Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3BannerLottery

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Quân Đoàn 1. Sự Lui Binh Có Một Không Hai,

Trong Chiến Tranh Việt Nam.

 

 

 

 

    Trong tâm trí của thằng lính binh nh́ như tôi, trong những ngày  ở Hải Lăng, Quăng Trị, trong đơn vị Đại Đội 2, Tiểu Đoàn 1, Lử Đoàn 147. Nơi đơn vị hành quân, trực thuộc vào Lử Đoàn 369 SĐ/TQLC. Cuộc lui binh từ nơi đó! (Hải Lăng) đến Huế – đèo Đá Bạc – Lăng Cô – đỉnh đèo Hải Vân – rồi vào rừng núi âm u, đơn vị ém quân giữ an toàn thành phố Đà Nẵng độ 2 ngày, vào khoảng 2 giờ sáng ngày 29/03/1975 đơn vị được lệnh rút quân giữa đêm tối như mực (có lẽ là cuối tháng âm lịch) với những đồng đội tay nắm tay với nhau, di chuyển ra khỏi núi rừng phía bắc thành phố Đà Nẵng.

   

   

     Khi vào đến bờ  biển gần phi trường Non Nước, Đà Nẵng lúc khoảng 6:20 sáng ngày 29/03/1975 trong trật tự và kỷ luật, cũng như các đơn vị bạn trong cùng chung Lữ Đoàn 369 TQLC. Đến 9 giờ sáng đơn vị được lệnh giải thể (tan hàng) mạnh ai nấy thoát thân lội ra biển để đến chiếc vận tải hạm số tàu 404 mang tên Mỹ Tho đang chập chờn ngoài khơi cách đất liền chừng 200m, tàu há mồm đợi đón lính lên sàn tàu, nhưng bất hạnh thay cho những người lính ră ngũ cố t́m đường lên tàu thoát thân bởi lúc đó biển động mạnh, tàu vô gần bờ không được v́ băi biển th́ cạn, cũng như những người lính như chúng tôi lội ra cũng không xong! (người nào lội ra được năm sáu chục mét, chỉ cần một đợt sóng là tất cả điều bị cuốn trở lại trên bờ hết ráo!)  bốn lần lội biển cũng không đến được tàu! Trong t́nh cảnh đó những người lính Thủy Quân Lục Chiến chúng tôi nghĩ cách sử dụng thiết vận xa M113 lội ra tàu, trong số những thiết vận xa đó đă có một số lính trên bờ đeo theo, tôi bám vào nấc thang của thiết vận xa, ra khỏi tầm sóng biển, khi thiết vận xa ch́m v́ bị nước tràn vào, tôi buông tay khỏi thiết vận xa, ở vị trí nầy sóng biển nhẹ hơn ở gần bờ, cho nên lội ra tàu cũng dễ, chúng tôi lội ra và leo lên tàu vận tải hạm số 404 mang tên Mỹ Tho.

 

    Trên boong tàu tôi nh́n vào băi biển Non Nước, thật là một cảnh tượng hăi hùng : Cộng săn bắc việt đang pháo kích vào phi trường, những người lính TQLC chúng ta c̣n kẹt lại trên bờ, chẳng khác nào một đàn vịt giữa đồng trống! Đạn pháo rớt chỗ nầy th́ đàn người chạy chỗ kia, pháo chỗ kia th́ chạy ùa chỗ nọ v.v.

     Để an toàn tránh bị trúng đạn pháo của Việt Cộng cho nên con tàu rời khỏi bờ biển của phi trường Non Nước.  

    Những tấm h́nh trong bài viết nầy là của cựu phóng viên chiến trường Trần Khiêm (CBS), tôi t́nh cờ bắt gập chỉ 1 h́nh trên đặc san Sóng Thần, ngày đại hội TQLC tại Houston, Texas vào năm 2004, c̣n lại là do cựu PV/TK khiemtran1999@yahoo.com  truyển lăm tại nam California. Nh́n xem những tấm h́nh b́nh dị như bao nhiêu tấm h́nh quân sử đă có, như những ai có mặt nơi những tấm h́nh nầy, đó là những tấm h́nh đă chất chứa biết bao nỗi kinh hoàng và đau thương, máu và nước mắt của những người lính không nghinh chiến mà phải bị bại trận ! thuộc Lữ Đoàn 369 SĐ/TQLC và các đơn vị bạn. Hôm nay là ngày 14/03/2010, chỉ c̣n đúng 15 ngày nữa là đúng 35 năm trôi qua.

 

 

      Để bổ túc thêm chi tiết về những tấm h́nh Lịch Sử nầy!!!.  

    Có vài tấm h́nh từ trên tầu chụp xuống bải biển, chắc rằng phóng viên Trần Khiêm đă đứng trên đài chỉ huy của vận tải hạm 404 Mỹ Tho chụp xuống vào thời điểm đó.

 

    Những ruột xe và phao nổi, trôi lềnh bềnh trên mặt biển, của các đơn vị quân cụ, công binh, quân xa.

 

    Trên đất liền nơi phi đạo, trên băi cát trắng, với hầu như nhiều quân binh chủng, nhiều nhất là các đơn vị trực thuộc LĐ 369 TQLC đang lao nhao dọc bờ biển để t́m đường lội ra tàu.

 

   Trong những đốm đen lớn bên trái của tấm h́nh, đó là những người lính TQLC chờ bám theo những chiếc thiết vận xa M113 để lội ra tàu, trong đó tôi đang đu nấc thang M113.

    Quư vị nh́n thấy có những chiếc trực thăng đậu trên bờ biển, tại sao phi công không tải lính ra gần tàu để nhảy xuống biển lội lên tàu ?, bởi v́ những chiếc trực thăng nầy từ nơi đâu bay tới đó, 2 càng trực thăng chưa chạm đất th́ đă bị loạn quân bắn... phi hành đoàn nếu thoát chết là may mắn lắm rồi, đừng nói chi đưa người ra tàu!, như kẻ đi được lên tàu, người không đi được lại dùng những loại vũ khí nặng nhẹ đă bỏ lại trên bờ để bắn bừa. Cũng như đă diễn ra nhiều vụ thanh toán rất dă man, rất nghịch lư với những người lính (sĩ quan) trong lúc đó c̣n mang cấp bậc như úy/tá "trên cổ áo". Cho nên ai đă được may mắn trước khi lên tàu, đều tự động trở thành lính "binh nh́ vô chủ soái" hết ráo!.

  

     Vào thời điểm đó. Từ những băi đáp cũng như phi đạo của phi trường Non Nước, đủ loại máy bay chiến đấu và những loại chiến xa - công binh cơ giới - quân xa - pháo binh đủ loại - và các loại vũ khí nặng… nhẹ… cũng như quân trang quân dụng của lính tác chiến đă gom về đó, và số đông những người lính trong Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa, đa số là lính TQLC trực thuộc của LĐ 369 SĐ/TQLC.

  

    Vận tải hạm mang tên Mỹ Tho, số tàu 404 khi rời khỏi bờ biển Non Nước với số người đă vớt được trên dưới 1 Tiểu Đoàn tác chiến (HQ), hơn chục khẩu tiểu liên M16 cũng như một số ít colt 45 và số ít lựu đạn M67 được đem theo, trong đó tôi có đem theo 1 khẩu colt 45 về đến vũng tàu, c̣n lại những người khác đem theo bao nhiêu tôi không rơ. Tất cả đă bị bỏ lại, với đoàn hùng binh TQLC vô chủ tướng, vào lúc khoảng 11:40 trưa, ngày 29 tháng 03 năm 1975! nơi bờ biển Non Nước Đà Nẵng. Sau ngày đó! Không biết số phận những người bị ở lại rồi sẽ ra sao ?!!!.

 

      Khi tàu ra biển khơi, vận tải hạm 404 sắp cặp hông tàu chiến West 2, 1 trong 5 chiếc tàu chiến lớn nhất, West 1,2,3,4,5 (Trần Quang Khải) mà hải quân Mỹ đă để lại cho hải quân VNCH sử dụng. Khi chúng tôi đến gần tàu, là đă thấy trên boong tàu West 2 rất nhiều lính mà đa số là lính thủy quân lục chiến trong binh chủng của chúng tôi đă được các vận tải hạm vớt được từ nơi khác? Khi sang qua W2 cũng là chuyến cuối cùng mà con tàu nầy đă cưu mang chúng tôi từ nơi tan hàng ră gánh tại bờ biển phi trường Non Nước Đà Nẵng, trên đường biển 1 ngày 1 đêm về đến cảng Cam Ranh, Nha Trang khoảng hơn 10 giờ sáng vào ngày hôm sau!.

     Trong đời quân ngũ, trước kia khi c̣n tại ngũ trong đại đội 2 & đại đội CH / Tiểu Đoàn 35/KBC 4400, Liên Đoàn 6 BĐQ, tôi  đă từng tham gia những trận đánh cũng gọi là ác liệt, nhưng tôi chưa bao giờ khiếp sợ. Sự lui binh vô trật tự và dẫn đến loạn quân loạn quan, đó là sự khủng hoảng nhất trong đời lính thuộc cấp mà tôi đă có dịp chứng kiến cũng như là nhân chứng trong lịch sử cận đại !!!.

         

    Đó là một sự  lui binh vô tiền khoáng hậu không riêng ǵ trong SĐ/TQLC, nói chung là Quân Đoàn 1 & 2 của QL/VNCH. Theo tôi nghĩ đó là trách nhiệm của Tổng Thống  Nguyễn Văn Thiệu v́ thấu cáy với Washington... và rơi vào ư đồ “phủi tay” của Washington, cho nên QL/VNCH tan hàng ră gánh rất là nhanh chóng!!!.

    Thưa quư vị, chiến hữu, thân hữu, và cũng như những đàn anh trong sư đoàn TQLC chúng tôi năm xưa, dù những trận chiến có ác liệt đến đâu..., như những trận chiến mùa hè đỏ lửa vào năm 1972, tuy ác chiến trên phương diện bán chính qui - kẻ nào xui...là thương vong phải chịu, nhưng công tâm mà nói cũng không bằng một sự lui binh dẫn đến "Loạn Quân Loạn Quan" trong sự bi hùng gấp trăm lần so với những trận chiến ác liệt!!!. V́ chiến trận dù ác liệt…, biết rằng sự sống c̣n rất là mơng manh “nhưng” tinh thần vẫn c̣n nghĩ nơi tuyến sau vẫn c̣n cấp chỉ huy….    

    Từ Quăng Trị  về đến Đà Nẵng không 1 lần đối đầu với  địch quân (CSBV). Một sự lui binh đă dẫn đến binh sĩ chết lần chết ṃn cho đến ngày chết chung trong sự “co cụm một chỗ”, đó là sự  đau đớn của những đơn vị trong sư đoàn tăng phái, và cũng như toàn thể quân dân cán chính trong quân đoàn 1 chiến thuật!.

 

    Vào thời điểm đó ai là người có thẩm quyền?, Lữ/ Liên/ Trung Đoàn Trưởng ư ?, Tư Lệnh sư đoàn 1- 2 - 3 và Tư Lệnh Sư Đoàn tăng phái đến Quân Đoàn 1, cũng điều bó tay và bỏ chạy một cách phi lư v́ địch chưa trực diện!, cũng như tất cả các thuộc cấp quân binh chủng c̣n đang lẻo đẻo chạy phía sau!.

    Những lời tường thuật như trên, đó là trí nhớ tôi đă dẫn ra, cũng như những ǵ mắt thấy tai nghe, cũng là  người trong  bi hùng cuộc, và hy vọng rằng trí nhớ của tôi không bị sai lệch.

 

     Theo sự hiểu biết cá nhân tôi, trước kia, trong cấp tiểu đội, chỉ biết theo tiểu đội, cấp đại đội, biết theo đại đội, cấp lữ  đoàn biết theo lữ đoàn. Nhưng ngày hôm nay tuy đă 35 năm trôi qua, biết bao sách sử cũng như thông tin đă được giải mật, nhưng không nhất thiết phải dựa vào đó gọi là đúng sự thật 100%, tất cả mọi người có quyền suy luận theo quan điểm của mỗi cá nhân dù là người ngoài cuộc, "nếu là người trong cuộc" cũng như tôi, tôi có quyền suy diễn những ǵ tôi đă thấy và đă trăi qua của 35 năm về trước (nhân chứng sống, tuy rằng cấp hàng binh sĩ).

 

    Dù rằng trong hệ  thống chánh phủ (nội các). Phủ Tổng Thống (Dinh Độc Lập) kỳ vọng vào Chánh Phủ Mỹ, nơi Quân  Đoàn 1 tiền phương th́ trông chờ vào Dinh Độc Lập. Khi làn sóng thần mới manh nha ră ngũ (bể bờ) và đă trào dâng khắp nơi, khi đó các ông Tướng có thẩm quyền của quân đoàn 1 chiến thuật không c̣n ngồi ở bộ tư lệnh, án binh bất động để trông chờ vào Dinh Độc Lập, mà các ông ấy bay, hoặc chạy về sài g̣n để chờ lịnh, lịnh ǵ ?, đám ma tập thể ?- chạy giặc tập thể ? - hay là lịnh đi tù tập thể ?!!! (đông vui, chăng?).  cũng như có sự tiếp tay của truyền thông BBC cũng như VOA trong chiến dịch phao tin đồn thất thiệt do C.I.A chủ xướng, th́ Hà Nội mới vào được Sài G̣n vào ngày 30/04/1975.

    Trong quân đội, quân  đội nuôi quân chỉ dụng 1 giờ, hoặc trong giai đoạn cần thiết ?. C̣n Quốc Gia dụng Tướng, trong những điều quan trọng khi quốc gia xă tắc nguy biến, th́ dụng vào tài của các ông Tướng trấn ải để điều binh khiển tướng, nếu là Tướng tài, vô phước dưới trướng của tướng sĩ tượng, th́ chỉ có ôm hận thiên thu cho đến ngày rời khỏi cuộc đời!.

    Như rất nhiều bài viết kể chuyện, cũng như viết sử, của những ông Úy, Tá, Tướng về những trận đánh, hoặc chiến sử cũng như về lịch sử lui binh cho đến khi chính nghĩa VNCH đă bại vong, họ thường hay nói chung chung ? hoặc đề cao cá nhân ḿnh th́ nhiều, cũng như cố tránh né khuyết điểm của họ. Con người được tạo hóa tạo nên, cũng như Cha Mẹ sinh ra, dù tài ba lỗi lạc cũng không tránh khỏi trong phạm trù "nhân vô thập toàn", nếu “không dám vô tư nói thật” những ǵ đă có liên quan đến lịch sử, và ưu / khuyết điểm của cá nhân ḿnh, th́ đừng bày đặt VIẾT SỬ LIỆU ?.

 

    Nói tóm lại. Cuộc chiến N/VN là cuộc chiến quân sự, cũng là cuộc chiến dành sự sống c̣n của toàn dân N/VN. C̣n cuộc chiến của Washington tại Việt Nam là cuộc chiến chính trị, khi chiến lược của Washington đă xong, th́ sự hoạch định của Central Intelligence Agency  đem đến Washington sớm ngày rảnh tay nơi Việt Nam!.

 

    Đă 35 năm trôi qua, dù cho những đồng đội chúng tôi “dù hiện tiền hay đă khuất”, đă và đang sống trong nước, sống trong sự kỳ thị của đảng cộng sản Việt Nam. Cũng như cuộc sống của chúng tôi nơi hải ngoại đă rơi vào cảnh đang thọ ơn vừa tũi phận khi chợt nhớ về quá khứ !, và thỉnh thoảng có những Cô, Cậu em, nếu có cơ hội đi vào đường chính trị thường hay nhắc đến… dù không chính danh, hay mượn tay người khác? nói lên cho ḿnh những chữ Thọ Ơn - Mang Ơn - Biết Ơn  xứ sở Hiệp Chũng Quốc này, với những lăo già quá đát v́ tuổi đời đang rút ngắn sự sống, và đang xếp hàng chờ về tŕnh diện ngũ hổ tướng Tư Lệnh, và đồng đội nơi vùng 5 chiến thuật, như chúng tôi!.

    Đây là những lời ghi lại. Mong nối lại nhịp cầu với những ai đă từng có mặt, vào sáng ngày 29 tháng 03 năm 1975 tại băi biển gần phi trường Non Nước ở Đà Nẵng năm xưa.

Cao Vững.  KBC 4400 & 3333.  B2 - QL/VNCH.

Viết để ôn lại, để mà suy gẫm....!.

Dallas. Cuối xuân 2010.

 

 

 

 

  http://www.chinhnghia.com/

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/forum/

http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: