US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

 

NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot  Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

Những bài học của lịch sử

 

Mai Loan

Nhân tuần lễ cuối tháng Tư đánh dấu thời điểm 35 năm ngày bộ đội Việt Cộng tiến vào thủ đô Sàig̣n và miền Nam Việt Nam thất thủ, giới truyền thông trong và ngoài nước đều giành nhiều thời gian và bút mực để khai thác về đề tài này. Dĩ nhiên, nội dung của các phần tường tŕnh này đều thuộc hai khuynh hướng trái ngược: những người ở trong nước tổ chức ăn mừng đánh dấu ngày chiến thắng to lớn của cái gọi là toàn dân đứng lên chống Mỹ Nguỵ để giành độc lập, và những người ở hải ngoại th́ coi thời điểm này như là một dịp để tưởng niệm về một biến cố đau buồn trong lịch sử, một ngày tang thương của đất nước kéo dài đến ngày nay khiến cho hàng triệu người phải bỏ nước ra đi, một hiện tượng chưa bao giờ xảy ra trong lịch sử của đất nước mặc dù đă trải qua biết bao giai đoạn nội chiến.

Nhiều đài phát thanh ngoại quốc nhưng có chương tŕnh tiếng Việt như BBC, VOA, RFI cũng có những chương tŕnh tường thuật về những buổi lễ cũng như phỏng vấn ư kiến của một số thành phần dân chúng nhận định hay hồi tưởng lại những biến cố đă xảy ra hơn 35 năm về trước. Trong số các đài phát thanh lớn này, chương tŕnh “Nhớ Về Một Ngày 30/4” của đài BBC phỏng vấn mỗi ngày một nhân vật để nghe họ kể lại những ǵ đă làm trong ngày này năm xưa, gồm có một ông chỉ huy trưởng cảnh sát Sàig̣n – Gia Định, một bà cựu biệt động Sàig̣n (thường được gọi là đặc công Việt Cộng), một ông phó thị trưởng Sàig̣n (với danh xưng là phó chủ tịch Uỷ ban Nhân dân) và một cựu nhà báo của hăng thông tấn UPI.

Nội dung phần tự thuật của bốn nhân vật này có tính cách tự đề cao ḿnh nên cũng chẳng có ǵ đáng nói, v́ những sự kiện lịch sử trong ngày 30-4-1975 gần như đă được tường tŕnh với nhiều h́nh ảnh và bài viết trong suốt 35 năm qua, tất cả những ai c̣n quan hoài đến đất nước chắc hẳn đều có những nhận định riêng cho ḿnh, khó ḷng bị suy suyển bởi những lời nói có phần phóng đại hay khoác lác này. Riêng phần “nổ” của ông Hoàng Văn Cường, được giới thiệu là nhà báo từng làm việc cho hăng thông tấn UPI của Hoa Kỳ, quả t́nh có nhiều điều “nổ” hơi quá lố và khó kiểm chứng được, ấy là chưa kể đến những thành tích thuộc loại “đón gió trở cờ” của ông ta đă khoe khoang, tự nói cho mọi người biết về cách hành xử “ăn cơm quốc gia, thờ ma Cộng Sản” theo đúng nghĩa đen của câu thành ngữ này.

Cách nay khoảng 10 ngày, kẻ viết bài này đă có một bài nói về phóng viên Nick Út, nhân vật nổi danh trong thời gian chiến tranh với tấm h́nh đoạt giải Pulitzer năm 1973 chụp bé gái Phan Thị Kim Phúc bị cháy phỏng v́ bom napalm. Nhưng điều đáng trách về ông phóng viên này, ngoài tội về bắt tay để làm ăn với Việt Cộng sau ngày được chạy trốn Cộng sản vào những ngày cuối tháng Tư để định cư tại nước ngoài, đă tiếp tục “nổ” một cách khoác lác về những thành tích của ḿnh qua những cuộc phỏng vấn với các diễn đàn truyền thông ở trong nước (như tờ Vietnamnet.vn) cũng như ở hải ngoại (như Mặc Lâm của đài RFA, Á Châu Tự Do). Trong một tương lai gần, kẻ viết bài này sẽ trở lại với nhân vật Nick Út này và sẵn dịp đó có thể bàn thêm về ông nhà báo Hoàng Văn Cường của hăng UPI này. Tuy nhiên, quư độc giả có thể an tâm tin tưởng rằng những ông bà nhà báo của các cơ quan truyền thông lớn ở trong nước cũng như ở hải ngoại, cho dù có được trả lương hậu hĩ và được yểm trợ bởi khả năng dồi dào về kỹ thuật cũng như phương tiện thu lượm tin tức của cơ quan chủ nhân, nhiều khi cũng không thu thập được nhiều nguồn tin đa dạng, đầy đủ và khả tín cho bằng kẻ viết bài này trên nhiều hồ sơ phức tạp và nhức nhối.

Tại thành phố Houston, một đài phát thanh là đài Saigon Houston cũng đă phỏng vấn một nhà báo kỳ cựu và cũng là một cựu quân nhân trong ngành báo chí của quân lực VNCH trước đây, đó là cựu Trung tá Nguyễn Đạt Thịnh, được phỏng vấn bởi xướng ngôn viên kiêm chủ đài là Dương Phục. Các cuộc phỏng vấn được thực hiện vào buổi sáng trong phần thứ hai của chương tŕnh Chào B́nh Minh mỗi ngày từ 8 giờ đến 9 giờ sáng. Tuy nhiên, có lẽ thời gian nửa tiếng đồng hồ quá ngắn để có thể nói hết về những điều cần phải nói trên một đề tài quá rộng lớn liên quan đến biến cố 30-4 nên qua những ngày hôm sau, chương tŕnh này cũng được kéo dài suốt cả tiếng đồng hồ buổi sáng thay v́ phần đọc tin qua lại giữa các xướng ngôn viên, vốn cũng chẳng lấy ǵ làm đặc sắc.

Khách quan mà nói, chương tŕnh phỏng vấn loại này vẫn được coi là có giá trị đáng nghe hơn (so với đài đối thủ Little Saigon Radio) để bàn về một số các đề tài thời sự sôi nổi, tuy rằng có nhiều lúc nội dung và cung cách thực hiện cũng c̣n nhiều yếu kém, từ khả năng nhận xét của các xướng ngôn viên đặt câu hỏi, cho đến việc lựa chọn những diễn giả có luận điệu một chiều để tranh luận về những đề tài gay cấn chia rẽ trầm trọng trong công luận như đề tài về cải tổ bảo hiểm y tế. Nhưng nói chung, nó vẫn khá hơn so với đối thủ là đài LSR tuy rằng trong tổng thể, đa số người dân tại địa phương Houston vẫn đánh giá về đài LSR có phần “khá” và “bớt nhà quê” hơn đài đối thủ Saigon Houston.

Điều đáng khen là nhà báo Nguyễn Đạt Thịnh không giành hết thời giờ để nói về ḿnh, hoặc để tự ḿnh nói về những nhận xét của riêng ông (mặc dù ông có đủ khả năng và kinh nghiệm dày dạn trong lănh vực này, về chiến trận cũng như về kinh nghiệm làm báo). Thay vào đó, ông đă cho mời nhiều chứng nhân khác để góp tiếng trong mỗi ngày, từ cựu đại tá Phan Văn Huấn, chỉ huy trưởng lực lượng Biệt Cách Dù đến các tướng lănh khác như Thiếu tướng Lê Minh Đảo, tư lệnh sư đoàn 18 Bộ Binh với chiến tuyến cuối cùng tại Xuân Lộc; Chuẩn tướng Trần Quốc Lịch, tư lệnh sư đoàn 5 BB và cựu Lữ đoàn trưởng Nhảy Dù thời Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972. Ông Thịnh cho biết là ông cũng cố gắng liên lạc với các sĩ quan cao cấp của Thuỷ Quân Lục Chiến Việt Nam như Tướng Bùi Thế Lân hoặc Đại tá Nguyễn Thành Trí, cũng như bà quả phụ của Chuẩn tướng Lê Văn Hưng nhưng không thành.

Trong khi đó, bên đài LSR trong suốt tuần lễ qua chỉ lo phát lại phần phóng sự dài được đăng thành nhiều kỳ của các xướng ngôn viên của đài BBC trước đây nói về lịch sử Chiến Tranh Lạnh giữa Hoa Kỳ và Liên Sô. Cho dù đây là một bài phóng sự được thực hiện nghiêm túc với nội dung phong phú, nhưng sự kiện nghe các xướng ngôn viên như Lê Mạnh Hùng, Lê Phan, Hoàng Vũ v.v. . .  sử dụng các ngôn từ quen thuộc của Việt Cộng thường nghe trên các đài phát thanh ngoại quốc như BBC khiến những người Việt tị nạn rất khó chịu, chẳng hạn như khi gọi thủ đô Mạc Tư Khoa (Moscow) của Nga là Mát-scơ-va.

Trong quá khứ, đă nhiều lần các xướng ngôn viên của đài BBC đă bị nhiều người chỉ trích về cách thức sử dụng ngôn từ kiểu này và đă nhiều lần họ đă t́m cách nguỵ biện khi nói rằng đó là những từ ngữ dùng để cho những người ở trong nước nghe v́ đă quen tai. Trong những ngày gần đây, nhiều người đă bực ḿnh và tức giận với việc làm của ban Việt-ngữ đài BBC và đă trách cứ hoặc lên án trưởng ban là ông Nguyễn Giang. Tuy nhiên, điều này tương đối cũng dễ hiểu và có thể chấp nhận được nếu như ta biết rằng ông Nguyễn Giang này được sinh ra và lớn lên ở miền bắc nên chưa bao giờ được sống và nghe những ngôn từ của một miền Nam Việt Nam tự do trước kia.

Nhưng việc các ông bà như Lê Mạnh Hùng, Lê Phan, Xuân Hồng làm việc tại BBC là những người đă trưởng thành ở miền Nam Việt Nam, được nuôi dưỡng và bảo vệ an ninh dưới chính thể VNCH, mà vẫn cam tâm bẻ cong lời nói ḿnh để sử dụng những từ ngữ quen thuộc của Việt Cộng quả là điều đáng trách, không khác ǵ hành động “ăn cơm quốc gia, thờ ma cộng sản”. V́ thế nên sau khi đă về hưu, và được đài Little Saigon Radio trọng dụng và mời cộng tác để đọc tin hàng ngày cũng như viết nhiều bài phân tích thời sự trên tờ báo Viet Tide, nhà báo Lê Phan cũng thường xuyên chêm vào những lời b́nh luận có tính cách chê bai về việc làm cũng như từ ngữ của làng báo ở trong nước. Giá mà bà có can đảm chê bai như vậy trong thời gian làm việc tại đài BBC, hay chỉ cần cương quyết giữ vững lập trường để sử dụng từ ngữ theo đúng nghĩa tiếng Việt đă có từ trước tới nay th́ có phải có nhiều ích lợi hơn không, và tránh bị mang tiếng là v́ quyền lợi của công việc nên cũng đành cúi mặt làm ngơ.

Ngoài ra, đài LSR trong tuần qua cũng cho chạy một phóng sự dài đăng nhiều kỳ với phần diễn đọc rất hấp dẫn và sống động của nhiều tiếng nói khác nhau, xen lẫn với phần nhạc đệm thay đổi tuỳ theo t́nh huống khiến cho câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn. Nhưng tiếc thay đó là bài đọc dựa trên một cuốn sách của nhà báo Pháp có tựa đề là “Vietnam, qu’as tu fait de tes fils?” do cựu Đại tá Dương Hiếu Nghĩa chuyển dịch. Điều đáng tiếc là cuốn sách này có khá nhiều chi tiết không lấy ǵ làm khả tín, dựa theo suy diễn của nhà báo Pháp theo những lời được nghe nói lại hơn là chính ḿnh phỏng vấn trực tiếp, và cũng không được xác nhận bởi một hay nhiều nguồn tin độc lập khác. Do đó, việc t́m đọc cuốn sách này phải nên coi như là một sự lựa chọn ưa thích riêng biệt của mỗi cá nhân, và chưa xứng đáng để coi là một tác phẩm có giá trị cao để có thể thực hiện thành một phóng sự truyền thanh hấp dẫn ly kỳ như một tài liệu truyền thanh. Điều này đánh giá về cách phán đoán và tŕnh độ nhận xét của ban chủ biên của đài LSR, phải chăng cũng nặng cảm tính và có thể có cảm t́nh với một vài tác phẩm hay tác giả chỉ v́ một vài người trong ban giám đốc đă từng quen biết với các tác giả này?

Trong ngày thứ Sáu 30-4 tuần này, trong chương tŕnh Ngày Này Năm Xưa, xướng ngôn viên Vũ Kiểm đưa ra câu hỏi với ông “nhà báo miền Tây” Bùi Bảo Trúc để b́nh luận về thái độ thiên tả của làng báo Hoa Kỳ trong cuộc chiến tại Việt Nam trước đây. Ư của ông Vũ Kiểm muốn nói rằng làng báo Hoa Kỳ có hai tờ báo lớn là Washington Post và New York Times quả t́nh có khuynh hướng thiên tả bất lợi cho phía VNCH và muốn hỏi ư kiến ông nhà báo miền Tây có cùng nhận định đó không. Đây là thủ thuật của ông nhà báo miệng này, thường t́m cách mớm mồi, đặt những câu hỏi được “gà” trước để cho đàn anh phạng tiếp. Ông đă thuật lại lời của ông cựu đại sứ Bùi Diễm mới đây đă nói nhân dịp thảo luận về đề tài nh́n lại cuộc chiến nhân dịp 30-4 về một nhà báo của tờ Washington Post nói quân nhân của VNCH là nhát gan, thỏ đế.

Ông BBT đă trả lời rằng ông không biết chính xác về nhà báo nào của tờ Washington Post đă nói như vậy. Tuy nhiên, ông ta cũng nói rằng không phải chỉ có hai tờ Washington Post và New York Times, mà cũng c̣n rất nhiều những tờ báo khác cũng đều có những bài báo khuynh tả rất bất lợi cho phía miền Nam Việt Nam trong cuộc chiến vừa qua: đó là các tờ như Los Angeles Times, Chicago Tribune, Newsweek, Time v.v. . . hoặc các đài truyền h́nh như CBS với xướng ngôn viên trụ cột (anchorman) Walter Cronkite, được coi vào thời đó như là “nhà báo đáng tin cậy nhất tại Hoa Kỳ” (the most trusted journalist in the US), với đa số vẫn thường đưa ra những luận điệu bất lợi cho phe ta.

Điều này dễ dẫn đến cái kết luận rằng phía giới truyền thông Hoa Kỳ đă bất công với miền Nam Việt Nam trong cuộc chiến vừa qua. Và trong phần nói chuyện của nhà báo Nguyễn Đạt Thịnh trên đài Saigon Houston cũng trong buổi sáng ngày thứ Sáu 30-4 vừa qua cũng đưa ra những nhận xét tương tự. Nhưng nếu khách quan nh́n kỹ lại, người ta sẽ thấy ngay rằng những lời b́nh luận hay nhận định của giới truyền thông Hoa Kỳ có tính cách bất lợi cho phía VNCH đều là những loại thông tin được đưa ra vào giai đoạn cuối của cuộc chiến, chứ không phải ngay từ lúc đầu, tức là nó phản ảnh cái suy nghĩ của người dân Mỹ đă thay đổi theo thời gian.

Nếu đọc kỹ và hiểu rơ lời nói của ông BBT, người ta sẽ thấy ngay là vào giai đoạn chót, hầu như tất cả các tờ báo lớn tại Hoa Kỳ đều có những bài viết và nhận định tương tự. Câu hỏi đặt ra là phải chăng đa số người dân Mỹ lúc bấy giờ đều ngu dốt hết để có thể bị các tờ báo này tuyên truyền theo chiều hướng như vậy. Hay là các tờ báo chỉ phản ảnh cái tư duy của người dân Mỹ lúc bấy giờ, đa số đă bắt đầu chán ngán và không c̣n muốn tiếp tục duy tŕ tại chiến trường khốc liệt này nữa với hơn 50,000 con em của họ đă hy sinh và ngân khố quốc gia đă tiêu tốn hàng tỷ Mỹ-kim.

Phải chăng cái tư duy và nhận định về người lính VNCH cũng như chính nghĩa của cuộc chiến bảo vệ tự do tại miền Nam đă bị tuyệt đại đa số người dân ở Hoa Kỳ thờ ơ v́ không biết cho nên đến tận năm 2004 sau này mà hai công dân Mỹ giữ hai chức vụ cao cấp nhất trong chính quyền vẫn c̣n có cái nh́n sai lệch tai hại vô cùng cho chính nghĩa của VNCH: đó là ông Tổng thống George W. Bush và Tổng trưởng Quốc pḥng Donald Rumsfeld. Trong các cuộc phỏng vấn trên hai diễn đàn truyền thông khác nhau để biện minh lư do v́ sao quân đội Mỹ cần phải tiếp tục có mặt ở Iraq để giúp cho người dân tại đây giữ được tự do, cả hai ông Bush và Rumsfeld đều đưa ra lịch sử để nói rằng quân dân miền Nam Việt Nam trước đây đă không có ư thức, không có hiến pháp, không có bầu cử v.v. . . và do đó chuyện mất nước coi như là một hậu quả tất yếu. Tiếc thay đó là những lời trích dẫn từ lịch sử hoàn toàn sai bét từ kiến thức nông cạn và hời hợt của các vị này, có giá trị không khác ǵ những nhát dao đâm sau lưng và lút cán từ những đồng minh nhà giầu “khốn nạn” của miền Nam Việt Nam chúng ta. Và tiếc thay đă không có một ông bà nhà báo nào ủng hộ cho đảng Cộng Hoà, cũng như không có một chính trị gia nào trung thành với đảng Cộng Hoà, đă dám lên tiếng đính chính với hai vị viên chức cao cấp này. Nếu kiến thức và nhận định của hai công dân Bush Con và Donald Rumsfeld vào năm 2004 c̣n tệ hại như vậy th́ cũng đừng nên trách chi nhận định của đa số người dân Mỹ và thời điểm đầu thập niên 1970, và cứ tiếp tục đổ tội cho việc bỏ rơi VNCH vào những chính trị gia đảng Dân Chủ và làng báo thiên tả tại Hoa Kỳ một cách thiếu hiểu biết sâu rộng.

Kinh nghiệm về sự thay đổi trong thái độ và tư duy của người dân Mỹ trong cuộc chiến Iraq vừa qua đă cho ta thấy là dân chúng Hoa Kỳ không có đức tính kiên nhẫn, và bao giờ cũng tính đến chuyện rút lui khi cuộc chiến tại nơi xa kéo dài và không có kết quả chiến thắng mau lẹ trong khi con em của họ tiếp tục mỗi ngày bị hy sinh thêm.

Cũng trong phần nói chuyện của nhà báo Nguyễn Đạt Thịnh, ông đă b́nh luận rằng trong cuộc chiến vừa qua, phía miền Nam Việt Nam đă bị khoá tay bởi hai người: đó là các ông Frank Church và Clifford Case. Ông Thịnh là nhà báo kỳ cựu nên biết rơ nhiều chi tiết, nhưng có lẽ nhiều độc giả b́nh thường không rơ chuyện nên có phần hơi ngỡ ngàng trước lời kết luận ngắn gọn này, v́ có thể chưa bao giờ nghe nói đến tên các vị này. Trong một bài viết cũng đăng trên diễn đàn này vào ngày 27 tháng 8 năm ngoái nhân dịp nói về nghị sĩ liên bang Ted Kennedy vừa mới qua đời có tựa đề là “Edward Kennedy, một chiến sĩ kiên tŕ với lư tưởng cấp tiến”, nhà báo Minh Thu đă có phần nhận định như sau, xin được phép ghi lại để giải thích cho rơ chi tiết.

Những ai chịu khó t́m hiểu và suy nghĩ sẽ thấy rằng quyết định bỏ rơi miền Nam Việt Nam là một quyết định chung của đại đa số người dân Hoa Kỳ vào cuối thập niên 60 và tất cả các chính khách hoặc các vị dân cử ở Quốc Hội Hoa Kỳ cũng chỉ bỏ phiếu để quyết định rút ra khỏi cuộc chiến theo đúng với ư nguyện của đa số cử tri tại các địa phương mà họ làm đại biểu. Chính cá nhân ứng viên Richard Nixon cũng hứa hẹn vào năm 1968 là sẽ t́m cách rút quân Mỹ về nước một khi được đắc cử (chẳng khác ǵ lời hứa của Barack Obama đối với cuộc chiến Iraq) qua một chiêu bài được gọi là Việt-Nam-hoá chiến tranh; và lời hứa này đă được hoàn tất vào năm 1973.

Nhưng văn bản báo hiệu chính thức quyết định rút lui khỏi chiến trường Việt Nam của Hoa Kỳ và cũng là giấy khai tử cho chế độ VNCH không phải là Hiệp định Ba Lê kư vào ngày 27-1 năm 1973 như nhiều người thường nói theo quen miệng, mà đúng hơn là đạo luật có tên là Case-Church Amendment (mang tên hai nghị sĩ thuộc hai đảng Cộng Hoà và Dân Chủ) được thông qua vào ngày 19-6-1973 với tỉ lệ đa số áp đảo trên 2/3 tại Hạ Viện (287/124) lẫn Thượng Viện (64/24) để hoá giải khả năng phủ quyết của tổng thống.

Đạo luật này thật ra đă được bàn thảo từ lâu trước đó (cho thấy ư muốn rút khỏi cuộc chiến đă lớn mạnh từ lâu) và đă được đưa ra biểu quyết lần đầu vào tháng 8 năm 1972, và sau đó được tạm yên để qua kỳ bầu cử tổng thống trước khi được đem ra biểu quyết trở lại và thông qua với kết quả như trên. Nội dung đạo luật này nói rơ rằng quân đội Hoa Kỳ không c̣n được tham chiến tại Đông Dương nếu như không có sự đồng ư của Quốc Hội, tức là xác định rơ ràng quyền quyết định tham chiến không c̣n nằm trong tay của tổng thống Mỹ.

Trớ trêu thay, trong ngày hôm đó (19-6-1973), các vị lănh tụ cầm quyền ở Sàig̣n có lẽ c̣n lo bận việc tổ chức tiệc tùng và biểu dương sức mạnh của quân lực VNCH với các màn diễn binh linh đ́nh để kỷ niệm Ngày Quân Lực tại thủ đô Sàig̣n, khiến mọi người trong nước c̣n lầm tưởng về sức mạnh của quân đội, thật ra đă trở thành không khác ǵ một con cọp giấy, một khi không c̣n nhận được viện trợ quân sự v́ Quốc Hội Mỹ đă không c̣n ưng thuận. Nếu có chút hiểu biết sơ đẳng về cấu trúc quyền lực của Hoa Kỳ, các vị lănh đạo tại Sàig̣n phải biết lo vận động từ thời điểm mùa hè năm 1973 để mong thay đổi thái độ của các nhà dân cử ở Quốc Hội hầu t́m cách đảo ngược quyết định, thay v́ cứ lo tin vào những lời hứa . . . không mất tiền, như ông Thiệu đă lầm tin với những lá thư riêng của TT Nixon thề quyết bảo đảm sẽ cứu giúp VNCH nếu như phía Hà Nội vi phạm Hiệp định Ba Lê.

Chỉ riêng một chi tiết nhỏ nhặt này thôi cũng đủ chứng tỏ là những viên chức cao cấp như các ông Nguyễn Tiến Hưng (Tổng trưởng Kế Hoạch) hoặc Bùi Diễm (Đại sứ VNCH tại Mỹ) là thiếu hiểu biết về sinh hoạt chính trường tại Mỹ hoặc là thiếu can đảm để báo cáo và phân tích ư nghĩa đích thực của Đạo luật Case-Church cho những người ở trong nước như các ông Thiệu, Khiêm và các lănh tụ ở Quốc Hội VNCH hiểu rơ, để từ đó nếu như những người này c̣n có ḷng yêu nước th́ phải biết lo t́m cách xoay xở theo kiểu khác và đánh thức cho mọi quân dân trong miền Nam được thấy rơ hướng đi mới sau quyết định của đồng minh Hoa Kỳ. Và từ đó nếu như ông Thiệu thật sự yêu nước và chống Cộng th́ đă t́m cách đoàn kết với nhiều tổ chức đối lập để tạo sức mạnh, thay v́ tiếp tục mua chuộc để sửa đổi hiến pháp hầu tiếp tục cầm quyền thêm một nhiệm kỳ thứ ba, và đẩy mạnh bộ máy công an và cảnh sát để đàn áp đối lập và bóp nghẹt ngành báo chí trong nước. Để rồi sau cùng khi đă tỉnh mộng và ngộ ra sự phủi tay của ông chủ Hoa Kỳ th́ mới miễn cưỡng ra đi và nói lên những lời oán trách để biện minh cho hành động bỏ trốn rất hèn hạ của ḿnh.

Sự kiện ông Nguyễn Tiến Hưng sau này ra mắt hai cuốn sách The Palace Files và Khi Đồng Minh Tháo Chạy -- và được một đài phát thanh lớn tại Orange County là LSR bốc thơm quá lố để tổ chức nhiều buổi ra mắt sách rầm rộ -- và khoe ngầm về ḷng yêu nước của ông, khi đă chạy đôn đáo vào những ngày cuối với những bức thư riêng của TT Nixon với hy vọng có thể đánh động lương tâm người Mỹ, có thể cho chúng ta kết luận rằng nhân vật này thiếu hiểu biết hơn là thiếu can đảm để dám báo cáo sự thật. Với trường hợp ông Bùi Diễm, người ta có thể trách rằng ông đă thiếu can đảm nói thẳng thừng với TT Thiệu và chính giới tại miền Nam vào lúc đó về sự thật phũ phàng diễn ra tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn, và nếu cần th́ xin từ chức để gióng lên tiếng chuông cảnh tỉnh cao độ và bảo toàn được uy tín của ḿnh, thay v́ đợi đến lúc này để đi đây đi đó xuất hiện trong nhiều cuộc thảo luận.  

Những lời lẽ có tính cách phản chiến có lẽ là điều khiến nhiều người Việt Nam có thể oán hận ông Ted Kennedy, cũng như đă oán hận và chỉ trích nhiều nhà dân cử phe Dân Chủ là thành phần chủ hoà và đă bỏ rơi đồng minh Việt Nam Cộng Hoà trong những giờ phút nguy khốn. Khách quan mà nói, quyết định bỏ rơi VNCH là một quyết định của đại đa số người dân Hoa Kỳ khi đă hết c̣n tin tưởng và muốn tiếp tục theo đuổi cuộc chiến quá khốc liệt và tốn kém, và do đó đại đa số các dân biểu và nghị sĩ tại Quốc Hội cũng đă bỏ phiếu phản ảnh theo ư nguyện này.

Do đó, việc trách ông Ted Kennedy cùng với nhiều nhà dân cử đă bỏ phiếu không chấp thuận tài trợ khẩn cấp cho quân lực VNCH trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến để dẫn đến ngày tan hàng, như lời cáo buộc của một anh nhà báo miệng trên đài phát thanh lớn tại Cali và Houston, thật ra chỉ là một nhận định thiếu hiểu biết sâu rộng. Bởi v́ nói cho cùng, các dân biểu và nghị sĩ Hoa Kỳ cũng phải bỏ phiếu quyết định cho quyền lợi tối thượng của Hoa Kỳ, chứ đâu thể nào cho một giống dân thiểu số mà đa số đều không cảm thấy gắn bó. Cho dù điều này là một thực thể đớn đau cho thân phận nghiệt ngă của những người thuộc các quốc gia nhược tiểu như Việt Nam Cộng Hoà, nhưng không phải v́ thế mà cứ luôn cay cú để oán ghét hay chỉ trích những chính trị gia Hoa Kỳ với những quyết định năm xưa.

Điều đáng trách là trong cuộc thất bại của cuộc chiến, trách nhiệm phần lớn của giới lănh đạo miền Nam lúc đó là điều không thể chối bỏ, nhưng không ai dám có can đảm đứng ra nhận tội và tỏ ra sám hối. Có lẽ v́ bắt đầu nhận thức rơ hơn sau mấy chục năm sống ở Hoa Kỳ, một tiếng nói thường có nhiều ác cảm với các chính trị gia khuynh tả và thường được xưng là “nhà báo miền Tây” như ông BBT cũng đă nh́n nhận rằng ông ta hết c̣n oán trách họ, v́ đă hiểu được rằng các vị dân cử có phê phán hay bỏ phiếu cũng chỉ v́ quyền lợi của quân dân Hoa Kỳ. Tiếc thay, dường như cậu nhà báo miệng tà lọt vẫn chưa nh́n thấy rơ, và vẫn muốn tỏ ra là kẻ hiểu biết để lên giọng kết án những việc làm này, trong đó có những quyết định của các chính trị gia như ông Ted Kennedy. Và c̣n lên giọng kẻ cả để nói rằng “nghĩa tử là nghĩa tận” để không muốn lên án ông Ted Kennedy khi ông vừa mới nằm xuống. 

 Hy vọng rằng đó là bài học có thể rút ra được sau 35 năm sống đời lưu vong. Riêng kẻ viết bài này thất lời tâm sự của cựu trung tướng Ngô Quang Trưởng là đáng suy gẫm nhất. Khi được nhiều người hỏi b́nh luận về những ǵ đă xảy ra trong quá khứ, nhất là về những biến cố tan hàng tại vùng địa đầu chiến tuyến tại Quân đoàn I trong đó ông giữ vai tṛ cao cấp của một Tư lệnh Quân đoàn, vị cựu tướng lănh được tiếng là thanh liêm và tài ba đă t́m nhiều cách để từ chối trả lời. Thay vào đó, ông đă đưa ra lời của người xưa, dường như là của đức Trần Hưng Đạo: “Bại binh chi tướng bất khả ngôn dụng, Vong quốc chi đại phu bất khả ngôn trí”, tạm dịch là “Tướng bại trận th́ không thể nói ḿnh anh dũng, bậc trí sĩ đại phu khi đă mất nước th́ không thể nói ḿnh có mưu lược”.

Quả là cái gương khí khái và can đảm của một vị tướng, cho dẫu lúc bại trận lưu vong vẫn khiến người đời phải cảm phục. 

 

Mai Loan

mailoan74@yahoo.com

 

 

 

 

 

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: