Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioLearning

 

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

NT Kiên, Kim Âu, Ross Perot Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan, NT Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  

 

 

 

 

Không ǵ nguy hiểm hơn bạn bè ngu dốt; tôi thà có kẻ thù khôn.

Nothing is as dangerous as an ignorant friend; a wise enemy is to be preferred.

La Fontaine

 

Những chiến trường bỏ ngỏ

March 8, 2012

Đỉnh Sóng

 

Tiếng nói của Hoa Kỳ (HK) không c̣n có trọng lượng như trước nữa.  Trước mặt ông Tập Cận B́nh và trước ông kính truyền thông, Ông Obama muốn nói ǵ th́ nói; liệu Tập Cận B́nh có để ư nghe hay không và thế giới có thực sự tin hay không là chuyện khác. Hăy nh́n vào nụ cười của Tập Cận B́nh suốt thời gian ở Mỹ th́ chúng ta cũng có thể trực giác phần nào sự thể. Đă thế họ Tập tỏ ra thoải mái bỏ th́ giờ ngồi xme bóng rổ ở Los Angles với thông điệp rất rơ ràng:  HK và cả thế giới nầy chung qui sẽ thuộc về ai?

Những nước nhỏ có lư do để nể sợ Trung Quốc (TQ) như trường hợp của Việt Nam, Cambochia, Singapore, và Miến Điện nữa. Hiện sự tồn tại của HK và TQ lệ thuộc vào nhau.  Các tập đoàn tài phiệt Mỹ cần TQ để làm giàu trong khi các tư bản đỏ của TQ lệ thuộc và Mỹ để trục lợi; kinh tế Mỹ tùy thuộc vào những mặt hàng rẻ tiền của TQ và TQ cần thị trường khổng lồ của HK để sống sót; ngân sách Mỹ mỗi năm đều lệ thuộc những khoản tiền vay mới từ TQ và TQ cần ḥa hoản để mỗi năm nhận về những món lăi nợ kết xù từ HK, rồi dùng tiền nầy đài thọ cho quân phí hằng năm để tăng cường sức mạnh quân sự, một sự tăng cường mà HK có muốn chạy đua theo cũng không được. Mỗi bên đều nắm giữ một số vũ khí để tiêu diệt bên kia: một trong những con bài chủ của HK là thị trường chủ yếu tiêu thụ hàng hóa của TQ; ngược lại TQ nắm giữ một khối lượng công trái khổng lồ của HK được so sánh như một quả bom nguyên tử tài chánh. Nhưng thực ra chẳng bên nào dám nghĩ đến xử dụng những thứ vũ khí đó v́ chúng là những vũ khí tương sát: sẽ không có kẻ thắng người thua mà cả hai đều bị tiêu diệt. T́nh trạng lệ thuộc nầy có thể sẽ tiếp tục ngay cả sau khi vai tṛ bá chủ thế giới thuộc về tay TQ. Trong chiều hướng hiện nay TQ cuối cùng cũng có thể thắng được HK về kinh tế và quân sự mà không cần chiến tranh, nếu không có yếu tố đột biến nào xảy ra.  Thế giới lúc đó sẽ có người thua nhưng không có kẻ thắng.  Sau khi thắng được HK về quân sự và kinh tế, TQ c̣n phải thắng chính họ.  TQ sẽ mất bao nhiêu thế kỷ mới làm cho quốc gia của họ có được một bộ mặt tương đối xứng đáng với vai tṛ lănh đạo thế giới trên phương diện văn minh, văn hóa/nghệ thuật, chính trị, xă hội, và nhân văn?  Liệu họ có đủ bản lănh để đảm trách vai tṛ bá chủ đó hay không? Đương nhiên là không, do đó họ cần có HK (hay đúng hơn tập đoàn tài phiệt Mỹ) mà TQ sẽ "ủy quyền" để cai trị thế giới.  HK đang từng bước hiện thực hóa vai tṛ nầy và sẽ đảm trách vai tṛ nầy cho đến khi thế giới có một cường quốc lănh đạo thực sự cả trên danh nghĩa lẫn thực tế.  Trong quá tŕnh đó HK sẽ không c̣n là HK của Hợp Chủng Quốc với đầy đủ 50 ngôi sao trên lá cờ; rồi đây một số tiểu bang sẽ bắt đầu ly khai, một số khác sẽ thu ḿnh vào những ốc đảo để tồn tại.

 

Khi viết về quan hệ Trung-Mỹ, người ta chỉ nh́n thấy mặt trận nổi giữa HK và TQ - ngoại giao, kinh tế, chính trị, và nhất là quân sự. Và khi nói đến quân sự người ta tập trung vào Châu Á và Thái B́nh Dương. Thực ra mặt trận nổi nầy không quan trọng, hay đúng hơn chỉ là một "trận giả" của TQ.  Mặt trận thực sự quyết định thắng bại tối hậu đối với TQ là mặt trận ch́m nằm bên trong HK.

· Từ lâu, nhờ vào tiền bạc dồi dào, TQ đă chinh phục được giới tài phiệt Mỹ và cùng với giới tài phiệt Mỹ họ đă và đang thao túng truyền thông HK, thao túng dư luận Mỹ, thao túng cả những bộ quan trọng trong chính quyền Mỹ (những bộ trưởng quan trọng đều có những quan hệ nhất định và quyền lợi nhất với Wall Street, tập đoàn bênh vực TQ triệt để nhất). Ngay cả Tổng Thống Obama và Ngại Trưởng Hillary cũng nhiều khi bất nhất trong chính sách đối với TQ.  Chẳng hạn, trong vấn đề mậu dịch với TQ, ông Obama đôi lúc chứng tỏ ông muốn thực sự cải tổ mậu dịch với TQ nhưng cũng có khi ông nói thẳng với TQ, "Chúng tôi sẽ không đề cập đến cải tổ mậu dịch nếu các ông tiếp tục mua công trái của HK." Trước khi nhậm chức, bà Hillary nói rất mạnh về nhân quyền, nhưng sau khi vừa nhậm chức ngoại trưởng bà tuyên bố "Hoa Kỳ sẽ không đề cập vấn đề nhân quyền với TQ." Chỉ cần thông qua hệ thống lobby hợp pháp TQ và Wall Street cũng thừa khả năng thao túng Quốc Hội HK. Họ cũng thừa khả năng thao túng các cuộc bầu cử tổng thống, trên danh nghĩa là dân chủ tự do.

· TQ có một cộng đồng người Hoa đầy thế lực ở Mỹ, có những viên chức cao cấp nằm trong guồng máy cai trị nước Mỹ, có nhiều chuyên viên kỹ thuật trong nhiều đại công ty Mỹ, có nhiều công dân Mỹ gốc Hoa có đủ khả năng tài chánh để mua nhiều cổ phần, thậm chí trên 50%, ở các công ty Mỹ. Những năm gần đây không ít những vụ gián điệp kinh tế cho TQ do đám người nầy thực hiện. Một trong những trường hợp điển h́nh nhất là John Huang, nguyên Thứ Trưởng Bộ Thương Mại HK làm gián điệp cho TQ nhằm thao túng chính sách ngoại giao và quốc pḥng của HK, thao túng những vận động tranh cử của Đảng Dân chủ, có liên hệ với Ủy Ban Khoa Học, Kỹ Thuật & Kỹ Nghệ Quốc Pḥng của TQ (COSTIND). Một trường hợp khác, kỹ sư Boeing Dongfan Chung đă thu thập những thiết kế của Phi Thuyền Con Thoi và Hỏa tiển  Delta IV để đưa về Bắc Kinh. Khi bị bắt, Chung đă cất giấu $3 triệu  và bị t́m thấy với hơn 300,000 trang tài liệu kỹ thuật tại nhà,  cùng với những ghi chép cho thấy ông hi vọng làm thế nào để giúp đở cái mà ông gọi là “mẫu quốc của ông”. Trong khi những người gốc Hoa là quân số chính của hệ thống gián điệp TQ, những tay trùm gián điệp TQ đôi khi cũng rất thành công xoay chiều những người không phải gốc Hoa thành những gián điệp theo lối Liên Xô cũ. Chẳng hạn, thử xem trường hợp của Ko-Suen Moo, một tham vấn thương vụ gốc Nam Hàn của Lockheed Martin và những công ty quốc pḥng khác.  Gián điệp xoay chiều nầy t́m cách đến được kho máy bay ở Florida để mua một đầu máy phản lực có quạt chạy bằng turbine do hảng GE sản xuất, đặc biệt thiết kế cho phi cơ chiến đấu thượng thặng F-16.  Rất may, trong trường hợp nầy, các nhân viên Thuế Quan HK đă phá vỡ âm mưu; nhưng đôi khi HK không may mắn như vậy. Trường hợp không may đó là một người Nam Hàn  khác đă bị TQ xoay chiều, Kwon Hwan Park.  Y đă thành công xuất cảng hai đầu máy trực thăng Blackhawk sang TQ thông qua một công ty b́nh phong Mă Lai.  Tuy nhiên, sét không đánh hai lần, v́ sau đó Park bị bắt tại Phi Trường Dulles khi toan bay qua TQ với một va li chứa đầy những trang bị quân sự để quan sát ban đêm.

·TQ có cả trăm ngàn du sinh, mỗi người họ là một máy hút bụi trong hệ thống gián điệp kinh tế và khoa học kỹ thuật của TQ.  Nguồn tiền do các du sinh nầy đưa vào là một trong những yếu tố thao túng các định chế đại học lớn của HK.

