Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

 

NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố Vấn An Ninh

Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

MINH THỊ

Bài trong trang này nhằm cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu tham khảo, điều nghiên của Người Việt Quốc Gia trong tinh thần "tri kỷ, tri bỉ", " biết ta, biết địch" để nhận rơ những âm mưu, quỷ kế, ngôn từ và hành động của kẻ thù và có phản ứng, đối sách kịp thời. V́ mục đích chiến đấu chống kẻ thù chung là Cộng Sản nên nhận được bài cùng lập trường là chúng tôi tiếp sức phổ biến. V́ thế có những tác gỉa chúng tôi đăng bài nhưng chưa liên lạc được. Nếu tác gỉa nào cảm thấy không hài ḷng xin liên lạc qua email, chúng tôi sẽ lấy bài của quư vị xuống trong ṿng 48 tiếng. 

 

 

 

 

Vết thương ngày 30 tháng 4

 

 

Nguyễn Gia Kiểng

 

(Nguồn: Thongluan 1999)

 

 

 

“...Ngày 30 tháng 4, 1975 đă có thể là một ngày vui lớn của dân tộc, một ngày khởi hành vào một kỷ nguyên của t́nh anh em t́m lại, của cố gắng chung và của thành công chung...”

 

Trong bóng tối ruỗng im quái gở

Lúc dứt lặng trận chiến man rợ

Hắn rũ bỏ kư ức, và đi.

 

(Thanh Tâm Tuyền)

 

Tôi biết X từ đầu thập niên 1960 tại trường Chu Văn An. X nổi tiếng học giỏi. Sau đó X đi du học Mỹ, tốt nghiệp một trường đại học danh tiếng, rồi về nước dạy đại học và làm tổng giám đốc một công ty, cưới vợ đẹp, thông minh và thuộc gia đ́nh lớn. Nói chung là một cuộc đời hoàn toàn thành công. Không bằng X nhưng tôi cũng khá may mắn. Ngày 30 tháng 4, 1975 đă ập tới, đánh một dấu chấm hết tàn bạo lên sự nghiệp của chúng tôi và kéo chúng tôi xuống vực thẳm.

Khi tôi đi cải tạo về, tôi lại gặp X, được trả tự do cách đó ít lâu. Chúng tôi làm cùng một cơ quan và ngồi cùng một pḥng. Trong hơn một năm liền, hai đứa cả ngày gặp nhau và tâm sự. Chúng tôi theo đuổi cùng một dự định là vượt biên, nhưng c̣n chia sẻ với nhau một dự định khác to lớn hơn nhiều là thay đổi ḍng lịch sử. Quyết tâm của chúng tôi là ra đi để t́m đường cứu nước chứ không phải để mưu t́m cuộc sống tiện nghi cá nhân.

Thời thế tạo anh hùng, một thư sinh như X mà hoàn cảnh đẩy đưa tới những thành tích khó tưởng tượng. Có lần trong hai ngày X bị bắt ba lần và đều vượt ngục được. Lần áp chót, X tổ chức đánh cướp một chiếc tàu nhà nước nhưng thất bại, bị bắt và trèo tường vượt ngục ngay tại Sài G̣n. Tôi phải giúp X lẩn trốn và t́m đường cho X vượt biên thoát ṿng truy nă của công an. Đang loay hoay th́ X cho hay đă t́m được một chuyến đi. Và lần này X đi lọt. Tôi nhận được thư báo tin mừng khoảng một hai tuần sau đó. Đó là cuối năm 1980.

Tôi kể câu chuyện này dài ḍng như vậy chỉ để nói lên một điều: chúng tôi rất gắn bó với nhau và những kỷ niệm của chúng tôi chỉ có thể là sống để bụng chết mang theo.

Hai năm sau tôi cũng ra được nước ngoài và không hề nghe ai nhắc đến X. Tôi vốn đă ngạc nhiên ngay từ khi c̣n ở Việt Nam v́ thấy X bặt tăm luôn. Tôi xin được địa chỉ của X nhưng không liên lạc, chờ t́m hiểu xem tại sao có sự bỏ cuộc đó. Tôi đánh mất địa chỉ X mấy lần, xin lại được, rồi lại để đó. Cho tới gần đây tôi quyết định gọi điện thoại cho X. Điều tôi không thể ngờ là X hoàn toàn quên tôi, kể cả tên! Tôi cố nhắc lại những kỷ niệm ngày xưa, X chỉ c̣n nhớ mang máng. Tôi biết X không nói dối, hắn quên thực, hắn cố nhớ mà không được. Nhưng X không hề mất trí, hắn đang giữ một chức vụ quan trọng, lương cao, trong một công ty kỹ thuật hiện đại. Hắn chọn ở một thành phố không có người Việt và không t́m gặp một người Việt nào. Chắc chắn đă phải có một chấn động ghê gớm, kinh khủng đến nỗi X quyết định quên hết, kể cả tổ quốc Việt Nam mà trước khi ra đi hắn coi như là một lư tưởng để phục vụ. Điều cũng chắc chắn là chấn động kinh khủng đó đă không, hay ít nhất không hoàn toàn, xảy ra trong lúc vượt biên, bằng cớ là khi đến nơi X vẫn c̣n viết thư về cho tôi. Phải hiểu rằng chính khi đă b́nh tĩnh ngồi ôn lại đời ḿnh, X đă thấy tất cả đều vô nghĩa và lấy quyết định xóa bỏ quá khứ.

 

Ê chề như nhau

Ngày 30 tháng 4, 1975 đă không đến trong niềm vui thống nhất đất nước, ḥa giải và ḥa hợp dân tộc mà mọi người mong ước. Sau ngày 30 tháng 4, 1975, tôi đă nói với các cộng sự viên của ḿnh là một trang sử vừa lật qua, có những lúc phải chống nhau nhưng cũng có những lúc phải cố gắng để bắt tay nhau xây dựng đất nước. Tôi chấp nhận thất bại và bằng ḷng trả giá cho sự thất bại đó bằng cách từ đây không đ̣i hỏi bất cứ một vinh dự nào. Tôi chỉ c̣n một tham vọng làm được một vài điều lợi ích cho đất nước trong vai tṛ của một chuyên viên. Nhưng chỉ vài ngày sau tôi hiểu là ngay cả cái ao ước rất tầm thường đó cũng không thực hiện được. Những loa phóng thanh đặt khắp đường phố suốt ngày phát ra những bài vừa đắc thắng vừa miệt thị. Mọi chức vụ tại các công sở, nhà thương, trường học đều bị xóa bỏ, mọi thâm niên công vụ, hưu bổng, trợ cấp phế tật cũng đều bị xóa bỏ. Các xí nghiệp tư cũng được “tiếp thu.” Thanh thiếu niên diện '”ngụy quân ngụy quyền” bị đuổi khỏi trường học. Các đường phố, trường học mang tên những danh nhân miền Nam được đổi thành những đường mang tên liệt sĩ cộng sản, có khi chỉ là những tay khủng bố rất tầm thường. Sài G̣n cũng mất tên. Người chết cũng không yên, tượng tử sĩ ở nghĩa trang quân đội cũng bị giật sập. Khoai ḿ từ đây phải gọi là sắn, bắp là ngô, heo là lợn, nhà bảo sanh là nhà đẻ, hay xưởng đẻ. Người miền Nam mất tài sản, địa vị và vai tṛ. Miền Nam mất ngôn ngữ, mất tên và mất cả căn cước. Đây không phải là một cuộc thống nhất, mà là một cuộc chiếm đóng. Ḥa giải và ḥa hợp dân tộc được hiểu một cách giản dị là tha chết cho kẻ chiến bại.

 

Cho tới nay vẫn c̣n một số rất đông người cho là đảng cộng sản không hiểu ǵ về tổ chức của xă hội miền Nam khi bắt các sĩ quan biệt phái đi học tập cải tạo trong khi trên thực tế họ đă giải ngũ và chỉ là những người dân sự mà thôi. Làm sao đảng cộng sản lại không hiểu? Họ hiểu, và họ hiểu rất rơ tổ chức của miền Nam. Nhưng chính sách tập trung cải tạo nhắm một mục đích khác: đánh gục vĩnh viễn miền Nam. Những sĩ quan biệt phái không bị bắt giam v́ đă bị coi lầm là sĩ quan hiện dịch, họ bị tập trung cải tạo v́ họ đă được huấn luyện quân sự và có khả năng chỉ huy một đơn vị quân đội. Bắt giam họ là để tiêu diệt mọi tiềm năng chống đối. Cũng không phải chỉ có họ, tất cả viên chức từ cấp phó giám đốc trở lên, rồi đến các doanh nhân có một chút tầm vóc và các văn nghệ sĩ, nói chung là tất cả những ai có thể có một vai tṛ lănh đạo trực tiếp hay gián tiếp, dù là chính trị, quân sự, kinh tế hay văn hóa. Mục đích của chính sách cải tạo là để tiêu diệt đại bộ phận thành phần tinh nhuệ và trí tuệ của miền Nam. Không tàn sát, nhưng đập tan ư chí bằng cách đày đọa, và nhất là làm nhục.

Kế hoạch này không thể không thành công. Những năm dài tù tội đói khổ, sự thèm thuồng cục đường, trái chuối, củ khoai, miếng cơm cháy, và việc cất giấu đồ thăm nuôi, trùm chăn ăn lẻ làm con người mất sự tự trọng, hay ít nhất sự kính trọng lẫn nhau. Những đêm trằn trọc thương con, xót vợ. Những buổi “làm việc” ê chề với những câu hỏi khiêu khích (ăn hối lộ bao nhiêu? Hiếp dâm bao nhiêu lần? Bắt bao nhiêu con gà? v.v...), kèm theo những lời quát tháo, lăng mạ. Những bản tự khai phải viết đi viết lại nhiều lần v́ không thành thật khai báo, không đủ ăn năn hối cải. Những bài giảng chính trị của các cán bộ giảng dạy ngớ ngẩn, hách dịch và đắc chí. Một người b́nh thường không thể chống cự được quá một năm mà không thành phế nhân về một khía cạnh nào đó, trong khi thời gian giam cầm trung b́nh của một sĩ quan, công chức, doanh nhân hay trí thức lại không phải là một năm, mà là năm năm.

Nhưng cái nhục lớn nhất không phải ở trong trại tù mà ở ngoài xă hội. Phải thụ động chứng kiến cả một công tŕnh đập phá đất nước và đập phá chính đời ḿnh. Phải nh́n sự ngu dốt và xảo trá ngự trị trên chính quyền, và c̣n phải hoan hô!

Một lần tôi đi công tác với một cán bộ đảng ủy đến làm việc với một xí nghiệp “công tư hợp doanh.” Nói là công tư hợp doanh nhưng thực ra đó là xí nghiệp của một tư nhân lập ra, sau này được nhà nước “cho hợp doanh” bằng cách cướp trắng xí nghiệp, giáng ông giám đốc chủ nhân xuống làm phó giám đốc và cử một đảng viên hoàn toàn không biết ǵ về nghề nghiệp cũng như về quản trị xí nghiệp làm giám đốc. Xí nghiệp lúc đó c̣n hoạt động cầm chừng. Anh đảng ủy, một người rất chất phác và dễ mến, nói “bây giờ c̣n làm việc được, nhưng vài tháng nữa sẽ phải đi vào nền nếp và lúc đó là hết sản xuất.” Anh ta nói một cách rất thản nhiên và thành thực. H́nh như anh ta thấy việc phá hoại một xí nghiệp là b́nh thường, cũng như việc nhà nước cướp trắng một cơ nghiệp của một người dựng ra bằng mồ hôi nước mắt. Tôi liếc nh́n ông phó giám đốc cựu chủ nhân và gặp mắt ông ta cũng nh́n tôi. Tôi chắc ông ấy muốn hét lên, văng tục, đập phá nhưng vẫn phải làm ra vẻ tán thành. Người miền Nam đă mất tất cả, mất nước trên chính quê hương ḿnh, không có cả quyền khóc và không có cả quyền buồn.

Không phải chỉ đập phá v́ ngu dốt mà c̣n v́ nhẫn tâm. Ông Vơ Văn Kiệt khi làm bí thư thành ủy Sài G̣n đă lấy quyết định “giải tỏa” nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi. Hàng đêm ông cho bọn côn đồ vào đập phá mồ mả để cho người ta đau xót mà phải tự động dời mộ thân nhân đi. Tôi vào giúp người bạn cải táng mộ mẹ anh và chứng kiến hàng ngàn ngôi mộ bị đập phá tan tành, mỗi ngôi mộ thường là của cả gia đ́nh với hàng chục hài cốt, có những người qua đời đă trên trăm năm. Rất nhiều gia đ́nh đang di tản hài cốt thân nhân. Nhiều phụ nữ khóc sụt sùi, nhưng nói chung mọi người đều im lặng. Ánh mắt nào cũng đầy một hận thù ghê gớm. Không ai chửi mặc dầu không có công an ở đấy, mà dù có cũng không sao v́ trong hoàn cảnh ấy ai cũng thông cảm. Nhưng người ta không chửi v́ h́nh như sợ nếu chửi sẽ bớt căm thù. Mục đích của ông Kiệt chỉ là để chiếm một khu đất rộng xấp xỉ một hecta.

Chỉ có một số ít người có phương tiện để vượt biên. Nhưng vượt biên có thể là một tủi nhục c̣n lớn hơn. Một người, dù mệt mỏi và say sóng đến đâu, nhưng nếu đă phải chứng kiến một phụ nữ, có khi là chính vợ con ḿnh, bị hải tặc hăm hiếp mà không thể can thiệp sẽ không thể giữ được trọn vẹn ḷng tự hào trong phần c̣n lại của đời ḿnh. Sau đó là cuộc sống rẻ rúng trên các trại tị nạn, những buổi xếp hàng ghi danh xin trợ cấp xă hội, cuộc sống buồn tẻ lầm lũi với những công việc không tương xứng tại xă hội tiếp cư.

Không phải ai cũng có điều kiện để quên hết như anh bạn X của tôi. Phần đông cũng rất muốn quên mà không được. Họ vẫn phải sống trong những khu đông người Việt, vẫn phải nghe tới và nói tới Việt Nam. Họ vật vă để quên một cách khác. Họ coi những khu đông người Việt như những vùng đất Việt Nam c̣n giữ được, có vai tṛ thay thế cho đất nước Việt Nam mà họ đă rời bỏ. Tôi hiểu sự phẫn nộ của những người xuống đường biểu t́nh trong vụ Trần Văn Trường tháng 2 vừa rồi tại Bolsa. Sự tức giận của họ có thể tóm tắt như thế này: “Ta đă bỏ cho nó cả nước Việt Nam, ta đă mất tất cả, mà nó cũng không để ta yên.” Nếu không th́ không thể giải thích được tại sao các cuộc mít-tinh biểu t́nh v́ tự do, dân chủ và nhân quyền đă chỉ thưa thớt vài trăm người trong khi một tên khùng lại có thể làm cả chục ngàn người xuống đường.

Các bạn tôi ở Mỹ cố gắng giải thích rằng Trần Văn Trường chỉ là ng̣i nổ, người Việt Nam ở Cali đă xuống đường v́ một cái ǵ đó sâu sắc hơn. Nhưng họ không giải thích được rơ rệt cái sâu sắc hơn đó là cái ǵ. Lư do sâu xa đó có lẽ một cựu sĩ quan ở Paris đă diễn tả đúng. Anh nói “nếu tôi ở Cali, tôi cũng đi biểu t́nh v́ vụ này nó nhắc lại cho tôi một quá khứ mà tôi không muốn nhớ lại nữa.” Người ta phẫn nộ v́ chính ḿnh đă phải treo cờ cộng sản và ảnh Hồ Chí Minh trong một thời gian dài; trong ḷng nguyền rủa mà bề ngoài vẫn phải ra vẻ tự nguyện. Đó đă là một cuộc cưỡng hiếp hàng ngày.

Các bạn bên Mỹ báo tin: các cuộc biểu t́nh bây giờ đă thay đổi định hướng, đă vượt lên khỏi cờ và ảnh để trở thành những cuộc biểu t́nh thắp nến v́ dân chủ và nhân quyền, với sự nhập cuộc của tuổi trẻ. Tôi phân vân. Có thể đẹp như vậy được sao? Nhưng sau đó th́ cuộc “đấu tranh” cũng mất dần khí thế. Động cơ của nó chỉ là sự tức tối, khi gạt bỏ sự tức tối nó cũng mất sức mạnh. Thực chất đó vẫn chỉ là những cuộc biểu t́nh chống treo cờ cộng sản và ảnh Hồ Chí Minh ở một khu được hoang tưởng hóa thành phần đất bất khả xâm phạm của những người nghĩ rằng ḿnh đă mất tất cả. Khu đất đó cho tới nay có vai tṛ là để giúp người ta khỏi phải bận tâm với đất nước Việt Nam đă bỏ lại đằng sau như một kỷ niệm đen tối.

 

Đối với những người c̣n lại trong nước, đất nước lại càng nhức nhối hơn. Nó là một sự bất lực hàng ngày, một sự khiêu khích và thách đố thường trực, trong khi không nh́n thấy một hy vọng nào. Lại càng phải cố gắng để quên đi bằng cách tập trung mọi ưu tư vào việc mưu sinh vốn đă khó khăn, để yên phận tù đày. Như câu thơ đầu bài của Thanh Tâm Tuyền, người Việt Nam rũ bỏ kư ức và ra đi. Đi ra nước ngoài, nhưng cũng có thể “đi” ngay trên đất nước. Vẫn ở đấy mà vắng mặt.

Ngày 30 tháng 4, 1975 không phải chỉ là một tủi hận cho người miền Nam. Đối với người miền Bắc, đặc biệt là đối với những người đă đóng góp cho guồng máy cộng sản, sự tủi hận có lẽ c̣n lớn hơn. Họ không chịu đựng từ 1975, mà từ hai mươi năm về trước. Họ đă phải im lặng trong đợt cải cách ruộng đất, đă phải chà đạp lên chính lương tâm ḿnh để đánh hôi nhóm Nhân Văn-Giai Phẩm, nhóm Xét Lại Chống Đảng. Họ không những chỉ là những nạn nhân chịu đau mà không dám than khóc, họ c̣n bị bắt buộc phải làm đồng lơa cho cái tồi bại. Khi một đứa con bị bắt buộc phải chỉ vào mặt mẹ mà quát, “Con này, mày có biết tao là ai không?” th́ không phải chỉ có đứa con và người mẹ là khốn khổ, không phải chỉ có chế độ là đểu cáng, mà cả dân tộc cũng bị làm nhục. Và nhục nhă nhất là chính những người phải tiếp tay cho guồng máy ghê tởm đó. Nhân cách và sự tự trọng không thể sống sót, người ta sau đó không c̣n cả ḷng tự hào để nghĩ đến chống lại nữa. Những tiếng gào thét “chống Mỹ cứu nước,” “giải phóng miền Nam” chỉ có thể là thành thực với một số nhỏ, đối với đa số nó chỉ là sự phục tùng trước bạo lực, đối với những người có ư thức nó chỉ là cuộc chạy trốn chính lương tâm ḿnh. Đối với đa số người miền Bắc, đặc biệt là đối với trí thức, ngày 30 tháng 4, 1975 đă là một hy vọng lớn. Biết đâu sau khi nhu cầu chiến tranh không c̣n nữa, đất nước đă thống nhất, đảng lại không thay đổi, lại không có tự do hạnh phúc thực sự, ḥa giải dân tộc thực sự, đất nước lại chẳng khởi hành vào một kỷ nguyên mới? Thất vọng lại càng lớn, sự tủi nhục lại càng lớn, v́ ḿnh không phải chỉ là nạn nhân mà c̣n là đồng lơa của sự gian ác, một sự đồng lơa cực kỳ vô duyên v́ nó chẳng hề đem lại một lợi ích cá nhân nào. Kết quả của chiến thắng 30 tháng 4, 1975 đối với đại đa số đảng viên kỳ cựu chỉ là thiếu tá vá xe, đại tá bán chè.

Rồi hơn hai mươi năm xă hội chủ nghĩa. Hai mươi năm nội chiến từng ngày nhường chỗ cho hai mươi bốn năm cưỡng hiếp từng ngày. Mọi người đều mất và mất hết, ê chề như nhau. Sự thất vọng và chán chường, không phải của riêng miền Nam và những người chống cộng mà của mọi người trên cả nước, đă quá to lớn và dai dẳng. Nó đă biến thành sự chán chường đối với chính đất nước. Đại đa số người Việt không c̣n muốn nghĩ tới đất nước nữa.

 

Tại sao?

 

Tại sao người ta có thể có những liều lĩnh ghê gớm như bán nhà lấy tiền đem vợ con vượt biên trên những con thuyền mong manh, làm mồi cho công an, hải tặc và sóng gió mà lại không dám đứng lên tranh đấu đổi đời?

Tại sao các chế độ độc tài trên thế giới, kể cả những chế độ độc tài đă khá thành công về mặt kinh tế và dân sinh, theo nhau sụp đổ trong khi chế độ cộng sản Việt Nam vẫn không gặp chống đối nào đáng kể, dù nó đă thất bại trong mọi địa hạt và trên mọi phương diện?

Có phải tại chế độ quá mạnh đến nỗi người ta không thể tưởng tượng có thể chống đối lại nó hay không? Chắc chắn là không. Ai cũng biết nó phân hóa, tham nhũng, mất phẩm chất, chao đảo, mâu thuẫn nội bộ. Chính ban lănh đạo đảng cộng sản cũng không chối căi. Có phải nó quá hung bạo đến nỗi làm người ta khiếp sợ không? Cũng không nốt. Trong ba năm qua, kể từ 1996, chế độ cộng sản đă chỉ bắt giam một trí thức đối lập là Nguyễn Thanh Giang và đă chỉ quản chế ba người là Hà Sĩ Phu, Bùi Minh Quốc và Tiêu Dao Bảo Cự. Họ cũng đă chỉ khai trừ một ḿnh Trần Độ và cắt điện thoại của khoảng mười người. Theo tiêu chuẩn quốc tế hiện nay, chế độ cộng sản Việt Nam không nằm trong danh sách những chế độ vi phạm nhân quyền hung bạo nhất.

Vấn đề là người Việt Nam không tranh đấu chứ không phải là không thể tranh đấu.

Và tại sao lại không tranh đấu? Đó là v́ dân tộc ta đă ră hàng, mỗi người tự thấy ḿnh cô đơn, có muốn cũng chẳng làm được ǵ. Đó cũng là v́ đă quá chán đất nước, đă mệt mỏi, đă mất ư chí và ḷng tự hào.

Đảng cộng sản không phải chỉ đánh gục phe quốc gia, hay miền Nam. Họ đă đánh gục được cả dân tộc Việt Nam. Chúng ta đă bị đả thương quá đau nên không thể đứng dậy.

 

Hai nhận định giải thoát

 

Dân tộc nào cũng trải qua những giai đoạn tan nát mà chỉ có một trấn tĩnh tinh thần mới cho phép nh́n ra lối thoát. Chúng ta cần trước hết là một sự hiểu biết về chính ḿnh. Ít nhất chúng ta cần hai suy tư.

Suy tư thứ nhất là dân tộc ta không hèn mà chỉ là một dân tộc bị đả thương quá nặng. Chúng ta tự giam hăm trong mặc cảm hèn nhát và bất lực, đến nỗi mất ḷng tin và ư chí, v́ chúng ta không nh́n rơ gánh nặng lịch sử đè lên ḿnh.

Từ đầu thế kỷ 16 chúng ta đă tiếp xúc với phương Tây, sự tiếp xúc đó là một khúc quanh đặc biệt quan trọng. Người phương Tây đem đến cùng với hàng hóa và kỹ thuật cả một văn hóa mới. Đặc biệt các giáo sĩ đem đến một nhân sinh quan và một vũ trụ quan mới. Cuộc va chạm này đă tác động rất mạnh lên xă hội Việt Nam. Khổng Giáo, nền tảng của chế độ quân chủ tuyệt đối, không c̣n giữ được vai tṛ độc tôn nữa, nó đă bị lung lay. Chế độ quân chủ chao đảo trong nền tảng, mất dần sự chính đáng, suy yếu đi, kéo theo loạn lạc, đói kém. Xă hội Việt Nam tan ră và sụp đổ. Trong khoảng trống toàn diện đó, một lực lượng bạo loạn - anh em Tây Sơn - đă nắm được chính quyền bằng bạo lực và cai trị bằng bạo lực, để rồi cũng bị tiêu diệt bằng bạo lực. Nhà Nguyễn làm chủ đất nước, không ư thức được sự thay đổi văn hóa xă hội đă và đang diễn ra trước mắt họ, đă thi hành chính sách mù quáng bài phương Tây và cấm đạo, làm chia rẽ trầm trọng hơn nữa một dân tộc vốn đă hoang mang và phân hóa cùng độ. Hậu quả là chúng ta đă mất nước. Riêng sự kiện một số rất nhỏ người Pháp đă có thể dùng chính người Việt Nam để thống trị Việt Nam đủ chứng tỏ dân tộc Việt Nam đă ră hàng đến mức nào rồi. Tủi nhục nhất là suốt trong Thế Chiến II, một nắm nhỏ người Pháp đă thua trận và đă mất nước vẫn tiếp tục thống trị được người Việt một cách hung bạo. Họ đă chỉ bị Nhật, chứ không phải người Việt Nam, đánh đổ. Đến khi Nhật thua trận và đầu hàng th́ chính quyền Việt Nam hoàn toàn bỏ ngỏ và một lực lượng hung bạo mới, đảng cộng sản, nắm được chính quyền với vài khẩu súng. Sau đó là ba mươi năm nội chiến giữa một tập đoàn cộng sản theo đuổi một triết lư chính trị tệ hại và các chính quyền quốc gia hoàn toàn không có một ư thức chính trị nào cả. Chiến tranh đă tàn phá sức sống c̣n lại của ta. Sau đó là một bạo quyền vận dụng mọi sáng kiến và thủ đoạn để đập tan mọi ư chí cá nhân và mọi giềng mối trong xă hội để có thể duy tŕ ách thống trị trên một dân tộc bất lực v́ phân hóa. Không một dân tộc nào có thể chịu đựng những đập phá và chà đạp kéo dài như thế mà không bị thương tổn nặng.

Chúng ta không hèn nhát và cũng không có lư do để hổ thẹn, chúng ta đă chỉ là nạn nhân của những thảm kịch tích lũy trong gần bốn thế kỷ. Nếu chúng ta vẫn c̣n giữ được một chút ư chí đấu tranh và một chút ư thức dân tộc như hiện nay th́ đó quả đă là một phép mầu. Một dân tộc b́nh thường chắc chắn đă tiêu vong lâu rồi.

Kỷ niệm ngày 30 tháng 4, 1975 cũng là dịp để giải tỏa một tâm sự nặng nề cho người thuộc miền Nam và phe quốc gia cũ. Họ đă thất bại chủ yếu v́ đă sáng suốt hơn đối thủ. Họ đă nhận ra sự vô lư của cuộc chiến và đă dừng tay, chẳng thà chấp nhận thất bại c̣n hơn tiếp tục tàn sát lẫn nhau giữa anh em ruột thịt. Đó là một thái độ yêu nước. Thay v́ cố gắng phủ nhận thất bại, đề cao sự oai hùng của quân đội miền Nam, chúng ta nên nh́n ra sự cao cả của quyết định khước từ cuộc chiến của thanh niên miền Nam. Đó là một sự cao cả có thực, mà chắc chắn các công tŕnh nghiên cứu mai sau sẽ phải nh́n nhận. Có lẽ trong bốn thế kỷ qua đó là phản ứng thông minh nhất của dân tộc ta.

Thay v́ hổ thẹn, chúng ta hăy suy nghĩ về nguyên nhân của thảm kịch mà chúng ta đă và đang chịu đựng. Đó là v́ trong những giai đoạn chuyển hóa lớn dân tộc nào cũng cần được những nhà tư tưởng hướng dẫn, để biết ḿnh nên nghĩ ǵ, đi hướng nào và làm ǵ. Điều bất hạnh cho chúng ta là trong suốt bốn thế kỷ đó chúng ta đă không có một nhà tư tưởng nào, chúng ta đă chỉ có những văn quan, vơ tướng, anh hùng, liệt sĩ. Do đó chúng ta đă không có đồng thuận, đă hoang mang, bối rối, căi cọ, xung đột và ră hàng, để rồi bị các tập đoàn hung bạo kế tiếp nhau chà đạp, dẫn đi từ thảm kịch này đến thảm kịch khác. Chúng ta đă trả giá đắt cho sự thiếu vắng một tư tưởng chính trị. Đó chính là bài học đáng ghi nhận nhất.

Chúng ta có thể t́m kiếm một đồng thuận chính trị bằng cách học hỏi, suy nghĩ. Nhưng cũng có thể chỉ giản dị bằng thái độ, nghĩa là lắng nghe mọi ư kiến, thảo luận thành thực và tương kính với nhau. Chúng ta sẽ t́m ra được một đồng thuận dân tộc mới, sẽ kết hợp được và sẽ làm lại được đất nước.

Suy tư thứ hai là, dù muốn hay không, chúng ta bắt buộc phải t́m một giải pháp chung, chứ không thể chỉ t́m giải pháp cá nhân cho mỗi người. Sở dĩ chúng ta đă thất bại và tủi nhục là v́ mọi người Việt Nam đă chỉ cố gắng t́m một giải pháp cá nhân cho ḿnh. Vượt biên là một giải pháp cá nhân. Hối lộ là một giải pháp cá nhân. Chịu đựng và nhẫn nhục là một giải pháp cá nhân. Căm thù và nguyền rủa là giải pháp cá nhân. T́m hănh diện trong sự khá giả của gia đ́nh và thành công của con cái là giải pháp cá nhân. Viết văn, làm thơ, in sách có thể cũng chỉ là giải pháp cá nhân.

Không phải giải pháp cá nhân nào cũng đáng trách, trái lại có nhiều giải pháp cá nhân rất chính đáng, cần thiết và đáng khuyến khích nhưng không thể chỉ có giải pháp cá nhân. Quay lưng lại với đất nước là một sai lầm tai hại ngay cả cho chính ḿnh. Người trong nước không thể có giải pháp tự cứu nào ngoài một giải pháp chung cho đất nước, nhưng người ngoài nước cũng cần một nước Việt Nam dân chủ và giàu mạnh để có một chỗ dựa, để được kính trọng và để thành công. Ư thức được rằng phải có một giải pháp chung cho dân tộc là chúng ta đă đi được quá nửa đoạn đường ra khỏi bế tắc và tủi nhục. Năm trăm người trên một con thuyền vượt biên đă bị hai mươi tên hải tặc uy hiếp v́ họ chỉ là năm trăm cá nhân. Tám mươi triệu người để cho một đảng cộng sản phân hóa và chao đảo khống chế cũng v́ chỉ là tám mươi triệu người cô đơn.

Ngày 30 tháng 4, 1975 đă có thể là một ngày vui lớn của dân tộc, một ngày khởi hành vào một kỷ nguyên của t́nh anh em t́m lại, của cố gắng chung và của thành công chung. Thực tế nó đă chỉ là một thương tích nặng, và rất nặng, trên một cơ thể vốn đă bầm tím những vết đ̣n chí tử. Từ đó bệnh nhân không những không được săn sóc và chữa trị mà c̣n tiếp tục bị đày đọa và đả thương thêm. Không ai đo lường hết được mức độ trầm trọng của vết thương 30-4 và những tàn phá trên thể xác và tâm hồn Việt Nam.

 

Nhưng dầu sao cũng đă đến lúc phải đứng dậy.

 

Một thế kỷ và một thiên niên kỷ sắp qua. Thế kỷ 20 bắt đầu trong nô lệ và chấm dứt dưới ách độc tài, nó đă là thế kỷ của nhục nhằn, đổ vỡ, máu và nước mắt. Thế kỷ 21 phải khác, nếu không Việt Nam sẽ không c̣n. Mà Việt Nam vẫn phải c̣n, bởi v́ không thể chỉ có những giải pháp cá nhân cho một khối tám mươi triệu người cùng một ngôn ngữ, cùng một quá khứ và cùng một thảm kịch.

Mở đầu thiên niên kỷ thứ hai, các vua nhà Lư đă chấm dứt một chính quyền hung bạo, mở ra kỷ nguyên tự chủ lâu dài. Bước vào thiên niên kỷ thứ ba, chúng ta cũng phải chấm dứt vĩnh viễn chế độ độc tài và mở ra kỷ nguyên của một nước Việt Nam dân chủ đa nguyên. Đó là điều kiện để Việt Nam có thể tồn tại.

Tin và t́m một giải thoát chung trong tâm lư ră hàng hiện nay là điều rất khó, nhưng không phải là không thể làm được. Hai ngàn năm lịch sử sống chung, giữ nước và dựng nước chung vẫn c̣n để lại một vốn liếng đáng kể. Tôi tin rằng ở thời điểm này, khoảng một ngàn người có ư thức, đồng thuận, quyết tâm và chấp nhận kết hợp trong một tổ chức đủ để tạo ra một chuyển biến tâm lư, làm ṇng cốt cho một phong trào dân chủ rộng lớn, đem lại ḷng tin và biến những tức tối và tủi hờn tích lũy thành sức mạnh đổi đời.

 

(Thông Luận số 126, tháng 5, 1999)

 

 

Dưới đây là bài viết của Sơn Hà trên mặt báo Người Việt để trả lời bài viết của Nguyễn Gia Kiểng về “Vết Thương Ngày 30 tháng 4” để quí vị tham khảo.

 

Lời lẽ bóp méo sự thật của Nguyễn Gia Kiểng.

 

“Kỷ niệm ngày chiến thắng 30-4 liền kề với ngày quốc tế lao động ngày 1-5 làm cho niềm vui của chúng ta được nhân lên gấp bội. Cả dân tộc vui mừng, tự hào, tất cả những người lao động vui mừng, tự hào. Nhưng lạ thay, ông Nguyễn gia Kiểng đă viết bài “Vết thương ngày 30 tháng 4” đưa lên mạng Internet, theo đó đă sặc mùi chia rẽ Nam Bắc, làm như thể miền Nam, Sài g̣n là một miền đất khác Việt Nam, một dân tộc khác Việt Nam, làm như thể từ ngày 30 tháng 4, 1975 th́ miền Nam Sài G̣n mất tất cả, bị xâm lăng tất cả! Không hiểu ông có thâm thù ǵ với cách mạng, thâm thù ǵ với dân tộc mà lại than thở như vậy. Ông quên mất điều đơn giản, tối thiểu là chỉ có đội quân xâm lược Mỹ và bè lũ Việt gian tay sai của Mỹ là thất thủ, là mất miền Nam, mất Sài G̣n, c̣n dân tộc Việt Nam, cả Nam lẫn Bắc là người thắng trận, thu giang sơn về một mối, chấm dứt ách thống trị của thực dân mới. Chỉ có người mất trí mới viết như ông Nguyễn Gia Kiểng rằng “Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đă không đến trong niềm vui thống nhất đất nước, ḥa giải và ḥa hợp dân tộc mà mọi người mong ước”. Viết như vậy là hoàn toàn xuyên tạc và bóp méo sự thật. Sự thật là sau ngày chiến thắng 30 tháng 4, 1975 th́ một loạt sự kiện lịch sử ra đời, đánh dấu sự thống nhất nước nhà. Đó là Việt Nam có một nhà nước thống nhất, bao gồm một Quốc Hội thống nhất, một chính phủ thống nhất, có cơ cấu tổ chức chính quyền các cấp thống nhất cả nước, nói chung có cơ cấu hệ thống chính trị các cấp thống nhất cả nước, có nền giáo dục thống nhất cả nước, có nền y tế thống nhất cả nước, cả nước có đồng tiền chung và một thị trường thống nhất, người Việt Nam đi lại tự do trên toàn cơi Việt Nam… Ngày 30 tháng 4, 1975 là ngày hội của toàn dân đoàn kết, chiến thắng. Đặc biệt, Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, bao gồm các giai cấp, các tầng lớp, các dân tộc, đồng bào các tôn giáo và không tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, các nhân sĩ, các cá nhân tiêu biểu… xóa bỏ hận thù, thành kiến giai cấp, gác quá khứ, nh́n về tương lai, nêu cao tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường cùng nhau xây dựng và bảo vệ tổ quốc thống nhất. Nhân dân trong nước và cả thế giới chứng kiến sau 30 tháng 4, 1975 không hề có tắm máu, không hề có trả thù. Có một số người trong ngụy quân ngụy quyền, trong đó có số nợ máu với nhân dân, thậm chí đă có tội ác tày trời, đă được tổ chức học tập, cải tạo, nhằm khêu gợi ḷng yêu nước, t́nh đồng bào, nghĩa dân tộc, biết phân biệt chính nghĩa và phi nghĩa, trở lại cuộc sống có đạo lư, có nhân phẩm, làm ăn lương thiện, trở thành công dân của nước Việt Nam mới, thống nhất. Như thế là việc làm vô cùng nhân đạo, rất nhân quyền của cách mạng, chứ sao lại xuyên tạc “chính sách cải tạo là để tiêu diệt đại bộ phận thành phần tinh nhuệ và trí tuệ của miền Nam”!

 

bài tham khảo:

 

Về Một Chuyện Thời Sự : Người Việt – Nguyễn Gia Kiểng – Sơn Hào

Trở lại vụ Sơn Hào, tôi thấy những luận điệu chống đối báo Người Việt khá khôi hài. “Cộng đồng” chống đối để mà chống đối, chứ thực ra chẳng có căn bản nào để chống đối. Trong phần sau tôi sẽ chứng minh qua sự phân tích về vụ việc Sơn Hào.

 

Trần Chung Ngọc

 

http://sachhiem.net/TCN/TCNts/TCNts059.php

 

 01-Aug-2012

 

Chế độ cộng sản được cái lợi ǵ qua bài viết của Sơn Hào, và những sự thực lịch sử Sơn Hào viết ra là xúc phạm toàn thể quân, dân, cán, chính Việt Nam Cộng Ḥa??  Không hiểu các nhân viên trong Ṭa soạn báo Người Việt có cảm thấy ḿnh bị xúc phạm v́ bị ông chủ nhiệm phản bội, tước đi quyền “tự do ngôn luận” và “tự do báo chí” mà ḿnh đang áp dụng trên một đất nước tự do, dân chủ như nước Mỹ. (TCN)

 

Tôi vốn không mấy khi để ư đến những chuyện trong “cộng đồng” của một số người “tỵ nạn CS từ mấy thập niên về trước”, và nay vẫn c̣n là “tỵ nạn CS” và muốn mọi người Việt ở hải ngoại đều phải thuộc diện “tỵ nạn CS”.  Mỗi ngày, trong địa chỉ điện thư cũ mà đă từ lâu tôi không c̣n dùng nữa, lọt vào cả trăm “rác thư”.  Tôi đă cho những “rác thư” này tự động chui vào “Spam”.  Nhưng lâu lâu tôi phải vào “spam” để làm sạch máy, sau khi liếc qua các chủ đề xem có ǵ lạ, hầu hết là không bao giờ đọc, rồi cho những ǵ chất chứa trong đó vĩnh viễn đi vào nơi không c̣n ở trong máy của tôi.

 

I. Báo Người Việt

 

II. Nguyễn Gia Kiểng

 

III. Sơn Hào

 

IV. Kết Luận

 

Phụ Lục: bài nói chuyện của

thẩm phán Phan Quang Tuệ

 

Ngày 29 tháng 7, 2012, tôi đảo vào “spam” với mục đích “delete” những “rác thư” trong đó.  Đọc qua mấy chủ đề, tôi thấy trong đó nổ ra vụ tố khổ báo Người Việt v́ một bài của Sơn Hào trả lời Nguyễn Gia Kiểng.  Tôi không đọc báo Người Việt hay bất cứ báo tiếng Việt nào khác v́ lẽ rất dễ hiểu là chỗ tôi ở không có người Việt và không có báo tiếng Việt, và dù có đi chăng nữa, không hiểu tôi có th́ giờ để đọc hay không.  Hàng ngày, bận rộn đọc sách, đọc báo Mỹ địa phương, tờ Chicago Tribune, đọc tin tức thế giới trên Internet, France 24, RT v..v… và viết bài “chống Công Giáo” hay “bênh Cộng”, theo sự chụp mũ vu vơ ngu xuẩn của một số người thiếu đầu óc, tôi nghĩ tôi không c̣n nhiều th́ giờ để đọc những lá cải đă tàn úa.  Ở tuổi ngoài 80, cố giữ cho đầu óc khỏi bi ô nhiễm, tôi cho là điều cần thiết.

 

Ṭ ṃ muốn biết nội vụ, tôi liền bỏ th́ giờ t́m hiểu vụ việc trên Internet. Hóa ra là v́ một bài báo của Sơn Hào viết để phản biện một bài của tác giả “Tổ Quốc Ăn Năn” Nguyễn Gia Kiểng viết về ngày 30/4/75 mà báo Người Việt bị “cộng đồng người Việt nay vẫn c̣n là tỵ nạn CS” ồ ạt, hè nhau tố khổ, chống đối.

 

http://www.danchimviet.info/archives/62241

 

 

 

 

I. NGƯỜI VIỆT

 

Báo Người Việt, từ vụ cái “chậu rửa chân”, bị biểu t́nh chống đối suốt 30 tháng trời, đến vụ 1, 2 bức ảnh ông Đỗ Ngọc Yến ngồi họp với một số quan chức nhà nước Việt Nam, chẳng biết bàn luận về những ǵ, không biết có phải bàn chuyện đi đêm với CS như cả trăm bức ảnh khác cho thấy các nguyên thủ quốc gia, bộ trưởng, ngoại trưởng v… v… trên thế giới ngồi họp với các quan chức nhà nước Việt Nam, hay tiếp đón họ ở Ṭa Nhà Trắng, đến bài thơ mừng xuân của Nhân Quang, và nay đến vụ Sơn Hào, đến nay vẫn chưa thức tỉnh.  Người Việt  không ư thức được rằng, sống trong “cộng đồng” mà không theo luật hay sự chỉ đạo của “cộng đồng”: phải vinh danh cờ vàng chứ không được đụng đến cờ vàng, phải đứng ngoài biểu t́nh phản đối chứ không được họp với quan chức trong nước, không được làm thơ mừng xuân, không được trả lời Nguyễn Gia Kiểng mà chưa có sự kiểm duyệt của “cộng đồng”.

 

 Báo Người Việt ngây thơ, cứ tưởng rằng ḿnh sống trên đất Mỹ th́ chỉ cần theo luật của Mỹ về “tự do ngôn luận” và “tự do báo chí” mà thôi. Nhưng “tự do ngôn luận” và “tự do báo chí” của Mỹ th́ để cho Mỹ theo, chứ đối với “cộng đồng” th́ không làm ǵ có chuyện “tự do ngôn luận” và “tự do báo chí”.  “Tự do ngôn luận” và “tự do báo chí” của cộng đồng là “tự do” trong “văn hóa chửi”, v́ “chống Cộng” là bổn phận tối thượng của “người tỵ nạn CS”, mọi chuyện tự do khác, hay của người khác, hăy dẹp sang một bên, tính sau. Bởi vậy nên những cơ sở có thương vụ với đồng bào, muốn sống trong “cộng đồng” th́ phải “nhập “cộng đồng” tùy tục”, cũng như “nhập giang th́ phải tùy khúc”.  Nhưng như là một phép lạ, lạ hơn phép lạ h́nh đức Mẹ hiện trên bức vách ở dưới gầm cầu ở Chicago, trên cái bồn chứa một vựa thóc, hay h́nh Chúa hiện trên một cái bánh thánh của một ông linh mục Mít…, qua bao cuộc biểu t́nh, tẩy chay chống đối, kéo dài nhiều năm, mà tại sao Người Việt vẫn sống.  Sống v́ có người mua báo, không có người mua báo và đăng quảng cáo th́ Người Việt đă phải dẹp tiệm từ lâu rồi.  Điều này chứng tỏ cái ǵ.  Nó chứng tỏ là “đồng bào” Việt Nam, tỵ nạn CS hay đa số không tỵ nạn, chẳng coi sự tố khổ, chống đối Người Việt của “cộng đồng” ra cái Ki-lô nào. Điều này cũng chứng tỏ là dân tỵ nạn nói chung văn minh hơn, tôn trọng luật Mỹ hơn là luật của “cộng đồng”.  Nếu người ta thấy những luận điệu tố khổ Người Việt là đúng th́ làm ǵ c̣n có ai mua báo Người Việt hay đăng quảng cáo trên báo Người Việt nữa.

 

Lịch sử huy hoàng của “cộng đồng” là “Cộng đồng” không cho Mỹ bỏ cấm vận, Mỹ cứ bỏ cấm vận.  “Cộng đồng” không muốn ai về thăm quê hương, bảo Việt Nam là một cái nhà tù vĩ đại, hàng năm vẫn có mấy trăm ngàn Việt kiều tỵ nạn CS về thăm cái nhà tù đó mang về cho các tù nhân trong đó trên dưới tỷ đô. “Cộng đồng khuyến cáo không nên mua hàng của Việt Nam, nhất là thức ăn v́ trong đó chứa toàn chất độc giết người, nhưng hàng Việt Nam càng ngày càng có nhiều trên thị trường Mỹ, từ quần áo đến thực phẩm, và không phải chỉ có người Việt như tôi thường mua mà cả người Mỹ cũng mua. “Cộng đồng” (Lê Duy San) hàng ngày hô “đả đảo Hồ Chí Minh”, đả đảo một nhân vật đă không c̣n hiện hữu trên trần thế 43 năm rồi, thật là ngu xuẩn hết chỗ nói, . “Cộng đồng” lên án những người đi nghe Bạch Tuyết ca nhạc cải lương, nghe nhạc Trịnh Công Sơn, không đi xem expo v…v… người tỵ nạn CS vẫn ào ào đi nghe, đi coi, coi thường “cộng đồng” chẳng ra cái thớ ǵ. Tại sao vậy?  V́ những hoạt động của “cộng đồng” phần lớn là phi dân chủ, phi tự do, phi hiểu biết.  Hành hung, ngăn cản, đe dọa, giả gái xịt hơi cay, quấy nhiễu làm phiền người khác bằng mọi cách v…v….. Đó  có phải là phương cách tranh đấu của những người tự nhận là VNCH, hay chỉ là của những kẻ mọi rợ sống trên một đất nước văn minh tiến bộ, tự do, dân chủ nhất thế giới.  Có lẽ đă đến lúc “cộng đồng” cũng nên thay tên, đổi họ, mở mắt ra, thức tỉnh đi là vừa, đừng tiếp tục làm xấu hổ lây đến “tập thể người Việt ở hải ngoại” ..

 

Trở lại vụ Sơn Hào, tôi thấy những luận điệu chống đối báo Người Việt khá khôi hài.  “Cộng đồng” chống đối để mà chống đối, chứ thực ra chẳng có căn bản nào để chống đối.  Trong phần sau tôi sẽ chứng minh qua sự phân tích về vụ việc Sơn Hào.  Nhưng trước hết, tôi muốn nói rơ là tôi chẳng biết Sơn Hào là ai, đây là lần đầu tiên đọc tên ông ta trên Internet, và tôi cũng chẳng quan tâm đến việc sống hay chết của báo Người Việt.  Đây chỉ là một bài phân tích, b́nh luận với lô-gíc dựa trên những thông tin trên Internet. Trên nguyên tắc, tôi chẳng muốn dính vào những chuyện chống đối này nọ của “cộng đồng”, nhưng thấy một vụ việc chẳng ra ǵ, có ảnh hưởng không tốt đến người Việt hải ngoại nói chung nên nổi hứng viết mà chơi.

 

II. NGUYỄN GIA KIỂNG

 

Trước hết, bài “Vết thương ngày 30 tháng 4” của Nguyễn Gia Kiểng đă đăng từ năm 1999, trên Thông Luận số 126, tháng 5, 1999.  13 năm sau, báoNgười Việt mang ra đăng lại vào ngày 16 tháng 4, 2012. Lẽ dĩ nhiên báo Người Việt có quyền đăng lại bất cứ bài nào mà họ muốn.  Nhưng tôi có một thắc mắc, nội dung bài trên có giá trị tuyệt luân nào mà 13 năm sau phải đăng lại. Phải chăng sau 37 năm vết thương vẫn chưa lành. Toàn bài chỉ là những ư kiến cá nhân, nay đă lỗi thời, kèm theo những nhận định hoang tưởng, sai lầm về lịch sử và tôn giáo. Đề chứng minh, tiện đây tôi muốn phê b́nh vài đoạn trong bài trên của Nguyễn Gia Kiểng để đọc giả thấy giá trị bài viết đó như thế nào.

 

NGK: Từ đầu thế kỷ 16 chúng ta đă tiếp xúc với phương Tây, sự tiếp xúc đó là một khúc quanh đặc biệt quan trọng. Người phương Tây đem đến cùng với hàng hóa và kỹ thuật cả một văn hóa mới. Đặc biệt các giáo sĩ đem đến một nhân sinh quan và một vũ trụ quan mới. Cuộc va chạm này đă tác động rất mạnh lên xă hội Việt Nam.

 

[Nguyễn Gia Kiểng viết nhảm nhí.  Đầu thế kỷ 16, những kẻ xâm nhập Việt Nam đầu tiên là những thừa sai Công giáo.  Áo đen đi trước súng ống đi sau.  Kỹ thuật mới về sau là kỹ thuật đóng tàu, chế tạo súng ống, và cái đồng hồ quả quít.  Văn hóa mới là văn hóa như thế nào.  Đó là văn hóa ngu xuẩn, mê tín, tàn bạo của Công Giáo tràn ngập ở Âu Châu. Hăy đọc lịch sử bành trướng của Công Giáo. Về những tên thừa sai thực dân xâm nhập Việt  Nam, hăy đọc Alexandre de Rhodes, Puginier, Huc, Pallu, Pellerin v…v….Nhân sinh quan của các thừa sai này là chấp nhận làm nô lệ cho một Gót mà không ai biết là cái quái ǵ, chỉ biết là rất tàn bạo và bất công như được viết trong Cựu Ước.  Thực ra cũng chẳng phải là nô lệ cho Gót mà thực chất là nô lệ cho Giáo hoàng và các “bề trên” để hi vọng có thể được ăn một cái bánh vẽ trên trời, v́ ngu dốt nên bị mê hoặc bởi những lời bịp bợm lừa dối của những giáo sĩ xảo quyệt.  Vũ trụ quan mới là một vũ trụ trong đó trái đất đứng yên và mặt trời quay quanh trái đất.  Vũ trụ quan này đă đưa đến sự thiêu sống Bruno, bạo hành Galilei. Vũ trụ quan này cũng dùng để chống Darwin trong thế kỷ 19.  Hăy đọc cuốn Sự Xung Đột Giữa Các Nền Văn Minh Và Sự Tái Lập Trật Tự Thế Giới (The Clash of Civilizations and the Remaking of World Order) của Samuel P. Huntington.  Huntington là một lư thuyết gia chính trị thế giới nổi tiếng của Mỹ, thường viết trong tập san Foreign Affairs.  Uy tín của Huntington không ai có thể phủ nhận.  Ông ta là giáo sư đại học Harvard, giữ chức vụ Giám Đốc Viện Nghiên Cứu Chiến Lược John M. Olin và Chủ Tịch Học Viện Harvard Nghiên Cứu Các Địa Phương Trên Thế Giới.  Ông cũng từng là Giám Đốc Kế Hoạch An Ninh cho Hội Đồng An Ninh Quốc Gia dưới thời Tổng Thống Carter, và Chủ Tịch Hội Chính Trị Khoa Học Hoa Kỳ.

 

Vào đầu thế kỷ 20, vị thế của Tây phương bao trùm thế giới, tạo nên một tâm cảnh chung trong thế giới Tây phương là “văn minh thế giới là văn minh Tây phương, luật quốc tế là luật Tây phương”.  Sự bành trướng của Tây phương trên thế giới từ thế kỷ 16 là dựa trên sự phát triển kỹ thuật: kỹ thuật hàng hải để đi tới các nơi xa xôi, và kỹ thuật vũ khí để chiến thắng quân sự v..v..  Nhưng Giáo sư Huntington nhận định: ”Tây phương thắng trên thế giới không phải là v́ sự ưu việt của những ư tưởng, hoặc giá trị, hoặc tôn giáo Tây phương mà là ưu thế trong sự áp dụng bạo lực một cách có tổ chức.” (Huntington, p. 51: The West won the world not by the superiority of its ideas or values or religion but rather by its superiority in applying organized violence).  Người Tây phương thường quên đi sự kiện này; người các nước khác, nhất là các nước đă một thời bị Tây phương đô hộ,  trong đó có Việt Nam, không bao giờ quên.

 

NGK:  Nhà Nguyễn làm chủ đất nước, không ư thức được sự thay đổi văn hóa xă hội đă và đang diễn ra trước mắt họ, đă thi hành chính sách mù quáng bài phương Tây và cấm đạo, làm chia rẽ trầm trọng hơn nữa một dân tộc vốn đă hoang mang và phân hóa cùng độ. Hậu quả là chúng ta đă mất nước.

 

[Nguyễn Gia Kiểng, một là ngu sử, hai là xuyên tạc lịch sử để chạy tội cho Công giáo. Đến ngày nay mà vẫn c̣n dùng những luận điệu của Công giáo và thực dân:

 

Các thừa sai Công giáo tới Việt Nam để rao giảng "tin mừng  Phúc Âm" và "khai sáng dân tộc Việt Nam", điều mà ngày nay NGK nói trẹo đi là một nhân sinh quan và vũ trụ quan mới.

 Tại sao nhà Nguyễn cấm đạo.  V́ bản chất Công giáo là một tà đạo, không hợp với văn hóa truyền thống Việt Nam, và v́ bản chất các tín đồ Công giáo Việt Nam là một tập đoàn đă bị các thừa sai Công giáo mê hoặc để trở thành phi dân tộc và phản bội dân tộc, do đó đă đi làm tay sai cho thực dân Pháp để đưa nước nhà vào ṿng nô lệ Pháp. Sau đây là vài nét về Công giáo để chứng minh tính chất tà đạo của Công giáo:

 

Trong 17 thế kỷ, từ thời vua Constantine ở thế kỷ 4, Công giáo đă phát triển và bành trướng trên khắp thế giới.  Quyền lực của Công giáo lên đến tột đỉnh suốt trong 10 thế kỷ, từ thế kỷ 5 đến thế kỷ 15.  Trong 10 thế kỷ này, tột đỉnh quyền lực với quyền sinh sát trong tay,  chỉ đạo mọi hoạt động xă hội: giáo dục, y tế, khoa học v…v…,  Công giáo đă đưa Âu Châu xuống vực thẳm của trí thức và khoa học.  Thời đại này được biết dưới tên Thời Trung Cổ (The Middle Ages), hay Thời Đại Đen Tối (The Dark Ages).  Các học giả xưa và nay đều cho đó là một thời đại của sự man rợ và đen tối trí thức (The ages of barbarism and intellectual darkness).  Bởi v́ trong thời đại đó, Công giáo đă hủy diệt những nền văn minh cổ xưa và giáng lên đầu nhân loại 8 cuộc Thập Tự Chinh, những Ṭa H́nh Án Xử Dị Giáo, những cuộc săn lùng phù thủy, tra tấn họ trong những ngục tù tăm tối với những h́nh cụ khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại, rồi mang họ đi thiêu sống trước cây thập giá để cứu vớt linh hồn họ.  Số nạn nhân của Công giáo lên đến nhiều triệu người, nếu không muốn nói là cả trăm triệu.  Đây là những sự kiện lịch sử mà người Công giáo không có cách giải thích nào có thể biện minh cho những vết nhơ như vậy, mà lại là những vết nhơ của một giáo hội tự nhận là “thiên khải, duy nhất, thánh thiện, tông truyền”.  Xin đọc http://www.sachhiem.net/TCN/TCNtg/CGHS/NCGHS0.php  Tại sao Công giáo phải xưng thú trước thế giới 7 núi tội ác của Công giáo đối với nhân loại.  Tại sao trong Công giáo có những giáo hoàng do gái điếm dựng lên.  Tại sao trong lịch sử Công giáo lại có những “đức thánh cha” phạm đủ mọi thứ tội nhơ bẩn thế gian như giết người, loạn dâm, loạn luân, đồng giống luyến ái v…v… Xin đọc http://www.sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN20.php Tại sao trong Công giáo lại có những linh mục đi hiếp dâm chị em nữ tu của ḿnh trên 27 quốc gia, http://www.sachhiem.net/index.php?content=showrecipe&id=315, và tới nay đă có trên 5000 linh mục can tội ấu dâm.  Và c̣n nhiều nữa…

 

Với một lịch sử và với bản chất như vậy, ai bảo Công giáo không phải là một tà đạo, xin lên tiếng.  Các trí thức Công Giáo Việt Nam đâu, hăy lên tiếng phản biện.  Đây là một thách đố và là cơ hội bằng vàng để quư vị lên tiếng bảo vệ cho cái đạo cao quư của quư vị, với lư luận trí thức có tính cách thuyết phục trong lănh vực học thuật chứ không phải với “đức tin” và “văn hóa chửi”.

 

Nguyễn Gia Kiểng và các con chiên cũng nên đọc về Công giáo đă vào Việt Nam như thế nào,http://giaodiemonline.com/2008/02/nhinlai.htm, mang lại ǵ cho Việt Nam. Tài liệu có đầy đủ trên và http://www.sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN34.php.  Hăy đọc để biết và sám hối về Công giáo đă làm tay sai cho thực dân Pháp, đưa nước nhà vào ṿng nô lệ Pháp như thế nào, và bớt đi những luận điệu huênh hoang về cái đạo thổ tả đầy mê tín, phi dân tộc và phản bội dân tộc của ḿnh.  Tài liệu lịch sử ghi rơ rằng, nếu không có những hành động nội ứng, tiếp tay với một mức độ đáng kể của tín đồ Công giáo Việt Nam th́ Pháp không thể lập nổi nền đô hộ ở Việt Nam trong gần 100 năm như lời thú nhận của Puginier.

 

NGK: Kỷ niệm ngày 30 tháng 4, 1975 cũng là dịp để giải tỏa một tâm sự nặng nề cho người thuộc miền Nam và phe quốc gia cũ. Họ đă thất bại chủ yếu v́ đă sáng suốt hơn đối thủ. Họ đă nhận ra sự vô lư của cuộc chiến và đă dừng tay, chẳng thà chấp nhận thất bại c̣n hơn tiếp tục tàn sát lẫn nhau giữa anh em ruột thịt. Đó là một thái độ yêu nước.

 

Có thật vậy không?  Nói như vậy mà không biết ngượng.  Mỹ bỏ rồi, và miền Nam sụp đổ chỉ trong ṿng 55 ngày.  Nguyễn Gia Kiểng nói vuốt đuôi làm như thể phe quốc gia sáng suốt và hiền lành lắm.  Đó là một cuộc tháo chạy, mất tinh thần, tan ră, v́ không c̣n hậu thuẫn của Mỹ.  Sao không nhận ra sự vô lư của cuộc chiến từ năm 1965, khi Mỹ đổ quân vào, áp dụng chính sách diệt chủng đối với người dân Việt Nam.  Chẳng cần bàn thêm về những ư kiến láo lếu và  ngu xuẩn của Nguyễn Gia Kiểng.

 

III. SƠN HÀO

 

Sau khi Người Việt đăng lại bài của Nguyễn Gia Kiểng th́ gần 3 tháng sau, Chủ Nhật mùng 8 tháng 7, [“Chủ Nhật” chứ không phải là “Chúa Nhật” như một số người ngu đạo, mê tín vẫn gọi, v́ đó chỉ là ngày đầu tuần rồi đến ngày thứ hai, thứ ba v…v…, hay ngày mặt trời "Sunday”,  và trước khi Chúa ra đời th́ trong hàng tỷ năm, trái đất vẫn quay xung quanh mặt trời, ngày nào cũng giống ngày nào, tuy ban ngày có dài có ngắn theo mùa, nhưng chung quy vẫn là 24 giờ một ngày], nhật báo Người Việt đăng nguyên văn bài phản biện của tác giả Sơn Hào với đầu đề “Lời lẽ bóp méo sự thật của Nguyễn Gia Kiểng”.  Thật ra th́ bài của Nguyễn Gia Kiểng đâu có đáng ǵ để mất công phản biện, v́ ai cũng biết Nguyễn Gia Kiểng là người như thế nào qua cuốn “Tổ Quốc Ăn Năn”.  Trong bài của Sơn Hào có đoạn như sau, và đây chính là đoạn đă làm nổi lên sóng gió trong “cộng đồng”:

 

Kỷ niệm ngày chiến thắng 30-4 liền kề với ngày quốc tế lao động ngày 1-5 làm cho niềm vui của chúng ta được nhân lên gấp bội. Cả dân tộc vui mừng, tự hào, tất cả những người lao động vui mừng, tự hào. Nhưng lạ thay, ông Nguyễn gia Kiểng đă viết bài “Vết thương ngày 30 tháng 4” đưa lên mạng Internet, theo đó đă sặc mùi chia rẽ Nam Bắc, làm như thể miền Nam, Sài g̣n là một miền đất khác Việt Nam, một dân tộc khác Việt Nam, làm như thể từ ngày 30 tháng 4, 1975 th́ miền Nam Sài G̣n mất tất cả, bị xâm lăng tất cả! Không hiểu ông có thâm thù ǵ với cách mạng, thâm thù ǵ với dân tộc mà lại than thở như vậy. Ông quên mất điều đơn giản, tối thiểu là chỉ có đội quân xâm lược Mỹ và bè lũ Việt gian tay sai của Mỹ là thất thủ, là mất miền Nam, mất Sài G̣n, c̣n dân tộc Việt Nam, cả Nam lẫn Bắc là người thắng trận, thu giang sơn về một mối, chấm dứt ách thống trị của thực dân mới…

 

Đọc đoạn trên, chúng ta có thể biết ngay Sơn Hào là người đứng trên lập trường cách mạng và dân tộc, có thể đang ở trong nước, để phản biện ông Nguyễn Gia Kiểng.  Dựa vào đoạn trên, “cộng đồng” đă chống báo Người Việt như thế nào?

 

Theo Nguyễn Quốc Đống, K.13 TVBQGVN, Ngày 19 tháng 7, 2012, th́ báo Người Việt đă bị một cơn sóng thần chống đối như sau:

 

Rất nhiều người phẫn nộ khi đọc bài viết này.  Độc giả gửi thư đến Người Việt cho ư kiến về bài viết láo xược nói trên (9-7-2012). Chủ tịch Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH Miền Nam California, CSQG Phan Tấn Ngưu , gửi thư phản kháng đến Ban Điều Hành NV (được đăng trong Thư Độc Giả ngày 9-7-2012), ông Ngô Kỷ, 1 trong những người kiên tŕ biểu t́nh chống báo NV nhục mạ cờ quốc gia VNCH từ năm 2008 gửi lên diễn đàn internet bài “Khẩn Báo: Báo Người Việt tuyên truyền cho CSVN” (10-7-2012), cựu Thiếu Tá Quân Cảnh Phan Kỳ Nhơn, chủ tịch Ủy Ban Chống Nghị Quyết 36 và 1 số đại diện các hội đoàn chống cộng Nam California tuyên bố sẽ tổ chức họp bất thường để t́m biện pháp đối phó với tập đoàn báo NV, bà Hoàng Dược Thảo, chủ nhiệm kiêm chủ bút của hệ thống báo Saigon Nhỏ viết bài tố cáo “ báo Người Việt  là một công cụ của đảng cộng sản Việt Nam”, khẳng định “không thể đứng cùng chiến tuyến với tờ báo này được”.  Trên đây là một số phản ứng đầu tiên ghi nhận được trong cộng đồng.  Diễn đàn internet cũng tràn ngập thư phản đối của đồng hương mọi giới  ngay trong tuần lễ đầu tiên.  Sang tuần lễ thứ hai, chúng ta đọc được thư phản đối của nhiều đoàn thể chống cộng khác như: Thư của Cộng Đồng  Việt Nam Nam California (chủ tịch lâm thời là ông Lê Khắc Lư), Tuyên Bố của Tổng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam (ông Nguyễn Trung Châu), Bản Lên Tiếng của Liên Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Nam California và Los Angeles …

 

Ngoài ra c̣n có tin 80 cựu Bác sĩ, Nha sĩ và Dược sĩ trong quân lực VNCH đồng ḷng kư tên phản đối, tẩy chay báo Người Việt.

 

Trước phản ứng phẫn nộ, quyết liệt chống đối của các “cộng đồng”, hội đoàn, tổ chức, cá nhân v…v…, theo lời Hà Giang, “chủ nhiệm Phan Huy Đạt xác nhận sự xuất hiện của lá thư này trên báo NV là một tai nạn, một lỗi lầm nghiêm trọng, gây nhiều phẫn nộ trong cộng đồng.  Ông Đạt chân thành xin lỗi toàn thể độc giả, các đoàn thể, tổ chức cựu quân, dân, cán, chính Việt Nam Cộng Ḥa.  Chủ bút Phạm Phú Thiện Giao cho biết phụ tá chủ bút Vũ Quí Hạo Nhiên, người chọn đăng bài viết của Sơn Hào, đă phạm lỗi lầm lớn là cho đăng bức thư này mà thiếu lời giải thích, nên tạo sự ngỡ ngàng cho độc giả.  Phụ tá chủ nhiệm Đinh Quang Anh Thái th́ khẳng định NV chưa bao giờ, không bao giờ, và măi măi sẽ không bao giờ chịu áp lực hay nhận yểm trợ của bất cứ thế lực nào. Về biện pháp kỷ luật, ông Đạt nói Hội Đồng Quản Trị Công Ty Người Việt đă nghiêm khắc khiển trách và chế tài những người liên đới trách nhiệm, gồm Chủ Nhiệm và Chủ Bút.”

 

Đọc kỹ về vụ việc trên, tôi thấy hành động của phe chống đối cũng như phe bị chống đối (Người Việt), chẳng ra cái tṛ trống ǵ.  Tại sao?  Phe chống đối, “cộng đồng”, dựa trên cảm tính chống Cộng chứ không hề có căn bản có tính cách thuyết phục nào để chống đối.  C̣n phe bị chống đối, Người Việt, có lẽ để duy tŕ thương vụ của ḿnh, nên đă tự truất quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của ḿnh, lên tiếng xin lỗi, chấp nhận, tự buộc vào ḿnh những lời cáo buộc vô căn cứ của phe chống đối.  Báo Người Việt  có lẽ cũng đă thức tỉnh: sống trong “cộng đồng” th́ phải theo luật của “cộng đồng”, nếu không th́…  Nhưng trên thực tế th́ hơi khó hiểu, tại sao Người Việt lại hèn như vậy.  Có lẽ Người Việt nên chịu khó đọc bài “Một nền báo chí hèn nhát, dung túng một cộng đồng cực đoan hèn nhát” của James Du trên kbchn để kịp thời lấy lại uy tín của ḿnh: http://kbchn.net/news/Viet-weekly/Mot-nen-bao-chi-hen-nhat-dung-tung-mot-cong-dong-cuc-doan-hen-nhat-6402/

 

Phân tích vụ việc Sơn Hào

 

Sau đây là phần phân tích vụ việc Sơn Hào của tôi để chứng minh những lời tôi vừa viết.

 

Trước hết, chúng ta hăy đọc những luận cứ chống đối bài của Sơn Hào trên báo Người Việt của “cộng đồng”  v…v… và sau đây là vài luận cứ chống đối điển h́nh:

 

Gần đây ngày 08/7/2012, báo Người Việt đă cố t́nh đăng bức thư độc giả Sơn Hào (?) nhằm mục đích nhục mạ Quân Dân Cán Chính VNCH, ca tụng VC, hầu khỏa lấp chuyện VC đă đưa đất nước, dân tộc Việt Nam đến chỗ băng hoại, suy thoái về mọi mặt, "hèn với giặc Tầu, ác với dân Việt" và làm mất dần chủ quyền Việt Nam vào tay bọn bá quyền Trung Cộng.

 

Mới đây nhất, Nhật báo Người Việt đă đăng một lá thư “độc giả” mà nội dung xuyên tạc lịch sử, mạ lị chính nghĩa VNCH, bôi nhọ quân dân VNCH từng chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc.

 

Trong mục Diễn Đàn của Nhật Báo Người Việt số ra ngày 8 tháng 07, 2012, quư báo có cho đăng “Thư độc giả” Sơn Hào nơi trang A13 nhằm trả lời bài của tác giả Nguyễn Gia Kiểng đă được đăng vào ngày 16 tháng 4, 2012.

 

Trong thư này, ông Sơn Hào đă bênh vực và ca ngợi tập đoàn Cộng Sản Bắc Việt vi phạm Hiệp định Paris 1973 khi xua quân xâm chiếm miền Nam vào ngày 30 tháng 04, 1975.

 

Đặc biệt là thông tin sau đây:

 

Tác giả: Phan Quang Tuệ

 

Tự do ngôn luận và tự do báo chí trong đời sống cộng đồng

 

(http://www.danchimviet.info/archives/62092)

 

LTS: Thẩm phán Toà án di trú San Francisco trong bài nói chuyện tại St.Paul, Minnesota, ngày 22 tháng 7, 2012 nhân dịp kỷ niệm một năm phát hành báo Người Việt Minnesota và Ngày Truyền Thông Báo Chí Việt Nam tại Minnesota đă nói rằng, “Không ai phủ nhận là cộng đồng người Việt được hưởng hoàn toàn và được Tu Chính Án Thứ Nhất bảo vệ hoàn toàn trong việc sử dụng quyền tự do ngôn luận.

 

Vấn đề là có những cá nhân và tổ chức trong cộng đồng muốn sử dụng tự do ngôn luận của họ để dập tắt tự do ngôn luận của những ai không đồng chính kiến với họ.

 

Đăng một bài phỏng vấn hay một lá thư có thể gây phẫn nộ cho độc giả. Sự phẫn nộ có thể được chia sẻ bởi rất nhiều người, và được xem là một sự phẫn nộ chính đáng.

 

Câu hỏi cần được đặt ra là đây có phải là lư do chính đáng để kêu gọi tẩy chay tờ báo, làm áp lực đóng cửa toà báo. Và chúng ta có muốn tiếp tục theo con đường và áp dụng những biện pháp tương tự cho đến khi tất cả chỉ c̣n những tờ báo đồng một tiếng nói, một luận điệu, một ngôn ngữ với một lời cảnh cáo: ai nói khác sẽ bị tiêu diệt!

 

Trong bài, Thẩm phán Phan Quang Tuệ đưa ra vài trường hợp tự do ngôn luận bị chống đối và về trường hợp Sơn Hào, tác giả viết:

 

Trường hợp thứ tư là trường hợp mới nhất xẩy ra tại quận Cam vào đầu tháng 7 này. Báo Người Việt phát hành tại Westminster, đăng một lá thư của một độc giả đă viết “..ngày 30 tháng 4 là ngày vui mừng của dân tộc và Việt Nam Cộng Hoà là bè lũ tay sai của giặc Mỹ”! Lập tức có phản ứng ngay từ các cá nhân, hội đoàn, và ngay cả các báo khác.

 

Sơn Hào không hề viết Việt Nam Cộng Hoà là bè lũ tay sai của giặc Mỹ.  Nhưng toàn bài của Thẩm Phán Tuệ có thể nói là một bài học giáo khoa về “Tự do ngôn luận” và “Tự do báo chí” cho những con ḅ mộng Tây Ban Nha, không hiểu thế nào là “tự do ngôn luận” và “Tự do báo chí” trên đất Mỹ. Nhưng những đầu ḅ có học nổi hay không lại là chuyện khác.Chúng ta có thể đọc toàn bài nói chuyện của Thẩm Phán Phan Quang Tuệ trong phần Phụ Lục ở cuối bài.

 

Bây giờ chúng ta hăy phân tích xem Sơn Hào viết những ǵ và những luận cứ chống đối có khớp hay không.  80 cựu bác sĩ, dược sĩ của VNCH, cùng vô số trí thức như Ngô Kỷ, Lê Duy San, chủ tịch nọ kia, mà đọc một câu của Sơn Hào cũng không hiểu ông ta viết cái ǵ.  Thật là đáng xấu hổ.

 

Trước hết, Sơn Hào viết:

Ông (Nguyễn Gia Kiểng) quên mất điều đơn giản, tối thiểu là chỉ có đội quân xâm lược Mỹ và bè lũ Việt gian tay sai của Mỹ là thất thủ, là mất miền Nam, mất Sài G̣n, c̣n dân tộc Việt Nam, cả Nam lẫn Bắc là người thắng trận, thu giang sơn về một mối, chấm dứt ách thống trị của thực dân mới…

 

Có chỗ nào Sơn Hào viết là Việt Nam Cộng Hoà là bè lũ tay sai của giặc Mỹ, hay, xuyên tạc lịch sử, mạ lị chính nghĩa VNCH, bôi nhọ quân dân VNCH; hay, nhục mạ Quân Dân Cán Chính VNCH; hay, toàn thể những người “mất miền nam, mất Sài G̣n” là “bè lũ Việt Gian tay sai của Mỹ, hay thóa mạ Quân Cán Chính Việt Nam Cộng Ḥa, tuyên truyền trắng trợn cho Cộng Sản Việt Nam, xúc phạm nặng nề đến danh dự của người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản.

 

Đó là những điều quư vị tự diễn giải ra, đặt vào miệng Sơn Hào rồi dựa vào đó để mà chống đối, nghĩa là dựng lên những người rơm để rồi tự tay ḿnh quật chúng xuống..  Quư vị tự vơ vào ḿnh cái nhăn hiệu “bè lũ Việt Gian” chứ không phải Sơn Hào có thể viết một cách vô trí như vậy.  Có phải là v́ quư vị có mặc cảm hay không mà tố khổ Người Việt một cách mù quáng, vô lối?  Điều chắc là Sơn Hào là người trong nước, hay có thể là người của  đảng, tôi không biết, nhưng ông ta đâu có ngu mà viết như quư vị nghĩ?  Tại sao?  V́ miền Nam không chỉ có VNCH, không chỉ có quân dân cán chính VNCH, không chỉ có chính nghĩa VNCH (sic), mà c̣n có Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, c̣n có phong trào phản chiến của các sinh viên học sinh và Phật giáo tranh đấu, c̣n có lực lượng thứ ba, c̣n có không ít người dân che chở cho “Việt Cộng” v…v… Và không phải mọi người tỵ nạn CS đều cho rằng kết cục của cuộc chiến là “mất miền Nam, mất Saigon”.  Miền Nam của ai, Saigon của ai mà mất.  Hăy đọc kỹ Sơn Hào: “… c̣n dân tộc Việt Nam, cả Nam lẫn Bắc là người thắng trận, thu giang sơn về một mối, chấm dứt ách thống trị của thực dân mới.” th́ rơ ràng là Sơn Hào đă phân biệt người dân miền Nam với bè lũ tay sai, những người cho rằng miền Nam hay Saigon là quốc gia riêng của họ, hay của VNCH, dù rằng người dân miền Nam sống dưới chính thể VNCH.  Cho nên, chúng ta phải hiểu rằng khi Sơn Hào nói rằng đội quân xâm lược Mỹ và bè lũ Việt gian tay sai của Mỹ, th́ bè lũ Việt Gian tay sai của Mỹ ở đây chỉ có nghĩa là chính quyền tay sai của Mỹ. Từ “bè lũ” ở đây mơ hồ và không thích hợp với văn phong trí thức, nhưng so với “văn hóa chửi” ở hải ngoại có lẽ cũng chẳng đáng ǵ. Trong cuộc chiến, Bắc Việt thường cho rằng chính quyền miền Nam là chính quyền ngụy, là Việt gian tay sai của Mỹ, chứ chưa bao giờ nói người dân miền Nam hay quân đội miền Nam là Việt gian tay sai của Mỹ.  Bắc Việt coi Mỹ là một đoàn quân xâm lược ngoại quốc, và những chính quyền hợp tác với quân xâm lược là chính quyền Việt gian.  Cũng như khi xưa, Pháp xâm lược Việt Nam th́ nhiều người Công giáo bị coi là Việt gian v́ đă hợp tác và làm tay sai cho Pháp,  như Nguyễn Bá Ṭng, Trần Lục, Hoàng Quỳnh, Pétrus Kư, Nguyễn Trường Tộ v…v…, và khi Pháp trở lại th́ chính quyền Bảo Đại cũng chỉ là một chính quyền bù nh́n, tay sai.

 

Có lẽ câu gây sốc đối với một số người Việt ở hải ngoại là câu “…đội quân xâm lược Mỹ và bè lũ Việt gian tay sai của Mỹ.” và đă có nhiều người phản đối báo Người Việt v́ câu này.  Nhưng nếu chúng ta hiểu thế nào là bè lũ Việt gian tay sai của Mỹ như tôi diễn giải ở trên th́ chúng ta cần phân tích vấn đề để hiểu tại sao Sơn Hào lại viết như thế.

 

Cuộc chiến ở Việt Nam đă chấm dứt 37 năm rồi.  VNCH đă đi vào dĩ văng và quên lăng trong chính trường quốc tế.  Một trang sử đă lật qua.  Việt Nam ngày nay, với hơn 60% là giới trẻ, đang cố gắng phát triển, xây dựng đất nước, dù trong nước có nhiều tệ đoan, hậu quả không thể tránh được khi Việt Nam lao đầu vào kinh tế toàn cầu.  Ở hải ngoại, một số người để tâm t́m hiểu về một chương bi thảm trong lịch sử Việt: 2 cuộc chiến tiền và hậu Geneva.  Nhiều trí thức, sau khi ra nước ngoài, trong khi t́m hiểu lịch sử đă không thể bán rẻ lương tâm của ḿnh để xuyên tạc lịch sử theo cảm tính thù nghịch quốc cộng, can đảm chấp nhận những sự thực lịch sử như chúng đúng là như vậy, dù có những sự kiện lịch sử khiến cho ta không ít th́ nhiều đau ḷng.

 

Cuộc chiến Việt Nam cuối cùng cũng có một bên thắng một bên thua.. Người Mỹ thú nhận là ḿnh thua.  Một số người Việt Quốc Gia lưu vong không chấp nhận là ḿnh thua.  Nhưng có chấp nhận hay không th́ sự thật lịch sử luôn luôn là sự thật lịch sử, không có cảm tính phe phái trong đó.  Nguyễn Gia Kiểng ở phe thua, đưa ra quan niệm tiêu cực của ông ta lên Internet về ngày 30/4/75.  Sơn Hào ở phe thắng, cũng có quan niệm tích cực của Sơn Hào về ngày 30/4/75..  Đây là chuyện rất tự nhiên. Nhiều lời chống đối đưa ra luận điệu đả kích Sơn Hào là đă ca tụng CS và chiến thắng 30/4/75.  Người Quốc gia ca tụng Quốc gia.  Người CS ca tụng CS, báo Người Việt đăng cả hai, có ǵ phải thắc mắc mà phải đả kích?Vấn đề là, có bao nhiêu người đồng ư với Nguyễn Gia Kiểng?  Có bao nhiêu người đồng ư với Sơn Hào? Nguyễn Gia Kiểng viết đúng hay sai?  Sơn Hào viết đúng hay sai?  Hăy để cho độc giả quyết định theo sự hiểu biết cá nhân.  Tại sao vài nhóm người lại muốn chỉ đạo, nắm giữ tư tưởng của quần chúng theo lập trường chống Cộng của ḿnh.

 

Tôi là một cựu quân nhân trong quân lực Việt Nam Cộng Ḥa, và cũng là một giáo chức của miền Nam.  Tôi không bao giờ có mặc cảm là tay sai của Pháp hay Mỹ, dù tôi đă nhiều lần hành quân dưới quyền chỉ huy của Pháp trong những năm 1952-1954.  Sau này, khi bị gọi tái ngũ, tôi đă phải tiếp xúc với cố vấn Mỹ trong đơn vị.  Chúng ta phải hiểu rằng v́ hoàn cảnh lịch sử của đất nước, quần chúng không thể quyết định được cho số phận của ḿnh.  Người miền Bắc được động viên để sinh Bắc tử Nam, theo lư tưởng chống Mỹ Ngụy và thống nhất đất nước, dù muốn dủ không.  Người miền Nam được tuyên truyền, gọi nhập ngũ để chống Cộng Sản vô thần, bảo vệ lư tưởng dân chủ, tự do, dù muốn dù không. Chính sách nằm trong tay chính quyền.  Người dân bắt buộc phải tuân theo.  Trừ khi hồi chánh về với chính nghĩa quốc gia, hay ra bưng theo chính nghĩa Cộng sản, hay đào ngũ, hay chạy chọt để khỏi nhập ngũ v…v…  Đó là những thực tế của cuộc đời.

 

Sau khi bị Mỹ “cưỡng bức di tản” sang Mỹ, nói vậy mà không phải vậy, v́ cố gắng lắm cộng với may mắn, gia đ́nh tôi mới leo được lên máy bay Mỹ sang Subic Bay rồi sang Guam và cuối cùng đến Mỹ.  Ấm ức v́ chuyện tại sao miền Nam lại thua, tôi để tâm t́m hiểu về lịch sử và cuộc chiến.  Và tôi đă vấp phải nhiều sự thực rất đau ḷng, đau ḷng cho nhân t́nh thế thái, đau ḷng cho đất nước, nhưng không phải đau ḷng v́ miền Nam thua, một kết quả không thể tránh được.

 

Dù muốn dù không, nay tôi bắt buộc phải chấp nhận là tôi đă phục vụ trong những chính quyền tay sai của Pháp và Mỹ.  Đây là một sự kiện lịch sử mà không có mấy người Việt lưu vong thuộc thành phần quân, cán, chính VNCH có can đảm chấp nhận.  Trong loạt bài “Chân Dung Người Việt Quốc Gia”, giáo sư Nguyễn Mạnh Quang đă đưa ra một nhận định là “người Việt Quốc Gia không dám chấp nhận sự thật”.  Sự thật đó là như thế nào?  Giáo sư Quang viết rơ: các chính quyền từ Bảo Đại cho đến Ngô Đ́nh Diệm, Nguyễn Văn Thiệu đều là những chính quyền bù nh́n tay sai do ngoại quốc dựng lên và hoàn toàn lệ thuộc vào ngoại quốc, nghĩa là Pháp và Mỹ.  Và không phải chỉ có Giáo sư Quang mới nhận định như vậy, mà đọc không ít những tác phẩm của giới khoa bảng Tây phương, chúng ta cũng không thể phủ nhận điều Giáo sư Quang viết.

 

Chúng ta hăy thử đọc xem Giáo sư Nguyễn Mạnh Quang viết những ǵ, và quư vị có toàn quyền phản biện trí thức.  Tôi tin rằng sachhiem.net sẽ đăng những bài phản biện trí thức theo tiêu chuẩn của sachhiem.net: chỉ phân tích thảo luận trên các chủ đề, biện luận xem đúng hay sai chứ tuyệt đối không nói đến cá nhân hay đi ra ngoài các chủ đề.  Phần sau đây của Giáo sư Quang viết về “Chính nghĩa Quốc Gia” và “Chính quyền Quốc Gia”, hơi dài tuy rằng tôi đă bỏ bớt một số đoạn, nhưng tôi cho là cần thiết để chúng ta hiểu đúng lịch sử, cất bỏ mọi mặc cảm phe phái.

 

http://www.sachhiem.net/index.php?content=showrecipe&id=7

 

II. Tính Cách Nghịch Thường Hay Bất Chính Của Chính Quyền Quốc Gia Việt Nam

 

III. Giải Pháp Bảo Đại

 

IV. Chính Quyền Quốc Gia Dưới Con Mắt Các Bậc Thức Giả Và Các Nhà Viết Sử

 

V. Tính Cách Phi Chính Nghĩa Của Các Chính Quyền Bảo Đại Và Miền Nam Việt Nam

 

VI. Kết Luận

 

II.- TÍNH CÁCH NGHỊCH THƯỜNG HAY BẤT CHÍNH CỦA CHÍNH QUYỀN QUỐC GIA VIỆT NAM

 

  [Trích từ phần “Chân Dung Người Việt Quốc Gia” trong một đại tác phẩm của Giáo sư sử Nguyễn Mạnh Quang”

 

   Một chính quyền do một đế quốc xâm lược hay liên minh đế quốc xâm lựợc dựng nên để dùng nó đánh lại người dân bản địa đang chiến đấu cho đại cuộc bảo vệ lănh thổ hay giải phóng dân tộc là một chính quyền nghịch thường mà ta thường gọi là chính quyền không có chính nghĩa hay bất chính. Sách sử thường gọi chính quyền này là chính quyền bù nh́n làm tay sai cho quân cướp ngoại thù. Thành phần nắm giữ những chức vụ quan trọng trong loại chính quyền này được giặc chọn lựa và bắt buộc phải tuân hành những chỉ thị của quan thày để phục vụ cho quyền lợi  hay đáp ứng cho nhu cầu của mẫu quốc. Với thực trạng như vậy, tất nhiên chỉ những hạng người vong bản, phản dân tộc, phản quốc, ích kỷ, tham lợi, háo danh (hư danh), thèm khát quyền lực  mới được giặc chọn lựa, và chỉ có hạng người đốn mạt như vậy mới cam tâm gục mặt cúi đầu bằng ḷng nắm giữ các chức vụ cao cấp trong loại chính quyền như vậy. Chính quyền Vichy dưới quyền lănh đạo của Thống Chế  Pétain của nước Pháp trong thời gian 6/1940-7/1944, chính quyền Uông Tinh Vệ của  Trung Quốc trong thời Đệ Nhị Thế Chiến, chính quyền Quốc Gia Việt Nam do ông Bảo Đại làm  quốc trưởng được cho ra đời vào ngày 5/6/1948 (có sách ghi là ngày 2/6/1948) và các chính quyền miền Nam Việt Nam do ông Ca-tô Ngô Đ́nh Diệm và ông Ca-tô Nguyễn Văn Thiệu làm tổng thống thuộc loại chính quyền này. Đây là sự thật và sách sử cũng đă ghi chép như vậy. Hăy nh́n vào chính quyền Quốc Gia do ông Bảo Đại và các chính quyền miền Nam Việt Nam trong những 1954-1975, chúng ta sẽ thấy rơ những sự thật đáng xấu hổ này:

 

1.- Nguồn gốc và xuất xứ: chính quyền Quốc Gia Việt Nam với ông Bảo Đại làm quốc trưởng và các chính quyền miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975 đều do kẻ thù của dân tộc là Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican và Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican dựng nên để làm tay sai cho Vatican Pháp và Mỹ. Sự thật nhục nhă này hoàn toàn trái ngược với quan niệm về chính thống và chính nghĩa của một chính quyền như đă tŕnh bày ở trong Chương 1  và Mục 1 ở trên trong chương sách này.

 

2.- Mục đích và hành động: chính quyền Quốc Gia Việt Nam với ông Bảo Đại làm quốc trưởng và các chính quyền miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975  được kẻ thù của dân tộc dựng nên với mục đích làm tay sai cho cho cả ba thế lực Pháp, Vatican và Hoa Kỳ.

 

Đối với Pháp, chính quyền Quốc Gia do ông Bảo Đại làm quốc trưởng chỉ là công cụ được sừ dụng làm tay sai cho họ trong công cuộc tái chiếm Việt Nam.

 

Đối với Vatican, chính quyền Bảo Đại và các chính quyền miền Nam vừa là nằm trong chính sách chia để trị, dùng người Việt đánh người Việt, vừa dùng tín đồ Ca-tô để cai trị đại khối nhân dân thuộc tam giáo cổ truyền, vừa là một phương tiện để hủy diệt nền văn hóa và các tôn giáo cổ truyền của dân tộc và cưỡng bách nhân dân ta phải theo đạo Ca-tô làm nô lệ cho Vatican.

 

Đối với Hoa Kỳ, chính quyền miền Nam Việt Nam là công cụ để biến miền Nam  thành tiền đồn  chống Cộng theo nhu cầu trong chính sách be bờ ngăn chặn ngọn triều Cộng Sản đang cuồn cuộn dâng cao tràn ngập toàn bộ lục địa Trung Hoa lan xuống tới vĩ tuyến 17 trên bán Đảo Đông Dương.  [TCN xin thêm: và để thực hiện chính sách thực dân mới của một đế quốc]

 

3.- Sống nhờ  vào sự nuôi dưỡng và bảo vệ của mẫu quốc: Tất cả những thành phần lănh đạo, các viên chức cao cấp và nhân viên thừa hành trong các bộ, các nha, các sở cũng như các sĩ quan nắm giữ những chức vụ chỉ huy trong quân đội và các tổ chức phụ thuộc của các chính quyền Quốc Gia do ông Bảo Đại làm quốc trưởng trong những năm 1948-1954 và các chính quyền miền Nam trong những năm 1954-1975 đều do các thế lực ngoại bang dựng nên, nuôi dưỡng, trả lương, trang bị bằng đồng tiền của người ngoại bang và được bảo vệ bằng quân đội của người ngoại bang để thi hành những lệnh truyền của người ngoại bang  với mục đích phục vụ cho quyền lợi của người ngoại bang.

 

T́m hiểu lịch sử, chúng ta sẽ thấy sự thật là như vậy. Hầu hết các lực lượng hay chính quyền kháng chiến đánh đuổi quân thù xâm lược đều gồm những người yêu nước, xả thân liều chết chiến đấu cho sự tồn vong của dân tộc, cho nên họ được nhân dân hết ḷng kính mến, nhiệt t́nh ủng hộ, tích cực đóng góp nhân  lực và vật lực: T́nh nguyện gia nhập vào các lực lượng vũ trang cũng như các cơ quan trong bộ máy quản trị nhân dân, và  hăng say đóng góp tiền bạc hay vật lực để nuôi quân và nuôi chính quyền. Những lực lượng nghĩa quân của Vua Lê Lợi chiến đấu đánh đuổi quân Minh, lực lượng nghĩa quân của anh em ông Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ nổi lên đánh đổ triều đ́nh thối nát của Chúa Nguyễn ở Đường Trong do quyền thần Trương Phúc Loan thao túng trong những năm đầu thập niên 1770, các lực lương nghĩa quân kháng chiến của các cụ Trương Công Định, Nguyễn Trung Trực, Thủ Khoa Huân, Thiên Hộ Dương, Mai Xuân Thưởng, Phan Đ́nh Phùng, Đinh Công Tráng, Nguyễn Thiện Thuật, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Thái Học và chính quyền Việt Minh Kháng Chiến trong những năm 1945-1954 đều như vậy cả.

 

III.- GIẢI PHÁP BẢO ĐẠI

 

 Chính quyền Quốc Gia Việt Nam thoát thai từ Giải Pháp Bảo Đại. Đây là ư đồ hay chủ trương của Ṭa Thánh Vatican.  Sách sử cho thấy rằng Giải Pháp Bảo Đại tiên khởi được viên khâm sứ đại diện Ṭa Thánh Vatican  tại Hà Nội là Tổng Giám Mục Antoni Drapier công khai tuyên bố vào ngày 28/12/1945. Lời tuyên bố này được sách sử ghi lại như sau:

 

“28/12/1945: Huế:  Tổng Giám Mục Antoni Drapier, đại  diện Roma tuyên bố: Gia đ́nh Bảo Đại là “gia đ́nh thân Pháp bậc nhất trong dân chúng Việt Nam (la plus francophile de tous les annamites), và theo ư ông ta, nên cho Bảo Đại lên ngôi như trước ngày 9/3/ (1945) (À mon avis, il serait avantageux pour le calm de rétablir le Roi come le chef régulier avant le 9 mars; DOM [Aix], CP 125).

 

Drapier cũng đưa ra giải pháp là có thể sau đó sẽ cho Bảo Long lên kế vi, và Nam Phương là Giám Quốc [Phụ Chính].”[1]

 

Ư đồ này phải trải qua một thời kỳ bàn luận giữa Vatican và Pháp cùng với thời kỳ cho người đi móc nối với ông Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy (Bảo Đại) lúc bấy giờ đang lưu trú ở Hông Kông. Sau một thời gian c̣ cưa mà cả giữa sứ giả Cousseau của Liên Minh Thánh Pháp – Vatican và Bảo Đại, tới cuối tháng 5 năm 1948, th́ mọi việc coi như đă xong xuôi. Tuy là đă xong xuôi, nhưng Liên Minh Thánh  Pháp – Vatican cũng vẫn không thể lôi cuốn được những người (có uy tín với nhân dân) bất măn với Mặt Trận Việt Minh để thành lập một chính quyền cho Giải Pháp Bảo Đại này. Nh́n thấy rơ dă tâm của liên minh giặc trong cái Giải Pháp Bảo Đại, cụ Trần Trọng Kim cho rằng cái chính quyền Quốc Gia do ông Bảo Đại chỉ là con chó (giữ nhà cho chủ) bị nhốt trong “cái cũi chó mạ vàng”. Chuyện này được Bùi Nhung thuật lại trong cuốn Thối Nát với nguyên văn như sau:

 

“Ông Bảo Đại ngụ ở Hồng Kông, cho nguyên Thủ Tướng Trần Trọng Kim về tiếp xúc với Cao Ủy Pháp tại Saig̣n. Cụ Kim kể lại đoạn này với tôi, lúc tôi từ Hà Nội vào thăm cụ ở Nam Vang, đường Lasansa, số 4: “Tôi trở về nước có nhiệm vụ ḍ dẫm xem Pháp có thật t́nh không, nghĩa là có cho Việt Nam tự do, độc lập thật sự như trong khối thịnh vượng chung của Anh không? (Commonwealth). Tôi gặp ông Cao Ủy ở Sàig̣n. Sau một giờ chuyện-tṛ, tôi biết rơ cái dă tâm của thực dân! Liên Hiệp Pháp chỉ là một thứ cũi chó mạ vàng!”[2]

 

Những người có thành tích cách mạng chống Liên Minh Thánh Pháp – Vatican trước tháng 8/1945 như các ông Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam, Nhượng Tống, Nguyễn Tiến Hỷ,  v.v…  đều lánh xa, không tham dự.  

 

Trong khi đó, t́nh h́nh chiến sự ở Đông Dương càng ngày càng trở nên bất lợi cho Liên Minh Thánh Xâm Lăng Pháp - Vatican.  V́  t́nh huống này, Vatican và Pháp mới hối hả đồng thuận biến chính phủ Việt gian “Cộng Ḥa Nam Kỳ” (do tên Việt gian Nguyễn Văn Xuân, quốc tịch Pháp, làm thủ tướng)  thành “chính phủ quốc gia”. Thành phần của chính phủ này gồm toàn những tên Việt gian khét tiếng  lưu xú vạn niên, hoặc là mang quốc tịch Pháp, hoặc là mang quốc tịch Vatican, hoặc là trong giới quan lại trong thời “Trăm năm nô lệ giặc Tây”. Đó là những nhân vật như  Nguyễn Văn Xuân, Trần Văn Hữu, Nguyễn Văn Tâm, Phan Văn Giáo, Nghiêm Xuân Thiện, Nguyễn Hữu Trí, Đặng Văn Trí, v.v…  Chính quyền Việt gian này được Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican khoác cho cái danh xưng là “chính quyền Quốc Gia” và được cho ra mắt vào ngày 5/6/1948. Có sách ghi là ngày 2/6/1948. Cũng từ ngày này, các danh xưng “chính quyền Quốc Gia” và “Quốc Gia Việt Nam”, “Người Việt Quốc Gia” cũng được cho ra đời. Sự kiện này được ông Lê Xuân Khoa ghi lại trong cuốn Việt Nam 1945-1995 - Tập I với nguyên văn như sau:

 

“Danh hiệu “Quốc Gia Việt Nam” (QGVN) được sử dụng từ ngày 5 tháng Sáu 1948, sau khi Cao Ủy Pháp tại Đông Dương Émile Bollaert và Thủ Tướng Chính Phủ Trung Ương Lâm Thời Nguyễn Văn Xuân kư bản thông cáo chung tại Vịnh Hạ Long nh́n nhận nền độc lập của Việt Nam…” [3]

 

Như vậy, rơ ràng Vatican là thế lực đưa ra Giải Pháp Bảo Đại và cũng chính Vatican sáng chế ra các danh xưng “chính quyền Quốc Gia” và “Quốc Gia Việt Nam”. Cả đến các danh xưng như “người Việt Quốc Gia”, “chính nghĩa Quốc Gia” và “lá cờ vàng ba sọc đỏ” cũng đều do Vatican chế ra  và cho ra đời cùng với chính quyền Quốc Gia vào ngày 5/6/1948. Kể từ đó, bộ máy truyên truyền của Vatican sử dụng tất cả các phương tiện truyền thông để phổ biến rầm rộ để  tô son điểm phấn cho cái chính quyền bù nh́n này theo sách lược “cả vú lấp miệng em” và “Tăng Sâm giết người”.

 

IV.- CHÍNH QUYỀN QUỐC GIA DƯỚI CON MẮT CÁC BẬC THỨC GIẢ VÀ CÁC NHÀ VIẾT SỬ

 

 Việc dùng lá bài Bảo Đại với những tên Việt gian như trên được đưa lên thành lập chính quyền làm tay sai cho liên minh giặc không thể qua mặt bậc thức giả  và các nhà viết sử. Họ đều lên án và vạch trần tính cách gian dối cùng những đặc tính nghịch thường và bộ mặt thật bán nước của cái chính quyền quái đản này. Họ khẳng định rằng  việc cho ra đời Giải Pháp Bảo Đại càng làm cho nhân dân Việt Nam căm thù Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican, càng nh́n thấy rơ cái bản chất vong bản phản quốc của cá nhân ông Bảo Đại cùng với phe đảng của ông ta. Cũng v́ thế nhân dân Việt Nam càng cương quyết hăng hái đi theo chính quyền Việt Minh Kháng Chiến dưới quyền lănh đạo của cụ Hồ Chí Minh để đánh đuổi liên minh xâm lăng Pháp – Vatican. Dưới đây là một số bằng chứng về sự kiện này:  

 

1.- Ông Hoàng Nguyện Nhuận  ghi nhận trong bài viết “Như Chuyện Thần Tiên” in trong cuốn Phồn Hoa Kinh với nguyên văn như sau:

 

“Chủ nghĩa quốc gia do Pháp nặn ra làm b́nh phong biện minh cho việc phục hoạt lá bài Bảo Đại để biện minh cho việc tái lập chế độ thuộc địa ở Đông Dương. Bảo Đại đă tự ư thoái vị năm 1945 nên khi Pháp bảo 'hồi loan', không thể xưng Vua, Tổng Thống, Chủ Tịch Nước... nên chỉ c̣n một chữ Quốc Trưởng, hiểu sao cũng được. Đă có 'quốc trưởng' th́ phải có 'quốc gia' để cho 'quốc trưởng' lănh đạo. Cho nên ở đây, không phải quốc gia đẻ ra quốc trưởng, mà chính Pháp đẻ ra quốc trưởng và quốc trưởng đẻ ra quốc gia. Quốc gia và quốc trưởng chỉ là  tấm b́nh phong cho Pháp tái lập nền đô hộ mà Pháp đă tự đánh mất khi để Nhật đảo chánh hất văng khỏi Đông Dương năm 1945.

 

Một số người Miền Nam hay nói đến chính nghĩa quốc gia và cho rằng Ngô đ́nh Diệm là người khai sinh ra chính nghĩa đó. Thực tế, nếu Ngô đ́nh Diệm có nghĩ đến quốc gia th́ cũng nghĩ đến theo cung cách của các vua Louis của Pháp: 'Quốc gia là trẫm' - L'état c'est moi. Nói thế khác, Ngô Đ́nh Diệm chỉ nghĩ đến triều đ́nh, chứ không phải quốc gia và cũng không phải dân tộc.”[4]

 

2.- Sách Việt Nam Quốc Dân Đảng của tác giả Hoàng Văn Đào ghi nhận như sau:

 

 “Sau 80 năm bị lệ thuộc, dân tộc Việt Nam chỉ thèm khát độc lập, và không biết ǵ đến khuynh hướng chính trị của phe này với nhóm khác. Người dân Việt Nam nghĩ rằng: miễn là nước được độc lập, c̣n đảng phái nào lănh đạo cuộc tranh đấu giành độc lập hay cầm chính quyền cũng vậy, cốt là “Nước Việt Nam của người Việt Nam!”

 

Một yếu tố khác nữa, ngót hai triệu đồng bào chết đói vừa qua, là chết để đem linh hồn thức tỉnh ư chí những kẻ c̣n sống cũng phải phục thù rửa hận cho toàn dân. Đó là hoàn cảnh tạo nên cuộc cách mạng âm ỷ trong đầu óc mọi người dân Việt, khác nào như một kho thuốc nổ, chỉ c̣n đợi người nào hoặc đoàn thể nào châm ng̣i lửa là nổ bùng. Ḷ thuốc súng đă có người châm, ng̣i đă nổ, quần chúng ùa chạy theo Việt Minh Cộng Sản.”[5]

 

3.- Sách Quân Sử 4 (Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa Trong Giai Đoạn H́nh Thành 1946-1955) viết:

 

“Tuy nhiên, cũng cần phải nói rằng quân đội Việt Minh dưới chiêu bài “quân giải phóng” đă qui tụ hầu hết những người yêu nước nên đánh rất hăng. Ngoài ra, những đội quân tự vệ và dân quân du kích mọc lên khắp nơi được các ủy ban hành kháng địa phương huấn luyện nhanh chóng về chiến thuật du kích cách phá hoại, v.v…”[6]

 

4.- Hai nhà viết sử Bradley S. O’ Leary & Edward Lee viết trong cuốn Vụ Ám Sát Ngô Đ́nh Diệm & J.F Kennedy như sau:

 

“Nhưng vào lúc này có nhiều người khởi nghĩa hơn – những người khởi nghĩa bản xứ - chống lại sự áp bức của cả Pháp lẫn Nhật. Việt Minh là tên gọi của một nhóm dân quân du kích được tổ chức tốt và lập tức được cả nước đứng sau lưng. Đứng đầu nhóm là người sau này trở thành vị lănh tụ duy nhất từng giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh chống lại người Mỹ: Hồ Chí Minh.”[7]

 

5.- Giáo-sư Trần Chung Ngọc viết trong bài viết “ Những thắc Mắc Cần Phải Được Giải Đáp” trong đó có mấy đoạn như sau:

 

“Người Việt Nam Quốc Gia chúng ta thường cho là chúng ta có chính nghĩa. Nhưng nh́n lại lịch sử, chúng ta phải đau ḷng mà nh́n nhận rằng, chúng ta có một lư tưởng khác với lư tưởng Cộng sản, nhưng chính nghĩa th́ không có. V́ thực chất các chế độ ở miền Nam chỉ là những “chế độ tay sai” [client regimes], những chế độ được Mỹ dựng lên làm tiền đồn chống Cộng, mới đầu được Mỹ ủy nhiệm chống Cộng cho Mỹ, sau Mỹ nhảy vào chống Cộng lấy, chống không nổi rồi lại “Việt Nam hóa” cuộc chiến, ủy nhiệm lại cho VNCH chống Cộng để đi đến kết cuộc là “tan ră” [từ của ông Tướng Nguyễn Cao Kỳ]. Ông Tướng Nguyễn Cao Kỳ đă rất can đảm khi thú nhận rằng: "Ông" Mỹ luôn luôn đứng ra trước sân khấu, làm "kép nhất". V́ vậy ai cũng cho rằng thực chất đây là cuộc chiến tranh của người Mỹ và chúng tôi là những kẻ đánh thuê. Nhưng kết thúc của cuộc chiến mà một số người ở hải ngoại cho rằng “Việt Cộng đă cưỡng chiếm miền Nam” đă làm tôi có thắc mắc như sau:

 

“Miền Nam có tới hơn một triệu quân, gồm chính quy và nhân dân tự vệ, một thời cộng với hơn nửa triệu quân Mỹ, với đầy đủ vũ khí, đạn dược, và có ưu thế tuyệt đối về máy bay, xe tăng, tàu chiến, B52, và cả thuốc khai quang Agent Orange để cho Việt Cộng không c̣n chỗ ẩn núp v..v.. nhưng tại sao sau 8 năm, từ năm 1965 khi Mỹ đổ quân vào Việt Nam đến 1973, Mỹ lại phải “Việt Nam hóa” cuộc chiến, rồi “rút lui trong danh dự của Mỹ”, để rồi cuối cùng Việt Cộng vẫn “cưỡng chiếm” được miền Nam? Người dân miền Nam có dự phần nào trong cuộc “cưỡng chiếm” này không? Làm sao Việt Cộng có thể thực hiện được “đường hầm Củ Chi?”. Vậy ngoài yếu tố quân sự, những yếu tố nào đă quyết định cuộc chiến? Phải chăng là ḷng yêu nước? Chính Nghĩa? Hợp với ḷng dân và được dân ủng hộ? Ư chí chiến đấu của binh sĩ? Khả năng chỉ huy của các cấp lănh đạo? Và c̣n ǵ nữa?”

 

Cho tới nay, tôi mới chỉ thấy một giải thích của ông Nguyễn Cao Kỳ: “Tôi biết rất rơ ràng về cái gọi là những người chỉ huy, những ông tướng lĩnh miền Nam khi ấy. Từ ông Thiệu đến những ông khác dưới trướng, xin lỗi, toàn là những vị ăn chơi phè phỡn, tài không có mà đức cũng không. Trước đây có "ông" Mỹ đứng sau th́ không có chuyện ǵ, nhưng khi phải một ḿnh trực tiếp đối diện với khó khăn th́ bản chất cũng như tài năng lộ ra ngay.”[9]

 

Sự thành h́nh và ra đời của cái gọi  là "Chính quyền Quốc Gia Việt Nam" nghịch thường là như vậy! Thiết tưởng cũng cần nên nói  rơ về tính cách nghịch thường hay phi chính nghĩa của cái chính quyền quái đản này.

 

V.- TÍNH CÁCH PHI CHÍNH NGHĨA CỦA CÁC CHÍNH QUYỀN BẢO ĐẠI VÀ MIỀN NAM VIỆT NAM

 

 Như đă nói ở trên, tính cách bất  thường hay phi chính nghĩa của chính quyền Quốc Gia do ông Bảo Đại làm quốc trưởng (1948-1955) và các chính quyền miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975 ở chỗ chính quyền cùng các bộ, các nhà sở cũng như các tổ chức phụ thuộc đều do Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican và Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican dựng nên để làm công cụ phục vụ cho các thế lược ngoại xâm này:

 

A.- Trong những năm 1948-1954:

 

1.- Những nhân vật lănh đạo chính quyền Quốc Gia do ông Bảo Đại làm quốc trưởng đều do Pháp  và Vatican chon lựa đưa lên cầm quyền để thi hành những chỉ thị của Pháp và Vatican đưa ra. Sự kiện này chứng tỏ cái chính quyền này chỉ là chính quyền bù nh́n làm tay sai cho hai thế lực thực dân Pháp và đế quốc Vatican.

 

2.- Quân đội Quốc Gia là do quân xâm lược Pháp thành lập, do Pháp trang bị, Pháp huấn luyện và Pháp trả lương và đặt dưới quyền chỉ huy của các quan người Pháp để phục vụ cho tham vọng đế quốc của người Pháp. Như vậy, thực chất của đạo quân này cho là đạo quân đánh thuê cho Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican.

 

B.- Trong những năm 1954-1975:

 

1.- Những nhân vật lănh đạo các chính quyền miền Nam Việt  Nam đều do Mỹ và Vatican chọn lựa đưa lên cầm quyền để thi hành những chỉ thị của hai thế lực Mỹ và Vatican. Rơ ràng là chính quyền miền Nam Việt Nam chỉ là công cụ do Liên Minh Xâm Lược Mỹ- Vatican dựng nên để làm tay sai cho hai thế lực này. Sự kiện này đước chính các nhà viết sử người Mỹ khẳng định trong sách Vụ Ám Sát Ngô Đ́nh Diệm & J.F Kennedy với nguyên văn như sau:

 

“Theo Hiệp Định Genève, việc chia đôi nước Việt Nam được ấn định rơ ràng chỉ là tạm thời cho đến khi tổ chức một cuộc bầu cử toàn quốc. Cuộc bầu cử dự trù sẽ diễn ra hai năm sau đó (1956), đủ thời gian cho các đảng phái chính trị củng cố và tự quảng bá ḿnh trước cử tri trong nước. Đảng Cộng Sản của Hồ Chí Minh ở miền Bắc kiên tŕ chờ đợi, trong khi đó tại miền Nam, CIA mỹ hậu thuẫn Ngô Đ́nh Diệm, một trí thức Công Giáo; họ tin tưởng ông sẽ là một con bù nh́n hoàn hảo sẵn sàng đáp ứng mọi quyền lợi của người Mỹ. Trong lúc thời thịnh của “Chủ Thuyết Domino”, đây là một việc rất hệ trọng.”[10]

 

2.- Năm 1954, sau khi bị thảm bại tại tập đoàn cứ điểm tại Điện Biên Phủ, chính quyền Pháp phải nghiêm chỉnh thương thuyết với phái đoàn của chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa và chuẩn bị rút quân về Pháp. T́nh trạng này đưa đến hậu quả  làm cho Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican tan vỡ và khiến chính quyền Quốc Gia của ông Bảo Đại cũng như Quân Đội Quốc Gia bị bỏ rơi. Ở vào t́nh trạng này, nếu không có Hoa Kỳ nhẩy và thay thế, th́ cả chính quyền Quốc Gia và Quân Đội Quốc  Gia đă rơi vào t́nh trạng ră ngũ tan hàng. Tháng 7 năm 1954, ông Ngô Đ́nh Diệm được Liên Minh Xân Lược Mỹ - Vatican đưa về Việt Nam cầm quyền, th́ đạo quân đánh thuê  cho Liên Minh Xâm Lược Pháp  Vatican có danh xưng là Quân Đội Quốc Gia trong thời 1948-1954 được Hoa Kỳ hứng lấy nuôi dưỡng, huấn luyện, trang bị và trả lương để đánh thuê cho hai thế lực Mỹ và Vatican và được cải danh là Quân Đội Việt Nam Cộng Ḥa. Rơ ràng là  “rượu cũ b́nh mới”. Danh xưng được đổi mới, nhưng cái bản chất đánh thuê cho ngoại cường xâm lăng vẫn nguyên vẹn như trước.

 

Như vậy, nếu trong những năm 1948-1954 Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican là ông chủ của chính quyền Quốc Gia và Quốc Đội Quốc Gia, th́ trong những năm 1954-1975 Liên Minh Xâm Lược Mỹ-Vatican là ông chủ của chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa và Quân Đội Việt Nam Cộng Ḥa. Nếu trước kia, trong những năm 1950-1954, người Pháp lănh thầu tiền của Mỹ để chi phí cho những phí tổn cho việc thành lập chính quyền và quân đội Quốc Gia, và  nuôi dưỡng hai tổ chức này, th́ trong những năm 1954-1975, Mỹ trực tiếp chi tiền cho những phí tổn nuôi dưỡng chính quyền và quân đội miền Nam. Nếu trước kia chính quyền Quốc Gia dưới quyền lănh đạo của ông Bảo Đại  và Quân Đội Quốc Gia  làm tay sai và đánh thuê cho Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican, th́ trong những năm 1954-1975 chính quyền và quân đội miền Nam làm tay sai và đánh thuê cho Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican.

 

 Nói cho rơ hơn là "Các chính quyền được mệnh danh là "chính quyền Quốc Gia" trong thời gian 5/6/1948-23/10/1955 do ông Bảo Đại làm Quốc Trưởng và các chính quyền miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975 dù là mang danh xưng hay danh nghĩa ǵ đi nữa, th́ cái bản chất của nó vẫn  là  chính quyền Việt gian  được hai Liên Minh Đế Quốc Xâm Lược Pháp - Vatican và Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican dựng nên để phục vụ cho quyền lợi của các đế quốc xâm lươc Vatican, Pháp và Mỹ,  chống lại tổ quốc và dân tộc Việt Nam."

 

VI.- KẾT LUẬN.

 

 Trong ba thế lực xâm lăng Vatican, Pháp và Mỹ, th́ Vatican là thế lực tiên khởi có chủ trương đánh chiếm Việt Nam rồi mới t́m cách vận động Pháp liên kết với Vatican thành Liên Minh Pháp – Vatican xuất quân đánh chiếm Việt Nam làm thuộc địa để cùng thống trị, cùng nô lệ hóa dân ta và cùng chia nhau lợi nhuận. Sau này, vào năm 1954, sau khi bị thảm bại tại Điện Biên Phủ, Pháp suy yếu, rơi vào t́nh trạng “ốc không mang nổi ḿnh ốc”, phải rút quân về nước và công nhận chủ quyền độc lập của Việt Nam. T́nh trạng này khiến cho Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican tan vỡ.

Pháp rút quân về, con cáo già Vatican rơi vào t́nh trạng bơ vơ trơ trọi. Nhưng v́ bản chất tham tàn, vẫn c̣n muốn bám chặt lấy Việt Nam như loài đỉa đói, cho nên Vatican quay ra vận động Hoa Kỳ thành lập Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican, chiếm giữ miền Nam để biến miền Nam thành một nước theo đạo Ki-tô (cho mục đích của Vatican), và thành một tiền đồn chống Cộng ở Đông Nam Á Châu (cho cả Hoa Kỳ và Vatican). 

 Sự thật là như vậy. Do đó, bất kỳ cá nhân hay thế lực nào nhẩy ra làm việc cho Liên Minh Xâm Lược Pháp - Vatican trong suốt chiều dài lịch sử từ khi tiếng súng xâm lăng khai hỏa tấn công Đà Nẵng vào năm 1858  cho đến cuối năm 1954 đều là những quân Việt gian phản quốc. Tương tự như vậy, tất cả những cá nhân hay thế lực nào nhẩy ra làm tay sai cho Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican trong những năm 1954-1975, và những người có những hành động tích cực bênh vực và chạy tội cho các thế lực xâm lược trên đây, đặc biệt là Vatican, đều là những quân Việt gian phản quốc. Nên nhớ rằng tất cả tài sản của Vatican tại Việt Nam hiện nay đều là những của ăn cướp của dân tộc Việt Nam. 

Vatican đă ăn cướp tiền của và ruộng đất của dân ta bằng cách nào?  Trong thời gian 1862-1975, Vatican  dựa vào chính quyền bảo hộ Liên Minh Pháp – Vatican (trong thời gian 1862-1954), rồi dựa vào các chính quyền đạo phiệt Ca-tô Ngô Đ́nh Diệm và quân phiệt Ca-tô Nguyễn Văn Thiệu ở miền Nam Việt Nam (trong những năm 1965-1975) để cướp đoạt tài nguyên quốc gia, cưỡng chiếm ruộng đất, đập phá chùa chiền, miếu đ́nh, đền đài, lấy đất xây nhà thờ, dùng các phương tiện của chính quyền để ăn cướp rừng lấy gỗ bán đi lấy tiền đóng góp cho Vatican, ăn chặn tiền ngoại viện, v.v… Do đó, những người mưu đồ t́m cách đ̣i chiếm lại những tài sản ăn cướp này cho Vatican đều là những quân Việt gian phản quốc v́ họ chiến đấu cho quyền lợi của quân cướp xâm lược Vatican, một thế lực đă có những hoạt động chống lại dân tộc Việt Nam từ giữa thế kỷ 16  cho đến ngày nay. 

Giáo sư Nguyễn Mạnh Quang viết về “chính quyền Quốc Gia” và “chính nghĩa Quốc Gia” như trên có phải v́ ông ta là CS hay tay sai của CS.  Giáo sư Quang đă rửa tội theo Công Giáo khi lấy vợ với tâm cảnh: “Con lấy được vợ, con thôi nhà thờ”.  Ông ta cũng là một cựu quân nhân của VNCH.  Nhưng ông ta là Giáo sư sử, được đào tạo về ngành sử ở Mỹ, và dạy sử ở Mỹ, nên ông ta đă theo đúng tiêu chuẩn của một người viết sử với tất cả lương tâm nghề nghiệp.  Sau đây, chúng ta đọc thử vài tài liệu ngoại quốc để thấy rằng Giáo sư Quang viết không hề sai.

  Trong cuốn Chiến Tranh Việt Nam Và Văn Hóa Mỹ (The Vietnam War and American Culture, Columbia University Press, New York, 1991, John Carlos Rowe and Rick Berg: Editors), trang 52-72, có bài “Sự Vắng Mặt Kẻ Thù Của Mỹ [Nghĩa là không cần biết đến quan điểm của người dân VN] Trong Lịch Sử Chiến Tranh Việt Nam Viết Bởi Trường Phái Xét Lại” [America’s “Enemy”: The Absent Presence in Revisionist Vietnam War History]  của Stephen Vlastos, Giáo sư Sử, đại học Iowa, viết về cuộc chiến ở Việt Nam qua 4 chủ đề: Nguyên nhân cuộc chiến, Hiệp định Genève, Phong trào kháng chiến ở miền Nam Việt Nam, và Cuộc chiến bại của Mỹ.

 

Theo tôi, đây là một bài phân tích khá chính xác tuy không đầy đủ v́ thật ra rất khó mà viết được đầy đủ về cuộc chiến ở Việt Nam.  Chúng ta có thể đọc được đoạn sau đây, và chúng ta sẽ thấy rằng tất cả chính trị tạo nên cảnh đối nghịch Quốc-Cộng ở Việt Nam đă được dàn dựng ngay từ hồi Pháp trở lại Việt Nam, và sau bởi Mỹ để đạt được những mục đích thầm kín của Mỹ.  Giáo sư Stephen Vlastos viết:

 

Ngay từ 1947, Pháp với những khó khăn của cuộc chiến, đă t́m giải pháp “quốc gia” để chống những lời kêu gọi ḷng ái quốc của Việt Minh (nghĩa là dùng người Việt chống người Việt dưới chiêu bài Quốc Gia chống Cộng sản), và đă kiếm được một người sẵn sàng hợp tác: Cựu Hoàng Bảo Đại (đă thoái vị và được Hồ Chí Minh mời làm Cố Vấn).  Vào tháng 3, 1949, Bảo Đại kư thỏa hiệp về một nước Việt Nam độc lập trong khối Liên Hiệp Pháp, thỏa hiệp được quốc hội Pháp thông qua vào đầu năm 1950.  Về phương diện Hiến Pháp, chính quyền Bảo Đại không có chủ quyền, về phương diện cá nhân, ông ta thiếu tính hợp pháp chính đáng [Constitutionally, Bao Dai’s government lacked sovereign powers; personally, he lacked legitimacy].  Tuy nhiên, ngay lập tức, Mỹ đă công nhận ngoại giao với Bảo Đại, và điều này cũng đủ để thiết lập tính cách hợp pháp của chính quyền Bảo Đại – ngay cả khi chính quyền này bị bác bỏ bởi hầu hết ngưởi Việt Nam [U.S. recognition suffices to establish the legality of Bao Dai’s government – even though spurned by most Vietnamese] và theo cùng một lôgíc th́ Sô Viết và Trung Quốc công nhận nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa mấy năm sau có nghĩa là bất hợp pháp dù đă được quảng đại quần chúng ủng hộ.

 

Làm mù mờ những vai tṛ lịch sử của Đảng Cộng Sản Việt Nam và Mỹ trong giai đoạn đầu cuộc chiến của Việt Nam giành độc lập [cuộc chiến chống Pháp trở lại Đông Dương với sự ủng hộ vật chất của Mỹ], chiến lược đầu củng cố bởi chiến lược thứ hai: đưa ra tràn ngập h́nh ảnh là Việt Nam nằm trong cuộc bành trướng của Cộng sản trên thế giới với những tài liệu như “Sự sụp đổ của Trung Hoa quốc gia”, “Quân đội Trung Quốc tập trung ở biên giới Hoa Việt”,  “Nga Sô Viết và Trung Hoa Cộng Sản công nhận Việt Minh”, “Chính quyền Mao cung cấp nơi trú ẩn và viện trợ cho Việt Minh”, và “Cam kết của Việt Minh về tổ chức và lư tưởng Cộng sản”.Lẽ dĩ nhiên, tất cả những tài liệu này nhằm nuôi dưỡng một ảo tưởng là một quốc gia “tự do” [Nam Việt Nam]  bị đe dọa bởi sự xâm lăng của Cộng Sản từ bên ngoài – và đó là sự xoay sở đạo đức của cuộc chiến tranh lạnh để biện minh cho sự can thiệp quân sự của Mỹ.

 

Những luận điệu quen thuộc như:  Mỹ phải ủng hộ “chính quyền hợp pháp” [bất hợp pháp trên thực tế. TCN] hoặc phải đối diện với sự bành trướng của Cộng Sản khắp miền Đông Nam Á, và có thể lan đến lănh thổ của chúng ta..  Điểm khẳng định ở đây là, Việt Nam đă có một chính quyền quốc gia hợp pháp và bị tấn công bởi “chế độ” Cộng sản Hồ Chí Minh, do đó sự can thiệp của Mỹ là hành động công chính về đạo đức. [Xin đọc Noam Chomsky:  Mỹ chưa bao giờ coi chính quyền ở Nam Việt Nam là hợp pháp].  Nếu chính quyền Truman phản ứng trước sự xâm lăng chống chính quyền hợp pháp ở Việt Nam, th́ cuộc chiến Việt Nam có thể coi như một cuộc chiến với ư tốt, giống như Đệ Nhị Thế Chiến [The Vienam war can be equated with the “good war”, World War II.]

 

Ngày nay, ai cũng biết, khoan nói đến tư cách cá nhân của Bảo Đại, chính phủ Bảo Đại chỉ là một chính phủ bù nh́n, quân đội quốc gia th́ nằm dưới quyền chỉ huy của Pháp.  Hiệp định Genève được kư giữa Pháp và Việt Minh, Ngô Đ́nh Diệm được Mỹ đưa về và được Bảo Đại bù nh́n cho làm Thủ Tướng, thực tế cũng là bù nh́n.  William Prochnau viết trong cuốn “Once Upon a Distant War: Reporting from Vietnam”, Mainstream Publishing, London,  1996, trang 15, về Hồ Chí Minh và Ngô Đ́nh Diệm sau Hiệp Định Geneva:

 

“Hồ Chí Minh, một anh hùng dân tộc đă lănh đạo cuộc cách mạng chống thuộc địa, cầm quyền ở ngoài Bắc.  Miền Nam gặp nhiều khó khăn để kiếm ra được một lănh tụ xứng đáng.  Nhưng vào cuối 1954, Ngô Đ́nh Diệm, một khuôn mặt tu hànhít người biết và thường khó hiểu đă lưu vong ở Paris và Mỹ trong cuộc kháng chiến, lên cầm quyền ở Saigon. Diệm là người chống Cộng đáng tin cậy và Mỹ vội vă bưng về.  Vị lănh tụ mới này về sau được biết là “Quan lại của Mỹ”,  “Bù Nh́n Không Có Giây Giật”

 

(Ho Chi Minh, a national hero who had led the anti-colonialist revolution, took over North Vietnam.  The South had more trouble finding a natural leader.  But by late 1954 Ngo Dinh Diem, an obscure and often puzzling ascetic who had gone exile in Paris and the United States during the war, took control in Saigon.  Diem was staunchly anti-communist and the United States bought in quickly. The new leader became known as America’s Mandarin, her Puppet Without Strings.)

 

Đọc những sách viết về VIệt Nam trong và sau cuộc chiến, chúng ta có thể thấy rơ là hơn 90% các tác giả có cùng những nhận định về Hồ Chí Minh và Ngô Đ́nh Diệm tương tự như trên, nếu không muốn nói là c̣n tệ hơn nhiều về Ngô Đ́nh Diệm.  Sự thực lịch sử cho thấy ông Hồ được ít ra là đại đa số người dân chấp nhận cương vị Chủ Tịch nước, c̣n ông Diệm th́ được Mỹ bưng về và Lansdale phải thuê một số người đi đón.  Ông Diệm được những người Công giáo cuồng tín như Hồng Y Spellman và ngoại trưởng John Foster Dulles vận động đưa về, và v́ khi đó trong t́nh trạng cấp bách, không có ai nên Mỹ đă chọn nhầm người.  Chúng ta c̣n nhớ, khi Tổng Thống Johnson được hỏi có phải thực sự ông ta cho rằng ông Diệm là Churchill ở Á Châu, th́ Johnson đă trả lời: “Shit!  He’s the only boy we got there”, nghĩa là “Cục cứt ! Hắn chỉ là thằng nhóc mà chúng ta có được ở đó”.  Và Tổng thống Kennedy, sau khi được phúc tŕnh về những hành động độc tài và tham những của anh em nhà Ngô, đă đập mạnh tài liệu xuống bàn và hét to “Đồ cái bọn chó đẻ đáng nguyền rủa” (President Kennedy slammed the document down on his desk and shouted, “Those damned sons of bitches” – James S. Olson & Randy Roberts, Where the Domino Fells, New York , 1999, trang 98) . Và các phân tích lịch sử về sau đều cho rằng, Diệm chính là mầm mống làm suy sụp miền Nam v́ chính sách chống Cộng và độc tôn tôn giáo ngu xuẩn của hắn ở miền Nam.

 

Giải pháp Quốc Gia của Pháp chỉ là mánh khóe vận động những người không Cộng sản để tạo nên ấn tượng là những nỗ lực tái lập thuộc địa của Pháp chỉ là cuộc thánh chiến chống Cộng (Boettcher,  The Valor and the Sorrow, p. 80: The French merely manipulated non-communists to create the impression that their recolonizing efforts were an anti-communist crusade), và điều này rất hợp với khẩu vị của những người Công giáo Việt Nam.  Và những luận điệu tuyên truyền của Mỹ như Mỹ phải ủng hộ “chính quyền hợp pháp” Nam Việt Nam, bị tấn công bởi “chế độ” Cộng sản Hồ Chí Minh v…v… ở trên là những lư do dùng để biện minh cho cuộc can thiệp của Mỹ vào Việt Nam, kết quả là chúng ta đă bị kéo vào cuộc tranh chấp đẫm máu giữa Quốc Gia và Cộng sản để rồi cái định kiến phân biệt trở thành thù nghịch Quốc-Cộng này cộng với ảnh hưởng tác hại của cuộc chiến trong nhiều năm với những tổn thất to lớn về vật chất cũng như về con người trên đất nước đă ăn sâu vào tiềm thức chúng ta đến độ ngày nay mà chúng ta vẫn c̣n ngu ngơ đưa ra những luận điệu không thể biện minh được để chống Cộng.  Nhưng giáo sư Mortimer Cohen cho rằng tất cả những lư do đó đều vô giá trị.

 

  Giáo sư Mortimer T. Cohen viết trong cuốn From Prologue To Epilogue In Vietnam, Publisher Retriever Bookshop, N.Y.,1979, trang 208:

 

“Trong 21 năm bị lôi cuốn  vào Đông Dương, Chính Phủ Mỹ đă đưa ra những “lư do” về những hành động của ḿnh. Những lư do này vô giá trị.  Lư do duy nhất mà Mỹ vào Đông Dương là để ngăn chận vùng này khỏi rơi vào tay Cộng Sản bằng một cuộc bầu cử, một cuộc cách mạng nội bộ...  Và đó cũng đủ là lư do.

 

Thêm nhiều lư do.  Và thêm nhiều lư do nữa.  Chúng mọc lên như măng tháng 5.  Trước khi chiến tranh Đông Dương chấm dứt, những lư do có thể chứa đầy một cuốn sách.  Không lư do nào hợp lư.”

 

(During the course of its 21 years of involvement in Indochina, the United States Government offfered “reasons” for its actions.  These reasons were worthless.  The only reason for the American being in Indochina was to prevent the area from going Communist by an election, by an internal revolution... And this was reason enough...

 

More reasons.  And more reasons.  They sprouted like asparagus in May.  Before the Indochina War came to an end, a book could have filled with reasons.  None of them were valid.)

 

Tại sao, những lư do đó lại vô giá trị?  V́ bản chất sự can thiệp của Mỹ vào Việt Nam là một cuộc xâm lăng, quân sự cũng như văn hóa.  Vài tài liệu sau đây sẽ chứng minh điều này.

 

  Có lẽ không có ǵ rơ ràng hơn là đoạn sau đây của Daniel Ellsberg trong cuốn Secrets: A Memoir of Vietnam and the Pentagon Papers, Viking, 2002, p.255:

 

Không làm ǵ có chiến tranh Đông Dương thứ nhất và thứ nh́, chỉ có một cuộc xung đột nối tiếp trong một phần tư thế kỷ..

 

Dùng ngôn từ thực tế, đứng về một phía (Mỹ), ngay từ đầu nó đă là một cuộc chiến của Mỹ: mới đầu là Pháp-Mỹ, sau đến toàn là Mỹ.  Trong cả hai trường hợp, nó là một cuộc đấu tranh của người Việt Nam – không phải là tất cả người Việt Nam nhưng cũng đủ để duy tŕ cuộc đấu tranh – chống chính sách của Mỹ và  những kinh viện, ủy nhiệm, kỹ thuật gia, hỏa lực, và cuối cùng, quân đội và phi công, của Mỹ.

 

Cuộc chiến đó không có ǵ là “nội chiến”, sau 1956 hay 1960, như nó đă không từng là nội chiến trong cuộc tái chiếm thuộc địa của Pháp được Mỹ ủng hộ.  Một cuộc chiến mà trong đó một phía hoàn toàn được trang bị và trả lương bởi một quyền lực ngoại quốc – một quyền lực nắm quyền quyết định về bản chất của chế độ địa phương v́ những quyền lợi của ḿnh – th́ không phải là một cuộc nội chiến.

 

Bảo rằng chúng ta “xía vào” cái gọi là “đích thực là một cuộc nội chiến”, như hầu hết các tác giả Mỹ, và ngay cả những người có khuynh hướng tự do chỉ trích cuộc chiến cho rằng như vậy cho đến ngày nay, đơn giản chỉ là che dấu một sự thực đau ḷng hơn, và cũng chỉ  là một huyền thoại như là luận điệu chính thức về một “cuộc xâm lăng từ miền Bắc”.

 

Theo tinh thần Hiến Chương Liên Hiệp Quốc và theo những lư tưởng mà chúng ta công khai thừa nhận, đó là một cuộc ngoại xâm,  sự xâm lăng của Mỹ.

 

(There had been no First and Second Indochina Wars, just one continuous conflict for almost a quarter of century.

 

In practical terms, on one side, it had been an American war almost from its beginning: at first French-American, eventually wholly American.  In both cases it was a struggle of Vietnamese – not all of them but enough to persist – against American policy and American financing, proxies, technicians, firepower, and finally, troops and pilots.

 

It was no more a “civil war” after 1955 or 1960 than it had been during the US-supported French at colonial reconquest.  A war in which one side was entirely equipped and paid by a foreign power – which dictated the nature of the local regime in its own interest – was not a civil war.  To say that we had “interfered” in what is “really a civil war”, as most American writers and even liberal critics of the war  do to this day, simply screened a more painful reality and was as much a myth as the earlier official one of “agression from the North”.  In terms of the UN Charter and our own avowed ideals, it was a war of foreign agression, American aggression.]

 

Tại sao Daniel Ellsberg lại có thể viết như vậy. Không phải v́ Ellsberg phản chiến mà v́ Ellsberg là viên chức trong chính quyền Mỹ, đă từng đọc được những tài liệu mật nhất của Mỹ và biết rơ nhất về thực chất cuộc chiến ở Việt Nam.  Chính ông là người đă tiết lộ Tài Liệu Ngũ Giác Đài.  Và ông viết đoạn trên năm 2002 chứ không phải là trong thời kỳ “phản chiến” sôi nổi trên đất Mỹ.  Nếu chúng ta đă đọc một số những sách viết về cuộc chiến Việt Nam, viết sau 1975, của các học giả và cựu quân nhân Mỹ, th́ chúng ta sẽ thấy rằng đa số đồng ư với Daniel Ellsberg về điểm này.

 

  Sau đây là một tài liệu khác về bản chất của cuộc chiến ở Việt Nam cách đây trên 30 năm.  Trong cuốn Chiến Tranh Việt Nam Và Văn Hóa Mỹ (The Vietnam War and American Culture, Columbia University Press, New York, 1991), John Carlos Rowe and Rick Berg viết, trang 28-29:

 

Cho tới năm 1982 – sau nhiều năm tuyên truyền liên tục mà hầu như không có tiếng nói chống đối nào được phép đến với đại chúng – trên 70% dân chúng vẫn coi cuộc chiến (ở Việt Nam) “căn bản là sai lầm và phi đạo đức”, chứ không chỉ là “một lỗi lầm.”

 

Tưởng cũng nên nhớ lại vài sự kiện.  Mỹ đă dính sâu vào nỗ lực của Pháp để tái chiếm thuộc địa cũ của họ, biết rằng kẻ thù là phong trào quốc gia của Việt Nam.  Số tử vong vào khoảng nửa triệu.  Khi Pháp rút lui, Mỹ lập tức hiến thân vào việc phá hoại Hiệp Định Genève năm 1954, dựng lên ở miền Nam một chế độ khủng bố, cho đến năm 1961, giết có lẽ khoảng 70000 “Việt Cộng”, gây nên phong trào kháng chiến mà từ 1959 được sự ủng hộ của nửa miền Bắc tạm thời chia đôi bởi Hiệp Định Genève mà Mỹ phá ngầm.

 

Trong những năm 1961-62, Tổng thống Kennedy phát động cuộc tấn công thẳng vào vùng quê Nam Việt Nam với những cuộc thả bom trải rộng, thuốc khai quang trong một chương tŕnh được thiết kế để lùa hàng triệu người dân vào những trại(ấp chiến lược?) nơi đây họ được bảo vệ bởi những lính gác, giây thép gai, khỏi quân du kích mà Mỹ thừa nhận rằng được dân ủng hộ.

 

Mỹ khẳng định là đă được mời đến, nhưng như tờ London Economist đă nhận định chính xác, “một kẻ xâm lăng là một kẻ xâm lăng trừ phi được mời bởi một chính phủ hợp pháp.”  Mỹ chưa bao giờ coi những tay sai ḿnh dựng lên là có quyền hợp pháp như vậy, và thật ra Mỹ thường thay đổi những chính phủ này khi họ không có đủ thích thú trước sự tấn công của Mỹ hay t́m kiếm một sự dàn xếp trung lập được mọi phía ủng hộ nhưng bị coi là nguy hiểm cho những kẻ xâm lăng, v́ như vậy là phá ngầm căn bản cuộc chiến của Mỹ chống Nam Việt Nam.  Nói ngắn gọn, Mỹ xâm lăng Nam Việt Nam, ở đó Mỹ đă tiến tới việc làm ngơ tội ác xâm lăng với nhiều tội ác khủng khiếp chống nhân lọại trên khắp Đông Dương.

 

(As late as 1982 – after years of unremitting propaganda with virtually no dissenting voice permitted expression to a large audience – over 70% of the general population (but far fewer “opinion leaders”) still regarded the war as “fundamentally wrong and immoral,’ not merely “a mistake”..

 

It is worth recalling a few facts.  The US was deeply committed to the French effort to reconquer their former colony, recognizing throughout that the enemy was the nationalist movement of Vietnam.  The death toll was about half a million.  When France withdrew, the US dedicated itself at once to subverting the 1954 Geneva settlement, installing in the south a terrorist regime that killed perhaps 70000 “Viet Cong” by 1961, evoking resistance which, from 1959, was supported from the northern half of the country temporarily divided by the Geneva settlement that the US had undermined.

 

In 1961-1962, President Kennedy launched a direct attack against rural South Vietnam with large-scale bombing and defoliation as part of a program designed to drive millions of people to camps where they would be “protected” by armed guards and barbed wire from the guerillas whom, the US conceded, they were willinggly supporting.  The US maintained that it was invited in, but as the  London Economist accurately observed, “an invader is an invader unless invited in by a government with a claim to legitimacy.”  The US never regarded the clients it installed as having any such claim, and in fact it regularly replaced them when they failed to exhibit sufficient enthusiam for the American attack or sought to implement the neutralist settlement that was advocated on all sides and was considered the prime danger by the aggressors, since it would undermine the basis for their war against South Vietnam.  In short, the US invaded South Vietnam, where it proceeded to compound the crime of aggression with numerous and quite appalling crimes against humanity throughout Indochina.)

 

IV. KẾT LUẬN.

 

Từ những tài liệu trích dẫn ở trên, và đây chỉ là một số nhỏ, chúng ta ta thấy trên thực tế, các chính quyền Quốc gia đều là chính quyền bù nh́n do ngoại nhân dựng lên và kiểm soát, quyết định đường lối.  Khoan nói đến chuyện Pháp trở lại Đông Dương toan tính cắm lại lá cờ tam tài trên đất nước Việt Nam, bản chất cuộc can thiệp của Mỹ là một cuộc xâm lăng, dưới h́nh thức này hay h́nh thức khác.  Do đó, chúng ta có thể kết luận như thế nào về vụ việc Sơn Hào.  Vấn đề cần đặt ra là Sơn Hào viết đúng hay sai.  Nếu dựa theo những sự thực lịch sử như các tài liệu trên đă chứng tỏ th́ Sơn Hào viết đúng, dù “cộng đồng” có chấp nhận hay không. Vậy tại sao “cộng đồng” lại chống đối những sự thực lịch sử mà khó có ai có thể phủ nhận, dù rằng những sự thực lịch sử đó có thể do những bậc khoa bảng ngoại quốc, hay người Việt Quốc Gia, hay người CS viết.  Phải chăng “cộng đồng” bất chấp sự thực, không thể chấp nhận bất cứ những ǵ người CS viết dù là những điều đó đúng với sự thực lịch sử ?

 

Tôi cũng không hiểu tại sao báo Người Việt phải xin lỗi “cộng đồng”.  Phải chăng v́ các bậc trí thức thượng thặng trong ṭa báo cũng mù mờ về lịch sử như “cộng đồng”, hay là sợ mất nồi cơm dưới áp lực của “cộng đồng”.

 

Đọc lá thơ xin lỗi của báo Người Việt tôi có cảm tưởng đang xem một cảnh trên một phim bộ của Nam Hàn: một cô con dâu chẳng có tội t́nh ǵ, bị mẹ chồng tát cho một cái, phải cúi đầu nói “Con xin lỗi”.

 

Lá thơ xin lỗi của báo Người Việt

 

Thư Xin Lỗi (Ngày 12-7-2012)

 

Kính gửi quư độc giả, quư đoàn thể tổ chức cựu quân, dân, cán, chính Việt Nam Cộng Ḥa.

 

Nhật báo Người Việt mới phạm một lỗi nặng nề nên chúng tôi viết thư này để xin lỗi toàn thể cộng đồng.

 

Ngày Chủ Nhật vừa qua, mục thư Độc Giả trên báo Người Việt đă in một lá thư với lời lẽ hàm hồ có lợi cho chế độ cộng sản và c̣n xúc phạm toàn thể quân, dân, cán, chính Việt Nam Cộng Ḥa. Những ư kiến và lời lẽ đó hoàn toàn trái ngược với lập trường mà nhật báo Người Việt vẫn theo đuổi từ hơn 30 năm qua. 

Chúng tôi trân trọng gửi tới quư vị cùng toàn thể đồng bào lời xin lỗi chân thành của cá nhân tôi và nhật báo Người Việt. 

Báo Người Việt có thể giải thích cho đồng bào hải ngoại, không chỉ riêng cho “cộng đồng”, Sơn Hào đă viết “hàm hồ” như thế nào không?  Thế nào là “có lợi cho chế độ cộng sản”, chế độ cộng sản được cái lợi ǵ qua bài viết của Sơn Hào, và những sự thực lịch sử Sơn Hào viết ra là xúc phạm toàn thể quân, dân, cán, chính Việt Nam Cộng Ḥa??  Không hiểu các nhân viên trong Ṭa soạn báo Người Việt có cảm thấy ḿnh bị xúc phạm v́ bị ông chủ nhiệm phản bội, tước đi quyền “tự do ngôn luận” và “tự do báo chí” mà ḿnh đang áp dụng trên một đất nước tự do, dân chủ như nước Mỹ. 

Không ai có thể phủ nhận ngày 30/4/1975 là ngày đánh dấu một bước ngoặt khó quên trong lịch sử Việt Nam và cũng là một biến cố lịch sử có ảnh hưởng không ít không những chỉ trên khối người Việt lưu vong mà c̣n trên cả dân tộc Việt Nam. Nhưng hiển nhiên v́ cảm tính cá nhân, không phải tất cả mọi người dân Việt đều có cùng một quan điểm về ngày 30/4/75. 

Đối với một thiểu số người Việt lưu vong, th́ ngày 30/4/75 là ngày mà họ gọi là ngày “mất nước” làm như miền Nam là nước của riêng họ. Tuy rằng nước vẫn c̣n đó, và càng ngày càng phát triển, ngày nay đă vượt trội hẳn cái “nước” của họ khi xưa mà thực ra chỉ là cái “nước” nằm trong sự chi phối của những đồng đô la viện trợ và sự chỉ đạo của các quan Toàn Quyền như Nolting, Lodge, Martin. Ai có thể phủ nhận sự kiện này, xin mời lên tiếng. Bởi vậy Sơn Hào mới viết: “Vết thương ngày 30 tháng 4” [của Nguyễn Gia Kiểng] đưa lên mạng Internet, theo đó đă sặc mùi chia rẽ Nam Bắc, làm như thể miền Nam, Sài g̣n là một miền đất khác Việt Nam, một dân tộc khác Việt Nam, làm như thể từ ngày 30 tháng 4, 1975 th́ miền Nam Sài G̣n mất tất cả, bị xâm lăng tất cả!” 

Đối với một thiểu số khác, phần lớn thuộc thế lực đen, những người như Linh Mục Nguyễn Hữu Lễ th́ ngày 30/4/75 là ngày “Quốc hận” trong khi từ chính xác nhất phải là ngày “Công giáo hận.” Tại sao? V́ Công Giáo đă mất đi quyền tự tung tự tác như dưới thời Diệm, Thiệu. Lẽ dĩ nhiên “Quốc” và “Công giáo” là hai từ hoàn toàn khác nhau, nếu không muốn nói là bất khả tương hợp nếu xét trên những sự kiện lịch sử từ ngày các thừa sai Công giáo đầu tiên đặt chân trên đất Việt và qua cuộc xâm lăng và đô hộ của thực dân Pháp cho đến các chính quyền Diệm, Thiệu, nhất là Diệm.. Những người không có mấy đầu óc thường lấy cái hận của ḿnh hay của tôn giáo ḿnh làm cái hận của cả một quốc gia, không buồn để ư là nói như vậy chỉ tỏ rơ tŕnh độ thấp kém của ḿnh. Bày tỏ ư kiến cá nhân là quyền căn bản của con người, miễn là những ư kiến bày tỏ không thuộc loại khích động sự thù hận mà nước Mỹ quy vào một loại tội ác “hate crime”, nhưng không ai có quyền lấy ư kiến của ḿnh làm ư kiến của cả cộng đồng, của cả dân tộc. Cho nên từ “Quốc hận” là một từ của những kẻ vô trí cưỡng đặt trên cả một quốc gia mối hận của những cá nhân hay tôn giáo họ. 

Đối với một thiểu số khác nữa th́ ngày 30/4/1975 là ngày mà họ không ngớt lời lên án “Việt Cộng cưỡng chiếm miền Nam” làm như “miền Nam” là một nước của riêng những người sống ở miền Nam, mà không cần để ư đến miền Nam cũng là một phần đất của nước Việt Nam. Họ cũng quên đi tất cả những nguyên nhân, yếu tố nào đă đưa đến sự h́nh thành một miền Nam mà thực chất không nằm trong tay người miền Nam, nói khác đi, một miền Nam không có căn cước của một quốc gia độc lập, có đầy đủ chủ quyền... 

Điều hiển nhiên là những quan điểm như “mất nước”, “Quốc hận”, “Việt Cộng cưỡng chiếm miền Nam” chỉ là những quan điểm cá nhân của một thiểu số được đưa lên những diễn đàn truyền thông hải ngoại làm như đó là những quan điểm của cả cộng đồng người Việt di cư gồm gần 3 triệu người. Chỉ có điều những quan điểm như vậy phản ánh một tŕnh độ rất thấp kém, v́ không hiểu ngay cả những từ đơn giản như thế nào là “nước”, là “Quốc”, và “cưỡng chiếm”. Những quan điểm cá nhân thiển cận này thường chỉ là những “thùng rỗng kêu to”, hoàn toàn vô nghĩa và vô giá trị trước những quyền lợi của cả dân tộc. Và bây giờ tôi xin sang đến phần bày tỏ quan niệm cá nhân của tôi. Chỉ có một điều khác biệt, quan niệm của tôi không dựa trên cảm tính cá nhân mà dựa trên trên lịch sử dân tộc Việt Nam, trên những mặt tích cực của đất nước.. 

Ngày 30/4/75 là ngày mà không ai có thể phủ nhận là ngày Việt Nam lấy lại hoàn toàn nền độc lập và thống nhất của nước nhà sau gần một thế kỷ bị người Pháp đô hộ, và sau một cuộc chiến tranh bất đắc dĩ đầy bi thảm mà nguyên nhân chính là sự can thiệp dựa trên “cường quyền thắng công lư” của ngoại bang: sự liên kết giữa Vatican và Mỹ đưa Ngô Đ́nh Diệm về để chống Cộng, xóa bỏ hiệp định Genève trong đó có điều khoản qui định một cuộc tổng tuyển cử để thống nhất đất nước, và Mỹ đă hứa không dùng vơ lực để can thiệp vào nội bộ Việt Nam nhưng lại phản bội lời hứa ngay sau đó.. Đây là những sự kiện lịch sử bất khả phủ bác. 

Ngày 30/4/1975 không chỉ có nghĩa là ngày đất nước thống nhất, chủ quyền trở lại tay người Việt Nam, mà c̣n là ngày người dân Việt Nam, trừ những kẻ có tâm cảnh phi dân tộc hay tiếp tục nuôi dưỡng thù hận, bất kể thuộc chính kiến hay phe phái nào, đều có thể hănh diện ngẩng mặt nh́n thẳng vào mắt kẻ đối thoại, bất kể là họ thuộc lớp người nào, ở địa vị nào, thuộc quốc gia nào. Tôi ở phe thua trận, nhưng chiến thắng Điện Biên Phủ, cũng như ngày 30/4/1975, đă mang đến cho tôi một niềm hănh diện được làm một người Việt Nam, một người Việt Nam không Quốc Gia không Cộng Sản, không Nam không Bắc, một người Việt Nam không từ bỏ gốc gác tổ tiên, không từ bỏ lịch sử khi vinh khi nhục của quốc gia, và lẽ dĩ nhiên rất hănh diện với lịch sử chống xâm lăng của dân tộc. 

Khía cạnh tích cực nhất của ngày 30/4/75 là trên đất nước không c̣n cảnh bom đạn, cảnh đồng bào bắn giết nhau, và nhất là đất nước đă vắng bóng quân xâm lược. Một khía cạnh tích cực khác của ngày 30/4/1975 là nó mở đầu cho một cuộc di dân vĩ đại chưa từng có trong lịch sử Việt Nam. Qua nhiều năm, hơn hai triệu người, đi chính thức cũng như vượt biên, hiện đang sống ở nước ngoài. Sau một thời gian khó khăn trong việc ḥa nhập vào một xă hội mới, sau khi đă ổn định được đời sống qua công ăn việc làm, đa số người Việt lưu vong không từ bỏ quê hương. Như là một nghịch lư, khối người Việt lưu vong cũng đă đóng góp không ít cho quốc gia dân tộc, và đă giúp cho chế độ bên nhà bền vững, một chế độ mà một số hội đoàn, tổ chức hữu danh vô thực, kể cả thế lực đen và tổ chức lănh tiền của NED Mỹ để chống phá Việt Nam, thường hô hào cần phải lật đổ, giải thể, hay cất lên tiếng kêu vô vọng trong sa mạc:“Cha đă tiên phong góp phần giải phóng quê hương Cha, và tiếp đến sẽ là quê hương chúng con”.. mà không bao giờ nh́n thấy đất nước ngày nay đă phát triển như thế nào, đời sống của người dân đă cải tiến ra sao, số lượng khách ngoại quốc du lịch Việt Nam là bao nhiêu, và số lượng người Việt ở nước ngoài về thăm quê hương là như thế nào. Từ 1986, số tiền người Việt lưu vong gửi về mỗi năm không ít, và ngày nay mỗi năm có mấy trăm ngàn “Việt kiều” về thăm quê hương, mang về mỗi năm trên dưới 6 tỷ đô la, và không phải là không có những chuyên gia mang những kiến thức mới về Việt Nam hay những nhà doanh nghiệp về làm ăn ở Việt Nam. Đọc danh sách hơn 300 “Việt Cộng nằm vùng” ở hải ngoại, chúng ta thấy rơ như vậy.  Đất nước đă mở mang phát triển về nhiều mặt tuy chính quyền c̣n nhiều điều tiêu cực cần phải sửa đổi, cải tiến tích cực hơn. Nhưng không ai có thể phủ nhận là, qua thời gian, chính quyền Việt Nam đă cải tiến rất nhiều, và tôi hi vọng chính quyền tiếp tục đặt nặng nỗ lực trên vấn đề cải tiến xă hội, mở mang dân trí, và coi dân là trọng. 

Riêng đối với cá nhân tôi, ngày 26/4/1975 là ngày tôi quyết định ly hương và cho đến bây giờ tôi vẫn không hối tiếc ǵ về quyết định này. Không được sống trên quê hương đất tổ, nhưng cả thế giới đă mở ra trước mắt tôi. Không gian như thu hẹp lại, và tôi có thể đi khắp thế giới, đến bất cứ nơi nào tôi muốn, để mở rộng tầm mắt. Và ngày nay, tôi muốn về thăm quê hương khi nào cũng được. Đối với tôi, sự mất mát trong một giai đoạn đă được đền bù bằng những món ăn tinh thần mà trước đây tôi không bao giờ nghĩ tới. Từ 1975, định cư ở Mỹ, tôi mới có cơ hội và phương tiện để t́m hiểu về Phật Giáo. Tôi cho đó là một hồng phúc của tổ tiên để lại. Ngoài ra, tôi cũng c̣n có cơ hội để t́m hiểu thực chất về các tôn giáo khác, đặc biệt là về Ki Tô Giáo nói chung, Công giáo La-mă  (Roman Catholicism) nói riêng, cũng như về lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam mà tôi tin rằng nếu ở lại Việt Nam tôi không thể nào có phương tiện và cơ hội để có được những sự hiểu biết này. Qua những kiến thức mới thu thập được này, tôi đă từ một người “Quốc gia” trở thành một người “của Quốc Gia”, Quốc gia Việt Nam, với quốc tịch Mỹ. 

Chúng ta đă thua, và một thiểu số muốn tiếp tục cuộc thánh chiến chống Cộng ở hải ngoại, chống Cộng v́ những mất mát cá nhân về quyền thế, về tôn giáo, hay tài sản, hay người thân v..v.., nói chung, với lư do chúng ta là “nạn nhân của Cộng Sản”.  Nhưng trong chúng ta, có ai đặt câu hỏi: “Thế nạn nhân của Mỹ và của phía Quốc Gia th́ sao?”  Ai có can đảm trả lời trung thực câu hỏi này.  Nên nhớ, chính quyền Ngô Đ́nh Diệm đă giết khoảng 300000 người vô tội trong chính sách “tố Cộng”, cộng với những thảm bom trải từ B52, vùng oanh kích tự do, chiến dịch Phụng Hoàng, Agent Orange, Mỹ Lai v..v.. Và sự thật là, trong cuộc chiến, số người chết, bị thương của miền Bắc gấp mấy lần của miền Nam.  Khoan nói đến những sự tàn khốc của chiến tranh, những người chết và thân nhân gia đ́nh họ ở phía bên kia có phải là người không, và những người c̣n sống có đau khổ trước những sự mất mát to lớn đă đến với họ không?  Họ có quyền thù hận chúng ta không?  

Nhưng cũng may là sự thù hận này phần lớn chỉ có một chiều, tập trung trong một thiểu số ở hải ngoại mà đa số trong đó thuộc thế lực đen, một thế lực đă nổi tiếng trong dân gian, mà lịch sử đă ghi rơ, là “mất gốc” và “hễ đă phi dân tộc th́ thể nào cũng phản dân tộc”, đang nắm những phương tiện truyền thông ở hải ngoại nhưng thiếu khả năng, thiếu trí tuệ và giáo dục, nên chỉ có thể đưa ra những hành động và lời lẽ chống Cộng phi lư làm nhục lây đến cả cộng đồng người Việt di cư. Ở Việt Nam, chúng ta không thể kiếm đâu ra một sự thù hận ngút trời như ở hải ngoại.  Chúng ta đă thua về quân sự, nay chúng ta lại thua về t́nh người.  Cũng may là sự thù hận ngược chiều này chỉ nằm trong những đầu óc vô năo của một số nhỏ. 

V́ một thiểu số muốn tiếp tục cuộc thánh chiến chống Cộng, trong số này không thiếu ǵ những kẻ vô liêm sỉ, trốn tránh nghĩa vụ và nhiệm vụ trong thời chiến, hay t́m cách tránh động viên, tránh quân dịch v..v.., bây giờ cũng nổi tiếng là “vô thượng thiên tài chống Cộng”, và thiểu số này lại là những người nắm phương tiện truyền thông nhiều nhất, là những người lớn tiếng nhất, cho nên, chúng ta không lấy ǵ làm ngạc nhiên khi thấy người ta nấp sau danh nghĩa những hội đoàn, tổ chức hữu danh vô thực để mà chống Cộng bằng những hành động thấp kém, vô trí.  Thực chất những hành động chống đối lố bịch này, phần lớn là của những kẻ đầu cơ chính trị, hành nghề chống Cộng để kiếm sống, chỉ là khai thác ḷng thù hận chưa thể dứt bỏ của một thiểu số người Việt sống ở nước ngoài cho những mục đích cá nhân khác.

 Để kết thúc bài viết này, tôi muốn trích dẫn nhận định của một tờ báo ở Orange County và của một người ngoại quốc, Johannjs, trên Internet.  Tổng Hành Dinh thánh chiến chống Cộng của “cộng đồng” là ở Orange County, Cali., nhưng “cộng đồng” lại không biết đến là OCRegister.com đă viết: 

  Những người chống đối [thí dụ như chống Cộng vô lối như chống báo Người Việt v́ bài viết của Sơn Hào ở hải ngoại] có biết rằng trong thế giới ngày nay mà chụp mũ và lên án một người nào là cộng sản th́ thật là ngu xuẩn như thế nào không? Nó đă quá lỗi thời và chứng tỏ rơ ràng là các người thiếu học vấn.

 

[Do you protestors realize how ignorant it sounds to utilize and accuse someone of being a communist in today's world? It's outdated and clearly demonstrates your lack of education.] 

  Và cuối cùng là nhận định của Johannjs trên Internet về chuyện có kẻ ngu xuẩn đ̣i “truy tố tội ác Cộng sản” ra trước ṭa án quốc tế: 

Nếu những người nào “thù ghét những người Cộng sản v́ những ǵ họ đă làm”, vậy th́ họ hăy nên thù ghét những người c̣n tự cho ḿnh là “người quốc gia”, xét rằng họ đă giúp những kẻ xâm lăng tàn bạo để diệt chủng dân tộc họ… Và ai là những kẻ xâm lăng tàn bạo? 

Về vấn đề này, không c̣n phải bàn căi ǵ nữa:  những người ở đây đều hiểu ai là những kẻ ngoại xâm tàn bạo.  Đừng toan tính lật ngược t́nh thế, cho rằng đó là những người Việt Nam xâm lăng chính quốc gia của họ.  Không một người nào có đầu óc lô-gic, Bắc, Nam, sẽ tin được điều này.  Ngay chính những kẻ xâm lăng cũng đă thừa nhận là họ chẳng có nhiệm vụ ǵ ở miền đất xa xôi đó. 

V́ có những loại người [chống Cộng] như các người, người Việt hải ngoại đă nổi tiếng là những kẻ “nói láo đến cực điểm” và những kẻ “vô liêm sỉ, nói láo một cách tuyệt đối bệnh hoạn” 

Có bao nhiêu ṭa án quốc tế xử tội phạm chiến tranh đă được lập ra để xử những người Cộng sản Việt Nam?  Không có một cái nào!  Có bao nhiêu ṭa án quốc tế xử tội phạm chiến tranh đă được lập ra để xử nước Mỹ  [tự cho là] có quá đạo đức tôn giáo?  Có rất nhiều.. Và đây là một sự thật đơn giản. 

(If anyone should "hate the communists for what they have done", then they should hate even more those who still pretend to be "nationalists", whereas they helped brutal invaders to genocide their people...  And who are the brutal invaders?

 Concerning his question, it was no question: every body here understands who were the brutal foreign invaders. Don't pretend to reverse the situation, into that of the Vietnamese invading their own country! Nobody with a logical mind will listen to that, North, South. Even the invaders themselves have admitted they had nothing to do in that far away land.

 Because of people of your kind, the Vietnamese abroad have gained that reputation of being all "fieffés menteurs" and "mythomanes" (unashamed and absolute pathological liars). 

How many international war crime tribunals were set against the Vietnamese "communists"? none. How many international war crime tribunals were set against the so religiously moralist United States of America? many... and that's a simple fact.  [This post has been edited by Johannjs: Nov 30, 2004, 12:53 PM ] 

 

Trần Chung Ngọc

 

Gơ xong ngày 1 tháng 8, 2012

 


 

Viết Lại Lịch Sử

(Bài phát biểu đọc ngày 29 - 10 - 1995)