US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn
NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn
Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám
Vài ư nghĩ về Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu
Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu - Phó tổng thống Trần Văn Hương 09/1972
Sau khi VN Cộng Ḥa thất thủ, vai tṛ của cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu (TT Thiệu) như là một nguyên thủ lănh đạo quốc gia được đem ra phê phán. Vài ư kiến cho rằng v́ TT Thiệu quá tin vào người Mỹ nên miền Nam rơi vào tay CS. Về vai tṛ lănh đạo, một số ư kiến nói tại TT Thiệu độc tài, nắm giữ hết quyền điều binh khiển tướng, chỉ huy quân đội thẳng từ dinh Độc Lập, nên gây ra nhiều sự bất măn cho các cấp tướng lănh trong những năm sau cùng của VN Cộng Ḥa (VNCH).
Hai phê phán về TT Thiệu ở trên có lư do và giá trị để được luận bàn. Dựa vào một số tài liệu của Hoa Kỳ viết về TT Thiệu đă được giăi mật trong thời gian qua, bài viết ngắn dưới đây ghi lại một số sự kiện về liên hệ cá nhân của TT Thiệu với người Mỹ; và, về đường lối quản trị quốc gia như một nhà lănh đạo của TT Thiệu.
* Liên hệ cá nhân với Hoa Kỳ
Tổng Thống Thiệu có quá tin người Mỹ không? Căn cứ vào những hồ sơ được giăi mật, TT Thiệu chẳng những không tin người Mỹ, trái lại lúc nào ông cũng nghi ngờ và lo sợ về đường lối của Hoa Kỳ đối với VN, và đối ông như người lănh đạo quốc gia. Từ khi bắt đầu giao thiệp, TT Thiệu đă có thái độ e dè, nếu không nói là bất thiện cảm đối với người Mỹĩ. Trong một báo cáo tóm lược về cá nhân TT Thiệu, do Nha T́nh Báo Quốc Pḥng (Defense Intelligence Agency/ DIA) viết vào tháng 7-1968, họ nhận xét ông Thiệu là người chống cộng (anti-communist) nhưng đồng thời cũng “chống Mỹ.” Nguyên văn trong báo cáo là, “… Thieu is anti-United States.” Câu đó cũng có thể hiểu là “không thích Hoa Kỳ” hơn là theo nghĩa thông
thường “chống Mỹ.” Cũng trong báo cáo đó, DIA cho biết thái độ chống Hoa Kỳ của ông Thiệu đă được ghi nhận từ tháng 2-1964, và chính ông Thiệu cũng tự nhận thái độ của ông đối với người Mỹ. Trong báo cáo tháng 7-1968, sau khi nói về thái độ của Tổng Thống Thiệu trước đó (trước tháng 7-1968), người báo cáo viết, hiện tại ông Thiệu chú trọng đến sự phối hợp sát cánh đường lối của Hoa Kỳ và VN, để Hoa Kỳ tiếp tục hỗ trợ miền Nam.
So với những báo cáo khác, báo cáo của tháng 7-1968 nói tốt, nhưng chỉ nói một cách tổng quát về TT Thiệu. Nhưng qua tất cả những tài liệu phân tích về tâm tính TT Thiệu mà người
viết này đă đọc qua, người viết có thể nói Hoa Kỳ không hiểu nhiều về ông Thiệu: phần lớn họ chỉ đoán về ông, dựa vào báo cáo của những cộng sự viên hoặc bạn đồng ngũ trong quá khứ.
Báo cáo đến từ CIA, DIA, và Ṭa Đại Sứ Hoa Kỳ ở Sài G̣n, xử dụng nhiều tỉnh từ như khôn vặt, cáo già, mưu mô, cunning, intelligent, shrew, efficient … để tả cá tính TT Thiệu. Nhưng sau cùng, báo cáo vẫn kết luận họ không đoán được suy nghĩ và hành động của ông Thiệu, hay có thể gây ảnh hưởng với ông như họ đă làm với những thẩm quyển VN khác. Ngược lại, trong một vài lần mặt đối mặt với nhiều thẩm quyền Hoa Kỳ, TT Thiệu bỏ đi cá tính thông thường của ông— cá tính thông thường là sự dè dặt khi được hỏi ư kiến, và nghe nhiều hơn nói — và đặt nhiều câu hỏi khiến cho người đối diện rất lúng túng.
Qua những lần như vậy, giới hữu trách Mỹ thấy ông Thiệu biết nhiều chuyện họ làm nhưng ông làm như không biết. Dựavào những tài liệu đă trích, chúng ta thấy cố TT Thiệu không hoàn toàn tin vào người Mỹ trong suốt sự nghiệp chính trị của. Ông chỉ dựa vào người Mỹ để đạt được những mục đích ông muốn. Và một trong những mục đích ông muốn thấy, là sự trường tồn của VN Cộng Ḥa (VNCH). Nếu TT Thiệu có tin vào người Mỹ, th́ ông không c̣n chọn lựa nào hơn là phải tin — và người duy nhất ông phải tin là cố Tổng Thống Richard M. Nixon.
Theo một sử gia của cơ quan CIA viết trong CIA and the Generals: Covert Support to Military Government in South Vietnam, Hoa Kỳ chỉ thật sự t́m hiểu và cố gắng bắt liên lạc với TT Thiệu từ tháng 7-1967, sau khi một số tướng lănh quan trọng trong Hội Đồng Quân Lực đồng ư cho ông Thiệu ra tranh cử tổng thống; ông Nguyễn Cao Kỳ, phó tổng thống, trong liên danh quân đội duy nhất trong cuộc bầu cử tổng thống đầu tiên của nền Đệ Nhị Cộng Ḥa. Những báo cáo của DIA, CIA, và của Đại Sứ Ellsworth Bunker gởi về Hoa Thịnh Đốn cho thấy tin tức t́nh báo Mỹ có thể biết nhiều về ông Kỳ, hay những thẩm quyền VNCH khác, nhưng họ hoàn toàn không biết ǵ về ông Thiệu — hay ư định của ông Thiệu trong tương lai xa, gần. Một thí dụ khác về sự hiểu biết của người Mỹ về cá nhân ông Thiệu: Trong buổi thuyết tŕnh cho Tổng Thống John Kennedy ngày 28 tháng 8-1963, khi nói về hai phe ủng hộ và chống Tổng Thống Diệm, Đại Tá Nguyễn Văn Thiệu được ghi nhận là “người thân với ông Ngô Đ́nh Nhu,” và đang có thái độ ủng hộ chánh phủ của Tổng Thống Diệm Một báo cáo khác đến từ Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ (dĩ nhiên tin tức từ Ṭa Đại Sứ Hoa Kỳ ở Sài G̣n) đề ngày 30 tháng 10-1963 — hai ngày trước khi đảo chánh — trong đó vẫn ghi thái độ của chỉ huy trưởng Sư Đoàn 5 Bộ Binh (Đại Tá Thiệu) “vẫn chưa xác định được.” Điều này cho thấy sự kín đáo của ông Thiệu về thái độ đối với mọi người chung quanh. Căn cứ vào sử liệu sau ngày đảo chánh 1 tháng 11-1963, chúng ta biết chắc chắn ông Thiệu đă đ̣i hỏi, hay được hứa hẹn, khi t́nh nguyện tham gia đảo chánh. V́ nếu ông Thiệu không đ̣i hỏi được tưởng thưởng xứng đáng th́ ông đă không t́nh nguyện dùng đơn vị của ông tấn công các điểm kháng cự ở dinh tổng thống.
Dưới mắt một số người Mỹ, TT Thiệu là một người dè dặt, cẩn thận, kín đáo. Dưới mắt một số người khác th́ TT Thiệu có tánh bài ngoại (xenophobia), và sự ngờ vực về người Mỹ đă làm cho ông luôn luôn lo sợ một cách vô lư (paranoia) (những từ xenophobia, paranoia là nguyên văn trong bản báo cáo). Sự nghi ngờ của TT Thiệu về đường lối và chủ đích của Hoa Kỳ ở VN không phải không có lư do. Từ sau cuộc đảo chánh Tổng Thống Diệm 1963 cho đến khi ông Thiệu trở thành tổng thống, ông Thiệu chứng kiến nhiều kế hoạch bí mật mà người Mỹ đă xử dụng để khuynh đảo nội t́nh VN.
Những kế hoạch “kín” của CIA nói riêng, và của đường lối của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nói chung, không nhất thiết phù hợp với đường lối của chánh phu? VNCH. Trong cương vi. Chủ Tịch
Ủy Ban Lănh Đạo Quốc Gia, từ năm 1967 TT Thiệu đă chứng kiến áp lực của Hoa Kỳ khi họ quyết định “xé lẽ” và liên lạc riêng với Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (MTGPMN). Với lư do là họ muốn xâm nhập nhân sự bên trong MTGPMN, người Mỹ yêu cầu thẩm quyền VNCH thả một số nhân sự quan trọng của MTGPMN mà VNCH đang cầm tù. Thẩm quyền Hoa Kỳ lần lược làm
áp lực với tướng Nguyễn Ngọc Loan, tướng Kỳ, và tướng Thiệu cho đến khi chánh phu? VNCH thoả măn một phần đề nghị của họ.
Hoa Thịnh Đốn và phần lớn các thẩm quyền Mỹ ở VN đều ủng hô. Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ như một nhà lănh đạo, sau khi Đại Tướng Nguyễn Khánh bị lưu đày ra khỏi nước. Nhưng
thẩm quyền Mỹ bị ngỡ ngàng, bối rối, sau khi Hội Đồng Quân Lực chấp thuận liên danh tổng thống-phó tổng thống Nguyễn Văn Thiệu-Nguyễn Cao Kỳ trong năm bầu cử 1967. Biến cố này làm người Mỹ và sửng sốt v́ khi nhóm ông Kỳ để cho ông Thiệu làm tổng thống là chuyện không thể xảy ra, hay ít ra là người Mỹ đă không tiên đoán được điều đó. ( ư kiến của tướng Loan khi ông Kỳ chịu đứng vai phó tổng thống là, ông Kỳ đă điên nên mới làm như vậy).
Sau khi ông Thiệu trở thành tổng thống, người Mỹ dồn mọi liên lạc, xâm nhập, để t́m hiểu thêm về ông Thiệu. Nhưng tài liệu của CIA tự thú là họ thất bại. Khi không t́m được liên lạc để biết thêm về cá tính và đường lối suy nghĩ của TT Thiệu, CIA không c̣n cách nào khác hơn là phải xử dụng phương tiện bất chánh: nghe lén và thâu thập tin tức bằng phương tiện điện tử. Đúng như vậy, trong tài liệu giăi mật mới nhất, CIA thú nhận trên giấy trắng mực đen là họ đă dùng phương tiện nghe lén để t́m hiểu, tiên đoán về ư định của TT Thiệu. Từ giữa năm 1968 trở đi, CIA xử dụng phương tiện nghe lén nhiều hơn khi TT Thiệu hoàn toàn củng cố thế lực và thay đổi hầu hết phe phái của ông Kỳ trong quân đội. Trước đó, tài liệu CIA cho biết họ thâu thập tin tức về nhân sự và đường lối của VNCH qua một số cộng sự viên và tướng lănh thuộc chung quanh ông Kỳ. Nhưng từ tháng 6-1968 trở đi, sau khi một số sĩ quan thân cận với tướng Kỳ bị tử thương trong vụ bắn lầm ở Chợ Lớn; và khi ông Kỳ bị gởi qua Paris vào đâu năm 1969, làm quan sát viên trong cuộc ḥa đàm, CIA mất đi tất cả những liên lạc họ có để thâu thập tin tức về VNCH. Không xâm nhập và gây ảnh hưởng được thẳng với ông Thiệu, CIA quay sang gây ảnh hưởng với hai cộng sự viên tin cẩn nhất của TT Thiệu: Trung Tướng
Đặng Văn Quang và Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm. CIA cho biết, đôi khi thẩm quyền Mỹ không thuyết phục được TT Thiệu, nhưng khi họ dùng ông Khiêm và tướng Quang “chuyển lời” thuyết phục, th́ TT Thiệu lại nghe theo. “Dùng liên lạc từ tướng Quang để gây ảnh hưởng với TT Thiệu là phương thức hiệu quả nhất,” tài liệu CIA nhận xét như vậy.
TT Thiệu biết CIA thâu âm và nghe lén bên trong Dinh Độc Lập. Ông cũng biết một số nhân viên chung quanh ông làm liên lạc viên cho CIA. Nhưng ông yên lặng, làm như không quan tâm. Trong thực tế, ông lợi dụng những công cụ đó để “chuyển lời” lại với thẩm quyền Mỹ ư nghĩ thật sự của ông — và đôi khi ư nghĩ giả dối để đánh lừa người Mỹ. CIA đi đến kết luận này v́ qua nhiều trường hợp, ông Thiệu đă không giữ được sự tức giận và nói thẳng với thẩm quyền Mỹ những ǵ ông biết về hoạt động sau lưng của họ. ông đă nó thẳng với CIA là chẳng những họ đă dung túng, chứa chấp Thượng Tọa Thích Trí Quang trong khuôn viên ṭa đại sứ, họ c̣n cung cấp ngân khoản tài chánh, để cho thượng tọa huấn luyện thêm tín đồ đối lập với chánh phu? VNCH. Và sau hai lần bị áp lực thả tù nhân cao cấp của MTGPMN, ông Thiệu chua chát nói với người Mỹ, “Đất nước này [VNCH] không tiến lên được, v́ một đằng là sự xâm nhập của CS Bắc Việt; đằng kia là sự xâm nhập của CIA vào cơ cấu chánh phủ [VNCH].” Về sự liên lạc bí mật của Mỹ với MTGPMN, ông Thiệu nói, “không chừng ṭa đại sứ đang chứa chấp Việt Cộng mà tôi cũng không biết.”
Thẩm quyền CIA rất lo ngại về những quan sát “quá đúng” của TT Thiệu. CIA lo ngại đến đô. Trưởng Vụ Viễn Đông của CIA, William Ẹ Nelson, phải viết một báo cáo cho Giám Đốc CIA, Richard Helms, nói nên cẩn thận với TT Thiệu, v́ nếu có chuyện bất ḥa (giữa Hoa Kỳ và TT Thiệu) xảy ra, TT Thiệu có thể tiết lộ tất cả chuyện làm của CIA
cho công luận biết.
Năm 1968 và 1969 là hai năm mà TT Thiệu và CIA/chánh phu? Mỹ có nhiều va chạm. Chánh phu? Lyndon Johnson rất bực tức khi biết TT Thiệu đang ngấm ngầm ủng hộ ứng cử viên Richard Nixon qua trung gian bà Anna Chennault. Ngược lại, cũng từ affair đó, TT Thiệu được Đại Sứ Bùi Diễm thông báo là Hoa Kỳ đă nghe lén hầu hết những đối thọai giữa các thẩm quyền VNCH, ở trong cũng như ngoài nước. Tài liệu CIA cũng cho biết trong hơn hai tháng cuối năm 1968 đầu năm 1969, TT Thiệu từ chối đối thoại với thẩm quyền Hoa Kỳ v́ những lư do kể trên.
Năm 1969 liên hệ bất thân thiện giữa CIA và TT Thiệu gia tăng khi TT Thiệu ra lệnh truy tố Dân Biểu Trần Ngọc Châu ra ṭa về tội liên lạc với CS. Ông Trần Ngọc Châu không xa lạ ǵ với CIA Mỹ trong những năm 1965-67. Ông được sự cảm phục của CIA cho đến khi họ bi. TT Thiệu trói tay. Khi c̣n là Tỉnh Trưởng Kiến Ḥa, ông Châu là người phát họa ra kế hoạch Hệ Thống Khiếu Nại Xă Ấp (Hamlet Census-Grievance System) để áp dụng song song với Chương Tŕnh Xây Dựng Nông Thôn. Hệ thống khiếu nại xă ấp cho phép người dân vừa thông báo với chánh quyền về những cán bô. Việt Cộng thâu thuế địa phương, đồng thời người dân cũng có thể khai báo cho thẩm quyền về những hành vi lạm dụng, mại quyền của viên chức chánh phủ xă ấp. Kiến Ḥa cũng là nơi đầu tiên ông Châu cho phép CIA thành lập các toán t́nh báo-bán quân sư. Thám Sát Tỉnh (Provincial Reconnaissance Unit), để triệt tiêu hạ tầng cơ sở địch. Sau Kiến Ḥa, ông Châu được đưa lên làm Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn Vũng Tàu. Nhưng v́ không hợp và không thành công trong chức vụ này, ông Châu xin giải ngũ, rồi ứng cử dân biểu. Trong thời gian làm dân biểu, ông Châu liên lạc với CIA xin ngân quỹ để thành lập một lực lượng chánh trị (mục tiêu chánh trị của ông Châu là sẳn sàng đối thoại với thành phần không CS của MTGPMN). Trong thời gian vận động, ông Châu có những tuyên bố ám chỉ ông được sự ủng hộ của CIA. …
Nghe những tuyên bố của ông Châu, với những bất thiện cảm về CIA, TT Thiệu quyết định “thấu cấy” ông Trần Ngọc Châu. TT Thiệu hỏi thẳng Trưởng Sở CIA Sài G̣n, Ted Shacley, là ông Châu có đang làm việc cho CIA hay không; và nếu chánh phủ bắt ông Châu về tội liên lạc với CS, th́ CIA có “vấn đề” ǵ không. Không thể giữ ông Châu và để mất ḷng TT Thiệu, Ted Shackley trả lời TT Thiệu có toàn quyền đối xử với ông Châu.
Cũng trong năm 1969, CIA được dịp “trả miếng” lại TT Thiệu qua vụ Huỳnh Văn Trọng và Vũ Ngọc Nhạ. Cuối năm năm 1968 đầu năm 1969, CIA khám phá một hệ thống t́nh báo CS đang hoạt động ở Sài G̣n. Từ đó họ phăng ra hai ông Trọng và Nhạ đang liên lạc và cung cấp tin tức cho CS. Trưởng Sở CIA Ted Shackley thông báo cho TT Thiệu sẽ bắt giữ trọn ổ. Trong sự bàng hoàng, TT Thiệu yêu cầu CIA bắt giữ và giải quyết chuyện đó một cách kín đáo — v́ nếu làm lớn chuyện, ông sẽ mắc cỡ với dân chúng là đă “nuôi ông tay áo” ngay tại trong Dinh Tổng Thống. Nhưng CIA không đồng đồng ư. Họ nói phải hành động theo ư họ và bắt trọn ổ, rồi đến đâu hay đến đó. Kế quả như chúng ta đă thấy, hơn 42 người liên hệ trong ổ gián điệp bị kết tội trước Ṭa Án Quân Sự.
Dù với tất cả sự nghi ngờ và lo sợ về thái độ của người Mỹ, TT Thiệu vẫn phải nhờ vào sự ủng hộ của người Mỹ để củng cố quyền lực và đạt được những mục tiêu mà ông muốn thấy. Đầu năm 1968, trong cao điểm cuộc tấn công Tết Mậu Thân của Bắc Việt, uy thế và tín nhiệm của TT Thiệu xuống mức thấp nhất. Trong thời gian ông cần sự giúp đỡ của Hoa Kỳ — vừa chống cộng, vừa chống thế lực của ông phó tổng thống. Được dịp đối thoại với TT Thiệu, CIA đă tài trợ một ngân khoảng khá lớn (khoảng 100 ngàn Mỹ kim một tháng, trong một thời gian 18 tháng) để ông TT Thiệu mua chuộc các đảng phái đối lập, và gây ảnh hưởng chánh trị ở Quốc Hội.
Từ năm 1970 trở đi, báo cáo về TT Thiệu chứa đụng nhiều dự đoán lạc quan với nhiều tỉnh từ tốt đẹp. Nhưng kinh nghiệm cho chúng ta thấy, người Mỹ chỉ làm bạn khi họ cần người bạn. Nếu sự thực tế đ̣i hỏi phải bỏ người “bạn,” phải thay đổi, th́ họ phải quyết định theo tinh thần “pragmatism” của người Mỹ. Trong hai tháng cuối cùng năm 1972,TT Thiệu, sau khi nói thẳng vào mặt Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Henry Kissinger, là “Tại sao tôi phải tin ông?” và , “Một tên Việt Cộng giao liên c̣n biết nhiều về những chi tiết thương lượng ở Ba Lê hơn là tôi,” th́ Hoa Kỳ đă quyết định kết thúc liên hệ của họ ở VN. Ông Thiệu tin vào những lời hứa cá nhân của Tổng Thống Richard Nixon khi kư Hiệp Định Ba Lê, không phải v́ ông tin vị tổng thống Hoa Kỳ: Ông tin v́ phải tin; v́ không c̣n chọn lựa nào khác. Ông bị hăm dọa để tin vào người Mỹ.
* Liên hệ với các tướng lănh VNCH
Một số tác gia? Mỹ và Việt dùng tỉnh từ “khôn vặt” cho TT Thiệu. Khảo sát cuộc đời của TT Thiệu, người viết không nghĩ TT Thiệu chỉ khôn vặt. Sự khôn ngoan của TT Thiệu cao hơn
khôn vặt nhiều. Chỉ bảy năm sau ngày ra trường (1949-1956) ông đă trở thành chỉ huy trưởng một trường đào tạo sĩ quan (Vơ Bị Liên Quân Đà Lạt). Với không hơn 18 năm quân vụ (tính
đến ngày ông trở thành tổng thống) và tổng cộng 15 tháng thụ huấn quân sự (tổng cộng thời gian ở Vơ Bị Huế; trường Coetquidan, Pháp; Tham Mưu, Hà Nội …), TT Thiệu phải là một người khôn hơn “khôn vặt” khi ông loại trừ những đối thủ chính trị và quân sự để nắm quyền lănh đạo quốc giạ
Nh́n qua sự nghiệp chính trị của cố TT Thiệu, chúng ta thấy TT Thiệu có những đức tín cần thiết để “biết” mà sống.Ít tuyên bố ngoài công cộng và kín đáo với những ư nghĩ hay kế hoạch, TT Thiệu có được tánh tốt cần thiết cho những quân nhân làm chánh trị trong những năm xáo trộn 1964-67.
Từ năm 1964 – sau khi tướng Nguyễn Khánh “chỉnh lư” và chiếm quyền từ tướng Dương Văn Minh – cho đến tháng 7-1967, ông Thiệu chứng tỏ được sự khôn ngoan so với các tướng lănh trên và dưới. Trong khi hầu hết các tướng lănh đàn anh hoặc bị giải nhiệm, lưu đày, hay giam lỏng, ông Thiệu dần dần lấy được sự tín nhiệm của đa số quân nhân qua sự kiên nhẩn và mềm mỏng khi giao thiệp. Nếu ông Thiệu đă xử dụng những mánh khoé về ngoại giao và chính trị để trở thành tổng thống vào tháng 10-1967, th́ những mánh khoé đó phải hiệu nghiệm cho sự sống c̣n của giới tướng lănh chính trị trong bốn năm xáo trộn 1964-67. Không nhiều th́ ít, chắc chắn tướng Thiệu phải có ư kiến về số tướng lănh bị lưu đày hay bị giải ngũ – và tất cả các vị tướng đó đều thâm niên hơn ông về cấp bậc (lên cấp tướng trước, sau). Vị tướng cuối cùng, Nguyễn Hữu Có, thâm niên cấp bậc cùng ngày với ông Thiệu (lên thiếu tướng ngày 2 tháng 11-1963), sau một chuyến công du ở Đài Loan năm 1967, bị cấm trở về nước (đến tháng 1-1970 được chính tổng thống Thiệu cho phép hồi hương).
Cuộc bầu cử năm 1967 là một thí dụ về sự ngôn ngoan của ông Thiệu. Trong cuộc bầu cử đầu tiên của nền Đệ Nhị Cộng Ḥa, tháng 10-1967, cả hai ông Chủ Tịch Ủy Ban Lănh Đạo Quốc Gia (Thiệu) và Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương (Kỳ) đều muốn ứng cử tổng thống không ai chịu ứng cử như phó tổng thống. Cả quyết liệt đến độ tuyên bố sẽ tách ra đứng riêng liên danh tổng thống. Nhưng hội đồng tướng lănh không muốn thấy sự chia rẽ giữa hai người lănh đạo quân đội. Và nếu ứng cử riêng liên danh, chưa chắc mỗi họ thắng được những liên danh dân sự. Đầu tháng 7-1967, sau hơn 48 tiếng đồng hồ nghị luận giữa các tướng lănh trong Hội Đồng Quân Lực, hội đồng đề nghị hai người sẽ đứng chung liên danh: Ông Thiệu, ứng cử tổng thống; ông Kỳ, phó tổng thống. Nhưng để đền bù lại, ông Kỳ sẽ có toàn quyền bổ nhiệm Thủ Tướng và các Tổng Bộ Trưởng của nội các; cũng như các tư lệnh quân sự trọng yếu. Ông Thiệu đồng ư và kư tờ cam kết với các tướng lănh. Dưới mắt mọi người qua, với những điều kiện đó, ông Thiệu sẽ trở thành một tổng thống bù nh́n không thực lực. Nhưng nếu nh́n xa hơn, chúng ta thấy sự khôn ngoan của ông Thiệu: Chiếu theo Hiến Pháp, tổng thống lúc nào cũng có toàn quyền; hứa với nhau bằng miệng hay kư giấy cam kết không thay đổi được qui định của hiến pháp. Hơn nữa, với tánh t́nh rất bốc đồng, trong tương lai ông Kỳ sẽ mất đi nhiều đồng minh trong quân đội. Với suy luận đó, ông Thiệu tạm thời chịu “nhường,” và kiên nhẩn chờ thế lực của phía ông Kỳ suy tàn.
Triệt tiêu được thế lực của ông Kỳ, nhưng từ năm 1969 trở đi, TT Thiệu dấp phải một lỗi lầm về liên hệ trong hệ thống quân giai, về chiến lược và chiến thuật, khiến các sĩ quan tuớng lănh không c̣n kính trọng ông như là một thủ lănh. Để củng cố thế lực, năm 1968 TT Thiệu triệu hồi Đại Tướng Trần Thiện Khiêm về nước, bổ nhiệm làm phó thủ tướng kiêm tổng trưởng nội vụ, rồi thủ tướng kiêm tổng trưởng quốc pḥng sau khi Thủ Tướng Trần Văn Hương từ chức. Cùng năm, ông đưa tướng Đỗ Cao Trí về làm Tư Lệnh Vùng III. Tháng 7-1970 ông ban hành một sắc lệnh, thay đổi cơ cấu quân sự trong tương quan giữa Bộ Tổng Tham Mưu và Quân Đoàn/Quân Khụ Nói một cách khác, đến cuối năm 1970, các tướng lănh đă “vào hàng” theo lệnh TT Thiệu. Nhưng để bảo vệ quyền lực và pḥng hờ những biến động có thể xảy ra, TT Thiệu tập trung quyền lực trong tay — về hành chánh cũng như về quân sự — hành động này đă gây những phẩn nộ ngấm ngầm trong giới quân đội. Sự lo sợ đảo chánh khiến cho TT Thiệu giữ lại một số tướng lănh lẽ ra ông phải cho họ giải ngũ từ lâu. Cũng v́ sợ đảo chánh, ông có những liên hệ với một số tướng lănh mà qua sự quan sát bên ngoài, không hợp với quân phong, quân kỷ. Rất nhiều thí dụ cho thấy TT Thiệu bất cấn hệ thống quân giai và chỉ huy quân đội thẳng từ Dinh Độc Lập: Trong cao điểm của cuộc hành quân Lam Sơn 719, Trung Tướng Lăm xin được từ chức v́ ông không đủ quyền lực và sự ủng hộ của TT Thiệu
để ra lệnh cho hai tướng Dư Quốc Đống và Lê Nguyên Khang. Cũng trong buổi họp đó, tướng Viên một lần nữa xin từ chức. Nhưng TT Thiệu không hành động. Không phải TT Thiệu có “vấn đề” khi cho hai vị tướng này giải ngũ; nhưng ông thấy khó để t́m những sĩ quan khác trung thành với ông, thay vào chổ của hai vị tướng này. Một thí dụ khác là khi ông ra quân lệnh bắt giữ Chuẩn Tướng Vũ Văn Giai trong khi Quảng Trị thất thủ tháng 5-1972. Thay v́ chỉ cần “đề nghị” với Tổng Tham Mưu Trưởng, hay Tư Lệnh Vùng truy tố tướng Giai theo đúng tinh thần của hệ thống quân giai, ông Thiệu đích thân ra quân lệnh từ Phủ Tổng Thống. Lối xử dụng quyền hạn như vậy gây nhiều bất măn trong quân đội — một tổ chức chỉ trường tồn trong hệ thống quân giai.
Trong hai năm sau cùng của VNCH, quyền chỉ huy quân đội càng lúc càng bị thu gọn vào Dinh Độc Lập. Quân đội VNCH bị thất thế trước lối chống Cộng mănh liệt và quyết tâm của TT Thiệu: Ông khăng khăng đ̣i hỏi quân đội – một quân đội càng ngày càng yếu v́ thiếu viện trợ – phải triệt để bảo vê. Chủ Trương Bốn Không mà ông đă đề ra vài năm trước.
Một không trong bốn không này là “không nhượng đất” cho CS. Nhưng với số quân viện càng ngày càng ít hơn, khả năng cơ động của quân lực không c̣n nữa. Phí tổn để bảo vệ những tiền đồn ở xa trở nên quá tốn kém. Nhưng tổng thống Thiệu vẫn quyết liệt với chủ trương không nhượng đất – dù những phần đất không có một lợi ích ǵ về chiến thuật hay chiến lược. Khi VNCH mất Phước Long vào cuối năm 1974, tổng thống Thiệu có thay đổi đôi chút chủ trương không nhượng đất của ông. Nhưng đến lúc đó th́ quá trể. Tháng 3-1975, sau khi CSVN chiếm Ban Mê Thuột, chỉ trong ba tuần tổng thống Thiệu đơn thân quyết định một số kế hoạch quân sự chiến lược vô cùng tai hại, để đưa đến sự thất thủ hoàn toàn của VNCH hơn một tháng sau.
Sau khi Đà Nẵng thất thủ vào cuối tháng 3, và ngay ngày ba sư đoàn CSBV đánh vào Xuân Lộc, Đại Tướng Viên có làm một phiếu đệ tŕnh lên TT Thiệu, xin phép thành lập một Quân Đoàn Dă Chiến, với thẩm quyền điều khiển hai quân chủng Không Quân và Hải Quân. Người viết không t́m được sử liệu cho biết phản ứng của TT Thiệu về phiếu đệ tŕnh của tướng Viên.
Nhưng đến ngày 12 tháng 4, mà tướng Viên mới đề nghị như vậy th́ quá trễ. Điều này cho chúng ta thấy: (a) Bộ Tổng Tham Mưu VNCH không có thẩm quyền như danh xưng, và (b) TT Thiệu thật sự điều khiển Quân Lực VNCH thẳng từ quyền lực tổng thống, bất chấp hệ thống quân giai. Một trong hai — hay cả hai — sự kiện đó có thể là những yếu tố đưa đến sự thất thủ của VNCH.
Nguyễn Kỳ Phong
http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/
http://nguoidalat.informe.com/forum/
http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/