Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3BannerLottery

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Trình A Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

SỰ LIÊN HỆ GIỮA VIỆT NGỮ VÀ ẤN ÂU NGỮ: CON MÈO MÀ TRÈO CÂY CAU

 

Nguyễn Xuân Quang

www.khoahoc.net

 

 

 

Tôi đã khám phá ra có sự liên hệ giữa Việt ngữ và Ấn Âu ngữ (Tiếng Việt Huyền Diệu).   Nhân dịp Xuân Con Mèo về, xin đối chiếu sự liên hệ này qua câu đầu của bài đồng dao:

 

 

Con Mèo Mà Trèo Cây Cau...

 

 *CON

 

Trong câu này con là một phụ từ chỉ động vật, một vật cử động, chuyển động được và có sự sống từ mặt trời, dương (dương là động, âm là tĩnh).  Sống là động. Sống động. Ví dụ để diễn tả tính động tĩnh nòng nọc, âm dương của thuyền ta phải dùng phụ từ con và phụ từ cái khác nhau: con thuyền khác với cái thuyền. Khi thuyền đang chuyển động trên dòng nước (do nước đẩy, do người chèo hay kéo đi) thì dùng CON thuyền nhưng khi thuyền neo đứng một chỗ hay nằm trên bờ không chuyển động thì gọi là CÁI thuyền (Tiếng Việt Huyền Diệu). Người Việt xưa quan niệm theo Tam Thế trongVũ Trụ giáo có ba loại hồn (ba hồn bẩy vía) hay phân rõ ra là hồn ứng với Thượng Thế, phách ứng với Trung Thế và ma ứng với Hạ Thế. Phần hồn là phần tinh anh linh thiêng của sự sống (linh hồn) từ mặt trời của Thượng Thế. Tất cả những gì có sự sống, có động, do sinh khí từ mặt trời Thượng Thế, đều có hồn. Điều này thấy rõ qua từ Latin  anima là soul (hồn) ruột thịt với animal, động vật. Theo qui luật biến âm  c = h (cùi = hủi) ta có con = hồn. Rõ ràng con có một khuôn mặt động, hồn. Ta cũng thấy rõ soul biến âm với sol (mặt trời). Hồn là phần sống, sinh khí, tinh anh từ mặt trời nên mang dương tính (dương là mặt trời, là chuyển động, động và có thêm nghĩa là đực). Hồn biến âm với hồng, hùng. Hồng, hùng có một nghĩa là đỏ. Đỏ là tỏ là mặt trời. Hùng có một nghĩa là đực (thư hùng). Đực là dương, có một nghĩa là mặt trời. Hùng Vương là Vua Mặt Trời.  

 

Phách là phần sống từ cõi đất trần gian Trung Thế thuộc về thể xác. Phách là thể xác, hồn là tinh anh. Theo ph=v (phành ra = vành ra), phách = vách. Vách có nguồn gốc từ đất. Bức vách là tường đất bùn: tai vách mạch rừng. Trong xã hội phụ quyền (theo mặt trời, nam, đực, cha) hồn được coi trọng hơn phách và ma. Theo phụ quyền hay xã hội thuộc ngành dương thì ma là phần sống ở Hạ Thế, được coi là «ma quái», nhưng trong các xã hội mẫu quyền ngành nòng âm, ma là phần tinh anh tương đương với hồn. Ví dụ Ai Cập cổ thuộc ngành nòng âm (mặt trời đĩa tròn không có tia sáng, không gian là Biển Vũ Trụ...) nên hồn gọi là ba. Theo b=m, ta có ba = ma. Ta thấy rõ ma là âm hồn, mang âm tính, nòng, nước...liên hệ với mây, mưa, với Tây Ban Nha ngữ mar là biển...

 

 Như thế con dùng với nghĩa động vật, động, sống, dương, mặt trời liên hệ với hồn, với soul. Theo c=s, con = soul (hồn) = sol (mặt trời). Theo h=s (hói sói), hồn = soul.

 

Tóm lại con = hồn =  hồng, hùng (mặt trời) = soul = sol.

