US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn
NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn
Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám
Mặt Trận Ban Mê Thuột Ngày 10-3-1975
Cao nguyên ngày N-1
Ngày N-1 của mặt trận Cao nguyên là ngày 9 tháng 3/1975, ngày Cộng quân gia tăng
áp lực khi mở trận tấn công đánh chiếm quận lỵ Đức Lập(tỉnh Quảng Đức). Từ diễn
biến này, Thiếu tướng Phạm Văn Phú, Tư lệnh Quân đoàn 2 &Quân khu 2, đă bay đến
Ban Mê Thuột để thị sát t́nh h́nh và họp với
Chuẩn tướng Lê Trung Tường, Tư lệnh
Sư đoàn 23 Bộ binh (lúcbấy giờ là Tư lệnh Mặt trận Nam Pleiku), các Tỉnh
trưởng/Tiểu khu trưởng Darlac và Quảng Đức. Cuộc họp diễn ra tại Trung tâm Hành
quân bộ Tư lệnh Sư đoàn 23 Bộ binh, kéo dài từ 12 giờ trưa đến 5 giờ chiều.
Sau khi nghe Trung tâm Hành quân tŕnh bày t́nh h́nh ở Đức Lập, Thiếu tướng Phú
quay sang Đại tá Phạm Văn Ngh́n, Tỉnhtrưởng/Tiểu khu trưởng Quảng Đức, cho những
chỉ thị cần thiết, và ra lệnh cho vị tỉnh trưởng này bay về ngay tỉnh lỵ để đôn
đốc chỉ huy các đơn vị chuẩn bị đối phó với t́nh h́nh mới. Thiếu tướng Phú nói
với Tỉnh trưởng Quảng Đức rằng trong trường hợp Quảng Đức bị tấn công, ngoài Liên
đoàn 24 Biệt động quân đang tăng phái cho tỉnh này, ông sẽ tăng cường thêm quân
để chận địch. Ông nhấn mạnh với Đại tá Ngh́n: "Lệnh Tổng thống phải giữ Quảng
Đức bằng mọi giá."
Đại tá Ngh́n vừa rời pḥng họp, Thiếu tướng Phú ra lệnh cho Thiếu tá Nguyễn Văn
Hóa, sĩ quan tùy viên , lo chuẩn bị bản đồ các mặt trận để ông họp tiếp tại văn
pḥng Tư lệnh Sư đoàn 23 Bộ binh với Chuẩn tướng Trường và Đại tá Vũ ThếQuang,Tư
lệnh phó Sư đoàn 23 Bộ binh, Đại tá Nguyễn TrọngLuật, Tỉnh trưởng/Tiểu khu
trưởng Darlac. Trong cuộc họp, Thiếu tướng Phú đă hỏi Chuẩn tướng Trường là nhận
định thế nào về tin tức t́nh báo cho rằng sư đoàn F 10 CSBV đă về Quảng Đức, và
trong trườnghợp như thế, có nên rút bớt lực lượng Sư đoàn 23 Bộ binh đang hành
quân tại Pleiku về tăng cường cho mặt trận ở Quảng Đức và Ban Mê Thuột không?
Chuẩn tướng Trường đă tŕnh với Thiếu tướng Phú rằng có thể có một phần của 2 sư
đoàn F-10 và sư đoàn 320CSBV đă về hoạt động tại hai tỉnh này, nhưng Tướng
Trường không tin rằng toàn bộ sư đoàn F10 đă di chuyển về Quảng Đức. Tư lệnh Sư
đoàn 23 Bộ binh nhận định rằng có khả năng là sư đoàn CSBV này sẽ để lại 1 hoặc
2 trung đoàn để phối hợp với sư đoàn 968 CSBV từ Lào xâm nhập qua để mở mặt trận
tại Nam Pleiku.
Sau lời tŕnh bày của Chuẩn tướng Trường, Đại tá Luật báo cho Thiếu tướng Phú
biết là cách đây hai ngày trung đội Thám báo Tiểu khu Darlac đă phục kích bắt
được 2 tù binh CSBV tại một ấp Thượng cách tỉnh lỵ 10 km, trong đó có 1 sĩ quan
bị thương. Cả hai tù binh khai là thuộc bộ phần tiền thám của sư đoàn 320 CSBV.
Viên sĩ quan tù binh CSBV tiết lộ là sư đoàn 320 CSBV được lệnh chuẩnbị tấn công
Ban Mê Thuột. Theo đề nghị của Đại tá Luật, Thiếu tướng Phú đă cho gọi Trưởng
pḥng 2 Tiểu khu Darlac tŕnh bày chi tiết về cung từ của hai tù binh.
Trước những báo cáo của Tiểu khu Dralac, sau một lúc suy nghĩ để lượng định t́nh
h́nh, Thiếu tướng Phú ra lệnh cho Chuẩn tướng Trường bay về Pleiku trước để phối
trí lực lượng tại đây, chuẩn bị lực lượng tiếp ứng cho Quảng Đức khi tỉnh này bị
tấn công. Từ 4 giờ đến 5giờ chiều, Thiếu tướng Phạm Văn Phú họp tiếp với Đại
táQuang,được chỉ định làm Tư lệnh mặt trận Ban Mê Thuột, và Đại tá Luật về kế
hoạch bảo vệ tỉnh lỵ tỉnh Darlac. Trong giờ cuối cùnghọp với tướng Phú, Đại tá
Vũ Thế Quang đă tŕnh bày sự phối trílực lượng như sau:
-Pḥng thủ phía Bắc: Trung tâm huấn luyện Sư đoàn 23 Bộ binh.
-Pḥng thủ phía Đông: Bộ chỉ huy chi khu Ban Mê Thuột và đơn vịĐịa phương quân
thống thuộc chi khu.
-Lực lượng phía Tây-khu vực trọng yếu và nguy hiểm nhất có hậu cứcủa tiểu đoàn
của Thiết đoàn 3 Thiết kỵ và kho đạn Mai Hắc Đế.Ngoài ra, doanh trại các tiểu
đoàn Pháo binh, Công binh, Truyền tin thống thuộc Sư đoàn 23 bộ binh đóng gần
thị xă đều tận dụngquân số tại hàng để tổ chức pḥng ngự trong phạm vi trách
nhiệm.Lực lượng trừ bị cho thị xă Ban Mê Thuột là lực lượng Trung đoàn53 Bộ binh
(trung đoàn trừ, chỉ có 2 tiểu đoàn), án ngữ tại phitrường Phụng Dực. Riêng về
trách nhiệm của Tiểu khu Darlac, Đại tá Nguyễn Trọng Luật đă cho điều động Tiểu
đoàn 204 Địa phương quân đang đóng tại Ban Don về thị xă. Việc di chuyển không
phảidễ dàng v́ phải trưng dụng tất cả các quân xa trong toàn thị xă Ban Mê Thuột
mới đủ quân xa để vận chuyển cả một tiểu đoàn.
* 2 giờ sáng ngày 10/3/1975: Mặt trận Ban Mê Thuột bùng nổ
Đúng 2 giờ sáng ngày 10 tháng Ba/1975, Cộng quân khai hỏa tấncông vào Ban Mê
Thuột. Tiếng pháo kích rền vang trong thị xă này đến 4 giờ sáng. Sau đó, Cộng
quân đă sử dụng chiến thuật tiền pháo hậu xung tấn công chiếm kho đạn Mai Hắc Đế
ở phía Tây. Đơn vị trú pḥng đă chống trả mănh liệt và bảo vệ được kho đạn. Về
phíaBắc, Đài Truyền tin của Không quân cũng bị tấn công. Đến 7 giờsáng Cộng quân
ngưng pháo kích vào thị xă nhưng đă điều động bộ binh và thiết giáp tiến vào thị
xă và khai triển lực lượng xungquanh nhà thờ thị xă.
Để tiện phối hợp trong việc chỉ huy, Đại tá Nguyễn Trọng Luật đă xin Thiếu tướng
Phạm Văn Phú cho ông được qua ở chung với Đại táVũ Thế Quang. Đề nghị của Đại tá
Luật được tướng Phú chấp thuận.Sự lo ngại của Đại tá Quang và Đại tá Luật là
chiến xa Cộng quân đă lọt vào thị xă. Từng là Tư lệnh 1 Lữ đoàn Kỵ binh, Đại tá
Luật thấy rơ hỏa lực tấn công của địch một khi có thiết giáp tham chiến. Tuy
nhiên cả Đại tá Quang và Đại tá Luật vẫn hy vọng ở sự yểm trợ của Không quân
VNCH khi trên bầu trời Ban Mê Thuột đă xuất hiện những phi cơ L 19 và các phản
lực cơ chiến đấu. Tinh thần của quân sĩ trú pḥng lên cao. Các đoàn chiến xa của
Cộngquân từ hướng bắc tiến về phía Nam đă bị các đơn vị Địa phương quân của Tiểu
khu Darlac đánh chận lại.
Cộng quân thay đổi chiến thuật tấn công: Trưa ngày 10/3/1975, đối phương đă pháo
kích dồn dập vào bộ chỉ huy tiểu khu và một số vị trí trọng yếu trong thị xă,
trong đó có cả bản doanh bộ Tư lệnh Sư đoàn 23 Bộ binh. Hệ thống truyền tin tại
bộ chỉ huy Tiểu khu bị trúng đạn pháo, hư hại nặng. Trước t́nh h́nh đó, Thiếu tá
Hy, trưởng pḥng 3 Tiểu khu, xin Đại tá Luật cho di chuyển bộ tham mưu ra khỏi
vị trí. 13 giờ 30, Thiếu tá Hy báo cáo Cộng quân tập trung pháo binh bắn vào
doanh trại bộ chỉ huy, sau đó chiến xa và bộ binh Cộng quân tràn vào hệ thống
pḥng thủ. 2 giờ chiều cùng ngày, Cộng quân tràn ngập vào doanh trại này. Đại tá
Nguyễn Trọng Luật liền khẩn báo cho Thiếu tướng Phạm Văn Phú. Tướng Phú ra lệnh
cho trực thăng vận Liên đoàn 21 Biệt động quân xuống Ban Mê Thuột để tái chiếm
doanh trại bộ chỉ huy Tiểu khu. Đúng 17 giờ, đoàn trực thăng đă đến gần thị xă
nhưng không đáp xuống được v́ hỏa lực pḥng không của Cộng quân.
Cuối cùng, vào lúc 18 giờ, Bộ Tư lịnh QĐ 2 quyết định thay đổi vị trí băi đổ
quân. Liên đoàn 21 BiệtĐộng Quân được thả xuống trong khu vực Bộ Chỉ huy Chi khu
Buôn Hô rồi từ đó di chuyển bằng đường bộ tiến vào thị xă Ban Mê Thuột.
Về trận chiến quanh thị xă Ban Mê Thuột, sau những trận tấn công cường tập vào
một số vị trí trong yếu quanh ṿng đai Ban Mê Thuột trong sáng ngày 10/3/1975,
CQ đă điều động một trung đoàn mở cuộc tấn công lần thứ 2 vào kho đạn Mai Hắc
Đế,một căn cứ được xem là tiền đồn của thị xă Ban Mê Thuột, có 1 diện tích rất
rộng với hệ thống tuần tiểu bên ngoài dài hơn 15 km. CQ đă chiếm trại, nhưng bị
tổn thất nặng trước tinh thần chiến đấu quyết tử của lực lượng trú pḥng. Sau đó
CQ đă tung lực lượng chiếm các doanh trại gần đó như Tiểu đoàn 23 truyền tin,
Trungtâm huấn luyện Địa phương quân, Đơn vị hành chánh tài chánh...
Tại phi trường Phụng Dực, ngay từ ngày 10/3/1975, CSBV đă điều động 2 Trung đoàn
thuộc sư đoàn 320 và 1 tiểu đoàn chiến xa tấn công cường tập vào tuyến pḥng thủ
của Trung đoàn 53 Bộ binh. Đây là trung đoàn tăng phái cho Quảng Đức vừa được
điều động về Ban Mê Thuột, do phải bố trí một thành phần pḥng thủ chận địch ở
Thuận Mẫn (Đông Bắc Ban Mê Thuột), nên Trung đoàn chỉ c̣n lại 2 tiểu đoàn. Bị
tổn thất nặng trong các trận kịch chiến với CQ tại Quảng Đức, nên tổng quân số
của hai tiểu đoàn chỉ c̣n hơn 600 chiến binh. Rạng sáng ngày 11/3/1975, Cộng
quân đă mở đầu đợt tấn công thứ hai vào phi trường Phụng Dực bằng những trận
những đợt pháo kích dồn dập, sau đó, thiết giáp và bộ binh CQ ồ ạt xông lên. Lực
lượng pḥng ngự của Trungđoàn 53 Bộ binh đă b́nh tỉnh chống trả, chận đứng được
các đợt xung phong của địch quân. Các khẩu đội pháo binh 105 của lực lượng trú
pḥng đă bắn trực xạ vào các chiến xa T 54 của địch quân.
Theo báo cáo sơ khởi của các cánh quân bảo vệ Ban Mê Thuột th́ tính đến 6 giờ
chiều ngày 10/1975, CQ đă bị loại ra ngoài ṿng chiến khoảng 300 cán binh CSBV,
12 chiến xa T-54 Cộng quân bị bắn cháy.
14-3-1975: Tổng Thống Thiệu Quyết Định Bỏ Cao Nguyên
*Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ra quân lệnh triệt thoái lực lượng VNCH khỏi Cao
nguyên
Sau cuộc họp với Hội đồng AnNinh Quốc gia tại Dinh Độc Lập ngày 13/3/1975 có sự
tham dự củaTrung tướng Ngô Quang Trưởng-Tư lệnh Quân đoàn 1- để bàn về kếhoạch
tái phối trí lực lượng trong t́nh h́nh mới, sáng ngày 14tháng 3/1975, Tổng thống
Nguyễn Văn Thiệu cùng Thủ tướng Trần Thiện Khiêm, Đại tướng Cao Văn Viên, Trung
tướng Đặng Văn Quang, Phụ tá an ninh của Tổng thống đến Cam Ranh để họp với
Thiếu tướng Phạm Văn Phú, Tư lệnh Quân đoàn 2& Quân khu 2.
Tại cuộc họp kéo dài
gần 2 giờ, Tổng thống Thiệu ra lệnh cho Tướng Phú phải rút toàn bộ lực lượng Quân
đoàn 2 tại hai tỉnh Pleiku và Kontum về khu vực duyên hải miền Trung (Phú Yên và
Khánh Ḥa) để tái phối trí lực lượng phản công chiếm lại Ban Mê Thuột.
Khi được Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu hỏi nên rút quân theo trục lộ nào, Tướng Phú
đă tŕnh bày với Tổng thống Thiệu rằng các quốc lộ chính nối trong khu vực Cao
nguyên đă bị Cộng quân cắt đứt,chỉ c̣n liên tỉnh lộ 7B. Đây là con đường đá từ
Quốc lộ 14 rẽ ra phía nam cách thị xă Pleiku chừng 32 km, chạy theo hướng đông
nam, xuyên qua Hậu Bổn về Tuy Ḥa (tỉnh lỵ Phú Yên). Kế hoạch chọn liên tỉnh lộ
7B đă không được sự đồng ư của Đại tướng Viên v́ ông cho rằng đưa một quân đoàn
di chuyển trên một đoạn đường dài hơn 250 cây số mà không rơ t́nh h́nh an ninh là
một việc "quá sức liều lĩnh", tuy nhiên cuối cùng Tướng Viên cũng không t́m ra
được một con đường nào khác nên kế hoạch của tướng Phú đă đượcchấp thuận.
* Một chi tiết đặc biệt về lệnh triệt thoái Cao nguyên:
Chủ lực quân rút,
Địa phương quân ở lại...
Trên đường trở lại Pleiku, Tướng Phú đă tâm sự với thiếu tá Phạm Huấn-sĩ quan
Báo chí của tư lệnh Quân đoàn 2, là trong buổi họp ông đă khẩn khoản xin Tổng
thống Thiệu cho ông được tử thủ giữ Pleiku, nhưng đề nghị của ông đă không được
chấp thuận. Một chi tiết đặc biệt đă được Tướng Phú kể lại cho Thiếu tá Phạm Huấn
với nội dung như sau: Trong cuộc họp, Tổng thống Thiệu căn dặn tướng Phú rằng lệnh
triệt thoái là tối mật, từ cấp tỉnh trưởng/tiểu khu trưởng trở xuống không được
biết, có nghĩa là các lực lượng Địa phương quân vẫn ở lại chiến đấu, vẫn tiếp tục
làm việc với tỉnh trưởng, quận trưởng. Chỉ có toàn bộ chủ lực quân gồm Bộ
binh, Pháo binh, Thiết giáp, Công binh, Không quân là phải triệt thoái.
Trước quyết định của Tổng thống Thiệu, Tướng Phú đă lo lắng và hỏi lại: Thưa Tổng
thống, nếu Chủ lực quân, Thiết giáp, Pháo binh rút đi, làm sao Địa phương quân
chống đỡ nỗi khi Cộng quân đánh? Hơn 100 ngàn dân hai tỉnh Pleiku, Kontum, và gia
đ́nh anh em binh sĩ?
Tổng thống Thiệu trả lời: Th́ cho thằng Cộng sản số dân
dó.Với t́nh h́nh nặng nề hiện tại, ḿnh phải lo pḥng thủ, giữ được những vùng
dân cư đông đúc...mầu mỡ hơn là bị kẹt quá nhiều quân trên vùng Cao nguyên!
(Cuộc
triệt thoái Cao nguyên, tác giả PhạmHuấn, xuất bản 1987, ḍng thứ 1 đến ḍng thứ
6, trang 86).
Về phần Đại tướng Cao Văn Viên, khi về đến Sài G̣n, ông đă cho mời Chuẩn tướng
Trần Đ́nh Thọ, Trưởng pḥng 3 bộ Tổng Tham Mưu(TTM) và báo cho vị trưởng pḥng
này về các chi tiết đă được bàn trong buổi họp tại Cam Ranh. Tham mưu trưởng Bộ
TTM là trung tướng Đồng Văn Khuyên lúc ấy đang công tác ở ngoại quốc.
Cuộc hành
quân cũng được giữ bí mật tối đa do chính Tổng thống ra lệnh trực tiếp cho viên
tư lệnh chiến trường nên Bộ TTM không đượcquyền ra lệnh làm ǵ hết, kể cả việc
tái phối trí các đơn vị Không quân và lực lượng tăng phái cho Quân đoàn 2 tại
Pleku và Kontum.
Vào thời gian này, tại vùng Kontum và Pleiku chỉ c̣n
1 tiểu đoàn của Trung đoàn
44 thuộc Sư đoàn 23 BB, 5 Liên đoàn Biệt Động Quân QK 2, thiết đoàn 21 M 48, hai
tiểu đoàn pháo binh 175 mm và cácđơn vị yểm trợ như Liên đoàn 20 Công Binh Chiến
Đấu, Liên đoàn 231 Yểm trợ Tiếp Vận, kho đạn của Không quân và Lục quân với khoảng
20 ngàn tấn đạn, kho tồn trữ nhiên liệu với trữ lượng dùng trong 45 ngày và nhu
yếu phẩm và thực phẩm đủ dùng trong hai tháng.
Nhiệm vụ của Tướng Phú là làm sao
đưa hết được các đơn vị và tiếp phẩm này về Nha Trang và để từ đó mở cuộc phản
công tái chiếm lại Ban Mê Thuột.?!!!
* Cuộc họp của Thiếu tướng Phú về kế hoạch rút quân:
Theo lời ban tham mưu của Tướng Phú kể lại, vào lúc 5 giờ 10chiều ngày 14 tháng
3/1975, khi vừa từ Cam Ranh trở về, Tướng Phú triệu tập một cuộc họp khẩn cấp
tại chiếc bunker của ông, với thành phần tham dự gồm có: Chuẩn tướng Trần Văn
Cẩm, Phụ tá Hành quân; Chuẩn tướng Phạm Ngọc Sang, Tư lệnh Sư đoàn 6 Không
quân, Đại tá Phạm Duy Tất, Chỉ huy trưởng Biệt động quân Quân khu 1(gồm 5 liên
đoàn Biệt động quân), Đại tá Lê Khắc Lư, Tham mưu trưởng Quân đoàn 2 & Quân khu
2. Mở đầu cuộc họp đặc biệt này,tướng Phú đă thừa lệnh Tổng thống VNCH gắn cấp
Chuẩn tướng cho Đại tá Phạm Duy Tất. Ngay sau đó, ông tŕnh bày tóm tắt nội
dung cuộc họp tại Cam Ranh và chỉ định chuẩn tướng Trần Văn Cẩm và tân Chuẩn tướng
Phạm Duy Tất chỉ huy tổng quát cuộc rút quân khỏi Cao nguyên.
Kế hoạch cuộc chuyển quân được phổ biến vắn tắt: Tướng Phú và Bộ tư lệnh nhẹ sẽ
đi Nha Trang trước bằng trực thăng. Chuẩn tướng Tất chỉ huy toàn bộ các đơn vị
tham gia cuộc triệt thoái từ Kontum và Pleiku về Tuy Ḥa theo tỉnh lộ 7 B. Đại tá
Lê Khắc Lư được giao trách nhiệm điều động bộ tham mưu quân đoàn và các đơn vị yểm
trợ. Toàn bộ cuộc hành quân đặt dưới sự giám sát của chuẩn tướng Trần Văn Cẩm.
Theo kế hoạch do Tướng Phú đề ra, Liên đoàn 20 Công binh chiến đấu sẽ cho một
đơn vị đi đầu để làm thành phần tiên phong có nhiệm vụ sửa chữa cầu cống, đường
sá khi cần thiết. Các đơn vị thiết giáp được giao nhiệm vụ yểm trợ đoàn xe vận
tải. Các đơn vị Địa phương quân và Nghĩa quân trong khu vực đoàn quân đi qua
chịu trách nhiệm an ninh trục lộ. Đi cuối cùng là hai Liên đoàn Biệt động quân và
1 đơn vị thiết giáp. Các đơn vị cuối cùng này sẽ rời Pleiku vào ngày 19/3/1975.
Do cuộc chuyển quân rầm rộ với nhiều đơn vị và hàng trăm xe vận tải cùng nhiều
quân cụ nặng nên thời gian chuẩn bị phải mất hết 4 ngày liên tiếp, bắt đầu từ
ngày 16 tháng 3/1975.
Sau khi họp với các đơn vị trưởng, sáng ngày 15 tháng 3, Thiếu tướng Phú cùng với
một số sĩ quan được chọn lựa trong ban tham mưu bay về Nha Trang để tái tổ chức
lại bộ tư lệnh Quân đoàn ở đây. Cũng trong ngày này, Chuẩn tướng Cẩm và vài sĩ
quan thân cận bay đi Tuy Ḥa để chuẩn bị đón đoàn quân di chuyển từ Pleiku về.
Cũng trong ngày này, đă có một số quân xa bắt đầu rời Pleiku theo các toán nhỏ.
Như đă tŕnh bày ở trên, từ khi có cuộc tái phối trí được nêu ra trong cuộc họp
cho đến khi bắt đầu thực hiện, tất cả đều tiến hành một cách bí mật, không một
lời nào được tiết lộ, kể cả không cho các tỉnh trưởng của hai tỉnh Kontum và
Pleiku biết.
Tỉnh trưởng Pleiku nhờ ở gần bộ Tư lệnh nên được biết trước, c̣n tỉnh trưởng
Kontum th́ đến phút chót mới biết được và ông đă tháp tùng theo đoàn quân, nhưng
giữa đường th́ bị CQ bắn chết.
Ngày 16 tháng 3, đoàn xe đầu tiên của Quân đoàn 2 khởi hành ra khỏi thị xă Pleiku
như đă trù liệu. Nhưng khi chiếc xe cuối cùng vừa rời khỏi bến th́ tin này được
dân chúng biết. Vậy là mọi người vội vàng bỏ thành phố bằng bất cứ phương tiện
nào sẵn có, ngay cả chạy bộ, và mang theo bất cứ thứ ǵ có thể mang theo được. Sau
đó đoàn người từ Kontum cũng nhập vào thành một đoàn người cả quân lẫn dân kéo
dài dọc theo liên tỉnh lộ 7B đầy nguy hiểm. Cuộc chuyển quân của Quân đoàn 2
khỏi Pleiku bắt đầu...
Ngày 16-3-1975: Triệt Thoái Khỏi Cao Nguyên
* Ngày 16/3/1975: Chuẩn tướng Phạm Duy Tất tổng chỉ huy cuộc triệt thoái của
Quân đoàn 2 khỏi Cao nguyên.
Ngày 16/3/1975, thi hành quân lệnh của Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu đă ban
ra tại cuộc họp lịch sử ở Cam Ranh ngày 14-3-1975, Thiếu tướng Phạm Văn Phú, Tư
lệnh Quân đoàn 2/Quân khu 2, đă cho lệnh triệt thoái toàn bộ lực lượng Quân đoàn
2 khỏi 2 tỉnh Pleiku và Kontum của Cao nguyên Trung phần.
Theo phân nhiệm của Thiếu tướng Phạm Văn Phú, tân Chuẩn tướng Phạm Duy Tất, chỉ
huy trưởng Biệt động quân Quân khu 2, được ủy nhiệm tổng chỉ huy toàn bộ các đơn
vị triệt thoái.
(Trước đó, vào sáng ngày 15 tháng 3, Thiếu tướng Phú cùng với một số sĩ quan
trong Bộ Tư lệnh bay về Nha Trang để tái tổ chức lại Bộ tư lệnh Quân đoàn 2/Quân
khu 2 ở đây. Cũng trong ngày này, Chuẩn tướng Trần Văn Cẩm, Phụ tá Hành quân Tư
lệnh Quân đoàn 2 và vài sĩ quan thân cận bay đi Tuy Ḥa để chuẩn bị đón đoàn
quân triệt thoái từ Pleiku và Kontum về) .
Theo lịch tŕnh triệt thoái khỏi Cao nguyên, ngày 16 tháng 3/1975, một số đơn vị
tiếp vận, Pháo binh,Công binh của Quân đoàn 2 di chuyển trên 200 quân xa, với sự
yểmtrợ của một đơn vị Thiết Giáp, đă khởi hành ra khỏi thị xăPleiku, đây là lực
lượng đi đầu của của đoàn quân triệt thoái.
Sau thành phần đi đầu, lịch triệt thoái của các ngày kế tiếp như sau: vào ngày
17-3. các đơn vị Công binh, Pháo binh c̣n lại cùng Quân y với trên 250 xe sẽ di
chuyển vào ngày 17/3/1975 và cũng do Thiết giáp tháp tùng bảo vệ. Ngày
18/3/1975: Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2, đơn vị Quân cảnh, một phần của Bộ Tư lệnh Sư
đoàn 23 Bộ binh, cùng khoảng 200 quân nhân của Trung đoàn 44 Bộ binh triệt
thoái, và cũng được Thiết giáp đi theo bảo vệ. Ngày 19/3/1975: lực lượng đoạn
hậu gồm có Biệt động quân và đơn vị thiết giáp cuối cùng.
Theo lộ tŕnh, đoàn quân sẽ từ Pleiku di chuyển về phía Nam củaQuốc lộ 14 để đến
giao điểm QL 14 và Liên tỉnh lộ 7 cách thị xăPleiku khoảng 33 km đường chim bay
về phía Nam, từ giao lộ này đoàn quân sẽ tiếp tục di chuyển dọc theo liên tỉnh
lộ 7 B vềhướng Đông Nam, xuyên qua tỉnh lỵ Phú Bổn để về Tuy Ḥa.
* Tổng tham mưu trưởng Cao Văn Viên phân tích về liên tỉnh lộ 7B và cuộc rút
quân của Quân đoàn 2.
Trong phần tŕnh bày về cuộc họp tại Cam Ranh, VB đă lược tŕnh về quyết định
của Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu ra quân lệnh cho Thiếu tướng Phạm Văn Phú
triệt thoái Quân đoàn 2 khỏi Cao nguyên. Sau đây là những ghi nhận chi tiết về
quân lệnh này.
Tại cuộc họp Cam Ranh, khi nghe Thiếu tướng Phú chọn Liên tỉnh lộ 7B làm trục lộ
rút quân, Đại tướng Cao Văn Viên không đồng ư, vị Tổng tham mưu trưởng Quân lực
VNCH cho rằng đưa một quân đoàn di chuyển trên một đoạn đường dài hơn 250 cây số
mà không nắm rơ t́nh h́nh an ninh lộ tŕnh là "quá sức liều lĩnh", tuy nhiên
cuối cùng Đại Tướng Viên cũng không t́m ra được một trục lộ nên kế hoạch của
Thiếu tướng Phú đă được Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu và Hội đồng Quốc gia
chấp thuận.
Nhận định về địa h́nh liên tỉnh lộ 7 B, Đại tướng Cao Văn Viên phân tích rằng
ngoài trừ khúc từ Quốc lộ 14 đi Hậu Bổn c̣n dùng được, đoạn c̣n lại không biết
t́nh h́nh giao thông như thế nào.Tuy nhiên, có một điều mà Quân đoàn 2 biết
trước là cầu bắc qua sông Ba về phía nam Củng Sơn đă bị phá hủy hoàn toàn, không
thể sửa chữa được, và đoạn đường chót đến phía tây Tuy Ḥa th́ những vào năm trước
1973, lực lượng Đại Hàn hoạt động tại đây đă gài ḿn dày dặc.
Trong khi Đại tướng Viên lo ngại về lộ tŕnh rút quân, th́ Thiếu tướng Phú lại
tin tưởng về kế hoạch chuyển quân theo Liên tỉnh lộ 7B. Đây là con đường đá từ
quốc lộ 14 đi Hậu Bổn (có đèo Cheo Reo) về Tuy Ḥa sát biển. Đường này rất ghồ
ghề, đá lởm chởm và bị bỏ lâu không dùng đến. Giải thích về sự chọn lựa này,
Thiếu tướng Phú tŕnh bày rằng yếu tố bất ngờ đă khiến ông có dự tính như thế.
Thiếu tướng Phú chỉ yêu cầu Bộ Tổng tham mưu cung cấp phương tiện cầu nổi để qua
sông mà thôi. Với quyền hạn của một Tổng tham mưu trưởng, Đại tướngViên chấp
thuận ngay lời yêu cầu của Thiếu tướng Phú.
Nhận định về quyết định của Tổng thống Thiệu và kế hoạch chuyển quân của Thiếu
tướng Phú, Đại tướng Viên cho rằng "đưa một lực lượng cỡ quân đoàn với đầy đủ
quân cụ, quân xa và nhiều thứ khác trên một đoạn đường dài hơn 250 cây số qua
núi cao và rừng già trên vùng Cao nguyên mà không biết t́nh h́nh an ninh con
đường đó ra sao quả là một việc quá sức liều lĩnh. Có tạo được yếu tố bất ngờ
hay không là do khả năng di chuyển nhanh gọn. Nhưng là một người chỉ huy sáng
suốt th́ lúc nào cũng phải có sự cẩn trọng trước t́nh trạng là địch đang có mặt
hầu như cùng khắp tại khu vực đó".
Cũng trong buổi họp tại Cam Ranh, Đại tướng Viên đă nhắc nhở Thiếu tướng Phú về
những khó khăn và nguy hiểm sắp đến, cũng như biện pháp an ninh cần chuẩn bị.
Đại tướng Viên cũng đă đề cập đến sự thất bại của quân Pháp khi muốn rút quân từ
Lạng Sơn về đồng bằng trong năm 1947. Ông cũng nhắc đến hai cuộc chuyển quân của
hai binh đoàn Pháp trước năm 1954, theo đó một binh đoàn từ Thất Khê lên hướng
Bắc và một binh đoàn từ Cao Bằng di chuyển về hướng Nam, tất cả đều bị đánh tan
nát tại chân núi xung quanh Đông Khê, dọc theoQuốc lộ Thuộc Địa số 4. Về địa thế
và con đường mà Thiếu tướngPhú chọn để di chuyển quân đoàn 2 th́ vào tháng 6/
1954, Lựclượng Cơ động 100 nổi tiếng của quân đội Liên Hiệp Pháp tại ĐôngDương
đă bị thảm sát trên Quốc lộ 19 gần An Khê và số sống sót c̣n lại cũng bị tiêu
diệt tại Đeo Chu-Drek trên Quốc lộ 14. Theo Đại tướng Viên, đó là "những bài học
máu xương và thảm khốc nhất mà bất cứ vị chỉ huy nào cũng phải biết rơ v́ địa
thế hiểm trở củavùng Cao nguyên là vậy".
Về t́nh h́nh Ban Mê Thuột sau khi thất thủ vào ngày 11/3/1975, Đại tướng Viên
cho biết thêm: tại cuộc họp ở Cam Ranh, Tổng thống Thiệu chỉ hỏi một câu quan
trọng nhất liên quan đến số phận của Ban Mê Thuột, đó là Thiếu tướng Phú có thể
chiếm lại Ban Mê Thuột không. Những người tham dự đều biết trước là Thiếu tướng
Phú không khẳng định được điều này nên không có câu trả lời dứt khoát. Thiếu
tướng Phú chỉ yêu cầu tăng thêm viện binh. Quay sang Đại tướng Viên, Tổng thống
Thiệu hỏi xem c̣n lực lượng nào có thể tập trung đưa lên giải vây không. Hỏi vậy
nhưng chắc chắn ông biết rơ câu trả lời. Đại tướng Viên cho biết đơn vị cuối
cùng là Liên đoàn 7 Biệt Động Quân đă được phái lên Vùng 2 theo yêu cầu của
Thiếu tướng Phú. Lực lượng chủ chốt là Sư đoàn Nhảy Dù và Sư đoàn Thủy quân lục
chiến th́ đều ở Quân khu 1 từ năm 1972.
Theo lời Đại tướng Viên th́ vào giờ phút nghiêm trọng như vậy mà Bộ Tổng Tham
Mưu không thể nào tăng viện cho Quân khu 2 được. Tổng thống Thiệu hỏi như vậy là
để cho mọi người cùng hiểu thực trạng của quân đội như thế nào, và biết được
bước kế tiếp ông phải làm ǵ.Khi cuộc họp chấm dứt, th́ Tướng Phú xin riêng với
Tổng thống Thiệu bằng một giọng khẩn khoản rằng ông xin Tổng thống thăng cấp
chuẩn tướng cho Đại tá Phạm Duy Tất, Chỉ huy trưởng Biệt động quân Quân khu 2.
Kể lại sự việc này, Tướng Cao Viên ghi lại như sau: "Tôi không quen thân với Đại
tá Tất nhưng được nghe ông là người có khả năng, nhưng làm tư lệnh chiến trường
th́ không có bằng chứng nào chứng minh ông ta có khả năng. Tôi liền phản đối
ngay và nói rằng khi nào tái phối trí xong rồi mới nói đến. Tổng thống Thiệu tỏ
ra do dự nhưng thấy tôi nói có lư nên không đồng ư việc thăng cấp. Thế nhưng,
Thiếu tướng Phú khẩn khoản xin cho bằng được. Cuối cùng Tổng thống Nguyễn Văn
Thiệu cũng đồng ư thăng cấp Chuẩn tướng cho Đại tá Phạm Duy Tất.
TT Thiệu Bàn Kế Hoạch Giữ Đà Nẵng
* Cuộc họp mật ngày 19 tháng 3/1975 bàn về số phận 5 tỉnh miền Trung thuộc Quân
khu 1.
Sau 2 cuộc họp mật của Hội đồng An ninh Quốc gia tại Dinh Độc Lập vào các ngày
11 và 13 tháng 3/1975, vào ngày 19 tháng 3/1975, Tổng thống VNCH Nguyễn Văn
Thiệu lại mở cuộc họp đặc biệt để duyệt xét t́nh h́nh Quân khu 1. Cuộc họp bắt
đầu 11 giờ, ngoài các nhân vật đă tham dự hai cuộc họp trước (Tổng thống Thiệu,
Thủ tướng Khiêm, Đại tướng Cao Văn Viên, Trung tướng Đặng Văn Quang), c̣n có Phó
Tổng thống Trần Văn Hương tham dự. Trung tướng Ngô Quang Trưởng, Tư lệnh Quân
đoàn 1/Quân khu 1, cũng được gọi về Sài G̣n để dự cuộc họp này.
Theo lệnh của Tổng thống được chuyển đến Tư lệnh Quân đoàn 1 trước đó, Tướng
Trưởng tŕnh bày về kế hoạch rút quân của Quân khu 1 tập trung về Đà Nẵng để bảo
vệ thành phố trọng yếu này. Theo ghi nhận của Tướng Viên, kế hoạch của Tướng
Trưởng rất chu đáo và được tiến hành theo hai phương cách: phương cách thứ nhất
sử dụng Quốc lộ 1. Theo đó th́ có lực lượng VNCH từ Huế và từ Chu Lai cùng một
lúc rút về Đà Nẵng. Phương cách thứ hai: nếu địch cắt Quốc lộ 1 th́ sẽ rút quân
về tập trung tại ba nơi khác nhau: Huế, Đà Nẵng, Chu Lai. Tuy nhiên Huế và Chu
Lai chỉ là nơi tập trung tạm thời để sau đó các đơn vị được hải vận về Đà Nẵng,
kết thúc cuộc bố trí giữ Đà Nẵng. Như vậy, Đà Nẵng sẽ trở thành ốc đảo trong
ḷng địch để cố thủ bằng 4 sư đoàn (Sư đoàn 1, 2, 3 Bộ binh, Sư đoàn Thủy quân
Lục chiến) và 4 liên đoàn Biệt động quân.
Sáu giờ chiều ngày 19 tháng Ba, Trung tướng Trưởng trở lại Đà Nẵng. Khi phi cơ
ông vừa hạ cánh, th́ ông nhận được báo cáo khẩn cấp của Trung tướng Lâm Quang
Thi, Tư lệnh phó Quân đoàn 1, gọi từ bộ Tư lệnh Tiền phương Quân đoàn 1 ở Huế
vào. Tướng Thi báo rằng đại bác 130 ly của địch đang nă vào bản doanh của ông và
CQ đang tung đợt tấn công quy mô lớn bằng xe tăng để t́m cách vượt qua ṿng đai
pḥng thủ của lực lượng VNCH tại sông Thạch Hăn.
* Đại tướng Cao Văn Viên phân tích các quyết định của Tổng thống Nguyễn Văn
Thiệu về vận mệnh VNCH
Trước khi đưa ra những quyết định trong cuộc họp ngày 19 tháng 3/1975, Tổng
thống Nguyễn Văn Thiệu đă 2 lần họp mật với Hội đồng An ninh Quốc gia để duyệt
xét về t́nh h́nh tại Cao nguyên và miền Trung. Sau đây là những ghi nhận và phân
tích của Đại tướng Cao Văn Viên, Tổng tham mưu trưởng Quân lực VNCH về những
cuộc họp này.
Theo lời của Đại tướng Viên, một ngày sau khi Cộng quân tổng tấn công vào Ban Mê
Thuột, sáng ngày 11 tháng Ba, 1975, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đă mời Thủ tướng
kiêm Tổng trưởng Quốc Pḥng Trần Thiện Khiêm, Đại tướng Tổng tham mưu trưởng
QL.VNCH Cao Văn Viên, Trung tướng Đặng Văn Quang, Phụ tá An ninh của Tổng thống,
đến dinh Độc Lập để ăn sáng và họp. Sau khi ăn và uống cà phê xong, các nhân
viên phục dịch đi hết, Tổng thống đă lấy ra một tấm bản đồ có tỷ lệ nhỏ của Việt
Nam Cộng Ḥa và bắt đầu nói đến t́nh h́nh quân sự ở mỗi nơi. Sau đó, Tổng thống
nói thật rằng "tính ra thực lực của chúng ta th́ không thể nào giữ hết nổi lănh
thổ như ư chúng ta được. V́ vậy chúng ta cần phối trí lực lượng lại để pḥng thủ
những nơi nào đông dân cư mà thôi và tăng cường bảo vệ những nơi nào hiểm yếu."
Nhắc lại quyết định của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, Đại tướng Viên đă ghi lại
trong hồi kư như sau: "Kết luận này làm chúng tôi ngạc nhiên v́ nói như vậy tức
là ông đă cân nhắc rất kỹ lưỡng. Dường như ông chưa muốn công bố quyết định này
nên tỏ ư rằng chỉ cho ba chúng tôi tham dự bữa ăn sáng này biết trước. Tổng
thống Thiệu đă vạch ra một bản đồ ghi những vị trí quan trọng. Đa số các vị trí
này đều nằm quanh Quân khu 3 và 4 cùng với hải phận của hai quân khu này. Chỉ
một vài nơi quan trọng mà hiện lúc ấy đang bị Cộng sản chiếm và như vậy Quân đội
VNCH phải ra sức tái chiếm lấy bằng mọi giá. Sau cùng, lănh thổ mà Quân đội VNCH
sẽ giữ gồm những nơi vựa lúa, đồn điền cao su, khu kỹ nghệ, v.v. Chính phủ cần
giữ những nơi trù phú và đông dân đó. Thêm nữa, ngoài thềm lục địa vừa mới khám
phá có dầu, và chính phủ xem đó là những vùng yết hầu bất khả xâm phạm, nơi cần
giữ vững nhất là Sài G̣n, các tỉnh phụ cận và vùng châu thổ sông Cửu Long."
Tổng thống Thiệu đă nói nhiều về kế hoạch tái phối trí vùng địa lư chánh trị,
nhưng khi đề cập đến Quân khu 1 và Quân khu 2 th́ Tổng thống không c̣n vẻ khẳng
khái. C̣n Cao nguyên Trung phần th́ Tổng thống vừa nói, vừa dùng tay chỉ vào khu
vực Ban Mê Thuột, quan niệm rằng đó là nơi quan trọng hơn Pleiku và Kontum gộp
lại v́ vị trí kinh tế và dân số. Những tỉnh dọc duyên hải Quân khu 2 cũng quan
trọng không kém v́ các tỉnh này có thềm lục địa nhiều tiềm năng khai thác. C̣n
đối với Quân khu 1 th́ ông chủ trương giữ vững những ǵ giữ được. Tại đây, Tổng
thống phác họa một kế hoạch nhiều giai đoạn đánh dấu bằng đường ranh cắt bỏ dần
để rút xuống phía Nam. Tổng thống nói: "Nếu chúng ta đủ sức, th́ sẽ giữ đến Huế
hay Đà Nẵng. Nếu không th́ rút về và giữ từ Chu Lai hoặc từ Tuy Ḥa trở vào."
Tổng thống nhấn mệnh: "Làm như vậy chúng ta mới tái phối trí được khả năng ḿnh,
giữ vững được các yếu điểm của lănh thổ một cách hữu hiệu và mới có cơ may phát
triển đất nước giàu mạnh được." Cứ như vậy, Tổng thống Thiệu nói hết ư định của
ḿnh, và cũng kể như quyết định quan trọng. Thế nhưng dụng ư của toàn bộ kế
hoạch th́ chưa rơ, nhưng chắc chắn sẽ tạo ra nhiều vấn đề, nhất là về phương
diện quân sự.
Với tư cách một Tổng Tham mưu trưởng, Đại tướng Viên cảm thấy có bổn phận phải
lên tiếng. Sau đây là ư kiến của Đại tướng Viên: "Tôi (Đại tướng Viên) nói rằng
khi tái phối trí th́ quả thật có hiệu quả pḥng thủ tuy hệ quả của nó không thể
tránh khỏi, và tôi cũng đă từng nghĩ đến t́nh trạng này từ lâu. Tuy nhiên tôi
chưa nói ra v́ chưa phải lúc. Trước hết, tái phối trí là trái với chủ trương duy
tŕ chính sách Quốc gia, và thứ hai tôi đưa ra đề nghị đó th́ có thể bị nghĩ là
có óc chủ bại. Duy có điều tôi nhấn mệnh đến một sự tái phối trí lúc này đă quá
trễ và không chắc thành công được. Ngoài ra tôi không cho rằng quyết định này
của Tổng thống sẽ loại trừ được bất cứ chỉ trích không có lợi nào. Dù sao, với
tư cách Tổng tư lệnh Quân đội, Tổng thống có toàn quyền và trách nhiệm để đưa ra
mọi quyết định ứng phó với cuộc chiến. Chắc ông đă nắm vững những ǵ ông đang
làm chứ."
Nhận xét về quyết định của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, Đại tướng Viên phân
tích: "Cho dù quyết định này có đi sai chính sách Quốc gia hiện hành đến cách
mấy, bản thân quyết định đó vẫn hợp lư mà một nhà lănh đạo có thể làm được. Đă
hai năm kể từ ngày Hiệp định Ba Lê được kư kết, t́nh h́nh cứ suy sụp đến mức báo
động. Chỉ có thể phê b́nh Tổng thống là ở điểm tại sao ông đợi lâu đến như vậy
mới đưa ra quyết định. Trong cuộc họp, ông không hề giải thích hay có hướng dẫn
nào về những bước cần thiết khi ông quyết định như vậy. Dường như quyết định do
thực tế bên ngoài đưa tới."
Cũng theo lời Đại tướng Viên, sau khi Ban Mê Thuột thất thủ, ngày 13 tháng
3/1975, Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu đă chủ tọa một cuộc họp tại Dinh Độc
Lập để duyệt xét kế hoạch tái phối trí lực lượng tại Quân khu 1. Trung tướng Ngô
Quang Trưởng, Tư lệnh Quân đoàn 1 & Quân khu 1, được gọi về Sài G̣n để tham dự
cuộc họp này.Trong buổi họp, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu phân tích t́nh h́nh
chung của đất nước, nêu ra những khó khăn mà chính phủ đang gặp phải khi thiếu
nguồn quân viện. Tổng thống không hy vọng Không quân Hoa Kỳ sẽ can thiệp trong
trường hợp Việt Nam Cộng Ḥa bị tổng tấn công. Tổng thống nhấn mệnh rằng trước
t́nh h́nh như vậy th́ chỉ c̣n một cách duy nhất là thay đổi chiến lược để giữ
vững những nơi hiểm yếu có nhiều tài nguyên quốc gia. Tại Quân khu 1, khu vực
trù phú cần phải giữ là Đà Nẵng. Chi tiết mà Đại tướng Viên nêu ra khác với lời
kể của Trung tướng Trưởng với báo chí (sau 1975) như sau: trong cuộc họp ngày
13/3/1975, Tổng thống Thiệu ra lệnh cho Tướng Trưởng rút toàn bộ Quân đoàn 1
khỏi Quân khu 1 và rút về Phú Yên, VNCH thu gọn từ Phú Yên đến Hà Tiên.
Đại tướng Viên cho biết: sau khi nhận chỉ thị của Tổng thống,Trung tướng Trưởng
trở về Đà Nẵng ngay trong ngày. Suốt trong 6 ngày tiếp theo, dù t́nh h́nh Quân
khu 1 trở nên rất đáng ngại, thế nhưng Trung tướng Trưởng vẫn muốn giữ Huế và
một số vị trí trọng yếu tại Quân khu 1. Sau khi suy nghĩ và phân tích t́nh h́nh,
Tướng Trưởng đă gọi điện thoại theo đường dây đặc biệt tŕnh bày ư kiến với Đại
tướngViên nhờ xin với Tổng thống cho ông được tận dụng mọi cách để giữ Huế và
Vùng 1. Cuối cùng Tổng Thống chấp thuận. Được sự đồng ư của Tổng thống, Trung
tướng Trưởng bay ra Huế họp với Trung tướng Lâm Quang Thi, Tư lệnh Tiền phương
Quân đoàn, về kế hoạch pḥng thủ Huế. Tướng Trưởng ra lệnh phải giữ Huế thật
vững. Thế nhưng chiều hôm đó, khi trở lại Đà Nẵng, Tướng Trưởng nhận được mật
lệnh do Đại tướng Viên kư thừa lệnh Tổng thống là phải bỏ Huế.
NGÀY 25-3-1975: Rút quân Khỏi Huế
* Diễn tiến về kế hoạch rút quân khỏi Huế ngày 25 tháng 3/1975.
Theo hồi kư của Đại tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực VNCH, vào
ngày 25 tháng 3/1975, tất cả các lực lượng của Quân đoàn 1/Quân khu 1 đều tập
trung tại ba địa điểm: Đà Nẵng (gồm cả Hội An), phiá Bắc thành phố Huế và phiá
Nam Chu Lai. Nhận định về cuộc rút quân của Quân đoàn 1/Quân khu 1, Đại tướng
Viên ghi nhận rằng "hành tŕnh cuộc rút về ba địa điểm này vô cùng gian khổ và
đắt giá. Phần lớn binh sĩ đều ră rời. Đă bao lâu nay, họ chiến đấu hết trận này
đến trận khác, hết năm này đến năm khác, nhưng chưa bao giờ họ cảm thấy nản ḷng
bằng giờ phút ấy. Hy vọng có bàn tay nào đó giúp đỡ để họ đánh chiếm lại những
vùng đất bị lọt vào tay địch, để đủ sức đương cự với kẻ thù nay đă tan biến như
chuyện đời xưa."
Cũng theo ghi nhận của Đại tướng Cao Văn Viên, trong giờ phút nản ḷng đó, th́
một bức điện khác cũng của Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu gửi đi cho Bộ Tư
lệnh Quân đoàn 1/Quân khu 1 , trong đó, Tổng thống chỉ thị lực lượng tại 3 nơi
tập trung này phải rút về Đà Nẵng để tổ chức pḥng thủ bảo vệ thành phố trọng
yếu này. Nhận được chỉ thị của Tổng thống, Trung tướng Ngô Quang Trưởng, Tư lệnh
Quân đoàn 1/Quân khu 1 ra lệnh cho Sư đoàn 1 Bộ binh và các đơn vị khác tại Huế
phải rút về Đà Nẵng. Cùng lúc, Trung tướng Trưởng cho Sư đoàn 22 Bộ binh cùng
với lực lượng Tiểu khu Quảng Ngăi, rút về đảo Ré, nằm ngoài khơi cách Chu Lai
chừng 20 dặm.
Tại Huế, các đơn vị của Sư đoàn 1 Bộ binh pḥng ngự ở phía Bắc và khu vực cận
sơn ở phía Đông thành phố Huế đă được lệnh rời bỏ pḥng tuyến và chuyển quân về
gần Huế để cùng với Bộ Tư lệnh và các đơn vị yểm trợ rút quânkhỏi chiến trường
Trị Thiên. Trong khi đó, các tiểu đoàn Bộ binhvà Biệt động quân đang án ngữ
pḥng tuyến dọc trên Quốc lộ 1 được lệnh di chuyển về bờ biển và tập trung tại
các điểm hẹn để tàu Hải quân vào đón.
Theo kế hoạch tổng quát, Bộ Tư lệnh Tiền phương Quân đoàn 1 doTrung tướng Lâm
Quang Thi chỉ huy sẽ chịu trách nhiệm điều động và kiểm soát cuộc rút quân này.
Về phương tiện vận chuyển, Bộ Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải do Phó đề đốc Hồ
Văn Kỳ Thoại làm tư lệnh có nhiệm vụ cung cấp tối đa tàu để chở tất cả các đơn
vị thuộc Sư đoàn 1 Bộ binh, Thủy quân Lục chiến, Biệt động quân và lực lượng
quân sự của hai tiểu khuThừa Thiên và Quảng Trị vào Đà Nẵng. Bộ chỉ huy Quân vận
Quân khu1 sẽ sử dụng LCU để đưa các đơn vị từ bờ ra tàu, Công binh sẽ lập những
cầu phao tại các cửa sông để đoàn quân đi qua.
* Những biến cố xảy ra trong hành tŕnh rút quân.
Theo ghi nhận của Thiếu tướng Bùi Thế Lân, Tư lệnh Sư đoàn Thủy Quân Lục chiến,
do lệnh rút quân quá nhanh, các đơn vị không có thời gian chuẩnbị nên kế hoạch
rút quân đă không thể thực hiện đúng theo thờibiểu. Cũng theo lời Thiếu tướng
Lân, khi Trung tướng Trưởng quyết định cho rút quân khỏi Thừa Thiên và thành phố
Huế th́ Thủy quân Lục chiến có Lữ đoàn 369 đang hoạt động tại chiến trường này.
Bộ chỉ huy Lữ đoàn 369 đóng tại căn cứ Tân Mỹ ở cửa Thuận An, 2 tiểu đoàn đang
pḥng thủ tại pḥng tuyến An Lỗ, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 17 km, tiểu
đoàn thứ ba đang pḥng thủ ở phía Bắc quận Hương Điền và ở phía Nam của sông Mỹ
Chánh.
Trước t́nh h́nh đó, nhiều đơn vị đă tự t́m ra cách rút quân bằng phương tiện tự
túc. Một đơn vị Thủy quân Lục chiến rút theo Quốc lộ 1 để vượt qua đèo Hải Vân
vào Đà Nẵng đă bị Cộng quân phục kích chận đánh và bị tổn thất nặng. Một số đại
đội Thủy quân Lục chiến và bộ chỉ huy Lữ đoàn 369 do Đại tá Lương, Lữ đoàn
trưởng chỉ huy, từ Thuận An đi bộ dọc theo bờ biển để về hướng Đà Nẵng.Trên
đường đi, đoàn quân đă được LCU và tàu Hải quân vào đón.Trong khi đang đứng trên
bờ để điều động quân sĩ lội ra tàu ơ ûngoài biển, Đại tá Lương đă bị thương ở
chân.
Một tiểu đoàn Thủy quân Lục chiến và một số đơn vị Bộ binh cũng rút theo đường
biển nhưng khi đến phá Tam Giang ở cửa Tư Hiền th́ gặp phải con sông chắn ngang
quá rộng, trong khi phía bên kiasông đă bị Cộng quân chiếm giữ. Một số chiến
binh quyết vượt qua sông nhưng đă bị tử thương do đạn Cộng quân bắn sang. Theo
ước tính của Thiếu tướng Bùi Thế Lân, Tư lệnh Thủy quân Lục chiến, th́ chỉ có
một số nhỏ chiến binh Thủy Quân vào đến Đà Nẵng, số đông c̣n lại bị tử thương v́
trúng đạn pháo kích hoặc bị kẹt lại ở Huế. Những người bị kẹt lại đă lập thành
từng phân đội quyết tử với Cộng quân cho đến khi hết đạn.
Về cuộc chuyển quân bằng hải vận, Đại tướng Cao Văn Viên cho biết: trong ngày
rút quân, biển động mạnh nên tàu Hăi quân đến trễ. Cầu phao tại cửa sông cũng
chưa hoàn tất kịp để sử dụng. Đến trưa th́ thủy triều lên cao, không làm sao qua
được. Cũng vào thời gian đó, Cộng quân biết có cuộc chuyển quân nên bắt đầu tập
trung hỏa lực pháo binh bắn dồn dập vào các vị trí ẩn quân tại cửa Tư Hiền cùng
tại nhiều điểm hẹn để tàu đến đón. Bộ Tư lệnh Tiền phươngQuân đoàn 1 từ Mang Cá
chuyển về đặt tại căn cứ Tân Mỹ cũng bị pháo kích nặng. Nhận định tổng quát về
cuộc rút quân khỏi Huế, Đại tướng Cao Văn Viên ghi nhận rằng trong cuộc hành
tŕnh triệt thoái này, th́ "kỷ luật không c̣n duy tŕ nổi. Do đó, chỉ có 1/3 số
quân nhân về đến Đà Nẵng được. Nhưng khi về đến Đà Nẵng, th́ họ tự động bỏ hàng
ngũ đi t́m gia đ́nh và thân nhân. Chỉ c̣n Thủy quân Lục chiến là giữ được trọn
vẹn t́nh h́nh."
Về đoàn quân của Sư đoàn 1 bộ binh, các tiểu đoàn của các Trung đoàn1,3, 51 và
54 Bộ binh và các đơn vị thống thuộc như Thiết giáp, Pháobinh, cũng lâm vào t́nh
cảnh như Lữ đoàn 369 TQLC. Một số được tàu Hải quân chở, một số khác mở đường
máu ven theo quốc lộ 1 và hoặc ven theo biển phần lớn đă hy sinh ngay trên đường
rút quân
* Sư đoàn 1 Bộ Binh vĩnh biệt chiến trường Quảng Trị-Thưà Thiên.
Trở lại với t́nh h́nh Sư đoàn 1 Bộ binh, một trung tá trưởng pḥng của Bộ Tư
lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh (không muốn nêu tên) đă kể lại diễn tiến những giờ phút
cuối tại Bộ Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh ở trong căn cứ Giạ Lê. Vị trung tá này nói
ông không thể nào quên được buổi họp cuối cùng để nghe Chuẩn tướng Nguyễn Văn
Điềm, Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh, phổ biến lệnh rút quân. Từ vị tư lệnh phó, tham
mưu trưởng cho các sĩ quan trưởng pḥng, trưởng ban tham mưu như chết lặng khi
nghe Thiếu tướng Điềm nói: Sư đoàn 1 Bộ binh có lệnh phải rút khỏi Huế. Và chỉ
gần một giờ sau, cảnh tượng đó cũng đă diễn ra tại các bộ chỉ huy trung đoàn,
tiểu đoàn bộ binh, Thiếtđoàn Kỵ binh và các tiểu đoàn yểm trợ.
Là một đại đơn vị đầu ḷng của Quân lực VNCH, thành lập ngày 1 tháng 1/1955 trên
sự qui hợp 3 Liên đoàn chiến thuật lưu động, Sư đoàn 1 Bộ Binh với danh hiệu đầu
tiên là Sư đoàn 1 Dă chiến rồi đổithành Sư đoàn 1 Bộ binh từ 1959, trong hơn 20
năm từ ngày thành lập cho đến ngày được lệnh rút quân khỏi chiến trường Trị
Thiên,Sư đoàn 1 Bộ binh là Sư đoàn Bộ binh đầu tiên mà tất cả quân nhân thuộc Sư
đoàn được mang giây biểu chương Bảo Quốc Huân Chương màu tam hợp. Suốt 20 năm
trấn giữ tuyến đầu của Việt Nam Cộng Ḥa, Sư đoàn 1 Bộ Binh là h́nh ảnh của sự
bảo bọc, ǵn giữ Huế trong suốt những năm dài lửa đạn.
NGÀY 26-3-1975: Mỹ Cử Đặc Sứ Đến SG Quan Sát T́nh H́nh
*Đại tướng Weyand, Tham mưu trưởng Lục quân, Đặc sứ của Chính phủ Mỹ, đến Sài
G̣n họp bàn t́nh h́nh chiến sự
Ngày 26 tháng 3/1975, sau khi lực lượng VNCH triệt thoái khỏi Kontum, Pleiku,
Phú Bổn (Quân khu 2), các sư đoàn chủ lực của CSBV gây áp lực nặng quanh ṿng
đai Đà Nẵng, các quận phía Tây tỉnh Quảng Nam, và các tỉnh duyên hải của Quân
khu 2 (B́nh Định, Phú Yên, Khánh Ḥa). Cũng trong ngày này, chính phủ Hoa Kỳ đă
cử Đại tướng Frederick C. Weyand, Tham mưu trưởng Lục quân Hoa Kỳ, đến Việt Nam
để t́m hiểu t́nh h́nh. Đại tướng Weyand là một vị tướng đă từng phục vụ ở chiến
trường Việt Nam qua nhiều chức vụ khác nhau: Tư lệnh Sư đoàn 25 Hoa Kỳ, Tư lệnh
Bộ chỉ huy tiền phương Lực lượng 2 đặc nhiệm, Tư lệnh phó bộ Tư lệnh Quân đội
Hoa Kỳ tại Việt Nam (tư lệnh là Đaị tướng Creighton W. Abrams), sau cùng là Chỉ
huy trưởng Bộ Chỉ huy Yểm trợ Hoa Kỳ (MACV).
Trước khi Đại tướng Weyand đến Việt Nam, vào cuối tháng 2/1975, ông Eric Von
Marbod, Phụ tá Bộ trưởng Quốc pḥng Hoa Kỳ, đă đến Việt Nam. Lúc đó, CSBV chưa
khởi động cuộc tấn công vào Ban Mê Thuột. Trong thời gian viếng thăm VN, ông
Marbod đă gặp và trao đổi ư kiến với Đại tướng Cao Văn Viên, Tổng tham mưu
trưởng Quân lực VNCH, về t́nh h́nh chiến sự. Trong cuộc tiếp xúc với vị Phụ tá
Bộ trưởng Quốc pḥng Hoa Kỳ, Đại tướng Cao Văn Viên đă yêu cầu Bộ Quốc pḥng Mỹ
đặc biệt cung cấp vũ khí nào mà Không quân Việt Nam có thể sử dụng được. Đó là
loại bom 15 ngàn cân Anh có tên là bom bạch cúc (Daisy Cutter) mà Không quân Hoa
Kỳ thường dùng thả bằng phi cơ C-130 để khai quang dọn băi đáp trong các khu vực
rừng già. Thế nhưng, gần đến cuối cuộc chiến, Hoa Kỳ mới đáp ứng yêu cầu của Bộ
Tổng Tham Mưu QL.VNCH, sau chuyến viếng thăm của Đại tướng Weyand.
* Các cuộc tiếp xúc giữa Đại tướng Weyand và Đại tướng Viên.
Trong thời gian Đại tướng Weyand thăm Việt Nam, Bộ Tổng Tham mưu Quân lực VNCH
đă không có buổi thuyết tŕnh chính thức nào dành cho Đaị tướng Weyand, nhưng
giữa Đại tướng Weyand và Đại tướng Viên đă có những cuộc tiếp xúc bàn luận về
t́nh h́nh và trao đổi ư kiến về t́nh h́nh chiến cuộc. Trong các lần tiếp xúc,
Đại tướng Cao Văn Viên đă cho Đại tướng Weyand biết những khó khăn mà Quân lực
VNCH đang gặp phải và chỉ yêu cầu một điều duy nhất: Xin Không quân Hoa Kỳ sử
dụng B-52 để đánh vào những nơi tập trung quân và các căn cứ lộ thiên mà Cộng
quân vừa thiết lập. Tướng Viên nói rằng nếu có được B-52 th́ sự tự tin và tinh
thần chiến đấu của quân sĩ sẽ được phục hồi nhanh chóng.
Trước yêu cầu của Đaị tướng Cao Văn Viên, tướng Weyand giải thích cho vị Tổng
Tham mưu trưởng Quân lực VNCH biết là "bất cứ h́nh thức can thiệp mới nào của Mỹ
tại Việt Mam cũng đều phải được sự chấp thuận của Quốc hội Hoa Kỳ", do đó yêu
cầu của Đại tướng Cao Văn Viên rất ít hy vọng được chấp thuận.
* Cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và Đại tướng Weyand
Phái đoàn của Đại tướng Weyand sau đó cùng với Đại sứ Hoa Kỳ đến thăm chính thức
Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tại Dinh Độc Lập. Trong khi trao đổi ư kiến với Tổng
thống Nguyễn Văn Thiệu, phái đoàn Hoa Kỳ đưa ra các điểm chính sau đây:
-Chính phủ VNCH nên giải thích cho dân chúng biết t́nh h́nh để người dân không
c̣n lo sợ bởi những tin đồn thất thiệt do địch cố t́nh tung ra. Các nhà lănh đạo
VNCH nên xuất hiện nhiều hơn trên truyền h́nh cho dân chúng biết mặt.
-Bộ Tổng Tham mưu Quân lực VNCH cần được trao thêm nhiều quyền hạn hơn trước.
-Quân lực VNCH nên t́m một chiến thắng, dù thật nhỏ, để tạo điều kiện cho Chính
phủ Hoa Kỳ xin Quốc hội duyệt thêm 300 triệu đô quân viện bổ sung. Theo nhận xét
của Đại tướng Weyand, Sư đoàn 5 CSBV tại vùng Mũi Két là một mục tiêu tốt để
Quân lực VNCH tạo một chiến thắng "thật ngoạn mục".
-Vấn đề di tản dân tị nạn nên được giải quyết sớm. Nhất là phải chú tâm đến các
thân nhân gia đ́nh binh sĩ. Thành phần này cần sớm được đưa ra khỏi vùng nào có
nguy cơ sẽ xảy ra chiến trận.
Tất cả những vấn đề liên quan chính phủ và dân chúng đều được thảo luận giữa
Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu và phái đoàn Hoa Kỳ. Theo lời kể của Đaị tướng
Cao Văn Viên, vấn đề cho Bộ Tổng tham mưu có thêm quyền hạn không được bàn đến
nữa v́ đây là một vấn đề rất tế nhị và chỉ Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu mới làm
được điều đó nếu ông muốn.
Về đề nghị Quân lực VNCH phải tạo một chiến thắng, Đại tướng Cao Văn Viên hoàn
toàn đồng ư nhưng ông nhận định rằng muốn làm cũng không làm được v́ Bộ Tổng
Tham mưu không c̣n lực lượng nào trong tay để tiêu diệt sư đoàn 5 CSBV, trong
t́nh h́nh này, phải chờ một cơ hội thuận tiện mới có thể làm được.
Trong cuộc họp, Đaị tướng Cao Văn Viên nhắc lại yêu cầu của ông là xin Không
quân Hoa Kỳ sử dụng B-52 oanh tạc các nơi địch tập trung quân. Theo Đại tướng
Viên, chỉ bằng cách đó mới có hiệu quả, mới làm cho tinh thần quân dân Việt Nam
lên cao được. Tướng Viên cũng đă tŕnh bày cho Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và
phái đoàn Hoa Kỳ những nỗ lực của bộ Tổng tham mưu Quân lực VNCH trong hoàn cảnh
không được sự yểm trợ hỏa lực của B-52. Suốt trong vài tháng cuối của cuộc
chiến, Bộ Tổng Tham mưu QL.VNCH đă chỉ thị cho Không quân dùng phi cơ C-130 vận
tải để thi hành nhiệm vụ yểm trợ chiến thuật, tăng cường hỏa lực.
Khi được sử dụng để thi hành nhiệm vụ chiến thuật, mỗi C-130 mang theo tám bánh
thùng dùng đựng JP-4 chứa đầy dầu phế thải. Phi cơ bay trên độ cao từ 15 đến 20
ngàn feet. Mỗi lần phi cơ bay qua và bom nổ, binh sĩ dưới đất lấy làm vui mừng.
Được hướng dẫn bằng vô tuyến từ dưới đất nên rất chính xác, mỗi đợt thả chỉ cách
nhau 150 đến 450 mét.
Mỗi C-130 có thể chở đến 8 bành bom loại thùng GP 81-82 (tương đương với 250-500
cân anh) hay ba bành loại GP-117 (tương đương với 750 cân Anh. Binh sĩ đặt tên
cho các phi vụ này là "tiểu B-52" hay B-52 Việt Nam. Lần đầu tiên khi loại bom
này được thả tại Tây Ninh, dân chúng tưởng đó là B-52 của Mỹ thả. Vậy là tin đồn
Không quân Mỹ can thiệp yểm trợ Quân lực VNCH đă được loan đi thật nhanh.
Về việc di tản thân nhân gia đ́nh binh sĩ rời những nơi có chiến trận, Đại tướng
Viên cho rằng việc làm này thường có tác dụng ngược. Tướng Viên nêu ra nhận xét:
nếu không có thân nhân tại đó, tinh thần chiến đấu của binh sĩ sẽ giảm sút. Vị
Tổng Tham mưu trưởng Quân lực VNCH nhắc đến một số kinh nghiệm trong quá khứ,
nhất là kinh nghiệm của trận Mậu Thân 1968 và tại các tiền đồn xa xôi, vợ con
binh sĩ là những người giúp tải đạn, tải thương và thậm chí sử dụng cả đại liên
rất hữu hiệu.
Những đề nghị của Đại tướng Viên được phái đoàn Hoa Kỳ ghi nhận, và khi Đại
tướng Weyand rời Việt Nam th́ Cộng quân đang bao vây pḥng tuyến Phan Rang và
tấn công vào mặt trận Long Khánh. Trong t́nh h́nh chiến sự sôi động, nhiều giới
chức của VNCH hy vọng ở sự can thiệp của Không quân Hoa Kỳ để chận đứng cuộc tấn
công lớn của Cộng quân, dù biết rằng đó là một hy vọng vô cùng mong manh.
NGÀY 1/4/1975: Kịch Chiến Tại Phú Yên
* Pḥng tuyến của Quân đoàn 2 tại tỉnh Phú Yên trước ngày 1/4/1975
Sau khi VNCH triệt thoái khỏi Cao Nguyên từ giữa tháng 3/1975, Cộng quân gia
tăng áp lực trên các cụm tuyến pḥng ngự của Sư đoàn 22 Bộ Binh tại tỉnh B́nh
Định. Để bảo toàn lực lượng, Sư đoàn 22 Bộ Binh và các đơn vị đồn trú tại tỉnh
B́nh Định rút khỏi Qui Nhơn cuối tháng tháng 3/1975. Bấy giờ vùng trách nhiệm
Quân khu 2 chỉ c̣n 4 tỉnh duyên hải: Phú Yên, Khánh Ḥa, Ninh Thuận, B́nh Thuận
và một số khu vực thuộc hai tỉnh Lâm Đồng và Tuyên Đức đang bị áp lực nặng của
Cộng quân.
Để chỉ huy lực lượng Quân đoàn 2 tại mặt trận Phú Yên, Thiếu tướng Phạm Văn Phú,
Tư lệnh Quân đoàn 2/Quân khu 2, đă cho lập bộ Tư lệnh Tiền phương Quân đoàn 2
tại Tuy Ḥa và cử Chuẩn tướng Trần Văn Cẩm, Phụ tá Hành quân Tư lệnh Quân đoàn
2, trực tiếp chỉ huy. Bộ chỉ huy này h́nh thành từ giữa tháng 3/1975 ngay sau
khi bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 rút khỏi Pleiku. Trước khi làm phụ tá cho Thiếu tướng
Phú, Chuẩn tướng Cẩm là Tham mưu trưởng Quân đoàn 2 thời kỳ Tướng Nguyễn Văn
Toàn (thăng cấp Trung tướng 1/4/1974) làm Tư lệnh.
Tướng Trần Văn Cẩm nguyên là sĩ quan Pháo binh, từ năm 1966 đến 1969, là Tham
mưu trưởng Sư đoàn 1 Bộ binh. Ông được thăng cấp chuẩn tướng vào đầu tháng
11/1972 khi đang giữ chức Tư lệnh Sư đoàn 23 Bộ binh. Trong năm 1973, Chuẩn
tướng Cẩm được điều động về bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 để đảm trách chức vụ Tham mưu
trưởng mà vị Tư lệnh Quân đoàn là Thiếu tướng Nguyễn Văn Toàn (thăng trung tướng
tháng 4/1974). Tháng 11/1974, khi Thiếu tướng Phạm Văn Phú thay Trung tướng
Nguyễn Văn Toàn th́ Chuẩn tướng Trần Văn Cẩm được bổ nhiệm chức Phụ tá Tư lệnh
Quân đoàn.
* Phú Yên thất thủ, Chuẩn tướng Trần Văn Cẩm bị địch quân bắt
Cùng lúc Sư đoàn 3 CSBV tấn công Qui Nhơn và vùng phụ cận th́ tại tỉnh Phú Yên,
từ ngày 1/4/1975, Sư đoàn 320 CSBV tấn công vào các quận của tỉnh Phú Yên và một
số vị trí gần thị xă Tuy Ḥa. Gần 7 giờ sáng, Cộng quân pháo kích vào thị xă,
một số doanh trại trong đó bộ chỉ huy Tiểu khu Phú Yên là mục tiêu chính của
pháo Cộng quân.
7 giờ sáng cùng ngày, Chuẩn tướng Trần Văn Cẩm, Chỉ huy Bộ tư lệnh Tiền phương
của Quân đoàn 2 tại Tuy Ḥa, đă gọi máy báo cáo t́nh h́nh cho Thiếu tướng Phạm
Văn Phú ở Nha Trang. Theo tường tŕnh của Tướng Cẩm, Cộng quân pháo kích rất dữ
dội, và bắt đầu tấn công cả 2 mặt vào thị xă. Doanh trại của bộ chỉ huy Tiểu khu
Phú Yên, cũng là nơi trú đóng của bộ Tư lệnh Tiền phương Quân đoàn 2, đă bị pháo
kích nặng. Sau lần gọi này, Tướng Trần Văn Cẩm không c̣n liên lạc với Thiếu
tướng Phú. Theo lời một số sĩ quan của Quân đoàn 2 có mặt tại Tuy Ḥa lúc Cộng
quân tấn công, sau khi báo cáo t́nh h́nh cho Tướng Phú, Tướng Cẩm cho lệnh rút
ban tham mưu của ông ra khỏi doanh trại Tiểu khu, và ông đă sử dụng tần số không
lục liên lạc với Không quân để yêu cầu cho trực thăng đến bốc ban tham mưu của
ông, nhưng mọi sự liên lạc không có kết quả, sau đó ông đă bị Cộng quân bắt cùng
với một số sĩ quan tham mưu. ( Sáng ngày 2/4/1975, Bộ Tổng Tham Mưu QL.VNCH nhận
được báo cáo của Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2/Quân khu 2 tại Nha Trang về sự việc
Chuẩn tướng Trần Văn Cẩm được ghi nhận là mất tích)
Về t́nh h́nh bộ chỉ huy Tiểu khu Phú Yên và lực lượng Địa phương quân của tỉnh
này, theo ghi nhận của Đại tướng Cao Văn Viên, một số tiểu đoàn Địa phương quân
của tỉnh này đă phải bỏ pḥng tuyến t́m cách vào Nha Trang, vị tân tiểu khu
trưởng kiêm tỉnh trưởng Phú Yên (một trung tá Biệt động quân nhận chức ngày
29/3/1975) được báo cáo là bị thương và mất tích. Chỉ có một số đại đội do các
sĩ quan trẻ chỉ huy đă tiếp tục chiến đấu với Cộng quân suốt cả ngày 1/4/1975 và
sau đó gần hết đạn đă phải rút khỏi vị trí pḥng ngự để bảo toàn lực lượng. Họ
đă bị Cộng quân bắt sau khi phân tán mỏng để t́m đường vào địa phận tỉnh Khánh
Ḥa. Về phía Cộng quân, ngay trong ngày 1/4/1975 đă có một số bộ phận lọt vào
Tuy Ḥa và rạng sáng ngày 2/4/1975, toàn thị xă này đă lọt vào tay Cộng quân.
*Trận chiến tại pḥng tuyến Đèo Cả
Tại pḥng tuyến Đèo Cả, cách Tuy Ḥa khoảng 40 km về phía Nam, Một tiểu đoàn
Biệt động quân bị một trung đoàn Cộng quân tấn công. Tiểu đoàn đă chống trả
quyết liệt và đẩy lùi được nhiều đợt xung phong của Cộng quân. Đến nửa đêm ngày
1 rạng ngày 2 tháng 4/1975, Tiểu đoàn Biệt động quân đă phải rút khỏi pḥng
tuyến tiến về hướng Nha Trang. 7 giờ sáng ngày 2/4/1975, Bộ Tổng Tham Mưu
QL.VNCH được báo cáo là Cộng quân đă chiếm tỉnh Phú Yên. Cùng với thời gian Cộng
quân tấn công vào B́nh Định và Phú Yên, Cộng quân tung Sư đoàn 7 CSBV tạo áp lực
tại Tuyên Đức. Tỉnh trưởng kiêm tiểu khu trưởng tỉnh này được lệnh rút quân về
hết Nha Trang. Các trường quân sự tại Đà Lạt cũng được lệnh rút khỏi Đà Lạt vào
những ngày cuối tháng 3/1975.
(Sự thực sau này dân Đà Lạt cho biết
hàng chục ngày sau chưa thấy mặt quân CS và đám thầy chùa phải vào Núi Voi mời
Việt Cộng về để trị bọn cướng bóc, hôi của)
* Phối trí lực lượng của Quân đoàn 2/Quân khu 2 vào đầu tháng 4/1975
Theo tài liệu của Pḥng 3/Bộ Tổng Tham Mưu được Đại tướng Cao Văn Viên ghi lại
trong hồi kư, lực lượng pḥng ngự thị xă Tuy Ḥa vào cuối tháng 3/1975 chỉ có
các tiểu đoàn Địa phương quân của Tiểu khu Phú Yên, và vùng phụ cận chỉ c̣n một
tiểu đoàn Biệt động quân, một trong những đơn vị đă có công lớn trong việc khai
thông lộ tŕnh cuộc rút quân của Quân đoàn 2 trên Liên tỉnh lộ 7 B và hương lộ
436. Các đơn vị c̣n lại của Quân đoàn 2 từ Kontum và Pleiku rút về được đưa vào
Nha Trang theo kế hoạch tái phối trí của Bộ Tổng Tham Mưu như sau:
-Binh sĩ thuộc Sư đoàn 23 Bộ binh được tái tập trung tại Động Ba Th́n cách Cam
Ranh 10 km về hướng Bắc. Bộ Tư lệnh Sư đoàn 23 BB (do Đại tá Lê Hữu Đức giữ chức
quyền Tư lệnh thay thế Chuẩn tướng Lê Trung Tường bị thương ngày 16/3/1975), có
nhiệm vụ tổ chức lại đội ngũ các đơn vị trực thuộc. Lực lượng Địa phương quân và
Nghĩa quân cơ hữu của các Tiểu khu Pleiku, Kontum, Darlac đều tập trung về hết
Trung tâm huấn luyện Lam Sơn để tái huấn luyện và làm lực lượng bổ sung và cung
cấp nhân lực.
-Các Liên đoàn Biệt Động Quân và các tiểu đoàn Pháo binh được tập trung về trung
tâm huấn luyện của mỗi binh chủng tại Dục Mỹ, cách Nha Trang khoảng 35 km. Các
đơn vị Thiết giáp được chuyển về tập trung tại trường Thiết giáp ở Long Thành,
Biên Ḥa. Tính đến cuối tháng 3/1975, cuộc tái phối trí đă tiến hành nhanh
chóng, Sư đoàn 23 BB hoàn tất được một trung đoàn đầy đủ, Biệt Động Quân tái tổ
chức được 2 tiểu đoàn; Pháo binh có 2 pháo đội 105 ly được huấn luyện và nhận
súng mới.
Tính đến cuối ngày 1/4/1975, khu vực trách nhiệm của Quân khu 2 (trước ngày Cộng
quân tấn công vào Ban Mê Thuột 10/3/1975, quân khu này có 12 tỉnh) chỉ c̣n lại
một phần tỉnh Khánh Ḥa, tỉnh Ninh Thuận và B́nh Thuận. Về quân số, ngoài Lữ
đoàn 3 Nhảy Dù đang bảo vệ pḥng tuyến Khánh Dương, chỉ c̣n 1 trung đoàn Bộ binh
và 2 tiểu đoàn Biệt động quân, 2 liên đoàn Địa phương quân của hai tiểu khu Ninh
Thuận và B́nh Thuận cùng một số đại đội biệt lập c̣n khả năng tham chiến.
Mặt Trận Long Khánh Bùng Nổ
*Tổng lược về trận chiến Long Khánh ngày 9/4/1975
Theo tài liệu ghi trong hồi kư của Đại tướng Cao Văn Viên, sau khi đă điều động 3 sư đoàn chính quy vào mặt trận Long Khánh, ngày ngày 9 tháng 4/1975, Cộng quân tung lực lượng tiến chiếm một đoạn đường dài trên Quốc lộ 20 và đặt chướng ngại vật tại ngă ba Dầu Giây, giao điểm của Quốc lộ 1 và Quốc lộ 20. Cùngthời gian khai triển lực lượng tại khu vực nói trên, rạng sángngày 9/4/1975, Cộng quân đă pháo kích như mưa vào Căn cứ Không quân Biên Ḥa, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3, Căn cứ Tiếp vận Long B́nh.
Tại tỉnh lỵ Xuân Lộc, từ 6 giờ sáng 30 cùng ngày (9/4/1975), Cộng quân đă đồng loạt pháo kích khoảng vào nhiều vị trí quanh tỉnh lỵ Xuân Lộc. Khoảng 1 giờ sau, Cộng quân tung trung đoàn 266 thuộcsư đoàn 341 chính quy Bắc Việt, và 1 tiểu đoàn chiến xa T54, 2tiểu đoàn pháo, 1 tiểu đoàn đặc công tấn công vào ngay thị xă.
Cũng với trận tấn công vào vào thời gian đó, CQ tấn công vào khu vực ngă ba Dầu Giây. Kế hoạch của Cộng quân là muốn chiếm Dầu Giây để từ đây tấn công vào tuyến pḥng thủ của Trung đoàn 52 thuộc Sư đoàn 18 Bộ binh.
Ngay trước khi trận chiến xảy ra, để ngăn chận các đợt tấn công của Cộng quân, Không quân VNCH đă thựchiện nhiều phi tuần oanh tạc vào các vị trí đóng quân của Cộng quân, tuy nhiên, các phi tuần này đă gặp khó khăn do màn lưới pḥng không dày dặc của các trung đoàn pháo binh pḥng không của Cộng quân được bố trí quanh ṿng đai pḥng tuyến của Sư đoàn 18 Bộ binh.
*Lực lượng VNCH tại mặt trận Long Khánh
Về lực lượng tác chiến của Quân lực VNCH tại mặt trận Long Khánh, theo tài liệu của Pḥng 3/Bộ Tổng Tham Mưu QL.VNCH được Đại tướng Cao Văn Viên ghi lại trong hồi kư, th́ tính đến sáng ngày 9/4/1975, các đơn vị pḥng ngự gồm có toàn bộ lực lượng Sư đoàn 18 Bộ binh, được tăng cường thêmTrung đoàn 8 Bộ binh thuộc Sư đoàn 5 Bộ binh, Thiết đoàn 3 , hai tiểu đoàn Biệt động quân, hai tiểu đoàn Pháo binh. Các đơn vị này được chia thành 3 lực lượng đặc nhiệm 316, 318 và 322 được phối trí án ngữ quanh ṿng đai thị xă Xuân Lộc. Tư lệnh mặt trận Long Khánh là Chuẩn tướng Lê Minh Đảo,Tư lệnh Sư đoàn 18 Bộ binh, chỉ huy lực lượng diện địa là Đại tá Phạm Văn Phúc, Tỉnh trưởng/Tiểu khu trưởng Long Khánh.
* Diễn tiến các trận giao tranh trong ngày 9/4/1975.
Theo bản tin chiến sự do phát ngôn viên Quân sự QL.VNCH phổ biến và được báo Chính Luận số ra ngày 10/4/1975 phổ biến, diễn tiến các trận giao tranh tại Xuân Lộc trong ngày 9/4/1975 được ghi nhận như sau.
Tại pḥng tuyến quanh thị xă Xuân Lộc (tỉnh lỵ tỉnh Long Khánh), 7 giờ 30 sáng, Cộng quân đă mở nhiều đợt tấn công vào vị trí pḥng ngự của các chiến đoàn 316, 318 và 320. Tại trung tâm tỉnh lỵ Long Khánh, trận chiến xảy ra ngay tại nhà thờ Chánh ṭa và giữa chợ Xuân Lộc. Đối phương sử dụng thiết giáp có bộ binh tùng thiết tấn công vào khu vực trung tâm tỉnh lỵ Long Khánh. Để đẩy lùi địch quân ra khỏi thị xă, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 đă điều động thêm lực lượng đến tăng viện, trận chiến trở nên dữ dội hơn.
Lực lượng tăng viện và trú pḥng đă quyết chiến và đẩy lùi được các đợt tấn công của Cộng quân. 4 chiến xa của địch đă bị bắn cháy gần chợ Xuân Lộc. Đến 6 giờ chiều ngày 10/4/1975, các chốt cầm cự của Cộng quân trong tại thị xă Xuân Lộc, nhà thờ Chánh Ṭa đă hoàn toàn bị đẩy lui, 300 Cộng quân bị bỏ xác tại trận địa với trên 100 vũ khí đủ loại, 2 binh sĩ Cộng quân bị bắt sống. Tại các khu vực kế cận thị xă, trận chiến vẫn kéo dài đến 10 giờ đêm mới tạm lắng sau khi lực lượng tăng viện giải tỏa được áp lực của Cộng quân.
* Cuộc chuẩn bị của Cộng quân tại mặt trận Long Khánh
Theo lời khai của 2 tù binh Cộng quân, những binh sĩ này thuộc một trung đoàn mới từ miền Bắc xâm nhập vào Nam từ đầu năm 1975.Trước khi tấn công vào thị xă Xuân Lộc, đơn vị của hai tù binh này đă được tập dượt trước với sự tham gia của một tiểu đoàn thiết giáp.
Theo tài liệu trong Tạp chí "Lịch sử Quân đội" CSVN số 3/1998 (do tham mưu trưởng Hành quân Sư đoàn 18 Bộ binh Hứa Yến Lến trích dẫn phổ biến trong KBC số 22, th́ kế hoạch chuẩn bị cuộc tấn công vào Xuân Lộc được Lê Đức Thọ, ủy viên Bộ chính trị CSVN, kể lại diễn tiến như sau: " Sau 2 lần B 2 xin quân th́ tôi (Lê Đức Thọ) vào chiến trường gặp lúc hội nghị miềm Bắc vưà kết thúc. Lúc đó, tôi cũng được biết trước đó, anh em (CSBV) đă đánh Thủ Thừa, đường số 4, nhưng bị thiệt hại nặng nề, không giải quyết được chiến trường. Ngoài ra địch c̣n chống cự như trận đánh vào Đồng Dù, Nước Trong là những trận đánh ác liệt tại miền Đông, thương vong của ta (CSBV) không phải là ít, tôi có ư định toan bàn với các đồng chí (Bộ Tham mưu trung ương của CQ tại miền Nam, nhưng nghe anh Dũng (Văn Tiến Dũng, đại tướng Tổng tham mưu trưởng quân đội CSBV), tôi cũng nghĩ có thể ḿnh mới vào chưa rơ t́nh h́nh; cứ để các đồng chí đánh vậy. Kết cục là anh em (CSBV) không đánh được Xuân Lộc, bị thương vong nặng, phải rút ra.
Cũng theo tài liệu nói trên, lực lượng CQ tại mặt trận Long Khánh trong những ngày đầu là quân đoàn 4 CSBV do tướng CSBV Hoàng Cầm làm tư lệnh, chính uỷ là tướng CSBV Hoàng Đ́nh Hiệp. Các đại đơn vị thống thuộc quân đoàn này gồm có: sư đoàn 6 sư đoàn 7 và sư đoàn 341, sư đoàn này vưà di chuyển từ Thanh Hóa vào với thành phần Pháo binh cơ hữu. (Tài liệu phổ biến trong hồi kư của Đại tướng Cao Văn Viên có phần khác biệt về danh hiệu các sư đoàn CSBV, theo đó 2 sư đoàn 3 và 341 là những đại đơn vị đầu tiên của CSBV tại mặt trận Long Khánh, sau đó được tăng cường thêm sư đoàn 7 CSBV).
14/4/1975 Kịch chiến tại ngă ba Dầu Giây, tỉnh Long Khánh
Tại pḥng tuyến ngă ba Dầu Giây, đến ngày 15/4/1975, trận chiến tại đây bước vào
ngày thứ 7. Lực lượng bảo vệ pḥng tuyến này là Trung đoàn 52 Bộ binh với sự yểm
trợ của Thiết giáp và Pháo binh. Từ chiều ngày 14/4/1975 đến sáng ngày
15/4/1975, các tiền đồn, công sự pḥng thủ của các tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 52
từ Kiệm Tân về đến ấp Phan Bội Châu đă bị Cộng quân tràn ngập. Chiều ngày
15/4/1975, trận chiến đă xảy ra quyết liệt ngay tại xă Dầu Giây, ở ngă ba Quốc
lộ 1 và 20, giữa lực lượng trú pḥng và 2 sư đoàn chính quy và 1 trung đoàn
thiết giáp của Cộng quân.
Thế trận và tương quan lực lượng vô cùng chênh lệch. Lực lượng trú pḥng c̣n
khoảng 2 ngàn quân sĩ (kể cả các tiểu đoàn Địa phương quân của Tiểu khu Long
Khánh từ Định Quán rút về hợp cùng với các đơn vị Trung đoàn 52 Bộ binh), trong
khi đó lực lượng củaCộng quân đông gấp 10 lần. Những người lính VNCH tại pḥng
tuyến ngă ba Dầu Giây đă phải chiến đấu với thế trận 1 chống 10. Trận chiến đă
diễn khốc liệt ngay từ những phút đầu. Cộng quân pháo kích như mưa xuống các vị
trí công sự của quân trú pḥng, sau đó là đợt tấn công biển người.
Sau 3 giờ kịch chiến, Cộng quân đă tràn ngập chia cắt các lực lượng của quân lực
VNCH án ngữ trên quốc lộ 1 và quốc lộ 20. Do trời tối, và 4 chiến xa M-48 của Lữ
đoàn 3 Thiết kỵ bị trúng đạn Pháo của Cộng quân ngay từ đầu nên việc yểm trợ của
Thiết giáp đă không thực hiện được. Khoảng 8 giờ tối ngày 15/4/1975 th́ toàn
pḥng tuyến ngă ba Dầu Giây vị vỡ. Tất cả chiến xa và đại bác của quân trú pḥng
VNCH bị hủy diệt. Về lực lượng Bộ binh và Địa phương quân, chỉ c̣n khoảng 200
người rút về tuyến sau.
Chiếm được ngă ba Dầu Giây, 2 sư đoàn Cộng quân tiến về Xuân Lộc. Tuy nhiên đại
quân của Cộng sản Bắc Việt đă không thể tiến ngay như Văn Tiến Dũng mong muốn,
v́ rằng ngay sau khi pḥng tuyến Dầu Giây thất thủ, hai quả bom khổng lồ "Daisy
Cutter" (do Mỹ cung cấp vào trung tuần tháng 4/1975) đă được Không quânVNCH thả
xuống khu vực tập trung quân của Cộng quân, và một đoàn xe dài chở quân lính và
đại bác Cộng quân trên quốc lộ 20. Theo các tài liệu t́nh báo, hơn 7 ngàn Cộng
quân và hàng trăm vũ khí nặng, quân xa CSVN bị tiêu diệt bởi hai trái bom này.
Theo hồi kư của Đại tướng Cao Văn Viên, trong cuộc tiếp xúc với vị Phụ tá Bộ
trưởng Quốc pḥng Hoa Kỳ vào cuối tháng 2/1975, Đại tướng Cao Văn Viên đă yêu
cầu Bộ Quốc pḥng Mỹ đặc biệt cung cấp vũ khí nào mà Không quân Việt Nam có thể
sử dụng được. Đó là loại bom 15 ngàn cân Anh có tên là bom bạch cúc (Daisy
Cutter) mà Không quân Hoa Kỳ thường dùng thả bằng phi cơ C-130 để khai quang dọn
băi đáp trong các khu vực rừng già. Thế nhưng, gần đến cuối cuộc chiến, Hoa Kỳ
mới đáp ứng yêu cầu của Bộ Tổng Tham Mưu QL.VNCH, sau chuyến viếng thăm của Đại
tướng Weyand. Vào giữa tháng 4/1975, ba trái chuyển đến trước và sau đó ba trái
nữa chuyển đến chỉ hai ngày trước khi cuộc chiến kết thúc. Một chuyên viên Mỹ đi
theo chuyến này để hướng dẫn cho chuyên viên VN cách gắn ng̣i nổ và cách gắn bom
lên phi cơ. Thế nhưng chuyên viên Mỹ này không đến kịp. Trước t́nh h́nh khẩn cấp
và v́ mức độ nguy hiểm nếu tồn trữ thứ bom này tại Tân Sơn Nhất hay tại Long
B́nh nên Bộ Tổng Tham Mưu và Bộ Tư lệnh Không quân VNCH phải chọn một phi công
VNCH kinh nghiệm để bay thả thử trái đầu tiên.
*Lữ đoàn 1 Nhảy Dù tại mặt trận Long Khánh
Như đă tŕnh bày trong phần trước, để tăng viện cho lực lượng pḥng thủ tại mặt
trận Long Khánh, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3/Quân khu 3 đă điều động Lữ đoàn 1 Nhảy
Dù, lực lượng trừ bị cuối cùng, nhảy vào mặt trận Xuân Lộc.
Theo kế hoạch, hai tiểu đoàn Nhảy Dù được trực thăng vận xuống ấp Bảo B́nh, cách
Xuân Lộc 5 km về hướng Nam. Theo lệnh hành quân của Bộ Tư lệnh Chiến trường Long
Khánh, sau khi nhảy xuống ấp Bảo B́nh, 2 tiểu đoàn Nhảy Dù mở cuộc tấn công tái
chiếm xă Bảo Định, một xă nhỏ bé giữa rừng cao su, cách ấp này 2 km về hướng
Bắc. Tin từ Trung tâm hành quân của bộ Tư lệnh chiến trường Long Khánh cho biết
xă này đă bị một tiểu đoàn Cộng quân chiếm giữ từ
ngày 10 tháng 4/1975 khi địch tung đợt tấn công thứ hai vào khu vực quanh tỉnh
lỵ Long Khánh.
Tiểu đoàn Nhảy Dù thứ ba được trực thăng vận xuống khu vườn cao su, cách xă Bảo
Định 1 km về phía Bắc. Từ vị trí này tiểu đoàn được lệnh tiến đánh một tiểu đoàn
đặc công Cộng quân đang chiếm giữ vườn cây của cố Thống tướng Lê Văn Tỵ. Theo sự
phối nhiệm tác chiến, tiểu đoàn phải thanh toán thật nhanh mục tiêu nói trên để
giải tỏa áp lực cho 1 tiểu đoàn Địa phương quân đang bị Cộng quân bao vây. Cùng
thời gian này, tiểu đoàn thứ 4 được trực thăng vận xuống ngay trung tâm thị xă
Xuân Lộc để đánh bật các đơn vị Cộng quân đang bao vây bộ Chỉ huy Tiểu khu, để
bộ chỉ huy này có thể rút về phía sau, hoạt động chung với bộ Tư lệnh Hành quân
Sư đoàn 18 Bộ binh. Cuộc tiến quân tái chiếm xă Bảo Định đă có những sự kiện bất
ngờ, lạ lùng. Khi 2 đại đội đầu tiên của Tiểu đoàn 9 Dù tiến đến gần trụ sở xă
Bảo Định th́ trời đă về chiều. Điều làm cho các đại đội trưởng ngạc nhiên là tại
pḥng Thông tin xă, giáo đường Bảo Định, cờ Việt Nam Cộng Ḥa vẫn bay phất phới,
trong khi cả xă im vắng, không một bóng người, một sinh vật nào ở ngoài đường.
Trung đội đi đầu của đại đội 2 được lệnh khai hỏa. Ngay khi đó, các loạt đạn từ
bên trong bắn ra. Lại một bất ngờ nữa là tiếng súng từ trong xă bắn ra không
phải là từ loại súng AK 47 của Cộng quân mà lại là tiếng súng M 16 và đại liên
30 của Quân lực VNCH. Vị tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 9 Dù cho lệnh các đại đội
ngưng tấn công và bố trí chờ đợi. Vị tiểu đoàn trưởng gọi về Trung tâm Hành quân
Sư đoàn 18 Bộ binh xin xác nhận lần chót về t́nh h́nh trước khi tiểu đoàn 9 Dù
tấn công. Một sĩ quan có thẩm quyền của trung tâm hành quân quả quyết là xă Bảo
Định đă bị Cộng quân chiếm trước đó vài ngày và yêu cầu tiểu đoàn 9 Dù thanh
toán mục tiêu thật nhanh.
Khi tiểu đoàn Dù sắp tấn công th́ chuông nhà thờ Bảo Định kéo lên, một sĩ quan
Địa phương quân chạy ra hô lớn là lực lượng trong xă không phải là Việt Cộng.
Thế là lệnh tấn công được hủy bỏ, các đại đội Dù tiến hành cuộc lục soát quanh
khu vực đề pḥng Cộng quân ẩn núp. Sau khi kiểm soát xă Bảo Định, các đơn vị Dù
tiến nhanh về phía suối Gia Cốp, cũng nằm trong rừng cao su, gần vườn cây của cố
Thống tướng Lê Văn Tỵ.
Lại thêm một bất ngờ là khi lực lượng Dù vừa rời khỏi xă Bảo Định khoảng 200
mét, khi đó trời đă tối, th́ "đụng đầu" một tiểu đoàn vũ khí nặng của Cộng quân.
Trận tao ngộ chiến diễn ra hơn một giờ trong rừng cao su, những người lính Nhảy
Dù với kinh nghiệm đánh đêm và cận chiến đă tiêu diệt gần trọn cả tiểu đoàn này.
Theo tài liệu t́nh báo, tiểu đoàn vũ khí nặng của Cộng quân từ Định Quán được
lệnh băng rừng di chuyển theo tỉnh lộ 332, bọc xuống phía nam Xuân Lộc để chiếm
đóng xă Bảo Định, sau đó sẽ yểm trợ hỏa lực cho các đơn vị của sư đoàn có bí số
CT6 đang tập trung tại đồn điền Xuân Lộc. Tuy nhiên vừa đến gần xă Bảo Định th́
tiểu đoàn Cộng quân đă bị Tiểu đoàn 9 Nhảy Dù tiêu diệt.
Ngày 16/4/1975: Phan Rang thất thủ
* Lược ghi t́nh h́nh chiến sự tại pḥng tuyến Phan Rang
Như đă tŕnh bày, pḥng tuyến Phan Rang được tăng cường lực lượng với nỗ lực
chính là Lữ đoàn 2 Nhảy Dù và các toán thám sát của Nha Kỹ thuật, lực lượng tiếp
ứng này hoạt động tại hai khu vực Đông Bắc và Tây Bắc thị xă Phan Rang. Trước
đó, vào ngày 4/4/1975, Bộ Tư lệnh Tiền phương Quân đoàn 3 được thành lập tại căn
cứ Không quân Phan Rang do Trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, nguyên Chỉ huy trưởng
Trường Bộ Binh, giữ chức Tư lệnh Tiền phương Quân đoàn 3. Với hệ thống chỉ huy
mới, lực lượng mới đến tăng cường, được sự yểm trợ hữu hiệu của Không quân, t́nh
h́nh an ninh, trật tự tại Ninh Thuận-B́nh Thuận được văn hồi nhanh chóng.
Trong tuần lễ đầu, chỉ có vài trận đụng độ nhỏ không đáng kể, chỉ có áp lực của
sư đoàn 7 CSBV ở cạnh sườn Phan Thiết. Trong khi đó, tại Quân khu 3, áp lực của
CQ đă gia tăng tại mặt trận Biên Ḥa-Long Khánh. Trước t́nh h́nh đó, Trung tướng
Nguyễn Văn Toàn, Tư lệnh Quân đoàn 3, quyết định rút Lữ đoàn 2 Nhảy Dù từ Phan
Rang về để củng cố lực lượng trừ bị phản ứng cấp thời. Thay thế cho Lữ đoàn 2 Dù
và tăng cường lực lượng pḥng thủ B́nh Thuận là thành phần c̣n lại của Sư đoàn 2
BB được tái chính trang sau khi rút khỏi Quân khu 1 vào hai tuần trước đó, một
liên đoàn Biệt động quân cũng vừa được củng cố cách đó ba ngày và một chi đoàn
M-113 thuộc Quân đoàn 2 mới được tái thành lập.
Theo tài liệu ghi trong hồi kư của Đại tướng Cao Văn Viên th́ lực lượng Sư đoàn
2 BB được tái thành lập với 2 trung đoàn BB, 1 tiểu đoàn Pháo binh 105 ly, 1
pháo đội 155 ly và chi đoàn M- 113. Việc chuyển quân ra thay thế vừa sắp hoàn
tất th́ chiến trận bùng nổ. Ngày 14 tháng 4/1975, Sư đoàn F-10 CSBV được tăng
cường bởi các đơn vị của Sư đoàn 3 CSBV tấn công vào cụm vị trí của Thiết giáp
và Pháo binh. Trước t́nh thế nguy kịch, Trung tướng Nghi yêu cầu giữ lại một
tiểu đoàn Nhảy Dù đang chuẩn bị rút về để đối phó.
* Tổng trưởng Quốc pḥng Trần Văn Đôn thị sát mặt trận Phan Rang.
Ngày 15/4/1975, cựu Trung tướng Trần Văn Đôn, Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng
Quốc pḥng (nội các của Thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn) đă bay ra Phan Rang để thị sát
t́nh h́nh. Sau khi nghe Trung tướng tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, Tư lệnh Tiền phương
Quân đoàn 3, tŕnh bày về quân số, vũ khí và thực trạng chiến trường, Tổng
trưởng Quốc pḥng Trần Văn Đôn hứa là sẽ t́m mọi cách để cung cấp các loại vũ
khí chiến lược như hỏa đạn CBU cho lực lượng bảo vệ pḥng tuyến Phan Rang. Sau
khi về đến Sài G̣n, cựu Trung tướng Trần Văn Đôn cho mời Thiếu tướng Smith, Tùy
viên Quân sự ṭa đại sứ Mỹ, đến gặp ông tại văn pḥng Tổng trưởng Quốc pḥng
VNCH ở đường Gia Long. Trong cuộc gặp này, cựu Trung tướng Trần Văn Đôn đă yêu
cầu Thiếu tướng Smith cung cấp cho Bộ Quốc pḥng VNCH những loại vũ khí mà Quân
lực VNCH đang cần đến, trong đó có hỏa đạn CBU, ống ḍm và máy truyền tin cho
các đơn vị chiến đấu.
Trước yêu cầu của Bộ Quốc pḥng VNCH, Thiếu tướng Smith cho biết hiện trong kho
vũ khí của Hoa Kỳ không c̣n những loại này. Tướng Smith hứa sẽ hỏi lại Bộ Tư
lệnh Quân đội Hoa Kỳ tại Thái B́nh Dương, v́ vào thời gian này vũ khí và đạn
dược đều nằm ở những tổng kho ngoài lănh thổ Việt Nam. Rời Bộ Quốc pḥng, Thiếu
tướng Simth ghé qua Văn pḥng của Tổng Tham mưu trưởng Quân lực VNCH, ông báo
cho Đại tướng Viên biết qua về nội dung cuộc gặp gỡ của ông với Tổng trưởng Quốc
pḥng VNCH. Thiếu tướng Smith nói với Đại tướng Viên: "Tôi được ông Tổng trưởng
Quốc pḥng mời đến, tưởng ông bàn chuyện di tản gia đ́nh của ông, không ngờ ông
bàn chuyện tiếp vận cho các đơn vị ngoài tiền tuyến. Lần đầu tiên, ông Tổng
trưởng Quốc pḥng bàn với tôi vấn đề đó từ mấy tháng nay".
* Ngày 16-4-1975: trận chiến cuối cùng tại pḥng tuyến Phan Rang
Trong khi Bộ Quốc pḥng VNCH đang t́m cách để cung cấp các vũ khí tối cần thiết
cho các đơn vị tại chiến trường th́ tại mặt trận Phan Rang, ngày 16/4/1975, Cộng
quân tung 2 sư đoàn tấn công vào căn cứ Không quân Phan Rang và trung tâm thị
xă. Pḥng thủ ṿng đai căn cứ Không quân là 1 tiểu đoàn Nhảy Dù và 1 tiểu đoàn
Địa phương quân. Tiểu đoàn Nhảy Dùø này thuộc Lữ đoàn 2 Dù chuẩn bị về Sài G̣n
theo kế hoạch chuyển quân của Bộ Tổng Tham mưu nhưng do t́nh h́nh chiến sự rất
nguy ngập, nên Trung tướng Nghi đă xin giữ lại đơn vị này. Bộ chỉ huy Lữ đoàn 2
Dù cũng c̣n ở lại Phan Rang khi Cộng quân tấn công vào thị xă này. Tại Trung tâm
thị xă, lực lượng pḥng thủ là một trung đoàn của Sư đoàn 2 BB và một tiểu đoàn
Địa phương quân thuộc tiểu khu Ninh Thuận.
Hệ thống bảo vệ từ xa của pḥng tuyến Phan Rang do một liên đoàn Biệt động quân,
1 tiểu đoàn Pháo binh, 1 chi đoàn M 113 phụ trách, đă bị Cộng quân tấn công từ
ngày 14 tháng 4/1975. Để dọn đường cho bộ binh tấn công vào căn cứ Không quân
Phan Rang và trung tâm thị xă, Cộng quân đă pháo liên tục vào các vị trí pḥng
ngự ṿng quanh căn cứ Không quân, đồng thời bắn phá dồn dập vào khu vực phi cơ
đậu và phi đạo để không cho phi cơ chiến đấu của Sư đoàn 6 Không quân cất cánh.
Cùng lúc đó, Cộng quân tấn công mạnh vào thị xă bằng ba hướng. Lúc bấy giờ đại
đa số cư dân Phan Rang đă di tản vào Nam, thị xă chỉ c̣n lại quân nhân, cảnh sát
và một số công chức. Lực lượng pḥng thủ thị xă chống trả quyết liệt, nhưng do
Cộng quân quá đông nên lần lượt các tuyến pḥng thủ trung tâm đều bị chiếm. Cùng
lúc đó, Cộng quân tung một trung đoàn cắt đứt đường giao thông trên Quốc lộ 1 ở
khu vực Cà Ná cách thị xă Phan Rang khoảng 48 km về hướng Tây Nam cốt để chặn
đường rút quân của các đơn vị VNCH.
* Ngày 16-4-1975: Phan Rang thất thủ
Không c̣n lực lượng trừ bị để tăng viện cho các tuyến pḥng thủ, trong khi đó
căn cứ Không quân bị tấn công dữ dội, nên sáng ngày 16 tháng 4/1975, Trung tướng
Nguyễn Vĩnh Nghi, Tư lệnh Tiền phương Quân đoàn 3 kiêm Tư lệnh mặt trận Phan
Rang, họp khẩn cấp với Chuẩn tướng Phạm Ngọc Sang, Tư lệnh Sư đoàn 6 Không quân,
sư đoàn đang phụ trách căn cứ Không quân Phan Rang, và Chuẩn tướng Trần Văn
Nhựt, Tư lệnh Sư đoàn 2 Bộ binh, để bàn kế hoạch rút quân. Giải pháp mà các vị
tướng chọn lựa là phân tán và rút theo cá nhân.
T́nh h́nh tại bộ Tư lệnh của Tướng Nghi vào lúc đó rất nguy kịch, do hệ thống
truyền tin bị trúng đạn pháo kích của Cộng quân, nên Bộ Tư lệnh tiền phương Quân
đoàn 3 ở Phan Rang đă không c̣n liên lạc được với Bộ Tư lệnh chính của Quân đoàn
3/Quân khu 3 đóng tại Biên Ḥa, cũng như Bộ Tổng tham mưu ở Sài G̣n. Đến trưa
ngày 16/4/1975, thị xă Phan Rang bị Cộng quân chiếm.
Tại Bộ Tư lệnh mặt trận Phan Rang đặt trong căn cứ Không quân, Cộng quân xua
quân tiến sát đến ṿng đai phi trường, Trung tướng Nghi và Chuẩn tướng Sang cho
lệnh các sĩ quan và đơn vị trú pḥng tùy nghi phân tán. Riêng Chuẩn tướng Nhựt
được trực thăng (dành riêng cho Tư lệnh Sư đoàn 2 Bộ binh) đáp xuống ngoài hàng
rào phi trường Phan Rang bốc đưa ra biển. Trực thăng chở Tướng Nhựt gặp tàu Hải
quân. Tướng Trần Văn Nhựt kể lại rằng từ trực thăng ông nhảy xuống biển và được
chiến hạm HQ 3 vớt lên. Từ HQ3, Tướng Nhựt dùng máy truyền tin của Hải quân báo
cáo về Sài G̣n là Phan Rang đă thất thủ.
Trở lại với t́nh h́nh tại căn cứ Không quân Phan Rang, sau hàng loạt pháo kích
bắn phá căn cứ phi trường, doanh trại và hệ thống công sự pḥng thủ trong căn
cứ, Cộng quân điều động bộ binh và thiết giáp đánh thẳng vào căn cứ. Trong t́nh
h́nh nguy kịch, Bộ Chỉ huy Lữ đoàn 2 Nhảy Dù đă mở đường máu ra khỏi phi trường
và "bắt tay" Tiểu đoàn 11 Nhảy Dù ở ngoài.
Sau đó, Đại tá Nguyễn Thu Lương, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 2 Nhảy Dù, đă liên lạc
được với phi cơ quan sát, sĩ quan liên lạc của Sư đoàn Nhảy Dù trên phi cơ yêu
cầu Đại tá Lương t́m băi đáp để 25 trực thăng sẽ hạ cánh bốc quân đi. Vị lữ đoàn
trưởng lữ đoàn 2 Nhảy Dù tŕnh với Trung tướng Nghi đưa bộ Tư lệnh Tiền phương
Quân đoàn và Sư đoàn 6 Không quân di chuyển đến băi trống phía trái phi trường
để lên chuyến trực thăng đầu, c̣n toàn bộ anh em Nhảy Dù sẽ di chuyển bộ đi về
hướng núi Cà Núi để gặp một số đại đội Nhảy Dù bố pḥng tại đây.
Theo tài liệu của cựu thiếu tá Nhảy Dù Trương Dưỡng, th́ Trung tướng Nghi đă từ
chối kế hoạch bảo vệ sự an toàn cho ông và các sĩ quan tham mưu của Quân đoàn
tiền phương, ông nói với Đại tá Lương: "Báo cho đoàn trực thăng trở về túc trực,
sáng mai sẽ tính. Bây giờ chúng ta tiếp tục di chuyển về Cá Ná lập pḥng tuyến
chận địch tại đó". Nghe Trung tướng Nghi nói như vậy, Đại tá Lương đành cho lệnh
bố trí chờ đêm tối băng đường ra khỏi ṿng vây của Cộng quân. Về phần Trung
tướng Nghi và Chuẩn tướng Sang, do từ chối kế hoạch đầy t́nh huynh đệ chi binh
của Đại tá Lương, nên bị kẹt lại và cuối cùng đă bị CQ bắt.
Ngày 22/4/1975: Quân Đoàn 3 Lập Pḥng Tuyến Trảng Bom
*Diễn tiến cuộc triệt thối của Lực lượng VNCH khỏi Long Khánh
Sau hơn 10 ngày quyết chiến với 4 sư đoàn Cộng quân, vào ngày 20 tháng 4/1975,
toàn bộ lực lượng VNCH tham chiến tại mặt trận Xuân Lộc được lệnh rút khỏi chiến
trườngnày để về Phước Tuy. Cuộc rút quân được diễn ra từ chiều ngày 20 tháng
4/1975, đến sáng ngày 22/4/1975, tất cả các đơn vị đă có mặt tại các vị trí mới
do Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3/Quân khu 3 phối trí.
Theo kế hoạch rút quân, lực lượng tham chiến tại Xuân Lộc sẽ sử dụng liên tỉnh
lộ 2 phía Nam Long Khánh, rút về Phước Tuy theo thứ tự: Sư đoàn 18 Bộ binh và
các đơn vị trực thuộc. Bộ chỉ huy Tiểu khu Long Khánh và các tiểu đoàn Địa
phương quân của tiểu khu này. Lữ đoàn 1 Dù và tiểu đoàn 3 Pháo binh Dù.
Lộ tŕnh rút quân là các cánh quân sẽ xuất phát từ Tân Phong, Long Giao, theo
Liên tỉnh lộ 2 về Phước Tuy. Theo kế hoạch, Lữ đoàn 1 Dù vẫn tiếp tục giao chiến
và đánh bật Cộng quân ra khỏi các vị trí trọng điểm trong thị xă và là lực lượng
hậu đoạn sẽ rút đi sau cùng. Các đơn vị của Sư đoàn 18 Bộ binh và lực lượng Địa
phương quân rút đi ngay trong buổi chiều. Cánh quân của Sư đoàn 18 BB rút đi
tương đối an toàn. C̣n cánh quân do Đại tá Phạm Văn Phúc, Tỉnh trưởng kiêm Tiểu
khu trưởng Long Khánh chỉ huy đă bị Cộng quân chận đánh. Gần tối 20/4/1975, khi
Đại tá Phúc và bộ chỉ huy của ông đang di chuyển, một đơn vị Cộng quân từ trên
một đồi cao sát với Liên tỉnh lộ 2, đă bắn nhiều loạt đạn B 40 và bích kích pháo
xuống đoàn quân.
Là lực lượng đi đoạn hậu (rút quân sau cùng), các tiểu đoàn của Lữ đoàn 1 Dù đă
phải tử chiến với các trung đoạn Cộng quân trên đường lui binh. Do phải bảo mật
cho cuộc rút quân, đồng thời để nghi binh, nên chỉ đến tối 20/4/1975, các tiểu
đoàn Dù mới nhận được lệnh rời bỏ chiến tuyến. Tại khu vực Bảo Định, 7 giờ
tốingày 20/4/1975, trong khi lực lượng Dù đang giao tranh quyết liệt với Cộng
quân th́ được lệnh rút quân. Các đơn vị phân thành 2 bộ phận: một bộ phận tiếp
tục đánh chận Cộng quân cho bộ phận khác rút. Nói một cách khác, Lữ đoàn 1 Dù
vừa đánh vừa tiến hành kế hoạch di chuyển quân về pḥng tuyến mới. Lộ tŕnh rút
quân của Lữ đoàn Dù dài hơn 40 cây số đường rừng ven theo Liên tỉnh lộ 2 từ Tân
Phong đến Đức Thành, Long Lễ về Bà Rịa...
Trong cuộc rút quân khỏi Xuân Lộc và khu vực phụ cận, các chiến sĩ Dù được lệnh
mang theo tất cả cấp số đạn và lựu đạn, quân trang quân dụng. Nhưng có một điều
đă làm xót xa các cấp chỉ huy và binh sĩ Dù, đó là những chiến sĩ Dù bị thương
nặng trong những trận giao tranh trước khi có lệnh rút quân đang chờ đợi tải
thương. Với những người bị thương, nhưng c̣n tỉnh táo, c̣n có thể đi được th́
từng tổ binh sĩ 4 người sẽ thay nhau d́u đi, c̣n với những chiến binh Dù bị
trọng thương th́ thật đau ḷng. Trong một t́nh thế bất khả kháng, tất cả những
người lính Dù đều khóc khi phải cố nén đau thương từ biệt những đồng đội của
ḿnh đang bị trọng thương ở các chiến hào.
Trước phút lên đường, nhiều người lính Nhảy Dù đă ̣a lên khóc lớn, ôm chầm lấy
đồng đội, máu từ áo bạn thấm sang áo ḿnh, lần đầu tiên và cũng lần cuối cùng họ
phải để bạn bè bị thương vĩnh viễn ở lại với chiến trường... Họ sửa lại ngay
ngắn thế nằm của đồng đội, vuốt từng đôi mắt sau khi các quân y sĩ, y tá quân y
đă chích cho thương binh những mủi thuốc an thần. Nón sắt của thương binh được
lấy ra, đầu của họ được gối trên ba lô, súng cá nhân để bên cạnh. Như một thước
phim bi tráng trong các tác phẩm điện ảnh về đề tài chiến tranh, những người
lính Dù đứng nghiêm, chào vĩnh biệt đồng đội. Rồi, đoàn quân lên đường.
Đến 9 giờ tối ngày 20 tháng 4/1975, các tiểu đoàn Dù ra đến Quốc lộ 1. Tại đây,
đông đảo dân chúng của các khu Bảo Định, Bảo Toàn, Bảo An đă đứng sẵn ở hai bên
đường và xin đi theo các chiến sĩ Dù để di tản. Cuộc hành tŕnh gian khó bắt
đầu...
*Những cảm tử quân trên đường rút quân
Theo kế hoạch rút quân, ngoại trừ Tiểu đoàn 3 Pháo binh Dù được di chuyển trên
đường lộ với sự bảo vệ an ninh lộ tŕnh của đại đội Trinh sát Dù, các tiểu đoàn
Dù đều phải băng rừng mở đường di chuyển. 4 giờ sáng ngày 21/4/1975, tại ấp Quí
Cả, gần địa giới hai tỉnh Long Khánh và Phước Tuy, đoàn xe chở Tiểu đoàn 3 Pháo
binh Dù và Đại đội Trinh Sát Dù bị 2 tiểu đoàn Cộng quân phục kích. Pháo đội C
và một trung đội của đại đội Trinh Sát Dù bảo vệ pháo đội này đă bị tổn thất, đa
số quân sĩ đều bị thương vong trước các đợt tấn công biển người của Cộng quân.
Trên lộ tŕnh triệt thối, đại đội đi đầu của Tiểu đoàn 9 Dù đă đụng độ nặng với
Cộng quân tại thung lũng Yarai, dưới chân núi Cam Tiên. Đại đội này đă bị những
"chốt" của Cộng quân từ trên cao bắn xuống. Cuộc giao tranh kéo dài nhiều giờ.
Để diệt các chốt của Cộng quân, các tốn cảm tử Dù được thành lập ngay tại trận
địa với những quân nhân t́nh nguyên. Những cảm tử quân này mặc áo giáp, đeo súng
phóng hỏa tiển cá nhân M 72, lựu đạn, ḅ đến các "chốt" Cộng quân ở trên núi
cao. Có nhiều tốn vừa ḅ lên núi, đă bị cả chục trái lựu đạn của địch từ trên
cao ném xuống.
Họ phải lách thật nhanh, nằm xuống, trước khi lựu đạn địch quân nổ, hoặc chụp
lấy và mém trả lại. Trong trường hợp bắn M-72 nếu không có kết quả, họ phải thay
đổi ngay vị trí để tránh sự bắn trả của Cộng quân.
Có những người lính Dù đă làm cho mọi người khâm phục về sự dũng cảm phi thường
của họ. Chiếc bunker cuối cùng của Cộng quân trên núi Cam Tiên vô cùng kiên cố.
Đó là hầm chỉ huy của một đơn vị CSBV. Hai cảm tư quân Dù đă bắn M72 vào bunker
này nhưng vẫn không hạ được mục tiêu. Một đồng đội của họ từ lưng chừng núi đứng
lên, để M 72 trên vai, bắn thẳng vào mục tiêu. Từng loạt đạncủa Cộng quân bắn
trả tới tấp. Nhưng người xạ thủ gan dạ này vẫn đứng thẳng không chịu cúi xuống
tiếp tục bắn: chiếc bunker chỉ huy và các ổ súng nặng của Cộng quân bị hủy diệt.
Thanh tốn xong mục tiêu này, các đơn vị Dù tiếp tục cuộc hành tŕnh gian khó
tiến về Bà Rịa. (Phần này biên soạn theo tài liệu của Thiếu tá Phạm Huấn, 1 nhà
báo quân đội, và lời kể của một số nhân chứng)
* Tái phối trí tại pḥng tuyến mới: Trảng Bom-Long Thành-Phước Tuy.
Ngày 22 tháng 4/1975, cuộc rút quân hoàn tất. Sư đoàn 18 Bộ binh sau khi về đến
Long Lễ trong ngày 21/4/1975, đă được được Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 cho di chuyển
nghỉ dưởng quân hai ngày tại Long B́nh, sau đó các trung đoàn và đơn vị thuộc
dụng được điều động đi tăng cường pḥng thủ tuyến mặt Đông thủ đô Sài G̣n, kéo
dài từ Tổng kho Long B́nh đến Kho đạn Thành Tuy Hạ, tiếp cận với lực lượng của
các quân trường như Trường Bộ Binh, Trường Thiết Giáp;
Lữ đoàn 1 Dù được bố trí giữ Phước Tuy, bảo vệ Quốc lộ 15 từ LongThành về Bà
Rịa, và là lực lượng tiếp ứng cứu Vũng Tàu khi thành phố này bị tấn công.
Với kế hoạch phối trí mới của Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 để bảo vệ Sài G̣n, kể từ
sáng 22/4/1975, pḥng tuyến án ngữ phía Bắc và phía Đông của Quân đoàn 3 và Quân
khu 3 được thành h́nh với liên tuyến Trảng Bom-Long Thành-Phước Tuy. Lực lượng
chính tại pḥng tuyến này có Sư đoàn 18 Bộ binh, Lữ đoàn 1 Dù, Lữ đoàn 3 Thiết
kỵ (do Chuẩn tướng Trần Quang Khôi chỉ huy) và Lữ đoàn 468 Thủy quân Lục chiến.
Trước đó, Lữ đoàn 147 và 258 Thủy quân lục chiến đă được tăng phái cho Quân đoàn
3 và là lực lượng bảo vệ phía Bắc của phi trường Biên Ḥa.
Về lực lượng pḥng thủ ṿng đai xa của Sài G̣n, tính đến ngày 22 tháng 4/1975,
có 3 sư đoàn Bộ binh: Sư đoàn 18 BB do Tướng Lê Minh Đảo chỉ huy; Sư đoàn 25 Bộ
binh do Tướng Lư Ṭng Bá chỉ huy, phụ tại pḥng tuyến Tây Ninh, Hậu Nghĩa, Long
An; Sư đoàn 5 Bộ binh do Tướng Lê Nguyên Vỹ chỉ huy, phụ trách pḥng tuyến B́nh
Dương.
23/4/1975: Các Cuộc Dàn Xếp Giải Quyết T́nh H́nh VNCH
* Cuộc họp tại Bộ Tổng Tham Mưu
Để ổn định t́nh thế, 6 giờ chiều ngày 23/4/1975, với chức danh là Tổng trưởng
Quốc pḥng, cựu Trung tướng Trần Văn Đôn đă họp các tướng lĩnh tại văn pḥng
Tổng tham mưu trưởng. Tại buổi họp này, cựu Tướng Đôn nói "Dù có thương thuyết
để đ́nh chiến, chúng ta cũng cố giữ những ǵ chúng ta có". Vị Tổng trưởng Quốc
pḥng yêu cầu Đại tướng Viên, Trung tướng Nguyễn Văn Toàn, Tư lệnh Quân đoàn 3 &
Quân khu 3 sắp xếp lại tuyến pḥng thủ để bảo vệ Sài G̣n và đoạn đường từ Sài
G̣n.Cũng tại cuộc họp này, Đại tướng Viên đă báo cáo t́nh h́nh chiến sự và khả
năng pḥng ngự của Quân lực VNCH tại khu vực ṿng đai thủ đô Sài G̣n và khu vực
các tỉnh lân cận. Tướng Viên cho biết lực lượng Cộng quanh chung quanh Sài G̣n
và Biên Ḥa đă lên đến 15 sư đoàn, trong đó có 1 sư đoàn pháo binh, nhiều lữ
đoàn thiết giáp và các đơn vị pḥng không sử dụng hỏa tiển SAM.
* Các cuộc dàn xếp về nhân sự lănh đạo VNCH trong những ngày cuối của cuộc chiến
Cùng với những diễn biến dồn dập về quân sự, những dị biệt và bất đồng về vấn đề
nhân sự lănh đạo miền Nam cũng đang được các nhà hoạt động chính trị bàn thảo
ráo riết, trong đó có cả sự tham dự "nhiệt t́nh" của Đại sứ quán Pháp.
Theo hồi kư của cựu Trung tướng Trần Văn Đôn, sau khi Tổng Thống Thiệu từ chức,
Ṭa Đại sứ Pháp đă nhảy vào chính trường Việt Nam. Cố vấn chính trị của sứ quán
Pháp là ông Brochand đă gặp cựu Trung tướng Trần Văn Đôn, lúc bấy giờ là Phó Thủ
tướng kiêm Tổng trưởng Quốc pḥng của nội các do ông Nguyễn Bá Cẩn làm Thủ
tướng. Nhà ngoại giao này đă cho Phó Thủ tướng Đôn biết sứ quán Pháp có liên lạc
với Hà Nội và nhấn mạnh thêm: "Nếu có thương thuyết th́ Cộng sản chỉ thương
thuyết với ông Dương Văn Minh mà thôi". Ông Brochand cũng cho là ông Minh cần sự
hợp của Tướng Đôn.
Trước khi ra về, ông Brochard hỏi Phó Thủ tướng Trần Văn Đôn: Ông Minh có thể
gọi điện thoại cho ông được không? Tướng Đôn gật đầu. Mười phút sau, ông Dương
Văn Minh gọi điện thoại cho Tướng Đôn và xin một cuộc hẹn. Mười giờ tối ngày
22/4/1998, Tướng Đôn gặp ông Minh. Tướng Đôn hỏi ông Minh:
- Anh có thể thương thuyết với bên kia được không?
- Được, nhưng phải thật lẹ, nếu không chúng ta không có hy vọng.
Tướng Đôn cho rằng ông Minh biết Cộng sản Hà Nội đang chờ ông nắm quyền rồi sẽ
thương thuyết. Ông Minh chưa tiếp xúc với Tổng thống Trần Văn Hương v́ vị tân
Tổng thống không thích ông Minh. Theo Tướng Đôn, việc này rất bất lợi nhất là
sau khi VNCH bỏ Xuân Lộc. Ông Minh đề nghị Tướng Đôn đi gặp Đại sứ Mỹ Martin để
thuyết phục Tổng thống Trần Văn Hương. Rời nhà ông Minh, ngay trong đêm
22/4/1975, Tướng Trần Văn Đôn đă đến nhà đại sứ Mỹ Martin dù đă gần 12 giờ
khuya. Tướng Đôn kể lại khi ông vừa ngồi xuống trong pḥng khách th́ sĩ quan tùy
viên của Đại sứ Hoa Kỳ đến nói nhỏ bên tai ông Martin. Vị đại sứ xin lỗi Tướng
Đôn, bước vào pḥng riêng, khi trở ra ông nói: Có một phi cơ xin phép đáp xuống
phi trường Manila, v́ bên đó Phi Luật Tân nghi trên phi cơ có Tổng thống Thiệu
nên họ điện thoại hỏi thử có đúng không. Hỏi lại th́ biết Tổng thống Thiệu c̣n ở
trong Dinh Độc Lập.
Cựu Tướng Đôn xin lỗi ông Martin v́ t́nh h́nh bắt buộc nên phải đến gặp vị đại
sứ Hoa Kỳ trong giờ khuya. Sau đó, Tướng Đôn trao đổi với ông Marin về ư kiến
của ông Dương Văn Minh và yêu cầu Đại sứ Martin đề nghị Tổng thống Trần Văn
Hương giao quyền cho ông Minh đứng ra thương thuyết với CSBV. Ông Martin hứa với
Tướng Đôn là sẽ cố thuyết phục Tổng thống Hương. Bấy giờ là 1 giờ sáng ngày
23/4/1975...
Cũng theo tài liệu của cựu Trung tướng Trần Văn Đôn, để t́m một giải pháp ổn
định trước những biến động thời cuộc, ngày 23 tháng 4/1975, một một số tướng
lănh và sĩ quan cao cấp do Trung tướng Nguyễn Bảo Trị, nguyên Chỉ huy trưởng
Trường Chỉ huy Tham mưu, lúc bấy giờ đang giữ chức Tổng cục trưởng Quân Huấn;
Trung tướng Vĩnh Lộc, nguyên Chỉ huy trưởng trường Cao Đẳng Quốc Pḥng, hướng
dẫn, đă đến tư dinh của Tướng Trần Văn Đôn. Phái đoàn này đề nghị Tướng Đôn với
chức danh là Tổng trưởng Quốc pḥng chỉ định người thay thế Đại tướng Cao Văn
Viên trong chức vụ Tổng tham mưu trưởng v́ theo các vị này, Đại tướng Viên không
c̣n thiết tha với quân đội nữa.
Trước đề nghị của một số tướng lănh, cựu Trung tướng Trần Văn Đôn nói: "T́nh thế
sắp thay đổi, tôi không cần chỉ định ai, tự nhiên cũng có người thay thế." Khi
đó, Trung tướng Nguyễn Bảo Trị đề nghị: "Thôi Trung tướng làm Tổng trưởng Quốc
pḥng kiêm luôn Tổng Tham Mưu trưởng đi." Cựu Trung tướng Đôn từ chối và nói:
"Tôi đă về hưu lâu rồi, lâu nay không c̣n mặc quân phục nữa, nhưng nếu cần tôi
cũng có thể đảm nhận vai tṛ Tổng Tham mưu trưởng lúc khó khăn này. Nhưng tôi
thấy t́nh thế biến chuyển quá mau, chưa biết nó sẽ đi tới đâu."
Tướng Trần Văn Đôn hỏi lại Trung tướng Trị: "Vậy th́ ai có thể thay thế Đại
tướng Viên?" Trung tướng Trị trả lời: "Trung tướng Nguyễn Đức Thắng, gần hai năm
nay ông ấy không có làm việc."
Theo lời cựu Trung tướng Trần Văn Đôn ghi lại trong hồi kư th́ ông biết rơ khả
năng của Trung tướng Thắng và đă gợi ư nhưng Tướng Thắng đă từ chối. Tướng Thắng
xuất thân khóa 1 Sĩ quan Trừ bị Nam Định-Thủ Đức năm 1952, là một trong bốn tiểu
đoàn trưởng đầu tiên của binh chủng Pháo binh VNCH. Từ 1960-1969, ông đă giữ
nhiều chức vụ quan trọng: đầu năm 1961, khi c̣n ở cấp trung tá, ông đă được bổ
nhiệm giữ chức Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh và chỉ 1 tháng sau, được thăng cấp đại
tá. Tháng 10/1961, ông bàn giao chức vụ nói trên cho Đại tá Nguyễn Văn Thiệu
(1967 là Tổng Thống VNCH) và về làm Tư lệnh Sư đoàn 5 Bộ Binh, cuối năm 1962,
ông được điều động về Bộ Tổng Tham mưu, phụ trách về kế hoạch hành quân; được
thăng Chuẩn tướng vào tháng 8 năm 1964, thăng Thiếu tướng tháng 11/1965 và giữ
chức Tổng trưởng bộ Xây dựng Nông thôn trong nội các của Chính phủ Nguyễn Cao Kỳ
(từ 1965-1967), Tổng Tham mưu phó đặc trách Địa phương quân-Nghĩa quân (tháng 9
năm 1967); cuối tháng 1/1968 được bổ nhiệm làm Tư lệnh Quân đoàn 4 & Quân khu 4
(năm 1968), thăng trung tướng vào tháng 5/1968, một tháng sau ông xin thôi giữ
chức tư lệnh Quân đoàn, trở lại Bộ Tổng tham mưu giữ chức phụ tá Kế hoạch của
Tổng Tham mưu trưởng (1969 đến 1972); năm 1973, ông xin nghỉ dài hạn không lương
5 năm để hoàn tất chương tŕnh cử nhân và cao học toán (trước đó ông đă thi đổ
một số chứng chỉ Toán của đại học Khoa học với hạng ưu).
Tại cuộc gặp gỡ nói trên, một số tướng lănh c̣n đề nghị với cựu Tướng Đôn là nên
bắt tất cả những người Mỹ c̣n lại làm con tin để Mỹ tiếp tục viện trợ giữ miền
Nam. Tướng Đôn trả lời với phái đoàn là chuyện đó đă có tin đồn rồi, thế nào Mỹ
cũng biết và có kế hoạch đối phó. Lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ đang chờ ở
ngoài khơi sẽ đổ bộ với lực lượng hùng hậu, chừng đó, theo Tướng Đôn sẽ có đổ
máu và t́nh thế sẽ rối rắm nguy ngập hơn nữa. Cựu Tướng Đôn cũng phân tích là
hơn một ngàn người Mỹ c̣n lại ở Việt Nam muốn cùng với Quân đội Việt Nam Cộng
Ḥa để cùng chiến đấu đồng thời thúc đẩy, xoay chuyển dư luận Mỹ yểm trợ cho
miền Nam. Cuối cùng cựu Trung tướng Trần Văn Đôn khuyên mọi người là cần phân
biệt chính quyền Mỹ và những người Mỹ ở Sài G̣n. Ông nói rằng chính quyền Mỹ ở
Sài G̣n chỉ có ông đại sứ đại diện mà thôi, bỏ rơi Việt Nam là chính phủ Mỹ và
Quốc hội Mỹ, chứ không phải là những người Mỹ đang ở Sài G̣n, nếu bắt một số
người Mỹ ở Sài G̣n làm con tin th́ tội nghiệp cho họ và chẳng có ích lợi ǵ.
27-4-1975: Bầu Tân Tổng Thống VNCH
*Quốc hội VNCH họp khẩn xét 2 đề nghị của Tổng thống VNCH Trần Văn Hương về
chức vụ Tổng Thống và Thủ tướng VNCH
Sáng ngày 27/4/1975, Tổng thống Trần Văn Hương đă mở cuộc họp đặc biệt tại tư
dinh với thành phần tham dự gồm các ông: Trần Văn Linh, Chủ tịch Tối cao Pháp
viện; Trần Văn Lắm, Chủ tịch Thượng viện; Phạm Văn Út, Chủ tịch Hạ Viện; cựu
Trung tướng Trần Văn Đôn, Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc pḥng (Thủ tướng
Nguyễn Bá Cẩn đă từ chức từ 23-4-1975), và 1 phụ tá Tư pháp của Tổng thống. Tại
cuộc họp này, Tổng thống Trần Văn Hương nhắc lại 2 biện pháp mà ông đă đề nghị
trong phiên họp với Quốc hội ngày 26/4/1975:
Thứ 1: Giao cho Tổng thống đương nhiệm toàn quyền chỉ định 1 Thủ tướng toàn
quyền.
Thứ 2: Bầu ông Dương Văn Minh làm Tổng thống.
Theo lời kể của Cựu Trung tướng Trần Văn Đôn ghi lại trong cuốn Việt Nam Nhân
Chứng, trong phiên họp sáng ngày 27/4/1975, Tổng thống Trần Văn Hương tŕnh bày
diễn tiến cuộc họp riêng với ông Dương Văn Minh, và cho biết "ông có mời ông
Minh làm Thủ tướng toàn quyền nhưng ông Minh không nhận, mà yêu cầu ông phải từ
chức, giao chức vụ Tổng thống cho ông Minh để ông Minh có toàn quyền nói chuyện
với Việt Cộng".
Chiều ngày 27 tháng 4/1975, Tổng trưởng Quốc pḥng Trần Văn Đôn cầm đầu một phái
đoàn gồm nhiều Tướng lănh trong Bộ Tổng Tham mưu và vị Tư lệnh Biệt khu Thủ Đô
đến tham dự cuộc họp đặc biệt của lưỡng viện Quốc hội. Phái đoàn của Tổng trưởng
Quốc pḥng đến trước, và khoảng 7 giờ 30 phút tối ngày này th́ có 138 nghị sĩ,
dân biểu hiện diện. Tổng trưởng Quốc pḥng Trần Văn Đôn tóm tắt t́nh h́nh quân
sự: Sài G̣n đang bị bao vây bởi 15 sư đoàn CSBV đặt dưới quyền của ba quân đoàn
CSBV. Quốc lộ Sài G̣n-Vũng Tàu bị cắt đứt và CQ đang tiến về Long B́nh. Đến 8
giờ 20 ngày 27 tháng 4/1975, Đại hội đồng lưỡng viện Quốc hội bỏ phiếu (136
thuận-2 chống) chấp thuận trao chức vụ Tổng thống VNCH cho ông Dương Văn Minh.
* Cuộc gặp gỡ giưă Tổng thống Trần Văn Hương và cựu Đại tướng Dương Văn Minh.
Như đă tŕnh bày, sau khi Tổng Thống Thiệu từ chức vào ngày 21/4/1975, Ṭa Đại
sứ Pháp đă nhảy vào chính trường Việt Nam. Cố vấn chính trị của sứ quán Pháp là
ông Brochand đă gặp Tướng Trần Văn Đôn, lúc bấy giờ là Phó Thủ tướng kiêm Tổng
trưởng Quốc pḥng. Ông Brochand đă cho Tướng Đôn biết sứ quán Pháp có liên lạc
với Hà Nội và nhấn mạnh rằng "Nếu có thương thuyết th́ Cộng sản chỉ thương
thuyết với ông Dương Văn Minh mà thôi". Ông Brochand cũng cho là ông Dương Văn
Minh cần sự hợp của Tướng Trần Văn Đôn.
Theo sự sắp xếp trung gian của cựu Trung tướng Trần Văn Đôn và cựu Thủ tướng
Trần Thiện Khiêm, 10 giờ sáng ngày 24 tháng 4/1975, cựu Đại tướng Dương Văn Minh
đă đến gặp Tổng Thống Trần Văn Hương tại tư dinh của Đại tướng Khiêm trong Bộ
Tổng Tham mưu. Tiếp đó, vào buổi trưa, cựu Trung tướng Đôn cũng đến nhà Đại
tướng Khiêm để t́m hiểu t́nh h́nh, ông đă gặp bác sĩ Nguyễn Lưu Viên, cựu Phó
Thủ tướng và Nguyễn Văn Hảo, Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Canh nông của nội
các Nguyễn Bá Cẩn (nội các này từ chức ngày 23/4/1975 và được yêu cầu xử lư
thường vụ trong khi chờ nội các mới). Tại cuộc gặp này, các nhân vật trên đă nói
là cuộc gặp gỡ vừa rồi giữa Tổng thống Trần Văn Hương và ông Dương Văn Minh đă
thất bại v́ ông Minh từ chối ghế "Thủ tướng toàn quyền".
Trước t́nh h́nh như thế, Đại tướng Khiêm đề nghị cựu Trung tướng Đôn nên nhận
chức vụ thủ tướng để thương thuyết. Cựu Tướng Đôn đă kể cho Đại tướng Khiêm nghe
lời của ông Brochand là Pháp đă liên lạc với CS Hà Nội và phía CS chỉ muốn nói
chuyện với ông Minh mà thôi. Sau đó cựu Trung tướng Đôn đến thẳng Ṭa Đại sứ
Pháp. Các viên chức cao cấp sứ quán này lặp lại ư kiến trên và cho biết thêm
rằng Cộng sản chờ đến ngày Chủ nhật 27/4/1975, nếu không tiến triển ǵ th́ CQ sẽ
pháo kích vào Sài G̣n. Theo lời kể của cựu Trung tướng Đôn, sau khi nghe tin
này, ông lo ngại cho dân chúng sống chen chúc trong thành phố bị trúng đạn pháo
của Cộng quân bắn bừa băi, nên ông hứa sẽ cố gắng dàn xếp để t́m một giải pháp
tạm thời. Chiều hôm đó, Đại tướng Khiêm điện thoại cho cựu Tướng Đôn biết là
Tổng Thống Trần Văn Hương sẽ chỉ định ông Nguyễn Ngọc Huy làm Thủ tướng. Theo
Đại tướng Khiêm, ông Huy là người chống Cộng triệt để nên khó có thể ḥa giải
được. Cựu Trung tướng Đôn điện thoại báo cho cựu Đại tướng Minh, ông Minh mời
cựu Trung tướng Đôn lại nhà để bàn tính t́m một giải pháp.
Lúc 5 giờ 45 ngày 24/4/1975, cựu Trung tướng Đôn vào Dinh Độc Lập th́ gặp ông
Nguyễn Ngọc Huy đang nói chuyện với ông Nguyễn Xuân Phong, Quốc vụ khanh đặc
trách ḥa đàm, từ Pháp mới về. Vừa lúc đó, Đại sứ Martin từ trong văn pḥng Tổng
Thống Trần Văn Hương đi ra. Cựu Trung tướng Đôn hỏi Đại sứ Mỹ là có phải Tổng
Thống Hương chỉ định ông Huy làm thủ tướng hay không. Nhưng ông Martin đă trả
lời là không có chuyện đó. Thế nhưng, sau đó, Đại tướng Khiêm vào gặp Tổng thống
Hương và ra báo cho cựu Trung tướng Đôn biết là ông Hương sẽ chỉ định ông Huy
làm thủ tướng. Đến lượt ông Huy vào gặp Tổng thống Hương. Cuối cùng là Tổng
trưởng Quốc pḥng Trần Văn Đôn và Đại tướng Viên vào tŕnh bày cho Tổng thống
Hương t́nh h́nh quân sự: Cộng quân đang tiến sát ṿng đai Sài G̣n, vũ khí, quân
dụng, đạn dược thiếu, tinh thần chiến đấu của binh sĩ sa sút... Nghe xong phần
tŕnh bày, Tổng Thống Hương nh́n Đại tướng Viên và nói: "Ông sẽ làm Tổng tư lệnh
Quân đội". Tổng Thống Hương nói tiếp rằng ông sẽ chia xẻ với số phận của anh em
quân nhân trên các chiến trường, nghĩa là ông sẽ chết cùng với anh em binh sĩ.
Trước khi rời Dinh Độc Lập, cựu Trung tướng Đôn nói với Tổng thống Hương: "Cụ
nghiên cứu lại, v́ bên kia họ chỉ muốn nói chuyện với ông Minh mà thôi". 8 giờ
tối hôm đó, cựu Trung tướng Đôn trở lại nhà ông Dương Văn Minh và thấy một số
nhân vật ở đây: ông Nguyễn Văn Huyền, cựu chủ tịch Thượng nghị viện, giáo sư Vũ
Văn Mẫu và ông Brochand, cố vấn chính trị sứ quán Pháp. Cựu Tướng Đôn giải thích
với ông Dương Văn Minh: "Ông Hương vừa mới lên mà yêu cầu ông từ chức th́ cũng
khó xử cho ông ấy, hơn nữa c̣n Hiến pháp, c̣n Quốc hội." Ư kiến của cựu Trung
tướng Đôn chỉ có ông Huyền đồng ư, c̣n ông Minh và ông Mẫu th́ cho rằng ông
Hương tŕ hoăn như vậy nhưng thế nào rồi cũng chấp thuận.
* TT Nguyễn Văn Thiệu gặp cựu Trung tướng Trần Văn Đôn lần cuối cùng
8 giờ sáng ngày 25 tháng 4/1975, cựu Tổng Thống Thiệu điện thoại cho cựu Trung
tướng Đôn ngỏ ư muốn gặp ông tại Dinh Độc Lập (sau khi từ chức, cựu TT Nguyễn
Văn Thiệu vẫn c̣n ở trong dinh này) để nhờ lấy giúp cho bạn của ông một giấy
chiếu khán đi ngoại quốc. Khi cựu Trung tướng Đôn vào dinh Độc Lập, cựu Tổng
Thống Thiệu cho biết là ông đă hiểu rơ diễn biến. Câu chuyện nửa chừng th́ cựu
Tổng Thống Thiệu điện thoại cho Tổng thống Hương và nói: "Nếu ông Dương Văn Minh
không chịu làm Thủ tướng toàn quyền th́ cụ t́m một người khác có thể thương
thuyết với bên kia và người đó theo tôi là ông Đôn".
Để điện thoại xuống, cựu Tổng Thống Thiệu nói với ông Đôn: "Theo tôi, ngoài ông
Minh ra, ông là người có thể nhận trách nhiệm này. Tôi đă nghĩ đến ông từ năm
1973. Tôi đă biết ông từng tiếp xúc nhiều giới chức...Ông có uy tín trong giới
chính trị và quân đội. Nhưng tôi không thay đổi lập trường chống Cộng triệt để
của tôi nên không thể ngồi chung với Cộng sản. Nếu chịu thương thuyết tôi đă mời
ông làm Thủ tướng từ năm 1973 rồi. Nhưng ngày nay th́ tôi đề nghị với ông Hương
mời ông làm việc".
Cựu Trung tướng Đôn hỏi lại cựu TT Thiệu: "Ông có nghĩ là bây giờ đă trễ không?"
Ông Thiệu im lặng không đáp. Trước khi từ giă, cựu Trung tướng Đôn nh́n thẳng
cựu TT Thiệu, rồi nói: "C̣n phần ông, chừng nào ông đi? Tôi biết Mỹ không muốn
chuyện xảy ra như ông Diệm. Xung quanh ông đang bỏ ông nhất là khi nghe có tân
thủ tướng và chính phủ mới. Ông phải đi cho nhanh. Nếu tôi làm Thủ tướng, nội
các của tôi cũng sẽ đ̣i bắt ông và tôi làm theo."
Từ biệt cựu TT Thiệu, cựu Trung tướng Đôn ghé nhiều nơi để trao đổi ư kiến với
một số yếu nhân và sau đó trở về nhà. Đến nhà, cựu Trung tướng Đôn được biết cựu
Tổng Thống Thiệu điện thoại cho ông mấy lần và có để lại số điện thoại. Cựu
tướng Đôn gọi lại th́ cựu Tổng thống Thiệu nói lời từ giả với cựu Tướng Đôn:
"Chúc anh thành công và cám ơn anh." Cựu Tướng Đôn nhắc lại những ǵ đă nói khi
gặp cựu Tổng thống Thiệu và nói: "Ông đừng quên những ǵ tôi đă nói hồi sáng,
nghĩa là ông phải ra đi." Sau đó, cựu Tướng Đôn được báo là người Mỹ đă giúp cựu
Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và cựu Thủ tướng Trần Thiện Khiêm và cả gia đ́nh hai
vị này rời khỏi Việt Nam bằng máy bay đặc biệt đến Đài Bắc, Thủ đô Đài Loan.
Ngày 28/4/1975: Tướng Minh Nhận Chức Tổng Thống VNCH
* Tổng thống Trần Văn Hương từ chức, trao quyền cho ông Dương Văn Minh
Trong khi Cộng quân áp lực nặng quanh ṿng đai Thủ đô Sài G̣n, th́ một sự kiện
trọng đại đă xảy ra trong ngày 28/4/1975: Tổng thống Trần Văn Hương từ chức,
trao quyền nguyên thủ quốc gia cho ông Dương Văn Minh, cựu đại tướng. Lễ bàn
giao diễn ra vào chiều ngày 28 tháng 4/1975. Trong buổi lễ này, Quân lực VNCH cử
Trung tướng Trần Văn Minh, Tư lệnh Không quân và Trung tướng Đồng Văn Khuyên
tham mưu trưởng Liên quân thay mặt Đại tướng Cao Văn Viên đến dự lễ. Trước khi
bước xuống bục để nhường cho ông Dương Văn Minh đọc diễn văn nhận chức, Tổng
thống Trần Văn Hương đă công bố sắc lệnh giải nhiệm Đại tướng Cao Văn Viên khỏi
chức vụ Tổng tham mưu trưởng (theo nguyện vọng của Đại tướng Viên). Sau nghi lễ
nhận chức, ông Dương Văn Minh đă giới thiệu ông Nguyễn Văn Huyền làm Phó Tổng
thống và ông Vũ Văn Mẫu làm Thủ tướng.
* Tướng Trần Văn Đôn kể lại những biến cố, sự kiện trong ngày 28/4/1975
Theo lời kể của cựu Trung tướng Trần Văn Đôn ghi lại trong Việt Nam Nhân Chứng,
trong buổi lễ bàn giao, ông Dương Văn Minh đă "trầm tĩnh đọc bản tuyên bố đường
lối của ḿnh là "sẽ chấm dứt chiến tranh bằng cách thương thuyết và ḥa giải với
Mặt trận Giải phóng miền Nam".
Vào 6 giờ chiều, cuộc lễ xong, ông Minh tiễn cụ Trần Văn Hương ra cổng. Nhà của
cựu Trung tướng Trần Văn Đôn ở gần dinh Độc Lập nên chỉ vài phút sau ông đă về
đến nhà, lại nghe "tiếng nổ ầm ầm, súng bắn lung tung, phi cơ bay. Trên dinh Độc
Lập. Nưả giờ sau, tiếng súng ngưng nổ, tiếng động cơ máy bay nhỏ dần rồi im
lặng. Tướng Đôn điện thoại cho Bộ Tổng Tham mưu và Bộ Tư lệnh Không quân th́
được báo cáo có 3 phi cơ của Không quân VNCH bị bỏ lại ở Đà Nẵng và Việt Cộng đă
sử dụng để bay vào Sài G̣n dội bom. Hai phản lực cơ F-5 của Không quân đă bay
lên nghinh chiến đuổi 3 phi cơ này. (Tài liệu của Đại tướng Cao Văn Viên cho
biết 3 phi cơ tham gia cuộc dội bom là phản lực cơ A-37 ).
Cũng theo lời kể của cựu Trung tướng Trần Văn Đôn, trước lễ bàn giao chức vụ
Tổng thống VNCH diễn ra vào buổi chiều 28/4/1975, th́ vào 8 giờ sáng ngày 28
tháng 4, cựu Trung tướng Đôn đă đến văn pḥng Tổng tham mưu trưởng như thường lệ
gặp Đại tướng Cao Văn Viên để theo dơi t́nh h́nh quân sự. (Theo tài liệu ghi
trong Quân sử VNCH, vào năm 1955, ông Trần Văn Đôn là Thiếu tướng Tham mưu
trưởng Bộ Tổng Tham mưu , ông Cao Văn Viên là Thiếu tá, giữ chức vụ Trưởng pḥng
4 Bộ Tổng Tham mưu).
Trong cuộc gặp nói trên, Tướng Viên nhắc với Tướng Đôn rằng Tổng thống Trần Văn
Hương đă kư sắc lệnh cho ông nghỉ, do đó, ông yêu cầu Tướng Đôn với chức danh là
Tổng trưởng Quốc pḥng, cử người thay thế. Ngay lúc đó, có điện thoại của ông
Dương Văn Minh gọi cho Tướng Đôn, dặn ông cố gắng giữ Tướng Viên ở lại chức vụ
Tổng Tham mưu trưởng, đừng cho Tướng Viên đi.
Trước sự việc như thế, Tổng trưởng Quốc pḥng Trần Văn Đôn không biết xử sự làm
sao v́ Tướng Viên đă được Tổng thống Trần Văn Hương cho nghỉ (sắc lệnh này được
Tổng thống Trần Văn Hương công bố vào chiều ngày 28/4/1975). Tướng Đôn hỏi Tướng
Viên:
-Nếu anh đi, th́ theo anh ai sẽ thay thế được ?
Tướng Viên không trả lời thẳng mà hỏi lại Tướng Đôn:
-Anh sẽ làm ǵ ?
Tướng Đôn trả lời:
-Tôi cũng chưa quyết định. Mấy ngày trước, ông Minh và ông Mẫu muốn tôi tiếp tục
giữ ghế Tổng trưởng Quốc pḥng nhưng tôi chưa trả lời, nay ông Minh cho tôi biết
Hà Nội không muốn có người nào trong nội các cũ ở lại trong nội các mới."
Về lại văn pḥng, Tướng Đôn nhận được điện thoại của ông Dương Văn Minh hủy bỏ
sắc lệnh mà Tổng thống Trần Văn Hương đă kư cho phép Tướng Viên nghỉ dài hạn
không lương, nhưng sắc lệnh đó Tổng thống Trần Văn Hương đă kư trước khi bàn
giao chức vụ Tổng thống.
* Chức vụ Tổng tham mưu trưởng Quân lực VNCH vào những ngày cuối tháng 4
Về chức vụ Tổng Tham mưu trưởng Quân lực VNCH, như đă tŕnh bày, sau khi Tổng
Thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức vào tối 21 tháng 4/1975, và sau cuộc rút quân
khỏi Xuân Lộc, Đại tướng Cao Văn Viên không c̣n thiết tha với chức vụ Tổng tham
mưu trưởng Quân lực VNCH, trong khi đó, tân Tổng Thống Trần Văn Hương lại muốn
bổ nhiệm Đại tướng Cao Văn Viên làm Tổng tư lệnh Quân đội với đầy đủ quyền hạn,
so với chức vụ Tổng Tham mưu trưởng mà Đại tướng Viên đă nắm giữ từ tháng
10/1965. Thế nhưng, Đại tướng Cao Văn Viên đă tŕnh xin Tổng Thống Trần Văn
Hương cho ông được giải nhiệm. Tổng thống Trần Văn Hương không đồng ư và yêu cầu
Đại tướng Viên tiếp tục giữ chức vụ. Chỉ đến khi Tổng Thống Trần Hương trao
quyền cho ông Dương Văn Minh th́ Đại tướng Viên mới nhận được quyết định giải
nhiệm. Kể lại chuyện này, Đại tướng Cao Văn Viên ghi trong hồi kư như sau:
"Trước khi Tổng Thống Hương bước xuống, Tổng Thống đưa ra một sắc lệnh giải
nhiệm tôi khỏi chức vụ Tổng Tham mưu trưởng Bộ Tổng Tham Mưu. Đến khi tân Tổng
Thống (cựu Đại tướng Dương Văn Minh) muốn chọn người thay thế tôi, tôi đề nghị
Tướng Đồng Văn Khuyên, lúc ấy đang giữ chức Tham mưu trưởng Bộ Tổng Tham mưu
kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Tiếp vận".
* T́nh h́nh chiến sự trong ngày ông Dương Văn Minh nhận chức Tổng Thống
T́nh h́nh chiến sự trong ngày 28/4/1975 ghi nhận nhiều diễn biến dồn dập. Cộng
quân đă tung thêm lực lượng áp sát ṿng đai SàiG̣n.Tại B́nh Dương, sau khi đă
đưa một sư đoàn vào khu Đông Nam và tấn công vào các khu vực Phú Giáo, Tân Uyên,
Cổ Mi, Cộng quân đă điều động 2 sư đoàn thuộc Quân đoàn 1 CSBV tiến sát đến các
tuyến pḥng tuyến do các trung đoàn 7, 8, 9 của Sư đoàn 5 Bộ binh. Trong các
trận đánh tại B́nhDương vào 10 ngày cuối của tháng 4/1975, nổi bật nhất là trận
Bến Sắn giữa sư đoàn 5 Bộ binh và 1 sư đoàn chủ lực Quân đoàn 1 của Cộng quân.
Cộng quân muốn chiếm Bến Sắn để từ đó chọc thủng mặt đông của tỉnh B́nh Dương và
mặt tây của tỉnh Biên Ḥa nhưng đă bị sự kháng cự mănh liệt của Sư đoàn 5 Bộ
binh, Cộng quân bị tổn thất nặng.
Cũng trong ngày 28/4/1975, Căn cứ Không quân Biên Ḥa bị pháo kích dữ dội. Theo
tài liệu của Đại tướng Cao Văn Viên, tất cả các phi cơ tại căn cứ này đều đă
được dời qua phi trường Tân Sơn Nhất hay xuống phi trường Trà Nóc ở miền Tây. Sư
đoàn 3 Không quân bắt đầu phá hủy những phương tiện c̣n lại trong căn cứ Biên
Ḥa.
29/4/1975: Mỹ Rút Khỏi Việt Nam, Và T́nh H́nh Chiến Sự
* Tân Thủ tướng Vũ Văn Mẫu nhận chức, yêu cầu Mỹ rút khỏi VN
11 giờ 30 phút ngày 29/4/1975, ông Vũ Văn Mẫu chính thức nhận chức Thủ tướng. Do
ông Nguyễn Bá Cẩn, Thủ tướng do Tổng thống Thiệu bổ nhiệm đă rời Việt Nam, nên
Phó Thủ tướng Đôn thay mặt nội các cũ kư biên bản bàn giao với tân thủ tướng Vũ
Văn Mẫu. Diễn tiến lễ bàn giao này được cựu Trung tướng Trần Văn Đôn ghi lại như
sau:
10 giờ sáng ngày 29 tháng/4, cựu Tướng Trần Văn Đôn đến Phủ Thủ Tướng, đi đường
Thống Nhất. Khi đi ngang Ṭa Đại sứ Mỹ, ông thấy nhiều người vô ra tấp nập như
thường ngày.
Nguyên Phó thủ tướng Trần Văn Đôn đến Phủ Thú Tướng cùng với sĩ quan tuỳ viên ,
nơi đây một số Tổng trưởng nội các mới đă có mặt. Nội các cũ th́ có Phó thủ
tướng Nguyễn Văn Hảo, Dương Kích Nhưỡng…. . . Một lúc sau, ông Châu, Bộ trưởng
Phủ Thủ tướng cho biết ông Mẫu muốn điện đàm với Tướng Đôn. Ông Mẫu xin lỗi đến
trễ một giờ v́ phải qua đài phát thanh đọc lời tuyên bố quan trọng. 11 giờ 30
ông Châu cho biết ông Thủ tướng đến, Tướng Đôn ra cầu thang đón. Ông Mẫu đến
đúng nghi lễ, đi bằng xe Mercedes dành cho Thủ tướng, có xe máy dầu hộ tống".
Tướng Đôn mời ông Mẫu vào văn pḥng Thủ tướng và bắt đầu cuộc lễ. Ông Mẫu ngồi
bên tay mặt Tướng Đôn. Ông Châu đưa biên bản bàn giao để kư. Tướng Đôn kư xong
trao cho ông Mẫu kư, nhưng ông Mẫu kư hoài mà viết của ông ấy vẫn không ra mực
nên Tướng Đôn phải đưa viết của ông cho ông Mẫu kư. Ai cũng im lặng chờ đợi. Kư
biên bản bàn giao xong, Tướng Đôn nói vài lời cầu chúc và ông Mẫu đáp từ. Sau
đó, ông Mẫu nói chuyện với các Tổng trưởng:
-Tôi vưà lên Đài phát thanh tuyên bố, yêu cầu Mỹ rút khỏi Nam Việt Nam trong
ṿng 24 tiếng đồng hồ kể từ 5 giờ sáng nay( 29-4-1975)
Nghe ông Mẫu nói, Tướng Đôn dùng điện thoại màu xanh lá cây dành riêng cho Thủ
tướng và Phó Thủ tướng để liên lạc với Ṭa Đại sứ Mỹ. Có tiếng người bắt điện
thoại, Tướng Đôn hỏi ngay: Chuyện ǵ đă xảy ra? Tôi vưà nghe ông Thủ tướng yêu
cầu DAO (Cơ quan tùy viên Quân sự tại Đại sứ quán Mỹ) trong ṿng 24 tiếng đồng
hồ.
Phiá Đại sứ quán Mỹ trả lời:Không phải chỉ có DAO mà tất cả những người Mỹ sẽ
rút. Nếu ông muốn đi th́ lên Ṭa Đại sứ Mỹ trước 2 giờ trưa này (ngày 29-4-1975)
*Tổng thống Dương Văn Minh cho Hải quân toàn quyền hoạt động
Theo ghi nhận của cựu Tướng Trần Văn Đôn ghi lại trong hồi kư, vào sáng ngày
29/4/1975, Phó Đô Đốc Chung Tấn Cang, Tư lệnh Hải quân đến gặp Tổng thống Dương
Văn Minh cho biết hiện t́nh tàu bè đủ để chở Chính phủ và binh sĩ xuống miền
Tây, nhưng ông Minh cho biết đang lo thương thuyết. 5 giờ chiều cùng ngày, Tổng
thống Dương Văn Minh gọi phó Đô Đốc Chung Tấn Cang đến gặp. Phó Đô Đốc Cang cử
Phó Đề Đốc Diệp Quang Thủy đi thay. Tổng thống Dương Văn Minh nói với Phó Đề Đốc
Thủy: "Tôi trao cho Hải quân được toàn quyền hoạt động."
*T́nh h́nh chiến sự trong ngày 29/4/1975
Rạng sáng ngày 29 tháng 4/1975, Bộ Tổng Tham mưu, Căn cứ Không quân Tân Sơn
Nhất, Bộ Tư lệnh Hải quân tại bến Bạch Đằng đă trở thành mục tiêu của pháo binh
Cộng quân. Những đợt pháo kích liên tiếp của Cộng quân đă rót vào các vị trí
trên. Ngay tại Bộ Tổng tham mưu và bộ Tư lệnh Hải quân chỉ bị thiệt hại nhẹ,
nhưng căn cứ Tân Sơn Nhất bị thiệt hại nặng nhất. Các băi phi cơ đậu, các ụ xăng
dầu và các trạm truyền tin đều bị đạn pháo bắn trúng. Lửa cháy, đạn nổ khắp nơi.
Cộng quân bắt đầu tấn công bằng Bộ binh và Thiết giáp vào Sài G̣n bằng hai mũi:
Phú Lâm và cầu Nhị Thiên Đường. Sau một đợt giao tranh, Cộng quân chiếm cầu Nhị
Thiên Đường. Tại Phú Lâm, khu phát tuyến tại đây bị pháo kích nặng và bị tấn
công. 9 giờ 30 ngày 29/4/1975, căn cứ Không quân bị pháo kích nặng. Nhiều phi cơ
trong băi đậu, kể cả những chiếc A 37 và đặc biệt có 4 chiếc C 130 có gắn bom
sẵn, bị trúng đạn pháo kích và nổ tung. Lửa cháy cùng khắp, lan đi rất nhanh.
Căn cứ Tân Sơn Nhất hoàn toàn bất khiển dụng và hỗn độn. Khoảng hơn 3 ngàn người
đang chờ sau lưng cơ quan DAO (Pḥng Tùy viên Quân sự Sứ quán Hoa Kỳ) từ ngày 28
tháng 4/1975 để chờ phi cơ đến đón đi, kinh hoảng bỏ chạy ra khỏi căn cứ. Đến 10
giờ th́ hầu như bộ Tư lệnh Không quân không c̣n kiểm soát được quân sĩ thuộc
quyền nữa. Trên trời, từng đoàn trực thăng của Mỹ vần vũ và bay lơ lửng trên các
nóc cao ốc và trong cơ quan DAO để đón nhân viên Hoa Kỳ. Lúc bấy giờ, khó phân
biệt được trực thăng của Không quân Mỹ hay của Không quân VNCH.
Quanh ṿng đai Sài G̣n, chiến trận khốc liệt đă diễn ra tại Long An, Hậu Nghĩa,
B́nh Dương, Biên Ḥa. Tại Long An, các đơn vị Sư đoàn 22 Bộ binh đă giao chiến
quyết liệt với hai trung đoàn Cộng quân muốn chọc thủng pḥng tuyến thị xă Tân
An. Sư đoàn 22 Bộ binh từ Quân khu 2 rút vào và được phối trí hoạt động tại khu
vực này.
Tại mặt trận Củ chi, Hậu Nghĩa, 7 giờ sáng ngày 29/4/1975, Bộ Chỉ huy Tiểu khu
Hậu Nghĩa bị mất liên lạc với Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 & Quân khu 3. 10 giờ sáng
cùng ngày, Quân đoàn 3/Quân khu 3 báo cáo về Bộ Tổng tham mưu là Tiểu khu Hậu
Nghĩa thất thủ. Tại pḥng tuyến Củ Chi của Sư đoàn 25 Bộ binh, Cộng quân tung 1
sư đoàn chính quy CSBV có 1 trung đoàn chiến xa yểm trợ tấn công ồ ạt vào các vị
trí của quân trú pḥng. Từ hầm chỉ huy, Chuẩn tướng Lư Ṭng Bá trực tiếp điều
động các tuyến chống trả các đợt xung phong biển người của địch quân và xin trực
thăng chiến đấu yểm trợ. Quốc lộ 1 nối Sài G̣n với Củ Chi bị đắp mô, giao thông
tắc nghẽn. Đêm 29/4/1975, bộ Tư lệnh Sư đoàn 25 Bộ binh phải bỏ pḥng tuyến Củ
Chi rút về Hóc Môn.
Tại tuyến pḥng thủ Trảng Bom do một đơn vị thuộc Sư đoàn 18 phụ trách, vào 7
giờ 30 sáng, nhiều vị trí bị Cộng quân chọc thủng và đến 10 giờ pḥng tuyến này
hoàn toàn bị Cộng quân tràn ngập. Một số đơn vị của Sư đoàn 18 rút về phía nam
căn cứ Long B́nh, Lữ đoàn 257 Thủy quân Lục chiến án ngữ mặt bắc Long B́nh cũng
bị tấn công. 11 giờ sáng ngày 29/4/1975, Cộng quân tấn công vào pḥng tuyến nam
Long B́nh, Sư đoàn 18 Bộ binh đă đẩy lùi được nhiều đợt xung phong của các trung
đoàn Cộng quân. Trong khi đó căn cứ Long B́nh đă bị pháo kích liên tục. Tại căn
cứ kho đạn Thành Tuy Hạ, nhiều vựa chứa đạn trong kho đă bị pháo kích và ṿng
đai pḥng thủ kho đạn đă bị khoảng 2 tiểu đoàn Cộng quân bao vây.
Tại B́nh Dương, căn cứ Lai Khê bị pháo kích dữ dội suốt đêm 28 và rạng ngày
29/4/1975. Quận lỵ Bến Cát bị một trung đoàn Cộng quân tấn công. Quốc lộ 13 bị
cắt đứt tại đoạn giữa Phú Cường, tỉnh lỵ B́nh Dương, và Lai Khê. Ngay trong sáng
ngày 29 tháng 3/1975, nhiều biệt đội đặc công của Cộng quân đă lọt được vào Phú
Cường và đóng chốt nhiều nơi trong thị xă.
Tại Biên Ḥa, quận lỵ Tân Uyên bị tấn công ác liệt. Lực lượng Địa phương quân và
Cảnh sát chiến đấu pḥng thủ quân lỵ đă phải bỏ pḥng tuyến, thị xă bỏ ngỏ. Bộ
Tư lệnh Quân đoàn 3 & Quân khu 3, căn cứ Không quân Biên Ḥa, và một số doanh
trại quân đội gần Biên Ḥa, dọc xa lộ Biên Ḥa-Sài G̣n cũng bị pháo kích.
Tại phía Tây Nam Sài G̣n, hai liên đoàn Biệt động quân bị tấn công vào giữa 0
giờ 30 giờ sáng ngày 29/4/1975 và bị tổn thất 50% quân số. Rạng sáng cùng ngày,
quận lỵ Hóc Môn cũng bị tấn công, đơn vị Địa phương quân và Nghĩa quân bị thiệt
hại nặng. Trung tâm Huấn luyện Quang Trung cũng bị tấn công và pháo kích từ 1
giờ sáng. Tại khu vực tiếp vận Hạnh Thông Tây bị Cộng quân tấn công.
Tại Vũng Tàu, ngay từ đêm 28/4/1975, Bộ Chỉ huy hành quân của Thiếu tướng Hinh,
Tư lệnh Sư đoàn 3 Bộ binh kiêm Tư lệnh mặt trận Vũng Tàu, đă phải làm việc tại
duyên đoàn 33 Hải quân để điều động các cánh quân. 4 giờ sáng ngày 29/4/1975,
Đại tá Lợi và Trung tá Nhă đến gặp Tướng Hinh trên một chiếc tàu nhỏ của Duyên
đoàn 33 và cho biết t́nh h́nh tại Bộ Tổng Tham mưu. Theo hai vị sĩ quan này th́
Đại tướng Viên và Chuẩn tướng Thọ, Trưởng phong 3 BTTM, đă ra đi từ chiều ngày
28/4/1975. Gần sáng, lại có thêm Chuẩn tướng Huỳnh Bá Tính, Tư lệnh Sư đoàn 3
Không quân và và đại tá cùng khoảng 60 sĩ quan, binh sĩ Không quân từ Biên Ḥa
về Vũng Tàu. Tướng Tính đă đến gặp Tướng Hinh tại Duyên đoàn 33. Chuẩn tướng
Tính cho biết ngay trong chiều 28/4/1975, phi trường Biên Ḥa đă được lệnh phá
hủy các cơ sở. Lệnh này do Chuẩn tướng Bê, chỉ huy Tiếp vận Không quân trực tiếp
ban hành mà không thông qua tư lệnh Sư đoàn 3 Không quân. Sáng ngày 29/4/1975,
có thêm rất nhiều sĩ quan từ Sài G̣n ra Vũng Tàu.
30-4-1975 Những Giờ Phút Cuối Cùng
* Hơn 1 ngàn Cộng quân tử trận, 32 chiến xa CSBV bị bắn cháy trong trận chiến
sáng ngày 30-4-1975 tại pḥng tuyến Sài G̣n
Vào những ngày cuối cùng của tháng 4/1975, trong khi những người lănh đạo tối
cao của quốc gia và quân đội t́m mọi cách để ra đi, th́ tại mặt trận ṿng đai
Sài G̣n và ngay trong Thủ đô của Việt Nam Cộng Ḥa, người lính Quân lực VNCH từ
anh binh nh́ cho đến các trung đoàn trưởng, lữ đoàn trưởng... thuộc các binh
đoàn bộ chiến, vẫn giữ vững tay súng tử chiến với Cộng quân đến phút cuối cùng.
Từ 0 giờ sáng đến 10 giờ ngày 30/4/1975, trên các cửa ngơ vào thủ đô Sài G̣n,
những người lính Bộ binh, Nhảy Dù, Biệt kích Nhảy Dù, Biệt động quân, Thiết
giáp, Thủy quân Lục chiến... đă đánh trận cuối cùng trong đời lính của họ: 32
chiến xa và gần 30 quân xa Cộng quân bị bắn cháy, hơn 1,000 Cộng quân tan xác...
Đó là chiến tích của người lính VNCH tại mặt trận Thủ Đô Sài G̣n trong buổi sáng
cuối cùng của cuộc chiến, trước khi ông Dương Văn Minh ra lệnh Quân lực VNCH
buông súng vào lúc 10 giờ 15 phút ngày 30/4/1975. Trong những giờ phút cuối cùng
này, tại Sài G̣n, trái tim của Việt Nam Cộng Ḥa, có rất nhiều sự kiện diễn ra
dồn dập, những trận đánh hào hùng và bi tráng của một số đơn vị Nhảy Dù, Biệt
Cách Nhảy Dù... trước giờ G.
* Bộ Tổng Tham Mưu QL/VNCH, những giờ cuối cùng:
Trưa ngày 29 tháng 4/1975, các vị tướng có thẩmquyền tại Bộ Tổng tham mưu Quân
lực VNCH đă ra đi. Đại tướng Viên rời Việt Nam từ chiều 28/4/1975 cùng với Chuẩn
tướng Thọ (trưởng pḥng 3); Trung tướng Đồng Văn Khuyên, Tham mưu trưởng Liên
quân Bộ Tổng tham mưu kiêm Tổng cục trưởng Tiếp vận ra đi vào lúc 11 giờ 30 ngày
29/4/1975. Trung tướng Nguyễn Văn Minh, Tư lệnh Biệtkhu Thủ đô cũng đă "chia
tay" với các cộng sự viên của ḿnh từ sáng ngày 29/4/1975. Để có tướng lănh chỉ
huy Quân đội, tân Tổng thống Dương Văn Minh đă cử một số tướng lănh và cựu tướng
lănh giữ các chức vụ trọng yếu: Trung tướng Vĩnh Lộc giữ chức Tổng Tham mưu
trưởng; Nguyễn Hữu Hạnh, Chuẩn tướng, đă về hưu từ tháng 4/1974, làm Phụ tá Tổng
tham mưu trưởng; cựu Thiếu tướng Lâm Văn Phát, được cử làm Tư lệnh Biệt khu Thủ
Đô; chuẩn tướng Lê Văn Thân, nguyên Tư lệnh phó Quân khu 2, làm Tư lệnh phó phụ
giúp Tướng Phát; Chuẩn tướng Nguyễn Văn Chức, nguyên Cục trưởng Công binh, Thứ
trưởng Định cư trong Nội các Nguyễn Bá Cẩn, giữ chức Tổng cụctrưởng Tiếp vận.
Sau khi nhận chức Tổng tham mưu trưởng, chiều 29/4/1975, Trung tướng Vĩnh Lộc đă
triệu tập một cuộc họp
với các tướng lănh và sĩ quan cao cấp đang c̣n ở lại Sài
G̣n tại pḥng họp bộ Tổng Tham Mưu và yêu cầu "mọi người đừng bỏ đi, hăy ở lại
để làm việc với tất cả trách nhiệm".
* Trận chiến tại các cửa ngơ vào Sài G̣n:
Tại pḥng tuyến Củ Chi, tối 29/4/1975, toàn bộ quân trú pḥng và bộ Tư lệnh Sư
đoàn 25 Bộ binh mở đường máu về Hóc Môn. Riêng Chuẩn tướng Lư Ṭng Bá, Tư lệnh
Sư đoàn và một Thượng sĩ cận vệ tên Ngọc đă phải thay nhau làm khinh binh với
chiến thuật cá nhân để thoát khỏi ṿng vây của Cộng quân. Cuối cùng vị tư lệnh
Sư đoàn 25 Bộ binh bị lọt vào tay địch khi ông và người cận về gần đến Hóc Môn.
Tại mặt Nam của Sài G̣n, ngay từ ngày 28/4/1975, bộ Tư lệnh Biệt khu Thủ đô
không c̣n quân trừ bị để giải tỏa áp lực của Cộng quân. Một liên đoàn Biệt động
quân đang hành quân dọc theo quốc lộ 4 phía nam Bến Tranh đă được điều động về
quận lỵ Cần Đước theo liên tỉnh lộ 5A vào buổi trưa và đặt dưới quyền điều động
của bộ Tư lệnh Biệt khu Thủ đô. Liên tỉnh lộ nối liền Chợ Lớn và Cần Đước cũng
bị cắt nhiều đoạn nên các lực lượng VNCH không thể phá vỡ được các chốt chận của
Cộng quân tại cầu Nhị Thiên Đường (khu vực này bị Cộng quân chiếm từ rạng sáng
ngày 29/4/1975).
Trong khi trận chiến xảy ra tại nhiều nơi th́ kho đạn Thành Tuy Hạ lại bị pháo
kích nặng nề nên phát nổ nhiều nơi. Hệ thống truyền tin liên lạc với bộ chỉ huy
Kho đạn bị mất vào lúc 1 giờ chiều. Xe tăng Cộng quân xuất hiện tại Cát Lái và
bắn vào cầu tàu chất đạn chưa được bốc dỡ.
Tại cụm pḥng tuyến khu vực từ ngă tư Quân Vận (gần trung tâm huấn luyện Quang
Trung) đến cầu Tham Lươn Bà Quẹo; B́nh Thới-Ngă ba Bà Quẹo; Bảy Hiền-Lăng Cha
Cả, đơn vị Nhảy Dù pḥng ngự tại đây đă nỗ lực ngăn chận Cộng quân. Những người
lính Dù không hề nao núng, b́nh tĩnh chuẩn bị cho trận đánh giờ thứ 25.
Tại ṿng đai Bộ Tổng Tham Mưu, một chiến đoàn thuộc Liên đoàn 81 Biệt Cách Dù do
thiếu tá Phạm Châu Tài chỉ huy đă dàn quân chận địch, từ 8 giờ sáng đến 10 giờ
sáng, chiến đoàn này đă bắn cháy 6 chiến xa Cộng quân và nỗ lực đánh bật địch ra
khỏi trận địa.
* Những trận đánh trước giờ G...
Từ sáng sớm ngày 30 tháng 4, tại các mặt trận quanh Sài G̣n và Biên Ḥa, các đơn
vị của Sư đoàn 5BB, Sư đoàn 18BB, Lữ đoàn 3 Thiết kỵ, các đơn vị Dù, Thủy quân
Lục chiến, Biệt động quân... đều đặt trong t́nh trạng sẵn sàng ứng chiến để chận
đánh Cộng quân. Tại bộ Tư lệnh Biệt khu Thủ đô, Thiếu tướng Lâm Văn Phát từ sáng
sớm đă dùng trực thăng bay quan sát t́nh h́nh, vừa đáp xuống bộ Tư lệnh ông gọi
máy liên lạc với Chuẩn tướng Tần, sĩ quan cao cấp nhất của Không quân vào lúc
đó. Tướng Phát yêu cầu Tướng Tần cho các phi tuần khu trục liên tục oanh kích
Cộng quân đang chuyển quân dọc theo con đường từ ngả tư Bảy Hiền lên đến Hóc
Môn.
Trong khi các đơn vị VNCH đang nỗ lực đẩy lùi Cộng quân ra khỏi bộ Tổng tham
mưu, th́ vào 10 giờ 15 phút, tân Tổng thống Dương Văn Minh ra lệnh cho Quân lực
Việt Nam Cộng Ḥa ngưng chiến. Trước đó vài phút, chiến đoàn Biệt Cách Dù đang
tung các đợt phản công để đánh bật địch quanh ṿng đai Bộ Tổng Tham Mưu. Khi
nhận được lệnh ngưng bắn, Thiếu tá Phạm Châu Tài, chiến đoàn trưởng Biệt Cách Dù
đă lấy xe jeep vào Bộ Tổng Tham Mưu, ông được anh em binh sĩ gác cổng cho biết
là Trung tướng Vĩnh Lộc, Tân Tổng Tham mưu trưởng, đă ra đi lúc 6 giờ sáng, tất
cả tướng lănh và các đại tá đă họp với Thiếu tá Tài về kế hoạch pḥng thủ Tổng
hành dinh bộ Tổng Tham mưu trong đêm 29/4/1975, cũng không c̣n ai.
Trước t́nh h́nh đó, Thiếu tá Tài đă bốc điện thoại quay số gọi về văn pḥng Tổng
Tổng phủ, gặp Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh ở đầu giây. Ông Hạnh hỏi Thiếu tá Tài
là ai? Vị chiến đoàn trưởng đă trả lời: "Tôi là chiến đoàn trưởng Biệt cách Nhảy
Dù đang trách nhiệm bảo vệ bộ Tổng tham mưu, tôi xin được gặp Tổng thống". Vài
giây sau, thiếu tá Tài nghe tiến ông Dương Văn Minh nói ở đầu máy: "Đại tướng
Dương Văn Minh nghe đây, có chuyện ǵ đó?" Thiếu tá Tài tŕnh bày: "Tôi đang chỉ
huy cánh quân tử chiến với Cộng quân ở Bộ Tổng Tham mưu th́ có lệnh ngưng bắn,
nhưng Cộng quân vẫn tiến vào, tôi đă liên lạc với bộ Tổng Tham mưu nhưng không
có ai, nên muốn nói chuyện với Tổng thống là Tổng Tư lệnh Tối cao của Quân đội
để xin quyết định." Tướng Minh trả lời: "Các em chuẩn bị bàn giao đi!". Thiếu tá
Tài ngạc nhiên hỏi lại: "Bàn giao là như thế nào thưa Đại tướng, có phải là đầu
hàng không?", Tướng Minh đáp: Đúng vậy, ngay bây giờ xe tăng Việt Cộng đang tiến
vào Dinh Độc Lập. Nghe tướng Minh cho biết như vậy, Thiếu tá Tài nói ngay: "Nếu
xe tăng Việt Cộng tiến vào dinh Độc Lập, chúng tôi sẽ đến cứu Tổng thống". Tướng
Minh suy nghĩ, Thiếu tá Tài nói tiếp: "Tổng thống phải chịu trách nhiệm trước 2
ngàn cảm tử quân đang tử chiến với Cộng quân ở bộ Tổng tham mưu." Tướng Minh trả
lời: "Tùy các anh em".
Theo lời Thiếu tá Tài, sau này, khi bị CQ giam trong trại tù, ông đă găp trung
tá Vơ Ngọc Lan, Liên đoàn trưởng Liên đoàn pḥng vệ Tổng thống Phủ. Trung tá Lan
nói với Thiếu tá Tài: "Lúc đó, moa đứng cạnh ông tướng Minh, moa nghe toa nói
vào cứu Tổng thống". Thiếu tá Tài giải thích: "Tổng thống là vị lănh đạo tối cao
của Quân lực, phải cứu ông ra để có người chỉ huy Quân đội".
***************
Tài Liệu Đặc Biệt: Mật Tŕnh Của Tướng Weyand & Tài Liệu Tướng Nguyễn Văn
Hiếu
* Từ chuyến viếng thăm VN của Đại tướng Weyand, đến cái chết bí ẩn của Thiếu
tướng Nguyễn Văn Hiếu, Tư lệnh phó hành quân Quân đoàn 3, ngày 8-4-1975.
Như đă tŕnh bày, vào tuần lễ cuối cùng của tháng 3/1975, Tổng thống Ford đă cử
Đại tướng Frederick C. Weyand, Tham mưu trưởng Lục quân Hoa Kỳ, đến Việt Nam để
t́m hiểu t́nh h́nh. Đại tướng Weyand là một vị tướng đă từng phục vụ ở chiến
trường Việt Nam qua nhiều chức vụ khác nhau: Tư lệnh Sư đoàn 25 Hoa Kỳ, Tư lệnh
Bộ chỉ huy tiền phương Lực lượng 2 đặc nhiệm, Tư lệnh phó bộ Tư lệnh Quân đội
Hoa Kỳ tại Việt Nam (tư lệnh là Đaị tướng Creighton W. Abrams), sau cùng là Chỉ
huy trưởng Bộ Chỉ huy Yểm trợ Hoa Kỳ (MACV).
Đại tướng Weyan đă thăm và t́m hiểu t́nh h́nh VN từ ngày 28/3/1975 đến ngày
4/4/1975. Trở về Mỹ, ông đă làm một phúc tŕnh đặc biệt lên Tổng thống Ford về
t́nh h́nh VN và những đề nghị khẩn cấp để cứu nguy VNCH.
Bốn ngày sau khi Đại tướng Weyand rời VN, vào ngày 8 tháng 4/1975, trong khi
Cộng quân khai triển lực lượng để mở cuộc tấn công vào Long Khánh, th́ tại Bộ Tư
lệnh Quân đoàn 3 ở Biên Ḥa, Thiếu tướng Nguyễn Văn Hiếu, Tư lệnh phó Quân đoàn
3, đă chết một cách bí ẩn ngay tại văn pḥng. Những người gần văn pḥng của
Tướng Hiếu nghe 1 tiếng súng nổ, 1 đại tá chạy qua th́ thấy Tướng Hiếu nằm bất
động trên chiếc ghế bành bàn giấy. Một gịng máu tươi chảy chan hoà xuống mặt và
ngực. Một viên đạn đă xuyên qua trán đi thẳng lên óc. Viên đạn này c̣n trớn bay
lên trần nhà, soi thủng một lỗ.
*Tập tài liệu đặc biệt "Thiếu tướng Nguyễn Văn Hiếu", và những bí mật về
những phúc tŕnh của Sứ quán Mỹ tại Sài G̣n, và của Đặc sứ Tổng thống Mỹ.
30 năm sau ngày VNCH bị bức tử, những bí ẩn về cái chết của Tướng Nguyễn Văn
Hiếu, từng là Phụ tá Phó Tổng tổng thống VNCH Trần Văn Hương đặc trách bài trừ
tham nhũng, cùng những tài liệu mật về những phúc tŕnh của Đại sứ Bunker, của
các tướng lănh Mỹ, đă được công bố qua tập tài liệu: "Thiếu tướng Nguyễn Văn
Hiếu, Một viên ngọc quân sự ẩn tàng", dày 546 trang, khổ giấy lớn, do ông Nguyễn
Văn Tín, em ruột của Tướng Hiếu, sưu tầm và biên soạn với tất cả tấm ḷng của
một người em đối với người anh được đồng đội vinh danh là "dũng tướng". Tập tài
liệu vừa được phát hành vào cuối tháng 4/1975. Theo ghi nhận của một số cựu sĩ
quan cao cấp và cựu viên chức Chính phủ VNCH, đây là tập tài liệu có giá trị về
phương diện lịch sử và chiến sử với những bài viết, tài liệu về các cuộc hành
quân lớn trên chiến trường VN, về sự tham chiến của Hoa Kỳ tại VN, về thực trạng
chính trị xă hội VN, thông qua đời binh nghiệp của Thiếu tướng Nguyễn Văn Hiếu
từ khi theo học khóa 3 sĩ quan hiện dịch trường Vơ bị Liên quân Đà Lạt năm 1950
cho đến tháng 4/1975 qua các chức vụ: sĩ quan pḥng 3 Bộ Tổng tham mưu, Trưởng
pḥng Quân đoàn 1, Tham mưu trưởng Sư đoàn 1 Bộ binh, Tham mưu trưởng Quân đoàn
1, Quân đoàn 2, Tư lệnh Sư đoàn 22, Tư lệnh 5 Bộ binh, Tư lệnh phó Quân đoàn 1,
Phụ tá Phó Tổng thống đặc trách bài trừ tham nhũng, và chức vụ cuối cùng là Tư
lệnh phó đặc trách hành quân của Quân đoàn 3.
*Báo cáo lượng định t́nh h́nh VNCH của Đại tướng Weyand đệ tŕnh lên Tổng
thống Ford
Trở lại chuyến thị sát t́nh h́nh VN của Tướng Weyand, sau khi trở về Mỹ, vị đại
tướng này đă làm phúc t́nh lên Tổng thống Ford. Phúc tŕnh này đă được dịch và
phổ biến trong tập tài liệu " Thiếu tướng Nguyễn Văn Hiếu" (trang 315-328). Sau
đây là những điểm chính của bản phúc tŕnh mà Đại tướng Weyand đệ tŕnh lên Tổng
thống.
-Phần mở đầu, Đại tướng Weyand viết như sau:
"Vâng theo chỉ thị của Tổng Thống, tôi đă viếng thăm Nam Việt Nam trong thời
gian từ 28/3 đến 4/4. Tôi đă hoàn tất công việc lượng định t́nh h́nh hiện tại
đó, đă phân tách Chính Phủ Cộng Ḥa Việt Nam có những dự tính nào để phản công
sự gây hấn từ phía Bắc Việt, đă cam kết với Tổng Thống Thiệu sự hỗ trợ kiên tŕ
của Tổng Thống trong thời gian khủng hoảng này, và đă kiểm điểm các lựa chọn và
các đường lối hành động mà Hoa Kỳ có thể thi hành để trợ giúp Nam Việt Nam."
"T́nh h́nh quân sự hiện tại đang lâm vào t́nh trạng gây cấn, và sự tồn tại của
Nam Việt Nam trong tư thế một quốc gia đứt đoạn tại các tỉnh phía nam thật là
mong manh. Chính Phủ Nam VN đang bên bờ vực thẳm của một sự thất bại quân sự
hoàn toàn. Tuy nhiên, Nam Việt Nam dự tính tiếp tục chống cự với phương tiện có
trong tay, và, nếu được phép dưỡng thở, có thể tái tạo khả năng chiến đấu tùy
thuộc vào sự yểm trợ chiến cụ về phía Hoa Kỳ cho phép. Tôi xác tín là chúng ta
có bổn phận phải hiến sự hỗ trợ này cho họ."
"Chúng ta đă tới Việt Nam, trước tiên là để hỗ trợ nhân dân Nam Việt Nam,-chứ
không phải để đánh bại Bắc Việt. Chúng ta đă ch́a bàn tay ra cho nhân dân Nam
Việt Nam, và họ đă nắm lấy bàn tay ấy. Giờ đây họ cần tới bàn tay đó hơn bao giờ
hết. Bằng mọi giá chúng ta đă trợ giúp cho 20 triệu người. Họ đă nói với cả thế
giới là họ lo sợ cho tính mạng của họ. Họ là những người ưa chuộng các giá trị
trùng hợp với các giá trị của các hệ thống không cộng sản, họ tha thiết đeo đuổi
cơ hội tiếp tục phát triển một lối sống khác lối sống của những người hiện sống
dưới ách Bắc Việt."
-Về phần viện trợ, Đại tướng Weyand ghi nhận
"Mức độ yểm trợ hiện tại của Hoa Kỳ bảo đảm cho sự thất bại của Chính Phủ Nam
VN. Trong số 700 triệu mỹ kim cho tài khóa 1975, số c̣n lại 150 triệu mỹ kim có
thể xử dụng trong một thời gian ngắn cho một cuộc tiếp tế qui mô; tuy nhiên, nếu
muốn đạt được một cơ may thành công thật sự, cần có lập tức thêm 722 triệu mỹ
kim để đưa Nam Việt Nam tới một thế pḥng thủ tối thiểu chống lại sự xâm chiếm
được Nga và Tàu hỗ trợ. Sự viện trợ bổ túc này của Hoa Kỳ hợp với tinh thần và ư
định của Hiệp Định Ba Lê. Hiệp Định này vẫn là phương thức thực tiễn làm việc
cho một sự thỏa hiệp ôn ḥa tại Việt Nam."
"Việc xử dụng hỏa lực không quân Hoa Kỳ để tăng cường khả năng Nam Việt Nam
chống lại sự xâm chiếm của Bắc Việt sẽ đem lại sự hỗ trợ cả trên hai b́nh diện
chiến cụ và tâm lư đối với Chính Phủ Nam VN và đồng thời sẽ đem lại một thế tŕ
hoăn cần thiết trên chiến trường. Tuy nhiên tôi nh́n nhận những phiền phức khả
quan về mặt pháp lư và chính trị nếu thi hành chọn lựa này."
-Về kế hoạch di tản, Đại tướng Weyand đề nghị
"Xét về mặt biến chuyển nhanh chóng của các biến cố, Tổng Thống cần phải quan
tâm tới một vấn đề khác. Dựa trên các lư do thận trọng, Hoa Kỳ phải có ngay bây
giờ một kế hoạch di tản đại qui mô 6 ngàn kiều dân Mỹ và hàng vạn người Nam Việt
Nam và Đệ Tam Quốc Gia mà chúng ta có bổn phận phải bảo vệ. Bài học tại Đà Nẵng
cho thấy công việc di tản này đ̣i hỏi tối thiểu một chiến đoàn Hoa Kỳ của một sư
đoàn tăng cường yểm trợ bởi không lực tác chiến để dập tan pháo binh và hỏa lực
pḥng của Bắc Việt. Khi t́nh thế đ̣i hỏi, một lời xác định công khai về chính
sách này phải được công bố và Bắc Việt phải được cảnh cáo một cách rơ ràng : về
ư định của Hoa Kỳ sẽ dùng tới vũ lực để bảo toàn tính mạng của các người được di
tản. Hành Pháp phải được Quốc Hội cho toàn quyền xử dụng các h́nh phạt quân sự
chống lại Bắc Việt nếu họ cản trở công cuộc di tản."
"Thế giới đánh giá sự trung tín của Hoa Kỳ trên tư cách một đồng minh tại
Việt Nam. Để duy tŕ sự tin tưởng đó, chúng ta phải thực hiện một nỗ lực tối đa
trong việc hỗ trợ cho Nam Việt Nam ngay bây giờ."
-Về vai tṛ và các lựa chọn hành động của Hoa Kỳ, Đại tướng Weyand đề nghị và
phân tích như sau:
"Điều ǵ Hoa Kỳ làm, hay không làm, trong những ngày tới có lẽ là yếu tố định
đoạt cho những biến cố xảy ra trong mấy tuần tới; điều này cũng đúng đối với
điều ǵ Sàig̣n hay Hànội làm hay không làm. Một ḿnh Hoa Kỳ không thể cứu văn
Nam Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ có thể, cho dù có vô t́nh đi nữa, xô đẩy Nam Việt Nam
xuống hố chôn."
"Đề nghị cụ thể của tôi có thể được phân thành hai loại. Có những hành động ngắn
hạn--một phần về mặt thể lư nhưng chính yếu về mặt tâm lư--cần để nâng tinh thần
Nam Việt Nam và, nếu có thể, ép buộc đ́nh trệ hành động. Điều này chỉ mua được
thời giờ, nhưng trong t́nh thế hiện tại thời giờ là điều tối cần. Thứ đến, có
những hành động dài hạn, tuy mang tính chất vật chất nhưng cũng có khía cạnh tâm
lư mạnh mẽ, cần thiết nếu muốn Nam Việt Nam có tí hy vọng tồn tại trước sự tàn
phá của Bắc Việt hay thương thảo một hiệp ước khác hơn là đầu hàng."
"Điều kiện tiên quyết và cấp bách là Việt Nam cảm thấy Hoa Kỳ ủng hộ. Cảm quan
này quan trọng về mọi mặt. Cảm quan Hoa Kỳ giảm thiểu ủng hộ Nam Việt Nam khuyến
khích Bắc Việt tiếp tục tấn công. Chính cảm quan này đă khiến Việt Nam Cộng Ḥa
bắt đầu triệt thoái khỏi các vị trí lẻ tẻ và lộ liễu tại các tỉnh phía bắc. Cảm
quan này được cấu tạo bởi các hành động sau đây: Ngay sau khi kư kết Hiệp Định
Ba Lê, 1.6 tỷ mỹ kim được đệ tŕnh để cung ứng cho nhu cầu của Nam Việt Nam cho
tài khóa 1974; 1.126 tỷ mỹ kim được xuất ra--thanh thỏa 70% nhu cầu. Tiếp sau đó
500 triệu mỹ kim c̣n lại bị từ khước không được tháo khoán. Đối với tài khóa năm
nay, 1.6 tỷ được đệ tŕnh để duy tŕ khả năng tự vệ của Nam Việt Nam; 700 triệu
được chấp thuận--thanh thỏa 44 nhu cầu. Những hành động này đă giúp khai sinh
khủng hoảng tin tưởng khiến Chính Phủ Nam VN dùng tới biện pháp triệt thoái
chiến lược."
"Điều then chốt cho sự tồn tại sống c̣n của quốc gia Việt Nam nằm trong khả năng
của Chính Phủ NVN ổn định t́nh thế, và đem các nguồn lực quân sự chống đối lại
sức tấn công của Bắc Việt. Khả năng ổn định t́nh thế này tùy thuộc, một phần
lớn, vào khả năng thuyết phục hạ tầng giới quân nhân và dân sự là chưa đến nỗi
mất tất cả, và c̣n có thể chận đứng Bắc Việt. Tuy đó là trách vụ chính của Chính
Phủ Việt Nam, các hành động về phía Hoa Kỳ mang tính chất quyết liệt trong việc
tái tạo niềm tin."
"Hành động mà Hoa Kỳ có thể làm để gây nên ấn tượng tức khắc cho Việt Nam--Bắc
lẫn Nam--là dùng không lực Hoa Kỳ để chận đứng thế tấn công hiện tại của Băc
Quân. Cho dù chỉ giới hạn trên phần đất Nam Việt Nam và chỉ thực hiện trong một
thời gian giới hạn, những tấn công này sẽ gây tổn thất lớn lao cho lực lượng
viễn chinh Bắc Việt về mặt nhân sự và quân cụ, và sẽ tạo một chấn động về mặt
tâm lư đối với các chiến binh xâm lăng. Những tấn công không tập này cũng sẽ
khiến giới lănh đạo Hànội phải đắn đo suy nghĩ, thái độ mà hiện giờ họ không có,
đến hậu quả tai hại có thể xảy đến nếu họ làm ngơ lời cam kết chính thức họ đă
hứa với Hoa Kỳ."
"Giới lănh đạo quân sự Nam Việt Nam thuộc mọi cấp bậc đều luôn lập đi lập lại
tầm mức quan trọng của sử dụng B-52 phản công chống lại một lực lượng địch to
lớn hơn và quan điểm này hợp lư về mặt quân sự. Tôi ư thức đến các khó khăn về
mặt pháp lư và chính trị gây nên bởi việc thi hành biện pháp không tập này."
"Một việc quan trọng mà Hoa Kỳ cần phải làm là xác định cách rơ ràng Hoa Kỳ
quyết tâm ủng hộ Nam Việt Nam. Việc này phải bao gồm lời minh định tích cực của
Tổng Thống và các giới chức cao cấp Mỹ. Tinh thần suy sụp của dân chúng Việt Nam
đă hứng khởi lên rơ rệt khi phái đoàn Hoa Kỳ do Tổng Thống phái đi với nhiệm vụ
điều tra t́nh h́nh đặt chân tới Sàig̣n. Có thêm những hành động tương tợ như vậy
sẽ minh chứng mối quan tâm của Hoa Kỳ. Cộng thêm vào các lời xác định của Ngành
Hành Pháp, cần thêm nỗ lực tạo một mối quan tâm chung tại mọi lănh vực trên đất
Hoa Kỳ. Sự ủng hộ từ các thành viên của Quốc Hội; xác định lập trường ủng hộ từ
các nhân vật có trọng trách trong và ngoài chính phủ; và sự thông cảm trong giới
báo chí Hoa Kỳ sẽ cải biến cảm quan về phía Hoa Kỳ liên quan đến t́nh h́nh tại
Việt Nam."
Vương Hồng Anh
BLU-82B Daisy Cutter Bomb
Length:17 Feet
Diameter: 5 Feet
Weight:15,000lbs
Warhead: 12,600lbs of GX Slurry, a mix of Ammonium Nitrate, Aluminum Powder, and Polystyrene
Blast Height: 3 Feet
Blast Radius: 900 Feet
Blast Overpressure: 1,000lbs per sqare inch
BLU-82 "Daisy Cutter"
During the Vietnam War, the USAF used 10,000-lb. M121 bombs left over from World War II, to blast Helicopter Landing Zones (HLZ) in the dense undergrowth. As the supply of M121 bombs dwindled, the USAF developed the Bomb Live Unit-82/B (BLU-82/B) as a replacement. Weighing a total of 15,000 lbs., the BLU-82/B was essentially a large thin-walled tank (1/4-inch steel plate) filled with a 12,600-lb. "slurry" explosive mixture. The designers optimized this bomb to clear vegetation while creating little or no crater, and it cleared landing zones about 260 feet in diameter - just right for helicopter operations. Since only cargo aircraft could carry them, C-130 crews delivered the BLU-82/B with normal parachute cargo extraction systems.
The BLU-82/B first saw use in Vietnam on Mach 23, 1970. Throughout the rest of the war, the USAF used them for tactical airlift operations called "Commando Vault." After the war, the BLU-82/B was used during the Mayaguez rescue in May 1975, but the remaining BLU-82s went into storage until the mid-1980s, when the Air Force Special Operations Command began using them in support of special operations. During Operation Desert Storm, MC-130E "Combat Talon" aircraft from the 8th Special Operations Squadron dropped 11 BLU-82/Bs, primarily for psychological effects.
SPECIFICATIONS:
Length: 141.6 in.
Diameter: 54 in.
Weight: 15,000 lbs.
Total Produced: 225
Bebop. Cha cha cha. Boston. Tango. Rumba. Valse. Passodoble. Hoàng Thông1. Hoàng Thông02
Boston. Valse. Tango. Bebop. Cha Cha Cha. Passo Doble. Rhumba. Samba. Dance.
http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/
http://nguoidalat.informe.com/forum/
http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/