US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn
NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn
Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám
Henry Kissinger, những ngày bị săn đuổi
Tác giả Anh Khôi
LTS. Trong thời gian gần đây, Bạch Cung đă cho bạch hóa một số tài liệu liên quan đến vai tṛ của Henry Kissinger trong chiến tranh Việt Nam. Phải nói rằng, tay nầy ảnh hưởng rất lớn trong quyết định liên quan đến sinh mạng của hàng triệu người Việt Nam.
Các tài liệu bạch hóa cho thấy, ít nhất từ năm 1972, Tổng Thống Richard Nixon đă muốn rút quân ra khỏi vùng đất khói lửa trong cuộc tranh chấp Quốc Cộng ở Đông Nam Á.
Quyết định của Tổng Thống Nixon dĩ nhiên có sự cố vấn mỗi ngày của Kissinger. Tay nầy từ năm 1969 đă bí mật đàm phán với phái đoàn Bắc Việt đến dự hội nghị Ba Lê.
Những cuộc mật đàm nầy dẫn đến kết quả Hiệp định Ba Lê ra đời, Mỹ nhận tù binh và rút quân ra khỏi Việt Nam. Bản thân Kissinger được đồng trao tặng giải Nobel Ḥa B́nh. Thế nhưng hệ lụy tiếp ngay sau đó là Bắc Việt vi phạm hiệp nghị, liên tục tấn công khiến miền Nam cuối cùng sụp đổ. Không chỉ ở Việt Nam, Kissinger c̣n tḥ bàn tay nham nhúa vào t́nh h́nh của nhiều nước khác. Chính v́ vậy mà đương sự giờ đây đi đến đâu cũng nơm nớp lo sợ bị bắt và bị đưa ra ṭa công lư quốc tế.
Xin mời quí vị theo dơi bài viết dưới đây về những chi tiết liên quan đến con người đầy tai tiếng nầy.
Hết dám đi đâu
Vào tháng 5 năm 2001, trong lúc đang trú ngụ trong khách sạn Ritz ở Ba Lê, Henry Kissinger bị cảnh sát Pháp thuộc pḥng Điều Tra Tội Phạm đến gơ cửa. Họ đến ch́a ra trát mời về giúp việc điều tra của họ.
Nội dung trát đ̣i Kissinger phải có mặt tại trụ sở Bộ Tư Pháp vào sáng hôm sau để trả lời những câu hỏi ngay trước mặt thẩm phán Roger Le Loire.
Vị thẩm phán nầy lúc đó đang điều tra về sự mất tích - và có lẽ là chết - của 5 công dân Pháp dưới thời cầm quyền của Tướng Pinochet bên Chí Lợi.
Nhận trát xong, Kissinger liền chuồn thẳng ra khỏi Ba Lê, chẳng để lại một lời từ giă với nước Pháp. Cũng cùng trong tuần lễ đó, chánh án Rodolfo Carrall của Á Căn Đ́nh “mời” Kissinger ra cho lời khai về Chiến dịch Condor. Đây là chiến dịch bí mật được tiến hành với sự phối hợp của cảnh sát của 6 quốc gia là Á Căn Đ́nh, Chí Lợi, Ba Tây, Uraguay, Paraguay và Ecuador vào những năm trong thập niên 1970 và 1980.
Trung tâm điều phối chiến dịch nằm ở một căn cứ quân sự của Mỹ trên đất Panama; lúc đó Kissinger đang làm cố vấn Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ và sau đó được thăng lên làm Ngoại Trưởng Mỹ. Tưởng cần nói thêm, Kissinger c̣n là chủ tịch ủy ban giám sát tất cả các hoạt động ngầm của Mỹ ở hải ngoại.
Một lần nữa, Kissinger từ chối trả lời yêu cầu của chánh án Corrall.
Và cuối năm 2001, chánh án Guzma thuộc ṭa án Santiago, Chí Lợi, gởi trát đến Bộ Ngoại Gia Mỹ để yêu cầu Kissinger ra cho lời khai về sự mất tích và sau đó là cái chết của một công dân Hoa Kỳ tên là Chales Horman vào đầu giai đoạn cầm quyền độc tài của chế độ Pinochet.
Cũng như những lần trước, Kissinger phớt lờ.
Đến ngày 10 tháng 9, 2001, thân nhân của Đại Tướng Rene Schneider, nguyên Tổng Tham Mưu Trưởng quân đội Chí Lợi, đă nạp đơn lên ṭa Thượng Thẩm Liên Bang Hoa Thịnh Đốn. Tướng Schneider là người bị ám sát chết vào năm 1970 v́ sự chống đối của ông đối với cuộc đảo chính đẫm máu do Pinochet cầm đầu.
Thân nhân Tướng Schneider kiện Kissinger ra ṭa về tội ra lệnh và sắp xếp trong vụ ám sát.
Trạng sư bên nguyên đơn là giáo sư luật khoa Michael Tigar tuyên bố: “tất cả những luận cứ trong cáo trạng đều dựa vào tài liệu được chính phủ bạch hóa.”
Chưa hết, chánh án Balthazar Garzon của Tây Ban Nha c̣n bồi thêm một cú nữa. Ông được sự hậu thuẫn của các chánh án khác ở Pháp, đă yêu cầu cảnh sát quốc tế Interpol câu lưu Kissinger một khi ông nầy ló mặt sang Luân Đôn.
Tại Chí Lợi, ṭa án xứ nầy tuyên bố, nếu như Kissinger cứ từ chối hợp tác th́ họ có thể gởi trát sang Hoa Kỳ để đ̣i dẫn độ đương sự đến Chí Lợi.
Cùng lúc đó, chính phủ Ba Tây cũng yêu cầu Kissinger hủy bỏ chuyến viếng thăm dự định sang thành phố San Paolo v́ không thể nào bảo đảm được hưởng đặc quyền miễn tố.
Vào tháng 4 năm 2002, một đơn kiện đă được đệ nạp lên Tối Cao Pháp Viện ở Luân Đôn để yêu cầu bắt giữ Kissinger về những tội “phá hoại dân sự và môi trưởng” tại Đông Dương trong thời gian từ 1969 đến 1975.
Tối Cao Pháp Viện Anh quốc đă chịu thụ lư vụ nầy và rất có thể sẽ c̣n nhiều đơn kiện cáo nữa nối tiếp nhau nhằm vào cá nhân Kissinger.
Đâm bị thóc thọc bị gạo
Lướt qua các diễn biến nói trên, chúng ta đủ thấy ông cựu ngoại trưởng khét tiếng của Hoa Kỳ đang bị dồn đuổi như thế nào.Mỗi khi có việc ra ngoại quốc là ông cứ phải lấm lét, mắt trước mắt sau.Trong thời gian gần đây, viên cựu đại sứ Tây Ban Nha ở Hoa Kỳ tiết lộ rằng Kissinger đă t́m đến sứ quán để hỏi thăm xem ông ta có an toàn khi sang Tây Ban Nha hay không?
Ông không bao giờ dám ra khỏi nước Mỹ, nếu không có cái gật đầu của các luật sư cố vấn.
Màng lưới công lư quốc tế đă bắt đầu vây phủ kể từ sau vụ Pinochet bị bắt và bị mang ra xét xử.
Pinochet đầu tiên bị Anh quốc câu lưu theo trát ủy nhiệm của một chánh án Tây Ban Nha. Viên cựu tướng độc tai nầy bị giam trên đất Anh hết mười mấy tháng trước khi bị gởi trả về Chí Lợi để xét xử tiếp. C̣n một lănh tụ nữa cũng bị lôi ra trước pháp đ́nh quốc tế là cựu Tổng Thống Nam Tư Slobodan Milosevic.
Những vụ trên cho thấy chánh án các nước đă bắt đầu vươn bàn tay công lư sang nước khác và không ngần ngại sờ gáy những nhân vật một thời hét ra lửa.
Các lănh tụ độc tài phạm tội ác chống lại con người trên khắp thế giới hiện đang lo sợ không biết ngày nào tới phiên ḿnh bị quốc tế mang ra trước vành móng ngựa. Để bảo toàn an toàn cá nhân, họ chỉ c̣n cách ru rú trong nước như trường hợp của Kissinger.
Trừ vụ kiện đệ nạp tại ṭa Thượng Thẩm Liên Bang Hoa Thịnh Đốn, nguyên đơn là người nhà của viên tướng Chí Lợi bị ám sát Rene Schneider, c̣n ngoài ra th́ Kissinger chưa bị bắt ra làm bị cáo. Ông ta chỉ bị triệu mời hoặc được tống đạt trát ṭa ra làm nhân chứng. Tuy nhiên sự lẩn tránh của ông đă gây nên sự nghi ngờ về việc ông có chuyện ǵ đây nên cố t́m cách che giấu.
Đă thành thông lệ, chính phủ Mỹ cho bạch hóa những tài liệu 30 năm trước. Vô t́nh một loạt những tài liệu đă làm đen thêm bàn tay không được sạch mấy của Kissinger.
Bộ Ngoại Giao Mỹ đă cho bạch hóa tài liệu thu âm cuộc điện đàm giữa Kissinger và Tổng Thống Nam Dương Soeharto vào năm 1975. Hai ông lúc đó bàn về việc Nam Dương đổ quân xâm lấn Đông Timor. Kissinger bật đèn xanh và đồng thời c̣n hứa hẹn tiếp tục đổ vũ khí tiếp viện cho Nam Dương.
Kissinger làm vậy rơ ràng là vi phạm công pháp quốc tế và vi phạm cả luật lệ của nước Mỹ về vũ khí viện trợ của Mỹ được qui định là chỉ được dùng vào mục đích tự vệ.
Bằng chứng nói trên cũng hoàn toàn mâu thuẫn với những lời tuyên bố đôi chối quanh co mà ông cựu ngoại trưởng Mỹ đưa ra về vấn đề nầy.
Cách đây chỉ mới vài tuần, tài liệu do bộ Ngoại Giao Mỹ bạch hóa c̣n cho thấy Kissinger đă đứng đàng sau đẩy chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi can thiệp vào t́nh h́nh Angola trước khi quân đội cộng sản Cuba kéo qua hậu thuẫn cho lực lượng thiên tả. Việc nầy trước đó Kissinger một mực nói hoặc viết hoàn toàn khác.
Ngăn chận làn sóng cộng sản là nhiệm vụ của Hoa Kỳ đối với thế giới tự do. Tuy nhiên, Kissinger đă nhiều lần mượn chiêu bài nầy để mưu toan lợi ích riêng bằng cách nầy hay cách khác để lũng đoạn t́nh h́nh các nước.
Tiểu sử Kissinger
Riêng với cuộc chiến tranh Việt Nam, Kissinger rơ ràng là một con tḥ ḷ hai mặt.
Đầu tiên ông công khai ủng hộ việc mở rộng cuộc chiến, đổ quân Mỹ càng nhiều càng tốt vào chiến trường.
Sau đó, ông bí mật đàm phán với phe Bắc Việt và đem những điều kiện nầy về thúc ép chính quyền miền Nam. Phần thưởng dành cho ông là giải Nobel Ḥa B́nh, và hậu quả dành cho miền Nam là thua trận và mất nước!
Kissinger sinh năm 1923 trong một gia đ́nh Do Thái di cư từ Đức sang Mỹ để chạy loạn Đức Quốc Xă. Họ dắt d́u nhau đặt chân lên đất Mỹ vào năm 1938.
Bảy năm sau, khi Kissinger đă 22 tuổi, đương sự trở về Đức để xem có giúp được ǵ cho nước Đức thời hậu chiến hay không.
Sau đó, ông đến giảng dạy tại đại học lừng danh Harvard về môn quan hệ quốc tế và chính sách đối nội.
Ông mau chóng gây dựng được tên tuổi nhờ những bài viết đăng trên báo về các vấn đề ngoại vụ và quốc pḥng.
Qua việc mở những buổi hội thảo ở đẳng cấp quốc tế tại trường đại học Harvard, Kissinger từ từ xây dựng cho riêng ḿnh một mạng lưới quen biết. những liên hệ cá nhân nầy tỏ ra rất hữu ích, giúp cho Kissinger sau nầy ngồi vững trên các ghế công quyền và tḥ tay tác oai tác quái tại khắp mọi nơi.
Kissinger bắt đầu dính đến cuộc chiến Việt Nam dưới thời Tổng Thống Johnson vào tháng 7 năm 1967. Lúc đó, đương sự thông qua quen biết với một trung gian Pháp đă bí mật thiết lập đường dây liên lạc giữa Tổng Thống Johnson và Hồ Chí Minh.
Sau đó Richard Nixon lên thay thế Johnson ngồi vào ghế Tổng Thống, Kissinger được bổ nhiệm làm cố vấn Hội Đồng An Ninh Quốc Gia.
Vào tháng 8 năm 1969, Kissinger khởi sự đàm phán bí mật với đại diện Bắc Việt tại Ba Lê. Cộng thêm tiến tŕnh ḥa đàm diễn ra công khai, cuối cùng mới sinh ra bản hiệp ước đ́nh chiến vào tháng giêng năm 1973.
Mặc dù được trao giải Nobel Ḥa B́nh nhưng không ai là không nhận thấy con diều hâu hiếu chiến trong người Kissinger.
Suốt 4 năm trong nhiệm kỳ đầu của Tổng Thống Nixon, Kissinger luôn chủ trương phải mở rộng cuộc chiến. Có diều là Kissinger dư khôn ngoan để chỉ thể hiện quan điểm nầy trước mặt Tổng Thống Nixon mà thôi.
C̣n ngoài xă hội, Kissinger tiếp tục liên lạc với các học giả, mà đại đa số những người nầy đều không ủng hộ cho cuộc chiến. Trong khi nói chuyện với các ông bạn vàng, Kissinger đă lén cho thu băng để chờ một cơ hội bắt chẹt nào đó trong tương lai.
Bản chất tḥ ḷ hai mặt của Kissinger c̣n hiện rơ qua việc trong chiến dịch vận động tranh cử cho Nixon vào năm 1972, Kissinger tuyên bố chính phủ đă nắm trong tay giải pháp ḥa b́nh cho Đông Dương.
Trong ṿng bốn tuần sau, ông là người gật đầu cho B-52 ném bom rải thảm ở Bắc Việt, làm dân chúng Mỹ thêm hoang mang kích động. V́ nghĩ rằng Kissinger là người trung thành nên Nixon đă cất nhắc đương sự lên làm Ngoại Trưởng. Sau đó, Nixon từ chức do vụ Watergate, phó Tổng Thống Gerald Ford lên thay thế, Kissinger vẫn tiếp tục ngồi ghế đầu ngành ngoại giao.
Đến khi Jimmy Carter tuyên thệ nhậm chức Tổng Thống vào năm 1977, nhận thấy không c̣n hy vọng bám víu ǵ nữa trong chính quyền nên Kissinger về hưu để viết sách, dạy học và đi diễn thuyết.
Kissinger và hiệp nghị Ba Lê
Ân oán giữa Kissinger và miền Nam phát khởi từ hiệp nghị Ba Lê.
Vào thời điểm cuối thập niên 1960 đầu thập niên 1970, chính phủ Mỹ đă đuối sức v́ phong trào phản chiến lan rộng trong nước, v́ tổn thất nhân mạng, cộng thêm những khoản quân viện lên quá cao khiến họ t́m cách rút lui trong danh dự.
Về phía miền Nam, mặc dù đánh bật được cộng sản sau trận tổng công kích Tết Mậu Thân 1968, nhưng nguyên khí cũng bị hao tổn nhiều. Chính phủ miền Nam muốn hưu chiến để dưỡng quân, dưỡng sức, củng cố lực lượng nhằm chuẩn bị đối phó với làn sóng xâm lăng của cộng quân phương Bắc.
Về phần cộng sản, sau thất bại Tết Mậu Thân, họ cảm thấy không c̣n hy vọng chiếm miền Nam một cách chớp nhoáng nên đă bắt đầu cho cán binh học tập tài liệu “trường kỳ kháng chiến”, chuẩn bị chiến tranh lâu dài.
Xuất phát từ t́nh h́nh trên, cả ba phía đều muốn ngồi vào bàn đàm phán. Từ đó mà hội nghị Ba Lê mới ra đời bắt đầu từ năm 1968.
Henry Kissinger được cử làm trưởng đoàn thương thuyết của Mỹ với mục tiêu được giao là mang tù binh về và rút quân ra khỏi Việt Nam. Phải nh́n nhận rằng, Kissinger là một con người quyền biến, giảo hoạt. Ông lặn lội thương thuyết với các phía, bắt tay với Bắc Kinh, đi đêm với Hà Nội. Mặc cho tư cách là người đại diện của thế giới tự do, ông quan niệm bất chấp phương tiện miễn sao đạt được mục đích.
Ông đă sang Bắc Kinh để gặp gỡ Thủ Tướng Chu Ân Lai của Trung Cộng. Để cho chắc ăn, ông đă bí mật đi đêm với phái đoàn Hà Nội nhằm “tạo nhịp cầu thông cảm”.
Bước vào bàn hội nghị, yêu cầu chính thức của Mỹ là:
-tái lập khu phi quân sự ở vĩ tuyến 17,
-rút tất cả quân ngoại quốc cũng như quân Bắc Việt ra khỏi miền Nam,
-thả tù binh hai phía.
Saigon qua trưởng phái đoàn Phạm Đăng Lâm đ̣i hỏi:
-lập khu phi quân sự,
-rút cộng quân về bắc,
-Sài G̣n và Hà Nội lập tương quan về kinh tế, văn hóa và đoàn tụ gia đ́nh.
-chấp nhận Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam là một thực thể chính trị trong khuôn khổ cho phép của hiến pháp, nhưng nhất quyết không được là lực lượng vũ trang.
Hà Nội và Mặt Trận Giải Phóng thông qua Trần Bửu Kiếm đ̣i:
-tất cả quân Mỹ rút khỏi Việt Nam,
-t́m một giải pháp chính trị cho miền Nam,
-giải quyết tất cả những vấn đề chính trị qua sự đ̣i hỏi của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam,
-không có sự can thiệp của ngoại quốc,
-thành lập một nội các ḥa b́nh để tiến tới thống nhất hai miền.
Đàm phán dằng dai không mang đến kết quả nên Kissinger mật đàm trực tiếp với Xuân Thủy.
Mặt khác Hoa Thịnh Đốn tạo mọi áp lực buộc chính phủ Sài G̣n phải nhân nhượng trước những đ̣i hỏi của đối phương.
Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu của miền Nam nhất định không chịu. Chẳng những thế, ông c̣n công khai vạch trần âm mưu bán đứng miền Nam của Mỹ để nhận lại tù binh và rút lui trong danh dự.
Kisssinger và ông Thiệu đă nhiều lần căi vă với nhau.
Ông Thiệu nói thẳng:
-“Mỹ mất miền Nam là mất một điểm nhỏ trên bản đồ thế giới nên không coi đó là điều quan trọng. C̣n đối với chúng tôi, chúng tôi mất miền Nam là mất nước. Nếu người Mỹ không tiếp tục chiến đấu ở đây th́ chúng tôi sẽ chiến đấu một ḿnh cho đến khi hết phương tiện rồi chúng tôi chết. Nếu tôi kư hiệp định th́ việc nầy cũng đồng nghĩa với tự sát”.
Tuy nhiên dưới áp lực của Mỹ cùng lời đe dọa cúp viện trợ, cúp quân viện, hiệp định Ba Lê cuối cùng được kư kết vào ngày 27 tháng 1 năm 1973.
Mỹ rút quân, mang theo tù binh về nước.
Quân Bắc Việt chẳng những không triệt thoái mà c̣n ráo riết kéo xuống miền Nam qua ngả đường ṃn Hồ Chí Minh.Trong khi đó, viện trợ dành cho miền Nam ngày càng bị cắt giảm. Súng ống, xăng nhớt, đạn dược ngày càng nhỏ giọt.
Rồi chuyện ǵ tới cũng phải tới. Sài G̣n thất thủ vào ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Một tay che trời
Kẻ thù hiện nay của Kissinger chính là những tổ chức nhân quyền. Việc mang Kissinger ngồi vào ghế nhân chứng, thậm chí trước vành móng ngựa, trong các phiên xử quốc tế được xem là mục tiêu tối hậu của các tổ chức nói trên.
Nếu nỗ lực nầy thành công th́ chân lư “sức mạnh của kẻ chiến thắng” bị lung lay tận gốc. C̣n nếu thất bại th́ coi như lưới công lư chỉ tóm được những kẻ thuộc vào hàng tép riu.
Kissinger mặc dù đă về hưu nhưng vẫn c̣n rất nhiều ảnh hưởng.
Việc thành lập ṭa án Tội Phạm Quốc Tế đă giành được chữ kư của trên 60 quốc gia, hầu hết các nước Tây phương và các quốc gia dân chủ đều hoan hỉ gật đầu, chỉ trừ Mỹ.
Đúng ra th́ đại diện của chính quyền Bill Clinton đă kư hiệp ước, nhưng khi mang đến quốc hội để phê chuẩn th́ bị đ́nh lại. Lư do: có bàn tay can thiệp của Kissinger.
Tay nầy đă vận động rất ráo riết để quốc hội phủ quyết hiệp ước. Đương sự sợ rằng nếu để hiệp ước ra đời, th́ một ngày đẹp trời nào đó, Kissinger sẽ phải khăn gói ra đối chất trước ṭa án quốc tế. Đây là việc mà Kissinger hoàn toàn không muốn.
Hàng chục ngàn, nếu không nói là hàng trăm ngàn người, từ Châu Mỹ La Tinh đến người Hy Lạp trên đảo Cyprus, từ dân Bangladesh cho đến tận Đông Timor rất muốn biết số phận của người nhà bị liệt trong bảng danh sách mất tích. Kissinger trở thành một phần trong câu trả lời mà họ đang t́m kiếm.
Tay cựu ngoại trưởng nầy đă từng dự những buổi đàm phán bí mật trong thời gian diễn ra đảo chính ở Cyprus và Chí Lợi; đă từng dính phần trong những vụ thảm sát do quân đội Pakistan gây ra trên đất Bangladesh; từng bật đèn xanh cho Nam Dương xâm lấm và thôn tính Đông Timor; từng thúc ép dẫn đến việc bức tử miền Nam Việt Nam khiến hàng triệu người chết trên đường vượt biển ngoài biển Đông.
Tất cả những thảm trạng trên đều qua tay Henry Kissinger.
Nếu như đương sự không bị mang ra xét xử th́ đây quả thật là một thiếu sót rất lớn của công lư quốc tế.
Chủ soái của ông là cựu Tổng Thống Richard Nixon từng thất điên bát đảo về vụ Watergate. Tân Tổng Thống lên kế nhiệm phải cho ông hưởng đặc quyền miễn tố nên ông mới không bị lôi ra ṭa án dân sự. Phó Tổng Thống của Nixon là Spiro Agnew phải sớm từ chức trong nhục nhă sau một loạt những án tố tụng. Cựu Bộ Trưởng Tư Pháp John Mitchell trở thành người đầu tiên giữ chức vụ nầy bị bỏ tù.
Duy chỉ có Kissinger là chẳng bị ai để mắt tới về những vụ lạm quyền. Luật pháp lúc nào và ở đâu cũng có kẽ hở và những sự nhân nhượng. Trừ phi Kissinger bị mang ra ṭa th́ chúng ta mới dám nói rằng không ai có thể đứng trên công lư.
Anh Khôi
Bebop. Cha cha cha. Boston. Tango. Rumba. Valse. Passodoble. Hoàng Thông1. Hoàng Thông02
Boston. Valse. Tango. Bebop. Cha Cha Cha. Passo Doble. Rhumba. Samba. Dance.
http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/
http://nguoidalat.informe.com/forum/
http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/