Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3BannerLottery

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 Đấu Tranh Giai Cấp Mới ở Mỹ?

 

Vũ Linh

 

 

 

 

...Obama cũng chỉ là một sản phẩm của giới tài phiệt, do giới tài phiệt đưa lên...

 

Trong vài tuần qua, nước Mỹ đă chứng kiến một hiện tượng mới.

 

Một số người biểu t́nh, ăn vạ, ngăn chận đường xá và các cầu lớn tại trung tâm thành phố Nữu Ước để chống lại giới tài phiệt tư bản. Sau đó, phong trào tự phát này đă lan ra cả chục thành phố khác. Phong trào lấy tên Occupy Wall Street hay OWS – Chiếm Giữ Phố Wall Street. Wall Street là con đường có trụ sở của thị trường chứng khoán Nữu Ước và  nhiều đại công ty tài chánh, là biểu tượng của tư bản Mỹ.

 

Nói đến phong trào này là người ta lên tưởng đến Phong Trào Tea Party ngay. Cũng là một phong trào quần chúng tự phát, không có tổ chức, không có lănh đạo, không có chương tŕnh kế hoạch ǵ, nổi lên v́ sự bất măn của quần chúng, chỉ biết chống chứ không có đề nghị xây dựng ǵ.

 

Nhưng sự tương đồng chỉ đến đây thôi. Đi xa hơn, đây là hai phong trào hoàn toàn khác nhau, có thể nói là hoàn toàn đối lập nhau.

 

Trước hết là sức mạnh và thành phần. Trong khi Phong Trào Tea Party lôi cuốn được cả triệu người trên khắp nước, Phong Trào OWS này v́ mới manh nha, nên chỉ thu hút được vài ngàn người ở Nữu Ước và vài chục hay vài trăm người ở các thành phố khác. Thành phần tham gia phong trào cũng khác. Qua h́nh ảnh của truyền h́nh, ta thấy  tham gia Tea Party phần lớn là dân da trắng, lớn tuổi, ăn mặc sạch sẽ với con cháu đi cùng, có vẻ tiêu biểu cho giới trung lưu Mỹ, phất cờ Mỹ, mang biểu ngữ yêu nước, chống TT Obama. Phong trào OWS th́ phần lớn trẻ hơn, có vẻ hippies, ăn mặc lôi thôi xanh đỏ đủ màu, râu ria bờm xờm, cờ Mỹ lác đác, ít hơn khẩu hiệu đả kích tài phiệt, và vài khẩu hiệu… cộng sản của thập niên 60 được mang ra xài lại.

 

Làm thiên hạ nhớ lại h́nh ảnh các cuộc biểu t́nh thiên tả chống chiến tranh Việt Nam vào thập niên 60-70!

 

Rồi đến nguyên nhân, đối tượng và phong cách.

 

Tea Party thường được coi như một sự nổi dậy của giới trung lưu da trắng nhắm vào Nhà Nước để chống sưu cao thuế nặng, trong khi OWS được mô tả như một sự nổi loạn của “nhà nghèo” chống giai cấp tài phiệt, chống chế độ tư bản. Một chi tiết khác có được báo chí nhắc tới: phong trào Tea Party đi biểu t́nh con nít, trong trật tự và khi hoàn tất th́ dọn sạch vệ sinh tại nơi tụ tập. Phong trào OWS th́ "phóng  khoáng" hơn, nên phóng rác tự nhiên mà không thèm dọn! Thị trưởng New York là Michael Bloomberg, vốn dĩ ôn hoà và độc lập, đă than phiền là sau mấy tuần biểu t́nh, công viên thành phố nay là băi rác và gây khủng hoảng về vệ sinh!

 

Đến thái độ của chính quyền và truyền thông ḍng chính.

 

Trong khi Tea Party bị PTT Biden gọi là “khủng bố” th́ OWS lại được một số chính khách đảng Dân Chủ ve văn. TT Obama lên tiếng “cảm thông” với phong trào OWS khiến nhiều người hiểu ngay là tổng thống gián tiếp cổ vơ cuộc nổi loạn. Truyền thông ḍng chính bôi bác Tea Party bao nhiêu th́ bây giờ thổi OWS lên trời bấy nhiêu. Hai nhà báo chuyên nghiệp c̣n “t́nh nguyện” giúp thành lập trang mạng của OWS.

 

Bây giờ c̣n quá sớm để thẩm định phong trào OWS sẽ đi về đâu, lớn mạnh như thế nào. Các chính khách của đảng Dân Chủ chắc chắn sẽ nuôi dưỡng và khai thác phong trào. Có nhiều hy vọng phong trào này sẽ có tiếng nói lớn trong cuộc bầu cử năm tới. Chiêu bài chống tài phiệt luôn luôn là chiêu bài ăn khách mặc dù nặng mùi mỵ dân.

 

Chuyện này vài tháng nữa mới biết được.

 

Hiện giờ th́ chỉ biết là chung quanh phong trào OWS này có nhiều chuyện đáng nói v́ đáng suy gẫm.

 

Truyền thông cấp tiến cố gắn nhăn hiệu “phong trào của nhà nghèo nổi loạn chống nhà giàu”. Chống nhà giàu th́ có lẽ đúng, nhưng nói đây là phong trào của những người nghèo th́ có vẻ hơi gượng ép. Nh́n kỹ các h́nh ảnh trên truyền h́nh, ta thấy không thiếu ǵ dân biểu t́nh ôm điện thoại iPhone, hay đánh đọc tin qua các bảng iPad. Dân nghèo mà xài mấy thứ xa xỉ này? Hơn nữa, ai cũng phải nh́n nhận phong trào tự phát này lớn mạnh và gây tiếng vang nhanh chóng qua các phương tiện truyền thông hiện đại như internet, facebook, twitter, v.v… Bao nhiêu người trong giai cấp “nhà nghèo” thường xuyên sử dụng những phương tiện ấy?

 

Hiển nhiên, đây là một phong trào của sinh viên trí thức thiên tả, và dân trung lưu bất măn v́ thất nghiệp, kiếm không ra được việc làm, hay bị hăng sa thải trong khi các tổng giám đốc vẫn lănh lương và tiền thưởng ngập đầu.

 

Một điều đáng chú ư nữa là phong trào OWS đă được hậu thuẫn và cổ vơ mạnh mẽ của các nghiệp đoàn và tổ chức cấp tiến cực đoan.

 

T́nh h́nh nghiệp đoàn ở Mỹ không sáng sủa lắm. Số thành viên càng ngày càng giảm, ảnh hưởng và thực quyền giảm theo. Họ tung người và tiền vào yểm trợ OWS chống lại giới chủ nhân. Một cơ hội lấy lại uy tín và ảnh hưởng cho nghiệp đoàn. Phong trào cũng được yểm trợ tài chánh mạnh mẽ của các tổ chức cấp tiến và phản chiến như MoveOn.org, là tổ chức chuyên vận động tranh cử cho các chính khách cấp tiến nhất bên đảng Dân Chủ, được tỷ phú George Soros tài trợ. Một số nguồn tin c̣n khui ra rằng OWS được một tờ báo Canada phát động và tờ báo này do ông Soros yểm trợ ở đằng sau!

 

Thành ra nói đây là phong trào tự phát của dân nghèo là hơi bóp méo vấn đề, hay không hiểu rơ vấn đề.

 

Trong khi phong trào Tea Party nổi lên chống lại một chính sách – chính sách của Nhà Nước tiêu xài quá mức dựa trên sưu cao thuế nặng – th́ phong trào OWS lại nổi lên chống lại một giai cấp –giai cấp nhà giàu và tài phiệt.

 

Hai hiện tượng Tea Party và OWS hoàn toàn tương phản với chủ trương của TT Obama. Ta c̣n nhớ TT Obama khi c̣n tranh cử, đă lấy chiêu bài đại đoàn kết dân tộc làm chủ trương lớn, và ông đắc cử một phần lớn nhờ chủ trương này, khi mà dân Mỹ đă quá ngao ngán cái mà ông Obama luôn miệng đả kích khi đi vận động: chính sách phân hoá của TT Bush. Đa số dân Mỹ đă hưởng ứng và tin vào lời hứa đoàn kết của Obama.

 

Bây giờ th́ TT Obama đă thành một tổng thống tạo phân hoá lớn nhất lịch sử cận đại Mỹ. Chắc c̣n phân hoá hơn thời các tổng thống Johnson và Nixon v́ các mâu thuẫn do chiến tranh Việt Nam gây ra. Ít ra, dưới thời hai vị tổng thống này, quốc hội không có những cuộc bỏ phiếu kiểu một bên ủng hộ 100%, một phe chống đối 100%. Ngay cả dưới thời TT Bush cũng không có chuyện này. Các dự luật lớn của TT Bush như luật an ninh Patriot Act, luật giáo dục No Child Left Behind, luật giảm thuế, và luật Medicare, đều được thông qua với phiếu của cả hai đảng, không nhiều th́ ít.

 

Trong khi đó, trong hai năm 2009-2010 khi đảng Dân Chủ kiểm soát Nhà Trắng và Quốc Hội, các dự luật đều được thông qua với đối lập Cộng Hoà hoặc là chống hoàn toàn hoặc là chỉ cho hai hay ba phiếu. Năm nay, sau khi Cộng Hoà chiếm đa số tại Hạ Viện th́ không c̣n luật nào được thông qua nữa.

 

Trong quần chúng, chưa bao giờ nước Mỹ lại chứng kiến cảnh tự nhiên có hai phong trào cực đoan nổi lên ờ ngoài ŕa như bây giờ. Một bên là phong trào Tea Party thiên hữu cực đoan, và một bên là phong trào OWS thiên tả cực đoan. Một bên chủ trương chống Nhà Nước, một bên chống một giai cấp.

 

Người ta không thể không đặt vấn đề trách nhiệm của TT Obama đến mức nào? Tea Party là hậu quả trực tiếp của chính sách kinh tế của TT Obama. C̣n đối với phong trào OWS không ai có thể nói TT Obama đă phát động phong trào này, nhưng chắc chắn là những tuyên bố liên tục đả kích “nhà giàu”, đ̣i tăng thuế nhà giàu của TT Obama đă có tác dụng gián tiếp. Nói cách khác, có thể chính TT Obama là người đă gián tiếp xách động cuộc đấu tranh giai cấp tân thời tại Mỹ này.

 

Từ chủ trương chống giai cấp nhà giàu, đến phương thức xách động đấu tranh giai cấp, TT Obama làm cho mọi người nhớ lại những tố giác ông là người có chủ trương xă hội chủ nghĩa – socialist.

 

 Nhưng vấn đề không giản dị như vậy.

 

Trong khi TT Obama luôn luôn lớn tiếng đả kích “nhà giàu”, hô hào tăng thuế “nhà giàu” th́ sự thật lại khác xa.

 

Trước hết, TT Obama đắc cử nhờ đă vận động được hơn 700 trăm triệu mỹ kim để “mua” Nhà Trắng. Chuyện TT Obama vận động được số tiền này từ những người nghèo thấp cổ bé họng, qua những đóng góp lắt nhắt vài chục, vài trăm, vài ngàn đô, là một huyền thoại đă bị phá vỡ từ khi các chi tiết kết toán đóng góp được công bố.

 

Hơn hai phần ba số tiền ông thu được là từ các nghiệp đoàn bắt buộc các nhân công đóng bằng cách trừ thẳng vào lương, và phần lớn hơn nữa là từ các đại gia. Những đại gia này đă đóng hàng trăm triệu cho cuộc tranh cử tổng thống năm 2008, hai phần ba số tiền này đă được đưa cho ứng viên Dân Chủ Obama, trong khi ứng viên Cộng Hoà McCain, tuy mang tiếng là ứng viên của nhà giàu, chỉ nhận được chưa tới một phần ba.

 

Nh́n và danh sách 10 đại công ty đóng góp nhiều nhất vào cuộc tranh cử tổng thống năm 2008 của ứng viên Obama, ta sẽ thấy có bốn ngân hàng lớn nhất Wall Street: Goldman Sachs, JP Morgan, Citigroup, và UBS. Ngoài ra c̣n có ba trường đại học lớn như UC Berkeley, Harvard và Stanford; có truyền thông Time Warner (tuần báo Time và đài CNN), Googles và Microsoft. Không kể ba trường đại học, tất cả đều là đại đại gia, đối tượng của phong trào “nhà nghèo” OWS.

 

Cuộc tranh cử năm nay có triệu chứng cho thấy cũng không khác ǵ. Cách đây không lâu, TT Obama đi ăn tiệc gây qũy tại Nữu Ước: sơ sơ có 70.000 đô một phần ăn. Không phải đại đại gia, làm sao có thể đóng góp một số tiền lớn như vậy?

 

Nói nôm na ra, bất kể những hô hào, diễn văn chống các đại gia, hoặc “cảm thông” với những người biểu t́nh, TT Obama cũng chỉ là một sản phẩm của giới tài phiệt, do giới tài phiệt đưa lên, không hơn không kém. Những người tin rằng TT Obama thật sự là người của dân nghèo có chủ trương chống tài phiệt có lẽ cần nh́n xa hơn lư tưởng màu hồng của họ.

 

Chính v́ là người của tài phiệt đưa lên, sau khi đắc cử, TT Obama đă chẳng dám làm ǵ chống lại khối đó. Trái lại, khi các tài phiệt gặp nạn, TT Obama đă là người nhanh nhẹn tung hàng tỷ bạc cứu nguy, từ các đại ngân hàng, đại công ty bảo hiểm, đến các đại công ty sản xuất xe hơi.

 

Ta cũng c̣n nhớ trong hai năm 2009-2010, TT Obama và các đồng minh Dân Chủ nắm trọn quyền sinh sát qua đa số tuyệt đối tại cả Thượng Viện lẫn Hạ Viện, muốn thông qua luật ǵ cũng được. Nhưng trái với lời hứa khi tranh cử, TT Obama đă không hề hủy bỏ luật giảm thuế của TT Bush, trái lại, cuối năm 2010 c̣n kư luật gia hạn giảm thuế đó, kể cả việc gia hạn giảm thuế cho nhà giàu. Chỉ hai tháng sau, qua năm 2011, sau khi Cộng Hoà nắm đa số tại Hạ Viện, th́ TT Obama mau mắn trở cờ quay qua hô hào tăng thuế nhà giàu, để rồi có dịp xách động quần chúng chống nhà giàu, và đổ thừa đảng Cộng Hoà đă không chịu tăng thuế nhà giàu. Các tài phiệt hiểu rơ vấn đề hơn ai hết.

 

TT Obama muốn đả kích, muốn đ̣i tăng thuế, cứ việc, họ vẫn ủng hộ, trả 70.000 đô đi ăn với tổng thống. Tất cả chỉ là một xảo thuật chính trị thô thiển mà không thiếu người không nh́n ra, vẫn ca tụng TT Obama là người bênh vực dân nghèo chống tài phiệt tư bản bóc lột.

 

Một điểm “lạ” nữa là khối dân này nổi lên chống những lạm dụng, bất công, của giới tài phiệt ngân hàng Mỹ. Không sai, nên làm và cần làm. Các đại ngân hàng sáng chế đủ mánh khóe cột dân chúng vào các món nợ khổng lồ để thu tiền lăi, tiền lương, tiền thưởng. Đến khi đi quá đà, mọi sự bị đe dọa xụp đổ toàn diện th́ cả Cộng Hoà Bush lẫn Dân Chủ Obama đều bơm cả tỷ vào cứu.

 

Nhưng như vậy th́ câu hỏi đặt ra là t́nh trạng hiện nay không khác ǵ t́nh trạng tệ hại dưới thời Clinton-Bush hay sao? Cách đây gần hai năm, TT Obama đă ra bộ luật vĩ đại cải tổ hệ thống tài chánh rồi mà? Sao bây giờ dân chúng lại nổi lên chống các đại ngân hàng? Tại v́ bộ luật được quảng bá rầm rộ đó chẳng có tác dụng ǵ hết? Hay là các đại gia ngân hàng vẫn lộng hành như trước khiến người dân bất măn, nổi loạn?

 

Đúng vậy, các tổng giám đốc vẫn lănh lương bạc triệu trong khi vẫn tăng đủ mọi lệ phí ngân hàng và sa thải cả chục ngàn nhân viên. Dân chúng muốn vay tiền bây giờ là cả một vấn đề, khó khăn tầy trời, trong khi nhà cửa vẫn bị ngân hàng xiết, kéo. Các đại ngân hàng vẫn là đại ngân hàng mà nếu bị đe dọa xập tiệm một lần nữa v́ ḷng tham, làm ăn cẩu thả, Nhà Nước vẫn phải lấy tiền thuế của dân để cứu v́ những ngân hàng này vẫn quá lớn, không thể để xụp đổ được v́ sẽ kéo theo cả hệ thống tài chánh xuống vực. Bộ luật vĩ đại cải tổ tài chánh của TT Obama tóm lại chỉ là trống rỗng kêu to, chẳng thay đổi được ǵ và chẳng có tác dụng ǵ.

 

Cuộc nổi loạn của phong trào OWS, cũng như các cuộc biểu t́nh của phong trào Tea Party trước đây, khiến thiên hạ phải lo ngại về viễn tượng tương lai. Chuyện ǵ sẽ xẩy ra? Có phải nước Mỹ với những khó khăn kinh tế chồng chất mà chính quyền Obama không giải quyết được hay đang tạo ra, đang đi vào con đường Âu Châu? Với dân chúng bất măn v́ khó khăn kinh tế, xuống đường biểu t́nh phản đối hàng loạt khắp nơi?

 

Nếu đúng như th́ những màn biểu t́nh của phong trào OWS trong mấy tuần qua chỉ mới là màn mở đầu, sẽ kéo dài và lan tràn ra cả nước. Chưa ai đoán được hậu quả trên cuộc bầu cử tổng thống tháng 11 năm tới sẽ như thế nào. (9-10-2011)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  http://www.chinhnghia.com/

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/forum/

http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

www.nguyenkinhdoanh.com

www.nguyenkinhdoanh.net

www.lesyminhtung.net

www.diendantheky.net

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: