Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3BannerLottery

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trách nhiệm của giới truyền thông

 

 

 

Mai Loan

 

 

 

 

Sau hai bài viết phân tích một số những chi tiết chung quanh nhân vật gây nhiều tranh căi ồn ào và chia rẽ nhất trong cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ -- đó là ông nghị viên Al Hoang của đơn vị F tại thành phố Houston, tức là luật sư Hoàng Duy Hùng (HDH) -- tác giả đă nhận được rất nhiều những ư kiến phản hồi từ nhiều độc giả xa gần khắp nơi. Các bài báo này đă được nhanh chóng phát tán rộng răi khắp nơi trên toàn cầu nhờ vào phương tiện truyền thông nhanh chóng của Internet do một số nhỏ độc giả lâu năm của riêng người viết, đă tự động truyền bá đến nhiều thân hữu khác, và từ đó lan rộng đến nhiều diễn đàn mà tác giả chưa bao giờ biết tiếng. Riêng tại địa phương Houston, những người không có thói quen hoặc không có phương tiện xài Internet ở nhà chỉ c̣n cách là phải đi lục sùng những tờ báo Sàig̣n Nhỏ. 

Riêng kẻ viết bài này sau đó cũng đă lên đường sang thủ đô người Việt tị nạn tại miền Tây Hoa Kỳ, ngay ở vùng Little Sàig̣n thuộc Orange County ở miền Nam California vào dịp cuối tuần, vừa đúng dịp nhân vật HDH đă có một vài cuộc tiếp xúc với giới truyền thông tại đây (cuộc trả lời online qua tờ nhật báo Người Việt và cuộc họp báo tại toà soạn tờ Viet Herald) để biện minh cho lập trường của ḿnh. Nhiều bạn bè thân quen và một số những người trong giới truyền thông có tường thuật lại những diễn tiến chung quanh sự xuất hiện của ông Hùng và những h́nh ảnh của dân chúng tại vùng Quận Cam đă biểu t́nh để phản đối ông ta. (Những những h́nh ảnh này đă được thu h́nh và phát tán qua mạng YouTube, với những links như:

http://www.youtube.com/watch?v=FE4KBWfyOdM

http://www.youtube.com/watch?v=thB1C1bjQ3Y)

Đoàn người biểu t́nh chống đối HDH bên ngoài nơi tổ chức họp báo (h́nh trên Internet).

 

Tuy nhiên, mục đích chuyến đi về miền Tây của kẻ này hoàn toàn riêng tư, nhân chuyến nghỉ hè của gia đ́nh hàng năm để thăm nhiều bằng hữu tại vùng này, cũng như làm hướng dẫn viên cho một người bạn học cũ từ thời trung học từ bên Pháp sang chơi Hoa Kỳ lần đầu tiên. Do đó, trong những ngày vui chơi bên ấy, tuy cũng có nhiều dịp tiếp xúc để chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm với nhiều người trong giới truyền thông tại vùng Quận Cam (thỉnh thoảng mới được dịp hội ngộ hàn huyên thân t́nh dẫu rằng từ trước tới nay vẫn thường xuyên liên lạc qua điện thoại và điện thư), kẻ hèn này đă không có th́ giờ để trả lời hồi đáp một số những bức thư thăm hỏi của nhiều độc giả và thân hữu xa gần.

 

Trước hết, cũng xin nói ngay rằng kẻ viết bài này thường không có thói quen trả lời cho những người (quen hoặc không quen) có ư khen tặng hoặc cám ơn về nội dung các bài họ vừa mới đọc được. Lư do đơn giản là để đáp lại tấm thịnh t́nh mà quư độc giả thân hữu này đă giành cho ḿnh với những lời cám ơn ưu ái, tác giả chỉ cần biết rằng ḿnh hăy giữ vững ngọn bút cho được trong sáng và thẳng thắn để tiếp tục cống hiến những bài viết tương tự. Trường hợp ngoại lệ là đối với một số độc giả đă cất công viết khá dài để kể lể tâm t́nh v́ sao họ thích đọc những đoạn nào trong bài viết, hoặc là những độc giả rất lịch sự đều thường xuyên ngỏ lời cám ơn sau các bài viết ưng ư, th́ tác giả đành phải hồi đáp hai chữ “cám ơn” ngắn gọn cho phải phép lịch sự tối thiểu. Và do đó, dĩ nhiên kẻ này không bao giờ mang những điều nêu lên trong các bức thư có tính cách ủng hộ này để đem ra khai triển hoặc b́nh luận thêm (cho dù có nhiều điểm rất hay và đúng với nhận xét của ḿnh) bởi v́ nó dễ mang h́nh ảnh của việc làm “mèo khen mèo dài đuôi”.

 

Nhưng đối với những độc giả có lời lẽ phê b́nh và chê bai, nhiều khi rất gay gắt, kẻ này cũng bao giờ hồi đáp đến mọi người, cho dù họ có dùng những từ ngữ nặng nề và những lập luận khiên cưỡng, những lời buộc tội hoặc kết án vội vă do cảm tính sau khi không hài ḷng về một số điều nào đó được nói đến trong bài viết dưới một góc nh́n không được mấy đẹp đẽ hoặc thuận lợi. Trong nhiều trường hợp, kẻ này đều kêu gọi những người nào đó không bằng ḷng th́ xin hăy đưa ra những bằng chứng cụ thể để phản biện lại những điều đă được tường thuật trong bài viết (để từ đó việc không đồng ư về bài viết có thể đi đến điểm tranh luận một cách tích cực v́ cụ thể và chính xác, thay v́ chỉ nói một cách tổng quát, một h́nh thức tranh luận thường không đi đến đâu v́ đều khiến mỗi bên đưa ra những điều có lư và đúng của ḿnh).

 

Trong nhiều trường hợp, sau đó kẻ này cũng thỉnh thoảng nhận được những hồi đáp cho biết là họ (những người chống đối hoặc chỉ trích) đă hiểu rơ vấn đề và không c̣n lầm tưởng để kết tội như lúc ban đầu. Trong một ít trường hợp khác, kẻ này cũng nhận được một vài bức thư phản hồi nêu lên một số chi tiết mà độc giả cho rằng không hoàn toàn chính xác. Sau khi kiểm chứng và xác nhận sự sai lầm này, tác giả bao giờ cũng ngỏ lời xin lỗi về sự sơ suất này, dù là do lỗi typo, lỗi của nhân viên toà soạn hoặc là lỗi của tác giả, và lên tiếng cám ơn về sự sửa sai này. (Cũng nhờ h́nh thức này mà tác giả được dịp làm quen hay kết bạn với nhiều người khắp bốn phương trời, sau đó trở thành những độc giả thường xuyên, sẵn ḷng và chịu khó đọc kỹ các bài viết của ḿnh với con mắt soi rọi kỹ lưỡng để thỉnh thoảng lên tiếng góp ư ngay, giúp ḿnh được học hỏi thêm).

 

Chỉ riêng có một số ít trường hợp kẻ viết bài này không muốn hồi đáp, đó là những bức thư kết tội hồ đồ bằng những luận điệu đánh phủ đầu khi cho rằng tác giả là một nhà báo theo khuynh hướng cấp tiến, luôn bênh vực cực đoan cho Tổng thống Barack Obama và đảng Dân Chủ, trong khi họ lại không nêu lên được bất cứ một chi tiết nào liên can đến trong bài viết để biện minh cho sự kiện gọi là “bênh vực mù quáng và suy tôn” lănh tụ Obama!