Ngược lại, HK có mở được mặt trận ch́m nào tương ứng ở TQ hay không? Họ tự trói tay với chính sách bất can thiệp của họ. Tệ hại hơn, v́ đồng tiền, các công ty Mỹ đă bán linh hồn, giao nạp những bí quyết kỹ nghệ và thương mại cho TQ.  Không như trước kia, khi mà người Mỹ có mặt ở đâu th́ có CIA ở đó, với chiều hướng chịnh trị mới, các quan chức ngoại giao, các chuyên viên kỹ thuật, các thương gia và các nhà đầu tư Mỹ có mặt ở TQ chung qui cũng chỉ như những khối bột biết đi để cho TQ nắn nót tùy ư.

Trên mặt trận ch́m vừa đề cập bên trên, chẳng mấy ngạc nhiên khi thấy đám chính trị gia Mỹ nhiều khi trở nên ngơ ngáo như đang uống thuốc ngủ. Đó là hậu quả có tính cách cơ chế.  Không phải HK hoàn toàn không nhận thức được những vấn đề của họ; nhưng trong nhiều trường hợp không phải nh́n thấy vấn đề là giải quyết được vấn đề.  Những chính sách như Đa Văn Hóa, Di Dân, An Sinh Xă Hội, Duy Nhà Nước, Đại Chính Phủ, Toàn Cầu Hóa, Sống Chung, Tự Do Mậu Dịch, Xuất Nguồn (outsourcing) v.v. đang phơi bày những hậu quả nghiêm trọng nhưng không ai biết chúng sẽ đưa nước Mỹ đi về đâu.  Một trong những nan đề lớn nhất của HK hiện nay là guồng máy quan liêu tệ hại nhất lịch sử, hiện thân cho căn bệnh béo ph́ chính trị ở vào giai đoạn không c̣n cứu chửa được nữa. Guồng máy nầy nuốt hơn hai phần ba lợi tức làm ra trong lúc khu vực tư, tức khu vực thực sự làm ra của cải và đóng thuế để nuôi đám quan liêu đó lại càng ngày càng bị suy yếu do hạ tầng sản xuất bị TQ lũng đoạn nghiêm trọng v́ hàng hóa rẻ tiền tràn ngập thị trường và sản xuất bị đưa sang TQ. Ngoài ra, cuộc chiến khủng bố, nói riêng, và chủ nghĩa bài Mỹ nói chung từ khối Hồi Giáo vẫn chưa kết thúc và kẻ thù thứ nhất nầy vẫn c̣n là một gánh nặng ngàn cân trên định mệnh của HK. Sự cô lập của HK đang xảy ra.  TQ là nước sản xuất lớn nhất thế giới, nước xuất khẩu lớn nhất thế giới, chủ nhân ông hậu thực dân của Phi Châu giàu tài nguyên, chủ nhân ông hậu suy thoái của Âu Châu Địa Trung Hải thiếu tiền, và là đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ, Brazil, và những cường quốc mới trỗi dậy khác.  Tại sao ngạc nhiên khi thấy rằng, trong một thế giới như thế, quan hệ với HK càng ngày càng tỏ ra kém quan trọng hơn. Những cường quốc thứ yếu trên thế giới đang xác định tư thế của họ, và nói thẳng thừng nói với chúng ta những ǵ đang ở phía trước. Năm 2010, Hải Quân Hoàng Gia Úc đă tham gia những cuộc tập trận hải quân lần đầu tiên với Băc Kinh; một vài tuần sau, Anh và Đức từ chối không hậu thuẩn Hoa Kỳ trong nỗ lực nhằm buộc TQ tăng giá đồng yuan. Ngay cả đối với những đồng minh thân cận nhất của Hoa Kỳ, vai tṛ bá chủ của cả Ngủ Giác Đài lẫn đồng dollar toàn năng cũng không phải là vô điều kiện.

Nhận định của Mark Steyn trong After America: get Ready for Armageddon:

Thế giới hậu Hoa Kỳ đang bắt đầu thành h́nh, một hành tinh trên đó nhũng tên loạn trí và những kẻ đanh đá đứng ra cai trị và phần c̣n lại cúi đầu tuân thủ. Thử mường tượng Liên Hiệp Quốc ở cuối đường một vài năm sau đó: đối với ba trong số những hội viên thường trực của Hôi Đồng Bảo An (Anh, Pháp, Nga), một thỏa hiệp với Hồi Giáo sẽ là một yêu cầu chính trị cưỡng bách trong nước, và sống chung với TQ sẽ là ưu tiên ngoại giao hàng đầu.  Theo nghĩa thực tế, điều nầy sẽ co rút "Tây Phương" lại và tiêu diệt cán cân quyền lực hậu chiến trong đó ba hội viên thường trực của thế giới tự do cân bằng với hai cường quốc độc tài. Nh́n xa hơn nữa cuối đường - một hành tinh cáu kỉnh của những lực lượng thù nghịch - Nga, TQ, một Âu Châu bán Hồi Giáo Hóa, đế quốc Hồi Giáo đang trỗi dậy, một h́nh thức chế độ Chavez nào đó ở Châu Mỹ La Tinh - tất cả đều ác cảm với nhau nhưng HK suy nhược vẫn là mục tiêu lớn nhất và mời gọi nhất. Sẽ không có "trật tự thế giới mới", chỉ có một thế giới vô trật tự, trong đó những quốc gia nhỏ thất bại có vũ khí nguyên tử trong khi những quốc gia giàu có nhất lại không thể bảo vệ biên giới của ḿnh và bị bắt buộc phải thích nghi với kỷ nguyên hậu HK nếu có thể được.  Tuy nhiên, trong một bối cảnh địa chính trị như thế, bất kỳ cái ǵ c̣n sót lại của HK cũng sẽ là mục tiêu mời gọi nhất - thứ nhất v́ nó lớn; và thứ nh́ v́, như Anh Quốc đă biết, triều đ́nh biến mất nhưng những ác cảm đối đế quốc vẫn kéo dài rất lâu sau khi thời hoàng kim đă chấm dứt. Thử lắng nghe những "đồng minh" Âu Châu của Washington, của những "đồng minh Ả Rập phái Sunni", và những quan chức "nhân quyền" của Liên Hiệp Quốc nói về nhà nước Do Thái ngày nay.  Đó là cách họ sẽ nói về HK ngày mai.  Trong một thế giới hậu HK, loại thế giới mà Obama quyết tâm xây dựng, HK sẽ bị bao vây tứ phía bởi những lực lượng thù nghịch và sẽ bị xem như ác quỉ một cách phổ biến hơn bao giờ hết trên toàn cầu. Nửa thập niên tới đây, sẽ có vụ phủ quyết không chính thức của Hồi Giáo đối với chính sách Âu Châu.  Nga và TQ đă quyết định rằng, bất chấp những khó khăn nhỏ ở địa phương của họ với những tín đồ Hồi Giáo, mục tiêu chiến lược dài tầm của họ là làm sao giữ những tín đồ Hồi Giáo quá khích như là vấn đề của HK. Cái luận lư nội tại của những hoán chuyển dân số sẽ là làm cho phần lớn thế giới nhận thức ra rằng tốt hơn nên không nên đứng về phía mà HK đang đứng. Họ có được thế giới hậu HK mà họ đă luôn luôn mơ ước, và, khi họ thích nghi với một hành tinh càng lúc càng nghèo hơn và bạo động hơn, họ sẽ oán trách Washington về những kinh hoàng của tân kỷ nguyên một cách dữ dội hơn bao giờ hết. Trong quá khứ, khi những cường quốc xuống dốc muốn ngăn chặn sự xuống dốc của chính ḿnh hay ngăn chặn sự vươn lên của một cường quốc khác họ thường tiến hành chiến tranh - như trường hợp chiến tranh giữa Pháp/Phổ, Áo/Phổ, chiến tranh Napoleon, và nhiều cuộc chiến khác.  Nhưng đó là quá khứ, khi sự ganh đua cổ truyền giữa các đại cường được giải quyết trên chiến trường.  Ngày nay chúng ta đối diện với sự ganh đua giữa các hậu-đại-cường hậu-hiện-đại (post-modern post-great-power rivalry), trong đó HK ganh tị cung cách những kẻ hưởng lợi nhờ tư thế đại cường của nó để có thể rút lui hoàn toàn khỏi tṛ chơi lớn. Theo từ ngữ truyền h́nh hiện thực, Đại Satan muốn rút lui khỏi chiến trường.  Đó cũng có nghĩa là chủ trương "b́nh thường hóa". Do đó, thay v́ chủ nghĩa cao bồi đơn phương của Bush, chúng ta đă bầu cho Tổng Thống Tiếp Cận (President Outreach), một người rất sung sướng đi xin lỗi thế giới về toàn bộ chính sách của HK trước tháng 1/2009.

Tiến tŕnh xuống đồi hay thời kỳ "quá độ" của HK được chính thức báo hiệu bởi h́nh ảnh Obama cúi đầu trước Vua Saudi Arbia trong chuyến đi tạ tội nầy. Hiện tượng rút lui nầy đă và sẽ được thể hiện qua những chiến trường bị bỏ ngỏ.

HK đă rủ lui khỏi cuộc "chiến tranh mậu dịch" với TQ để TQ tiếp tục trợ giá xuất khẩu và gh́m giá đồng yuan, vi phạm những cam kết mà TQ đă kư khi gia nhập Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giơi (WTO). Quốc Hội HK và Wall Street đóng vai tích cực nhất trong cuộc vận động rút lui nầy.  Hai quốc gia "đồng minh" của Hoa Kỳ là Anh Và Đức cũng quay lưng không hậu thuẩn mặt trận này. Thượng Viện Hoa Kỳ hôm thứ hai, 5 tháng 3, 2012, đă đồng thanh thông qua một dự luật cho phép Bộ Tthương Mại Hoa Kỳ áp dung gần $5 tỉ tiền thuế trên những hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, Việt Nam và những quốc gia khác.  Ngày nay Hoa Kỳ tính chuyện đơn phương đối đầu với Trung Quốc và toan "giải quyết" vấn đề ở hạ nguồn thay v́ ở thượng nguồn. Đám bảo thủ Club for Growth không phải hoàn toàn ngụy biện khi nêu lên khả năng trả đủa của Trung Quốc. Nếu trường hợp nầy xảy ra th́ Hoa Kỳ sẽ đối phó thế nào?

Hậu quả và trách nhiệm hiện thời bị giới lập pháp đùn đẩy hết qua hành pháp hay cụ thể hơn là Bộ Thương Mại Hoa Kỳ. Và Bộ Thương Mại HK có tiếng là rất "khoan nhượng", nếu không nói là đồng lỏa, với Bắc Kinh; không có ǵ bảo đảm họ có đủ bản lĩnh để thi hành "mission impossible" đó.  Một lần nữa Quốc Hội Mỹ lại phủi tay trong vấn đề đối phó với Trung Quốc.

· Từ cuộc rút lui nầy HK đă chính thức rút lui khỏi mặt trận được mệnh danh là "dân chủ hóa TQ" qua "tự do mậu dịch", một nghi án, hay đúng hơn là một chiêu bài mà các tập đoàn tư bản Mỹ xử dụng để có cớ làm ăn với TQ.  Trên thực tế, TQ không "dân chủ hóa" mà ngược lại c̣n tha hóa HK, nhất là trong hai ngành hành pháp và lập pháp, hai bộ máy quan liêu đang mắt bệnh béo ph́ ở giai đoạn không c̣n cứu chửa được nữa. Hậu quả tha hóa nầy đă đẩy HK từ một cường quốc sản xuất xuống thành một con nợ chuyên đi vay tiền để tiêu thụ. Bao nhiêu đợt kích cầu được thực hiện với ảo tưởng là kích thích kinh tế nhưng thực ra chỉ làm giàu thêm cho TQ. Khi không xản xuất ra của cải th́ tiêu thụ tức là tiêu thụ hàng hóa của kẻ khác: sản xuất bị xuất nguồn th́ đồng tiền tiêu thụ xuất huyết.

· Vào tháng 12/2011, trước sự phô trương lực lượng hải quân hung hăn của Iran, hàng không mẫu hạm USS John C. Stennis đă êm thấm rút ra khỏi vịnh Ba Tư, như rút lui khỏi một chiến trường tiềm năng.  Đây là hiện tượng đầu tiên phơi bày tính lỗi thời của các hàng không mẫu hạm, một biểu tượng cho sức mạnh HK từ nhiều thập niên sau Đệ Nhị Thế Chiến.

· Nh́n về Biển Đông, với tiến bộ kỹ thuật chiến tranh và tiền của dồi dào, TQ sẽ có những hỏa tiển có tầm tác xạ mỗi ngày một xa hơn và số lượng tàu ngầm mỗi ngày một đông đảo hơn.  Lúc đó hàng không mẫu hạm nói riêng, và Hạm Đội Bảy của HK nói chung sẽ từng bước rời xa bở biển TQ, các phi cơ sẽ từng bước giảm hiệu năng và sẽ giảm đến mức vô dụng.  Cuối cùng hạm đội nầy sẽ lui về Hawaii, nghĩa là rút lui khỏi một chiến trường khác nữa trước sự lớn mạnh của TQ.

· Dấu hiệu rút lui kế tiếp có thể là bỏ rơi đồng minh Do Thái của ḿnh với những cam kết suông để lẫn tránh một chiến trường lẽ ra nên chấp nhận. Tại sao thủ tướng Do Thái Netanyahu không nói thẳng với ông Obama: "maintenant ou jamais", hoặc đánh bây giờ hoặc không bao giờ nữa? Nếu đánh lúc nầy th́ HK và Do Thái không không hẳn sẽ thắng nhưng ngược lại họ cũng không chắc sẽ thua 100% như viễn ảnh sau nầy khi t́nh h́nh thực sự tỏ ra quá trể. Nếu bảo những trừng phạt kinh tế đơn phương từ HK và một số nước Âu Châu sẽ đủ bảo đảm ngăn chặn chương tŕnh hạt nhân của Iran th́ chẳng qua là cách cho Do Thái uống thuốc ngủ.  Bắc Hàn, một xứ nghèo mạc chứ không phải như Iran, vẫn thành công chế tạo được bom nguyên tử, bất chấp bao nhiêu năm cấm vận toàn diện của Liên Hiệp Quốc. Đúng ra nên nói thẳng rằng trong hoàn cảnh mới, phần ai nấy lo, khó khăn của ai người đó tự giải quyết lấy. Viễn ảnh của vấn đề có thể dễ ước đoán hơn qua đoạn trích nầy của Mark Steyn: "Thật đáng ngạc nhiên khi nh́n thấy những đàn ông và đàn bà lănh đạo thế giới tây phương trong buổi hoàng hôn xem sự hèn nhát cúi ḿnh của họ như sự can đảm duyên dáng.  Khi Tổng Thống Obama biểu hiện những cử chỉ luồn cúi nay đă quên đi ở Cairo, Ngoại Trưởng của ông hù dọa Israel trong vấn đề Tây Ngạn, cho rằng phải "chấm dứt các cuộc định cư - không phải một số đinh cư, một số tiền đồn, không phải những ngoại lệ do sinh sản tự nhiên (natural-growth)." Không "sinh sản tự nhiên"? Điều đó có nghĩa là, nếu vợ chồng bạn có một đứa con, bạn phải bảo bà nội ra khỏi nhà?  Đến Tel Aviv, Brooklyn, hay nơi nào khác?  Ư thức hay không, Bà Clinton đă hậu thuẩn cho lập trường của thế giới Hồi Giáo đối với những người không Hồi Giáo đang sống bên trong cái mà họ xem là những miền đất thuộc về Hồi Giáo: những cộng đồng Do Thái và Cơ Đốc được tự do đứng yên hay co rút lại, nhưng không được gia tăng. Liệu Obama có sẵn sàng cấm sinh sản tự nhiên đối với một triệu rưởi người Hồi Giáo của Israel?  Không.  Tuy nhiên, chính quyền Obama dễ dàng chấp nhận niềm tin chắc chắn của thế giới Hồi Giáo vào chủ nghĩa đa văn hóa một chiều, theo đó Hồi Giáo bành trướng ở Tây Phương nhưng Cơ Đốc Giáo và Do Thái Giáo dứt khoát co rút ở Trung Đông, Pakistan, và những nơi khác. "

Bước rút lui tối hậu là chấp nhận vô điều kiện vai tṛ bá chủ của TQ: cho dù chính phủ HK có thực tâm đương đầu với TQ về quân sự đi nữa th́ Wall Street và Quốc Hội Mỹ không chắc sẽ bật đèn xanh.

Nguồn gốc vấn đề không phải là chủ nghĩa tư bản, mà đúng hơn là chủ thuyết duy lợi của Henry Kissinger được ngụy trang dưới chiêu bài "sống chung ḥa b́nh" và "hợp tác hai bên cùng có lợi". Bất chấp những khuyết tật của nó, và bao lâu HK c̣n duy tŕ chiến tuyến và bất thỏa hiệp với đối phương, chủ nghĩa tư bản đă giúp họ thắng được Đệ Nhị Thế Chiến và Chiến Tranh Lạnh.  Nixon và Kissinger đă từ bỏ chiến tuyến và bắt đầu thỏa hiệp với kẻ thù rồi đưa đến thất bại ở Chiến Tranh Việt Nam. Chủ nghĩa duy lợi của Kissinger đă giúp TQ lớn mạnh, giúp các tập đoàn tư bản Mỹ giàu to trong khi phần c̣n lại của nước Mỹ càng lúc càng nghèo đi, nợ nần chồng chất, kinh tế lụn bại.  Thực tế cho thấy chủ thuyết đó đă sai lầm và đưa đến những hậu quả tai hại cho HK, nhưng Kissinger và tập đoàn tư bản Mỹ không chịu nh́n nhận sai lầm đó, đơn thuần v́ nó c̣n tiếp tục phục vụ tốt những quyền lợi ích kỷ của họ. 

Cao trào Chiếm Đóng Wall Street (Occupy Wall Street), tiêng kêu cứu tuyệt vọng của những người Mỹ có lương tri, đă rộn ră một thời rồi lặng lẻ ch́m sâu, để lại cho lịch sử HK một áng mây đen trước khi con  đại bàng hạ cánh. Lenin từng tuyên bố, "Bọn tư bản sẽ bán cho chúng ta sợi dây và chúng ta sẽ dùng nó để treo cổ chúng (The capitalists will sell us the rope with which we will hang them)."  Chủ nghĩa tư bản không bán sợi dây đó mà chủ nghĩa duy lợi của Kissinger và các tập đoàn tài phiệt Mỹ đă bán sợi dây đó cho TQ và ngày nay TQ đem sợi dây đó bán lại cho HK.  Dựa theo đó, các đồng chí TQ của Lenin ở Bắc Kinh có lẽ đă cải đổi phiên bản đó để mang lại hậu quả cay nghiệt hơn: Chúng ta (TQ) bán cho họ (HK) sợi dây, và ngồi nh́n họ tự treo cổ lấy.

Nhưng điều nầy có nghĩa là Lenin đội mồ sống dậy chăng?  Đương nhiên là không.  Nhưng đây gần như là qui luật: cái ǵ lên rồi cũng phải xuống (What goes up must come down.)

Xin nêu thêm một số trích đoạn khác của Mark Steyn:

Hoa Kỳ đă theo chân Âu Châu để hối hả tiến đến tự diệt. Đó không chỉ sự sụp đổ tài chánh đang ló dạng; đó không chỉ một nền văn hóa dường như đang trên tiến tŕnh diệt vong, đầy những kẻ bất hạnh, nuông chiều, ấu trĩ, cứ nghĩ rằng chính phủ có câu trả lời cho mọi vấn đề;  đó không chỉ là nhật thực tiềm tàng của Hoa Kỳ do hậu quả của tên thủy thủ say rượu đang thực hiện chính sách ở Washington.  Không, đó là tất cả những ǵ nêu trên và nhiều vấn đề khác đang đánh vần một chữ lớn cho Hoa Kỳ: Armageddon (Trận Thư Hùng cuối cùng giữa Thiện & Ác).

Thế giới sẽ ra sao nếu không có vai tṛ lănh đạo của Hoa Kỳ?  Nó sẽ không tốt đẹp – cho bạn và con cháu bạn.  Sự suy vong của Hoa Kỳ sẽ diễn ra từng bước, như một Âu Châu già nua ngồi nhấm nháp ly cà phê phin cho đến khi diệt chủng.  Không, sự suy vong của Hoa Kỳ sẽ là một viễn tượng đau đớn được đánh dấu bằng bạo động và có thể là ly khai...

Đối người Mỹ, viễn cảnh tốt nhất là giới lănh đạo Washington cứ để những thần dân của họ đi trong mộng du để vào những căn nhà nhỏ hơn, những chiếc xe nhỏ hơn, những cuộc sống nhỏ hơn, và vào chủ nghĩa độc tài mềm trong dối trá tinh vi khiến măi đến gần sáng họ mới biết là tận thế. Hoa Kỳ đang được cai trị không phải bởi một bộ máy quan liêu tài năng nhưng bởi một tập đoàn quan liêu bảo thủ đang áp đặt một h́nh thức độc quyền của những tư tưởng lỗi thời. Hăy nh́n chung quanh bạn.  Từ nay trở đi mọi việc sẽ xấu đi hơn.  Trong khoảng thời gian mười năm, sẽ không c̣n Giấc Mơ Mỹ, chẳng hơn ǵ Giấc Mơ Hy Lạp hay Bồ Đào Nha.  Trong hai mươi năm nữa, bạn sẽ sống trong cơn Ác Mộng Mỹ, với những vùng đất bao la của đất nước bị giáng xuống thành những khu ổ chuột của Châu Mỹ La Tinh; những người giàu th́ chạy sang Bermuda hay Tân Tây Lan hay bất kỳ ở đâu trên hành tinh mà họ có thể mua được một ít th́ giờ, phần c̣n lại th́ bị bẩy vào những hoang tàn đổ nát của phù du không tưởng bao phủ trong nghèo đói, bạo động và bệnh tật. Hậu Hoa Kỳ? Vâng. Chúng ta sẽ sống vất vưởng một thời gian trong một hoàng hôn tranh tối tranh sáng, c̣m cỗi, bất lực, suy đốn thành một loại bệnh thần kinh xă hội, hết khả năng theo kịp với những ǵ đang xảy ra và với một bám víu ngoan cố hơn vào quá khứ.  Trong một thời gian, có thể vẫn c̣n một thực thể mệnh danh là "Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ", nhưng nó sẽ có ít ngôi sao hơn trên lá cờ, sẽ không có cái ǵ gọi là "hiệp chủng" nữa, và nó sẽ không có một liên hệ nào với nền cộng ḥa của chính phủ giới hạn mà thế hệ thứ nhất của người Mỹ đă chiến đấu bảo vệ.  Và sự sống, tự do, và mưu cầu hạnh phúc sẽ dứt khoát không có.Nhưng chẳng bao lâu viễn cảnh đó sẽ chẳng c̣n xa lạ nữa. Phần lớn cuộc bàn thảo về cuộc hẹn của Hoa Kỳ với định mệnh mang một sắc thái quái đản mơ hồ của những thập niên giữa thế kỷ, tất cả đều liên quan đến những xu hướng dài tầm và những chỉ dấu xa vời khác. Thực tế, chúng ta sẽ có cơ may đến điểm hẹn trong tầm ngắn và c̣n đủ sức để tiêu ma trong tầm dài.

Khuynh hướng suy hoại (Declinism)" ngày nay đang lơ lửng trên không, nhưng chúng ta, những thành viên toàn thời gian của tận thế, đă thực sự vượt qua giai đoạn đó rồi. Trong khoảng thời gian của một thế hệ, một quốc gia của những cứu tinh đă trở thành những con nợ lớn nhất thế giới, và một quốc gia của những nhà sáng tạo và hành động đă trở thành một nền kinh tế dịch vụ rẻ tiền.  Bất kỳ thứ ǵ có thể xuất nguồn đều đă xuất nguồn - sản xuất cho những quốc gia hoàn toàn không phải bạn bè ǵ của ḿnh; và những ǵ c̣n lại trong nông nghiệp và xây dựng th́ giao cho những đội quân của những người "không căn cước".Như thế chúng ta không đối diện với "suy  hoại".  chúng ta đă đi vào suy hoại.  Điều sẽ đến kế tiếp là "sụp đổ" - nhanh chóng, bất ngờ, gọn nhẹ, nếu nguyên nhân chính không ǵ khác hơn là cách chi tiêu điên rồ của Obama  đă biến những ǵ đang mơ hồ và xa vời thành cụ thể ngay trước mắt. Hoa Kỳ đă phí phạm thời đại vàng son được giả định là đơn cực của ḿnh để đi vào vụ tự sát đắt đỏ nhất thế giới.  Những ǵ đang xảy ra cho Hoa Kỳ không phải là do "chu kỳ" mà là do cơ chế.  Ngay cả trong những ngày chói lọi của nó, Thời Đại Sung Măn cũng chẳng phải là một bữa đại tiệc giống như của Belshazzar dưới mắt đa số người: từ năm 1973, lương của 90% dân Mỹ chỉ thực sự tăng 10%, và sự tiêu thụ ngay cả những mặt hàng rẻ của Trung Quốc cũng phải nhờ đến tiền vay.  Nhưng cuối cùng ngay cả ảo ảnh cũng mờ dần và bạn thấy ḍng chữ hiện ra trên tường Wal-Mart.  Khi chính phủ chi tiêu trên qui mô mà Washington đă quen, đó không phải là một khủng hoảng chi tiêu, đó là một khủng hoảng đạo đức. Lệ thuộc mỗi ngày một gia tăng, mất khả năng tự tin, băi miễn người dân khỏi trách nhiệm đối với những hành động của họ: Đại họa nhiều ngàn tỉ nợ không phải là vấn đề mà chỉ là triệu chứng.  Đó không chỉ liên quan đến cân đối sổ sách, mà liên quan đế cân đối những xuẩn đông căn bản nhất của xă hội.  Đây là những vấn đề cơ cấu và, chung qui là đạo đức.  Cũng như Tổng Thống Obama, đám thượng lưu cấp tiến không tin vào chủ nghĩa phi thường (exceptionalism), nhưng vẫn giả định rằng chính cái ḥa b́nh và thịnh vượng phi thường mà người Mỹ đă hưởng từ năm 1945 là trường cửu - và một sự kiện đời sống thường hằng cũng được giả định như  trời và biển. Hoa Kỳ đóng hai vai tṛ trong một thế giới "toàn cầu hóa": tài trợ những cộng đồng liên quốc (transnational), duy tŕ các tuyến hàng hải để họ có thể đến đó khi xảy ra động đất hay sóng thần - ít nhất cho đến khi nợ và những chương tŕnh xă hội bất khả xâm phạm về mặt chính trị đ̣i hỏi những cắt giảm lớn lao trong ngân sách quốc pḥng.  Đó chính là điều mà những siêu cường luôn luôn làm khi xuống dốc. Đó là vai tṛ thứ nhất của Hoa Kỳ.  Vai tṛ thứ nh́ của nó cũng quan trọng y hệt như vậy:  những giai cấp trung lưu mới nẩy mầm ở Trung Quốc, Ấn Độ, và những nơi khác, đang cải thiện đời sống của họ bằng cách sản xuất hàng hóa để bán cho chúng ta.  Chính phủ Hoa Kỳ là người bảo vệ trật tự toàn cầu; dân chúng của họ là những người bảo vệ tài sản toàn cầu. Đó là nước Hoa Kỳ mà thế giới đang cần: theo từ ngữ an ninh,  đó là người thiết lập trật tự (order maker); theo từ ngữ kinh tế, đó là người an bài trật tự (order placer). Không may, không có vai tṛ nào có thể duy tŕ được.  Hoa Kỳ đang trên đà trở thành siêu cường đầu tiên trong lịch sử sống lay lắt qua ngày cho đến khi sụp đổ. Và đoan chắc đó là một địa ngục của sụp đổ, và sụp đổ sớm hơn bạn nghĩ.

...........................

Xin t́m đọc "THẾ GIỚI HẬU HOA KỲ" (After America: Get Ready for Armageddon) - Mark Steyn

 

 

http://www.chinhnghia.com/

http://www.kimau.com

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/forum/

http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments:


 

 

NT Kiên, Kim Âu, Ross Perot Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan, NT Sám