 

Ngoài ra con còn có nghĩa là một sản phẩm sinh ra như con cái (child, offspring). Vì con của Việt ngữ liên hệ với hồn, hùng, mặt trời (mầm sống tinh anh từ mặt trời) nên con cũng thường mang dương tính đi theo những danh từ giống đực như con cược, con c... (không bao giờ dùng cái cược, cái c..., dùng cái cược, cái c... là dùng theo cách vô học!). Cũng xin nhắc lại khi nói con gái thì từ con không có nghĩa là đực mà dùng với nghĩa động vật. Con gái là một động vật (Tiếng Việt Huyền Diệu). Con với nghĩa động vật chỉ chung cà con trai và con gái giống như Anh ngữ man là đàn ông nhưng cũng chỉ chung con người gồm cả hai phái.  Con với nghĩa theo duy dương, đực biến âm với Anh ngữ son, con trai. Theo c=s, con = Anh ngữ son. Ngày xưa nói tới con là nói tới con trai, son. (nam viết hữu, nữ viết vô).  Con còn một nghĩa nữa là nhỏ, trẻ như bé con, con con, nhỏ con, trẻ con, con nít... Ta cũng thấy có sự liên hệ  giữa con với nghĩa nhỏ, trẻ con này qua  hồn. Người Việt cổ quan niệm hồn người là một đứa trẻ con trần truồng không già theo thân xác, từ khi con người sinh ra cho tới khi con người chết, hồn vẫn không thay đổi, vẫn như một đứa trẻ con trần truồng. Trên trống đồng nòng nọc, âm dương Ngọc Lũ I, những hình người nhỏ bé trần truồng ngồi trên sàn thuyền bị canh giữ không phải là tù nhân mà là những linh hồn đang bị phán xét. Những con thuyền này là Thuyền Phán Xét Linh Hồn (Giải Đọc Trống Đồng Nòng Nọc, Âm Dương Đông Nam Á). 

 

Ta cũng thấy son liên hệ với sun, mặt trời và soul. Anh ngữ son, con trai liên hệ với mặt trời cũng liên hệ với Việt ngữ son, một mình, còn độc thân như anh hãy còn son và em cũng hãy còn son... (một câu hát giao duyên vùng Hà Nam). Việt ngữ son (một mình) liên hệ với Anh ngữ solo, Tây Ban Nha ngữ solamente, Pháp ngữ seul (một mìmh, chỉ cò một, duy nhất)... Việt ngữ son cũng có một nghĩa là đỏ (vết son, môi son) là tỏ là mặt trời. Son với nghĩa là một liên hệ với mặt trời và với nghĩa đỏ cũng liên hệ với mặt trời biến âm với Tây Ban Nha ngữ sol, Anh ngữ sun, Pháp ngữ soleil...

 

Lĩnh Nam chích quái ghi rằng thời Hùng Vương quan văn gọi là Lạc hầu, quan võ gọi là Lạc tướng... Bề tôi gọi là hồn. Hồn ở đây có nghĩa là thuộc hạ coi như con cái. Bằng chứng ngày nay vẫn còn thấy là các người thuộc giới bề tôi vẫn xưng con với người coi là hàng trên, «bề trên» cho dù về tuổi tác họ lớn hơn giới bề trên. Ví dụ một u già xưng hô với một cậu con quan, con chủ như cậu để con thay áo cho cậu hay một cụ già xưng con với một cậu bác sĩ như con bị nhức đầu... Hơn hai ngàn năm từ hồn lột xác thành từ con ngày nay.

 

Tóm lại con = hồn =  hồng, hùng (mặt trời) =  son (một, đỏ) = soul = sol = Anh ngữ son.

 

Con dùng như một phụ từ (article) chỉ động vật, động, mang dương tính liên hệ với mặt trời, với hồn (tinh anh của con người từ mặt trời)... 

 

 

*MÈO

 

Con mèo còn gọi là con mão, con mẹo, Hán Việt là miêu. Có người cho rằng con mèo được gọi theo âm của tiếng kêu meo meo của nó.  Sự thật không phải vậy. Họ mèo là họ có mấu nhọn, vuốt sắc hay cấu hay cào, quào:

 

Tuổi mẹo là con mèo ngao, 

            Hay cấu hay quào, ăn vụng quá tinh.

 

                                         (vè động vật).

 

Ta thấy rõ mão biến âm với mấu. Mấu là cái móc, vật có mũi nhọn cong như móng vuốt. Mấu, vấu, bấu (m=v=b) là cào bằng móng nhọn như cọp, sư tử, báo, beo... Con báo, con beo cùng họ nhà mèo, mẹo, mão. Theo m=b, mèo, mẹo = beo. Con beo là con bẹo, béo, nhéo. Cũng theo m=b, mão = báo. Con báo là con bấu, con béo. Loài báo, beo puma ở Mỹ châu có pu-= bấu =  báo. Theo p=b=m, puma có pu- = mấu. Con báo puma là con bấu, con mấu họ nhà mèo, mẹo, mão, mấu.

 

Cổ ngữ Việt mâu là con hổ, con cọp, mũ đầu mâu là mũ đầu cọp. Mã ngữ gọi con cọp là hari mau (Bình Nguyên Lộc, Nguồn Gốc Mã Lai của Dân Tộc Việt Nam tr. 154). Hari là trời, hari mau là con mâu trời. Như thế rõ ràng mâu cũng có nghĩa là mấu, mão,  mèo. Mâu trời là mèo trời, là con cọp. Mâu biến âm với mão, với Thái ngữ maew, mèo.

 

Con mèo, con  mẹo, con mão, com mâu, con mấu ruột thịt với Anh ngữ maul, cào, cấu xé bởi loài có mấu sắc như cọp, mèo, sư tử, báo, beo.... Con mão, mèo là con mấu, con cào cũng thấy rõ qua Anh ngữ cat, Pháp ngữ chat. Con cat, con chat là con scatch (cào, cấu, maul). Trong y học có chứng sốt do mèo cào gọi là scatch fever.

 

Anh ngữ cat, Pháp ngữ chat, mèo ruột thịt với catch, bắt (như bắt cá), chụp (như chụp banh). Con cat, con chat là con catch, con chộp, con  chụp (bắt) mồi. Con cọp họ nhà mèo cũng là con chộp, con chụp. Với h câm, chộp = cọp. Con cọp là con chộp (mồi). Biến âm này cũng thấy rõ qua từ copy, sao, Xerox, chụp phó bản. Copy phiên âm là cop-pi, cọp-pi. Copy có cọp- là chụp. Copy còn chỉ cóp bài, cọp bài, “quay phim” của người khác. “Quay phim” là chụp (hình).  Rõ ràng cọp = chộp, chụp giống hệt copi = chụp. Con cọp là con chộp, chụp, con catch họ nhà cat, nhà mèo. Họ nhà mão, mẹo, mèo Anh ngữ gọi là feline. Theo f=m (fai = mờ, fường = mường, fat = mập), feline có fel- = mèo.

 

Mão, mẹo, mèo ruột thịt với Phạn ngữ màrjara-, mèo. Ta thấy rất rõ mão = mar- của Phạn ngữ. Champa ngữ muryao, mèo. Ta thấy rõ Champa ngữ  muryao biến âm  ruột thịt với  Phạn ngữ màrjara. Điều này dễ hiểu ngôn ngữ Champa có đầy rẫy Phạn ngữ  vì Champa có một ngành lớn theo Ấn giáo (bia Champa ở Võ Cạnh viết bằng một thứ Phạn ngữ). Xin nhắc lại khi so sánh Champa ngữ hay bất cứ một ngôn ngữ nào liên hệ tới Phạn ngữ với Việt ngữ ta phải loại ra các từ có gốc Phạn ngữ vì có thể Việt ngữ và các ngôn  ngữ đó có cùng chung một gốc Phạn ngữ chứ không hẳn là liên hệ trực tiếp với nhau (Tiếng Việt Huyền Diệu).

 

Vậy con mão, con mẹo, con mèo, con mâu là con mấu, con maul, con màr(jara-).

 

Ở đây ta thấy con mèo, con mâu, con mấu con maul được gọi tên theo một đặc tính

 

của con vật giống như con cọp là con chộp, con  gấu là con cấu (g=Chấn, gài = cài), con bấu (con bear là con paw, con bấu)...

 

Cũng nên biết là người Trung Hoa không có tuổi mão, họ lấy con thỏ thay vì con mèo. 

 

Ta thấy rõ mão rất là thuần Việt. Tên 12 con giáp đều là thuần Việt như Dần là con Dằng, con Vằn (xem Dần là Dằng là Vằn); Sửu là Sẩu là Sừng (xem bài viết này) và Hợi là con con heo, con hoi (hoi mùi dầu, mỡ, bơ sữa như miệng còn hoi sữa), con huile, dầu nhớt (Pháp ngữ), con oi (với h câm, hoi = oi), con  oil, dầu nhớt (Anh ngữ). Con lợn là con lờn, con nhờn liên hệ với dầu mỡ. Thái ngữ mo, moo là con heo. Mo chính là Việt ngữ mỡ. Con hợi, con heo, con lợn, con mo là con vật có nhiều mỡ  (mập hư heo).

 

Con Mão là cón mấu (xem bài tới: Con Mão Là Con Mấu, Con Bấu)..

 

*Mà

 

Từ mà của Việt ngữ có nhiều nghĩa.

 

-Mà là một đại danh từ.

 

Mà là liên quan đại danh từ (relative pronoun) và nhân sinh đại danh từ.

 

Trong câu  con mèo mà trèo cây cau  thì từ mà có thể coi như là một liên quan đại danh từ tương đương với từ that của anh ngữ: the cat that climbs the betel-nut tree.

 

Với chức vụ như một đại danh từ thay thế cho từ mèo nên từ mà có thể giữ vai trò như một nhân sinh đại danh từ ngôi thứ hai hay thứ ba.

 

Thật vậy mà là thể giảm thiểu hay giản lược của mày. Ví thế ta cũng nghe có người hát ru Con Mèo MÀY trèo câu cau... Nhân sinh đại danh từ  ngôi thứ hai số ít mày cũng tương đương với đấy, đằng ấy, đó đúng y như là that vừa là một liên quan đại danh từ vừa có nghĩa là đấy, đó như that house (nhà đấy, nhà đó). Theo m=đ, mắc = đắt, mắc mỏ = đắt đỏ ta có mày, mầy = đấy, đó. Việt ngữ cổ đấy, đó là danh xưng đại danh từ ngôi thứ hai số ít như cho đây với đấy nên đôi vợ chồng. Đấy, đó là nhân xưng đại danh từ ngôi thứ hai số ít  giống hệt như ngôn ngữ của các tộc khác thuộc đại tộc Ấn Âu ngữ  có nhân xưng đại danh từ ngôi thứ hai số ít cũng là that có nghĩa là you (Swadesh, The Origine and Diversification of Language 1971, p.141). Theo d=th, đó = thó = Anh ngữ cổ thou. Đó, đấy liên hệ với với gốc Ấn Âu ngữ *tu, *t(ew), *tw-, thou, thee bao gồm Phạn ngữ tva, tu, yuva, yu, yushma i.e. yu+sma và ta, va ; Latin tu, te, vos ; Gothic thu, jus, Anglosaxon thu, Anh ngữ thou, you, Pháp ngữ tu, toi.

 

Ta thấy Việt ngữ đó = thó = thu = thou = you.

 

Việt ngữ mà, mày liên hệ với Phạn ngữ tvăm, tvà, tváyà, ta, và (v=m). 

 

-Mà là va (nó).

 

Mà cũng có nghĩa là va (nó) : Con mèo mà trèo cây cau cũng có nghĩa là Con mèo nó trèo cây cau.Theo m=v (màng =váng), mà = va (nó). Va là biến âm của mà, mày đã có nghĩa là đấy, đó, Anh ngữ that thì va cũng có nghĩa là đấy, that. Ta có va = da (người Nam phát âm v=d như về = dề) = that. Kiểm chứng ta cũng thấy nó biến âm với nớ (bên ni bên nớ). Theo n=đ (hôm nọ = hôm đó), ta có nó = đó. Va (da) cũng liên hệ với they, their (chúng nó). Việt ngữ cũng có từ y là va là nó (y là một đứa gian manh). Y liên hệ với Pháp ngữ il, elle, Anh ngữ it, Hy Lạp ngữ  ó (demonstrative pronoun Anh ngữ defenite article).

 

 Tóm lại mà = va =  đấy = that và mà = va = ấy = ý = y = il, ell = it = ó. 

 

-Mà có nghĩa là nhưng.

 

Mà có một nghĩa là nhưng như tôi tính đi mà không được = Tôi tính đi nhưng không được. Với nghĩa là nhưng Việt ngữ mà liên hệ với Pháp ngữ mais (nhưng). 

 

-Mà có nghĩa là và (and).

 

Mà có một nghĩa là và ví dụ đến mà xem = đến và xem (come and see). Mà là tiếng article có nghĩa là and (và) còn có nghĩa là also (cũng), as (như), like (giống như). Với những nghĩa này mà, và chính là Phạn ngữ và (as, like, just, even, indeed) ; iva (i+va) (like, so, just...),  Proto-nostratic *wa (and, also, as, like, but). 

 Một điểm lý thú là Việt ngữ và (and) liên hệ với Tây Ban Nha ngữ y (and) y hệt như Việt ngữ y = va (nó).

 

 

*Trèo

 

Trèo biến âm với leo (leo trèo). Leo trèo có nghĩa là lên cao. Ngày xưa muốn lên cao thì phải leo trèo, ngày nay ta có thể dùng vật nhấc lên cao như  thang máy. Ta có leo liên hệ với Anh ngữ lift, thang máy, với Pháp ngữ lever, se lever, soulever, Ý ngữ levaris... nâng lên cao... 

 

*Cây

 

Cây cổ ngữ là ki biến âm với kì (cọc) như Kì Dương Vương là vua Cọc Mặt Trời  tức vua Mặt Trời Thiên Đỉnh, chính ngọ (sáng nhất trong ngày) trên Trụ Trời, Trục Thế Giới, Vua (Hươu) Cọc Mặt Trời có nhũ danh là Hươu Đực Lộc Tục (Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt).  Cổ ngữ Việt Cọc là con hươu. Hươu, hiêu biến âm với hèo (roi, nọc). Theo h=k (hết = kết), hèo = kèo (cọc nhỏ). Qua qui luật từ đồi kì kèo ta có kèo = kì. Như vậy rõ ràng Kì (Dương Vương) = kèo = hèo = hươu. Hươu sừng (đực) là con Cọc (Việt Dịch Bầu Cua Cá Cọc). 

 

Cây, ki, kì, kèo biến âm với ke, que, kè (cây, nọc đóng ở bờ nước)... Nguyên thủy cây, cọc, nọc cắm ở bờ nước để cột thuyền về sau nơi đó trở thành bến thuyền, bến tầu. Anh ngữ quay (phát âm là ki), cầu tầu,  bến ghe, tầu, Pháp ngữ quai chính là Việt ngữ kè, cừ. Anh ngữ key (phát âm ki), như Key West ở Floria, Caribbean ngữ gọi là Cay (phát âm ki) là đảo, chỗ đậu thuyền tầu có gốc là Việt ngữ cây, ki, kè. Cũng nên biết Anh ngữ key có nghĩa là chìa khóa cũng có gốc cây, ki, ke, que. Nguyên thủy chìa khóa key chỉ là một cây que, cây then cài cửa để khóa cửa. Ta thấy rất rõ Việt ngữ chìa (khóa) biến âm với kia, ki, ke, que. Chả chìa là thịt nướng que, chìa vôi là cây que quệt vội...

 

Anh ngữ  dock, bến tầu, chỗ bốc rỡ hàng của tầu thuyền, theo đ=n (đây =này), ta có dock = nọc. Dock nguyên thủy cũng là một thứ nọc cắm ở bờ nước tức một thứ kè để cột thuyền sau thành chỗ đậu thuyền, chỗ bốc rỡ hàng lên xuống tầu thuyền.

 

Cây biến âm với gậy (c=g như cài = gài). Cây liên hệ với Anh ngữ cane (gậy), Pháp ngữ canne, Ái Nhĩ Lan ngữ crann; Wells coed (gỗ), coeden (cây), Lettic kuoks (tree), Phạn ngữ kàsthà- (s có chấm dưới) (gỗ)... Lưu ý lettic kuoks (cây) biến âm với Việt ngữ guốc (làm từ cây, gỗ), theo k=c=g, kuoks = guốc. Theo g=v=w (góa = vá), ta có guốc = wood (gỗ)...

 

 

 

*Cau

 

Trước hết cau liên hệ với Phạn ngữ khadira ( cau có gốc ca- = kha-).

 

Quả cau là một vật tổ thực vật của Đại Tộc Việt theo Vũ Trụ giáo  nên cau dùng trong các tế lễ liên quan tới Tam Thế, trời đất. Cau đi với trầu dùng trong hôn nhân chỉ là một diện nhỏ trong Vũ Trụ giáo. Chúng ta có truyện Trầu Cau diễn tả theo triết thuyết Vũ Trụ Tạo Sinh, theo Vũ Trụ giáo (Ca Dao Tục Ngữ Tinh Hoa Dân Việt).  Vì thế cau mang trọn ý nghĩa Vũ Trụ Tạo Sinh dựa trên nguyên lý lưỡng hợp nòng nọc, âm dương.

 

Bây giờ ta hãy đối chiếu cau với Ấn Âu ngữ qua quá trình Vũ Trụ Tạo Sinh, qua Vũ Trụ giáo: 

 

-Cau với nghĩa bọc Hư Không, Hư Vô ứng với Vô Cực

 

Cổ ngữ Mường Việt cau gọi là nang. Từ mo nang chỉ cái bao hoa cau. Mo là cái bao, cái bọc cái túi. Theo m=b, ta có mo = bồ (vật đựng), bầu, bao. Mo nang là bao (hoa) cau. Mo liên hệ với Anh ngữ maw có nghĩa là cái túi, cái bao chỉ một cái túi, cái bao, cái ngăn trong dạ dầy nhiều túi của loài nhai lại như trâu bò. Theo m=p, mo = Pháp ngữ peau, da. Da là cái túi bao bọc thân thể. Thái ngữ nang là da. Như thế cau là nang có một nghĩa là bầu, bao, bọc ứng với  cái túi, cái bao biểu tượng cho hư khộng, hư vô, vô cực. Ta thấy rất rõ, ông mo (một thứ thầy pháp) là hiện thân của bầu vũ trụ, bầu trời, tạo hóa trong khi bà đồng (có nghĩa là mẹ, đồng áng là cha mẹ, việc đồng áng là việc “mẹ cha” trọng hệ; Mã Lai ngữ indong là mẹ,) hiện thân của Mẹ vũ trụ, Mẹ Đời. Nang có nghĩa là cau cũng thấy trong Mã ngữ như thấy qua tên đảo Pinang là đảo Cau (Bá Đa Lộc và hoàng tử Cảnh đã ở đây).

 

Nang chuyển qua Hán Việt là lang, binh lang chỉ cau. Xin nhắc lại L là dạng nam hóa, dạng cận đại của âm cổ N . Một số từ với âm N chuyển qua L thấy trong Việt ngữ  và khi chuyển qua Hán Việt thành L như  nõ thành lõ:  cổ ngữ mũi nõ (mũi đâm ra như cái nõ, cây cọc nhọn) thành Việt ngữ hiện kim mũi lõ ; c... nõ thành c.. lõ;  Việt ngữ nỏ thành lỗ  như Cao Lỗ là ông tổ làm ra nỏ... (Tiếng Việt Huyền Diệu). Trong chuyện Trầu Cau, Lang sinh chết biến thành cây Cau vì Lang có nghĩa là Cau. Trong nhiều truyện viết về trầu cau và trong bản nhạc Truyện Trầu Cau của Phan Huỳnh Điểu cho rằng Lang sinh chết biến thành tảng đá là sai. Tân (sinh) có tâ- biến âm với tá (đá), với tảng (đá) nên chết biến thành tảng đá. Ta cũng thấy Hán Việt binh lang biến âm với  Mã ngữ Pinang.

 

Theo duy dương ngành nọc dương, lửa thì hư không chuyển qua bọc dương, Khôn  dương, không gian dương tức bầu khí, không khí trước tiên. Theo n=kh như nỏ = khỏ (trái cây bị khỏ là bị khô), ta có nang = nông = không. Ta cũng có Pháp ngữ non = Việt ngữ không.

 

Ta cũng thấy cau có nghĩa là không. So sánh hai cặp từ đôi trầu cau và trầu không, ước lược bỏ từ trầu chung, ta có cau = không nghĩa là cau = không = nông = nang.

 

Vậy trái cau có một khuôn mặt biểu tượng cho bầu khí gió, không gian dương. Điểm này giả thích tại sao sau ngày lễ Phù Đổng Thiên Vương có một khuôn mặt là một vị thần Sấm Dông có biểu tượng là quả cau với khuôn mặt bầu khí gió, một vài nơi ở miền Bắc Việt Nam lại có lễ rước trầu. Trầu đi đôi với cau cho hòa hợp đôi.

 

Theo duy âm ngành nòng âm, nước thì hư không chuyển qua bọc âm, không gian âm tức bọc nước, Biển Vũ Trụ trước. Nang có một nghĩa là cái bọc nước như thấy qua từ bướu nang (cyst) là bướu bọc nước. Nang có gốc na- là nước như nã (lã), nác là nước  (Tiếng Việt Huyền Diệu). Ta thấy cau có gốc ca- là nước. Ca- biến âm với cá (loài sống dưới nước), Phạn ngữ -ka, nước, Ba Tư ngữ kar, cá... theo c=ch=g=kh, cau = chậu = khau = gầu (những vật liên hệ với nước). Với nghĩa liên hệ với vật đựng nước cau = chậu = Pháp ngữ seau (cái ‘sô’ đựng nước). 

 

 

-Trứng Vũ Trụ hay Thái Cực

 

Vô cực cực hóa có nòng nọc, âm dương nhưng nòng nọc, âm dương hãy còn quyện vào nhau, giai đoạn này gọi là Trứng Vũ Trụ hay Thái Cực.

 

 Nang có một nghĩa là trứng. Ta thấy rất rõ quả cau có hình trứng và khi bổ đôi ra nửa quả cau với hột trông giống hệt nửa quả trứng luộc chín. Cau có một khuôn mặt biểu tượng cho Trứng Vũ Trụ. Với nghĩa Trứng Vũ Trụ sinh tạo, tạo hóa này, cau là biểu tượng cho bọc trứng trăm lang Hùng của Mẹ Tổ Âu Cơ. Vì vậy mà ngày giỗ tổ Hùng, trên bàn thờ có cúng cau (theo đúng nguyên tắc chỉ cúng cau mà không có trầu). Ta thấy rõ cau không phải chỉ dùng trong hôn nhân. Cau có ca- biến âm với cà. Cà liên hệ với Thái Lan ngữ kra là bao, bọc nang, trứng: kra thoong là chim nông, chim nang, chim đẻ Trứng Vũ Trụ (x. Bồ Nông Là Ông Bổ Cắt, Tiếng Việt Huyền Diệu). Hiển nhiên cau nang và cà, kra, nang là trứng. Quả cà hình trứng. Cà có nghĩa là trứng thấy rõ qua Anh ngữ gọi cây cà là cây trứng egg plant. Cà với nghĩa là trứng liên hệ với Nga ngữ jajco, Serbo-Croatian jajce, trứng... có ja- = chà- (Java = Chà Và) = cà. Cau, cà với nghĩa nang, nông là bọc biểu tượng cho hư không, khí gió, liên hệ tới bọc hư không, tới khí gió và với nghĩa trứng biểu tượng cho Trứng Vũ Trụ, cho bầu vũ trụ. Trong truyền thuyếtThánh Dóng Phù Đổng Thiên Vương, khi có giặc Ân, mõ rao tìm người ra cứu nước, ông Dóng rời chõng đá, đứng phắt dậy, vươn mình thành người khổng lồ nói với mõ:

 

Bay về bay dổng vua bay, 

Cơm thời bay thổi cho đầy bẩy nong, 

Cà thời muối lấy ba gồng,

Ngựa sắt vọt sắt ta dùng dẹp cho...

 

Ông Dóng đòi ăn cà, đòi ăn ba gồng, ba gánh cà. Chỗ khác lại kể ông Dóng ăn liền một lúc hết:

 

Bẩy nong cơm ba nong cà, 

Uống một hơi nước cạn đà khúc sông.

 

Người anh hùng dân tộc Phù Đổng thiên vương đã chỉ nhờ cơm cà mà đã có sức mạnh vô biên. Tại sao ông Dóng ăn cà muối mà có sức mạnh vũ bão như dông tố? Như đã nói cà là trứng là bọc biểu tượng cho bọc hư vô, không gian, khí gió, bầu vũ trụ. Ông Đổng ăn cà vào giống như ăn cả hư vô, khí gió, vũ trụ vào người trở thành ông Thần Sấm dông gió. Chúng ta có một thứ cà dùng muối chua rất ngon được gọi là cà pháo. Có lẽ ông Dóng cũng đã ăn loại cà pháo muối chua này. Cà pháo được đặt tên là pháo vì ăn dòn tan nổ như pháo? Có thể, nhưng gượng ép. Ta phải hiểu pháo theo nghĩa sấm nổ như pháo tống, pháo đùng. Ta có câu nói “sấm chớp đùng đùng”, “sấm nổ đùng đùng”. Ông Đổng ăn cà pháo vào trở thành ông Thần Sấm Dông gió nổ vang trời, nổ đùng đùng như pháo đùng. Như thế cái tên cà pháo cũng liên hệ với ông Dóng Thần pháo đùng nhà trời.

 

-Lưỡng nghi

 

Cau có khuôn mặt âm là trứng. Theo duy âm trứng là trứng âm của phái nữ, trứng liên hệ với nước: trứng nước. Theo duy dương, trứng là trứng dương của phái nam, trứng dái. Nang (cau Việt-Mường) nam hóa thành lang (cau binh lang Hán Việt). Nang âm là nàng nam hóa thành lang (con trai). Cau liên hệ với cà nên liên hệ với trứng dái tức trứng phái lang thấy rõ qua bài đồng dao :

 

Cậu lậu quả cà, 

Cậu già cậu chết, 

Thổi nồi cơm nếp, 

Đem ra ngoài đồng, 

Đánh ba tiếng cồng, 

Cậu ơi là cậu...

 

Với nghĩa lưỡng hợp nòng nọc, âm dương nay cau dùng trong lễ cưới. Đây chỉ là một khuôn mặt thứ yếu trong Vũ Trụ Tạo Sinh.

  

-Tứ Tượng

 

Cau với nghĩa lang, con trai, phái nam có một khuôn mặt biểu tượng cho nọc lửa, tượng lửa. Cau với nghĩa nang, nông = không có một khuôn mặt biểu tượng cho không khí, gió, tượng Gió. Cau với nghĩa nang là nước có một khuôn mặt biểu tượng cho nước, tượng nước. Thân cây cau thẳng như cây trụ biểu tượng cho đất. 

 

-Tam Thế

 

Với tất cả nghĩa trên cây cau biểu tượng cho Cây Vũ Trụ (Cây Tam Thế, Cây Đời Sống) vì thế cây cau được trồng ở những nơi thờ tự mang ý nghĩa chính của Cây Vũ Trụ (Cây Tam Thế, Cây Đời Sống) hơn là mang ý nghĩa hôn phối vợ chồng. 

 

-Sinh tạo

 

Cau được dùng trong lễ cưới.

 

Tóm lại cau có ca- ruột thịt với Phạn ngữ khadira có kha-  ruột thịt với cà có nghĩa là nang (Mường ngữ cau), trứng (có biểu tượng là bầu trứng vũ trụ) và với các nghĩa trong Vũ Trụ Tạo Sinh, cau đều liên hệ với Ấn Âu ngữ.  

 

Kết Luận

 

Như thế ta thấy có sự liên hệ giữa Việt ngữ và Ấn Âu ngữ. Một lần nữa những ai chưa tin nhiều phải tin thêm một lần nữa. Dù là liên hệ dưới bất cứ là dạng nào đi nữa, khi đã có liên hệ với nhau, thì ta có thể dùng Việt ngữ học Ấn Âu ngữ (Anh ngữ, Pháp ngữ, Đức ngữ...  ) và ngược lại.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

http://www.chinhnghia.com/

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/forum/

http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: