Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3BannerLottery

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHẠT TỐNG LỘ BỐ VĂN

 

 

- Lư Thường Kiệt (Lư)

 

 

Tiểu sử:

 

 

 

 

Lư Thường Kiệt tên thật là Ngô Tuấn; Thường Kiệt là tên tự. Sau được ban quốc tính họ Lư, bèn lấy tên tự làm tên, thành tên Lư Thường Kiệt. Khi chết có tên thuỵ là Quảng Châu. Theo các sử sách cũ th́ ông quê ở phường Thái Hoà, thành Thăng Long, nhưng theo bài văn khắc trên quả chuông chùa Bắc Biên, mới phát hiện ở gần Hà Nội và cuốn Tây Hồ chí th́ ông người làng An Xá cũ, thuộc huyện Quảng Đức, ở khu vực phía Nam hồ Tây trong thành Thăng Long, c̣n Thái Hoà chỉ là nơi ở sau khi đă giữ chức vụ trọng yếu trong triều. Sau v́ việc mở rộng kinh thành nên làng An Xá dời ra băi Cơ Xá, tên cũ của xă Phúc Xá (và trong đó có thôn Bắc Biên ngày nay). Ông sinh năm 1019 và mất tháng Sáu năm Ất dậu (từ 13 tháng Bảy đến 11 tháng Tám năm 1105).

 

Lư Thường Kiệt tinh thông thao lược, lại có tài thơ văn. Năm 23 tuổi đă được bổ làm Hoàng môn chi hậu rồi thăng đến chức Thái uư, làm quan dưới ba triều vua nhà Lư (Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông: 1028-1128). Ông có công rất lớn trong việc xây dựng đất nước cũng như việc đánh Tống, b́nh Chiêm, chặn đứng các cuộc xâm lược của nước ngoài, nên được ba vua nhà Lư tin dùng và nhân dân kính phục. Lư Nhân Tông từng ban cho ông hiệu Thiên tử nghĩa đệ (em nuôi vua). Khi ông mất được tặng phong Kiểm hiệu thái uư b́nh chương quốc trọng sự, Việt quốc công.

 

伐宋露布文

 

天生蒸民,君德則睦。君民之道,務在養民。今聞宋主昏庸,不循聖範,聼安石貪邪之計,作青苗助役之科。使百姓膏脂凃地,而資其肥己之謀。

 

蓋萬民資賦於天,忽落那要離之毒。在上固宜可憫,從前切莫須言。

 

本職奉國王命,指道北行,欲清妖孽之波濤,有分土無分民之意。要掃腥穢之污濁,歌堯天享舜日 之佳期。

 

我今出兵,固將拯濟。檄文到日,用廣聞知。切自思量,莫懷震怖。

 

Phiên âm: Phạt Tống Lộ Bố Văn

 

Thiên sinh chưng dân, quân đức tắc mục. Quân dân chi đạo, vụ tại dưỡng dân. Kim văn, Tống chủ hôn dung, bất tuần thánh phạm. Thính An Thạch tham tà chi kế, tác "thanh miêu", "trợ dịch" chi khoa. Sử bách tính cao chi đồ địa, nhi tư kỳ ph́ kỷ chi mưu.

 

Cái vạn dân tư phú ư thiên, hốt lạc na yếu li chi độc. Tại thượng cố nghi khả mẫn, ṭng tiền thiết mạc tu ngôn.

 

Bản chức: Phụng quốc vương mệnh; Chỉ đạo Bắc hành. Dục thanh yêu nghiệt chi ba đào, hữu phân thổ vô phân dân chi ư; Yếu tảo tinh uế chi ô trọc, ca Nghiêu thiên hưởng Thuấn nhật chi giai kỳ.

 

Ngă kim xuất binh, cố tương chửng tế. Hịch văn đáo nhật, dụng quảng văn tri. Thiết tự tư lường, mạc hoài chấn bố.

 

Dịch nghĩa

 

BÀI VĂN TUYÊN BỐ VỀ VIỆC ĐÁNH TỐNG

 

Trời sinh ra dân chúng, Vua hiền ắt hoà mục. Đạo làm chủ dân, cốt ở nuôi dân. Nay nghe vua Tống ngu hèn, chẳng tuân theo khuôn phép thánh nhân, lại tin kế tham tà của Vương An Thạch, bày những phép "thanh miêu","trợ dịch", khiến trăm họ mệt nhọc lầm than mà riêng thỏa cái mưu nuôi ḿnh béo mập.

 

Bởi tính mệnh muôn dân đều phú bẩm tự trời, thế mà bỗng sa vào cảnh éo le độc hại. Lượng kẻ ở trên cố nhiên phải xót. Những việc từ trước, thôi nói làm ǵ!

 

Nay bản chức vâng mệnh quốc vương chỉ đường tiến quân lên Bắc, muốn dẹp yên làn sóng yêu nghiệt, chỉ có ư phân biệt quốc thổ, không phân biệt chúng dân. Phải quét sạch nhơ bẩn hôi tanh để đến thuở ca ngày Nghiêu, hưởng tháng Thuấn thăng b́nh!

 

Ta nay ra quân, cốt để cứu vớt muôn dân khỏi nơi ch́m đắm. Hịch văn truyền tới để mọi người cùng nghe. Ai nấy hăy tự đắn đo, chớ có mang ḷng sợ hăi!

 

(TRẦN VĂN GIÁP dịch)

 

Vịnh Sử Thời Nhà Lư

 Sơ Lược Bối Cảnh Lịch Sử

 

Lư Công Uẩn người làng Cổ Pháp (Bắc Ninh), giữ chức Tả Thân Vệ Điện Tiền Chỉ Huy Sứ nhà Tiền Lê. Cũng v́ vua Lê Long Đĩnh quá tàn bạo, ḷng người không phục, nên sau khi Long Đĩnh qua đời, nhóm Đào Cam Mộc và Sư Vạn Hạnh đă tôn vinh Lư Công Uẩn lên ngôi hoàng đế, tức vua Lư Thái Tổ trị v́ 19 năm, thọ 55 tuổi, mở ra triều đại Nhà Lư, truyền được 216 năm với 9 đời vua:

 

- Lư Thái Tổ (1010-1028)

- Lư Thái Tông (1028-1054)

- Lư Thánh Tông (1054-1072)

- Lư Nhân Tông (1072-1127)

- Lư Thần Tông (1128-1138)

- Lư Anh Tông (1138-1175)

- Lư Cao Tông (1176-1210)

- Lư Huệ Tông (1211-1225)

- Lư Chiêu Hoàng (1225)

 

Theo Trần Trọng Kim, “Nhà Lư có công làm cho nước Nam cường thịnh, ngoài th́ đánh nước Tàu, b́nh nước Chiêm, trong th́ chỉnh đốn việc vơ bị, sửa sang pháp luật, xây vững cái nền tự chủ”. Từ vua Cao Tông trở đi, nhà Lư suy yếu nên đă chuyển sang Nhà Trần.

 

 

Những việc làm quan trọng thời nhà Lư:

 

· Năm 1010, vua Lư Thái Tổ cho dời đô từ Hoa Lư về La Thành, và đổi tên là Thăng Long, lấy cớ trông thấy rồng vàng hiện ra khi dời đô.

 

· Năm 1018 cho thỉnh kinh Tam Tạng, làm chùa đúc chuông, tôn sùng đạo Phật.

 

· Phong tước Vương cho các Hoàng tử, bắt cầm quân đánh giặc, nên ai cũng giỏi nghề binh.

 

· Việc chính trị, chia nước ra 24 lộ, đinh lại các hạng thuế và giao cho các công chúa trông coi việc trưng thu thuế.

 

· Vua Lư Thái Tông đánh dẹp giặc Nùng.(1)

 

· Năm 1054 vua Lư Thánh Tông đổi quốc hiệu là Đại Việt.

 

· Sửa đổi pháp luật, giảm h́nh phạt và đối xử nhân đạo đối với tù nhân.

 

· Lập Văn Miếu thờ Khổng Tử và “khai hóa sự văn học” (Trần Trọng Kim).

 

· Định lại việc binh, chia quân làm tả hữu tiền hậu 4 bộ, hợp lại là 100 đội, mỗi đội có lính kỵ và lính bắn đá. Phiên binh lập thành đội riêng. Binh pháp nhà Lư bấy giờ được nhà Tống bên Tàu phải bắt chước.(2)

 

· Mùa xuân Kỷ Dậu 1069 vua Lư Thánh Tông chiến thắng Chiêm Thành, bắt được vua Chiêm là Chế Củ. Vua Chiêm xin dâng đất 3 châu Địa Lư, Ma Linh và Bố Chính để chuộc tội châu ấy nay ở địa hạt tỉnh Quảng B́nh và Quảng Trị).

 

· Vua Lư Nhân Tông khởi đầu cho đắp đê Cơ Xá để giữ cho kinh thành khỏi lụt.

 

· Năm 1075 mở khoa thi tam trường đầu tiên ở nước ta.

 

· Năm 1076 lập Quốc Tử Giám và Hàn Lâm Viện.

 

· Năm 1075 sai Lư Thường Kiệt và Tôn Đản đem 100 ngàn quân sang đánh nhà Tống lấy cớ quân Đại Việt cứu vớt dân Tống khỏi sự đàn áp của Vương An Thạch .

 

· Năm 1076 Lư Thường Kiệt chặn đứng quân Tống xâm lăng ở chiến tuyến Như Nguyệt (3).

 

· Năm 1078 Lư Nhân Tông sai Đào Tôn Nguyên đưa Voi sang cống nhà Tống và đ̣i lại đất Quảng Nguyên (vùng Cao Bằng, Lạng Sơn bị quân Tống chiếm trong cuộc chiến 1076). Về việc này người Tống nghĩ đất Quảng Nguyên có nhiều vàng, nên tiếc của nói:

Nhân tham Giao Chỉ Tượng”

Khước thất Quảng Nguyên kim” (4)

 

· Năm 1164 vua Tống đổi Giao Chỉ quận thành An Nam quốc, phong cho Lư Anh Tông là An Nam quốc vương.

 

· Năm 1171 - 1172, vua Anh Tông cho làm quyển địa đồ nước An Nam. (6)

 

Chú thích:

(1) Năm 1038 Nùng Tồn Phúc làm phản, xưng là Chiêu Thánh Hoàng Đế, đặt quốc hiệu là Tràng Sinh quốc.

Đến năm 1039 Thái Tông đi đánh bắt được Nùng Tồn Phúc và con là Nùng Trí Thông đem về kinh xử tội. Nùng Trí Cao chạy thoát.

Năm 1041 Nùng Trí Cao về lấy châu Đảng Do lập ra nước gọi là Đại Lịch quốc. Thái Tông sai tướng lên đánh, bắt được Nùng Trí Cao nhưng tha tội, c̣n cho làm Quảng Nguyên Mục, sau lại phong tước Thái Bảo.

Năm 1018 Nùng Trí Cao lại phản, xưng là Nhân Huệ hoàng đế, quốc hiệu Đại Nam. Thái Tông sai tướng Quách Thịnh Dật lên đánh, Nùng Trí Cao xin phụ thuộc vào nước Tàu, nhưng vua Tống không cho. Nùng Trí cao bèn đem quân đi đánh Ung Châu và chiếm luôn 8 châu thuộc Lưỡng Quảng.

 

(2) Từ nhà Tiền Lê, nước Tống đă có ư kiêng nể nước Nam. Những cuộc xâm lăng năm 991 và năm 1076 quân Tống đều bị quân Nam đánh bai. Không những thế, vua Tống đă không dám làm ǵ trước sự kiêu ngạo của vua Lê Đại Hành khi cho quân đánh phá trấn Như Hồng ở Quảng Tây, không vái lạy sắc thư của vua Tống và bắt sứ nhà Tống mang công văn phải chờ đợi ở biên ải.

 

Đến thời nhà Lư, đại quân của Lư Thường Kiệt và Tôn Đản sang đánh Tống để phá âm mưu xâm lược của Vương An Thạch, th́ lúc đó vua Tống không nhịn nhục được nữa, đă phải sai Quách Qú làm Chiêu Thảo Sứ, Triệu Tiết làm phó, đem 9 tướng quân cùng hội với Chiêm Thành và Chân Lạp sang xâm lăng nước Nam. Nhưng Liên quân Tống Chiêm Chân đă bị Lư Thường Kiệt chận đứng ở sông Như Nguyệt, và sau đó phải rút về chiếm đất biên giới Quảng Nguyên, v́ hơn 8 vạn quân bị chết đến quá nửa do chiến tranh và bệnh dịch.

 

Cũng v́ khâm phục quân Đại Việt, vua Tống đă nhiều lần toan mời quân nhà Lư sang tiễu trừ dùm quân Nùng Trí Cao (chiếm 8 châu ở Quảng Đông, Quảng Tây).

 

Việc vua Tống bắt chước cách tổ chức quân sự của nhà Lư là đương nhiên, v́ tuy Đại Việt nhỏ bé nhưng cách tổ chức quân đội lúc đó tài giỏi hơn nhà Tống. Trần Trọng Kim cho rằng đó là sự vẻ vang cho nước ḿnh cũng phải. Vua Tống không c̣n dám coi thường Đại Việt nữa, cũng không c̣n coi Đại Việt như là một châu quận nữa, nên đến năm 1164 đă đổi tên Giao Chỉ quận thành An Nam quốc và phong cho vua Lư Anh Tông làm An Nam quốc vương.

 

(3) Trong chiến trận ở sông Như Nguyệt, Lư Thường Kiệt đă viết 4 câu thơ bất hủ để khích lệ tinh thần yêu nước của binh sĩ như sau:

 

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm”

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư

 

Sông núi nước Nam vua Nam ở

Rành rành định phận tại sách trời

Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm ?

Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời!

Bản dịch: Trần Trọng Kim

 

Mountains and rivers of the South

Belong to the southern Emperor reign

This was written down in the book of God.

How dare those barbarious invade our soil?

They will surely defeat bittery!

(Bản dịch ra tiếng Anh trên Internet)

 

(4) V́ tham voi Giao Chỉ.

Mất đất vàng Quảng Nguyên

 

(5) Cuốn sách này đă bị thất lạc, không c̣n nữa.

 

Những anh hùng, danh nhân, danh tướng thời Nhà Lư

 

Lư Thánh Tông (1064-1072):

 

Là thái tử Nhật Tôn, con trưởng vua Lư Thái Tông (1028-1054), mẹ là Kim Thiên Thái Hậu họ Mai, sinh ngàỵ 25 tháng 2 năm Quí Hợi (1023).

Thánh Tông là một ông vua nhân từ, hết dạ thương dân, khai mở văn học, tổ chức binh bị tài giỏi, được nhà Tống bắt chước. Thánh Tông đổi tên nước là Đại Việt và được Chế Củ dâng 3 châu Địa Lư, Ma Linh và Bố Chính của Chiêm Thành, mở rộng đất đai xuống phía Nam. Thánh Tông làm vua được 17 năm, mất tháng 2 năm 1072, hưởng dương 50 tuổi. (1028-1072).

 

Lư Thường Kiệt (1019-1105):

 

Tức Ngô Tuấn, là danh tướng đại công thần 3 triều vua nhà Lư: Thái Tông, Thánh Tông và Nhân Tông. Ông Kiêm tài văn vơ, được vua Nhân Tông coi là “Thiên tử nghĩa đệ” (em vua), có công đánh Tống, b́nh Chiêm, và là tác giả bài thơ “Nam Quốc sơn hà” bất hủ, đời đời ai cũng kính phục. Lư Thường Kiệt mất năm 1105, thọ 86 tuổi.

 

Thái Hậu Ỷ Lan (?-1117):

 

Là vợ vua Lư Thánh Tông, mẹ vua Lư Nhân Tông, tên là Lê Thị Ỷ Lan, xuất thân từ gia đ́nh nông dân làng Thổ Lỗi (Bắc Ninh). Tương truyền, vua Thánh Tông đi qua làng Thổ Lỗi, được dân chúng nô nức ra cung nghinh, riêng chỉ có ḿnh Ỷ Lan đứng dựa vào gốc Lan mà không ra. Thấy sắc đẹp của Ỷ Lan và tính kỳ lạ của nàng, vua cho vời về kinh, sau trở thành Hoàng thái hậu. Bà Ỷ Lan rất thông minh, chỉ một thời gian ngắn học hỏi trong cung đă thông hiểu cách tổ chức chính trị, triều đ́nh và có tài trị quốc.

Năm 1069, vua Thánh Tông đi đánh Chiêm Thành, bà Ỷ Lan được cử làm Giám quốc, trông coi việc triều chính, đă giữ cho nước được yên ổn, mặc dù lúc đó đang gặp nạn đói kém va giặc giă vài nơi. Dân chúng được bà Ỷ Lan ra lệnh phát chẩn cứu đói nên thường gọi Bà là “Quan Âm”. Vua Thánh Tông đi đánh Chiêm lúc ban đầu không thành công, toan quay về. Nhưng khi nghe tin Hoàng hậu Ỷ Lan có tài giám quốc, nghĩ ḿnh không bằng một người đàn bà, bèn quay lại đánh thắng quân Chiêm thu về đất đai cho Đại Việt.

Thái Hậu Ỷ Lan mất ngày 25 tháng 7 năm Đinh Dậu (1117). Nay có miếu thờ tại Hải Dương, gọi là cung Quỳnh Hoa.*

 

Tô Hiến Thành (?-1179):

 

Danh tướng nổi tiếng thời Lư Anh Tông, văn vơ kiêm toàn, có công dẹp giặc (Ngưu Hống) và đánh đuổi ngoại xâm (Ai Lao). Ông hết ḷng sửa sang việc chính trị và mở mang văn hóa (lập đền thờ Khổng Tử)., làm tới chức Thái Phó trong triều. Ông Tô Hiến Thành c̣n là vị quan trung trực và thanh liêm. Ông đă thẳng thắn không nhận 1 mâm vàng hối lộ của bà Thiên Linh Thái Hậu xin lập cho con bà là Long Xưởng lên nối ngôi, và giữ đúng di chúc của vua. Ông cũng là người đoan chính trong việc đề cử người thay ḿnh, cốt có tài có đức chứ không nệ vào chỗ thân t́nh, hầu hạ. Ông mất vào năm 1179. Sau khi ông mất không c̣n người tài giỏi giúp nước, khyên can vua, nên vua Cao Tông đă bỏ bê triều chính, khiến nhà Lư từ đó suy yếu dần.

 

*Nguyễn Quang Thắng, sách đă dẫn, trang 982.

 

 

THƠ CA VỊNH

 

Lư Thường Kiệt

 

Phạt Tống b́nh Chiêm trải mấy đông

Lư triều đệ nhất bậc anh hùng

Nhân Tông phái tướng ngăn xâm lược

Thường Kiệt điều quân quyết tấn công

Vượt tuyến Khâm Liêm thâu trọn cơi

Xua quân Ung Quận chiếm toàn vùng

Tuổi ngoài bảy chục c̣n lên ngựa

Lư Giác Nghệ An cũng dẹp xong

Chính Hà (Sơ Thu Đinh Măo)

 

Ỷ Lan Thái Phi

 

Cô gái hái dâu ở Thuận Quang

Thánh Tôn xa giá một chiều vàng

Vào đền Thổ Lỗi dâng hương mẫu

Ra xóm Dương Đanh ngắm sắc nàng

Đứng tựa lan hoa ngời vẻ quí

Ngồi lên phượng liễn lộng màu sang

Thái Phi làm đẹp thêm triều Lư

Sự nghiệp an dân thật rỡ ràng

Chính Hà Quí Thu Đinh Măo

 

 

Vịnh Lư Thánh Tông

 

Nam tiến, khởi đầu Lư Thánh Tông

Mùa xuân kỷ dậu vượt Chiêm môn (1)

Trong cung ái hậu tài an trị (2)

Ngoài cơi minh quân quyết tiến công

Chế Củ bại vong dâng đất nước (3)

Mân vương ḥa hiếu hiến non sông (4)

Giang sơn một giải xanh như ngọc

Hănh diện con dân giống Lạc Hồng!

Vương Sinh

 

(1) Cửa biên Ải Việt Chiêm.

(2) Thái hậu Ỷ Lan có tài trị nước. Mùa xuân Kỷ Dậu (1069) vua Lư Thánh Tông đi đánh Chiêm Thành, măi chưa xong, bèn kéo quân về. Trên đường nghe dân kể rằng bà Nguyên Phi Ỷ Lan ở nhà giám quốc thật tài giỏi, mấy vụ giặc giă, đói kém đều được giải quyết giúp đỡ khiến trong nước được yên trị. Vua Lư Thánh Tông nghe thế lại quyết chí đem quân trở lại đánh thắng Chiêm, bắt được vua Chiêm là Chế Củ.

(3) Chế Củ xin dâng 3 châu Địa Lư, Ma Linh và Bố Chính (ở điạ hạt Quảng B́nh, Quảng Trị) để chuộc tội.

(4) Về sau, vua Anh Tông nhà Trần gả em gái là công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm Chế Mân. Để tạo sự ḥa hiếu giữa 2 nước, Chế Mân xin hiến 2 châu Ô Lư (Thuận Châu và Hóa châu) làm quà dẫn cưới.

 

Lư Thường Kiệt

 

"Nước Nam, sông núi của người Nam"

Quân nghịch ngông cuồng có biết chăng?

Như Nguyệt giữ yên vùng tuyến lửa,

Khâm Liêm chinh phạt chốn xâm lăng.

B́nh Chiêm, phá Tống tài thao lược

Ái quốc, trung quân đức vĩ nhân

Danh tướng, lẫy lừng vang bốn biển,

Một đời tận tụy với giang san.

Vương Sinh

 

Lư Thường Kiệt (bài Họa 1)

 

"Nước Nam, sông núi của người Nam"

Lời hịch truyền vang, người nhớ chăng ?

B́nh Chiêm, an dân, mở bờ cơi

Phạt Tống, cầm quân, chống xâm lăng

Điều binh tướng, trổ tài thao lược

B́nh quân dân, mở rộng ḷng nhân

Lăo tướng nước Nam, Lư Thường Kiệt

Văn vơ song toàn giữ giang san

XM

 

Lư Thường Kiệt (Bài Họa 2)

 

Lư Thường Kiệt tướng ,của nhà Nam

Định mạng thiên thư có phải chăng ?

Bắc phạt tài cao mong giữ nước

Chiêm b́nh đức lớn được xây lăng

Gan hùm ,cung kiếm như thiên mạng

Mật gấu ,binh thư tựa thánh nhân

Công trạng uy danh lưu sử sách

Bảy mươi c̣n sức trấn quan san

sonkhe

 

Đại Danh Tướng LƯ THƯỜNG KIỆT

 

Tướng tài có một không hai

Bảy mươi tuổi vẫn miêt mài trận xa

Tống triều vỡ mặt can qua

Chiêm thành Chân lạp theo đà nát tan

Bao năm giữ nước b́nh an

Đại đao yên ngựa tan hoang giặc thù

Thần thơ giải toả trận mù

Phú Lương giữ được công phu vẹn toàn

"Vua Nam ở tại nước Nam

Sổ trời định sẵn c̣n ham nỗi ǵ"(*)

Vào đây chẳng có đường đi

Chỉ c̣n chiến bại, mạng th́ phải vong

Muôn quân đoàn ket một ḷng

Lư Thường Kiệt đó đàng trong đàng ngoài

Bao năm sử sách lưu hoài

Dân Nam vẫn nhớ khôn ngoai trong ḷng...

Ngọc Lăng

 

(*)Mượn ư của bốn câu thơ Lư Thường Kiệt đă làm để an ḷng binh sĩ khi trận Phú Lương đang hồi khó khăn...

"Nam-quốc sơn-hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm -phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư "

 

LƯ THƯỜNG KIỆT

 

 

 

 

Hoàng Thái hậu Ỷ Lan

 

Xuất thân dệt lụa gái bần hàn

Tài nết đoan trang tựa đoá lan

Quốc sự đảm đương b́nh xă tắc

Minh quân đào tạo vững giang san

V́ dân khai mở điều nhân ái

Lợi nước chăm lo những khổ nàn

Gác tía ḷng son không vẩn đục

Ngh́n năm tiếng để khắp nhân gian

Hoàng Trúc

 

*** Thái hậu Ỷ Lan vốn là một cô gái hái dâu, dệt lụa ở ngoại thành Thăng Long thời nhà Lư. Được vua Lư Thánh Tông đón về cung, sau hạ sinh hoàng tử Kiền Đức, được phong là Ỷ Lan nguyên phi . Năm Kỷ Dậu (1069), vua Lư Thánh Tông thân chinh đi đánh giặc ngoại xâm cùng Lư Thường Kiệt. Trong khi vua ở ngoài biên cương, Ỷ Lan nguyên phi đảm đang chăm lo quốc sự, trị nước điều khiển có kỷ cương khiến thần dân thán phục, đất nước được yên vui. Năm Nhâm Tư (1072) Lư Thánh Tông mất, Thái tử Kiền Đức lên ngôi, tức vua Lư Nhân Tông. Khi ấy vua mới lên bảy, tôn mẹ là Ỷ Lan nguyên phi lên làm Linh Nhân Hoàng Thái hậu. Bà vừa làm nhiệm vụ người mẹ dạy dỗ con, vừa giúp coi triều chính điều khiển cả quốc gia, cùng tể tướng Lư Thường Kiệt giữ vững giang sơn, xă tắc. Hai lần quân Tống đến (1075, 1077) vua Lư Nhân Tông chưa quá 10 tuổi, Ỷ Lan thái hậu đă cùng Thái sư Lư Đạo Thành lo việc binh lương chuyển ra tiền tuyến.

 

Truyền Thuyết Ỷ Lan

 

Như một cành lan, dựa gốc lan

Hương thơm tỏa ngát cả không gian

Người ta nô nức mầu vương giả

Nàng vẫn thờ ơ sắc áo lam

Uy vũ bỗng nḥa nơi dă ngoại

Tài hoa chợt sáng chốn cung vàng

Lư triều Thái hậu trong truyền thuyết

Như một cành lan, dựa gốc lan...

Vương Sinh

 

 

 

LƯ THƯỜNG KIỆT

 

1/2- Uy danh lừng lẫy khắp lân bang,

Tấn Bắc, b́nh Nam giữ xóm làng.

Đánh Tống kinh hồn Vua Lưỡng Quảng,

B́nh Nam khiếp vía Chúa Đồ Man.

Thiên thư định phận quyền riêng biệt,

Địa giới phân ranh đất rơ ràng.

Một ngọn trường thương tan giặc dữ,

Sử vàng muôn thủa chép ngh́n trang.

 

 

2/2- Ngh́n trang sử chép để ghi công,

Thường Kiệt oai phong giống Lạc Hồng.

Giải phóng toàn dân qua cũi xích,

Cứu nguy cả nước thoát cùm gông.

Nhất tâm phụng Chúa không hai dạ,

Quyết chí thờ Vua chỉ một ḷng.

Để lại ngh́n sau gương chói lọi,

Trung thành với nước cứu non sông.

TRƯỜNG GIANG

 

Tô Hiến Thành

 

Triều đại Lư vào thời mạt diệp

Chiếc ngai vàng kế tiếp đổi dời

Vua cha thương sớm qua đời

Vua con kế vị vào thời ấu thơ

 

Lư Anh Tôn trong giờ lâm biệt

Để di ngôn truyền nghiệp cho con

Long Cán ba tuổi c̣n non

Có quan phụ chính trông nom đỡ đần

 

Tô Hiến Thành lương thần chấp chính

Giúp Cao Tôn quyết gánh nước non

Qua cơn giông tố bạo cường

Đang làm nghiêng ngửa Miếu đường Lư gia

 

Lại do chính tay bà Thái Hậu

Bà Chiêu Linh kết cấu đảng bè

Giúp con Long Xưởng một phe

Gây cơn băo táp doạ đe ngôi vàng

Quan phụ chính khôn ngoan trung trực

Bèn quyết t́nh một mực chối từ

Biết rằng Long Xưởng đă hư

Tiền Vương truất phế mà trừ chưa xong

 

Va phải sức thành đồng bị cản

Đụng phải tài Y Doăn , Hoắc Quang

Bà Chiêu Linh phải chịu hàng

Lư triều trở lại huy hoàng b́nh yên

 

Đời Trịnh phù tam niên thuở ấy

Tô Hiến Thành cảm thấy bịnh ḿnh

E sau rắc rối t́nh h́nh

Nhân Đỗ Thái Hậu vi hành tới thăm

 

Với vẻ mặt chiêu đăm hiện rơ

Xin với Ngài bày tỏ cho hay

"Thay ngài phụ chính sau này

Cử ai có thể xứng tày đức cao "

 

Cụ thong thả ngọt ngào ngỏ ư

Xin cử quan Gián Nghị đại phu

Là Trần Trung Tá ngoại khu

Thay tôi phụ chính để bù khoảng không

Đỗ Thái Hậu nghe xong hỏi gợi

"Sao ngài không nghĩ tới người gần

Tham Tri chính sự cận thần

Tán Đường họ Vũ người thân của ngài ? "

 

Tô Hiến Thành thở dài nói tiếp

Tâu lệnh bà tự biết việc đời

Dụng nhân dụng mộc mới tài

Dụng sai nhà đổ bao người chết oan

 

Vũ Tán Đường là quan hầu cận

Chỉ đủ tài làm thuận ḷng tôi

C̣n Trần Trung Tá hơn đời

Kinh Bang Tế Thế bao người cậy trông

 

Tôi mang hết ḷng trung thờ nước

V́ lợi dân sau trước chẳng dời

Mong ai gánh vác việc đời

Hăy xin lắng đón những lời tôi thưa

 

Chính Hà (Mạnh Thu Đinh Măo)

 

 

 

 

Lư Thường Kiệt (Ngô Tuấn)

 

Anh hùng kiệt xuất Lư triều đ́nh

Dâng hiến tâm can cứu chúng sinh

Phạt Tống manh nha xâm lănh thổ *

B́nh Nam kiên cố cứu dân ḿnh **

Quảng Đông đất Tống c̣n in dấu

Như Nguyệt sông Nam đă chứng minh

Nam Quốc Sơn Hà” lưu sách sử ***

Hoạn quan chí khí bậc thần binh !****

Bác Từ

 

* Lư Thường Kiệt là người đầu tiên trong lịch sử dân tộc ta dám đề ra “ Tiên phát chế nhân” . Ông đem 10 vạn quân chia làm hai đạo đánh vào thành Ung Châu (Nam Ninh) và Châu Khâm, Châu Liêm (Quảng Đông). Vào đất Tống, ông viết “ Phạt Tống lộ bố văn” nói rơ lư do cuộc hành quân của ḿnh là để đập tan sự chuẩn bị xâm lăng của nhà Tống.

 

** Nhà Tống đem 30 vạn quân do Quách Quỳ chỉ huy tràn qua Việt Nam ta. Lư Thường Kiệt cho lập pḥng tuyến ở sông Như Nguyệt để chặn giặc. Hơn một nửa số quân Tống bị tiêu diệt tại đây. Sau đó ông đă mở đường thoát cho giặc Tống rút lui về nước.

 

*** Nam quốc sơn hà

Nam quốc sơn hà nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư!

Lư Thường Kiệt

 

Dịch Thơ

Sông núi nước nam

Sông núi nước Nam vua Nam ở

Rành rành định phận tại sách trời

Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm ?

Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời!

Bản dịch: Trần Trọng Kim

 

**** Ông được đưa vào làm hoạn quan trong cung vua lúc 20 tuổi.

 

 

Lư Chiêu Hoàng

 

Vừa tṛn tám tuổi nối ngôi cha

Thiên Tử nữ nhi để mất nhà

Yêu kẻ bày tôi trao đất nước

Mến người hầu hạ gửi sơn hà

Công lao tiên tổ rơi xương máu

Khó nhọc cha ông nát thịt da

Khí vận mạt về gịng họ dứt

Chín đời Hoàng Đế Lư triều qua

Bác Từ

 

Lư Chiêu Hoàng nhường ngôi

 

Đông A nhiệm vận sắc hồng hào

Bát Diệp hồ sen toả ánh vào

Nước chậu vẫy đùa sinh chuyện lớn

Khăn tay lau giỡn hoá mưu cao

Thông ǵa gốc cỗi nhờ chi nữa

Liễu yếu cành non tựa được nào

Trần Cảnh là chồng không nỡ bỏ

Chiêu Hoàng đành chịu biết làm sao !

 

Chính Hà Mạnh Thu Đinh Măo

 

http://www.chinhnghia.com/motsaochovt.asp

http://www.chinhnghia.com/ptdcchn.asp

http://www.chinhnghia.com/vongthanhomhinh.asp

http://www.chinhnghia.com/vtcaoloiduoi.asp

http://www.chinhnghia.com/traloitrongtin.asp

http://www.chinhnghia.com/hoidaphtn.asp

http://www.chinhnghia.com/thamgianghitruong.asp

http://www.chinhnghia.com/cackevietthuong.asp


 

 

  http://www.chinhnghia.com/

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/forum/

http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: