Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearning

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

NT Kiên, Kim Âu, Ross Perot Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan, NT Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  

 

 

 

 

Không ǵ nguy hiểm hơn bạn bè ngu dốt; tôi thà có kẻ thù khôn.

Nothing is as dangerous as an ignorant friend; a wise enemy is to be preferred.

La Fontaine

 

Việt Thường, ông là ai?

 

THẾ-HUY Paris.

 

Bài 1.

 

Những uẩn-khuất cần được làm sáng tỏ:

 

 

Cách nay mười năm, khi rất ít người biết hoặc nghe tên nhà báo Việt Thường, t́nh cờ tôi thấy cuốn sách có tựa đề “Những tên đặc công đỏ trong phong trào đ̣i hỏi dân chủ cho Việt Nam” của ba tác giả Việt-Thường, Nam-Nhân và Lư-Tuấn trên kệ của một nhà bán sách tại Nam California. Trên bià cuốn sách này in tên và h́nh của Nguyễn H.?, Đoàn-viết-Hoạt, Trần-Khuê, Lư-chánh-Trung, Trịnh-công-Sơn, Trần-Độ, Nguyễn-thanh-Giang và nhất là nhóm Thông-Luận, Nguyễn-gia-Kiểng, Bùi-Tín và Vũ-thư-Hiên là những người sống ở ngoại-ô Paris mà tôi để tâm t́m hiểu từ mấy chục năm trước về sinh-hoạt và đường-lối chính-trị của họ.  Cuốn sách gồm 540 trang do Nhà Xuất Bản Hưng-Việt tại Mỹ in năm 2004, nhà sách Văn Bút ở cạnh Phúc-lộc-Thọ, Little Sàigon đại diện phát-hành và được bán với giá 18 USD.

 

Hai tác-giả Nam-Nhân và Lư-Tuấn, vào thời điểm đó, tôi chưa biết là ai và thuộc khuynh-hướng chính-trị nào, có phải là đồng-chí của nhà báo Việt-Thường hay không và nhất là: Cuối tất cả 11 bài viết về 11 nhân-vật và khuynh-hướng trên không ghi mỗi bài là của tác-giả nào. Điều đó có nghiă là cả ba tác-giả đều đồng quan-điểm và cùng chịu trách-nhiệm ngang nhau về tất cả những ǵ được nêu ra trong 540 trang sách này. Sự việc ấy rất ít xảy ra trong sinh-hoạt báo-chí, nhất là trong lănh-vực biên-khảo về chính-trị vô-cùng phức-tạp và nhiều cạm-bẫy nhất từ trước đến nay. Đấy chính là lư-do khiến tôi mua cuốn sách này để xem ba tác-giả trên dựa vào những yếu-tố nào để xếp loại các nhân-vật trên. Dù chưa đọc, nhưng việc xếp loại ấy cũng có vẻ cùng chiều với cách nh́n của những người biết và có kinh-nghiệm với CS, trong đó có tôi. Từ nhiều năm trước đó, chưa bao giờ kẻ viết bài này tin rằng 11 nhân-vật và khuynh-hướng chính-trị kể trên và… một số người khác nữa…, thực sự đấu-tranh cho quyền-lợi đích-thực của Đất Nước và cho Nền Dân Chủ thật sự tại VN. Họ chỉ là con bài của CSVN, bất-măn v́ không được trọng-đăi, là những kẻ chống đối c̣ mồi ở trong nước để chứng tỏ rằng tại VN vẫn có dân-chủ ở một mức độ nào đó, hoặc họ được gửi ra hải-ngoại để xâm-nhập nhằm phân-hóa, lèo-lái khối người Việt gốc tị nạn và dự-trù cho những biến-chuyển tương-lai tại VN. Rất có thể, trong t́nh huống xấu nhất, những con bài này sẽ là những người được CSVN dàn-dựng  để nằm trong một cơ-cấu làm trái độn, một chính-phủ liên-hiệp lâm thời chẳng hạn, nhằm mở đường cho những người nắm quyền cao nhất và nhiều tội-ác nhất của CSVN từ trước đến nay đào thoát với số tài-sản khổng-lồ mà họ đă từ từ chuyển ra ngoại-quốc qua việc chuyển tiền cho những đệ-tử trung-thành hoặc thân-quyến và nhất là qua hệ-thống rửa tiền rất quy-mô tại khắp nơi trên thế-giới. Từ vài chục năm qua, người ta có thể  gửi hàng triệu đô-la từ Mỹ và nhiều nước khác về VN và từ VN ra nước ngoài qua điện thoại cầm tay chỉ trong ṿng một giờ, khó có ai làm thống-kê được. Một số trung-tâm thương-mại Á-Châu ở Nam Cali được ghi-nhận là do tiền của VC gửi qua để xây cất. Cơ-quan an-ninh Tây Âu, nhất là Mỹ biết rơ các tổ-chức và sinh-hoạt này từ lâu, nhưng chỉ âm-thầm theo dơi.

 

Sau khi nghiên-cứu văn-phong trong toàn cuốn sách, để ư đến từng từ-ngữ được dùng, người ta có thể  đưa ra kết luận là cuốn sách trên viết bởi một tác-giả duy nhất. Đó là nhà báo Việt Thường!. Bởi lẽ từ giữa thập niên 60 của thế-kỷ trước, kẻ viết bài này đă nhiều năm dịch tài-liệu VC trong nhiều lănh-vực ra anh-ngữ cho cơ-quan khai-thác tài-liệu nên không thể lầm-lẫn được. Sau khi biết chắc điều đó, chúng tôi t́m hiểu để biết Nam-Nhân và Lư-Tuấn là hai người có thật hay chỉ là những nhân-vật tưởng-tượng do nhà báo Việt Thường đặt ra v́ một lư-do riêng-tư, thầm-kín nào đó?. Nếu là hai người có thật th́ họ là ai, trước kia làm ǵ, hoạt-động ra sao; nhất là hiện nay thuộc khuynh-hướng nào và tại sao họ lại đứng tên và chịu trách-nhiệm chung với  một người có gốc-gác ở phía bên kia chiến-tuyến, dù đương-sự tự khai có một thời gian bị đầy-đọa sau 1954, bị VC bỏ tù sau khi được chúng gửi vào Miền Nam với danh-nghĩa là một “nhà báo đi thực tế” để nghiên-cứu tại chỗ và có “hộ-khẩu sang-trọng ở Sàigon”. Lư-do bị bỏ tù được giải thích là v́ đă viết những nhận-định đánh giá cao QLVNCH và không tán-thành việc đưa quân, công-cán-chính VNCH vào các trại tù được gọi là trại cải-tạo ở VN. Điều đó do VT nói ra, nhưng sự thật ra sao khó ai kiểm chứng được. VT được giới thiệu trên một trang điện báo dành cho ông ta như sau: (Nguyên-văn)

                

“Nhà Báo Việt Thường là nạn nhân, tù nhân kiên giam của Tập Đoàn Việt Gian CS. Sau khi ra tù được Anh Quốc mời ra hải ngoại trên danh nghĩa tù nhân lương tâm, nhà báo bị lao tù, bị đàn áp bởi Tập Đoàn Việt Gian CS.

Nhà Báo Việt Thường tiết lộ lư do ông chống Tập Đoàn Việt Gian CS v́ THÙ NHÀ, NỢ NƯỚC, gia đ́nh bị tiêu tán, nhà cửa mồ mả ông cha bị bọn việt gian cs đánh phá tan hoang, cá nhân nhiều năm lao động, tù đày. Lần cuối bị tù v́ Nhà Báo Việt Thường viết tường tŕnh và kiến nghị yêu cầu trả tự do cho Quân Cán Chính VNCH v́ đó là thành phần TINH HOA CUẢ TỔ QUỐC, là chủ lực để đưa Việt Nam hội nhập vào nền văn minh của thế giới.

Qua nhiều phỏng vấn, b́nh luận thời cuộc, in sách tại hải ngoại Nhà Báo Việt Thường đă vạch trần tội ác của tên Đại Việt Gian HCM. Nhà Báo Việt Thường là người đầu tiên ở hải ngoại tố cáo tội ác của Tập đoàn việt gian cs là Tội Việt Gian. Ông quan điểm là ĐÂM MẤY THẰNG VIỆT GIAN BÚT CHẲNG TÀ.”  (Hết)

 

Một tù-nhân ra khỏi tù, chỉ 6 tháng sau khi hết hạn bị quản-chế đă có mặt ở nước Anh th́ câu hỏi được đặt ra là cựu tù-nhân này phải làm đơn và hoàn-tất thủ-tục rất khó-khăn và rườm rà của VC khi c̣n đang bị qủan-chế. Điều này có thể xảy ra cho một tù-nhân chính-trị bị VC trù dập như VT hay không?. Dù có được Chính-phủ Anh mời mọc trọng-vọng thế nào chăng nữa, cũng không ai bắt-buộc được bọn VC phải cấp giấy cho người ấy ra đi. Ngược lại, việc mời mọc với lư-do mang ư-nghiă chính-trị như thế lại càng khiến CS lưu-ư, đề-pḥng hơn và dĩ nhiên, đương- sự sẽ không được đi mà c̣n bị VC canh-chừng và làm khó hơn nữa, v́ chẳng ai chịu thả cọp về rừng, nhất là với truyền-thống đa nghi, CS thà giết lầm cả trăm người c̣n hơn tha lầm một người mà chúng nghi là nguy-hiểm. Vào thời-điểm 1990, việc tống-xuất tù nhân ra nước ngoài trong kế-hoạch gài người vào trong các tổ-chức đấu tranh giả-hiệu và những khuynh-hướng trở cờ ở hải ngoại chưa được VC nâng lên thành chính-sách như hiện nay!. Một người được coi là biết VT lại tiết-lộ rằng VT được con gái lấy chồng làm trong Toà Đại Sứ Anh ở VN trước đây bảo-lănh theo diện đoàn tụ, nhưng sự thật cũng không phải thế mà con rể của VT là một người Anh, có một thời gian làm cho một công ty du-lịch ở VN và vợ chồng người con gái này xin cho VT đoàn-tụ, nhưng hai người đă ly-dị từ lâu. Một người khác được xem là thân-cận hơn, cho tôi hay là VT hiện nay được ở trong khu-vực dành riêng cho các cựu nhân-viên t́nh báo Anh (MI-5/MI-6), đương-sự đến thăm mà không hẹn trước nên không gặp được. Người viết chỉ mỉm cười v́ người ta cố-ư vẽ ra nhiều huyền-thoại cho VT với mục-đích ǵ, trong khi, đó không phải là điều được tôi hỏi tới?.

 

Tại sao nhà báo VT sang Anh mà không sang Mỹ, dù Hoa-Kỳ là nơi tiếp- đón những người cựu tù cải-tạo, nạn-nhân của chế-độ CSVN?. Câu trả lời là chính-phủ Mỹ, ngay từ những ngày đầu của làn sóng vượt biển đă có chủ-trương không nhận những người ra đi từ Bắc vĩ-tuyến 17 v́ sợ VC lợi-dụng cơ-hội để gài gián-điệp nằm vùng vào Mỹ. Bởi vậy một số khá đông thuộc thành-phần này xin định-cư tại Anh và United Kingdom. Một sự thật vô-cùng nghịch-lư là: Dù mang danh là người tị-nạn CSVN, nhưng một số người Việt ra đi từ Bắc vĩ-tuyến 17 trong nhà vẫn treo h́nh của Hồ-chí-Minh. Nghe nói về hiện-tượng kỳ-quái trên, lúc đầu tôi không tin, nhưng khi được dẫn vào tư-gia của một gia-đ́nh quê-quán tại Hải-Pḥng sống ở Luân-Đôn th́ tôi hiểu rằng cộng-đồng người Việt tị-nạn tại Anh có nhiều thành-phần rất phức-tạp. Một điểm đặc-biệt khác là nhà báo VT ít khi dám lộ-diện và ngay cả những người được coi là rất thân cũng không được phép chụp h́nh ông. Nếu tôi nhớ không lầm th́ chỉ có ông Nguyễn-hữu-Luyện ở Mỹ là có chụp h́nh chung với VT ở Manchester tại Anh Quốc. Nhà báo VT chấp-nhận sống trong tâm-trạng bất-an thường-trực v́ ông là một “yếu-nhân” hay v́ một lư-do nào khác?. Ngoại trừ những người trong thân tộc không ai biết nhà ông ở đâu, có người cho hay là ông thường-xuyên ở Mỹ, dù trước đây nhiều năm, ông nói với nhiều người rằng ông bị ung-thư phổi tới thời kỳ chót. Không là công dân Mỹ, ông không thể ở Hoa-Kỳ quá 3 tháng và không thể có Medicare và ông sẽ xoay-xở ra sao khi đau ốm?. Trong khi đó, bất kể ai thuộc bất cứ quốc-tịch nào trên 60 tuổi sống tại Anh đều không phải trả tiền thuốc thang và các phí khoản về y-tế. Tất cả những tin đồn quanh VT và hành-tung của chính ông cũng chỉ nhằm mục-đích đánh bóng, tạo huyền-thoại và hào-quang giả-tạo cho một “nhân-vật được coi là kỳ-bí”. Sống ở các nước Tự Do, Dân Chủ và An-Ninh hàng đầu trên thế-giới mà VT c̣n đề-pḥng và sợ mọi người đến thế th́ con người ấy, với cá-tính ấy, có dám làm ǵ trái ư hoặc dám viết những bài nhận-định khác với quan-điểm của bạo-quyền VC như trong đoạn văn được chép lại ở trên hay không?. Nằm trong cơ-chế CS mà ông c̣n dám viết thẳng ra những suy-nghĩ của ḿnh để đến nỗi phải đi tù (như ông tự khai);  th́ hiện nay, nằm ngoài ṿng kiềm chế của kẻ thù… ông c̣n sợ ai? Chẳng lẽ, ông sợ người Quốc-Gia? Hà cớ chi ông phải sợ những người không c̣n quyền-uy, không đao súng và nhất là họ cũng thù-ghét CS như ông? Hay ông sợ công-lư và sự thật v́ trong thân-thế và cuộc sống của ông có nhiều điều ẩn-khuất?.

 

Sang tới Anh, ông viết sách, báo vạch trần sự thật trong chế-độ tàn-nhẫn, sát nhân của VC, vạch mặt tên Hồ-chí-Minh và bè lũ là những tên bán nước, việt gian bằng những lời-lẽ nặng-nề như thế, nhưng sau đó cả hai bà vợ và hai người con gái của ông đều được lần-lượt đoàn tụ với ông ở Manchester, Anh-Quốc?. VC nhân-đạo đến thế chăng? VC Dân-chủ và tự-do đến thế ư?. Chung quanh ông có nhiều điều bất thường như thế, nhưng không hiểu ông đă khôn-khéo và dùng những đ̣n phép ǵ mà khuyến-dụ được một số người tin-tưởng và qúy mến ông?!.

                                        

Quen biết một số người đấu-tranh chống Cộng, sau nhiều lần sang Luân Đôn, thủ đô Anh-Quốc thuyết tŕnh vào những năm cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90 và qua sự t́m hiểu từ những người này, sau cùng chúng tôi được biết Nam-Nhân là ông Nguyễn-đức-Chung, người đứng đầu trang báo điện-tử Hồn-Việt UK online và Lư-Tuấn là ông Ngô-đ́nh-Thiện. Cả hai đều ở Anh-Quốc.

 

Nội-dung của cuốn sách trên, có thể chúng tôi sẽ đề-cập đến trong một bài viết khác, nhưng giờ này, điều mà chúng tôi muốn biết rơ là tại sao hai ông Nam-Nhân và Lư-Tuấn lại chấp-nhận đứng tên chung với nhà báo Việt Thường qua vai-tṛ “đồng tác-giả”, dù cả hai ông đều không phải là “đồng-chí” cũ và cũng không viết một chữ nào trong tác-phẩm ấy?. Chúng tôi hy-vọng được nghe lời giải thích rơ-ràng và thoả-đáng cũng như hiểu về thân-thế, quá-khứ của quư-vị v́ trên diễn-đàn, qua một số bài viết, người ta thấy vẫn c̣n một số người đoan chắc rằng VT có hai tên khác là Nam Nhân và Lư-Tuấn, chứ không phải là ba người khác nhau. Vấn-nạn này xảy ra đă khá lâu mà cả VT, Nam-Nhân và Lư-Tuấn không một ai lên tiếng?. Là một độc-giả bỏ tiền ra mua sách và nhất là trong tư-cách một người đấu-tranh chống Cộng, chúng tôi đ̣i hỏi các tác giả nói trên làm sáng tỏ vấn-đề tuy rất đơn-sơ, nhưng lại mang khá nhiều uẩn-khúc đó!.

 

(C̣n tiếp)

 

THẾ-HUY.

Paris, 18/08/2014.

--------------------------------------------

 

1- "Nhà Báo Việt Thường là nạn nhân, tù nhân kiên giam cuả Tập Đoàn Việt Gian CS. Sau khi ra tù được Anh Quốc mời ra hải ngoại trên danh nghĩa tù nhân lương tâm, nhà báo bị lao tù, bị đàn áp bởi Tập Đoàn Việt Gian CS .

 

Nhà Báo Việt Thường tiết lộ lư do ông chống Tập Đoàn Việt Gian CS v́ THÙ NHÀ, NỢ NƯỚC, gia đ́nh bị tiêu tán, nhà cửa mồ mả ông cha bị bọn việt gian cs đánh phá tan hoang, cá nhân nhiều năm lao động, tù đày. Lần cuối bị tù v́ Nhà Báo Việt Thường viết tường tŕnh và kiến nghị yêu cầu trả tự do cho Quân Cán Chính VNCH v́ đó là thành phần TINH HOA CUẢ TỔ QUỐC, là chủ lực để đưa Việt Nam hội nhập vào nền văn minh cuả thế giới.

 

Qua nhiều phỏng vấn, b́nh luận thời cuộc, in sách tại hải ngoại Nhà Báo Việt Thường đă vạch trần tội ác cuả tên Đại Việt Gian HCM. Nhà Báo Việt Thường là người đầu tiên ở hải ngoại tố cáo tội ác cuả Tập đoàn việt gian cs là Tội VIỆT GIAN. Ông quan điểm là ĐÂM MẤY THẰNG VIỆT GIAN BÚT CHẲNG TÀ."  (Hết)

 

 

 

 

2- "Chuyện thâm cung dưới triều đại Hồ Chí Minh"

 

Trang b́a trong:

 "Tài liệu lịch sử của Việt Thường

Prined in Califonia-USA-2009

Copyright @ 2008 by tapchitanvan

All right reserved

 

Chuyện thâm cung dưới triều đại Hồ Chí Minh

Tân Văn xuất bản

 

Trang b́a sau:

 

Sơ lược về tác giả Việt Thường

 

- Tên khai sinh: Trần Hùng Văn. Sinh năm 1934, tại Hà Nội.

- Quê quán: Hà Nội

- Tôn giáo: theo đạo Phật

- Học lực: năm 1954, việt-gian cộng sản vào Hà Nội, gia đ́nh bị kết tội là tư sản, địa chủ, nhân viên cao cấp của thực dân Pháp. Cha ông nguyên là kỹ sư cầu đường thời thực dân Pháp. Năm 1945, cha ông từ chối không nhận chức Thanh tra của Bộ giao thông mà xin về hưu, nên không chạy tản cư, vẫn ở lại Hà Nội, không làm ǵ cả. Sống nhờ vào số villa ở Hà Nội cho thuê. Khi mẹ ông tản cư lên Việt Bắc, th́ năm 1949, đă đem toàn bộ đồn điền và ruộng đất tặng cho Chính phủ Liên hiệp chống Pháp.

 

V́ thế, ông phải bỏ ngang việc học hành. Năm 1955, toàn bộ gia sản của gia đ́nh ông bị tịch thu. Cha ông bị quản thúc tới chết.

 

Anh lớn ông bị quản chế tại gia từ năm 1955 và năm 1956 bị tù với tội danh là gián điệp của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, và bị tra tấn đến phát điên ngay từ 1957, nhưng vẫn bị giam giữ tới tháng 12-1973.

 

Chị gái ông đang dạy tại trường Thánh Mẫu Marie, Hà Nội bị buộc thôi việc.

 

Anh thứ hai, học xong năm thứ hai Đại học Y khoa Hà Nội, cũng bị đuổi học, bắt đi lao động chân tay ở các công trường xây dựng. Và khi nghe tin xảy ra ngày Quốc hận 30-4-1975, đă tuyệt vọng tự tử.

 

Phần ông th́ ngay 1956 cũng bị đi cải tạo tại Nhà máy cưa gỗ ở Phú Thọ, vớt gỗ cây từ Sông Thao lên và chuyển vào các nhà máy. Sau đó, được quay lại Hà Nội, làm phu cuốc đường đặt dây cáp và làm phu bốc vác ở khu Lương Yên, Hà Nội.

 

- Sự nghiệp làm báo: Từ năm 1952, được phụ trách trang học sinh (ngày thứ năm hang tuần) của nhật báo Thân Dân mà cụ Nguyễn Thế Truyền làm chủ nhiệm và cụ Vũ Ngọc Các là chủ bút, cho đến năm 1954, khi các cụ Nguyễn Thế Truyền và Vũ Ngọc Các vào Nam.

 

Thời gian làm phu cuốc đường th́ ông dạy bổ túc văn hóa cho anh chị em trong đội. Lúc đầu đă giúp đỡ, sau Đội trưởng đề nghị ông được nghỉ một buổi cuốc đường để soạn bài, tiến tới dạy cho cả Tổng đội, rồi được công đoàn nơi đó mướn làm chuyên trách cả dạy bổ túc văn hóa, cả hướng dẫn thể dục và văn hóa quần chúng. Được khen là dạy giỏi nên trở thành dạy kèm cho các cán bộ cấp trung cao và làm trong Ban giám hiệu trường Bổ túc văn hóa liên cơ quan trung ương Hà Nội.

 

Cũng từ đó thành cộng tác viên của các tờ báo và đài phát thanh, v́ phu cuốc đường có nhiều đội lưu động làm khắp các tỉnh thành và các công trường, nông trường, nên ông bắt buộc phải đi đến đó để cho thi kiểm tra và cùng địa phương cho thi tốt nghiệp. Cho nên các báo đài hay nhờ ông viết bài và đưa tin. Từ đó ông chuyển hẳn sang làm báo, ở tuần báo Độc Lập, nằm trong khối báo chí của Mặt trận tổ quốc của việt-gian-cộng-sản.

 

Hoạt động báo chí của ông thuận lợi v́ nhờ khá nhiều những công nhân là học tṛ của ông, sau khi du học ở nước ngoài về, đều giữ nhiều chức vụ quan trọng từ trung ương tới địa phương, cũng như các ngành dọc.

 

Sau 30-4-1975, ông vào Sài G̣n với tư cách phóng viên thường trú đặc biệt ở miền Nam. Nhờ thế, ông viết một tài liệu đề cập đến sự tiến bộ của VNCH trên mọi b́nh diện, có tầm cỡ quốc tế. Đó là cơ sở ngàn năm có một lần để xây dựng một VN thật sự Độc lập, Tự do và Hạnh phúc nếu thực thi đúng khẩu hiệu "Duy tŕ 5 thành phần kinh tế". "Ḥa giải và ḥa hợp" như tinh thần Hiệp định Paris về Việt Nam năm 1973.

 

Kết quả, ông bị Hội nhà báo khai trừ mà văn bản chỉ đóng dấu mà không có ai kư tên. Phía báo Độc Lập cũng vậy, cũng không có ai kư tên. Sau đó, ông bị bắt và bị coi là bị điên và bị giam chung với người điên thật ở bệnh viện Chợ Quán một năm, rồi chuyển tại trại giam của công an Sài G̣n và bị đưa giam ở Z30D.

 

Tháng 10-1987 ông ra khỏi tù với tội danh "Nhen nhóm tổ chức phản động" (???). Bị quản chế tới cuối năm 1990, và tháng 6-1991, Ông được qua Vương quốc Anh với tư cách tỵ nạn chính trị."

 

Trả lời Nhà báo Thế Huy qua bài: “Việt Thường, ông là ai?”

 

Bài 1.   Những uẩn-khuất cần được làm sáng tỏ:

 

 

Kính gửi: Nhà báo Thế Huy,

Đồng kính gửi: Quư độc giả và thính giả của Hồn Việt UK online,

 

 

Thưa quư vị,

 

 

Nhận được bài viết của Nhà báo Thế Huy từ Paris gửi, với tựa đề “Việt Thường, ông là ai?”. Trong bài viết, tác giả Thế Huy đă đề cập đến những thắc mắc và ưu tư của ḿnh về tác phẩm và tác giả qua cuốn “Những tên đặc công đỏ trong phong trào đ̣i hỏi dân chủ cho Việt Nam”. Đồng thời, ông Thế Huy cũng có phần thắc mắc trực tiếp đến cá nhân cũng như vai tṛ tôi đảm nhận liên quan đến quyển sách trên và trang web Hồn Việt UK online.

 

Trước tiên, tôi Nguyễn Đức Chung, chủ trang Web Hồn Việt UK online kiêm chủ bút, xin được lần lượt trả lời những ǵ liên quan đến ḿnh và những ǵ trong phạm vi đường hướng và mục tiêu chúng tôi đă, đang và luôn theo đuổi. Và tất nhiên, trong phạm vi hiểu biết cũng như trách nhiệm của cá nhân tôi trước công luận mà chính tôi đảm nhận trong vai tṛ chủ bút.

 

 

Thưa ông Thế Huy,

 

Không phải đến thời điểm này, mà trước đây, sau khi cuốn “Những tên đặc công đỏ trong phong trào đ̣i hỏi dân chủ cho Việt Nam” được nhà sách Văn Bút bên Hoa-kỳ ấn hành và tung ra thị trường, nhiều độc giả khắp nơi đă có cùng nhận xét như ông về ba tên đứng chung trên trang b́a của quyển sách.

 

Cận kề nhất là dư luận tại Anh quốc, trong giới sinh hoạt thường xuyên mà tôi có tham gia hay biết đến, và nhất là quư hội viên của Hội Cựu quân nhân QLVNCH tại Vương quốc Anh, hầu hết đều có thắc mắc tương tự.

 

Thêm vào đó, một số vị trong hội Cựu QN-QLVNCH tại Anh, đă đôi lần nhờ tôi liên lạc mời ông Việt Thường đến tham dự và “thuyết tŕnh”. Nhưng kể từ khi tôi gặp và quen biết ông Việt Thường đến nay, chưa lần nào ông Việt Thường nhận lời mời đến nói chuyện trong các cuộc tổ chức sinh hoạt trên hay tham dự các cuộc biểu t́nh chống Cộng của Cộng đồng người Việt tỵ nạn CS tại Anh quốc với lư do “sức khỏe không cho phép”.

 

Ngoài ra, nhiều vi hữu tham dự trên các diễn đàn điện tử tại hải ngoại cũng đặt các câu hỏi tương tự, sau khi nghe những cuộc nói chuyện của ông VT bắt đầu từ Hồn Việt UK online; sau đó trên VOV, VietnamExodus, SBTN, Kỷ Nguyên 2000…

 

 

1.- Mở đầu bài viết, tác giả Thế Huy có ghi bài 1. Như vậy, theo chỗ tôi hiểu, ông sẽ c̣n các bài kế tiếp về chủ đề “Việt Thường, ông là ai?”. Và như đă thưa ở trên, trong vai tṛ chủ bút của trang Hồn Việt UK online, tôi xin sẽ trả lời những ǵ liên quan tới cá nhân mà liên đới đến vai tṛ của ḿnh đảm nhận.

 

2.- Vâng, trong cuốn “Những tên đặc công đỏ trong phong trào đ̣i hỏi dân chủ cho Việt Nam”, sau nhiều lần ông VT yêu cầu và thuyết phục, tôi đă đồng ư để bút hiệu của ḿnh là Nam Nhân cho ông Việt Thường in trong cuốn “Những tên đặc công đỏ trong phong trào đ̣i hỏi dân chủ cho Việt Nam” cùng với ông Lư Tuấn.

Lư do: Tôi đă tin tưởng vào lời thuyết phục của ông VT rằng: “Để cả nhóm ba người đứng tên th́ giá trị quyển sách càng tăng. Dù hai anh không viết, nhưng cũng có góp công trong công cuộc phổ biến nó…”. Và chỉ v́ mục đích có lợi cho công cuộc CHUNG là giải thế chế độ Cộng sản tại Việt Nam.

 

3.- Phần tôi, là một quân nhân trong Quân chủng Không Quân của Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa. Trước 30/4/1975, tôi phục vụ tại Sư Đoàn IV Không Quân, Cần Thơ.

 

4.- Chuyện ông Việt Thường bị “ung thư phổi”.  Khoảng hơn bốn năm trước, một lần qua điện thoại, ông VT đă cho tôi biết, ông ta đă “bị ung thư phổi thời kỳ cuối”, nên ông yêu cầu tôi phải nỗ lực hơn trong việc viết bài và đưa những “thông tin” do ông cung cấp lên Hồn Việt UK online cùng các diễn đàn điện tử…

 

Tin lời ông Việt Thường, tôi đă không ngại trả lời ông rằng, tôi sẵn sàng hiến tặng ông một lá phổi của tôi. Với tôi, một phần thân thể hay cả tính mạng nhỏ nhoi của ḿnh là để mong đem lại lợi ích cho công cuộc CHUNG. Ông VT đă trả lời tôi: “…v́ kỹ thuật y khoa hiện nay chưa thể ghép phổi được, nên đành chịu” và “rất cảm động” cám ơn tôi”. Nhưng thực tế, hơn bốn năm qua, ông VT c̣n hiện diện và vẫn đang thực hiện những ǵ sau khi đă bị loại khỏi Hồn Việt UK online.

 

 

Nhân đây, tôi cũng xin gửi lời tạ lỗi cùng quư độc giả và thính giả của Hồn Việt UK online, những người Việt Nam yêu nước chân chính, thực sự chống Cộng, về việc tôi đă v́ quá tin tưởng vào ông Việt Thường là “người có kiến thức về Cộng sản”, từ đó có hành động thiết thực nhằm góp phần vào đại cuộc giải thể đảng Cộng sản Việt Nam, để sớm xây dựng lại một nước Việt Nam tự do, hạnh phúc không Cộng sản cho đồng bào và cường thịnh cho quốc gia dân tộc, mà tôi đă xem ông VT như một cố vấn trong đường hướng và mục tiêu hoạt động của chúng tôi một thời gian trước đây. Do đó, đă ảnh hưởng ít nhiều đến quư độc giả, thính giả của Hồn Việt UK online. Kính mong quư vị niệm t́nh thứ lỗi cho.

 

Ông VT trong những lần điện đàm với tôi trước đây, ông đă từng nói: “Tôi có khả năng nói có thành không, nói không thành có”!

 

Và cũng do đó, chính tôi đă quyết định gỡ bỏ tất cả bài viết, cũng như các phần phỏng vấn với ông VT, cùng những audio một số bài viết của ông VT mà tôi đă thực hiện.

 

Là một quân nhân của QLVNCH, tôi luôn tâm niệm: “Tổ Quốc – Danh dự và Trách nhiệm” của một người lính. Tôi hoàn toàn chịu mọi trách nhiệm của chính ḿnh.

 

Trân trọng,

 

Anh quốc, ngày 20  tháng 8  năm 2014

Nguyễn Đức Chung

 

 

LTS:- Kính thưa quư độc giả và thính giả của Hồn Việt UK online, chúng tôi vừa nhận được lá "thư ngỏ" do một thân hữu gửi cho.

 

Lá thư ngỏ từ nhà văn Duyên Lăng Hà Tiến Nhất đă chuyển lên Diễn Đàn Thảo Luận 9. Trong lá thư, nhà văn DLHTN liệt kê nhiều sự kiện đă và đang xảy ra trên các Diễn Đàn điện tử trong mấy tuần qua có liên quan đến Hồn Việt UK online và cá nhân tôi. Xin đăng tải để quư vị kính tường.

 

V́ thời gian có hạn, chúng tôi sẽ lần lượt trả lời thư của nhà văn Duyên Lăng Hà Tiến Nhất những ǵ trong phạm vi hiểu biết và trách nhiệm của ḿnh như đă thưa trong bài: "Trả lời Nhà báo Thế Huy qua bài viết: "Việt Thường, ông là ai?".

 

Giờ đây, thể theo lời yêu cầu của nhà văn Duyên Lăng Hà Tiến Nhất, chúng tôi xin gỡ bỏ tất cả bài viết của ông và những phần Audio đă thực hiện với ông mà chúng tôi đă phổ biến. V́ ông đă xác nhận lập trường của ông khác với chủ trương của Hồn Việt UK online do tôi làm chủ.

 

Trân trọng,

 

Nguyễn Đức Chung

 

 

 

Việt Thường, ông là ai?

 

Bài của THẾ-HUY.

 

 

Bài 2:

A.    Liên-lạc trực-tiếp với Nam-Nhân Nguyễn-đức-Chung:

 

 

Dù biết sự thật và biết cả số điện-thoại của Nam-Nhân vào khoảng năm 2006/2007, nhưng người viết đă lưỡng-lự và suy-nghĩ rất lâu v́ nghĩ rằng việc tiếp-xúc đường-đột, bất ngờ sẽ khiến Nam-Nhân ngỡ-ngàng, e-ngại nên không thể t́m biết thêm được điều ǵ cần-thiết. Người viết chỉ bắt đầu liên-lạc với ông Chung năm 2009 sau nhiều đắn-đo, cân-nhắc. Mấy năm gần đây, sự trao-đổi đă đủ để đôi bên hiểu nhau hơn và qua những điều bộc-bạch của Nam-Nhân Nguyễn-đức-Chung, tôi biết được một số điều muốn biết về khả-năng, cá-tính và bản-chất thiếu chân-thật của VT và điểm đặc-biệt nhất là ông ấy coi tôi là một kẻ thù cần phải loại-trừ, dù đương-sự và tôi chưa một lần chạm mặt. Gần 18 năm qua, v́ bận việc, tôi rất ít khi viết và chưa bao giờ có một ḍng chữ nào về VT. Gần đây, tôi được biết thêm VT thù ghét tôi chỉ v́ trước kia tôi ở trong một lănh-vực...mà ông ta không thích!. Tôi cũng đă dự-đoán được ai là người biết ít nhiều về tôi và chính họ đă cung-cấp cho đương sự những tin-tức có phần đúng, cũng có phần sai về quá-khứ cũng như về quan-điểm của tôi. Thái-độ của VT làm tôi hết sức ngạc-nhiên, bởi dù đó có là sự thật chăng nữa, th́ cũng không thể khiến VT căm-hận và thù ghét tôi đến thế.  Tôi không muốn nói nhiều về ḿnh bởi trong giới cầm bút đấu-tranh, một số người cũng đă biết ít nhiều về hoạt-động cũng như lập-trường của tôi qua hơn 35 năm cầm bút và những đồng-nghiệp và đồng-sự của tôi trong đời sống dân-sự trước Mậu Thân 1968, cũng như trong binh-nghiệp trước 1975, hiện c̣n sống và ở rải-rác khắp nơi trên thế-giới không dưới 60/70 người... Sự thù-ghét của VT khiến tôi đặt câu hỏi: VT thật sự là ai? Tại sao đương-sự lại thù và gờm tôi v́ lănh-vực chuyên-môn trước kia của tôi đến thế?. Một người chỉ có tâm-trạng bất-an khi đi qua một trạm kiểm-soát của cơ-quan công-lực chỉ v́ lúc đó họ là kẻ gian hoặc đang giấu vũ-khí hay đồ quốc cấm trong người.

 

Có thể qua báo-chí hoặc bằng sự t́m hiểu qua những người quen biết, VT biết rằng tôi là người đă đơn-độc phản-bác và tranh-luận về lập-trường Hoà-hợp Hoà-giải của nhóm Thông-Luận trong đó có Nguyễn-gia-Kiểng, Trần-thanh-Hiệp, Phạm-ngọc-Lân, Quản-mỹ-Lan, Thụy-Khuê… năm 1988 ngay trong buổi kỷ niệm một năm tạp-chí này ra đời, trước khoảng 80 người tham-dự thuộc phe họ tại pḥng họp của thánh-đường Saint Hippolyte ở Quận 13 Paris. Đó là lần đầu tiên, sau năm 1975, vấn-đề này được nêu ra trong cộng-đồng người Việt tị-nạn CSVN tại hải ngoại. Việc tranh-luận trên được Jacqueline Nguyễn phụ-trách mục tin Paris tường-thuật trên tờ Phụ-Nữ Diễn-Đàn phát-hành tại Mỹ. Khi Cựu Trung-tá VNCH Mai-viết-Triết sống ở Paris, phổ-biến bài nói chuyện của ông trước các du-sinh VC và thành-phần trẻ đi hợp-tác lao-động tại Đông Âu năm 1995 với lập-trường “biết ơn VC đă có công thống-nhất Đất Nước” và sau đó ông làm photocopie bài này gửi cho rất nhiều nhân-sĩ và các hội-đoàn, nhưng không một ai lên tiếng. Ngược lại, Ban Tổ-chức Ngày Quốc-Hận năm đó, người ta c̣n mời ông chủ-tọa buổi hội-thảo nên tôi đă lên tiếng phản-đối ngay tại hội-trường về việc làm thiếu ư-thức trên… Ít lâu sau đó, tôi tổ-chức một cuộc hội thảo khác mời ông Mai-viết-Triết giải-thích về quan-điểm và lập-trường của ông. Trong cuộc giải-thích này, ông lúng-túng, ăn nói vụng-về như một người mất b́nh thường và cuối cùng lên tiếng xin lỗi mọi người. Do đó, tôi không viết ǵ về buổi sinh-hoạt này v́ viết về một người như thế không những chỉ phí công, mà ngược lại, c̣n làm bẩn h́nh-ảnh, danh-dự của QLVNCH. Nhưng một người viết có tên là Trần-Phong đă viết bài tường-thuật về cuộc hội-thảo này trên một số báo tại Paris và sau đó, bài viết trên được đem lên điện-báo. Nghi-án về tác-giả tập thơ Vô Đề, kẻ viết bài này cũng là người nghiêm-chỉnh đặt vấn-đề một cách rơ ràng nhằm t́m hiểu sự thật, ngay từ khi ông Nguyễn-chí-Thiện vừa đặt chân tới Mỹ. Tất cả những sự việc nói trên có thể đọc được trên báo… nên có thể VT được những người cùng phe cho hay nên ông ấy e-dè và thù ghét tôi chăng?. Ngoài sự dự-đoán trên, tôi không thể t́m ra được một giả-thuyết nào khác.

 

Trong công-cuộc đấu-tranh không khoan-nhượng với CS tại hải-ngoại hiện nay, tôi tâm-niệm rằng ai thương, ai ghét không phải là việc đáng lưu-tâm, mà điều quan-trọng là chúng ta, mỗi người phải làm đúng với lương-tri và lư-tưởng của ḿnh. Tôi âm-thầm t́m hiểu về VT trước khi đương-sự tỏ ư thù ghét tôi. Tôi lưu-ư đến những uẩn-khúc trong nhiều lănh-vực như thân-thế, sự-nghiệp và hành-tung bất thường của ông. Nếu thực sự ông là người chống Cộng th́ tôi sẵn-sàng ủng-hộ ông trong công cuộc đấu-tranh quyết-liệt để đào tận gốc chủ-nghiă bất-lương CS, một chế-độ tàn-ác và bất-nhân nhất trong lịch-sử nhân-loại từ trước tới nay. Lư-do là: Ông là người sống cả đời với CS, đă từng ở ngay trong ḷng chế-độ, và nếu ông thật tâm chống Cộng th́ đây là một nhân-vật có một cái nh́n khá thấu-đáo về cơ-chế CS như ông Trần-chánh-Thành, như Nguyễn-Bé (Cựu cán-bộ VC, hồi-chánh, người được VNCH cử làm CHT trung-tâm huấn-luyện cán-bộ QG Vũng-Tầu) hoặc như Nhà-văn Xuân- Vũ, Huỳnh-Cự và một số người khác nữa. Tôi dè-dặt đối với những người có liên-hệ hoặc có quá-khứ đă hoạt-động cho CS, nhưng không đương nhiên loại bỏ, nếu có bằng chứng hoặc những chỉ-dấu thể-hiện sự phản-tỉnh của họ. Tôi quan niệm rằng: Mọi sự phí-phạm nhân-lực trong “nỗ-lực đấu-tranh không cân-xứng” giữa QG và CS hiện nay là điều đáng tiếc v́ thực-tế là từ ít lâu nay, hàng-ngũ chống Cộng của chúng ta ngày càng rời-rạc v́ một số người có vai-vế, địa-vị trước kia hay các tổ chức, đảng đoàn cũ, mới trở cờ chạy theo kẻ thù ngày càng đông khiến niềm tin của quần-chúng ngày càng lung-lay, chán-nản. Do đó, việc phân-biệt “bạn, thù” là công-tác quan-trọng hơn lúc nào hết, nhất là đối với những người đến từ phía đối-nghịch.

 

Vấn-đề cần lưu-ư là chúng ta phải t́m hiểu v́ lư-do ǵ mà những người ấy tỏ ư xa rời CS: Họ bị thất-sủng hay không được CS ưu-đăi như mong ước của họ? Họ tỏ ra tử-tế khi c̣n tại chức hay lúc đă về hưu?  Hoặc họ sắp chết như Lê-hiếu-Đằng… nhằm tạo niềm tin hăo-huyền để ru-ngủ quần-chúng về tầng lớp người CS phản-tỉnh chẳng hạn! Gần đây, qua Inernet, người ta thỉnh-thoảng vẫn nghe được những lời tuyên-bố nhân-nghĩa của các Cựu Thủ-Tướng, Cựu Tổng Bí-Thư Đảng, Cựu Tướng VC… Cũng có thể, theo chiều-hướng ấy, một số cán-bộ trung-cấp đă hoặc sẽ được gài vào hàng-ngũ ta như một điệp-viên sống trong ḷng địch?. Để làm được việc t́m hiểu đó, chúng ta phải dẹp bỏ tối đa mọi thứ cảm-tính, đặt nhẹ những ǵ đương-sự nói ra hoặc tự khai, mà t́m biết những ǵ mà người ta cố-t́nh giấu kín. Câu hỏi cần nêu ra là: Nếu các người được gọi là CS phản-tỉnh hay hồi-chánh ấy được bầu vào chức-vụ cao nhất trong cơ-chế CS, họ có thức-tỉnh không? Họ có tử-tế hơn những kẻ đang nắm quyền hiện nay hay không và có nói những lời nhân-nghĩa như sau khi họ đă bị hất ra khỏi địa-vị quyền-lực hay không?.

 

Sau 30/4/1975, trong hàng-ngũ người Việt tỵ-nạn CS tại hải-ngoại đă phát-sinh ra một hiện-tượng kỳ-lạ, nhưng lại có tính-cách đồng-loạt là một số khá đông và nhất là những người được gọi là nhân-sĩ khi nghe tin một tên CS lớn hoặc nhỏ nào đó tuyên-bố một vài câu ngụ-ư bất-măn hay phản-đối những ǵ đang xảy ra ở trong nước dưới sự cai trị của VC th́ người ta cho đó là một điều kỳ-thú. Họ vội-vàng, nhưng lén-lút gặp-gỡ, xum-xoe và trân-trọng như một của quư. Nhóm sinh-viên được VNCH gửi đi du-học tại Pháp, Đức… nhưng sau đó theo VC và rồi sau 1975, v́ cha mẹ bị VC đánh tư-sản nên bất-măn cũng được các vị tai mắt phe Quốc-gia xúm vào ve-vuốt, nhưng có tên nào theo các ông và hồi-chánh đâu?. Những năm cuối thập-niên 70 của thế-kỷ trước, khi Trương-như-Tảng, Cựu Bộ Trưởng Tư-Pháp của cái gọi là Chính-Phủ Cách-Mạng Lâm-Thời Miền Nam VN từ Tầu chạy qua Paris, một số nhân-sĩ đấu-tranh và cả tu-sĩ cũng một thời o-bế, tâng-bốc y, mất cả tư-cách và ô-danh nên các ông đă phải mai danh, ẩn-tích!. Hiện nay tại hải-ngoại nói chung, nhiều người, nhiều tổ-chức vẫn c̣n trân-trọng những tên c̣-mồi loại ấy và điển h́nh là “bất cứ cái ǵ VC thải ra, dù thật hay giả, người ta cũng vội-vàng ôm-ấp”!!!.

 

Riêng về nhà báo Việt Thường, xuyên qua những điều tiết-lộ và tự khai của ông, chúng ta thấy những điểm bất thường ǵ?. Trong lănh-vực chuyên môn của ḿnh, tôi có thể đoan chắc với mọi người rằng: Trong cơ-chế CS, việc dùng người trong 3 công-tác tuyên-truyền, văn-hoá và giáo-dục không thể lọt vào tay những thành phần không phải là “cốt cán”của chế-độ. Đó là một nguyên-lư bất di, bất dịch của CS v́ đó là 3 nỗ-lực nhằm hướng-dẫn và ru ngủ con người qua chủ-trương hận-thù giai-cấp, tin-tưởng tuyệt-đối vào thiên-đường hoang-tưởng CS. Gia-thế của VT, theo lời tự-bạch của ông: Cha ông, ít nhất cũng sinh vào đầu thế-kỷ trước, đậu bằng kỹ-sư cầu-cống, từ chối làm việc cho chính quyền bảo hộ của thực dân Pháp th́ dân Hànội thuộc lớp người lớn tuổi hẳn có người nghe nói đến tên ông, nhưng tiếc rằng VT không cho biết ông ấy tên ǵ, tốt nghiệp ở đâu bởi trường kỹ-sư công-chánh Pháp nằm ở Quận 6, Paris nên người ta rất dễ-dàng kiểm-chứng. Tuy nhiên điều đó không quan-trọng, người ta muốn biết chỉ để đánh giá mức-độ thật, giả trong những ǵ VT nói ra mà thôi. Thêm vào đó, gia-đ́nh VT dưới thời Pháp-thuộc có nhiều nhà, villa cho thuê ở Hànội và  sống bằng lợi-tức ấy. Nói tóm lại, VT là con của một gia đ́nh bị VC xếp vào loại “trí-thức, đại phú và phải bị truy-diệt” ; thế nhưng, sau một thời gian bị bắt đi cuốc đất làm đường, làm phu khuân vác và nhờ có tŕnh-độ văn-hoá, cũng như nhờ biết chút ít về tử-vi mà đương-sự từ từ lấy được ḷng tin của công-nhân và cán-bộ… nên đă trở thành nhà báo mà không qua một khoá “huấn luyện chính-quy” như bất cứ cán-bộ văn hoá, tuyên-truyền nào khác!. Những quyết-định phá-lệ như vậy chỉ có HCM mới có quyền, ngay cả Trường-Chinh, Lê-Duẩn… cũng không bao giờ dám chạm tới, bởi đó là nguyên-lư của Đảng, nhất là chuyện đó xảy ra ngay sau thời “rèn cán, chỉnh quân” rất ác-liệt ở Miền Bắc. Không những thế, VT c̣n được tin dùng và gần gũi Hồ-chí-Minh tới độ được ra vào tự-do, được đọc cả tập hồ-sơ về gia-đ́nh và cá-nhân của Cố Tổng-Thống Ngô-đ́nh-Diệm trên bàn của HCM để viết trong cuốn “Chuyện Thâm Cung Dưới Triều-Đại HCM” ở trang 47 rằng ông Ngô-đ́nh-Diệm nghiện món chim bồ câu nhồi yến và có tư-chất như một tù-trưởng bộ-lạc!. Ngoài ra, VT c̣n thấy sau khi nghe Việt-Phương, Vụ Trưởng Vụ-Tổng-Hợp kiêm thư-kư riêng của Phạm-văn-Đồng tŕnh bày về việc TT Ngô-đ́nh-Diệm cải-tổ chính-phủ và loại bỏ ông Nguyễn-văn-Thoại, “HCM vỗ đùi đen đét, ngửa mặt lên trời cười ba tiếng như Lưu-Bang nghe tin Hạng-Vơ đuổi Phạm-Tăng không dùng nữa...” Việc VT được VC tin dùng tới độ có mặt ngay trong văn-pḥng của HCM vào những lúc quan-trọng và riêng-tư như thế là chuyện không thể có được, so với lư-lịch và vai-tṛ cũng như công-tác của đương-sự trong thời điểm ấy.  Để cùng suy-nghĩ và cùng t́m hiểu về quá-khứ và công-tác của VT trước 1975, mời mọi người đọc thêm các nguồn tin khác viết về VT như tác-giả Thằng Hèn Tô-Hải và Hoàng-thị-sim-Tím (mà VT đoan chắc là Vũ-thư-Hiên) trên các diễn-đàn Internet v́ cả hai tác-giả này lúc ấy đều sống tại Hànội nên có thể biết rơ vai-tṛ và sinh-hoạt của VT trong giai-đoạn đó một cách chi-tiết hơn.

 

VC truy-xét lư-lịch của mọi người tới ba đời th́ chúng không thể chấp-nhận cho VT lọt vào được ngành báo-chí (dù chỉ giữ công việc tống đạt thư-văn) là con tim và bộ óc của chế-độ. Vậy lư-lịch tự khai của VT hoặc là không đúng, hoặc các chi-tiết trong các tác-phẩm của VT là chuyện phóng-tác nhằm bôi bẩn vị lănh-đạo VNCH. Dù mọi việc hiển-nhiên và vô-lư đến độ khó tin như thế, nhưng một số người vẫn cố-ư nghe theo.

 

Không những thế, ngay sau 30/4/1975, VT được gửi vào Sàigon để quan-sát, nghiên-cứu hầu đưa ra các nhận-định về VNCH. Điều đó có nghĩa là VC không tin-tưởng vào những tay sừng-sỏ trong ngành điệp-báo của họ nằm trong các cơ-quan đầu năo của VNCH và trong mọi ngành-nghề khác suốt mấy chục năm và… nghi-ngờ cả những báo-cáo của Trung-Ương Cục CS Miền Nam trong suốt cuộc chiến xâm-lược của chúng, nên chúng phải gửi VT vào Sàig̣n để nhận định thêm. “Điều này chỉ đúng nếu VT là Cố-Vấn Tối-Cao của Bộ-Chính-Trị/TƯĐCSVN”. Cách đây không lâu, nhà báo VT lại gợi ư cho những người ở ngoài đảng CS tham-gia ứng-cử vào Quốc-Hội VC lại càng khiến cho nhiều người ngỡ-ngàng và thắc-mắc thêm. Gần 70 năm trước, HCM đă tặng không cho phe Quốc-Gia 70 ghế trong Quốc-Hội Bù Nh́n của chúng, nhưng chúng đă hành-sử thế nào và kết-quả ra sao hẳn mọi người đă biết. Ngày đó, khi mới cướp được chính-quyền, chúng chưa hoàn-chỉnh được cơ-cấu khủng-bố và kiểm-soát mà phe QG đă khốn-đốn như thế, th́ bây giờ mọi cơ-chế đă được tổ-chức cả trăm lần chặt-chẽ hơn th́ năm, bẩy dân-biểu độc-lập c̣ mồi sẽ làm được ǵ, nếu không phải là để chứng-minh với công-luận thế-giới rằng CSVN đă tiến-bộ và chấp-nhận dân-chủ?.

 

Có lẽ, nhằm gây xung-đột giữa những người cầm bút đấu-tranh chống Cộng và khích-động tự-ái cá-nhân, nhà báo VT nói với Nam-Nhân Nguyễn-đức-Chung rằng Thế-Huy đang “ngồi chồm chỗm” trên Hồn Việt UK online và nhóm tay chân của VT đưa lên diễn-đàn tin Thế-Huy chỉ đạo Tin Paris của ông Hứa-vạng-Thọ. Nhân bài viết này, tôi minh-xác với mọi người  rằng tôi là một cây bút độc-lập, không thuộc phe nhóm nào, không nằm trong bất cứ khuynh-hướng nào, không chỉ-đạo và cũng không có ảnh-hưởng nào trên hai tờ điện-báo Hồn-Việt và Tin Paris cả. Tôi và hai người trách-nhiệm hai tờ điện-báo trên chỉ là sự quen biết, thân-hữu. Thế thôi!. Bài tôi viết, ai thích th́ đăng, không riêng ǵ hai tờ điện báo nói trên mà đối với bất cứ cơ-quan truyền thông nào cũng vậy.

 

Cách đây hơn hai năm, nhân dịp tôi đi Mỹ, ông Nguyễn-đức-Chung nhờ tôi ghé toà-soạn nguyệt-san Chiến-Sĩ Cộng-Hoà ở Little Sàigon trao cho bà Hoàng-dược-Thảo một số tiền bán báo CSCH mà ông Chung là đại-diện phát-hành tại Anh Quốc. Nhân dịp này, ông NĐC cho hay rằng trước đây ông làm đại-diện cho tờ báo này “theo lời yêu-cầu của VT v́ VT là người gợi ư cho bà HDT và là đồng sáng-lập-viên tờ báo”. Điều đó chứng tỏ rằng VT rất tha-thiết với QLVNCH, nhưng ngược lại, ông không bao giờ có mặt trước đám đông trong các cuộc biểu-t́nh chống Cộng và nhất là né-tránh các sinh-hoạt của cựu quân nhân VNCH tại Anh Quốc v́ “lư-do sức khoẻ”. Tuy nhiên, ông vẫn khoe với ông Chung rằng ông thường xuyên sang Hoa-Kỳ và có cả giấy tờ ở Mỹ. Sức-khoẻ của ông có thể chịu đựng được những chuyến bay xuyên Đại-tây-Dương, nhưng không cho phép ông tham-dự các cuộc biểu-t́nh tại địa-phương và né-tránh những sinh-hoạt của quân-nhân VNCH ngay tại nơi ông cư-trú?. Do đó, việc ông gợi ư để đưa đến sự ra đời của Nguyệt-San CSCH nhằm mục-đích ǵ? Có phải nhằm gây ảnh-hưởng đối với những người vẫn c̣n căm-hận CS và đề-cao QLVNCH là lực-lượng đối-trọng duy-nhất đối với CSVN để lấy ḷng, tạo niềm tin rồi ru-ngủ đối-tượng để từ từ dẫn-dắt thành-phần c̣n căm-hận VC này vào con đường “chệch hướng”?.

 

Trong lănh-vực điệp-báo, HCM đă dùng bàn tay của Pháp để triệt-hạ Phan-bội-Châu, Tướng Nguyễn-B́nh và thanh-toán ngay cả những đồng-chí cận ruột nhất của ḿnh như Hà-huy-Tập, Lê-hồng-Phong, Nguyễn-thị-Minh-Khai, Dương-bạch-Mai, Nguyễn-chí-Thanh… v́ e-ngại những người này có thể sẽ trở thành đối-thủ hoặc không c̣n đắc-dụng nữa. Sau ngày 30/4/75, bao nhiêu tướng-lănh VC đă bị VC đầu-độc, bị ám-sát?. Những người mà VT xếp vào thành-phần “những tên đặc-công đỏ” sau khi gây được một số ảnh-hưởng ở một mức-độ nào đó và không thể phát-triển thêm được th́ VC dùng một con bài khác triệt-hạ các con bài không c̣n tác-dụng này hầu lôi-kéo sự yểm-trợ của khối người Việt c̣n sót lại. Phải chăng đây là kế-hoạch “lọt nia th́ cũng xuống sàng” nhằm nắm gọn khối người Việt c̣n ít nhiều ư-hướng chống Cộng của chúng ta? Sở dĩ, giả-thuyết này được đặt ra v́ VT và những người cùng phe-cánh t́m mọi cách để triệt-hạ những người c̣n ít nhiều uy-tín trong nỗ-lực chống VC hiện nay. Trong các tác-phẩm trước kia? VT viết về Cố Tổng-Thống Ngô-đ́nh-Diệm với một thái-độ mạt-sát như đă được trích-dẫn ở trên, nhưng mấy năm gần đây, khi phong-trào vinh-danh TT Ngô-đ́nh-Diệm bộc-phát, VT chợt đổi chiều, tích-cực tham-gia và bào chữa rằng đương-sự viết những điều không hay về TT Ngô-đ́nh-Diệm v́ dựa vào những tài-liệu, sách vở của các tác-giả sống ở Miền Nam trước năm 1975. Đó là sách vở và tài-liệu nào? Do ai viết, ở trang nào và phát-hành ở đâu? Sự thay đổi 180 độ của VT trong một thời-gian ngắn như thế có phải là h́nh ảnh của con tắc kè đổi mầu hay là bản-chất của kẻ “nói có thành không và nói không thành có” như Nam-Nhân Nguyễn-đức-Chung đă tiết-lộ chăng?.

 

Tôi viết bài này để nêu ra một số vấn-đề để chúng ta cùng suy-nghĩ về một nhân-vật đang gây nhiều sóng gió, để mọi người cùng góp ư và bổ-sung bằng một thái-độ nghiêm-chỉnh trong nỗ-lực t́m hiểu để mỗi người tự rút ra một kết-luận đúng nhất cho chính ḿnh về VT và chịu trách-nhiệm về quyết-định ấy. Phương châm của tôi là không áp-đặt quan-điểm của ḿnh cho bất cứ ai mà tạo điều-kiện để mỗi người hiểu vấn-đề khiến họ tự ḿnh chuyển-hướng... Điều quan-trọng hơn cả là tôi muốn cung-cấp cho mọi người những sự-kiện, những lư-luận, những chi-tiết mà ḿnh biết được để mọi người có thêm yếu-tố hầu tự t́m ra kết-luận cần-thiết và đúng nhất về đương-sự. Thí-dụ: T́nh-cờ tôi nh́n thấy một người giữa đêm khuya lén-lút đào đường rồi sau đó lấp đất lại, nhưng v́ đứng xa tôi không biết rơ họ thật sự làm ǵ? Tôi phải có thái-độ nào? Im lặng hoàn-toàn v́ đó không phải là chuyện hay trách-nhiệm của tôi, và nếu có người, v́ thế mà chết hoặc bị thương th́ cũng chẳng ai biết để trách-cứ tôi!  Hay tôi phải tức-tốc báo cho nhà chức-trách để người ta t́m xem có phải kẻ gian gài ḿn hoặc chôn giấu vật ǵ ở đó?. Tôi muốn nói đến tinh-thần trách-nhiệm tự-nguyện của mỗi người trong cuộc chiến-đấu chung, dù chúng ta hiểu rằng sự cảnh-giác mọi người như thế, có thể gây phiền-phức hoặc tai-họa cho chính ḿnh... Việc tin hay không là quyền của mỗi người, nhưng tôi phải báo-động v́ lương-tâm tôi bắt tôi phải làm như thế!.

 

Trong công-cuộc chống Cộng rất phức-tạp và rất dễ xung-đột hiện nay, chúng ta phải hiểu rằng chúng ta không thể t́m được những người hoàn toàn đồng-ư, tâm-đắc với ḿnh trong hàng chục, hàng trăm vấn-đề hoặc lănh-vực khác nhau. Chúng ta chấp-nhận sự khác biệt như trong toán-học, chúng ta không đ̣i hỏi hai h́nh-thể bằng nhau hoặc chồng khít lên nhau, mà t́m sự đồng-dạng của chúng. Chúng ta chấp-nhận sự khác biệt của các tổ-chức, các cá-nhân và tôn-trọng tự-do cũng như phương-thức hành-động của mỗi người miễn là không đối-nghịch về lập-trường và những quan-điểm cốt-lơi. Tuy nhiên, một số người lợi-dụng cái gọi là phương-thức hành-động để đi đôi với VC và bào chữa rằng “có vào hang cọp mới bắt được cọp”. Đó là một lối ngụy-biện của những kẻ kém thông-minh và ấu-trĩ bởi người ta cố-t́nh bỏ quên sự thật về tương-quan lực-lượng và thủ-đoạn chính-trị giữa ta và địch. Gửi một kẻ bất tài, vô tướng, không được rèn luyện hoặc bị bại-xuội, què-quặt vào hang để hy-vọng bắt được cọp th́ thực chất chỉ là tiếp-tế thức ăn để cứu con cọp cho nó đỡ đói sau nhiều ngày thiếu mồi v́ bị vây hăm!!!.

 

Chính-trị là một sinh-hoạt rất-phức-tạp, trong đó mọi thứ đ̣n-phép, mọi thủ-đoạn đều được mỗi bên tận-t́nh khai-thác. Trong công-cuộc đấu tranh rất chênh-lệch về phương-tiện và về đ̣n-phép giữa chúng ta và VC hiện nay, hơn lúc nào hết, chúng ta phải để tâm t́m hiểu những người mà chúng ta liên-hệ và hợp-tác bởi dấn-thân vào cuộc đấu-tranh chống Cộng là mặc-nhiên chúng ta đi vào một lănh-vực mà đồng-minh cũng như kẻ thù sẽ tận-dụng mọi cơ-hội để lừa-đảo chúng ta, nhất là trong hoàn-cảnh vàng thau lẫn-lộn này. Chúng ta không phải là chính-trị-gia bởi chúng ta không nhắm tới danh-lợi hay một vai-tṛ nào đó trong tương-lai v́ đây là một cuộc đấu-tranh lâu dài chắc chắn chỉ kết-thúc khi tất cả chúng ta đă nằm xuống. Chúng ta đấu-tranh v́ hạnh-phúc của con cháu chúng ta, cho tương-lai của Đất Nước và cho sự hưng-vong của Ḍng Giống. Dù dấn-thân v́ bất cứ lư-do ǵ, chúng ta cũng phải mặc-nhiên đối mặt với những cạm-bẫy giăng ra từ mọi phía nên đă đi vào môi-trường đấu-tranh, chúng ta phải có viễn-kiến chính-trị, phải đưa ra những giả-thuyết, dự-trù các phản-ứng cần-thiết trong mọi t́nh-huống có thể xảy ra và trau-dồi khả-năng ứng-xử trong các đột-biến của t́nh-thế. Trong Mặt-Trận Việt-Minh trước đây, sự thiếu sâu-sắc và kém nhậy bén về phương-diện đánh-giá con người và về thủ-đoạn chính-trị của các ông Nguyễn-hải-Thần, Vũ-hồng-Khanh, Nguyễn-tường-Tam… đă khiến Hồ-chí-Minh nắm được thế thượng-phong để sau đó, y thanh-toán các đảng-phái Quốc-gia và di-hoạ cho Dân-Tộc suốt 70 năm qua và chưa biết đến bao giờ mới chấm dứt.

 

Trong nỗ-lực đấu-tranh chính-trị, sự hăng-say và ḷng yêu nước là những viên ngọc quư, nhưng chưa đủ nếu người ta thiếu sự nhậy bén trong việc đánh-giá về con người và không biết ứng-xử trong những đột-biến không ai có thể biết hoặc dự-trù trước được.  

 

 

TIN GIỜ CHÓT:

 

Khi viết đến những ḍng này, tôi nhận được điện thư của nhiều nơi gửi đến cho hay một số người liên-hệ ít nhiều tới việc t́m hiểu về nhà báo Việt-Thường đưa ra sáng-kiến tổ-chức một cuộc tranh-luận bằng giấy bút hoặc bằng đối luận trực-tiếp được quay vidéo giữa Việt-Thường và một số người đă một thời quen biết hay đă từng hoạt-động chung với đương-sự tại Anh Quốc để làm sáng tỏ những vấn-nạn cũng như những thắc-mắc về nhà báo này.

 

Bởi vậy, chúng tôi xin chấm dứt bài viết này ở đây để dành sự bất ngờ và hứng-thú cho mọi người theo dơi sinh hoạt nói trên.  Chúng tôi hy-vọng rằng sự thật sẽ được sáng tỏ và chúng ta sẽ bước sang một khúc quanh mới tốt đẹp và hoà-nhă hơn./.

   

THẾ - HUY.

Paris, 31/08/2014.

 

 

 

http://www.chinhnghia.com/

http://www.kimau.com

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/forum/

http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments:


 

 

NT Kiên, Kim Âu, Ross Perot Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan, NT Sám