua một con ngựa con đem về cùng nuôi với con ḅ cái, chờ lớn lên để kéo xe. Một hôm có người đến nói lư: " Ḅ không đẻ được ra ngựa", rồi bắt ngựa đem đi. Tôi sợ họ gây chuyện, đành chịu mất, không kêu ai được. Từ đó xa gần đều cho tôi là ngu và gọi cái hang gần chỗ tôi ở đây là "hang Ngu Công ".

Hoàn Công nói: - thế th́ lăo ngu thật !

 

 

KHỔNG TỬ BÀN VỀ KINH THI

 

1. Khổng Tử (551- 479 TCN) tên là Khâu, tự là Trọng Ni ở Sơn Đông, nước Lỗ. Ông là nhà triết học, nhà chính trị và giáo dục nổi tiếng Trung Quốc cổ đại. Ông muốn đem tài đức của ḿnh ra giúp vua, chủ trương lập lại trật tự, lễ nghĩa nhà Chu với nội dung cải biên cho phù hợp với điều kiện lịch sử mới nhưng không được vua nước Lỗ trọng dụng. Ông rời nước Lỗ đi đến nhiều nước chư hầu khác mong được mang lư tưởng cải tạo xă hội ra giúp nước, trị dân, cứu đời nhưng đều thất bại. Cuối đời, Khổng Tử trở về nước Lỗ mở trường dạy học và viết sách. Học tṛ ông có tới 3000 người, trong đó có 72 người hiền. Khổng Tử là người san định Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Dịch, Kinh Lễ, soạn Kinh Xuân Thu. Ông hệ thống hoá những tri thức, tư tưởng đời trước và quan điểm của ḿnh thành học thuyết đạo đức-chính trị nổi tiếng, gọi là Nho giáo. Khổng Tử được các thế hệ nho sinh tôn vinh là vạn thế sư biểu.

2. Kinh Thi là bộ sách do Khổng Tử san định. Nó là sách kinh điển của Nho giáo. Đó là bộ Tổng tập thơ ca sớm nhất của Trung Quốc, gồm 305 thiên (Thi tam bách) được chia làm 3 loại lớn là Phong, Nhă, Tụng.

           Phong là dân ca các nước chư hầu thời nhà Chu, phản ánh phong tục dân t́nh thời cổ. Phong có 106 bài.

          Nhă là ca nhạc của cung đ́nh và một dải kinh ḱ; chủ yếu là thơ hiến dâng của khanh đại phu, quí tộc nhằm phản ánh những đắc tất hay dở của chính trị. Nhă có tất cả 105 bài (Tiểu nhă:74, Đại nhă: 31).

         Tụng là ca nhạc tế thần, tế tổ nghiêm trang, cung kính. Tụng có 40 bài.

3. Những lời bàn của Khổng Tử đối với Kinh Thi

Những lời bàn của Khổng Tử tập trung vào bốn thiên sau:

a.       Thiên “Quí Thi”

Ở thiên này người ta ghi lại lời đối đáp của Trần Kháng và Bá Ngư (con trai Khổng Tử). Cốt lơi nội dung của thiên này ở cụm từ: “Bất học Thi, vô dĩ ngôn” nghĩa là: Không học Kinh Thi th́ không biết nói chuyện.

Tinh thần câu nói này là lấy Kinh Thi làm tiêu chuẩn để phân biệt người giỏi, kẻ kém.

b.Thiên “Tử Lộ”

Tử nói: “Tụng Thi tam bách, thu chi dĩ chính, bất đạt; sứ vu tứ phương, bất năng chuyên đối, tuy đa, diệc hề dĩ vi?”, nghĩa là Khổng Tử nói: Học thuộc 300 bài Kinh Thi, đem việc chính trị giao phó cho không làm nổi, giao cho đi sứ bốn phương, không thể đối đáp trôi chảy, như vậy tuy học nhiều cũng lấy ǵ gọi là nhiều?

Tinh thần của câu nói này: Kinh Thi là tập thơ cổ đại hay nhất của Trung Quốc. Khổng Tử nói tu dưỡng học thức về cơ bản là dựa vào Kinh Thi. Ai đă học và hiểu 300 bài trong Kinh Thi là có thể lĩnh hội đủ loại tri thức về nhân t́nh thế thái và có thể làm được rất nhiều việc phục vụ cho quốc gia đại sự. Thế mà có người học thuộc 300 bài trong Kinh Thi, cử làm việc ǵ cũng không nổi. V́ sao? V́ người đảm nhiệm việc quốc gia đại sự phải là người đại tài, thông hiểu mọi mặt, kinh nghiệm phong phú, xử lí linh hoạt… Chỉ dựa vào lí thuyết mấy trăm bài thơ là không đủ.

Cốt lơi nội dung của thiên này: Khổng Tử nói về Thi và Nhạc. Ông chỉ rơ Thi và Nhạc chủ yếu làm chức năng hỗ trợ cho người chính khách trong ứng đối, ngoại giao, tấu tŕnh, nghi lễ… chứ không làm thay được sự thông minh, tài trí, tháo vát của  người chính khách.

c.      Thiên “Dương Hoá”

Tử nói: “Tiểu tử hà mạc học phù “Thi”? “Thi” khả dĩ hưng, khả dĩ quan, khả dĩ quần, khả dĩ oán. Nhĩ chi sự phụ, viễn chi sự quân; đa thức vu điểu dă thảo mộc chi danh”, nghĩa là Khổng Tử nói: Các  tṛ sao lại không học Kinh Thi? Thi có thể hứng khởi, có thể để xem xét, có thể để hợp quần, có thể để oán thán. Gần, có thể học đạo lí phụng sự cha mẹ; xa, có thể dùng để phụng sự quân vương; lại có thể nhận biết được nhiều  tên chim muông, dă thú, cỏ cây”.

Đoạn văn của Khổng Tử nói về tác dụng của việc học KinhThi - tập sách đúc kết được mọi mặt tinh hoa của văn hoá Trung Quốc cổ đại.

T́m hiểu quan điểm của Khổng Tử về tác dụng của Kinh Thi cần chú ư thuyết : “Hưng, quan, quần, oán” của ông. Lời phát biểu của Khổng Tử là một sự khái quát rất có hệ thống về công dụng và chức năng của thơ ca dân gian. Những lời bàn của Khổng Tử chỉ giới hạn trong phạm vi sử dụng thơ ca chứ không phải trong sáng tạo thơ ca.

+ “ Hưng” là nhờ học thơ mà người ta có thể xuất hiện những liên tưởng đưa đến những gợi mở về chính trị, về tư tưởng. Khổng Tử luôn nhắc đến vai tṛ liên tưởng trong thơ. Liên tưởng ở đây là liên tưởng đến lễ. Tất nhiên Khổng Tử cũng biết ở thơ có nỗi lay động cảm xúc, nhưng cơ bản ông nhấn mạnh khía cạnh gợi mở lư tính, tức tác dụng của thơ. Phải chăng đây là chức năng nhận thức của văn học?

+ “Quan” là yêu cầu xem xét bộ mặt xă hội được biểu hiện trong thơ. Quan là “Quan dân phong”, tức là qua thơ ca biết được phong tục hậu bạc, chính trị đồng nhất. “Quan” ở đây là thuần tuư đi t́m cốt lơi chính trị chứ không t́m đời sống được phản ánh trong thơ.

+ “Quần” Có người cho “quần” là lúc tụ họp nhau lại phải dùng thơ ca để nói thay cho ư kiến của ḿnh.

+ “Oán” là lấy thơ để bày tỏ sự bất măn đối với nền chính trị của bề trên.

Tại sao thơ đă có “quần” mà lại có thể “oán”? Khổng Tử sống trong thời đại cởi mở, tự do chứ chưa có sự độc tôn Nho giáo. Ông đă chủ trương trong giai cấp thống trị không cần hoàn toàn thống nhất ư kiến 100% mà chỉ nên điều tiết ư kiến người này phù hợp với ư kiến người kia trên những nét chung nhất. Muốn vậy th́ chỉ có cách dùng thơ ca để tăng cường sự hài hoà và việc trích thơ ca để can gián bề trên th́ “người nói không có lỗi, người nghe đủ để răn ḿnh” phù hợp với đ̣i hỏi của lễ trị.

Tóm lại: Khổng Tử đề xuất “Hưng, quan, quần, oán” để nhằm “gần thờ cha, xa thờ vua”, nhưng phải thấy rằng bốn điểm này không phải là nêu đặc trưng của thơ ca với tư cách là nghệ thuật ngôn từ có tác dụng cảm xúc thẩm mỹ và phản ánh hiện thực mà là nhằm khái quát bốn công dụng của thơ ca (Kinh Thi) đối với lễ trị (chính trị).

d.      Thiên “Vi chính”

Tử nói: “Thi Tam bách, nhân ngôn dĩ tế chi, viết: Tư vô tà”, nghĩa là Khổng Tử nói: Kinh Thi 300 bài, có thể dùng một câu để khát quát là: Trong đó không có tư tưởng xấu, tư tưởng tà ác.

 Các bài thơ trong Kinh Thi có nội dung khác nhau, phong cách khác nhau nhưng đều phản ánh toàn diện kinh tế, chính trị, xă hội thời nhà Chu. Ca tụng cái hay, cái đẹp, cái cao thượng, cái tao nhă của xă hội đương thời. Khổng Tử b́nh luận về Kinh Thi không dài mà chỉ khái quát bằng một câu: Trong Kinh Thi không có tư tưởng tà ác. Lời b́nh đó khẳng định Kinh Thi trở thành tinh hoa, kinh điển để tiếng thơm vạn thế, muôn đời.

Sỡ dĩ  Khổng Tử khẳng định điều đó là v́: Thời Xuân Thu mà Khổng Tử đă sống đạo Nho chưa phải là chuyên chế nên phong tục nhà Chu c̣n bảo lưu nhiều lễ tục cổ truyền, trong đó có lễ tục phồn thực. Về lễ, thời nhà Chu sự giao tiếp giữa nam và nữ tự do. Nam nữ tự động đến nhà nhau là hợp lễ. V́ thế, đối với 300 bài thơ mô tả t́nh yêu trai gái trong Kinh Thi là đương nhiên. Khổng Tử b́nh luận “tư vô tà” là đúng. Đó là nguyên tắc “lạc nhi bất dâm”, “ái nhi bất thương” của người quân tử.

 

 

 

 

http://www.chinhnghia.com/

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/forum/

http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments:


 

 

NT Kiên, Kim Âu, Ross Perot Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan, NT Sám