 

Những lời cáo buộc kiểu này có phần đúng và sai. Đúng là khi nói rằng tác giả là một nhà báo có khuynh hướng cấp tiến (dù muốn công nhận hay không, hầu như đa số những người cầm bút hay giới trí thức biết suy xét trước sau ǵ rồi cũng ngă theo chiều hướng cấp tiến v́ nhiều lư do khác nhau, trong đó có sự kiện cấp tiến bao giờ cũng mang tính nhân bản và cởi mở hơn là bảo thủ, và là yếu tố chính để giúp cho xă hội và loài người có được cơ hội để thăng hoa hơn). Nhưng Sai là khi cho rằng tác giả là một nhà báo luôn suy tôn lănh tụ Obama và phe Dân Chủ trong khi luôn t́m cách đánh phá te tua các lănh tụ đảng Cộng Hoà như cựu TT Bush Con. Bởi lư do đơn giản là đối với người có khuynh hướng cấp tiến, việc suy tôn lănh tụ là điều không bao giờ có thể được chấp nhận. Việc chỉ trích mạnh mẽ chính sách và thành quả của chính quyền Bush Con trong thời gian 8 năm cầm quyền (v́ quá bết bát, bất tài nhưng lại đầy tham vọng và cao ngạo và thiếu tinh thần trách nhiệm) đă được minh chứng theo thời gian với sự gần như đồng thuận của cả những người dân Mỹ nói chung, kể cả từ phía đảng Cộng Hoà, chưa kể đến sự kiện đại đa số dân chúng khắp nơi trên thế giới đều oán ghét Hoa Kỳ trong nhiều năm qua chỉ v́ cái chính quyền Bush Con này.

 

Nhưng kẻ viết bài này đă muốn tấn công và chỉ trích mạnh mẽ nhất là vào những nhà báo, những ng̣i bút và các chính trị gia gốc Việt đă tiếp tay tuyên truyền cho bộ máy của đảng Cộng Hoà để dụ dỗ và chiêu dụ nhiều cử tri gốc Việt vẫn c̣n tin tưởng vào một luận điệu sai lầm lớn lao rằng “Cộng Hoà là chống Cộng, Dân Chủ là phản chiến”. Đây là một điểm lầm lạc và cũng là bất hạnh lớn lao cho tập thể người Việt tị nạn v́ đă bị nhiều người khai thác bởi lư do chính là v́ đa số các chính trị gia thời VNCH đều phải làm việc dưới chính thể của các tổng thống Mỹ phe Cộng Hoà (Nixon và Ford) trong thời điểm chiến tranh đang ở cao độ; và nhiều tiếng nói phản chiến lại cất lên từ những vị dân biểu và nghị sĩ phe Dân Chủ nên dễ tạo ra một sự suy diễn và niềm tin sai lầm kể trên.

 

Trong thực tế, và sau khi kiểm nghiệm lại với những ǵ đă xảy ra theo thời gian, dần dà nhiều người Việt sống tại Hoa Kỳ đều nhận chân ra một sự thực phũ phàng là chẳng có Cộng Hoà hay Dân Chủ nào là có thành tích chống Cộng hay yêu nước hơn, và các chính trị gia của cả hai phe đảng này cũng chỉ biết tranh đấu cho một quyền lợi tối thượng: đó là quyền lợi của riêng cá nhân, tập thể và quốc gia Hoa Kỳ của họ mà thôi. Tất cả những chiêu bài chống Cộng hoặc là tự do dân chủ v.v. . . đều chỉ là . . . chiêu bài, được đem ra để áp dụng vào tuỳ từng hoàn cảnh thích hợp. Nhiều người cứ có thói quen tai hại là ngoác mồm ra để chửi cái làng báo thiên tả tại Hoa Kỳ cùng với những ông bà dân biểu và nghị sĩ của phe Dân Chủ có những lập trường phản chiến, nhưng hầu như mọi người không ai chịu phân tích v́ sao cả hai ông Richard Nixon và Henry Kissinger chính là những người trực tiếp đề ra và thi hành chính sách rút quân ra khỏi chiến trường Việt Nam dưới chiêu bài Việt-Nam-Hoá chiến tranh, để từ đó sẵn sàng khai tử cái chế độ VNCH.

 

Và nhiều người, nhất là các chính trị gia gốc Việt theo đảng Cộng Hoà đă gần như ngậm miệng một cách hèn hạ theo kiểu “chó cúp đuôi sợ chủ” trước những lời tuyên bố láo lếu và khốn nạn của hai lănh tụ cao cấp trong chính quyền phe Cộng Hoà vào năm 2004. Đó là các ông tổng thống Bush Con và tổng trưởng quốc pḥng Donald Rumsfeld đă nhục mạ toàn thể dân quân cán chính của miền Nam Việt Nam (một cách rất ngu dốt và phản ảnh sự thiếu hiểu của họ) khi cho rằng miền Nam không có hiến pháp và người dân miền Nam không yêu chuộng tự do dân chủ (cho nên Mỹ mới rút lui và không thèm tốn công sức để bảo vệ, trái ngược với t́nh cảnh tại Iraq). Ấy vậy mà chẳng có một vị dân cử nào của phe Cộng Hoà như Trần Thái Văn trở xuống hoặc các ng̣i bút luôn lớn tiếng chê bai phe Dân Chủ như Nguyễn Xuân Nghĩa, Bùi Bảo Trúc, Nguyễn Ngọc Bích đă can đảm vạch lên sự sai lầm tai hại này).

 

Do đó, kẻ viết bài này rất khó chịu và bực ḿnh khi thấy có những kẻ cầm bút hoặc trong giới truyền thông, dù đă ở đây lâu năm và hiểu biết khá rơ chuyện thời sự, nhưng vẫn cứ để cho cái cảm tính và thói quen ủng hộ đảng Cộng Hoà bùng mạnh theo kiểu “bảo hoàng hơn vua” nên cứ tiếp tục lôi kéo những chuyện vớ vẩn liên quan đến vợ chồng ông bà Obama để đem ra luận bàn và chỉ trích theo kiểu “bới bèo ra bọ”, thay v́ phân tích một cách nghiêm túc vào cốt lơi của những đề tài thời sự quan trọng đáng lư ra cần phải được t́m hiểu và tŕnh bày cho đầy đủ để giúp mở mang kiến thức cho độc giả hoặc khán thính giả người Việt vốn không có cơ hội được đọc các tin tức bằng tiếng người bản xứ.

 

Hơn nữa, nhiều người cứ ngoác mồm ra chê bai Obama (mà không cần biết suy nghĩ thiệt hơn) đều không nh́n ra cái ngu xuẩn của ḿnh để thấy rằng ḿnh đang tiếp tay cho một khuynh hướng kỳ thị sắc tộc thiểu số, mà chính các thế hệ con em ḿnh sau này sẽ trở thành nạn nhân nếu như cái khuynh hướng kỳ thị đó c̣n được tiếp tục duy tŕ. Nếu diễn giải một cách b́nh dân hơn, nếu như có một ông da đen được lên làm đại tướng, làm tổng giám đốc, làm tổng thống tại Hoa Kỳ này th́ cơ may sẽ dễ dàng hơn cho một người con em da vàng chúng ta cũng có thể đạt được những chức vụ uy quyền và tối cao như vậy. Bằng không th́ muôn đời chỉ có dân da trắng là ngồi nắm giữ những chức vụ “đè đầu cưỡi cổ”, và trong nhiều thế hệ kế tiếp, con em người Việt chúng ta cũng không bao giờ có cơ hội để thăng tiến tại xứ sở Hoa Kỳ này.

 

Có lẽ v́ thấy những lời lẽ chỉ trích khá mạnh mẽ của kẻ viết bài này về những quan điểm hay lập luận hồ đồ hoặc ấu trĩ này mà nhiều người suy đoán ra, hoặc kết luận một cách vội vă rằng tác giả này phải là một người suy tôn hay thần tượng hoá lănh tụ da đen Obama. Trong thực tế, kẻ viết bài này cũng giống như nhiều người đồng hương khác, cũng c̣n mang nặng thói quen và thành kiến mang tính kỳ thị với dân Mỹ đen khi gán cho đa số họ những điều không tốt (như lười biếng, nguy hiểm và dễ phạm tội), do bởi kinh nghiệm cá nhân đă trải qua khiến ḿnh phải đâm ra lo ngại pḥng xa.

 

NHỮNG ANH MÙ SỜ VOI.

 

Trở về với những bài viết liên quan đến ông nghị viên Al Hoang, kẻ viết bài này không muốn liệt kê ra nhiều tiếng nói và bài viết khác cũng nhập cuộc để tấn công và chỉ trích nhân vật HDH này, vốn chiếm đa số trên các diễn đàn truyền thông gần đây, tuy rằng cũng có một số ít những bài viết có tính cách phản biện, nếu không muốn bênh vực ra mặt cho HDH, th́ cũng mang màu sắc biện minh rằng việc làm của ông ta mang tính đa nguyên, và phần nào đó có ư chỉ trích những người chống đối là có thái độ cực đoan.

 

Như đă thưa từ trước, kẻ viết bài này cho rằng không nên tốn quá nhiều giấy mực và công sức cho cuộc tranh căi có phần vô bổ này, nhất là khi nhiều người lớn tiếng tranh căi đă không chịu t́m hiểu cho rơ ngọn ngành của vấn đề mà chỉ dựa theo một số lời phát biểu của đương sự hoặc của nhiều bài phản biện, để rồi từ đó nhập cuộc và đưa ra quan điểm riêng của ḿnh với những hậu ư riêng (thường là mang tính cách khoe khoang về tŕnh độ phán đoán và nhận định của ḿnh).

 

Nói một cách ngắn gọn, trong số những người trong cuộc tranh luận hiện nay về chuyện bênh vực hay chống đối chuyện ông HDH về Việt Nam để làm chuyện “quốc sự” (tức là cho quyền lợi của chính quyền và thành phố Houston), có bao nhiều phần trăm là chịu mất công tự ḿnh t́m hiểu gốc gác của vấn đề, ngay cả những lời phát ngôn của ông nghị viên có bao nhiêu phần trăm là sự thực? Để rồi từ đó cả hai phe bênh và chống đă nhảy vào tấn công loạn xạ (cho dù rằng phía chống đối hiện nay đang nhiều hơn phe bênh vực). Và rồi khi cuộc tranh luận bắt đầu gay gắt, với những lời lẽ đanh thép hay mạnh bạo để bảo vệ lập luận của ḿnh hay để chỉ trích đối phương, cả hai bên vô t́nh đều đẩy phía bên kia (và những người ủng hộ hay có cảm t́nh với họ) về chiến tuyến đối nghịch và khó ḷng hàn gắn những đổ vỡ sau khi đă có những lời lẽ kết án nặng nề.

 

Chính ở điểm này mà giới truyền thông tại địa phương Houston đă không làm tṛn trách nhiệm của ḿnh, nhất là 4 cơ quan lớn là đài phát thanh Sàig̣n Houston, đài Little Saigon Radio, đài truyền h́nh VAN 55.2 và đài BYN 57.3, để tự ḿnh đi điều tra và t́m hiểu dữ kiện rơ ràng và minh bạch từ phía những người trong cuộc như văn pḥng của nghị viên Al Hoang, của thị trưởng Annise Parker và của ông Marion Diaz, trưởng ty hàng không tức giám đốc phi trường tại Houston. Vấn đề cốt lơi mà các đài truyền thanh và truyền h́nh này cần và phải làm (nếu theo đúng chức nghiệp của họ) là đi t́m hiểu vấn đề để biết về diễn tiến có hay không của những điều đă được ông HDH loan báo tứ tung trên các làn sóng hoặc các bài viết được tung ra trước đó trên các diễn đàn tranh luận của người Việt.

 

Mà điều này th́ có khó ǵ cho cam.

 

Ông Al Hoang giờ đây không c̣n là một chính trị gia riêng tư, sau khi ông trở thành nghị viên của đơn vị F tức là một người của công chúng (public figure), tức là mọi người đều có quyền soi mói, đặt vấn đề hoặc những câu hỏi thắc mắc, thậm chí kể cả lên tiếng chỉ trích ông mà cũng không hề sợ bị trả đũa dưới bất cứ h́nh thức nào. Nhất là những điều t́m hiểu thuộc loại tài liệu công khai (public record) mà bất cứ người dân nào cũng có thể xin được t́m hiểu, nói ǵ đến đây là các cơ quan truyền thông chính có nhiều ảnh hưởng đến khán thính giả người Việt (có sức mạnh nhiều và nhanh chóng hơn là các tờ báo hoặc diễn đàn Internet). Họ chỉ cần t́m biết là liệu những lời nói (allegations) của ông Hùng, nhất là nó đă thay đổi theo từng nơi, từng giờ khác nhau về những cái gọi là “do bà thị trưởng bổ nhiệm”, “do vai tṛ của phó chủ tịch một uỷ ban quốc tế vận”, “do một phái đoàn của ông giám đốc phi trường yêu cầu tháp tùng”, “sẽ về Việt Nam một cách chính thức và công khai”, “yêu cầu một phái đoàn có giới truyền thông tiếng Việt đi theo” v.v. . .

 

Người Việt chúng ta vẫn c̣n có một thói quen đáng quí và dễ thương, nhưng cũng rất đáng tai hại, nhất là trong một xă hội như tại Hoa Kỳ vốn quen với chuyện tranh căi và kiện tụng nên thường hay để ư chi tiết để có thể bắt bẻ hay buộc tội. Đó là chúng ta thường dễ dăi tin vào những lời phát ngôn của các viên chức và coi đó như là những sự kiện (facts) có thật. Trong khi đó, ngôn ngữ tại nước Mỹ thường dùng chữ “allegations” có phần chính xác và dễ hiểu hơn, để nói rằng đây chỉ là những lời nói, dù là quả quyết, của một người hay phe nào đó, c̣n việc kiểm chứng th́ hậu xét.

 

 

Số người biểu t́nh chống đối bên ngoài toà soạn nơi HDH tổ chức họp báo (h́nh trên Internet).

 

Giá như những điều ông HDH đă nói gần đây liên quan đến chuyện đi về VN trong một phái đoàn công tác cho chính quyền Houston chỉ là những chuyện chưa có, chưa hề xảy ra, chưa được bàn thảo và quyết định rơ ràng bởi các viên chức hay văn pḥng ở toà thị chính Houston, mà chỉ là do ông ta tự ư đưa ra theo cách lựa chọn riêng của ḿnh (xuyên qua một số các bài báo, hoặc tại tư gia một số các “bác” trưởng thượng theo như cách ông Hùng thường dụ dỗ vuốt đuôi một cách rẻ tiền nhưng cũng có nhiều người nhẹ dạ nên mắc bẫy) để làm quả bóng thăm ḍ dư luận, th́ việc báo giới đă nhập cuộc để tổ chức những cuộc tranh luận để nghe tiếng nói của hai phía bênh và chống, như nhiều cơ quan truyền thông đă làm (gồm có đài Sàig̣n Houston, báo Người Việt, báo Viet Herald, báo Viet Weekly) phải chăng là một việc làm quá sớm và sai lạc, không đặt đúng chỗ. V́ vô t́nh chúng ta đă giúp tạo nên một cuộc tranh luận sôi nổi nhưng vô bổ mà nguyên nhân th́ chưa được rơ ràng, dẫu rằng đó là những điều đang được bàn luận.

 

 

Những biểu ngữ chống đối HDH nằm la liệt sau khi cuộc biểu t́nh chấm dứt (h́nh trên Internet).

 

Nhà báo Lisa Falkenberg, một bỉnh bút gia của tờ nhật báo lớn nhất trong vùng là tờ Houston Chronicle với số phát hành mỗi ngày vào khoảng nửa triệu ấn bản, khi mất công t́m hiểu về những lời lẽ tố cáo về việc làm của ông HDH trước đây liên quan đến chuyện tranh căi vào đầu tháng 5 dẫn đến cuộc họp khoáng đại để buộc Cộng Đồng Người Việt phải lên tiếng xin lỗi ông, cuối cùng cũng phải lắc đầu đi đến kết luận rằng phải chăng chúng ta đang tranh luận cho một cái chuyện chẳng ra ǵ, mà ngôn ngữ phổ thông thường gọi bằng câu thành ngữ “much ado about nothing”. Hiện tượng này lại một lần nữa tái diễn trong trường hợp này.

 

Trong một bức thư góp ư với tác giả Mai Loan, một b́nh luận gia tại Austin là ông Đỗ Văn Phúc cho rằng “ông xin không đồng ư về việc phê b́nh những người chống HDH đă về hùa theo kiểu người mù sờ voi v́ chỉ dựa trên vài tài liệu mà không t́m hiểu thực tiễn.” Có lẽ ư của ông Phúc nói rằng nhiều người như ông đă chống HDH không v́ phải muốn nhập cuộc theo kiểu “đánh hôi” khi thấy nhiều người khác chỉ trích việc làm bị kết tội là “Việt gian” của ông HDH. (V́ thế nên mới nảy ra những bài bênh vực cho ông HDH như của nhà báo Vũ Ánh, để rồi ông Ánh lại bị nhiều người nhảy vô “đập” cho tưng bừng v́ cho rằng ông bênh vực không đúng chỗ, đúng lúc. Hoặc như một bài b́nh luận gọi là “Nhất Nguyên Cộng Sản” ǵ đó của ông Thiện Ư cũng mang hàm ư bênh vực HDH nhưng với lối so sánh khập khiễng, sai lạc, đầy sáo ngữ nhưng trống rỗng, để rồi cũng bị dân chúng chê bai thậm tệ. Hoặc như bài phỏng vấn của một cô phóng viên của đài RFA tại địa phương là Hiền Vy, phỏng vấn ấm ớ thế nào nên bị mới người ta cười chê, liền xoay ra viết thư ngầm hăm doạ đưa ra luật sư!).

 

Ông Phúc đă giải thích thêm chi tiết v́ sao ông đă lên tiếng bày tỏ sự chống đối dứt khoát với HDH: “Văn tức là người. Cũng như lối hành xử, cách ăn nói cũng cho người ta đánh giá được người đó ra sao. Tôi quen biết HDH đă gần 20 năm qua, cũng nhiều lần tham dự các hội nghị, hội luận bênh vực cho nhau trước cử toạ và bọn đại diện VC từ VN qua, cũng như từng đóng góp chung trong các sinh hoạt đấu tranh tại Houston. Tôi đă thấy trong ông HDH tham vọng (tốt thôi, ai hoạt động mà không có tham vọng?); nhưng chỉ mới đánh giá ông ta qua cách ăn nói áp đảo, đao to búa lớn và quá nhiều xảo ngữ không thành thật. Tôi vẫn cất công bào chữa cho anh ta trong vài trường hợp. Chỉ sau khi HDH ủng hộ Danny Đoàn Nguyễn, th́ tôi thất vọng và thấy anh ta không đứng cùng phía với ḿnh. Nhưng khi tờ Thế Giới Mới của Trương Sĩ Lương đăng bài Cách Mạng Trắng, th́ tôi đă gọi ngay TSL than phiền và được cho hay ban biên tập thấy bài của HDH là đưa vào mà không qua chủ bút duyệt kư. Cả hai bài Cách Mạng Trắng và Tâm T́nh Đường Bay đă lột trần hết cả vừa tư cách vừa lập trường chính trị của người này. V́ thế, người ta vẫn có thể đủ dữ kiện để phê phán anh ta dựa trên những câu giăi bày rất giảo hoạt, lớn lối và xấc xược của HDH. Lần nữa, tôi cảm ơn bà đă có những bài viết rất thuyết phục dựa trên những nghiên cứu kỹ lưỡng.”

 

Có lẽ ông Phúc không hiểu rơ ư nghĩa của nhà báo Mai Loan nói rằng những người bênh và chống việc HDH về VN thực ra đă không ai chịu t́m hiểu rơ về chi tiết của nội vụ (sẽ được phân tích ở phần cuối bài này). Trong dịp tiếp xúc với nhiều người trong giới truyền thông tại vùng Quận Cam nhân chuyến đi nghỉ hè ngắn hạn vừa qua, kẻ viết này đă tŕnh bày cho nhiều người hiểu rơ vấn đề để trong tương lai, họ có thể bỏ công sức ra t́m hiểu từ nguồn gốc chính là văn pḥng của chính quyền địa phương tại Houston (khi ông Al Hoang đang là nghị viên thành phố) để nắm vững vấn đề và từ đó biết cách ứng xử sao cho thích hợp.

 

 

Số người tham dự lèo tèo trong cuộc họp báo c̣n ít hơn số người biểu t́nh chống đối bên ngoài (h́nh trên Internet).

 

Thay v́ thói quen hiện nay của đa số các nhà báo là cứ việc đưa lên diễn đàn quan điểm của hai phía, tức là một mặt để cho ông HDH lên tiếng, và mặt khác phỏng vấn hoặc mời gọi những nhân vật đối chọi với ông ta. Đây là một thói quen tai hại do lười biếng, nhưng thiếu sáng suốt và chuyên môn, v́ vô t́nh những nhà làm truyền thông này đă khiến cho t́nh h́nh càng trở nên mù mờ và rối rắm thêm hơn mà không giúp ích ǵ cho người dân là các khán thính giả có thể nắm vững rơ ràng sự kiện (bởi v́ trong cuộc tranh luận ngắn ngủi, hai bên đều có thể đưa ra những lập luận rất có lư của ḿnh, và mọi người đều có thể bị tác động bởi cảm tính chủ quan do lời nói của mỗi bên).

 

Điều đáng tiếc là nhiều người trong giới truyền thông tiếng Việt ngày nay chỉ biết và chỉ thích làm cái công việc này, và tự bào chữa rằng ḿnh rất công bằng v́ đă để cho cả hai bên đều có tiếng nói đồng đều, và mọi sự để cho khán thính giả hoặc độc giả phán xét và lựa chọn. Tuy nhiên, trường hợp này không phải là một cuộc tranh luận bầu cử của các ứng cử viên mà nhà báo độc lập chỉ có đứng giữa làm trung gian. Trách nhiệm chính của nhà báo là luôn đi t́m sự thật, để nếu như thấy rằng bất cứ bên nào có điều ǵ nói sai, hoặc không muốn nói ra đầy đủ, th́ giới truyền thông cần phải lên tiếng để cho người dân nói chung được biết đến sự thật v́ sự tin tưởng của người dân đối với giới truyền thông. Chính cái giá trị và ảnh hưởng to lớn này đối với dân chúng mà giới truyền thông thường được ví von là một ngành thứ tư (4th Establishment) không thua ǵ 3 ngành khác của chính quyền, và quyền tự do ngôn luận thường được gọi là Đệ Tứ Quyền.

 

NHỮNG LỜI CHỈ TRÍCH LIÊN QUAN ĐẾN MỘT ĐẢNG CHÍNH TRỊ.

 

Trong số những bức thư phản hồi có phần không đồng ư với nội dung bài viết, có hai người vốn là những độc giả thường xuyên của kẻ viết bài này, và dĩ nhiên cũng có nhiều giao t́nh rất quư trọng, v́ thế nên không thể không hồi đáp được. Cả hai người đều là những người từng làm việc lâu năm trong ngành truyền thông tại hải ngoại, và dĩ nhiên là đă làm quen với đủ loại bài viết và các tác giả khác nhau trên nhiều diễn đàn.

 

Bức thư thứ nhất có nội dung như sau: “. . . Lâu quá rồi ḿnh không có dịp gặp hay tṛ chuyện với nhau, nhưng tôi vẫn được đọc những bài viết rất đều đặn gửi tới. Cũng như thường lệ được yêu cầu cho ư kiến, xin có vài ư nhỏ đến một bài mới đây. Những điều viết như ở phần dưới thực sự không chính xác đâu. Tôi thật sự không nắm rơ lắm về một cơ quan truyền thông ở Houston, nên không đề cập về họ, nhưng chỉ muốn nói rằng những điều nói về Việt Tân sai sự thật nhiều lắm. . . Chỗ thân t́nh nên nêu ư kiến vậy thôi, có ǵ gặp ḿnh sẽ trao đổi nhiều hơn nhé. Chúc vui khoẻ.”

 

Bức thư thứ nh́ cũng gần như tương tự: “Tôi đọc bài viết này, và có đoạn tôi copy dưới đây, không hiểu tác giả đă có t́m hiểu kỹ, suy nghĩ kỹ trước khi viết không ạ? Theo tôi, phần viết thể hiện một sự quy chụp vội vă cho những nhân vật của một đài truyền h́nh địa phương và một sự t́m hiểu thiếu chính xác về một tổ chức đảng phái có tầm hoạt động tại Houston và ngoài Houston. Chính đoạn viết dưới đây đă tạo cho tôi sự nghi ngờ về tính chính xác, trung thực và khách quan của bài viết này và những bài viết khác. Xin gửi đến tác giả những suy nghĩ rất chân thành của tôi. Thân kính.” 

 

Cả hai bức thư này đều đưa ra cùng một đoạn trong bài báo bị cho là thực sự không chính xác nói về đảng Việt Tân. Đó là đoạn văn sau đây, trích từ bài viết Khi Ông Nghị Viên Quậy Nát Cộng Đồng đề ngày 10-8-2010):

 

“Trách nhiệm đáng tiếc và cũng đáng chê trách này cũng có thể đổ lên đầu một cơ quan truyền thông khác là đài truyền h́nh BYN 57.3. Dù mang tiếng là đài tuổi trẻ hải ngoại, với đủ loại phóng sự có nội dung chống cộng được thu h́nh từ nhiều nơi khác nhau trên thế giới (với những “chuyên gia” thích b́nh luận như Quốc B́nh, Hưng Yên, Xuân Phương), người ta cũng không hiểu v́ sao ban giám đốc cũng như các xướng ngôn viên của đài này đă im lặng một cách khó hiểu trong thời gian qua trước những việc làm gây nhiều tranh căi của ông HDH. Tệ hơn nữa, đài này c̣n dọn đường và dọn sân chơi một cách dễ dàng thoải mái để cho ông HDH độc diễn những bài diễn văn kể lể tâm t́nh để lấy sự thông cảm và tội nghiệp của khán giả (nếu chỉ biết nghe có một chiều). Người ta không hiểu v́ sao không một người nào trong đài này (trước đó thường hay phân tích và b́nh luận sôi nổi về nhiều vấn đề rắc rối) lại chịu xuất hiện để đặt ra những câu hỏi cần thiết đối với ông HDH thay v́ để cho ông ta một ḿnh một chợ, và tự tung tự tác để khoác lác không khác ǵ như ông ta đă bỏ tiền ra mua chương tŕnh quảng cáo kiểu sơn đông măi vơ.

 

Đây là một đài truyền h́nh bị nhiều người trong cộng đồng đồn đăi rằng đă có bàn tay của đảng Việt Tân dính vào, và do đó đă khiến cho nhiều người ngần ngại không muốn hợp tác theo kiểu “kính nhi viễn chi”. Trong những năm gần đây, đảng Việt Tân và ông Trương Như Phùng của Uỷ Ban Bảo Vệ Chính Nghĩa chỉ thích lo tổ chức các vụ biểu t́nh mà ḿnh nắm phần chủ động, và thường bỏ tiền ra để mua rất nhiều lá cờ Việt – Mỹ. Ấy vậy mà gần 2 tháng qua khi Ban đại diện Cộng đồng đă âm thầm kéo xuống hai lá cờ (v́ đă rách nát) tại trung tâm sinh hoạt cộng đồng, và sau đó không treo hai lá cờ khác để thay thế, đảng Việt Tân và ông Phùng gần như cũng “thủ khẩu như b́nh” mặc dù vụ này đă được nhiều người lên tiếng báo động và phản đối, nhất là các cụ bô lăo đến sinh hoạt hàng ngày.

 

Sự kiện này khiến nhiều người tự hỏi là phải chăng các vị chỉ lo chống Cộng v́ quyền lợi riêng tư, hơn là v́ danh dự chung của tập thể người Việt tại Houston. Nhất là không ai có thể nghe nổi cái lư luận biện minh khiên cưỡng của ông HDH khi cho rằng những lá cờ này cần phải được “special order” từ gần hai tháng qua, và ban đại diện giờ đây đă hết tiền v́ dân chúng không c̣n ủng hộ nên không đủ tiền để mua cờ thay thế! Những sự kiện này chắc chắn sẽ càng khiến cho đảng Việt Tân khó ḷng xoá tan được những nỗi ngờ vực của nhiều người trong cộng đồng, nhất là từ khởi thuỷ, nhiều người vẫn c̣n giữ lại những ấn tượng không tốt về Mặt trận Kháng chiến.”

 

Khách quan mà nói, sau khi đọc đi đọc lại đoạn này nhiều lần, cũng như kiểm chứng với nhiều nguồn khác nhau để nghe những dư âm phản hồi, kẻ viết bài này quả t́nh thấy đoạn văn viết kể trên chẳng có ǵ là quá đáng hoặc sai lạc, không đúng sự thật. Trong một chừng mực nào đó, đoạn phê b́nh về thái độ làm việc của ban giám đốc đài BYN 57.3 ở Houston xem ra có phần c̣n quá “nhẹ tay” so với phần phê b́nh về việc làm tắc trách của một diễn đàn truyền thông khác là đài phát thanh Sàig̣n Houston. Thật ra, hai cơ quan truyền thông khác là đài Little Saigon Radio và đài truyền h́nh VAN 55.2 cũng có trách nhiệm to lớn trong vụ này, nhưng nó bị ít người chỉ trích hơn, chẳng qua v́ nó không được đánh giá và trọng vọng cao về mặt tin tức thời sự cộng đồng, và v́ thế nên nó có không làm tṛn vai tṛ truyền thông th́ cũng coi như là điều dễ hiểu.

 

Trong chốn riêng tư, các nhân sự trong đài BYN và cơ sở đảng Việt Tân tại Houston đều quen biết khá rơ về tác giả bài báo này, và chắc hẳn là họ đă không ngần ngại liên lạc để lên tiếng phản bác ngay nếu như bài viết có những điều ǵ đó sai sự thật, và cần phải được cải chính. Nhưng cho đến nay, chưa có ai lên tiếng về vụ này. Cũng trong chốn riêng tư, kẻ viết này cũng giữ nhiều mối quan hệ thân t́nh và lịch sự đối với nhiều nhân vật trong đảng Việt Tân tại Houston trong suốt gần 30 năm qua, dù rằng vẫn giữ những khoảng cách vừa đủ theo kiểu “kính nhi viễn chi”, và không để cho những suy nghĩ và khác biệt về quan điểm chính trị có thể làm tiêu huỷ t́nh bạn. V́ thế nên dù đă đọc, đă biết, và đă nghe rất nhiều chuyện (mà đa số không lấy ǵ làm tốt đẹp) về Mặt Trận Kháng Chiến Hoàng Cơ Minh từ năm 1982 và sau đó là đảng Việt Tân đến nay, kẻ viết này dường như ít khi nào muốn đá động đến chuyện này một cách công khai hoặc qua các bài viết của ḿnh theo kiểu “đường ai nấy đi”.

 

Trong một chừng mực nào đó, có thể coi như là tác giả bài viết này đă không nói đúng sự thực v́ chưa có những bằng chứng cụ thể nào về mối liên hệ giữa Việt Tân và đài BYN 57.3. Nhưng cả hai đă bị đồn đăi từ lâu trong quần chúng tại địa phương là có những liên hệ mật thiết (theo đúng như những ǵ đă viết trong bài báo chứ không phải là lời cả quyết của tác giả) và cho đến nay chưa có những lời cải chính công khai nào từ phía cả hai cơ quan. Cũng theo lời đồn đăi được loan truyền rộng răi trong quần chúng, cơ sở đảng Việt Tân (tại Houston) dường như cũng muốn duy tŕ t́nh trạng lập lờ kiểu này, để ai muốn hiểu thế nào cũng được. Dĩ nhiên, nếu ngày nào đó kẻ viết bài này nhận được những lời cải chính công khai, đương nhiên ḿnh bắt buộc phải tôn trọng theo đó. Nhưng trong những vụ tranh căi ồn ào và gây chia rẽ hiện nay tại Houston liên quan đến nhân vật HDH và sự khống chế với ban đại diện cộng đồng, rơ ràng là đài BYN 57.3 và cơ sở Việt Tân tại Houston đă tạo nên rất nhiều những ngờ vực khó gây được thiện cảm từ phía quần chúng về thái độ lập lờ, không dứt khoát này.     

 

 

Một người biểu t́nh với biểu ngữ phản đối HDH (h́nh trên Internet).

 

VAI TR̉ VÀ VIỆC LÀM CỦA NGHỊ VIÊN ĐƠN VỊ F.

 

Trong cuộc tranh căi diễn ra liên can đến nhân vật HDH, điều ngạc nhiên, và cũng là đáng buồn nhất đối với giới truyền thông tiếng Việt (dù rằng đă có nhiều ông bà thường hay lên tiếng khoe khoang về thành tích chuyên nghiệp và kỳ cựu của ḿnh) là gần như không ai chịu t́m hiểu về vai tṛ và những công tác đă hoặc sắp làm của một ông nghị viên đại diện cho đơn vị F như trường hợp của ông Al Hoang, để từ đó dễ có cái nh́n và phán đoán khá chính xác về những diễn biến ồn ào và sôi nổi vừa qua.

 

Thông thường, các vị dân cử địa phương gồm có các vị nghị viên, dân biểu hoặc uỷ viên đại diện cho các đơn vị nhỏ trong một thành phố hoặc một quận hạt, thường đưa ra một bức thông tin định kỳ (hàng tháng hoặc tam cá nguyệt) hoặc vào những dịp quan trọng để báo cáo về những thành tích mà họ đă đạt được, đồng thời cũng nêu lên một số sinh hoạt thường trực trong đơn vị của ḿnh. Mục đích là để thăm hỏi cũng như gián tiếp đánh bóng cho tên tuổi của vị dân cử này để cho nhiều người được làm quen hơn với cái tên và những thành quả của họ, và do đó sẽ dễ dàng bỏ phiếu ủng hộ trong những kỳ tái tranh cử trong tương lai. Gần đây tại vùng Little Saigon ở Orange County, bà Janet Nguyen là uỷ viên hội đồng quản trị quận hạt (thường gọi sai lầm một cách quen miệng là giám sát viên) cũng thường đưa ra những bức thư hàng tháng thông báo đến cư dân trong vùng đơn vị của bà, viết bằng tiếng Anh, mặc dù đa số cử tri nhắm đến là những người chỉ thích đọc tiếng Việt. Dẫu sao th́ nó cũng là một h́nh thức quảng cáo và tuyên truyền khá phổ thông. Dưới đây là bức thư báo cáo của nghị viên Al Hoang đối với cư dân trong đơn vị F mà ông đang là đại diện, được trích ra từ trang website chính thức của chính quyền thành phố Houston: 

 

“Dear Residents of District F, 

 

Earlier this month, I had the opportunity to go on a ride-along with HPD. Officer Sammy De La Cruz took me on patrol of several areas in District F. It was inspiring to get a glimpse of the day-to-day workings of our officers. They truly have a tough job, but they do it with great pride. This ride-along helped me better understand the challenges, hazards and significant contributions our officers make in the community. I want to thank officer De La Cruz, Sergeant Harris, and Captain Lentschke for this opportunity. I look forward to participating in more ride-alongs in the near future.

 

In the coming days my office will be meeting with several city departments about certain nuisances that have plagued neighborhoods in our district. Since taking office in January, my office has received several complaints about illegal garage sales and illegal dumping issues in our neighborhoods. My goal is to get better cooperation from city departments like Neighborhood Protection and Solid Waste so that issues are resolved swiftly and aggressively. My office will also be working with the Mayor's Office of Citizens' Assistance and HPD's Major Offenders Division/Environmental Investigations Unit to crack down on habitual violators.  

 

Respectfully,”

 

Nội dung bức thư này rất tầm thường, xoàng xĩnh, kể về kinh nghiệm của ông nghị viên họ Hoàng được đi trên xe tuần cảnh với một cảnh sát viên để quan sát công tác hàng ngày của các cảnh sát viên có nhiệm vụ giữ an ninh cho dân chúng. Từ đó ông Hùng đâm ra hiểu biết nhiều hơn về trọng trách của các cảnh sát viên và cảm phục trước sự đóng góp đáng kể của họ. Sau đó, ông nghị viên nói rằng ông sẽ gặp gỡ một vài viên chức của các ty, sở khác trong thành phố để giải quyết một số những than phiền của cư dân trong vùng, chẳng hạn như các vụ bán hàng hoá cũ tại nhà (garage sales) hoặc đổ rác bừa băi tại nhiều khu gia cư. Mục tiêu của ông là muốn có sự kết hợp chặt chẽ tốt đẹp hơn giữa các ty, sở này để giải quyết một cách hữu hiệu những lời than phiền của cư dân. Ông đưa ra lời hứa rằng ông sẽ cố gắng làm việc với văn pḥng của bà thị trưởng và Ty Cảnh Sát để trừng phạt những kẻ thường xuyên vi phạm luật pháp.

 

Bức thư thông báo tin tức cộng đồng trong đơn vị F này được tiếp tục với những mẩu tin loan báo về các sinh hoạt có tính cách địa phương kiểu làng xă, đại loại như chích ngừa miễn phí, họp cộng đồng về an ninh khu vực, loan báo về một số tin án mạng trong khu vực để đồng bào cảnh giác, và kêu gọi giới trẻ nộp đơn gia nhập sinh hoạt tập sự về chính quyền (Help Turn on the Lights at Burnett Bayland Park; Free Immunizations at Area Fire Stations; Public Safety Meeting in Sharpstown; On the Lookout - Fatal stabbing at 12415 Bexley, at 12600 Bissonnet; Mayor's Youth Council Taking Applications). (xem trên website chính thức của nghị viên Al Hoang của đơn vị F tại Houston).

 

Trong một bài viết có tựa đề “Khi Nhà Báo Ngoại Quốc Nhập Cuộc (hồi II)”, kẻ viết bài này đă từng nhận xét về vai tṛ và trách nhiệm của những vị dân cử địa phương như ông HDH: “Nhưng dù ǵ đi nữa, trách nhiệm của một vị nghị viên cắc ké cỡ như các ông Danny Quốc Đoàn, Hoàng Duy Hùng tại Texas hoặc Andy Quách, Diệp Miên Trường, bà Madison Nguyễn tại California th́ cũng chỉ là để chăm lo những việc tiện lợi công ích cho đời sống hàng ngày của người dân chứ không phải là những chuyện quốc gia đại sự ở cấp tiểu bang hoặc liên bang. Nói một cách cụ thể hơn, một nghị viên là để lắng nghe những lời than phiền của người dân khi thấy đường xá trong các khu phố có nhiều ổ gà cần phải sửa sang, nhiều ống nước hoặc ống cống bị bể, gây ra khó khăn bực ḿnh v.v. . . chứ không phải là để đi đây đi đó, bắt tay với các đại diện của các quốc gia khác như ông Hùng và nhiều chính trị gia trẻ ma mănh khác thường hay đem ra khoe khoang để “nổ” với những người dân nhẹ dạ và thiếu hiểu biết.”

Nhưng một chi tiết khác cũng đáng quan trọng mà giới truyền thông tại địa phương có lẽ phải xấu hổ v́ không biết cách, hoặc không chịu đi điều tra hoặc lấy tin mà để cho một cá nhân tự t́m hiểu và cống hiến cho mọi người cùng hiểu biết rơ về nội vụ. Đó là một nhân vật kư tên là John Paul đă gửi điện thư đến nhiều văn pḥng chính quyền để chất vấn cho ra lẽ, trong đó có văn pḥng thị trưởng và tất cả các nghị viên trong hội đồng thành phố. Do đó, chánh văn pḥng của nghị viên Al Hoang là ông Tony Topping, một người Mỹ hoàn toàn, từ trước tới nay gần như không có dính líu ǵ đến các sinh hoạt trong cộng đồng người Việt, đă phải gửi ra bức thư trả lời đề ngày 9-8 vừa qua như sau:

 

“Mr. John Paul,

 

Council Member Hoang has been invited by the Director of the Houston Airport System to join a potential delegation of City Officials to Vietnam to discuss the possibility of non-stop flights.  Again, this trip is simply in the planning stages and has not been confirmed.  If it were to occur, Council Member would likely join the official City delegation.  There is no “Hoang’s delegation” as you refer to in your email below.  There is also no “Vietnamese press corps” that he plans to bring along with him.

 

In the future feel free to contact our office directly with questions about Council Member Hoang.  I can assure you that staffers in offices for District A, B, C, D, E, G, H, and I cannot confirm the Council Member’s schedule.

 

Also, I believe you were looking for Mario DIAZ, not Mario Biaz.  Mr. Diaz is the Director of the Houston Airport System.” 

 

Bức thư trả lời của viên chánh văn pḥng này đưa ra những sự thật động trời và hỡi ôi về ông sếp chính thức của ông ta (tức là Al Hoang) mà đáng lư ra nếu không phải là một người Mỹ hiểu rành về cách thức làm việc tại hội đồng thành phố, và trong một chừng mực nào đó, có thể coi như là người thực sự điều hành văn pḥng nghị viên đơn vị F trong hậu trường, th́ có lẽ ông Tony Topping này đă bị cách chức ngay lập tức. Bức thư này có thể được lược dịch như sau:

 

“Thưa ông John Paul,

 

Nghị viên Al Hoang đă được ông giám đốc hệ thống phi trường tại Houston mời dự vào một phái đoàn các viên chức có thể đi về Việt Nam để bàn về khả năng có thể mở những chuyến bay trực tiếp. Một lần nữa, chuyện về chuyến đi này chỉ là đang ở trong giai đoạn bàn tính chứ chưa có điều ǵ được xác định. Nếu như điều này có thể xảy ra, th́ ông nghị viên rất muốn tham dự trong phái đoàn chính thức này của hội đồng thành phố. Không có cái ǵ gọi là “phái đoàn của nghị viên Hoàng” như ông đă nêu ra trong bức thư của ông. Và cũng không hề có cái chuyện gọi là một “phái đoàn truyền thông tiếng Việt” mà ông nghị viên dự tính sẽ mang đi theo.

Trong tương lai, xin ông cứ tự nhiên liên lạc thẳng với văn pḥng chúng tôi để đặt những câu hỏi liên quan đến nghị viên Al Hoang. . .”

Sau khi đă đọc xong bức thư này, và kiểm chứng lại những ǵ mà ông HDH đă “nổ” ra trong những bài viết gần đây như “Cách Mạng Trắng” và “Tâm t́nh đường bay từ Houston đến Việt Nam” hoặc trên nhiều cuộc xuất hiện khác nhau tại các diễn đàn truyền thông, chỉ có những kẻ tối dạ lắm mới không nh́n thấy là những điều mà ông HDH đă nói và viết trước đó đều là những chuyện tào lao, c̣n tệ hơn là những điều nói dối, và người ta có thể đánh giá một cách không sai chạy rằng ông chính trị gia trẻ tuổi đầy háo thắng này quả là một tay “bán trời không văn tự”.

 

THAY LỜI KẾT.

 

Sau cùng, xin ghi lại đây nội dung bức điện thư của một độc giả phản hồi về bài viết của một độc giả cao niên, mà kẻ viết bài này quả t́nh rất thán phục:

 

“Thưa cô Mai Loan,

 

Đây là thơ riêng kính gởi tới cô gọi là đóng góp chút ư kiến sau khi đọc bài viết đề ngày 10 tháng 8 của cô nội dung nói nhiều đến ông HDH mà tôi nhận thấy đề tài “đường bay Houston – Việt Nam” như là cái lư do chính gây ra vụ tranh căi. Nhận thấy tấm ḷng nồng nhiệt của cô dành cho tiền đồ của cộng đồng tị nạn, tôi vội viết riêng tới cô mấy lời đóng góp theo sự hiểu biết hạn chế của tôi.

 

Về đường bay thẳng Houston – Việt Nam:

1. Hiện nay chưa thấy hàng không Mỹ có nhu cầu do market requirement.

2. Nếu có nhu cầu th́ phải do Nha Hàng Không Dân Sự của hai chính phủ điều đ́nh, thương lượng với nhau đ̣i hỏi nhiều năm tháng.

3. Vả lại, hiện nay cũng đă có thoả thuận đường bay thẳng giữa Mỹ và Việt Nam từ mấy năm nay mà chỉ có phía Mỹ đă thực hiện do hai hăng United Airlines và Delta Airlines.

4. Nhưng cách đây ít tháng (tôi không nhớ rơ tháng nào), một hăng đă bỏ (UA??) v́ không đủ khách.

5. C̣n phía Việt Nam th́ từ hơn 2 năm nay vẫn chưa thực hiện nổi v́ không có máy bay, v.v.

 

Thưa cô Mai Loan,

 

Như thế, vụ một nghị viên của một thành phố định làm cái công tác phải do cơ quan của chính phủ liên bang làm là một chuyện không thể có được. Hơn nữa, đây là ư kiến riêng của ông HDH hay của thành phố Houston hay của một hăng máy bay địa phương?

Bài viết của cô viết rất chi tiết, rất rơ ràng. Xin cám ơn cô, v́ nhờ đó mà tôi phải viết thơ riêng này tới cô để đóng góp ít chi tiết giúp cô đưa vấn đề trở lại lư do đă tạo ra nó.

Thưa cô, tôi mạn phép dùng chữ “cô” xin cô lượng thứ. Tôi năm nay đă 84 tuổi, chắc cô cũng không trách cứ nếu xưng hô có thiếu lễ độ. Xin chúc cô sức khoẻ nhiều để phục vụ cho lẽ phải.

 

Kính mến,

 

Trần Đức Thanh-Phong

 

Cypress, California” 

 

Trong bức thư trả lời cho vị độc giả cao niên này, kẻ viết bài này cho rằng đây là bức thư hay nhất v́ bác Phong đă nh́n thấy rơ gốc ngọn của vấn đề, trong khi nhiều người khác cứ quanh quẩn chuyện đấm đá giữa hai khuynh hướng bênh và chống (việc gọi là anh mù sờ voi). Trong khi đó, những người tinh ư như bác Phong đều phải nh́n thấy ngay những vấn đề được nêu ra (nối liền đường bay giữa hai nước) là ở tầm mức quốc gia (và trước đây đă có hăng United giành được phần ở cửa ngơ đi từ San Francisco, nhờ vậy mà toà lănh sự đầu tiên của VC là ở đây). Trong khi đó, ông nghị viên trẻ và láu cá là HDH chỉ là một ông nghị quèn, chỉ có trách nhiệm cứu xét các thỉnh nguyện của người dân về những chuyện linh tinh và vặt vănh trong khu phố theo kiểu làng xă tại riêng địa phương của ḿnh mà thôi.

 

Tác giả đă định viết về chi tiết này để giảng giải cho nhiều người sáng mắt ra và hiểu rơ hơn vấn đề, nhưng v́ bài viết trước đă khá dài nên đành phải ngừng lại. . . Mặc dù nội dung bài viết chỉ trích mạnh mẽ HDH, nhưng nó mang sắc thái của một nhận định trung thực và khách quan của nhà báo, chứ không phải là một bài bút chiến.

 

Chỉ tiếc là tại sao một ông lăo 84 tuổi sống ở xa Houston mà cũng nh́n thấy rơ vấn đề, trong khi biết bao nhiêu người thuộc đủ mọi thành phần trong xă hội của khối người Việt hải ngoại, kể cả hầu hết các cơ quan truyền thông tiếng Việt tại Houston, đều không nh́n ra được cốt lơi của vấn đề này nằm ở đâu. V́ thế nên họ đă thi nhau tranh luận và căi nhau chí choé trên nhiều diễn đàn theo kiểu “sư nói sư phải, văi nói văi hay”. Nhưng hậu quả sau cùng là tập thể người Việt chúng ta càng tiếp tục chia rẽ và thù hận, ganh ghét lẫn nhau v́ lời qua tiếng lại càng ngày càng nặng nề hơn. V́ thế nên tôi đă nghĩ rằng ḿnh chọn rất đúng ư nghĩa khi chọn cái tựa của bài viết rất đúng sự thật là cộng đồng người Việt đă bị quậy tan nát sau vụ này.

 

Hy vọng là nhiều người, nhất là những người đang làm trong ngành truyền thông tiếng Việt, dù có chuyên nghiệp hay không, có được cái khôn ngoan và sáng suốt, tinh ư như bác Phong này để có thể giúp ích biết bao cho độc giả hoặc các khán thính giả của họ có được cái nh́n toàn diện và chính xác hơn.

 

Nhất là đối với nhiều vị trong giới truyền thông và Phong trào Hưng Ca từng quen biết thân thiết với nhân vật HDH, trong chốn riêng tư đă từng chê bai HDH là đi chệch hướng, nhưng cho đến nay chưa có người nào đă dám lên tiếng chỉ trích một cách công khai về thái độ “phản thùng” của một người đă từng có cùng chí hướng. Tại Houston, trong một buổi họp bàn về việc ông HDH tuyên bố thăm ḍ ư kiến về chuyện đi về Việt Nam, ông Bùi Ngọc Tuyền, một thành viên trong Hội đồng Giám sát của Tổ chức Cộng đồng, là người đă can đảm đứng ra nh́n nhận rằng ḿnh đă bị lừa gạt bởi những hành động của HDH do bởi đă lầm tin rằng anh ta là một người có thành tích chống Cộng và là một người theo Công Giáo. Ít ra những người như ông Tuyền đă làm được một chuyện rất đáng khen mà nhiều người khác, nếu có can đảm noi theo, th́ ắt hẳn sẽ giúp cho những nhân vật HDH hết c̣n lộng hành v́ xem thường mọi người và cộng đồng xă hội cũng được lành mạnh và trong sách hơn. Trong giới truyền thông, cũng có nhà báo Hoàng Lan Chi cũng là người cương quyết xoá sổ ngay, không c̣n làm bạn với những kẻ nào đă trở cờ chứ không có màn tuyên bố vung vít như quư vị trong cái gọi là Cộng đồng Người Việt tại Hoa Kỳ nhưng rồi lại không dám lên tiếng để chỉ trích thẳng thừng đối với HDH.

 

Mong lắm thay.

 

 

 

Mai Loan

 

Mailoan74@yahoo.com

 

 

 

 

 

  http://www.chinhnghia.com/

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/portal.html

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: