Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioLearning

 

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

NT Kiên, Kim Âu, Ross Perot Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan, NT Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  

 

 

 

Không ǵ nguy hiểm hơn bạn bè ngu dốt; tôi thà có kẻ thù khôn.

Nothing is as dangerous as an ignorant friend; a wise enemy is to be preferred.

La Fontaine

 

Trung Quốc và vai tṛ lănh đạo kinh tế thế giới

- Đỉnh Sóng-

 

Theo một bài viết của Forbes ở địa chỉ

 http://www.forbes.com/fdc/welcome_mjx.shtml,

 

 

"Thế kỷ 19 là thế kỷ của Anh. Thế kỷ 20 là thế kỷ của Hoa Kỳ (HK).

Thế kỷ 21 là của Trung Quốc (TQ)?

Chắc chắn là không, v́ TQ thiếu bốn điều kiện giúp kinh tế tăng trưởng một cách thích hợp.

- Trước tiên, TQ không có một thị trường thế giới "vô tận" cho những sản phẩm của họ, v́ sức bành trướng thực sự của họ vào những thị trường thế giới đến vào thời điểm mà chủ nghĩa tư bản đă chạm đến biên giới cuối cùng của nó sau khi chinh phục hầu như mọi thị trường trên thế giới.

Điều đó có nghĩa là TQ đang cố húc vào biên giới cuối cùng của chủ nghĩa tư bản, và, do đó, họ không có đủ chỗ để thao tác trước khi chạm trán  với những tay chơi khác trên thị trường thế giới vốn đă đứng vững trên thị trường nầy."

 

Nhận định nầy của Forbes có một số điểm cần xét lại.

- Thứ nhất, rất có thể Tây Phương đă đi tận cùng biên giới của những thị trường thế giới và đă chinh phục được những thị trường đó; nhưng chinh phục được không có nghĩa là giữ được. TQ không nhất thiết phải vượt qua biên giới đó mới có thể phát triển kinh tế của họ. Họ có thể thâm nhập những thị trường mà Tây Phương đă đi qua, đang nắm giữ hay đă bỏ đi; và họ đến với những mặt hàng rẻ tiền hơn và có sức cạnh tranh lớn hơn. Hoa Kỳ là một trong những ví dụ điển h́nh nhất. Trước đây thị trương nầy hầu như được độc chiếm bởi những công ty Mỹ. Từ khi TQ tham gia WTO, hàng hóa TQ đă tràn ngập Hoa Kỳ, cạnh tranh thành công với các công ty nội địa Mỹ. Điều nầy cũng đúng ở Âu Châu và các quốc gia khác ở Châu Phi và Nam Mỹ.

- Thứ hai, cũng từ khi TQ gia nhập WTO, thế giới có một thị trường mới rộng lớn: đó là chính lục địa TQ với khối dân đông đảo và một thị trường tiêu thụ khổng lồ. TQ đă đánh đổi thị trường nội địa của họ để chia xẻ những thị trường hiện có trên thế giới thông qua tự do mậu dịch.

 

Tuy nhiên, nếu bảo TQ có thể lănh đạo kinh tế thế giới nhờ vào những lợi thế trên th́ hơi khó tin. Phần lớn những mặt hàng xuất khẩu của TQ đều gồm những sản phẩm trung cấp và hạ cấp với giá thành rẻ nhờ vào nhân công rẻ và trợ giá nhà nước, không thực sự phản ảnh một tiến bộ kỹ thuật hay kinh tế nào đáng kể. Vai tṛ lănh đạo kinh tế đ̣i hỏi khả năng cạnh tranh ở những mặt hàng cao cấp, nhất là những mặt hàng giúp đầu tư và sản xuất chứ không chỉ những mặt hàng tiêu thụ. Nhân công rẻ và trợ giá nhà nước chỉ là những thuận lợi ngắn hạn trong khi vai tṛ lănh đạo kinh tế thế giới đ̣i hỏi tiềm năng dài tầm như khả năng phát minh và sáng tạo chứ không phải gia công và sao chép.

 

Bài báo của Forbes viết tiếp:

"Thị trường nội địa?

Nếu qui mô của một thị trường nội địa của một quốc gia được đo lường bằng kích thước của dân số nước đó, th́ TQ là một nguồn lao động lớn và một thị trường tiêu thụ lớn. Nhưng chỉ dân số lớn không thôi th́ không đủ để thúc đẩy phát triển kinh tế quốc gia, và kinh nghiệm của TQ đang chứng minh điều đó. TQ đă từng có một dân số đông vào đầu thế kỷ 14, giữa thế kỷ 19, và đầu thập niên 1950, nhưng họ đă bỏ mất ba cơ hội để vươn lên hàng lănh đạo kinh tế thế giới.

T́nh h́nh ngày nay có khác?

Chắc chắn là thế, căn cứ trên sự tăng trưởng mạnh được xem là hiển nhiên của quốc gia nầy, biến họ thành nền kinh tế lớn thứ nh́ thế giới trong một thời gian kỷ lục. Tuy nhiên, vấn đề là lợi tức theo đầu người thấp, những bất b́nh đẳng thường hằng về lợi tức, mật độ dân số thấp, tỉ lệ mù chữ cao, và cơ cấu hành chánh phân tán khiến thị trường nội địa TQ trở thành một tập hợp những thị trường địa phương rời rạc thay v́ một thị trường liên kết duy nhất.

- Điều kiện thứ nh́: tài nguyên bản xứ - tinh thần doanh nghiệp (entrepreneurship) - điều mà TQ c̣n phải khuyến khích và nuôi dưỡng.

Nói chiết trung th́ tinh thân doanh nghiệp có phát triển ở những vùng nông thôn TQ, trong đó những nông dân đang trở thành những doanh gia và lương hướng được ấn định bởi lực thị trường. Tinh thần doanh nghiệp cũng phát triển trong những vùng duyên hăi đông nam, trong đó những cá nhân đă làm giàu bằng cách xuất khẩu những sản phẩm giá rẻ do người TQ làm ra. Những công ty như Panda Electronics, Huawei Technologies Haier Group, Little Swan, và Lenovo đang phát triển những sản phẩm mới - đang trở thành những Cisco, IBM, Apple...

Tiếc thay, những công ty nầy chỉ là những ngoại lệ thay v́ qui luật. Trong nền kinh tế TQ ngày nay, doanh nghiệp chỉ lo sản xuất, tiếp thị và bán ra những sản phẩm được sáng chế và phát minh ở những nơi khác.

Đó là lư do tại sao TQ phải phát triển những sản phẩm thời thượng như iPhone và iPad nhằm tạo ra những lợi thế cạnh tranh vững vàng trên thị trường thế giới.

- Điều kiện thứ ba: Điều hợp hữu hiệu giữa thị trường và chính phủ. Điều kiện nầy giúp mở rộng mỗi hệ thống trong những khu vực của nền kinh tế thuận lợi nhất, thay v́ những khu vực chỉ khiến nó thất bại - như trường hợp hiện nay ở TQ. Chính phủ không có mặt trong những khu vực "chung" của nền kinh tế, trong đó những thị trường hoặc thất bại hoặc thiếu sót - như bảo vệ môi trường và an toàn sở làm, tuần tra đường phố và xa lộ, và bảo vệ công dân khỏi bị gian lận tài chánh. Ngược lại, chính phủ lại có mặt trong những xí nghiệp quốc doanh và những xí nghiệp tỉnh-làng như là những sở hữu chủ, doanh gia, và quản đốc, làm ra những sản phẩm khác nhau như thép, bột giặt, nhom... Chính phủ hiện diện trong những xí nghiệp "tư hữu hóa" và chiếm đủ những phần hùn để kiểm soát việc quản lư. Chính phủ cũng hiện diện trong kỹ nghệ ngân hàng, kiểm soát hầu như mọi ngân hàng chính nhằm phân bố tín dụng theo ưu tiên chính trị thay v́ theo lực thị trương.

- Cuối cùng TQ không có một tinh thân kinh doanh mới nhằm đặt để giới tiêu dùng vào trung tâm vũ trụ kinh tế thay v́ tập đoàn quan liêu chính phủ; giúp những doanh gia thực hiện những lựa chọn sao cho những tài nguyên kinh tế được phát triển và cho phép các quản đốc chuyên nghiệp thi hành những lựa chọn đó.

 

Tóm lại, theo Forbes, một dân số đông, một lực lượng lao động lớn, và một phạm vi thị trường lớn có thể là điều kiện cần để lănh đạo kinh tế thế giới. Điều kiện đủ là một biên giới thị trường mở rộng, tinh thần doanh nghiệp đích thực, điều hợp hữu hiệu giữa chính phủ và thị trường, và một đầu óc kinh doanh mới - tất cả những yếu tố mà TQ dường như đang thiếu.

 

Phần kết luận của Forbes không cho thấy những yếu tố tiêu cực nghiêm trọng khác như:

- Vấn đề ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm không chỉ là một vấn nạn về môi trường mà là một cuộc chiến tranh không tuyên bố do chính TQ tạo ra với sự đồng t́nh của các công ty tư bản. Giải quyết vấn nạn nầy sẽ kiềm hăm tăng trưởng kinh tế, giảm bớt sức cạnh tranh về giá thành rẻ. Tŕ hoăn giải quyết chẳng khác nào mang một quả bom định giờ.

- Sự kiện vô năng về phát minh và sáng tạo của TQ. Không một quốc gia nào có thể mang tham vọng lănh đạo kinh tế thế giới với một khối dân chỉ quen làm theo lệnh và không biết phát minh hay sáng tạo. TQ hiện có thể "làm" mọi thứ nhưng không thể phát minh được ǵ nhiều, nghĩa là họ chủ yếu mô phỏng những ǵ mà Tây Phương đă phát minh. Điều nầy có thể sẽ thay đổi trong tương lai, nhưng Tây Phương và Mỹ không ngồi khoanh tay chờ TQ tiến bộ để đi theo họ.

- Lợi thế lao động rẻ hiện là con bài tẩy của TQ. Lợi thế nầy bắt đầu hết hiệu lực. Nhiều công ty Tây Phương bắt đầu ra khỏi TQ. Đă xuất hiện khuynh hướng "về nguồn (insourcing)" thay v́ "xuất nguồn (outsourrcing)" như trước kia.

- Các quốc gia đang phát triển và đang làm ăn với TQ đă bắt đầu ư thức được chủ nghĩa thực dân mới của TQ trong tham vọng thu tóm tài nguyên thế giới và đẩy những làn sóng người TQ ra khỏi nước để giải quyết vấn đề nhân măn tất yếu và đồng hóa người bản xứ.

- Mặc dù TQ là một trong những quốc gia có số ngoại tệ lớn nhất thế giới, các cơ sở kinh tế địa phương của TQ đang càng ngày càng vấy nợ nhiều hơn do cách làm ăn thiếu hiệu quả và không thực sự đi theo kinh tế thị trường mà chỉ theo mô h́nh kinh tế quốc doanh trá h́nh.

- Do viễn ảnh chính trị bấp bênh, những người giàu đang t́m cách ra khỏi nước với lượng tài sản đáng kể, khiến sẽ tạo nên t́nh trạng xuất huyết tài chánh và chất xám nghiêm trọng.

- Chế độ một con đang làm cho TQ già đi trước khi đủ mạnh để lănh đạo kinh tế thế giới. Nạn khan hiếm tay nghề cao cấp ở TQ đang phơi bày rất rơ. Đó là một trong những lư do khiến các công ty nước ngoài tính chuyện ra khỏi TQ.

 

Lư do thực sự để lo ngại về TQ

 

Theo Michael Schuman, trong bài viết ở địa chỉ

http://business.time.com/2013/04/28/the-real-reason-to-worry-about-china/,

thế giới đang lo ngại về TQ, nhưng không phải v́ những lư do chính đáng. Những thị trường tài chánh toàn cầu u ám sau khi nền kinh tế lớn thứ nh́ thế giới chỉ đạt được 7.7% gia tăng GDP trong quí 1, 2013 - một thành quả hiếm thấy đối với phần lớn các quốc gia, nhưng lại là một thất vọng đối với một quốc gia đă từng nhảy vọt 10% hay cao hơn trong ba thập niên vừa qua. Các kinh tế gia đang bận rộn tranh luận về vấn đề thường được đưa ra: TQ sẽ hạ cánh an toàn hay không? Chính phủ sẽ can thiệp và kích thích tăng trưởng hay không? Những câu hỏi đó không nh́n thấy bức tranh lớn hơn. Thực tế là TQ không có cơ may chứng kiến những nhịp độ tăng trưởng lớn lao đó nữa, ít nhất trong một thời gian. Chúng ta có thể sẽ không bao giờ nh́n thấy chúng một lần nữa.

 

Sự tŕ trệ mới đây không phải là một suy giam chu kỳ hay chỉ là một hậu quả không đáng kể của phục hồi kinh tế toàn cầu. Mô h́nh tăng trưởng của TQ đang bị vỡ và không thể sửa chữa dễ dàng. Kể từ khi bắt đầu cải cách theo chủ nghĩa tư bản trong thập niên 1980, TQ đă thành công xuất sắc trong việc ném hàng tấn tài nguyên vào một nền kinh tế hiện đại hóa - hàng núi tiền để xây dựng những nhà máy, đường sá, chung cư, và thôi thúc hàng triệu người nghèo đi mua iPads, quần jeans  và xe hơi. Dưới "chủ nghĩa tư bản nhà nước (state capitalism)," đám quan liêu  thường đưa tiền vào những dự án hạ tầng khổng lồ hay những kỹ nghệ được ưu đăi.

 

Tuy nhiên, bộ máy tăng trưởng nầy không thể tiếp tục hoạt đông vô tận. Khối lượng lao động tŕ trệ lấp đầy những dây chuyền láp ráp của Foxconn đang cạn dần - chính sách một con của TQ bảo đảm điều đó, bằng cách khiến dân số già đi nhanh hơn. Lực lượng lao động đă bắt đầu co thắt lại. Điều thậm chí đáng ngại hơn nữa là hệ thống quốc doanh ám ảnh về đầu tư vấy quá nhiều nợ và quá nhiều nhà máy, đưa đến phung phí tài nguyên và một khu vực tài chánh xuống cấp.

 

Đó là những ǵ đang xảy ra ở TQ ngày nay. Những dấu hiệu mục ải hiện ra ở mọi nơi. Trong một ư đồ điên rồ muốn chế ngự năng lượng xanh, các ngân hàng TQ đă bơm hàng ngàn tỉ vào sản xuất thiết bị năng lượng mặt trời, tạo ra hàng trăm nhà máy và nâng TQ lên quốc gia sản xuất lớn nhất thế giới. Ngày nay khu vực đó đă trở nên một nạn nhân của t́nh trạng thặng dư của chính họ: những công ty đang thất bại, cụ thể qua sự phá sản gần đây của công ty dẫn đầu thị trường Suntech Power. Những công ty thép tiếp tục đầu tư vào kỹ nghệ mới  cho dù nợ tăng lên và thua lỗ chồng chất. Mỗi nhà máy đều được hậu thuẫn của những viên chức địa phương muốn tạo việc làm nhưng lại bất chấp những kinh phí lớn lao. Những đầu tư nầy làm tăng tổng sản lượng nội địa (GDP), nhưng không làm tăng sức khỏe của toàn bộ nền kinh tế. Những công ty quốc doanh không hiệu năng nuốt hết tín dụng trong khi những xí nghiệp tư năng động hơn th́ chết đói. Cái bong bóng đồ sộ trên thị trường tài sản thách đố những nỗ lực của chính phủ nhằm làm dịu nó đi. Điều đáng sợ hơn, nợ tăng lên vùn vụt. Cơ quan thẩm định Fitch cho biết tỉ lệ nợ so với GDP đă đạt đến 198% cuối năm 2012, một gia tăng kinh ngạc từ 125% trong năm 2008. Nợ của các chính phủ địa phương đă leo thang trong những năm gần đây ước tính lên đến $2 ngàn tỉ, hay 25% của GDP. Những rủi ro đă gia tăng do sự trổi dậy của "ngân hàng ma (shadow banking)" - tức những nguồn cho vay bí mật, bất qui ước thường được giữ bên ngoài những sổ sách kế toán của các ngân hàng - một hiện tượng mà George Soros mới đây đă cảnh cáo có thể rủi ro như những chứng khoán dựa trên nợ xấu từng khiến Wall Street thất bại.

 

T́nh thế sẽ đi về đâu? Những người lạc quan tin rằng giới lănh đạo TQ đang giải quyết những vấn đề nầy và không có mối đe dọa nào cho sự ổn định kinh tế. Những người bi quan cảnh cáo rằng những đợt sóng nợ tương tự đă đẩy những nền kinh tế khác vào những cuộc khủng hoảng tài chánh. Tuy nhiên, mọi người đều đồng ư t́nh trạng hiện nay không thể kéo dài. Kinh tế đ̣i hỏi phải vay thêm nợ để sản xuất ra cùng một khối lượng đầu ra. Do đó, nếu TQ muốn giữ được mô h́nh tăng trưởng hiện nay th́ mức nợ phải tiếp tục gia tăng - cho đến những mức độ nguy hiểm hơn.

 

Cũng có sự đồng thuận trên giải pháp. Các kinh tế gia đă từng cảnh cáo từ nhiều năm rằng TQ phải giảm bớt sự lệ thuộc của họ và đầu tư cho tăng trưởng và "tái cân bằng" để cho phép tiêu thụ đóng một vai tṛ lớn hơn. Các viên chức chính phủ chỉ ra những dấu hiệu tiến bộ - GDP của quí đầu gia tăng nhờ tiêu thụ nhiều hơn là nhờ đầu tư, chẳng hạn. Nhưng tiến bộ đó, cùng lắm, cũng như rùa ḅ. Tỉ lệ tiêu thụ của khu vực tư trong GDP ở TQ hăy c̣n thấp nhất so với những nền kinh tế lớn. Chính phủ chỉ đơn thuần chống lại những cải cách cần thiết nhằm thay đổi t́nh trạng đó. Y tế và những hệ thống trợ cấp yếu kém buộc các gia đ́nh phải tiết kiệm; do đó việc kiểm soát lăi suất khiến những kư thác ngân hàng giảm xuống, như một h́nh thức trừng phạt tiết kiệm. Phần lớn chính sách của chính phủ họa chăng chỉ tăng cường mô h́nh tăng trưởng cũ của TQ mà thôi - kể cả chương tŕnh kích cầu kinh tế nặng tính nhà nước được hô hào nhiệt liệt và được tung ra sau cuộc khủng hoảng tài chánh năm 2008. Giới kinh doanh TQ thường nói về một thập niên hoang phí v́ cải cách tŕ trệ.

 

Cho dù TQ có cải cách nhanh chóng đi nữa th́ nền kinh tế vẫn có thể chậm chạp khi chuyển tiếp sang mô h́nh tăng trưởng nặng tiêu thụ hơn. Nhưng nếu TQ lê chân trên cải cách th́ tăng trưởng vẫn có thể chậm hơn như thường, khi mô h́nh cũ của họ rạn nứt. Điều đó có nghĩa là trong mọi t́nh huống, thế giới không thể trông đợi trên một TQ quá tải để duy tŕ tăng trưởng toàn cầu trong khi HK và Âu Châu c̣n sa lầy trong nợ nần và thất nghiệp. Nhưng một TQ chậm chạp hơn có thể thực sự là một điều tốt. Một nền kinh tế TQ được cải cách và tái cân bằng sẽ là một lực ít rủi ro hơn nhưng ổn định hơn trong kinh tế thế giới. Cái rủi ro lớn hơn nhiều đến từ một TQ không chịu gạt bỏ mô h́nh tăng trưởng thất bại của họ. Điều đó có thể đẩy TQ vào một cơn khủng hoảng tài chánh. Đó thực sự là điều đáng quan ngại.

 

Trong khi TQ phải đi chậm lại th́ Tây Phương, Nhật Bản, Ấn Độ chẳng dừng lại chờ TQ bắt kịp!

 

 

- Đỉnh Sóng

           

 

 

http://www.chinhnghia.com/

http://www.kimau.com

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/forum/

http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments:


 

 

NT Kiên, Kim Âu, Ross Perot Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan, NT Sám