Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3BannerLottery

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân Sách, Công Nợ, Và Thuế

 

Vũ Linh

 

...Mỹ sản xuất món hàng 100 đô th́ đă phải trả nợ 95 đô, chưa kể tiền lăi khoảng 5%, tức là 5 đô nữa...

 

 

 

Trong thời gian qua, cả nước Mỹ bị thu hút vào cuộc tranh căi tăng nợ, tăng thuế. Hai chính đảng tranh căi, tổng thống và quốc hội tranh căi, bảo thủ cấp tiến tranh căi, truyền thông tranh căi. Phần lớn là… ông nói gà bà nói vịt. Đưa đến t́nh trạng thiên hạ cũng căi theo. Không c̣n là chuyện nói gà nói vịt nữa, mà thành chuyện… mấy ông mù sờ voi.

 

Trong cái cảnh mở chợ bát nháo đó, có một độc giả đă b́nh tĩnh ngồi xem và đặt câu hỏi “Tại sao bây giờ lại có cuộc tranh căi này? Từ trước đến giờ chưa có lần nào quốc hội phải biểu quyết tăng mức công nợ sao? Chuyện ǵ đă xẩy ra thời các TT Clinton và Bush?”

 

Để trả lời câu hỏi này, ta b́nh tâm coi lại câu chuyện nợ nần, thâm thủng ngân sách của những năm qua. Ôn cố tri tân. Không cần đi quá xa, chỉ cần nh́n lại hai thập niên qua thôi.

 

DƯỚI THỜI TT CLINTON

 

TT Clinton nhậm chức đầu năm 1993. Ông đắc cử với khẩu hiệu “It’s the economy, stupid!”. Trước đó, TT George W.H. Bush (cha) hiên ngang đi vào lịch sử như tổng thống được hậu thuẫn cao nhất lịch sử cận đại Mỹ, với tỷ lệ hơn 90%, sau khi huy động được một lực lượng quân sự đồng minh mạnh, đánh tan Saddam Hussein tại Kuweit trong có vài ngày. Tất cả các tai to mặt lớn Dân Chủ tránh né, coi chuyện TT Bush sẽ được bầu lại là đương nhiên, khỏi nhẩy vào tranh cử làm ǵ cho mệt xác vô ích. Chỉ có một anh tay mơ, thống đốc một cái tiểu bang vừa nhỏ vừa nhà quê, muốn nhẩy ra lấy tiếng, chuẩn bị cho tương lai, nhẩy vào tranh cử. Anh nhà quê ngớ ngẩn đó chính là tổng thống Bill Clinton. Ông đắc cử v́ thật ra sáng suốt hơn người, v́ hiểu rơ hơn ai hết kinh tế là động cơ chính, là yếu tố quyết định mọi chuyện, v́ đó là túi tiền và bát cơm của thiên hạ. Mà thành quả kinh tế của TT Bush không tốt lắm, nhất là sau khi ông lật ngược chính sách của TT Reagan, cho tăng thuế đồng loạt dù đă hứa là không với câu nói lịch sử: "Hăy đọc ở miệng tôi này, không có thuế mới!" Dân Mỹ thấy tăng thuế là bất măn rồi.

 

Tám năm Clinton có thể nói là tám năm tương đối an b́nh ổn định nhất trong lịch sử cận đại Mỹ. Có thể nói TT Clinton là một trong những tổng thống may mắn nhất lịch sử. Chẳng có tai họa ǵ xẩy ra hết, ung dung ngồi mát ăn bát vàng. Tổng thống coi như ‘thất nghiệp” ngồi ngáp dài chán quá, đành phải t́m… cô Monica giải sầu, khiến xém mất job. Có hai yếu tố.

 

Thứ nhất là nhờ… số trời. Chẳng có thiên tai, động đất, mưa băo ǵ. Cũng chẳng bị dính dáng vào chiến tranh quy mô vĩ đại nào. Nạn khủng bố mới manh nha, khi Al Qaeda vẫn c̣n là nhóm khủng bố tấn công ở ṿng ngoài, chưa đặt bom đánh hai ṭa cao ốc World Trade Center ở Nữu Ước.

 

Thứ nh́ là nhờ đối lập Cộng Hoà. Vừa vào Ṭa Bạch Ốc, TT Clinton hăng hái giao ngay cho bà vợ trách nhiệm cải tổ toàn diện hệ thống y tế Mỹ. Kế hoạch bà Hillary đưa ra có tính cách cấp tiến cực đoan quá mức, ngay quốc hội do phe ta Dân Chủ kiểm soát cũng không dám thông qua. Dân chúng sợ xanh mặt. Ít lâu sau, trong cuộc bầu giữa mùa năm 1994, dân chúng trao đa số kiểm soát cả hạ viện lẫn thượng viện cho Cộng Ḥa, để cầm chân tổng thống. TT Clinton thế là bị khoá tay, không c̣n làm ǵ được nữa. Các chương tŕnh kế hoạch đồ sộ, vĩ đại bị cất vào tủ hết. Sáu năm c̣n lại là sáu năm… uống trà ngắm trăng, hút x́-gà.

 

Mặt khác, tám năm của Clinton cũng là thời điểm thiên hạ đua nhau thổi bong bóng. Bong bóng internet và bong bóng nhà cửa. Tổng thống ung dung ngồi xem, c̣n vỗ tay hoan hô khuyến khích v́ thấy dân chúng ăn nên làm ra. Hai cơn sốt có tính đầu cơ này đă bơm cả ngàn tỷ bạc vào kinh tế, cổ phiếu các công ty điện toán cũng như giá nhà cửa khắp nước tăng vọt như diều gặp băo. Tiền bạc chạy ào ào. Và hậu quả đầu tiên là tiền thuế của Nhà Nước thu được tăng vọt như hỏa tiễn. Giá nhà và giá cổ phiếu có thể là giá ảo, nhưng tiền thuế thu vào là tiền thật.

 

Ta có thể mường tượng ngay h́nh ảnh kinh tế thời đó. Một mặt th́ Nhà Nước thu thuế ào ào, mặt khác Nhà Nước bị đối lập khoá tay không cho tiêu xài. Có thu mà không chi th́ dĩ nhiên kết quả là trong ba năm cuối của TT Clinton, ngân sách đă có thặng dư. Lần đầu tiên trong lịch sử cận đại Mỹ, ngân sách Nhà Nước không bị thâm thủng. Trong năm năm đầu, ngân sách thâm thủng tổng cộng 1.000 tỷ, ba năm cuối, thặng dư tổng cộng 450  tỷ. Kết số tám năm Clinton, thâm thủng chỉ có 550 tỷ, hay là trung b́nh 70 tỷ một năm.

 

Mức công nợ trong tám năm Clinton tăng từ 4.200 tỷ lên đến 5.700 tỷ, tức là tăng tổng cộng 1.500 tỷ. Trung b́nh tăng chưa tới 200 tỷ một năm.

 

Đây là thành tích lớn nhất của TT Clinton, mà ông và đảng Dân Chủ không bao giờ bỏ lỡ cơ hội nhắc nhở thiên hạ. Bao nhiêu phần là công của TT Clinton, bao nhiêu phần là công của đối lập Cộng Ḥa, bao nhiêu phần là do bong bóng giả tạo, bao nhiêu phần là… số trời? Câu trả lời mỗi người đều có.

 

DƯỚI THỜI TT BUSH (CON)

 

Trong khi tám năm Clinton ổn định bao nhiêu th́ tám năm của TT Bush lại rối loạn bấy nhiêu. Chưa vào Nhà Trắng th́ đă chứng kiến thị trường chứng khoán sụp đổ v́ bong bóng internet x́ hơi. Chỉ số Nasdaq rớt hơn 60%, từ hơn 5.000 điểm xuống c̣n chưa tới 2.000 khi nhậm chức. Kinh tế suy trầm nặng. Vừa vào Nhà Trắng chưa ấm ghế là bị ngay vố 9/11. Không phản ứng không được. Thế là xẩy ra cuộc chiến Afghanistan. Rồi tới báo cáo của CIA cũng như của cả thế giới khi ấy là Saddam Hussein c̣n cả núi vũ khí giết người tập thể mà TT Clinton không chịu kiểm tra. Có cả vũ khí nguyên tử không chừng. Làm ǵ bây giờ?

 

Ngồi chờ Saddam cho cảm tử mang bom “bẩn” thả xuống Nữu Ước chết vài trăm ngàn người? Không thể vô trách nhiệm ngồi chờ một 9/11 thứ hai, khủng khiếp gấp cả chục lần như vậy được. Mà Saddam th́ không cho kiểm tra vũ khí. Liên Hiệp Quốc th́ khua chiêng gơ trống nhưng hoàn toàn tê liệt v́ Nga, Tầu và Pháp lo bảo vệ quyền lợi kinh tế của họ tại Iraq. Thế là bắt buộc phải đánh Saddam. Rồi lại chuyện trên trời rơi xuống. Băo Katrina cùng với hàng loạt cả chục trận băo hurricanes liên tiếp đổ bộ vào vùng biển đông nam, từ Florida đến Texas. Đến cuối trào, c̣n vài tháng nữa th́ về hưu, nhưng vẫn lănh thêm vụ bong bóng gia cư nổ tung sau khi đă được thổi lên tận mây xanh dưới thời Clinton. Họa vô đơn chí.

 

Trước những nhu cầu chi tiêu dồn dập, th́ nguồn tiền vào lại biến mất. Dot.com x́ hơi, hàng ngàn công ty điện toán phá sản, hàng trăm ngàn người mất việc. Tiền thuế thu vào tuột dốc ngay lập tức.

 

Tả xông hữu đột, chống đỡ tứ phiá. Chẳng biết uống trà ngắm trăng là ǵ.

 

Thặng dư ngân sách của TT Clinton để lại dần dà biến mất. Ngân sách thâm thủng trở lại. Năm 2001 c̣n thặng dư 100 tỷ. Qua năm 2002, bắt đầu thâm thủng 150 tỷ, tăng dần lên khoảng 400 tỷ v́ chiến tranh Trung Đông, rồi giảm xuống c̣n 150 tỷ năm 2007. Rồi lại vọt lên 450 tỷ vào năm 2008 v́ khủng hoảng tài chánh. Tổng cộng trong tám năm Bush, ngân sách bị thiếu hụt khoảng 2.000 tỷ. Trung b́nh mỗi năm hụt 250 tỷ.

 

Trong tám năm Bush, công nợ leo thang từ 5.700 tỷ khi nhậm chức lên đến 10.600 tỷ ngày ông về hưu. Trung b́nh tăng 600 tỷ một năm.

 

DƯỚI THỜI TT OBAMA

 

TT Obama nhậm chức đầu năm 2009, vào đúng cao điểm của khủng hoảng gia cư và tài chánh. Cuộc khủng hoảng gây bất măn lớn trong dân chúng, chống lại TT Bush và đảng Cộng Hoà mà thiên hạ cho là phải chịu trách nhiệm về khủng hoảng. Chẳng những TT Obama thắng, mà c̣n kéo theo chiến thắng vĩ đại của đảng Dân Chủ ở mọi cấp, thượng viện, hạ viện, tiểu bang, địa phương.

 

Toàn quyền hành động, ông tung ra chương tŕnh kích cầu kinh tế, chương tŕnh cứu nguy ngân hàng, chương tŕnh phục hồi các hăng sản xuất xe. Rồi đến kế hoạch cải tổ toàn bộ hệ thống bảo hiểm và dịch vụ y tế, cải tổ toàn bộ hệ thống tài chánh. Toàn là những chương tŕnh đồ sộ chưa từng thấy trong lịch sử Mỹ.

 

Những chương tŕnh vĩ đại này cần thiết một phần v́ nhu cầu cứu nguy kinh tế thực sự. Nhưng đúng như phụ tá Rahm Emanuel đă nói, “không nên lăng phí một cơ hội khủng hoảng”, TT Obama cũng nhân cơ hội cứu nguy kinh tế tung ra những kế hoạch có tính đổi đời luôn. TT Obama tự coi như được trao sứ mệnh cải đổi cả xă hội Mỹ, tái phân phối lợi tức, gọi là “lấy tiền nhà giàu chia lại cho nhà nghèo”. Một chủ trương không khác ǵ chủ trương trong sách vở xă nghĩa cho lắm. Chẳng phải là cứu nguy kinh tế không.

 

Với những chương tŕnh kiểu này, dĩ nhiên là các con số về thâm thủng ngân sách cũng như công nợ, đă bay tuốt lên… cung trăng.

 

Theo như ước tính của một cơ quan độc lập là Văn Pḥng Ngân Sách Quốc Hội (Congressional Budget Office), thâm thủng ngân sách 450 tỷ của Bush qua năm 2009 tăng lên đến 1.850 tỷ, hơn gấp bốn lần. Thâm thủng trong một năm đầu của TT Obama gần bằng tám năm thâm thủng của TT Bush.

 

Mức công nợ dĩ nhiên phải tăng theo. Từ 10.600 tỷ khi mới nhậm chức, lên đến gần 14.500 tỷ tháng này. Trung b́nh tăng 1.600 tỷ một năm trong hai năm rưỡi qua. Mỗi tháng, TT Obama mắc nợ thêm 130 tỷ, mỗi tuần hơn 30 tỷ.

 

Gấp tám lần TT Clinton và gần gấp ba lần TT Bush. Trong 16 năm dưới hai TT Clinton và Bush, mức công nợ xấp xỉ khoảng 60%-65% tổng sản lượng quốc gia. Bây giờ, tháng bẩy 2011, mức công nợ đă vọt lên 95%. Nói cách khác, ông Mỹ bây giờ có sản xuất được một món hàng 100 đô th́ đă phải trả nợ 95 đô, chưa kể tiền lăi khoảng 5%, tức là 5 đô nữa. C̣n ǵ để nuôi thân? Lại phải mượn nữa, và đó là lư do cần tăng mức công nợ.

 

TT Obama giải thích đó là v́ nhu cầu giải quyết khủng hoảng kinh tế, gia tài của Bush. Không ai chối căi kinh tế cuối thời TT Bush bị khủng hoảng trầm trọng, cần phải chi tiền để cứu nguy, để tạo công ăn việc làm, và Nhà Nước bắt buộc phải có vai tṛ quan trọng. Ta hăy tạm đồng ư đi, cho dù đây hiển nhiên là hành động dùng dao mổ trâu để đập muỗi. Mà đập hụt nữa.

 

Câu hỏi đặt ra là như vậy phải cần tiêu xài kiểu này bao nhiêu lâu nữa th́ giải quyết xong khủng hoảng kinh tế? Phục hồi được kinh tế? Một năm? Hai năm? Ba năm? Câu trả lời của TT Obama: vĩnh viễn. Như đă nói qua, mục tiêu của TT Obama không phải chỉ là phục hồi kinh tế, mà là cải đổi cả xă hội Mỹ. Cuộc cải tổ y tế chẳng hạn, không có liên quan ǵ đến khủng hoảng kinh tế, nhưng là ưu tiên số một của ông trong hai năm đầu, tốn hơn 10.000 tỷ.

 

Theo như kế hoạch của TT Obama, thâm thủng ngân sách 1.850 tỷ của năm 2009 sẽ giảm dần trong bốn năm sau đó, đến mức thấp nhất là khoảng 600 tỷ vào năm 2012, và sau đó leo thang lại v́ chương tŕnh cải tổ y tế bắt đầu được áp dụng kể từ năm 2013, cho đến mức 1.200 tỷ vào năm 2019. Sau đó th́… tính sau. Nói cách khác, trong suốt mười năm tới, thâm thủng sẽ không bao giờ xuống đến mức 450 tỷ là mức cao nhất của Bush. Tổng cộng thâm thủng trong mười năm tới là hơn 10.000 tỷ.

 

Muốn so sánh chính xác hơn, th́ phải nói TT Obama hết nhiệm kỳ cuối năm 2016 (cứ cho là ông đắc cử lại năm 2012), th́ thâm thủng trong tám năm của Obama là gần 8.000 tỷ, so với tám năm của Bush là 2.000 tỷ, gấp bốn lần.

 

Tóm lại:

 

- Đà tăng trưởng trung b́nh mỗi năm của công nợ. Clinton: 200 tỷ, Bush: 600 tỷ, Obama: 1.600 tỷ.

 

- Đà tăng trưởng trung b́nh mỗi năm của thâm thủng: Clinton: 70 tỷ, Bush: 250 tỷ, Obama: 1.000 tỷ.

 

TRỞ LẠI CHUYỆN THUẾ

 

Chuyện quốc hội phải phê chuẩn tăng mức nợ là chuyện b́nh thường đă xẩy ra không biết bao nhiêu lần trong lịch sử Mỹ. Nhưng chưa bao giờ gây tranh căi như bây giờ. Vấn đề không phải là tăng mức nợ bây giờ, qua khỏi mức trần hiện nay là 14.300 tỷ, mà là đâu là giới hạn. Phe Cộng Hoà cũng chấp nhận cho tăng mức nợ trần. Nhưng họ sợ mở cửa cho nước lũ tràn vào nhà mà không có biện pháp giới hạn nào, cũng như họ sợ kế hoạch cải đổi xă hội của TT Obama. Do đó, cho tăng nợ, nhưng phải có điều kiện là giảm tiêu xài trong tương lai, chứ không phải là tăng nợ vô giới hạn rồi tới đâu cứ bù đắp bằng tăng thuế tới đó. Đó là mấu chốt vấn đề đang tranh căi.

 

TT Obama tuyên bố có 80% dân chúng ủng hộ ông tăng thuế nhà giàu. Tổng thống rất khéo lựa thăm ḍ dư luận. Có một thăm ḍ mà TT Obama không nhắc: Gallup đầu tháng Bẩy cho biết TT Obama sẽ thua bất cứ ứng viên Cộng Hoà nào với tỷ lệ 39% - 47% nếu cuộc bầu cử tổng thống được tổ chức tuần đó.

 

Tăng nợ là chuyện cần làm trong ngắn hạn. Vấn đề là tăng nợ không chưa đủ, phải làm ǵ khác nữa. Tức là cũng phải tự chế trong vấn đề chi tiêu. Nhắm mắt tiêu xài vô giới hạn th́ có tăng thuế bao nhiêu cũng vẫn không thể đủ, mà nợ măi sẽ có ngày phá sản.

 

(24-7-11)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  http://www.chinhnghia.com/

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/forum/

http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

www.nguyenkinhdoanh.com

www.lesyminhtung.net

www.diendantheky.net

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: